BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ÐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ QUANG TRÍ
ÐIỀU TRỊ GÃY LIÊN MẤU CHUYỂN
XƯƠNG ÐÙI NGƯỜI GIÀ BẰNG KHUNG
CỐ ÐỊNH NGOÀI
Chuyên ngành : Chấn thương chỉnh hình
Mã số : 62.72.07.25
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
Công trình được hoàn thành tại:
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS. Nguyễn Quang Long
2. TS. Nguyễn Thế Luyến
Phản biện 1:
PGS. TS. Phạm Đăng Ninh
Học viện Quân Y
Phản biện 2:
PGS. TS. Lưu Hồng Hải
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Phản biện 3:
TS. Lương Đình Lâm
Bệnh viện Chợ Rẫy
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước
họp tại
vào lúc ngày tháng năm 20
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
1. Thư viện Quốc gia Việt Nam
2. Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh
3. Thư viện Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ
1. Lê Quang Trí & CS (2013), “Nghiên cứu ứng dụng bất động
ngoài tự chế điều trị gãy liên mấu chuyển người cao tuổi”, Tạp
chí Y học Việt Nam, Tổng hội Y Dược học Việt Nam, số đặc biệt
tháng 10, tr. 319 – 324.
2. Lê Quang Trí (2008), “Điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi
người cao tuổi bằng khung cố định ngoài dưới màn tăng sáng”,
Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, số đặc biệt chuyên đề
ngoại chuyên ngành, tập 12, 4, tr. 1 – 9.
3. Lê Quang Trí (2010), “Điều trị gãy liên mấu chuyển người già
bằng khung cố định ngoài composit”, Tạp chí Y học Việt Nam,
Tổng hội Y học Việt Nam, tập 374, 2, tr. 326 – 331.
4. Lê Quang Trí (2012), “Một số đặc điểm giải phẫu học đầu trên
xương đùi ở người Việt Nam”, Tạp chí Y Dược học lâm sàng
108, Viện nghiên cứu Y Dược lâm sàng 108, tập 7, 5, tr. 48 – 55.
1
GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
Đặt vấn đề
Gãy LMCXĐ khá phổ biến, chiếm 55% các loại gãy đầu trên
xương đùi; hay xảy ra ở người già; phụ nữ gặp nhiều gấp 2-3 lần
nam giới.
Người già ngoài loãng xương còn có thể có các bệnh mạn tính
kèm theo như: bệnh tim mạch, bệnh về đường hô hấp, các bệnh lý về
nội tiết và rối loạn chuyển hóa, sa sút trí tuệ, thoái hoá hệ thống cơ
xương khớp, v.v. Do đó trước đây bảo tồn là phương pháp điều trị
chủ yếu, mặc dù thường gặp nhiều biến chứng.
Ngày nay, nhờ sự phát triển của chuyên ngành Gây mê - Hồi
sức, Công nghệ chế tạo các dụng cụ kết hợp xương, điều trị các gãy
LMCXĐ cho người già bằng phương pháp phẫu thuật đã được
thống nhất. Nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể phẫu
thuật kết hợp xương bên trong, ngay tại các nước phát triển như
Pháp, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ đã có những nghiên cứu sử dụng KCĐN điều
trị gãy LMCXĐ trên người già có nhiều bệnh lý nội khoa kết hợp,
do phương pháp này có những ưu điểm như: can thiệp tối thiểu ít
sang chấn thêm với kỹ thuật đơn giản; thời gian phẫu thuật nhanh,
mất máu không đáng kể, cố định đủ vững giúp người bệnh đỡ đau
và tập PHCN sớm tránh các biến chứng do nằm lâu.
Hiện nay tại Việt Nam, các trung tâm y tế lớn có đủ điều kiện về
con người và trang thiết bị, đa phần phẫu thuật KHX bên trong điều
trị gãy LMC xương đùi, áp dụng chung với người già đủ điều kiện
phẫu thuật. Còn lại, đa số không can thiệp gì, và người bệnh tự diễn
biến đến những biến chứng do nằm lâu, không vận động và tử vong.
Vì vậy, lượng bệnh nhân lớn tuổi gãy LMC không được phẫu thuật ở
nước ta mặc dù chưa được thống kê cụ thể nhưng còn rất lớn, hơn
nữa điều kiện kinh tế của đa số bệnh nhân còn khó khăn, không đủ
kinh phí cho việc điều trị phẫu thuật KHX bên trong hay thay khớp.
Nên nhu cầu sử dụng hình thức CĐN trong điều trị gãy LMC người
già còn nhiều. Tuy nhiên trong nước hiện nay, việc ứng dụng chưa
nhiều, chưa có bất kỳ một nghiên cứu nào có hệ thống về điều trị gãy
2
LMCXĐ bằng KCĐN. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi người già bằng khung cố
định ngoài” .
Đề tài được nghiên cứu với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá kết quả điều trị gãy vùng LMCXĐ người già bằng
phương pháp CĐN và phân tích sự khác biệt giữa hai hình thức
xuyên đinh vào thân xương đùi ở gần và xa ổ gãy.
2. Mô tả các biến chứng thường gặp của phương pháp CĐN trong
điều trị gãy LMCXĐ người già.
Tính cấp thiết của đề tài
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mong muốn đánh giá
hiệu quả của phương pháp cố định ngoài (CĐN) trong điều trị gãy
LMC xương đùi người già, đối tượng mà không phải lúc nào cũng
tiến hành được những phẫu thuật lớn, nhưng nếu không can thiệp sẽ
dẫn đến tàn tật và tử vong do những biến chứng toàn thân.
Những đóng góp mới của luận án
- Khẳng định phương pháp cố định ngoài hoàn toàn có thể điều
trị tốt cho những trường hợp gãy LMC xương đùi người già, và có
ưu điểm hơn so với phương pháp phẫu thuật kết hợp xương (KHX)
bên trong. Vì đây là phương pháp can thiệp ít xâm lấn, thời gian
phẫu thuật nhanh, mất máu không đáng kể, bệnh nhân đỡ đau và tập
phục hồi sớm, tránh được các biến chứng do nằm lâu đặc biệt trên
người già có thoái hóa đa cơ quan.
- Với những ưu điểm của kỹ thuật xuyên đinh vào thân xương
đùi ở vùng gần ổ gãy (ngay dưới mấu chuyển), chúng ta cần chọn
những dạng khung CĐN có kết cấu đạt được kỹ thuật xuyên đinh
gần ổ gãy.
- Mô tả được các biến chứng thường gặp khi tiến hành phương
pháp CĐN điều trị loại gãy này là:
Ngắn chi
Khép góc cổ thân
Thất bại dụng cụ
Nhiễm trùng chân đinh
3
Bố cục của luận án
Luận án có 120 trang, gồm: Đặt vấn đề 3 trang; tổng quan 38
trang; đối tượng và phương pháp nghiên cứu 15 trang; kết quả
nghiên cứu 34 trang; bàn luận 27 trang, kết luận 2 trang và kiến nghị
1 trang. Có 37 bảng, 7 biểu đồ, 25 hình. Có 116 tài liệu tham khảo
gồm 21 tiếng Việt, 89 tiếng Anh và 6 tiếng Pháp.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về gãy LMC xương đùi
1.1.1. Đặc điểm về bệnh lý và tổn thương giải phẫu bệnh: Gãy
LMC xương đùi là loại gãy xương nặng hay gặp ở người lớn tuổi. Là
loại gãy ngoài bao khớp, trong vùng xương xốp với hệ thống mạch
máu nuôi dồi dào nên gãy xương thường mất máu nhiều và bất kỳ
phương pháp điều trị nào cũng dễ đưa đến kết quả liền xương.
1.1.2. Cơ chế chấn thương: Khác với người trẻ; gãy LMCXĐ xảy ra
do chấn thương mạnh: tai nạn ô tô, xe máy, ngã cao, v.v. Ngược lại,
gãy LMCXĐ ở người già xảy ra sau một chấn thương nhẹ như trượt
chân ngã đập mông xuống sàn nhà. Đó là hậu quả của bệnh loãng
xương.
1.1.3. Ảnh hưởng của gãy LMC tới sức khỏe NB và kinh tế xã
hội: Gãy LMC nếu không được điều trị tích cực sẽ dẫn đến các biến
chứng nặng nề như: loét do tỳ đè, tắc mạch, viêm phổi do ứ đọng,
v.v. dẫn đến tử vong. Ngày nay, nhờ các tiến bộ trong điều trị tỷ lệ tử
vong sau gãy LMC đã giảm rất nhiều, nhưng khả năng PHCN sau PT
vẫn còn rất hạn chế, do bản chất bệnh lý của hệ cơ – xương – khớp
của người già.
1.1.4. Phân loại gãy vùng mấu chuyển.
Với sự phân loại đơn giản và khả năng tiên lượng kết quả nắn
chỉnh, phân loại của Jensen rất phù hợp với nghiên cứu của chúng
tôi, giúp ích trong việc điều trị và tiên lượng bệnh. Vì vậy, chúng tôi
đã chọn phân loại này trong nghiên cứu.
4
- Loại 1: Đường gãy đi qua giữa 2 mấu chuyển, có thể không di
lệch (loại Ia) hoặc di lệch ổ gãy (loại Ib), tương ứng với loại 1 và 2
của Evans.
- Loại 2: Gãy LMC có kèm hoặc mảnh gãy sau ngoài hoặc mảnh
gãy sau trong, tương ứng với loại 3 và 4 của Evans.
- Loại 3: Gãy LMC kèm cả 2 mảnh gãy của 2 mấu chuyển,
tương ứng với loại gãy 4 phần của Evans.
1.1.5. Điều trị gãy liên mấu chuyển
1.1.5.1. Các phương pháp điều trị bảo tồn
- Phương pháp bó bột (Whitmann, chống xoay)
- Phương Pháp kéo liên tục (Steimann, Boehler)
- Phương Pháp không cố định (Shaftan)
Ngày nay, phương pháp điều trị bảo tồn gãy LMC duy nhất ; có
ít nhiều hiệu quả còn tồn tại đó là phương pháp kéo liên tục.
1.1.5.2. Các phương pháp điều trị phẫu thuật
Do các phương pháp điều trị bảo tồn để lại nhiều biến chứng,
nên ngày nay đa số tác giả nghiên cứu gãy xương VMCXĐ đề
nghị phẫu thuật KHX bên trong vững chắc là phương pháp điều trị
tiêu chuẩn.
Phẫu thuật với dụng cụ nẹp vít nén ép trượt
Phẫu thuật bằng dụng cụ nội tủy
Phương pháp nắn kín và cố định ngoài
Phương pháp sử dụng dụng cụ cố định ngoài, được coi là phương
pháp điều trị bảo tồn có can thiệp (xuyên đinh qua da, dưới gây tê tại
chỗ), được chỉ định cho những trường hợp quá già yếu, không còn
khả năng đi lại và không còn khả năng phẫu thuật.
1.4. Biến chứng của gãy xương vùng mấu chuyển xương đùi
Bao gồm những biến chứng sớm và muộn, biến chứng sớm là
sốc chấn thương và tắc mạch máu do mỡ. Những biến chứng
muộn là:
5
1.4.1. Những biến chứng trong quá trình phẫu thuật
Còn di lệch các đoạn gãy
Tổn thương mạch máu vùng chậu do xuyên kim định hướng
Vị trí vít đầu trong chỏm xương đùi không chính xác
Xoay chỏm xương đùi trong quá trình xuyên vít đầu
Chiều dài vít đầu không phù hợp.
1.4.2. Những biến chứng trong giai đoạn liền vết mổ
Những rối loạn trong giai đoạn liền vết mổ bao gồm tiết dịch, tụ
máu, nhiễm trùng nông và nhiễm trùng sâu, được ghi nhận từ 1% đến
16% các trường hợp.
1.4.3. Những biến chứng trong quá trình liền xương
Thất bại cơ học của sự kết hợp xương bên trong
Thường gặp di lệch khép góc cổ thân, bật vít khỏi cổ chỏm. Tại vị
trí xương gãy thường xảy ra gãy dụng cụ do mỏi và cong đinh, có thể
gặp lỏng và tuột vít, gãy vít hoặc có thể gãy xương nơi đặt vít.
Di lệch cổ chỏm và đoạn gãy thân xương đùi di lệch vào trong
Di lệch này gây nên ngắn chi, mất mối tương quan giữa tâm
chỏm và đỉnh mấu chuyển lớn, ảnh hưởng nhiều đến chức năng của
khớp háng.
Hoại tử cổ xương đùi
Ngoài ra, các biến chứng xảy ra trong quá trình liền xương còn phải
kể đến: chậm liền xương, khớp giả và can lệch.
1.4.4. Những biến chứng phát sinh hoặc tồn tại từ thời điểm
phẫu thuật hoặc trong quá trình liền xương
Ngắn chi
Gãy thân xương đùi sau phẫu thuật
Gãy dưới chỏm của cổ xương đùi
Đau vùng đùi và đau khi dạng đùi
Tổn thương mạch máu
Hoại tử vô mạch chỏm xương đùi
6
1.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.5.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài
Năm 1957, Irvin H. Scott, một Bác sỹ người Mỹ đã thông báo
112 trường hợp được kết hợp xương bên ngoài. Tác giả kết luận
rằng: “Cố định bên ngoài là phương pháp điều trị thích hợp cho gãy
LMC xương đùi, kết quả đạt được đầy hứa hẹn so với các phương
pháp khác.
Tiếp sau Scott, người có công lớn để duy trì và phát triển phương
pháp này là hai cha con nhà Alcivar. Giai đoạn đầu họ đã sử dụng
KCĐN Roger Anderson điều trị cho 950 trường hợp gãy LMC. Năm
2001, tác giả đã ứng dụng khung Orthofix điều trị cho 78 trường hợp,
kết luận rằng phương pháp cố định ngoài nhiều ưu điểm hơn điều trị
bảo tồn và là lựa chọn khi chống chỉ định với các phương pháp phẫu
thuật khác.
Nhiều tác giả khác cũng nghiên cứu phương pháp này và có kết
luận tương tự.
1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ghi nhận tình hình ứng dụng phương pháp CĐN trong điều trị
gãy LMC tại nước ta, có những báo cáo đáng chú ý sau đây:
- Từ năm 1997 đến 10/2003 Nguyễn Văn Tín và cộng sự tại bệnh
viện Trung ương Quân đội 108 đã ứng dụng cọc ép răng ngược chiều
(CERNC) điều trị cho 27 bệnh nhân gãy nền cổ và vùng LMC xương
đùi, nhưng chưa có tổng kết.
- Năm 1998 đến tháng 10/2003 Vũ Hữu Dũng và cộng sự đã ứng
dụng CERNC điều trị gãy LMC xương đùi cho 29 bệnh nhân cao
tuổi, theo dõi trong 1 năm được 18 trường hợp với kết quả như sau:
Tốt: 83,3%; Khá: 16,7%; Kém: 0%.
- Lê Quang Trí và cộng sự (2003) đã ứng dụng khung cố định
ngoài tự chế điều trị cho 40 bệnh nhân có độ tuổi từ 60 trở lên, kết
quả như sau: Liền xương: 31 bệnh nhân; Tử vong: 01 bệnh nhân do
bệnh lý nhồi máu cơ tim; Đánh giá theo mức độ phục hồi chức năng:
Tốt: 35,5% - Trung bình: 48,5% - Xấu: 16%.
7
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân được chẩn đoán là gãy xương vùng liên mấu
chuyển, lần lượt được chọn vào mẫu:
- Nhóm 1: 55 bệnh nhân thu nhận tại Bệnh viện Chấn Thương
Chỉnh Hình Thành Phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ 10/2005 đến
tháng 6/2006.
- Nhóm 2: 54 bệnh nhân thu nhận tại 03 bệnh viện là Bệnh viện
Quân Dân Miền Đông, Bệnh viện cấp cứu Sài Gòn, Bệnh viện 7B
trong thời gian từ 10/2007 đến tháng 10/2012.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh
- Bệnh nhân lớn hơn 60 tuổi.
- Các bệnh nhân gãy LMC xương đùi do chấn thương từ độ Ib
đến độ III theo phân loại của Jensen
- Tình trạng vận động trước khi gãy xương là bệnh nhân vẫn còn đi
lại được.
- Còn hợp tác tốt với công tác điều trị về mặt ý thức.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân chuyển nặng qua mức độ nguy cơ (ASA) V và VI
trong quá trình chuẩn bị phẫu thuật.
- Bệnh nhân và thân nhân không đồng ý với phương pháp điều trị.
2.2. Vật liệu và trang thiết bị nghiên cứu
- Mẫu bệnh án có sẵn dùng để ghi nhận toàn bộ các thông tin,
kết quả thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng của các bệnh nhân
nghiên cứu.
- Các loại trang thiết bị như: dụng cụ đo chiều dài và góc; bộ
dụng cụ CĐN và các trợ cụ giúp cho việc đặt CĐN.
2.2.1. Dụng cụ đo chiều dài và đo góc
Bộ thước đo góc tiêu chuẩn (Goniometer Standard) của hãng
TIGER sản xuất tại Nhật Bản
8
2.2.2. Dụng cụ thực hiện kỹ thuật
Khung CĐN và các trợ cụ giúp cho việc đặt CĐN bao gồm: 1.
Khung CĐN Composit; 2. Dụng cụ định hướng 2. Kim vào cổ chỏm;
3. Hướng dẫn khoan; 4. Đinh Schanz cổ chỏm kích thước 6,5 mm x
20 cm; 5. Đinh thân xương đùi 5,0 mm x 15cm; 6. Khoan nòng 5,0
mm và kim định hướng; 7. Khoan vỏ xương 4,0 mm; 8. Khoan tay;
9. Khoan máy.
2.2.2.1. Khung kim loại dùng cho các bệnh nhân bắt đinh xa ổ gãy
Là loại khung được chế tạo từ thép không rỉ 36-L, do nhóm
nghiên cứu tự thiết kế và Công ty Hào Nam sản xuất và Bộ Y tế cho
phép lưu hành.
2.2.2.2. Khung Composit dùng cho các bệnh nhân bắt đinh gần ổ gãy
Chúng tôi đã kết hợp với Trung tâm vật liệu mới Hà Nội thiết
kế và sản xuất KCĐN bằng vật liệu Composit dùng để điều trị gãy
VLMCXĐ.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Đây là nghiên cứu quan sát, mô tả tiến cứu, có theo dõi dọc,
theo mẫu bệnh án thống nhất, có phân tích hai kỹ thuật xuyên
đinh khác nhau.
2.3.1. Cỡ mẫu nghiên cứu
Sử dụng phương pháp chọn mẫu có chủ đích. Nhà nghiên cứu
chủ định chọn vào nghiên cứu các đối tượng theo tiêu chuẩn lựa
chọn và loại trừ. Với cỡ mẫu:
2
2
2/1
)1(
d
p
Với: 05,0
(xác suất sai lầm loại 1)
2/1
=1,96 (trị số từ phân phối chuẩn)
d = 0,07 (độ chính xác)
p = 0,95 (tỷ lệ kết quả mong muốn theo y văn)
N = 37,24
9
Số mẫu cần để đạt độ chính xác 0,07 thì cỡ mẫu khảo sát phải
38 người.
2.3.2. Kỹ thuật chọn mẫu
2.3.2.1. Quần thể đích
Những nạn nhân già bị gãy LMC xương đùi, có kèm theo những
bệnh lý mạn tính khác như tim mạch, hô hấp, nội tiết, ung thư, v.v.
Hoặc trong những điều kiện không thể thực hiện phẫu thuật đặt dụng
cụ KHX bên trong.
2.3.2.2. Quần thể chọn mẫu
Nhóm thứ nhất là những bệnh nhân gãy LMC xương đùi nhập
viện ngẫu nhiên vào Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình Thành Phố
Hồ Chí Minh từ tháng 10 năm 2005 đến tháng 6 năm 2006, các bệnh
nhân này chúng tôi đưa vào nhóm nghiên cứu sử dụng khung CĐN
dạng Hoffmann (do Công ty Hào Nam sản xuất) có cấu trúc nhóm
đinh xuyên vào thân xương đùi nằm cách xa ổ gãy (xuyên vào khối
cơ rộng ngoài đùi) gọi chung là Nhóm đinh xa ổ gãy.
Nhóm thứ hai đưa vào nhóm sử dụng khung CĐN dạng
Orthofix được sản xuất bởi Trung tâm vật liệu mới – Bộ Khoa học
và Công nghệ Việt Nam. Cấu trúc của dạng khung này cho phép
xuyên nhóm đinh thân gần sát với ổ gãy LMC, tránh việc xuyên đinh
vào khối cơ rộng làm ảnh hưởng đến cơ năng khớp gối trong quá
trình mang khung, gọi chung là Nhóm đinh gần ổ gãy.
2.3.3. Phương pháp tiến hành thu thập thông tin
Tất cả thông tin về hành chính, bệnh sử, tiền căn, quá trình điều
trị và theo dõi được ghi vào mẫu bệnh án thiết kế sẵn cho nghiên cứu.
Ghi nhận thông tin trong quá trình phẫu thuật và hậu phẫu
Theo dõi bệnh nhân trong 1 năm, tái khám ở các thời điểm 1
tháng, 2 tháng, thời điểm lấy khung, 6 tháng và 1 năm.
2.4. Các biến số cần đánh giá
- Thời điểm phẫu thuật
-
Đánh giá nguy cơ trong phẫu thuật theo hiệp hội gây mê
Hoa Kỳ (ASA).
10
- Phân loại gãy xương theo Jensen.
- Thời gian mổ.
-
Kết quả nắn chỉnh ổ gãy và di lệch thứ phát sau KHX
theo Jensen
- Kết quả nắn chỉnh trên hình ảnh C- arm và X quang ngay sau
mổ theo Baumgaertner chia ra làm 3 mức độ: tốt, chấp nhận và xấu.
- Góc cổ thân xương đùi.
- Đau: dựa vào thang điểm VAS (visual analogue scale), NRS
(numeric rating scale) và vẻ mặt
-
Đau khi vận động PHCN: ghi nhận có hay không đau khi
vận động.
-
Các biến dạng: Ngắn chi; Xoay ngoài hoặc xoay trong;
Dang hoặc khép; Mức độ gập gối và gập háng; Khả năng vận
động tại giường
- Liền xương
- Biến chứng: Nhiễm trùng chân đinh; Viêm xương; Chậm liền
xương; Khớp giả
- Phục hồi cơ năng: đánh giá dựa vào 4 tiêu chuẩn của Kyle và
cộng sự theo 4 mức độ: Rất tốt; tốt; trung bình; xấu.
2.5. Quản lý và phân tích số liệu
Tất cả các thông tin ghi nhận trên bệnh nhân được nhập vào bảng
biến số của phần mềm thống kê STATA 12.0. Sử dụng các thuật toán
thống kê thích hợp.
2.6. Phương pháp khắc phục sai lệch
2.6.1. Kiểm soát sai lệch chọn lựa
Tập huấn một cách hệ thống những người tham gia nghiên cứu.
2.6.2. Kiểm soát sai lệch thông tin
Tất cả các thông tin từ bệnh nhân được tác giả ghi nhận và kiểm
chứng qua hồ sơ và hình ảnh.
11
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu
Đây là nghiên cứu ứng dụng lâm sàng, đã được nhiều tác giả
trên thế giới tiến hành và khẳng định là một phương pháp điều trị.
Chúng tôi tiến hành được sự đồng thuận của cở sở y tế và của người
bệnh. Trong quá trình nghiên cứu, nghiên cứu viên luôn đảm bảo
tuân thủ đúng đề cương nghiên cứu.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đánh giá kết quả điều trị gãy vùng liên mấu chuyển xương
đùi người già bằng phương pháp cố định ngoài và so sánh sự
khác biệt giữa hai hình thức xuyên đinh vào thân xương đùi ở
gần và xa ổ gãy.
3.1.1. Một số đặc điểm của gãy liên mấu chuyển xương đùi
của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
: tuổi trung bình 77,3 tuổi; có
34 nam và 75 nữ. TNGT chiếm 11,9%, TNLĐ chiếm 1,8% và
TNSH chiếm 86,2%.
3.1.2. Kết quả điều trị gãy xương vùng mấu chuyển xương đùi
người già bằng phương pháp cố định ngoài
3.1.2.1.Kết quả nắn xương trong khi phẫu thuật
Bảng 3.10. Kết quả nắn xương khi phẫu thuật theo nhóm nghiên cứu
Đinh xa ổ gãy
(n=55)
Đinh gần ổ
gãy
(n=54)
Kết quả
nắn chỉnh
khi mổ
SL TL (%) SL
TL (%)
Tổng
(n=109)
p
Tốt 39 70,9 46 85,2
85
(77,9%)
0,07
Chấp nhận 11 10,1 8 14,8
19
(17,5%)
0,54
Xấu 5 9,1 0 - 5 (4,6%) 0,07
Tổng
55 50,5 54 49,54
109
(100%)
12
3.1.2.4. Đánh giá về thời gian phẫu thuật
Bảng 3.13. Thời gian phẫu thuật trung bình theo nhóm nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu
Thời gian phẫu thuật (phút)
TB ± SD (min – Max)
p
Đinh xa ổ gãy (n=55) 23,2 ± 3,6 (17 – 30)
Đinh gần ổ gãy (n=54) 23,6 ± 3,6 (20 – 40)
Chung (n=109) 23,4 ± 3,6 (17 – 40)
0,637
a
a. Man - Whitney test
3.1.2.7. Kết quả về thời gian liền xương và lấy khung
Trong nghiên cứu chúng tôi xác định thời gian liền xương là thời
gian lấy khung
Bảng 3.19. Thời gian liền xương trung bình của nhóm nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu
Thời gian liền xương
trung bình (ngày)
TB ± SD (Min – Max)
p
Đặt đinh xa ổ gãy (n=54)* 90,4 ± 10,4 (70-126)
Đặt đinh gần ổ gãy (n=54) 86,9 ± 7,4 (70 – 112)
Chung 88,6 ± 9,1 (70 – 126)
0,047
a
*
Bệnh nhân số 14 tử vong sau 2 tuần sau mổ nên chỉ còn 54
trường hợp
a. Mann - Whitney test
3.1.2.9. Kết quả về phục hồi cơ năng
Theo dõi phục hồi chức năng tại hai thời điểm 6 tháng và 1 năm,
chúng tôi có kết quả theo tiêu chuẩn của Kyle RF như sau:
13
Bảng 3.25. Kết quả phục hồi chức năng theo Kyle ở thời điểm 6
tháng và 1 năm
Vị trí đặt đinh
Kyle 6 tháng
(n=105)*
Xa ổ gãy
(n=53)
Gần ổ gãy
(n=52)
Tổng p
Rất tốt 20 (37,7%) 34 (65,4%)
54
(51,4%)
0,0046
Tốt 10 (18,9%) 12 (23,1%)
22
(21,0%)
0,596
Trung bình 17 (32,1%) 4 (7,7%)
21
(20,0%)
0,0018
Xấu 6 (11,3%) 2 (3,8%) 8 (7,6%) 0,28
p, χ2 p=0,003 χ2=13,85
Kyle 12 tháng
(n=102)**
Xa ổ gãy
(n=53)
Gần ổ gãy
(n=52)
Tổng
p-
value
s
Rất tốt 26 (52,0%) 37 (71,2%)
63
(61,8%)
0,046
6
Tốt 9 (18,0%) 10 (19,2%)
19
(18,6%)
0,87
Trung bình 10 (20,0%) 3 (5,8%)
13
(12,8%)
0,031
Xấu 5 (10,0%) 2 (3,8%) 7 (6,8%) 0,402
p, χ2 p = 0,072 χ2 = 6,99
* Có 4 Bệnh nhân không đánh giá được là 14 (tử vong sau 2 tuần),
16 (tử vong sau 5 tháng), 74 (tử vong sau 5 tháng), 76 (tử vong sau
6 tháng).
** Thêm 3 bệnh nhân không đánh giá được: 28 và 32 (gãy lại cổ
xương đùi tháng thứ 7), 35 (gãy lại cổ xương đùi tháng thứ 8). Tất cả
các bệnh nhân gãy lại đều do ngã.
14
Nhận xét:
Bảng trên cho thấy, tại thời điểm 6 tháng và 12 tháng, tỷ lệ phục
hồi chức năng đạt kết quả rất tốt ở nhóm đặt đinh gần ổ gãy cao hơn
có ý nghĩa thống kê so với nhóm đặt đinh xa ổ gãy với p < 0,05. Và
ngược lại tỷ lệ phục hồi chức năng đạt kết quả trung bình và xấu ở
nhóm đặt đinh gần ổ gãy thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm
đặt đinh xa ổ gãy với p < 0,05.
3.2. Các biến chứng thường gặp của gãy xương và quá trình
điều trị
3.2.1. Biến chứng sớm của gãy xương
Trong 109 trường hợp nghiên cứu, chỉ có 06 trường hợp có tổn
thương kết hợp chiếm tỷ lệ 5,5%. Trong đó có 03 trường hợp gãy chi
trên (đầu dưới xương quay), 02 trường hợp gãy xương khung chậu
(gãy ngành ngồi chậu cùng bên) và 01 trường hợp chấn thương sọ não.
Không có trường hợp nào xảy ra các biến chứng sớm của gãy
xương như sốc chấn thương hay tắc mạch do mỡ.
3.2.2. Biến chứng trong mổ, thể tích máu mất, thể tích
máu truyền
Trong toàn bộ lô nghiên cứu của chúng tôi không có trường hợp
nào có tai nạn hay biến chứng gì trong lúc mổ, thể tích mất máu là
không đáng kể, chỉ có một trường hợp truyền trong mổ do bệnh nhân
có rối loạn đông máu.
3.2.3. Các biến dạng sau mổ và sau 6 tháng
Thời điểm sau mổ có 8 trường hợp biến dạng khép và ngắn
chi chiếm tỷ lệ 7,3% ở thời điểm sau mổ; Thời điểm lấy khung có
10 trường hợp bị biến dạng chiếm tỷ lệ chung là 9,3%. Không có
trường hợp nào biến dạng xoay trong hoặc xoay ngoài nhìn thấy
trên lâm sàng.
15
3.2.5. Biến chứng ngắn chi
Bảng 3.33. Tỷ lệ bệnh nhân có tình trạng ngắn chi
Nhóm nghiên cứu
Ngắn chi
Đinh xa ổ gãy
(n=54)
Đinh gần ổ gãy
(n=54)
Tổng
Có
Mức độ ngắn
TB
9 (16,7%)
13,09 ± 4,9
3 (5,6%)
16,7 ± 5,8
12
(11,1%)
0,411
a
Không 45 (83,3%) 51 (94,4%)
96
(88,9%)
p, χ2 P = 0,062 χ2 = 3,375
a. Mann – Whitney test
3.2.6. Tình trạng chân đinh
Thời điểm tháng đầu sau mổ, không có chân đinh nào bị nhiễm
trùng. Thời điểm sau mổ 1 tháng, có 8 đinh (5 đinh 1 và 3 đinh 2/5
BN, chiếm 4,6%) bị nhiễm trùng chiếm tỷ lệ 1,9% (8/432 chân
đinh). Thời điểm sau mổ 2 tháng, không có đinh nào bị nhiễm
trùng. Thời điểm lấy khung, chỉ có 1 chân đinh bị nhiễm trùng trên
tổng số 432 chân đinh (1/108 bệnh nhân, chiếm 0,9%) chiếm tỷ lệ
0,2%. Thời điểm sau mổ 6 tháng, chỉ có 1 sẹo chân đinh bị nhiễm
trùng trên tổng số 420 chân đinh (1/105 bệnh nhân, chiếm 0,95%)
chiếm tỷ lệ 0,2%. Thời điểm sau mổ 12 tháng, không có sẹo chân
đinh nào bị nhiễm trùng.
3.2.7. Biến chứng thất bại dụng cụ
Thời điểm sau mổ 1 tháng, có 2 trường hợp có biến chứng dụng
cụ chiếm 1,9% trong đó nhóm đặt đinh xa ổ gãy có 1 trường hợp
(BA số 1) và nhóm đặt đinh gần ổ gãy có 1 trường hợp (BA số 73).
Các trường hợp này là trồi đinh vào khớp háng (BA 1) và gãy đinh
số 3 (BA 73). Sự khác biệt về biến chứng do dụng cụ giữa 2 nhóm
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
16
Thời điểm sau mổ 2 tháng và tới thời điểm lấy khung, chỉ còn 1
trường hợp có biến chứng dụng cụ chiếm 0,9% là bệnh nhân số 73 -
nhóm đặt đinh gần ổ gãy, gãy đinh số 3.
Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. Đánh giá kết quả điều trị gãy vùng liên mấu chuyển xương
đùi người già bằng phương pháp cố định ngoài và so sánh sự
khác biệt giữa hai hình thức xuyên đinh vào thân xương đùi ở
gần và xa ổ gãy.
4.1.1. Đặc điểm lâm sàng: Gãy LMC thường gặp ở người lớn tuổi,
tuổi trung bình trên 70 tuổi, trong nghiên cứu của chúng tôi là 77,3
tuổi. Do có liên quan đến vấn đề loãng xương nên tỷ lệ nữ thường
cao hơn nam. Cơ chế chấn thương nhẹ, đơn giản nên cũng không có
biến chứng nặng ngay từ đầu.
4.1.2. Kết quả điều trị gãy xương vùng mấu chuyển xương
đùi người già và phân tích sự khác biệt giữa hai hình thức
xuyên đinh.
4.1.2.1. Kết quả nắn chỉnh
Mặc dù Baumgaertner và cộng sự (1995) đã đưa ra tiêu chuẩn để
đánh giá kết quả nắn chỉnh xương, nhưng các tác giả nghiên cứu về
phương pháp CĐN trong điều trị gãy LMC chưa đưa ra số liệu nào
cụ thể trong quá trình nắn chỉnh. Theo Baumgaertner, trong nhóm
nghiên cứu 198 TH phẫu thuật KHX bên trong điều trị gãy vùng liên
mấu chuyển, có mức độ nắn chỉnh như sau: Tốt: 45,9%, chấp nhận:
39,3% và xấu là 14,6%.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, từng trường hợp nắn chỉnh trên
bàn kéo xương được ghi nhận kết quả qua màn hình tăng sáng (C-
Arm) và phân tích. Kết quả nắn chỉnh cho hiệu quả nắn xương tốt có
85 trường hợp (77,9%), ở mức độ chấp nhận có 19 trường hợp
(17,5%), xấu có 5 trường hợp (4,6%) (bảng 3.11). Như vậy so với
Baumgaertner, chúng tôi có kết quả nắn chỉnh tốt hơn, có thể do
chúng tôi nắn kín sẽ dễ dàng hơn so với mở ổ gãy trong nghiên cứu
17
của Baumgaertner. Kết quả này phụ thuộc rất nhiều đến thời điểm
phẫu thuật, những trường hợp được phẫu thuật sớm, việc nắn chỉnh
dễ dàng và đa số cho kết quả tốt. Còn những trường hợp phẫu thuật
muộn, đặc biệt sau 10 ngày, thường khó khăn trong nắn chỉnh và cho
kết quả xấu.
Về kết quả nắn xương, ở nhóm đặt đinh gần ổ gãy có kết quả nắn
xương tốt cao hơn nhóm đặt đinh xa ổ gãy, tuy nhiên sự khác biệt là
không có ý nghĩa thống kê, nhưng điều này có thể chứng minh cho
việc nếu thời điểm phẫu thuật càng kéo dài thì kết quả nắn chỉnh
càng xấu đi và ngược lại nếu được phẫu thuật sớm thì kết quả nắn
chỉnh tốt hơn.
4.1.2.3. Thời gian phẫu thuật
Ưu điểm đầu tiên của phương pháp CĐN có thể kể đến là thời
gian PT ngắn hơn so với các phương pháp khác, do kỹ thuật nắn
chỉnh kín trên bàn kéo xương rất dễ dàng và xuyên đinh qua da
không mất nhiều thời gian như việc PT mở ổ gãy đặt dụng cụ bên
trong. Tuyệt đại đa số các tác giả nghiên cứu điều trị gãy xương vùng
này đều đồng ý với ý kiến trên.
Alcivar E. và cộng sự (2001) sử dụng phương pháp mới OPF
điều trị gãy đầu trên xương đùi có thời gian PT 24 phút. Esser M.P.
và cộng sự (1986) so sánh giữa 2 phương pháp KHX bên trong JNP
và DHS điều trị gãy LMC có thời gian PT dài hơn KHX bên ngoài
lần lượt là 48 phút và 57 phút. Hardy và cộng sự năm 1998 sử dụng
CHS có thời gian PT là 57 phút và IMHS là 71 phút. Trong khi các
tác giả sử dụng KCĐN điều trị loại gãy VLMC có thời gian ngắn
hơn rất nhiều như: Kourtzis N. và cộng sự có thời gian PT là 19,6
phút, Milenkovic so sánh giữa CĐN và cố định bên trong là 21 phút
và 42,5 phút, Moroni A. năm 2004 có thời gian PT trung bình khi
sử dụng KCĐN là 34 phút và DHS là 64 phút.
Như vậy thời gian mổ của các phương pháp phẫu thuật mở để đặt
dụng cụ bên trong như hệ thống nén ép khớp háng động bằng vít đầu
hay hệ thống đinh nội tủy có vít đầu vừa chốt vừa nén ép đều có thời
gian phẫu thuật trên 40 phút. Trong khi đó phương pháp CĐN chỉ
mất tối đa 34 phút, thông thường khoảng hơn 20 phút. Nghiên cứu
18
của chúng tôi, cũng như các tác giả khác, thời gian mổ được tính từ
khi nắn chỉnh xuyên đinh đến khi đặt xong cố đinh ngoài, đạt được
thời gian phẫu thuật trung bình là 23,4 ± 3,6 phút (bảng 3.12), tương
đương với kết quả của các tác giả khác trên thế giới.
Thời gian phẫu thuật của phương pháp CĐN rõ ràng là một ưu
điểm rất lớn, phù hợp cho những bệnh nhân có nguy cơ cao trong
phẫu thuật, đòi hỏi thời gian nằm trên bàn mổ càng ngắn càng tốt. So
với các phương pháp KHX bên trong, phương pháp KHX bên ngoài
không mở ổ gãy có thời gian mổ chỉ bằng 1/3, điều đó cũng nói lên
phương pháp có những kỹ thuật đơn giản và dễ thực hiện, phẫu thuật
viên chấn thương chỉnh hình hay ngoại tổng quát có tay nghề và kinh
nghiệm là có thể thực hiện được.
4.1.2.7. Cơ năng khớp gối
Vấn đề tập vận động khớp gối được quan tâm đầu tiên khi bắt
đầu tập PHCN, trong nghiên cứu của chúng tôi tầm hoạt động khớp
gối ở thời điểm ngay những ngày sau mổ là 31,8
0
, ở thời điểm 1
tháng là 65,3
0
, thời điểm lấy khung sau 3 tháng là 95,9
0
và ở thời
điểm 06 tháng sau mổ là 128,8
0
(bảng 3.18). Như vậy có sự cải thiện
rất rõ khả năng gập gối ở từng thời điểm và phục hồi cơ năng khớp
gối hoàn toàn sau 6 tháng. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu
của các tác giả nước ngoài như Anil Dhal (1991) hay Barros JW
(1995) đều cho thấy trong thời gian mang khung CĐN, khả năng gập
gối chỉ ở mức độ từ 20
0
đến 120
0
, chỉ sau khi lấy khung gối mới có
thể gập hoàn toàn. Nhưng khả năng gập gối ở 2 nhóm nghiên cứu có
sự khác biệt rõ, ở thời điểm ngay sau mổ nhóm đinh xa ổ gãy chỉ gập
gối trung bình là 12,5
0
nhưng nhóm đinh gần ổ gãy gập được 50
0
; ở
các thời điểm 1 tháng khả năng gập gối của nhóm đinh gần ổ gãy là
101,3
0
nhưng nhóm đinh xa ổ gãy là 26,5
0
; ở thời điểm lấy khung thì
khả năng gấp gối của nhóm đinh gần ổ gãy là 129
0
so với nhóm đinh
xa ổ gãy là 57,7
0
. Sau bỏ khung, BN tập phục hồi tầm vận động khớp
tốt hơn, tuy nhiên khả năng gấp gối của nhóm đinh gần ổ gãy vẫn tốt
hơn nhóm đinh xa ổ gãy (p < 0,05). Kết quả này cũng phù hợp với
nghiên cứu của Alcivar, Ông cho rằng khi đặt các đinh thân càng cao
19
(gần khối mấu chuyển) thì đảm bảo việc cử động khớp gối và khớp
háng càng tốt hơn trong suốt quá trình mang khung CĐN.
Dhal A (1991) cho rằng Khi xuyên đinh xa ổ gãy LMC, tức
xuyên thấp ở thân xương đùi sẽ xuyên qua khối cơ rộng ngoài đùi
nên sẽ làm hạn chế cơ năng khớp gối và háng trong thời gian mang
khung. Vì vậy, cần phải xuyên đinh cao gần ổ gãy LMC sẽ tránh
được khối cơ rộng, tạo thuận lợi cho khớp gối tập hoạt động hết tầm
độ khớp.
4.1.2.8. Thời gian liền xương và lấy khung cố định ngoài
Trong phương pháp nghiên cứu của chúng tôi có qui định khi
đánh giá được liền xương trên lâm sàng và x quang sẽ tiến hành lấy
khung. Do đó thời gian lấy khung cũng là thời gian liền xương.
Các tác giả nghiên cứu ở nhóm KHX bằng khung CĐN cũng
cho kết quả liền xương rất tốt, đạt tỷ lệ 100% liền xương và thời
gian liền xương trung bình từ 12 đến 16 tuần như: Yilmaz Tomak
(2005) 12 tuần (sớm nhất là 10 tuần và muộn nhất là 18 tuần),
Nikolaos Kourtzis (2001) 13,91 tuần; Verkis (2011) 14 tuần;
Anil Dhal (1991) 16 tuần.
Nghiên cứu của chúng tôi có thời gian liền xương trung bình là
88,6 ngày (ngắn nhất là 70 ngày tương đương khoảng 10 tuần, thời
gian dài nhất là 126 ngày tương đương 18 tuần), cũng tương đương
kết quả của các tác giả khác (bảng 3.21). Thời gian mang khung của
nhóm đặt đinh gần ổ gãy ngắn hơn có ý ghĩa thống kê so với nhóm
đặt đinh xa ổ gãy. Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
(bảng 3.20).
Thông thường chúng tôi lấy khung khi đạt được liền xương trên
lâm sàng và phim X quang. Vấn đề này cũng được các tác giả nước
ngoài đồng tình như I.C. Vossinakis, L.S. Badras và cộng sự, Yilmaz
Tomak và cộng sự (2005).
4.1.2.9. Kết quả phục hồi chức năng
Chúng tôi theo dõi kết quả PHCN tại 2 thời điểm 06 tháng và 01
năm thấy có sự cải thiện rõ nét về mặt chức năng vận động giữa hai
thời điểm 06 tháng và 01 năm. Trong 06 tháng đầu có 3 trường hợp
20
tử vong, Sau 6 tháng có thêm 01 TH tử vong và 03 trường hợp gãy
cổ xương đùi do trượt té chúng tôi loại ra khỏi nghiên cứu. Như vậy
sau 01 năm, còn lại 102 trường hợp cho kết quả PHCN rất tốt là 63
(61,8%), tốt là 19 trường hợp (18,6%), trung bình là 13 trường hợp
(12,8%) và xấu là 07 trường hợp (6,8%). Kết quả phục hồi cơ năng ở
thời điểm 06 tháng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 02 nhóm
nghiên cứu (p = 0,003), nhưng thời điểm 12 tháng, kết quả phục hồi
chức năng của 02 nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p
= 0,072 (bảng 3.26).
Milenkovic S. và cộng sự (2003) đã so sánh sự PHCN giữa 2
nhóm bệnh nhân KHX bên trong và CĐN có kết quả như sau: Nhóm
KHX bên trong có kết quả PHCN rất tốt là 59,16%, tốt 34,61%,
trung bình 5,76%. Nhóm CĐN có rất tốt 39,19%, tốt 43,25%, trung
bình 12,16%, xấu 5,4%. Như vậy ở nhóm KHX bên trong không có
trường hợp nào có kết quả PHCN xấu, tỷ lệ rất tốt cao và tỷ lệ trung
bình là rất thấp. Kết quả PHCN ở nhóm KHX bên trong cao hơn là
do bệnh nhân ở nhóm này có tuổi thấp hơn và tiền căn bệnh lý ít hơn.
Các nghiên cứu về dụng cụ KHX bên trong cũng cho những kết quả
PHCN tương tự.
4.2. Các biến chứng thường gặp trong điều trị gãy xương vùng
mấu chuyển xương đùi người già bằng khung CĐN.
4.2.2. Biến chứng ngắn chi
Thống kê tình trạng ngắn chi cho thấy có 12 trường hợp ngắn
chi, trong đó nhóm đặt đinh xa ổ gãy có 9 trường hợp và nhóm Đặt
đinh gần ổ gãy có 3 trường hợp, sự khác biệt là không có ý nghĩa
thống kê. Tuy nhiên đánh giá về mức độ ngắn chi trung bình theo
từng nhóm thì thấy: ở nhóm đặt đinh xa ổ gãy có 5 TH ngắn 1cm, 1
TH ngắn 1,5 cm và 3 TH ngắn 2 cm trong khi nhóm Đặt đinh gần ổ
gãy có 1 trường hợp ngắn 1cm và 2 trường hợp ngắn 2 cm. Như vậy
có 10 TH ngắn chi chiếm tỷ lệ 11,1% và mức độ ngắn trung bình là
1,62 cm (bảng 3.34).
Nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu
của Vossinakis và Badras (2001), có 12/44 (27,27%) trường hợp góc
cổ thân bị khép ngay từ khi nắn chỉnh và đặt khung, gây nên biến
21
dạng ngắn chi, mức độ ngắn chi dao động từ 5 – 30 mm, trung bình
là 18 mm. Tác giả Anil Dhal (1991) ghi nhận có 74/ 154 (48,05%)
trường hợp ngắn chi dưới 2 cm, 9/ 154 (5,84%) trường hợp ngắn chi
trên 2 cm, tất cả đều do góc cổ thân bị khép. Tác giả E. Alcivar
(2001) có ngắn chi trung bình là 1,5 cm. So sánh với các tác giả trên,
mức độ ngắn chi trong nghiên cứu của chúng tôi là ít hơn và dễ chấp
nhận hơn.
Biến dạng về góc cổ thân xét ở 03 thời điểm (sau mổ, thời điểm
lấy khung và thời điểm 06 tháng sau mổ), ngay thời điểm sau mổ cho
thấy ở nhóm đinh xa ổ gãy có tỷ lệ góc cổ thân nhỏ hơn 125
0
nhiều
hơn nhóm gần ổ gãy. Thời điểm 06 tháng có 10 TH góc cổ thân dưới
125
0
(9,4%) có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 02 nhóm
nghiên cứu (p = 0,034. Khép góc cổ thân đi kèm với ngắn chi, so với
14% khép góc cổ thân của Kourtzis thì tỷ lệ 9,4% của chúng tôi là
chấp nhận được.
Đánh giá về biến chứng mất máu, chỉ có 1 trường hợp phải
truyền máu trong mổ là do có rối loạn đông máu, 6 trường hợp còn
lại là do thiếu máu trước mổ (thiếu máu mãn tuổi già tăng nặng thêm
do có gãy xương), những trường hợp này đều được truyền máu trước
mổ, không liên quan đến mất máu trong và sau mổ. Như vậy có thể
khẳng định tất cả các trường hợp chúng tôi đặt khung CĐN đều
không mất máu đến mức cần truyền máu. Kết quả của chúng tôi cũng
phù hợp với các tác giả trên thế giới, quá trình can thiệp chỉ là xuyên
04 đinh Schanz vào xương đùi cho nên sự mất máu trong lúc mổ là
không đáng kể, vì vậy việc phải truyền máu là không cần thiết, vấn
đề này được đa số tác giả đồng tình là ưu điểm lớn nhất của phương
pháp CĐN.
4.2.3. Tình trạng chân đinh
Trong 108/109 trường hợp chúng tôi theo dõi tình trạng chân
đinh (1 trường hợp tử vong ở tuần thứ hai), ở thời điểm tháng đầu
sau mổ có 46 trường hợp chân đinh có dịch chiếm 42,6%. Hầu hết là
chỉ tiết dịch chứ không có biểu hiện nhiễm trùng nông và chỉ cần
thay băng hàng ngày bằng dung dịch Betadine. Sau tháng thứ nhất có
5 TH nhiễm trùng nông, chiếm tỷ lệ 4,6%, được chúng tôi khắc phục
22
bằng thay băng hàng ngày và uống kháng sinh. Đến thời điểm lấy
khung có một chân đinh nhiễm trùng chiếm tỷ lệ 0,9%, có 8 TH chân
đinh có dịch, còn lại không có biểu hiện viêm nhiễm chân đinh. Cá
biệt theo dõi vào tháng thứ 6 sau mổ chúng tôi có một sẹo chân đinh
nhiễm trùng, nhưng chỉ viêm hóa mủ nông, không lan sâu vào
xương, việc điều trị chỉ rạch tháo mủ, rửa sạch và vết thương tự lành.
Kết quả của chúng tôi có tỷ lệ nhiễm trùng ít hơn hẳn nghiên
cứu của tác giả E. Alcivar, trong nghiên cứu của Tác giả có
19/64 (29,68%) bệnh nhân có nhiễm trùng chân đinh nông, được
điều trị bằng thay băng, chăm sóc chân đinh mà không cần phải
lấy bỏ khung sớm.
4.2.4. Tử vong:
Tỷ lệ tử vong trong năm đầu của nghiên cứu là 3,7%, so với
Alcivar trong 6 tháng đầu là 14%, Milenkovic: KHX bên trong là
14,75% và KHX bên ngoài là 19,45%. Như vậy rõ ràng tỷ lệ tử vong
của những nghiên cứu sử dụng CĐN trong điều trị gãy LMC cũng
tương đương với các phương pháp kết hợp xương bên trong. Trong
nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ thấp hơn các tác giả khác rất nhiều
do có thể tiêu chuẩn chọn bệnh và chuẩn bị bệnh nhân chu đáo hơn,
theo dõi tích cực hơn và có sự kết nối giữa thầy thuốc và người nhà
trong chăm sóc và điều trị.
Ngoài ra, các biến chứng như tổn thương mạch máu trong quá
trình phẫu thuật, hoại tử chỏm xương đùi, thuyên tắc mạch… không
có trong nghiên cứu của chúng tôi.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu điều trị cho 109 NB gãy LMCXĐ bằng hình
thức nắn kín, CĐN với 02 điểm đặt đinh xa và gần ổ gãy, tại Bệnh
viện Chấn Thương Chỉnh Hình, Bệnh viện Quân Dân Miền Đông,
Bệnh viện Cấp Cứu Sài Gòn và Bệnh viện 7B trong thời gian từ
tháng 10/2005 đến tháng 10/2012, thời gian theo dõi sau PT 01 năm,
chúng tôi rút ra được một số kết luận như sau: