Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách marketing mix tại công ty cổ phần thương mại tổng hợp tỉnh bà rịa vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (751.43 KB, 50 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế Việt Nam ngày nay đang trong xu thế hội nhập toàn cầu do đó có
rất nhiều cơ hội cũng như thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện
nay. Vì vậy bài toán đặt ra cho các doanh nghiệp là làm sao có thể đứng vững trên
thị trường khốc liệt như vậy, một công cụ hữu hiệu có thể giúp các doanh nghiệp
thành công đó là Marketing có hiệu quả. Quản trị marketing là nghiên cứu các vấn
đề về nhu cầu của con người thông qua hoạt động trao đổi- buôn bán trong thị
trường nhất định, nhằm sử dụng có hiệu quả hoạt động marketing, tăng năng suất
lao động và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên được phát huy tối đa các năng lực cá
nhân, tài năng chuyên môn được kích thích, động viên nhiều nhất tại nơi làm việc
và trung thành tận tâm với tổ chức, để đạt được mục đích của tổ chức.
Chính vì vậy, quản trị marketing có ý nghĩa hết sức quan trọng trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy maketing không phải là nhân
tố đóng vai trò quan trọng nhất,nhưng nó là nguồn tài nguyên và là một trong các
yếu tố cơ bản quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp.
Xuất phát từ thực tiễn như vậy, là một sinh viên khoa Kinh tế, kết hợp lý
luận đã nghiên cứu về công tác quản trị maketing cùng với quá trình thực tập tại
Công ty Cổ Phần Thương Mại Tổng Hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Em đã chọn đề tài:
“Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách Marketing- Mix
tại công ty Cổ Phần Thương Mại Tổng Hợp tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu”.
CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI TỔNG
HỢP TỈNH BÀ RỊA- VŨNG TÀU
1.1 Giới thiệu khái quát về công ty:
Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (tên giao
dịch là GETRACO) là tiền thân của 03 công ty: Công Ty Thương Nghiệp Tổng
Hợp; Công Ty Thương Nghiệp Phục Vụ Dầu Khí; Công Ty Nông Sản Thực
Phẩm, được sát nhập theo Quyết định số: 05/QĐ-UBND ngày 15/10/1992 của
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tên gọi là Công ty Thương mại Tổng hợp


tỉnh BR-VT. Là một doanh nghiệp Nhà nước, có tư cách pháp nhân, có con dấu
riêng, hạch toán kinh tế độc lập. Là một doanh nghiệp hoạt động chuyên nghiệp
trong lĩnh vực dầu khí, thương mại, san lấp mặt bằng cảng biển, xây dựng các
công trình giao thông dân dụng và công nghiệp.
Công ty GETRACO được hình thành và tập hợp từ đội ngũ cán bộ quản lý
giàu kinh nghiệm, đội ngũ kỹ sư, cử nhân chuyên ngành có trình độ tay nghề
cao được đào tạo tại các trường đại học lớn có uy tín như: Đại học Kiến Trúc,
Đại học Kinh Tế, Đại học Xây Dựng và Đại học Bách Khoa…
Công ty luôn ước muốn được phục vụ Quý khách hàng ngày càng tốt hơn,
tập thể lãnh đạo CBCNV công ty theo đuổi mục tiêu phục vụ:
“UY TÍN, CHẤT LƯỢNG, PHỤC VỤ KHÁCH HÀNG LÀ TRÊN HẾT”
TÊN CÔNG TY: Công ty Cổ Phần Thương Mại Tổng Hợp tỉnh BR-VT
• Địa chỉ ĐKKD: 47 Ba Cu, phường 1, TP Vũng Tàu
• Điện thoại : 064.3852244, 3852653, 3852540
• Fax : 064. 3852647
• Website : www.getracocorp.com
• Email :
• Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc: Ông Trần Ngọc Trinh
Giấy phép đăng ký kinh doanh
• Mã số doanh nghiệp: 3500666315
• Ngày cấp lần đầu: 04/08/2004
• ĐK thay đổi ngày: 22/05/2012
• Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Mã số thuế: 3500666315
Số tài khoản: 102010000344559 tại NH Công Thương tỉnh BR-VT.
Logo của công ty:
CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP BR– VT
GENERAL TRADING JOINT- STOCK COMPANY OF
BARIA - VUNGTAU PROVINCE
ISO 9001:2008

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty CP Thương Mại Tổng Hợp Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (Getraco) là doanh
nghiệp nhà nước được chuyển thành Công ty Cổ phần Thương Mại Tổng Hợp
Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu theo quyết định số 8843/QĐ-UB ngày 06/11/2003 của
UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trong đó nhà nước nắm giữ 51% vốn điều lệ.
Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
(GETRACO) là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành thương mại
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Với thành quả của gần 20 năm qua, công ty chúng tôi
không ngừng phát triển. Doanh thu hàng năm của công ty năm sau luôn cao hơn
năm trước. Tất cả các hoạt động kinh doanh của công ty đều đạt hiệu quả cao và
được nhiều khách hàng tín nhiệm. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của
Getraco:
 Cung ứng các loại vật tư, hóa phẩm khoan, trang thiết bị, máy móc. Dịch vụ sửa
chữa, tàu biển giàn khoan, gia công cơ khí phục vụ cho ngành dầu khí.
 Cung ứng vật tư, hàng hóa, trang thiết bị, máy móc phục vụ ngành hàng hải.
 Cung ứng dịch vụ trọn gói đời sống lao vụ (Catering) cho tàu biển, giàn khoan.
 Kinh doanh XNK, nhập khẩu ủy thác hàng hóa các loại, vật tư thiết bị.
 Kinh doanh dịch vụ cảng, dịch vụ khai thác cảng thủy nội địa.
 Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, công nghiệp thi công san lấp
mặt bằng, cung ứng vật tư xây dựng.
 Tổ chức đào tạo và cung ứng xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài và
kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác.
 Đặc biệt, trong những năm gần đây, công ty có nhiều thế mạnh trong việc
thi công cầu đường, san lấp mặt bằng, cảng biển, xây dựng công nghiệp và
dân dụng với các dự án công trình lớn trọng điểm cấp quốc gia.
Trong những năm qua Getraco càng ngày càng phát triển đi lên và luôn
cải tiến năng cao trình độ cán bộ quản lý, trang thiết bị máy móc phương tiện
hiện đại phục vụ cho công tác và sản xuất kinh doanh. Doanh thu và lợi nhuận
hàng năm của công ty không ngừng tăng lên và được nhiều khách hàng tín
nhiệm.

Về quan hệ với các tổ chức tín dụng ngân hàng: Getraco luôn là đối tác
tin cậy, được nhiều Ngân hàng sẵn sàng chào đón, cho vay với hạn mức vay tại
thời điểm hiện nay có thể lên đến trên 50 tỷ đồng., đây là một lợi thế rất mạnh
của Getraco.
Hiện nay Getraco đang áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 – 2008 trong điều
hành quản lý hoạt động của công ty và cố gắng phấn đấu để trở thành một trong
những doanh nghiệp hàng đầu của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong kinh doanh
thương mại tổng hợp và dịch vụ với phương châm:
“UY TÍN, CHẤT LƯỢNG, PHỤC VỤ KHÁCH HÀNG LÀ TRÊN HẾT”
Getraco hy vọng ngày càng có được nhiều sự hợp tác của các đơn vị
doanh nghiệp trong nước cũng như các tập đoàn cũng như các nhà đầu tư quốc
tế.
1.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty:
Quan hệ chỉ huy và điều phối
Quan hệ điều hành
Quan hệ liên đới
XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG & DỊCH VỤ
XÍ NGHIỆP XÂY LẮP &
SỬA CHỮA CƠ ĐIỆN
XN SỬA CHỮA
TÀU VÀ DV DẦU KHÍ
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
TỔNG GIÁM ĐỐC
Chi nhánh
HàNội
Phòng
Xuất khẩu
Lao động

Phòng Kế toán
Phòng
HC Quản trị
Ban DV đời
sống Dầu khí
Chi nhánh
Tp.HCM
Phòng
Kinh doanh
Phòng
Dự án-
TC CT
BP hậu cần trên bờ
BP kỹ thuật sửa chữa
BP dịch vụ trên giàn
VPĐD
NGHỆ AN
Cửa hàng & đại lý bán hàng cho công ty
 Chức năng của từng bộ phận:
 Hội dồng quản trị:
• Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh
doanh hằng năm của công ty;
• Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng
loại;
• Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền
chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;
• Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty;
• Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 Điều 91 của Luật này;
• Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn
theo quy định của Luật này hoặc Điều lệ công ty;

• Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua
hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn
hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của
công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty, trừ hợp
đồng và giao dịch quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 120 của Luật này;
• Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ
công ty quy định; quyết định mức lương và lợi ích khác của những người
quản lý đó; cử người đại diện theo uỷ quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần
hoặc phần vốn góp ở công ty khác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác
của những người đó;
• Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác
trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;
• Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành
lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ
phần của doanh nghiệp khác;
• Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông,
triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông
thông qua quyết định;
• Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông;
• Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức
hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;
• Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;
• Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty
 Ban kiểm soát:
• Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty; chịu trách nhiệm trước
Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.
• Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong
quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán,

thống kê và lập báo cáo tài chính.
• Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm và sáu
tháng của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị.
• Trình báo cáo thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh
hằng năm của công ty và báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng
quản trị lên Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên.
• Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty, các công việc quản lý,
điều hành hoạt động của công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết hoặc
theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông
hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 79 của Luật này.
• Khi có yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều
79 của Luật này, Ban kiểm soát thực hiện kiểm tra trong thời hạn bảy ngày
làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể
từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban kiểm soát phải báo cáo giải trình về những
vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến Hội đồng quản trị và cổ đông hoặc nhóm
cổ đông có yêu cầu.
• Việc kiểm tra của Ban kiểm soát quy định tại khoản này không được cản trở
hoạt động bình thường của Hội đồng quản trị, không gây gián đoạn điều
hành hoạt động kinh doanh của công ty.
 Tổng Giám Đốc:
• Điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động hàng
ngày khác của công ty.
• Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên về việc thực
hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
• Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng tành viên, Hội dồng quản
trị. Thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty.
• Kiến nghị phương án bố trí, cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty
như bổ nhiệm, đề xuất cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ
các chức danh do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên bổ nhiệm. Ngoài
ra còn phải thực hiện các nhiệm vụ khác và tuân thủ một số nghĩa vụ của

người quản lý công ty theo luật pháp quy định.
 Phó Tổng Giám Đốc:
• Là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Tổng Giám Đốc về hiệu quả kinh
doanh của công ty và trực tiếp thực hiện các nội dung công việc tham mưu
giúp Tổng Giám Đốc xác định chiến lược
 Các phòng ban:
• Thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
• Công tác tổng hợp chung;
• Công tác tổ chức, nhân sự, đào tạo;
• Quản trị hành chính, phục vụ, lễ tân, văn thư lưu trữ;
• Quản lý tài chính, tài sản, ngân sách được giao; tham mưu công tác thu và
quản lý sử dụng các loại phí, lệ phí;
• Thi đua khen thưởng;
• Theo dõi, tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo; Tham mưu thực hiện công
tác phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm chống
lãng phí theo quy định của pháp luật;
• Đầu mối phối hợp công tác giữa các đơn vị thuộc Ban Quản lý.
• Thực hiện dịch vụ hậu cần, kỹ thuật sửa chữa
 Văn phòng đại diện, cửa hàng và đại lý bán hàng cho công ty:
• Có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ
các lợi ích đó. Tổ chức và hoạt động của văn phòng đại diện theo quy định
của pháp luật. là “đại diện” cho doanh nghiệp để giao dịch (làm việc, tiếp
xúc …) với các đối tác, khách hàng … qua đó tìm kiếm cơ hội kinh doanh
cho doanh nghiệp. Nhìn chung, văn phòng đại diện không được trực tiếp
thực hiện các hoạt động kinh doanh như mua bán hàng hóa, ký kết hợp đồng
… Tuy nhiên, trong từng trường hợp cụ thể, giám đốc công ty có thể ủy
quyền cho Trưởng Văn phòng đại diện ký hợp đồng kinh tế với khách
hàng
1.2 Thực trạng marketing- mix tại công ty Cổ Phần Thương Mại Tổng Hợp
tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu:

1.2.1 Lĩnh vực hoạt động của công ty:
a. Cung cấp dịch vụ dầu khí: Hiện nay Getraco cung cấp nhân lực, thực phẩm
phục vụ đời sống giàn khoan trên biển, cung cấp vật tư thiết bị sửa chữa thay
thế tàu biển, giàn khoan cho các xí nghiệp của liên doanh Vietsovpetro. Hoạt
động này mang lại doanh thu hàng năm rất lớn.
b. Kinh doanh thương mại: Getraco là đại lý phân phối nhiều mặt hàng
VLXD phục vụ cho ngành xây dựng như xi măng, sắt thép, cát đá, … Ngoài ra,
công ty còn là nhà cung cấp các phụ tùng thiết bị cơ khí máy móc cho các đơn
vị thuộc liên doanh Vietsovpetro. Getraco luôn được các đối tác đánh giá cao
trong các dịch vụ và kinh doanh.
c. Thi công xây dựng: Getraco là nhà thầu chính trong nhiều các dự án, công
trình lớn, trọng điểm cấp quốc gia. Trực tiếp thi công xây dựng các công trình
công nghiệp và dân dụng như: Cầu đường, san lấp mặt bằng kho bãi, cảng biển.
Trong lĩnh vực san lấp mặt bằng, thi công cầu đường Getraco còn cung cấp
luôn các dịch vụ và vật tư phục vụ việc san lấp như: Giải phóng mặt bằng, nạo
vét hữu cơ, vải địa, cát, bắc thấm, máy móc, xe cơ giới, tư vấn thiết kế, …
Getraco luôn là nhà thầu có các dịch vụ đầy đủ nhằm đáp ứng tất cả các yêu cầu
của chủ đầu tư, đảm bảo về chất lượng thi công, tiến độ thời gian và giá cả cạnh
tranh. Cụ thể Getraco đã thi công phục vụ các công trình như:
• Công trình trụ móng đường dây 220kv từ hàm thuận đi Long Thành (trị giá vật
tư 25 tỷ đồng). Do công ty Xây Lắp Điện 1 – Tổng công ty Xây Dựng Công
nghiệp Việt Nam là chủ đầu tư, khởi công và hoàn thành 1997 – 1999.
• Công trình cầu Cỏ May 1 và 2 (trị giá vật tư 20 tỷ) Do công ty TNHH Hải Châu
là nhà thầu chính, khởi công và hoàn thành 1997 – 2000.
• Công trình san lấp mặt bằng dự án PM3 Cà Mau (trị giá vật tư san lấp 30 tỷ).
Do Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro là chủ đầu tư, khởi công và hoàn thành
2006- 2007.
• Công trình san lấp mặt bằng kho cảng xăng dầu Petec – Cái Mép (trị giá gần 30
tỷ). Do công ty Thương Mại Kỹ thuật và Đầu tư Petec là chủ đầu tư, khởi công
và hoàn thành 2007 – 2008.

• Công trình san lấp nền và mặt đường sang đảo Gò Găng (trị giá 15 tỷ). Do
BQLDA Sở giao thông Vận Tải tỉnh BR-VT là chủ đầu tư, khởi công và hoàn
thành 2006 – 2007.
• Công trình cầu Sông Ray (trị giá vật tư 20 tỷ). Do công ty công trình giao thông
75 là nhà thầu chính, khởi công và hoàn thành 2003 – 2005.
• Công trình cầu Cửa Lấp (trị giá vật tư 25 tỷ). Do công ty Công Trình Giao
Thông 68 là nhà thầu chính, khởi công và hoàn thành 2003 – 2006.
• Công trình cải tạo các cầu trên QL55 (trị giá vật tư 10 tỷ đồng). Do BQLDA Sở
Giao Thông Vận Tải tỉnh BR-VT là chủ đầu tư, khởi công và hoàn thành 2006 –
2007.
• Công trình xây dựng đường qui hoạch số 11 Thị xã Bà Rịa (trị giá vật tư 35 tỷ
đồng). Do công ty TNHH Thành Nam là nhà thầu chính, khởi công và hoàn
thành 2005 – 2008.
• Công trình san lấp cảng Sao Mai – Bến Đình (trị giá vật tư và dịch vụ trên 110
tỷ đồng). Do công ty TNHH MTV XD Công Nghiệp và Dân Dụng Dầu Khí là
nhà thầu chính, khởi công và hoàn thành 2008 – 2010.
• Công trình thi công đường vào cảng Cái Mép – Thị Vải do Tổng Công ty Xây
dựng Trường Sơn là tổng thầu, Getraco là nhà thầu lớn trong đó, với gói thầu
Getraco trực tiếp thi công trị giá trên 100 tỷ đồng, khởi công 2008, hoàn thành
2011.
• Công trình thi công xây dựng đường trục Nam Bắc đảo Phú Quốc do Tổng
Công ty XD Trường Sơm làm tổng thầu, Getraco đảm nhận phân đoạn thi công
trị giá hơn 60 tỷ đồng.
• Các công trình sửa chữa và xây dựng công nghiệp và dân dụng có trị giá lớn.
Dù đạt được kết quả như trên, nhưng Getraco chúng tôi vẫn luôn không
ngừng hoàn thiện và phát triển hơn nữa các lĩnh vực của mình nhằm nâng cáo
sư cạnh tranh và chất lượng phục vụ cho khách hàng.
Với năng lực về hàng hóa và vốn, hiện nay Getraco có đủ khả năng cung ứng
sản phẩm hàng hóa, vật tư, trang thiết bị cho các công trình từ nhỏ đến lớn.
Công ty Cổ Phần Thương Mại Tổng Hợp tỉnh BR-VT luôn ý thức và tâm

niệm rằng sự thành công và sự hài lòng của khách hàng chính là tiền đề cho sự
phát triển của Doanh nghiệp hôm nay và tương lai.GETRACO trân trọng giá trị
nền tảng cho sự phát triển, đó là các cơ hội được hợp tác với Quý khách hàng
và không một khó khăn nào có thể ngăn cản quyết tâm của công ty mang đến
những giá trị tiện ích phù hợp với mong muốn cũng như lợi ích của Quý khách
hàng.
Ngoài ra Công ty còn nhận được một số giải thưởng , bằng khen của , nhà nước,
chính phủ ban tặng:
DANH HIỆU CAO QUÝ ĐÃ ĐƯỢC PHONG TẶNG
CHO CTY CP THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP TỈNH BR-VT (GETRACO)
Năm 2009:
 Bằng khen Bộ Công Thương
 Bằng khen của UBND tỉnh
 Giải thưởng “Ngọn hải Đăng”
 Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc
 Cờ xuất sắc Liên đoàn lao động tỉnh BR-VT
 Ông Trần Ngọc Trinh – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ cty đạt danh hiệu chiến sỹ
thi đua cấp tỉnh
Năm 2010:
 Bằng khen của Bộ công thương
 Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc
 Cờ “đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua” của UBND tỉnh
 2 Bằng khen UBND tỉnh BR-VT
 Cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh
 Cờ xuất sắc Liên đoàn lao động tỉnh BR-VT
 Giấy chứng nhận đạt giải thưởng “Doanh nghiệp hội nhập và Phát triển” 2010
của Hội đồng giải thưởng.
 Danh hiệu “chiến sỹ thi đua cơ sở” : Có 7 cá nhân đạt danh hiệu “chiến sỹ thi
đua cơ sở”
Năm 2011:

 Bằng khen Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
 Bằng khen Bộ Công Thương
 Bằng khen Bộ Quốc Phòng
 Cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh 5 năm liền (2007-2011)
 3 Bằng khen UBND tỉnh BR-VT
 Giấy khen Sở LĐ-TB-XH tỉnh BR-VT
 Đề nghị Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng III
“Uy tín – Chất lượng, phục vụ khách hàng là trên hết”.
Với năng lực như trên Getraco hân hoan chào đón các nhà đầu tư trong và ngoài
nước hợp tác thương mại lâu dài dưới mọi hình thức.
Đến với chúng tôi quí khách sẽ nhận được sự đón tiếp trọng thị và sẽ hài lòng với
cung cách làm việc, chất lượng phục vụ chu đáo.
 Kết luận chương 1:
Công ty CP Thương Mại Tổng Hợp tỉnh BR- VT Là một doanh nghiệp
hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ dầu khí, thương mại, san lấp mặt
bằng cảng biển, xây dựng các công trình giao thông, dân dụng và công nghiệp.
Công ty Getraco được hình thành và tập hợp từ đội ngũ cán bộ quản lý
giàu kinh nghiệm, đội ngũ kỹ sư, cử nhân chuyên ngành có trình độ tay nghề cao
được đào tạo tại các trường đại học lớn có uy tín như: Đại học Kiến Trúc, Đại học
Kinh tế và Đại học Xây Dựng, Đại học Bách khoa,
Công ty Getraco luôn có ước muốn được phục vụ Quý khách hàng ngày
càng tốt hơn, tập thể lãnh đạo và CBCNV công ty theo đuổi mục tiêu phục vụ:
“UY TÍN, CHẤT LƯỢNG, PHỤC VỤ KHÁCH HÀNG LÀ TRÊN HẾT”
Công ty luôn ý thức và tâm niệm rằng sự Thành công và Sự hài lòng của
khách hàng chính là tiền đề cho sự phát triển của Doanh nghiệp hôm nay và
tương lai. Getraco trân trọng giá trị nền tảng cho sự phát triển, đó là các cơ hội
được hợp tác với mọi khách hàng và không một khó khăn nào có thể ngăn cản
quyết tâm của công ty mang đến những giá trị tiện ích phù hợp với mong muốn
cũng như lợi ích của khách hàng.
CHƯƠNG 2:

CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING- MIX
2.1 Khái niệm, quan điểm marketing trong kinh doanh:
Hiểu một cách đơn giản theo quan điểm của các nhà doanh nghiệp trong
cơ chế thị trường hiện nay thì Marketing là một dạng hoạt động của con người
nhằm thỏa mãn những nhu cầu, mong muốn của họ thông qua trao đổi về một
loại sản phẩm – dịch vụ nào đó trên thị trường. Trong khái niệm Marketing,
điều quan trọng đầu tiên mang tính quyết định thành hay bại trong kinh doanh
của các doanh nghiệp là phải nghiên cứu nhu cầu, mong muốn và yêu cầu cũng
như hành vi mua hàng của khách hàng, sau đó tiến hành sản xuất sản phẩm –
dịch vụ phù hợp trước khi đem ra tiêu thụ trên thị trường thông qua các hoạt
động trao đổi.
Marketing là nghệ thuật kết hợp, vận dụng các nỗ lực cần thiết nhằm khám
phá, sáng tạo, thỏa mãn, gợi mở nhu cầu của khách hàng để tạo ra lợi nhuận và
giao dịch.
Quá trình tích tụ vốn cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học, công
nghệ, cơ khi hoá, tự động hoá trở thành phổ biến, năng suất lao động ngày càng
cao, tình trạng cung vượt cầu trở thành phổ biến ở hầu hết các ngành. Lúc này
người mua làm chủ thị trường, cạnh tranh quyết liệt giữa những nhà sản xuất để
giành khác hàng. Người sản xuất nhận ra rằng chỉ đơn thuần mở rộng hệ thống
phân phối, tăng cường hoạt động bán hàng, tăng mức độ khuyến mãn cũng
không thể tiêu thụ hết sản phẩm được sản xuất. Những người đi tiên phong với
quan điểm marketing đã thêm vào những khía cạnh mới của quan điểm. Họ cho
rằng người sản xuất chỉ bán được những gì thoả mãn tốt nhất nhu cầu của người
mua, nhưng mỗi nhà sản xuất có những điều kiện khác nhau, lợi thế khác nhau
trong việc thoả mãn nhu cầu đa dạng của thị trường. Bởi vậy họ phải chia thị
trường thành các phân khúc có những đặc trưng khác nhau, từ đó lựa chọn cho
mình một phân khúc phù hợp nhất, phân khúc có tiềm năng tăng trưởng và ở đó
người sản xuất có lợi thế cạnh tranh hơn đối thủ. Để thoả mãn tốt hơn nhu cầu
của khác hàng và chiến thắng đối thủ cạnh tranh, người sản xuất phải sử dụng
đồng bộ các công cụ: thiết kế sản phẩm; định giá, đưa sản phẩm tiếp cận với

khách hàng (phân phối); truyền thông về sản phẩm, công ty, khuyến mãi, quảng
cáo và quan hệ công chúng (chiêu thị) và nhiều hơn thế nữa. Tất cả các công cụ
này phải nhắm tới khả năng sinh lời cho người sản xuất. Quan điểm marketing
là quan điểm kế thừa và tổng hợp của các quan điểm kinh doanh hướng vào sản
xuất, quan điểm coi trọng sản phẩm, quan điểm kinh doanh coi trọng bán hàng.
Lúc này marketing được hiểu là hoạt động của con người hướng đến việc thoả
mãn nhu cầu và ước muốn thông qua tiến trình trao đổi.
Marketing hỗn hợp là một khái niệm rất thông dụng trong kinh
doanh( marketing-mix) là tập hợp các công vụ tiếp thị được doanh nghiệp sử
dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu. Thuật ngữ lần
đầu tiên được sử dụng vào năm 1953 khi Neil Borden, là chủ tịch của hiệp hội
Marketing Hoa Kỳ lấy ý tưởng công thức thêm một bước nữa và đặt ra thuật
ngữ Marketing hổn hợp. Một nhà tiếp thị nổi tiếng, E. Jerome McCarthy, đề
nghị phân loại theo 4P năm 1960, mà nay đã được sử dụng rộng rãi. Khái niệm
4P được giải thích phần lớn trong sách giáo khoa về Marketing và trong các lớp
học.
 Vị trí và chức năng cơ bản của Marketing kinh doanh
- Vị trí của marketing kinh doanh.
Marketing kinh doanh của doanh nghiệp vừa là khâu đầu tiên cũng là
khâu cuối cùng trong hệ thống các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
• Khâu đầu tiên: bởi lẽ, nhiệm vụ của marketing là tiếp cận, tìm kiếm,
tạo ra và lựa chọn thị trường. Nó giúp doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu
của người tiêu dùng từ đó doanh nghiệp biết được “ cái thị trường cần” để
cung ứng.
• Khâu cuối cùng: vì mục đích của marketing là thỏa mãn nhu cầu, thay
đổi nhu cầu và kích thích nhu cầu. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển
trên thị trường thì vấn đề quan trọng nhất mà họ cần quan tâm chính là nhu
cầu của khách hàng. Nhu cầu khách hàng chính là đích cuồi cùng mà doanh
nghiệp cần đạt tới và để đứng vững doanh nghiệp phải thỏa mãn nhu cầu đó.
- Chức năng của marketing kinh doanh:

Chức năng của marketing xuất phát từ vị trí marketing trong hệ thống
quản trị của công ty. Do vậy, marketing có một số chức năng cơ bản sau:
 Chức năng làm thích ứng sản phẩm với nhu cầu thị trường: một sản
phẩm muốn bán chạy thì phải có sức hấp dẫn đối với khách hàng, marketing
có chức năng thích ứng sản phẩm với nhu cầu thị trường thông qua hoạt
động cụ thể như: marketing tiến hành nghiên cứu thị trường và khách hàng
để xác định những mong muốn của khách hàng về sản phẩm. Cần phải khẳng
định rằng marketing không làm công việc của nhà kỹ thuật mà nó chỉ chỉ ra
cho nhà sản xuất phải sản xuất cái gì, như thế nào, khối lượng bao nhiêu và
bao giờ đưa ra thị trường là thích hợp.
 Chức năng phân phối sản phẩm: là toàn bộ các hoạt động gắn liền với
quá trình vận động của hàng hóa từ sau khi nó được sản xuất ra cho tới khi
nó đến được với trung gian thương mại bán buôn, bán lẻ hay người tiêu dùng
cuối cùng. Đó chính là các hoạt động nhằm tổ chức các vận động tối ưu sản
phẩm và quá trình này gồm nhiều bước liên quan đến nhau: lựa chọn người
tiêu thụ( phải tìm hiểu người tiêu thụ để lựa chọn người có khả năng) , hướng
dẫn khách hàng kí kết hợp đồng và thuê mướn phương tiện vận tải, tổ chức
hợp lý hệ thống kinh doanh kho hàng hóa, các hoạt động hỗ trợ cho người
tiêu thụ( như cung cấp cho họ những thông tin về khách hàng- sản phẩm, tạo
ra những ưu đãi thương mại như phương tiện vận chuyển giao hàng), tổ chức
bao bì bao gói tiêu thụ để vận dụng tối đa dung tích của hệ thống kho hàng
hóa, nhanh chóng phát hiện ra ách tắc, xung đột hệ thống phân phối và điều
chỉnh, giải quyết những ách tắc, xung đột đó.
 Chức năng tiêu thụ: theo quan điểm của marketing tiêu thụ là hoạt
động có chủ đích qua đó công ty thực hiện việc cung ứng , bán hàng hóa-
dịch vụ cho khách hàng để tiêu dùng cá nhân( có thể trực tiếp hoặc gián tiếp
qua các trung gian). Nội dung của chức năng này bao gồm: nghiên cứu khách
hàng và người tiêu thụ, ấn định và kiểm soát giá bán, lựa chọn các phương
pháp và công nghệ bán thích hợp, tổ chức lực lượng bán để quyết định sức
bán, tổ chức quảng cáo và khuyến mại, tổ chức các yếu tố hậu cần kinh

doanh của công ty như: vận chuyển và quản trị bán, thực hiện các dịch vụ
trước- trong – và sau khi bán.
 Chức năng hỗ trợ: đây là chức năng quan trọng và đặc biệt, đó chính
là các hoạt động liên quan đến quảng cáo, xúc tiến cho người tiêu dùng cuối
cùng của mình. Một số hoạt động điển hình như: điển hình hóa phân loại sản
phẩm, quảng cáo, xúc tiến bán hàng, tham gia các hoạt động hội chợ thương
mại, các dịch vụ yểm trợ cho sản phẩm, quan hệ công chúng- công dụng, tổ
chức tín dụng thương mại và dịch vụ, phát triển tổ chức môi giới và xúc tiến
thương mại, tổ chức hợp lý hệ thống thông tin thị trường.
 Chức năng mạo hiểm: đó là những mất mát thiệt hại có thể do các tác
dộng khách quan. Mạo hiểm hàm chứa sự không chắc chắn và trong quá
trình thực hiện marketing cần phải biết chấp nhận và xử lý tốt nhất những
mạo hiểm trong kinh doanh. Các hoạt động thường áp dụng: lựa chọn ứng xử
về thế lực và giải pháp kinh doanh an toàn, xác lập giải pháp tình thế để chấp
nhận xử lý mạo hiểm, xây dựng quỹ bảo hiểm, tăng cường chiến lược cạnh
tranh, chấp nhận hoạt động trong giới hạn về năng lực hành vi của công ty,
lựa chọn tổ chức marketing có hiệu lực và chất lượng, hoàn thiện công nghệ
thông tin và tình báo trong kinh doanh.
 Chức năng điều hòa phối hợp: marketing phải thực hiện điều hòa một
cách tổng hợp toàn bộ công ty: điều hòa phối hợp các bộ phận, chức năng
của công ty. Điều hòa, phối hợp trong nội bộ, tổ chức vận hành chức năng
marketing. Do đó, việc điều hòa và phối hợp đòi hỏi phải vận dụng thời cơ,
kết hợp các hoạt đông marketing chức năng với marketing tác nghiệp.
 Như vậy, các chức năng cơ bản này đã cho thấy được vị trí và tầm
quan trọng của marketing kinh doanh. Marketing chính là khâu kết nối giữa
khách hàng với các bộ phận khác trong công ty như: tài chính, tổ chức- nhân
sự va sản xuất.
2.2 Cơ sở hoàn thiện chính sách Marketing:
2.2.1 Sản phẩm: là kết quả của quá trình sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ
nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng; là kết quả của một quá trình tập hợp

các hoạt động có liên quan lẫn nhau hoặc tương tác (với nhau) để biến đổi đầu
vào thành đầu ra.
Nhiều sản phẩm được cấu thành bởi các chủng loại sản phẩm khác nhau.
Ví dụ: một sản phẩm ô tô được chào bán bao gồm cả sản phẩm phần cứng (săm
lốp), vật liệu chế biến (nhiên liệu, chất lỏng làm mát máy), phần mềm (phần
mềm kiểm soát động cơ, sổ tay hướng dẫn lái xe) và dịch vụ (các giải thích
hướng dẫn vận hành do người bán hàng thực hiện). Trong những trường hợp
như vậy, tên gọi của sản phẩm phải căn cứ vào thành phần chủng loại sản phẩm
chiếm tỷ trọng lớn nhất.
2.2.2 Giá cả: là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết mà khách hàng bỏ ra để có
được một sản phẩm với một chất lượng nhấ định vào một thời điểm nhất định
và ở một nơi nhất định.
Nhằm đạt được mục tiêu đã xác định cho giá, doanh nghiệp cần đưa ra các
quyết định rõ ràng về chính sách định giá của mình. Các chính sách giá đúng
cho phép doanh nghiệp có thể định giá và quản lý giá có hiệu quả trong kinh
doanh. Chính sách định giá thể hiện sự lựa chọn đúng đắn các tình huống cần
giải quyết khi đặt mức giá và ra quyết định mua sắm của khách hàng được dễ
dàng hơn. Các chính sách giá chính thường được áp dụng là:
• Chính sách về sự linh hoạt giá:
- Chính sách một giá: Đưa ra một mức giá đối với tất cả các khách hàng mua
hàng trong cùng các điều kiện cơ bản và cùng khối lượng.
- Chính sách giá linh hoạt: Đưa ra cho khách hàng khác nhau các mức giá khác
nhau trong cùng điều kiện cơ bản và cùng khối lượng.
• Chính sách giá theo chu kì sống của sản phẩm:
- Chính sách giá hớt váng: Đưa ra mức giá cao nhất – cố gắng bán ở mức giá
cao nhất của thị trường nhằm tăng tối đa việc hớt phần ngon của thị trường.
- chính sách giá xâm nhập: Đưa ra một mức giá thấp để có thể bán được hàng
hoá với khối lượng lớn trên thị trường.
- Chính sách giá giới thiệu: Đưa ra mức giá thấp bằng cách cắt giảm giá tạm
thời để lôi kéo sự chú ý và dùng thử của khách hàng.

- Chính sách giá theo thị trường: Đưa ra mức giá trên cơ sở phân tích các đối
thủ cạnh tranh trên thị trường
• Chính sách giá theo chi phí vận chuyển.
- Giá giao hang theo địa điểm
- Giá giao hang theo vùng
- Giá giao hàng đồng loạt
- Giá vận chuyển hấp dẫn
2.2.3 Phân phối: là sự kết hợp hữu quan giữa người sản xuất với các trung
gian để tổ chức sự vận động của hàng hóa cho hợp lý nhất nhằm thỏa mãn tối
đa nhu cầu của khách hàng. Thông qua các trung gian thương mại, các kênh
phân phối tạo ra dòng chảy hàng hóa từ người sản xuất đến người mua cuối
cùng. Các trung gian chủ yếu thương mại là: người bán buôn, người bán lẻ, đại
lý.
• Kênh phân phối cho sản phẩm tiêu dùng cá nhân:
Kênh trực tiếp
Kênh một cấp
Kênh hai cấp
NHÀ SẢN
XUẤT
NGƯỜI
TIÊU
DÙNG
Nhà bán sỉ
Nhà bán lẻ
Nhà bán lẻ
Nhà bán sỉ
Kênh hai cấp
Kênh hai cấp

• Kênh phân phối cho sản phẩm công nghiệp:

Kênh trực tiếp
Kênh một cấp
Kênh một cấp
Kênh hai cấp
2.2.4 Xúc tiến: Là truyền tin về sản phẩm và doanh nghiệp với khách hàng
mục tiêu để thuyết phục họ mua. Vì vậy, có thể gọi đây là các hoạt động truyền
thông maketing. Hoạt động xúc tiến trong marketing là sự kết hợp tổng hợp các
hoạt động sau:
Nhà bán lẻ
Nhà đại lý
Nhà bán lẻ
Nhà đại lý
Nhà bán sỉ
NHÀ SẢN
XUẤT
NHÀ SỬ
DỤNG
CÔNG
NGHIỆP
Nhà đại lý
Nhà phân phối
công nghiệp
Nhà phân phối
công nghiệp
Nhà đại lý
- Quảng cáo: Là việc sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để
truyền đạt tin tức về chất lượng hay ưu điểm của sản phẩm đến khách hàng.
- Khuyến mại: là những khích lệ ngắn hạn để khuyến khích mua một sản
phẩm hay dịch vụ.
- Chào hàng hay bán hàng cá nhân: là hình hức sử dụng nhân viên bán

hàng để thông tin thuyết phục khách hàng tiềm năng những sản phẩm hàng hóa
hay dịch vụ của công ty.
- Quan hệ công chúng:là hình thức truyền thông không mang tính cá nhân
cho một sản phẩm hay doanh nghiệp bằng cách đưa tin thương mại về chúng
trên các phương tiện thông tin đại chúng mà không phải trả tiền.
- Marketing trực tiếp: là việc sử dụng điện thoại, thư điện tử và những công
cụ tiếp xúc khác ( không phải là người) để giao tiếp và dẫn dụ một đáp ứng từ
những khách hàng riêng biệt hoặc tiềm năng.
Toàn bộ các hoạt động xúc tiến trên phải được phối hợp để đạt tác dụng
truyền thông tối đa tới người tiêu dùng.Maketing trực tiếp kết hợp cả 3 yếu tố
quảng cáo, xúc tiến, bán hàng cá nhân để có thể thực hiện việc bán hàng trực
tiếp không qua trung gian.
2.2.5 Nguồn nhân lực: nguồn nhân lực được hiểu theo nghĩa bao gồm: kinh
nghiệm, kỹ năng, trình độ đào tạo và những sự tận tam, nỗ lực hay bất cứ đặc
điểm nào khác tạo giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh cho tổ chức của những
người lao động.
Quy mô và cơ cấu theo cá tính nhận diện nguồn nhân lực: giói tính, trình
độ chuyên môn nghiệp vụ, ngành nghề,….Các mô tả về các đặc điểm sự tận
tâm, nỗ lực, khả năng thích nghi, sáng tạo….
2.2.6 Cơ sở vật chất: là môi trường mà dịch vụ được chuyển giao, nơi khách
hàng và nhà cung cấp tương tác, bất cứ vật hữu hình nào giúp hoặc hỗ trợ cho
việc thực hiện dịch vụ
• Bên ngoài: thiết kế bên ngoài, biển chỉ dẫn, bãi đậu xe, phong cảnh, môi trường
xung quanh…
• Bên trong: thiết kế bên trong, trang thiết bị, biển chỉ dẫn, bố trí không gian….
Hữu hình khác:cardvisit, đồ dùng văn phòng, trang phục nhân viên, trang
web,…
2.2.7 Quy trình công nghệ:
Nhìn chung có thể hiểu quy trình công nghệ là tập hợp các phương pháp,
quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn

lực thành sản phẩm. Như vậy công nghệ là việc phát triển và ứng dụng của các
dụng cụ, máy móc, nguyrn6 liệu và quy trình để giúp đỡ giải quyết những vấn
đề của con người. Với tư cách là hoạt động con người, công nghệ diễn ra trước
khi có khoa học và kỹ nghệ. Nó thể hiện kiến thức của con người trong giải
quyết các vấn đề thực tế để tạo ra các dụng cụ, máy móc, nguyên liệu hoặc quy
trình tiêu chuẩn. Việc tiêu chuẩn hóa như vậy là đặc thù chủ yếu của công nghệ.
Khái niệm về kỹ thuật Kỹ thuật được hiểu là bao gồm toàn bộ những phương
tiện lao động và nhưng phương pháp tạo ra cơ sở vật chất.
2.3 Môi trường ảnh hưởng đến hoạt động Marketing
2.3.1 Môi trường vĩ mô:
Gồm 6 yếu tố:
2.3.1.1 Kinh tế: Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố tác động đến khả
năng chi tiêu của khách hàng và tạo ra những mẫu tiêu dùng khác biệt.Việc hiểu
thị trường không chỉ biết rõ về yếu tố mong muốn của con người mà còn phải
nắm được khả năng chi tiêu của họ.Khả năng chi tiêu này ngoài việc phụ thuộc
vào nhu cầu giá cả mà còn phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế.Do đó các
nhà marketing phải nhận biết được các xu hướng chính về thu nhập trong dân
chúng và những thay đổi về chi tiêu của các nhóm dân chúng khác biệt.
- Xu hướng tăng lên về thu nhập trung bình trong dân chúng ngoài việc sẽ tạo ra
một sức mua cao hơn trên thị trường còn dẫn đến những nhu cầu mong muốn
khác biệt hơn từ phía người tiêu dùng.
- Ngoài ra,một xu hướng khác là sự phân bổ về thu nhập cá nhiều phân hóa
trong dân chúng cũng là một vấn đề mà các nhà marketing cần quan tâm.Chính
sự phân hóa này làm đa dạng hơn về nhu cầu,mong muốn của người tiêu dùng
và tạo ra trên thị trường nhiều phân khúc khác biệt.
2.3.1.2 Chính trị: Các quyết định marketing của một doanh nghiệp
thường chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của những diễn biến trong môi trường chính
trị-pháp luật.Môi trường này hình thành từ cơ quan nhà nước các cấp,các nhóm
áp lực và từ hệ thống pháp luật của quốc gia đó.Các lực lượng này điều chỉnh
hoạt động của các doanh nghiệp theo đúng khuôn khổ pháp luật cho phép của

pháp luật
- Môi trường chính trị-pháp luật có 3 chức năng chủ yếu: bảo vệ quyền lợi các
công ty trong quan hệ với nhau, bảo vệ người tiêu dùng tránh được các kinh
doanh gian dối của doanh nghiệp, bảo vệ lợi ích rộng lớn của xã hội tránh khỏi
các hành vy kinh doanh sai lệch.
2.3.1.3 Xã hội: là một tập thể hay một nhóm những người được phân biệt
với các nhóm người khác bằng các lợi ích, mối quan hệ đặc trưng, chia sẻ cùng
một thể chế và có cùng văn hóa. Con người sinh ra và lớn lên trong một xã hội
cụ thể và những niềm tin,nhận thức về các giá trị,chuẩn mực,truyền thống,hành
vi của họ ảnh hưởng từ xã hội,từ nền văn hóa mà họ đang sinh sống.Một số đặc
trưng về môi trường văn hóa-xã hội tác động đến hoạt động của doanh nghiệp:
+Tính bền vững của các giá trị văn hóa cốt lõi
+Các nhóm văn hóa nhỏ
+Sự biến đổi trong các giá trị văn hóa thứ cấp
Nhân tố này được biểu hiện thông qua các thành tố như: trình độ dân trí,
tỷ lệ kết hôn, tỷ lệ sinh đẻ, tỷ lệ dân số, lối sống, phong cách sống, chuẩn mực
về đạo đức, vui chơi giải trí, sử dụng lao động nữ, phong tục tập quán của các
dân tộc, vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng, tổ chức hiệp hội của người tiêu dùng…
Ở mỗi khu vực khác nhau lại có một nền văn hóa khác nhau chẳng hạn
như nét văn hóa của người dân miền Bắc khác với miền Nam, của miền xuôi
khác với miền ngược….
Đòi hỏi mỗi doanh nghiệp khi lập chiến lược kinh doanh về xâm nhập thị
trường, phát triển thị trường, mở rộng thị trường… tìm kiếm lao động, nghiên
cứu thị hiếu khách hàng, nhu cầu tiêu dùng ở bất cứ một khu vự nào đó đều cần
phải tìm hiểu cụ thể, hiểu biết rõ những nét văn hóa của vùng đó.Tránh tình
trạng dập khuôn máy móc, đưa nền văn hóa của vùng nay áp dụng cho vùng
khác. Điều này sẽ gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp thậm chí dẫn đến sai
lầm.
2.3.1.4 Môi trường tự nhiên:Nó được biểu hiện qua các thành tố như:
thời tiết, khí hậu, mưa gió, bão lụt, hạn hán, mùa vụ, môi trường sinh thái, các

nguồn tài nguyên thiên nhiên trên mặt đất, trên mặt biển, sông ngòi và trong
lòng biển. Môi trường tự nhiên bao gồm các nguồn tài nguyên thiên nhiên được
xem là những nhân tố đầu vào cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp và còn
có những ảnh hưởng nhất định đến các hoạt động marketing của doanh nghiệp
đó.
Những nhân tố này có ảnh hưởng đáng kể với các doanh nghiệp có đầu vào từ
tài nguyên thiên nhiên hoặc chịu tác động của thiên nhiên.
2.3.1.5 Kỹ thuật công nghệ: Tiến bộ KHCN tác động đến thị trường ở
nhiều mặt như:
+ Khởi đầu cho những ngành công nghiệp mới
+ Làm thay đổi căn bản hay xóa bỏ hoàn toàn các sản phẩm hiên hữu
+ Kích thích sự phát triển những sản phẩm liên quan hoặc không liên quan đến
kỹ thuật mới
+ Sự phát triển công nghệ làm chu kỳ sống của sản phẩm bị rút ngắn lại
- Việc áp dụng công nghệ mới giúp các doanh nghiệp tạo ra sản phẩm mới và
làm tăng sức cạnh tranh trên thị trường.giữa chi phí nghiên cứu và phát triển
khả năng sinh lời có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.Các doanh nghiệp đàu tư
cho việc nghiên cứu và phát triển cao thì khả năng kiếm lời cũng sẽ cao hơn.
2.3.1.6 Dân số: Môi trường dân số bao gồm các yếu tố như:quy mô dân
số,tuổi tác,giới tính,trình độ học vấn,nghề nghiệp,…Đó là những khía cạnh
được người làm marketing quan tâm nhiều nhất bởi nó có liên quan trực tiếp
đến con người và con người cũng chính là tác nhân tạo ra thị trường.
- Một số thay đổi về dân số tác động đến hoạt động của doanh nghiệp:
+ Những chuyển dịch về kinh tế

×