Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

vai trò của nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.61 KB, 27 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
VIỆN CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN
______________



VŨ HẢI NAM


VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI
TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM




CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
MÃ SỐ: 62 31 01 05



TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ


HÀ NỘI - 2014

CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
VIỆN CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS MAI VĂN BƢU
2. TS VŨ VĂN THÁI


Phản biện 1: GS.TS Ngô Thắng Lợi
Phản biện 2: GS.TS Nguyễn Đình Hương
Phản biện 3: PGS.TS Trịnh Khắc Thẩm



Luận án đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Viện
họp tại Viện Chiến lƣợc phát triển
Vào hồi: h ngày tháng năm 2015

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- THƢ VIỆN QUỐC GIA
- THƢ VIỆN VIỆN CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN
1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
- Thực tiễn đánh giá về vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt
Nam còn có điểm chưa sáng tỏ cả về lý luận và thực tiễn. Trong quá trình đi tìm giải
pháp để tăng trưởng kinh tế đạt mức nhanh cho phép và có hiệu quả, bền vững thì ở
nước ta, trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà
nước có vai trò thế nào và thực hiện nó ra sao để nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng bền
vững đang còn là vấn đề chưa rõ. Cả quan chức chính phủ, giới quản lý cũng như giới
khoa học chưa trực tiếp nói tới vai trò, trách nhiệm của Nhà nước đối với tình trạng yếu

kém của nền kinh tế nước ta mà nói nhiều đến ba cái thắt cổ chai: thể chế kinh tế bất cập,
nhân lực chất lượng thấp và kết cấu hạ tầng yếu kém
- Tăng trưởng kinh tế không là một thực thể mà là kết quả của sự phát triển của
đội ngũ doanh nghiệp. Hay nói cách khác, đội ngũ doanh nghiệp quyết định trực tiếp
tăng trưởng kinh tế. Nhà nước làm gì để doanh nghiệp phát triển và đội ngũ doanh
nghiệp cùng nhau đem đến tăng trưởng kinh tế cho quốc gia. Phải chăng vai trò của
Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế thực ra là vai trò của Nhà nước đối với phát
triển doanh nghiệp, rồi thông qua đó đảm bảo tăng trưởng kinh tế hiệu quả và bền
vững. Hướng nghiên cứu này chưa được nghiên cứu thỏa đáng ở Việt Nam.
- Thời gian gần đây, một số học giả trên thế giới đã dành nhiều công sức
nghiên cứu để tìm cách đưa nền kinh tế thế giới thoát khỏi khủng hoảng tài chính, suy
thoái kinh tế toàn cầu. Họ đã chỉ ra rằng, các quốc gia thành công hay thất bại là do
thể chế (do thể chế chính trị và thể chế kinh tế). Họ nhấn mạnh, Nhà nước (mà gắn
liền với nó là thể chế kinh tế) có vai trò quyết định đối với phát triển kinh tế nói
chung và tăng trưởng kinh tế nói riêng. Vì thế, trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế,
nhiều quốc gia trên thế giới tiến hành cải cách Nhà nước, đổi mới chủ trương phát
triển kinh tế và điều chỉnh chính sách kinh tế. Bước đầu họ đã thành công.
Trong bối cảnh đó, tác giả chọn vấn đề “Vai trò của Nhà nước đối với tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
2. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU
2.1. Về mặt lý luận: Luận án góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ
bản về vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong đó chỉ rõ vai trò quyết định của
Nhà nước tới phát triển doanh nghiệp để tăng trưởng kinh tế, khẳng định thể chế
chính trị, kết cấu hạ tầng và thị trường là các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Nhà
nước đối với tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, đề xuất các chỉ tiêu đánh giá vai trò cỉa
Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế trong điều kiện Việt Nam.
2.2. Về mặt thực tiễn: Luận án chỉ rõ trong thời kỳ 2001-2012 vai trò của Nhà
nước đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam còn yếu; nhiều chính sách kinh tế chưa
hợp lý lại chậm được khắc phục đã gây khó khăn không ít cho sự phát triển của

doanh nghiệp và làm cho tăng trưởng kinh tế có chất lượng thấp. Đồng thời, Luận án
đề xuất hai nhóm giải pháp chính để nâng cao vai trò của Nhà nước đối với tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam đến năm 2020. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh, phải có
chiến lược phát triển đội ngũ doanh nghiệp, thu hút nhiều Tập đoàn kinh tế xuyên
2


quốc gia vào Việt Nam làm ăn; nhất thiết phải hình thành nhiều Tập đoàn kinh tế lớn,
tầm toàn cầu của người Việt Nam; cũng như có biện pháp để đội ngũ doanh nghiệp
của nước ta tham gia các chuỗi giá trị và các mạng phân phối toàn cầu. Đồng thời
phải nâng cao trình độ quản trị nhà nước và hợp tác quốc tế.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam xét cả về mặt lý luận và thực tiễn. Tăng trưởng kinh tế là hệ quả trực
tiếp của phát triển đội ngũ doanh nghiệp nên tác giả đã nối kết việc nghiên cứu vai trò
của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế với vai trò của Nhà nước đối với phát triển đội
ngũ doanh nghiệp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt thời gian: Thực trạng nghiên cứu giai đoạn 2001-2012. Tương lai
nghiên cứu đến năm 2020.
- Về mặt không gian: Cả nền kinh tế Việt Nam.
- Về mặt khoa học: Luận án nghiên cứu nhà nước Việt Nam, vai trò của Nhà
nước đối với tăng trưởng kinh tế trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh
tế và các chỉ tiêu đánh giá vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế ở nước ta.
4. KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Xuất phát từ nhận thức được rằng, tăng trưởng kinh tế không phải là một thực
thể trong quá trình phát triển kinh tế mà nó là hệ quả trực tiếp từ sự phát triển của đội
ngũ doanh nghiệp. Do đó, luận án xem xét vai trò Nhà nước đối với tăng trưởng kinh

tế thông qua vai trò Nhà nước tác động tới đội ngũ doanh nghiệp. Từ cách đặt vấn đề
như vậy, nội hàm Khung lý thuyết nghiên cứu của lận án được phản ánh qua tuyến tư
duy như ở Hình 1.







Hình 1: Sơ đồ tổng quát tƣ duy nghiên cứu vai trò của Nhà nƣớc
đối với tăng trƣởng kinh tế
Vai trò
Nhà nƣớc
Doanh nghiệp
Tăng
trƣởng
kinh tế
Điều hành
kinh tế
Đường lối kinh tế và
chính sách kinh tế
Thị
trường
3


Khung lý thuyết nghiên cứu chỉ ra rằng, để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra
thì luận án phải thực hiện thành công những nhiệm vụ khoa học chủ yếu dưới đây:
(1)- Vai trò quyết định bao trùm của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế

trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
là gì? Nội hàm của nó ra sao? Phải làm rõ yếu tố nào (chủ thể nào và lực lượng nào)
có ý nghĩa quyết định trực tiếp đối với tăng trưởng kinh tế? Phải chăng đó là Nhà
nước và đội ngũ doanh nghiệp?.
(2)- Phải làm rõ vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế trong giai
đoạn hiện nay và tương lai ở Việt Nam. Để thực thi vai trò ấy Nhà nước phải làm gì
và tự đổi mới mình ra sao?.
(3)- Xác định những giải pháp cơ bản để nâng cao vai trò Nhà nước đối với
tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2013-2020.
5. PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Từ mục tiêu nghiên cứu và khung lý thuyết nghiên cứu, tác giả tiếp cận đối
tượng nghiên cứu và lựa chọn những phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
5.1. Phƣơng pháp tiếp cận
Tác giả tiếp cận đối tượng nghiên cứu là đi từ làm rõ lý thuyết đến phân tích
thực trạng thực thi vai trò Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế, rồi đi đến đề xuất
giải pháp nâng cao vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế một cách có hiệu
quả, bền vững đến năm 2020 của Việt Nam. Nói cụ thể hơn là tác giả đi từ làm rõ
những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nước, vai trò Nhà nước, yếu tố ảnh hưởng tới vai
trò Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế trong điều kiện Việt Nam; từ đó tiến hành
phân tích, đánh giá thực trạng thực thi vai trò nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế;
rồi đi đến đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước đối
với tăng trưởng kinh tế một cách có hiệu quả, bền vững trong thời gian tới. Trong quá
trình quan sát vai trò Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế, tác giả xem đội ngũ
doanh nghiệp như những tế bào của nền kinh tế và chúng có vai trò quyết định trực
tiếp đối với sự phát triển kinh tế và tăng trưởng kinh tế quốc gia.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu: Để hoàn thành luận án của mình, tác giả sử
dụng phổ biến hệ thống các phương pháp nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực
quản lý và kinh tế. Đồng thời, sử dụng các quan điểm, lý thuyết của triết học, kinh
tế chính trị học, xã hội học. Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng,
gồm: Phương pháp phân tích hệ thống; Phương pháp phân tích thống kê; Phương

pháp tương tự và so sánh; Phương pháp phân tích chính sách; Phương pháp khảo sát
thực tế; Phương pháp dự báo; Phương pháp đô thị, biểu đồ; Phương pháp sơ đồ hóa.
Ngoài ra, trong một số trường hợp tác giả còn sử dụng các phương pháp: phân tổ,
chứng minh, bác bỏ, quy nạp và diễn giải để nghiên cứu các nội dung của luận án.
Phương pháp phân tổ được sử dụng phổ biến ở phần tổng quan. Các phương pháp
chứng minh, bác bỏ, quy nạp, diễn giải được sử dụng ở các phần đánh giá hiện trạng
và luận chứng đề xuất giải pháp.
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CHỦ YẾU CỦA LUẬN ÁN
- Đề xuất khung lý thuyết để làm rõ vai trò Nhà nước đối với phát triển doanh
nghiệp nhằm thúc đẩy tăng trưởng có chất lượng trong điều kiện nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa; rồi từ đó làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ
4


bản về vai trò Nhà nước đối với phát triển doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế; các
quan hệ giữa phát triển doanh nghiệp, tăng trưởng kinh tế với Nhà nước; cụ thể là:
Nhà nước thông qua thực thi thể chế kinh tế, cơ chế ba “P” (phân bổ đầu vào, phân
phối đầu ra và phối hợp doanh nghiệp) và điều hành kinh tế; đồng thời đề xuất hệ
thống chỉ tiêu sử dụng để đánh giá vai trò Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế.
- Vận dụng bộ chỉ tiêu đã đề xuất, Luận án làm rõ những mặt được, mặt chưa
được và nguyên nhân của thực trạng vai trò của Nhà nước đối với phát triển doanh
nghiệp và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 2001-2012.
- Kiến nghị giải pháp đổi mới định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa và nâng cao vai trò của Nhà nước đối với phát triển doanh nghiệp nhằm
tăng trưởng kinh tế có chất lượng trên cơ sở kiến nghị định hướng hoàn thiện Nhà
nước pháp quyền ở Việt Nam, đưa ra quan điểm nâng cao vai trò của Nhà nước đối
với phát triển doanh nghiệp (nhất là phát triển các tập đoàn kinh tế của Việt Nam
cũng như thu hút các Tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia vào làm ăn ở Việt Nam); kiến
nghị định hướng hoàn thiện thể chế kinh tế, chính sách kinh tế (trong đó nhấn mạnh
giải pháp đổi mới cơ chế phân bổ “đầu vào” cho doanh nghiệp cũng như chính sách

phân phối “đầu ra” hợp lý); xây dựng hệ thống mạng lưới thông tin quốc gia về
doanh nghiệp, đổi mới cơ chế đối thoại giữa Nhà nước với doanh nghiệp.
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị chung, luận án kết cấu thành 04 chương:
- Chương 1: Tổng quan những công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan
đến đề tài Luận án
- Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của Nhà nước đối với tăng
trưởng kinh tế
- Chương 3: Thực trạng vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam thời kỳ 2001 - 2012
- Chương 4: Giải pháp nâng cao vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh
tế ở Việt Nam đến năm 2020

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Bám sát yêu cầu nghiên cứu của luận án, tác giả tiến hành tổng quan 101 tài
liệu đã công bố có liên quan nhằm phát hiện những điểm mà luận án có thể kế thừa
và xác định những điểm luận án cần đi sâu. Với tinh thần trên, tác giả tập trung tổng
quan những vấn đề chính sau đây:
1.1. VỀ NHÀ NƯỚC, DOANH NGHIỆP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Nhiều học giả quan tâm đến xem xét bản chất của Nhà nước. Theo họ, Nhà
nước là một tổ chức xã hội đặc biệt của quyền lực chính trị được giai cấp thống trị
thành lập nhằm thực hiện quyền lực chính trị của mình. Thực chất, Nhà nước là sản
phẩm của xã hội còn giai cấp, còn tranh chấp; có ý nghĩa to lớn đối với phát triển
kinh tế. Họ cũng nhấn mạnh tới vấn đề Nhà nước pháp quyền và cho rằng Nhà nước
pháp quyền là Nhà nước sử dụng luật pháp để quản lý và điều hành xã hội; là biểu
5



hiện tập trung của chế độ dân chủ. Học giả Daniel Yergin & Joseph Stanislaw đã
khẳng định một điều: bàn tay vô hình của thị trường chỉ thực sự hữu ích một khi nó
kết hợp với bàn tay hữu hình của Nhà nước nhằm mục tiêu phục vụ sự phát triển của
nền kinh tế thị trường. Do đó, cũng theo họ, việc nâng cao trình độ quản trị nhà nước
có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhiều học giả và trong
đó tiêu biểu có học giả M. Keneys cho rằng, thành công hay thất bại về phát triển
kinh tế - xã hội chủ yếu được quyết định bởi thể chế kinh tế và trình độ quản trị quốc
gia. Lý thuyết việc làm, thu nhập của M. Keneys đã cứu chủ nghĩa tư bản thoát khỏi
thảm họa khủng hoảng kinh tế. Họ rất coi trọng vai trò của Nhà nước với tư cách
“bàn tay hữu hình”, Nhà nước can thiệp vào quá trình kinh tế để điều tiết tác động
của thị trường tới các hoạt động kinh tế. Gần đây, một số học giả mà tiêu biểu là
Daron Acemoglu, James Robinson, Scott W. Richard đã nhấn mạnh vai trò quyết
định phát triển kinh tế của các quốc gia là Nhà nước và thể chế kinh tế. Khi xem xét
các nhân tố ảnh hưởng tới vai trò của Nhà nước nước đối với tăng trưởng kinh tế
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, một số học gia đã chỉ ra hai
nhân tố cơ bản, gồm: Thể chế chính trị và năng lực quản trị quốc gia của Nhà nước
pháp quyền định hướng xã hội chủ nghĩa. Đối với tăng trưởng kinh tế, hầu hết các
học giả đều nhấn mạnh tới quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với các yếu tố đầu vào
như vốn, lao động, thông tin, công nghệ. Họ phân tích đóng góp của các yếu tố vốn
đầu tư, lao động và tổng các yếu tố năng năng suất (TFP). Ở góc độ khác, nhiều học
giả lại xem xét quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với hàng loạt các yếu tố như điều
kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nhân lực, thị trường. Nhiều học giả quan tâm
đến doanh nghiệp với tư cách là tế bào của nền kinh tế. Họ cho rằng, doanh nghiệp là
lực lượng trực tiếp tạo ra sản phẩm xã hội và cấu thành lực lượng kinh tế quốc gia,
chúng quyết định sức sống của nền kinh tế. Vì vậy, để bảo đảm phát triển kinh tế,
Nhà nước cần thực hiện vai trò ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách kinh tế
và triển khai chủ trương phát triển đội ngũ doanh nghiệp theo một chiến lược.
1.2. VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DOANH
NGHIỆP VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
Vai trò của Nhà nước đối với phát triển đội ngũ doanh nghiệp được thể hiện

qua việc tạo ra môi trường hiệu quả và cạnh tranh cho tất cả các doanh nghiệp, trong
đó có những nội dung chủ yếu sau: hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp;
"bà đỡ" cho doanh nghiệp ra đời và chuyển đổi mục đích; động viên, khuyến khích
phát triển doanh nghiệp thông qua ban hành và tổ chức thực hiện chính sách tài
chính, tiền tệ, tín dụng, thuế, đầu tư; hỗ trợ đào tạo nhân lực; tạo điều kiện để các
doanh nghiệp tham gia chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu. Sau khi xem xét
kỹ các công trình nghiên cứu đã thu thập được, cho thấy một điểm quan trọng là
dường như các học giả không tiếp cận vấn đề xem xét yếu tố ảnh hưởng tới tăng
trưởng kinh tế theo góc độ các chủ thể tham gia phát triển như: Nhà nước, Doanh
nghiệp và Thị trường.
1.3. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ NƢỚC NGOÀI
Bên cạnh việc tổng quan các công trình nghiên cứu khoa học, tác giả còn quan
sát các quyết sách của một số Chính phủ như: Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Từ
việc nghiên cứu các trường hợp Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản rút ra một số vấn đề
có tính bài học chủ yếu cho Việt Nam: (1)- Cần nhận thức đúng đắn về vai trò quyết
định của Nhà nước đối với phát triển kinh tế và tăng trưởng kinh tế thông qua việc ban
6


hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả thể chế kinh tế; (2)- Cần coi trọng đội ngũ doanh
nghiệp đối với việc tăng trưởng kinh tế. Vì thế, Nhà nước phải có chính sách phát triển
doanh nghiệp mang tầm chiến lược. Nhất thiết phải có những doanh nghiệp lớn, mang
tầm toàn cầu để tham gia các cuộc chơi lớn của thế giới; (3)- Nhà nước cần có chính
sách phát triển khoa học công nghệ và nhân lực một cách mạnh mẽ phục vụ đường lối
phát triển kinh tế.
Đánh giá một cách khái quát, có nhiều công trình nghiên cứu về Nhà nước và
vai trò Nhà nước đối với phát triển kinh tế trong nền kinh tế thị trường nhưng có ít
công trình nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện, đầy đủ về vai trò của Nhà nước
đối với tăng trưởng kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Nhìn chung các học giả đã đề cập rất nhiều vấn đề về mặt lý thuyết vai trò của

Nhà nước đối với phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh kinh tế thị
trường, cũng như họ đã đề cập một cách khái quát tới nhân tố tác động tới vai trò của
Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế; họ coi các chính sách kinh tế vĩ mô là để ổn định
phát triển kinh tế và coi ổn định là điều kiện để tăng trưởng kinh tế chứ không đề cập
theo hướng chính sách kinh tế vĩ mô quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp và
sự phát triển của doanh nghiệp quyết định tăng trưởng kinh tế. Các học giả nói nhiều
đến trách nhiệm hoạch định đường lối và tổ chức thực thi đường lối phát triển kinh tế,
phát triển doanh nghiệp, ban hành cơ chế chính sách kinh tế cũng như tổ chức kiểm tra,
giám sát các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu khoa học
cũng như chưa có luận án tiến sĩ nào nghiên cứu về vai trò của Nhà nước đối với tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam trong mối quan hệ với phát triển đội ngũ doanh nghiệp. Đây
là vấn đề mà luận án sẽ phải đi sâu nghiên cứu và làm rõ cả về mặt lý luận và thực tiễn.

CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC
ĐỐI VỚI TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
Để tạo nền tảng lý thuyết cho việc nghiên cứu luận án của mình, tác giả rất coi
trọng Chương này và đã tập trung nghiên cứu, làm rõ những vấn đề cơ bản dưới đây:
2.1. NHÀ NƢỚC VÀ QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƢỚC VỚI DOANH NGHIỆP,
NGƢỜI DÂN TRONG QUÁ TRÌNH TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
Trong các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế, bên cạnh các yếu tố kinh tế
(vốn đầu tư, lao động, nguyên liệu, thông tin ), các yếu tố phi kinh tế cũng có ý nghĩa
quyết định sự tăng trưởng kinh tế. Điều này được phản ánh cụ thể qua năng lực quản trị
quốc gia, vai trò ngày càng tăng của TFP đối với tăng trưởng kinh tế, nhất là trong xu
thế đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu. Các yếu tố phi kinh tế có quan hệ chặt
chẽ với ba chủ thể: Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Nếu ba chủ thể này không
có tinh thần phát triển cũng như không có trách nhiệm đối với tăng trưởng kinh tế và
không nhận được phần lợi ích do tăng trưởng kinh tế mang lại một cách bình đẳng và
công bằng thì nền kinh tế không thể có tăng trưởng dương chứ chưa nói đến tăng
trưởng nhanh và có chất lượng. Trong ba chủ thể, ở bối cảnh nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước giữ vị trí hàng đầu đối với tăng trưởng kinh tế.
7


Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, Nhà nước là chủ thể duy nhất thực hiện vai
trò định ra đường lối phát triển, tổ chức thực hiện đường lối ấy và kiểm tra, đôn đốc
những chủ thể tham gia thực thi đường lối phát triển kinh tế. Sự phát triển kinh tế phụ
thuộc rất lớn vào chất lượng của đường lối. Việc hoạch định đúng đường lối sẽ kích
thích người dân và doanh nghiệp tăng đầu tư phát triển sản xuất, qua đó sẽ góp phần
tăng trưởng kinh tế. Để tổ chức thực hiện đường lối phát triển kinh tế, vai trò Nhà nước
được thực hiện thông qua việc ban hành các luật pháp, cơ chế chính sách, tạo khung
pháp lý cho các hoạt động kinh tế đạt được hiệu quả. Các luật pháp, cơ chế chính sách
thích hợp được ban hành không chỉ là các công cụ quản lý của Nhà nước mà còn là yếu
tố quan trọng để khuyến khích người dân và doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh
doanh. Đường lối phát triển kinh tế là sản phẩm chủ quan của Nhà nước. Vì vậy, để
bảo đảm đường lối này phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế trong từng giai đoạn,
Nhà nước cũng là chủ thể không thể thay thế trong việc kiểm tra, giám sát, đánh giá kết
quả, hiệu quả việc thực hiện và tính đúng đắn của đường lối do mình đề ra để có những
điều chỉnh kịp thời khi cần thiết. Doanh nghiệp và người dân với tư cách là những
người tạo ra sản phẩm xã hội cũng như những người tiêu thụ sản phẩm xã hội, họ có
vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế quốc gia và chịu sự quản lý của
Nhà nước. Họ phải được tôn trọng và khích lệ đúng mức.
2.2. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Đồng tình với quan điểm của các học giả trọng "Thể chế”, tác giả cho rằng, vai
trò của Nhà nước đối với phát triển kinh tế là một trong số ít vấn đề quan yếu nhất
trong nghiên cứu lý luận và triển khai thực tiễn phát triển kinh tế ở nước ta. Thực tiễn
phát triển cho thấy, do có sự khác nhau về thể chế kinh tế mà sự phát triển của nền kinh
tế Bắc Triều Tiên khác hẳn với nền kinh tế của Hàn Quốc (Nam Triều Tiên); nền kinh
tế Trung Quốc trước và sau cải cách mở cửa (1978) có sự khác nhau rất lớn; hoặc nền

kinh tế của Việt Nam trước và sau đổi mới (1988) có sự khác nhau rất xa. Tác giả nhận
thấy, trong khi tìm các giải pháp để thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và có hiệu
quả, việc đầu tiên phải nghiên cứu là làm rõ “vai trò của Nhà nước đối với phát triển
kinh tế”. Tác giả tán thành với ý kiến của học giả Ngô Doãn Vịnh cho rằng, Nhà nước
thực hiện vai trò của mình đối với phát triển kinh tế thị trường thông qua việc ban hành
thể chế kinh tế thị trường (nhất là chính sách kinh tế), đưa ra đường lối phát triển kinh
tế và thực thi cơ chế quản lý kinh tế ba "P" trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa: cơ chế phân bổ (đối với nguồn lực), cơ chế phối hợp (đối với
các chủ thể tham gia phát triển) và cơ chế phân phối (đối với sản phẩm đầu ra) để đảm
bảo đội ngũ doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả cao, từ đó quyết định trực tiếp tới tăng
trưởng kinh tế của đất nước (dưới hình 2). Điều đó được thể hiện như sau:
- Nhà nước thực thi cơ chế phân bổ nguồn lực theo quy luật kinh tế thị trường.
Nghĩa là hướng nguồn lực chảy vào những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả; khuyến
khích các doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm các nguồn lực quốc gia.
- Nhà nước thực thi cơ chế phối kết hợp chặt chẽ, có hiệu quả hoạt động của tất
cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Giảm
8


thiểu và dần dần triệt tiêu mâu thuẫn, cản trở nhau giữa các doanh nghiệp. Nhà nước
tạo cơ hội để thật nhiều doanh nghiệp có thể tham gia chuỗi sản xuất và chuỗi cung
ứng toàn cầu.
- Nhà nước thực thi cơ chế phân phối công bằng, đảm bảo lợi ích của Nhà
nước, doanh nghiệp và của người dân; hướng tới khuyến khích gia tăng tích lũy đầu
tư và sử dụng hàng sản xuất trong nước là chủ yếu.


Hình 2: Cơ chế tác động của Nhà nƣớc tới tăng trƣởng kinh tế của Nhà nƣớc
Nguồn: Ngô Doãn Vịnh [90]
Từ các mối quan hệ nêu trên, vai trò của Nhà nước đối với phát triển kinh tế

được thể hiện chủ yếu trên 3 nội dung cơ bản sau đây:
- Nhà nước thực hiện vai trò ban hành và tổ chức thực hiện thể chế kinh tế để
phát triển doanh nghiệp nhằm tăng trưởng kinh tế, trong đó tập trung vào việc ban
hành và tổ chức thực hiện các chính sách về: đầu tư, thu-chi ngân sách, tỷ giá, kiềm
chế lạm phát, lãi suất ngân hàng nhằm ổn định kinh tế vĩ mô có lợi cho tăng trưởng
kinh tế, tích lũy và tiêu dùng.
- Nhà nước thực hiện vai trò hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối phát triển
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thông qua việc: Hoạch định và tổ chức
9


thực thi chiến lược phát triển kinh tế dài hạn, trong đó có chiến lược phát triển ngành,
lĩnh vực chủ lực và vùng lãnh thổ ưu tiên; xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát
triển kinh tế và đầu tư; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế.
- Nhà nước thực hiện vai trò điều hành kinh tế để đảm bảo nền kinh tế phát triển
ổn định và có hiệu quả cao thông qua việc: (1)- Điều hành các hoạt động kinh tế theo
pháp luật; (2)- Sử dụng các quy luật kinh tế thị trường can dự hợp lý vào hoạt động
kinh tế của đội ngũ doanh nghiệp; (3)- Điều tiết cung – cầu thông qua chính sách tiêu
dùng và tích lũy, cũng như thông qua các chính sách bình ổn giá cả, thuế, lãi suất, tỷ
giá ; (4)- Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối phát triển kinh tế kinh
tế đã đề ra nhằm nắm bắt tình hình khó khăn của các doanh nghiệp để giúp họ tháo gỡ
khó khăn để phát triển sản xuất kinh doanh, đặc biệt là tháo gỡ khó khăn về tín dụng
đầu tư, thuế, lao động.
2.3. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI
VỚI TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
Kế thừa các ý kiến đã được tổng quan ở Chương 1 và quan sát thực tế, tác giả
khẳng định 3 nhân tố chi phối vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế:
(1)- Nhân tố chính trị với 2 điểm quan trọng đó là: Thể chế chính trị và năng lực
quản trị quốc gia của Nhà nước pháp quyền định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời
nhấn mạnh và làm rõ nội hàm của điểm quan trọng thứ hai, cụ thể là: a) Đưa ra đường

lối phát triển kinh tế có chất lượng (có căn cứ khoa học vững chắc, có tính tới toàn cầu
hóa và hội nhập kinh tế quốc tế); b) Ban hành và tổ chức thực hiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong nước và
hợp tác kinh tế quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhất là trong điều kiện phát triển
mạnh mẽ của chuỗi giá trị toàn cầu và mạng toàn cầu; c) Tổ chức thực hiện đường lối
phát triển kinh tế, luật pháp kinh tế một cách có hiệu quả cao; trên cơ sở đó, đảm bảo
tăng trưởng kinh tế hiệu quả và bền vững trong cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
(2)- Nhân tố thị trường (gồm cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài).
(3)- Nhân tố quốc tế.
Nhân tố thị trường và nhân tố quốc tế có ý nghĩa rất quan trọng, có khi nó làm
thất bại sự điều hành, quản lý của Nhà nước đối với phát triển kinh tế. Tuy nhiên khi
năng lực quản trị quốc gia tốt thì Nhà nước tận dụng được yếu tố thị trường và lợi
dụng được nhân tố quốc tế để đưa ra chủ trương phát triển kinh tế và điều hành kinh
tế quốc gia có hiệu quả.
2.4. VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Tác giả dành nhiều công sức để nghiên cứu vấn đề này. Thực tế cho thấy, đội ngũ
doanh nghiệp là chủ thể thực hiện đường lối phát triển đất nước và các chính sách kinh
tế do Nhà nước hoạch định và ban hành; là lực lượng trực tiếp tạo ra sản phẩm xã hội và
cấu thành lực lượng kinh tế quốc gia, chúng quyết định sức sống của nền kinh tế. Sự
phát triển doanh nghiệp không chỉ giải quyết việc làm cho người lao động mà còn trực
tiếp tạo ra sản phẩm cần thiết cho xã hội, quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển
kinh tế của đất nước. Vì thế, Nhà nước có trách nhiệm to lớn đối với việc làm thế nào để
đội ngũ doanh nghiệp của nước ta phát triển mạnh mẽ, có hiệu quả để từ đó tạo ra tăng
trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững. Vai trò của doanh nghiệp đối với tăng
trưởng kinh tế được thể hiện qua một số vấn đề chủ yếu sau:
10


- Doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng lớn và khả năng cạnh
tranh quốc tế cao. Trên cơ sở các định hướng, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát

triển kinh tế - xã hội và ngành, lĩnh vực do Nhà nước ban hành, việc các doanh
nghiệp hoạch định chiến lược tham gia vào các chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng
toàn cầu sẽ bảo đảm cho việc tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn;
qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
- Doanh nghiệp tạo việc làm, tăng thu nhập và sức mua dân cư thúc đẩy sản
xuất phát triển. Xuất phát từ quan điểm vốn có vai trò to lớn, mang tính quyết định
đối với tăng trưởng kinh tế; theo sơ đồ: V – SX – VL – TN – SM , về nguyên tắc nếu
vốn đầu tư (V) tăng sẽ dẫn tới sản xuất (SX) tăng, sản xuất tăng dẫn tới việc làm (VL)
tăng, việc làm tăng dẫn tới thu nhập (TN) tăng, thu nhập tăng dẫn tới sức mua (SM)
tăng và khi sức mua tăng sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển ở chu kỳ tiếp theo.
- Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao để hiện đại hóa nền kinh tế tạo ra tăng
trưởng kinh tế nhanh, bền vững. Công cuộc hiện đại hóa nền kinh tế bắt đầu từ hiện
đại hóa tại các doanh nghiệp. Xuất phát từ nhu cầu của bản thân, nếu các doanh
nghiệp không tích cực ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ thì làm sao tạo ra hiện
đại hóa cho nền kinh tế quốc dân.
2.5. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DOANH
NGHIỆP NHẰM TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ NHANH, BỀN VỮNG
Để đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, vai trò của Nhà nước đối với
phát triển doanh nghiệp là vô cùng quan trọng và được thể hiện qua các vấn đề quan
trọng sau:
- Nhà nước hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp, trong đó cần bao
quát một số vấn đề chủ yếu sau: (1)- Xây dựng đội ngũ doanh nghiệp theo hướng hiện
đại, hiệu quả, có khả năng tham gia mạnh mẽ vào các chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng
toàn cầu; (2)- Hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế hoạt động trong những
ngành kinh tế chủ lực phù hợp với chiến lược phát triển công nghiệp hóa định hướng
xuất khẩu; (3)- Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế; (4)- Phát triển đội ngũ doanh nghiệp cần song hành với phát
triển các hiệp hội doanh nghiệp.
- Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện Chiến lược hình thành và phát triển
các cụm công nghiệp đa ngành (gọi tắt là Cluster công nghiệp) ở những nơi có điều

kiện. Đây có thể xem như một phương pháp mới để phát huy lợi thế so sánh, cạnh
tranh của một quốc gia (hay của một vùng lãnh thổ) trong cạnh tranh toàn cầu.
- Nhà nước thực hiện vai trò "bà đỡ" cho doanh nghiệp ra đời và tham gia các
chuỗi giá trị toàn cầu. Cụ thể là: tạo lập môi trường kinh doanh ngày một hấp dẫn hơn
nhằm thúc đẩy các yếu tố thuận lợi, hạn chế các yếu tố gây cản trở tác động đến sự
hình thành và phát triển của doanh nghiệp; tạo dựng khung pháp lý để hỗ trợ các
doanh nghiệp trong nước tham gia các chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
- Nhà nước hỗ trợ nâng cao năng lực về vốn và lợi nhuận cho doanh nghiệp
thông qua việc ban hành chính sách: hỗ trợ vốn đầu tư cho doanh nghiệp phát triển,
nhất là chính sách lãi suất tín dụng; điều hành chính sách thuế với phương châm giảm
bớt khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là ở giai đoạn đầu mới thành lập.
11


- Nhà nước hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp thông qua viêc mở rộng
giao lưu Chính phủ để mở rộng hợp tác sản xuất cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ
sản phẩm cho doanh nghiệp; hỗ trợ pháp lý để các doanh nghiệp có sức cạnh tranh,
tranh tụng khiếu kiện thương mại.
- Nhà nước cung cấp thông tin kinh tế, kỹ thuật, khoa học công nghệ mới nhất,
kịp thời nhất đến các doanh nghiệp, để chủ thể kinh tế này điều chỉnh kế hoạch sản
xuất kinh doanh cho phù hợp. Đây là việc làm cần thiết thể hiện vai trò, trách nhiệm
của Nhà nước với tư cách là người đồng hành cùng doanh nghiệp trong nền kinh tế
thị trường hiện đại.
- Nhà nước tổ chức đánh giá chất lượng phát triển doanh nghiệp trên các góc
độ: cơ cấu, quy mô, hình thức tổ chức, mô hình quản lý, năng suất và hiệu quả hoạt
động, các đóng góp chủ yếu cho nền kinh tế Để thực hiện công tác đánh giá bảo
đảm tính khách quan, hiệu quả, Nhà nước phải hình thành tổ chức đủ năng lực đánh giá
chất lượng hoạt động của doanh nghiệp.
2.6. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VAI TRÕ CỦA NHÀ NƢỚC
ĐỐI VỚI TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM

Trên cơ sở tham khảo hệ thống chỉ tiêu phân tích kinh tế vĩ mô đã được tổng
quan và quan sát thực tiễn phân tích, đánh giá phát triển kinh tế ở Việt Nam, tác giả đề
xuất các chỉ tiêu cơ bản để phân tích vai trò của Nhà nước đối với phát triển doanh
nghiệp và tăng trưởng kinh tế trong điều kiện Việt Nam. Những chỉ tiêu chủ yếu đó là:
(1)- Chỉ tiêu 1: Điểm gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế (Ký hiệu là Tck)
Chỉ tiêu này được tính theo biểu thức:
Tck = [Tgdpi - Tgdp0] (đơn vị tính: %)
Trong đó:
- Tgdpi: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội năm i.
- Tgdp0: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội năm gốc (năm 0).
Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất được sử dụng làm tiêu chí để Chính phủ hay
Chính quyền các tỉnh điều hành kinh tế và quản lý phát triển. Chỉ tiêu này phản ánh
tổng hợp về kết quả và hiệu quả phát triển của nền kinh tế và cũng như phản ánh sự
bền vững của phát triển kinh tế. Khi tốc độ tăng trưởng GDP lên xuống không ổn
định hoặc khi có giá trị âm thì điều đó nói lên rằng, nền kinh tế quốc dân phát triển
không bền vững.
Khi tính chỉ tiêu này phải đưa về giá so sánh. Tức là phải đưa về giá của một năm
nào đó làm gốc để tính cho các năm khác. Có như thế mới so sánh qua các năm được.
Trong một số trường hợp, người ta còn phân tích điểm gia tăng của GDP/người.
Khi đó người ta lấy GDP/người của năm i trừ đi GDP/người của năm gốc. Từ đó người ta
có thể tính thêm tốc độ tăng của chỉ tiêu GDP/người trong một thời kỳ.
(2)- Chỉ tiêu 2 (nhóm chỉ tiêu): Điểm gia tăng hiệu suất phát triển
Nhóm chỉ tiêu này được xem xét qua một số chỉ tiêu phản ánh các khía cạnh
chính như:
12


a) Điểm gia tăng năng suất lao động (Ký hiệu là Tsn):
Chỉ tiêu này được tính theo biểu thức:
Tsn = [(Nsli - Nsl0) : Nsl0] x 100 (đơn vị: %)

Trong đó:
- Nsli: Năng suất lao động năm i.
- Nsl0: Năng suất lao động năm gốc (năm 0).
Khi tính tốc độ tăng năng suất lao động phải đưa về giá so sánh. Tức là phải
đưa về giá của một năm nào đó làm gốc để tính cho các năm khác.
Năng suất lao động là chỉ tiêu tổng hợp nhất phản ánh hiệu quả và bền vững
đối với phát triển của nền kinh tế. Khi năng suất lao động thấp, khả năng cạnh tranh
sẽ kém và kéo theo là sự phát triển không bền vững.
b) Điểm gia tăng GDP trên 1 đồng vốn đầu tư (Ký hiệu là Gv):
Chi tiêu này được tính bằng công thức:
Gv = Gvi – Gv0
Ở đây: Gvi và Gv0 là phần gia tăng GDP/vốn của thời kỳ i và của thời kỳ gốc.
Nó được tính bằng biểu thức:
Gvi =  GDP : V (đơn vị tính: đồng)
Trong đó:
-  GDP: Phần gia tăng GDP của thời kỳ phân tích (= GDPi – GDP0).
- V: Tổng vốn đầu tư đã thực hiện để phát triển kinh tế trong thời kỳ phân tích
(tức là từ năm gốc đến năm thứ i).
c) Điểm giảm chỉ số ICOR (Ký hiệu là Hicor):
Chỉ tiêu này được tính bằng biểu thức:
Hicor = ICORi – ICOR0
(Ở đây là ICOR của thời kỳ i trừ đi ICOR của thời kỳ gốc).
Trước hết nói về chỉ số ICOR. Đây là chỉ tiêu phản ánh chỉ số vốn đầu tư cần
thiết để tạo ra một đồng GDP tăng thêm trong thời kỳ phân tích của nền kinh tế. Chỉ
tiêu này ngược với chỉ tiêu b (Nó được tính bằng biểu thức ICOR = V:  GDP).
Trong đó:
- V là tổng vốn đầu tư đã thực hiện để phát triển kinh tế trong thời kỳ phân tích.
-  GDP như đã giải thích ở trên.
Chỉ tiêu này thường được tính cho thời kỳ 5 năm, 10 năm. Tuy có thể tính
ICOR cho hàng năm nhưng chỉ để quan sát bổ sung.

d) Điểm gia tăng hiệu suất sử dụng điện năng:
Đây là chỉ tiêu phản ánh giá trị gia tăng (hoặc giảm đi) của hiệu suất sử dụng
điện năng (KWh/GDP hoặc GDP/KWh) của các năm i so với năm gốc hoặc của thời
kỳ i so với thời kỳ gốc. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy sản lượng điện tiêu thụ
của nền kinh tế chia cho GDP hoặc lấy GDP chia cho sản lượng điện tiêu thụ trong
13


thời gian tương ứng. Như vậy muốn tính được chỉ tiêu này phải biết sản lượng điện
mà nền kinh tế đã tiêu thụ và tổng GDP của một năm hay của thời kỳ phân tích.
(3)- Chỉ tiêu 3: Mức độ đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng kinh tế (Ký
hiệu là TGDP)
Đây chính là hàm hạch toán tăng trưởng kinh tế. Cụ thể nó được tính bằng
biểu thức:
T
GDP
= Đ
V
+ Đ
L
+ Đ
TFP

Trong biểu thức này:
- T
GDP
: là tốc độ tăng trưởng GDP.
- Đ
V
: là phần đóng góp của đầu tư vào tăng trưởng GDP.

- Đ
L
: là phần đóng góp của lao động vào tăng trưởng GDP.
- Đ
TFP
: là phần đóng góp của tổng các yếu tố năng suất vào tăng trưởng GDP
(tổng các yếu tố năng suất được hiểu là bao gồm đóng góp của khoa học công nghệ,
của cơ chế chính sách, của các yếu tố quản lý…).
(4)- Chỉ tiêu 4: Điểm gia tăng tỷ trọng các ngành công nghệ cao (Ký hiệu là Tc)
Chỉ tiêu này được tính bằng biểu thức:
Tc = Tci - Tc0
Tci = (GDPcnc : GDP)i x 100 (đơn vị: %)
Tc0 = (GDPcnc : GDP)0 x 100 (đơn vị: %)
Trong đó:
- Tci: Tỷ trọng các ngành công nghệ cao của năm i.
- Tc0: Tỷ trọng các ngành công nghệ cao của năm gốc.
- GDPcnc: GDP của các ngành, lĩnh vực công nghệ cao.
- GDP: Tổng sản phẩm quốc nội.
Đây là chỉ tiêu rất quan trọng, gián tiếp phản ánh về khía cạnh hiện đại của nền
kinh tế. Tỷ trọng các ngành công nghệ cao trong nền kinh tế càng lớn thì càng tốt,
càng có tiền đề để tăng trưởng kinh tế nhanh và có hiệu quả.
Ở Việt Nam hiện nay chưa thống kê số liệu về GDP của các ngành, lĩnh vực có
công nghệ cao. Vì thế, muốn tính được chỉ tiêu này thì phải bóc tách được phần GDP
do các ngành, lĩnh vực công nghệ cao tạo ra.
(5)- Chỉ tiêu 5: Tác động của phát triển doanh nghiệp đến tăng trưởng kinh
tế. Nhóm chỉ tiêu này có 5 chỉ tiêu phụ, gồm: Tổng số doanh nghiệp hoạt động; Tốc độ
phát triển của đội ngũ doanh nghiệp lớn; Số lượng Tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia có
mặt ở Việt Nam; Số doanh nghiệp của Việt Nam tham gia vào các chuỗi giá trị toàn
cầu; Số vốn đầu tư doanh nghiệp đã thực hiện qua các năm hoặc qua các thời kỳ. Do số
liệu thống kê của nước ta còn thiếu mảng này nên sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng

chỉ tiêu này để phân tích. Tùy tình hình số liệu thống kê có được mà quyết định lấy chỉ
tiêu nào để phân tích.
14


Ngoài các chỉ tiêu trên, có thể sử dụng nhóm chỉ tiêu bổ trợ phản ánh nguyên
nhân của chất lượng phát triển kinh tế và tăng trưởng kinh tế. Đó là: (1)- Cơ cấu kinh
tế; (2)- Cơ cấu đầu tư phát triển (vốn đầu tư và tốc độ tăng vốn đầu tư, cơ cấu đầu tư);
(3)- Lao động (tốc độ tăng lao động, cơ cấu và chất lượng lao động); (4)- Tỷ lệ số
người thất nghiệp; (5)- Tỷ lệ người nghèo. Tùy tình hình số liệu thống kê có được mà
quyết định số lượng và chủng loại chỉ tiêu được sử dụng.
Việc phân tích vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế được tiến hành
theo 4 bước (chuẩn bị và phân tích số liệu; phân tích các công việc Nhà nước đã thực
thi; đánh giá vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế; và lập báo cáo trình cấp
trên). Mỗi bước có nhiệm vụ riêng nhưng chúng cùng nhau làm sáng tỏ những vấn đề
phải phân tích để rút ra được những nhận định cần thiết.
Ở Chương 2, tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận chủ yếu để tạo cơ sở lý
thuyết vững chắc cho việc nghiên cứu của luận án. Tác giả khẳng định, tăng trưởng
kinh tế là vấn đề then chốt, quan trọng đối với phát triển kinh tế quốc gia; nó không
phải là một thực thể độc lập. Tác giả cũng đã chỉ ra các nhân tố tác động đến vai trò
của Nhà nước đối với phát triển doanh nghiệp để tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, chỉ
ra Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển đội ngũ doanh nghiệp
mà đội ngũ này lại có vai trò quan trọng và mang tính quyết định hàng đầu đối với
tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững. Vì thế, muốn có tăng trưởng kinh tế nhanh,
bền vững nhất thiết phải xây dựng được đội ngũ doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ
và làm ăn có hiệu quả cao, có khả năng tham gia phân công lao động quốc tế cũng
đồng nghĩa với tham gia các chuỗi giá trị và các chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc
đánh giá vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế không thể chỉ bằng những
chỉ tiêu định tính chung chung mà phải có các chỉ tiêu định lượng một cách thỏa
đáng. Để phân tích và đánh giá vai trò của Nhà nước đối với phát triển doanh

nghiệp và tăng trưởng kinh tế, tác giả kiến nghị phải sử dụng một tập hợp các chỉ
tiêu định lượng. Qua nghiên cứu cho thấy, đó là những chỉ tiêu có tính thiết thực,
khả thi để ứng dụng vào việc nghiên cứu vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng
kinh tế trong điều kiện Việt Nam.

CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI TĂNG TRƢỞNG
KINH TẾ Ở VIỆT NAM THỜI KỲ 2001-2012
3.1. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM THỜI KỲ 2001-2012
Ở phần này, tác giả đã làm rõ những vấn đề cơ bản dưới đây:
(1)- Nền kinh tế có bước phát triển nhưng hiệu quả thấp và chưa vững chắc. Vai
trò của Nhà nước đối với phát triển doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế tuy còn bộc lộ
nhiều bất cập nhưng nhìn chung ngày càng phát huy tác dụng rõ hơn. Sau giai đoạn
thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010, nền kinh tế đất nước đã ra
khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung
bình thấp, đạt bước phát triển mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất. Nhà
nước pháp quyền định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước củng cố. Thể chế kinh tế thị
15


trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được hoàn thiện. Mặc dù, thời gian qua,
nước ta đã đạt được những thành tựu và kết quả đáng khích lệ trong phát triển kinh tế -
xã hội, nhưng những thành công này được nhiều chuyên gia đánh giá là chưa tương
xứng với tiềm năng và chưa bảo đảm cho sự tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Nền
kinh tế tuy đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn đang còn trong tình trạng yếu kém; chưa có
doanh nghiệp toàn cầu với năng lực kinh tế và công nghệ chi phối công cuộc cạnh
tranh quốc tế. Đội ngũ doanh nghiệp nhìn chung còn hạn chế. Nền kinh tế đứng trước
nhiều thách thức, nhất là vấn đề vượt bẫy thu nhập trung bình gắn với gia tăng
GDP/người và tăng trưởng kinh tế chưa vững chắc. Niềm tin của người dân và của

doanh nghiệp vào quản lý nhà nước bị giảm và gây bất lợi cho quá trình phát triển kinh
tế của nước nhà.
Giai đoạn 2006-2012, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam đạt trung
bình khoảng 6%. Giai đoạn 2001-2005, nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất
(khoảng 7,25%), sang giai đoạn 2006-2012, nền kinh tế giảm sút (từ 7,25% xuống
5,56%), ba năm khủng hoảng tài chính tiền tệ 2008-2010 giảm mạnh nhất và nhỉnh
dần lên đến năm 2011 đạt mức 6,24%, sau đó lai tụt xuống trong năm 2012 (đạt
5,25%). Đồng thời, chỉ số ICOR của giai đoạn này vào khoảng 6,24, đó là mức cao
(trong khi của Hàn Quốc, giai đoạn 1981-1990, ICOR là 5, tốc độ tăng GDP là 7,9%;
của Trung Quốc giai đoạn 2001-2008, ICOR là 3,9, tốc độ tăng GDP là 9,7%; của
Thái Lan giai đoạn 1981-1995, ICOR là 4,1, tốc độ tăng GDP là 9,5%).
Biểu 1: Thay đổi một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá vai trò của Nhà nƣớc đối với
tăng trƣởng kinh tế của một số năm so với năm 2000
Chỉ tiêu chủ yếu
Đơn vị
2010
2012
1- Điểm tăng (+), giảm (-) về tốc độ tăng GDP
%
-0,37
-1,54
2- Mức tăng (+), giảm (-) về năng suất lao động
Tr. đ
+3,97
+4,77
3- Điểm tăng (+), giảm (-) về ICOR
Điểm
-0,2
-0,8
4- Mức tăng (+), giảm (-) về giá trị gia tăng trên 1 đồng vốn

đầu tư
Đồng
-0,02
-0,09
5- Điểm tăng (+), giảm (-) về Kwh/1 đồng GDP
Kwh
-0,05
-0,08
6- Điểm tăng (+), giảm (-) về độ mở nền kinh tế
%
+23,0
+25,2
7- Điểm tăng (+), giảm (-) về tỷ trọng các ngành phi nông
nghiệp
%
+3,2
+4,1
8- Điểm tăng (+), giảm (-) về GDP/người
Tr. đ
+2,82
+3,46
Nguồn: Tính toán của tác giả theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê
Trong 8 chỉ tiêu thì có 6 chỉ tiêu có sự thay đổi theo chiều hướng tăng điểm (rõ nhất
là độ mở của nền kinh tế, năng suất lao động và GDP/người) nhưng với mức tăng không
nhiều; còn 2 chỉ tiêu có sự sụt điểm, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng kinh tế (từ mức 6,79%
của năm 2000 giảm xuống còn 5,25% vào năm 2012). Tuy nhiên cũng cần nói thêm là đã
có 2 năm 2004-2005 nền kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khoảng 7,7-7,8%. Điều
đó chứng tỏ rằng, vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế chưa được thực hiện
một cách có hiệu quả và đang có nhiều vấn đề yếu kém phải khắc phục.
16



(2)- Các yếu tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế bộc lộ nhiều bất cập: a) Theo
phương pháp phân tích hạch toán tăng trưởng, mức đóng góp của các yếu tố vào tăng
trưởng kinh tế của nền kinh tế nước ta chưa thể hiện rõ vai trò của khoa học công nghệ
và tri thức. Yếu tố vốn đóng góp khoảng 44-45%, yếu tố lao động đóng góp 26-27% và
yếu tố TFP đóng góp khoảng 27-30% vào tăng trưởng kinh tế. Mức độ đóng góp của
TFP còn thấp. Đó là một trong những lý do làm cho nền kinh tế nước ta phát triển chưa
có chất lượng, hiệu quả thấp; b) Khi phân tích mức độ đóng góp của các ngành vào tăng
trưởng kinh tế của cả nước cho thấy, khu vực nông nghiệp tuy thu hút khoảng 47-48%
lao động, họ gắn bó với hơn 70% dân số sống ở nông thôn nhưng đóng góp vào tăng
trưởng chỉ được dưới 10%; còn công nghiệp đóng góp khoảng 48,4% và dịch vụ đóng
góp khoảng 42%. Đó là điều cần suy xét kỹ để có kế sách thỏa đáng giúp khu vực nông
nghiệp đóng góp lớn hơn cho tăng trưởng kinh tế của nước nhà; c) Trong 12 năm qua
(2001-2012), nhìn ở góc độ năng suất lao động (NSLĐ), càng thấy rõ tình hình yếu kém
của nền kinh tế nước ta. NSLĐ mới đóng góp khoảng 74,3% vào tăng trưởng kinh tế.
Nếu so với mức 85% của quốc gia có nền kinh tế được coi như bước vào ngưỡng phát
triển (công nghệ đóng góp 85% mức gia tăng NSLĐ) thì mức này của nước ta còn thấp
tương đối xa. Tuy năng suất lao động được nâng lên (với tốc độ khoảng 4,0-4,5%/năm),
song về cơ bản năng suất lao động của nước ta vẫn còn thấp, thua xa so với các nước
trong khu vực (năm 2012 năng suất lao động của Việt nam chỉ bằng 1/30 của Nhật Bản
và của Singapore, 1/20 của Hàn Quốc, Đài Loan, bằng khoảng 1/4 của Malaysia và của
Thái Lan); d) Điều hành kinh tế của Nhà nước còn nhiều bất cập nhất là trong lĩnh vực
đầu tư công, tín dụng và lãi suất ngân hàng, định hướng chiến lược phát triển doanh
nghiệp; đ) Cải cách thể chế kinh tế chưa đồng bộ với cải cách thể chế chính trị.
3.2. THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC TRONG VIỆC BAN
HÀNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐƢỜNG LỐI PHÁT TRIỂN KINH TẾ
VÀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ
Trong 12 năm qua (2001-2012), vai trò của Nhà nước ngày càng tăng cường và
phát huy tác dụng nhưng chưa hiệu quả như mong muốn. Điều đó được đánh giá khái

quát như sau:
+ Về mặt được: Nhà nước đã quan tâm mạnh mẽ tới việc xây dựng chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch phát triển; không ngừng đổi mới cơ chế, chính sách kinh tế; đổi
mới nội dung và phương cách quản lý kinh tế và phát triển doanh nghiệp; cùng với
việc mở cửa mạnh mẽ ra bên ngoài để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, mở
rộng hợp tác quốc tế nên đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Trước hết, đó là tạo
ra vị thế mới trên trường quốc tế, làm cho nền kinh tế hội nhập sâu rộng vào nền kinh
tế toàn cầu và nhờ thế mà nền kinh tế đạt được mức tăng trưởng khá và đời sống
người dân được cải thiện cũng như nhiều mặt của xã hội có tiến bộ hơn trước.
+ Mặt chưa được: Do chất lượng công tác dự báo còn hạn chế, nên các chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế chưa đi vào cuộc sống như mong muốn.
Đổi mới hoạt động của Nhà nước và cải cách hành chính nhà nước còn chậm so với
yêu cầu phát triển kinh tế; khung luật pháp về kinh tế chưa đồng bộ, ban hành chưa kịp
thời, thậm chí một số lĩnh vực còn mâu thuẫn với nhau; đồng thời, nhiều khiếm khuyết
chậm được sửa chữa để phù hợp với tình hình đã gây cản trở không nhỏ cho sự phát
17


triển của nền kinh tế. Nhìn chung, trách nhiệm của Nhà nước và của người đứng đầu
cơ quan quản lý nhà nước chưa được pháp lý hóa rõ ràng và đủ mức. Tất cả những yếu
kém đó đã làm cho nền kinh tế phát triển thiếu bền vững và đạt hiệu quả chưa cao,
thậm chí có người nói còn thấp.
+ Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng yếu kém: Cải cách thể chế kinh tế chưa
đồng bộ với cải cách thể chế chính trị. Vấn đề hiện đại hóa chưa được xác định rõ ràng
trong chủ trương và triển khai thực hiện trên thực tế chưa đủ mức, chưa quyết liệt. Tư
tưởng coi kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo thì dường như đã được quán triệt nhưng
làm thế nào để kinh tế nhà nước thực sự giữ vai trò chủ đạo thì còn nhiều vấn đề chưa rõ.
Công cuộc cải cách DNNN chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Người đứng đầu cơ
quan quản lý nhà nước với trách nhiệm đảng viên phải chịu trách nhiệm tới đâu đối với
những yếu kém trong quản lý, điều hành phát triển kinh tế và lúc đó Đảng chịu trách

nhiệm ra sao? người đứng đầu tổ chức cấp ủy đảng chịu trách nhiệm thế nào? cũng là
những vấn đề chưa được quy định rõ trong luật pháp hoặc trong các quy định của Đảng.
Để làm rõ những nhận định khái quát nêu trên, tác giả đã đi sâu phân tích, đánh
giá cụ thể mặt được, mặt chưa được trong việc ban hành và tổ chức thực hiện chính
sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước; đồng thời phân tích tác động của các chính sách
kinh tế vĩ mô ấy đối với tăng trưởng kinh tế. Cụ thể là đi sâu phân tích, đánh giá các
chính sách về: đầu tư; tài chính tiền tệ, tỷ giá; kiềm chế lạm phát; lãi suất ngân hàng;
thu - chi ngân sách; khoa học công nghệ; tích lũy và tiêu dùng. Thông qua đó làm rõ
thực trạng vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế thông qua việc ban hành
và tổ chức thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Nhìn chung, các chính sách này
đều có tác dụng tương đối tốt đối với tăng trưởng kinh tế, nhưng do thiếu tính đầy đủ
của chính sách, nội dung các chính sách chưa thỏa đáng, chưa thống nhất hoặc nhiều
chính sách thiếu kịp thời nên mặt tác động tiêu cực của chính sách đã gây ra tình
trạng tốc độ tăng trưởng giảm liên tục từ 2004 tới nay. Đồng thời làm cho nền kinh tế
phát triển với hiệu quả thấp, thiếu bền vững.
3.3. THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI PHÁT
TRIỂN DOANH NGHIỆP ĐỂ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
Thời gian qua, tuy Nhà nước chưa ban hành chiến lược phát triển đội ngũ doanh
nghiệp, nhưng trong các Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc các Khóa đều có nội
dung về hoàn thiện thể chế kinh tế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
trong đó có định hướng về phát triển các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các
loại hình doanh nghiệp. Những định hướng quan trọng này đã được tiếp tục cụ thể hóa
trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010 và Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội 2011-2020. Tác động của chính sách phát triển doanh nghiệp đối
với phát triển doanh nghiệp để tăng trưởng kinh tế thời gian qua cho thấy có tác dụng
tích cực, số lượng doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng. Từ mức 42 nghìn doanh nghiệp
năm 2000 đã đạt tới khoảng 408 nghìn doanh nghiệp vào năm 2012. Nếu so năm 2012
với năm 2000 thì số doanh nghiệp của nước ta tăng gấp 9,7 lần. Từ năm 1988 đến
31/12/2012, tính theo lũy kế các dự án còn hiệu lực, Việt Nam đã thu hút được khoảng
14,5 nghìn doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đầu tư đã thực hiện

khoảng 100 tỷ USD. Đó là cố gắng lớn.
18


So với nhiều nước trong khu vực, với khoảng thời gian 25 năm phát triển theo mô
hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam vẫn chưa có những tập
đoàn kinh tế tầm cỡ thế giới. Trong khi đó, với chiến lược kinh doanh đúng đắn, được
Nhà nước khuyến khích, nên chỉ trong hai thập niên, Nhật Bản đã có các tập đoàn kinh
tế hàng đầu thế giới như: Mitsubishi, Honda, Toyota, Toshiba (các tập đoàn này đều
khởi đầu từ doanh nghiệp nhỏ). Tương tự, đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, Hàn Quốc
có xuất phát điểm tương đương Việt Nam, nhưng cuối những năm 80, các tập đoàn
Samsung, Hyundai, LG, Posco đã có chỗ đứng trong đội ngũ các doanh nghiệp mạnh
nhất thế giới. Nhìn chung Chính phủ Việt Nam chưa có chiến lược thu hút các tập đoàn
kinh tế xuyên quốc gia và hình thành những tập đoàn kinh tế của người Việt Nam để làm
nòng cốt tăng trưởng kinh tế. Hiện nay Việt Nam mới chỉ thu hút được trên 100 trong
tổng số 500 tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu thế giới. Đa số công nghệ sử dụng trong
các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa phải loại tiên tiến, chỉ đạt mức trung bình tiên
tiến so với thế giới (trên 80%), rất ít doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao (5-6%). Giá trị
gia tăng tạo ra tại Việt Nam và khả năng tham gia của doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi
giá trị toàn cầu còn thấp. Việc hoạch định chiến lược doanh nghiệp mới chỉ dừng ở mức
độ định hướng có tính nguyên tắc chung, chưa có chiến lược rõ nét để hình thành ngành
mũi nhọn và sản phẩm chủ lực. Nhà nước chưa định hình rõ tư duy chiến lược đối với
phát triển doanh nghiệp, nhất là chiến lược phát triển doanh nghiệp toàn cầu nên ở Việt
Nam chưa có nhiều doanh nghiệp lớn (nhất là doanh nghiệp của người Việt Nam) và do
đó sức cạnh tranh quốc gia còn yếu cũng như chưa được cải thiện vững chắc. Những hạn
chế trong việc phát triển doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến giải quyết việc làm và
tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Biểu 2: Xếp hạng và điểm số GCI (Global Competitiveness Index ) Việt Nam
trong giai đoạn 2008-2012
Nội dung

2008
2009
2010
2011
2012
Điểm số của Việt Nam (/tổng 7 điểm)
4,1
4,0
4,3
4,2
4,1
Thứ hạng (/tổng số quốc gia xếp hạng)
70/134
75/133
59/139
65/142
75/144
Tăng/giảm (+/-)
-2
-5
+16
-6
-10
Nguồn: The Global Competitiveness Report 2012–2013 của World Economic Forum
Thực trạng thực thi và phát huy vai trò của Nhà nước đối với phát triển doanh
nghiệp và tăng trưởng kinh tế đã đạt được một số thành tựu đáng kể, góp phần làm cho
nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 6,64%/năm trong 12 năm từ
2001 đến 2012 nhưng do còn nhiều yếu kém nên ảnh hưởng chưa thật tốt đối với tăng
trưởng nhanh ở mức cho phép và bền vững. Trước hết cần khắc phục những bất cập của
thể chế kinh tế, của các chính sách kinh tế vĩ mô, của quản lý nhà nước để đội ngũ doanh

nghiệp phát triển mạnh mẽ, có hiệu quả. Tiếp theo là khắc phục yếu kém của đội ngũ
doanh nghiệp có ý nghĩa then chốt. Nhà nước cần cải cách hơn nữa, cần nâng cao trình
độ quản trị quốc gia hơn nữa. Đồng thời, Nhà nước phải có trách nhiệm tìm ra giải pháp
để ra đời thật nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp lớn mang ý nghĩa toàn
cầu và những doanh nghiệp làm ăn có lãi, có sức cạnh tranh quốc tế cao. Nhà nước cần
19


có chiến lược phát triển đội ngũ doanh nghiệp của người Việt Nam (đặc biệt những tập
đoàn kinh tế lớn); phân bổ các yếu tố đầu vào cũng như các yếu tố đầu ra theo quy luật
kinh tế thị trường có tính tới yêu cầu công bằng và quan tâm đúng mức tới những đối
tượng yếu thế nhưng đồng thời phải có kế sách xây dựng đội ngũ những doanh nghiệp
mạnh, làm nòng cốt để phát triển kinh tế quốc gia theo hướng hiện đại và hợp tác quốc
tế. Đồng thời, cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, điều hành phát triển kinh tế
và đổi mới quan hệ giữa Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế. Mà cụ thể là đổi mới
phương thức lãnh đạo của Đảng về phát triển kinh tế ở nước ta.

CHƢƠNG 4
GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
Để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trong trạng thái có hiệu quả và bền
vững trong những năm tới, Nhà nước Việt Nam phải thực thi định hướng và các giải
pháp chủ yếu sau đây:
4.1. ĐỔI MỚI ĐỊNH HƢỚNG XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN
ĐỊNH HƢỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
Ở phần này, tác giả đã tập trung làm rõ những vấn đề chủ yếu dưới đây:
(1)- Tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hướng tới tăng
trưởng kinh tế hiệu quả, bền vững. Không ngừng hoàn thiện bộ máy Nhà nước theo
hướng hiện đại và hiệu lực, hiệu quả. Xây dựng bộ máy Nhà nước tinh gọn trên cơ sở
hiện đại hóa phương thức quản lý. Mỗi cơ quan nhà nước được xác định rõ chức năng,

cơ cấu tổ chức cùng số lượng và chất lượng đội ngũ công chức, viên chức. Thực thi
việc phân định chức năng của ba cơ quan: Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp một cách
khoa học, tiến bộ và có lợi cho phát triển nói chung và cho phát triển kinh tế nói riêng.
Trong đó: Quốc hội phải tự tổ chức xây dựng và ban hành luật pháp; Chính phủ tập
trung vào việc tổ chức thực hiện pháp luật; đồng thời chịu sự giám sát, kiểm tra của
Quốc hội trong việc tổ chức thực thi pháp luật. Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa
án nhân dân tối cao thực hiện hiệu lực, hiệu quả chức năng của mình. Chính quyền địa
phương có trách nhiệm thực hiện luật pháp do Quốc hội ban hành và thực hiện các
quyết định hành chính cũng như các quyết định chuyên môn của Thủ tướng Chính phủ,
Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Chính quyền địa phương có thể ra quyết
định cụ thể hóa luật pháp do Quốc hội ban hành và cụ thể hóa các Nghị định của Chính
phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Bộ và cơ quan
ngang Bộ trên địa bàn của mình. Trong quá trình triển khai xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa phải tiến hành đồng thời cải cách bộ máy và xây dựng đội ngũ
công chức, viên chức có lương tâm, đạo đức công vụ và có trình độ chuyên môn đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước.
(2)- Đổi mới hoạt động của Nhà nước và đẩy mạnh cải cách hành chính nhà
nước. Việc đổi mới hoạt động của Nhà nước phải gắn liền với đổi mới thể chế chính trị
và hệ thống chính trị. Đổi mới hoạt động của Nhà nước gắn liền với đổi mới phương
20


thức lãnh đạo của Đảng về phát triển kinh tế theo mô hình kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Thực thi hiệu quả mối quan hệ “Đảng lãnh đạo, Nhà nước
quản lý, Nhân dân làm chủ” và cải cách bộ máy nhà nước đáp ứng yêu cầu tăng trưởng
hiệu quả, bền vững. Đổi mới điều hành kinh tế đảm bảo cho nền kinh tế phát triển
trong trạng thái ổn định, hiệu quả, bền vững. Đẩy mạnh cải cách hành chính để có lợi
cho tăng trưởng kinh tế, trọng tâm thời gian tới là: Cải cách thể chế; xây dựng, nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách
tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ

có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng
dịch vụ công; hiện đại hóa nền hành chính nhà nước. Nhà nước thực thi chức năng
quản lý theo phương châm kết hợp pháp trị và đức trị trong quá trình phát triển. Phối
hợp chặt chẽ giữa chính quyền Trung ương và chính quyền địa phương trong quá trình
quản lý phát triển một cách thống nhất. Thực hiện tập trung hóa và phân cấp một cách
khoa học, hợp lý để đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, bền vững.
(3)- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu tăng
trưởng hiệu quả, bền vững. Tác giả tán đồng với quan điểm và dự báo của quy hoạch
phát triển nhân lực đến năm 2020. Theo đó, đội ngũ công chức, viên chức của cả
nước đến năm 2015 có khoảng 5,3 triệu người, trong đó, số công chức, viên chức có
trình độ từ cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ khoảng 2,8 triệu người, chiếm khoảng 52,0%
trong tổng số đội ngũ công chức, viên chức của cả nước. Đến năm 2020, số công
chức, viên chức của cả nước khoảng 6 triệu người, trong đó, số công chức, viên chức
có trình độ từ cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ khoảng 3,8 triệu người, chiếm khoảng 63,0%
trong tổng số đội ngũ công chức, viên chức của cả nước.
(4)- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế. Nhà nước cần
thực hiện phương châm can thiệp đúng mức, điều hành linh hoạt, kiểm soát chặt chẽ
kết hợp thúc đẩy phát triển, đúc rút kinh nghiệm kịp thời để điều chỉnh chính sách và
đổi mới hệ thống quản lý nhà nước cho phù hợp với bối cảnh của mỗi giai đoạn.
(5)- Mở rộng hợp tác liên Chính phủ và hợp tác với các tập đoàn kinh tế xuyên
quốc gia. Nhà nước phải mở rộng hợp tác với các quốc gia Đông Á, Mỹ, các nước
thuộc EU, Nga và Ấn Độ để phát triển các ngành, lĩnh vực có lợi thế.
4.2. NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH
TẾ NÓI CHUNG VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ NÓI RIÊNG ĐẾN NĂM 2020
Trên cơ sở làm rõ khung lý thuyết nghiên cứu vai trò của Nhà nước đối với
tăng trưởng kinh tế, tác giả đi sâu phân tích các giải pháp chủ yếu để nâng cao vai trò
của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Những giải pháp chính được tác giả phản ánh dưới đây:
(1)- Nâng cao vai trò ban hành và thực thi thể chế kinh tế đảm bảo tăng trưởng
hiệu quả, bền vững: Tiếp tục đổi mới thể chế, cơ chế, chính sách kinh tế với phương

châm thiết thực cụ thể, được định lượng và tuân thủ quy luật kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Theo đó tác giả kiến nghị một số vấn đề cụ thể như sau:
21


Biểu 3: Tổng hợp định hƣớng thể chế kinh tế chủ yếu đảm bảo
gia tăng hiệu suất phát triển của Việt Nam
Mục đích chính sách
2014-2015
2016-2020


1- Tăng vốn đầu tƣ
phát triển
- Tốc độ tăng vốn đầu tư gấp 1,7
lần tốc độ tăng trưởng GDP
- Tỷ trọng vốn đầu tư công
giảm dần và bằng khoảng 35%
tổng đầu tư xã hội
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
chiếm khoảng 28-28,5%
- Tốc độ tăng vốn đầu tư gấp khoảng
2,1 lần tốc độ tăng trưởng GDP
- Tỷ trọng vốn đầu tư công giảm
dần và bằng khoảng 30% tổng
đầu tư xã hội
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
chiếm khoảng 28-29%
2- Phát triển
mạnh đội ngũ

doanh nghiệp
- Số DN tăng b/q 3,7-4% mỗi năm
- Tỷ trọng DN lớn chiếm
khoảng 0,4% tổng DN
- Tham gia chuỗi giá trị dầu
khí, điện tử, ôtô
- Thu hút khoảng 200 Tập đoàn
kinh tế xuyên quốc gia
- Số DN tăng b/q trên 4-5% mỗi năm
- Tỷ trọng DN lớn chiếm khoảng
1,0% tổng DN
- Tham gia chuỗi giá trị dầu khí,
điện tử, ôtô, máy tính
- Thu hút khoảng 250-300 Tập
đoàn kinh tế xuyên quốc gia
3- Hài hòa tích lũy
và tiêu dùng
- Tỷ lệ tích lũy 29%
- Tăng tiêu dùng sản phẩm nội địa
- Tỷ lệ tích lũy 30%
- Tăng tiêu dùng sản phẩm nội địa
4- Giảm chi phí đầu vào
- Giảm 1/6 chi phí đầu vào
- Giảm 1/5 chi phí đầu vào

5- Phát triển cơ cấu
ngành nghề
- Tỷ trọng khối ngành phi nông
nghiệp 81%
- Tỷ trọng cơ cấu ngành công

nghệ cao khoảng 16-17%
- Tỷ trọng khối ngành phi nông
nghiệp 85%
- Tỷ trọng cơ cấu ngành công
nghệ cao khoảng 20%
6- Phát triển nhân
lực, năng lƣợng và
công nghệ
- Tỷ lệ nhân lực qua đào tạo
khoảng 50- 53% lao động xã hội
- Tỷ lệ năng lượng xanh chiếm
khoảng 7-8%
- Tỷ lệ đóng góp của TFP vào
tăng trưởng kinh tế 28-30%
- Tỷ lệ nhân lực qua đào tạo
khoảng 65-70% lao động xã hội
- Tỷ lệ năng lượng xanh chiếm
khoảng 10-11%
- Tỷ lệ đóng góp của TFP vào
tăng trưởng kinh tế 35-36%
7- Ổn định tiền tệ,
tỷ giá và huy động
ngân sách
Ổn định như mức của năm
2013-2014 và tốt hơn để có lợi
cho phát triển kinh tế
Tiếp tục ổn định và tốt hơn để có
lợi cho phát triển kinh tế
8- Mở rộng thị trƣờng
- Giữ độ mở của nền kinh tế

khoảng 80%, mở rộng thị
trường nội địa
- Tiếp tục tăng tiêu dùng nội địa
Ghi chú: Doanh nghiệp lớn có quy mô vốn từ 1000 tỷ đồng trở lên
22


(2)- Hình thành tổ chức đánh giá chất lượng tăng trưởng xanh. Tổ chức này do
Chính phủ thành lập nhưng nó độc lập tương đối với hệ thống cơ quan quản lý nhà
nước. Nó gồm các thành viên có năng lực chuyên sâu về phát triển, nhất là chuyên
môn sâu về phát triển kinh tế. Tổ chức có chức năng đánh giá chất lượng phát triển
doanh nghiệp, chất lượng hoạt động của các tổ chức đào tạo bậc đại học, của các tổ
chức nghiên cứu khoa học và đánh giá chất lượng phát triển kinh tế quốc gia và của
các tỉnh; Đồng thời, chịu trách nhiệm đánh giá và công bố năng lực cạnh tranh doanh
nghiệp và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
(3)- Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ doanh nghiệp của người Việt Nam.
Ở mục này, tác giả nhấn mạnh những nội dung chính sau đây: 1)- Ưu tiên phát triển
những doanh nghiệp lớn của người Việt Nam (có khả năng tham gia các chuỗi giá trị
và mạng cung ứng toàn cầu); 2)- Ưu tiên phát triển doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chủ
lực; 3)- Kết hợp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách hợp lý; 4)- Thu hút
nhiều doanh nghiệp lớn của người nước ngoài thuộc những lĩnh vực mà Việt Nam
cần; 5)- Hình thành những Hiệp hội doanh nghiệp quan trọng và 6)- Tái cơ cấu doanh
nghiệp nhà nước theo hướng mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn (tiếp tục thực hiện tinh thần
Quyết định 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ).
(4)- Tăng cường phối hợp giữa Nhà nước và doanh nghiệp. Thực hiện phương
châm phối hợp trong hoạch định chính sách phát triển các sản phẩm chủ lực và lĩnh
vực bảo vệ môi trường. Trong trường hợp cần thiết có thể thành lập Hội đồng tư vấn
phát triển với cơ cấu thành viên, gồm: 70% là đại biểu của đội ngũ doanh nghiệp, 10%
là đại biểu của các nhà khoa học và 20% là đại biểu công chức của cơ quan quản lý nhà
nước. Đồng thời, phối hợp trong việc hình thành các Cluster công nghiệp theo ngành,

lĩnh vực (sản xuất sản phẩm cơ khí chế tạo, sản phẩm cơ điện tử, lọc hóa dầu, sản xuất
điện, sản xuất phân đạm, sản xuất gạo, sản xuất đường mía, sản xuất sản phẩm trái cây,
sản xuất sản phẩm sữa bò hoặc Cluster sản xuất thuốc chữa bệnh, sản xuất thực phẩm
từ hải sản ); phát triển các Cluster công nghiệp theo lãnh thổ để phát huy các lợi thế
so sánh (cảng biển, vận tải biển, công nghiệp phục vụ cảng; khoa học - sáng tạo, công
nghệ cao; vui chơi giải trí và du lịch biển; du lịch biển gắn với di sản văn hóa nổi tiếng
và phát triển festival tầm quốc tế) của từng vùng miền. Phối hợp trong việc tham gia
các cuộc chơi quốc tế (thu hút các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia đầu tư vào Việt
Nam và tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Việt Nam tham gia các hệ thống lớn
của thế giới; xúc tiến đầu tư kết hợp ngoại giao giữa các Chính phủ và giữa chính
quyền các thành phố lớn và tổ chức các hội chợ, triển lãm thương mại và công nghệ).
4.3. DỰ BÁO KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
Trong quá trình phân tích dự báo kết quả và hiệu quả nâng cao vai trò của Nhà
nước đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam đến 2020, tác giả đã cố gắng tính toán
một số kịch bản và đưa vào quan sát hai kịch bản có tính khả thi hơn. Mặc dù với
những tính toán sơ bộ nhưng cũng cho thấy, nếu thực hiện được định hướng phát
triển và các giải pháp nâng cao vai trò của Nhà nước đối với phát triển doanh nghiệp
và tăng trưởng kinh tế như đã đề xuất thì dù với kết quả dự báo sơ bộ cũng cho thấy
nền kinh tế nước ta có được sự phát triển mang tính bước ngoặt và có sự thay đổi căn
bản theo hướng với tốc độ nhanh và có hiệu quả cao hơn (biểu 4).
23


Biểu 4: Thay đổi một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá vai trò của Nhà nƣớc đối với
tăng trƣởng kinh tế của năm 2020 so với năm 2012
Chỉ tiêu chủ yếu
Đơn vị
2012*
2020

PA1
PA2
1- Điểm tăng (+), giảm (-) về tốc độ tăng GDP
%
-1,54
+0,9
+1,2
2- Mức tăng (+), giảm (-) về năng suất lao động
Tr. đ
+4,77
+5,76
+6,85
3- Điểm tăng (+), giảm (-) về ICOR
Điểm
-0,8
-0,82
-0,95
4- Mức tăng (+), giảm (-) về giá trị gia tăng trên 1
đồng vốn đầu tư
Đồng
-0,09
+0,10
+0,12
5- Điểm tăng (+), giảm (-) về Kwh/1 đồng GDP
Kwh
-0,08
- 0,27
-0,38
6- Điểm tăng (+), giảm (-) về độ mở nền kinh tế
%

+25,2
+29,6
+32,5
7- Điểm tăng (+), giảm (-) về tỷ trọng các ngành
phi nông nghiệp
%
+4,1
+5,4
+6,6
8- Mức tăng (+), giảm (-) về GDP/người
Tr. đ
+3,46
+5,55
+6,65
9- Tỷ lệ đóng góp của NSLĐ vào tăng trưởng kinh
tế ở năm mốc
%
74,9
80
81,5
10- Tốc độ tăng số doanh nghiệp bình quân năm
%
3,2
3,5
4,0
11- Độ mở của nền kinh tế (xuất khẩu/GDP) vào
năm mốc
%
67,9
82

85
Nguồn: Tác giả. *Niên giám thống kê 2012 của Tổng cục thống kê
Kể cả hai phương án tính cho năm 2020, các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp đều có sự
tiến bộ nhưng đối với phương án 2 thì rõ rệt hơn. Theo đà cải cách trong những năm
tới thì khả năng đạt phương án 2 là khá hiện thực. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm
thời kỳ 2013-2020 gấp khoảng 1,3-1,4 lần so với mức tăng của giai đoạn vừa qua. Năm
2020 so với năm 2012 năng suất lao động gấp 1,6-1,7 lần; số doanh nghiệp gấp 2,2-2,3
lần, tỷ lệ đóng góp của yếu tố TFP vào tăng trưởng kinh tế gấp 1,3 lần, độ mở của nền
kinh tế gấp 1,77 lần, GDP/người tính theo tiền Việt Nam gấp 2,05 lần… Tuy nhiên, tác
giả cho rằng, trong bối cảnh quốc tế như hiện nay và trong nhiều năm tới thì Nhà nước
của Việt Nam phải tăng tốc việc cải cách mạnh mẽ hơn nữa. Khi ấy nhiều chỉ tiêu của
nền kinh tế nước ta có thể đạt mức cao hơn phương án 2.
Từ các nội dung định hướng, giải pháp và dự báo nêu trên, tác giả khẳng định
một vấn đề quan trọng là muốn đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền
vững, trước hết và nhất thiết phải đổi mới quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa gắn với nhiệm vụ tăng trưởng xanh; quán triệt tư tưởng Nhà nước là
yếu tố quyết định hàng đầu đối với tăng trưởng kinh tế. Theo đó, phải đổi mới hoạt
động của Nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước và hình thành khung pháp
luật, thể chế kinh tế có lợi cho phát triển đội ngũ doanh nghiệp đảm bảo tăng trưởng
kinh tế. Nhanh chóng phát triển đội ngũ doanh nghiệp lớn của người Việt Nam và tìm
biện pháp thu hút các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia là hai ý đồ cực kỳ quan trọng mà
tác giả đã chỉ ra cần nhận thức đúng đắn ở các cấp, các ngành và cần được thể chế hóa
một cách có hiệu lực, hiệu quả.

×