Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 174 trang )

B GIO DC V O TO B TI CHNH
HC VIN TI CHNH
]^



DNG VN THI





HUY ĐộNG VốN ĐầU TƯ PHáT TRIểN
KếT CấU Hạ TầNG GIAO THÔNG ĐƯờNG Bộ
TRÊN ĐịA BN TỉNH BắC GIANG






LUN N TIN S KINH T







H NI - 2014
B GIO DC V O TO B TI CHNH


HC VIN TI CHNH
]^


DNG VN THI



HUY ĐộNG VốN ĐầU TƯ PHáT TRIểN
KếT CấU Hạ TầNG GIAO THÔNG ĐƯờNG Bộ
TRÊN ĐịA BN TỉNH BắC GIANG


Chuyờn ngnh : Ti chớnh - Ngõn hng
Mó s : 62.34.02.01



LUN N TIN S KINH T



Ngi hng dn khoa hc: 1. PGS, TS. PHM VN LIấN
2. PGS, TS. Lấ VN I



H NI - 2014




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
khoa học của riêng tôi. Các số liệu trong Luận án là
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa
học của Luận án chưa từng được công bố trong bất cứ
công trình khoa học nào.
Tác giả luận án




Dương Văn Thái


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu đồ, sơ đồ
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 11
1.1. KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 11
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm kết c
ấu hạ tầng giao thông đường bộ 11
1.1.2. Phân loại kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ 16

1.1.3. Vai trò của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ 18
1.2. VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ 21
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ 21
1.2.2. Phân loại vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ 27
1.3. HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 30
1.3.1. Các nguồn vốn đầu tư và vai trò của nó trong việc cung ứng
vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ 30
1.3.2. Cơ chế huy động vốn đầ
u tư phát triển kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ 39
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ 47
1.4. KINH NGHIỆM HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT
CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA MỘT SỐ NƯỚC
VÀ MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG - BÀI H
ỌC ĐỐI VỚI BẮC GIANG 51
1.4.1. Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ của một số nước 51
1.4.2. Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ của một số địa phương 54
1.4.3. Bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Bắc Giang 56
Tiểu kết chương 1 59
Chương 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BẮ
C GIANG 60

2.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIÊN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI TỈNH
BẮC GIANG 60
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 60
2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội 62
2.1.3. Vị trí của Bắc Giang đối với vấn đề an ninh và quốc phòng 63
2.2. KHÁI QUÁT VỀ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG 64
2.2.1. Hiện trạng kế
t cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Bắc Giang 64
2.2.2. Những đóng góp của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang 74
2.3. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT
CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BẮC GIANG 76
2.3.1. Cơ chế chính sách huy động vốn đầu tư phát triể
n kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ của Nhà nước 76
2.3.2. Về cơ chế, chính sách huy động vốn của tỉnh Bắc Giang 79
2.3.3. Huy động các nguồn vốn trong nước 83
2.3.4. Huy động các nguồn vốn ngoài nước 94
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG 96
2.4.1. Những kết qu
ả đạt được 96
2.4.2. Những tồn tại hạn chế trong công tác huy động vốn đầu tư
phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của
tỉnh Bắc giang giai đoạn 2001-2013 97
2.4.3. Các nguyên nhân của những hạn chế 99
Tiểu kết chương 2 103

Chương 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG 104
3.1. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KCHT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG VÀ NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ
ĐẾN NĂM 2020 104
3.1.1. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 104
3.1.2. Nhu c
ầu vốn phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030 109
3.2. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH BẮC GIANG 111
3.2.1. Quan điểm huy động vốn đầu tư phát triển kết cấ
u hạ tầng
giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 111
3.2.2. Định hướng huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ tỉnh Bắc Giang 117
3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BẮC GIANG 118
3.3.1. Giải pháp tổng thể huy động vốn
đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ 119
3.3.2. Giải pháp huy động vốn đầu tư trong nước 123
3.3.3. Giải pháp huy động vốn đầu tư nước ngoài 137
3.4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN 150
Tiểu kết chương 3 157

KẾT LUẬN 158
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾ
N LUẬN ÁN 160
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 161

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ADB Ngân hàng phát triển Châu Á
ATGT An toàn giao thông
BOT Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao
BT Xây dựng - chuyển giao
BTO Xây dựng - chuyển giao - kinh doanh
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CSHT Cơ sở hạ tầng
ĐX, ĐH, ĐT ĐĐT Đường xã, đường huyện, đường tỉnh, đường đô thị
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GTNT Giao thông nông thôn
GTVT Giao thông vận tải
HĐND Hội đồng nhân dân
KBNN Kho bạc Nhà nước
KCHT Kết cấu hạ tầng
KH&ĐT Kế hoạch và đầu tư
KTQD Kinh tế quốc dân
KT-XH Kinh tế - xã hội
NCS Nghiên cứu sinh
NGO Tổ chức phi chính phủ
NHTM Ngân hàng thương mại

NSĐP Ngân sách địa phương
NSNN Ngân sách nhà nước
NSTW Ngân sách trung ương
ODA Viện trợ phát triển chính thức
PPP Hợp tác công tư
QL Quốc lộ
QLDA Quản lý dự án
SXKD Sản xuất kinh doanh
TPCP Trái phiếu Chính phủ
UBND Ủy ban nhân dân
UNDP Chương trình phát triển Liên Hợ
p quốc
USD Đô la Mỹ
WB Ngân hàng thế giới
XDCB Xây dựng cơ bản
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN


Số hiệu
Nội dung Trang

Bảng 2.1. Thống kê diện tích và địa hình tỉnh Bắc Giang 60
Bảng 2.2. Thống kê hành chính tỉnh Bắc Giang 62
Bảng 2.3. So sánh diện tích và mật độ dân số của Bắc Giang với vùng
Trung du miền núi phía Bắc và cả nước năm 2010 63

Bảng 2.4. Tổng hợp hiện trạng đường bộ tỉnh Bắc Giang 65
Bảng 2.5. Tổng hợp hiện trạng quốc lộ trên địa bàn tỉnh 65
Bảng 2.6. Tổng hợp hiện trạng đường tỉnh 66
Bảng 2.7. Hiện trạng kết cấu mặt đường GTNT 67

Bảng 2.8. Tình trạng đường giao thông nông thôn 69
Bảng 2.9. Tình trạng đường giao thông nông thôn theo cấp quản lý 70
Bảng 1.10. Hiện trạng đường đô thị 72
Bảng 2.11. Kết quả huy động vốn đầu tư phát triển hệ thống GTĐB
giai đoạn 2001-2013 tỉnh Bắc Giang 81

Bảng 2.12. Kết quả phân bổ vốn của NSNN 83
Bảng 2.13. Kết quả huy động vốn trong nước ngoài NSNN 93
Bảng 3.1. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư và bảo trì công trình đường
bộ tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2014 - 2020 và tầm nhìn đến
năm 2030 110

Bảng 3.2. Dự kiến cơ cấu huy động vốn đầu tư phát triển KCHT giao
thông đường bộ tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2014-2020 và
2021-2030 110


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ TRONG LUẬN ÁN


Số hiệu
Nội dung Trang

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu mặt đường trên đường huyện, đường xã, thôn xóm 70
Biểu đồ 2.2. Chiều dài đường huyện theo các huyện 71
Biều đồ 2.3. So sánh chiều dài đường huyện và diện tích 71
Sơ đồ 1.1: Nguồn vốn 31

1
MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Một trong những yếu tố quan trọng có phần quyết định tới quá trình phát
triển kinh tế, xã hội của một quốc gia, vùng lãnh thổ và mỗi địa phương là hệ
thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải nói chung, hệ thống KCHT giao thông
đường bộ nói riêng. Nhận rõ tầm quan trọng của hệ thống KCHT giao thông
đường bộ đối với quá trình phát triển kinh tế, xã hộ
i của tỉnh, ngay từ sau khi tái
thành lập tỉnh, nhất là giai đoạn từ 2001-2013, Đảng bộ, chính quyền và nhân
dân tỉnh Bắc Giang đã có nhiều quyết sách quan trọng, tập trung mọi nguồn lực
cho đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ. Trong số các nguồn lực đó,
nguồn lực tài chính là nguồn lực khởi nguồn cho việc khai thác các nguồn lực
khác đang có nhiều hạn chế, mức độ huy động chư
a đáp ứng được yêu cầu đặt ra
trong quá trình phát triển KCHT giao thông đường bộ theo Quy hoạch đã được
cấp thẩm quyền phê duyệt. Có nhiều lý do khách quan và chủ quan làm cho việc
khai thác nguồn lực tài chính phục vụ cho đầu tư phát triển hệ thống KCHT giao
thông đường bộ còn nhiều hạn chế. Nhằm làm sáng tỏ những lý do đó, để có
biện pháp khai thác tốt hơn nguồn lực tài chính phục vụ cho việc triển khai thực
hi
ện Quy hoạch phát triển hệ thống KCHT GTĐB tỉnh Bắc Giang đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030, NCS đã lựa chọn đề tài “Huy động vốn đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” làm
đề tài luận án bảo vệ học vị tiến sĩ.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án
Có thể nói xung quanh lĩnh vực huy động vốn đầu tư phát triển KCHT
GTĐB đã có không ít công trình nghiên cứu dưới dạng luận văn thạc sĩ, luận án
tiến sĩ kinh tế, các đề tài cấp bộ hay các bài báo khoa học.
Với tinh thần học hỏi, nghiên cứu kinh nghiệm, đồng thời nhằm tránh sự
trùng lắp, trong quá trình triển khai luận án, NCS đã có dịp tiếp cận với 14 công

trình nghiên cứu của các tác giả bao gồm: luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, đề tài

2
nghiên cứu khoa học cấp bộ, các bài báo khoa học xung quanh chủ đề luận án
của NCS. Cụ thể:
Công trình nghiên cứu dưới dạng luận văn thạc sĩ gồm có:
- Luận văn của ThS. Nguyễn Ngọc Quang với đề tài “Vốn ODA trong xây
dựng cơ sở hạ tầng giao thông Hà nội” bảo vệ năm 2012 tại Trường đại học
KTQD. Luận văn chỉ tập trung trình bày kết cấu lý luận và thực tiễn huy động
nguồn ODA gắn với những đặc điểm KT-XH của thủ đô - nơi mà cả nguồn
NSTW và NSĐP trong những năm qua có mức đầu tư lớn. Tuy vậy, luận văn
vẫn xác định việc thu hút nguồn ODA đối với Hà Nội vẫn phải có sự quan tâm
đặc biệt.
- Luận văn của ThS Cù Minh Đạo với đề tài “Một số giải pháp thu hút và
quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông
đường bộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ năm 2012 tại
cơ sở II - Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh.
Mặc dù tên đề tài là nghiên cứu cả khía cạnh huy động và quản lý sử
dụng nguồn FDI đối với cơ sở hạ tầng GTĐB trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh, song đại bộ phận công trình nghiên cứu của học viên tập trung vào
mảng huy động, còn vấn đề quản lý sử dụng chưa được nghiên cứu sâu cả
khía cạnh lý luận cũng như thực tiễn. Điểm nổi bật của công trình là đi sâu
nghiên cứu phân tích lợi thế của việc huy động FDI gắn với những điều kiện
thuận lợi về hạ tầng kinh tế và công cuộc cải cách thủ tục hành chính của
thành phố Hồ Chí Minh.
- Luận văn của ThS Đào Tăng Định - Trường Đại học Giao thông - cơ sở
II thành phố Hồ Chí Minh, bảo vệ năm 2012 với đề tài “Hoàn thiện quản lý các
dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bình
Định đến năm 2020”.
Công trình nghiên cứu chỉ tập tập trung nghiên cứu khía cạnh đầu tư dự án

GTĐB, nghĩa là chỉ nghiên cứu ở khía cạnh hoạt động đầu xây dựng công trình

3
GTĐB tại Bình Định, không đề cập nhiều đến khía cạnh tài chính. Nói cách khác
công trình chỉ tập trung nghiên cứu các khía cạnh quản lý dự án như: quản lý
tổng hợp dự án, quản lý phạm vi dự án, quản lý thời gian dự án, quản lý chi phí
dự án, quản lý chất lượng dự án, quản lý nhân lực dự án, quản lý thông tin dự án
quản lý rủi ro dự án, quản lý hồ sơ dự án.
- Luận văn của ThS Phạm Thu Phương, với đề tài: “Chuyển đổi các hình
thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam” bảo vệ (2007) tại Khoa kinh tế
Đại học Quốc gia Hà Nội.
Luận văn nêu khái niệm, đặc trưng và các yếu tố quy định việc lựa chọn,
chuyển đổi các hình thức đầu tư FDI, nghiên cứu kinh nghiệm phát triển và
chuyển đổi các hình thức FDI của một số nước như: Trung Quốc, Thái Lan,
Inđônêxia, Malaysia. Nghiên cứu các chính sách chuyển đổi các hình thức FDI
của Việt Nam từ năm 1993 đến 1997, phân tích, đánh giá các hình thức FDI và
tiến trình chuyển đổi các hình thức FDI của Việt Nam, từ đó đưa ra nhóm giải
pháp về pháp luật chính sách, nhóm giải pháp về công tác quản lý, nhóm giải
pháp của các chủ đầu tư nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của việc chuyển
đổi các hình thức FDI ở Việt Nam.
- Luận văn của Ths Nguyễn Quang Vinh với đề tài “Thu hút nguồn vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập”, bảo vệ năm
2007 tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ngoài những phần lý luận, đánh giá thực tiễn, đề xuất hệ thống các giải
pháp thu hút FDI, điểm đặc biệt của bản luận văn này chính là ở chỗ đặt vấn đề
thu hút FDI của Việt Nam trong điều kiện hội nhập vừa có nhiều cơ hội, song
cũng không ít những thách thức đối với Việt Nam, nên Việt Nam phải có những
chính sách thu hút thích hợp.
Tóm lại, với những bản luận văn Thạc sĩ mà tác giả có cơ hội tiếp cận
được cho thấy đa số các bản luận văn chỉ tập trung nghiên cứu khía cạnh huy

động từng loại nguồn vốn, chủ yếu là nguồn vốn nước ngoài (ODA).

4
Công trình nghiên cứu dưới dạng luận án tiến sĩ bao gồm:
- Luận án của TS Nguyễn Minh Đức với đề tài: “Nghiên cứu một số giải
pháp nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng
vốn nhà nước”, bảo vệ năm 2012 tại Trường Đại học xây dựng.
Luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề có tính lý luận về dự án và chất
lượng quản lý dự án đầu tư, đặc biệt Luận án đi sâu phân tích thực tế chất lượng
các dự án đầu tư, các công trình sử dụng vốn nhà nước, chỉ ra những kết quả đạt
được, những mặt còn hạn chế và các nguyên nhân trong quá trình quản lý chất
lượng dự án công trình tại Việt Nam trong thời gian qua. Từ đó nghiên cứu đề
xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý dự án xây dựng
công trình ở Việt Nam trong giai đoạn tới.
Luận án của TS Đặng Trung Thành với đề tài: “Nghiên cứu phát triển bền
vững cơ sở hạ tầng giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long” bảo vệ năm
2012 tại Đại học GTVT.
Luận án đưa ra các tiêu chí cụ thể để phát triển bền vững CSHT GTĐB,
đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không; phân tích thực trạng phát triển
CSHT giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long và đánh giá tình hình đầu tư
CSHT GTĐB vùng đồng bằng sông Cửu Long trên quan điểm phát triển bền
vững về các mặt: kinh tế, xã hội, môi trường, tài chính và thể chế; đề xuất 04
nhóm giải pháp phát triển bền vững KCHT giao thông vùng đồng bằng sông
Cửu Long, đó là: nhóm giải pháp về thể chế; nhóm giải pháp về công tác quy
hoạch; nhóm giải pháp về tài chính; nhóm giải pháp về môi trường; Luận án đã
đề xuất một số kiến nghị về xây dựng và thực hiện công tác quy hoạch; hoàn
thiện cơ chế chính sách để huy động mọi nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước,
từ các thành phần kinh tế; thành lập Ban chỉ đạo Chính phủ về đầu tư CSHT giao
thông để có sự phối hợp chỉ đạo thống nhất, đồng bộ, nhanh chóng nhằm thực
hiện tốt nhiệm vụ phát triển bền vững CSHT giao thông vùng đồng bằng sông

Cửu Long.

5
- Luận án TS Nguyễn Lương Thành với đề tài: “Tăng cường huy động
vốn đầu tư xây dựng các công trình KCHT kinh tế, xã hội tỉnh Bắc Ninh trong
thời kỳ đổi mới - thực trạng - kinh nghiệm và giải pháp”, bảo vệ năm 2009 tại
Đại học kinh tế quốc dân.
Đứng trên giác độ lý luận, luận án đi sâu nghiên cứu sự cần thiết phát triển
hạ tầng KT-XH nói chung; trình bày những vấn đề cơ bản về huy động vốn đầu
tư phát triển hạ tầng KT-XH; phân tích những kinh nghiệm về thu hút vốn đầu tư
phát triển KCHT KT-XH.
Về nghiên cứu thực trạng, luận án trình bày khái quát về đặc điểm tự
nhiên, KT-XH ảnh hưởng đến xây dựng KCHT KT-XH của tỉnh Bắc Ninh, đồng
thời trên cơ sở phân tích thực trạng huy động vốn giai đoạn 1997-2005, Luận án
đưa ra những đánh giá những kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế và
nguyên nhân trong việc huy động vốn phát triển hạ tầng KT-XH. Từ
đó, Luận án
trình bày: mục tiêu đầu tư xây dựng các công trình KCHT KT-XH tỉnh Bắc Ninh
trong thời gian tới; Quan điểm thực hiện các giải pháp huy động vốn và hệ thống
các giải pháp huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình KCHT KT-XH tỉnh
Bắc Ninh.
- Luận án TS Nguyễn Đức Tuyên với đề tài: “Phát triển hạ tầng kinh tế -
xã hội ở nông thôn tỉnh Bắc Ninh - Kinh nghiệm và giải pháp” bảo vệ năm 2009
tại
Đại học Kinh tế quốc dân.
Luận án tập trung nghiên cứu làm rõ các vấn đề có tính lý luận về hạ tầng
nông thôn; phân tích đánh giá hiện trạng hạ tầng nông thôn tỉnh Bắc Ninh thời
gian qua, đặc biệt luận án đã dành nhiều trang viết, tổng hợp hệ thống các số liệu
nhằm phản ánh hiện trạng hạ tầng GTNT và thủy lợi của tỉnh Bắc Ninh. Có thể
nói đây là một bản lu

ận án mà nội dung nghiên cứu có những nét tương đồng
nhất định với luận án mà tác giả đang triển khai nhưng về phạm vi nghiên cứu
và cách tiếp cận của luận án có sự khác biệt nhất định mà luận án tác giả đang
triển khai.

6
- Luận án của TS Trịnh Thị Thúy Hồng với đề tài: “Quản lý ngân sách
nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định”, bảo vệ
năm 2012 tại Đại học KTQD.
Ngoài phần tổng quan và kết luận, Luận án trình bày cơ sở lý luận về quản
lý chi NSNN trong đầu tư XDCB; phân tích đánh giá thực trạng quản lý chi
NSNN trong đầu tư XDCB, từ đó đề xuất các giải pháp qu
ản lý chi NSNN trong
đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định.
- Luận án của TS Bùi Văn Khánh, đề tài: “Huy động nguồn lực tài chính
xây dựng KCHT GTĐB trên địa bàn tỉnh Hòa Bình” bảo vệ năm 2010 tại Học
viện Tài chính.
Luận án tập trung nghiên cứu KCHT GTĐB và huy động nguồn lực tài
chính xây dựng KCHT GTĐB dưới góc độ lý luận; đánh giá thực trạng huy động
nguồn lực tài chính xây dựng KCHT GTĐB tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2001-2010;
trên c
ơ sở đó Luận án đề xuất hệ thống các giải pháp huy động nguồn lực tài
chính xây dựng KCHT GTĐB tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, bao gồm nhóm giải
pháp huy động nguồn lực tài chính trong nước, nhóm giải pháp huy động nguồn
lực tài chính nước ngoài.
Luận án chỉ tập trung nghiên cứu khía cạnh huy động vốn cho đầu tư
KCHT GTĐB ở tỉnh Hòa Bình. Có thể nói, ở khía cạnh này luận án đã gợi mở
cho tác giả
luận án nghiên cứu khía cạnh huy động vốn của tỉnh Bắc Giang - một
tỉnh trung du miền núi với nét tương đồng về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội

như tỉnh Hòa Bình.
- Luận án của TS Hồ Hữu Tiến, đề tài “Giải pháp huy động vốn tín dụng
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng”, bảo vệ năm 2010 tại
Học việ
n Tài chính.
Luận án đề cập đến các vấn đề có tính lý luận về huy động vốn tín dụng
cho phát triển KT-XH địa phương; phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn
tín dụng phục vụ phát triển KT-XH thành phố Đà Nẵng; trên cơ sở đánh giá
thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, Luận án đề cập các giải pháp huy động vốn tín

7
dụng phát triển KT-XH Đà Nẵng đối với Chính quyền thành phố, đối với hệ
thống NHTM trên địa bàn thành phố, đối với các tổ chức tín dụng khác trên địa
bàn. Tuy luận án không gắn với một đối tượng cụ thể, song luận án đã đề cập
đến một kênh huy động vốn phục vụ cho phát triển KT-XH của Đà Nẵng, gợi
mở cho việc huy động nguồn tín dụng
đặc biệt là nguồn tín dụng đầu tư phát
triển CSHT GTĐB.
Công trình nghiên cứu dưới dạng các bài báo khoa học bao gồm:
- “PPP - Lời giải cho bài toán vốn để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông
đô thị Tp Hồ Chí Minh”, PGS, TS Phan Thị Bích Nguyệt
Đây là tài liệu nghiên cứu của PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt được đăng
tải trên Tạp chí Phát triển & Hội nhập số 10 (20) tháng 5-6 năm 2013.
Trên cơ sở đánh giá tầm quan trọng củ
a thành phố Hồ Chí Minh là trung
tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục giữ vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế Việt
Nam với dân số hơn 08 triệu người, PGS cho rằng hiện nay, thành phố đang phải
đối diện với những vấn đề của một đô thị lớn có dân số và phương tiện cơ giới
gia tăng nhanh chóng nhưng tiến độ phát triển CSHT giao thông lại rất chậm.
Trong nội đô thành phố,

đường xá trở nên quá tải, thường xuyên ùn tắc. Hệ
thống giao thông công cộng kém hiệu quả. Do đó, nhu cầu phát triển CSHT giao
thông đô thị tại TP.HCM là rất cao, đòi hỏi khối lượng vốn lớn. Từ thực trạng
trên, PGS phân tích tính hiệu quả của việc áp dụng vào mô hình PPP (Public-
Private Partnership) để giải quyết bài toán vốn phát triển CSHT giao thông đô thị
tại TP.HCM.
Có thể nói với tài liệu này đã góp phần gợi mở cho tác giả b
ản luận án
những suy nghĩ trong việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp huy động vốn đầu tư
phát triển KCHT GTĐB trên địa bàn tỉnh Bắc Giang - một tỉnh cho đến nay chưa
chú trọng nhiều đến phương thức huy động này.
- “Một số vấn đề xây dựng xây dựng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam”, TS Võ
Đại Lược.

8
Nội dung của bài báo này trình bày khái niệm về KCHT, tầm quan trọng
của KCHT, nhấn mạnh đến sự ưu tiên của các quốc gia phát triển trong 20 đến
30 năm đầu của quá trình xây dựng ưu tiên phát triển hạ tầng. Từ đó, TS Võ Đại
Lược, đưa ra những gợi mở về phát triển CSHT của Việt Nam trên các phương
diện về quy hoạch hạ tầng, về huy động các nguồn vốn mang tầm vĩ
mô, về vai
trò trách nhiệm của Nhà nước
Đây là một bài báo chứa đựng nhiều vấn đề vĩ mô trong phát triển KCHT
của Việt Nam. Mặc dù vấn đề phát triển KCHT GTĐB của tỉnh Bắc Giang ở
phạm vi hẹp, song những gì mà bài báo của TS Võ Đại Lược trình bày, ít nhiều
cũng đã gợi mở cho tác giả Luận án những ý tưởng trong việc đề xuất hệ thống
các giải pháp huy động, quản lý sử
dụng vốn đầu tư phát triển KCHT GTĐB đối
với tỉnh Bắc Giang.
Tóm lại, trên đây là những công trình nghiên cứu về chủ đề đầu tư phát

triển hạ tầng kinh tế dưới dạng luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ kinh tế hay các
bài báo khoa học, các tài liệu tham khảo mà NCS có cơ hội tiếp cận được trong
quá trình triển khai thực hiện luận án. Qua những tài liệu mà tác gi
ả bản luận án
có cơ hội tiếp cận được cho thấy:
Thứ nhất, hầu hết các đề tài chỉ chú trọng đến vấn đề đầu tư xây dựng
KCHT (hay CSHT) nói chung, chỉ một ít tài liệu bàn đến phát triển KCHT
GTĐB, song vấn đề huy động vốn chỉ được đề cập một cách mờ nhạt lẫn trong
chủ đề xây dựng KCHT nói chung.
Thứ hai, trong từng công trình nghiên cứu cũ
ng chỉ nhấn mạnh một vài
loại vốn cần huy động ít có công trình đề cập một cách toàn diện các loại vốn
cần huy động.
Thứ ba, các công trình nghiên cứu có phạm vi nghiên cứu về không gian
thời gian và môi trường nghiên cứu khác với đề tài luận án của NCS.
Với những điểm nhấn mạnh đó, cho thấy nhiệm vụ đặt ra đối với luận án
của NCS là: việc triển khai nội dung củ
a luận án phải gắn với điều kiện thực tế
của tỉnh Bắc Giang và phải gắn với khoảng thời gian trên 10 năm - thời gian có

9
nhiều sự kiện kinh tế, xã hội nổi bật của đất nước. Đó chính là điểm nhấn khác
biệt giữa luận án của NCS so với các công trình nghiên cứu trước đó.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài luận án
Phân tích làm rõ mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn đối với lĩnh vực
huy động vốn trong đầu tư phát triển KCHT kinh tế nói chung và KCHT GTĐB
nói riêng, làm nền tảng, cơ s
ở cho việc đề xuất hệ thống các giải pháp huy động
vốn đầu tư phát triển hệ thống KCHT GTĐB theo quy hoạch của tỉnh Bắc Giang
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu sinh lấy đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý
luận và thực tiễn về huy động vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ
đ
ã, đang và sẽ diễn ra trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- Phạm vi nghiên cứu là tình hình huy động vốn đầu tư phát triển KCHT
giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2001-2013 và giải
pháp huy động vốn đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để có thể trả lời đầy đủ các câu hỏi trên, cần có một tư duy nghiên cứu
sâu sắc dựa trên những phương pháp nghiên cứu khoa học. Cụ thể trong quá
trình triển khai lu
ận án, tác giả bản luận án sẽ sử dụng phương pháp chủ yếu sau:
Dựa vào phương pháp luận của duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Với phương pháp luận duy vật biện chứng cho rằng mọi sự kiện phát sinh trong
đời sống KT-XH luôn có mối quan hệ hữu cơ có tác động qua lại với nhau, lý
luận là sự đúc kết của thực tiễn và từ đó nó dẫn d
ắt thực tiễn. Dựa vào phương
pháp luận như vậy, NCS triển khai nội dung bản luận án của mình bằng cách tìm
ra mối quan hệ về lý luận cũng như thực tiễn, giữa các yếu tố bên trong, bên
ngoài, giữa huy động và quản lý sử dụng nguồn vốn, giữa quá khứ, hiện tại của
các vấn đề nghiên cứu để triển khai nội dung của luận án.
Với duy vật lịch s
ử quan niệm mọi vật phát sinh trong đời sống KT-XH
đều có quá trình phát sinh, phát triển, quá khứ có thể là bài học cho hiện tại và

10
tương lại, hiện tại, tương lai cũng có phần bóng dáng của quá khứ. Dựa vào luận
điểm đó, luận án đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề thực tiễn về huy động vốn
thời gian qua, để từ đó hiểu rõ hơn hiện tại, tương lai của vấn đề huy động vốn

đầu tư phát triển KCHT GTĐB tỉnh Bắc Giang.
Dựa vào phương pháp luậ
n duy vật biện chứng, duy vật lịch sử nghĩa là
luận án thừa nhận những quan niệm của duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để
triển khai các phương pháp nghiên cứu như phân tích đánh giá các nội dung mà
Luận án định nghiên cứu diễn ra trong quá khứ, trong hiện tại, trong tương lai
bằng cách dựa vào công tác thống kê, phân tổ, tổng hợp, phân tích, so sánh, sơ
đồ biểu mẫu làm nổi bật các vấn đề c
ần nghiên cứu.
6. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được
kết cấu thành 3 chương (147 trang)
Chương 1: Lý luận chung về huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ (49 trang)
Chương 2: Thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ trên
địa bàn tỉnh Bắc Giang (44 trang)
Chương 3: Hoàn thiện công tác huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (54 trang)




11
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1.1. KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Thuật ngữ “kết cấu hạ tầng” có nguồn gốc từ tiếng Pháp, sau đó du nhập

vào Anh và Mỹ. Thuật ngữ này ban đầu chỉ được sử dụng phổ biến trong lĩnh
vực quân sự, sau đó được sử dụng trong lĩnh vực dân sự. Theo nghĩa dân sự,
thuật ngữ “kết cấu h
ạ tầng” là thuật ngữ chỉ các loại cơ sở vật chất như đường
xá, cầu cống, sân bay, bến cảng; hệ thống cấp điện; hệ thống cấp nước; hệ thống
thông tin liên lạc đồng thời bao gồm cả các cơ chế tổ chức và hoạt động để cho
các loại cơ sở vật chất nêu trên có thể vận hành một cách hiệu quả ph
ục vụ cuộc
sống của con người.
Theo tiếng Anh và tiếng Pháp thuật ngữ “kết cấu hạ tầng” được viết là
“infrastructure”, nó bắt nguồn từ hai từ “infra” và “structura” trong tiếng Latin
Infra có nghĩa là nền móng, nền tảng, phần bên dưới hay còn gọi là hạ tầng.
Structura có nghĩa là kết cấu hay cấu trúc. Vì vậy, infrastructure được dịch ra
trong tiếng Việt là "kết cấu hạ tầng". Tuy vậy, cho đến nay cũng có nhiều cách
tiếp cận khác nhau về thuật ngữ “kết cấu hạ tầng” Một số tạp chí nước ngoài đã
định nghĩa rất ngắn gọn: “Kết cấu hạ tầng” là: GTVT, Bưu chính viễn thông, cấp
điện, cấp nước”. Trong tài liệu cho lớp học về phương pháp quy hoạch KCHT
tại cơ quan nghiên cứu vùng của Liên hợp quốc đóng tại Nhật Bản đã đưa ra
định nghĩ
a KCHT như sau: “KCHT là công cụ bổ trợ cho quá trình sản xuất,
sinh hoạt của mọi cá nhân và các tổ chức xã hội và được xã hội thừa nhận”.
Từ khái niệm trên, khái niệm “kết cấu hạ tầng” được hiểu theo nghĩa rộng
và nghĩa hẹp:
Hiểu theo nghĩa rộng thì KCHT bao gồm toàn bộ các ngành thuộc lĩnh vực
phục vụ, các ngành này có sự liên kết với nhau tạo thành nền móng của xã hội.
Hiểu theo ngh
ĩa hẹp thì KCHT bao gồm những công trình công cộng phục
vụ quá trình sản xuất và sinh hoạt của mỗi cá nhân và các cộng đồng xã hội và

12

được gọi là “cơ sở hạ tầng”. Trong ngôn ngữ giao tiếp thường ngày ta thường
nói đến hai chữ “hạ tầng” trong trường hợp này ta nên hiểu là CSHT, nó chỉ là
một trong số những thành phần của KCHT.
Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, trong xã hội có rất nhiều loại cơ sở
vật chất - kỹ thuật, nhưng chỉ có những loại cơ sở vật chất - kỹ thuật nền t
ảng,
thiết yếu như đường xá, cầu cống, sân bay, bến cảng, hệ thống cấp điện, hệ thống
cấp nước phục vụ cho lợi ích chung của xã hội, là điều kiện tiền đề cho sự phát
triển của nền kinh tế và xã hội mới được coi là KCHT cốt yếu cho sự phát triển
của đất nước. Những công trình cơ sở vật chất - kỹ
thuật khác được xây dựng vì
mục đích sử dụng cá nhân hoặc không phục vụ lợi ích cho quảng đại quần chúng
nhân dân như nhà ở, nhà hàng, khách sạn tuy vẫn được coi là kết cấu hạ tầng
nhưng không phải là cốt yếu đối với quá trình phát triển kinh tế. Trong số KCHT
nói trên KCHT giao thông đóng vai trò cực kỳ quan trọng là huyết mạch của nền
kinh tế.
Trong cuộc sống hàng ngày, con người luôn có nhu cầu di chuyển và vận
chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác. Để việc đi lại và vận chuyển hàng hóa
được dễ dàng và nhanh chóng, con người đã không ngừng lao động sáng tạo,
phát minh ra các loại phương tiện vận tải từ thô sơ đến phức tạp, từ đơn giản đến
hiện đại. Ngày nay, với sự phát triển của nền công nghệ hiện đại, con người đã
phát minh ra các loại phương tiện vận tả
i hiện đại như: xe máy, ô tô, tàu hỏa, tàu
thủy, máy bay giúp cho việc di chuyển và vận tải hàng hóa với tốc độ ngày
càng cao, an toàn và hiệu quả hơn. Cùng với sự ra đời của các loại phương tiện
vận tải hiện đại, con người xây dựng lên các công trình như đường xá, cầu cống,
nhà ga, bến cảng, sân bay để cho các loại phương tiện này có thể di chuyển,
đón trả khách và xếp dỡ hàng hóa một cách thuận lợi và an toàn. Các công trình
này chính là nhữ
ng công trình KCHT giao thông.

Vậy, có thể kết luận rằng: KCHT giao thông là những cơ sở vật chất - kỹ
thuật nền tảng như đường xá, cầu cống, sân bay, bến cảng được con người xây
dựng lên nhằm đảm bảo cho việc di chuyển, đón trả khách và bốc xếp hàng hóa

13
của các loại phương tiện giao thông diễn ra một cách nhanh chóng, thuận lợi và
an toàn.
Ngày nay gắn với phương tiện giao thông người ta phân KCHT giao
thông thành 5 loại: KCHT giao thông đường bộ; KCHT giao thông đường sắt;
KCHT giao thông hàng không; KCHT giao thông hàng hải; KCHT giao thông
đường sông. Các loại KCHT giao thông có mối liên hệ, gắn bó với nhau tạo nên
mạng lưới giao thông của một quốc gia.
Trong các loại KCHT giao thông, KCHT giao thông đường bộ là hệ thống
các công trình bổ trợ cho tất cả các loại KCHT giao thông khác như đường sắt,
hàng không, hàng hả
i và đường sông. Mạng lưới đường bộ kết nối các cảng biển,
cảng hàng không, cảng, bến đường sông, nhà ga đường sắt tạo thành một hệ
thống giao thông liên hoàn, thông suốt. KCHT giao thông đường bộ bao gồm:
những công trình kỹ thuật cụ thể được gọi là KCHT giao thông đường bộ
“cứng” và những quy tắc, cơ chế vận hành, biển báo… đảm bảo cho việc khai
thác các công trình cụ thể đạt hiệu quả
, an toàn được gọi là KCHT giao thông
đường bộ “mềm”. Người sử dụng công trình KCHT phải có những hiểu biết về
quy tắc, cơ chế vận hành công trình và phải tuân thủ những quy tắc hay cơ chế
vận hành đó.
Các nghiên cứu về KCHT giao thông đường bộ cho thấy cũng giống như
KCHT giao thông nói chung thường mang những đặc trưng cơ bản là:
- Tính hệ thống, liên hoàn: Thể hiện ở chỗ nó tác động lên ho
ạt động sản
xuất xã hội trên quy mô cả nước hoặc trên những vùng lãnh thổ rộng lớn. Sự trục

trặc về hạ tầng ở một khâu, mắt xích nào đó có thể gây ra ách tắc toàn bộ hệ
thống sản xuất, ảnh hưởng đến nhiều tác nhân tham gia. Chính vì vậy, việc đầu
tư xây dựng KCHT giao thông đường bộ phải tính đến yếu tố đầu tư toàn diện,
đảm bả
o tính đồng bộ liên hoàn giữa các công trình. Đặc điểm này phải được
quán triệt và thể hiện rõ nét trong công tác quy hoạch hệ thống KCHT giao
thông đường bộ.
- KCHT giao thông đường bộ là tài sản cố định chịu sự tác động mạnh
của tự nhiên nên thời gian sử dụng chúng khó xác định một cách chính xác. Do

14
không xác định được chính xác thời gian sử dụng nên hàng năm loại tài sản này
không đặt vấn đề khấu hao như các loại TSCĐ khác. Tuy nhiên trong quá trình
sử dụng theo thời gian vẫn xẩy ra hiện tượng hao mòn hữu hình và vô hình làm
cho loại tài sản này hỏng hóc không sử dụng được. Vì vậy trong công tác phân
bổ vốn đầu tư hàng năm cần phải cân đối nguồn vốn cho thích hợp giữa dự án
xây dựng mới với việc nâng c
ấp, mở rộng và phải giành một lượng vốn nhất
định cho công tác bảo trì, nâng cấp, duy tu, sửa chữa.
- Các công trình KCHT giao thông đường bộ là những công trình mang
tính chất hàng hóa công cộng không thuần túy.
Các công trình giao thông đường bộ là một loại hàng hóa công cộng
nhưng không thuần túy. Hàng hóa công cộng được đặc trưng bởi hai thuộc tính
cơ bản: không có tính canh tranh và không thể loại trừ. Không có tính cạnh tranh
hay còn gọi là tính dùng chung trong tiêu dùng nghĩa là: nếu một người tiêu
dùng hàng hóa đó thì một ngườ
i khác cũng có thể tiêu dùng nó cùng lúc mà
không làm tăng thêm chi phí để cung cấp, cũng không làm thay đổi mức độ thỏa
mãn của người thứ nhất. Không thể loại trừ có nghĩa là nếu người thứ nhất đang
tiêu dùng hàng hóa thì cũng không ngăn cản được người thứ hai tiêu dùng nó,

hoặc là rất tốn kém nếu muốn loại trừ người tiêu dùng đó. Nếu một loại hàng hóa
công cộng không có đầy đủ cả hai đặc điể
m đó thì người ta gọi loại hàng hóa đó
là hàng hóa công cộng không thuần túy. Các công trình giao thông đường bộ
thuộc loại hàng hóa công cộng không thuần túy vì chúng không có đầy đủ cả hai
thuộc tính của một loại hàng hóa công cộng. Các công trình giao thông đường bộ
có thể loại trừ số người sử dụng nếu thấy cần thiết. Trong thực tiễn người ta có
thể có hai biện pháp để loại trừ số người sử dụng: (i) phươ
ng pháp hành chính,
quy định các điều khoản sử dụng công trình giao thông đường bộ (ii) phương
pháp kinh tế, tài chính dựa trên nguyên tắc ai sử dụng các công trình giao thông
đường bộ phải đóng góp nguồn kinh phí. Ở các nước cũng như ở Việt Nam hai
phương pháp này đều được song hành sử dụng. Tuy nhiên, phương pháp kinh tế,
tài chính có tác dụng kép vừa có thể loại trừ được người sử dụng nếu thấy cần
thiết vừa có nguồn kinh phí để
tái đầu tư duy tu, sửa chữa hoặc xây dựng các

15
công trình giao thông đường bộ mới thông qua hoạt động thu phí. Mức độ sử
dụng phương pháp kinh tế, tài chính như thế nào tùy thuộc cơ chế, chính sách
của từng cấp chính quyền. Về phương diện lý thuyết mức độ sử dụng phương
pháp kinh tế, tài chính thường được cân nhắc mối quan hệ giữa chi phí trực tiếp
hoặc gián tiếp và lợi ích mang lại bao gồm lợi ích trực tiếp và lợi ích xã hộ
i. Như
vậy, có thể nói nhận thức đúng đắn tính chất hàng hóa công cộng không thuần
túy của các công trình giao thông đường bộ có nhiều ý quan trọng, nhất là đối
với vấn đề huy động vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ.
- Tính tiên phong, định hướng: Thể hiện muốn phát triển sản xuất và các
hoạt động xã hội thì hệ thống hạ tầng phải được đi trước một b
ước, nghĩa là phải

được xây dựng xong, hoàn chỉnh sau đó các hoạt động sản xuất và đời sống xã
hội mới có thể diễn ra. Trong khoảng thời gian dài hạ tầng thường tác động tới
hướng phát triển các hoạt động sản xuất và mở đường cho các hoạt động KT-XH
phát triển.
- Tính vùng: Do đặc điểm các công trình giao thông mang tính cố định, đi
qua nhiều địa bàn thuộc các địa phương khác nhau quản lý, cho nên khi chọ
n địa
điểm xây dựng phải cân nhắc đầy đủ, toàn diện để chọn phương án tuyến cho
phù hợp, vừa đảm bảo yêu cầu phát triển KT-XH của một địa phương, vừa đảm
bảo tính kết nối và yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương khác, vì vậy trong
qui hoạch cần phải đảm bảo tính phù hợp với qui hoạch chung của Quốc gia và
qui hoạch vùng. Đồng thời tính vùng thể hi
ện ở chỗ việc phát triển hạ tầng phải
tính đến và lệ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên (địa hình, các nguồn tài
nguyên, tính chất sản xuất xã hội…), điều đó nghĩa là việc phát triển hạ tầng cơ
sở phải tùy thuộc vào các điều kiện địa lý có sẵn vào hướng phát triển kinh tế
của từng vùng, khu vực… không thể có hệ thố
ng KCHT giống nhau trải khắp
đất nước, hoặc hệ thống hạ tầng đô thị rất khác hệ thống hạ tầng nông thôn.
- Lợi ích mang lại của KCHT giao thông đường bộ thường phát huy trong
thời gian dài, không chỉ người dân đang sống hiện tại ở địa phương được hưởng
lợi, mà các thế hệ sau này cũng vẫn được hưởng những lợi ích đó. Điều này cho
phép nhà nước và các
địa phương có thể huy động nguồn vốn dưới hình thức vay

16
và trả nợ từ các tổ chức và cá nhân bằng phát hành công trái quốc gia hoặc trái
phiếu đầu tư địa phương.
Nhận rõ những đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác lập các
quan điểm, định hướng giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển KCHT giao

thông đường bộ của một quốc gia, vùng lãnh thổ và từng địa phương.
1.1.2. Phân loại kết cấu hạ tầng giao thông đường b

Phân loại KCHT giao thông đường bộ là cách thức sắp xếp các loại
KCHT giao thông đường bộ theo những tiêu chí khác nhau nhằm mục đích
nghiên cứu, quản lý và có định hướng huy động vốn đầu tư phát triển KCHT
giao thông đường bộ một cách thích hợp.
Nhìn nhận KCHT giao thông đường bộ dưới dạng là những công trình kỹ
thuật cụ thể, KCHT giao thông đường bộ bao gồm: hệ thống đường bộ, hệ thống
cầu, c
ống, bến bãi và các công trình bổ trợ khác… Thông thường người ta phân
loại KCHT giao thông đường bộ theo những tiêu chí sau đây:
- Căn cứ vào cơ chế phân cấp quản lý
Căn cứ vào cơ chế phân cấp quản lý người ta phân hệ thống KCHT giao
thông đường bộ thuộc Trung ương quản lý và hệ thống KCHT giao thông đường
bộ do chính quyền các cấp ở địa phương quản lý. Chẳng hạn như ở Việt Nam
hiện nay chúng ta phân hệ
thống các công trình đường bộ thành:
1) Hệ thống quốc lộ (ký hiệu là QL) là các đường trục chính của mạng
lưới đường bộ toàn quốc có tác dụng đặc biệt quan trọng phục vụ lợi ích kinh tế,
chính trị, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước bao gồm:
a) Đường nối liền Thủ đô Hà Nội tới các thành phố trực thuộc Trung
ương, tới trung tâm hành chính của các tỉnh;
b) Đường từ
trục chính đến các cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính (bao
gồm cả cảng quốc gia), đến các khu công nghiệp lớn;
c) Đường trục nối liền trung tâm hành chính của nhiều tỉnh (từ 03 tỉnh trở
lên) có ý nghĩa quan trọng về các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, an ninh
quốc phòng đối với từng vùng.

×