Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Đánh giá hiệu quả điều trị TVĐĐ CSC bằng phương pháp xoa bóp bấm huyệt kết hợp với kéo giãn cột sống cổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 61 trang )

1

BỘ Y TẾ
BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG

ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐIỀU TRỊ TVĐĐ-CSC
XOA BÓP BẤM HUYỆT KẾT HỢP KÉO GIÃN
ĐỐT SỐNG CỔ
CƠ QUAN CHỦ QUẢN:
HÀ NỘI – 2014
2
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
BH Bấm huyệt
BN Bệnh nhân
CSC Cột sống cổ
CT Scanner Cắt lớp vi tính
HC Hội chứng
MRI Cộng hưởng từ hạt nhân (Magnetic Resonnance Imaging)
SĐT Sau điều trị
TĐT Trước điều trị
THCSC Thoái hóa cột sống cổ
TVĐĐ
TVĐĐ-CSC
Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm – cột sống cổ
VAS Thanh điểm nhìn đánh giá cảm giác đau
(Visual Analogue Scale)
XBBH Xoa bóp bấm huyệt
YHCT Y học cổ truyền
YHHĐ Y học hiện đại



3
MỤC LỤC
1
ĐẶT VẤN ĐỀ 7
CHƯƠNG 1 9
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 9
1.1. Quan niệm của YHHĐ về TVĐĐ-CSC 9
1.1.1. Khái niệm 9
1.1.2. Giải phẫu sinh lý của CSC 9
1.1.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh TVĐĐ-CSC: 11
1.1.4. Triệu chứng và tiến triển của TVĐĐ-CSC: 12
1.1.5. Chẩn đoán TVĐĐ-CSC 14
1.2. Quan niệm của YHCT về TVĐĐ-CSC 15
1.2.1. Bệnh danh 15
1.2.2. Các thể lâm sàng, chẩn đoán và điều trị 15
1.3. Tổng quan về xoa bóp, bấm huyệt và kéo giãn cột sống 15
1.3.1. Xoa bóp, bấm huyệt trong YHCT 15
1.3.2. Kéo giãn cột sống cổ 16
CHƯƠNG 2 17
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.1. Phương tiện nghiên cứu 17
2.2. Đối tượng nghiên cứu 17
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn BN theo YHHĐ 18
2.2.2. Tiêu chuẩn chọn BN theo YHCT 18
2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ BN 18
2.3. Phương pháp nghiên cứu 19
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu và cỡ mẫu 19
2.3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 19
2.3.3. Cách thức tiến hành 19

2.3.4. Liệu trình điều trị 22
2.3.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu 22
2.4. Phương pháp xử lý số liệu 24
4
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 24
CHƯƠNG 3 25
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 25
3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trước điều trị 27
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng theo YHHĐ 27
3.2.2. Đặc điểm lâm sàng theo YHCT: 30
3.3. Kết quả điều trị 30
3.3.1. Đánh giá kết quả điều trị 30
3.3.2. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị: 32
CHƯƠNG 4 36
BÀN LUẬN 36
4.1. Đặc điểm TVĐĐ-CSC 36
4.1.1. Đặc điểm chung 36
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng theo YHHĐ 39
4.1.3. Đặc điểm theo YHCT 41
4.2. Kết quả điều trị 41
KẾT LUẬN 43
KIẾN NGHỊ 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
5
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố tuổi của các BN nghiên cứu 25
Bảng 3.2. Nghề nghiệp của các bệnh nhân nghiên cứu 25
Bảng 3.3. Thời gian mắc bệnh của các bệnh nhân nghiên cứu 26

Bảng 3.4. Mức độ đau theo thang điểm VAS trước điều trị 28
Bảng 3.5. Co cứng cơ cạnh sống 28
Bảng 3.6. Biên độ hoạt động cột sống cổ trước điều trị 29
Bảng 3.7. Đặc điểm vị trí thoát vị đĩa đệm trên MRI 29
Bảng 3.8. Thể bệnh theo YHCT 30
Bảng 3.9. Mức độ đau theo thang điểm VAS trước và sau điều trị 30
Bảng 3.10. Biên độ hoạt động cột sống cổ trước và sau điều trị 31
Bảng 3.11. Biểu hiện co cứng cơ cạnh sống trước và sau điều trị 32
Bảng 3.12. Liên quan giữa thể bệnh của YHCT và kết quả điều trị.35
6
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Đường cong cột sống cổ [37] 10
Hình 1.2. Đĩa đệm [37] 11
Hình 1.3: Hình ảnh CT scanner TVĐĐ 13
Hình 1.4: Hình ảnh MRI TVĐĐ-CSC cắt dọc và cắt ngang trên T1 14
Hình 2.1. Hình ảnh ghế kéo giãn CSC 17
Hình 2.2. Một số động tác XBBH trong nghiên cứu 20
Hình 2.3. BN ngồi kéo giãn CSC 21
Hình 2.4. Thước đo mức đau theo thang điểm nhìn VAS 22
Biểu đồ 3.1. Phân bố giới tính của các BN nghiên cứu 25
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm khởi phát bệnh 26
Biểu đồ 3.3. Các tác nhân ảnh hưởng 27
Biểu đồ 3.4. Kết quả điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ 31
Biểu đồ 3.5. Liên quan giữa tuổi và kết quả điều trị 32
Biểu đồ 3.6. Liên quan giữa thời gian mắc bệnh và kết quả điều trị 33
Biểu đồ 3.7. Liên quan giữa tác nhân gây bệnh và kết quả điều trị.34
7
ĐẶT VẤN ĐỀ
TVĐĐ-CSC (cervical disc herniation) là hậu quả của một quá trình
thoái hóa CSC. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp THCSC đều

sẽ bị TVĐĐ-CSC. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa của
sụn khớp và đĩa đệm ở cột sống, những thay đổi ở phần xương dưới sụn
và màng hoạt dịch. Nguyên nhân chính của bệnh là quá trình lão hóa, gây
kích thích hoặc chèn ép vào rễ thần kinh cổ, động mạch đốt sống, tủy cổ
và gây nên biểu hiện các triệu chứng lâm sàng rất đa dạng [8].
TVĐĐ-CSC đứng hàng thứ 2 trong các bệnh thoái hóa khớp ( chiếm
14%), sau các bệnh lý về cột sống thắt lưng ( chiếm 31%) . Tỷ lệ bệnh tủy cổ
do TVĐĐ phải điều trị phẫu thuật ở Nhật Bản hàng năm là 1,54/100.000 dân.
Ngày nay, do sự phát triển của xã hội, hoạt động của con người ngày càng
phong phú, đa dạng, TVĐĐ-CSC lại thường khởi phát ở độ tuổi lao động, liên
quan đến tư thế lao động nghề nghiệp nên tỷ lệ TVĐĐ ngày càng tăng. Trong
đó 64,86% TVĐĐ-CSC có biểu hiện lâm sàng ở độ tuổi lao động từ 36 – 49
tuổi, nhiều nhất là từ 40-49 tuổi (51,35%).
Vấn đề điều trị TVĐĐ-CSC bao gồm điều trị nội khoa, ngoại khoa
và vật lý trị liệu. Điều trị nội khoa theo YHHĐ chủ yếu sử dụng các nhóm
thuốc chống viêm, giảm đau không steroid, steroid, thuốc giãn cơ; kết hợp
với chiếu tia hồng ngoại, sóng siêu âm, sóng điện từ, kéo giãn CSC Điều trị
theo YHCT gồm xoa bóp bấm huyệt, châm cứu có tác dụng mềm cơ, giãn cơ,
giãn mạch làm tăng cường tuần hoàn, tăng cường dinh dưỡng và chuyển hóa
tại chỗ; làm thư giãn cơ, giảm áp lực của nội đĩa đệm, từ đó có tác dụng giảm
đau đối với các chứng đau mạn tính. Việc điều trị phẫu thuật được cân nhắc
khi điều trị nội khoa không có kết quả hoặc chèn ép thần kinh nhiều biểu hiện
trên lâm sàng và qua chẩn đoán hình ảnh [8].
Theo YHCT, TVĐĐ không có bệnh danh riêng mà được xếp vào
phạm vi Chứng Tý. Bệnh nhân đau vùng vai gáy YHCT gọi là kiên tý.
8
Hoặc do người cao tuổi chức năng các tạng phủ suy yếu, thận hư không
chủ được cốt tủy, can huyết hư không nuôi dưỡng được cân, mà gây ra
xương khớp đau nhức, tê mỏi, cơ bắp co cứng, vận động khó khăn…[4],
[10], [27]. Hiện nay, phương pháp xoa bóp bấm huyệt kết hợp với kéo

giãn CSC đang được sử dụng phổ biến tại khoa khám bệnh Bệnh viện
YHCT Trung Ương, với ưu điểm dễ thực hiện, giá thành phù hợp với
nhiều bệnh nhân, không yêu cầu các thiết bị hiện đại…Tuy nhiên chưa có
một công trình nghiên cứu nào đánh giá tác dụng điều trị của 2 phương
pháp này khi sử dụng phối hợp trong điều trị TVĐĐ-CSC trên lâm sàng.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài nhằm các mục tiêu sau:
1. Đánh giá hiệu quả điều trị TVĐĐ-CSC bằng phương pháp xoa
bóp bấm huyệt kết hợp với kéo giãn cột sống cổ.
2. Bước đầu xác định các yếu tố liên quan và ảnh hưởng đến kết quả
điều trị TVĐĐ-CSC bằng phương pháp xoa bóp bấm huyệt kết hợp
với kéo giãn cột sống cổ.
9
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Quan niệm của YHHĐ về TVĐĐ-CSC
1.1.1. Khái niệm
TVĐĐ-CSC là hậu quả của THCSC và chấn thương CSC gây nên.
Nhưng nguyên nhân do THCSC là chính, biểu hiện bệnh lý thoái hóa mạn
tính của đốt sống, khớp, sụn, đĩa đệm thuộc vùng CSC, với triệu chứng chủ
yếu là đau và biến dạng, không có biểu hiện viêm [1], [20].
1.1.2. Giải phẫu sinh lý của CSC
1.1.2.1. Các đốt sống cổ
CSC nối từ lỗ chẩm đến đốt sống lưng thứ nhất (D1), là trụ cột để giữ
và vận động đầu.
CSC gồm 7 đốt sống được ký hiệu từ C1- C7, 5 đĩa đệm và 1 đĩa đệm
chuyển đoạn (đĩa đệm cổ - lưng C7-D1), giữa đốt sống C1-C2 không có đĩa đệm.
Mỗi đốt sống gồm ba thành phần chính: thân đốt sống, cung sau và các mỏm.
Đốt sống C1 hay còn gọi là đốt đội, không có thân đốt sống, chỉ có cung trước
và cung sau. Đốt sống C2 còn gọi là đốt trục, có mỏm nha làm trục để C1
quay quanh C2 theo trục thẳng đứng.

Mặt trên thân đốt từ C3 – C7 có thêm hai mỏm móc hay mấu bán
nguyệt, ôm lấy góc dưới của thân đốt sống trên hình thành khớp mỏm móc –
đốt sống (khớp Luschka). Khớp mỏm móc – đốt sống giữ cho đĩa đệm không
bị lệch sang hai bên Khi khớp này bị thoái hóa, gai xương của mỏm móc nhô
vào lỗ gian đốt sống và chèn ép rễ thần kinh ở đó [3].
10
Hình 1.1. Đường cong cột sống cổ [37]
11
1.1.2.2. Đĩa đệm
Đĩa đệm là bộ phận chính cùng với các dây chằng đảm bảo sự liên
kết chặt chẽ giữa các đốt sống và đóng vai trò làm giảm chấn động.
Hình 1.2. Đĩa đệm [37]
1. Nhân nhầy ; 2. Vòng sợi đĩa đệm
1.1.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh TVĐĐ-CSC:
1.1.3.1. Nguyên nhân
 Do THCSC:
- Thoái hóa sinh học:
- Thoái hóa bệnh lý:
 Yếu tố chấn thương:
 Các yếu tố khác:
- Di truyền: cơ địa lão hóa sớm
- Rối loạn nội tiết: mãn kinh, đái tháo đường, loãng xương do nội tiết.
- Rối loạn chuyển hóa
- Bệnh lý tự miễn (hiện đang được nghiên cứu nhiều) [3], [11], [20], [39].
12
1.1.3.2. Cơ chế bệnh sinh
 Cơ chế bệnh sinh của TVĐĐ-CSC được phần lớn các tác giả cho là
do sự thoái hóa tổng hợp của hai quá trình:
- Sự thoái hóa sinh học theo tuổi
- Sự thoái hóa bệnh lý mắc phải: do vi chấn thương, nhiễm khuẩn,

dị ứng, rối loạn chuyển hóa, tự miễn…
1.1.4. Triệu chứng và tiến triển của TVĐĐ-CSC:
1.1.4.1. Triệu chứng lâm sàng
 Hội chứng CSC:
- Có điểm đau tại CSC hoặc hai bên cột sống.
- Co cứng cơ cạnh CSC.
 Hội chứng rễ thần kinh cổ:
Trong TVĐĐ-CSC, hội chứng rễ thần kinh cổ chiếm tỉ lệ cao (70%
trường hợp), chủ yếu là thương tổn rễ C5, C6 (chiếm 45% các trường hợp có
tổn thương rễ thần kinh cổ).
 Hội chứng tủy:
 Hội chứng rễ - tủy cổ:
 Hội chứng động mạch đốt sống (Hội chứng giao cảm cổ sau Barré Liéou):
 Hội chứng thực vật dinh dưỡng:
1.1.4.2. Triệu chứng cận lâm sàng
 X quang CSC thường quy với các tư thế sau: thẳng, nghiêng, chếch ¾ trái
và phải có thể phát hiện các bất thường: mất đường cong sinh lý, gai xương ở
thân đốt sống, giảm chiều cao, đặc xương dưới sụn, hẹp lỗ liên hợp…
13
Cắt lớp vi tính: giúp đánh giá rễ
thần kinh, cấu trúc bên trong
ống sống, những bất thường mà
X quang quy ước không thể
phát hiện được nhưngdo hiệu
ứng thể tích bán phần nên
không tốt bằng cộng hưởng từ.
Tuy vậy phương pháp này có giá
trị chẩn đoán chính xác cao đối
với nhiều thể TVĐĐ và chẩn
đoán phân biệt đối với một số

bệnh lý khác như: hẹp ống sống,
u tủy với độ chính xác cao.
Hình 1.3: Hình ảnh CT scanner TVĐĐ.
 Chụp cộng hưởng từ hạt nhân:
- Đây là phương pháp chẩn đoán TVĐĐ với độ chính xác cao từ 95-
100%. Cho hình ảnh trực tiếp của đĩa đệm cũng như rễ thần kinh trong ống
sống và ngoại vi.
Thân đốt sống, ống sống, các sừng trước và sừng sau. Một số cấu trúc
khác như: khối cơ, da, tổ chức dưới da…[11], [18], [36].
14
Hình 1.4: Hình ảnh MRI TVĐĐ-CSC cắt dọc và cắt ngang trên T1
1.1.5. Chẩn đoán TVĐĐ-CSC
 Chẩn đoán xác định: Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và triệu chứng cận
lâm sàng (chụp X quang, chụp CT Scanner hay chụp Cộng hưởng từ CSC).
- Khi có 4/5 triệu chứng sau đây thì chẩn đoán là TVĐĐ CSC:
+ Khởi phát sau một chấn thương gấp mạnh cột sống cổ.
+ Đau rễ thần kinh kiểu cơ học
+ Nghiệm pháp căng rễ thần kinh cổ (+)
+ Rối loạn vận động, chi trên bệnh nhân tê bì cầm nắm yếu, sự
khéo léo giảm đi.
+ Vẹo CSC.
15
1.2. Quan niệm của YHCT về TVĐĐ-CSC
1.2.1. Bệnh danh
YHCT không có bệnh danh tương ứng riêng cho bệnh TVĐĐ cột sống
cổ, mà được xếp chung vào Chứng Tý. Nhưng dựa trên những triệu chứng
lâm sàng tương đối đặc trưng cho bệnh lý này là đau nhiều ở vùng cổ, gáy lan
xuống vai nên người ta gọi là kiên tý [4], [10], [23], [26], [27], [30].
Tý là sự bế tắc vận hành khí huyết trong kinh mạch. Chứng Tý phát
sinh trên cơ sở khí huyết suy kém, âm dương không điều hòa, các tà khí từ

bên ngoài thừa cơ xâm phạm vào, kinh lạc… làm bế tắc bì phu, kinh mạch,
khí huyết không lưu thông gây đau; hoặc do người cao tuổi chức năng các
tạng phủ suy yếu, thận hư không chủ được cốt tủy, can huyết hư không nuôi
dưỡng được cân, tỳ hư cơ nhục yếu mà gây ra xương khớp đau nhức, sưng nề,
cân co cứng, teo cơ, vận động khó khăn…[5], [6], [7].
1.2.2. Các thể lâm sàng, chẩn đoán và điều trị
Căn cứ vào nguyên nhân phát bệnh và chứng trạng biểu hiện chủ yếu
mà Chứng Tý được chia thành các thể:
+ Thể phong hàn thấp
+ Thể huyết ứ
1.3. Tổng quan về xoa bóp, bấm huyệt và kéo giãn cột sống
1.3.1. Xoa bóp, bấm huyệt trong YHCT
Xoa bóp bấm huyệt (XBBH) đã có từ lâu đời và ngày càng được
phát triển, có thể nói XBBH là một phương pháp chữa bệnh được ra đời
sớm nhất. Tuệ Tĩnh ở thế kỷ XIV đã đề cập đến XBBH trong cuốn “ Hồng
nghĩa giác tư y thư ”.
* Chỉ định và chống chỉ định
 Chỉ định: co cơ vùng cổ gáy; đau vai gáy; THCSC; TVĐĐ-CSC;
vẹo cột sống; sai khớp đốt sống nhẹ; hội chứng vai tay.
16
 Chống chỉ định: các trường hợp bệnh lý thuộc cấp cứu; lao cột sống;
u ác tính vùng cổ gáy, ung thư tủy; loãng xương; viêm, áp xe vùng
cổ gáy; chấn thương CSC.
1.3.2. Kéo giãn cột sống cổ
1.3.2.1. Đại cương
Điều trị chứng đau cổ, đau lưng có nhiều phương pháp, trong đó “ kéo
giãn” (tractiontherapy) ngày nay được thông dụng và có hiệu quả, là phương
pháp điều trị giải quyết được một phần bệnh sinh của TVĐĐ vì nó làm giảm
áp lực tải trọng một cách hiệu quả. đặc biệt đối với đau do đĩa đệm, chèn ép rễ
thần kinh, co cứng cơ…và giúp cho quá trình phục hồi TVĐĐ.

*Tác dụng lâm sàng:
- Giảm hội chứng đau cột sống.
- Giảm hội chứng chèn ép rễ thần kinh.
- Giảm cong vẹo cột sống.
- Giảm co cứng cơ.
- Tăng khả năng vận động và tính linh hoạt của cột sống.
1.3.2.2. Chỉ định và chống chỉ định
 Chỉ định: Thoái hóa đốt sống (spondylarthrosis); lồi đĩa đệm (disc
prolapse), thoát vị đĩa đệm giai đoạn sớm; sai khớp đốt sống nhẹ (subluxation);
hội chứng cột sống cổ (cervical syndrome); hội chứng cổ vai (neck – shoulder
syndrome); vẹo cột sống (scoliosis); đau lưng thông thường (lumbalgie)
 Chống chỉ định: Có tổn thương và chèn ép tủy, bệnh ống tủy; lao cột sống;
u ác tính; viêm tấy, áp xe vùng cổ gáy; loãng xương; tăng huyết áp; chấn
thương cột sống do gãy xương và biến dạng; viêm khớp dạng thấp
(Rheumatoid Arthritis); phụ nữ có thai; thoái khớp đốt sống có các cầu xương
nối các đốt sống.
17
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương tiện nghiên cứu
- Thang điểm VAS của hãng Astra – Zeneca là thang điểm nhìn đánh
giá mức độ đau của BN.
- Đo biên độ hoạt động CSC (cúi, ngửa, nghiêng, quay) bằng thước đo
nhân trắc học. Đây là thước đo đánh giá khả năng vận động CSC của BN.
- Ghế ngồi kéo giãn CSC YXZ –II – TQ. Đây là ghế thuộc loại thiết bị phục
hồi chức năng do hãng Yongxin – Trung Quốc sản xuất. Ghế nặng 60kg, kích thước
110 x 70 x 220 cm, lực kéo từ 0 – 30kg. Ghế có thanh giá đỡ, bộ phận ròng rọc và
thiết bị cơ học để chỉnh lực kéo cho phù hợp. Bên cạnh đó, ghế còn có một lực kế
nhỏ nối giữa bộ phận cơ học và ròng rọc để hiện thị lực kéo đang áp dụng cho BN.
Ghế kéo tư thế nhìn thẳng Ghế kéo tư thế nhìn nghiêng

Hình 2.1. Hình ảnh ghế kéo giãn CSC
2.2. Đối tượng nghiên cứu
18
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn BN theo YHHĐ
- BN không phân biệt giới tính, nghề nghiệp.
- Không quá 70 tuổi.
- Được chẩn đoán xác định là TVĐĐ-CSC do THCSC có triệu chứng
lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh phù hợp nhau.
- Mức độ chèn đẩy của đĩa đệm trong giới hạn 1/3 ống sống.
- Chưa điều trị ngoại khoa TVĐĐ-CSC.
- Không áp dụng phương pháp điều trị nào khác trong quá trình tham
gia nghiên cứu.
- BN tình nguyện tham gia đầy đủ thời gian nghiên cứu và tuân thủ
đúng liệu trình điều trị.
2.2.2. Tiêu chuẩn chọn BN theo YHCT
- BN thuộc chứng kiên tý nằm trong các thể sau:
Phong hàn thấp tý Huyết ứ
Vọng Sắc mặt nhợt, rêu lưỡi trắng
mỏng hoặc nhớt. Chất lưỡi bình
thường hoặc bệu nhợt. Vẹo hoặc
cứng cổ, đau cổ gáy. Quay cổ
khó khăn.
Sắc mặt xanh nhợt, rêu lưỡi
trắng mỏng, chất lưỡi nhợt có
điểm ứ huyết. Có điểm đau
chói kèm cứng cơ.
Văn Tiếng nói hơi thở bình thường Tiếng nói hơi thở bình thường
Vấn Đau khi gặp thời tiết lạnh, ẩm,
gió lạnh. Đau ê ẩm, đau tăng
khi vận động, thay đổi tư thế.

Kèm ho, hắt hơi, sợ gió sợ lạnh,
chườm nóng thì dễ chịu.
Đau cấp đột ngột, có thể sau
vận động cổ ở tư thế bất
thường, sau ngã hoặc chấn
thương. Vùng cổ gáy cơ co
cứng mạnh.
Thiết Mạch phù khẩn hoặc phù hoạt,
có điểm đau cạnh sống, vận động
cổ thụ động một bên đau tăng
Mạch khẩn, sáp, huyền, cơ cổ
gáy đau cứng, cự án. Điểm
đau chói cạnh sống.
2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ BN
- Trên 70 tuổi.
19
- BN TVĐĐ-CSC không phải do THCSC.
- Mức độ chèn đẩy của đĩa đệm quá giới hạn 1/3 ống sống.
- BN có hội chứng tủy và hội chứng rễ - tủy cổ.
- BN TVĐĐ-CSC kèm theo các bệnh mạn tính như lao, ung thư, suy
tim, suy gan, suy thận, các bệnh viêm nhiễm cấp tính, viêm da.
- Bệnh loãng xương.
- Bệnh tăng huyết áp.
- Phụ nữ có thai.
- BN không tham gia đấy đủ thời gian nghiên cứu và không tuân thủ
đúng liệu trình điều trị.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu và cỡ mẫu
- Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu theo phương pháp thử nghiệm lâm
sàng mở, so sánh trước sau điều trị.

2.3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Tất cả BN nghiên cứu được lấy tại trung tâm bệnh lý cột sống khoa
Khám bệnh Bệnh viện YHCT Trung Ương.
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 12/2011 đến tháng 07/2012.
- Số lượng là 50 BN
2.3.3. Cách thức tiến hành
Lựa chọn 50BN theo các tiêu chuẩn đã đặt ra, đưa vào nghiên cứu lâm
sàng. Cụ thể BN sẽ được XBBH, vận động và kéo giãn CSC hàng ngày.
2.3.3.1. Phương pháp XBBH
20
- Nguyên tắc: Hoàn toàn theo phương pháp YHCT kinh điển, tuân thủ
bát cương, bát pháp, biện chứng luận trị của YHCT.
- Kỹ thuật XBBH: Theo kỹ thuật của YHCT đã được sử dụng tại Bệnh
viện YHCT Trung Ương.
- Tư thế:
+ Bệnh nhân: ngồi thẳng lưng trên ghế không có tựa và bộc lộ vùng vai gáy.
+ Thầy thuốc: đứng, tay sạch, ấm, móng tay cắt ngắn.
Hoàn toàn dùng tay của thầy thuốc XBBH.
- Sử dụng công thức huyệt: Phong trì, Đại chùy, Đại trữ, Kiên tỉnh,
Giáp tích, Hợp cốc, A thị huyệt.
XBBH theo quy trình 3 bước:
- Liệu trình: xoa bóp bấm huyệt 15 ngày, mỗi ngày 1 lần x 30 phút.
Động tác lăn, day cơ cổ gáy Vận động CSC thụ động
Hình 2.2. Một số động tác XBBH trong nghiên cứu
2.3.3.2. Phương pháp kéo giãn cột sống cổ:
21
- Sử dụng ghế kéo giãn CSC.
- BN ngồi vào ghế, bác sỹ giúp BN đeo đai kéo giãn vào theo đúng kĩ
thuật và trình tự.
- BN ở tư thế ngồi, lực kéo theo phương thẳng đứng.

- Lực kéo tăng dần, lực kéo trung bình 8 – 12kg, trong thời gian kéo
BN ngồi thả lỏng thân mình.
- Liệu trình: kéo giãn cột sống cổ 15 ngày, mỗi ngày 1 lần x 15 phút,
sau khi xoa bóp bấm huyệt.
Tư thế kéo nhìn thẳng Tư thế kéo nhìn nghiêng
Hình 2.3. BN ngồi kéo giãn CSC
22
2.3.4. Liệu trình điều trị
- Điều trị một đợt là 15 ngày, làm liên tục. Mỗi ngày 1 lần x 45 phút
(xoa bóp bấm huyệt 30 phút, kéo giãn cột sống cổ 15 phút), bệnh nhân ngoại
trú hàng ngày đến điều trị.
- Trong quá trình XBBH kết hợp với kéo giãn CSC, không áp dụng các
phương pháp điều trị khác.
2.3.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.5.1. Phương pháp xác định các đặc điểm lâm sàng theo YHHĐ
* Đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS:
Bệnh nhân biểu thị mức độ đau của mình trên một đường thẳng chia
vạch từ 0 đến 10: Cho BN nhìn thang điểm (điểm 0 tương ứng với không đau,
điểm 10 là rất đau), rồi tự lượng giá và chỉ vào vạch tương ứng với mức độ
đau của mình.
Cường độ đau được đánh giá theo 4 mức:
Không đau: 0 điểm
Đau ít: 1 – 3 điểm
Đau vừa: 4 – 6 điểm
Đau nhiều: 7 – 10 điểm
Hình 2.4. Thước đo mức đau theo thang điểm nhìn VAS
23
So sánh điểm VAS trước và sau điều trị.
* Đo biên độ hoạt động cột sống cổ (cúi – ngửa, nghiêng, quay).
+ Đo biên độ hoạt động cột sống cổ bằng thước đo nhân trắc học.

+ Biên độ hoạt động cột sống cổ bình thường:
• Động tác cúi đạt tới mức cằm chạm vào ngực (45-55
0
).
• Động tác ngửa có thể đạt tới mức ụ chẩm ở tư thế nằm ngang (70
0
).
• Động tác nghiêng có thể đạt tới mức tai chạm đầu trên xương
cánh tay (40 – 50
0
).
• Động tác quay có thể đạt tới mức cằm ở trên vai (60 – 70
0
).
So sánh tầm vận động cột sống cổ trước và sau điều trị.
* Co cứng cơ cạnh sống: so sánh với bên cơ lành.
+ 0 điểm: không có.
+ 1 điểm: có
So sánh tỉ lệ bệnh nhân có co cứng cơ cạnh sống trước và sau điều trị.
- Đánh giá kết quả điều trị:
((∑ điểm TĐT - ∑ điểm SĐT) / ∑ điểm TĐT) x 100%
+ Tốt: tổng số điểm SĐT giảm > 80% so với TĐT.
+ Khá: tổng số điểm SĐT giảm 61 – 80% so với TĐT.
+ Trung bình: tổng số điểm SĐT giảm 40 – 60% so với TĐT.
+ Kém: tổng số điểm SĐT giảm < 40% so với TĐT.
24
2.3.5.2. Phương pháp xác định các đặc điểm lâm sàng theo YHCT
- Thông qua tứ chẩn: vọng (nhìn), văn (nghe, ngửi), vấn (hỏi) và thiết
(sờ, nắn, xem mạch).
- Quy nạp vào các hội chứng bệnh theo bát cương (biểu- lý, hàn –

nhiệt, hư – thực, âm – dương), tạng phủ.
- Phân loại thể bệnh theo y học cổ truyền và kết quả điều trị:
+ Thể phong hàn thấp tý.
+ Thể huyết ứ.
2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0. Trong
đó có sử dụng các thuật toán thống kê y học
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
- Nghiên cứu chỉ được tiến hành khi có sự cam kết giữa nhóm nghiên
cứu với khoa khám bệnh Bệnh viện YHCT Trung Ương.
- BN tham gia nghiên cứu phải được giải thích tỉ mỉ, BN phải hiểu mục
đích của nghiên cứu, tự nguyện tham gia nghiên cứu. Chỉ BN tự tham gia
nghiên cứu mới được đưa vào danh sách nghiên cứu.
- Những BN từ chối tham gia nghiên cứu vẫn được tư vấn và chăm sóc
chu đáo.
- Các thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu được đảm bảo giữ bí
mật hoàn toàn.
- Nghiên cứu phải đảm bảo tính mạng và sức khỏe cho người bệnh.
- Nghiên cứu chỉ nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho BN, không
nhằm mục đích nào khác.
- Khi đối tượng nghiên cứu có dấu hiệu về bệnh nặng thêm, hoặc BN
yêu cầu dừng nghiên cứu thì chúng tôi sẽ ngừng nghiên cứu hoặc thay đổi
phác đồ điều trị.
25
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Bảng 3.1. Phân bố tuổi của các BN nghiên cứu
Lứa tuổi Số BN Tỉ lệ ( % )
≤ 30 5 10

30 – 39 6 12
40 – 49 15 30
50 – 59 16 32
60 - 70 8 16
X ± SD 48,38 ± 11,10
Nhận xét: Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 48,38 ±
11,10 trong đó trẻ nhất là 27 tuổi, già nhất là 67 tuổi, nhóm tuổi từ 40 – 49
tuổi và 50 – 59 tuổi chiếm đa số với 30% và 32%.
Biểu đồ 3.1. Phân bố giới tính của các BN nghiên cứu
Nhận xét: Số BN nữ là 32 bệnh nhân chiếm 64% cao hơn ở nam giới là
18 bệnh nhân chiếm 36%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 3.2. Nghề nghiệp của các bệnh nhân nghiên cứu

×