Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

cấu trúc xã hội của cư dân làng nghề đồng bằng sông hồng hiện nay (nghiên cứu trường hợp hai làng nghề ở huyện thường tín, thành phố hà nội).

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 191 trang )





HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH





NGUYỄN NGỌC ANH




CẤU TRÚC XÃ HỘI CỦA CƯ DÂN LÀNG NGHỀ
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY
(Nghiên cứu trường hợp hai làng nghề ở huyện Thường Tín,
thành phố Hà Nội)



LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC




HÀ NỘI - 2014
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH



NGUYỄN NGỌC ANH


CẤU TRÚC XÃ HỘI CỦA CƯ DÂN LÀNG NGHỀ
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY
(Nghiên cứu trường hợp hai làng nghề ở huyện Thường Tín,
thành phố Hà Nội)


Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số : 62 31 30 01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC



Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS Lê Ngọc Hùng




HÀ NỘI - 2014





LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ
ràng và ñược trích dẫn ñầy ñủ theo quy ñịnh.

Tác giả luận án



Nguyễn Ngọc Anh

MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU
1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
14
1.1. Hướng nghiên cứu về cấu trúc xã hội - dân số làng nghề
14
1.2. Hướng nghiên cứu về cấu trúc xã hội - gia ñình làng nghề
18
1.3. Hướng nghiên cứu về cấu trúc xã hội - nghề nghiệp làng nghề
22
1.4. Hướng nghiên cứu về cấu trúc xã hội - dân số làng nghề
26
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC XÃ HỘI CỦA CƯ
DÂN LÀNG NGHỀ
34
2.1. Các khái niệm cơ bản
34

2.2. Một số lý thuyết
53
2.3. Một số quan ñiểm của Đảng và chính sách của Nhà nước liên quan
ñến ñề tài
61
Chương 3: THỰC TRẠNG CẤU TRÚC XÃ HỘI CỦA CƯ DÂN
LÀNG NGHỀ
70
3.1. Một số ñặc ñiểm của làng nghề ñồng bằng sông Hồng
70
3.2. Đặc ñiểm kinh tế - xã hội và làng nghề ở huyện Thường tín
73
3.3. Đặc ñiểm kinh tế - xã hội của xã Vạn Điêm và xã Duyên Thái
75
3.4.Các phân hệ cấu trúc xã hội của làng nghề ñồ gỗ Vạn Điểm và làng
nghề sơn mài Hạ Thái
80
3.5. Phân tích mô hình công ty nghề và mô hình gia ñình nghề của làng
nghề gỗ Vạn ñiểm và làng nghề sơn mài Hạ thái
107
Chương 4: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC XÃ HỘI
CƯ DÂN LÀNG NGHỀ VÀ GỢI Ý MỘT SỐ GIẢI PHÁP
125
4.1. Một số yếu tố tác ñộng ñến cấu trúc xã hội cư dân làng nghề
125
4.2. Một số vấn ñề ñặt ra và gợi ý một số giải pháp
144
KẾT LUẬN
151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
154
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
156
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
UBND: Ủy ban nhân dân

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số thứ tự Tên bảng
Trang

Bảng 3.1: Cấu trúc kinh tế - ngành theo giá trị và tỉ trọng sản lượng của
xã Vạn Điểm, năm 2013
77
Bảng 3.2: Cấu trúc kinh tế - ngành theo giá trị và tỉ trọng sản lượng của
xã Duyên Thái, năm 2013
79
Bảng 3.3: Cấu trúc xã hội - giới tính của cư dân làng nghề
80
Bảng 3.4: Cấu trúc vị thế - vai xã hội của các thành viên trong gia ñình
làng nghề
83
Bảng 3.5: Cấu trúc xã hội - học vấn của cư dân làng nghề

86
Bảng 3.6: Cấu trúc xã hội - gia ñình theo quy mô của làng nghề 89
Bảng 3.7: Cấu trúc xã hội - gia ñình nghề theo số lượng lao ñộng nghề
91
Bảng 3.8:
Cấu trúc xã hội - thế hệ của gia ñình nghề
93
Bảng 3.9: Cấu trúc xã hội - nghề nghiệp của các hộ gia ñình
98
Bảng 3.10: Cấu trúc xã hội - mức sống của làng nghề
100
Bảng 3.11: Mức thu nhập trung bình một tháng của chủ hộ gia ñình, chủ
cơ sở sản xuất
102
Bảng 3.12: Mức chi tiêu trung bình một tháng của chủ hộ gia ñình, chủ cơ
sở sản xuất
103
Bảng 3.13: Cơ cấu chi tiêu hàng năm của các hộ gia ñình làng nghề
104
Bảng 3.14: Tỉ lệ tự ñánh giá mức ñộ thay ñổi một số khía cạnh của ñời
sống gia ñình so với 5 năm trước
105
Bảng 3.15: Cấu trúc xã hội-nghề nghiệp, theo thâm niên của gia ñình
nghề
107
Bảng 3.16: Một số ñặc trưng cơ bản của mô hình gia ñình nghề và mô
hình công ty nghề
120
Bảng 4.1: Thu nhập bình quân hàng tháng của chủ gia ñình, chủ cơ sở sản xuất
125

theo giới tính
Bảng 4. 2: Thu nhập của hộ gia ñình theo ñộ tuổi
126
Bảng 4.3: Thu nhập hộ gia ñình làng nghề theo loại nghề hộ gia ñình
128
Bảng 4.4: Thu nhập của hộ gia ñình theo số năm làm nghề
129
Bảng 4.5: Quy mô gia ñình, theo số lao ñộng làm nghề truyền thống
131
Bảng 4.6: Số thế hệ trong gia ñình, theo ñộ tuổi của chủ hộ gia ñình
132
Bảng 4.7: Giới tính của chủ hộ gia ñình với loại nghề của hộ gia ñình
133
Bảng 4.8: Độ tuổi của chủ hộ gia ñình với loại nghề của hộ gia ñình
135
Bảng 4.9: Yếu tố chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội với thu nhập
theo ñịa bàn khảo sát
137

Bảng 4.10: Yếu tố chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội với loại nghề của hộ
gia ñình, theo ñịa bàn khảo sát
139
Bảng 4.11: Chủ trương, chính sách với thu nhập và loại nghề
của hộ gia ñình theo ñại bàn khảo sát
142

DANH MỤC CÁC BIỂU

Trang
Biểu 3.1: Cấu trúc xã hội - ñộ tuổi của người dân trong làng 82

Biểu 3.2: Định hướng nghề nghiệp cho con cái 87
Biểu 3.3: Cư dân làng nghề phân nhóm theo nghề nghiệp của hộ gia ñình 99
Biểu 3.4: Biểu ñồ các nguồn lực của công ty nghề 122

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
1.1. Tính cấp thiết về mặt thực tiễn
Các làng nghề ở Việt Nam có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế -
xã hội ñất nước nói chung và ñối với nền kinh tế - xã hội nông thôn nói riêng.
Trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng,
ñề cập: “Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và làng nghề gắn với bảo vệ
môi trường. Triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với ñặc
ñiểm từng vùng theo các bước ñi cụ thể, vững chắc trong từng giai ñoạn; giữ
gìn và phát huy những truyền thống văn hoá tốt ñẹp của nông thôn Việt Nam”
[14, tr.197].
Các làng nghề phát triển ñã thúc ñẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp - nông thôn theo hướng “ly nông bất ly hương”. Sự lan tỏa của
các làng nghề ñã mở rộng quy mô và ñịa bàn sản xuất, thu hút nhiều lao ñộng,
kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề khác, góp phần làm tăng tỷ trọng
ngành công nghiệp, dịch vụ.
Đồng bằng sông Hồng có lịch sử phát triển lâu ñời, nơi diễn ra sự phát
triển mạnh mẽ của văn minh lúa nước - nền nông nghiệp truyền thống của dân
tộc Việt Nam. Do vậy, làng nghề ở ñồng bằng sông Hồng có ñiều kiện khách
quan ñể hình thành và phát triển. Các làng nghề ở ñồng bằng sông Hồng từ xa
xưa ñã có vai trò quan trọng trong việc sản xuất hàng hóa phục vụ ñời sống
của nhân dân. Với những lợi thế về ñiều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và văn
hóa, nhiều làng nghề ñồng bằng sông Hồng ñược khôi phục và phát triển khá
nhanh so với các ñịa phương khác.
Thành phố Hà Nội là vùng ñất ñịa linh nhân kiệt, có bề dày văn hóa lâu

ñời trong lịch sử dân tộc. Hà Nội tập trung nhiều làng nghề như: làng gốm Bát
Tràng; làng lụa Vạn Phúc; làng gỗ mỹ nghệ Sơn Đồng; làng nghề Chàng
Sơn Hà Nội trở thành ñất “trăm nghề” và vẫn ñang trong xu thế phát triển
2
mạnh, trên cơ sở chủ trương, ñường lối ñổi mới của Đảng và những chính
sách kinh tế - xã hội của Nhà nước.
Huyện Thường Tín có nhiều làng nghề truyền thống, với những sản
phẩm nổi tiếng như: Tiện gỗ ở xã Nhị Khê, sơn mài ở xã Duyên Thái, thêu ở
xã Quất Động, mây tre ñan ở xã Ninh Sở, ngoài ra còn có một số nghề mới
phát triển mấy chục năm như: làm xương sừng ở Thụy Ứng xã Hòa Bình, ñồ
gỗ ở xã Vạn Điểm, bông len ở Trát Cầu xã Tiền Phong, Đến nay, huyện có
46 làng trên tổng số 126 làng có nghề ñược UBND thành phố Hà Nội công
nhận là làng nghề.
Thường Tín hội tụ khá ñầy ñủ các ñặc ñiểm của làng nghề nông thôn
vùng ñồng bằng sông Hồng, bởi vì làng nghề ở ñồng bằng sông Hồng nói
chung và huyện Thường Tín nói riêng ñang bị tác ñộng mạnh mẽ bởi quá
trình ñô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện ñại hóa. Mặt khác, huyện Thường Tín
mới sát nhập vào thành phố Hà Nội, nên quá trình công nghiệp hóa, hiện ñại
hóa nông nghiệp - nông thôn của huyện chịu tác ñộng mạnh từ sự phát triển
kinh tế - xã hội của thủ ñô Hà Nội. Do vậy, làng nghề ở huyện Thường Tín
chứa ñựng nhiều ñặc ñiểm, tính chất của cấu trúc xã hội làng nghề truyền
thống, nhưng ñang có những ñặc ñiểm mới của quá trình ñô thị hóa, hiện ñại
hóa.
1.2. Tính cấp thiết về mặt lý luận
Để duy trì và phát huy các thế mạnh của các làng nghề, cũng như ñáp
ứng yêu cầu trong quá trình hội nhập quốc tế, ñạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao
hơn và phát triển làng nghề theo hướng bền vững, thì cần có những nghiên
cứu xã hội học về cấu trúc xã hội của cư dân làng nghề.
Cấu trúc xã hội là một nội dung cơ bản ñược nghiên cứu xuyên suốt
trong lịch sử xã hội học. Từ năm 1840 ñến cuối những năm 1880, K.Marx ñã

chú trọng phân tích cấu trúc xã hội và xem xét cấu trúc xã hội trên nền tảng
của cấu trúc kinh tế. Đầu thế kỷ XX, nhà xã hội học người Đức là M.Weber
3
ñã chỉ ra vai trò của các yếu tố như: ñịa vị kinh tế, ñịa vị chính trị và uy tín
xã hội trong sự phân chia xã hội thành giai tầng trên dưới, cao thấp khác
nhau. Trên thế giới, nhiều nhà xã hội học quan tâm nghiên cứu nguyên nhân
và các biểu hiện của cấu trúc xã hội. Ở Việt Nam ñã có một số công trình
nghiên cứu có giá trị quan trọng về lý luận và thực tiễn vấn ñề cấu trúc xã
hội, phân tầng xã hội trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện ñại hoá ñất nước.
Cấu trúc xã hội không chỉ ñược xem xét như một cấu trúc ít thành phần
gồm hai giai cấp, một tầng lớp và dường như ñồng ñều nhau, ngang bằng
nhau hoặc chỉ ñơn tuyến phát triển theo hướng tiến dần ñến sự thuần nhất,
ñồng nhất xã hội như quan niệm thời kỳ trước ñổi mới, mà ñang diễn ra một
quá trình phân tầng xã hội mạnh mẽ trên cơ sở của nền kinh tế nhiều thành
phần.
Theo cách nhìn nhận này, cấu trúc xã hội nước ta vừa có cấu trúc
"ngang", vừa có cấu trúc "dọc" [trích theo 77]. Cấu trúc “ngang”, ñó là một
tập hợp các giai cấp, tầng lớp, các nhóm nghề nghiệp, các tổ chức trong xã
hội mà trong ñó khó có thể chỉ rõ giai cấp nào, tầng lớp nào có vị thế ở trên
giai cấp, hay tầng lớp nào. Trong ñó bao hàm các giai cấp công nhân, nông
dân, tiểu thương, doanh nhân, trí thức Cấu trúc "dọc", cấu trúc phân tầng xã
hội, tức là cấu trúc tầng bậc cao thấp trong xã hội, ñược xem xét và biểu hiện
ở ba dấu hiệu cơ bản khác nhau: Địa vị kinh tế (tài sản, thu nhập), ñịa vị chính
trị (quyền lực), ñịa vị xã hội (uy tín). Dưới hai lát cắt cấu trúc "ngang" và
"dọc" này ñan kết vào nhau rất phức tạp tạo thành cấu trúc xã hội của cả một
hệ thống xã hội, cộng ñồng xã hội hay “giai tầng xã hội” [trích theo, 77]. Tuy
nhiên, các nghiên cứu cấu trúc xã hội làng nghề chưa nhiều, nhất là nghiên
cứu cấu trúc xã hội với tư cách là một hệ thống các quan hệ xã hội của các
thành phần xã hội trong cư dân làng nghề. Một cách tiếp cận nữa trong nghiên
cứu cấu trúc xã hội là xem xét cấu trúc xã hội trong từng lĩnh vực của ñời

sống xã hội. Khi ñó cấu trúc xã hội có thể ñược xem xét dưới các hình thức
4
hay các hệ cấu trúc xã hội như cấu trúc xã hội - dân số theo tuổi, giới tính, cấu
trúc xã hội - nghề nghiệp và các phân hệ cấu trúc xã hội khác.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và trước sức ép của tốc ñộ ñô thị hóa,
nhiều làng nghề ở ñồng bằng sông Hồng phải ñối mặt với những thách thức
như: mặt bằng sản xuất rất hạn chế, các cơ sở sản xuất chủ yếu sử dụng ngay
nơi ở làm nơi sản xuất dẫn ñến môi trường sống bị ô nhiễm, mật ñộ dân cư
trong các làng nghề ñông, số lao ñộng ở một số làng nghề giảm. Tuy nhiên,
một số làng nghề vẫn ñứng vững, là do chính các cơ sở sản xuất ở làng nghề
ñã biết liên kết lại với nhau ñể thành những mạng lưới hộ gia ñình, những
công ty, doanh nghiệp sản xuất thành lập ở ngay trong làng nghề. Mạng lưới
xã hội làng nghề, quan hệ xã hội làng nghề như thế nào thì cần phải nghiên
cứu về cấu trúc xã hội của làng nghề. Nói cách khác làng nghề hoạt ñộng,
biến ñổi và phát triển ra sao, phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc xã hội của nó.
Đã có nhiều nghiên cứu về làng nghề từ góc ñộ kinh tế học và văn hóa
học. Tuy nhiên, rất ít nghiên cứu chuyên sâu từ góc ñộ xã hội học về làng
nghề và nhất là cấu trúc xã hội của cư dân làng nghề ở Việt Nam.
Với những lý do ñã nêu ra ở trên, tác giả lựa chọn ñề tài Cấu trúc xã
hội của cư dân làng nghề ñồng bằng sông Hồng hiện nay (Nghiên cứu
trường hợp hai làng nghề ở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội) làm luận
án tiến sĩ xã hội học.
2. Mục ñích nghiên cứu
Từ góc ñộ xã hội học, luận án tìm hiểu những vấn ñề lý luận và ñánh
giá thực trạng các phân hệ của cấu trúc xã hội cư dân làng nghề; phân tích
những yếu tố tác ñộng ñến cấu trúc xã hội của cư dân làng nghề. Trên cơ sở
ñó, nhận ñịnh một số vấn ñề ñặt ra và gợi ý một số giải pháp nhằm phát huy
những thế mạnh của cấu trúc xã hội của cư dân làng nghề ñồng bằng sông
Hồng trong thời kỳ ñổi mới ñất nước.


5
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục ñích nghiên cứu, ñề tài tập trung vào các nhiệm vụ
nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận, các khái niệm nghiên cứu cấu trúc xã
hội của cư dân làng nghề ñồng bằng sông Hồng hiện nay.
Thứ hai, khảo sát thực ñịa, phân tích thực trạng các phân hệ của cấu
trúc xã hội cư dân làng nghề ñồ gỗ Vạn Điểm xã Vạn Điểm và làng nghề sơn
mài Hạ Thái xã Duyên Thái ở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.
Thứ ba, phân tích các yếu tố tác ñộng ñến các phân hệ cấu trúc xã hội
cư dân làng nghề.
Thứ tư, nhận ñịnh một số vấn ñề ñặt ra và gợi ý một số giải pháp nhằm
hoàn thiện cấu trúc xã hội của cư dân làng nghề ñồng bằng sông Hồng.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các phân hệ cấu trúc xã hội của cư dân làng nghề ñồng bằng sông
Hồng hiện nay.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Cư dân làng nghề ñồ gỗ và làng nghề sơn mài ở huyện Thường Tín,
thành phố Hà Nội.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Từ năm 2012 ñến năm 2014.
Phạm vi không gian: Làng Vạn Điểm, xã Vạn Điểm (làng nghề ñồ gỗ
Vạn Điểm) và làng Hạ Thái, xã Duyên Thái (làng nghề sơn mài Hạ Thái)
huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.
Đề tài lựa chọn nghiên cứu trường hợp làng nghề ñồ gỗ Vạn Điểm và
làng nghề sơn mài Hạ Thái ở huyện Thường Tín, trong số các làng nghề ở
ñồng bằng sông Hồng với những tiêu chí sau:
6
Về ñịa lý: Thường Tín là một huyện của thành phố Hà Nội, Thường Tín

tập trung nhiều làng nghề tiêu biểu trong Đồng bằng sông Hồng. Tác giả lựa
chọn làng nghề ñồ gỗ Vạn Điểm ở cuối huyện Thường Tín và làng nghề sơn
mài Hạ Thái ở ñầu huyện Thường Tín (giáp Trung tâm thành phố Hà Nội).
Về lịch sử: Làng nghề ñồ gỗ Vạn Điểm xuất hiện gần 50 năm và phát
triển mạnh trong thời kỳ ñổi mới; làng nghề sơn mài Hà Thái ñã có từ trước
thời kỳ ñổi mới với lịch sử hơn 200 năm. Như vậy, có thể so sánh ñược cấu
trúc xã hội của hai làng nghề này.
Về kinh tế - xã hội: Cả hai làng nghề này thuộc hai xã trong cùng một
huyện, do vậy nghiên cứu ñể xem xét sự khác nhau về nghề nghiệp có thể tạo
ra những sự khác nhau trong cấu trúc xã hội; ñồng thời có thể xem xét mối
tương quan giữa các phân hệ cấu trúc xã hội, cấu trúc xã hội - nghề nghiệp
của hai làng nghề này.
5. Cơ sở lý luận, mẫu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Nghiên cứu này dựa trên quan ñiểm lý luận, phương pháp luận của Chủ
nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, ñường lối, quan
ñiểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển làng nghề.
Là một ñề tài thuộc chuyên ngành xã hội học, nghiên cứu này vận dụng
lý thuyết hệ thống xã hội của Talcott Parsons và lý thuyết cấu trúc hóa của
Anthony Giddens làm cơ sở lý luận cho việc xem xét, ñánh giá thực trạng cấu
trúc xã hội của cư dân làng nghề ñồ gỗ Vạn Điểm (xã Vạn Điểm) và làng
nghề sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái) ở huyện Thường Tín, thành phố Hà
Nội.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phân tích tài liệu: Thu thập, phân tích số liệu, các nghiên cứu ñã có về
cấu trúc xã hội và cấu trúc xã hội làng nghề Việt Nam. Thu thập, phân tích
các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội, về cấu trúc xã hội làng nghề
7
ñồ gỗ Vạn Điểm và làng nghề sơn mài Hạ Thái, huyện Thường Tín, thành
phố Hà Nội.

- Phương pháp ñịnh tính:
+ Phỏng vấn sâu 36 chủ hộ gia ñình làm nghề truyền thống, 08 giám
ñốc công ty làm nghề trong làng nghề, 02 chủ tịch UBND xã, 02 trưởng thôn,
04 nghệ nhân, 02 chủ tịch hiệp hội làng nghề; thảo luận nhóm tập trung với
lãnh ñạo 02 xã.
+ Phương pháp quan sát thực ñịa tại một số cơ sở sản xuất - kinh doanh
và hộ gia ñình. Tác giả luận án nhiều lần ñến thăm, nghiên cứu, quan sát tham
dự ñời sống của cư dân làng nghề ñồ gỗ Vạn Điểm và làng nghề sơn mài Hạ
Thái, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.
+ Phương pháp ñịnh lượng: Tác giả thu thập thông tin về cấu trúc xã
hội của cư dân làng nghề qua phiếu thu thập thông tin, do chính chủ hộ gia
ñình trả lời bằng cách trực tiếp ghi, ñiền vào bảng hỏi ñiều tra. Chủ hộ gia
ñình trong nghiên cứu này là người ñại diện hộ gia ñình, có vai trò quyết ñịnh
về kinh tế của gia ñình, ñược các thành viên trong gia ñình thừa nhận.
+ Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu của cuộc ñiều tra ñược xử lý bằng chương trình SPSS và ñược
phân tích tần suất, tương quan hai chiều.
Phân tích tần suất, phân tích thực trạng các phân hệ cấu trúc xã hội của
cư dân làng nghề hiện nay (thống kê mô tả: tần suất, trung bình, giá trị lớn
nhất, giá trị nhỏ nhất).
Phân tích tương quan hai chiều, kiểm nghiệm mối quan hệ giữa từng
yếu tố xác ñịnh là biến ñộc lập với các phân hệ cấu trúc xã hội của cư dân
làng nghề thông qua công cụ thống kê Chi-Square Tests ñược sử dụng ñể xem
xét ý nghĩa thống kê mối quan hệ giữa các biến số ñó.


8
5.3. Mẫu nghiên cứu
- Về cỡ mẫu
Tác giả dựa theo công thức Krejcie và Morgan [117, tr 30, 607-610] ñể

tính kích thước mẫu cần thiết cho nghiên cứu (ñịnh lượng) của luận án.
Công thức:

Trong ñó:
S = cỡ mẫu cần thiết;
X2 = giá trị bảng chi square cho 1 mức ñộ tự do ở mức ñộ tin cậy mong
muốn (3,841);
N = quy mô dân;
P = tỷ lệ dân số (giả ñịnh là 0,50);
d = mức ñộ chính xác (0,05).
Căn cứ danh sách hộ gia ñình do UBND hai xã Vạn Điểm và Duyên
Thái cung cấp năm 2012: Làng Vạn Điểm có 708 hộ gia ñình, làng Hạ Thái
có 1.046 hộ gia ñình. Áp dụng công thức trên, kích thước mẫu cho mỗi làng
nghề như sau: Làng nghề ñồ gỗ Vạn Điểm N = 708, tính ñược S = 249. Làng
sơn mài Hạ Thái N = 1.046, tính ñược S = 281. Do vậy, tổng cả hai làng nghề
cỡ mẫu là 530 hộ gia ñình.
- Phương pháp chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu xác suất ngẫu nhiên ñơn giản. Trên cơ sở danh
sách hộ gia ñình từng làng, ñược lập theo danh sách sổ hộ khẩu của UBND
xã, tác giả tiến hành ñánh số thứ tự (có tính ñến hộ gia ñình làm nghề truyền
thống, hộ gia ñình không làm nghề truyền thống) và ñược chọn ngẫu nhiên.



9
- Đặc ñiểm mẫu ñiều tra
Từ 530 phiếu ñiều tra ñược phát ra, kết quả thu ñược 515 phiếu ñưa vào
xử lý. Trong 515 hộ gia ñình, gồm 425 hộ gia ñình, cơ sở sản xuất làm nghề
truyền thống và 90 hộ không làm nghề truyền thống.


Đặc ñiểm Số lượng Tỉ lệ %
Đồ gỗ Vạn Điểm 246 47,8 1. Làng nghề
Sơn mài Hạ Thái 269 52,2
Nam 376 73 2. Giới tính
Nữ 139 27
Dưới 40
191 37,1
Từ 40 ñến 50 176 34,2
3. Độ tuổi
Trên 50
148 28,7
Tiểu học và THCS
198 38,4
4. Trình ñộ học vấn
THPT trở lên
317 61,6
Làm nghề truyền thống
425
82.5
+ Chỉ làm nghề truyền
thống
61 11.8
+ Làm cả nông nghiệp và
nghề truyền thống
364 70.7
5. Loại nghề hộ gia
ñình
Không làm nghề truyền
thống
90 17,5

Cỡ mẫu
515 100
10
6. Câu hỏi, giả thuyết và khung nghiên cứu
6.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Cấu trúc xã hội của cư dân làng nghề ñồng bằng sông Hồng hiện nay
biểu hiện như thế nào qua các phân hệ cấu trúc xã hội?
- Phân hệ cấu trúc xã hội nào là nổi bật nhất trong cấu trúc xã hội của
cư dân làng nghề ñồng bằng sông Hồng hiện nay?
- Cấu trúc xã hội với các phân hệ của nó chịu tác ñộng như thế nào từ
các yếu tố nào ở làng nghề ñồng bằng sông Hồng?
6.2. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết thứ nhất: Cấu trúc xã hội của cư dân làng nghề ñồng bằng
sông Hồng hiện nay gồm các phân hệ cơ bản cấu trúc xã hội - dân số, cấu trúc
xã hội - gia ñình, cấu trúc xã hội - nghề nghiệp, cấu trúc xã hội - mức sống.
Giả thuyết thứ hai: Cấu trúc xã hội của cư dân làng nghề ñồng bằng
sông Hồng hiện nay nổi bật nhất là phân hệ cấu trúc xã hội - nghề nghiệp theo
mô hình gia ñình nghề và mô hình công ty nghề.
Giả thuyết thứ ba: Các phân hệ cấu trúc xã hội của cư dân làng nghề
ñồng bằng sông Hồng chịu tác ñộng chủ yếu từ ñặc ñiểm nhân khẩu - xã hội
của chủ hộ gia ñình và loại nghề của hộ gia ñình.
11
6.3. Khung nghiên cứu



















Đặc ñiểm
nhân khẩu -
xã hội của
chủ hộ gia
ñình
MÔI TRƯỜNG KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, VĂN HÓA, XÃ HỘI
CỦA LÀNG-XÃ
Cấu trúc xã hội - gia ñình
Cấu trúc xã hội - nghề nghiệp
Cấu trúc xã hội - mức sống
Cấu trúc xã hội - dân số
ĐƯỜNG LỐI, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG, CHÍNH SÁCH,
PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ



CẤU TRÚC
XÃ HỘI CỦA
CƯ DÂN

LÀNG NGHỀ


Đặc ñiểm loại
nghề của hộ
gia ñình
12
6.4. Các biến số
- Biến số ñộc lập
+ Đặc ñiểm nhân khẩu - xã hội của chủ hộ gia ñình, chủ cơ sở sản xuất:
tuổi, giới tính;
+ Đặc ñiểm nghề của hộ gia ñình: hộ làm nghề truyền thống, hộ không
làm nghề truyền thống, hộ làm nông nghiệp kết hợp làm nghề truyền thống.
- Biến số phụ thuộc
+ Cấu trúc xã hội - dân số: giới tính, tuổi, trình ñộ học vấn của cư dân
làng nghề;
+ Cấu trúc xã hội - gia ñình: quy mô gia ñình, số người làm nghề, số
thế hệ làm nghề truyền thống;
+ Cấu trúc xã hội - nghề nghiệp: loại hình nghề nghiệp, quy mô, mạng
lưới xã hội, mô hình gia ñình nghề, mô hình công ty nghề;
+ Cấu trúc xã hội - mức sống: thu nhập, chi tiêu.
- Các yếu tố môi trường kinh tế - xã hội
+ Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước về phát triển làng nghề;
+ Môi trường: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của làng-xã.
7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
7.1. Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu và vận dụng lý thuyết hệ thống xã hội của Talcott Parsons
và lý thuyết cấu trúc hóa của Anthony Giddens vào việc tìm hiểu cấu trúc xã hội
cư dân hai làng nghề ñồng bằng sông Hồng, ñể làm rõ các ñặc trưng của các

phân hệ cấu trúc xã hội làng nghề.
Luận án vận dụng và góp phần phát triển thêm một số khái niệm như
cấu trúc xã hội, các phân hệ cấu trúc xã hội, cấu trúc xã hội của cư dân làng
nghề, gia ñình nghề, công ty nghề.
13
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án phát hiện cấu trúc xã hội - nghề nghiệp của cư dân làng nghề
gồm: Mô hình gia ñình nghề và mô hình công ty nghề ñang ñược cấu trúc hóa
thông qua hành ñộng ở các thành phần của cấu trúc xã hội cư dân làng nghề
trong quá trình ñổi mới kinh tế xã hội ở Việt Nam hiện nay.
- Luận án góp phần bổ sung thêm thông tin cần thiết trong nghiên cứu
cấu trúc xã hội của cư dân làng nghề ñồng bằng sông Hồng nói riêng và
nghiên cứu về làng nghề nói chung ở Việt Nam.
- Luận án gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo cho chủ ñề này, cung cấp
số liệu, cứ liệu phong phú, ña dạng khi nghiên cứu cấu trúc xã hội của cư dân
làng nghề ñồng bằng sông Hồng hiện nay.
- Luận án có thể gợi ra những suy nghĩ cho việc ñề xuất những giải
pháp ñối với những vấn ñề ñặt ra, nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu trong nghiên cứu, giảng dạy về
cấu trúc xã hội.
8. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở ñầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận án gồm 4 chương, 14 tiết.
14
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ CẤU TRÚC XÃ HỘI - DÂN SỐ LÀNG NGHỀ
Nghiên cứu về cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi trong lao ñộng và tổ
chức sản xuất làng nghề, tác giả Bùi Xuân Đính trong công trình Làng nghề
thủ công huyện Thanh Oai (Hà Nội) truyền thống và biến ñổi ñã mô tả khung

tổ chức lao ñộng trong làng nghề, với mô hình “gia ñình”. Thành phần lao
ñộng bao gồm tất cả các thành viên trong gia ñình từ lớn tuổi nhất ñến nhỏ
tuổi nhất và nam giới vẫn giữ vị trí quan trọng trong các công việc chủ chốt,
còn nữ giới giữ vị trí quan trọng trong các công việc ñòi hỏi sự tinh xảo, khéo
léo. Trong sản xuất nghề làm quạt “khâu ñơn giản là xếp các nan ñã ñược chẻ
thành bộ, trẻ em từ 12 tuổi ñã có thể làm ñược. Trẻ 14 tuổi chốt ñinh ñầu
(chốt nhài), 16 tuổi phất quạt (song việc này phụ nữ làm là chính, chính vì sự
nhẹ nhàng, nếu làm mạnh tay, giấy sẽ bị rách). Các công ñoạn còn lại chủ yếu
là do nam giới” [24, tr.176]. Trong phân công lao ñộng theo giới ở làng nghề
thì phần lớn nam giới ở ñộ tuổi thanh niên hoặc trung niên tham gia gián tiếp,
tập trung ở công ñoạn: liên hệ mua nguyên vật liệu, tìm thị trường tiêu thụ và
thực hiện các giao dịch mua bán [24, tr.175-177]. Nghiên cứu này của tác giả
là gợi ý thú vị cho luận án tìm hiểu nhóm xã hội theo ñộ tuổi, theo giới tính
trong cấu trúc xã hội - dân số làng nghề.
Báo cáo của Bộ Tài nguyên và môi trường về môi trường làng nghề
Việt Nam, năm 2008 ñã ñưa ra thống kê cụ thể về các biểu hiện thay ñổi số
lượng lao ñộng thủ công và các hiệp hội làng nghề cho thấy sự thay ñổi tích
cực về số lượng cũng như thành phần tham gia sản xuất, thúc ñẩy mô hình sản
xuất làng nghề với quy mô lớn hơn về nhân công. Báo cáo cho biết làng nghề
ñã thu hút nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia, trong ñó kinh tế tập thể
chiếm 18%, doanh nghiệp tư nhân chiếm 10% và kinh tế cá thể chiếm 72%;
15
không chỉ thu hút nhiều thành phần tham gia mà ngành thủ công mỹ nghệ còn
thu hút số lượng lao ñộng cũng ñã tăng lên tới 11 triệu lao ñộng chiếm 30%
lao ñộng nông thôn. Tỷ lệ thời gian làm việc sử dụng lao ñộng trong ñộ tuổi
của khu vực nông thôn năm 2005 chiếm 80%. Các làng nghề cũng ñã dần
xuất hiện chuyên môn hóa với các hội như: hội nghề nghiệp, hiệp hội doanh
nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn hoặc các trung tâm giao lưu buôn
bán, cụm dân cư [trích theo 9, tr.11-12].
Về trình ñộ kỹ thuật ở các làng nghề hiện nay cho thấy trong cấu trúc lao

ñộng về mặt chuyên môn kỹ thuật phần lớn là lao ñộng chân tay, thủ công. Theo
kết quả ñiều tra của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn “chất lượng lao
ñộng và trình ñộ chuyên môn kỹ thuật ở các làng nghề nhìn chung còn thấp, chủ
yếu là lao ñộng phổ thông, số lao ñộng chỉ tốt nghiệp cấp I, II chiếm trên 60%”
[9, tr15]. Điều này gợi ý tác giả luận án tiếp tục nghiên cứu về nguồn nhân lực
của làng nghề.
Qua cấu trúc lao ñộng về chuyên môn kỹ thuật như vậy có thể thấy phần
lớn công nghệ và kỹ thuật áp dụng cho sản xuất trong các làng nghề nông
thôn còn lạc hậu, tính cổ truyền chưa ñược chọn lọc và ñầu tư khoa học kỹ
thuật ñể nâng cao chất lượng sản phẩm còn thấp, do ñó chưa ñáp ứng ñược
nhu cầu thị trường và khó có thể nâng cao sức cạnh tranh.
Nghiên cứu về chất lượng lao ñộng làng nghề, tác giả Trần Minh Yến
với nghiên cứu về Làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam ñã ñưa ra
bức tranh tổng quan về chất lượng lao ñộng ở làng nghề. Trong ñó số người
có trình ñộ học vấn cao chiếm một tỉ trọng thấp, còn ña số lao ñộng có trình
ñộ học vấn trung học cơ sở trở xuống. Cụ thể nghiên cứu này cho thấy cần có
sự quan tâm hơn về trình ñộ học vấn của lao ñộng làng nghề, bởi tính chất
làng nghề nên trình ñộ học vấn chưa ñược coi trọng không chỉ trong ñối tượng
thợ, mà ngay cả ñối tượng là các chủ doanh nghiệp thì trình ñộ và kiến thức
16
quản lý vẫn còn hạn chế [109]. Cấu trúc lao ñộng về trình ñộ học vấn là một
trong những ñiểm yếu có ảnh hưởng lớn ñến hiệu quả sản xuất, chất lượng sản
phẩm và bảo vệ môi trường trong hoạt ñộng của các làng nghề.
Về ñặc trưng các mối quan hệ trong làng nghề: Trong bài viết Phong
trào khôi phục tập quán - tín ngưỡng cổ truyền ở một số làng xã vùng châu
thổ sông Hồng của Lê Mạnh Năm [trích theo 69, tr.60-66], và bài viết Người
nông dân ñồng bằng sông Hồng và quan hệ cộng ñồng trong thời kỳ ñổi mới
của Nguyễn Đức Truyến [trích theo 96, tr.45-51] ñều cùng nhấn mạnh mối
quan hệ làng - xã chủ yếu dựa trên truyền thống, vận hành theo những nguyên
tắc tổ chức, các nhóm xã hội khác nhau, các tác giả ñã phân tích làm rõ thêm

mô hình họ hàng, thôn xóm như một ñơn vị kinh tế, với các hoạt ñộng nghi lễ
thờ cúng tổ tiên, các sự kiện quan trọng trong hộ gia ñình, sự giúp ñỡ, tương
trợ lẫn nhau, tương tự các vị trí quan trọng, chủ chốt trong làng cũng sẽ ñược
phân chia theo dòng họ nào có ñông người hơn trong làng, xóm. Các nghiên
cứu này giúp tác giả hình dung ra những hoạt ñộng của các nhóm xã hội trong
nông thôn ñồng bằng sông Hồng.
Tương tự, nhóm tác giả Mai Văn Hai và cộng sự viết về Bản sắc làng
việt trình bày tính cộng ñồng làng xã với chế ñộ công ñiền, công thổ ñã hình
thành tâm lý bám làng, tập trung quần tụ và chia sẻ công việc cho tất cả mọi
người [31].
Cùng nghiên cứu về vấn ñề này, tác giả Nguyễn Thị Phương Châm
trong tác phẩm Biến ñổi văn hóa ở các làng quê hiện nay với trường hợp làng
Đồng Kỵ, Trang Liệt và Đình Bảng thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh ñã
ñưa ra những ñặc trưng biến ñổi văn hóa làng trong sự phát triển kinh tế hiện
nay. Cụ thể là “quan hệ làng xóm trong các làng vẫn giữ ñược tính chất của
làng quê xưa: ñoàn kết, tình nghĩa. Đặc biệt, trong ñiều kiện kinh tế thị trường
phát triển hiện nay sự ñoàn kết, nghĩa tình này còn ñược củng cố hơn trước”
17
[12, tr.305-306]. Song “cũng không quá khó ñể nhận ra một số những mâu
thuẫn ñã nảy sinh trong quan hệ làng xóm và ñã xuất hiện những cạnh tranh
mang tính chất thể diện trong cộng ñồng”. Đặc biệt những làng buôn, làng
nghề tiểu thủ công nghiệp có tốc ñộ sản xuất và phát triển không ngừng nhằm
ñáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong và ngoài nước [12]. Công trình
này, giúp tác giả nhận diện và có ý tưởng nghiên cứu sự kết nối cấu trúc xã
hội giữa truyền thống và hiện ñại ở các làng nghề ñồng bằng sông Hồng hiện
nay.
Trong quá trình chuyển ñổi về cấu trúc xã hội - dân số của làng nghề tại
nông thôn ñã xuất hiện sự phân tầng xã hội trên tất cả các mặt, ñặc biệt phân
tầng trong các yếu tố của dân số như lao ñộng, mức sống, trình ñộ, v.v, theo
như Talcott Parsons, sự phân tầng chính là kết quả trực tiếp của sự phân công

lao ñộng xã hội và sự phân hóa giữa các nhóm xã hội khác nhau [120, tr. 841-
843]. Nghiên cứu về vấn ñề này, tác giả Tô Duy Hợp khi bàn về Thực trạng
và xu hướng chuyển ñổi cơ cấu xã hội nông thôn ñồng bằng Bắc Bộ hiện nay
ñã trình bày các mô hình phân tầng trong làng - xã, như xuất hiện các tầng gia
ñình giàu, khá giả, trung bình và nghèo. Trong ñó có sự phân tầng của những
làng nghề truyền thống, sự phân hóa rõ rệt của từng làng về mức thu nhập tạo
ra ñặc trưng thu nhập cho các hộ tại từng làng, góp phần hnh thành nên các
cấu trúc xã hội kiểu mới [42, tr. 20-26].
Tóm lại, các nghiên cứu về cấu trúc xã hội - dân số có ý nghĩa về mặt
thực tiễn hết sức to lớn ñối với quá trình công nghiệp hóa, hiện ñại hóa công
nghiệp nông thôn Việt Nam. Thông qua quá trình nghiên cứu tài liệu của các
tác giả như Bùi Xuân Đính, Trần Minh Yến, Lê Mạnh Năm, Mai Văn Hai và
cộng sự, Nguyễn Thị Phương Châm, Tô Duy Hợp và báo cáo của Bộ Tài
nguyên và môi trường về Môi trường làng nghề Việt Nam ñã giải quyết ñược
nhiều vấn ñề về dân số ñang tồn ñọng tại các làng nghề của nông thôn Việt

×