ÔN THI HỌC KÌ I
1. Hai quả cầu giống nhau, mỗi quả cầu bán kính 40 cm, khối lượng 50 kg. Tính lực hấp dẫn giữa
chúng. (2,6.10
-7
N)
2. Hai xe tải giống nhau mỗi xe có khối lượng 2.10
4
kg, ở cách xa nhau 40 m. Hỏi lực hấp dẫn giữa
chúng bằng bao nhiêu? (1,66.10
-5
N)
3. Tính lực hấp dẫn giữa hai tàu thủy, mỗi tàu có khối lượng 15.10
4
tấn khi chúng ở cách nhau 1
km. (1,5 N)
4. Một tên lửa có khối lượng 100 tấn bay cách tâm Trái Đất 1,5.10
5
km. Lực hấp dẫn tác dụng lên
nó ở vị trí đó bằng bao nhiêu? Biết khối lượng Trái Đất 6.10
24
kg. (1,77.10
3
N)
5. Hai quả cầu bằng chì, mỗi quả có khối lượng 45 kg, bán kính 10 cm. Hỏi lực hấp dẫn giữa chúng
có thể đạt giá trị lớn nhất là bao nhiêu? (3,38.10
-6
N)
6. Mặt Trăng và Trái Đất có khối luợng lầm lượt là 7,4.10
22
kg và 6.10
24
kg, ở cách nhau 384000
km. Tính lực hút giữa chúng. (2.10
20
N)
7. Một bánh xe quay đều 5 vòng/giây. Bán kính của bánh xe là 30 cm. Tìm vận tốc dài của một
điểm trên vành bánh xe. (9,42 m/s)
8. Một kim đồng hồ treo tường có kim phút dài 10 cm. Cho rằng kim quay đều. Tính tốc độ dài và
tốc độ góc của điểm đầu kim phút. (1,74.10
-3
rad/s, 1,74.10
-4
m/s)
9. Một vật rơi tự do từ cao xuống đất mất 5s. Lấy g = 10 m/s
2
. Hãy tính :
a. Độ cao ban đầu của vật. (125 m)
b. Quãng đường vật rơi trong giây cuối. (45 m)
10. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 20 m so với mặt đất. Tính thời gian vật rơi và vận tốc vật
lúc chạm đất. Lấy g = 10 m/s
2
. (2 s; 20 m/s)
11. Một lò xo có chiều dài tự nhiên 30 cm sau khi treo thẳng đứng và móc một vật nặng 200 gam ở
dưới thì lò xo có chiều dài là 34 cm. Lấy g = 10 m/s
2
.
a. Tính độ cứng của lò xo. (50 N/m)
b. Để lò xo chỉ dãn 1 cm thì phải treo vật có khối lượng bao nhiêu? (0,05 kg)
12. Một lò xo có độ cứng 40 N/m, chiều dài tự nhiên là 25 cm,có khối lượng không đáng kể, một
đầu lò xo được treo vào một điểm cố định.
a. Để lò xo dãn ra được 10 cm so với ban đầu thì phải treo ở đầu dưới của lò xo một vật có
khối lượng bằng bao nhiêu? (0,4 kg)
b. Tính chiều dài của lò xo khi treo vật. (0,35 m)
13. Một chiếc hộp nặng 30 kg đặt đứng yên trên sàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa sàn và hộp
là 0,2. Kéo hộp này bằng một lực theo phương ngang có độ lớn 120 N. Lấy g = 10 m/s
2
. Tính;
a. Độ lớn của gia tốc. (2 m/s
2
)
b. Quãng đường mà vật đi được sau 1 s kể từ khi kéo vật. (1 m)
14. Một xe khối lượng 4 tấn. Chuyển động trên đường nằm ngang.
a. Xe bắt đầu chuyển động sau 10 s đạt vận tốc 25 m/s. Tính lực ma sát giữa xe và mặt
đường, biết lực kéo là 10800 N. Lấy g = 10 m/s
2
. (800 N)
b. Xe chuyển động đều trên đoạn đường 250 m tiếp theo. Tính lực phát động và thời gian đi
đoạn đường này. (800 N, 10 s)