Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 168 trang )

B GIO DC V O TO B TI CHNH
HC VIN TI CHNH





NGUYN TH THY NGA





HUY ĐộNG VốN ĐầU TƯ PHáT TRIểN
CƠ Sở Hạ TầNG GIAO THÔNG ĐƯờNG Bộ
TRÊN ĐịA BàN TỉNH HảI DƯƠNG





LUN N TIN S KINH T







H NI - 2015
B GIO DC V O TO B TI CHNH


HC VIN TI CHNH




NGUYN TH THY NGA



HUY ĐộNG VốN ĐầU TƯ PHáT TRIểN
CƠ Sở Hạ TầNG GIAO THÔNG ĐƯờNG Bộ
TRÊN ĐịA BàN TỉNH HảI DƯƠNG


Chuyờn ngnh : Ti chớnh - Ngõn hng
Mó s : 62.34.02.01


LUN N TIN S KINH T



Ngi hng dn khoa hc: 1. PGS, TS. PHM VN LIấN
2. PGS, TS. Lấ HNG SN



H NI - 2015





LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực.
Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN



Nguyễn Thị Thúy Nga

















MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu đồ
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: LÝ LUẬN VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG
BỘ VÀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 15
1.1. CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 15
1.1.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 15
1.1.2. Phân loại và đặc điểm của cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 19
1.1.3. Vai trò của cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 23
1.2. VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ 27
1.2.1. Khái niệm vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 27
1.2.2. Phân loại vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 28
1.2.3. Đặc điểm vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 30
1.3. HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ 32
1.3.1. Nguồn vốn và phương thức huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở
hạ tầng giao thông đường bộ 32
1.3.2. Phạm vi và vai trò của các nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng giao thông đường bộ 40
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở
hạ tầng giao thông đường bộ 51
1.4. KINH NGHIỆM HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ
HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ BÀI HỌC CHO TỈNH

HẢI DƯƠNG 54
1.4.1. Kinh nghiệm trên thế giới 54
1.4.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước 65


1.4.3. Bài học kinh nghiệm về huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng giao thông đường bộ đối với tỉnh Hải Dương 70
Tiểu kết chương 1 71
Chương 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HẢI DƯƠNG 72
2.1. ĐẶC ĐIỂM, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CƠ SỞ HẠ
TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG 72
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương 72
2.1.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh
Hải Dương 76
2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ
TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG 89
2.2.1. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông
đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương 89
2.2.2. Thực trạng huy động vốn từ khu vực nhà nước đầu tư phát triển cơ
sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương 92
2.2.3. Thực trạng huy động vốn từ khu vực ngoài nhà nước đầu tư phát
triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương 104
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG 108
2.3.1. Những kết quả đạt được 108
2.3.2. Những hạn chế 111
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 113

Tiểu kết chương 2 117
Chương 3: GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ
SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HẢI DƯƠNG 118
3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN
NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 118
3.1.1. Quan điểm phát triển 118
3.1.2. Mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 118


3.2. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG VÀ NHU CẦU
VỐN ĐẦU TƯ 119
3.2.1. Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Hải
Dương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 119
3.2.2. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ
trên địa bàn tỉnh Hải Dương theo các giai đoạn 125
3.3. QUAN ĐIỂM HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ
TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG 126
3.4. GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG 130
3.4.1. Nhóm giải pháp huy động vốn đầu tư từ khu vực nhà nước 130
3.4.2. Nhóm giải pháp huy động vốn ngoài khu vực nhà nước 139
3.5. ĐIỀU KIỆN THỨC HIỆN GIẢI PHÁP 145
3.5.1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị
trí, vai trò của cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trong quá trình
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương 145
3.5.2. Đẩy mạnh phân cấp quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông
đường bộ 146

3.5.3. Xây dựng và hoàn thiện quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông đường bộ của tỉnh Hải Dương 146
3.5.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và kiện toàn bộ máy quản lý
tài chính 147
3.5.5. Ổn định kinh tế vĩ mô 148
Tiểu kết chương 3 149
KẾT LUẬN 150
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADB Ngân hàng phát triển Châu Á
BOT Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao
BTO Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh
BT Xây dựng - Chuyển giao
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CSHT Cơ sở hạ tầng
CSHT GTĐB Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ
CNN Cụm công nghiệp
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
ĐH Đường huyện
ĐT Đường tỉnh
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GTNT Giao thông nông thôn
HHCC Hàng hóa công cộng
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế

KCN Khu công nghiệp
KTXH Kinh tế xã hội
KH&ĐT Kế hoạch và đầu tư
NSĐP Ngân sách địa phương
NSTW Ngân sách trung ương
NSNN Ngân sách nhà nước
ODA Viện trợ phát triển chính thức
PPP Hợp tác Nhà nước và tư nhân
TPCP Trái phiếu Chính phủ
VĐT Vốn đầu tư
XDCB Xây dựng cơ bản
WB Ngân hàng thế giới
WTO Tổ chức Thương mại thế giới



DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu Tên bảng Trang
Bảng 2.1: Tổng hợp hiện trạng đường quốc lộ qua địa bàn tỉnh Hải Dương
năm 2014 78
Bảng 2.2: So sánh chỉ tiêu về đường quốc lộ tỉnh Hải Dương với các tỉnh trong
vùng và cả nước 79
Bảng 2.3: Tổng hợp hiện trạng đường tỉnh lộ Hải Dương năm 2014 80
Bảng 2.4: So sánh chỉ tiêu về đường tỉnh Hải Dương với các tỉnh trong vùng và
cả nước 81
Bảng 2.5: Hiện trạng giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2014 83
Bảng 2.6: Hiện trạng giao thông nông thôn theo địa giới hành chính trên địa bàn
tỉnh Hải Dương năm 2014 84
Bảng 2.7: Hiện trạng đường giao thông nông thôn theo tiêu chí đánh giá nông

thôn mới trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2014 85
Bảng 2.8: Hiện trạng các bến xe khách trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2014 87
Bảng 2.9: Cơ cấu nguồn VĐT GTĐB trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn
2010-2014 89
Bảng 2.10: Cơ cấu nguồn VĐT GTĐB khu vực nhà nước trên địa bàn tỉnh Hải
Dương giai đoạn 2010-2014 97
Bảng 2.11: Tổng hợp giải ngân vốn TPCP cho lĩnh vực giao thông giai đoạn
2010-2014 99
Bảng 2.12: Phân tích cơ cấu VĐT GTĐB khu vực nhà nước trên địa bàn tỉnh
Hải Dương giai đoạn 2010-2014 102
Bảng 3.1: Quy hoạch phát triển đường cao tốc qua địa bàn tỉnh Hải Dương đến
năm 2020 và định hướng đến năm 2030 120
Bảng 3.2: Quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030, các quốc lộ qua địa bàn tỉnh Hải Dương 120
Bảng 3.3: Quy hoạch phát triển đường tỉnh lộ 121
Bảng 3.4: Quy hoạch phát triển giao thông nông thôn 122
Bảng 3.5: Xây dựng bến xe khách, bến đỗ bãi xe tĩnh trên địa bàn tỉnh Hải Dương 123
Bảng 3.6: Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB tỉnh Hải
Dương 125
Bảng 3.7: Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn
2010-2014 134



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu Tên biểu Trang

Biểu đồ 1.1: Tác động của đường bộ trong cải thiện khả năng tiếp cận của hộ
gia đình ở nông thôn 24

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ phần trăm các loại đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương 77
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ phần trăm kết cấu mặt đường Quốc lộ trên địa bàn tỉnh
Hải Dương 77
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ phần trăm kết cấu mặt đường tỉnh lộ Hải Dương 81
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nguồn VĐT GTĐB trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn
2010-2014 90




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trải qua gần 3 thập kỷ đổi mới, tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội ở
Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, củng cố tiềm lực và vị trí của
Việt Nam trên trường quốc tế. Những mục tiêu cơ bản của Chiến lược phát triển
KT-XH giai đoạn 2001-2010 nước ta đã được thực hiện: tăng trưởng GDP bình
quân đạt 7,26%/năm, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 1.168 USD
[20], nước ta thuộc nhóm các nước có thu nhập trung bình. Đóng góp to lớn vào
thành quả này có nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến sự phát triển của hệ thống
CSHT nói chung và hệ thống CSHT GTĐB nói riêng trong những năm qua.
Tăng cường đầu tư phát triển CSHT đã thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất
nước, tiêu biểu nhất là sự phát triển của CSHT GTĐB đã đảm bảo phát huy vai
trò kết nối giữa các vùng miền, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh.
Trong Chiến lược phát triển KT-XH 2010-2020 đã xác định một trong
ba khâu đột phá chiến lược là: “xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ,
với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng
đô thị lớn”, đồng thời nêu rõ một trong những nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn
2011 - 2015 là“xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, nhất là hệ

thống giao thông”[20]. Bối cảnh trong nước và quốc tế hiện nay đang và sẽ
tạo ra những cơ hội cũng như thách thức cho việc thực hiện các mục tiêu phát
triển KT-XH, đặc biệt là mục tiêu tăng trưởng bền vững. Do vậy, việc xác
định khâu đột phá chiến lược xây dựng hệ thống CSHT đồng bộ nhằm đưa
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020
là rất cần thiết và cấp bách, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến
lược phát triển KT-XH nói chung và hình thành hệ thống GTĐB vững mạnh
và hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững, tăng cường hội
nhập quốc tế, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Nhu cầu
vốn phục vụ phát triển kết cấu hạ tầng nói chung, CSHT GTĐB nói riêng tại
Việt Nam rất lớn mỗi năm Việt Nam cần từ 16-17 tỷ USD cho phát triển kết
cấu hạ tầng, trong khi khả năng đáp ứng theo phương thức truyền thống là từ


2

ngân sách chỉ khoảng 50-60% [2]. Vì thế, huy động vốn bổ sung từ nguồn đầu
tư tư nhân trong và ngoài nước là hết sức quan trọng, mà nguồn lực này hiện
khá lớn. Chính vì vậy, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp huy động VĐT phát
triển CSHT GTĐB là cần thiết đối với các địa phương ở nước ta hiện nay.
Hải Dương là tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, là một trong 7
tỉnh, thành phố trung ương thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và ở vào vị trí
cầu nối của tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Trong những
năm qua, các cấp chính quyền và nhân dân tỉnh Hải Dương đã chú trọng quan
tâm huy động VĐT phát triển CSHT GTĐB và đã góp phần làm thay đổi bộ mặt
đời sống KTXH của địa phương. Tuy nhiên, kết quả đem lại còn nhiều hạn chế,
hệ thống CSHT GTĐB mặc dù đã được phát triển đáng kể, song với nhu cầu
phát triển KTXH của tỉnh ngày càng cao cùng với sự gia tăng dân số, gia tăng
các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án có VĐT nước ngoài, hệ thống CSHT
GTĐB hiện tại vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu của đời sống KTXH

cũng như nhu cầu đầu tư phát triển, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH. Việc huy
động VĐT phát triển hệ thống CSHT GTĐB vẫn còn gặp nhiều khó khăn, phát
sinh nhiều vấn đề mới cần được giải quyết cả về lý luận cũng như thực tiễn.
Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: “Huy động
vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải
Dương” làm đề tài luận án bảo vệ học vị tiến sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài luận án là làm rõ các vấn đề: Lý luận về
CSHT GTĐB, VĐT phát triển CSHT GTĐB, huy động VĐT phát triển CSHT
GTĐB trong điều kiện hiện nay như thế nào? Thực tiễn về huy động VĐT phát
triển CSHT GTĐB trên địa bàn Hải Dương những thành tựu và hạn chế? Cần có
những giải pháp gì, để huy động VĐT phát triển CSHT GTĐB trên địa bàn Hải
Dương giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là: các vấn đề lý luận và thực tiễn huy
động VĐT phát triển CSHT GTĐB.


3

Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận án nghiên cứu về huy động VĐT phát triển CSHT
GTĐB mang hình thái vật chất trên địa bàn tỉnh Hải Dương nhưng tác giả tiếp
cận theo hướng các phương thức huy động VĐT phát triển CSHT GTĐB trên địa
bàn tỉnh Hải Dương.
Về không gian: Luận án nghiên cứu huy động VĐT phát triển CSHT
GTĐB mang hình thái vật chất trên địa bàn tỉnh Hải Dương;
Về thời gian: Nghiên cứu tình hình huy động VĐT phát triển CSHT
GTĐB mang hình thái vật chất trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010-

2014, giải pháp huy động VĐT phát triển CSHT GTĐB trên địa bàn tỉnh Hải
Dương đề xuất áp dụng cho giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác-Lênin được sử dụng thống nhất trong quá trình nghiên cứu của
luận án. Đồng thời sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau
trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án:
- Phương pháp thu thập số liệu
Trong phạm vi nghiên cứu luận án chủ yếu sử dụng số liệu thứ cấp.
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp được sử dụng để chắt lọc, hệ thống hóa,
đánh giá cơ sở thực tiễn có liên quan đến đề tài luận án.
Ngoài ra, thu thập số liệu thứ cấp về VĐT, phương thức huy động VĐT
phát triển CSHT GTĐB tại sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Giao thông vận tải, sở Tài
chính, cục Thống kê và các phòng ban khác ở tỉnh Hải Dương, số liệu đầu tư từ
Quỹ đầu tư phát triển Hải Dương, Nguồn gốc của các tài liệu này đều được chú
thích rõ ràng sau mỗi bảng số liệu.
- Phương pháp xử lý số liệu
Thông tin và các số liệu sau khi thu thập được sẽ được tác giả cập nhật và
tính toán tùy theo mục đích và nội dung nghiên cứu, phân tích của đề tài trên
chương trình Excel 2007 của Microsoft, để xử lý thống kê và xem xét mối tương
quan giữa các chỉ tiêu nghiên cứu để cung cấp tư liệu cũng như các luận cứ khoa
học phục vụ cho công tác tổng hợp nghiên cứu của đề tài.


4

- Phương pháp phân tích đánh giá
+ Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp nghiên cứu các hiện
tượng kinh tế xã hội vào việc mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển
của hiện tượng kinh tế xã hội thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp này

được dùng để tính, đánh giá các kết quả thu thập được từ các số liệu thứ cấp.
+ Phương pháp phân tích so sánh, tổng hợp: Xử lý số liệu tính toán ra các
chỉ tiêu số tương đối nhằm chỉ rõ nguyên nhân biến động của hiện tượng nghiên
cứu. Phương pháp này dùng để so sánh, đánh giá thực trạng huy động VĐT phát
triển CSHT GTĐB trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
+ Phương pháp phân tổ thống kê: Mục tiêu của việc phân tổ trong nghiên
cứu là làm cho sự đồng nhất trong cùng một nhóm và sự khác biệt giữa các nhóm
tăng lên. Tác giả đã phân tổ nguồn VĐT theo các tiêu chí để tiến hành đánh giá thực
trạng huy động VĐT phát triển CSHT GTĐB trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Ngoài ra, để tăng tính khách quan, khoa học và thuyết phục trong các vấn
đề về lý luận, đánh giá thực trạng và lựa chọn giải pháp, tác giả cũng tiếp cận
khám phá các chủ trương, đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà
nước về phát triển CSHT GTĐB ở nước ta nói chung, trên địa bàn tỉnh Hải
Dương nói riêng trong bối cảnh hiện nay; tiếp thu, kế thừa có chọn lọc kết quả
của một số công trình nghiên cứu có liên quan đã được công bố.
4. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến
đề tài luận án
4.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Liên quan đến vấn đề đầu tư CSHT và huy động VĐT phát triển CSHT
nói chung và CSHT GTĐB nói riêng đã có một số công trình nghiên cứu trên thế
giới nghiên cứu về vấn đề này, cụ thể:
Asian Development Bank (2012), Assessment of Public-Private Partnerships
in Viet Nam Constraints and Opportunities, Published 2012, Printed in the
Philippines. Công trình đã đánh giá quan hệ đối tác công-tư (PPP) tại Việt Nam
những khó khăn và cơ hội và cũng khảng định đầu tư cơ sở hạ tầng thông qua
các doanh nghiệp nhà nước và nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không
đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng lớn của Việt Nam. Do đó cần


5


phải xúc tiến đầu tư từ khu vực tư nhân thông qua quan hệ đối tác công-tư. Tuy
nhiên để huy động vốn theo phương thức quan hệ đối tác công-tư, cần phải có
một khung pháp lý, bộ máy quản lý nhà nước và hỗ trợ ngân sách cho PPP, hoàn
chỉnh đảm bảo tính cạnh tranh và quy trình minh bạch.
Asian Development Bank (2008), Public - Private - Partnership Hand book,
Published 2008, Printed in the Philippines. Cuốn sổ tay “Hợp tác công tư (PPP)”
được thiết kế cho các nhân viên của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và
khách hàng của các nước thành viên đang phát triển với nội dung cung cấp một
cái nhìn tổng quan về vai trò, thiết kế, cấu trúc và thực hiện PPP để phát triển
CSHT. Với sự đóng góp từ chính sách và các chuyên gia giao dịch, cuốn sổ tay
này đề cập đến một loạt các vấn đề liên quan đến PPP, từ những cân nhắc chính
sách để thực hiện vấn đề. Cuốn sổ tay này có nghĩa giới thiệu để thiết kế và thực
hiện các chiến lược, các dự án PPP trong bối cảnh tài chính phát triển.
Jon Valentine, Intern (2008), Public-Private Partnerships in Infrastructure:
Best-Practices from the International Experience and Applications for Thailand,
National Economic and Social Development Board (NESDB), Thailand, August
2008. Trên cơ sở phân tích quan hệ đối tác công - tư phát triển CSHT từ kinh
nghiệm quốc tế và ứng dụng cho Thái Lan góp phần đẩy mạnh tăng trưởng và
phát triển kinh tế trong dài hạn. Thông qua các quy định về đối tác công - tư
nhằm khuyến khích các các nhà đầu tư tư nhân và nhà nước liên doanh trong các
dự án hạ tầng lớn. Đồng thời, khẳng định rằng việc thẩm định các dự án đầu tư
đã góp phần tăng cường tính minh bạch, giữ vững lòng tin của các nhà đầu tư,
bảo đảm công bằng và trách nhiệm giải trình.
ADBI Working Paper Series (2010),“Financing Asia’s Infrastructure: Modes
of Development and Integration of Asian Financial Markets”, Biswa Nath
Bhattacharyay, No. 229 July 2010.Nội dung nghiên cứu các vấn đề và thách thức
trong việc sử dụng nguồn lực tài chính phát triển CSHT. Đồng thời, cũng đưa ra các
khuyến nghị liên quan đến việc sử dụng các giải pháp tài chính thông qua việc lựa
chọn và làm thế nào để các nước có thể tiếp cận với thị trường tài chính châu Á

nhằm thực hiện các dự án CSHT trong khu vực.


6

César Calderón and Luis Servén (không năm), The Effects of Infrastructure
Development on Growth and Income Distribution. Thông qua việc nghiên cứu
thực tế phát triển CSHT của 121 quốc gia trên thế giới giai đoạn 1960-2000, các
tác giả đưa ra hai kết luận quan trọng: Một là, trình độ phát triển CSHT có tác
dụng tích cực đến tăng trưởng kinh tế; Hai là, trình độ phát triển CSHT càng cao
thì mức độ bất bình đẳng về thu nhập trong xã hội càng giảm. Từ hai kết luận
này, các tác giả của công trình nghiên cứu đã rút ra kết luận chung là: trình độ
phát triển CSHT có tác động mạnh đến công tác xóa đói giảm nghèo. Xuất phát
từ việc đánh giá hiệu quả của việc phát triển hệ thống CSHT, các tác giả cho
rằng cần thiết phải xúc tiến công tác huy động vốn để trang trải cho các chi phí
phát triển hệ thống CSHT của các quốc gia.
4.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam trong những năm qua cũng có nhiều đề tài khoa học các cấp,
nhiều bài báo khoa học, bài tham luận, một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ
nghiên cứu về các nguồn lực tài chính để phát triển CSHT nói chung và CSHT
GTĐB nói riêng, cụ thể:
Phạm Văn Liên (2005), Các giải pháp huy động và sử dụng VĐT phát triển
CSHT GTĐB ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, luận án đã
nghiên cứu làm rõ bản chất, đặc điểm của CSHT GTĐB, sự tác động của nó đến
công tác huy động và quản lý sử dụng vốn. Hệ thống hoá, làm rõ bản chất VĐT,
vốn và nguồn VĐT cho CSHT GTĐB; Thông qua phân tích, đánh giá tình hình huy
động và quản lý sử dụng VĐT cho CSHT GTĐB ở nước ta giai đoạn 1991-2003,
rút ra được những thành công, những hạn chế và nguyên nhân của nó. Kết hợp với
học tập có chọn lọc kinh nghiệm huy động, sử dụng vốn của các nước, tác giả
nghiên cứu đề xuất các định hướng, các giải pháp sát thực cho việc khai thác và

quản lý sử dụng có hiệu quả VĐT cho CSHT GTĐB của Việt Nam trong tương lai.
Trần Xuân Hà (2008), Sử dụng công cụ trái phiếu Chính phủ để huy động
vốn cho đầu tư phát triển ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính,
luận án đã hệ thống hoá và góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận, nhận thức
có giá trị làm nền tảng cho các nội dung nghiên cứu: từ tổng quan về công cụ trái


7

phiếu Chính phủ, các hình thức huy động và vai trò của nó đối với quá trình phát
triển nền kinh tế; đưa ra được các nhận xét đánh giá xác đáng về kết quả đạt được
cũng như những hạn chế và nguyên nhân gây ra những bất cập trong quá trình huy
động vốn thông qua quá trình phát hành trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam, từ đó đã
nghiên cứu, đề xuất hai nhóm giải pháp vĩ mô và vi mô với nhiều giải pháp cụ thể
nhằm sử dụng công cụ trái phiếu Chính phủ để huy động vốn cho đầu tư phát triển
ở Việt Nam đến năm 2020.
Bùi Văn Khánh (2010), Huy động nguồn lực tài chính xây dựng Kết cấu hạ
tầng GTĐB trên địa bàn tỉnh Hoà Bình, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính,
luận án đã hệ thống hoá và làm rõ thêm được cơ sở lý luận về kết cấu hạ tầng
GTĐB; các nguồn lực tài chính và các kênh huy động VĐT phát triển kết cấu hạ
tầng GTĐB. Luận án còn đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến huy động
nguồn lực tài chính xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB; phân tích, đánh giá thực trạng
kết cấu hạ tầng GTĐB và thực trạng huy động các nguồn lực tài chính phát triển hệ
thống cầu, đường bộ trên địa bàn tỉnh Hoà Bình từ năm 2001 đến 2010. Từ đó đánh
giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân trong việc huy động các nguồn
lực tài chính cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng GTĐB trên địa bàn tỉnh Hoà
Bình, làm cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động các nguồn lực tài
chính xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB của tỉnh Hòa Bình trong những năm tới.
Phạm Thị Túy (2006), Thu hút và sử dụng vốn ODA vào phát triển kết cấu
hạ tầng ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, luận án đã hệ

thống hóa các vấn đề lý luận về thu hút và sử dụng vốn ODA, đánh giá thực trạng
tại Việt Nam và đề xuất các giải pháp nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn
ODA trong việc phát triển kết cấu hạ tầng ở Việt Nam.
Thân Thanh Sơn (2015), Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác
công tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam, Luận án tiến sĩ
kinh tế, Đại học Giao thông Vận tải, luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hình
thức PPP, lựa chọn, bổ sung một số khái niệm trong việc xác định và phân bổ các
yếu tố rủi ro trong các dự án phát triển CSHT GTĐB theo hình thức PPP. Xác định
(nhận diện) danh mục các yếu tố rủi ro trong các dự án phát triển CSHT GTĐB theo
hình thức PPP phù hợp với điều kiện chính trị - luật pháp - kinh tế xã hội ở Việt


8

Nam; Về mặt thực tiễn, luận án xác định các yếu tố rủi ro trong các dự án phát triển
CSHT GTĐB theo hình thức PPP ở Việt Nam, từ đó, tác giả thực hiện phân bổ các
yếu tố rủi ro đến các bên đối tác. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra đề xuất kiểm soát
một số yếu tố rủi ro cơ bản nhằm phát triển CSHT GTĐB ở Việt Nam.
Trần Minh Phương (2012), Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Viện
Chiến lược phát triển, luận án làm sáng tỏ những lý luận cơ bản và khái niệm về
KCHT, KCHT giao thông, phát triển KCHT giao thông, vai trò của KCHT giao
thông đối với phát triển KT-XH, những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển KCHT
giao thông. Đề xuất các chỉ tiêu phát triển KCHT giao thông để lượng hóa mức độ
đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, định hướng phát triển KCHT giao thông đáp ứng yêu
cầu CNH, HĐH của nước ta đến 2020 và định hướng đến năm 2030 qua các chỉ tiêu
phát triển KCHT giao thông cụ thể, một số giải pháp về công tác quy hoạch,
phương thức phân bổ VĐT, huy động vốn ngoài ngân sách, quản lý nhà nước, ứng
dụng khoa học công nghệ trong phát triển KCHT giao thông.
Đỗ Đức Tú (2012), Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Vùng Đồng bằng

sông Hồng (ĐBSH) đến năm 2030 theo hướng hiện đại, Luận án tiến sĩ kinh tế,
Viện Chiến lược phát triển, luận án đã làm rõ nhận thức và quan niệm về KCHT,
phát triển KCHT giao thông theo hướng hiện đại; đưa ra được bộ chỉ tiêu đánh giá
tính hiện đại, đồng bộ của KCHT giao thông, phân tích, đánh giá KCHT giao thông
Vùng ĐBSH trên quan điểm hiện đại. Luận án đã đề xuất được hệ thống các quan
điểm phát triển KCHT giao thông nói chung; phương hướng phát triển KCHT giao
thông Vùng ĐBSH giai đoạn đến năm 2030 theo hướng hiện đại và đề xuất giải
pháp trong việc huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao
thông; đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả trong đầu tư xây dựng
công trình kết cấu hạ tầng giao thông.
Dương Văn Thái (2015), Huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học
viện Tài chính, luận án đã đề cập những nội dung cơ bản về kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ những vấn đề lý luận về KCHT GTĐB, bao gồm: khái niệm, đặc
điểm, phân loại Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về vốn đầu tư phát triển


9

KCHT GTĐB và huy động vốn đầu tư phát triển KCHT GTĐB. Đánh giá thực
trạng huy động vốn đầu tư phát triển KCHT GTĐB tại tỉnh Bắc Giang trong giai
đoạn 2001 - 2013. Đề xuất giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển trong nước,
nước ngoài cho giai đoạn từ nay đến 2020 và tầm nhìn đến 2030.
Nguyễn Xuân Thành (2010), Những trở ngại về cơ sở hạ tầng của Việt
Nam, Chương trình phát triển liên hợp quốc, tài liệu đối thoại chính sách
Harvard - UNDP. Tác giả đã nhận định các nước thành công phải cung cấp được
cơ sở hạ tầng cần thiết cho nền kinh tế và cho xã hội để duy trì tăng trưởng. Kinh
nghiệm của các nước phát triển cho thấy đầu tư khoảng 7% GDP vào CSHT là
qui mô vừa đúng để duy trì tăng trưởng cao và bền vững. Trong khoảng thời gian
12 năm vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã có thể duy trì mức đầu tư CSHT là

10% GDP. Mức đầu tư rất cao này đã mang lại kết quả phát triển nhanh chóng
khối lượng CSHT và mức độ tiếp cận sử dụng. Mặc dù có được thành tựu này,
Việt Nam vẫn đang ngày càng đối mặt với những yếu kém về CSHT và điều này
đã tác động tiêu cực lên khả năng của đất nước trong việc duy trì tăng trưởng
kinh tế cao trong dài hạn. Giao thông vận tải và điện, hai hoạt động hạ tầng thiết
yếu nhất, lại tỏ ra là hai lĩnh vực CSHT yếu kém nhất ở Việt Nam khi các vụ cúp
điện và tắc nghẽn giao thông ngày càng xảy ra thường xuyên hơn. Khi Việt Nam
nhanh chóng tiến gần đến mức thu nhập bình quân đầu người của các nước có
thu nhập trung bình thấp, thì có nhiều khả năng các khoản vay mềm từ các chính
phủ nước ngoài sẽ ít đi và Việt Nam phải dựa nhiều hơn vào sự tham gia của khu
vực tư nhân để thực hiện chương trình phát triển CSHT của mình. Nhưng mức
đầu tư kỳ vọng của khu vực tư nhân vào CSHT trong những năm tới phải được
xem như nguồn tài trợ bổ sung và quan trọng hơn là như một cơ chế mới để phát
triển những dự án khả thi nhất về mặt kinh tế. Tuy nhiên, sự tham gia của khu
vực tư nhân và mối quan hệ hợp tác nhà nước - tư nhân chỉ có thể thúc đẩy hiệu
quả nếu chúng được thực hiện trong một bối cảnh cạnh tranh, và nếu Chính phủ
chú trọng vai trò của mình vào việc chia sẻ và hạn chế rủi ro, thay vì chính sách
trợ cấp trực tiếp như chủ trương đổi đất lấy hạ tầng.
Nguyễn Ngọc Quang (2012), Vốn ODA trong xây dựng CSHT giao thông
Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân, luận văn đã phân tích tình hình


10

thu hút và quản lý sử dụng vốn ODA trong xây dựng CSHT giao thông trên địa bàn
thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và quản lý sử
dụng vốn ODA trong xây dựng CSHT giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Vũ Đức Bảo (2013), "Hà Nội thu hút VĐT vào CSHT: Đột phá từ hình thức
hợp tác công - tư", Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán. Trong bài báo, tác giả đã
khái quát những ưu nhược điểm của hình thức hợp tác công - tư nhằm thu hút VĐT

vào CSHT của Hà Nội. Tác cũng đưa ra một số giải pháp nhằm áp dụng hình thức
thu hút vốn này để phát triển CSHT cho Hà Nội.
Trịnh Mạnh Linh (2013), “Tìm vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng”, Tạp
chí Kinh tế và Dự báo, số 7/2013, Trong bài báo, tác giả đã nhận định đầu tư xây
dựng, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng luôn là yêu cầu cấp thiết để phát triển
kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, nguồn vốn để thực hiện việc này là không nhỏ và
nguồn lực từ ngân sách nhà nước không thể đáp ứng đủ. Vậy, có thể tìm vốn ở
đâu và bằng cách nào? Đồng thời tác giả đã nêu kinh nghiệm của các nước trong
khu vực, xu hướng chung là tìm kiếm sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân để
bổ sung vốn đầu tư kết cấu hạ tầng. Nhà nước chỉ thể hiện vai trò là chủ thể tạo
môi trường đầu tư thuận lợi nhất để giải phóng nguồn lực và thu hút sự tham gia
của các thành phần, lực lượng khác trong xã hội. Tác cũng đưa ra một số giải
pháp để thu hút được các nguồn vốn bên ngoài ngân sách nhà nước vào đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng ở Việt Nam.
Ngô Anh Tín (2013), “Trái phiếu đô thị, kênh huy động để đầu tư phát
triển cơ sở hạ tầng trong thời kỳ khó khăn về nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà
nước Thành phố Cần Thơ”, Tạp chí Phát triển và hội nhập, số 11(21), tháng 7-
8/2013, Trong bài báo, tác giả đã nhận định hiện nay, nguồn thu từ NSNN tại
Thành phố Cần Thơ nói riêng và các thành phố lớn trên cả nước nói chung, hằng
năm đều dành phần lớn để đầu tư phát triển CSHT và chính quyền địa phương
xem đây là nguồn vốn đầu tư trọng tâm để phát triển đô thị. Bên cạnh đó Trung
ương đang thực hiện chính sách phi tập trung hóa NSNN, giảm dần các khoản hỗ
trợ ngân sách cho các địa phương. Vì vậy, để chủ động bổ sung nguồn tài chính
thiếu hụt cho lĩnh vực đầu tư, các địa phương thường sử dụng 2 cách là: vay vốn
nhàn rỗi kho bạc nhà nước và vay thông qua thị trường tài chính bằng cách phát


11

hành trái phiếu. Tác giả đã phân tích những lợi ích của phát hành trái phiếu đô

thị và đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn để đầu tư phát
triển CSHT trong thời kỳ khó khăn về nguồn vốn đầu tư từ NSNN tại Thành phố
Cần Thơ.
4.3. Đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
luận án đã công bố
* Những vấn đề đã được giải quyết cần kế thừa
Thông qua các công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề huy động vốn đầu
tư phát triển CSHT nói chung, CSHT GTĐB nói riêng ở trong và ngoài nước dưới
các hình thức: đề tài khoa học, báo cáo khoa học, luận án, luận văn, bài báo khoa
học mà nghiên cứu sinh tiếp cận được cho thấy:
Thứ nhất, đối với các công trình nghiên cứu nước ngoài bàn về phương thức
huy động vốn đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) các vấn đề về cơ chế,
chính sách quản lý nhằm khuyến khích các các nhà đầu tư tư nhân và nhà nước liên
doanh trong đầu tư phát triển CSHT nói chung, CSHT GTĐB nói riêng, đây là một
kênh huy động vốn tiềm năng lớn trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
là một phương thức huy động vốn đầu tư được áp dụng khá phổ biến của các nước
trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam trong điều kiện
nguồn vốn NSNN và nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không đáp ứng đủ
nhu cầu đầu tư phát triển CSHT.
Đối với các công trình nghiên cứu trong nước, vấn đề huy động VĐT phát
triển CSHT nói chung và CSHT GTĐB nói riêng đã có một số công trình nghiên
cứu dưới góc độ cụ thể khác nhau, như nghiên cứu về vốn ODA, luận án tiến sĩ
của Phạm Thị Túy, luận văn thạc sĩ của Nguyễn Ngọc Quang; phân bổ rủi ro trong
hình thức hợp tác công tư, luận án tiến sĩ của Thân Thanh Sơn; trái phiếu Chính
phủ, luận án tiến sĩ của Trần Xuân Hà hoặc phạm vi nghiên cứu tại một địa bàn
nhất định như: Huy động và sử dụng VĐT phát triển CSHT GTĐB ở Việt Nam,
luận án tiến sĩ của Phạm Văn Liên; Huy động nguồn lực tài chính xây dựng kết
cấu hạ tầng GTĐB trên địa bàn tỉnh Hoà Bình, luận án tiến sĩ của Bùi Văn Khánh;
Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở Việt Nam, luận án tiến sĩ của Trần Minh Phương; Phát triển kết cấu hạ tầng



12

giao thông Vùng Đồng bằng sông Hồng, luận án tiến sĩ của Đỗ Đức Tú; Huy động
vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang, luận án tiến sĩ của Dương Văn Thái. Những công trình nghiên cứu này chủ
yếu bàn về nội dung các nguồn vốn huy động để đầu tư phát triển CSHT nói
chung hoặc CSHT GTĐB nói riêng, chưa đề cập sâu và có hệ thống về lý luận và
thực tiễn huy động các nguồn VĐT phát triển CSHT GTĐB trong nền kinh tế thị
trường và hội nhập kinh tế quốc tế ở phạm vi cả nước hoặc ở các địa phương khác,
không phải là tỉnh Hải Dương.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương” theo hướng tiếp cận
phương thức huy động các nguồn VĐT phát triển CSHT GTĐB trong nền kinh tế
thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế sẽ có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn trong
giai đoạn hiện nay đối với tỉnh Hải Dương.
Thứ hai, đối chiếu với nội dung và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án
mà nghiên cứu sinh dự kiến thực hiện cho thấy: Những kết quả nghiên cứu về lý
luận và thực tiễn của những công trình nghiên cứu như đã trình bày ở trên là
những tư liệu quý cho việc xem xét vận dụng vào đề tài của luận án ở những mức
độ nhất định. Tuy nhiên, với nội dung, phạm vi và thời gian, không gian nghiên
cứu triển khai luận án của nghiên cứu sinh khác so với công trình nghiên cứu
trước. Luận án của nghiên cứu sinh, tiếp cận vấn đề nghiên cứu huy động VĐT
phát triển CSHT GTĐB, theo góc độ lý luận và thực tiễn phương thức huy động
thích ứng với mỗi nguồn VĐT phát triển CSHT GTĐB trên địa bàn tỉnh Hải
Dương. Ngoài ra, luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu thực tiễn từ năm 2010 đến
2014 và nghiên cứu đưa ra các giải pháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
cho riêng địa bàn tỉnh Hải Dương.
Như vậy, có thể khẳng định luận án mà nghiên cứu sinh dự kiến thực hiện

không có tính trùng lắp với các công trình nghiên cứu đã thực hiện trước đây cả về
nội dung, phạm vi, không gian và phương pháp tiếp cận nghiên cứu.
* Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu đối với đề tài luận án
Trên cơ sở khái quát một số công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề huy
động VĐT phát triển CSHT nói chung và CSHT GTĐB nói riêng, với những kết


13

quả của các công trình nghiên cứu như đã phân tích ở trên, những vấn đề đặt ra cho
việc nghiên cứu của luận án này là:
Một là, luận án phải chắt lọc nghiên cứu sâu có hệ thống những nội dung
hợp lý, tổng hợp làm rõ và sâu sắc thêm các vấn đề có tính lý luận về đặc điểm,
vai trò của CSHT GTĐB; đặc biệt lý giải đầy đủ khi nào CSHT GTĐB là HHCC
không thuần túy, khi nào là HHCC thuần túy tạo cơ sở lý luận để nghiên cứu áp
dụng các phương thức huy động VĐT thích hợp; đặc điểm, nội dung VĐT phát
triển CSHT GTĐB đồng thời phải làm rõ các phương thức huy động VĐT phát
triển CSHT GTĐB, mà các công trình nghiên cứu khoa học trước đây ít nhiều đã
có bàn đến.
Hai là, đưa ra những đánh giá sát thực về tình hình thực tiễn huy động VĐT
phát triển CSHT GTĐB trên địa bàn tỉnh Hải Dương với phân tích có căn cứ thực
tiễn dựa trên những nguồn tư liệu, số liệu sẵn có. Đặc biệt, luận án tập trung phân
tích đánh giá rút ra được những ưu điểm, hạn chế và chỉ rõ các nguyên nhân dẫn
đến những hạn chế của huy động VĐT phát triển CSHT GTĐB trên địa bàn tỉnh
Hải Dương từ năm 2010 đến 2014.
Ba là, với những đánh giá sát thực về huy VĐT phát triển CSHT GTĐB trên
địa bàn tỉnh Hải Dương, luận án phải phân tích, đề xuất một hệ thống các quan điểm
và giải pháp huy động VĐT phát triển CSHT GTĐB trên địa bàn tỉnh Hải Dương
giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Các giải pháp đề xuất phải sát
thực, phù hợp với chiến lược, các đề án quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã

hội của quốc gia và của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2015- 2020 tầm nhìn đến năm
2030 đảm bảo tính khả thi.
5. Ý nghĩa khoa học về lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Ý nghĩa lý luận
- Khái quát hóa lý luận về CSHT GTĐB, phân tích làm rõ bản chất, đặc điểm
của CSHT GTĐB. Từ đó khẳng định CSHT GTĐB là HHCC không thuần túy. Đây
là cơ sở lý luận quan trọng để lựa chọn phương thức huy động VĐT phù hợp.
- Đồng thời, Luận án đã làm rõ những vấn đề lý luận về huy động VĐT phát
triển CSHT GTĐB đặc biệt đi sâu về phương thức huy động VĐT từ các nguồn vốn.


14

Ý nghĩa thực tiễn
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng CSHT GTĐB và huy động VĐT
phát triển CSHT GTĐB trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010-2014. Qua
phân tích thực trạng đã chỉ ra những bất cập trong công tác huy động VĐT phát
triển CSHT GTĐB trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Luận án cũng chỉ rõ những nguyên
nhân chủ quan, khách quan dẫn đến những hạn chế đã nêu.
- Đề xuất các giải pháp huy động các nguồn VĐT phát triển CSHT GTĐB
trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2015-2020 tầm nhìn đến năm 2030, và các
điều kiện thực hiện các giải pháp đề xuất đảm bảo tính khả thi.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các công trình nghiên cứu khoa học của tác giả
đã được công bố và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án được
kết cấu gồm 3 chương (135 trang)
Chương 1: Lý luận về cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ và huy động vốn
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ (57 trang)
Chương 2: Thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương (46 trang)

Chương 3: Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương (32 trang)


15

Chương 1
LÝ LUẬN VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
VÀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1.1. CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1.1.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ
1.1.1.1. Cơ sở hạ tầng
Thuật ngữ cơ sở hạ tầng được sử dụng lần đầu tiên trong lĩnh vực quân sự.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai nó được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực
khác nhau như: giao thông, kiến trúc, xây dựng… Đó là những cơ sở vật chất kỹ
thuật được hình thành theo một “kết cấu” nhất định và đóng vai trò “nền tảng” cho
các hoạt động diễn ra trong đó. Với ý nghĩa đó thuật ngữ “ cơ sở hạ tầng” được mở
rộng ra cả các lĩnh vực hoạt động có tính chất xã hội để chỉ các cơ sở trường học,
bệnh viện, rạp hát, văn hoá phục vụ cho các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá…
Hoạt động sản xuất vật chất là sự kết hợp sức lao động của con người với tư
liệu sản xuất theo một công nghệ nhất định nhằm tạo ra được sản phẩm phục vụ cho
nhu cầu tiêu dùng của con người và cho xã hội. Đối với những công nghệ sản xuất
tiên tiến có mức độ chuyên môn hoá, hiện đại hoá cao thì sức lao động trực tiếp của
con người được giảm bớt và thay vào đó là kỹ năng quản lý, vận hành, giám sát quá
trình hoạt động của công nghệ cũng như các kỹ năng bảo trì, bảo dưỡng. Trong tư
liệu sản xuất có một bộ phận cũng tham gia vào quá trình này với tư cách là cơ sở,
phương tiện chung hoặc làm nền tảng mà nhờ đó các hoạt sản xuất và dịch vụ,
thương mại được thực hiện. Bộ phận này được hiểu là CSHT. Sau đây là một số
khái niệm về CSHT:

Theo quan điểm triết học: CSHT là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp
thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định. CSHT của một xã hội cụ thể bao
gồm quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ và quan hệ
sản xuất mầm mống của xã hội tương lai trong đó quan hệ sản xuất thống trị bao
giờ cũng giữ vai trò chủ đạo chi phối các quan hệ sản xuất khác. Nó quy định xu
hướng chung của đời sống kinh tế xã hội. Bởi vậy CSHT của một xã hội cụ thể
được đặc trưng bởi quan hệ sản xuất thống trị trong xã hội đó. Tuy vậy, quan hệ


16

sản xuất tàn dư của xã hội cũ và quan hệ sản xuất của xã hội mầm mống cũng có
những vai trò nhất định [25, tr 296, 297].
Từ điển tiếng Anh Oxford định nghĩa CSHT: “cơ sở hạ tầng là một thuật
ngữ tổng hợp để chỉ những bộ phận kết cấu, nền tảng cho việc phát triển nền kinh
tế” [53].
Ngân hàng Thế giới đưa ra cách định nghĩa CSHT bằng việc chỉ ra những
lĩnh vực liên quan và cho rằng những tài sản vốn để hình thành những lĩnh vực này
được xem là CSHT [36].
Theo EPAC (Economic Planning and Advisory Commission - Hội đồng Kế
hoạch và Tư vấn kinh tế) CSHT bao gồm “những tài sản cố định nhằm cung cấp
các dịch vụ cơ bản trong một khoảng thời gian dài và trong thời gian đó Chính phủ
đóng vai trò quan trọng thông qua một, một số hoặc tất cả các chức năng như kế
hoạch, thiết kế, cấp vốn, xây dựng, vận hành và quản lý bằng pháp luật”.
Theo quan điểm của một số chuyên gia Nhật Bản cho rằng: “Cơ sở hạ tầng là
nền tảng mang tính hệ thống duy trì toàn bộ đời sống kinh tế quốc dân và cho hoạt
động sản xuất, là tài sản có tính công cộng mà không thể đảm bảo cung cấp đủ bằng
cơ chế thị trường” [36].
Từ các quan điểm của các nhà kinh tế về CSHT nêu trên, có thể rút ra một số
nhận xét sau:

Thứ nhất, xét trên phương diện hình thái, CSHT được biểu hiện là những tài
sản hữu hình như hệ thống đường xá, cầu cống, bến cảng, hệ thống thuỷ lợi, các
công trình bệnh viện, trường học, bưu chính viễn thông, lực lượng lao động có tri
thức Dựa trên cơ sở đó, các hoạt động kinh tế - văn hoá - xã hội được duy trì và
phát triển.
Thứ hai, xét trên góc độ kinh tế hàng hoá thì dịch vụ CSHT được coi là một
loại hàng hoá công cộng. Loại hàng hoá này phục vụ cho lợi ích của toàn xã hội.
Thứ ba, xét trên phương diện đầu tư, CSHT chính là kết quả, sản phẩm của
quá trình đầu tư được tích luỹ, gom góp qua nhiều thế hệ. Nó là một bộ phận giá trị
tiết kiệm quốc gia, được đầu tư đáp ứng yêu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế - văn
hoá - xã hội của đất nước.

×