Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

BÁO cáo THỰC tập tại CÔNG TY cổ PHẦN BAO bì đạm PHÚ mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 38 trang )

Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu Lớp CD09HD
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÔNG TY
CỔ PHẦN BAO BÌ ĐẠM PHÚ MỸ
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển
Nhờ vào đặc thù là cái nôi của ngành Dầu khí, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã
trở thành một tỉnh công nghiệp, một trong những đầu mối tập trung của các khu
công nghiệp của phía Nam nói riêng và cả nước nói chung. Là nơi hội tụ các
doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất như: hóa chất, phân bón, sản xuất xi
măng, thép,… và cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều lĩnh vực sản xuất
nói trên là sự phát triển của các mặt hàng đi kèm để phục vụ tốt hơn về hình
thức cũng như mẫu mã sản phẩm như bao bì đóng gói,…
Nhìn thấy được tiềm năng và xuất phát từ nhu cầu thực tế cần thiết, qua
nghiên cứu và khảo sát thị trường. Ngày 30/06/2003 văn phòng Tỉnh ủy Tỉnh Bà
Rịa Vũng Tàu đã có công văn số: 422 – CV/VP về việc: Giao cho công ty
TNHH Hương Phong đầu tư sản xuất nhà máy bao bì PE (Polyetylen), PP
(Polypropylen), KPK (Kraft Polypropylen Kraft),…
Công ty Cổ phần Bao bì Đạm Phú Mỹ được Chuyển từ Nhà máy Sản xuất
Bao bì Hương Phong trực thuộc Công ty TNHH Du lịch Sản xuất Thương mại
Hương Phong theo giấy phép đăng ký kinh doanh số: 4903000566 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cấp ngày 19 tháng 5 năm 2008 cho
Công ty CP Bao bì Đạm Phú Mỹ. Công ty chính thức đi vào hoạt động từ ngày
19/05/2008. Cổ đông sáng lập gồm: PVFCCo (50,976%), Công ty TNHH
Hương Phong (49%) và các cổ đông khác (0,024%).
- Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần Bao Bì Đạm Phú Mỹ.
- Tên giao dịch Quốc tế: Dam Phu My Packaging Joint Stock Company
- Tên viết tắt: DPMP
- Địa chỉ: Đường số 1B, KCN Phú Mỹ I, Tân Thành, Bà Rịa- Vũng Tàu.
- Điện thoại: 064.3921999 – Fax: 064.3921966
- Email:
- Logo Công ty:
- Vốn điều lệ: 42 tỷ đồng. (Bốn mươi hai tỷ đồng chẵn.)


GVHD: Nguyễn Quang Thái
1
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu Lớp CD09HD
1.2.Quá trình hình thành và phát triển.
Tháng 10/2004:
Nhà máy sản xuất Bao Bì Hương Phong chính thức hoạt động .
Tháng 4&5 /2008 :
Đại hội đồng cổ đông thành lập DPMP, nhận GCN ĐK KD.
Tháng 12/2008:
Thay đổi ĐK KD, thay đổi cổ đông, bổ sung ngành nghề KD.
2008 – 2010 :
Tái cấu trúc ổn định và phát triển hoạt động SXKD.
Hiện nay:
Đầu tư mở rộng quy mô sản xuất-tăng công suất lên 150%.
- Công ty cổ phần bao bì đạm phú mỹ hiện có 1 xưởng sản xuất Công
suất thiết kế 30 triệu bao bì/năm. Công ty đang đầu tư mở rộng quy mô
và nâng cao năng lực sản xuất đến 45 triệu bao bì/năm (25 triệu bao
Phân bón – Nông sản và 20 triệu bao Xi – măng).
- Công nghệ sản xuất: Dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại,
sản xuất khép kín từ nguyên liệu là hạt nhựa, giấy Kraft đầu vào đến
thành phẩm là bao bì các loại, đáp ứng chất lượng và mẫu mã theo yêu
cầu của khách hàng.
- Sản phẩm:
• Bao chứa phân bón (Urê, NPK, SA, DAP,…)
• Bao chứa nông sản (bột mì, gạo, bột cá, thức ăn gia súc,…)
• Bao chứa Xi măng (PK, KPK, PP,…)
• Manh vải bọc thép, tháp gió, sản phẩm công nghiệp,…
• Vải PP dạng ống và phẳng, ống và bao PE…
• Các loại sợi PP có độ mảnh và độ rộng khác nhau,…
1.3.Thị trường tiêu thụ:

- Thị trường tiêu thụ của công ty rộng khắp trên cả nước.
- Khách hàng chủ yếu của Công ty là Công ty mẹ - Tổng công ty
Phân bón và Hoá chất Dầu khí – Công ty cổ phần, chiếm tỷ lệ cao
về sản lượng dòng bao nông sản. Các khách hàng khác là các Công
ty sản xuất và cung ứng bột mì như: InterFlour, Mê Kông, Xay lúa
mì Việt Nam và một số Công ty chuyên doanh về bột cá và phân
bón khác. Bên cạnh đó, dòng bao ximăng cũng có nhiều khách hàng
lớn như: Công ty Nghi Sơn, Công ty Tafico, Công ty CS Windtower
và các công ty sản xuất thép khác.
GVHD: Nguyễn Quang Thái
2
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu Lớp CD09HD
1.4.Sơ đồ mặt bằng tổng thể và hình phối cảnh hai xưởng của công ty:
Hình 1.1: ảnh phối cảnh hai xưởng sản xuất của
công ty trong tương lai
1.5.Sơ đồ tổ chức công ty bao bì Đạm Phú Mỹ
Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức công ty bao bì Đạm Phú Mỹ
1.6:Sơ đồ khối công nghệ sản xuất bao bì
GVHD: Nguyễn Quang Thái
3
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu Lớp CD09HD

Hình 1.3 : Sơ đồ công nghệ sản xuất bao bì nhựa cho đóng bao phân bón nông
sản và bao xi măng.
Một số sản phẩm của công ty
GVHD: Nguyễn Quang Thái
4
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu Lớp CD09HD
Hình 1.4 Bao xi măng
hình 1.5 Bao Phân Bón

Hình 1.7: bao nông sản
GVHD: Nguyễn Quang Thái
5
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu Lớp CD09HD
Hình 1.8: Sợi PP
Hình 1.9: Manh PP
1.7 :Nội quy an toàn lao động
GVHD: Nguyễn Quang Thái
6
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu Lớp CD09HD
1.7.1: Nội quy an toàn máy tạo sợi
Dây chuyền tạo sợi được sử dụng để sản xuất sợi từ hạt nhựa PP
- Chỉ những người được huấn luyện nghiệp vụ, có sự hiểu biết kỹ về kết
cấu máy, các bộ phận an toàn mới được vận hành máy.
- Người vận hành phải mang và sử dụng đầy đủ các trang – thiết bị bảo vệ
cá nhân theo đúng quy định: quần áo BHLĐ, giày da.
- Nếu Người vận hành sử dụng đồ trang sức thì phải để gọn phía trong quần
áo.
- Nghiêm cấm, hút thuốc, đùa giỡn trong lúc làm việc; uống rượu bia, chất
kích thích trước và trong lúc làm việc.
1.7.1.1:Trước khi vận hành
Phải kiểm tra toàn bộ máy: kiểm tra cơ cấu chuyển động, kiểm tra lượng
dầu mở bôi trơn, kiểm tra phần điện điều khiển, các thiết bị điện bảo đảm
an toàn cho thiết bị…Nếu phát hiện có bộ phận, chi tiết bị hư hỏng phải
tiến hành sửa chữa hoàn chỉnh mới được đưa vào làm việc.
1.7.1.2:Trong khi vận hành
- Sử dụng các dụng cụ cầm tay phù hợp để vận hành /điều chỉnh máy,
sau khi sử dụng đặt đúng vị trí quy định. Ví dụ: súng hút sợi, dao có
cán/kéo cắt sợi, móc kéo sợi, …
- Không được phép sử dụng hoặc vận hành thiết bị nằm ngoài các thông

số quy định , giới hạn kỹ thuật của máy.
- Cấm đưa vật lạ hoặc bất kì bộ phận nào của cơ thể vào trong lòng máy,
đặc biệt là các bộ phận đang chuyển động hoặc các bộ phận có điện. Ví
dụ: đầu đùn, trục vít, các lô cuốn, máy cuốn sợi, đai truyền động.
- Dùng bao tay khi thay và di chuyển dao cắt. Tháo lắp dao cắt đúng
thao tác.
- Tránh xa các khu vực có nhiệt độ cao như nhựa nóng chảy, miệng
khuôn,…
- Cấm lạm dụng, tháo gỡ, làm hư hỏng các thiết bị an toàn, cơ cấu bảo
vệ và báo hiệu.
- Khi phát hiện nguy cơ mất an toàn hoặc sự cố về máy móc thiết bị phải
lập tức tắt điện nguồn của máy, thông báo người quản lý và Tổ Cơ điện
để sửa chữa, xử lý (trong trường hợp cần thiết có thể báo cáo trực tiếp
với Lãnh đạo công ty).
GVHD: Nguyễn Quang Thái
7
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu Lớp CD09HD
- Trong quá trình vận hành, phải phân công người thường xuyên kiểm
tra tình trạng hoạt động của máy nén khí Kobelco, máy lạnh và tháp
giải nhiết . Nếu phát hiện tình trạng bất thường (tiếng động bất thường,
nhiệt độ bất thường, quá áp suất…) phải báo cáo ngay cho người quản
lý và Tổ Cơ điện để sửa chữa, xử lý.
1.7.1.3:Khi kết thúc
- Vệ sinh máy ,thu hồi phế liệu trong sản xuất để tái sinh theo đúng quy
định .
- Bao bì chứa nguyên liệu sau khi đã sử dụng hết, cuối ca phải thu gom,
buộc gọn gàng và nhập kho đúng vị trí theo quy định của công ty.
- Những bao nguyên liệu chưa sử dụng hết phải sắp xếp gọn gàng để
không làm ảnh hưởng đến sự làm việc của ca sau hoặc của người
khác.

- Xả toàn bộ nước ngưng tụ và không khí nén trong bình chứa khí nén
khi đóng máy ngừng sản xuất.
- Tắt máy, che đậy nguyên liệu nếu ca sau không làm việc.
1.7.2:Nội quy an toàn máy dệt
Máy dệt được sử dụng để sản xuất vải từ sợi PP dạng hình ống (hoặc sau đó
được xẻ mở phẳng đối với máy dệt bao xi măng) và được cuộn thành cuộn (1
hoặc 2 cuộn riêng biệt).
- Chỉ những người được huấn luyện nghiệp vụ, có sự hiểu biết kỹ về kết
cấu máy, các bộ phận an toàn mới được vận hành máy.
- Người vận hành phải mang và sử dụng đầy đủ các trang – thiết bị bảo vệ
cá nhân theo đúng quy định: nón vải, khẩu trang, nút tai chống ồn, tạp dề,
quần áo BHLĐ, giày vải.
- Công nhân nữ phải búi tóc gọn gàng, tránh nguy cơ tóc bị cuốn vào máy
gây tai nạn.
- Nghiêm cấm, hút thuốc, đùa giỡn trong lúc làm việc; uống rượu bia, chất
kích thích trước và trong lúc làm việc.
1.7.2.1: Trước khi vận hành
Phải kiểm tra toàn bộ máy: kiểm tra cơ cấu chuyển động, kiểm tra lượng
dầu mở bôi trơn, kiểm tra phần điện điều khiển, các thiết bị điện bảo đảm
an toàn cho thiết bị…Nếu phát hiện có bộ phận, chi tiết bị hư hỏng phải
tiến hành sửa chữa hoàn chỉnh mới được đưa vào làm việc.
GVHD: Nguyễn Quang Thái
8
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu Lớp CD09HD
1.7.2.2: Trong khi vận hành
- Sử dụng các dụng cụ cầm tay phù hợp để vận hành /điều chỉnh máy,
sau khi sử dụng đặt đúng vị trí quy định.
- Không được phép sử dụng hoặc vận hành thiết bị nằm ngoài các thông
số quy định , giới hạn kỹ thuật của máy.
- Thực hiện đúng các thao tác xuống cuộn, không đứng theo hướng

chiều lăn của cuộn vải. Trường hợp buộc phải đứng trước cuộn vải
thao tác thì phải đứng không thẳng góc
- Cấm đưa vật lạ hoặc bất kì bộ phận nào của cơ thể vào trong lòng máy,
đặc biệt là các bộ phận đang chuyển động hoặc các bộ phận có điện.
- Đóng nắp tủ điện khi vận hành máy. Cấm để bất cứ vật dụng trong các
tủ điện điều khiển máy
- Không để các vật dụng cá nhân hoặc không cần thiết trên kệ để sợi
ngang (chờ sử dụng);
- Cấm để các bao cuộn sợi, bao chứa sợi vụn, giẻ,… trên sàn thao tác
máy để không ảnh hưởng đến việc thao tác hoặc gây trượt ngã.
- Cấm lạm dụng, tháo gỡ, làm hư hỏng các thiết bị an toàn, cơ cấu bảo
vệ và báo hiệu.
- Khi phát hiện nguy cơ mất an toàn hoặc sự cố về máy móc thiết bị phải
lập tức tắt điện nguồn của máy, thông báo người quản lý và Tổ Cơ điện để
sửa chữa, xử lý (trong trường hợp cần thiết có thể báo cáo trực tiếp với
Lãnh đạo công ty).
1.7.2.3: Sau khi kết thúc làm việc
-Vệ sinh máy theo thứ tự từ trên máy xuống nền nhà xưởng.
-Thu gom và quét dọn các phế liệu PE cũng như các loại phế loại khác.
Phế PE phải thực hiện theo quy định của công ty về quản lý và thu hồi
phế.
-Cuộn ống PE (chưa cắt) và thành phẩm (bao PE) phải sắp xếp gọn
gàng ngăn nắp, số liệu báo cáo rõ ràng.
-Máy và khu vực xung quanh máy phải quét dọn sạch sẽ.
-Tắt máy, che đậy nguyên liệu nếu ca sau không làm việc.
-Ghi chép sổ giao ca, báo cáo người quản lý trước khi ra về.
GVHD: Nguyễn Quang Thái
9
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu Lớp CD09HD
1.7.3: Nội quy an toàn máy trang màng

Dây chuyền máy tráng màng được sử dụng để tráng phủ một lớp nguyên liệu
nhựa PP (hoặc PE) hoặc tráng và ghép một lớp giấy Kraft lên toàn bộ khổ
ngang và chiều dài của vải để sản xuất vải bán thành phẩm của bao xi măng
hoặc các loại bao khác
- Chỉ những người được huấn luyện nghiệp vụ, có sự hiểu biết kỹ về kết
cấu máy, các bộ phận an toàn mới được vận máy.
- Người vận hành phải mang và sử dụng đầy đủ các trang – thiết bị bảo vệ
cá nhân theo đúng quy định: quần áo BHLĐ, giày da.
- Nghiêm cấm, hút thuốc, đùa giỡn trong lúc làm việc; uống rượu bia, chất
kích thích trước và trong lúc làm việc.
1.7.3.1:Trước khi vận hành:
Phải kiểm tra toàn bộ máy: kiểm tra cơ cấu chuyển động, kiểm tra lượng
dầu mở bôi trơn, kiểm tra phần điện điều khiển, các thiết bị điện bảo đảm
an toàn cho thiết bị…Nếu phát hiện có bộ phận, chi tiết bị hư hỏng phải
tiến hành sửa chữa hoàn chỉnh mới được đưa vào làm việc.
1.7.3.2: Trong khi vận hành
- Sử dụng các dụng cụ cầm tay phù hợp để vận hành /điều chỉnh máy,
sau khi sử dụng đặt đúng vị trí quy định.
- Không được phép sử dụng hoặc vận hành thiết bị nằm ngoài các thông
số quy định , giới hạn kỹ thuật của máy.
- Cấm đưa vật lạ hoặc bất kì bộ phận nào của cơ thể vào trong lòng máy,
đặc biệt là các bộ phận đang chuyển động hoặc các bộ phận có điện. Ví
dụ: đầu đùn, dao cắt viên, lô trục, manh vải đang chạy….
- Tuyệt đối không được phép sử dụng mọi đồ vật bằng kim loại, vật
cứng khác hoặc đưa tay vào trong bồn chứa và phễu cấp nguyên liệu.
- Tránh xa các khu vực có nhiệt độ cao như nhựa nóng chảy, miệng
khuôn,…
- Chỉ được đi lại trên lối đi, không với, không nhảy, không leo lên máy.
- Cấm lạm dụng, tháo gỡ, làm hư hỏng các thiết bị an toàn, cơ cấu bảo
vệ và báo hiệu.

- Khi phát hiện nguy cơ mất an toàn hoặc sự cố về máy móc thiết bị phải
lập tức tắt điện nguồn của máy, thông báo người quản lý và Tổ Cơ điện
GVHD: Nguyễn Quang Thái
10
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu Lớp CD09HD
để sửa chữa, xử lý (trong trường hợp cần thiết có thể báo cáo trực tiếp
với Lãnh đạo công ty).
- Trong quá trình vận hành, phải phân công người thường xuyên kiểm
tra tình trạng hoạt động của máy lạnh. Nếu phát hiện tình trạng bất
thường phải báo cáo ngay cho người quản lý và Tổ Cơ điện để sửa
chữa, xử lý.
- Tuân thủ nội quy an toàn cầu trục.
1.7.4: Nội quy an toàn chung đối với dây chuyền máy in _ tạo ống
bao xi măng
Dây chuyền máy In – Tạo ống bao xi măng là hệ thống thiết bị liên hợp In
(Flexo), ghép vải PP và giấy Kraft, tạo ống, dán ghép dọc và cắt (chặt) để hình
thành bao chứa xi măng.
- Chỉ những người được huấn luyện nghiệp vụ, có sự hiểu biết kỹ về kết
cấu máy, các bộ phận an toàn mới được vận máy.
- Người vận hành phải mang và sử dụng đầy đủ các trang – thiết bị bảo vệ
cá nhân theo đúng quy định: quần áo BHLĐ, giày da, khẩu trang hoạt
tính, bao tay cao su (khi cần).
- Nếu Người vận hành sử dụng đồ trang sức thì phải để gọn phía trong quần
áo.
- Công nhân nữ phải búi tóc gọn gàng, tránh nguy cơ tóc bị cuốn vào máy
gây tai nạn.
- Nghiêm cấm, hút thuốc, đùa giỡn trong lúc làm việc; uống rượu bia, chất
kích thích trước và trong lúc làm việc.
1.7.4.1:Trước khi vận hành:
Phải kiểm tra toàn bộ máy: kiểm tra cơ cấu chuyển động, kiểm tra lượng

dầu mở bôi trơn, kiểm tra phần điện điều khiển, các thiết bị điện bảo đảm
an toàn cho thiết bị…Nếu phát hiện có bộ phận, chi tiết bị hư hỏng phải
tiến hành sửa chữa hoàn chỉnh mới được đưa vào làm việc.
1.7.4.2: Trong khi vận hành
- Sử dụng các dụng cụ cầm tay phù hợp để vận hành /điều chỉnh máy,
sau khi sử dụng đặt đúng vị trí quy định.
- Không được phép sử dụng hoặc vận hành thiết bị nằm ngoài các thông
số quy định , giới hạn kỹ thuật của máy.
- Cấm đưa vật lạ hoặc bất kì bộ phận nào của cơ thể vào trong lòng máy,
đặc biệt là các bộ phận đang chuyển động hoặc các bộ phận có điện. Ví
GVHD: Nguyễn Quang Thái
11
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu Lớp CD09HD
dụ: khu vực đầu đùn mép dán, lô xăm lỗ, manh vải hoặc giấy đang
chạy…
- Cấm để các vật dụng trên thành máy.
- Cấm lạm dụng, tháo gỡ, làm hư hỏng các thiết bị an toàn, cơ cấu bảo
vệ và báo hiệu.
- Cấm nhảy, leo trèo ngang qua máy.
- Dùng cào để thu gom phế dưới gầm máy thường xuyên.
- Trong quá trình vận hành, nếu xảy ra trường hợp lỗi bao, kẹt bao; dính
vật lạ trên mặt vải PP, giấy Kraft; phải ngừng máy hoặc giảm tốc độ
đến mức an toàn mới được xử lý.
- Khi phát hiện nguy cơ mất an toàn hoặc sự cố về máy móc thiết bị phải
lập tức tắt điện nguồn của máy, thông báo người quản lý và Tổ Cơ điện
để sửa chữa, xử lý (trong trường hợp cần thiết có thể báo cáo trực tiếp
với Lãnh đạo công ty).
- Tuân thủ nội quy an toàn cầu trục.
- Tuân thủ Hướng dẫn an toàn sử dụng mực in và dung môi.
- Dung môi và mực in phải được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, không

ảnh hưởng tới sự di chuyển khi vận hành.
1.7.5:Nội quy an toan máy thổi ống PE
Máy thổi ống PE là hệ thống máy dùng để tạo ống bằng vật liệu nhựa PE dùng
bên trong bao Ure và các loại bao/túi khác bằng vật liệu PE.
- Chỉ những người được huấn luyện nghiệp vụ, có sự hiểu biết kỹ về kết
cấu máy, các bộ phận an toàn mới được vận hành máy.
- Người vận hành phải mang và sử dụng đầy đủ các trang – thiết bị bảo vệ
cá nhân theo đúng quy định: quần áo BHLĐ, giày da, khẩu trang vải.
- Nếu Người vận hành sử dụng đồ trang sức thì phải để gọn phía trong quần
áo,
- Đối với lao động nữ phải búi tóc gọn gàng tránh nguy cơ tóc bị cuốn vào
máy gây tai nạn.
- Nghiêm cấm ăn uống rượu bia, hút thuốc, đùa giỡn trong lúc làm việc.
1.7.5.1:Trước khi vận hành:
Phải kiểm tra toàn bộ máy: kiểm tra cơ cấu chuyển động, kiểm tra lượng
dầu mở bôi trơn, kiểm tra phần điện điều khiển, các thiết bị điện bảo đảm
an toàn cho thiết bị…Nếu phát hiện có bộ phận, chi tiết bị hư hỏng phải
tiến hành sửa chữa hoàn chỉnh mới được đưa vào làm việc.
GVHD: Nguyễn Quang Thái
12
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu Lớp CD09HD
1.7.5.2: Trong khi vận hành
- Sử dụng các dụng cụ cầm tay phù hợp để vận hành /điều chỉnh máy.
- Không được phép sử dụng hoặc vận hành thiết bị nằm ngoài các thông
số quy định , giới hạn kỹ thuật của máy.
- Cấm đưa tay hoặc vật cứng vào trong bồn chứa và phễu cấp nguyên
liệu.
- Cấm đưa vật lạ hoặc bất kì bộ phận nào của cơ thể vào trong lòng máy,
đặc biệt là các bộ phận đang chuyển động hoặc các bộ phận có điện.
- Cấm lạm dụng, tháo gỡ, làm hư hỏng các thiết bị an toàn, cơ cấu bảo

vệ và báo hiệu.
- Không sử dụng máy móc, thiết bị nếu cơ cấu an toàn bị thiếu hoặc hư
hỏng.
- Khi xảy ra sự cố (kẹt phế, chập điện……) lập tức tắt điện nguồn của
máy, thông báo Trưởng bộ phận hoặc Tổ Cơ điện để sửa chữa, xử lý.
- Tuân thủ quy định an toàn làm việc trên cao.
1.7.6: Nội quy an toàn máy cắt bao PE
Các máy cắt bao PE là các máy dùng để cắt ngang ống PE theo kích thước
(chiều dài) nhất định và được dán nhiệt 1 đầu bao.
- Chỉ những người được huấn luyện nghiệp vụ, có sự hiểu biết kỹ về kết
cấu máy, các bộ phận an toàn mới được vận hành máy.
- Người vận hành phải mang và sử dụng đầy đủ các trang – thiết bị bảo vệ
cá nhân theo đúng quy định: quần áo BHLĐ, giày da, khẩu trang vải.
- Nếu Người vận hành sử dụng đồ trang sức thì phải để gọn phía trong quần
áo,
- Đối với lao động nữ phải búi tóc gọn gàng tránh nguy cơ tóc bị cuốn vào
máy gây tai nạn.
- Nghiêm cấm, hút thuốc, đùa giỡn trong lúc làm việc; uống rượu bia, chất
kích thích trước và trong lúc làm việc.
1.7.6.1:Trước khi vận hành:
Phải kiểm tra toàn bộ máy: kiểm tra cơ cấu chuyển động, kiểm tra lượng
dầu mở bôi trơn, kiểm tra phần điện điều khiển, các thiết bị điện bảo đảm
an toàn cho thiết bị…Nếu phát hiện có bộ phận, chi tiết bị hư hỏng phải
tiến hành sửa chữa hoàn chỉnh mới được đưa vào làm việc.
1.7.6.2: Trong khi vận hành
GVHD: Nguyễn Quang Thái
13
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu Lớp CD09HD
- Sử dụng các dụng cụ cầm tay phù hợp để vận hành /điều chỉnh máy.
- Không được phép sử dụng hoặc vận hành thiết bị nằm ngoài các thông

số quy định , giới hạn kỹ thuật của máy.
- Cấm lạm dụng, tháo gỡ, làm hư hỏng các thiết bị an toàn, cơ cấu bảo
vệ và báo hiệu.
- Cấm đưa tay vào khu vực dao cắt khi máy đang hoạt động.
- Không chỉnh, sửa dao cắt khi máy đang hoạt động.
- Khi xảy ra sự cố (kẹt phế, chập điện……) lập tức tắt điện nguồn của
máy, thông báo Trưởng bộ phận hoặc Tổ Cơ điện để sửa chữa, xử lý.
1.7.6.3: Sau khi kết thúc
- Vệ sinh máy theo thứ tự từ trên máy xuống nền nhà xưởng.
- Thu gom và quét dọn các phế liệu PE cũng như các loại phế loại khác.
Phế PE phải thực hiện theo quy định của công ty về quản lý và thu hồi
phế.
- Cuộn ống PE (chưa cắt) và thành phẩm (bao PE) phải sắp xếp gọn gàng
ngăn nắp, số liệu báo cáo rõ ràng.
- Máy và khu vực xung quanh máy phải quét dọn sạch sẽ.
- Tắt điện, che đậy nguyên liệu nếu ca sau không làm việc.
- Ghi chép sổ giao ca, báo cáo người quản lý trước khi ra về.
1.7.7: Nội quy an toan máy cắt bao PP
Các máy cắt PP là các máy dùng để cắt ngang ống vải PP theo kích thước
(chiều dài) nhất định để sản xuất bao chứa Ure và các loại bao chứa phân bón,
nông sản khác
- Chỉ những người được huấn luyện nghiệp vụ, có sự hiểu biết kỹ về kết
cấu máy, các bộ phận an toàn mới được vận hành máy.
- Người vận hành phải mang và sử dụng đầy đủ các trang – thiết bị bảo vệ
cá nhân theo đúng quy định: quần áo BHLĐ, giày vải, khẩu trang.
- Nếu Người vận hành sử dụng đồ trang sức thì phải để gọn phía trong quần
áo,
- Đối với lao động nữ phải búi tóc gọn gàng tránh nguy cơ tóc bị cuốn vào
máy gây tai nạn.
- Nghiêm cấm, hút thuốc, đùa giỡn trong lúc làm việc; uống rượu bia, chất

kích thích trước và trong lúc làm việc.
GVHD: Nguyễn Quang Thái
14
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu Lớp CD09HD
1.7.7.1:Trước khi vận hành:
Phải kiểm tra toàn bộ máy: kiểm tra cơ cấu chuyển động, kiểm tra lượng
dầu mở bôi trơn, kiểm tra phần điện điều khiển, các thiết bị điện bảo đảm
an toàn cho thiết bị (các dao cắt nhiệt, hệ gá đỡ cuộn vải PP bằng xi lanh
– piston khí nén, cũng như các chi tiết chuyển động (tay quay-thanh
truyền) nâng hạ dao, các băng và bánh xe/trục dẫn vận chuyển bao)
Nếu phát hiện có bộ phận, chi tiết bị hư hỏng phải tiến hành sửa chữa
hoàn chỉnh mới được đưa vào làm việc.
1.7.7.2: Trong khi vận hành
- Sử dụng các dụng cụ cầm tay phù hợp để vận hành /điều chỉnh máy.
- Không được phép sử dụng hoặc vận hành thiết bị nằm ngoài các thông số
quy định , giới hạn kỹ thuật của máy
- Cấm lạm dụng, tháo gỡ, làm hư hỏng các thiết bị an toàn, cơ cấu bảo vệ
và báo hiệu.
- Không leo trèo, ngồi trên cuộn vải, máy cắt, băng tài và tủ điện.
- Không chỉnh, sửa dao cắt khi máy đang hoạt động.
- Khi xảy ra sự cố (kẹt phế, chập điện……) lập tức tắt điện nguồn của máy,
thông báo Trưởng bộ phận hoặc Tổ Cơ điện để sửa chữa, xử lý.
1.7.8: Nội quy an toan máy in 8 màu
Máy In 4 màu x 2 mặt là hệ thống máy dùng để in không liên tục 4 màu
đối với từng mặt của bao.
- Chỉ những người được huấn luyện nghiệp vụ, có sự hiểu biết kỹ về kết
cấu máy, các bộ phận an toàn mới được vận hành máy.
- Người vận hành phải mang và sử dụng đầy đủ các trang – thiết bị bảo vệ
cá nhân theo đúng quy định: quần áo BHLĐ, giày vải, khẩu trang hoạt
tính, bao tay cao su (khi cần).

- Nếu Người vận hành sử dụng đồ trang sức thì phải để gọn phía trong quần
áo.
- Công nhân nữ phải búi tóc gọn gàng, tránh nguy cơ tóc bị cuốn vào máy
gây tai nạn.
- Nghiêm cấm, hút thuốc, đùa giỡn trong lúc làm việc; uống rượu bia, chất
kích thích trước và trong lúc làm việc.
GVHD: Nguyễn Quang Thái
15
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu Lớp CD09HD
1.7.8.1:Trước khi vận hành:
Phải kiểm tra toàn bộ máy: kiểm tra cơ cấu chuyển động, kiểm tra lượng
dầu mở bôi trơn, kiểm tra phần điện điều khiển, các thiết bị điện bảo đảm
an toàn cho thiết bị…Nếu phát hiện có bộ phận, chi tiết bị hư hỏng phải
tiến hành sửa chữa hoàn chỉnh mới được đưa vào làm việc.
1.7.8.2: Trong khi vận hành
- Sử dụng các dụng cụ cầm tay phù hợp để vận hành /điều chỉnh máy,
sau khi sử dụng đặt đúng vị trí quy định.
- Không được phép sử dụng hoặc vận hành thiết bị nằm ngoài các thông
số quy định , giới hạn kỹ thuật của máy.
- Cấm đưa vật lạ hoặc bất kì bộ phận nào của cơ thể vào trong lòng máy,
đặc biệt là các bộ phận đang chuyển động hoặc các bộ phận có điện. Ví
dụ: lô in, dây xích, băng tải, bánh răng….
- Cấm lạm dụng, tháo gỡ, làm hư hỏng các thiết bị an toàn, cơ cấu bảo
vệ và báo hiệu.
- Cấm đưa các vật có thể phát nhiệt, lửa vào khu vực làm việc như:
diêm, quẹt, thuốc lá…
- Trong quá trình vận hành, nếu xảy ra hiện tượng hình in không đúng
(mất nét, mất mực, kéo màu, lem màu, …), dính vật lạ trên mặt bao và
băng tải in người vận hành phải ngừng máy (hoặc có thể giảm tốc độ
máy đến mức an toàn) mới được phép xử lý.

- Khi phát hiện nguy cơ mất an toàn hoặc sự cố về máy móc thiết bị phải
lập tức tắt điện nguồn của máy, thông báo người quản lý và Tổ Cơ điện
để sửa chữa, xử lý (trong trường hợp cần thiết có thể báo cáo trực tiếp
với Lãnh đạo công ty).
- Tuân thủ hướng dẫn an toàn sử dụng mực in và dung môi.
GVHD: Nguyễn Quang Thái
16
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu Lớp CD09HD
CHƯƠNG 2: DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ
SẢN XUẤT BAO XI MĂNG
A. Nguyên liệu sử dụng:
2.1.1. Vai trò của nguyên liệu:
- Nguyên liệu đóng vai trò quan trọng trong công nghệ sản xuất . Nguyên
liệu phải có cỡ hạt, thành phần khoáng hóa ổn định, phù hợp với quá trình
và tiếp theo để tạo nên sản phẩm có thành phần pha và chất lượng cần
thiết.
- Công ty cổ phần bao bì đạm Phú Mỹ sử dụng chủ yếu nguyên liệu nhập
ngoại. Các nguyên liệu nhập về công ty thường là nguyên liệu thô và
được kiểm tra độ ẩm bởi các kỹ sư của nhà máy, kiểm tra thành phần hóa
bởi trung tâm kiểm nghiệm chất lượng trước khi nhập kho.
2.1.2. Các loại nguyện liệu sử dụng:
- Nguyên liệu sẵn có trong nước
GVHD: Nguyễn Quang Thái
17
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu Lớp CD09HD
- Nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài : Các nước có nền dầu khí phát
triển
- Nguyên liệu chính : Hạt nhựa PP & hạt nhựa PE.
- Nguyên liệu phụ: Chất tạo màu ,CaCO
3

, chất tẩy,…
2.1.2.1 Nguyên liệu PP:
• Định nghĩa: PP là nhựa nhiệt dẻo được sản xuất bởi quá trình
polyme hóa các phân tử Polypropylen để tạo thành các mạch phân
tử polyme dài. Có nhiều cách khác nhau để liên kết các monome
lại, nhưng đối với sản phẩm thương mại PP, một trong những cách
phổ biến nhất là sử dụng các hệ xúc tác để chế tạo các mạch
polyme tinh thể. Điều này tạo ra sản phẩm dạng bán tinh thể có
tính chất vật lý, cơ học, và tính chất nhiệt tốt, tương ứng với dạng
isoatactic PP (dạng tinh thể). Ngoài ra trong quá trình sản xuất PP,
còn xuất hiện một dạng PP có độ mềm, có thể sử dụng như một
chất bám dính, chúng có tính chất nhiệt và tính chất cơ kém hơn.
Đó là dạng atactic PP (không tinh thể) (a-PP).
• Cấu tạo:


• Tính chất:
 Tính chất lý nhiệt (độ bền nhiệt):
- Nhiệt độ nóng chảy cao tnc= 160 ÷170 C.
- Ổn định ở 150 C dưới tác dụng của ngoại lực.
- Chịu được nước sôi lâu, không biến dạng.
- Ở 155 C, PP vẫn còn ở thể rắn, nhưng đến gần nhiệt độ
nóng chảy PP chuyển sang trạng thái mềm (như cao su).
GVHD: Nguyễn Quang Thái
18
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu Lớp CD09HD
- Khi giảm từ nhiệt độ nóng chảy đến 120 C, PP bắt đầu
kết tinh nhiệt độ kết tinh cao.
 Khả năng chịu ánh sáng mặt trời:
- Do có nguyên tử H ở C bậc 3 linh động nên PP dễ bị

oxi hóa, lão hóa.
- Với PP không có chất ổn định thì dưới ánh sáng
khuếch tán vẫn ổn định tính chất trong 2 năm. Tuy
nhiên khi có ánh sáng trực tiếp thì chỉ sau vài tháng sẽ
bị giòn và phá hủy ngay.
- Với PP có chất ổn định (hoặc dùng muội than 2 %)
dưới ánh sáng trực tiếp (tia cực tím) thì sau 2 năm tính
chất không thay đổi, bền trong 20 năm.
 Độ bền hóa học:
- Ở nhiệt độ thường, PP không tan trong các dung môi
hữu cơ, ngay cả khi tiếp xúc lâu, mà chỉ trong các
cacbuahydro thơm và clo hóa. Nhưng ở nhiệt độ trên
80 C thì PP bắt đầu tan trong 2 loại dung môi trên.
- Polyme có độ kết tinh lớn bền hóa chất hơn polyme có
độ kết tinh bé.
B.Dây chuyền công nghệ
2.1: Máy tạo sợi
Hình 2.1: Máy tạo sợi
2.1.1: Cấu tạo
 Cụm đầu ép đùn (Extruder)
GVHD: Nguyễn Quang Thái
19
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu Lớp CD09HD
Hình 2.2: Đầu đùn
gồm có:
+ Động cơ + hệ truyền động dây đai + hộp giảm tốc
+ Hệ thống đầu đùn nhựa, gồm: Phễu và xi lô nạp nhận hỗn hợp nguyên liệu,
xi lanh, trục vít, vỏ ngoài xi lanh được gia nhiệt có đầu dò nhiệt độ, điều khiển
nhiệt độ và quạt giải nhiệt (để làm giảm nhiệt độ) theo từng vùng trên toàn bộ
chiều dài xi lanh.

+ Lưu ý: Phần kết nối cổ đầu xilanh/trục vích với phần hộp giảm tốc có hộp
nước lạnh tuần hoàn để lầm mát cổ đầu xilanh và ngăn truyền nhiệt nóng từ
xilanh/Trục vích sang hộp giảm tốc.
 Bộ phận lưới lọc/cổ nối(Screen Changer/Adaptor): Tại các vộ phận này
cũng được gia nhiệt bằng điện trở để giử cho khối nhiên liệu luôn ở trạng thái
nhão . Lưới được dùng là loại lưới kép(gồm 2 lưới kẹp cùng với nhau, 1 thô và 1
tinh). Tại 2 khe miệng bộ lưới lọc này có 2 ngăn chứa nước lạnh tuần hoàn ,mục
đích là dể đóng rắn nhựa tị khe miệng nào ngăn cho hỗn hợp nhão trào ra theo 2
khe miệng này.
 Miệng khuôn (Die detail): Là bộ phận quan trọng nhất để hỗn hợp nhựa
đùn ra thành dạng màng,phẳng. Trên dọc theo chiều dài khuôn cũng có các điện
GVHD: Nguyễn Quang Thái
20
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu Lớp CD09HD
trở, đầu dò nhiệt và điều khiển nhiệt độ nhất định làm cho hỗn hợp nhựa vẫn ở
trạng thái nhão đều theo chiều dài miệng khuôn. Điều chỉnh độ dày mỏng của
sợi.
 Bồn nước (Water Bach):
GVHD: Nguyễn Quang Thái
21
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu Lớp CD09HD
Hình 2.3: Bồn nước
Tác dụng của bồn nước này là làm chuyển trạng thái của mảng nhựa từ nhão
sang rắn. Nhiệt độ của bồn nước được duy trì ở nhiệt độ nhất định nhờ hệ thống
nước lạnh(làm lạnh bằng máy lạnh). Bên trong bể nước có các ống trục thép để
làm chuyển hướng màng nhựa. Màng nhựa ra khỏi bể nước qua các cặp thanh
đồng gạt nước hút nước và thổi khô nước trên mặt màng nhựa(màng phim);đặc
biệt là 3 cặp trục ép cao su có tác dụng làm khô màng nhựa và keo màng nhựa.
 Dao xẻ màng (Cuter Unit):
GVHD: Nguyễn Quang Thái

22
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu Lớp CD09HD
Hình 2.4: Dao xẻ màng
Tác dụng của hệ thống dao này là để xẻ dọc màng nhựa mà sau này là thành
sợi. Chi tiết quan trọng nhất của cụm này là trục dao mà trên đó gắn các dao
lam,giữa chúng có các vòng cách có bề dày thật đều để các dây sợi có bề rộng
đều nhau. Trục dao được lắp trên một hệ thống truyền động cam-kéo bằng lò xo
để cho trục dao “lắc lư”.
 Bộ lô kéo-giữ sợi (Holding Unit):
Hình 2.5: Bộ lô kéo giữ sợi
GVHD: Nguyễn Quang Thái
23
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu Lớp CD09HD
Gồm có 1 cặp lô thép được ma phủ lớp crôm bên ngaoif và rất nhẫn; Có 1 trục
cao su ép lớp sợi lên 1 trong 2 lô thép và kéo lớp sợi chuyển động. Tốc độ của
bộ phận này rất quan trọng,ảnh hưởng tới tính chất cơ lý của sợi
 Lò sấy nóng sợi: Hao
Hình 2.6: Lò ủ sợi
+ Màng nhựa sau khi được xẻ thành sợi,lò sấy nóng sẽ sấy nóng sợi đến độ dẻo
cho phép.Mục đích làm kéo giãn sợi để xác định bề rộng sợi,độ bền kéo dứt sợi
và độ giãn dài của sợi.
 Cum lô kéo dãn sợi: Stretching
GVHD: Nguyễn Quang Thái
24
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu Lớp CD09HD
Hình 2.7: Stretching
+ Gồm có 4 lô kéo giãn sợi ,quyết định tới bề rộng sợi và độ giãn dài của sợi.
 Lô tôi sợi (Annealing)
GVHD: Nguyễn Quang Thái
25

×