Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

LUẬN văn QUẢN TRỊ KINH DOANH THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU tại CÔNG TY cổ PHẦN SX TM DV NGỌC TÙNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 89 trang )


i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM







KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP





THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN SX-TM & DV NGỌC TÙNG


Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ NGOẠI THƯƠNG


Giảng viên hướng dẫn : Th.S Diệp Thị Phương Thảo
Sinh viên thực hiện : Lê Nguyễn Ngọc Hương
MSSV: 0954010113 Lớp: 09DQN3







TP. Hồ Chí Minh, Tháng 7/2013


ii


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan:
1> Những nội dung trong Đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Công Ty Cổ Phần
SX-TM & DV Ngọc Tùng” là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của
Cô Diệp Thị Phương Thảo.
2> Mọi tham khảo được dùng trong bài báo cáo này đều được trích dẫn rõ ràng
tên tác giả, công trình, thời gian, địa điểm công bố.
3> Những kết quả và số liệu trong đề tài này được thực hiện tại công ty SX-TM
& DV Ngọc Tùng, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn
chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.
TP.Hồ Chí Minh, ngày…tháng…năm 2013
Sinh viên













iii

LỜI CẢM ƠN


Không phải ngẫu nhiên mà em có thể hoàn thành Đề tài: “Thực trạng và giải
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Công Ty Cổ Phần
SX-TM-DV NgọcTùng” một cách thuận lợi và suông sẻ như thế này, sự hỗ trợ từ phía
nhà trường, giáo viên hướng dẫn và công ty SX-TM & DV Ngọc Tùng đã đóng góp rất
lớn cho đề tài của em.
Em xin chân thành cảm ơn trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.Hồ Chí
Minh đã cung cấp, trang bị cho em vốn kiến thức trong ngành học cũng như kinh
nghiệm em đã tích góp được. Cùng với tấm lòng biết ơn sâu sắc xin được gởi đến Giáo
viên hướng dẫn ThS. Diệp Thị Phương Thảo, 2 tháng qua đã chỉ dạy và theo sát đề tài
của em. Sự chỉnh sửa của Cô không những thể hiện sự quan tâm của Cô dành cho sinh
viên mà còn thể hiện được sự quan tâm gián tiếp từ phía nhà trường.
Ngoài ra, em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo và toàn thể nhân
viê n Công Ty SX-TM & DV Ngọc Tùng đã giúp đỡ em để em có thể hoàn thành tốt đề
tài này. Cùng với đó, em xin chân thành gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Trưởng phòng
cung ứng Ông Trần Minh Mẫn, cũng chính là người cố vấn, chia sẻ kinh nghiệm và
giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
TP.Hồ Chí Minh, ngày…tháng…năm 2013

Sinh viên













iv



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc



NHẬN XÉT THỰC TẬP

Họ và tên sinh viên : …………………………………………………………
MSSV : …………………………………………………………
Khoá : ……………………………………………………



1. Thời gian thực tập
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
2. Bộ phận thực tập
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
4. Kết quả thực tập theo đề tài
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
5. Nhận xét chung
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………

Đơn vị thực tập


v

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………


Giáo viên hướng dẫn












vi

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC VỀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA
1.1 - Khái niệm, đặc điểm, vai trò nhập khẩu trong nền kinh tế
1.1.1 Khái niệm 3
1.1.2 Đặc điểm 4
1.1.3 Vai trò 5
1.2 - Các hình thức nhập khẩu chủ yếu
1.2.1 Nhập khẩu trực tiếp 5
1.2 .2 Nhập khẩu ủy thác 6
1.2 .3 Gia công quốc tế 7
1.2 .4 Nhập khẩu đổi hàng 7
1.3- Khái niệm và phân loại về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa
ở doanh nghiệp
1.3.1 Quan niệm về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 8
1.3.2 Phân loại hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 8
1.3.2.1 Hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế xã hội của
nền kinh tế quốc dân 8
1.3.2.2 Hiệu quả của chi phí cá biệt và chi phí tổng hợp 9
1.3.2.3 Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh 9
1.3.2.4 Hiệu quả ngắn hạn và hiệu quả dài hạn 10
1.3.3 Ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả hoạt động nhập khẩu 10
1.4- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.

1.4.1 Hiệu quả về doanh thu nhập khẩu 11
1.4.1.1 Tổng doanh thu hoạt động nhập khẩu 11
1.4.1.2 Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu 12
1.4.2 Hiệu quả về chi phí nhập khẩu 12
1.4.3 Hiệu quả về lợi nhuận nhập khẩu 13

vii

1.4.3.1 Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu 13
1.4.3.2 Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu 13
1.4.4 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 14
1.5- Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu
1.5.1 Các nhân tố bên trong 15
1.5.1.1 Bộ máy quản lý – tổ chức hành chính 15
1.5.1.2 Vốn và công nghệ 16
1.5.1.3 Khách hàng (Người mua) 16
1.5.2 Các nhân tố bên ngoài 16
1.5.2.1 Chính trị - Pháp luật 17
1.5.2.2 Đối thủ cạnh tranh 17
1.5.2.3 Tỷ giá hối đoái – tỷ suất ngân hàng 18
1.5.2.4 Yếu tố thị trường trong và ngoài nước 18
1.5.2.5 Cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động mua bán trao đổi hàng
hóa quốc tế 19
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP
KHẨU NGUYÊN LIỆU TẠI CÔNG TY NGỌC TÙNG.
2.1– Tổng quan về công ty Ngọc Tùng.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 20
2.1.2 Cơ cấu và lĩnh vực hoạt động của công ty 21
2.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 23
2.1.3.1 Lĩnh vực kinh doanh 23

2.1.3.2 Đặc điểm về mặt hàng 23
2.1.4 Hệ thống mạng lưới kinh doanh 24
2.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công ty 25
2.1.5.1 Các nhân tố bên trong 25
2.1.5.2 Các nhân tố bên ngoài 26
2.2 – Phân tích tình hình kinh doanh nhập khẩu của công ty SX-TM
& DV Ngọc Tùng.

viii

2.2.1 Phương thức thanh toán của công ty 28
2.2.2 Tình hình kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu của công ty Ngọc Tùng từ
2010 – 2012 29
2.2.3 Cơ cấu thị trường nhập khẩu 32
2.2.4 Cơ cấu sản phẩm nhập khẩu 34
2.2.5 Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả nhập khẩu nguyên liệu tại công ty 34
2.2.5.1 Phân tích về doanh thu nhập khẩu 35
2.2.5.2 Phân tích về chi phí nhập khẩu 43
2.2.5.3 Phân tích về lợi nhuận nhập khẩu 46
2.2.5.4 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 50
2.3 - Tóm tắt chương
2.3.1 Thành tích đã đạt được 51
2.3.2 Những tồn tại cần giải quyết 52
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH DOANH NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY NGỌC TÙNG.
3.1– Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại công ty.
3.1.1 Các giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu tại Ngọc Tùng.
3.1.1.1 Nâng cao kết quả đầu ra 53
3.1.1.2 Giảm chi phí đầu vào 61
3.1.2 Kiến nghị đối với Nhà nước và công ty Ngọc Tùng.

3.1.2.1 Kiến nghị đối với nhà nước 65
3.1.2.2 Kiến nghị đối với công ty Ngọc Tùng 66
3.2 – Tóm tắt chương 67
KẾT LUẬN 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
PHỤ LỤC A Thông tư số 10/2012/TT-BNNPTNT 70
PHỤ LỤC B Mã số HS các hoạt chất 72
PHỤ LỤC C Dòng sản phẩm chủ lực tại công ty Ngọc Tùng 75


ix


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT


- Công ty SX-TM & DV: Công ty sản xuất, thương mại và dịch vụ.
- UBND: Ủy ban nhân dân.
- KCN: Khu công nghiệp.
- WTO: Tổ chức thương mại Thế Giới – World Trade
Organization.
- VCCI: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – Vietnam
Chamber of Commerce and Industry)
- Sở KH&ĐT: Sở kế hoạch và đầu tư.
- Tp.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh.
- UBCKNN: Ủy ban chứng khoán nhà nước.
- HĐQT: Hội đồng quản trị.
- Thuốc BVTV: Thuốc bảo vệ thực vật.
- NV: Nhân viê n.
- CBCNV: Cán bộ công nhân viên.

- CNTT: Công nghệ thông tin .
- NK: Nhập khẩu.
- VLĐ: Vốn lưu động.
- GTGT: Giá trị gia tăng.
- HQĐT: Hải quan điện tử.
- VAT: Thuế giá trị gia tăng.
- VNĐ: Việt Nam đồng.
- SP: Sản phẩm.

x

- LN: Lợi nhuận.
- LNNK: Lợi nhuận nhập khẩu.
- DTNK: Doanh thu nhập khẩu.
- TMĐT: Thương mại điện tử.
- KNNK: Kim ngạch nhập khẩu.
- Tổng KN: Tổng kim ngạch.




















xi



DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG

Bảng 1.1: Mô tả quy trình nhập khẩu trực tiếp 5
Bảng 1.2: Mô tả quy trình nhập khẩu ủy thác 6
Bảng 1.3: Mô tả quy trình nhập khẩu đổi hàng 7
Bảng 2.1: Kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu thực tế 2009-2012 30

Bảng 2.2: Cơ cấu kim ngạch nhập khẩu theo từng thị trường 33
Bảng 2.3: Kim ngạch nhập khẩu theo cơ cấu sản phẩm 35
Bảng 2.4: Doanh thu nhập khẩu của công ty giai đoạn 2010 –2012 36
Bảng 2.5: Doanh thu nhập khẩu theo thị trường giai đoạn 2010 – 2012 38
Bảng 2.6: Doanh thu nhập khẩu theo cơ cấu sản phẩm giai đoạn 2010-2012 40
Bảng 2.7: Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu của công ty giai đoạn 2010 – 2012 41
Bảng 2.8: Tổ ng chi phí nhập khẩu tại công ty giai đoạn 2010- 2012 46
Bảng 2.9: Lợi nhuận nhập khẩu của công ty giai đoạn 2010 – 2012 46
Bảng 2.10: Tỷ suất lợi nhuận tính theo giá thành của công ty giai đoạn
2010 – 2012 47
Bảng 2.11: Tỷ suất lợi nhuận tính theo doanh thu của công ty giai đoạn
2010 – 2012 49
Bảng 2.12: Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của công ty giai đoạn

2010 – 2012 50
Bảng 3.1: Các thị trường nhập khẩu thuốc BVTV năm 2012 63






xii



DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH


Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức công ty SX-TM & DV Ngọc Tùng 2012 22
Hình 2.2: Mạng lưới phân bố các chi nhánh của công ty SX-TM & DV
Ngọc Tùng 2012 24
Sơ đồ 2.1: Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến công ty Ngọc Tùng 25
Sơ đồ 2.2: Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến công ty Ngọc Tùng 26
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng các phương thức thanh toán năm 2011 28
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng các phương thức thanh toán 2012 29
Biểu đồ 2.3: Đồ thị thể hiện mức độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu
trong giai đoạn 2009-2012 30
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu kim ngạch nhập khẩu theo từng thị trường năm 2012 34
Biểu đồ 2.5: Tình hình doanh thu nhập khẩu của công ty giai đoạn 2010-2012
36
Biểu đồ 2.6: Tình hình lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu giai đoạn 2010 – 2012
46





Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Hương MSSV: 0954010113

1
LỜI MỞ ĐẦU


Sau Đại Hội Đảng lần thứ 6 diễn ra vào năm 1986, Việt Nam đã thực sự thay
da đổi thịt. Sự giao thoa giữa kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội,… của đất nước
hình chữ S cùng các nước bạn cũng chính là tiền đề cũng như cơ sở để đất nước
Việt Nammột lần nữa khẳng định lại vị thế trên thương trường Quốc tế. Một lần
nữa, Việt Nam ta đã xác định phương hướng phát triển dài hạn thông qua nội dung
trong văn kiện Đại Hội Đảng lần thứ 11 diễn ra vào 1/2011 như sau “Ưu tiên phát
triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là công nghiệp sản
xuất trang thiết bị, máy móc làm đất, thu hoạch, sản xuất xuất khẩu, sản xuất phân
bón, thức ăn cho chăn nuôi và thuốc bảo vệ động, thực vật ”. Không phải ngẫu
nhiên mà Nhà nước ta lại chú trọng đến nông nghiệp một cách đặc biệt như thế,
ngay từ thời xa xưa Việt Nam đã được biết đến với đất nước nông nghiệp.Với khí
hậu nhiệt đới gió mùa cũng chính là điểm mạnh giúp cho nông sản là ngành hàng
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm qua.
Thực tế, khí hậu nhiệt đới gió mùa không những là thuận lợi cho các loại cây
trồng phát triển đồng thời cũng là khó khăn khi đây cũng chính là cơ hội xuất hiện
các loại mầm bệnh về cây trồng. Nắm bắt được nguyên nhân ảnh hưởng đến cây
trồng cũng như ảnh hưởng đến ngành hàng xuất khẩu quan trọng của đất nước, vì
vậy có rất nhiều công ty tham gia vào lĩnh vực thuốc BVTV. Với mong muốn hỗ trợ
cho bà con nông dân trên từng thửa ruộng, công ty cổ phần SX-TM-DV Ngọc Tùng

cũng đã tham gia vào thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng đầy rủi ro này. Hiện
nay, công ty đã và đang đối đầu với những đối thủ cạnh tranh từ trong và ngoài
nước. Bên cạnh đó, hầu hết các nguyên liệu để sản xuất ra thuốc BVTV đều phải
nhập khẩu từ thị trường bên ngoài. Công ty muốn kinh doanh có hiệu quả đạt lợi
nhuận cao thì hoạt động nhập khẩu phải đạt được hiệu quả. Với mục đích tìm hiểu
cũng như đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu tại công ty Ngọc
Tùng , vì vậy em đã chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động nhập khẩu tại Công Ty Cổ Phần SX-TM-DV Ngọc Tùng”.

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Hương MSSV: 0954010113

2
1>Tình hình nghiên cứu:Công ty Ngọc Tùng thuộc nhóm công ty vừa và nhỏ, do
đó đề tài nghiên cứu về công ty có thể xoay quanh các vấn đề như “Giải pháp nâng
cao chiến lược Marketing tại công ty SX-TM & DV Ngọc Tùng” hay “Phân tích
hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty SX-TM & DV Ngọc Tùng”.
2> Mục tiêunghiên cứu: với sự tìm hiểu về hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công
ty đề tài đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập
khẩu từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh .
3>Với mục tiêu đã đề ra thì nhiệm vụ của đề tài chính là:
+ Hệ thống hóa các lý luận khoa học về hoạt động và hiệu quả nhập khẩu.
+ Tìm hiểu về kết quả kinh doanh nhập khẩu giai đoạn 2010 – 2012.
+ Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu.
4>Đối tượng nghiên cứuchính là hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại
Công Ty Cổ Phần SX-TM &DV Ngọc Tùng.
5> Phạm vi nghiên cứu chính là hoạt động nhập khẩu nguyên liệu dùng cho sản
xuất Thuốc Bảo Vệ Thực Vật của công ty 3 năm gần đây, giai đoạn 2010 – 2012.
6> Phương pháp nghiên cứu của đề tài là phương pháp phân tích tổng hợp.

7>Các kết quả đạt được:thông qua đề tài này cùng với những số liệu đã phân tích
được cũng như những giải pháp được đưa ra một phần nào đó có thể góp phần nâng
cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty.
8>Kết cấu của Khóa Luận Tốt Nghiệp
Với đề tài nghiên cứu này ngoài Lời mở đầu, Kết luận , Mục lục, Danh mục
Tài liệu tham khảo thì đề tài gồm 3 chương chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận khoa học về nhập khẩu hàng hóa.
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu nguyên liệu tại
công ty Ngọc Tùng.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập
khẩu nguyên liệu tại công ty Ngọc Tùng.
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Hương MSSV: 0954010113

3
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC VỀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA.


1.1 -
Khái niệm, đặc điểm, vai trò nhập khẩu trong nền kinh tế.
1.1.1 -Khái niệm về hoạt động nhập khẩu.
Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế Thế Giới mỗi quốc gia
trên hành tinh chúng ta không thể sống một cách riêng rẽ được mà phải cuốn theo
dòng xoáy của nền kinh tế Thế Giới, tham gia vào các quan hệ đầu tư quốc tế, dịch
vụ quốc tế và thương mại quốc tế,… Trong đó, kinh doanh quốc tế có vai trò quan
trọng đối với quá trình hội nhập kinh tế Thế Giới của mỗi quốc gia, đúng như các
nhà kinh tế học theochủ nghĩa trọng thương đã nói “Thương mại là hòn đá thử
vàng đối với sự phồn vinh của mỗi quốc gia”.Bên cạnh đó, Montchretien (Trích từ

“ Kinh tế ngoại thương” – Bùi Xuân Lưu) đã viết: “Nội thương là một hệ thống
ống dẫn, ngoại thương là máy bơm, muốn tăng của cải phải có ngoại thương dẫn
của cải qua nội thương”. Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển và
sự chuyên môn hóa trong sản xuất hàng hóa, mỗi quốc gia sẽ tập trung vào việc sản
xuất ra một số mặt hàng có lợi thế hơn các quốc gia khác, nhưng thực tế nhu cầu
của con người thì đa dạng và thay đổi liên tục. Chính vì vậy, xuất hiện những luồng
hàng hóa dịch chuyển từ nước này sang nước khác. Nó cũng chính là nguồn gốc của
thương mại quốc tế. Thực tế cho thấy rằng, nhập khẩu chính là hoạt động quan
trọng của thương mại quốc tế. Hoạt động nhập khẩu diễn ra nhằm hỗ trợ cho hoạt
động xuất khẩu, vậy nhập khẩu hàng hóa là gì?
Nhập khẩu, đó chính là một quốc gia hay một tổ chức kinh tế quốc tế này
mua hàng hóa, dịch vụ kèm theo của một quốc gia hay một tổ chức kinh tế quốc tế
khác. Nhập khẩu với mục đích bổ sung các hàng hóa mà trong nước không sản xuất
được, hoặc sản xuất không đáp ứng nhu cầu.
Ngoài ra, nhập khẩu còn thể hiện sự gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền
kinh tế của mỗi quốc gia. Ở một giới hạn nhất định, nó còn quyết định đến sự sống
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Hương MSSV: 0954010113

4
còn của nền kinh tế đặc biệt là khi nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới đang
sống chung dưới một mái nhà.
1.1.2 - Đặc điểm của nhập khẩu.
Với thị trường nhập khẩu rất đa dạng, hàng hóa và dịch vụ có thể được nhập
khẩu từ các nước khác nhau. Do đó, hoạt động nhập khẩu cũng có các đặc điểm
khác nhau:
- Doanh nghiệp liên tục thay đổi yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra cho phù hợp
với nhu cầu của người tiêu dùng trong nước.
- Về phương thức thanh toán, các bên tham gia thường dùng nhiều phương

thức thanh toán khác nhau (phương thức nhờ thu – Collection, L/C,…) nhưng phải
có sự đồng thỏa thuận của cả hai bên và được quy định cụ thể trong hợp đồng.
- Về phương thức giao dịch trên thị trường quốc tế cũng rất phong phú như
giao dịch thông thường, giao dịch qua trung gian, giao dịch tại hội chợ triễn lãm, .
Bên cạnh đó, đồng tiền giao dịch thường là ngoại tệ mạnh có sức chuyển đổi cao
như USD, GBP,…
- Việc trao đổi thông tin với các đối tác nước ngoài được tiến hành thông qua
các phương tiện công nghệ hiện đại như: Telex, Fax,…. Với sự phát triển như vũ
bão của công nghệ thông tin, thì mạng Internet là công cụ phục vụ đắc lực cho kinh
doanh.
- Về điều kiện giao hàng, theo tập quán Thương Mại Incoterms, có rất nhiều
hình thức giao hàng nhưng hình thức giao hàng phổ biến nhất hiện nay là CIF,
FOB,….
- Đặc điểm quan trọng và ảnh hưởng mạnh đến hoạt động nhập khẩu đó
chính là sự tác động của các nguồn Luật bao gồm: Điều ước quốc tế và ngoại
thương, Luật quốc gia của các nước hữu quan, tập quán thương mại quốc tế
(Incoterms),…


Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Hương MSSV: 0954010113

5
1.1.3 - Vai trò của nhập khẩu.
Trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, vai trò quan trọng của nhập khẩu
được thể hiện ở các khía cạnh sau đây
Thứ nhất, nhập khẩu có tác động trực tiếp đến sản xuất và kinh doanh
thương mại vì qua hoạt động nhập khẩu cung cấp cho nền kinh tế 60%-100%
nguyên liệu chính phục vụ cho sản xuất. Trong điều kiện công nghiệp sản xuất

nguyên liệu trong nước chưa phát triển, việc nhập khẩu những nguyên liệu cao cấp
như sợi cho dệt may, phân bón cho nông nghiệp, vải cho ngành may… hoạt động
nhập khẩu đã và đang góp phần quan trọng trong việc thực hiện chiến lược công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước .
Thứ hai, nhập khẩu tác động mạnh
vào sự đổi mới trang thiết bị và công
nghệ sản xuất, nhờ đó trình độ sản xuất được nâng cao, năng suất lao động tăng
nhanh kịp thời đuổi kịp các nước tiên tiến trên Thế Giới.
Thứ ba, nhập khẩu có vai trò nhất định trong việc cải thiện và nâng cao mức
sống cho công nhân bởi thông qua nhập khẩu sản xuất của ta mới có đủ nguyên
nhiên vật liệu, thiết bị máy móc hoạt động, nên công nhân mới có công ăn việc làm
có thu nhập ổn định.
Thứ tư, hoạt động nhập khẩu giúp cho công ty trong nước có điều kiện cọ sát
với các doanh nghiệp nước ngoài từ đó góp phần thúc đẩy nâng cao sức cạnh tranh
của các doanh nghiệp. Từ đó, các doanh nghiệp nỗ lực tìm mọi biện pháp để tối ưu
hóa trong sản xuất và cả trong phương thức quản lý. Sản phẩm với chất lượng tốt,
giá cả hấp dẫn đây chính là lợi thế giúp cho các doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
1.2 - Các hình thức nhập khẩu chủ yếu
1.2.1 - Nhập khẩu trực tiếp.
Bảng 1.1: Mô tả quy trình nhập khẩu trực tiếp
Tiền - Hàng

Nhà xuất khẩu
Nhà nhập khẩu
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Hương MSSV: 0954010113

6
Là hoạt động nhập khẩu độc lập, riêng lẻ của một doanh nghiệp. Đây là hình

thức thực hiện trên cơ sở nghiên cứu thận trọng về thị trường trong và ngoài nước.
Với hình thức này, doanh nghiệp phải trực tiếp làm các hoạt động tìm kiếm đối tác,
đàm phán, ký hợp đồng ….
Ưu điểm chính là: lựa chọn thời gian giao hàng, có thể đề nghị địa điểm giao
hàng thuận tiện, chủ động hơn trong việc lựa chọn công ty vận tải và mua bảo hiểm
cho hàng hóa.
Nhược điểm là đòi hỏi nhà nhập khẩu phải có một lượng vốn lớn hơn so với
các hình thức nhập khẩu khác cho việc thanh toán hàng hóa, đòi hỏi nhà nhập khẩu
phải có chuyên môn, kiến thức về nghiệp vụ cao đồng thời các nhà nhập khẩu cũng
cần có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh quốc tế. Hình thức này phù hợp cho các
doanh nghiệp chuyên nhập khẩu và có vốn lớn.
1.2.2 - Nhập khẩu ủy thác.
Bảng 1.2: Mô tả quy trình nhập khẩu ủy thác


Là hoạt động nhập khẩu được hình thành giữa một doanh nghiệp trong nước
có vốn ngoại tệ riêng, có nhu cầu nhập khẩu. Doanh nghiệp trong nước ủy thác cho
một doanh nghiệp có chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp giao dịch ngoại thương
tiến hành nhập khẩu theo yêu cầu của doanh nghiệp trong nước. Doanh nghiệp nhận
được sự ủy thác nhập khẩu phải tiến hành với đối tác nước ngoài để làm thủ tục
nhập khẩu hàng hóa theo yêu cầu của bên ủy thác và sẽ nhận được phí ủy thác.
Ưu điểm là doanh nghiệp trong nước có thể nhập hàng hóa nhưng không cần
làm các thủ tục nhập khẩu vớisố vốn bỏ ra để nhập khẩu hàng hóa cũng không lớn.
Hình thức này phù hợp với các doanh nghiệp mới gia nhập ngành.
Nhược điểm của hình thức này chính là doanh nghiệp trong nước phụ thuộc
hoàn toàn vào nhà nhập khẩu ủy thác. Nhìn chung khi doanh nghiệp hoạt động theo
hình thức nhập khẩu ủy thác sẽ hạn chế khả năng cạnh tranh của chính công ty.
Nhà xuất khẩu
Doanh nghiệp
nhận ủy thác




Nhà xuất khẩu
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Hương MSSV: 0954010113

7
1.2.3 - Gia công quốc tế.
Với hình thức bên thứ nhất chính là bên nhận gia công, hoạt động chính của
bên nhận gia công chính là nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm từ bên yêu
cầu gia công để chế tạo ra thành phẩm. Sau đó, bên nhận gia công sẽ giao thành
phẩm cho bên yêu cầu và nhận được phí gia công. Với hình thức này thì hoạt động
xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất. Hình thức này khá phổ biến tại Việt
Nam, hiện nay có khá nhiều Công ty may mặc hoạt động theo hình thức này.
Ưu điểm là bên yêu cầu gia công tận dụng được nguồn nhân công giá rẻ từ
nước nhận gia công, từ đó hạn chế được chi phí trong sản xuất. Về phía bên nhận
gia công, giúp tạo công ăn việc làm cho người lao động trong nước bên cạnh đó có
điều kiện tiếp cận với các thiết bị công nghệ tiên tiến – hiện đại trên Thế Giới.
Nhược điểm chính là không linh hoạt trong sản xuất và bên nhận gia công có
nguy cơ biến thành bãi rác công nghệ nếu không có sự cân nhắc khi chuyển giao
các thiết bị công nghệ. Mặt khác, nếu quản lý định mức gia công và thanh lý hợp
đồng không tốt sẽ tạo điều kiện đưa hàng trốn thuế vào Việt Nam.
1.2.4 - Nhập khẩu đổi hàng.
Bảng 1.3: Mô tả quy trình nhập khẩu đổi hàng
Hàng - Hàng


Là hình thức giao dịch trao đổi hàng hóa, hoạt động xuất khẩu kết hợp chặt

chẽ với hoạt động nhập khẩu. Đặc điểm của hình thức này đó chính là người bán
đồng thời cũng là người mua, lượng hàng hóa giao đi và nhận về là tương đương
nhau. Đặc tính của hình thức này là cân bằng về mặt hàng hóa, giá cả, tổng giá trị
và cả về điều kiện và cơ sở giao hàng.
Hình thức nhập khẩu này phù hợp cho các nước đang và kém phát triển,
những nước thiếu ngoại tệ mạnh để nhập khẩu. Trong thương mại quốc tế ngày nay,
hình thức này không còn được áp dụng phổ biến nữa.
Nhà xuất khẩu
Nhà nhập khẩu
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Hương MSSV: 0954010113

8
1.3 - Khái niệm và phân loại về hiệu quả hoạt động nhập khẩu hàng hóa ở
doanh nghiệp.
1.3.1 - Quan niệm về hiệu quả.
Về mặt hình thức thì hiệu quả kinh tế ngoại thương (hiệu quả KTNT) chính
là một phạm trù so sánh giữa kết quả đầu ra và chi phí đầu vào, được biểu diễn
thông qua công thức như sau:

Trong đó:
+ H: Hiệu quả kinh tế ngoại thương.
+ K: Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như: doanh thu, lợi nhuận,
tăng thu nhập quốc dân.
+ C: Chi phí đầu vào có thể bao gồm lao động tiền lương, chi phí kinh
doanh, chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, vốn kinh doanh ( vốn cố
định, vốn lưu động, )
Nội dung cơ bản của hiệu quả kinh tế ngoại thương là góp phần thúc đẩy
tăng nhanh năng suất lao động xã hội. Đó chính là sự tiết kiệm lao động xã hội và

tăng thu nhập quốc dân có thể sử dụng, qua đó tạo thêm nguồn tích lũy cho sản xuất
và nâng cao mức sống ở trong nước.
1.3.2 - Phân loại hiệu quả.
Hiệu quả kinh tế ngoại thương được hiểu theo các khía cạnh khác nhau, để
tiện lợi hơn cho công tác quản lý. Việc phân loại hiệu quả kinh tế ngoại thương giúp
cho công việc quản lý được dễ dàng, cụ thể và chính xác hơn. Bao gồm:
1.3.2.1 - Hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế xã hội của nền
Kinh Tế Quốc Dân.
Hiệu quả kinh tế cá biệt là hiệu quả kinh tế thu được từ hoạt động ngoại
thương của từng doanh nghiệp riêng, từng thương vụ, mặt hàng xuất nhập khẩu
riêng lẻ. Đặc điểm của hiệu quả kinh tế cá biệt đó chính là doanh lợi mà mỗi doanh
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Hương MSSV: 0954010113

9
nghiệp đạt được.Về hiệu quả kinh tế - xã hội đó chính là sự đóng góp vào việc phát
triển sản xuất, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động, tích lũy ngoại tệ,
tăng thu cho ngân sách đồng thời góp phần giải quyết vấn nạn thất nghiệp. Quan
trọng nhất là nâng cao đời sống của nhân dân,…
Giữa hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế - xã hội có mối quan hệ
nhân quả tác động qua lại lẫn nhau. Hiệu quả kinh tế quốc dân chỉ có thể đạt được
trên cơ sở hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiệp ngoại thương. Đồng thời,
các doanh nghiệp ngoại thương phải quan tâm đến hiệu quả kinh tế - xã hội vì đây
chính là tiền đề và điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.
1.3.2.2 - Hiệu quả của chi phí bộ phận và chi phí tổng hợp.
Mục đích cuối cùng của các doanh nghiệp đó chính là tối đa hóa lợi nhuận.
Do đó, doanh nghiệp phải căn cứ vào thị trường để giải quyết những vấn đề then
chốt như: mặt hàng, công nghệ sản xuất, đối tượng tiêu thụ và giá thành của sản
phẩm. Suy cho cùn

g chi phí bỏ ra thực chất là chi phí lao động xã hội. Nhưng tại
mỗi doanh nghiệp mà chúng ta cần đánh giá hiệu quả, thì chi phí lao động xã hội đó
lại được thể hiện dưới các dạng chi phí cụ thể: chi phí nguyên vật liệu, chi phí lao
động, chi phí hao mòn máy móc và thiết bị, chi phí ngoài sản xuất.
1.3.2.3 - Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh.
Hiệu quả tuyệt đối được định nghĩa đó là hiệu quả được tính toán cho từng
phương án cụ thể bằng cách xác định mức lợi ích thu được với lượng chi phí bỏ ra.
Bên cạnh đó, hiệu quả so sánh lại được xác định bằng cách so sánh các chỉ tiêu hiệu
quả tuyệt đối của từng phương án với nhau. Mục đích chủ yếu của việc tính toán
này đó chính là so sánh mức độ hiệu quả của các phương án từ đó cho phép lựa
chọn một cách làm có hiệu quả cao nhất. Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau song chúng lại có tính độc lập tương đối. Trước hết,
hiệu quả tuyệt đối là cơ sở để xác định hiệu quả so sánh. Nhưng lại có những chỉ
tiêu so sánh được xác định không phụ thuộc vào việc xác định hiệu quả tuyệt đối.


Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Hương MSSV: 0954010113

10
1.3.2.4 - Hiệu quả ngắn hạn và hiệu quả dài hạn.
Thứ nhất: Hiệu quả ngắn hạn là hiệu quả được xem xét, đánh giá ở từng
khoảng thời gian ngắn. Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn chỉ đề cập đến khoảng thời
gian ngắn hạn như tuần, tháng, quý, năm,…
Thứ hai: Hiệu quả dài hạn là hiệu quả được xem xét, đánh giá trong khoảng
thời gian dài, gắn với chiến lược, kế hoạch dài hạn hoặc thậm chí nói đến hiệu quả
dài hạn còn thường nhắc đến hiệu quả lâu dài gắn với khoảng thời gian tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp.
Do đó, cần chú ý rằng giữa hiệu quả kinh doanh dài hạn và ngắn hạn vừa có

mối quan hệ biện chứng với nhau và trong nhiều trường hợp có thể mâu thuẫn với
nhau. Vì vậy, có thể xem xét và đánh giá hiệu quả ngắn hạn trên cơ sở vẫn đảm bảo
đạt được hiệu quả dài hạn trong tương lai.
1.3.3 - Ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả hoạt động nhập khẩu
Ngày nay, nền kinh tế Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường, vấn đề
hàng đầu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung hay doanh nghiệp nhập
khẩu nói riêng đó chính là hiệu quả kinh tế. Chỉ khi doanh nghiệp kinh doanh có
hiệu quả thì doanh nghiệp mới có đủ khả năng tồn tại và đứng vững trên thị trường
cạnh tranh đầy khốc liệt như ngày nay. Từ đó, doanh nghiệp có đủ sức cạnh tranh
với các doanh nghiệp khác, vừa có điều kiện tích lũy và mở rộng quy mô sản xuất
kinh doanh vừa đảm bảo đời sống cho người lao động và làm tròn nghĩa vụ đối với
Nhà nước. Doanh nghiệp muốn đạt được những điều đó, thì bản thân doanh nghiệp
phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá mọi diễn biến của kết quả hoạt động kinh
doanh sản xuất, những mặt mạnh mặt yếu của doanh nghiệp.
Hơn thế nữa, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu giúp cho
các doanh nghiệp tự đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế như thế nào, các
mục tiêu kinh tế đề ra có thực hiện được hay không và từ đó tìm ra các giải pháp tận
dụng một cách triệt để điểm mạnh của doanh nghiệp. Từ đó, ta có thể thấy rằng
đánh giá hiệu quả hoạt động nhập khẩu không chỉ là điểm kết thúc một chu kỳ mà
còn là khởi đầu một chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Vì vậy, việc thực hiện phân tích
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Hương MSSV: 0954010113

11
hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thường xuyên không những giúp cho doanh nghiệp
đánh giá lại những kết quả mà doanh nghiệp đã đạt được mà còn là phương pháp
hữu ích giúp cho doanh nghiệp có thể đề ra các chiến lược một cách chính xác và
hiệu quả hơn.
1.4 - Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu:

1.4.1 - Hiệu quả về doanh thu nhập khẩu.
1.4.1.1 - Tổng doanh thu hoạt động nhập khẩu.
Doanh thu nhập khẩu là nguồn tài chính quan trọng giúp doanh nghiệp trang
trải các khoản chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần đảm
bảo cho quá trình kinh doanh tiếp theo được tiến hành liên tục. Hơn thế nữa, tổng
doanh thu có quan hệ tỷ lệ thuận với tổng mức lợi nhuận. Về một khía cạnh nào đó
nếu doanh thu tăng lên thì lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng lên một cách
tương ứng. Công thức tính doanh thu hoạt động nhập khẩu được tính như sau:


Trong đó:
+ D: Doanh thu nhập khẩu.
+ P: Đơn giá bán trên mỗi sản phẩm.
+ Q: Số lượng sản phẩm bán ra.
Phân tích doanh thu hoạt động nhập khẩu nhằm xem xét mục tiêu doanh
nghiệp đặt ra đạt được đến đâu, xác định được những nguyên nhân chủ quan và
khách quan ảnh hưởng đến doanh thu và đề ra biện pháp khắc phục để tận dụng triệt
để thế mạnh của doanh nghiệp. Ngoài ra, phân tích doanh thu còn cung cấp tài liệu
cần thiết làm cơ sở cho việc phân tích các chỉ tiêu tài chính kinh tế từ đó đề ra các
chiến lược kinh doanh trong tương lai.
Bên cạnh đó, doanh thu hoạt động nhập khẩu chịu ảnh hưởng mạnh bởi cơ
cấu thị trường nhập khẩu cũng như kết cấu sản phẩm nhập khẩu. Do đó, để nắm rõ
hơn về bản chất cũng như hiểu rõ hơn về nguyên nhân ảnh hưởng đến doanh thu
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Hương MSSV: 0954010113

12
hoạt động nhập khẩu thì bản thân các doanh nghiệp cần phân tích doanh thu nhập
khẩu dựa trên cơ cấu thị trường nhập khẩu và kết cấu sản phẩm nhập khẩu.

1.4.1.2 - Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu.
Chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu là đại lượng so sánh giữa khoản thu (tính
bằng nội tệ) do việc nhập khẩu đem lại với số chi phí đầu vào (tính bằng ngoại tệ)
đã phải bỏ ra để mua bán hàng nhập khẩu. Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩuta có:
=
+ : Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu.
+
: Doanh thu bằng nội tệ.
+
:Chi phí bằng ngoại tệ.
Chỉ tiêu này phản ánh được cứ mỗi đơn vị ngoại tệ doanh nghiệp chi ra thì
doanh nghiệp nhận lại được bao nhiêu đơn vị nội tệ.
1.4.2 - Hiệu quả về chi phí nhập khẩu.
Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất và lưu thông
hàng hóa. Đó là những hao phí được biểu hiện bằng tiền trong quá trình hoạt động
kinh doanh. Chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát sinh gắn liền với
doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại từ hoạt động mua nguyên liệu tạo
ra sản phẩm đến khi tiêu thụ được sản phẩm đó. Việc nhận định và tính toán từng
loại chi phí là cơ sở để các nhà quản lý đưa ra những quyết định đúng đắn trong quá
trình điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.
Có nhiều chỉ tiêu để phân loại chi phí, tuy nhiên việc phân loại chi phí theo
mục đích thường dễ xác định hơn, được chia thành 5 nhóm như:
- Chi phí vận chuyển, bốc dỡ và bảo quản hàng hóa trong quá trình mua bán.
- Chi phí phân loại chọn lọc, đóng gói hàng hóa trong quá trình vận chuyển,
bảo quản hàng hóa.
- Chi phí làm thủ tụcnhập khẩu: chi phí mở L/C, kiểm hóa hải quan, giám
định, kiểm định chất lượng.
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Hương MSSV: 0954010113


13
- Chi phí hao hụt tự nhiên trong định mức.
- Các chi phí khác có liên quan đến tiêu thụ hàng hóa như quảng cáo, bảo
hành,…
Do đó, việc phân tích chi phí hoạt động nhập khẩu là một bộ phận không thể
thiếu trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, chi phí này nó ảnh hưởng trực
tiếp đến lợi nhuận của công ty. Vì vậy, muốn đạt được hiệu quả nhập khẩu thì các
công ty xuất nhập khẩu nói chung và công ty nhập khẩu nói riêng cần phân tích chỉ
tiêu chí phí nhập khẩu này.
1.4.3 - Hiệu quả về lợi nhuận nhập khẩu.
1.4.3.1 - Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu.
Lợi nhuận không những là chỉ tiêu tổng hợp thể hiện kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp mà còn là tiền đề giúp cho doanh nghiệp duy trì và tái sản xuất mở
rộng . Lợi nhuận nhập khẩu chính là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ đi tất cả
các chi phí cần thiết cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Ở dạng số tuyệt đối, lợi
nhuận là hiệu số giữa khoản doanh thu và chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất và
kinh doanh. Lợi nhuận kinh doanh được thể hiện như sau:

Trong đó:
+ Z: Tổng lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩu.
+ D: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm từ hoạt động nhập khẩu.
+ CP: Chi phí bỏ ra trong quá trình nhập khẩu.
1.4.3.2 - Tỷ suất lợi nhuận.
• Tỷ suất lợi nhuận tính theo giá thành
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận tính theo giá thành phản ánh mức lợi nhuận thu
được từ một đơn vị chi phí cho hoạt động nhập khẩu (còn gọi là hiệu quả của một
đơn vị chi phí).


×