Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Phân tích các quy định về định giá tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.29 KB, 5 trang )

Phân tích các quy định về định giá tài sản góp vốn thành
lập doanh nghiệp
BÀI LÀM
Góp vốn để thành lập doạnh nghiệp là một trong những điều đầu tiền
cần làm khi muốn thành lập lập một doạnh nghiệp. Vấn đề ở đây là nhiều
người tham gia góp vốn bằng tài sản khác những tài sản thông dụng để góp
vốn. Do đó, cần phải có những quy định cụ thể thể về vấn đề định giá các tài
khác một cách cụ thể.
Trong Luật doanh nghiệp 2005, Điều 30 quy định về định giá tài sản
góp vốn:
“Điều 30. Định giá tài sản góp vốn
1. Tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi,
vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên
nghiệp định giá.
2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ
đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí; nếu tài sản góp vốn được định
giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ
đông sáng lập liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài
sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực
tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.
3. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do doanh nghiệp và người góp
vốn thoả thuận định giá hoặc do một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá.
Trường hợp tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn
phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận; nếu tài sản góp vốn
được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn
hoặc tổ chức định giá và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cùng
liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
1
công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản
góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.”
Tại khoản 1 điều này, ta có thể thấy rằng tài sản góp vốn bằng tiền Việt


Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng thì sẽ không phải thông qua hoạt động
định giá. Trong đó, tiền Việt Nam là tiền Việt Nam đồng; các ngoại tệ tự do
chuyển đổi bao gồm các loại tiền dễ được quốc tế công nhận như: đồng dollar
Mỹ, dollar Singapore…; Vàng là kim loại quý được lấy làm thước đo chung
về giá trị. Những tài sản không thuộc các loại trên thường sẽ được định giá
bởi các thành viên, cổ đông sáng lập, tổ chức định giá chuyên nghiệp. Các tài
sản phổ biến trên thị trường thì thường sẽ được các thành viên, cổ đông tự
thương lượng định giá với nhau theo giá thị trường. Còn những tài sản hiếm,
quý thường sẽ được các chuyên gia về từng lĩnh vực đánh giá, định giá để xác
định trị giá của chúng khi trở thành vốn sử dụng trong doanh nghiệp.
Việc chấp nhận giá trị của tài sản đã được định giá phải được phần lớn
cổ đông, thành viên sáng lập chấp thuận theo nguyên tắc nhất trí (khoản 2
Điều 30 Luật doanh nghiệp). Sau khi đã đồng ý thông qua số đông, phần lớn
thì phải chịu trách nhiệm về giá trị tài sản góp vốn này. Ví dụ như, việc định
giá cao tài sản góp vốn để tăng vốn của doanh nghiệp lên để tăng cường hoạt
động kinh doanh, nhưng khi có tranh chấp, vấn đề ảnh hưởng đến vốn doang
nghiệp, thì phải đền bù khoản chênh lệch của khoản vốn này.
Tại khoản 3 điều này, giá tài sản góp vốn do doanh nghiệp và người
góp vốn thỏa thuận, và khi xác định trách nhiệm liên đới thì xem xét trách
nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Như vậy, có thể
hiểu doanh nghiệp trong quy định này là người đại diện theo pháp luật của
doanh nghiệp, tức là một cá nhân chứ không phải một tập hợp người. Trách
nhiệm liên đới đặt ra trong trường hợp này là của người góp vốn và người đại
diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Trong trường hợp, việc định giá do một
tổ chức định giá tiến hành thì trách nhiệm liên đới sẽ thuộc về người đại diện
theo pháp luật của doanh nghiệp và tổ chức định giá (người góp vốn không
2
phải chịu trách nhiệm). Chúng ta cùng xem xét cụm từ “người góp vốn hoặc
tổ chức định giá và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”, rõ ràng
là không hợp lý bởi người góp vốn chỉ là một (chứ không phải tất cả thành

viên hay cổ đông) nên không thể đặt ra trách nhiệm liên đới. Hơn nữa, hiểu
theo cách này sẽ loại bỏ trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật, trong
khi việc định giá do người góp vốn và người đại diện theo pháp luật thỏa
thuận. Vì vậy, tôi thấy cần phải sửa đổi cho hợp lý hơn.
Ngoài quy định về giá tài sản góp vốn tại Điều 30 Luật doanh nghiệp,
Tại Điều 5 nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số
điều của Luật doanh nghiệp.
“Điều 5. Góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ
Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền
liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống
cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật sở hữu
trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu đối với các quyền nói trên mới có
quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn. Bộ Tài chính hướng dẫn việc định
giá góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ.”
Quyền sở hữu trí tuệ là một vấn đề cũng còn khá mới tại Việt Nam, Các
quyền sở hữu trí tuệ cũng có giá trị kinh tế nhất định. Thường thi các sản
phẩm liên quan đến trị tuệ sẽ được định giá thông qua thương lượng giữa các
bên, khó có thể định giá cụ thể vì tài sản trí tuệ liên quan đến trí sáng tạo, chất
xám không có giá trị cụ thể.
Ngoài ra, cơ sở Pháp lý để xác định, thẩm định giá tài sản góp vốn cần
dựa vào các Nghị định, Thông tư của Bộ tài chính liên quan đến việc thẩm
định, xác định giá. Điển hình như Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày
3/8/2005 về Thẩm định giá; Thông tư số 17/2006/TT-BTC ngày hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 3/8/2005 về thẩm định giá;
Quyết định số 24/2005/QĐ-BTC ngày 18/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
về việc ban hành 03 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam (đợt 1); Quyết định
3
số 77/2005/QĐ-BTC ngày 01 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
về việc ban hành 03 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam (đợt 2)…
4

DANH MC TI LIU THAM KHO
***
1. Trờng Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thơng mại (tập 1), Nxb.
CAND, Hà Nội, 2006.
2. Nguyễn Thị Dung (chủ biên), Hỏi và đáp luật thơng mại, Nxb. Chính trị
- hành chính, 2011.
3. Lut doanh nghip 2005.
4. Ngh nh 102/2010/N-CP hng dn chi tit thi hnh mt s iu ca
Lut doanh nghip.
5. Chuyờn phỏp lut ỏp dng trong hot ng thm nh giỏ, thm nh
ti sn B Ti Chớnh.
5

×