ĐẶT VẤN ĐỀ
Bí đái cơ năng là biến chứng thường gặp: Sau đẻ, sau phẫu thuật sản phụ khoa,
sau phẫu thuật hậu môn trực tràng, sau phẫu thuật ổ bụng, sau phẫu thuật cột sống
vv cũng có thể bệnh tự phát. Bệnh diễn biến cấp tính với các triệu chứng: Đau tức
vùng hạ vị, mót đi tiểu song rặn nước tiểu không ra, cầu bàng quang (+) làm bệnh
nhân đau đớn, phiền hà, ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như kết quả điều trị các
bệnh kèm theo.
Bí đái kéo dài là một trong những yếu tố gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu 4,5%
[23] do tạo điều kiện cho vi khuẩn lưu lại, làm tổn thương niêm mạc đường niệu,
nhất là tổn thương chảy máu làm cho vi khuẩn phát triển [14].
Tại Việt Nam từ trước đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về bí tiểu cấp
tính sau đẻ, phẫu thuật, song chưa có một tác giả nào đi sâu vào nghiên cứu nguyên
nhân, cơ chế bệnh sinh của bí đái và chưa giải thích một cách thoả đáng, vì vậy
việc điều trị còn gặp nhiều khó khăn.
YHHĐ có nhiều phương pháp điều trị nh: Tiêm canxi clorua, nước muối sinh lý,
urotropin, clohydrrat pilocacbin, hoặc atropin sunfat, chườm nóng hạ vị hoặc ngồi
dậy, đi bộ sớm nếu không có kết quả thì đặt sông bàng quang. Đặt sông bàng quang
dễ gây nhiễm khuẩn đường niệu ngược dòng nếu không đảm bảo vô khuẩn tuyệt
đối, nếu nhiễm nặng sẽ gây nhiều tác hại cho bệnh nhân, có khi dẫn tới tử vong
[14], [23].
Bí đái được miêu tả trong phạm vi chứng lung bế của YHCT: Lung là đái không
thông thoát thường tiểu nhỏ giọt, bế là muốn đái mà đái không được. Đây là bệnh
của bàng quang do khí hoá ở bàng quang không thông lợi mà gây nên[12]. Theo
các tài liệu hiện có cho đến nay Lung bế có nhiều phương pháp điều trị đó là:
phương pháp dùng thuốc gồm: thuốc uống, thuốc bôi, thuốc đắp và phương pháp
không dùng thuốc là châm cứu. Xoa bóp bấm huyệt là phương pháp được nhiều tác
1
giả đề cập đến vì: nó là phương pháp đơn giản, thuận lợi, Ýt có tai biến, hiệu quả
kinh tế cao, có thể áp dụng ở mọi cơ sở Y tế, nhất là Y tế cơ sở và vùng sâu vùng
xa.
Hiện nay chưa có một công trình nào nghiên cứu, tổng kết và đánh giá một cách hệ
thống vai trò của XBBH trong điều trị bí đái cơ năng. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề
tài: "Đánh giá tác dụng bí đái cơ năng sau phẫu thuật hậu môn trực tràng và
sau đẻ bằng phương pháp xoa bóp bấm huyệt "với các mục tiêu:
1. Đánh giá hiệu quả điều trị bí đái cơ năng sau phẫu thuật và sau đẻ
bằng phương pháp xoa bóp bấm huyệt.
2. Đánh giá hiệu quả điều trị bí đái theo các thể lâm sàng.
2
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TÌNH HÌNH MẮC BÍ ĐÁI TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM.
Bí đái cấp tính là một biến chứng thường gặp sau đẻ, phẫu thuật ngoại sản khoa,
phẫu thuật HMTT.Theo Gonullu NN (1993) bí đái gặp 24% ở Nam và 15% ở Nữ,
trong các loại phẫu thuật thì hay gặp ở mổ thoát vị, mổ đường giữa là 23%, mổ hạ
sườn là 21%, những người có nguy cơ bí đái cao hơn là những ca mổ kéo dài >60
phút, dùng nhóm thuốc có opiate hoặc nghiện thuốc phiện, họ sẽ tiểu tiện tự chủ
được sau khi đặt sông ngắt quãng, chườm túi nước Êm (40 - 45 độ) thời gian từ 4 -
72 giê (trung bình là 12giờ).
Tại Việt Nam chưa có một thống kê toàn quốc về tỷ lệ bí đái, song theo Bác sỹ
Phạm Huy Trọng, Tô Duy Tráng (1996), Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An tỷ
lệ gặp bí đái sau các loại phẫu thuật từ năm 1992 - 1996 là:
Loại Phẫu thuật Sè BN phẫu thuật
Sè BN bí đái
Tỷ lệ
Mổ tử cung
293
86 29%
Các mổ khác của sản
phụ khoa
3.250 50 1.5%
Mổ dạ dày, gan mật ,
xương.
3.700 60 1.3%
Mổ cột sống tủy, khung
chậu
415 23 5.3%
Tổng 7.658 219 2.86%
3
Trong đó Nam là 37%, Nữ là 63%. Lứa tuổi mắc bí đái nhiều nhất ở tuổi > 60
(30%), Ýt nhất ở tuổi < 20 là 4,6%. Tất cả các bệnh nhân bí đái này đều được điều
trị bằng phương pháp điện chân mang lại kết quả tương đối tốt .
1.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ TIẾT NIỆU.
Hệ tiết niệu gồm có:
Thận là cơ quan lọc máu ra nước tiểu.
Niệu quản là ống dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang.
Bàng quang là nơi chứa đựng nước tiểu do niệu quản dẫn đến.
Niệu đạo là nơi dẫn nước tiểu ra ngoài.
1.2.1. Thận:
Vị trí, hình thể, kích thước [1,16]. thận hình hạt đậu, có hai mặt: mặt trước lồi,
mặt sau phẳng; hai bờ: bờ ngoài lồi, bờ trong lõm ở giữa gọi là rốn thận, hai cực
trên và dưới. Kích thước: cao 12 cm, rộng 6cm, dày 3cm, nặng 130 – 150g.
Đối chiếu trên xương [1,16]. Hai thận nằm dọc ở hai bên cột sống thắt lưng và
ở ngoài phúc mạc; thận phải thấp hơn thận trái khoảng 2cm.
Cực trên thận phải ngang mức bờ dưới xuơng sườn XI, cực trên thận trái ngang
mức bờ trên xuơng sườn XI.
Cực dưới thận phải cách mào chậu 3cm. Hai cực trên gần nhau hơn hai cực
dưới, có trường hợp hai cực trên dính với nhau tạo nên một hình móng ngựa.
Liên quan [1,16].
Mặt trước:
Thận phải: Trên là gan, dưới là đại tràng phải, trong là phần xuống của tá tràng
và tĩnh mạch chủ dưới.
Thận trái: ở trước có rễ mạc treo đại tràng ngang, xung quanh là các tạng quây
quanh hậu cung mạc nối và đại tràng xuống.
Mặt sau: Xương sườn XII chia thận làm hai tầng: Tầng ngực và tầng thắt lưng.
4
Bờ ngoài: Thận phải liên quan tới gan, thận trái liên quan trái liên quan tới tỳ.
Bê trong: Lõm ở giữa gọi là rốn thận. Thận phải liên quan tới tĩnh mạch chủ
dưới, thận trái liên quan tới động mạch chủ bụng.
Cấu tạo [1,16].
Xoang thận: Thành xoang có nhiều lồi lõm, chỗ lồi gọi là gai thận, chỗ lõm gọi
là đài thận nhỏ, các đài nhỏ hợp lại tạo thành đài thận lớn rồi thông với bể thận.
Nhu mô thận: Có hai vùng: Vùng tuỷ ở trong, vùng vỏ ở ngoài.
Tuỷ thận: Gồm: Tháp thận, đỉnh hướng về xoang thận, đáy hướng về các mặt
thận.
Vỏ thận: phần ở giữa các tháp gọi là cột thận; phần ở ngoài đáy tháp gọi là tiểu
thuỳ vỏ.
Thần kinh [16].
Thận được phân phối thần kinh từ các nhánh của đám rối thận thuộc hệ thần kinh tự
chủ đi dọc theo động mạch thận. Hầu hết là các thần kinh vận mạch. Còn các nhánh
thần kinh cảm giác đau, chủ yếu ở bể thận, đi vào tuỷ gai qua các thần kinh tạng.
1.2.2 Niệu quản [1,16].
Niệu quản là ống dẫn nước tiểu từ bể thận tới bàng quang, dài 25cm, rộng 3-
5cm, có 3chỗ hẹp:
Chỗ nối với bể thận.
Chỗ bắt chéo động mạch thận.
Trong thành bàng quang.
Cấu tạo [1,16]. Gồm 3 lớp, từ ngoài vào trong:
Líp bao ngoài.
Lớp cơ trơn.
Lớp niêm mạc.
Phân đoạn [1,16]. Có thể chia làn hai đoạn: đoạn bụng và đoạn chậu hông.
5
Đoạn bụng: Bắt đầu từ bể thận, đi theo hướng chếch xuống dưới và vào trong
tới đường tận cùng chậu.
Phía trước: có phúc mạc, mạch sinh dục bắt chéo phía trước.
Phía sau: có cơ thắt lưng - chậu, mỏm ngang các đốt sống thắt lưng, thần kinh sinh
dục đùi. Đáng chú ý là niệu quản bắt chéo phía trước động mạch chậu ngoài ở bên
phải và động mạch chậu chung ở bên trái. Chiếu lên thành bụng thì ở điểm nối 1/3
ngoài với 1/3 giữa của đường nối liền hai gai chậu trước trên, gọi là điểm niệu quản.
Đoạn chậu hông: là phần còn lại, tiếp tục đi tới mặt sau bàng quang.
Phía sau: là khớp chậu cùng, bó mạch thần kinh bịt.
Phía trước: ở nam và nữ khác nhau; ở nam liên quan với túi tinh và ống dẫn
tinh; ở nữ chui vào đáy dây chằng rộng, bất chéo phía sau động mạch tử cung ở
cách cổ tử cung 1,5cm.
Từ mặt sau của bàng quang, hai niệu quản xuyên chếch trong thành bàng quang
khoảng 1,5 cm, tới trong lòng bàng quang hai lỗ cách nhau khoảng 2-3 cm.
Thần kinh [1,16]. Các thần kinh đến niệu quản từ đám rối thận và đám rối hạ
vị, gồm các sợi vận động chi phối vận động cho cơ trơn thành niệu quản và các sợi
cảm giác mang đến cảm giác đau khi có sự đột ngột thành niệu quản.
1.2.3.Bàng quang.
Vị trí, kích thước [1,16].
Bàng quang nằm trong chậu hông bé, dưới phúc mạc, sau xương mu, trước các
tạng sinh dục, trực tràng.
Thể tích: Chứa được 250 – 350 ml, nếu cố nhịn hoặc bí đái có thể chứa được vài
lít.
Liên quan [1,16].
Mặt trên: được bao phủ bởi phúc mạc, qua đó liên quan tới các quai ruột non và
đại tràng xích ma. Riêng nữ giới còn có thân tử cung đè lên. Khi bàng quang chỉ có
6
Ýt nước tiểu thì nằm dưới gò mu, khi bàng quang căng đầy sẽ vượt lên trên gò mu,
thăm khám thành bụng thấy được cầu bàng quang.
Mặt trước: có xương mu, khớp mu và khoang sau mu, trong khoang này có đám
rối tĩnh mạch bàng quang. ở mặt trước còn có các dây chằng cố định bàng quang
với thành bụng trước gồm:
Dây chằng mu bàng quang.
Dây chằng rốn giữa, treo đỉnh bàng quang vào rốn.
Dây chằng rốn trong là phần động mạch rốn bị tắc trở thành thừng động mạch rốn.
Mặt sau: còn gọi là đáy bàng quang.
Ở Nam giới: liên quan tới tuyến tiền liệt, bọng tinh, ống tinh, niệu quản, trực tràng.
Ở Nữ giới: Liên quan với cổ tử cung và thành trước âm đạo.
Mặt sau gặp mặt trước ở cổ bàng quang, và thông với niệu đạo bởi lỗ niệu đạo
trong .
Đỉnh bàng quang: Là chỗ mặt trước gặp mặt trên, có dây chằng rốn giữa.
Cấu tạo [1,16]. Thành bàng quang có 3 lớp, từ ngoài vào là:
Líp thanh mạc: che phủ mặt trên và sau phần không có lớp này, được thay thế
bởi mô liên kết.
Lớp cơ: Thớ dọc ở ngoài, thớ vòng ở giữa và thớ chéo ở trong.
Lớp niêm mạc: có nhiều nếp gấp, có 3 lỗ thông là 2 lỗ niệu quản và lỗ niệu đạo
trong, Ba lỗ trên là 3 đỉnh của tam giác bàng quang.
Mạch và thần kinh [1,16].
Động mạch: Bàng quang được cấp máu bởi nhiều nhánh điều xuất phát trực tiếp
hoặc gián tiếp từ động mạch chậu trong.
Động mạch bàng quang trên.
Động mạch bàng quang dưới.
Động mạch thẹn trong và động mạch bịt.
7
Động mạch trực tràng giữa và động mạch tử cung âm đạo.
Thần kinh: Gồm các thần kinh tách từ đám rối hạ vị và các thần kinh cùng 2 và
cùng 3 (S2,S3) các thần kinh này chi phối vận động cho lớp cơ bàng quang đồng
thời nhận những cảm giác từ bàng quang, chủ yếu là cảm giác căng đầy, cảm giác
đau và rát bỏng.
1.2.4. Niệu đạo [1,16]. Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. niệu
đạo nam dài hơn niệu đạo nữ , đồng thời còn là ống dẫn tinh.
Niệu đạo nam [1,16].
Giới hạn đường đi và kích thước: Bắt đầu từ lỗ niệu đạo trong cổ bàng quang tới
lỗ niệu đạo ngoài ở đỉnh quy đầu. Từ cổ bàng quang đi theo hướng cong xuống
dưới và ra trước, ôm lấy bờ dưới khớp mu vào góc dương vật, chạy trong vật xốp
tới đỉnh quy đầu.
Dài từ 16 - 18 cm, có thể chia thành 3 đoạn: Đoạn tiền liệt 2,5 – 3cm; đoạn màng
1,2cm; đoạn xốp 12cm
Liên quan:
Đoạn tiền liệt: xuyên qua tuyến tiền liệt nhưng theo trục tuyến nên phần lớn
tuyến ở sau niệu đạo, chỉ có một phần nhỏ của tuyến ở trước niệu đạo, trong
lòng niệu đạo có một lỗ rộng ở khoang giữa đoạn này gọi là lồi tính, hai bên có
2 lỗ phóng tinh và nhiều lỗ nhỏ ngoại tiết của tuyến tiền liệt.
Đoạn màng: Đi từ đỉnh tuyến tới thành dương vật đoạn này nằm ngay giữa khớp
mu nên dễ dập, đứt khi ngã kiểu cưỡi ngựa hoặc vỡ xương chậu do cân đáy chậu
giữa giằng kéo. Phía ngoài có cơ thắt vân bao quanh, trong lòng thì niêm mạc có
nhiều nếp gấp dọc.
Đoạn xốp: nằm trong thể xốp của dương vật. Trong lòng đoạn xốp có:
Ở phần đầu có 2 lỗ tuyến hành niệu đạo
Ở chỗ lõm của niêm mạc là các tuyến niệu đạo.
8
Ở cách lỗ niệu đạo ngoài 1-2 cm có van hố thuyền.
Cấu tạo: Gồm 2 líp
Lớp cơ ở ngoài, có 2 loại thớ: thớ dọc ở trong, thớ vòng ở ngoài.
Lớp niêm mạc ở trong, có đặc điểm: rất chun dãn nên khi bị đứt thì 2 đầu xa
nhau nên khó tìm khó nối. Có nhiều hốc và tuyến niệu tiết nhờn, là nơi Èn náu
của vi khuẩn nên khi bị viêm dễ trở thành mãn tính, đặc biệt là viêm lậu.
Mạch và thần kinh
Động mạch: niệu đạo được cấp máu bởi nhiều nhánh nhỏ và tuỳ theo từng đoạn
nhìn tổng quát có các nhánh động mạch của bàng quang dưới, động mạch, động
mạch trực tràng giữa, đéng mạch hành dương vật , động mạch niệu đạo, động
mạch sau dương vật.
Tĩnh mạch: đổ vào đám rối tĩnh mạch thẹn trong và đám rối tĩnh mạhc tiền liệt.
Thần kinh: xuất phát từ đám rối tiền liệt và các nhánh của thần kinh thẹn.
Niệu đạo nữ [1,16]. Niệu đạo nữ tương ứng với niệu đạo đoạn tiền liệt và niệu
đạo màng của nam, đi từ lỗ niệu đạo trong ở cổ bàng quang tới lỗ niệu đạo ngoài
của âm hộ, dài khoảng 3-4 cm. Lỗ niệu đạo ngoài là nơi hẹp nhất của niệu đạo,
nằm giữa 2 môi nhỏ, ở phía trước là lỗ âm đạo, phía dưới và sau là âm vật. Trên
đường đi, niệu đạo cũng xuyên qua hoành chậu và hoành niệu dục và có liên quan
đến các hoành này.
Hình thể trong: niêm mạc cũng có mào niệu đạo ở phía sau và những nếp dọc. ở
gần lỗ niệu đạo ngoài, có 2 lỗ thông của tuyến Skene.
Mạch máu và thần kinh tương tự nh nam.
1.3. SỰ BÀI XUẤT NƯỚC TIỂU VÀ PHẢN XẠ TIỂU TIỆN [5].
Nước tiểu trong các ống góp đổ vào bể thận. Nhu động của niểu quản đưa nước
xuống bàng quang một cách liên tục. Thể tích nước tiểu trong bàng quang tăng dần
9
tới khi đạt tới một mức nhất định sẽ tạo ra áp xuất đủ mạnh tạo phản xạ điều kiện.
Khi đó, cơ thắt cổ bàng quang mở ra cho nước tiểu ra ngoài theo niệu đạo.
1.3.1. Đặc điểm cấu tạo của bàng quang [5].
Bàng quang nh một cái túi lộn ngược và luôn thay đổi kích thước nên có cấu tạo
thích hợp với chức năng.
Thành bàng quang có 3 líp:
Ngoài cùng là lớp mô liên kết.
Tiếp đến là lớp cơ trơn, cơ trơn gồm 3 loại: cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo do vậy
bàng quang có khả năng co giãn cao và rất bền.
Trong cùng là niêm mạc. Niêm mạc bàng quang có khả năng co giãn theo sức
chứa của bàng quang, khi bàng quang đầy nước, niêm mạc căng phẳng ra. ngược
lại khi Ýt nước tiểu bàng quang co nhỏ, thì bàng quang chun lại. Vùng cổ bàng
quang có cơ hình tam giác, 2 lỗ niệu quản đổ vào và lỗ niệu đạo đều nằm trong
vùng cơ tam giác này. Khi cơ bàng quang co để tống nước tiểu ra niệu đạo, các cơ
thành bàng quang Ðp chặt lỗ niệu quản. Nhờ vậy, nước tiểu không trào ngược lên
bể thận.
Cổ bàng quang dài khoảng 2-3 cm. Phần này gồm các sợi cơ trơn xen kẽ các sợi
chun và được gọi là cơ thắt trơn (hay cơ thắt trong). Trương lực tự nhiên của cơ
thắt trơn ngăn cản nước tiểu thoát vào niệu đạo cho tới khi áp xuất trong bàng
quang thắng được sự co tự nhiên này.
Phía dưới cơ thắt trơn là cơ thắt vân (hay cơ thắt ngoài). Cơ thắt vân chịu sự chi
phối của não, do đó có khả năng “đóng – mở “ theo ý muốn.
Thần kinh bàng quang gồm có:
Thần kinh giao cảm: Trung tâm thần kinh giao cảm ở đốt tuỷ sống thắt lưng 5
(L5), đốt tuỷ cùng 1 và 2 (S2, S2). Thần kinh giao cảm chi phối cơ trơn để kìm
hãm nước tiểu bằng cách giãn cơ thành bàng quang và co cơ thắt trơn.
10
Thần kinh phó giao cảm: Trung tâm ở đốt tuỷ sống cùng 2 và 3. Tác dụng của
thần kinh phó giao cảm đối lập với thần kinh giao cảm, nghĩa là co cơ thành bàng
quang và giãn cơ trơn cổ bàng quang cho nước tiểu vào niệu đạo.
Thần kinh thẹn tách ra từ khe đốt sống cùng 2,3 và 4. Tác dụng của thần kinh
này là điều khiển co giãn cơ thắt vân.
1.3.2. Áp suất trong bàng quang và phản xạ tiểu tiện [5].
Nước tiểu từ hai thận liên tục đổ vào bàng quang. Thể tích nước tiểu trong bàng
quang tăng lên dần làm cho áp suất trong bàng quang tăng lên. áp suất tăng chậm
hơn so với tăng lượng nước tiểu. Có sự tăng không tương xứng này là do thành
bàng quang có khả năng co giãn cao.
Khi bàng quang chứa Ýt nước tiểu, áp suất xấp xỉ bằng 0. Thể tích nước tiểu lên
tới 100 ml, áp suất sẽ là 5-10 cm H2O. Thể tích nước tiểu trước khi đạt tới 400 ml,
áp suất tăng rất chậm. Khi thể tích vượt qua 400 ml, áp suất tăng rất nhanh. áp suất
trong bàng quang tăng cao sẽ tác động vào bộ phận cảm thụ với áp suất trong thành
bàng quang tạo xung động thần kinh, các xung động này truyền về trung tâm phản
xạ tiểu tiện ở tuỷ cùng qua sợi cảm giác. Phản xạ hình thành và truyền theo thần
kinh phó giao cảm tới bàng quang, cơ bàng quang co lại từng đợt, áp suất trong
bàng quang tăng theo sù co bóp lại tác động vào bộ phận cảm thụ hơn nữa. Vòng
feed-back dương tính được thành lập có tác dụng làm cho áp suất tăng nhanh.
Khi áp suất trong bàng quang đủ mạnh thắng được cơ thắt trơn và nước tiểu
truyền áp suất kích thích cơ thắt vân gây ra cảm giác mót tiểu tiện.
1.3.3. Não điều khiển tiểu tiện [5].
Phản xạ tiểu tiện thuộc loại phản xạ tự động của tuỷ sống. Phản xạ này thường
xuyên bị các trung tâm của các phần não cao hơn chi phối.
11
Cầu não có 2 trung tâm chi phối phản xạ tiểu tiện của tuỷ sống: Trung tâm ức
chế và trung tâm kích thích. Trung tâm ức chế chiếm ưu thế, do đó thường xuyên
kìm hãm tiểu tiện ngay cả khi mót tiểu tiện. Trung tâm kích thích chỉ hoạt động khi
có sự chi phối của vỏ não.
Võ não cũng có 2 trung tâm điều hoà: ức chế và kích thích. Trung tâm ức chế
hoạt động liên tục, còn trung tâm kích thích chỉ hoạt động khi (thời cơ) tiểu tiện
xuất hiện.
Khi tiểu tiện, trung tâm kích thích của vỏ não tác động vào trung tâm kích thích
và kìm hãm trung tâm ức chế ở cầu não, đồng thời ức chế cơ thắt vân. Cơ thắt vân
giãn để nước tiểu qua niệu đạo ra ngoài.
Người bị tổn thương tuỷ sống và hôn mê, phản xạ tuỷ mất sự chi phối của vỏ
não sẽ tiểu tiện tự động.
1.4. ĐỊNH NGHĨA, CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH, NGUYÊN NHÂN BÍ ĐÁI
THEO YHHĐ [3].
1.4.1. Định nghĩa: Khi bí đái, thận vẫn làm việc được, bàng quang đầy nước tiểu
nhưng người bệnh không đi đái được. Khác hẳn với vô niệu, người bệnh không đi
đái vì thận không lọc được nước tiểu, bàng quang trống rỗng.
1.4.2. Chẩn đoán xác định:
Căng tức vùng hạ vị.
Cảm giác muốn đi tiểu nhưng rặn nước tiểu không ra.
Khám thấy có cầu bàng quang.
Siêu âm thấy bàng quang đầy nước tiểu hoặc thông đái lấy được nhiều nước
tiểu, cầu bàng quang xẹp xuống.
1.4.3.Nguyên nhân:
Tại bàng quang:
12
Dị vật ở bàng quang: Sái hay cục máu. Có thể từ trên xuống, hoặc sinh ngay tại
bàng quang, lúc đó không đi đái được.
Ung thư bàng quang: Rất hiếm gặp. Nếu khối u to có thể làm tắc lỗ niệu đạo
thông với bàng quang và gây bí đái. Soi bàng quang sẽ thấy khối u hay nằm ở vùng
cổ bàng quang.
Hẹp niệu đạo: Trong bệnh lậu, hay gây hẹp niệu đạo. Nếu phần hẹp nhiều có thể
gây bí đái.
Ngoài bàng quang:
Do tiền liệt tuyến: là nguyên nhân thường gặp nhất ở nam giới. Tiền liệt tuyến
to lên sẽ đè bẹp niệu đạo, gây bí đái. Tiền liệt tuyến to lên do hai nguyên nhân.
Ung thư tiền liền liệt tuyến: Rất hay gặp ở người già, là nguyên nhân bí đái chủ
yếu ở những người già. Thăm trực tràng, thấy tiền liệt tuyến to và cứng.
Viêm tiền liệt tuyến: Có triệu chứng viêm bàng quang, đái ra mủ, đôi khi có thể
gây bí đái. Thăm trực tràng thấy tiền liệt tuyến to nhưng mềm, đau, có thể nặn ra mủ.
Do khối u ở tiểu khung: Ung thư trực tràng, ung thư cổ tử cung, ung thư thân tử
cung, vv khi di căn vào tiểu khung, có thể đè vào vùng cổ bàng quang gây bí đái.
Do các tổn thương thần kinh trung ương:
Bệnh ở tuỷ sống: chấn thương, gãy cột sống, đứt ngang tuỷ, lao cột sống, u tuỷ,
viêm tuỷ, vv đều có thể gây bí đái.
Bệnh ở não và màng não: Viêm não, áp xe não, chảy máu não, nhũn não, viêm
màng não,vv đều có thể gây bí đái.
Bí đái cấp sau phẫu thuật: Đây là một nguyên nhân thường gặp, chiếm một tỷ lệ
lớn, bí đái thường xuất hiện sau phẫu thuật 3 - 6 giờ, làm BN đau đớn khó chịu ảnh
hưởng đến kết quả phẫu thuật và kéo dài thời gian điều trị. Nguyên nhân và cơ chế
bệnh sinh chưa rõ ràng song có một nghiêm cứu sau:
13
Theo JOSEPH G. BARONE, M,D,, khi nghiên cứu niệu động học ở 9 BN bí
tiểu cấp sau phÉu thuật hậu môn trực tràng lành tính cho thấy rằng: căn nguyên của
bí tiểu là do tắc nghẽn đường ra của bàng quang, không có sự mất co thắt của bàng
quang như đã đề nghị trước đây.
Những nghiên cứu niệu động học gần đây đã chứng minh rằng: đường ra của
bàng quang rất giầu thụ thể An pha Adrenecgic, kích thích giao cảm các thụ thể
này sẽ dẫn đến sự co thắt đường đi ra của bàng quang, tạo sự tắc nghẽn về chức
năng dẫn đến bí tiểu tiện, người ta cũng đề nghị rằng sự hoạt hoá các thụ thể này
sẽ đưa đến sự bí tiểu cấp sau phẫu thuật.
Nghiên cứu chúng tôi cho thấy rằng một cơ chế tương tự hoạt hoá thụ thể các
An pha Adrenecgic tại đường ra của bàng quang có thể chịu trách nhiệm gây ra
bí tiểu cấp sau phẫu thuật, tất cả 9 BN của chúng tôi là bí tiểu tiện , nhưng tuy
nhiên tất cả họ đã được chứng minh co thắt bàng quang trong suốt thời gian
đánh giá niệu động học tại giường, điều này chứng tỏ rằng sự tắc nghẽn đường
đi ra của bàng quang hơn là mất sự co bóp của bang quang. Nhiều phương pháp
đã được sử dụng để ngăn ngừa hoặc điều trị bí tiểu cấp sau phẫu thuật, kết quả
nghiên cứu chúng tôi cho thấy rằng điều trị nên tập trung làm giảm sự tắc nghẽn
chức năng tại cổ bàng quang, không phải là tăng cường co bóp của bàng quang.
Trong thời kỳ sau mổ tác động của hệ giao cảm do nhiều nguyên nhân khác
nhau gây nên sự phóng thích các cozamin và sự co thắt cổ bàng quang trung
gian của an pha Adrenecgic. Nếu nh cơ bàng quang không vượt qua được các
lực cản tại cổ bàng quang thì bí tiểu sẽ xảy ra, do đó điều trị hiện tượng này nên
trực tiếp giảm tối đa sự kích thích vào an pha Adrenecgic tại đường đi ra của
bàng quang.
1.5. BÍ ĐÁI THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN.
1.5.1. Khái niệm chung [22].
14
Trong các sách kinh điển của YHCT không có tên bệnh bí đái, sỏi thận, phì đại
tiền liệt tuyến, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, nhưng các chứng này được y văn
xưa và nay quy nạp về chứng lâm là chỉ chung về các chứng bệnh tiết niệu như:
lâm chứng, lung bế.
Lâm chứng: Là bệnh bí đái nhiều lần, đái đau , nước tiểu Ýt, khó ra, bụng dưới
đau, nặng thì đái không được. Theo kim quỹ yếu lược thì bệnh lâm đi đái nước tiểu
nhỏ giọt, bụng dưới đau căng, lan đến rốn. Thường có nhiệt lâm, thạch lâm, huyết
lâm, cao lâm, khí lâm. Theo sách nội khoa y học cổ truyền cho rằng các chứng
nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, đái dưỡng chấp của YHHĐ tương ứng
với lâm chứng của YHCT.
Long bế (lung bế) [12]. Theo YHCT lung bế là chứng tiểu tiện bất lợi hoặc sát
trệ bất thông, làm cho tiểu phúc bị trướng mãn, tiểu tiện bất thông. Nội kinh viết:
(bàng quang là quan năng của bến nước, nơi tàng chứa tân dịch, khi nào khí hoá thì
mới xuất ra được). Bệnh lung bế tuy nói rằng do khí hoá của bàng quang bị bất lợi
nhưng tiểu tiện dù bị nói là cũng khó khí hoá, khai ngòi nước lại do ở tam tiêu. Nội
kinh còn nói:
“
tam tiêu là tam quan năng khai ngòi nước, thuỷ đạo xuất ra
”
(từ đó).
Nạn kinh cũng nói:
“
tam tiêu là con đường thông đạo của thuỷ cốc, là nơi chung
của thuỷ khí
”
. Do đó nếu khí hoá của tam tiêu bị thất thường, không làm thông lợi
được thuỷ đạo nó sẽ xuống bàng quang để sinh ra chứng lung bế. Nếu bàng quang
và thận bị tà nhiệt hoặc thấp nhiệt ở trung tiêu không xuống hạ tiêu, bàng quang sẽ
bị kết nhiệt làm cho khí hóa bị rối loạn, khí trệ huyết ứ, vô âm thì dương không lấy
được để hoá, vậy là phát sinh lung bế hoặc do thận khí hư tổn, tinh huyết hao tổn,
mệnh môn hoả suy không hoá được thuỷ, Vô dương thì âm cũng không lấy gì để
hoá thuỷ sẽ đọng lại và tích tụ lại cũng có thể phát sinh chứng lung bế.
1.5.2. Biện chứng luận trị theo YHCT[12].
15
Trong các y văn YHCT chưa có tài liệu nào phân thể của chứng bệnh này,
song trong quá trình nghiên cứu thực tiễn, căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng, sự
thịnh suy của khí huyết, tạng phủ, kinh lạc trong nghiên cứu này chúng tôi chia làm
hai thể:
Thể nhiệt: bao gồm âm hư hảo vượng, can thận âm hư, âm hư dương
cang, thận âm bất túc, phế thận âm hư, huyết nhiệt.
Triệu chứng: sau khi phẫu thuật hoặc đẻ, BN thường đau tức, căng chướng
vùng hạ vị, có thể đái buốt, đái rắt nước tiểu Ýt, đỏ và đục, nặng thì bí đái, mót đi
tiểu, nhưng rặn nước tiểu không ra, có thể có sốt, khát nước, miệng đắng, kèm
váng đầu hoa mắt, họng khô, tâm phiền, nóng ở lòng bàn tay chân, đại tiện táo kết,
chất lưỡi tím hoặc đỏ không có rêu, mạch trầm tế sác.
Pháp điều trị: tư âm giáng hoả, hành khí hoạt huyết lợi niệu.
Bài thuốc: "Tri bá địa hoàng hoàn" gia giảm hoặc "Lục vị địa hoàng hoàn"
kết hợp với "Trư linh thang".
Xoa bóp: các huyệt Trung cực, Quan nguyên, Khí hải, Thuỷ đạo, Huyết
hải, Túc tam lý, Tam âm giao.
Thể hàn: bao gồm mệnh môn hoả suy, dương hư chân dương bất túc, tỳ
thận dương hư.
Triệu chứng: Sau khi phẫu thuật hoặc đẻ, BN thường đau tức, căng
chướng vùng hạ vị, đi tiểu từng giọt không hết, sức tống nước tiểu ra kém, nặng
hơn thì bí tiểu tiện, sắc mặt trắng nhợt, tinh thần yếu đuối, lưng đau gối mỏi, sợ
lạnh chân tay lạnh, lưỡi nhợt rêu trắng, mạch trầm tế nhược.
Pháp điều trị: ôn dương Ých khí, hoạt huyết lợi niệu.
Bài thuốc: tế sinh thận khí hoàn gia giảm.
Xoa bóp: tả các huyệt Trung cực, Quan nguyên, Khí hải, Thuỷ đạo, Huyết
hải, Túc tam lý, Tam âm giao.
16
1.6. PHƯƠNG PHÁP XOA BÓP BẤM HUYỆT [11].
1.6.1. Nguồn gốc [11].
YHCT và YHHĐ đều có xoa bóp. Xoa bóp là phương pháp ra đời sớm nhất,
được xây dựng và phát triển trên cơ sở những kinh nghiệm tích luỹ được trong đấu
tranh bảo vệ sức khoẻ của người xưa. Xoa bóp của YHCT được lý luận của YHCT
chỉ đạo; xoa bóp của YHHĐ được lý luận của YHHĐ chỉ đạo và các phương tiện
hiện đại hỗ trợ.
Về YHCT: Xoa bóp cũng được coi là một phương pháp phòng bệnh và chữa
bệnh. Đặc điểm của nó là: Chỉ dùng thao tác của bàn tay; ngón tay tác động lên da
thịt của bệnh nhân để đạt được mục đích phòng bệnh và chữa bệnh. Ưu điểm của
nó là giản tiện, có hiệu quả, có phạm vi chữa bệnh tương đối rộng, có giá trị phòng
bệnh lớn.
Giản tiện vì chỉ cần dùng tay để phòng bệnh và chữa bệnh trong bất kỳ hoàn
cảnh nào, không bị các phương tiện khác hạn chế.
Có hiệu quả vì nó có khả năng chữa một số chứng bệnh cấp tính và nhiều khi
đạt kết quả nhanh chóng. Dùng xoa bóp để chữa một số bệnh mãn tính tương
đối an toàn, làm xong nhẹ người, triệu chứng giảm hẳn.
Xoa bóp có tác dụng phòng bệnh và giữ sức khoẻ tương đối tốt.
Xoa bóp có các môn phái khác nhau. Biểu hiện các thủ thuật và vị trí xoa bóp
khác nhau. Có phái làm nhiều thủ thuật, xoa bóp từng bộ phận kết hợp với tác động
vào huyệt, làm thời gian dài; có phái dùng Ýt thủ thuật chỉ chú trọng kinh lạc, làm
thời gian ngắn; Có phái có lý luận chủ đạo, có phái là kinh nghiệm dân gian hoặc
gia truyền.
1.6.2.Tác dụng của xoa bóp [11].
17
Xoa bóp là một kích thích vật lý, trực tiếp tác động vào da thịt và các cơ quan
cảm thụ của da và cơ, gây nên những thay đổi về thần kinh thể dịch, nội tiết, từ đó
ảnh hưởng đến toàn thân.
Tác động đối với hệ thần kinh: Cơ thể thông qua hệ thần kinh có những phản
ứng đáp lại tích cực đối với những kích thích của xoa bóp. Rất nhiều tác giả cho
rằng xoa bóp có ảnh hưởng rất lớn đối với hệ thần kinh thực vật, nhất là đối với hệ
giao cảm, qua đó gây nên những thay đổi trong một số hoạt động của nội tạng và
mạch máu. ví dụ:
Xoa bóp gáy, lưng, vai có thể gây nên thay đổi ở các cơ quan do thần kinh thực
vật ở cổ chi phối và các cơ quan do trung khu thực vật cao cấp ở chất xám não thất
III chi phối do đó có thể dùng để chữa bệnh ở mũi họng.
Xoa bóp TLI, TLII, dễ gây xung huyết ở hố chậu nhỏ.
Xoa bóp lưng dưới, thắt lưng, xương cùng để điều tiết dinh dưỡng và tuần hoàn
các cơ quan trong hố chậu lớn, nhỏ và chi dưới.
Xoa bóp có thể gây nên thay đổi điện não: Kích nhẹ nhàng gây hưng phấn, kích
thích mạnh thường gây ức chế.
Tác động với da: Có tác động trực tiếp với da và thông qua da ảnh hưởng tới
toàn thân.
Ảnh hưởng đến toàn thân: Các chất nội tiết tế bào được tiết ra khi xoa bóp da
thấm vào máu và có thể tăng cường hoạt động của mạch máu và thần kinh ở da,
xoa bóp có tác động đến toàn cơ thể. Nh vậy, xoa bóp đã có tác dụng đối với toàn
thân:
Tăng cường hoạt động của thần kinh.
Nâng cao quá trình dinh dưỡng và năng lực hoạt động của cơ thể.
Ảnh hưởng cục bé: Xoa bóp làm cho hô hấp của da tốt hơn, mạch máu dãn có
lợi cho việc tăng dinh dưỡng ở da, làm cho da co dãn tốt, da bóng đẹp, có tác dụng
18
tốt đối với chức năng bảo vệ cơ thể của da, mặt khác xoa bóp có thể làm nhiệt độ
của da tăng lên do giãn mạch máu tại chỗ và toàn thân dãn.
Tác dụng đối với gân, cơ, khớp.
Đối với cơ: Xoa bóp có tác dụng làm tăng năng lực làm việc, sức bền bỉ của cơ
và phục hồi sức khoẻ cho cơ nhanh hơn khi không xoa bóp. Khi cơ làm việc quá
căng, gây nên phù nề co cứng và đau, xoa bóp có thể giải quyết tốt chứng này.
Đối với gân, khớp: Xoa bóp có khả năng tăng tính co dãn, tính hoạt động của
gân, dây chằng, thúc đẩy việc tiết dịch trong ổ khớp và tuần hoàn quanh khớp. Nó
còn có thể dùng để chữa bệnh khớp.
Tác dụng đối với tuần hoàn.
Tác dụng đối với huyết động: Một mặt xoa bóp làm dãn cơ, trở lực trong mạch
gảm đi, mặt khác xoa bóp trực tiếp đẩy máu về tim, do đó xoa bóp vừa giảm gánh
nặng cho tim vừa giúp máu trở về tim tốt hơn.
Đối với người huyết áp cao Ýt tập luyện, xoa bóp có thể làm hạ áp.
Xoa bóp trực tiếp Ðp vào hệ lympho, giúp tuần hoàn lympho nhanh và tốt hơn,
do đó có thể có tác dụng tiêu sưng.Trong khi xoa bóp, số lượng hồng cầu, tiểu cầu
hơi tăng, xoa bóp xong trở lại như cũ, số lượng bạch cầu, huyết sắc tố cũng có thể
tăng.
Tác dụng đối với hô hấp, tiêu hoá và quá trình trao đổi chất.
Đối với hô hấp: khi xoa bóp, thở sâu lên, có thể do trực tiếp kích thích vào thành
ngực và phản xạ thần kinh gây nên, do đó có tác giả dùng xoa bóp để chữa khí phế
thòng, hen phế quản, xơ cứng phổi… để nâng cao chức năng thở và ngăn chặn sự
suy sụp chức năng thở.
Đối với tiêu hoá: có tác dụng tăng cường nhu động dạ dày, của ruột và cải thiện
chức năng tiêu hoá. Khi chức năng tiết dịch tiêu hoá kém, dùng kích thích mạnh để
19
tăng tiết dịch. Khi chức năng tiết dịch tiêu hoá quá mạnh, dùng kích thích nhẹ hoặc
vừa để giảm tiết dịch.
Xoa bóp làm tăng lượng nước tiểu bài tiết ra, nhưng không thay đổi độ acid
trong máu. Có tác giả nêu lên, xoa bóp 2 đến 3 ngày sau, chất nitơ trong nước tiểu
tăng lên và kéo dài vài ngày, do tác dụng phân giải protid của xoa bóp gây nên. xoa
bóp toàn thân có thể tăng nhu cầu về dưỡng khí 10 – 15%, đồng thời cũng tăng
lượng bài tiết dưỡng khí.
1.6.3.Các thủ thuật: Xát, xoa, day, bấm và ứng dụng trên lâm sàng [11].
Xát.
Cách làm: dùng gốc gan bàn tay, mô ngón tay út, hoặc mô ngón tay cái xát lên
da, theo đường thẳng (đi lên xuống hoặc sang phải sang trái). Tay của thày thuốc di
chuyển trên da người bệnh. Cũng có khi dùng dầu, bột tan (tal) để làm trơn da.
Tác dụng: thông kinh lạc, dẻo gân cốt, lý khí, làm hết đau, hết sưng, khu phong
tán hàn, kiện tỳ vị , thanh nhiệt.
Xoa.
Cách làm: dùng vân ngón tay, gốc bàn tay hoặc mô ngón tay út, ngón tay cái
xoa lên trên da chỗ đau. Tay thầy thuốc di chuyển trên da người bệnh. Là thủ thuật
mềm mại, thường dùng ở bụng hoặc nơi có sưng đỏ.
Tác dông: lý khí hoà trung, thông khí huyết, làm hết sưng, giảm đau.
Day.
Cách làm: dùng gốc bàn tay, mô ngón tay út, mô ngón tay cái, hơi dùng sức Ên
xuống da người bệnh, và di động theo đường tròn. Tay của thầy thuốc và da của
người bệnh dính với nhau, da người bệnh di động theo tay thầy thuốc.
Tác dụng: làm giảm sưng, hết đau, khu phong, thanh nhiệt, giúp tiêu hoá.
20
Bấm.
Cách làm: dùng ngón tay cái bấm vào vị trí đau hoặc huyệt vị.
Tác dụng: Làm giảm đau, thông kinh hoạt lạc.
1.7. HUYỆT TRUNG CỰC, QUAN NGUYÊN, KHÍ HẢI, TÚC TAM LÝ,
TAM ÂM GIAO, THẬN DU, BÀNG QUANG DU, TAM TIÊU DU VÀ ỨNG
DỤNG CỦA NÓ TRÊN LÂM SÀNG.
1.7.1. Trung cực [12,24].
(Huyệt mộ của bàng quang. Hội của mạch Nhâm với 3 kinh âm ở chân)
Huyệt thứ 3 của mạch nhâm
Vị trí: Dưới rốn 4 thèn. Lấy ở điểm nối 4/5 trên và 1/5 dưới của đoạn thẳng nối
rốn và bờ xương mu.
Giải phẫu: Huyệt ở trên đường trắng, sau đường trắng là mạc ngang và phúc
mạc. Vào sâu có ruột non khi bàng rỗng và không có thai; có bàng quang khi căng
nước tiểu, có tử cung khi có thai .
Da vùng huyệt được chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L1 hay tiết đoạn thần kinh D12
Tác dụng: Chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng khi hành kinh, đau ngứa sinh
dục ngoài, sót rau, khí hư, di tinh, liệt dương, đái dầm, đái són, đái rắt, đái buốt, bí
đái. Toàn thân chữa phù thũng.
Trên lâm sàng:
Phối hợp với Thuỷ phân, Thuỷ tuyền, Phục lưu, Tam âm giao để chữa phù do tim.
Phối hợp với Tam âm giao để chữa đái dầm, bí đái.
Phối hợp với Âm lăng tuyền, Tam âm giao để chữa đái són.
Phối với Tử cung,Tam âm giao chữa kinh nguyệt không đều.
1.7.2. Quan nguyên [12,24].
Huyệt thứ 4 của mạch nhâm.
(Huyệt mộ của tiểu trường; hội của mạch nhâm với 3 kinh âm ở chân).
21
Vị trí: ở dưới rốn 3 thèn, lấy ở điểm nối 3/5 trên và 2/5 dưới của đoạn nối rốn và
bờ trên xương mu.
Giải phẫu: Huyệt ở trên đường trắng. Sau đường trắng là mạc ngang, phúc mạc,
vào sâu có ruột non khi bàng quang bình thường và không có thai, có bàng quang
khi bí tiểu tiện, có tử cung khi có thai.
Da vùng huyệt được chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D12 và D11.
Trên lâm sàng: Kết hợp cứu Quan nguyên, Khí hải để nâng huyết áp trong hội
chứng choáng.
1.7.3. Khí hải [12,24].
Huyệt thứ 6 của mạch nhâm
Vị trí: ở dưới rốn 1,5 thèn, lấy ở điểm nối 1,5/5 trên với 3,5/5 dưới của đoạn rốn
– bờ trên xương mu.
Giải phẫu : Huyệt ở trên đường trắng, sau đường trắng là mạc ngang, phúc mạc
vào sâu có ruột non khi không bí đái nhiều hoặc có thai còn nhỏ, có bàng quang khi
bí đái nhiều, có tử cung khi có thai 4-5 tháng.
Da vùng huyệt được chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D11
Trên lâm sàng:
Cứu kết hợp với Quan nguyên để nâng huyết áp trong hội chứng choáng.
Kết hợp với chi câu, Túc tam lý, Đại trường du để chữa tắc ruột cơ năng.
1.7.4.Tóc tam lý [12,24].
(Huyệt hợp thuéc thổ)
Huyệt thứ 36 của kinh dương minh vị
Vị trí: ở dưới gối 3 thèn, trong chỗ nổi lên của đường gân lớn ở ngoài xương
ống chân. Dưới huyệt Độc tỵ 3 thốn cách lồi củ trước xương chày một khoát ngón
tay.
22
Giải phẫu: Dưới da là cơ cẳng chân trước chỗ bám các thớ gân cơ hai đầu đùi,
khe giữa xương chày và xương mác, màng gian cốt.
Thần kinh vận động là nhánh của dây thần kinh hông to, nhánh của dây thần
kinh chày trước.
Da vùng huyệt được chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.
Tác dụng lâm sàng: Chữa đau gối, sưng gối, gối co ruỗi khó khăn, liệt chân do
di chứng trúng phong hay di chứng bại liệt, đau dạ dày, tắc tia sữa, viêm tuyến vú,
đau mắt, ăn không tiêu, táo bón, sôi bụng, ỉa chảy, sốt là huyệt phòng bệnh và nâng
cao sức đề kháng cho cơ thể.
Phối hợp với Trung quản, Nội quan, Thái xung chữa bệnh viêm loét dạ dày.
Phối hợp với Hợp cốc, Thiên khu, Quan nguyên chữa tiêu hoá không tốt.
1.7.5.Tam âm giao [12,24].
Huyệt thứ 16 của kinh túc thái âm tỳ.
(Huyệt hội của ba kinh Thái âm, Thiếu âm, Quyết âm ở chân).
Vị trí: Ở trên mắt cá chân 3 thèn, chỗ lõm dưới xương. Lấy ở chỗ lõm sát bờ sau
trong xương chày, trên chỗ lồi cao nhất của mắt cá trong 3 thèn.
Giải phẫu: Dưới da là bờ sau - trong xương chày, bờ trước cơ gấp dài các ngón
chân và cơ cẳng chân sau.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây chày sau.
Da vùng huyệt được chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L4.
Tác dụng lâm sàng: Chữa sưng đau cẳng chân, đau do thoát vị, tiêu hoá kém, đầy
bụng không muốn ăn, ăn không tiêu, nôn, ỉa chảy, kinh nguyệt không đều, rong kimh,
khí hư, bế kinh, di mộng tinh, đau dương vật, đái khó, đái buốt, bí đái, mất ngủ.
1.7.6. Tam tiêu du [12,24].
Huyệt thứ 22 của kinh túc thái dương bàng quang.
(Huyệt du của tam tiêu)
23
Vị trí : Huyệt ở hai bên xương sống dưới đốt sống lưng thứ 13 ngang ra 1,5
thốn. Điểm gặp nhau của đường ngang qua đường mỏm gai sống thắt lưng 1 và
đường thẳng đứng ngoài mạch Đốc 1,5 thốn là huyệt.
Giải phẫu: Dưới da là cân ngực thắt lưng của cơ lưng to, cơ lưng dài, cơ ngang
gai, cơ gian mám ngang, cơ vuông thắt lưng, cơ đái - chậu.
Thần kinh vận cơ là các nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây sống thắt
lưng 1, nhánh của đám rối thắt lưng.
Da vùnh huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L4.
Tác dụng lâm sàng: Chữa đầy bụng, ăn không tiêu, nôn mửa, ỉa chảy, bí đái, đau
thắt lưng, lỵ, phù thũng.
1.7.7.Thận du [12,24].
Huyệt thứ 23 của kinh túc thái dương bàng quang.
( Huyệt du của thận )
Vị trí: Huyệt ở hai bên xương sống dưới đốt sống lưng thứ 14 đo ngang ra 1,5
thốn. Điểm gặp nhau của đường ngang qua đầu mỏm gai đốt sống thắt lưng 2 và
đường thẳng đứng ngoài mạch Đốc 1,5 thốn là huyệt.
Giải phẫu: dưới da là cân ngực - thắt lưng của cơ lưng to, cơ răng bé sau - dưới,
cơ lưng dài, cơ ngang gai, cơ gian mám ngang, cơ vuông thắt lưng, cơ đái - chậu.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây sống thắt
lưng 2, nhánh của đám rối thắt lưng.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L1 hay L2.
Tác dụng lâm sàng: Chữa đau lưng, đầu váng, mắt hoa, ù tai, liệt dương di,
mộng tinh, đái đục, đái ra máu, đái dầm, bí đái, các bệnh kinh nguyệt, khí hư, phù
thũng. Phối hợp với bàng quang du, trung cực, tam âm giao chữa viêm nhiễm
đường tiết niệu, bí đái.
1.7.8. Bàng quang du [12,24].
24
Huyệt thứ 28 của kinh túc thái dương bàng quang.
(Huyệt du của bàng quang).
Vị trí: ở hai bên xương sống, dưới đốt xương sống lưng thứ 19 ngang ra 1,5 tấc,
lấy ở điểm gặp nhau của đường ngang qua đầu mỏm gai đốt sống cùng 2 và đường
thẳng đứng ngoài mạch Đốc 1,5 tấc.
Giải phẫu: Dưới da là cân cơ lưng to, khối cơ chung của các cơ ở rãnh cột sống,
xương cùng 2.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây sống
cùng 2.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S1và S2.
Tác dụng lâm sàng: Chữa đau vùng xương cùng, đau lưng, đau sưng vùng sinh
dục ngoài, đái đỏ, đái dầm, đau bụng, ỉa chảy, táo bón. Kết hợp với Thận du, Trung
cực, Tam âm giao chữa viêm đường tiết niệu, bí đái.
1.7.9. Thủy đạo.[14,16]
Là huyệt thứ 28 của kinh dương minh vị
Vị trí : ở dưới huyệt Đại cự 1 thốn,từ huyệt Quan nguyê đo ngang ra 2 thèn.
Tác dụng : Bí tiểu tiện,viêm bàng quang.
1.8. TÌNH HÌNH NC ĐIỀU TRỊ BĐ SAU PT VÀ SAU ĐẺ TRONG VÀ
NGOÀI NƯỚC
1.8.1.Nghiên cứu của Phạm Huy Trọng, Tô Huy Tráng và Trương Sỹ Thuật
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An (Điện châm ĐT bí đái sau PT ngoại,
sản, chấn thương)[29].
Thời gian thực hiện: từ năm 1992 - 1996
Mẫu nghiên cứu: 219 bệnh nhân BĐ trong 4115 BN phẫu thuật
25