BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
NGUYỄN NGỌC NGHĨA
THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP
DỰ PHÒNG BỆNH RĂNG MIỆNG Ở HỌC SINH TIỂU HỌC
NGƯỜI MÔNG TỈNH YÊN BÁI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
THÁI NGUYÊN, 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
NGUYỄN NGỌC NGHĨA
THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP
DỰ PHÕNG BỆNH RĂNG MIỆNG Ở HỌC SINH TIỂU HỌC
NGƢỜI MÔNG TỈNH YÊN BÁI
CHUYÊN NGÀNH: VỆ SINH XÃ HỘI HỌC VÀ TỔ CHỨC Y TẾ
MÃ SỐ: 62.72.01.64
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS Trịnh Đình Hải
THÁI NGUYÊN, 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Quản lý đào tạo Sau
Đại học trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn
PGS.TS Trịnh Đình Hải, cố PGS.TS Nguyễn Văn Tư, những người Thầy đã
dành nhiều thời gian hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và định hướng cho tôi trong
suốt thời gian nghiên cứu để hoàn thành Luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, giảng viên, nhân viên khoa Y
tế Công cộng, bộ môn Dịch tễ học trường Đại học Y Dược đã tạo điều kiện
thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc, các phòng chuyên môn của Sở
Y tế tỉnh Yên Bái, Ban lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo, trung tâm y tế
huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải. Ban Giám hiệu, giáo viên, nhân viên các
trường tiểu học và trung học cơ sở Bản Công, Xà Hồ, Púng Luông, Nậm Có đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, những người bạn
thân thiết đã luôn giúp đỡ, động viên, khích lệ, chia sẻ khó khăn trong thời
gian tôi học tập và hoàn thành khóa học.
Xin trân trọng cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2014
Nguyễn Ngọc Nghĩa
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BRM - Bệnh răng miệng
CSSK - Chăm sóc sức khỏe
CPI - Chỉ số nhu cầu điều trị quanh răng
CSSKRM - Chăm sóc sức khỏe răng miệng
CSRM - Chăm sóc răng miệng
CSHQ - Chỉ số hiệu quả
CTNHĐ - Chương trình Nha học đường
CT - Can thiệp
ĐC - Đối chứng
GDSK - Giáo dục sức khỏe
HGĐ - Hộ gia đình
HS - Học sinh
HQCT - Hiệu quả can thiệp
KAP - Kiến thức, thái độ, thực hành
KCB - Khám chữa bệnh.
NHĐ - Nha học đường
RHM - Răng hàm mặt
RM - Răng miệng
SL - Số lượng
SMTR - Sâu mất trám răng vĩnh viễn
smtr - Sâu mất trám răng sữa
TT- GDSK - Truyền thông giáo dục sức khỏe
PHHS - Phụ huynh học sinh
TL - Tỷ lệ
WHO - World Health Organization
YTHĐ - Y tế học đường
VV - Vĩnh viễn
P.Luông - Púng Luông
iv
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Một số khái niệm cơ bản về bệnh răng miệng 3
1.1.1. Khái niệm về bệnh răng miệng 3
1.1.2. Khái niệm về bệnh sâu răng 3
1.1.3. Khái niệm về bệnh viêm lợi 3
1.1.4. Bệnh căn, bệnh sinh của sâu răng 4
1.1.5. Đặc điểm răng ở trẻ em 7
1.1.6. Đặc điểm sâu răng ở trẻ em 8
1.2. Thực trạng bệnh răng miệng trên thế giới và Việt Nam 8
1.2.1. Nghiên cứu bệnh sâu răng trên thế giới 8
1.2.2. Nghiên cứu bệnh sâu răng ở Việt Nam 10
1.2.3. Nghiên cứu bệnh viêm lợi trên thế giới 13
1.2.4. Nghiên cứu bệnh viêm lợi ở Việt Nam 14
1.3. Thực trạng bệnh răng miệng của học sinh tiểu học ở Miền núi phía Bắc và
tỉnh Yên Bái 16
1.3.1. Đối với bệnh sâu răng 16
1.3.2. Đối với bệnh viêm lợi 18
1.4. Một số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng ở học sinh 19
1.4.1. Không được chăm sóc y tế thường xuyên 19
1.4.2. Kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh của HS còn 20
1.4.3. Công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe chưa 21
1.4.4. Phong tục, tập quán về chăm sóc răng miệng của 22
1.5. Một số hoạt động can thiệp dự phòng nâng cao sức khỏe răng miệng cho học
sinh tiểu học hiện nay. 24
1.5.1. Giáo dục sức khoẻ răng miệng tại trường 24
1.5.2. Kết hợp chải răng với xúc miệng Fluor hàng tuần 25
1.5.3. Khám định kỳ phát hiện sớm bệnh răng miệng 27
v
1.5.4. Điều trị sớm bệnh răng miệng 28
1.5.5. Tăng cường truyền thông và hướng dẫn kiến thức phòng bệnh răng miệng
cho học sinh và cộng đồng 30
1.6. Tóm tắt một số mô hình can thiệp phòng chống bệnh 32
1.6.1. Trên thế giới 32
1.6.2. Ở Việt Nam 33
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1. Đối tượng nghiên cứu 38
2.1.1 Trong nghiên cứu định lượng 38
2.1.2. Trong nghiên cứu định tính 38
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ 38
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 38
2.2.1.Địa điểm nghiên cứu 38
2.2.2. Thời gian nghiên cứu 38
2.3. Phương pháp nghiên cứu 38
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 39
2.3.2. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu 40
2.3.2.2. Kỹ thuật chọn mẫu 41
2.4. Nội dung nghiên cứu 44
2.4.1. Đối với nghiên cứu mô tả 44
2.4.2. Đối với nghiên cứu can thiệp 44
2.5. Xây dựng mô hình can thiệp và các hoạt động triển khai 48
2.6. Các chỉ số nghiên cứu: 50
2.6.1. Các chỉ số cho mục tiêu 1 50
2.6.1.1. Nhóm chỉ số về các thông tin chung về đối tượng 50
2.6.1.2. Nhóm chỉ số về thực trạng bệnh răng miệng 50
2.6.2. Các chỉ số cho mục tiêu 2 50
2.6.3. Các chỉ số cho mục tiêu 3 51
2.7. Các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá, xác định 52
vi
2.7.3. Cách đánh giá phân mức độ kiến thức, thái độ, thực hành trong chăm sóc
sức khỏe răng miệng học sinh 54
2.8. Đánh giá hiệu quả can thiệp 55
2.9. Đánh giá sự chấp nhận của cộng đồng đối với giải pháp can thiệp 55
2.10 . Phương pháp khống chế sai số 57
2.11. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 57
2.12. Phương pháp xử lý số liệu: Xử lý số liệu bằng phương pháp 58
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 59
3.1. Thực trạng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học người Mông 59
3.1.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 59
3.1.2. Thực trạng bệnh răng miệng của học sinh 61
3.2. Một số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng của HS tiểu học 73
3.2.1. Một số yếu tố liên quan đến BRM trong nghiên cứu 73
3.2.2. Một số yếu tố liên quan đến BRM trong nghiên cứu định tính 77
3.3. Hiệu quả can thiệp dự phòng BRM ở học sinh tiểu học 78
3.3.1. Kết quả thực hiện các hoạt động trong mô hình can thiệp 78
3.3.2. Hiệu quả của hoạt động can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức khỏe
phòng bệnh răng miệng cho học sinh trong nghiên cứu định lượng 82
3.3.3. Hiệu quả của hoạt động can thiệp bằng truyền thông giáo dục 87
3.3.4. Kết quả của phương pháp tư vấn điều trị 88
3.3.5. Kết quả của phương pháp nâng cao năng lực quản lý trong chăm sóc 88
3.3.6. Hiệu quả phối hợp các biện pháp can thiệp đối với BRM của học sinh tiểu
học trong nghiên cứu định lượng 89
3.3.7. Hiệu quả phối hợp các hoạt động can thiệp đối với BRM của học sinh tiểu
học người Mông trong nghiên cứu định tính 96
Chƣơng 4. BÀN LUẬN 98
4.1. Thực trạng về bệnh răng miệng của học sinh tiểu học người Mông . 98
4.1.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 98
4.1.2. Thực trạng bệnh răng miệng của học sinh tiểu học 99
vii
4.2. Một số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng 108
4.2.1. Liên quan giữa KAP vệ sinh răng miệng của học sinh 108
4.3. Hiệu quả của hoạt động can thiệp dự phòng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu
học người Mông tại hai huyện tỉnh Yên Bái 113
4.3.1. Hiệu quả của mô hình can thiệp 113
4.3.2. Hiệu quả của biện pháp truyền thông nâng cao KAP cho học sinh, 115
4.3.3. Hiệu quả phối hợp các biện pháp can thiệp đối với BRM 118
4.5. Một số hạn chế của quá trình can thiệp 124
KẾT LUẬN 126
1. Thực trạng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học người Mông 126
2. Các yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học 126
3. Hiệu quả của một số biện pháp can thiệp dự phòng bệnh răng miệng 126
3.1. Hiệu quả của mô hình huy động cộng đồng vào chăm sóc sức khỏe 126
3.2. Hiệu quả của truyền thông thay đổi KAP phòng bệnh răng miệng . 127
3.3. Hiệu quả đối với bệnh sâu răng và bệnh quanh răng. 127
3.3.1. Đối với bệnh sâu răng 127
3.3.2. Đối với bệnh quanh răng 127
KHUYẾN NGHỊ 128
CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 129
TÀI LIỆU THAM KHẢO 130
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Chỉ số SMTR của một số nước phát triển trên thế giới 9
Bảng 2.1. Phân loại BRM theo tổ chức Y tế thế giới -1998 53
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trường, tuổi 59
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo lớp, giới 59
Bảng 3.3. Phân bố theo trình độ học vấn hiện tại của mẹ 60
Bảng 3.4 Tỷ lệ bệnh răng miệng theo trường 61
Bảng 3.5. Phân bố tỷ lệ bệnh răng miệng theo độ tuổi 62
Bảng 3.6. Phân bố tỷ lệ bệnh răng miệng theo giới 63
Bảng 3.7. Tỷ lệ bệnh sâu răng sữa theo trường 63
Bảng 3.8. Tỷ lệ bệnh sâu răng vĩnh viễn theo trường 64
Bảng 3.9. Chỉ số sâu, mất, trám và cơ cấu sâu, mất, trám răng sữa và răng
vĩnh viễn của học sinh. 64
Bảng 3.10. Cơ cấu sâu, mất, trám răng sữa và răng vĩnh viễn theo trường 65
Bảng 3.11. Chỉ số sâu mất trám răng sữa và răng vĩnh viễn theo trường 65
Bảng 3.12. Tình trạng sâu răng và chỉ số sâu- mất - trám/ người theo tuổi . 66
Bảng 3.13. Sâu răng và chỉ số sâu- mất - trám/ người theo trường 66
Bảng 3.14. Các hình thái tổn thương ở răng 67
Bảng 3.15. Phân tích các biểu hiện quanh răng của học sinh theo tuổi 68
Bảng 3.16. Phân tích các biểu hiện quanh răng của học sinh theo trường 68
Bảng 3.17. Liên quan giữa kiến thức về bệnh răng miệng của học sinh với
bệnh răng miệng 73
Bảng 3.18. Liên quan giữa thái độ của học sinh với bệnh răng miệng 73
Bảng 3.19. Liên quan giữa thực hành chải răng hàng ngày của học sinh 74
Bảng 3.20. Liên quan giữa chăm sóc y tế với BRM 74
Bảng 3.21. Liên quan giữa kiến thức của Phụ huynh học sinh 75
Bảng 3.22. Liên quan giữa thái độ của Phụ huynh học sinh với BRM 75
Bảng 3.23. Liên quan giữa hướng dẫn VSRM trên lớp với BRM 76
ix
Bảng 3.24. Liên quan giữa cao răng (mảng bám) với BRM 76
Bảng 3.25. Liên quan đến kinh tế gia đình của học sinh với BRM 77
Bảng 3.26. Đánh giá kết quả tập huấn cho cán bộ nhóm nòng cốt 79
Bảng 3.27. Kết quả hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe 81
Bảng 3.28. Kiến thức phòng BRM của học sinh trước và sau CT 82
Bảng 3.29. Thái độ phòng BRM của học sinh ở thời điểm trước và 83
Bảng 3.30. Thực hành phòng BRM của học sinh trước và sau can thiệp 84
Bảng 3.31. Thay đổi KAP trong phòng BRM của giáo viên trước và sau khi
thực hiện các hoạt động can thiệp. 85
Bảng 3.32. Hiệu quả can thiệp KAP phòng BRM đối với giáo viên 85
Bảng 3.33. Thay đổi KAP trong phòng BRM của phụ huynh học sinh trước
và sau khi thực hiện các hoạt động can thiệp 86
Bảng 3.34. Hiệu quả can thiệp KAP phòng BRM đối với phụ huynh. 87
Bảng 3.35. Tỷ lệ sâu răng sữa, răng vĩnh viễn trước- sau can thiêp 89
Bảng 3.36. CSHQ và HQCT đối với sâu răng sữa và răng vĩnh viễn 90
Bảng 3.37. Chỉ số sâu-mất-trám răng sữa trước- sau can thiệp giữa nhóm
nghiên cứu và nhóm chứng theo trường 90
Bảng 3.38. Chỉ số sâu-mất-trám răng vĩnh viễn trước- sau can thiệp giữa
nhóm can thiệp và nhóm chứng theo trường 91
Bảng 3.39. CSHQ và HQCT đối với chỉ số sâu - mất - trám răng sữa 92
Bảng 3.40. So sánh tỷ lệ bệnh quanh răng giữa 2 nhóm trước can thiệp 92
Bảng 3.41: So sánh tỷ lệ bệnh quanh răng giữa hai nhóm sau can thiệp 93
Bảng 3.42: So sánh tỷ lệ bệnh quanh răng giữa hai nhóm 93
Bảng 3.43. CSHQ và hiệu quả can thiệp đối với bệnh quanh răng 94
Bảng 3.44. So sánh tỷ lệ viêm lợi giữa hai nhóm trước can thiệp 94
Bảng 3.45. So sánh tỷ lệ viêm lợi giữa hai nhóm sau can thiệp 95
Bảng 3.46. So sánh tỷ lệ viêm lợi giữa hai nhóm trước và sau can thiệp 95
Bảng 3.47. CSHQ và hiệu quả can thiệp phòng bệnh viêm lợi 96
Bảng 4.1. So sánh hiệu quả can thiệp bệnh quanh răng với 121
x
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố theo nghề nghiệp hiện tại của mẹ học sinh 60
Biểu đồ 3.2. Phân loại thành phần kinh tế của các hgia đình 61
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ bệnh sâu răng, viêm lợi theo trường 62
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ bệnh quanh răng của học sinh theo địa điểm 67
xi
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ can thiệp so sánh trước sau có đối chứng 39
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ mô hình huy động nguồn lực cộng đồng tham gia vào hoạt
động can thiệp dự phòng bệnh răng miệng cho học sinh 48
xii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ Keyes . 4
Hình 1.2. Sơ đồ White 5
Hình 1.3. Sơ đồ nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến sâu răng 6
Hình 1.4. Sơ đồ cấu tạo răng 7
Hình 1.5. Bản đồ hành chính tỉnh Yên Bái 37
xiii
DANH MỤC HỘP KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH
Hộp 3.1. Ý kiến về tình hình mắc BRM ở học sinh 69
Hộp 3.2. Ý kiến đại diện của giáo viên nhà trường 70
Hộp 3.3. Ý kiến đại diện của lãnh đạo UBND xã 70
Hộp 3.4. Ý kiến đại diện cán bộ y tế xã 71
Hộp 3.5. Ý kiến đại diện phụ huynh học sinh 71
Hộp 3.6. Ý kiến về công tác tổ chức của mô hình can thiệp 96
Hộp 3.7. Ý kiến về thực hiện hoạt động chuyên môn 97
Hộp 3.8. Ý kiến của trung tâm Y tế 97
Hộp 3.9. Ý kiến về sự phối hợp thực hiện mô hình 97
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh răng miệng (BRM) là bệnh phổ biến, gặp khoảng 80 % dân số
trên thế giới, ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội. BRM hay gặp nhất là bệnh
sâu răng và viêm lợi, bệnh mắc rất sớm, ngay từ khi trẻ bắt đầu mọc răng, nếu
không được khám phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển gây biến
chứng tại chỗ và toàn thân, ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực, sức khoẻ và
thẩm mỹ của trẻ sau này [2], [13], [43]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
hiện nay có khoảng 5 tỷ người trên thế giới mắc bệnh răng miệng, tập trung
chủ yếu tại các nước Châu Á và Châu Mỹ La Tinh, ở các nước phát triển cũng
không thua kém với 60-90 % trẻ em trong độ tuổi đi học mắc bệnh [56].
Bệnh sâu răng đang là vấn đề được Chính phủ các nước trên thế giới quan tâm
đưa ra nhiều biện pháp để giải quyết [28], [31], [45]. BRM là nguyên nhân
gây mất răng, giảm hoặc mất sức nhai ở người trưởng thành cũng như trẻ em,
gây ra những khó chịu đến ăn uống, nói, và nhiều biến chứng ảnh hưởng đến
sức khỏe học sinh.
Ở Việt Nam, tình trạng sâu răng và viêm lợi còn ở mức cao trên 70 %
dân số và có chiều hướng gia tăng vào những năm gần đây, nhất là ở những
nơi chưa thực hiện tốt chương trình Nha học đường như ở các tỉnh miền núi,
vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người [24], [25], [26], [28].
Theo điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 2000 thì tỷ lệ sâu
răng sữa là 84,9 %, tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở trẻ từ 6-8 tuổi là 25,4 %, tỷ lệ
này gia tăng theo tuổi và lên tới 69 % ở lứa tuổi 15-17. Tỉ lệ bệnh viêm lợi là
45 % và thấy rằng nhu cầu điều trị BRM lớn và cấp bách [49], [51].
Phòng bệnh răng miệng bằng các biện pháp dự phòng là quá trình
tương đối đơn giản, không phức tạp, chi phí thấp, dễ thực hiện tại cộng đồng,
đặc biệt tại các trường học đã đem lại hiệu quả cao. Do đó phòng bệnh răng
miệng sớm ngay ở lứa tuổi học sinh khi mới cắp sách đến trường là chiến lược
khả thi nhất đã được WHO khuyến cáo triển khai nhằm nâng cao sức khỏe học
đường [48], [55], [56].
Các nghiên cứu can thiệp đều cho thấy nếu làm tốt công tác tuyên truyền
giáo dục sức khỏe thì tỷ lệ bệnh răng miệng sẽ giảm. Việc đẩy mạnh các hoạt
2
động phòng BRM đặc biệt là nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh
ngay từ khi bắt đầu đi học là cần thiết cho sức khoẻ, giảm gánh nặng cho ngành
Y tế và giảm chi phí cho xã hội góp phần cải thiện sức khoẻ cộng đồng nói
chung và học sinh nói riêng [16], [13].
Yên Bái là một tỉnh miền núi còn gặp nhiều khó khăn trong công tác
chăm sóc sức khỏe. Tỷ lệ người dân tộc sinh sống tại tỉnh chiếm trên 50 %, sự
hiểu biết về sức khỏe còn hạn chế. Hiện nay, Yên Bái có hai huyện nằm trong
danh sách 61 huyện đặc biệt khó khăn của cả nước đó là huyện Mù Căng Chải
và huyện Trạm Tấu. Tại hai huyện này, tỷ lệ người dân tộc Mông tập trung
sinh sống trên 95 %, chiếm khoảng 80 % người Mông trong toàn tỉnh [40].
Nơi đây còn tồn tại nhiều phong tục tập quán lạc hậu cũng như sự hiểu biết
của người Mông về sức khoẻ còn thấp đặc biệt là công tác chăm sóc sức khoẻ
răng miệng cho học sinh chưa được triển khai đến các trường học, cộng động
và người dân. Tỷ lệ bệnh răng miệng của học sinh tiểu học người Mông cao
trên 70 % [28]. Trong những năm qua, Yên Bái chưa có giải pháp, mô hình cụ
thể nào để làm giảm tỷ lệ bệnh răng miệng này xuống một cách bền vững.
Câu hỏi nghiên cứu ở đây là thực trạng BRM hiện nay và những biện pháp
can thiệp nào để tăng cường sức khỏe răng miệng cho học sinh tiểu học người
Mông tại tỉnh Yên Bái.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Thực trạng và hiệu quả can thiệp
dự phòng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học người Mông tỉnh Yên Bái", với
các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng bệnh răng miệng học sinh tiểu học người Mông tỉnh
Yên Bái năm 2011.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng của học sinh
tiểu học người Mông.
3. Đánh giá hiệu quả của một số biện pháp dự phòng bệnh răng miệng
cho học sinh tiểu học người Mông.
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm cơ bản về bệnh răng miệng
1.1.1. Khái niệm về bệnh răng miệng
Bệnh răng miệng là bệnh tổn thương cả phần tổ chức cứng của răng
(sâu răng) và các tổ chức quanh răng như viêm lợi, chảy máu lợi. Bệnh răng
miệng mắc rất sớm từ khi trẻ sinh ra nếu không được vệ sinh sạch sẽ bệnh có
thể tiến triển nặng hơn và gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe,
thẩm mỹ và học tập của trẻ sau này.
1.1.2. Khái niệm về bệnh sâu răng
Sâu răng là một bệnh nhiễm khuẩn tổ chức canxi hoá được đặc trưng
bởi sự huỷ khoáng của thành phần vô cơ và sự phá huỷ thành phần hữu cơ của
mô cứng. Tổn thương là quá trình phức tạp bao gồm các phản ứng hoá lý liên
quan đến sự di chuyển các Ion bề mặt giữa răng và môi trường miệng và là
quá trình sinh học giữa các vi khuẩn mảng bám với cơ chế bảo vệ của vật chủ.
Sâu răng làm tổn thương, tiêu huỷ tổ chức cứng của răng (bao gồm men
răng và ngà răng là tổ chức không có tế bào), tạo nên lỗ hổng trên thân răng.
Sâu răng có thể ở bề mặt thân răng hoặc cổ răng, tổn thương sâu trên thân
răng bắt đầu từ men răng, còn tổn thương trên cổ răng bắt đầu từ men răng
hoặc ngà cổ răng. Bệnh không tự khỏi. Sâu răng là bệnh rất phổ biến, có thể
gặp ở mọi lứa tuổi [18], [30].
1.1.3. Khái niệm về bệnh viêm lợi
- Viêm lợi là tổn thương các tổ chức phần mền xung quanh răng. Viêm
lợi xuất hiện sớm hơn sâu răng, chỉ sau 7 ngày có mảng bám vi khuẩn mà
không được lấy đi và chỉ tổn thương duy nhất ở tổ chức lợi. Ở thời kỳ này,
bệnh vẫn còn có thể phục hồi, nhưng nếu không điều trị sẽ dẫn đến tình trạng
nặng hơn. Sự kích thích vi khuẩn ở mảng bám răng là nguyên nhân gây ra
viêm lợi. Khi lợi viêm, sẽ có biến đổi giải phẫu như bờ viền lợi tròn, tấy đỏ và
phù nề, mềm. Nhóm vi khuẩn thường kết hợp với viêm lợi là xoắn khuẩn
Actinomyces (Gram dương, hình sợi) và Eikenella (Gram âm, hình que) [6].
4
- Viêm lợi hoại tử loét cấp tính đặc trưng bởi sự hoại tử của gai lợi,
chảy máu tự phát, có mùi hôi. Người ta cho rằng đây là bệnh có liên quan đến
stress. Bệnh này thường có tỷ lệ thấp ở các nước phát triển và cao hơn ở các
nước chậm phát triển và trẻ em đói, nghèo
- Viêm quanh răng là thời kỳ tiến triển nặng hơn của bệnh quanh răng:
viêm lợi, viêm xương và các tổ chức khác giữ răng sẽ bị phá huỷ. Răng có thể
bị rụng hoặc lung lay hoặc thay đổi vị trí hoặc răng có thể bị mất do sâu. Ở
thời kỳ này đòi hỏi những sự điều trị kết hợp với giữ cho khỏi mất răng [6].
1.1.4. Bệnh căn, bệnh sinh của sâu răng
Sâu răng được coi là một tổn thương không thể hồi phục, và khi giải
thích bệnh căn của sâu răng người ta dùng sơ đồ Keys, chú ý nhiều tới chất
đường và vi khuẩn Streptococcus mutans, nên việc phòng bệnh sâu răng tập
trung chủ yếu vào chế độ ăn hạn chế đường, vệ sinh răng miệng kỹ nhưng
hiệu quả phòng sâu răng vẫn hạn chế.
Hình 1.1. Sơ đồ Keyes [6], [30].
- Sau năm 1975: Sâu răng được coi là một bệnh do nhiều nguyên nhân
gây ra, có thể chia làm 2 nhóm: nhóm chính và nhóm phụ
Nhóm chính: có 3 yếu tố phải đồng thời cùng xảy ra
* Vi khuẩn: thường xuyên có trong miệng, trong đó Streptococcus
mutans là thủ phạm chính.
Đƣờng
Vi khuẩn
Răng
Sâu
răng
5
* Chất bột và đường dính vào răng sau ăn sẽ lên men và biến thành
acide do tác động của vi khuẩn.
* Răng có khả năng bị sâu nằm trong môi trường miệng.
Ở đây người ta thấy men răng giữ một vai trò quan trọng để chống lại
các yếu tố gây sâu răng.
Nhóm phụ: vai trò của nước bọt, di truyền, đặc tính sinh hoá của
răng…Nhóm này tác động làm tăng hay giảm nguy cơ sâu răng.
* Vai trò của vi khuẩn và mảng bám răng (cao răng):
Cũng từ sau năm 1975, White đã thay thế vòng tròn chất đường của sơ
đồ Keyes bằng vòng tròn chất nền, nhấn mạnh vai trò của nước bọt, pH của
dòng chảy môi trường quanh răng và vai trò của Fluor.
Hình 1.2. Sơ đồ White [6], [18]
Mảng bám răng là một màng mỏng bám trên bề mặt răng có chứa nhiều
vi khuẩn nằm trên khung vô định hình từ mucoid nước bọt và polysaccharide
(glucan) của vi khuẩn ngoài bào. Các chất đường từ thức ăn sẽ nhanh chóng
khuyếch tán vào mảng bám, được vi khuẩn chuyển hoá thành acid (chủ yếu là
acid lactic, ngoài ra còn có acid acetic và acid propionic). Các acid sinh ra từ
các chất có trên mảng bám răng có vai trò quan trọng trong việc gây bệnh sâu
răng. Bệnh sâu răng chỉ diễn ra khi cả 3 yếu tố trên cùng tồn tại (Vi khuẩn,
ChÊt nÒn
Vi khuẩn
Răng
SR
Chất nền
6
Glucid và Thời gian). Vì thế cơ sở của việc phòng chống bệnh sâu răng là
ngăn chặn 1 hoặc cả 3 yếu tố xuất hiện cùng lúc [6], [13], [16].
Sâu răng nếu không chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và có
thể còn gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm tủy răng, viêm quanh
cuống, nhiễm trùng máu, mất răng
Nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến sâu răng được giải thích theo
sơ đồ:
Hình 1.3. Sơ đồ nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến sâu răng
( theo Fejerkor 2004)
Theo sơ đồ trên, sâu răng xảy ra khi có sự kết hợp của các yếu tố: răng
nhạy cảm, vi khuẩn trong mảng bám răng, thói quen ăn uống có hại và thời
gian tác dụng của các yếu tố này lên răng. Ngoài ra, còn có một số yếu tố ảnh
hưởng đến sâu răng như nước bọt (khả năng đệm, thành phần, lưu lượng), sự
7
xuất hiện của đường, pH ở mảng bám răng, thói quen nhai kẹo cao su, sử
dụng các biện pháp bổ sung Fluor, trám bít hố rãnh phòng ngừa sâu răng,
kháng khuẩn. Một số yếu tố về nhân chủng cũng ảnh hưởng đến sâu răng như
nhân chủng – xã hội học, thu nhập, bảo hiểm nha khoa, kiến thức, thái độ,
hiểu biết về sức khỏe răng miệng, các hành vi liên quan đến sức khỏe răng
miệng, trình độ học vấn và địa vị xã hội.
1.1.5. Đặc điểm răng ở trẻ em
Việc chưa hoàn thiện cấu trúc răng ở trẻ em đã tác động không nhỏ tới
sự phát triển bệnh sâu răng và làm tăng các biến chứng của nó. Các răng vĩnh
viễn thường phải sau 2 năm mới ngấm vôi xong hoàn toàn. Vì thế, tổn thương
sâu răng ở trẻ thường tiến triển nhanh hơn so với người trưởng thành. Chân
răng chưa hình thành và vùng cuống chưa được đóng kín tạo điều kiện cho vi
khuẩn dễ thâm nhập sâu hơn vào tổ chức quanh răng, gây ra những biến
chứng ảnh hưởng tại chỗ cũng như toàn thân ở trẻ: viêm lợi, viêm tủy, viêm
quanh cuống, viêm mô tế bào,… khiến cho trẻ đau đớn, khó chịu, khó tập
trung vào học tập [6], [14].
Hình 1.4. Sơ đồ cấu tạo răng [6]
8
1.1.6. Đặc điểm sâu răng ở trẻ em
Sâu răng là một bệnh phổ biến và thường mắc từ giai đoạn đầu sau khi
răng mọc ở trẻ em. Tổ chức cứng của răng bị phá hủy tạo thành lỗ sâu trên
răng. Sâu răng ở trẻ em được chia ra thành 2 dạng, đó là sâu răng sữa và sâu
răng vĩnh viễn. Sâu răng là bệnh tổn thương không hồi phục do đó nếu sâu
răng mà không được chữa trị triệt để và dự phòng kịp thời, đúng cách thì tỷ lệ
răng sâu sẽ lũy tích ngày càng cao, sự hủy khoáng ngày càng nhiều, răng
nhanh chóng bị phá hủy từ lớp men răng đến tủy răng [6], [8], [16].
Việc chữa răng sâu là khá tốn kém nhưng cũng không thể nào phục hồi
được như trước đối với tổ chức cứng của răng. Sâu răng nếu không chữa trị kịp
thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể còn gây ra những biến chứng nguy
hiểm như viêm tủy răng, viêm quanh cuống, nhiễm trùng máu, mất răng.
Nhìn chung về tình hình sâu răng trong giai đoạn những năm 1960 đến
1970 ở tất cả các nước trên thế giới đều khá nghiêm trọng. Hầu hết các nước
có chỉ số sâu mất trám răng sữa (smtr) ở mức cao, từ 7,4 đến 12,0. Đến những
năm 1980, thì chỉ số smtr này ở đa số các nước trên thế giới đã giảm xuống
đáng kể. Theo số liệu điều tra của Tổ chức Y tế thế giới năm 2005, chỉ số
SMTR răng vĩnh viễn của trẻ 10-12 tuổi trung bình là 3,4 [13], [16], [48].
1.2. Thực trạng bệnh răng miệng trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu bệnh sâu răng trên thế giới
Ở các nước có nền kinh tế phát triển như Anh, Pháp, các nước Bắc
Âu… bệnh sâu răng giảm đi rõ rệt do các nước này đã triển khai rộng rãi các
chương trình can thiệp với các biện pháp phòng bệnh hữu hiệu tại các trường
học và cộng đồng. Trong đó việc sử dụng hiệu quả Fluor đóng vai trò quan
trọng vào thành công này, đồng thời phát triển mạnh hệ thống dịch vụ chăm
sóc răng miệng, dịch vụ nha khoa, các phòng khám răng, điều trị từ thành thị
đến vùng nông thôn bên cạnh đó là hệ thống truyền thông, tư vấn thường
xuyên đến cộng đồng do đó đã tác động mạnh đến nhận thức của người dân
9
trong việc phòng bệnh răng miệng cho trẻ em [65], [66], [68]. Tại Thụy Sỹ tỷ
lệ sâu răng ở học sinh 7-9 tuổi chiếm 27,5 % (2004), chỉ số sâu mất trám răng
vĩnh viễn chiếm 0,86 %. Tại Phần Lan (2003) tỷ lệ sâu răng ở trẻ em cấp tiểu
học là 36,2 %, chỉ số SMTR là 1,0 [110], [111]. Chỉ số SMTR đối với răng
vĩnh viễn ở trẻ 10-12 tuổi tại một số nước phát triển cụ thể như trong bảng sau:
Bảng 1.1. Chỉ số SMTR của một số nƣớc phát triển trên thế giới [96],
[97], [112], [113], [107].
Tên quốc gia
Năm
SMTR
Năm
SMTR
Thụy Điển
1980
1,7
2005
1,0
Na Uy
1979
4,5
2004
1,7
Australia
1982
2,1
2005
0,8
Canada
1979
2,9
2001
1,5
Thụy Sỹ
1980
1,7
2004
0,86
New Zealand
1982
2,0
2005
1,7
Phần Lan
1981
4,0
2003
1,0
Nhật Bản
1979
2,4
2000
2,0
Thái Lan
1994
5,6
2011
1,5
Singapo
2000
2,7
2011
1,2
Việt Nam
2001
2,86
2011
1,62
Ở các nước đang phát triển, do việc tiếp cận với các dịch vụ nha khoa
còn hạn chế, hệ thống chăm sóc răng miệng chưa được quan tâm đầu tư và
phát triển nên tỷ lệ trẻ em mắc bệnh răng miệng ở một số nước Đông nam Á
còn cao từ 55-80 %. Sâu răng thường không được điều trị bằng các biện pháp
điều trị khắc phục mà thay vào đó là bị nhổ đi từ rất sớm do đau. Ở những nước
này tình trạng mất răng thường gặp ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ mất răng ở người
trưởng thành (30-45) cũng chiếm 10-15 % [18]. Trong khi đó ở các nước công
nghiệp hóa (có nền kinh tế phát triển) số răng mất và tỷ lệ người mất răng có xu
hướng giảm đi đáng kể [105], [106].
10
Tình trạng sâu răng và chỉ số SMTR ở trẻ em còn khá cao và có
chiều hướng gia tăng ở hầu hết các nước có nền kinh tế đang phát triển
trên toàn thế giới. Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới tại các
nước trong khu vực Đông Nam Á: tại Thái Lan, trẻ em 6-7 tuổi có tỷ lệ sâu
răng vào khoảng 96,3 %, smtr răng sữa trung bình là 8,1; còn với những trẻ
10-12 tuổi, tỷ lệ sâu răng vào khoảng 70 % và SMTR răng vĩnh viễn trung
bình là 2,3 [103], [110].
Tại Phillipin (2008), tỷ lệ sâu răng của trẻ 6-8 tuổi là 72,0 % và smtr
răng sữa trung bình là 7,1. Tỷ lệ này tương đối cao do Chính quyền địa
phương cũng như ngành y tế chưa quan tâm, hệ thống chăm sóc sức khỏe
răng miệng chưa được đầu tư và phát triển.
Tỷ lệ sâu răng ở các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản đang có xu hướng
giảm dần do công tác dự phòng các bệnh răng miệng đang được triển khai
rộng rãi và hiệu quả. Đặc biệt là có sự đầu tư của nhà nước để xây dựng các
chương trình, dự án hỗ trợ và chăm sóc răng miệng tại cộng đồng, nhất là các
trường học từ tiểu học trở lên. Theo thống kê năm 2010 về tỷ lệ mắc bệnh sâu
răng ở hai nước này tương đối thấp ở trẻ 7-9 tuổi chiếm 37,1 %, chỉ số SMTR
là 1,2 [104]. Trái lại, ở Trung Quốc tình trạng sâu răng trẻ em lại có xu hướng
gia tăng do chế độ ăn uống có tỷ lệ đường cao. tuy nhiên tỷ lệ sâu răng vẫn ở
mức thấp 65 % [100], [101], [104], [112].
1.2.2. Nghiên cứu bệnh sâu răng ở Việt Nam
Năm 2001, Trần Văn Trường và Trịnh Đình Hải thông báo tình trạng
sâu răng trẻ em theo kết quả cuộc điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc
được thực hiện từ năm 1999-2001: tỷ lệ sâu răng ở trẻ 9-11 tuổi là 56,3 %
(với răng sữa), 54,6 % (với răng vĩnh viễn) và chỉ số SMTR là 1,96 (với răng
sữa), 1,19 (với răng vĩnh viễn) [49]. Tỷ lệ sâu răng ở trẻ 6-8 tuổi là khá cao,
cụ thể như sau: tỷ lệ sâu răng là 84,9 % (với răng sữa), 56,3 % (với răng vĩnh
viễn) và chỉ số SMTR răng vĩnh viễn là 5,4; smtr răng sữa là 12,9. Kết quả
cho thấy, tình trạng sâu răng vĩnh viễn ở trẻ em Việt Nam có xu hướng gia