Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Kết quả điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi bằng nẹp DHS tại BVĐK tỉnh Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.48 KB, 6 trang )

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
GÃY LIÊN MẤU CHUYỂN XƯƠNG ĐÙI BẰNG NẸP DHS
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUẢNG NAM
Ths Bs Nguyễn Tấn An, Bs CKI Trương Văn Sự
TÓM TẮT
Gãy liên mấu chuyển (LMC) xương đùi gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng
nhiều hơn ở người lớn tuổi. Điều tri gãy LMC bằng phương pháp phẫu thuật
KHX nẹp DHS giup tránh được các biến chứng toàn thân nhiều như: loét,
nhiễm trùng tiểu, viêm phổi. 58 bệnh nhân được phẫu thuật kết hợp xương
bằng nẹp DHS tại Khoa Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa Quảng
nam từ tháng 1 - 2009 đến 5 – 2010
Kết quả :
Nhiễm trùng nông chiếm tỷ lệ thấp3,4%
Kết quả nắn chỉnh xương tốt 67,3%
Kết quả xa tốt chiếm tỷ lệ 71,4%
SUMARY
The femur intertrochanteric fracture

occur in any age, but more
common in the elderly. Treating broken LMC by surgery method DHS braces
help avoid systemic complications such as: ulcers, urinary tract infections,
pneumonia.

58 patients underwent surgery with splint DHS in the Trauma
Orthopaedics Hospital Quang Nam from January 2009 to May 2010
Results:
Infections software low rate of 3.4%
Good bone manipulation results 67.3%
Good results up 71.4%
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Gãy liên mấu chuyển (LMC) xương đùi là loại gãy xương ngoài khớp.


Gãy xương vùng LMC gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiều hơn ở người lớn tuổi.
Đối với người lớn tuổi, do tình trạng loãng xương vùng LMC trở thành một
điểm yếu, vì vậy chỉ cần một lực chấn thương nhẹ như ngã đập mông xuống
nền cứng cũng có thể gãy LMC xương đùi. Trước đây, điều tri gãy LMC bằng
phương pháp bảo tồn với biến chứng toàn thân nhiều như: loét, nhiễm trùng
tiểu, viêm phổi dẫn đến tỷ lệ tử vong cao
Kết hợp xương bằng nẹp DHS (Dynamic Hip Serew) được coi là một
trong những phương pháp điều trị đem lại kết quả cao cho gãy xương vùng
LMC xương đùi, đem lại sự cố định xưong vững chắc giúp bệnh nhân vận
động sớm tránh được các biến chứng toàn thân
Khoa Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa Quảng nam đã áp
dụng kỹ thuật này để điều trị cho BN gãy LMC xương đùi và thu được kết
quả tốt. Với mục đích tổng kết rút kinh nghiệm trong điều trị loại gãy này,
chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu:
+ Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và X quang của gãy LMC
+ Đánh giá kết quả điều trị của phương pháp kết xương bằng nẹp vít DHS.
II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Tuổi và giới.
Bảng 1. Tỷ lệ gãy thân xương đùi theo tuổi và giới tính :
Độ tuổi NAM Nữ Cộng Tỷ lệ %
18 – 65 8 5 13 22,4
> 65 17 28 45 77,6
Cộng 25 33 58 100%
tỷ lệ % 43,1 56,9 100%
Độ tuổi > 65 chiếm tỷ lệ cao nhất.
2. Nguyên nhân gãy xương.
Bảng 2. Nguyên nhân gãy LMC xương đùi:
Nguyên nhân n Tỷ lệ %
Tai nạn sinh hoạt 47 81
Tai nạn lao động 3 5,2

Tai nạn giao thông 8 13,8
Tỷ lệ gãy LMC xương đùi do tai nạn sinh hoạt chiếm 81%, cao hơn so
với các nguyên nhân khác
3. Bệnh lý nội khoa kết hợp.
Bảng 3. Bệnh nội khoa kết hợp trên bệnh nhân gãy LMC
Bệnh nội khoa kết hợp Số lượng bệnh nhân Tỷ lệ %
Bệnh tim mạch 9 15,5
Bệnh hô hấp 7 12,1
Không có bệnh kèm 42 72,4
Bệnh nhân mắc bệnh nội khoa kết hợp 27,6%.
4. Hình thái đường gãy.
Bảng 4. Phân loại gãy theo AO:
Loại gãy n Tỷ lệ
A1 18 39,7
A2 35 60,3
Cộng 58 100%
Kiểu gãy A2 chiếm đa số với tỷ lệ 60,3%
5. Thời gian gãy xương đến khi được phẫu thuật.
Thời gian trung bình từ khi gãy xương đến khi được phẫu thuật 8,3
ngày. Bệnh nhân được mổ sớm nhất là sau chấn thương 1 ngày, bệnh nhân mổ
trể nhất sau chấn thương 19 ngày. Các bệnh nhân mổ trể thường do có bệnh lý
nội khoa phối hợp cần phải điều trị trước mổ.
6. kết quả sau mổ.
Bảng 5. Tình trạng vết mổ thời kỳ hậu phẫu:
Tình trạng vết mổ n %
Liền da kỳ đầu 56 96,6
Nhiễm trùng nông 2 3,4
Nhiễm trùng sâu 0 0
Nhiễm trùng nông có 2 trường hợp tỷ lệ thấp là 3,4%.
Bảng 6. Kết quả nắn chỉnh ổ gãy trên X quang:

X quang Số lượng bệnh nhân Tỷ lệ %
Tốt 39 67,3
Vừa 16 27,6
Xấu 3 5,1
Kết quả X quang tốt chiếm tỷ lệ 67,3%.
7. Kết quả tái khám:
Chúng tôi đã theo dõi được 42 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 72,4% số lượng
bệnh nhân
Bảng 7. Kết quả tái khám:
Kết quả n Tỷ lệ %
Tốt 30 71,4
Trung bình 9 21,4
Xấu 3 7,2
Kết quả tái khám tốt chiếm tỷ lệ 71,4%.
III. BÀN LUẬN
1. Về độ tuổi.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, lứa tuổi già > 65 tuổi chiếm tỷ lệ cao
nhất, nguyên nhân chủ yếu do tai nạn sinh hoạt ( 81%) .Trong những nghiên
cứu gần đây cho thấy tuổi trung bình của BN gãy LMC từ 70 - 80,. Nghiên
cứu của Nguyễn Văn Hỷ nhóm tuổi > 70 chiếm tỷ lệ 61,12% và tai nạn sinh hoạt
chiếm tỷ lệ 66,67%
Theo chúng tôi tỷ lệ gãy LMC ở người già cao và nguyên nhân chủ yếu là tai
nạn sinh hoạt do ở người già có tình trạng loãng xương vùng mấu chuyển trở thành
điểm yếu, sức khoẻ kém ngã đập mông xuống nền cứng là đã gây ra gãy xương.
2. Bệnh nội khoa phối hợp
BN mắc bệnh nội khoa chiếm tỷ lệ 27,6% chủ yếu là bệnh tim mạch và
bệnh phổi. Các BN này được điều trị nội khoa ổn định sau đó mới tiến hành
phẫu thuật. Nghiên cứu của Nguyễn Quang Dũng tỷ lệ mắc bệnh mãn tính
phối hợp là 20%. Tuổi già thường kèm theo các bệnh mạn tính phối hợp do đó
phải có sự phối hợp cùng với bác sỹ gây mê, hồi sức để đảm bảo phẫu thuật

an toàn trong và sau mổ.
3. Hình thái gãy xương
Nghiên cứu của chúng tôi gãy loại A2 chiếm tỷ lệ cao nhất là 60,3%, gãy
vùng mấu chuyển thường kèm vở mấu chuyển bé, do đó khi mổ chúng tôi
thương tăng cương sự vững chắc ổ gãy bằng cách cố định mấu chuyển bé
bằng vis xương
4. Thời gian từ lúc gãy xương đến khi phẫu thuật.
Thời gian trung bình là 8,3 ngày do đa số bệnh nhân đều được mổ
chương trình, chúng tôi làm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết rồi mới lên lịch
mổ, kèm theo một số bệnh có bệnh nội khoa phối hợp phải điều trị ổn định rồi
mới phẫu thuật. Nghiên cứu của Nguyễn Quang Dũng thời gian trung bình từ
khi gãy xương đến lúc phẫu thuật là 7,37 ngày.
5. Tình trạng vết mổ
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ nhiễm trùng nông là 3,4%, không
có trường hợp nào nhiễm trùng sâu. Các trường hợp nhiễm trùng nông chúng
tôi thay đổi liệu pháp kháng sinh và tình trạng nhiễm trùng ổn định.
6. Kết quả nắn chỉnh ổ gãy trên X quang
Nghiên cứu của chúng tôi kết quả tốt chiếm tỷ lệ 67,3%, 32,7% trung
bình và xấu. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Hỷ tỷ lệ nắn chỉnh tốt 72,22%,
không có trường hợp nào xấu, nghiên cứu của Nguyễn Văn Dũng tỷ lệ tốt là
82,85%. Theo chúng tôi tỷ lệ nắn chỉnh của chung tôi thấp hơn do chúng tôi
chưa áp dụng màn tăng sáng cũng như kiểm tra trong mổ bằng X quang
7.Kết quả tái khám
Qua nghiên cứu của chúng tôi kết quả tốt chiếm tỷ lệ 71,4%, nghiên
cứu của Nguyễn Văn Hỷ kết quả tốt chiếm tỷ lệ 75,86
VII. KẾT LUẬN
Gãy liên mấu chuyển xương đùi xảy ra ở người già chiếm tỷ lệ cao, đa
số do tai nạn sinh hoạt
Nẹp DHS là phương tiện kết xương vững chắc giúp cho phép BN ngồi
dậy sớm tập vận động phục hồi chức năng, tránh được các biến chứng do nằm

lâu như: viêm đường hô hấp, loét điểm tỳ hoặc bùng phát các bệnh mãn tính.
Đây là một phẫu thuật lớn, khó, đòi hỏi phẫu thuật viên có nhiều kinh
nghiệm, gãy LMC xương đùi hay gặp ở người cao tuổi có nhiều bệnh lý kết
hợp nên công tác chuẩn bị trước mổ và trong mổ phải chu đáo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quang Dũng (2009), Đánh giá gãy liên mấu chuyển xương
đùi người lớn bằng kết hợp xương nẹp DHS tại Bệnh Viện 105
2. Nguyễn Văn Hỷ (2008), Đánh giá kết quả điều trị gãy liên mấu chuyển
xương đùi bằng nẹp DHS có sử dụng màng tăng sáng và bàn chỉnh hình, báo cáo
khoa học tại hội Chấn thương chỉnh hình Việt Nam lần thứ 7, tr 72-77.
3. Nguyễn Đức Phúc (2004), Gãy liên mấu chuyển xương đùi, tr 390-393
4. Nguyễn Thái Sơn(2006), DHS với đường mổ tối thiểu áp dụng điều
trị gãy vùng mấu chuyển xương đùi. Tạp chí Y dược học lâm sàng 108, số đặc
biệt, tr.197 - 201.
5. Nguyễn Hữu Thắng (2008), Gãy liên mấu chuyển và dưới mấu
chuyển xương đùi: kết quả điều trị bằng nẹp góc AO -90
0
và 130
0.
Y học thực
hành, số 620 + 621, tr. 90 - 97.
6. Davit G (2003), Fractures of Hip, Operative orthopaedic, Campellֺs
vol 3, pp 1873-2908.

×