Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Báo cáo thực tập: "XÍ NGHIỆP LƯƠNG THỰC SÀI GÒN – SATAKE"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.49 MB, 115 trang )

Báo cáo thực tập QT&TB GVHD: Nguyễn Thò Như Ngọc
- 1 -
LỜI CẢM ƠN


Thực tập môn học Quá Trình Và Thiết Bò là cơ hội để sinh viên chúng em thu nhận
những kiến thức thực tế.Được sự sắp xếp của bộ môn Máy Thiết Bò,chúng em được đến
thực tập tại xí nhiệp lương thực Sài Gòn SATAKE. Một tháng thực tập tại đây đã giúp
chúng em thu nhân rất nhiều điều bổ ích. Đó chính là cơ sở và nền tảng để chúng em có
thể hiểu rõ hơn các môn chuyên ngành trong những học kì tiếp theo.
Để có được kết quả này, trước tiên chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô bộ
môn Máy- Thiết Bò, khoa Hóa trường đại học Bách Khoa Tp.HCM đã tạo điều kiện cho
chúng em đến với xí nghiệp lương thực xay xát lúa Sài Gòn – SATAKE.
Chúng em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo nhà máy, các chú trong phòng kó
thuật và ở phân xưởng sản xuất đã giúp đỡ,hướng dẫn tận tình trong suốt thời gian qua.
Sau cùng chúng em xin cảm ơn cô Như Ngọc, bộ môn máy – Thiết Bò đã hướng dẫn tận
tình, giúp chúng em sữa chữa và hòa thành tốt báo cáo thực tập và các bản vẽ theo yêu
cầu của bộ môn.
Tuy nhiên, báo cáo vẫn không tránh khỏi những sai sót, kính mong sự góp ý nhận xét
và chỉ dẫn của nhà máy, thầy cô hướng dẫn.

Tp HCM, tháng 7 năm 2009.
Nhóm sinh viên thưcï tập














Báo cáo thực tập QT&TB GVHD: Nguyễn Thò Như Ngọc
- 2 -






NHẬN XÉT CỦA NHÀ MÁY


----------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------


NHẬN XÉT CỦA GVHD



----------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------


Báo cáo thực tập QT&TB GVHD: Nguyễn Thò Như Ngọc
- 3 -
MỤC LỤC
Phần I: Tổng quan xí nghiệp lương thực xay xát lua Sài Gòn- Satake ----- Trang 4
I. Giới thiệu chung ------------------------------------------------------------ Trang 4
II. Lòch sử thành lập và phát triển ------------------------------------------- Trang 4
III. Đòa điểm xây doing -------------------------------------------------------- Trang 4
IV. Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự (H.1) ------------------------------------ Trang 5
V. Sơ đồ mặt bằng (H.2) ------------------------------------------------------ Trang 6
VI. An toàn lao động ------------------------------------------------------------ Trang 7
VII. Xử lý nước thải và vệ sinh công nghiệp --------------------------------- Trang 7
VIII. Công tác phòng cháy chữa cháy ------------------------------------------ Trang 7
Phần II: Dây chuyền công nghệ (DCCN) ------------------------------------------ Trang 9
I. Nguyên liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh ------------------------- Trang 9
II. Năng lượng sử dụng và tiện nghi hỗ trợ sản xuất ---------------------- Trang 14
III. Sản phẩm của nhà máy ---------------------------------------------------- Trang 15
IV. Sơ đồ bố trí thiết bò – máy móc (H.5) ------------------------------------ Trang 17
Phần III: Quy trình công nghệ (QTCN) -------------------------------------------- Trang 18
I. Quy trình công nghệ (H.6) ------------------------------------------------- Trang 19

II. Các công đoạn của quy trình ---------------------------------------------- Trang 20
Phần IV: Máy – Thiết bò --------------------------------------------------------------- Trang 23
I. Máy sàng tạp chất ---------------------------------------------------------- Trang 24
II. Máy sấy ---------------------------------------------------------------------- Trang 30
III. Máy tách sạn ---------------------------------------------------------------- Trang 41
IV. Máy xay lúa ----------------------------------------------------------------- Trang 47
V. Máy gằn ---------------------------------------------------------------------- Trang 57
VI. Máy xát trắng --------------------------------------------------------------- Trang 68
VII. Máy đánh bóng ------------------------------------------------------------- Trang 76
VIII. Máy sàng đảo --------------------------------------------------------------- Trang 83
IX. Máy sàng trống ------------------------------------------------------------- Trang 91
X. Máy tách màu --------------------------------------------------------------- Trang 101
Phần V: Các chỉ tiêu ------------------------------------------------------------------- Trang 109
I. Chỉ tiêu chất lượng ---------------------------------------------------------- Trang 109
II. Tỉ lệ thu hồi thành phụ phẩm từ luau ------------------------------------- Trang 113
III. Đònh mức tiêu hao vật tư chủ yếu ----------------------------------------- Trang 114



Báo cáo thực tập QT&TB GVHD: Nguyễn Thò Như Ngọc
- 4 -

Phần I
TỔNG QUAN VỀ
XÍ NGHIỆP LƯƠNG THỰC SÀI GÒN – SATAKE.

I. GIỚI THIỆU CHUNG
• Xí nghiệp lương thực Sài Gòn – Satake là một doanh nghiệp nhà nước , trực
thuộc tổng công ty lương thực miền Nam.
• Nhà máy sản xuất và kinh doanh gạo với quy mô xay xát lúa lớn nhất, có công

nghệ hoàn thiện nhất Việt Nam, phục vụ nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ nội đòa.
• Thò trường tiêu thụ: Việt Nam, Malaysia, Iran, Irag, Indonesia, Srilanka,
Philippin…
II. LỊCH SỬ THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN
2.1. Lòch sử hình thành:
• Xí nghiệp lương thực Sài Gòn – Satake được khởi công xây dựng vào ngày
22 tháng 7 năm 1988, dưới sự quản lý của công ty lương thực và sự giám sát lắp đặt của
công ty Satake cung cấp thiết bò theo hình thức chuyển giao công nghệ trọn gói.
• Khánh thành vào ngày 26 tháng 7 năm 1989 với tên: “Nhà máy xay lúa Sài
Gòn – Satake”.
• Giám đốc đầu tiên là cô Nguyễn Thò Thi.
• Ban đầu có 300 cán bộ công nhân viên, gồm ban giám đôùc và 7 phòng ban.
2.2. Tình hình hoạt động và phát triển:
 Từ năm 1989 – 1993:
- Hoạt động với công suất tối đa: 600 tấn lúa /1 ngày đêm.
- Nguyên liệu chủ yếu là lúa.
- Sản phẩm: gạo xuất khẩu, gạo cung cấp trong nước.
 Từ năm 1993 đến nay:
- Nguyên liệu chủ yếu là lúa và gạo.
- Nhà máy thuộc tổng công ty lương thực miền Nam.
- Hiện nay nhà máy có 42 cán bộ công nhân viên.
 Chức năng chủ yếu của nhà máy hiện nay là kinh doanh, chế biến xay xát lúa
gạo xuất khẩu và tiêu thụ nội đòa.
III. ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG
 Trụ sở chính: Nhà máy xay xát lúa Sài Gòn – Satake, số 9 Đường Nguyễn Hữu
Trí, xã Tân Túc, Huyện Bình Chánh, Tp.HCM.
Báo cáo thực tập QT&TB GVHD: Nguyễn Thò Như Ngọc
- 5 -
 Vò trí đòa lí:
+ Phía đông: giáp nhà dân

+ Phía tây: giáp nhánh sông thông ra chợ đệm.
+ Phía nam: giáp đường Nguyễn Hữu Trí.
+ Phía bắc: giáp sông chợ đệm.
IV. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC VÀ BỐ TRÍ NHÂN SỰ
4.1. Sơ đồ tổ chức:


Hình 1: Sơ đồ bố trí nhân sự của nhà máy
4.2. Bố trí nhân sự:
4.2.1. Ban giám đốc:
- Một giám đốc phụ trách chung trực tiếp quản lý về mặt kinh tế của xí
nghiệp.
- Một phó giám đốc kỹ thuật.
- Một phó giám đốc hành chính.

Báo cáo thực tập QT&TB GVHD: Nguyễn Thò Như Ngọc
- 6 -
4.2.2. Các phòng ban:
 Phòng tổng hợp:
• Cơ cấu:
- Bộ phận tổ chức hành chính: 2 người.
- Tổ bảo vệ: 6 người.
- Tổ lái xe: 2 người.
- Kế hoạch kinh doanh: 2 người.
- Điểm bán: 4 người
• Chức năng:
- Chòu trách nhiệm quản lý toàn bộ nhân sự trong xí nghiệp, chòu thực
hiện chính sách thi đua, khen thưởng, tổ chức các hoạt động đoàn thể.
- Tham mưu cho ban giám đốc xây dựng và thực hiện kế hoạch sản
xuất kinh doanh.

 Phòng tài chính – kế toán:
• Cơ cấu: 3 người.
• Chức năng: Tổ chức hạch toán về tài chính, sử dụng vốn và tài sản, quản lý
tài chính toàn xí nghiệp.
 Kho thu mua và phòng kiểm phẩm ( KCS):
• Cơ cấu: 9 người
• Chức năng:
- Quản lý nguyên liệu, sản phẩm xuất, nhập, tồn kho.
- Lưu trữ và bảo quản nguyên liệu, sản phẩm trong kho, đảm bảo về
số lượng và chất lượng.
- Thực hiện kiểm tra nguyên liệu nhập kho và thành phẩm bằng các
chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
- Chòu trách nhiệm trước ban giám đốc về chất lượng sản xuất.
 Xưởng sản xuất:
• Cơ cấu: 6 người
- Ca máy 1.
- Ca máy 2.
- Tổ tiếp nhận.
- Tổ cơ điện.
- Tổ đóng gói
 Tổ kỹ thuật:
• Cơ cấu: 6 người
V. SƠ ĐỒ BỐ TRÍ MẶT BẰNG
( Hình 2 )
Báo cáo thực tập QT&TB GVHD: Nguyễn Thò Như Ngọc
- 7 -
VI. AN TOÀN LAO ĐỘNG
Tuân thủ các quy đònh sau:
- Phải nắm vững các quy đònh công nghệ trước khi vận hành máy.
- Thận trọng khi thao tác gần các bộ phận đang chuyển động, các bộ phận ở

vò trí cao.
- Chấp hành nghiêm chỉnh an toàn lao động và an toàn kỹ thuật lao động.
- Trước khi vận hành máy phải kiểm tra xem máy có hư hỏng hay không.
Nếu có hiện tượng phá hoại phải báo cáo với giám đốc và bộ phận bảo vệ để xử lý.
Không có bất cứ ai vào gần máy để xem hoặc sờ mó khi máy đang hoạt động nếu không
có sự cho phép của ban quản lý.
- Mỗi máy phải có hồ sơ, lý lòch máy, bản quy trình, quy phạm gắn vào máy.
- Khi bàn giao ca, tổ trưởng phải ghi chép đầy đủ các chi tiết quy đònh trong
sổ ban giao, nhật ký sản xuất, tình trạng máy móc, thiết bò, để ca sau làm việc có hướng
xử lý.
- Đảm bảo đúng quy đònh nhập liệu để máy không quá tải.
- Chú ý tiếng máy và còi báo động để đề phòng rủi ro xảy ra.
- Tổ sửa chữa cơ điện cần được huấn luyện và tuân thủ chặt chẽ an toàn vận
hành mọi cơ cấu thiết bò, máy móc để tránh xảy ra sự cố.
- Bảo dưỡng máy đònh kỳ.
VII. XỬ LÝ PHẾ THẢI VÀ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP
7.1. Xử lý phế thải:
• Nước thải: Chủ yếu là nước sinh hoạt, nước vệ sinh máy nên ô nhiễm
không đáng kể, do đó có thể thải trực tiếp qua hệ thống cống rãnh.
• Khí thải: Hiện nay nhà máy chỉ tiến hành sấy gió nên không có khí độc, do
đó có thể thải lên trời bằng hệ thống hút hơi.
• Bụi công nghiệp: Chủ yếu là bụi cám, được xử lý bằng cách cho qua các
buồng lắng nên bụi ra ngoài không đáng kể.
7.2. Vệ sinh công nghiệp:
• Thực hiện khá tốt chế độ vệ sinh công nghiệp trong quy trình sản xuất.
• Vệ sinh mỗi đợt sản xuất.
• Vệ sinh mỗi ngày.
VIII. CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
Nhà máy có những điều kiện hết sức thuận lợi cho công tác phòng cháy, chữa cháy:
8.1. Vò trí và điểm đặt của nhà máy:

• Vò trí tiếp giáp với sông chợ Đệm thuận lợi cho việc chữa cháy.
• Đòa điểm xa nhà dân nên không có khả năng cháy xa.
• Gần đội phòng cháy chữa cháy.
Báo cáo thực tập QT&TB GVHD: Nguyễn Thò Như Ngọc
- 8 -
• Bên trong nhà máy có lối đi rộng nên xe chữa cháy có thể tiếp cận dễ dàng.
8.2. Nguồn nước chữa cháy dồi dào:
• Nguồn nước bên ngoài: Hai mặt nhà máy tiếp giáp sông, khi thủy triều
xuống xe chữa cháy vẫn lấy được nước. Có nhiều ao hồ xung quanh, nơi gần nhất cách
nhà máy 500m.
• Nguồn nước bên trong nhà máy: Hệ thống nước máy rông khắp nhà máy.
8.3. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cháy nổ:
• Do sự cố về điện.
• Vi phạm nội quy an toàn chống cháy nổ.
• Có kho dầu (dầu đốt lò sấy).
8.4. Đặc điểm công tác phòng cháy chữa cháy của nhà máy:
• Lực lượng phòng cháy chữa cháy tại chỗ.
• Một đội gồm 36 người làm việc theo ca,mỗi ca gồm 12 người do công an
quận 6 huấn luyện.
• Phương tiện: 1 máy bơm, 9 cuộn dây, bình bột 100kg, 37 bình CO
2
.
8.5. Công tác kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy(PCCC):
• Đề ra nội quy, quy đònh an toàn về PCCC cho từng khu vực.
• Thưcï hiện các kiến nghò của đội PCCC thành phố và quận.
• Đề ra biện pháp PCCC cho từng khu vực sản xuất, bảo quản, vận chuyển
vật tư hàng hóa.

















Báo cáo thực tập QT&TB GVHD: Nguyễn Thò Như Ngọc
- 9 -

Phần II
DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ

I. NGUYÊN LIỆU PHỤC VỤ CHO SẢN XUẤT KINH DOANH
- Xí nghiệp lương thực Sài Gòn – Satake sản xuất mặt hàng gạo trắng để phục vụ
cho thò trường nội đòa là chủ yếu và xuất khẩu chỉ chiếm phần nhỏ. Nguồn nguyên liệu
được lấy chủ yếu ở các tỉnh miền Tây: Long An, An Giang, Cần Thơ…
- Nhà máy được thiết kế chủ yếu dùng cho nguyên liệu là lúa.
- Tuy nhiên nguyên liệu chính của xí nghiệp là lúa và gạo lứt.
1.1. Điều kiện vận chuyển nguyên liệu:
- Vò trí xí nghiệp rất thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu theo đường
sông và đường bộ.
- Đường sông là chính, phương tiện vận chuyển là xà lang, ghe, tàu…
- Đường bộ vận chuyển chủ yếu bằng xe tải.

1.2. Cấu tạo và thành phần hóa học của lúa gạo:
1.2.1. Cấu tạo của hạt lúa:
Cấu tạo của hạt lúa gồm những thành phần sau:
Hình 3: Cấu tạo hạt
Báo cáo thực tập QT&TB GVHD: Nguyễn Thò Như Ngọc
- 10 -
a) Vỏ trấu:
- Là lớp bao ngoài cùng của hạt lúa.
- Gồm các tế bào rỗng có thành hóa gỗ có thành phần là cellulose.
- Các tế bào vỏ trấu được kết với nhau nhờ khoáng và lignin.
- Vỏ trấu thường có gân nổi rõ, xù xì và ráp.
- Màu sắc của vỏ trấu khá đa dạng: Vàng, vàng nâu, vàng rơm…
- Độ dày vỏ trấu tùy thuộc vào giống hạt, vào độ mẩy: Trong khoảng 0.12 –
0.15mm, chiếm khoảng 18 – 19.6% so với toàn hạt.
b) Vỏ quả và vỏ hạt:
- Vỏ quả: Liên kết không bền với vỏ hạt.
- Thành phần vỏ quả thường chứa cellulose, pentosan, pectin và khoáng.
- Trong cùng một hạt, chiều dày lớp tế bào vỏ quả không giống nhau, ở gần
phôi, lớp vỏ quả là mỏng nhất.
- Vỏ quả liên kết chặt chẽ với lớp aleurone.
- So với vỏ quả thì vỏ hạt chứa ít cellulose hơn nhưng nhiều protid và glucid
hơn.
c) Lớp aleurone:
- Bao bọc nội nhũ và phôi.
- Chiếm khoảng 6 – 12% khối lượng hạt.
- Trong tế bào, lớp aleurone có chứa nhiều protid, tinh bột, cellulose, pentosan,
các giọt lipid và phần lớn các vitamin và khoáng của hạt.
 Vì thế trong quá trình chế biến hạt, không nên xay xát quá kỹ để giữ lại
các vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên do có nhiều chất dinh dưỡng, nhất là protein nên
gạo còn nhiều lớp aleurone khó bảo quản, dễ bò côn trùng và vi sinh vật phát triển phá

hoại.
- Do đó đối với gạo xuất khẩu hoặc cần bảo quản lâu, người ta phải xát
trắng, loại bỏ hêt lớp aleurone, mặc dù bò mất một số chất dinh dưỡng.
- Khi xay xát hạt, lớp aleurone bò vụn ra thành cám.
d) Nội nhũ:
- Nội nhũ là phần dự trữ chất dinh dưỡng của hạt.
- Các tế bào nội nhũ khá lớn, thành mỏng và có hình dạng khác nhau.
- Thành phần hóa học của nội nhũ: Tinh bột và protid, ngoài ra còn chứa một
lượng nhỏ lipid, muối khoáng, cellulose và một số sản phẩm phân giải của tinh bột như
dextrin, đường…
- Lượng vitamin và muối khoáng trong nội nhũ không nhiều, ta có thể làm
tăng hàm lượng các chất này trong nội nhũ nhờ quá trình gia công nước nhiệt.
Báo cáo thực tập QT&TB GVHD: Nguyễn Thò Như Ngọc
- 11 -
- Tùy theo giống và điều kiện canh tác, phát triển của hạt lúa mà nội nhũ có
thể trắng hay đục, vấn đề này quan hệ rất lớn đến tỷ lệ chế biến ra gạo. Nếu độ nhũ có
độ trắng trong cao thì gạo ít nát và cho tỷ lệ thành phẩm cao, ngược lại nếu nội nhũ có độ
trắng đục cao thì hạt qua chế biến bò gãy nát nhiều, tỷ lệ thành phẩm thấp, tỷ lệ tấm gạo
cao.
e) Phôi:
- Khi hạt nảy mầm thì phôi sẽ phát triển lên thành cây con.
- Trong phôi chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển ban đầu.
- Thành phần hóa học của phôi gồm có protid, glucid hòa tan, khá nhiều lipid,
khoáng, cellulose và các vitamin.
- Phôi các nội nhũ bởi lớp ngù là lớp trung gian chuyển từ nội nhũ sang phôi
khi hạt nảy mầm.
- Lớp ngù có cấu tạo từ các tế bào dễ thẩm thấu các chất hòa tan và rất nhiều
các enzyme.
- Các chất dinh dưỡng trong phôi rất dễ bò biến đổi.
 Vì thế để thuận tiên trong tồn trữ, xay xát, chất lượng thành phẩm, người ta sấy

hạt sao cho làm phôi và nội nhũ bò chết đi, thuận tiện cho quá trình tồn trữ trước xay xát.
1.2.2. Thành phần hóa học của hạt lúa:
Bảng 1: Thành phần hóa học của một số nông sản
( Tính theo 100g )

Thành phần Lúa mì Lúa gạo
Năng lượng ( Kcal) 330 360
Glucid (g) 78.5 73 – 75
Protid (g) 12 – 15 7.5 – 10
Lipid (g) 1.8 – 2.2 1.3 – 2.1
Cellulose (g) 2.3 0.9
Vitamin B
1
(g) 0.55 0.33
Vitamin B
2
(g) 0.13 0.09
Vitamin PP (mg) 6.4 4.9
Vitamin B
3
(mg) 1.36 1.2
Vitamin B
6
(mg) 0.53 0.79
Phospho (mg) 410 285
Kali (mg) 580 340
Canxi (mg) 60 68
Magie (mg) 180 90
Báo cáo thực tập QT&TB GVHD: Nguyễn Thò Như Ngọc
- 12 -

Sắt (mg) 6 1.2
Đồng (mg) 0.8 0.3
Mangan (mg) 5.5 6
Kẽm ( mg) 2.2
 Glucid là thành phần dinh dưỡng chính của hạt gạo, chiếm khoảng 70 – 80%.
Gạo giã càng trắng thì hàm lượng glucid càng cao, glucid gạo chủ yếu là tinh bột, một ít
đường đơn kép nằm ở màng.
Bảng 2: Sự phân bố glucid trong từng phần của hạt lúa

Tên các thành phần Tinh bột (%) Đường (%) Cellulose (%)
Toàn bộ hạt 59 4.34 2.76
Nội nhũ 79.56 3.54 0.15
Phôi Rất ít 25.12 2.46
Vỏ và lớp aleurone Rất ít 4.18 16.20
 Trong các bộ phận thì tinh bột tập trung chủ yếu ở nội nhũ và phôi. Trong lớp
aleurone thì chỉ có một thành phần đường 6 – 8%, cellulose 7 – 10%.

Bảng 3: Hàm lượng các glucid trong hạt lúa

Cực tiểu Cực đại Trung bình
Tinh bột 47.7 68 56.2
Cellulose 8.74 12.22 9.41
Đường 0.2 4.5 3.2
dextrin 0.8 3.2 1.3
 Tinh bột gạo thuộc loại phức tạp, kích thước nhỏ ( nhỏ nhất so với tinh bột các
loại hạt ngũ cốc khác)
• Tinh bột lúa tẻ:
• 17% amilose.
• 83% amilopectin
• Tinh bột của lúa nếp: 100% amilopectin.

 Đường trong lúa gồm các loại như: Glucose, saccharose, fructose, ranfinose.
Ngoài ra còn có mantose ( chỉ xuất hiện ở hạt nảy mầm).
 Hạt càng lớn thì hàm lượng tinh bột càng cao, hàm lượng cellulose càng thấp
và ngược lại.
 Nhiệt độ hồ hóa của ttinh bột gạo là 68 – 78
0
C.

Báo cáo thực tập QT&TB GVHD: Nguyễn Thò Như Ngọc
- 13 -
1.3. Phân loại kiểm tra và xử lý nguyên liệu:
1.3.1. Đối với nguyên liệu là lúa:
- Theo tiêu chuẩn chất lượng (sẽ trình bày rõ ở mục ): Độ ẩm của hạt gạo
thành phẩm phải đạt 14%, tùy theo nơi yêu cầu, thường là phải nhỏ hơn 15%. Vì thế
nguyên liệu lúa phải đạt độ ẩm 14.8 – 15%.
- Tùy theo thời vụ trong năm mà lúa có độ ẩm khác nhau:
• Vụ Đông xuân: Lúa có độ ẩm từ 16 – 18%.
• Vụ Hè thu: Lúa có độ ẩm từ 18 – 20%.
 Do đó, lúa thò trường bao giờ cũng có độ ẩm cao hơn yêu cầu. Để đưa lúa vào
sản xuất cũng như tồn trữ đòi hỏi phải có sự điều chỉnh độ ẩm thích hợp. Đối với thiết bò
sấy lúa thì nhiệt độ sấy yêu cầu 50 – 65
0
C, thường sấy ở 55
0
C.
- Tuy nhiên do độ ẩm của lúa ở các thời vụ là khác nhau, nên xí nghiệp linh
động điều chỉnh phương pháp sấy cũng như nhiệt độ, thời gian sấy khác nhau. Đối với lúa
ở vụ Đông xuân thì chỉ sấy 1 vòng, nhưng đối với lúa ở vụ Hè thu thì phải qua sấy 2 vòng.
- Tùy vào thời gian tồn trữ lúa trước khi xay xát thì yêu cầu độ ẩm của hạt lúa
khác nhau. Độ ẩm của hạt lúa sau khi sấy tối ưu là 14.5%, tuy nhiên do tốn kém chi phí

năng lượng nên sấy còn 15 – 16%. Trong quá trình tồn trữ kết hợp với thông gió để tránh
làm bốc nóng khối hạt, hạt bò biến dạng.
1.3.2. Đối với nguyên liệu là gạo lứt:


Hình 4: Hạt gạo lứt
Trước khi thu mua gạo, bộ phận KCS sẽ kiểm tra các chỉ tiêu:
- Độ ẩm của hạt gạo.
- Tỷ lệ % tấm, % lúa.
- Độ đục của gạo.
- Hạt vàng.
Báo cáo thực tập QT&TB GVHD: Nguyễn Thò Như Ngọc
- 14 -
- Hạt hư.
- Hạt đỏ.
- Hạt sọc.
- Độ rạn nứt của hạt.
- Độ đồng nhất của hạt.
• Tất cả các bao gạo nhập vào đều được đưa đi lấy mẫu và đem so sánh mẫu mà
bên bán đã đưa ra. Nếu hạt gạo không đạt các chỉ tiêu trên, KCS sẽ báo lại với phòng
kinh doanh để đònh giá lại.
• Độ ẩm của gạo lứt mua vào được xác đònh bằng máy đo độ ẩm, thường độ ẩm đạt
yêu cầu là 14 – 15%. Gạo lứt thu mua thường đạt độ ẩm chấp nhận được.
• Về vệ sinh an toàn thực phẩm: Gạo lứt sau khi sấy không có những độc tố của tác
nhân sấy.
• Về kỹ thuật: Gạo sấy dễ bò rạn nứt.
• Về khoa học: Gạo lứt sau khi sấy sẽ mất đi hàm lượng chất dinh dưỡng.

II. NĂNG LƯNG SỬ DỤNG VÀ TIỆN NGHI HỖ TR SẢN XUẤT
2.1. Năng lượng sử dụng:

2.1.1. Điện:
- Lượng điện của nhà máy được tính trên đơn vò nguyên liệu sản xuất. Trung
bình để sản xuất 1 tấn gạo lức ra gạo thành phẩm cần 32-36kW/h.
- Máy phát điện dự phòng công suất nhỏ 30kW, chỉ phòng để chuyển nguyên
liệu vào silo.
2.1.2. Nước:
- Nước chủ yếu dùng cho mục đích sinh hoạt, vệ sinh máy và đánh bóng gạo.
- Nguồn cung cấp: chủ yếu là nước ngầm.
- Phương pháp xử lý nước: Nước ngầm sau khi sử dụng được oxy hóa lượng
sắt, rồi đưa qua bể lọc cát, lưu lượng nước lọc là10m
3
/h.
- Nước dùng để đánh bóng gạo phải được lọc kó từ lọc thô đến lọc tinh nhằm
đảm bảo vệ sinh thực phẩm, lượng dùng là vài chục lít/phút.
2.1.3. Khí nén:
- Khí nén dùng để cung cấp các air-cylinder và kết hợp với nước để đánh
bóng gạo. Máy nén có áp suất từ 7-12kg/m
2
. Khí đưa vào máy đánh bóng được khử màu,
khử mùi bằng thiết bò đặc biệt vệ sinh mỗi đợt sản xuất.




Báo cáo thực tập QT&TB GVHD: Nguyễn Thò Như Ngọc
- 15 -
III. SẢN PHẨM CỦA NHÀ MÁY
3.1. Các sản phẩm chính phụ:
- Sản phẩm chính: Gạo chủ yếu là gạo xuất khẩu chất lượng cao. Tùy theo
yêu cầu của khách hàng, xí nghiệp sản xuất các loại gạo khác nhau từ 5-25% tấm.

- Sản phẩm phụ: Tấm, cám.
3.2. Các phương pháp kiểm tra sản phẩm và xử lý phế thải:
3.2.1. Các phương pháp kiểm tra sản phẩm:
- Chất lượng gạo được đánh giá thông qua các chỉ tiêu:
• Hạt nguyên vẹn
• Tấm
• Tấm mẵn
• Hạt bạc phấn
• Hạt vàng
• Hạt hư hỏng và hạt xanh non
• Hạt sọc đỏ và hạt đỏ
• Tổng tạp chất
• Thóc lẫn
• Độ ẩm
• Gạo xay và gạo nếp
- Bộ phận KCS sẽ kiểm tra các chỉ tiêu theo yêu cầu của khách hàng. Tùy
theo loại gạo từ 5-25% tấm mà có quy đònh cụ thể về cỡ tấm ,% gạo nguyên, %gạo gãy.
Nếu % tấm không đạt hoặc vượt mức cho phép thì tiến hành điều chỉnh lại tỉ lệ phối trộn
bằng hệ thống điều khiển .
- Mẫu gạo được lấy bằng phép chia chéo.
- Độ ẩm của gạo được đo bằng máy đo độ ẩm, tiến hành khoảng 9-10 lần để
giảm sai số, sai số cho phép khoảng 2%. Độ ẩm của gạo thành phẩm khoảng 14.5%, nếu
cao hơn thì phải sấy gió để giảm xuống.
3.2.2. Xử lý bụi cám:
- Bụi cám từ máy đánh bóng của hai dây chuyền 1E-15 và 2E-15 được hút vào
hai cyclon lắng. Phần bụi nhuyễn được hút ra phía trên cyclon lại cho qua một cyclon nữa,
bụi nhuyễn qua cyclon này được chuyển ra ngoài, bụi thô được vít tải chuyển đến sàng
đảo để tách tấm mẵn và cám. Sở dó cho qua một cyclon thứ cấp vì bụi cám này thu từ máy
đánh bóng nhuyễn.
- Bụi cám từ các máy xát thô của hai dây chuyền M2E-3,6 và M1E-3,6, từ các

máy xát tinh, đánh bóng M2E-9,12 , M1E-9,12 được qua hai cụm để xử lý. Phần bụi
nhuyễn ở phía trên cyclon được quạt hút đến buồng lắng bụi lớn để lắng theo nguyên tắc
Báo cáo thực tập QT&TB GVHD: Nguyễn Thò Như Ngọc
- 16 -
lắng quán tính là dùng tấm chặn , phần b thô ra phía dưới cyclon được vít tải đưa đến
sàng đảo.
- Bụi cám còn sót dính trên gạo từ các silo chứa, gàu tải, sàng đảo, sàng trống,
máy tách gàu sẽ được hút và dẫn chung vào cụm cyclon thứ ba để xử lý bụi nhuyễn lại,
rồi được quạt hút đưa vào phòng lắng bụi lớn. Bụi thô được vít tải đưa vào sàng đảo.
3.3. Tồn trữ, bảo quản và vận chuyển sản phẩm:
3.3.1. Tồn trữ:
- Gạo thành phẩm có thể chứa trong silo hoặc đóng bao nhập vào kho.
3.3.2. Bảo quản:
- Gạo bảo quản trong kho dưới dạng bao không nên bảo quản dưới dạng đổ
rời.
- Kho bảo quản phải bảo đảm các yêu cầu sau:
• Không bò hắt, dột khi mưa bão.
• Sàn và tường phải bảo đảm chống thấm, chống dột tốt.
• Bảo đảm thoáng, mát.
• Hạn chế sự lây nhiễm của sâu mọt, nấm mốc, chuột và các loài côn trùng
khác.
• Trước khi chứa gạo, kho phải được quét dọn, làm vệ sinh tường kho, bục,
kệ phải được tiệt trùng bằng các loại thuốc cho phép sử dụng trong các kho lương thực và
theo quy đònh của cơ quan chuyên ngành.
• Trước khi cất gạo vào kho, nền kho phải được kê lát bằng bục gỗ hoặc
dùng bục gỗ để sát trùng trải thành lớp dày từ 0.3-0.4mm sau đó trải cót hoặc bạt.
- Lô gạo xếp cách tường 0.5-0.8m, khoảng cách giữa hai lô ít nhất là 1m có
thể đi lại kiểm tra, lấy mẫu và sử lý.
- Gạo đưa vào bảo quản phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn độ ẩm không lớn hơn
14%. Nếu độ ẩm lớn hơn 14% phải xếp riêng để bảo quản tạm thời chờ xử lý hoặc tiêu

thụ ngay.
- Mỗi kho gạo phải có thẻ kho riêng để ghi các nội dung sau:
• Số hiệu kho, lô.
• Khối lượng gạo.
• Loại gạo.
• Ngày nhập kho.
• Số lượng bao.
• Loại bao.
• Nơi sản xuất.
• Độ ẩm gạo khi nhập.
• Nhận xét chung về chất lượng gạo.
Báo cáo thực tập QT&TB GVHD: Nguyễn Thò Như Ngọc
- 17 -
• Đònh kỳ kiểm tra gạo từ 3-5 ngày một lần và phải ghi vào sổ giám sát với
nội dung sau:
 Tình trạng, sự biến đổi của chất lượng gạo.
 Mật độ sâu mọt.
 Các nhận xét khác:
- Phải thường xuyên vệ sinh nhà kho, vệ sinh lô hàng, môi trường xung quanh
kho, không để nước đọng xung quanh nhà kho…
- Mở cửa thông gió tự nhiên khi ngoài trời đạt các điều kiện sau:
• Trời nắng ráo, không mưa.
• Độ ẩm không khí ngoài trời không quá 80%
- Khi mật độ sâu mọt quá 3 con (còn sống) trong 1kg gạo (lấy mẫu ở nơi có
mật độ cao nhất) thì phải xử lý sát trùng ngay bằng các loại thuốc cho phép và tuân thủ
theo các quy trình do cơ quan chức năng đã quy đònh, hoặc do cơ quan chuyên ngành sát
trùng.
- Hiện nay nhà máy sử dụng thuốc trừ sâu hiệu DDVP phun xung quanh các
silo, kho chứa.
- Gạo xuất khẩu phải được xông thuốc theo yêu cầu của khách hàng. Việc

xông thuốc do cơ quan chuyên ngành thực hiện. Hóa chất được sử dụng là photphin hoặc
metylbromide hoặc kết hợp cả hai.
- Gạo được đóng bao và xếp thành khối, sau đó được chùm kín để phun
thuốc vào trong. CH
3
Br nặng hơn không khí, phun từ trên xuống, thời gian trùm bạt ủ
thuốc khoảng 24-48h. Sau thời gian ủ cơ quan thông trùng sẽ xuống hút các khí độc còn
lại và mở bạt thông thoáng khoảng 6h thì có thể xuất gạo đi được. Liều lượng dùng
khoảng 40-50mg CH
3
Br/ m
3
gạo.
- PH
3
dạng viên đặc ở trên khối gạo sẽ kết hợp với nước phân hủy từ từ, thấp
dần xuống dưới. Thời gian ủ khoảng 72h, liều lượng dùng 5 – 6g/m
3
gạo.
3.3.3. Vận chuyển sản phẩm:
- Gạo được vận chuyển bằng ghe, tàu, xe.
- Phương tiện vận chuyển gạo phải khô, sạch, không có mùi lạ, không bò
nhiễm phân bón, thuốc trừ sâu và các loại hóa chất, xăng dầu, côn trùng, sâu mọt.
- Phương tiện vận chuyển gạo phải đủ mui, bạt, các trang thiết bò an toàn bảo
đảm chống thấm, chống cháy, chống sự xâm nhập của phân bón, thuốc trừ sâu.
- Không được xếp gạo ngoài trời khi có mưa.
- Khi bốc xếp gạo không được dùng các dụng cụ làm rách bao như móc sắt

IV. SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THIẾT BỊ – MÁY MÓC
( Hình 5 )

Báo cáo thực tập QT&TB GVHD: Nguyễn Thò Như Ngọc
- 18 -
















PHẦN III
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ


















Báo cáo thực tập QT&TB GVHD: Nguyễn Thò Như Ngọc
- 19 -

I. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ


Hình 6

Báo cáo thực tập QT&TB GVHD: Nguyễn Thò Như Ngọc
- 20 -
II. CÁC CÔNG ĐOẠN CỦA QUY TRÌNH
2.1. Hút:
- Mục đích: hút lúa từ ngoài vào để chuyển đến các quá trình xử lý lúa tiếp
theo.
- Nguyên tắc: Lúa được vận chuyển về nhà máy bằng thuyền hay xe tải.
Sau đó, lúa sẽ được hút vào trong nhờ máy hút rồi chuyển xuống gàu tải. Gàu tải sẽ đẩy
lúa lên và theo đường ống vào các thiết bò xử lý tiếp theo.
2.2. Sàng tạp chất:
- Mục đích: loại bỏ các tạp chất như cát bụi… ra khỏi lúa.
- Nguyên tắc:
• Đầu tiên, lúa sẽ được đem cân bằng cân kiểm lượng để phục vụ cho việc
tính toán lượng tổn thất sau này.
• Tiếp theo, lúa được đưa qua máy sàng lắc phẳng PH250A: năng suất là

23-25 tấn/h ( đối với lúa thô), 30-35 tấn/h (đối với lúa khô),công suất 4,8 kW. Các tạp
chất như cát, bụi…sẽ được loại ra khi qua máy sàng.
2.3. Sấy:
- Mục đích: Làm giảm độ ẩm của lúa để tăng thời gian bảo quản trong silo.
- Nguyên tắc: Lúa được tiến hành đo độ ẩm trước. Nếu lúa có độ ẩm thấp
(14-15%) thì sẽ đưa vào các silo chứa. Nếu lúa có độ ẩm cao thì được đưa vào các silo
nhỏ để chuẩn bò đưa vào thiết bò sấy.
- Thiết bò sấy sử dụng là tháp sấy loại LRD20E, nhiệt độ 45-55
o
C, công suất
buồng đốt là 2,2 kW, quạt sấy là 55 kW.
- Lúa sau khi sấy nếu đạt được độ ẩm theo yêu cầu thì sẽ được đưa vào silo
chứa còn nếu chưa đạt sẽ được chuyển vào các silo nhỏ khác để sấy tiếp cho đến khi đạt
độ ẩm yêu cầu thì mới chuyển vào các silo lớn để chứa.
- Lúa trước khi được đưa vào silo lớn để chứa sẽ được cân kiểm lượng lần
thứ 2 để xác đònh lượng tổn thất.
2.4. Sàng đá:
- Mục đích: Tách sạn ra khỏi nguyên liệu để tăng hiệu suất xay, tránh làm
hỏng thiết bò trong khi hoạt động do nguyên liệu có lẫn sạn.
- Nguyên tắc: Từ silo, lúa được chuyển tới máy sàng để tách tạp chất. Thiết
bò sử dụng là máy tách sạn GA100BG: năng suất 3,5-4 tấn/h (đối với hạt dài), 4-5 tấn/h
(đối với hạt tròn), công suất 2,2 kW.
- Thiết bò hoạt động theo nguyên lý khí động học. Khí được chuyển qua lớp
lúa, vì có trọng lượng nhỏ nên lúa sẽ nổi lên trên òn sạn có trọng lượng lớn sẽ lắng xuống
và được gằn đưa ra ngoài.

Báo cáo thực tập QT&TB GVHD: Nguyễn Thò Như Ngọc
- 21 -
2.5. Xay:
- Mục đích: Tách trấu.

- Nguyên tắc: Lúa sau khi đã tách hết sạn được chuyển đến máy xay bằng
vít tải. Tỷ lệ bóc vỏ của máy xay là 85-90%, sản phẩm gồm 3 loại: Trấu được thổi ra kho
chứa, lúa được hoàn lưu trở lại máy xay, gạo lức được chuyển đến máy gằn.
2.6. Gằn:
- Mục đích: tách thóc còn lẫn trong gạo lức.
- Nguyên tắc: Nguyên liệu được phân tách thành 3 loại:
• Lúa được hoàn lưu trở lại máy xay để tách vỏ trấu.
• Hỗn hợp gạo lúa được hoàn lưu trở lại sàng gằn.
• Gạo lức được chuyển đến máy xát
- Thiết bò sử dụng là sàng gằn loại PS60E: là thiết bò phân riêng hoạt động dựa
trên sự khác nhau về trọng lượng giữa lúa và gạo. Năng suất 2,4-3,6 tấn/h (đối với hạt
ngắn), 1,8-2,8 tấn/h (đối với hạt dài), công suất 0,75 kW.
2.7. Xát:
- Mục đích: tách lớp vỏ cám của gạo.
- Nguyên tắc: Hạt gạo được mài xát giữa bề mặt bằng đá mài của một khối
quay hình trụ với các thanh xát bằng cao su với số vòng quay là 260 vòng/phút. Luồng gió
từ bên ngoài thổi vào theo các khe liền kề các thanh cao su có tác dụng giải nhiệt hạt gạo
và tách phần cám sinh ra một cách triệt để. Buồng xát được phân thành nhiều cột xát độc
lập, đặc biệt các gân của lưới xát hướng các hạt gạo đi theo một lộ trình nhất đònh trong
buồng xát.
- Thiết bò sử dụng là máy xát đứng loại IRW40B: công suất 20-30 kW, năng
suất 4-6 tấn/h.
2.8. Đánh bóng:
- Mục đích: làm trắng và bóng hạt gạo.•
- Nguyên tắc: Tùy theo yêu cầu sản xuất, gạo sẽ được đánh bóng 1 lần hoặc
2 lần.Nếu thực hiện đánh bóng 2 lần thì gạo được đưa vào thùng làm mát trước để hạ
nhiệt độ vì nhiệt độ cao trong quá trình đánh bóng lần 1 có thể làm hư gạo.
- Thiết bò là loại KB40G: công suất 22 kW, năng suất 3-4 tấn/h.
2.9. Sàng lần 1:
- Mục đích : phân loại hỗn hợp trong nguyên liệu.

- Nguyên tắc: Gạo được đưa vào máy sàng đảo để phân thành 3 loại:
• Tấm 3/4 được chuyển ra ngoài đóng gói.
• Gạo nguyên được chuyển thẳng đi phối trộn.
• Hỗn hợp tấm và gạo được đưa vào máy sàng lần II
Báo cáo thực tập QT&TB GVHD: Nguyễn Thò Như Ngọc
- 22 -
- Thiết bò sử dụng là sàng rung ST527R: năng suất 6 tấn/h,công suất 0,75
kW.
2.10. Sàng lần 2:
- Mục đích: tách hỗn hợp tấm gạo ra.
- Nguyên tắc: Hỗn hợp được đưa vào máy sàng trống và được chia làm 3
loại:
• Gạo nguyên được đưa vào bin chứa gạo nguyên.
• Gạo gãy được đưa vào bin chứa gạo gãy.
• Tấm hỗn hợp được đưa vào bin chứa thích hợp
- Thiết bò sử dụng là loại LRG306EB
2.11. Tách màu:
- Mục đích: phân loại những hạt trắng,vàng, đỏ và thóc lẫn.
- Nguyên tắc: Tùy theo yêu cầu mà gạo sau khi phối trộn sẽ được đưa vào
máy tách màu.
• Tách hạt bạc bụng trong gạo xát
• Tách hạt gạo không phải gạo nếp trong gạo nếp
• Tách hạt màu trong gạo xát
- Loại máy GS588 AIS: năng suất 6 tấn.h ; công suất 2,4 kW
2.12. Đóng gói:
- Nguyên tắc: gạo được đem cân sau đó được đóng gói lại ra gạo thành phẩm.


















Báo cáo thực tập QT&TB GVHD: Nguyễn Thò Như Ngọc
- 23 -


















PHẦN IV
MÁY – THIẾT BỊ

















Báo cáo thực tập QT&TB GVHD: Nguyễn Thò Như Ngọc
- 24 -
I. MÁY SÀNG TẠP CHẤT



1.1. Giới thiệu chung:
- PH 250A là một loại máy sàng có năng suất lớn, có các quá trình loại bỏ
tạp chất triệt để và hiệu quả.

- Điều kiện lý tưởng để sử dụng máy là trong giai đoạn tiếp nhận trước khi
sấy và lưu trữ.
- Sự sắp xếp hợp lý và hiệu quả của các loại lưới sàng giúp máy đạt năng
suất lớn.
- Máy có hệ thống quạt hút lớn làm tăng hiệu quả phân tách tạp chất.
- Máy cũng có thể sử dụng trong các quá trình làm sạch ở giai đoạn cuối (
trước khi cho lúa vào máy xay) bằng cách thay lưới trống và lưới giật bằng loại lưới có
kích thước lỗ thích hợp.
- Lúa sau khi làm sạch tạp chất có thể lấy ra từ các hứng : bên trái, bên phải
hoặc ở giữa máy.


Báo cáo thực tập QT&TB GVHD: Nguyễn Thò Như Ngọc
- 25 -
1.2. Đặc tính kỹ thuật:
- Model: PH 250A
- Năng suất:
• Theo lúa thô ( độ ẩm 25%, tỉ lệ tạp chất < 3%): 23-25 T/h.
• Theo lúa khô ( độ ẩm 18%, tỉ lệ tạp chất < 3%): 30-35 T/h
- Công suất động cơ:
• Motor rải liệu: 0,4 kW
• Motor quay sàng trống: 2,2 kW
• Motor làm chuyể động sàng giật: 2,2 kW
- Kích thước: 3105(L) x 3450(W) x 4905(H) mm.
- Tốc độ:
• Rải liệu: 140-160 v/ph.
• Sàng trống : 13 v/ph.
• Chổi cao su cho sàng trống: 25 v/ph.
• Trục giữa: 35 v/ph.
• Sàng giật : 380 v/ph.

• Chổi cao su cho sàng giật : 30 v/ph.
- Kích thước lỗ sàng :
• Sàng trống: lỗ hình lục giác , cạnh 20 mm.
• Sàng giật: lỗ tròn, đường kính 9mm.
- Trọng lượng máy: 2800 kg

1.3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động:













×