LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời gian gần đây rất nhiều nước thành công và phát triển trong lĩnh vực du lịch.
Trong đó quan trọng nhất là dịch vụ du lịch sinh thái, đây là vấn đề không những chỉ tồn
tại như một khái niệm mà còn là một đề tài đáng để suy ngẫm. Tuy vậy một vài nơi nó
xuất hiện không thường xuyên và khá yếu ớt, ít được chú ý tới. Song ở nhiều nơi khác
trên thế giới vấn đề phát triển du lịch sinh thái lại rất được Chính phủ quan tâm, thường
xuất hiện trên các bản tin chính hay các quảng cáo thương mại công cộng nhằm thu hút
mọi người.
Việt Nam là đất nước có nhiều tiềm năng về nguồn lực du lịch cả về tự nhiên lẫn
nhân văn. Khách nước ngoài đến Việt Nam đều đánh giá cao vẻ đẹp đất nước ta. Hàng
loạt các địa danh có thể sử dụng phục vụ khách du lịch, bên cạnh đó nhiều điểm vẫn còn
chưa được khai thác. Thật khó mà liệt kê hết tất cả những điểm có sức thu hút khách.
Cùng với sự phát triển của du lịch nói chung, trong những năm gần đây du lịch sinh
thái Việt Nam cũng phát triển nhanh chóng. Bên cạnh những tiềm năng và triển vọng, sự
phát triển của du lịch sinh thái ở Việt Nam cũng đang đứng trước những thách thức to
lớn. Đặc biệt là các tỉnh miền Tây Nam Bộ hay đổng bằng sông Cửu Long có rất nhiều
điều kiện thuận lợi về tự nhiên, con người để xây dựng các địa điểm du lịch sinh thái đặc
biệt là du lịch miệt vườn thu hút các du khách gần xa biết được nhiều hơn về các vùng
thiên nhiên,con người miền quê Việt Nam.
Chính vì vậy nhóm chúng em với mong muốn được tìm hiểu thêm nhiều kiến thức cả
về kinh tế, chính trị, xã hội tạo ra giá trị lợi nhuận và tạo ra các giá trị xã hội cao hơn
đồng thời bảo vệ được môi trường sinh thái tự nhiên cũng như đầu tư phát triển du lịch
quảng bá cho nước nhà đã quyết định thực hiện dự án:
“DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI - MIỆT VƯỜN TẠI TỈNH TIỀN GIANG”
DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI- MIỆT VƯỜN TẠI TỈNH TIỀN GIANG
I. DU LỊCH SINH THÁI.
1. Khái niệm:
- Theo Hiệp hội Du lịch Sinh Thái: "Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm tại các
điểm tự nhiên, kết hợp với bảo vệ môi trường và cải thiện phúc lợi của người dân địa
phương" (Lindberg và Hawkins, 1993).
- Theo Tổ chức bảo vệ thiên nhiên thế giới (IUCN) đưa ra định nghĩa này cụ thể hơn
cho rằng "Du lịch sinh thái là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các
điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hoá đó
tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn
chế những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra, và tạo ra ích lợi cho những
người dân địa phương tham gia tích cực" (Ceballos-Lascuráin, 1996).
2. Những yêu cầu cơ bản.
- Yêu cầu đầu tiên: Để có thể tổ chức được du lịch sinh thái cũng như du lịch miệt
vườn là sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao.
Sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu và động
thực vật, bao gồm: sinh thái tự nhiên (natural ecology), sinh thái động vật (animal
ecology), sinh thái thực vật (plant ecology), sinh thái nông nghiệp (agri-cultural ecology),
sinh thái khí hậu (ecoclimate) và sinh thái nhân văn (human ecology).
Như vậy có thể nói du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên
(natural - based tourism) (gọi tắt là du lịch thiên nhiên), chỉ có thể tồn tại và phát triển ở
những nơi có các hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh thái cao nói riêng và tính đa
dạng sinh học cao nói chung, phát triển ở các khu bảo tồn thiên nhiên, những khu rừng đa
dạng và ở các vùng nông thôn, miền quê sông nước tự nhiên như các tỉnh miền Tây Nam
Bộ hoặc các trang trại điển hình.
- Yêu cầu thứ hai: Có liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái ở 2
điểm:
Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao được sự hiểu biết cho khách du lịch sinh thái,
người hướng dẫn ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt còn phải là người am hiểu cac đặc
điểm sinh thái tự nhiên và văn hoá cộng đồng địa phương. Ngoài ra điều cần thiết
phải cộng tác với người dân địa phương để có được những hiểu biết tốt nhất, lúc đó
người hướng dẫn viên chỉ đóng vai trò là một người phiên dịch giỏi cho những du
khác nước ngoài.
Hoạt động du lịch sinh thái đòi hỏi phải có được người điều hành có nguyên tắc.
Các nhà điều hành du lịch truyền thống thường chỉ quan tâm đến lợi nhuận và không
có cam kết gì đối với việc bảo tồn hoặc quản lý quang cảnh tự nhiên, giá trị xã hội.
Ngược lại, các nhà điều hành du lịch sinh thái phải có được sự cộng tác với các nhà
quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương nhằm mục đích đóng
góp vào việc bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và khung cảnh, văn hoá khu
vực, cải thiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương và
du khách.
- Yêu cầu thứ ba: Nhằm hạn chế tới mức tối đa các tác động có thể của hoạt động du
lịch sinh thái đến tự nhiên và môi trường, theo đó du lịch sinh thái cần được tổ chức với
sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa”. Khái niệm “ sức chứa” được hiểu từ bốn
khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý và xã hội. Tất cả những khía cạnh này có liên quan tới
lượng khách đến một địa điểm vào cùng một thời điểm. Đứng trên góc độ vật lý, sức
chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa khách du lịch mà khu vực có thể tiếp nhận. Điều
này liên quan đến những tiêu chuẩn về không gian đối với mỗi du khách cũng như nhu
cầu sinh hoạt của họ. Đứng ở góc độ xã hội, sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà
tại đó bắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của các hoạt động du lịch đến đời sống
văn hoá-xã hội, kinh tế-xã hội của khu vực. Cuộc sống bình thường của cộng đồng địa
phương có cảm giác bị phá vỡ, xâm nhập. Đứng ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là
lượng khách tối đa mà khu du lịch có khả năng phục vụ. Nếu lượng khách vượt quá giói
hạn này thì năng lực quản lý ( lực lượng nhân viên, trình độ và phương tiện quản lý )
của khu du lịch sẽ không đáp ứng được yêu cầu của khách, làm mất khả năng quản lý và
kiểm soát hoạt động của khách, kết quả là sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường và xã hội.
- Yêu cầu thứ tư: Là thoả mãn nhu cầu nâng cao kiến thức và hiểu biết của khách du
lịch. Việc thoả mãn mong muốn này của khách du lịch sinh thái về những kinh nghiệm,
hiểu biết mới đối với tự nhiên, văn hoá bản địa thường là rất khó khăn, song lại là yêu
cầu cần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của ngành du lịch sinh thái. Vì vậy, những dịch vụ
để làm hài lòng du khách có vị trí quan trọng chỉ đứng sau công tác bảo tồn những gì mà
họ quan tâm.
3. Nguyên t c c b n.ắ ơ ả
- Phải phù hợp với những nguyên tắc tích cực về môi trường, tăng cường và khuyến
khích trách nhiêm đạo đức đối với môi trường tự nhiên.
- Không được làm tổn hại đến tài nguyên, môi trường, những nguyên tắc về môi
trường không những chỉ áp dụng cho những nguồn tài nguyên bên ngoài (tự nhiên và văn
hoá) nhằm thu hút khách mà còn bên trong của nó.
- Tập trung vào các giá trị bên trong hơn là các giá trị bên ngoài và thúc đẩy sự công
nhận các giá trị này .
- Các nguyên tắc về môi trường và sinh thái cần phải đặt lên hàng đầu do đó mỗi người
khách du lịch sinh thái sẽ phải chấp nhận tự nhiên theo đúng nghĩa của nó và chấp nhận
sự hạn chế của nó hơn là làm biến đổi môi trường cho sự thuận tiện cá nhân.
- Phải đảm bảo lợi ích lâu dài đối với tài nguyên, đối với địa phương và đối với ngành
(lợi ích về bảo tồn hoặc lợi ích về kinh tế, văn hoá, xã hội hay khoa học).
- Phải đưa ra những kinh nghiệm đầu tay khi tiếp xúc với môi trường tự nhiên, đó là
những kinh nghiệm được hoà đồng làm tăng sự hiểu biết hơn là đi tìm cái lạ cảm giác
mạnh hay mục đích tăng cường thể trạng cơ thể.
- Cần có sự đào tạo và phối hợp đối với tất cả các ban nghành chức năng: địa phương,
chính quyền, tổ chức đoàn thể, hãng lữ hành và các khách du lịch (trước, trong và sau
chuyến đi).
4. Các đặc điểm thiên nhiên miền tây thuận lợi.
Đối với Việt Nam, du lịch sinh thái được xem là một loại hình du lịch đặc thù, có
tiềm năng và được ưu tiên phát triển trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam khi
bước vào thế kỉ XXI.
Các loại hình của du lịch sinh thái mà du lịch Việt Nam đã và đang khai thác:
- Du lịch sông nước, miệt vườn.
- Du lịch sinh thái chữa bệnh.
- Du lịch văn hóa nghỉ dưỡng.
- Du lịch sinh thái vùng núi, vùng biển.
- Du lịch sinh thái khám phá vùng cao.
Trong đó du lịch sinh thái miệt vườn là hình thức du lịch có tiềm năng và có khả năng
khai thác tận dụng tối đa thuận lợi của các tỉnh miền Tây.
Du lịch miệt vườn hay homestays là cách du lịch thực tế và trải nghiệm cuộc sống,
trải nghiệm chính mình trên mảnh đất quê hương thanh bình, trực tiếp nghỉ và trải
nghiệm tại nhà dân, xem cách họ sinh hoạt hằng ngày, được đi thuyền trên sông, ăn trái
cây tại vườn, câu cá, thưởng thức những điều dân gian giản dị ở đây
Du lịch sinh thái homestay gắn liền với sự phát triển của cộng động địa phương, cộng
đồng cùng nhau tham gia hoạt động du lịch, vừa sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, nền
văn hóa bản địa nhưng luôn chú ý bảo vệ môi trường sinh thái, gìn giữ nền văn hóa địa
phương mình không bị đồng hóa với những nền văn minh khác, như vậy du lịch sinh thái
mới có thể phát triển bền vững được.
Trách nhiệm của khách du lịch homestay cũng chính là trách nhiệm của khách du lịch
sinh thái, chính vì khách có những hiểu biết và quan tâm đến môi trường tự nhiên nên
tham gia cùng ăn ở, sinh hoạt với người dân địa phương, vì vậy họ không đòi hỏi quá cao
trong ăn uống, ngủ nghỉ, họ cần một không gian thật gần với tự nhiên.
II. TÓM TẮT DỰ ÁN.
- Tên dự án: ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI- MIỆT VƯỜN TẠI
TỈNH TIỀN GIANG
- Đơn vị lập dự án: Nhóm SaigonFire, lớp D11CQQT01, trường Học Viện Công
Nghệ Bưu Chính Viễn Thông thành phố Hồ Chí Minh. - số 97 Man Thiện, Phường Hiệp
Phú, Q.9, TP.HCM.
- Đặc điểm đầu tư: Loại hình du lịch sinh thái miệt vườn sông nước.
- Địa điểm: Tỉnh Tiền Giang.
- Mục tiêu, nhiêm vụ chủ yếu: Mang lại lợi nhuận cho công ty, giá trị kinh tế xã hội
cao, tạo ý thức bảo vệ thiên nhiên tươi đẹp.
Phát triển khu vực,tạo giá trị kinh tế cho các tỉnh, thu hút khách du lịch trong và
ngoài nước.
Giúp người dân khu vực nâng cao đời sống, kết nối các khu vực.
Thỏa mãn tối đa nhu cầu khách du lịch,đáp ứng đúng tính chất của du lịch sinh thái.
Bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên miền quê phát triển nhưng không mất vẻ
tự nhiên vốn có.
- Dịch vụ chủ yếu:
Nghỉ tại nhà người dân khu vực, xem cách người dân làm việc hằng ngày.
Được ăn thử trái cây tại các vườn tự trồng ở nhà dân và được mua với giá ưu đãi.
Được đi thuyền trên sông tham quan chợ nổi miền Tây, được câu cá, tôm, cua, thư
giãn và thưởng thức các món ăn dân dã cho chính mình làm hoặc người dân làm.
Được tham quan những khu rừng tự nhiên xung quanh, khám phá những khung cảnh
hoang sơ chưa được khai phá
Được nghe các làn điệu dân ca, cải lương đậm chất quê hương Việt Nam
- Công suất thực hiện: 85-95%.
- Hiệu suất thực hiện: 65-80% .
- Nguồn nguyên liệu: Sử dụng tối đa nguyên liệu sẵn có từ thiên nhiên, nguồn nhân
lực điều động.
- Hình thức đầu tư: Góp vốn của các thành viên , kêu gọi thêm các nhà đầu tư vừa và
nhỏ hỗ trợ, vay ngân hàng.
- Giải pháp thực hiện dự án:
Tất cả từ những thứ người dân đã có sẵn.
Đầu tư bổ sung thêm để hoàn thiện:
Hệ thống xuồng, thuyền mới, những người có kinh nghiệm chèo lái.
Phát triển nhà ở người dân phù hợp, gắn thêm quạt, giường, mở rộng nơi ở.
Xây cầu để thận tiện đi lại giữa các nơi, trang trí khu du lịch phù hợp, thuận lợi.
Nâng cấp hệ thống nhà vệ sinh, trang thiết bị y tế, làm sạch môi trường xung
quanh khu du lịch để tạo cảnh quan đẹp hơn và vệ sinh hơn, chống muỗi, ký sinh.
Hệ thống kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng có kinh nghiệm thực hiện việc thi cộng, có
các hướng dẫn viên du lịch nhiệt tình, giỏi ngoại ngữ, địa lý hoặc có thể nhờ những
người dân trực tiếp làm hướng dẫn và có người hỗ trợ ngoại ngữ.
Trang phục miền tây cho du khách hòa hợp với thiên nhiên, con người ở đây, tạo
trải nghiệm thực hơn
Thuê các chuyên gia nông nghiệp hỗ trợ người dân trồng trọt, nuôi thủy sản có
khoa học để có sản lượng tốt đáp ứng nhu cầu khách du lịch.
Nâng cao ý thức người dân, trình độ giao tiếp, tiếp xúc trực tiếp khách du lịch, tạo
ra mối quan hệ vui vẻ.
Xây dựng các phòng ban quản lí khu du lịch.
- Thời gian bắt đầu và hoàn thành: Bắt đầu từ 30/112013 và hoàn tất đưa vào phục
vụ tháng 1/6/2014.
- Tổng vốn đầu tư và nguồn cung cấp tài chính: 8 tỷ đồng ( chi phí dự trù 6 tỷ).
- Thị trường tiêu thụ:
Khách du lịch trong nước (đặc biệt thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Bình
Dương, Hà Nội )
Khách du lịch nước ngoài.
- Ảnh hưởng của dự án tới nền kinh tế- xã hội nước ta:
Phát triển kinh tế ở các địa phương thực hiện.
Tạo ra công ăn việc làm tốt, nâng cao đời sống người dân khu vực.
Mang lại sự thỏa mãn, hài lòng cho du khách. Làm việc hiệu quả tốt hơn sau một
chuyến du lịch bổ ích.
Mang văn hóa miền Tây giới thiệu khắp nơi trong nước và cả nước ngoài. Cơ hội
giới thiệu và kinh doanh được trái cây, thủy sản trong nước và xuất khẩu cao.
Cơ sở pháp lý thực hiện:
- Luật doanh nghiệp của Việt Nam năm 2005.
- Giấy phép kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cấp.
- Luật đầu tư của Việt Nam số 59 /2005/QH11 ngày 29/11/2005.
- Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
- Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 1/10/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều luật của luật doanh nghiệp năm 2005.
- Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/09/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây
dựng
- Nghị định số 124/2008/NĐ-CP của chính phủ ngày 11/12/2008 hướng dẫn thi hành
một số điều của luật thuế thu nhập nghiệp.
- Thông tư số 130/2008/TT-BTC của bộ tài chính ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành
một số điều của luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hướng dẫn nghị định 124/2008/NĐ-
CP ngày 11/12/2008 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật thuế thu nhập doanh
nghiệp.
- Thông tư 141/2013/TT-BTCvề việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 92/2013/NĐ-
CP ngày 13 tháng 8 năm 2013 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều có
hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị
gia tăng.
- Quyết định 34/2006/QĐ-UBND về việc xác định các địa điểm cấm và khu vực cấm
trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành.
- Quyết định 40/2011/QĐ-UBND phê duyệt đơn giá thuê đất, khung giá thuê mặt nước
trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành.
- Quyết định 40/20 12 /QĐ-UBND ban hành Quy định về khuyến khích, hỗ trợ và ưu
đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành.
- Quyết định 46/2011/QĐ-UBND quy định về giá đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm
2012 do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành.
- Quyết định 48/2011/QĐ-UBND quy định giá tính thuế tài nguyên đối với tài nguyên
thiên nhiên trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành.
III. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG
Tỉnh Tiền Giang là tỉnh vừa ven biển thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, vừa
nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70
km theo quốc lộ 1Avà cách thành phố Cần Thơ 90 km về hướng Bắc. Đất Tiền Giang
được khai phá đồng thời với vùng đất Biên Hoà, Gia Định ở miền Đông. Ngay từ thế kỷ
XVII, vùng đất này đã được nhiều người biết đến với tên gọi Mỹ Tho đại phố, cùng với
Cù lao Phố ở Biên Hòa, Mỹ Tho là một trong hai thương cảng lớn nhất của Nam Bộ bấy
giờ. Năm 1731, vùng đất Mỹ Tho đại phố được đặt làm đạo Trường Đồn, năm 1772 được
đổi thành huyện Kiến An và năm 1802 trở thành trấn Định Tường. Năm 1832, trấn Định
Tường được đổi thành tỉnh Định Tường. Năm 1867, Pháp chia tỉnh Định Tường thành hai
tỉnh Mỹ Tho và Gò Công. Thời Việt Nam Cộng Hoà, tỉnh Mỹ Tho và tỉnh Gò Công thời
Pháp hợp nhất thành tỉnh Định Tường, đồng thời chính quyền Sài Gòn lập thêm tỉnh Gò
Công mới. Sau 30-04-1975, tỉnh Định Tường và tỉnh Gò Công hợp nhất thành tỉnh Tiền
Giang.
Ngày nay, Tiền Giang là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là vùng trọng
điểm sản xuất nông nghiệp của cả nước. Tỉnh có nhiều nông sản có giá trị cao như: lúa
gạo, trái cây, thủy hải sản Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2012 của tỉnh đạt 8239 tỷ
VNĐ (theo Tổng cục Thống kê), đứng thứ 4 ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (sau
các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp). Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 của
tỉnh đạt 7982,6 tỷ VNĐ (theo Tổng cục Thống Kê), đứng thứ 7 ở khu vực Đồng bằng
Sông Cửu Long (sau thành phố Cần Thơ, tỉnh Long An, tỉnh Kiên Giang, tỉnh Đồng
Tháp, tỉnh Cà Mau và tỉnh Sóc Trăng). Là một trong những vùng đất có lịch sử khai phá
lâu đời, Tiền Giang có nhiều lễ hội, di tích lịch sử - văn hoá đặc sắc, tiêu biểu cho lịch sử
hình thành và phát triển của vùng đất Nam Bộ. Chỉ riêng về di tích lịch sử - văn hóa, kiến
trúc, hiện Tiền Giang có 20 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia. Do đó, việc gắn kết du
lịch với văn hoá - quảng bá văn hoá là một tiềm năng cần quan tâm.
1. Đặc điểm tự nhiên.
A) Vị trí địa lý
Tiền Giang là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, có tọa
độ địa lý từ 10
o
12'20'' - 10
o
35'26'' vĩ Bắc và 105
o
49'07'' - 106
o
48'06'' kinh Đông; Bắc giáp
tỉnh Long An; Nam giáp sông Tiền, ngăn cách với tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Bến Tre; Tây
giáp tỉnh Đồng Tháp; Đông Bắc giáp thành phố Hồ Chí Minh còn Đông Nam giáp biển
Đông với chiều dài 32 km.
Lãnh thổ Tiền Giang nằm trải dọc theo bờ Bắc của sông Tiền với chiều dài 120 km,
nằm án ngữ ngay cửa ngõ phía Nam của thành phố Hồ Chí Minh với 3 tuyến đường giao
thông huyết mạch là quốc lộ 1A, quốc lộ 30 và quốc lộ 50. Ngoài ra, tuyến đường thủy
quan trọng từ các tỉnh miền Tây lên thành phố Hồ Chí Minh cũng đi qua kênh Chợ Gạo
nằm trên địa bàn tỉnh này.
Với vị trí như trên, Tiền Giang có nhiều lợi thế trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ
sản phẩm, phát triển sản xuất hàng hoá và giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong
vùng và với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tuy nhiên, vị trí này cũng mang lại nhiều
thách thức cho tỉnh trong việc cạnh tranh, thu hút chất xám, thu hút vốn đầu tư nước
ngoài và phát triển sản xuất công nghiệp.
B) Địa hình
Tỉnh Tiền Giang có địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù sa trung tính, ít chua dọc
sông Tiền, chiếm khoảng 53% diện tích toàn tỉnh, thích hợp cho nhiều loại giống cây
trồng và vật nuôi. Bờ biển dài 32km với hàng ngàn ha bãi bồi ven biển, nhiều lợi thế
trong nuôi trồng các loài thủy hải sản (nghêu, tôm, cua…) và phát triển kinh tế biển.độ
dốc nhỏ hơn 1%, cao từ 0 - 1,6 m so với mặt nước biển, độ cao phổ biến từ 0,8 - 1,1 m.
Nhìn chung, địa hình tỉnh được chia thành các khu vực như sau:
- Khu vực đất cao ven sông Tiền (đê sông tự nhiên): kéo dài từ xã Tân Hưng (huyện
Cái Bè) đến xã Xuân Đông (huyện Chợ Gạo), cao trung bình từ 0,9 - 1,3 m. Riêng, khu
vực Nam quốc lộ 1A từ Hoà Hưng đến thị trấn Cái Bè do hầu hết đã lên vườn nên có cao
trình lên đến 1,6 - 1,8 m.
- Khu vực giới hạn giữa kinh Nguyễn Văn Tiếp và dãy đất cao ven sông Tiền: cao
trung bình từ 0,7 - 1,0 m và có khuynh hướng thấp dần về kinh Nguyễn Văn Tiếp. Trên
khu vực có 2 giồng cát là giồng Cai Lậy (bao gồm Bình Phú, Thanh Hoà, Long Khánh,
thị trấn Cai Lậy, Tân Bình, Nhị Mỹ) và giồng Nhị Quý (kéo dài từ Nhị Quý đến gần
Lonh Định) có độ cao trung bình trên 1,0 m thích hợp với các vườn cây ăn trái. Khu vực
nằm giữa hai giồng này là dãy đất cao ven sông Tiền (bao gồm khu vực Long Tiên, Mỹ
Long, Bàn Long, Bình Trung) có cao trình thấp hơn nên khó tiêu thoát nước.
- Khu vực trũng phía Bắc Đồng Tháp Mười (bao gồm hầu hết huyện Tân Phước): cao
trung bình từ 0,60 - 0,75 m, cá biệt tại xã Tân Lập 1 và Tân Lập 2 có cao trình thấp đến
0,4 - 0,5 m. Đây là khu vực ngập nặng nhất tỉnh vào mùa lũ hằng năm của sông Cửu
Long.
- Khu vực giữa quốc lộ 1A và kênh Chợ Gạo: cao trung bình từ 0,7 - 1,0 m, là vùng
đồng bằng bằng phẳng nằm kẹp giữa giồng Phú Mỹ, Tân Hương, Tân Hiệp (huyện Châu
Thành) ở phía Tây và giồng Bình Phục Nhất, Bình Phan (huyện Chợ Gạo) phía Đông.
- Khu vực Gò Công: có độ cao thấp dần từ 0,8 - 0,4 m, từ phía Đông kênh Chợ Gạo
đến biển Đông; có hai vùng trũng cục bộ tại xã Thạnh Trị, Yên Luông, Bình Tân (huyện
Gò Công Tây) và Tân Điền, Tân Thành (huyện Gò Công Đông). Trên địa bàn có nhiều
giồng cát biển hình cánh cung nổi lên so với xung quanh do tác động của quá trình bồi
lắng phù sa ở cửa sông Soài Rạp và cửa sông Tiền, độ cao phổ biến từ 0,9 - 1,1 m.
C) Khí hậu
Tiền Giang nằm trong vùng khí hậu nội chí tuyến cận xích đạo, gió mùa nóng ẩm.
Nền nhiệt độ trung bình cao và ổn định quanh năm từ 27 - 29
o
C. Chênh lệch nhiệt độ giữa
các tháng không lớn lắm, từ 1 - 4
o
C. Số giờ nắng trung bình từ 2.200 - 2.610 giờ/năm.
Tổng nhiệt độ hoạt động trong năm từ 9.500 - 10.000
o
C, tháng 4 nóng nhất với nhiệt độ
trung bình 28,9
o
C, tháng 12 mát nhất với nhiệt độ trung bình 25
o
C.
Khí hậu Tiền Giang phân hoá thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11
trùng với mùa gió Tây Nam, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 trùng với mùa gió Đông
Bắc. Lượng mưa trung bình 1.350 - 1.500 mm/năm, phân bố ít dần từ Bắc xuống Nam, từ
Tây sang Đông. Độ ẩm trung bình 80 - 85%.
Có 2 hướng gió chính là gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió mùa Tây Nam
hình thành từ Nam Ấn Độ Dương vượt qua xích đạo, tác động đến các tỉnh phía Nam
nước ta, mang đặc tính nóng ẩm, gây mưa lớn, chiếm khoảng 90% lượng mưa trong năm
của tỉnh. Gió mùa Đông Bắc, còn gọi là gió chướng; hoạt động mạnh từ tháng 12 đến
tháng 4, có đặc tính khô hanh, gây ra hiện tượng khô nóng kéo dài; làm gia tăng tác động
của thủy triều, khiến mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, gây thiệt hại đê biển, ảnh hưởng
xấu đến hoạt động sản xuất.
D) Thủy văn
+ Hệ thống sông ngòi:
Tiền Giang có mạng lưới sông, rạch chằng chịt, bờ biển dài, tạo điều kiện cho việc
giao lưu trao đổi hàng hoá với các khu vực lân cận, đồng thời là môi trường cho việc nuôi
trồng và đánh bắt thủy hải sản và hỗ trợ phát triển du lịch sông nước. Hệ thống sông ngòi
trên địa bàn tỉnh bao gồm hai con sông chính:
- Sông Tiền: là một nhánh của sông Cửu Long, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam,
tới Vĩnh Long nó tách làm 3 nhánh lớn: sông Hàm Luông chảy qua địa bàn tỉnh Bến Tre
và đổ ra biển bằng cửa Hàm Luông; sông Cổ Chiên chảy qua địa phận tỉnh Bến Tre, tỉnh
Trà Vinh và đổ ra biển bằng 2 cửa: Cổ Chiên, Cung Hầu; sông Mỹ Tho chảy qua địa
phận Tiền Giang và đổ ra biển bởi 2 cửa: cửa Tiểu, cửa Đại. Sông Tiền ở Tiền Giang có
chiều dài tổng cộng 120 km, trong đó đoạn tính từ chỗ giáp ranh với tỉnh Đồng Tháp đến
đầu cù lao Tàu (nơi phân lưu thành 2 sông Cửa Tiểu, Cửa Đại) là 77.400 km. Nơi rộng
nhất của sông (2.100 m) tại cù lao Tàu, nơi hẹp nhất (300 m) nằm cách vàm rạch Trà Lọt
(xã Hoà Khánh, huyện Cái Bè) 600 m về hướng Tây. Chiều sâu sông thay đổi tùy theo
đoạn: đoạn từ đầu cù lao Tàu đến vàm Kỳ Hôn sâu 9 - 11 m, đoạn từ vàm Kỳ Hôn qua
thành phố Mỹ Tho đến vàm kinh Nguyễn Tấn Thành sâu 7 - 9 m, từ vàm kinh Nguyễn
Tấn Thành đến cầu Mỹ Thuận độ sâu lòng sông chính trung bình từ 12 - 15 m so với mặt
đất tự nhiên – trong đoạn này khúc sông từ cầu Mỹ Thuận ngược về phía Tây có nơi sâu
đến 27 m, địa hình lòng sông thấp hẳn về phía Tiền Giang và độ dốc mái bờ tại khúc này
bé. Sông Tiền tại Tiền Giang có lưu lượng nước từ 563 - 1.900 m3/s; mùa lũ (tháng 9),
lưu lượng trung bình đạt từ 10.406 - 16.300 m3/s.
- Sông Vàm Cỏ: chảy qua địa phận huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang trước khi
đổ vào cửa Soài Rạp để ra biển, dài khoảng 39 km (trên đất Tiền Giang). Nơi rộng nhất
(3.100 m) tại chỗ hợp lưu với sông Nhà Bè, nơi hẹp nhất (420 m) nằm ở gần vàm sông
Tra. Sông không có lưu vực riêng, lượng dòng chảy trên sông chủ yếu từ sông
Tiềnchuyển qua. Sông quanh co uốn khúc, độ dốc đáy sông nhỏ (0,02%) làm cho việc
tiêu thoát nước gặp nhiều khó khăn. Sông Vàm Cỏ chỉ có ảnh hưởng đến 8% diện tích ở
phần cực Bắc của tỉnh. So với sông Tiền, nước từ sông Vàm Cỏ kém hẳn về chất lượng.
Vào mùa lũ, một phần lượng nước từ sông Tiền chảy tràn vào Đồng Tháp Mười và thoát
ra biển qua sông Vàm Cỏ Tây (một nhánh của sông Vàm Cỏ) nhưng khả năng tháo lũ của
sông này rất kém vì có quá nhiều đoạn uốn khúc. Vào mùa cạn, hầu như toàn bộ sông
Vàm Cỏ bị thủy triều bán nhật của biển Đông chi phối, nước biển dễ dàng lấn sâu về phía
thượng nguồn. Vào cùng một thời điểm và cùng một khoảng cách đến biển, độ mặn trên
sông Vàm Cỏ lớn gấp nhiều lần trên sông Tiền.
Ngoài các con sông chính, mạng lưới sông ngòi của Tiền Giang còn bao gồm nhiều
kênh rạch như:
- Rạch Ba Rài: chảy theo hướng Bắc - Nam, từ sông Cũ - kinh 12 đến sông Tiền, dài
22,2 km, thuộc địa bàn huyện Cai Lậy. Rạch cắt ngang qua quốc lộ 1A tại cầu Cai Lậy.
Phần Rạch phía Nam quốc lộ 1A có nhiều đoạn uốn khúc, ngay trước khi ra đến sông
Tiền có một khúc ngoặc hình Ω. Rạch có chiều rộng trung bình 40 m, hẹp dần về phía
Bắc; nơi rộng nhất (130 m) tại chỗ giáp sông Tiền (xã Hội Xuân); nơi hẹp nhất (20 m) tại
vị trí giáp rạch Ba Bèo (còn gọi là sông Cũ, Bà Bèo). Rạch có độ sâu trung bình 7 - 8 m
so với mặt đất tự nhiên.
- Kênh Bảo Định (tên cũ: Bảo Định Hà, Arroyo de la Poste): chảy trên địa bàn huyện
Chợ Gạo và thành phố Mỹ Tho, nối sông Tiền với sông Vàm Cỏ Tây. Chiều dài kênh qua
địa phận Tiền Giang là 19.000 m. Độ sâu so với mặt đất tự nhiên thay đổi tùy theo đoạn,
đoạn từ cửa kênh (chỗ thông với sông Tiền) đến cầu Triển Lãm sâu 6 - 9 m, đoạn từ vàm
rạch Đạo Ngạn đến chùa Phổ Đức sâu 4 - 5 m, cạn nhất là đoạn chảy qua 2 xã Phú Kiết
và Mỹ Tịnh An của huyện Chợ Gạo chỉ sâu 2 - 3 m. Trước khi có kênh Chợ Gạo, kênh
Bảo Định là tuyến đường thủy quan trọng từ Đồng bằng Sông Cửu Long đi Sài Gòn.
Hiện nay, vai trò này đã nhường lại cho kênh Chợ Gạo, kênh Bảo Định được xây cống ở
hai đầu để ngăn nước mặn.
- Rạch Cái Cối: chảy trong địa phận huyện Cái Bè, chạy từ Tây sang Đông qua các xã
chuyên canh cây ăn trái là Tân Thanh, An Hữu, An Thái Đông, Mỹ Lương, Mỹ Đức
Đông và cắt ngang quốc lộ 1A tại cầu An Hữu, dài khoảng 21 km. Đầu phía Tây thông
với rạch Cái Nhỏ, đầu phía Đông thông trực tiếp ra sông Tiền. Đoạn qua xã Tân Thanh
còn có tên khác là rạch Dâu. Nơi rộng nhất (400 m) tại đầu phía Đông, nơi hẹp nhất (37
m) tại đoạn qua xã Tân Thanh, cách cửa rạch Đào 775 m về phía Tây. Độ sâu trung bình
6 - 7 m so với mặt đất tự nhiên. Rạch có nhiều nhánh khá lớn chảy về phía Bắc và cắt
ngang qua quốc lộ 30 và quốc lộ 1A như: rạch Cái Lân, rạch Ruộng, rạch Đào, rạch
Giồng, rạch Bà Tứ, rạch Chanh, rạch Cổ Cò.
- Rạch Gò Công: rạch chảy từ rạch Vàm Giồng ở phía Nam thị xã Gò Công, cắt qua
quốc lộ 50 tại cầu Long Chánh và quốc lộ 50 mới (tuyến tránh thị xã Gò Công) tại cầu
Gò Công, sau đó nối với sông Vàm Cỏ ở phía Bắc. Rạch có chiều dài khoảng 17 km, nơi
rộng nhất (190 m) tại cửa rạch, nơi hẹp nhất (40 m) ở gần chỗ giáp với rạch Vàm Giồng,
độ sâu trung bình 7 - 8 m so với mặt đất tự nhiên. Rạch Gò Công có nhiều nhánh khá lớn
như: rạch Sơn Quy, rạch Công Lương, rạch Giá, rạch Băng, rạch Rầm Vé, rạch Gò Gừa.
Do nối với sông Vàm Cỏ nên vào mùa cạn, rạch bị nhiễm mặn với nồng độ cao, từ tháng
1 đến giữa tháng 7, nước luôn có độ mặn lớn hơn 4 g NaCl/l. Ngành thủy lợi tỉnh Tiền
Giang đã xây nhiều cống ngăn mặn tại đầu các nhánh của rạch này.
- Kênh Chợ Gạo (tên cũ: Canal Dupérré): kênh chảy từ rạch Kỳ Hôn đến sông Tra -
một nhánh ngắn của sông Vàm Cỏ. Kênh dài 11,8 km, sâu 5 - 7 m, rộng trung bình 100
m. Phần lớn chiều dài của kênh chảy trên địa bàn huyện Chợ Gạo, chỉ 2.000 m đầu phía
Bắc chảy qua xã Đồng Sơn của huyện Gò Công Tây. Kênh đã được vét lại nhiều lần và
hiện là tuyến đường thủy quan trọng từ miền Tây lên thành phố Hồ Chí Minh với mật độ
tàu thuyền qua lại rất cao. Nếu không qua kênh Chợ Gạo, các phương tiện phải theosông
Tiền ra biển, tốn nhiều thời gian hơn.
- Kênh Nguyễn Văn Tiếp (tên cũ: kênh Tổng đốc Lộc): là tuyến kênh dài nhất tỉnh
Tiền Giang, chảy qua 4 huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước và Châu Thành. Tổng chiều
dài của kênh thuộc địa phận Tiền Giang là 65,9 km; trong đó đoạn từ rạch Ruộng chạy
lên phía Đông - Bắc được gọi là Nguyễn Văn Tiếp B, dài 20,4 km (là ranh giới giữa tỉnh
Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp); đoạn rẽ về phía Đông nối với sông Vàm Cỏ Tây gọi là
Nguyễn Văn Tiếp A, dài 45,5 km. Kênh rộng 40 m, sâu 4 m.
+ Vùng biển:
Tiền Giang có khu vực giáp biển Đông thuộc huyện Gò Công Đông với bờ biển dài
32km nằm kẹp giữa các cửa sông lớn là Xoài Rạp (sông Vàm Cỏ) và cửa Tiểu, cửa Đại
(sông Tiền).
Sóng biển có độ cao cực đại (bình quân 1,25m và tối đa 3m) vào các tháng 10 đến
tháng 02 khi có ảnh hưởng rõ nét của gió Đông Bắc (gió chướng). Ngoài ra, chế độ thủy
triều khu vực biển Gò Công Đông chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều biển Đông.
Vùng ven biển, thuộc hệ thống các cửa sông giáp biển nên từ lâu đã thiết lập được hệ
thống rừng trồng ngập mặn với diện tích 2.028ha gồm các loại bần, đước, mắm, dừa
nước, phi lao. Thực vật dưới tán lá rừng ngập mặn rất phong phú gồm 75 loài thuộc 35
họ.
Khu vực ven biển được phù sa bồi đắp quanh năm, hiện quá trình bồi đắp đang hình
thành các cồn ven biển:
- Cồn Vân Liễu - cồn Ông Mão: nằm tiếp giáp với vùng đất liền thuộc xã Tân Thành
(Gò Công Đông), có chiều dài 7km, rộng 5km với diện tích 4.055ha. Độ cao đường bình
độ từ 0,6 đến -6,0m, vùng ven bờ nổi lên khi triều kém.
- Cồn Ngang: nằm tiếp giáp phía Đông cù lao Tân Thới thuộc xã Phú Tân (Gò Công
Đông), có chiều dài 5,5km, rộng 2,5km với diện tích 1.617ha. Độ cao dường bình độ từ
-1,1 đến -0,6m, nổi một phần diện tích khi triều kém. Hiện một số khu vực cao trên cồn
đã trồng được phi lao, mắm
- Cồn Vượt: nằm cách 1,5km về phía Đông Nam cồn Ngang, có chiều dài 10km, rộng
3km, với diện tích 3.188ha. Độ cao đường bình độ từ -2,3 đến - 6,1m, ngập hoàn toàn.
Với điều kiện nằm giữa các cửa sông nên rất thuận lợi cho nuôi trồng và đánh bắt
thủy hải sản. Thủy sản nước lợ: gồm con giống và con non sinh sản và di chuyển vào sâu
trong bờ, trữ lượng hàng năm ước tính về tôm, cua, cá, sò, nghêu tại các vùng cửa sông
là 156.000 tấn. Hải sản, tiềm năng hải sản khá dồi dào với trữ lượng hàng năm về sinh vật
nổi lên đến 12.000 triệu tấn thực vật phiêu sinh; 5,96 triệu tấn động vật phiêu sinh, 4,7
triệu tấn sinh vật đáy và hơn 1 triệu tấn cá.
E) Tài nguyên thiên nhiên
+ Đất đai:
Tỉnh Tiền Giang có diện tích không lớn (2.484 km2), trải dài từ Tây sang Đông dọc
theo tả ngạn sông Tiền. Lịch sử kiến tạo địa chất khác nhau, địa hình khác nhau, chế độ
khí hậu - thủy văn khác nhau… đã tạo nên nhiều loại đất phong phú và đa dạng. Về cơ
bản, đất đai Tiền Giang có thể chia thành 4 nhóm chính như sau:
- Nhóm đất phù sa: phân bố tập trung tại các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ
Gạo, thành phố Mỹ Tho và một phần huyện Gò Công Tây; diện tích 123.949 ha, chiếm
53% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đây là loại đất phù sa ngọt, thuận lợi cho phát triển
nông nghiệp; đã được sử dụng hết diện tích; hình thành nên những vùng lúa cao sản,
vườn cây ăn trái, rau màu trù phú.
- Nhóm đất mặn: phân bố ở các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây và một phần
huyện Chợ Gạo; diện tích 34.143 ha, chiếm 14,6% diện tích tự nhiên của tỉnh. Đất mặn
thường có thành phần cơ giới nặng, hàm lượng sét cao. Đây là loại đất màu mỡ, nhưng bị
nhiễm mặn từng thời kỳ hoặc thường xuyên, do vậy việc trồng trọt chỉ giới hạn trong
mùa mưa (không kể những các cây chịu mặn). Tỉnh đã được Trung ương đầu tư kinh phí
thực hiện dự án “Ngọt hoá Gò Công”. Dự án hy vọng mở ra thời cơ và vận hội mới cho
người dân vùng ven biển chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phát triển kinh tế, thoát nghèo bền
vững, vươn lên làm giàu. Thời gian đầu, dự án đã phát huy hiệu quả rõ nét: nước mặn
được khống chế, đất đai vùng ngọt hóa dần dần được cải thiện, sản xuất 3 vụ/năm, năng
suất lúa hơn 6 tấn /ha. Mùa khô năm 2010, nước mặn dâng cao, hệ thống ngọt hoá Gò
Công cũng mất đi tác dụng.
- Nhóm đất phèn: phân bố tập trung ở vùng trũng Đồng Tháp Mười, thuộc khu vực
phía Bắc của 3 huyện: Cái Bè, Cai Lậy và Tân Phước; diện tích 45.298 ha, chiếm 19,4%
diện tích tự nhiên của tỉnh. Nhóm đất phèn thường có lượng hữu cơ khá cao, chứa nhiều
độc tố (SO3, SO42-, Fe2+, Fe3+, Al3+) và rất chua. Các độc tố trong đất phèn biến động
và thay đổi theo mùa khá rõ rệt. Mùa khô, nhiệt độ cao, không mưa, mực nước xuống
thấp, đất bị khô hạn, làm cho quá trình oxy hoá diễn ra mạnh và độc tố trong đất tăng
nhanh. Mùa mưa, nước mưa và nước lũ về rửa trôi các độc tố trong đất và chảy xuống hệ
thống kinh rạch làm cho độc tố trong đất giảm đi, tuy nhiên độc tố trong hệ thống kinh
rạch trong vùng lại cao lên, nhất là sau mùa mưa từ 20 đến 30 ngày. Hiện nay, đất phèn
tầng sâu hầu hết đã được đưa vào khai thác sử dụng, đất phèn tầng nông còn để hoang rất
nhiều. Hai loại cây chính trược trồng trên đất phèn là tràm và cỏ bàng. Tỉnh cũng đã tiến
hành trồng thí nghiệm dứa và mía cho kết quả khả quan.
- Nhóm đất cát: phân bố rải rác ở các huyện Cai Lậy, Châu Thành, Gò Công Tây và
tập trung nhiều nhất ở Gò Công Đông; diện tích 7.152 ha, chiếm 3,1% diện tích tự nhiên
của tỉnh, chủ yếu là đất cát giồng. Đất cát giồng có địa hình cao, thành phần cơ giới nhẹ,
màu sắc vàng sáng, vàng sẫm. Đất có phản ứng ít chua ở tầng mặt và trung tính ở tầng
dưới sâu, độ phì không cao. Đất cát giồng được khai thác sớm triệt để. Các giồng cát giữ
được nước ngọt cho mùa khô, địa hình lại cao nên thường là những tụ điểm quần cư đông
đúc. Hiện nay phần lớn các giồng cát ở Gò Công Đông, Gò Công Tây bị lấp hoàn toàn
dưới lớp phù sa.
Hiện trạng sử dụng đất :
Bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Tiền Giang thời điểm 01-01-2013
Danh mục
Tổng diện tích
(nghìn ha)
Đất nông
nghiệp (nghìn
ha)
Đất lâm
nghiệp (nghìn
ha)
Đất chuyên
dùng (nghìn
ha)
Đất ở (nghìn
ha)
Cả nước 33.115,0 9.825,3 13.816,6 1.753,7 1620,4
Đồng bằng Sông
Cửu Long
4.060,2 2.760,6 516,8 294,1 310,0
Tiền Giang 248,4 176,1 10,4 19,6 11,5
Nguồn: Tổng cục Thống kê
+ Sinh vật:
Thưc vật:
Quần thể thực vật ở Tiền Giang phát triển phong phú, đan xen; sự phân bố thảm,
vùng không có tính khu biệt. Về cơ bản, quần thể thực vật của tỉnh có thể chia thành loại
sau:
- Rừng ngập mặn ven biển: bao gồm quần thể thực vật phía Đông của tỉnh, ven biển
vùng Gò Công. Càng đi về phía biển, chủng loại thực vật tương đối đơn điệu; càng đi về
phía đất liền, chủng loại thực vật phong phú hơn. Vào thời khẩn hoang, có một số họ
thuộc nhóm cây lấy gỗ mọc thành rừng như cây dà, khả năng tái sinh mạnh, gỗ nhẹ, chỉ
dùng làm củi, trồng bảo vệ đất rất tốt. Cây họ trám, cây cóc cũng mọc thành rừng, hiện
nay còn địa danh Truông Cóc. Cây tra bông đỏ, gỗ dùng làm cán dao, vỏ dùng làm dây
buộc, lá sắc gội đầu chống chí (chấy), chữa ghẻ chốc. Đáng kể nhất là cây dừa nước, họ
dừa, mọc nơi đất trũng, ven biển, các cửa sông, xen lẫn với các loại cây nhỏ thuộc họ ô
rô, mọc thành rừng rậm. Cây lức cũng mọc hoang ở ven biển và được nhiều người trồng
để làm hàng rào cây xanh và dược liệu. Họ bìm bìm có cây muống biển, có hoa lớn hình
loa kèn, màu hồng tím khá đẹp. Ven biển Gò Công còn có các loại cây họ đước vẹt như:
vẹt, đước xanh.
- Rừng nước lợ: phân bố ở vùng nước lợ ven sông Tiền, sông Vàm Cỏ. Tại khu vực
cửa sông, thực vật chủ yếu bao gồm: chà là thuộc họ dừa mọc thành rừng đan xen với cây
cóc. Vào sâu bên trong có các loại bần nước lợ như bần ổi bần đắng, bần chua; các cây
thuộc họ cói như cây lác, cây ô rô nước mặn mọc xen lẫn bên dưới những rặng bần, dừa
nước.
- Hệ thực vật nước ngọt ven sông: phân bố chủ yếu ở vùng ven sông Tiền. Các nhóm
thảo mộc thường thấy như cây móp, cây bồ bồ hay xương bồ, cây môn nước, cây môn
ngọt, cây môn đốm, cây môn trường sinh; họ rau răm có cây nghể, cây rau răm rừng
(ngày trước mọc nhiều ở rạch Rau Răm, huyện Châu Thành); Nhóm cây thân gỗ mọc
ven sông có: cây bần, với ba loại phổ biến tìm thấy là bần ổi, bần sẻ và bần chua; cây
vừng bông đỏ, vừng bông trắng; cây quao.
- Hệ thực vật vùng đất phèn hoang: phân bố chủ yếu ở vùng trũng Đồng Tháp Mười.
Đây là khu vực đất xấu, nhiễm phèn, bị ngập nước nhiều tháng trong năm, đồng thời chịu
ảnh hưởng lũ lụt. Quần thể thực vật tương đối đơn điệu với một vài họ và chủng loại đại
diện gồm: cây tràm, cây bạch đàn, cây mua hoa tím; cây cà namọc nhiều ở ven rạch; có
cây chòi mòi mọc nhiều ở các gò cao; họ cà phê có cây gáo thích hợp vùng đất nhiễm
phèn, cho gỗ màu vàng, có mùi thơm; cây bình bát mọc hoang, trái chín có màu vàng có
mùi hôi nồng, vị chua ngọt, ăn được.
- Quần thể thực vật trên đất phù sa cổ, đất giồng: đặc điểm địa chất của vùng đất này là
đất cát và đất pha cát, độ màu mỡ ít, thường khô hanh vào mùa nắng. Thực vật chủ yếu
gồm: họ sao, dầu, mọc hiều nơi trên các giồng đất cao, phổ biến có cây trâm bầu, mọc ở
dãy đất cao, hiện ở Gò Công còn địa danh Gò Bầu; họ hàng nhà tre có nhiều chủng loại
gồm tre đắng, tre hóp tre gai và các loại trúc; có cây me keo cho gỗ lớn, có thể đóng đồ
đạc làm nhà, lá cây trị bệnh, quả ăn được; các loại thân gỗ như cây me, cây so đũa; họ
thầu dầu có cây bả đậu cây đu đủ tía, cây xương rồng; họ trúc đào có cây dừa cạn, cây
trúc đào;
Động vật:
Theo Địa chí tỉnh Tiền Giang, ngày trước, vùng đất này có rất nhiều loại thú rừng
như: cọp, heo rừng, voi, khỉ, trăn, rắn, cá sấu, kỳ đà Trong dân gian còn lưu truyền
nhiều câu chuyện liên quan đến các loài động vật này như: chuyện cọp ở giồng Găng,
Truông Cóc, rạch Dà (Gò Công); chuyện heo rừng ở bưng Cây Gáo Ba Làng (Cai Lậy),
chuyện voi đi ở rạch Láng Tượng, rạch Tràm, chuyện ông Phụng đánh voi ở làng Giai
Mỹ Tuy nhiên, hiện nay, các loài thú rừng này hầu như không còn nữa.
Ngày nay, hệ động vật chủ yếu ở Tiền Giang bao gồm các loài thủy sản, lưỡng cư, bò
sát, chim chóc, thú nuôi, côn trùng. Nguồn thủy sản ở Tiền Giang rất phong phú, bao
gồm thủy sản nước mặn, nước lợ và nước ngọt.
- Thủy sản nước mặn bao gồm nhiều loài cá biển như: cá chim, cá sơn (nhỏ hơn cá
chim), cá rựa, cá thu, cá gún, cá mập, cá dứa, cá mòi, cá ngừ, cá chét, cá mực, cá cúi (heo
biển), cá bẹ, cá búa, cá giủa, cá nhám, cá đường, cá kìm, cá lạc, cá bạc má, cá lù đù, cá
chỉ vàng, cá thòi lòi biển, cá lưỡi trâu, cá đối
- Thủy sản nước lợ: không phong phú bằng các vùng nước ngọt và nước mặn. Tại các
cửa sông nước lợ ở Tiền giang có loài cá bống kèo rất được thị trường ưa chuộng.
- Thủy sản nước ngọt bao gồm nhiều loại cá như: cá bống tượng, bống mú, bống các,
bống xệ, bống trứng (chỉ xuất hiện vào mùa nước son từ thượng nguồn đồ về), bống dừa,
cá trèn, cá chốt, cá lòng tong, cá mè vinh, cá mè rổ, mè hôi, cá bãi trầu, cá lành canh, cá
linh, cá lăng, cá trèn, cá chép, cá hường, cá cóc, cá tai tượng, cá lóc, cá hú, cá ba sa, cá
bông lau Đặc biệt, ngày trước trên sông Tiền ở Cai Lậy còn có loài cá hô nặng trên 50
kg.
- Động vật lưỡng cư có các loại cóc, nhái, nhái bầu, ếch, ễnh ương, bù tọt, hót cổ, thòi
lòi. Ếch bầu cũng có nhiều ở các giồng cát, dân địa phương gọi là con uềnh oang.
- Bò sát: có các loài rắn như: rắn nước, rắn hổ mang, rắn hổ ngựa, rắn lục, rắn ri cá, rắn
ri voi, rắn ri dông, rắn ri cóc, rắn bông súng, rắn hổ hành, rắn trung, rắn chàm quạp và
một số loài rắn biển khác. Rùa có nhiều nhưng hiện nay còn sót lại rất ít, gồm các loại rùa
vàng, rùa nắp, con cua đinh Loài bò sát khác còn có kỳ nhông, tắc kè, rắn mối, thằn
lằn
- Chim chóc: có nhiều loại, một số có tập quán di trú, chỉ xuất hiện theo mùa, một số
làm tổ định cư thành những vườn cò, vườn chim, gồm có: cu đất, cu cườm, cu xanh,
cưỡng, sáo, sáo nghệ, sáo sậu, sáo trâu, nhồng, chìa vôi, se sẻ, chim khách, bìm bịp, ó
diều, chim ụt, lắc nước, le le, gà đãy, bồng bồng, giỏ giẻ, óc cau, cò ma, cò trâu, cò quắm,
cò trắng, cúm núm, chàng bè, diệc lửa, diệc mốc, dồng dộc, chim sắc, trao trảo, sa sả,
chài chài, điên điển, cồng cộc, chim sâu, chim vịt
- Thú nuôi: trâu, bò, heo, gà, vịt, chó, mèo Trong thời kỳ nghề làm ruộng chưa có
máy móc, nông dân tập trung chủ yếu vào việc nuôi sức kéo, con trâu hầu như không thể
thiếu đối với người nông dân. Bò nhỏ hơn trâu và cũng không khoẻ bằng trâu nên ít dùng
để kéo cày, vì thế người ta không nuôi nhiều. Ngựa cũng được nuôi chủ yếu ở Mỹ Tho
thời Pháp thuộc, nhưng số lượng không nhiều. Người ta nuôi ngựa để cưỡi, để đua,
nhưng chủ yếu là kéo xe. Trước năm 1945, đi chợ bằng xe ngựa còn phổ biến. Heo, gà,
vịt được nuôi phổ biến những năm sau này để cung cấp thịt cho nhu cầu thực phẩm hằng
ngày.
- Côn trùng: gồm các loại sâu bọ có cánh như đom đóm, bọ hung, dế giồng, dế nhủi, dế
mèn, dế chó, cuốn chiếu, cà cuống, bọ niểng, bù xè, kiến dương ; các loại ong như ong
bần, ong vò vẽ, ong lá, ong ruồi cho mật, ong lỗ chuyên làm tổ trong hang, tò vò, ong
chuỗi ; một số loài côn trùng khác như: mối, đuông dừa, bướm, chuồn chuồn
Khoáng sản:
Cũng như các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, khoáng sản ở Tiền Giang nghèo
về chủng loại, ít về số lượng. Vì thế, việc khai thác cần phải tính toán kĩ về hiệu quả,
quan tâm bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Các khoáng sản chính của tỉnh bao
gồm:
- Than bùn: trữ lượng trên 5 triệu m3, phân bố ở Phú Cường, Tân Hoà Tây - huyện Cai
Lậy (mỏ Tân Hoà); Tân Hoà Đông - Tân Phước (mỏ Tràm Sập). Vỉa than nằm ở độ sâu
trung bình 0,5 - 1 m, dày hơn 1 m, phân bố trên diện tích khoảng 50 ha. Loại than này có
thể dùng làm nhiên liệu, nguyên liệu nền cho sản xuất phân vi sinh.
- Mỏ sét: tìm thấy ở Tân Lập - huyện Tân Phước. Mỏ sét Tân Lập có nguồn gốc trầm
tích hổn hợp sông biển, tuổi Holocen, có lớp phủ dầy 0,2 - 3 m, phân bố trên diện tích 2 -
3 km2 với chiều dày 15 - 20 m. Trữ lượng khoảng 6 triệu m
3
. Sét có màu xám tối, có
nhiễm phèn, chất lượng tốt, có khả năng làm nguyên liệu để sản xuất ra các mặt hàng
gốm, vật liệu xây dựng.
- Cát sông: phân bố chủ yếu trên lòng sông Tiền thuộc các huyện Cái Bè, Cai Lậy,
Châu Thành với chiều dài 2 - 17 km, rộng 300 - 800 m, dày 2,5 - 6,9 m. Tổng trữ lượng
khoảng hơn 93 triệu m3. Thành phần hạt chủ yếu là hạt tập trung và hạt nhỏ; độ hạt giảm
dần về phía hạ lưu. Cát sông được khai thác để san lắp mặt bằng.
- Nước dưới đất: trên phạm vi tỉnh có 3 tầng chứa nước có triển vọng, có độ giàu nước
từ lớn đến trung bình, có chất lượng tốt, đủ điều kiện khai thác với qui mô lớn và vừa
gồm các phân vị Pliocen trên, Pliocen dưới và Miocen. Các phân vị này phân bố tập trung
ở Mỹ Tho, Cai Lậy; độ sâu dao động từ 150 - 400m. Tại các nơi khác, khả năng khai thác
hạn chế. Tại Mỹ Tho, lưu luợng đang khai thác hơn 40.000m
3
/ngày đêm. Loại hình nước
chủ yếu là Bicarbonat - Natri, Clorua- Natri ; nhiệt độ 28 -30
o
C; pH 6 - 8,3.
2. Tổ chức hành chính
Hiện nay, Tiền Giang có 10 đơn vị hành chính trực thuộc là: thành phố Mỹ Tho - tỉnh
lỵ của tỉnh, thị xã Gò Công, huyện Châu Thành, huyện Cái Bè, huyện Tân Phước, huyện
Chợ Gạo, huyện Gò Công Đông, huyện Gò Công Tây, huyện Tân Phú Đông, huyện Cai
Lậy. Trong đó, huyện Cái Bè có diện tích lớn nhất, thành phố Mỹ Tho có diện tích nhỏ
nhất. Huyện Tân Phú Đông mới thành lập năm 2008 trên cơ sở tách ra từ huyện Gò Công
Đông và huyện Gò Công Tây. Huyện Cai Lậy đang được quy hoạch để trở thành thị xã
Cai Lậy. Tổng số đơn vị hành chính cấp xã tại thời điểm 31-12-2008 là 169, trong đó có
16 phường, 8 thị trấn và 146 xã.
Ðơn vị hành
chính
Thành phố
Mỹ Tho
Thị xã
Gò Công
Huyện
Cái Bè
Huyện
Gò Công
Đông
Huyện
Gò Công
Tây
Huyện
Chợ Gạo
Huyện
Châu
Thành
Huyện
Tân
Phước
Huyện
Cai Lậy
Huyện
Tân
Phú
Đông
Diện tích (km²) 79.8 102 436.1 267.7 180.2 235 229.9 333 414.8 202
Dân số (người) 215.541 97.709 276.887 143.418 134.768 178.000 234.423 50.000 307.404 42.926
Mật độ dân số
(người/km²)
2701 958 636 536 748 757 1020 150 741 212
Số đơn vị hành
chính
11 phường
và 6 xã
5 phường
và 7 xã
1 thị trấn
và 24 xã
2 thị trấn
và 11 xã
1 thị trấn
và 12 xã
1 thị trấn
và 18 xã
1 thị trấn
và 22 xã
1 thị trấn
và 12 xã
1 thị trấn
và 27 xã
7 xã
Năm thành lập 1967 1987 1975 1979 1979 1975 1975 1994 1975 2008
Nguồn: Website tỉnh Tiền Giang
3. Về xã hội
A) Dân cư
+ Quy mô và sự
phân bố:
Tiền Giang là tỉnh có dân số cao thứ 2 trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, chỉ
đứng sau tỉnh An Giang. Năm 2012, dân số của tỉnh đạt là 1.704.214 người, mật độ 659
người/km
2
. So với mật độ dân số bình quân của Đồng bằng Sông Cửu Long (293
người/km
2
) thì mật độ dân số của Tiền Giang cao gấp 2,25 lần, và nếu so với mật độ dân
số bình quân của cả nước (182 người/km
2
) thì mật độ dân số của Tiền Giang cao hơn tới
3,6 lần.
Dân số của tỉnh tăng nhanh qua các thế kỷ XIX, XX, và có xu hướng giảm nhẹ trong
các năm gần đây. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số tỉnh Tiền Giang có chiều hướng giảm dần,
do tỷ lệ sinh cũng như tỷ lệ chết giảm, trong đó, tỷ lệ sinh giảm mạnh hơn những năm
qua. Dân cư Tiền Giang phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn. Thành phố Mỹ
Tho và thị xã Gò Công có mật độ dân cư cao nhất; tiếp đến là các huyện Châu Thành, Cai
Lậy, Chợ Gạo; huyện Tân Phước có mật độ dân cư thấp nhất. Theo thống kê sơ bộ ngày
01-01-2013, dân số thành thị của Tiền Giang đạt gần 275.526 người, dân số sống tại nông
thôn đạt 1.428.688 người.
+ Kết cấu dân số:
- Xét theo độ tuổi, Tiền Giang có dân số trẻ. Theo kết quả điều tra dân số, lứa tuổi từ
10 đến 14 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (15% dân số), tiếp đó là lứa tuổi 15 đến 19 tuổi chiếm
13,5% dân số, lứa tuổi 5 đến 9 tuổi chiếm 11,2%. Các lứa tuổi từ 20 đến 24, 25 đến 29,
30 đến 34 ít chênh lệch nhau, khoảng 9,2% cho từng lứa tuổi. Tuổi từ 35 trở lên chiếm tỷ
lệ thấp dần. Các chỉ số này cho thấy thành phần dân số sống phụ thuộc ở Tiền Giang rất
cao, nó đặt ra nhiều vấn đề về trường lớp, khu vui chơi và công ăn việc làm cho những
thanh niên đến tuổi lao động. Số người già từ 60 tuổi trở lên ở Tiền Giang chiếm tỷ lệ
trung bình so với khu vực (7%), song vấn đề này đang đặt ra những yêu cầu về phục vụ,
giải trí, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe để nâng cao tuổi thọ của người dân.
- Xét theo giới tính, Tiền Giang có số nữ nhiều hơn nam. Theo số liệu thống kê năm
2012, dân số Tiền Giang có 1.704.214, trong đó số nam là 828.385, số nữ là 875.829
người, chiếm 51,4%. Tỷ số giới tính (số nam/100 nữ) của tỉnh là 94,6% cũng thấp hơn
khu vực và cả nước.
- Xét về dân tộc, cộng đồng dân cư tại Tiền Giang gồm các dân tộc: Kinh, Hoa,
Khmer, Chăm, các dân tộc khác. Người Việt đến Tiền Giang từ đầu thế kỷ XVII, chủ yếu
là do dân cư miền ngoài di cư vào để tị nạn chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến
Trịnh - Nguyễn. Tiến trình nhập cư của lưu dân Việt vào vùng Tiền Giang từ lẻ tẻ, rời
rạc, dần dần có quy mô lớn hơn, nhất là sau khi các chúa Nguyễn đã tạo ra ảnh hưởng của
mình trên vùng đất này. Cho đến những thập kỷ cuối thế kỷ XVI, thế lực của chúa
Nguyễn trên vùng đất này được tăng lên mạnh mẽ, khuyến khích làn sóng định cư của
người Việt. Từ năm 1679, người một nhóm người Hoa tị nạn nhà Thanh do Dương Ngạn
Địch dẫn đầu được chúa Nguyễn cho phép đến định cư tại đất này; họ lập nên khu phố
buôn bán đông đúc, có tên là Mỹ Tho đại phố.
- Xét theo độ tuổi lao động, Tiền Giang có dân số trẻ nên lực lượng lao động dồi dào.
Theo thống kê năm 2012, dân số từ 15 tuổi trở lên ở Tiền Giang là 1.186.587 người,
ngoài ra số người có hoạt động kinh tế thường xuyên là 947.980 người (chiếm 70,8%),
trong đó có tới 875.884 người làm nông nghiệp (chiếm tỷ trọng 88,5%).
B) Giáo dục
Hệ thống giáo dục của tỉnh Tiền Giang bao gồm đầy đủ các cấp học: mầm non, tiểu
học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tại thời
điểm 30-09-2012, tỉnh Tiền Giang có 387 trường học ở các cấp phổ thông, đứng thứ 7 ở
khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Tiền Giang có các trường tiêu biểu như: Trường
Đại học Tiền Giang, Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang, Trường Cao đẳng Nông nghiệp
Nam Bộ, Trường Trung học Bưu điện, Trường Cao đẳng nghề, Trường Trung cấp Văn
hoá nghệ thuật
Theo số liệu thống kê đầu năm học 2013 – 2014, quy mô phát triển giáo dục và đào
tạo như sau:
- Học sinh: Nhà trẻ có 179 nhóm với 5.280 trẻ, đạt tỷ lệ 6,9% so dân số độ tuổi 0-2
tuổi. Mẫu giáo có 1.380 lớp, với 49.200 học sinh, đạt tỷ lệ 66% so độ tuổi 3-5 tuổi; huy
động 99,9% trẻ 5 tuổi ra lớp; Tiểu học có 4.527 lớp, 140.352 học sinh, chiếm tỉ lệ 107,1%
so với dân số trong độ tuổi 6-10 tuổi; tuyển mới vào lớp 1 là 27.983 học sinh, đạt tỷ lệ
99,8% so với dân số 6 tuổi; Trung học có 2.551 lớp, với 96.936 học sinh, tỉ lệ 94% so với
dân số trong độ tuổi 11-14 tuổi; tuyển mới vào lớp 6 là 26.240 học sinh, đạt tỷ lệ 99,9%
so học sinh tốt nghiệp tiểu học; Trung học phổ thông có 992 lớp, với 42.152 học sinh, tỉ
lệ 50,7% so với dân số trong độ tuổi 15-17 tuổi; tuyển mới vào lớp 10 là 12.259 học sinh,
đạt tỷ lệ 68,9% so với học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở.
- Về đội ngũ giáo viên toàn ngành hiện có 19.803 cán bộ, giáo viên và nhân viên, cơ
bản đáp ứng nhu cầu số lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, viên chức cho các cấp học.
- Tính đến đầu năm học 2013-2014, có 10 trường mẫu giáo, mầm non đạt chuẩn quốc
gia, đạt 5,6% so tổng số tăng 5 trường so cùng kỳ năm học trước; có 92 trường tiểu học
đạt 40,5%, tăng 13 trường so cùng kỳ năm học trước; có 13 trường trung học cơ sở đạt
10,4% và 3 trường trung học phổ thông đạt 8,3% so với tổng số trường (tăng 6 trường
THCS và 1 trường THPT so cùng kỳ năm học trước).
- Kết quả trúng tuyển nguyện vọng 1 và 2 (tính đến 13/9/2013) của trường đại học Tiền
Giang hệ đào tạo đại học có 1.652/1.010 chỉ tiêu (163,6%), nộp đơn nhập học 529 em,
đạt 52,4% chỉ tiêu được tuyển; hệ cao đẳng có 1.938/ 1.810 chỉ tiêu (107,1%), nộp đơn
nhập học 434 em, đạt 24% chỉ tiêu được tuyển. Trường tiếp tục nhận hồ sơ xét tuyển đại
học, cao đẳng (đợt 3) đối với các ngành còn chỉ tiêu từ ngày 12/9-01/10/2013; hệ trung
cấp chuyên nghiệp (đợt 1) có 254 hồ sơ nhập học, trường tiếp tục phát hành và nhận hồ
sơ trung cấp chuyên nghiệp đợt 2 từ 28/8/2013 - 04/10/2013.
C) Y tế
Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê năm 2011, tỉnh Tiền Giang có 211 cơ sở khám
chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 14 bệnh viện, 19 phòng khám đa khoa khu
vực và 178 trạm y tế phường xã; tổng số giường bệnh là 3.597 giường, trong đó các bệnh
viện có 2.620 giường, phòng khám đa khoa khu vực có 46 giường, trạm y tế có 931
giường. Cũng theo thông tin từ Tổng cục Thống kê năm 2011, tỉnh có 757 bác sĩ, 805 y
sĩ, 907 y tá, 387 nữ hộ sinh, 60 dược sĩ cao cấp, 617 dược sĩ trung cấp và 96 dược tá.
Theo thông tin từ Website Đài phát thanh và truyền hình Tiền Giang, đầu năm 2010,
ngành y tế Tiền Giang có trên 4.000 y bác sĩ, toàn tỉnh có 169/178 trạm y tế có bác sĩ,
168 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật y tế từ
tỉnh đến cơ sở được đầu tư và ngày càng chuẩn hoá, ứng dụng kỹ thuật hiện đại giúp nâng
cao chất lượng khám chữa bệnh.
D) Giao thông
+ Hệ thống hạ tầng giao thông:
Với vị trí nằm giữa hai thành phố lớn là thành phố Cần Thơ và thành phố Hồ Chí
Minh, lại có sông, có biển, Tiền Giang có mạng lưới giao thông thủy bộ khá thuận lợi.
- Đường bộ: tỉnh có quốc lộ 1A đi qua, hầu hết các xã phường đều có đường ô tô đến
tận trung tâm. Ngoài quốc lộ 1A, tỉnh còn có 3 tuyến quốc lộ khác nối các huyện thị trong
tỉnh với các tỉnh lân cận như: quốc lộ 60 từ thành phố Mỹ Tho đi Bến Tre; quốc lộ 50 từ
Mỹ Tho đi Chợ Gạo, Gò Công, Long An; quốc lộ 30 từ Cái Bè đi Vĩnh Long, Đồng
Tháp. Đầu năm 2010, tuyến đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương khánh
thành, nối thành phố Hồ Chí Minh với thành phố Mỹ Tho, giải tỏa một lượng lớn phương
tiện giao thông trên quốc lộ 1A. Hiện tại, tuyến cao tốc thứ 2 từ Trung Lương đi Mỹ
Thuận cũng đang được thi công, khi hoàn thành, hệ thống đường bộ trên địa bàn Tiền
Giang sẽ mang diện mạo mới.
- Đường thủy: mạng lưới giao thông thủy khá phát triển, Tiền Giang có lợi thế để trở
thành đầu mối của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long về giao lưu vận tải biển với cả
nước và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Cảng Mỹ Tho, nằm ở khu công nghiệp
Mỹ Tho, có thể tiếp nhận tàu có tải trọng 3.000 tấn vào cảng. Tiền Giang đang kêu gọi
đầu tư mở rộng cảng Mỹ Tho về phía Đông; giai đoạn 1 đã được tiến hành năm 2005 với
công suất đạt 400 ngàn tấn/năm; giai đoạn 2 dự kiến sẽ tiến hành trong năm 2010 với
công suất 650.000 - 800.000 tấn/năm, xây dựng cầu tàu 3.000 - 5.000 DWT, kho bãi chứa
hàng 1.440 m2 và bãi chứa hàng container 5.300 m2, bãi đỗ xe và tập kết thiết bị: 4.800
m2 và đầu tư các thiết bị: xe cẩu, xe nâng hàng, tàu kéo chuyên dùng, rơmooc container
+ Tình hình vận tải:
Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê năm 2012, khối lượng vận chuyển hành khách
của tỉnh là 29,8 triệu lượt người, khối lượng luân chuyển hành khách đạt 1231,4 triệu lượt
người/km; khối lượng vận chuyển hàng hoá đạt 7.132,8 nghìn tấn (đường bộ đạt 2.548
nghìn tấn, đường thủy đạt 4.584,8 nghìn tấn), khối lượng luân chuyển hàng hoá đạt 789,9
triệu tấn/km (đường bộ đạt 255,3 triệu tấn/km, đường thủy đạt 534,6 triệu tấn/km).
4. Kinh tế
Trong 6 tháng đầu năm 2013, Tổng sản phẩm trên địa bàn ước tính đạt 9.332 tỷ đồng,
tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2011. Tốc độ tăng trưởng kinh tế có chậm lại so với 3 năm
trước liền kề.
So với 6 tháng đầu năm 2, Khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng 6,3%,
trong đó nông nghiệp tăng 7,2%. Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng 14,3%,
tăng cao hơn 6 tháng đầu năm 2012 là 1,1%, trong đó công nghiệp tăng 19,7%. Khu vực
dịch vụ tăng trưởng 11,4%, tăng thấp hơn 6 tháng đầu năm 2012 là 0,9%. Cơ cấu kinh tế
của tỉnh chuyển dịch chậm, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và tỷ trọng
nông nghiệp giảm. Khu vực nông lâm thủy sản chiếm 44,3%, khu vực công nghiệp - xây
dựng chiếm 28,3%, khu vực dịch vụ chiếm 27,4%.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, tổng thu ngân sách đạt 4.956 tỷ đồng, tăng 9,4% so
cùng kỳ. Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2013 tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn đạt
21.546 tỷ đồng, tăng 2.751 tỷ đồng so đầu năm và tăng 17,4% so cùng kỳ. Dư nợ cho vay
là 17.439 tỷ đồng giảm 57 tỷ so đầu năm và tăng 8,1% so cùng kỳ, trong đó dư nợ ngắn
hạn đạt 12.556 tỷ đồng, chiếm 72% trong tổng dư nợ cho vay. Nợ xấu 6 tháng qua có xu
hướng tăng lên, tăng 531 tỷ đồng so đầu năm và chiếm 4,3% trong tổng dư nợ.
Ước đạt trong 6 tháng đầu năm 2013, Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 7208,6 tỷ
đồng, đạt 49,3% kế hoạch, bằng 107,5% so cùng kỳ. Vốn khu vực Nhà nước 953,6 tỷ
đồng, chiếm 15,2% trong tổng vốn đầu tư, khu vực ngoài Nhà nước 4.660,6 tỷ đồng, tăng
9,5%, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 594,6 tỷ đồng, bằng 60,1% so cùng
kỳ. Vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước do địa phương quản lý thực hiện 742,9 tỷ đồng,
trong đó vốn ngân sách trung ương 88,6 tỷ đồng, chiếm 11,9% tổng số, vốn ngân sách địa
phương 731 tỷ đồng, chiếm 88,1%. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được 7 dự án
đầu tư với tổng vốn đăng ký 152,6 triệu USD.
Sáu tháng đầu năm 2013, Tỉnh có 172 doanh nghiệp đăng ký thành lập với tổng vốn
đăng ký là 473,9 tỷ đồng, tăng 7% về số doanh nghiệp và tăng 21,8% về lượng vốn đăng
ký. Ngoài ra, còn có 90 doanh nghiệp đăng ký bổ sung vốn với tổng vốn bổ sung thêm là
1.495,2 tỷ đồng và 321 doanh nghiệp đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh. Tính đến
ngày31 tháng 12 năm 2011, trên địa bàn tỉnh có 4.112 doanh nghiệp, trong đó có 2.793
doanh nghiệp đang hoạt động, 207 doanh nghiệp đã đăng ký nhưng chưa hoạt động, 159
doanh nghiệp ngừng sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chờ giải thể 121, doanh nghiệp
không tìm thấy, không xác minh 166, doanh nghiệp thuộc đối tượng khác 666. Tổng số
hợp tác xã hiện có trên địa bàn tỉnh là 104 hợp tác xã và 01 Liên hiệp hợp tác xã.
Trong sáu tháng đầu năm 2013, Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng xã hội thực hiện được 15.438 tỷ đồng, đạt 46,5% kế hoạch năm và tăng 16,7% so
cùng kỳ. Xuất khẩu hàng hóa không được thuận lợi, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt
360 triệu USD, đạt 41,9% kế hoạch. Hàng thủy sản xuất 60.476,8 tấn tăng 13,4%, về trị
giá tương đương 159,8 triệu USD tăng 7,2% so cùng kỳ. Hàng rau quả xuất 3.345 tấn
giảm 30,3%, về trị giá đạt 3,7 triệu USD chỉ bằng 64,6% so cùng kỳ. Xuất khẩu Gạo đạt
được 89.592 tấn bằng 63,8% so cùng kỳ, về trị giá đạt 41,4 triệu USD giảm 35,7% so
cùng kỳ (giảm 22,9 triệu USD). Hàng dệt may xuất được 5.341,8 ngàn sản phẩm giảm
8,5% so cùng kỳ, về trị giá tương đương 57 triệu USD tăng 10,7% so cùng kỳ. Kim
ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 125,3 triệu USD, đạt 36,9% kế hoạch và bằng 80,4% so
cùng kỳ, gồm kinh tế nhà nước đạt 26,2 triệu USD, tăng 38%; kinh tế tư nhân đạt 40,2
triệu USD, bằng 58,8%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 59 triệu USD, bằng 86% so
cùng kỳ. Doanh thu vận tải đạt 655,4 tỷ đồng, tăng 28,5% so cùng kỳ, trong đó vận tải
hàng hóa đạt 394,3 tỷ đồng, tăng 32,2%, vận tải hành khách đạt 239,3 tỷ đồng, tăng
23,3%. Tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển đạt 5.805 nghìn tấn, tăng 17,8% so cùng
kỳ, khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 552.206 nghìn tấn, tăng 24,6% so cùng kỳ.
Doanh thu Bưu chính viễn thông đạt 538,2 tỷ đồng tăng 17,7% so 6 tháng đầu năm 2011.
Chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,33% so với tháng 12 năm 2011, bình quân 1 tháng tăng
0,22%.
- Các khu công nghiệp trong tỉnh:
Khu công nghiệp Mỹ Tho (79,14 ha): TP Mỹ Tho
Khu công nghiệp Tân Hương (197 ha): H.Châu Thành
Khu công nghiệp Long Giang (600 ha): H.Tân Phứơc
Khu công nghiệp Dầu khí Xoài Rạp (600 ha): H.Gò Công Đông
Khu công nghiệp Bình Đông (1000 ha):TX Gò Công
Dự án các khu công nghiệp tập trung giai đoạn 2010-2015 có quy mô lớn như:
KCN Đông Nam Tân Phước, KCN Bình Xuân, KCN tập trung ở Bắc Gò Công, cụm
công nghiệp Tam Hiệp (Châu Thành), Long Định, CCN Bình Phú ở TT. Bình Phú