Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Những khái niệm cơ bản về chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.9 KB, 24 trang )

PHẦN II : NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1)Hỗ trợ và kháng cự (Support và Resistance) :
- Hỗ trợ là mức giá người ta cho rằng nhu cầu mua đủ nhiều để mức giá không giảm mạnh . Khi giá
giảm đến mức Hỗ trợ hoặc rẻ hơn nữa thì người mua sẽ có khuynh hướng mua tiếp và ngược lại người
bán sẽ không bán. Trước khi giá giảm tới mức Hỗ trợ, hiện tuợng cầu vượt quá cung xuất hiện và hiện
tuợng này sẽ ngăn giá giảm xuống dưới mức Hỗ trợ .
- Kháng cự là mức giá người ta cho rằng nhu cầu bán ra đủ nhiều để giữ giá không tăng mạnh. Khi giá
tăng đến mức Kháng cự thì người bán có khuynh hướng tiếp tục bán và người mua thường dừng lại.
Trước khi gía chạm tới mức Kháng cự thì cung sẽ vượt quá cầu ,ngăn giá tăng trên mức Kháng cự.
- Khi giá đụng mức hỗ trợ và tăng trở lại , càng nhiều lần và trong thời gian đủ dài thì mức hỗ trợ đó
rất đáng tin cậy . Tương tự , khi giá đụng mức kháng cự và giảm trở lại , càng nhiều lần và trong thời
gian đủ dài thì mức kháng cự đó rất đáng tin cậy .
> Khi Mức Hỗ trợ hoặc Kháng cự bị phá vỡ thì nó đổi vai trò , tức là Mức hỗ trợ trước đó trở thành
mức Kháng cự và ngược lại .
2)Đường xu thế :
-Đường xu thế tăng là đường nối các điểm đáy cao dần lên .
◊ Muốn vẽ một xu thế tăng ta phải có ít nhất hai điểm đáy mà đáy sau cao hơn đáy trước .
-Đường xu thế giảm là đường nối các đỉnh thấp dần.
◊ Muốn vẽ một xu thế giảm ta phải có ít nhất hai điểm đỉnh mà đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước .
◊ Giá phá vỡ đường xu thế thì có thể gây ra sự đảo chiều của xu thế thị trường .
2) Đường kênh :
- Kênh là khoảng giao động của giá, nếu giá dao động trong một dải thì dải đó gọi là kênh.
◊ Kênh được xác định bởi hai đường biên là đường xu thế và đường kênh (channel line), hai đường này
song song với nhau .
> Giá phá vỡ đường kênh là dấu hiệu cho sự gia tăng sức mạnh của xu thế hiện tại .
Bài 1: Lý thuyết Sóng Elliott
1/ lịch sử hình thành: Năm 1938 Charles J.Collins công bố tác phẩm “Nguyên tắc Sóng” bổ sung lý
thuyết hoàn hảo cho Lý thuyết DOW dựa trên ý tưỡng của Ralph nelson Elliott người tìm ra nguyên tắc
sóng Elliott và được A.Haminton Bontom đưa đến cho các nhà phân tích tín dụng ngân hàng năm
1953.
2/ Các nguyên tắc chính: Lý thuyết sóng của Elliott rất gần gũi với lý thuyết DOW và là sự bổ sung


hoàn hảo cho lý thuyết DoW bị chê trách là chậm trể. Từ đây hình thành nên trường phái phân tích kỹ
thuật.
2.1 Nguyên tắc lặp lại của 5 sóng tới và 3 sóng lùi đi liền (xem hình): mọt chu kỳ đầy đủ có 8 sóng,
trong đó có 5 sóng tăng và 3 sóng giảm (giá CP). Các sóng được đánh số: sóng đẩy 1,3,5 là ngững
sóng tăng và 2,4 là các sóng hiệu chỉnh của sóng 1 và 3. Sau khi hết 5 sóng tăng thì đến sóng hiệu
chỉnh a, b, c (ký hiệu theo PTB Nguyệt và LĐ Chí)
2.2 chuổi số Fibonacci (do Fibonacci phát hiện vào thế kỷ 13) – nguyên tắc cơ bản của sóng: chuổi
Fibonacci được lập nên bởi dãy số nguyên mà số đầu tiên là số 1 và số đứng sau liền kề bằng tổng 2
số trước nó:
1,1,2,3,5,8, 13,21, 34…X(n-1), Xn, … tới vô cực trong đó X là giá trị thứ n và thuộc N là vị trí của
chuổi số. giá trị biên độ giao động xuôi là xấp xỉ 1,618 hoặc 0,618 nếu là ngược lại. tỷ số xen kẽ là
2,618 và ngược lại là 0,382.
Tức là ngoại trừ 4 số đầu, các số như 13/8 = 1,625, 21/13=1,625, 34/21=1,619 xấp xỉ 1,618 …. Và
ngược lại 13/21=0,619, 8/13=0,615….vv. 1/1=1, ½= 0,5 2/3=0,67 dần về 0,618
13/34 = 0,382, 34/13 =2,615 xấp xỉ 2, 618.
Các bạn có thể thử thêm bằng nhiều số khác để kiểm chứng cơ sở của lý thuyết.
Từ đó các bạn hẳn đã cảm nhận ban đầu về sự diệu kỳ này: đáy, đỉnh,
Ngoài ra tỉ lệ của chuổi Fibonacci còn là tỷ lệ vàng trong cơ thể hoàn mỹ của con người và cho nhiều
tác phẩm mỹ thuật khác.
2.3 tỷ lệ Fibonacci và thoái lùi: lý thuyết sóng gồm 3 phần là hình thức sóng, tỷ lệ và thời gian. Phần
hình thức sóng đã nói ở trên, bây giờ ta cùng nhau xem đến phần tỷ số Fibonacci và sự thoái lùi. Chu
kỳ 8 sóng hoàn tất gồm 5 sóng tăng, 3 sóng hiệu chỉnh thực chất là thành phần của chuổi Fibonacci.
Trong từng sóng còn có thể chia nhỏ hơn (xem hình) thì tổng số các sóng cũng là thành phần của
chuổi Fibonacci.
3/ mối quan hệ giửa lý thuyết DOW và sóng ELLIOTT: mỗi đợt sóng có thể chia nhỏ thành 5-3 (8)
sóng, sóng hiệu chỉnh 3 sóng chính là giai đoạn tăng giá và giảm giá của thị trường tức là các nguyên
tắc của lý thuyết DOW. Các sóng đẩy (tăng) có các sóng hiệu chỉnh xen vào.
Nguòn: PTKT ứng dụng trong ĐTCK của PTBN & LĐC và các nguồn khác
Mỏi tay rồi.
Xem tiếp bài 2: các thể loại sóng.

Bài 2 Các thể loại sóng hiệu chỉnh
Phần trên đã nói nhiều đến sóng đẩy còn đây là sóng hiệu chỉnh.
Sóng hiệu hcỉnh ziczac 3 sóng ngược lại xu hướng chính được tách thành chuổi 5-3-5
Hình 4: sóng hiệu chỉnh Zigzac trong thị trường giá
lên:
Hình 5: sóng hiệu chỉnh Zigzac trong thị trường giá lên 5-3-
5:
Hình 6: sóng hiệu chỉnh Zigzac trong thị trường giá
xuống
Hình 7: sóng hiệu chỉnh Zigzac trong thị trường giá xuống 5-3-
5:
Trường hợp bất thường hơn là sóng nhân đôi
Hình 8: Sóng nhân đôi
Sóng hiệu chỉnh phẳng:
Hình 9: Sóng hiệu chỉnh phẳng thông thường trong thị trường giá
lên
Hình 10: Sóng hiệu chỉnh phẳng thông thường 3-3-5 trong thị trường giá
lên
Hình 11: Sóng hiệu chỉnh phẳng thông thường trong thị trường giá
xuống
Hình 12: Sóng hiệu chỉnh phẳng thông thường 3-3-5 trong thị trường giá
xuống
Hình 13: Sóng hiệu chỉnh phẳng bất thường trong thị trường giá
lên
Hình 14: Sóng hiệu chỉnh “bất thường” trong thị trường giá lên 3-3-5
Hình 15: Sóng hiệu chỉnh “bất thường” trong thị trường giá
xuống.
Hình 16: : Sóng hiệu chỉnh phẳng “bất thường” trong thị trường giá xuống. 3-3-
5
Hình 17: Sóng hiệu chỉnh phẳng bất thường được đảo ngược trong thị trường giá

lên
Hình 18: Sóng hiệu chỉnh phẳng bất thường được đảo ngược trong thị trường giá lên 3-3-
5
Hình 19: Sóng hiệu chỉnh phẳng bất thường được đảo ngược trong thị trường giá
xuống
Hình 20: Sóng hiệu chỉnh phẳng bất thường được đảo ngược trong thị trường giá xuống 3-3-
5
Thuyết minh đang viết, post sau
Lý Thuyết Dow
Những biến động thị trường với mọi xu hướng đều có thể được dự đoán trước trên cơ sở biến động giá
trên các biểu đồ.
Giả định của Dow:
Phần lớn các chứng khoán tuân theo xu hướng cơ bản của thị trường.
Xu thế xu hướng cơ bản của thị trường được hiểu là “chỉ số giá bình quân” - phản ánh xu thế chung
của một số cổ phiếu đại diện cho thị trường.
Các tiền đề:
Chỉ sử dụng giá đóng cửa: Giá phản ánh là giá đóng cửa, có thể dự đoán được, và tác động đến mối
quan hệ cung cầu của thị trường
Sử dụng chỉ số trung bình: Chỉ số trung bình là trung bình hoá tất cả:
* Các biến động từng ngày
* Các điều kiện tác động lên cung - cầu các cổ phiếu,
* Những quyết định đầu tư bất ngờ không dự đoán được
Giải thích lý thuyết Dow
Lý thuyết Dow được xây dựng dựa trên 6 nguyên lý cơ bản:
Nguyên lý 1:
* Gồm mọi thông tin: các yếu tố về kinh tế, chính trị, các yếu tố tâm lý, khả năng tăng trưởng lợi
nhuận của công ty
* Tất cả các kiến thức của tất cả những người tham gia vào thị trường (nhà giao dịch, nhà đầu tư, nhà
quản trị danh mục…)
Nguyên lý 2:

Thị trường có 3 sự chuyển dịch
1. Sự dịch chuyển chính: (primary movement)
* Trong thị trường đầu cơ giá lên: (bull market):Là sự dịch chuyển lên trên một cách rộng lớn, ít nhất
là 18 tháng.
* Thị trường đầu cơ giá xuống: (bear market)
Là một sự giảm giá kéo dài và sẽ ngừng lại khi có những sự phục hồi đáng kể trong giá cổ phiếu.
2. Những phản ứng thứ cấp:
* Là sự sụt giảm quan trọng trong thị trường đầu cơ giá lên hoặc một sự tăng giá quan trọng trong thị
trường đầu cơ giá xuống
* Khoảng thời gian dịch chuyển nhìn chung thoái lùi từ 33% - 66% (1/3 đến 2/3)
* Kéo dài từ 3 tuần đến nhiều tháng, thông thường 3 tháng.
* Nó chỉ quan trọng trong việc hình thành nên một phần của sự dịch chuyển chính cũng như dịch
chuyển thứ cấp.
3. Những sự dịch chuyển nhỏ: (minor movements)msự dịch chuyển này thể hiện như là một biến động
nhẹ trong giá qua các ngày giao dịch, thời gian diễn ra rất ngắn.
Nguyên lý 3:
* Mỗi xu hướng thường xảy ra trong ba giai đoạn riêng biệt
* Trong thị trường giá lên có 3 giai đoạn.
* Giai đoạn tích luỹ: thể hiện việc mua có hiểu biết các nhà đầu tư tinh thông
* Giai đoạn tham gia công chúng: xảy ra khi các mức giá bắt đầu gia tăng một cách nhanh chóng và
những tin tức kinh doanh sẽ được cải thiện
* Giai đoạn phân phối: khi những tin tức kinh tế trở nên tốt hơn và khi khối lượng có tính chất đầu cơ
và sự tham gia công chúng gia tăng
* Trong thị trường giá xuống có 3 giai đoạn:
* Giai đoạn phân phối
* Giai đoạn hoảng loạn
* Giai đoạn bán bắt buộc
Nguyên lý 4:
* Các mối quan hệ giá và khối lượng tạo ra nền tảng cơ bản
* Mối quan hệ cơ bản là khối lượng tăng khi giá phục hồi và thu hẹp khi giá giảm.

* Nếu khối lượng trở nên ứ đọng khi giá tăng và gia tăng khi giá giảm, cảnh báo rằng xu hướng chính
sớm bị đảo ngược.
Nguyên lý 5:
Dấu hiệu tăng giá được đưa ra khi sự tăng giá liên tiếp tạo ra các đỉnh cao hơn và sự giảm giá xen vào
tạo thành các đáy cao hơn. Và ngược lại đối với dấu hiệu giảm giá.
Nguyên lý 6:
Phải biết kết hợp chỉ số của các ngành tương hổ cho nhau.
Vd:
* Chỉ số bình quân ngành công nghiệp: là trung bình giá của 20 cổ phiếu công nghiệp của Mỹ;
* Chỉ số bình quân ngành giao thông vận tải (Transportation): là trung bình giá của 12 cổ phiếu ngành
giao thông vận tải Mỹ;
* Trong một nền kinh tế phát triển khi ngành công nghiệp phát triển thì ngành giao thông vận tải cũng
phát triển theo nên 2 chỉ số bình quân ngành công nghiệp và bình quân ngành giao thông vận tải sẽ
củng cố lẫn nhau.
Lý thuyết Dow- những hạn chế
Trái lại với việc nhiều người vẫn coi lý thuyết Dow là một dạng kim chỉ nam, một dạng bí kíp tuyệt học
cho lĩnh vực phân tích đầu tư tài chính, thì nhiều nghiên cứu sử dụng các công cụ thống kê hiện đại lại
cho thấy Lý thuyết Dow cũng có nhiều hạn chế. Dưới đây là một số hạn chế cơ bản.
Lý thuyết Dow quá trễ.
Đây là ý phê bình đúng. Đôi khi người ta còn thậm chí cho rằng nếu mỗi biến động lớn của thị trường
được chia thành ba phần thì Lý thuyết Dow sẽ làm người tuân theo nó mất đi cơ hội kiếm lời ở phần
đầu và cuối của biến động này, có khi là mất đi toàn bộ cơ hội.
Nhắc lại rằng đây là một điểm đúng về Lý thuyết Dow, nhưng trên thực tế những hành động theo
đúng Lý thuyết Dow cũng đã mang lại lợi nhuận rất lớn và có rất ít người đạt được mức lợi nhuận này.
Những ghi nhận và tính toán cho thấy lợi nhuận sẽ rất cao nếu đầu tư theo đúng Lý thuyết Dow.
Lý thuyết Dow không phải là luôn đúng.
Điều này hoàn toàn rõ ràng. Việc áp dụng Lý thuyết Dow hoàn toàn dựa vào khả năng giải thích tình
hình thị trường và chịu sự rủi ro đối với tính chính xác của những giải thích này. Dẵu sao cũng cần
nhắc lại rằng lịch sử đã chứng minh nếu tuân thủ đúng theo lý thuyết Dow thì lợi nhuận sẽ rất cao.
Lý thuyết Dow thường làm cho nhà đầu tư phải băn khoăn. project1.jpg

Bất cứ lúc nào Lý thuyết Dow cũng có thể đưa ra những câu trả lời dựa trên cơ sở hợp lý về tình hình
thực tế của thị trường. Câu trả lời có thể sai những chỉ là trong một thời gian ngắn tương đối ở giai
đoạn đầu của xu thế cấp 1 mới hình thành. Sẽ cũng có lúc một nhà phân tích theo trường phái Dow
nói với một nhà đầu tư rằng: “Xu thế cơ bản của thị trường có lẽ sẽ vẫn là lên giá nhưng thị trường đã
bước vào thời kỳ nguy hiểm và tôi không thể khuyên bạn chính xác nên mua gì vào lúc này. Có lẽ đã
quá muộn”.
Thường thì ý kiến phản đối này chỉ phản ánh những phản ứng đối với quan điểm của Lý thuyết Dow
nguyên lý chỉ số bình quân phản ánh mọi thông tin và thông số của thị trường chứng khoán. Có thể ý
kiến phản đối này là của những người có quan điểm bản thân về những biến động cổ phiếu không
thống nhất với quan điểm của Lý thuyết Dow.
Trong những trường hợp khác, những lời chỉ trích nhằm vào Lý thuyết Dow chỉ phản ánh duy nhất một
điều là sự thiếu kiên nhẫn của người đưa ra lời chỉ trích ấy. Sẽ có thể trong nhiều tuần hay nhiều
tháng (điển hình là với thị trường đang xuất hiện mô hình đường ngang) Lý thuyết Dow không thể đưa
ra một nhận định cụ thể nào. Khi đó nếu một nhà đầu tư “ưa họat động” phản ứng lại thì điều đó là
hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng tính kiên nhẫn là một phẩm chất không thể thiếu trên bất kì thị trường
chứng khoán nào bởi nó sẽ giúp nhà đầu tư tránh được những sai lầm nghiêm trọng.
Lý thuyết Dow không giúp gì được cho những nhà đầu tư theo các biến động trung gian. Họ là những
người đầu tư trong ngắn hạn. Lý thuyết Dow hầu như không đưa ra (nếu có thì chỉ rất ít) những dấu
hiệu về sự thay đổi trong các xu thế trung gian. Tuy nhiên nếu có thể có được những dấu hiệu này thì
rõ ràng lợi nhuận sẽ cao hơn nhiều so với chỉ đầu tư theo những biến động của xu thế cấp một. Một số
nhà kinh doanh chứng khoán đã dựa trên Lý thuyết Dow để đưa ra những nguyên lý phụ áp dụng cho
các biến động trung gian. Nhưng nhìn chung chưa có một nguyên lý nào loại này họat động thực sự có
hiệu quả. Lý thuyết Dow chỉ là một công cụ - một chiếc máy để khi ta đưa dữ liệu vào thì nó đưa ra
những kết quả về xu thế cấp 1 - xu thế chính của thị trường. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng bởi
hầu hết các cổ phiếu trên thị trường đều vận động theo xu thế đó. Lý thuyết Dow không thể chỉ ra,
không thể giúp bạn xác định nên mua hay bán loại cổ phiếu nào.
Bài viết hợp tác - Trần Quang Phẩm
Trưởng phòng Phân tích Kĩ thật
Công ty Đầu tư và Truyền thông HBT
PHẦN I : TỔNG QUAN PHÂN TÍCH KỸ THUẬT[/b]

I . LỊCH SỬ HÌNH THÀNH :
- PTKT có cách đây hơn 100 năm , từ Charles H. Dow
- 1884 , Charles H. Dow đưa ra chỉ số bình quân của giá đóng cửa của 11 cổ phiếu quan trọng nhất thị
trường Mĩ thời gian đó .
- 1922, William Peter Hamilton xuất bản cuốn sách “The Stock Market Barometer” (Phong vũ biểu thị
trường chứng khoán)
- Những năm 1920 và 1930 , Schabacker nghiên cứu và là người đã đưa ra khái niệm đầu tiên về Phân
tích kỹ thuật , xuất bản sách “Stock Market Theory and Practice, Technical Market Analysis and Stock
Market Profit”.
- Edward và Magee với sách “Technical Analysis of Stock Trend”
- Ngày nay là John Murphy, Jack Schwager, Martin Pring, … thì mới thực sự ra đời cái tên “Phân tích kỹ
thuật ”
II . KHÁI NIỆM PTKT :
- PTKT là việc nghiên cứu giá, với công cụ cơ bản là biểu đồ, nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động
đầu tư .
- PTKT là việc ghi chép biểu đồ dưới dạng đồ thị các giao dịch cổ phiếu hoặc nhóm cổ phiếu trong quá
khứ và từ đó vẽ ra được bức tranh về xu thế trong tương lai.
III . GIẢ THUYẾT CƠ SỞ :
- Biến động thị trường phản ánh tất cả
- Giá dịch chuyển theo xu thế chung
- Lịch sử sẽ tự lặp lại
IV . NỀN TẢNG CỦA PTKT – LÝ THUYẾT DOW (tóm tắt):
Lý thuyết Dow có các tiền đề sau :
1) Chỉ số trung bình phản ánh tất cả các hành vi của thị trường.
2) Ba xu thế thị trường :
- Xu thế cấp 1 : > = 1 năm , giá thay đổi > 20% .
- Xu thế cấp 2 : chen giữa xu thế cấp 1 , xu thế cấp 2 đi ngược với xu thế cấp 1
- Xu thế cấp 3 : chen giữa xu thế cấp 2 , ít biến động , có thể làm giá .
3) Xu thế cấp 1 :
Là xu thế dài hạn đi lên hoặc đi xuống kéo dài >= 1 năm

- Mỗi đợt giá tăng mới lại đạt mức cao hơn đợt giá tăng lần trước và cứ mỗi đợt phản ứng giá reaction,
xu hướng giảm giá vẫn ở mức cao hơn đợt phản ứng giá lần trước, nhưng xu thế cấp một vẫn là xu thế
tăng giá. Xu thế cấp một này được gọi là thị trường con bò tót.
- Ngược lại, mỗi đợt mới giá giảm lại đạt mức thấp hơn đợt giá giảm lần trước và mỗi đợt tăng giá tiếp
theo không đủ sức đưa mức giá trở về mức tăng giá đợt trước thì xu thế cấp một là xu thế giảm giá.
Xu thế cấp một này được gọi là thị trường con gấu.
4) Xu thế cấp 2 :
- Là các phản ứng làm ngắt quãng quá trình tăng hoặc giảm của xu thế cấp một .
- Thường kéo dài từ 3 tuần đến vài tháng .
- Thường đảo chiều giá trị khoảng 1/3 đến 2/3 đối với các đợt tăng giảm lần trước trong quá trình diễn
biến của xu thế cấp một.
5) . Xu thế cấp ba :
- Là các biến động nhỏ từ 6 ngày ◊ < 3 tuần .
- Là biến động dể bị thao túng .
6) Thị trường con bò tót :
Xu thế cấp một tăng giá được chia thành ba giai đoạn :
- giai đoạn tích tụ :
+ Người đầu tư có tầm nhìn sẽ cảm nhận được rằng tình hình thị trường tuy đang bị đè nén và bi quan
nhưng sẽ đảo chiều
+ Báo cáo tài chính vẫn phản ánh tình hình tồi tệ của thị trường .
+ Hoạt động thị trường ở mức trung bình nhưng bắt đầu các đợt tăng giá nhỏ
- Giai đoạn hai : (giai đoạn tăng giá mạnh) Hoạt động thị trường cũng tăng lên do có các thông tin tốt
lành về tình hình kinh doanh , gây nên sự chú ý của công chúng ◊ PTKT hốt bạc .
- Giai đoạn 3(giai đoạn đầu cơ sôi động) : thị trường cháy bỏng và công chúng lao vào sàn giao dịch
7) . Thị trường con gấu
-Giai đoạn 1 (giai đoạn phân phối): bắt đầu từ giai đoạn 3 của thị trường con bò tót trước đó . Người
đầu tư có tầm nhìn cảm nhận được rằng lợi nhuận đã đạt mức đặc biệt cao và bắt đầu bán cổ phiếu
mình nắm giữ .
- Giai đoạn 2 ( giai đoạn hoảng loạn) : Số người mua giảm đi đáng kể, còn những người bán thì mất
bình tĩnh :

+ Giá giảm đột ngột .
+ KL tăng không bình thường .
Sau giai đoạn hoảng loạn là một giai đoạn tương đối lâu của xu thế cấp 2 hồi phục hoặc củng cố, và
sau đó là đến giai đoạn 3.
- Giai đoạn 3 : đặc trưng bởi việc bán bắt buộc của những người nắm giữ cổ phiếu trong giai đoạn
hoảng loạn, hoặc đã mua trong giai đoạn hoảng loạn vì giá cổ phiếu lúc đó có vẻ là rẻ so với mấy
tháng trước đó
+ Các tin tức về tình hình kinh doanh bắt đầu xấu đi .
+ Giá giảm không đột ngột , nhưng người mua bắt buộc bán vì cần tiền .
+ Các cổ phiếu có độ tín nhiệm cao giảm giá từ tốn hơn ◊ Thị trường tập trung chú ý những CP này .
Thị trường con gấu kết thúc khi mọi khả năng về các tin tức xấu đã được đón nhận hết, và thị trường
kết thúc trước khi các tin tức xấu chấm dứt.
λ Chú ý :
Thị trường con bò tót hoặc con gấu lần sau không giống hoàn toàn thị trường lần trước :
- Thị trường con gấu ngắn ngủi có thể không có giai đoạn hoảng loạn hoặc giai đoạn này chỉ xảy ra
trong một hoặc hai tuần .
- Giai đoạn thứ ba của thị trường con bò tót, giai đoạn đầu cơ sôi động, có thể kéo dài hơn một năm
hoặc chỉ xây ra trong một hai tháng
8) Hai chỉ số trung bình phải cùng xác nhận cho nhau
Một loại chỉ số không thôi chưa đủ xác nhận tín hiệu bước ngoặt của xu thế ◊ Cần nhiều chỉ số .
9) Khối lượng tỷ lệ với xu thế
Hoạt động giao dịch có xu hướng tăng lên khi giá hướng theo xu thế cấp một :
- Thị trường con bò tót : Giá tăng <-> Khối lượng giao dịch tăng , Giá giảm <-> Khối lượng giao dịch
giảm .
- Thị trường con gấu : Giá giảm <-> Khối lượng giao dịch tăng , Giá hồi phục <-> Khối lượng giao dịch
bị ngưng trệ .
10) Các đường rẽ (đường ngang)có thể thay thế cho xu thế cấp hai :
- Đường rẽ là diễn biến đi ra ngoài chiều hướng của chỉ số bình quân, kéo dài trong hai ba tuần hoặc
vài tháng, trong đó giá thường dao động trong biên độ 5%.
- Đường rẽ càng kéo dài và biên độ càng nhỏ thì càng có nhiều khả năng sẽ xảy ra việc đảo chiều xu

thế cấp một .
- Đường rẽ thường phát triển ở đỉnh hoặc đáy, báo hiệu giai đoạn phân phối hoặc giai đoạn tích tụ .
- Khi đường rẽ xác lập giai đoạn điều chỉnh hoặc giai đoạn củng cố của xu thế cấp một ◊ chúng thay
thế xu thế cấp hai.
- Chiều hướng mà giá sẽ vượt ra ngoài đường rẽ không thể xác định được trước khi có các diễn biến
thật sự
11) Chỉ sử dụng giá đóng cửa
12) Xu thế cần được coi là vẫn tiếp diễn cho đến thời điểm khi việc đảo chiều đã được tín hiệu báo
động đưa ra một cách chắc chắn.

×