Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre luận văn ths du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.98 MB, 144 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






ĐỖ THU NGA





NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI MIỆT VƯỜN TỈNH BẾN TRE






LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH






Hà Nội - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





ĐỖ THU NGA




NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI MIỆT VƯỜN TỈNH BẾN TRE


Chuyên ngành : Du lịch học
(Chương trình đào tạo thí điểm)


LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ HẢI



Hà Nội - 2015
1


LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn Bến Tre là việc làm mang tính
thiết thực, nhằm góp phần giúp cho loại hình du lịch sinh thái miệt vườn Bến
Tre ngày càng phát triển theo hướng bền vững. Nghiên cứu đề tài này là mong
ước của tác giả từ khi còn ngồi trên giảng đường đại học.
Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS. TS Nguyễn
Thị Hải đã tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình
thực hiện luận văn thạc sĩ này!
Tác giả cũng xin kính gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý Thầy/ Cô trong khoa Du
lịch học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã dạy dỗ,
truyền đạt kiến thức, quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả rất nhiều
trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình.
Ngoài ra, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch tỉnh Bến Tre, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch tỉnh Bến Tre, Sở Tài
nguyên và Môi trường Bến Tre, Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long,
Công ty Cổ phần Du lịch Bến Tre, Công ty TNHH Du lịch – Dịch vụ - Thương
mại Cồn Phụng, Công ty TNHH Du lịch Sao Việt, Công ty TNHH Dịch vụ - Du
lịch Chợ Lách,…đã nhiệt tình hỗ trợ và cung cấp những tài liệu, thông tin quý
giá để tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong việc thu thập, khảo sát và sử dụng các
phương pháp thích hợp để trình bày luận văn một cách ngắn gọn, đầy đủ nhưng
chắc rằng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự góp
ý của quý Thầy/ Cô, các nhà nghiên cứu khoa học để luận văn được hoàn thiện
hơn.
Hà Nội, tháng 01 năm 2015

Đỗ Thu Nga

2


MỤC LỤC

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI MIỆT
VƢỜN TỈNH BẾN TRE
Phần mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài 9
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 10
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 10
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 11
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 14
6. Cấu trúc của luận văn 15
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH SINH THÁI
MIỆT VƢỜN 16
1.1. Cơ sở lí luận 16
1.1.1. Khái niệm 16
1.1.2. Nguyên tắc phát triển 25
1.1.3 Các điều kiện phát triển 26
1.2. Cơ sở thực tiễn 29
1.2.1. Tình hình chung 29
1.2.2. Tình hình phát triển của DLSTMT của một số tỉnh lân cận 31
1.2.3. Bài học kinh nghiệm 36
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI MIỆT
VƢỜN Ở BẾN TRE 38
2.1. Giới thiệu khái quát tỉnh Bến Tre 38
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 38
3

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 44
2.2. Các điều kiện phát triển DLSTMV tỉnh Bến Tre 47
2.2.1. Thị trường và nhu cầu của khách 47

2.2.2. Tài nguyên du lịch 50
2.2.3. Khả năng cung ứng các dịch vụ du lịch 56
2.2.4. Chính sách phát triển du lịch 57
2.2.5. Năng lực cộng đồng 59
2.2.6. Công tác xúc tiến, quảng bá 61
2.3. Thực trạng hoạt động du lịch sinh thái miệt vƣờn tỉnh BếnTre 63
2.3.1. Các sản phẩm du lịch 63
2.3.2. Doanh thu từ du lịch sinh thái miệt vườn tiêu biểu 65
2.3.3. Lao động tại một số điểm du lịch sinh thái miệt vườn tiêu biểu 70
2.4. Đánh giá tác động của hoạt động DLSTMV ở Bến Tre 71
2.4.1. Tác động tới môi trường 71
2.4.2. Tác động tới công tác bảo tồn 73
2.4.3. Tác động tới cộng đồng địa phương 73
2.5. Đánh giá chung về thực trạng DLSTMV Bến Tre 75
2.5.1. Điểm mạnh (Strength) 75
2.5.2. Điểm yếu (Weakness) 77
2.5.3. Cơ hội (Opportunity) 78
2.5.4. Thách thức (Threat) 79
CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH
THÁI MIỆT VƢỜN Ở TỈNH BẾN TRE 82
3.1. Định hƣớng phát triển du lịch miệt vƣờn ở tỉnh Bến Tre 82
4

3.1.1. Định hướng khách du lịch 82
3.1.2. Định hướng loại hình và sản phẩm du lịch 83
3.1.3. Định hướng phát triển tuyến du lịch 84
3.1.4. Định hướng liên kết, quản lý về du lịch 86
3.2.Giải pháp phát triển du lịch miệt vƣờn ở tỉnh Bến Tre 88
3.2.1. Giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch 88
3.2.2. Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch 89

3.2.3. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng 91
3.2.4. Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch 92
3.2.5. Giải pháp về quản lý 94
3.2.6. Giải pháp về xúc tiến, quảng bá du lịch sinh thái miệt vườn 95
3.2.7. Giải pháp về liên kết và hỗ trợ phát triển du lịch 105
3.3. Một số kiến nghị 106
3.3.1. Đối với cơ quan trung ương 106
3.3.2. Đối với Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre 106
3.3.3. Bộ Giao thông – Vận tải 107








5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
Tên cụm từ
DLST : Du lịch sinh thái
DLSTMV : Du lịch sinh thái miệt vườn
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
VHTTDL : Văn hóa, Thể thao và Du lịch
UBND : Ủy ban nhân dân
CSLT DL : Cơ sở lưu trú du lịch
CSVC-KT : Cơ sở vật chất kỹ thuật

KT – XH : Kinh tế xã hội
TĐTT : Tốc độ tăng trưởng
TTBQ : Tăng trưởng bình quân
KDL : Khách du lịch
KDDL : Kinh doanh du lịch
VCAT : Vườn cây ăn trái
VCATLT : Vườn cây ăn trái Lái Thiêu
XTTMDL : Xúc tiến thương mại du lịch
UNWTO : Tổ chức Du lịch Thế giới
PATA : Hiệp hội du lịch Châu Á- Thái Bình Dương
WTTC : World Travel & Tourism Council (Hội đồng du lịch và lữ
hành thế giới)
GEF : Global Environment Facility
6

IUCN : International Union for Conservation of Nature and Natural Resources
(Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên)
WWF : c t bo v thiên nhiên)
UNESCO : United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
(T chc Giáo dc, Khoa hp Quc)





















7

MỤC LỤC BẢNG

Bảng 2.1: Cơ cấu khách du lịch đến Bến Tre 48
Bảng 2.2: Nhu cầu của khách du lịch 49
Bảng 2.3. Số lượng điểm du lịch miệt vườn ở Bến Tre 56
Bảng 2.4. Cơ sở lưu trú du lịch ở Bến Tre 57
Bảng 2.5: Lượng khách và doanh thu ở Cồn Phụng năm 2010 – 2013 65
Bảng 2.6: Tốc độ tăng lượng KDL Lan Vương năm 2010 – 2013 67
Bảng 2.7: Lượng khách và doanh thu ở Dừa Xanh Nam Bộ năm 2010 – 2013 69
Bảng 2.8: Số lao động phục vụ tại điểm du lịch tiêu biểu 70
Bảng 2.9: Tác động từ du lịch tới cộng đồng địa phương 74
Bảng 3.1: Nhu cầu các thị trường khách quốc tế với DLSTMV Bến Tre 96
Bảng 3.2: Giải pháp ưu tiên đầu tư phát triển một số sản phẩm của du lịch 101
Bảng 3.3: Nguồn tiếp nhận thông tin của khách du lịch về DLSTMV 102











8

MỤC LỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu khách nội địa đến Bến Tre 2014 48
Biểu đồ 2.2: Đánh giá của khách du lịch về thái độ của CĐĐP 60
Biểu đồ 2.3: Sự tham gia dịch vụ du lịch của CĐĐP tại các điểm DLSTMV Bến
Tre 60
Biểu đồ 2.4: T ng n Cn Phng t  2013 66
Biểu đồ 2.5. Tốc độ tăng doanh thu điểm Cồn Phụng từ năm 2010 – 13. 66
Biểu đồ 2.6: Tốc độ tăng lượng KDL Lan Vương năm 2010 – 2013 67
Biểu đồ 2.7: Tốc độ tăng doanh thu điểm Lan Vương từ năm 2010 – 13 68
Biểu đồ 2.8: Tốc độ tăng doanh thu điểm Dừa Xanh Nam Bộ năm 2010 – 13
69


MỤC LỤC HÌNH


Hình 2.1: Bản đồ vị trí tỉnh Bến Tre. 39
Hình 2.2: Bản đồ sông ngòi Bến Tre 51
Hình 2.3: Bản đồ du lịch miệt vườn 4 cồn Bến Tre bằng đường sông 65






9

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Du lịch nói chung và du lịch sinh thái (DLST) nói riêng ngày càng khẳng định
được vị thế của mình trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc
gia. Chính vì thế, khoảng hai thập kỉ gần đây, du lịch (đặc biệt DLST) được
nhiều quốc gia, lãnh thổ chú ý vì đó là ngành phát triển dựa vào thiên nhiên, bảo
tồn tự nhiên, bảo tồn văn hóa bản địa, đặc biệt có khả năng nhanh chóng cải
thiện cuộc sống của cộng đồng địa phương góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội
phát triển.
Tại Việt Nam, một trong những loại hình du lịch đang ngày càng phát triển
mạnh mẽ và thu hút du khách trong nước và ngoài nước - đó là loại hình du lịch
sinh thái. Du lịch sinh thái được xem như một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ
môi trường sinh thái hướng tới sự phát triển bền vững thông qua quá trình làm
giảm sức ép khai thác nguồn lợi tự nhiên, phục vụ nhu cầu của du khách, của
người dân địa phương khi tham gia vào các hoạt động du lịch sinh thái.
Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, một tuyến điểm du
lịch sinh thái và văn hóa hấp dẫn của miền Tây Nam Bộ nằm tiếp giáp với biển
Đông, có bờ biển dài 60 km. Phía bắc giáp Tiền Giang, phía tây và tây nam giáp
Vĩnh Long, phía nam giáp Trà Vinh. Thị xã Bến Tre cách Thành phố Hồ Chí
Minh 85 km.
Bến Tre có tiềm năng to lớn để phát triển du lịch sinh thái miệt vườn như: môi
trường sinh thái trong lành với khí hậu hài hòa, hệ thống sông nước, những miệt
vườn cây trái rộng lớn và kênh rạch chằng chịt tạo nên tiềm năng du lịch sinh
thái mang đậm tính văn hóa miệt vườn Nam Bộ.
Thực tế cho thấy, hoạt động DLSTMV đã xuất hiện ở một số địa bàn trong tỉnh
và đã có một số thành công nhất định. Những sản phẩm du lịch sinh thái miệt

vườn ở Bến Tre tuy có phát triển nhưng còn hạn chế và chưa thật sự tương xứng
với tiềm năng vốn có của mình. Trong mấy năm gần đây loại hình này chưa có
sự thay đổi đột phá cả về hình thức lẫn nội dung và đã xuất hiện một số ảnh
10

hưởng tiêu cực: sản phẩm du lịch còn đơn điệu, cảnh quan tự nhiên bị phá vỡ, ô
nhiễm môi trường, quản lý yếu kém mạnh ai nấy làm,
Trong khi đó, địa phương đặt ra cho ngành du lịch Bến Tre một trách nhiệm to
lớn là làm thế nào để du lịch sinh thái miệt vườn thật sự trở thành thế mạnh và
là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Bến Tre. Loại hình du lịch sinh thái miệt
vườn muốn tồn tại và phát triển bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế lâu dài rất
cần có sự quy hoạch, khai thác, sử dụng và bảo vệ một cách hợp lý bởi tính
nhạy cảm của nó trong quá trình khai thác và sử dụng. Thế nên, việc phát triển
du lịch sinh thái miệt vườn Bến Tre mang một phong cách riêng. Đa dạng hóa
các sản phẩm du lịch để đáp ứng nhu cầu cũng với mục đích để từng bước cải
thiện và phục vụ đời sống nhân dân như: sinh hoạt, ăn uống, dinh dưỡng, tăng
cường sức khỏe và góp phần vào việc vui chơi, giải trí…
Do vậy, người viết đã chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái
miệt vườn tỉnh Bến Tre”để làm luận văn tốt nghiệp. Bằng sự nỗ lực học tập,
nghiên cứu để góp phần phát triển du lịch sinh thái miệt vườn một cách bền
vững ở Bến Tre.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Góp phần phát triển du lịch sinh thái nói chung, du lịch sinh thái miệt vườn nói
riêng một cách bền vững ở Bến Tre.
2.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch sinh thái và du lịch sinh thái
miệt vườn.
- Điều tra khảo sát, thu thập tài liệu phục vụ cho việc đánh giá tiềm năng và
hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái miệt vườn tại Bến Tre.

- Đề xuất định hướng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn của
Bến Tre.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
11

- Đối tượng nghiên cứu là du lịch sinh thái miệt vườn.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian nghiên cứu của luận văn trong phạm vi tỉnh Bến Tre, tập trung tại
các điểm du lịch sinh thái miệt vườn tiêu biểu của tỉnh Bến Tre: điểm du lịch
sinh thái miệt vườn Lan Vương, điểm du lịch sinh thái miệt vườn Dừa Xanh
Nam Bộ thuộc xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre và điểm du lịch sinh thái miệt vườn
Cồn Phụng thuộc xã Tân Thanh, huyện Châu Thành, Bến Tre.
- Thời gian nghiên cứu: Các số liệu để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển
du lịch miệt vườn ở Bến Tre từ năm 2009 trở lại đây. Bên cạnh đó, tác giả cũng
cố gắng nắm bắt kịp thời hiện trạng và định hướng phát triển trong tương lai của
ngành du lịch Bến Tre.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
- Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa
gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền
vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Du lịch sinh thái hình
thành và phát triển ở nhiều nước trên thế giới từ những thập niên 80, 90 của thế
kỷ trước. Định nghĩa về DLST lần đầu tiên được Hector Ceballos – Lascurain
nêu vào năm 1987 như sau: ch sinh thái là du ln nhng khu vc t
nhiên còn ít b i, vi nhng mc bit: nghiên cu, tham quan
vi ý thc trân trng th gii hoang dã và nhng giá tr c khám
 [21, tr.8].
Loại hình này cũng thuộc một trong 5 hình thức của du lịch nông thôn như:
- Du lịch sinh thái, quan tâm tới việc bảo vệ nguồn lợi tự nhiên cũng như phúc
lợi, giá trị văn hóa của người dân địa phương.
- Du lịch tự nhiên mang tính giải trí.

- Du lịch văn hóa, quan tâm tới văn hóa, lịch sử và khảo cổ của địa phương.
- Du lịch làng xã, trong đó du khách được hòa mình vào cuộc sống làng xã và
dân làng được hưởng các lợi ích kinh tế do các hoạt động du lịch mang lại.
12

- Du lịch nông nghiệp, trong đó khách du lịch tham quan và tham gia các hoạt
động nông nghiệp truyền thống, không phá hoại hay làm giảm năng suât cây
trồng của địa phương [24 ].
Điều đó có thể thấy, du lịch nông thôn không chỉ gói gọn trong một loại hình du
lịch nhất định, nó có thể bao gồm nhiều loại hình du lịch trong một không gian
lãnh thổ của một vùng nông thôn thuộc địa phương nào đó.
Du lịch miệt vườn là tên gọi chung cho loại hình du lịch lấy cảnh quan sông
nước và vườn cây ăn trái làm điểm nhấn. Là một loại hình du lịch cung cấp sản
phẩm du lịch cho du khách dựa trên nền tảng các vườn cây ăn trái tập trung, có
qui mô tương đối lớn và gắn với cảnh quan sông nước.
Xu thế ngày nay, loại hình du lịch sinh thái kết hợp nông thôn đang được các
nhà đầu tư du lịch quan tâm rất nhiều và các tài nguyên để có thể phát triển du
lịch sinh thái miệt vườn trong phạm vi đề tài này đều là của vùng nông thôn
thuộc tỉnh Bến Tre.
Bến Tre là một vùng đất còn giữ được nét nguyên sơ của miệt vườn sông nước
và môi trường sinh thái trong lành với những vườn dừa mênh mông bạt ngàn,
những vườn cây trái bốn mùa trĩu quả, những vườn cây cảnh nổi tiếng ĐBSCL.
Bến Tre còn được nhiều người nhắc tới với tên gọi “Quê hương đồng khởi”,
“Xứ dừa Bến Tre” một địa danh quen thuộc đối với cả nước. Bên Tre, với
những điều kiện tự nhiên lý tưởng, cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, sông nước
hữu tình , đã từng được nhắc đến qua số tác phẩm viết về Bến Tre và miệt
vườn ĐBSCL nói chung như:
- Trần Ngọc Thêm, i Vit vùng Tây Nam B, NXB Văn hóa – văn
nghệ TP. HCM, đã cho chúng ta thấy được nét  đặc trưng để trên cơ sở
đó nhận diện bản sắc văn hóa vùng của khu vực Tây Nam Bộ.

- Thạnh Phương - Đoàn Tứ, a chí Bn Tre cung cấp cho chúng ta những hiểu
biết chính xác về đặc điểm tự nhiên, cư dân, lịch sử, kinh tế của vùng đất Bến
Tre.
13

- Trong cuốn ng Bng sông Cu Long  Nét sinh hovà t
n nhà văn Sơn Nam lần lượt trình bày lại lịch sử văn hóa, văn minh của miệt
vườn nói riêng và Nam Bộ nói chung, trước hết bằng cái nhìn đại thể, rồi xoáy
sâu theo từng mốc lịch sử quan trọng. Xen vào đó là những chương nêu bật các
đặc điểm văn hóa gắn liền với từng bối cảnh của từng giai đoạn lịch sử nhất
định.
- Nguyễn Thanh Long, Mic Cu Long, tác giả chủ yếu sưu tầm
nét văn hóa và cảnh quan miệt vườn sông nước Cửu Long qua hình ảnh.
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Ẩn đã có một số công trình nghiên cứu về mô hình
vườn nhà ở ĐBSCL như:
- Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, năm 1996 đã nghiên cứu một số mô hình vườn nhà ở
ĐBSCL và thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đặc biệt phân tích đặc điểm kinh tế
xã hội, hiệu quả kinh tế và điều kiện tự nhiên nhằm có cơ sở đề xuất một số
biện pháp xử lý và phương hướng phát triển mô hình vườn cho thích hợp.
- Năm 1997, trong bài viết “A study on the home garden ecosystem in the
Mekong river delta and Ho Chi Minh city” Nguyễn Thị Ngọc Ẩn đã đề cập tới
các yếu tố của vườn nhà ở miền Nam Việt Nam, cấu trúc phân tầng trong vườn,
các loại đất, động vật và thực vật trong vườn và chỉ ra vai trò của vườn về văn
hóa, xã hội, kinh tế.
- Và một số bài viết ngắn trên các báo, tạp chí hoặc sách giới thiệu về du lịch
(Non nước Việt Nam, Vietnam Tourist Guidebook -Tổng cục Du lịch)…
Nhìn chung các tác giả đã có quan tâm đến vườn nhà, đến miệt vườn sông nước
Cửu Long nói chung nhưng các công trình nghiên cứu chưa có thời gian đào sâu
đến du lịch sinh thái miệt vườn.
Đề tài luận văn u h sinh thái min  cù lao Th tnh

Ti phát trin du lch sinh thái bn vng”. Tác giả Võ Thị Ánh Vân
chủ yếu đi theo hướng nghiên cứu về hệ sinh thái miệt vườn ở cù lao Thới Sơn
dưới góc độ sinh học.
14

Bên cạnh đó gần đây, có hai luận văn thạc sỹ của học viên cao học Trường Đại
học Khoa học Xã hội & Nhân văn - Nội, Đại học Sư phạm TP. HCM đã nghiên
cứu về Bến Tre như:
- ng phát trin du lch tnh B, luận văn Thạc sỹ
sinh học của tác giả Trần Thị Thạy - Trường Đại học Sư phạm TP.HCM (Tháng
7/2011).
- u phát trin du l, luận văn Thạc sỹ du lịch
học của tác giả Trần Quốc Thái - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn Hà Nội (Tháng 11/2013).
Qua hai đề tài, tác giả Trần Thị Thay đã nghiên cứu về tiềm năng và định hướng
phát triển du lịch chung của Bến Tre dưới góc độ của ngành địa lý học. Tác giả
Trần Quốc Thái cũng đã nghiên cứu về tiềm năng tài nguyên du lịch của Bến
Tre dưới góc độ của ngành du lịch học nhưng lại theo hướng phát triển du lịch
văn hóa ở Bến Tre. Cả hai luận văn nói trên đều chưa đi sâu nghiên cứu để phát
triển để phát triển DLSTMV Bến Tre và cũng chưa có công trình nào nghiên
cứu về du lịch sinh thái miệt vườn Bến Tre dưới góc độ của nhà nghiên cứu về
du lịch.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và tổng kết tài liệu
Giai đoạn đầu của bất kỳ luận văn nào, tác giả cũng phải tiến hành thu thập các
tài liệu liên quan đến đề tài mình quan tâm, phương pháp này rất quan trọng vì
trên cơ sở tài liệu thu thập được, tác giả mới tổng hợp, định hướng tốt cho đề tài
của mình.
- Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát một số điểm du lịch sinh thái miệt vườn tiêu biểu như Cồn Phụng, Lan

Vương và điểm Dừa Xanh Nam Bộ. Tham dự hội chợ trái cây ngon tổ chức
hàng năm tại huyện Chợ Lách từ ngày 29/5 – 2/6/2014 nhằm ngày 1 – 5/5 âm
lịch, trưng bày các trái cây ngon của tỉnh.
15

Phương pháp này đã giúp cho tác giả đánh giá đối tượng một cách chính xác
hơn.Tuy nhiên, vẫn cần sự hỗ trợ để nâng cao hiệu quả quan sát như: máy ảnh,
máy thu âm…Đồng thời, có thể phỏng vấn trức tiếp những người làm công tác
du lịch hay cư dân địa phương ở đó.
- Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi giúp tác giả có kiến thức một cách hệ thống
về quy trình điều tra khảo sát trong thực tế.
Khi tiến hành nghiên cứu , 120 bảng câu hỏi được phát đến các khách du lịch
tham quan tỉnh Bến Tre.
- Phương pháp phân tích SWOT
Phương pháp này phân tích những ưu, khuyết điểm, những lợi thế, hạn chế bên
trong và những cơ hội, thách thức bên ngoài đối tượng nghiên cứu. Trên thực tế,
phương pháp này cho phép các tổ chức doanh nghiệp nghiên cứu một cách có
hệ thống các điều kiện SWOT để đưa vào trong tiến trình phân loại sự lưa chọn
chiến lược và chiến thuật kinh doanh của doanh nghiệp du lịch quốc gia và
vùng.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, hình ảnh, bảng biểu và danh mục tài liệu
tham khảo. Luận văn gồm ba chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch sinh thái miệt vườn
Chương 2.Thực trạng phát triển du lịch sinh thái miệt vườn ở Bến Tre
Chương 3. Định hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn ở
Bến Tre

NỘI DUNG


16

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU
LỊCH SINH THÁI MIỆT VƢỜN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái niệm

Ngày nay, DLST đã và đang trên đà trở mình và đã trở nên phổ biến đối với
những người yêu thiên nhiên, nó xuất phát từ các trăn trở về môi trường, kinh tế
và xã hội.
Du lịch sinh thái (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới và đã mau chóng
thu hút được sự quan tâm của nhiều người thuộc các lĩnh vực khác nhau. Đây là
một khái niệm rộng, được hiểu khác nhau từ những góc độ khác nhau. Đối với
một số người, du lịch sinh thái đơn giản chỉ là sự kết hợp ý nghĩa của 2 từ ghép
“du lịch” và “sinh thái” vốn đã quen thuộc.
Song đứng dưới góc nhìn rộng hơn, tổng quát hơn thì một số người quan niệm
DLST là du lịch thiên nhiên. Như vậy, mọi hoạt động du lịch có liên quan đến
thiên nhiên như tắm biển, nghỉ núi, tham quan miệt vườn…đều được hiểu là
DLST [4, tr.82].
Du lịch sinh thái có thể còn được hiểu dưới những tên gọi khác nhau như:
- Du lịch thiên nhiên (Nature Tourism).
- Du lịch dựa vào thiên nhiên ( Nature – Based Tourism).
- Du lịch môi trường (Environmental Tourism).
- Du lịch đặc thù (Particular Tourism).
- Du lịch xanh (Green Tourism).
- Du lịch thám hiểm (Adventure Tourism).
- Du lịch có trách nhiệm ( Responsible Tourism).
- Du lịch nhạy cảm ( Sensitized Tourism).
17


- Du lịch nhà tranh (Cottage Tourism).
- Du lịch bền vững ( Sustainable Tourism).
Theo GS.TSKH Lê Huy Bá, DLST bắt nguồn từ du lịch thiên nhiên và du lịch
ngoài trời. Vì đều “ dựa vào thiên nhiên” và “ có trách nhiệm” với môi trường
mà có người quan niệm, DLST là loại hình du lịch có lợi cho sinh thái, ít có
những tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái, nơi diễn ra
các hoạt động du lịch. Cũng có ý kiến cho rằng DLST đồng nghĩa với du lịch
đạo lý, du lịch có trách nhiệm, du lịch xanh, du lịch có lợi cho môi trường hay
có tính bền vững.
Như vậy, cho đến gần đây định nghĩa về du lịch sinh thái vẫn chưa thống nhất.
Điều đó cũng khá phù hợp vì du lịch sinh thái chỉ là một hiện tượng mới xuất
hiện gần đây và mỗi nhà nghiên cứu đều có định nghĩa khác nhau.
Từ định nghĩa về DLST lần đầu tiên được Hector Ceballos – Lascurain nêu vào
năm 1987 thì: 

 [21, tr.8].
Cùng với thời gian, định nghĩa về DLST được nhiều nhà nghiên cứ quan tâm
đưa ra theo quan điểm, lập trường của mình. Vào những năm 90 của thế kỷ 20,
khái niệm về DLST cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu nêu ra.Từ định nghĩa
đầu tiên năm 1987 cho đến nay, nội dung của DLST đã có sự thay đổi: từ chỗ
coi hoạt động DLST là loại hình ít tác động đến môi trường tự nhiên sang cách
nhìn khác hơn. Theo cách nhìn mới, DLST là loại hình du lịch có trách nhiệm
với bảo tồn, có tính giáo dục và nâng cao đời sống của cộng đồng địa phương.
Ở Việt Nam, DLST mới nghiên cứu từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ 20.Trong Hội
thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển Du lịch sinh thái ở Việt Nam”
(từ ngày 7 đến ngày 9/9/1999). Tổng cục Du lịch Việt Nam đã đưa ra định
nghĩa về DLST ở Việt Nam như sau: 

18




Cho đến nay, khái niệm DLST vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau,
với những tên gọi khác nhau. Mặc dù, những tranh luận vẫn còn đang diễn tiến
nhằm tìm ra một định nghĩa chung nhất về DLST, nhưng đa số ý kiến của các
chuyên gia hàng đầu về DLST đều cho rằng DLST là loại hình du lịch dựa vào
thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được nuôi dưỡng, quản lý theo
hướng bền vững về mặt sinh thái. Đến với DLST, du khách sẽ được hướng dẫn
tham quan với những diễn giải cần thiết về môi trường để nâng cao hiểu biết,
cảm nhận được giá trị thiên nhiên và văn hóa mà không gây ra những tác động
không thể chấp nhận đối với các hệ sinh thái và văn hóa bản địa.
Nói tóm lại, DLST nói theo một định nghĩa nào chăng nữa thì nó phải hội đủ
các yếu tố cần thiết như: sự quan tâm tới thiên nhiên, môi trường và trách nhiệm
với xã hội, cộng đồng. [4, tr.84].

Khái niệm du lịch nông thôn đã bắt đầu xuất hiện cùng với sự hình thành của
ngành đường sắt ở châu Âu. Tuy nhiên, cho đến những năm đầu thập niên 80
của thế kỷ XX, du lịch nông thôn mới được xem là một loại hình du lịch và phổ
biến ở hầu hết các quốc gia ở châu Âu như Pháp, Hung-ga-ri, Hà Lan, Đan
Mạch, Thụy Điển Lúc bấy giờ, khái niệm du lịch nông thôn được quan niệm
tương đồng với các loại hình du lịch ở nông trại, du lịch di sản, du lịch xanh, du
lịch nhà nghỉ ở nông thôn Từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX cho đến nay
nhiều quốc gia đã ban hành đường lối, chính sách và cơ chế tạo điều kiện thuận
lợi cho loại hình du lịch này phát triển nhằm rút ngắn khoảng cách về thu nhập,
phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế, văn hóa xã hội giữa thành thị và nông thôn. Ở
mỗi quốc gia khác nhau, du lịch nông thôn lại có những tên gọi khác nhau như
ở Anh là “Du lịch nông thôn”, ở Mỹ là “Du lịch trang trại”, ở Pháp là “Du lịch
nông trại”, ở Hàn Quốc là “Du lịch nông nghiệp”, [28]
19


Trên thế giới có nhiều định nghĩa về du lịch nông thôn. Theo Ramiro Lobo,
chuyên gia cố vấn trang trại thì: “


      

Tác giả Malinda Geisler cho rằng: “



  .Một vài ví dụ về du lịch nông nghiệp: Các chuyến đi thăm
nông trại dành cho gia đình và học sinh, các chuyến tham quan cảnh quan miệt
vườn, làng quê trong ngày, gia chánh thực nghiệm, tự thu hoạch sản phẩm, cưỡi
xe trượt tuyết hay chở cỏ khô, ở qua đêm trong nông trại với bữa sáng được
phục vụ tại chỗ, Một số người còn bị cuốn hút vào du lịch nông nghiệp như
một cách làm tăng thêm nguồn thu nhập của họ. Những người khác lại muốn có
cơ hội giáo dục cộng đồng và giới thiệu mọi người về hoạt động nông trại.
Ở Việt Nam loại hình du lịch nông thôn mới xuất hiện trong những năm gần
đây, tuy nhiên khái niệm du lịch nông thôn vẫn chưa được nhắc tới trong các
văn bản pháp lý. Du lịch nông thôn có nhiều tên gọi khác nhau, như: “Du lịch
trang trại”, “Du lịch nông trại”, “Du lịch nông nghiệp”, “Du lịch đồng quê”,
“Du lịch miệt vườn”, “Du lịch sông nước”, “Du lịch làng bản”, “Du lịch làng
nghề”, “Du lịch sinh thái”
Theo Ngô Kiều Oanh (2008) thì: “

- 

. Du lịch nông thôn về cơ bản là các hoạt
động diễn ra ở các làng quê. Đây là hoạt động rộng lớn, có thể bao gồm cả du

20

lịch nông nghiệp, di tích lịch sử, văn hóa, du lịch thiên nhiên, du lịch mạo hiểm
và du lịch sinh thái.
Tác giả Bùi Thị Lan Hương lại cho rằng: “

   

Các thành phần này nếu không nằm trong một chu trình hoàn chỉnh sẽ
dẫn đến chất lượng sản phẩm du lịch thấp, không đáp ứng được nhu cầu tiêu
dùng du lịch của khách. Có thể nói rằng du lịch nông thôn không chỉ gói gọn
trong một loại hình du lịch nhất định, nó có thể bao gồm nhiều loại hình du lịch
trong một không gian lãnh thổ của một vùng nông thôn thuộc địa phương nào
đó. Phát triển du lịch nông thôn là phát triển theo hướng mở rộng và khai thác
các mối liên kết giữa các loại hình du lịch ở địa phương nhằm đảm bảo hài hòa
lợi ích của tổ chức làm du lịch và lợi ích của cộng đồng địa phương, có sự tham
gia của cộng đồng và quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương nhằm góp
phần phát triển nông thôn của địa phương theo định hướng bền vững [12].
Như vậy, ta có thể thấy rằng, tuy đứng trên những hướng nghiên cứu khác nhau,
nhưng định nghĩa về du lịch nông thôn của các học giả đều có điểm chung về
không gian đó chính là vùng nông thôn gắn với hoạt động sản xuất của con
người. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tác giả đồng quan điểm với tác giả
Bùi Thị Lan Hương. Theo đó, tác giả sẽ nhìn nhận du lịch nông thôn bao gồm
tất cả các hoạt động du lịch diễn ra ở làng quê đó nhằm giới thiệu cuộc sống,
văn hóa, nghệ thuật và các di sản của vùng quê, nhờ đó mang lại lợi ích kinh tế -
xã hội cho cộng đồng địa phương, đồng thời làm tăng sự tiếp xúc, giao lưu giữa
khách du lịch với người dân bản địa thông qua các hoạt động du lịch đa dạng.
Đây là hoạt động rộng lớn, bao gồm cả du lịch nông nghiệp, di tích lịch sử, văn
hóa, du lịch thiên nhiên, miệt vườn và du lịch sinh thái miệt vườn.
Đơn cử, ở du lịch sinh thái miệt vườn Bến Tre. Các cơ sở kinh doanh du lịch ở

đây đã khai thác cảnh quan sông Tiền (thiên nhiên và môi trường địa phương),
cảnh quan xóm ấp, các cồn, đờn ca tài tử, chèo ghe trên sông (nhân văn địa
21

phương), trại nuôi ong (nghề truyền thống địa phương), cơ sở hạ tầng địa
phương gồm hệ thống điện, nguồn nước, hệ thống giao thông nông thôn, cầu
nông thôn, hệ thống bờ đê, bờ sông, bờ kè,… đưa vào du lịch. Chỉ có vườn trái
cây đưa vào du lịch là tài nguyên du lịch nông nghiêp của nhà vườn. Các tài
nguyên còn lại đều là của vùng nông thôn địa phương đó.
Như vậy, du lịch nông thôn không chỉ gói gọn trong một loại hình du lịch nhất
định, nó có thể bao gồm nhiều loại hình du lịch trong một không gian lãnh thổ
của một vùng nông thôn thuộc địa phương nào đó. Tour du lịch miệt vườn, chỉ
có vườn trái cây đưa vào du lịch là tài nguyên du lịch nông nghiệp của nhà
vườn, các tài nguyên còn lại đều là của vùng nông thôn địa phương đó.
 

Miệt theo quan niệm dân gian, cách gọi của người miền Nam thường dùng để
chỉ một vùng quê có vườn cây trái nên họ gọi là miệt quê hay miệt vườn.
Danh từ “miệt vườn” có lẽ phát sinh từ khi người Việt đến vùng phù sa nước
ngọt ở hai bờ sông Cửu Long để khai khẩn, hạ phèn rồi lập vườn và ngày càng
mở mang những vườn cây trái xum xuê. Từ đó “miệt vườn” trở nên đặc trưng
hơn, khác với miệt ruộng, miệt rẫy, vùng bưng, vùng trảng đặc trưng của miền
Đông Nam Bộ.
Số đông các nhà nghiên cứu khi viết về văn hoá Nam Bộ có một cách hiểu
chung miệt vườn là “những vùng, những tỉnh xưa được lưu dân Việt vào khai
phá sớm hơn cả”. Đó là những dãy đất “giồng” cao ráo mà những người đi mở
đất đã chọn “làm đất đứng chân” vì những nơi này “thoả mãn những yêu cầu
ban đầu cho người dân đi khai phá có nước ngọt, cao ráo, tránh được muỗi
mòng, rắn rết, trồng được những hoa màu ngắn ngày và có cái ăn để tồn tại”.
GS TSKH Lê Huy Bá lại cho rằng: Đất đai ĐBSCL dư thừa rất cần người canh

tác, chủ điền cho tá điền lãnh canh, bao canh, thu lúa ruộng rẻ và nhiều ưu đãi
khác nữa. Tá điền được cấp nhà lập vườn trong ruộng, mỗi người làm chủ một
“cơ ngơi” rộng, họ sống xa nhau. Có nhiều tá điền trở nên giàu, có ruộng riêng,
22

có bày trâu năm bảy con, có gia nhân,…nhưng trước sau họ sống hòa thuận,
dựa vào nhau, không có bóc lột hà khắc. Từ đó “ miệt vườn” hình thành, nơi
đây nhà nào cũng có trồng cây trái chuyên trồng dừa, cam quýt,…thu lợi nhiều
mà nhàn hạ hơn làm ruộng. Cũng theo ông, ta có thể thấy rằng “miệt vườn” có
lẽ đã phát sinh từ khi người Việt di dân đến vùng phù sa nước ngọt ở hai bờ
sông Cửu Long để khai khẩn, hạ phèn rồi lập vườn và ngày càng mở mang với
những vườn cây trái xum xuê.
Theo nhà văn Sơn Nam, miệt vườn lại là “những vùng cao ráo có vườn cam,
vườn quýt” “được xây dựng trên những đất giồng, đất gò ở ven sông Tiền, sông
Hậu”. Sơn Nam cho rằng, đây còn là cách gọi tổng quát những vùng cao ráo, có
vườn cam vườn quýt ở ven sông Tiền, sông Hậu, thuộc tỉnh Sa Đéc, Vĩnh Long,
Mỹ Tho, Bến Tre, Cần Thơ. Miệt vườn tiêu biểu cho hình thức sinh hoạt vật
chất và tinh thần cao nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long (chúng ta từng nghe nói
về vườn, công tử vườn, bắp vườn, nhà vườn, ) [26, tr.242].
Nằm trên lưu vực hai con sông Tiền, sông Hậu, đồng bằng sông Cửu Long
được biết đến như một vùng sông nước hữu tình, cây lành trái ngọt quanh năm,
người dân hiền hòa mến khách với những địa danh đã được biết đến từ lâu như:
cù lao Thới Sơn, trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang), sân chim Ba Tri, Cồn Phụng
(Bến Tre), cù lao Bình Hòa Phước (Vĩnh Long), chợ nổi Cái Răng, chợ nổi
Phong Điền, vườn cò Bằng Lăng, chợ nổi Ngã Bảy (Cần Thơ, Hậu Giang),
Tràm Chim Tam Nông (Đồng Tháp),… Một vùng sông nước với hệ thống kênh
rạch chằng chịt, những cù lao đầy ắp hoa trái và sản vật chính là nguồn nguyên
liệu dồi dào tại chỗ để chế biến những món ăn độc đáo in đậm chất phương
Nam như: cá lóc nướng trui, lươn, rắn nướng lèo, cá tai tượng chiên xù ăn cùng
với các loại rau, hoa cỏ lạ như lá lụa, lá cách, lá săng máu, kèo nèo, bông điên

điển, so đũa,… đủ vị thơm, chua, chát, ngọt, bùi. Kẹo dừa Bến Tre, nem Lai
Vung, vú sữa Lò Rèn, măng cụt Cái Mơn, bưởi Năm Roi Bình Minh, cam sành
Tam Bình, xoài cát Hòa Lộc, bánh phồng Sa Đéc, bánh pía Sóc Trăng, mắm
thái Châu Đốc,… là những hương liệu sẽ mang lại hương vị đậm đà cho bữa
tiệc ẩm thực của Đồng bằng sông Cửu Long.
23

Tóm lại, miệt vườn là khu chuyên canh trồng cây ăn quả, trồng hoa, trồng cây
cảnh rất hấp dẫn đối với khách du lịch. Tính cách sinh hoạt của người dân nơi
đây pha trộn giữa tính cách nông dân và tiểu thương. Đặc điểm này hình thành
nên những giá trị văn hoá bản địa riêng gọi là “văn minh miệt vườn” cùng với
những cảnh quan vườn tạo thành một dạng tài nguyên sinh thái đặc sắc cho loại
hình du lịch sinh thái miệt vườn .

Cho đến nay, chưa có khái niệm nào thống nhất về khái niệm du lịch sinh thái
miệt vườn. Tuy nhiên, có thể nói rằng, du lịch sinh thái miệt vườn là hình thức
du lịch dựa vào những điều kiện tự nhiên sẵn có của cư dân địa phương nhằm
tạo ra các sản phẩm là các khu vườn cây trái, vườn hoa kiểng, các khu trang
trại,…phục vụ cho sự phát triển du lịch và góp phần cải thiện kinh tế của cư dân
địa phương, hình thức du lịch này có nhiều ở miền Nam Việt Nam, từ đó hình
thành nên một nét rất đặc trưng cho du lịch vùng Nam bộ [4, tr.207].
Ngày nay kinh tế vườn có giá trị cao nên nhân dân vùng đồng bằng đang ra sức
cải tạo vườn tạp thành vườn cây chuyên canh có giá trị. Vài năm gần đây, do
chính sách mở cửa của Nhà nước ta, khách du lịch quốc tế đến thăm Việt Nam
ngày càng nhiều. Riêng Đồng bằng sông Cửu Long đang xuất hiện một loại
hình du lịch mới, được gọi là du lịch sinh thái miệt vườn. Du lịch sinh thái miệt
vườn có nhiều triển vọng, hấp dẫn ngày một nhiều khách du lịch phương Tây.
Theo nghiên cứu của tác giả Võ Thị Ánh Vân: Du lịch miệt vườn là tên gọi
chung cho loại hình du lịch lấy cảnh quan sông nước và vườn cây ăn trái làm
điểm nhấn. Là một loại hình du lịch cung cấp sản phẩm du lịch cho du khách

dựa trên nền tảng các vườn cây ăn trái tập trung, có qui mô tương đối lớn và gắn
với cảnh quan sông nước.
Theo tác giả Bùi Thị Lan Hương, du lịch miệt vườn là một loại hình du lịch
cung cấp sản phẩm du lịch cho du khách dựa trên nền tảng các vườn cây ăn trái
tập trung, có qui mô tương đối lớn và gắn với cảnh quan sông nước. Những địa
phương có điều kiện phát triển du lịch miệt vườn ở nước ta hiện nay không

×