Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới đô thị hóa theo hướng bền vững ở đà nẵng (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.65 KB, 28 trang )

B GIO DC V O TO B K HOCH V U T
VIN CHIN LC PHT TRIN

NGUYN TH THOA
ảNH HƯởNG CủA ĐầU TƯ TRựC TIếP NƯớC NGOàI
TớI ĐÔ THị HóA THEO HƯớNG BềN VữNG ở Đà NẵNG
Chuyờn ngnh : Kinh t phỏt trin
Mó s : 62 31 01 05

tóm tắt luận án tiến sĩ kinh tế

Hà Nội - 2014
Công trình đã được hoàn thành tại
VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
Ngêi híng dÉn khoa häc:

1.GS.TS. ĐỖ ĐỨC BÌNH
2. TS. TRẦN HỒNG QUANG
Ph¶n biÖn 1:
GS.TSKH. LÊ DU PHONG

Ph¶n biÖn 2:
PGS.TS. LÊ CAO ĐOÀN
Ph¶n biÖn 3:
PGS.TS. PHẠM THỊ KHANH
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Viện
họp tại Viện Chiến lược phát triển
Vào hồi giờ, ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện :
1. Thư viện Quốc Gia
2. Thư viện Viện Chiến lược phát triển


3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Trong phát triển đô thị, đô thị hóa (ĐTH) là quá trình biến đổi quan trọng và có ý
nghĩa quyết định. Trong thời kỳ toàn cầu hóa hiện nay, quá trình ĐTH của các thành phố
trên toàn thế giới đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ FDI. Đà Nẵng cũng không nằm ngoài
xu hướng chung đó. Dưới ảnh hưởng của FDI, quá trình ĐTH ở Đà Nẵng diễn ra nhanh
chóng, tạo nên những tiền đề quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội và đô thị. Tuy
nhiên, không chỉ có những ảnh hưởng tích cực, FDI còn gây ra một số ảnh hưởng tiêu
cực tới ĐTH. Song ở cấp quốc gia cũng như cấp địa phương vấn đề này đang còn nhiều
vướng mắc cả về lý luận và hoạt động thực tiễn. Hiện chưa có công trình khoa học nào
nghiên cứu ảnh hưởng của FDI tới đô thị hóa trên phạm vi cả nước cũng như ở địa bàn
Đà Nẵng. FDI là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình ĐTH nhưng Đà Nẵng chưa khai
thác hiệu quả ảnh hưởng này để phục vụ đô thị hóa. Việc tìm ra định hướng thu hút FDI
và tìm giải pháp để phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế tiêu cực của FDI tới đô thị hóa
ở Đà Nẵng là vấn đề rất quan trọng và cấp thiết. Trong bối cảnh đó, tác giả chọn vấn đề
“Ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới đô thị hoá theo hướng bền vững ở
Đà Nẵng” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Từ việc xây dựng cơ sở lý luận và đánh giá thực tiễn về ảnh hưởng của FDI tới đô
thị hóa theo hướng bền vững, tiến tới xây dựng định hướng thu hút, sử dụng và quản lý
FDI; đề xuất biện pháp để phát huy có hiệu quả những ảnh hưởng tích cực và hạn chế
tiêu cực của FDI đến đô thị hóa theo hướng bền vững ở Đà Nẵng tới năm 2025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
* Đối tượng: Luận án tập trung nghiên cứu FDI và ảnh hưởng (tích cực, tiêu cực)
của nó tới ĐTH theo hướng bền vững đối với Đà Nẵng; đồng thời nghiên cứu biện pháp
nâng cao hiệu quả ảnh hưởng FDI tới quá trình ĐTH ở Đà Nẵng.
* Phạm vi nghiên cứu: a) Phạm vi nội dung: Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực
của FDI tới ĐTH theo hướng bền vững ở Đà Nẵng. b) Phạm vi không gian: Luận án
nghiên cứu ảnh hưởng của FDI tới ĐTH theo hướng bền vững ở Đà Nẵng (do hạn chế về

thông tin về huyện đảo Hoàng Sa nên tác giả chỉ tập trung vào nghiên cứu 6 quận nội
thành và huyện Hoà Vang, chưa nghiên cứu huyện đảo Hoàng Sa). Trong quá trình
nghiên cứu, tác giả kết hợp quan sát mối quan hệ với duyên hải miền Trung và cả nước.
c) Phạm vi thời gian: Hiện trạng nghiên cứu giai đoạn từ 2005 – 2013; đề xuất giải pháp
thực hiện cho giai đoạn tới năm 2025.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:
* Cách tiếp cận nghiên cứu trong luận án:
Cách tiếp cận nghiên cứu theo 4 bước với nội dung chủ yếu như (Hình 0.1)
* Phương pháp nghiên cứu. Tác giả sử dụng một số phương pháp như: Phương pháp
phân tích hệ thống, phân tích thống kê, so sánh, chuyên gia, dự báo. Ngoài ra, tác giả chú
trọng phân tích các chính sách, sử dụng mô hình SWOT và các bản đồ, biểu đồ, hệ thống
thông tin địa lý, khảo sát thực địa và tham vấn các nhà quản lý.
4
Hình 0.1. Quy trình nghiên cứu ảnh hưởng của FDI tới đô thị hóa ở Đà Nẵng
(Nguồn: Đề xuất của tác giả)
5. Những đóng góp mới của luận án
Về mặt lý luận: Làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về ảnh hưởng của FDI tới
ĐTH theo hướng bền vững đối với thành phố trong điều kiện Việt Nam; đề xuất hệ
thống chỉ tiêu đánh giá ảnh hưởng của FDI tới ĐTH theo hướng bền vững.
Về mặt thực tiễn: Đánh giá hiện trạng ảnh hưởng của FDI tới ĐTH; kiến nghị
quan điểm, định hướng thu hút vốn FDI đến 2025 và giải pháp phát huy ảnh hưởng tích
cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của FDI tới đô thị hóa theo hướng bền vững hơn ở Đà
Nẵng trong thời kỳ tới.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội
dung của luận án được cấu trúc thành 4 chương chính: Chương 1. Tổng quan các công
trình nghiên cứu đã công bố có liên quan; Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về ảnh
hưởng của FDI tới ĐTH ở một địa phương trong điều kiện Việt Nam; Chương 3. Thực
trạng ảnh hưởng của FDI tới đô thị hóa theo hướng bền vững ở Đà Nẵng trong giai đoạn
2005 – 2013; Chương 4. Định hướng và giải pháp phát huy ảnh hưởng của FDI tới đô thị

hoá ở Đà Nẵng đến 2025
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về FDI
Có khá nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu về FDI. Các nghiên cứu đều
khẳng định sự tồn tại khách quan của FDI trong thời kỳ toàn cầu hóa hiện nay đồng thời
chỉ ra tác động tích cực và tiêu cực của FDI, vai trò quan trọng của FDI tới sự phát triển
kinh tế, giải quyết việc làm, thực trạng quản lý FDI của mỗi quốc gia Hầu hết các
nghiên cứu đều sử dụng các phân tích định tính, cũng có ít nghiên cứu định lượng. Chưa
có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ về ảnh hưởng của FDI tới ĐTH
của một quốc gia hay địa phương.
Thống nhất quan điểm về ảnh hưởng của FDI tới đô thị hóa. Xác định các
tiêu chí đánh giá tính chất và mức độ tác động của FDI tới đô thị hóa
Thống nhất quan điểm về ảnh hưởng của FDI tới đô thị hóa. Xác định các
tiêu chí đánh giá tính chất và mức độ tác động của FDI tới đô thị hóa
Phân tích, đánh giá những ảnh hưởng của FDI tới đô thị hóa ở Đà Nẵng
Phân tích, đánh giá những ảnh hưởng của FDI tới đô thị hóa ở Đà Nẵng
Lựa chọn định hướng thu hút FDI phục vụ đô thị hóa theo hướng bền
vững nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho các chính sách và giải pháp
Lựa chọn định hướng thu hút FDI phục vụ đô thị hóa theo hướng bền
vững nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho các chính sách và giải pháp
Đề xuất các giải pháp phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh
hưởng tiêu cực của FDI tới đô thị hóa ở Đà Nẵng
Đề xuất các giải pháp phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh
hưởng tiêu cực của FDI tới đô thị hóa ở Đà Nẵng
5
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về đô thị hóa theo hướng bền vững
1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về đô thị hóa
Có nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu về đô thị hóa: quan hệ của ĐTH
và tăng trưởng kinh tế; các vấn đề liên quan đến việc đảm bảo yêu cầu cần thiết cho các

đô thị tồn tại, phát triển, quy hoạch đô thị và PTBV đô thị… Các nghiên cứu lý giải và
phân tích về ảnh hưởng của ĐTH tới phát triển kinh tế đô thị và đời sống dân cư; miêu tả
thực tế về những hoạt động của một số đô thị hiện nay trên thế giới; phân tích thực trạng
và cách thức quản lý đô thị và quy hoạch cải tạo thành phố; vai trò và sự tác động của
chính sách đối với quản lý có hiệu quả các thành phố, các đô thị; mối quan hệ và sự liên
kết giữa toàn cầu hóa, ĐTH và quản lý nhà nước, những lợi ích thu được từ thương mại,
đầu tư và các hoạt động tài chính mang lại.
1.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển đô thị bền vững
Các nghiên cứu đều tập trung chứng minh vai trò quan trọng và sự cần thiết của
PTBV kinh tế và đô thị, cách thức đánh giá sự PTBV trên các bình diện toàn cầu, trong
một quốc gia hoặc ở địa phương. Các nghiên cứu về phát triển đô thị bền vững đã đề cập
được những vấn đề cơ bản xung quanh sự hình thành và phát triển đô thị, đánh giá về
quan hệ của ĐTH và tăng trưởng ở các quốc gia khác nhau tương ứng với những trình độ
phát triển khác nhau, nêu ra các nguyên tắc và con đường phát triển các đô thị nói chung
và đô thị sinh thái nói riêng, đưa ra một số phương pháp đánh giá mức độ ĐTH, phân
tích những xu thế, quan điểm về quy hoạch phát triển đô thị Tuy nhiên, các nghiên cứu
chưa chú trọng phân tích những ảnh hưởng của dòng vốn đầu tư tới sự hình thành và
phát triển các đô thị. Chưa đề cập cụ thể cách thức quy hoạch các đô thị vốn dĩ đã phát
triển lâu đời và tự phát trở thành các đô thị hiện đại và bền vững. Chưa chỉ ra được mối
quan hệ, tác động của các luồng đầu tư tới quá trình ĐTH đặc biệt chưa đề cập tới luồng
vốn bổ sung từ nước ngoài.
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng của FDI tới đô thị hóa
Hiện chỉ có một số ít học giả nghiên cứu sơ bộ về ảnh hưởng của FDI tới ĐTH.
Họ cho rằng: tham gia vào nền sản xuất toàn cầu thông qua FDI đã trở thành một
phương thức quan trọng để gia nhập với thị trường thế giới. FDI đã đóng một vai trò
quan trọng trong chuyển đổi của đồng bằng từ khu vực nông nghiệp chậm phát triển
thành một khu vực CNH - ĐTH, định hướng xuất khẩu và nhanh chóng đưa nền kinh tế
đang phát triển hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. FDI đã tạo ra một mô hình phân tán
của CNH và ĐTH, dẫn đến rất nhiều thiệt hại về đất nông nghiệp và thiệt hại nghiêm
trọng cho môi trường. Thông qua phương pháp phân tích hồi quy, một nghiên cứu đã chỉ

ra rằng: ĐTH có tác động tích cực đến tăng trưởng và FDI là một yếu tố tách động hiệu
suất tăng trưởng quốc gia. FDI có điều kiện thích hợp có khả năng thúc đẩy tăng trưởng
và giúp các nước tiếp nhận FDI bắt kịp với trình độ công nghệ thế giới. FDI đối với
nhiều quốc gia là một cách hiệu quả để cập nhật công nghệ và kỹ năng của họ trong sản
xuất sản phẩm cho thị trường thế giới, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển. FDI có thể
là một kênh quan trọng lan tỏa ảnh hưởng của kiến thức và công nghệ quốc tế từ các nền
kinh tế thành công và làm gia tăng năng suất của nền kinh tế chưa thành công. Tuy
nhiên, các nghiên cứu chỉ mới đề cập một số nét xung quanh ảnh hưởng của FDI tới hình
6
thành và phát triển đô thị mà chưa chỉ ra nội hàm của ảnh hưởng, cách thức đánh giá
mức độ ảnh hưởng và chưa đề cập các giải pháp để hạn chế tác động tiêu cực từ FDI tới
CNH và ĐTH; chưa xem xét tới tính đặc thù của mỗi đô thị. Ở Việt Nam, chưa có học
giả nào nghiên cứu về vấn đề mà luận án quan tâm.
1.4. Đánh giá về lý thuyết và những phương pháp nghiên cứu chính đã được các tác
giả sử dụng.
Xét về phương pháp luận, hầu hết các nghiên cứu về FDI, về ĐTH, và PTBV trên
đều sử dụng phương pháp phân tích định tính, tổng kết tình hình FDI dựa vào số liệu
thống kê. Cũng có một vài phương pháp khác như: phân tích đa tiêu chí, phương pháp
cho điểm và một số ít nghiên cứu có sử dụng mô hình định lượng. Các kết luận về tác
động của FDI đến tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào tỷ trọng của FDI so với tổng đầu
tư xã hội, đóng góp của khu vực FDI trong GDP; đóng góp vào tốc độ tăng giá trị sản
xuất của ngành. Không có nhiều nghiên cứu định lượng để kiểm định tác động của FDI
đến phát triển đô thị và đô thị hóa. Hầu hết các nghiên cứu trên hầu hết đứng trên góc độ
kinh tế vĩ mô, đối tượng nghiên cứu chính của các nghiên cứu này thường là bình diện
toàn bộ nền kinh tế. Các nghiên cứu nêu ra vấn đề thường chỉ dừng lại ở mức nguyên tắc
mà ít đề cập vấn đề theo phân tích định lượng. Chưa có công trình nghiên cứu riêng nào
về ảnh hưởng của FDI tới ĐTH một cách toàn diện và hệ thống ở góc độ địa phương
trong điều kiện Việt Nam, đặc biệt là với một thành phố như Đà Nẵng.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA FDI
TỚI ĐÔ THỊ HÓA THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở MỘT ĐỊA PHƯƠNG TRONG

ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM
2.1. Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của FDI tới đô thị hóa theo hướng bền vững
2.1.1. Đô thị hóa: Bản chất và quan niệm
* Đô thị hóa. ĐTH là một quá trình phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh
tế, bố trí những vùng không phải đô thị thành đô thị, đồng thời phát triển đô thị theo
chiều sâu. Nó là quá trình phát triển đô thị cả về dân số, kinh tế và quy mô diện tích theo
hướng ngày càng lớn lên và GDP/người tăng. ĐTH theo hướng bền vững sẽ góp phần
phát triển đô thị bền vững, đó là sự phát triển về cả mặt quy mô và chất lượng đô thị, là
sự mở rộng không gian đô thị, sự thay đổi dân số đô thị, sự tiến bộ về tiện ích của đô thị,
sự phù hợp của kiến trúc đô thị để bảo đảm thúc đẩy tăng trưởng về kinh tế, xã hội, môi
trường nhằm nâng cao mức sống người dân đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
* Nền tảng cơ bản của ĐTH là: i) Nhân khẩu cơ bản tăng nhờ phát triển phi nông
nghiệp, lao động tập trung tại một điểm thuộc đô thị càng lớn thì số người đi theo cung
cấp các dịch vụ phục vụ đời sống càng nhiều. ii) Hiện đại hóa nhờ phát triển các doanh
nghiệp công nghệ cao. iii) Giao lưu rộng nhờ độ mở gia tăng lớn.
* Tác động của đô thị hoá tới kinh tế, xã hội. Đô thị hóa góp phần gia tăng quy
mô kinh tế, gia tăng năng suất lao động; tăng GDP của đô thị, thúc đẩy tăng trưởng, phát
triển kinh tế đất nước; góp phần mở rộng thị trường, gia tăng hiện đại hóa kinh tế và khả
năng cạnh tranh của nền kinh tế. ĐTH là cơ sở làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế đô thị và
sau đó là cơ cấu kinh tế quốc dân. ĐTH thúc đẩy đổi mới công nghệ, phương thức sản
7
xuất, tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng. ĐTH làm thay đổi
cả văn hóa và xã hội, thay đổi lối sống và tập quán sinh hoạt của dân cư theo hướng
thích ứng hơn với nền văn minh công nghiệp. Tuy nhiên, nếu quá trình ĐTH không được
định hướng triển khai hợp lý và không có đủ những điều kiện cần thiết, mà tiến hành
một cách tràn lan có thể dẫn đến quá tải về cơ sở hạ tầng công cộng, gây biến động xã
hội và sự ảnh hưởng tiêu cực về môi trường sinh thái.
* Đô thị hóa theo hướng bền vững. Đô thị hóa theo hướng bền vững là một tất yếu
khách quan, là quá trình phát triển tất yếu của đô thị và của cả nền kinh tế, tuy nhiên bản
thân nó bao gồm cả tác động tích cực và tiêu cực. Vì vậy, quản lý và định hướng để

ĐTH theo hướng bền vững là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết để tránh được thách
thức nảy sinh nhằm phát triển đô thị bền vững
* Quan niệm về đô thị hóa theo hướng bền vững. ĐTH theo hướng bền vững là
quá trình xây dựng, phát triển và duy trì một hệ thống đô thị bền vững (bền vững về kinh
tế, bền vững về môi trường, bền vững về xã hội). Nó là quá trình phát triển đô thị dựa
trên cơ sở hiện đại hóa (hiện đại hóa đô thị, hiện đại hóa xã hội và hiện đại hóa quản lý
đô thị). ĐTH và phát triển đô thị phải đảm bảo được hiệu quả cả trước mắt và lâu dài.
2.1.2. FDI và nội dung ảnh hưởng của FDI tới đô thị hóa theo hướng bền vững
* Nhận thức và quan niệm về FDI. FDI là một hình thức đầu tư mà chủ thể đầu tư nước
ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh hoặc dịch vụ và họ
tham gia trực tiếp điều hành đối tượng mà họ tự bỏ vốn đầu tư.
Hình 2.1. Sơ đồ ảnh hưởng của FDI tới đô thị hóa
* Nội dung ảnh hưởng của FDI tới ĐTH theo hướng bền vững ở địa phương. FDI có tác
động đa chiều tới ĐTH ở một địa phương thể hiện trong ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp
Nhà nước và
thị trường
Ảnh hưởng
tiêu cực
Đô thị hóa theo hướng bền vững
- Tăng quy mô, chất lượng dân số đô thị
- Tăng tính hiện đại trong cơ cấu kinh tế
- Phát triển và tăng tính hiện đại không gian đô thị
- Hiện đại hóa xã hội đô thị và bảo vệ môi trường
- Lôi kéo đầu tư trong nước

Ảnh hưởng
tích cực
Đầu tư trực tiếp nước
ngoài
8

tới kinh tế, văn hóa - xã hội, môi trường, quy hoạch và kiến trúc đô thị, tốc độ và chất
lượng ĐTH. Các ảnh hưởng của FDI tới đô thị hóa diễn ra trong cả ngắn hạn và dài hạn
với mức độ mạnh yếu khác nhau ở cả hai hướng tích cực và tiêu cực.
2.1.3. Đánh giá ảnh hưởng của FDI tới đô thị hóa theo hướng bền vững
2.1.3.1. Nội dung đánh giá ảnh hưởng của FDI tới ĐTH theo hướng bền vững
* Ảnh hưởng tích cực. FDI có tác động tới quá trình hình thành đô thị, kích thích
tăng quy mô và chất lượng dân số đô thị và đẩy nhanh tốc độ ĐTH. FDI góp phần gia
tăng hiện đại hóa cơ cấu kinh tế và không gian đô thị qua việc hình thành nhiều ngành
kinh tế quan trọng, một số khu đô thị hiện đại; nhiều lĩnh vực dịch vụ với phương thức
kinh doanh hiện đại, công nghệ tiên tiến. FDI góp phần hiện đại hóa xã hội đô thị thông
qua tăng thu nhập dân cư, giải quyết việc làm. FDI đóng góp vào bảo vệ môi trường
thông qua các dự án sử dụng công nghệ sản xuất sạch, thân thiện với môi trường. FDI
kích thích, lôi kéo đầu tư trong nước, thúc đẩy phát triển kinh tế.
* Ảnh hưởng tiêu cực: Thứ nhất, nếu các dự án FDI được thu hút vào một cách ồ
ạt, không có định hướng, không có chọn lọc thì có thể làm mất cân đối cơ cấu kinh tế
đô thị và đi chệch hướng quy hoạch, ảnh hưởng tới kiến trúc đô thị. Thứ hai, FDI làm
thay đổi cơ cấu thành phần kinh tế trong đô thị và đặt các doanh nghiệp vốn trong nước
trong sự cạnh tranh khốc liệt và không cân sức với doanh nghiệp FDI. Thứ ba, FDI có
thể làm tăng mức ô nhiễm ở đô thị tiếp nhận.
2.1.3.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá ảnh hưởng của FDI tới ĐTH theo hướng bền vững
(1). Nhóm chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng của FDI đến gia tăng quy mô dân số và tốc
độ đô thị hóa
a. Tỷ lệ đóng góp của FDI vào nhân khẩu đô thị (P)
%100*
ĐT
kFDI
N
NL
P
+

=
(2.1) Trong đó: L
FDI
là lao động trong khu vực FDI;
N
ĐT
là nhân khẩu đô thị; N
k
là nhân khẩu đi theo lao động trong khu vực FDI
b. Tỷ lệ đóng góp của FDI tới tốc độ tăng dân số đô thị (t)
ĐTH
TPt *=
(2.2) Trong đó: T
ĐTH
là tốc độ đô thị hóa

%100*)1(
0
−=
n
i
ĐTH
D
D
T
(2.3)
Trong đó: D
i
là nhân khẩu đô thị năm i ;
D

0
là nhân khẩu đô thị năm gốc; n là số năm tính toán
(2). Nhóm chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng của FDI tới hiện đại hóa kinh tế đô thị
a. Tỷ lệ % đóng góp của doanh nghiệp FDI vào GDP của thành phố (r
GDP
)
%100*
TP
FDI
GDP
GDP
GDP
r =
(2.4)
Trong đó: GDP
FDI
là tổng sản phẩm quốc nội của khu vực FDI thành phố
GDP
TP
là tổng sản phẩm quốc nội của toàn thành phố
b. Tỷ lệ đóng góp của FDI vào hiện đại hóa đô thị (T
h
)
T
h
= (GDP
hFDI
: GDP)*100 (%) (2.5)
Trong đó: GDP
hFDI

là phần GDP do các doanh nghiệp có công nghệ cao của khu vực FDI
9
tạo ra; GDP là tổng sản phẩm nội địa của cả thành phố.
c. Đóng góp của các doanh nghiệp FDI vào độ mở nền kinh tế đô thị (T
m
)
Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI vào độ mở của nền kinh tế thành phố là:
%100*)(*)(
GDP
IMX
IMX
IMX
T
FDIFDI
mFDI
+
+
+
=
(2.6)
Trong đó: Tỷ lệ % đóng góp FDI vào xuất nhập khẩu của thành phố là (m):
%100*
TPTP
FDIFDI
IMX
IMX
m
+
+
=

(2.7)
Độ mở của nền kinh tế thành phố là
%100*)(
TP
TPTP
m
GDP
IMX
T
+
=
(2.8)
X
FDI
là kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI
X
TP
là kim ngạch xuất khẩu của thành phố
IM
FDI
kim ngạch nhập khẩu của khu vực FDI
IM
TP
là kim ngạch nhập khẩu của thành phố
GDP
TP
là tổng giá trị sản xuất của thành phố
d. Tỷ lệ % vốn FDI trong tổng số vốn đầu tư xã hội của thành phố (r
v
).

%100*
TP
FDI
V
V
V
r =
(2.9)
Trong đó: V
FDI
là tổng vốn đầu tư FDI; V
TP
là tổng vốn đầu tư của toàn thành phố
(3) Chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng của FDI tới hiện đại hóa không gian đô thị
FDI ảnh hưởng trực tiếp tới hiện đại hóa không gian đô thị thông qua đầu tư vào
lĩnh vực bất động sản cao cấp và ảnh hưởng gián tiếp qua lượng thuế đóng góp.
Tỷ lệ % đóng góp của doanh nghiệp FDI vào ngân sách thành phố (r
NS
).
%100*
TP
FDI
NS
NS
NS
r =
(2.10)
Trong đó: NS
FDI
là tổng thu thuế từ FDI; NS

TP
là tổng thu thuế toàn thành phố
(4) Nhóm chỉ tiêu phản ánh đóng góp của FDI cho phát triển xã hội đô thị hiện đại
và bảo vệ môi trường
a. Tỷ lệ thu nhập bình quân lao động khu vực FDI so với toàn thành phố (r
tn
)
%100*
tp
FDI
tn
TN
TN
r =
(2.11)
Trong đó: TN
FDI
thu nhập bình quân 1 lao động khu vực FDI
TN
tp
thu nhập bình quân 1 lao động thành phố Đà Nẵng
b. Đóng góp của FDI trong đào tạo, khoa học công nghệ (r
GDKhcn.FDI
)
GDKHCNTP
GDKHCNfdi
FDIGDKhcn
V
V
r

.
.
.
=
(2.12)
Trong đó:
GDKhcnfdi
V
.
là vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ
V
TP.GDKHCN
là tổng vốn đầu tư xã hội vào giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ
c. Tỷ lệ đóng góp của FDI trong giải quyết việc làm (r
v
).
10

%100*
L
L
r
FDI
v
=
(2.13)
Trong đó: L
FDI
lao động làm việc trong khu vực FDI
L tổng lao động làm việc trong các ngành kinh tế của thành phố

d. Ảnh hưởng của FDI tới môi trường và sự phát triển bền vững đô thị (r
mt
):
(5). Ảnh hưởng của FDI tới lôi kéo đầu tư trong nước
a. Hệ số vốn lan toả (h
v.l
)
FDI
ntr
lv
V
V
h
.
.

=
(2.14)
Trong đó:
ntr
V
.

là lượng vốn trong nước tăng thêm do FDI lôi kéo
FDI
V
Vốn đầu tư của khu vực FDI
b. Hệ số doanh nghiệp lan tỏa
FDI
ntr

lDN
DN
DN
h
.
.

=
(2.15)
Trong đó:
ntr
DN
.

là số doanh nghiệp trong nước tăng thêm do FDI lôi kéo
FDI
DN
Vốn đầu tư của khu vực FDI
2.1.3.3. Các bước đánh giá ảnh hưởng của FDI tới ĐTH theo hướng bền vững:
(i) Chuẩn bị số liệu phân tích về ảnh hưởng của FDI tới đô thị hóa theo hướng bền
vững ở thành phố Đà Nẵng; (ii) Phân tích số liệu, đưa ra các nhận định cần thiết;
(iii)tham vấn chuyên gia về kết quả phân tích và những đề xuất mới; (iv) Xây dựng báo
cáo đánh giá, kiến nghị với các cấp có thẩm quyền
2.1.3.4. Yêu cầu của quá trình ĐTH theo hướng bền vững với FDI
Để thúc đẩy quá trình ĐTH theo hướng bền vững, các dự án FDI phải đảm bảo
tiêu chí: không làm tổn hại tới việc nâng cao năng suất nông nghiệp và đời sống nông
thôn mà phải góp phần phát triển lĩnh vực đó. FDI phải góp phần giải quyết được các
vấn đề bức bách của đô thị như: áp lực nhà ở, ô nhiễm môi trường, tình trạng tắc nghẽn
giao thông, sự bất bình đẳng giữa các vùng,… FDI phải đáp ứng được yêu cầu về công
nghệ hiện đại, tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường. Các dự án FDI cần phải

phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của không chỉ bản thân đô thị mà cả
của vùng và quốc gia tiếp nhận đầu tư.
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ, chiều hướng ảnh hưởng của FDI đến ĐTH
Bao gồm: Nhóm nhân tố về chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế đô thị; Nhóm
nhân tố về chính sách thu hút, sử dụng, quản lý FDI; Nhóm nhân tố về nhà đầu tư FDI;
Nhóm nhân tố về trình độ phát triển của nền kinh tế.
2.2. Cơ sở thực tiễn về ảnh hưởng của FDI tới đô thị hóa
Từ việc nghiên cứu các thành phố trong và ngoài nước như Thâm Quyến (Trung
Quốc), Singapore và thành phố Hồ Chí Minh trong thu hút FDI phục vụ đô thị hóa. Tác
giả rút ra những bài học rút ra trong việc tận dụng ảnh hưởng tích cực và hạn chế tiêu
r
mt
=
Số dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải, rác thải, cung cấp nước
sạch, năng lượng sạch, sử dụng công nghệ sạch
Tổng số dự án FDI
11
cực của FDI để phục vụ ĐTH theo hướng bền vững.
* Bài học kinh nghiệm từ những thành công. Thứ nhất, chú trọng hoàn thiện quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển đô thị. Xây dựng chiến lược thu
hút đầu tư nói chung và FDI nói riêng để định hướng ĐTH và phát triển đô thị. Đảm bảo
thực hiện nghiêm chỉnh theo quy hoạch và đúng chiến lược. Phát triển đô thị gắn liền với
phát triển KT-XH. Thứ hai, hoàn thiện và phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiệu quả;
hoàn thiện chính sách, khai thác lợi thế chính sách, tạo cơ chế chính sách ưu đãi phù hợp
trên cơ sở định hướng thu hút FDI, tạo sân chơi công bằng cho các doanh nghiệp. Thứ ba,
phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao và thu hút thu hút nhân tài. Thứ tư, nâng cao
trình độ công nghệ trong sản xuất và tăng cường khả năng hấp thụ công nghệ cao. Thứ
năm, quan tâm giải quyết tốt vấn đề con người, tăng cường bảo vệ sinh thái, cảnh quan
đô thị, phân vùng bảo vệ sản xuất nông nghiệp và cải thiện môi trường đô thị trong thu
hút FDI phục vụ quá trình ĐTH.

* Bài học kinh nghiệm từ những thất bại. Thực tế cho thấy, khá nhiều đô thị đã
phải trả giá đắt cho sự thu hút FDI tràn lan và ĐTH quá nhanh vượt khỏi sự kiểm soát và
sức chịu tải của đô thị. Hậu quả đó do những nguyên nhân sau: ĐTH tự phát, không theo
quy hoạch, không có định hướng chiến lược thu hút FDI; quá tải về dân số và mật độ tập
trung dân cư; cơ sở hạ tầng giao thông và những tiện ích cần thiết cho ĐTH và phát triển
đô thị không đảm bảo… tất yếu nảy sinh tình trạng quá tải, tắc nghẽn và ô nhiễm môi
trường, ảnh hưởng tới phát triển kinh tế và chất lượng sống.
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA FDI TỚI ĐÔ THỊ HÓA THEO
HƯỚNG BỀN VỮNG Ở ĐÀ NẴNG TRONG THỜI KỲ 2005 – 2013
3.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội ở Đà Nẵng
3.1.1. Khái quát về tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh của Đà Nẵng
* Tiềm năng, thế mạnh. Đà Nẵng là thành phố có điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý
thuận lợi, địa hình phong phú, cảnh quan thiên nhiên đẹp,… thuận tiện phát triển kinh tế
theo hướng đa dạng. Đà Nẵng là một trong những thành phố có cách thức quản lý đô thị
tốt. Cơ sở hạ tầng “cứng” và hạ tầng “mềm” được quan tâm phát triển khá hoàn chỉnh.
Trình độ lao động ngày được nâng cao đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế hiện đại.
* Hạn chế và khó khăn. Quy hoạch xây dựng thành phố dàn trải, chất lượng ĐTH
chưa cao nên tỷ lệ sử dụng đất đã quy hoạch đô thị còn thấp. Tay nghề của phần lớn lao
động ở Đà Nẵng chưa cao.
3.1.2. Khái quát kinh tế xã hội và môi trường ở Đà Nẵng
* Kinh tế: Tốc độ tăng GDP hàng năm giai đoạn 1996 – 2000 là 10,5%, giai đoạn
từ 2001 đến nay đều giao động trong khoảng từ 10% -14%. Cơ cấu kinh tế Đà Nẵng
chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng dịch vụ, thương mại, công nghiệp
trong GDP và giảm tỷ trọng của ngành nông lâm thủy sản. Kim ngạch xuất khẩu tăng,
đời sống nhân dân được cải thiện, diện mạo đô thị đã có nhiều khởi sắc.
12
Biểu đồ 3.1. Tốc độ tăng GDP Đà Nẵng
(Nguồn: Xử lý của tác giả trên số liệu thống kê)
Tuy nhiên, kinh tế Đà Nẵng phát triển chủ yếu theo chiều rộng chứ chưa tạo được
sự tăng trưởng theo chiều sâu do công nghệ còn lạc hậu. Các lợi thế của Đà Nẵng chưa

được khai thác có hiệu quả. Sức mua của thị trường Đà Nẵng và vùng phụ cận thấp. Khu
vực công nghiệp phần lớn là những ngành chế biến đơn giản, giá trị gia tăng thấp và
thiếu các mối liên kết khâu trước - khâu sau, sản phẩm công nghệ cao ít.
* Xã hội. Đà Nẵng là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về các chỉ tiêu
phát triển xã hội thông qua thực hiện chương trình thành phố “năm không”, “ba có”.
Thành phố đã tạo được sự gắn kết giữa các mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội tạo nền
tảng cho sự phát triển bền vững.
* Môi trường. Năm 2012, Đà Nẵng được APEC công nhận đô thị có hàm lượng
các bon thấp và được chọn là 1 trong 20 đô thị thực hiện đề án "Mô hình đô thị CO
2
thấp
nhất" của thế giới. Thành phố đã có rất nhiều nỗ lực để cải thiện môi trường nhưng thực
tế vẫn còn tồn tại một số điểm ô nhiễm khá nghiêm trọng.
3.2. Hiện trạng đô thị hóa ở Đà Nẵng 2005-2013
3.2.1. Tình hình đô thị hóa và phát triển đô thị ở Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng có tốc độ ĐTH rất nhanh. Diện mạo đô thị thay đổi, cuộc
sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Dân số nói chung và tỷ lệ thị dân tăng lên.
Biểu đồ 3.2. Dân số trung bình các năm ở Đà Nẵng
(Nguồn: Xử lý theo số liệu niên giám thống kê Đà Nẵng năm 2013)
Phân bố dân cư không đồng đều, (năm 2013) mật độ dân cư tập trung rất lớn ở
quận Thanh Khê 19.763 người/km², Hải Châu 8796 người/km². Quy mô đô thị được mở
rộng từ 5600 ha (năm 1997) lên đến khoảng 24.554 ha (năm 2013).
3.2.2. Những hạn chế của đô thị hóa và phát triển đô thị ở Đà Nẵng
Chất lượng ĐTH ở Đà Nẵng chưa cao. Đà Nẵng mới chỉ tập trung phát triển theo
hướng ĐTH nông thôn, mà chưa chú trọng quy hoạch các điểm dân cư nông thôn, các
khu vực sản xuất nông - lâm nghiệp. Thành phố chưa có khu thương mại trung tâm, hàng
hóa không phong phú và chưa có sự hấp dẫn; thị trường bất động sản còn nhiều bất cập.
Cơ sở hạ tầng đã bắt đầu bộc lộ một số yếu kém trong việc quy hoạch, xây dựng và sử
dụng. Quá trình ĐTH ở Đà Nẵng chưa tính tới việc đề phòng rủi ro và biến đổi khí hậu.
3.3. Khái quát về thực trạng FDI ở Đà Nẵng

13
Số dự án FDI tăng qua các năm, hiệu quả đầu tư ngày càng tăng. Tỷ lệ vốn thực
hiện trên vốn đăng ký của các dự án FDI ở Đà Nẵng thay đổi qua các năm.
Biểu đồ 3.3. Số dự án FDI ở Đà Nẵng các năm
(Nguồn: Xử lý theo số liệu niên giám thống kê Đà Nẵng)
Cơ cấu vốn FDI chưa thể hiện rõ tính tiến bộ do tỷ trọng vốn FDI dành cho lĩnh
vực công nghệ cao nhìn chung còn thấp.
Bảng 3.2. Cơ cấu vốn FDI của thành phố Đà Nẵng qua các giai đoạn (Đvt: %)
Giai đoạn Công nghiệp
(%)
Dịch vụ và bất
động sản (%)
Thủy sản nông
lâm (%)
Trong đó: Công
nghệ cao (%)
2001-2010 34,1 65,1 0,8 22,9
2001-2013 33,2 66,3 0,5 25,7
Nguồn: Xử lý theo số liệu thống kê Đà Nẵng
3.4. Ảnh hưởng của FDI tới ĐTH của Đà Nẵng giai đoạn 2005-2013
3.4.1. Ảnh hưởng của FDI tới gia tăng quy mô dân số và tốc độ đô thị hóa
FDI thu hút khá nhiều lao động và người thân của họ di cư vào Đà Nẵng. Trong
số này, một bộ phận làm việc trực tiếp trong khu vực FDI, một bộ phận khác làm việc
trong các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ doanh nghiệp FDI hoặc cung cấp dịch vụ
phục vụ sinh hoạt đời sống cho lao động khu vực FDI. Điều này làm mật độ dân số đô
thị tăng nhanh, đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa ở Đà Nẵng
Bảng 3.3. Đóng góp của khu vực FDI vào đô thị hóa của Đà Nẵng
Giai đoạn
Dân số đô
thị tăng

trong giai
đoạn
Đóng góp vào tăng
dân số đô thị của khu
vực FDI
Đóng góp vào tốc độ ĐTH của
khu vực FDI
1000 người
% đóng
góp
Tốc độ tăng dân
số đô thị của cả
thành phố (%)
% đóng góp
của FDI vào
tốc độ tăng
dân số đô thị
2000-2010 261,6 24,6 9,4 4,0 0,376
2000-2013 322,9 93,7 29,0 3,7 1,073
Nguồn: Xử lý theo số liệu thống kê Đà Nẵng
Lượng lao động di chuyển tới Đà Nẵng phần lớn bắt nguồn từ các tỉnh miền trung,
đặc biệt là từ Quảng Nam. Theo tính toán thì cứ 1 lao động khu vực FDI kéo thêm
khoảng 0,12 người dân vào thành phố.
Mật độ dân cư tập trung đông nhất ở quận Thanh Khê sau đó đến quận Hải Châu.
14
Những năm gần đây, xu hướng gia tăng dân số tập trung nhiều ở các quận ven biển vốn
là ngoại thành những năm về trước như: Liên Chiểu, Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn. Hai
quận Cẩm Lệ và Liên Chiểu có tốc độ tăng mật độ dân cư lớn nhất.
Bảng 3.4. Dân số đô thị của thành phố Đà Nẵng
Năm Dân số

(1000 người)
Dân số thành thị
1000 người Tỷ lệ so với dân số chung (%)
2000 687,9 543,8 79,1
2005 805,7 695,7 83,4
2010 926,0 805,3 87,0
2013 992,8 866,6 87,3
Nguồn: Xử lý theo số liệu thống kê Đà Nẵng 2013
Sự phân bố không đồng đều của các doanh nghiệp FDI làm cho mật độ tập trung
dân cư thay đổi. Một số khu vực tập trung quá đông dân cư (như xung quanh KCN Hòa
Khánh) gây áp lực lên nhà ở, cung cấp nguồn nước sạch, an ninh trật tự xã hội
3.4.2. Ảnh hưởng của FDI tới hiện đại hóa kinh tế đô thị
a. Ảnh hưởng của FDI tới kinh tế Đà Nẵng. FDI có đóng góp quan trọng vào GDP.
Bảng 3.7. Đóng góp của FDI vào GDP của Đà Nẵng theo giá năm 2010
Năm Đvt 2009 2010 2011 2012 2013
GDP thành phố tỷ đồng 25820 28923 32303 35233 38160
Tốc độ tăng GDP Đà Nẵng (%) 10,72 12,01 11,69 9,07 8,31
GDP khu vực FDI Đà Nẵng tỷ đồng 1909 2588 3977 4183 4300
Tốc độ tăng GDP của khu vực
FDI Đà Nẵng
(%) 1,91 35,08 53,67 5,18 2,80
GDP
FDI
/ GDP
TP
(%) 7,04 8,23 11,57 10,96 11,26
GDP
FDI cả nước
/GDP
cả nước

(%) 17,40 17,71 17,70 17,78 17,94
(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng 2013)
b. FDI góp phần tăng tính hiện đại của nền kinh tế đô thị. FDI đầu tư vào lĩnh vực sản
xuất sử dụng công nghệ hiện đại như công nghiệp điện tử tin học, sản xuất thuốc chữa
bệnh, ngân hàng, viễn thông…, FDI đã góp phần quan trọng đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố theo hướng hiện đại.
Bảng 3.8. Đóng góp vào hiện đại hóa thành phố Đà Nẵng tính theo giá 2010
Giai đoạn
Tổng GDP
của cả giai
đoạn
GDP sản
phẩm
công
% sản
phẩm
công
Đóng góp của khu vực FDI vào
công nghệ cao
Số tuyệt
đối
(Tỷ đồng)
FDI công
nghệ
cao /công
nghệ cao
TP (%)
% đóng
góp của
FDI vào

hiện đại
hóa đô thị
2001-2010 183350 41803,8 22,8 31979,9 76,5 17,44
2001-2013 289046 97119,5 33,6 78278,3 80,6 27,29
(Nguồn: Xử lý theo số liệu thống kê Đà Nẵng)
c. Ảnh hưởng của FDI tới độ mở của nền kinh tế Đà Nẵng. FDI có đóng góp rất quan
15
trọng làm gia tăng độ mở của kinh tế Đà Nẵng. Trong hoạt động xuất khẩu, FDI giữ vị
trí trọng yếu và tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có đủ sức cạnh tranh trên
thị trường quốc tế đưa Đà Nẵng hội nhập sâu hơn vào hệ thống kinh tế toàn cầu.
Bảng 3.9. Đóng góp của khu vực FDI vào độ mở của nền kinh tế của Đà Nẵng
Chỉ tiêu Đvt 2000 2005 2010 2012 2013
Kim ngạch xuất khẩu FDI triệu USD 31,28 75,71 338,57 469 536
Kim ngạch nhập khẩu FDI triệu USD 56,54 98,15 267,677 368 412
GDP thành phố triệu USD 424 793 1385 2064 2376
Độ mở nền kinh tế TP % 87,55 87,62 96,62 88,17 84,35
Đóng góp FDI vào độ mở
của nền kinh tế TP
% 20,72 21,92 43,76 40,55 39,90
(Nguồn: Xử lý theo số liệu niên giám thống kê Đà Nẵng 2013)[39]
d. Đóng góp của FDI trong tổng vốn đầu tư xã hội thành phố. FDI là một kênh cung cấp
vốn quan trọng cho phát triển kinh tế và hiện đại hóa đô thị Đà Nẵng.
Bảng 3.10. Đóng góp FDI vào vốn đầu tư xã hội tại Đà Nẵng
Năm Đvt 2005 2009 2010 2011 2012
Tổng vốn đầu tư xã hội
toàn thành phố
Tỷ đồng 7328,6 16858,3 22380,3 31067,9 26434,6
Vốn FDI Tỷ đồng 527,8 1973,4 1932,3 3919,4 2942,4
Tỷ lệ vốn FDI/ tổng vốn
đầu tư ở Đà Nẵng

(%) 7,20 11,71 8,63 12,62 11,13
(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2012)
Cơ cấu đầu tư của FDI ở Đà Nẵng thay đổi qua các năm góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của Đà Nẵng theo hướng ngày càng hiện đại: tăng nhanh tỷ trọng ngành dịch
vụ, công nghiệp chế tạo và kích thích phát triển những ngành nghề mới.
Bảng 3.11. Cơ cấu đầu tư FDI theo ngành ở Đà Nẵng
Thời gian
Lĩnh vực đầu tư
7/2010 10/06/2013
Dự án Tỷ lệ % Dự án Tỷ lệ %
Du lịch và dịch vụ 78 44,57 131 52,19
Dự án công nghiệp, xây dựng 90 51,43 112 44,62
Nông lâm thủy sản 7 4 8 3,19
Tổng cộng 175 100 251 100
Nguồn: Tính toán theo số cung cấp từ trung tâm xúc tiến đầu tư Đà Nẵng
FDI thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình CNH-HĐH và qua đó làm gia tăng năng suất lao
động và gia tăng tốc độ ĐTH. Tuy nhiên, cơ cấu FDI ở Đà Nẵng chủ yếu tập trung vào
những ngành công nghiệp, dịch vụ; rất ít dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, sản
xuất lương thực thực phẩm sạch… Tỷ lệ doanh nghiệp FDI đầu tư sản xuất với mục tiêu
tận dụng lao động giá rẻ nhiều, ít sử dụng công nghệ hiện đại nên không phát huy được
tác dụng lan tỏa công nghệ.
3.4.3. FDI góp phần gia tăng tính hiện đại hóa không gian đô thị Đà Nẵng
FDI góp phần hiện đại hóa kiến trúc và không gian đô thị ở Đà Nẵng thông qua
16
các luồng đầu tư vào bất động sản chất lượng cao như: xây dựng các khách sạn cao cấp,
resort, khu căn hộ chất lượng cao, khu vui chơi, giải trí cao cấp…. Những công trình này
góp phần đẩy nhanh tốc độ thực hiện quy hoạch về kiến trúc đô thị ở Đà Nẵng, cải thiện
chất lượng cơ sở hạ tầng, giao thông, dịch vụ công cộng, dịch vụ giải trí và chăm sóc sức
khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng. Bên cạnh đó, sự phát triển của kiến trúc
hiện đại tới từ nhà đầu tư nước ngoài kích thích các doanh nghiệp trong nước cũng đầu

tư xây dựng kiến trúc hiện đại hơn.
FDI đóng góp đáng kể cho thu ngân sách của Đà Nẵng. Thuế thu được từ FDI
giúp cho thành phố có một nguồn tài chính lành mạnh hơn, đẩy nhanh hơn quá trình hiện
đại hóa đô thị.
Bảng 3.12. Kết quả thu ngân sách thành phố Đà Nẵng
Năm
Chỉ tiêu
Đvt 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng thu nội địa tỷ đồng 6100,2 5463,7 9527,9 11422,4 7525,7
Thu từ khu vực FDI tỷ đồng 492,6 500,7 760,4 896,9 876,6
Tỷ lệ thuế của FDI trên
tổng thu thuế nội địa
% 8,08 9,16 7,98 7,85 11,65
Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng 2013
3.4.4. Ảnh hưởng của FDI cho phát triển xã hội đô thị hiện đại, bảo vệ môi trường
a. Phát triển xã hội đô thị hiện đại.
* Đóng góp doanh nghiệp FDI trong thu nhập bình quân dân cư (r
tn
). FDI góp
phần giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho một bộ phận dân cư. Tuy nhiên, mức thu
nhập trung bình 1 lao động ở khu vực FDI ở Đà Nẵng còn chưa cao.
* Đóng góp của FDI vào đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thông
qua yêu cầu cao về trình độ chuyên môn và kỷ luật lao động, khu vực có vốn FDI thúc
đẩy người lao động không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề. Bên
cạnh đó, FDI có nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu chế tạo, giáo dục đào tạo
chất lượng cao góp phần quan trọng nâng cao trình độ chuyên môn và dân trí ở Đà Nẵng.
Bảng 3.14. Tỷ lệ vốn FDI đầu tư vào giáo dục đào tạo, hoạt động chuyên môn, khoa
học công nghệ
Năm Đvt 2012 2013
Tổng vốn đầu tư xã hội vào GD, KHCN Tỷ đồng 1451,940 699,033

Đầu tư FDI Tỷ đồng 3,3327 3,360
r
GDKhcn.FDI
% 0,23% 0,48%
Nguồn: Tính toán theo niên giám thống kê Đà Nẵng 2013
* Ảnh hưởng FDI trong giải quyết việc làm (r
v
). FDI tạo nhiều việc làm với chất lượng
chỗ làm khá tốt, tạo điều kiện cho người lao động phát huy được năng lực của mình.
Bảng 3.15. Số lao động đang hoạt động ở các doanh nghiệp FDI Đà Nẵng
Năm
Số lao động
Đvt 2008 2010 2011 2012
% lao động FDI/tổng lao động
trong dn ở Đà Nẵng
% 16,46 16,44 15,95 17,32
17
% lao động FDI/tổng lực lượng lao
động Đà Nẵng
% 4,65 5,46 5,59 6,28
(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng 2013)
FDI cũng tạo ra hàng chục ngàn việc làm gián tiếp. Những lao động này ở những
doanh nghiệp trong nước sản xuất và cung cấp đầu vào hoặc hàng hóa, dịch vụ phụ trợ
cho khu vực FDI hoặc cung cấp lương thực, thực phẩm, nhà ở, giữ trẻ, vui chơi giải trí…
cho các lao động khu vực FDI.
Bảng 3.16. Tỷ lệ lao động khu vực FDI trong tổng lao động xã hội của Đà Nẵng
Năm
Tổng lao động xã hội
(1000 người)
Khu vực FDI

Lao động
(1000 người)
Tỷ lệ lao động khu vực FDI so
với tổng lao động xã hội (%)
2000 283,6 23,8 8,4
2010 441,5 124,5 28,2
2013 489,7 154,3 31,5
Nguồn: Xử lý theo số liệu thống kê Đà Nẵng
* Ảnh hưởng của FDI tới phát triển văn hóa đô thị. Sự xuất hiện của nhà đầu tư
nước ngoài đã mang lại sự đa dạng không chỉ trong cách thức quản lý, mà còn mang đến
sự đa dạng về văn hóa cho Đà Nẵng. Tuy nhiên, FDI cũng làm gia tăng thất nghiệp do
đẩy các doanh nghiệp vốn trong nước vào tình trạng giải thể hoặc bị phá sản. FDI cũng
là một nhân tố làm tăng chênh lệch giàu nghèo ở Đà Nẵng.
b. Ảnh hưởng của FDI tới môi trường và sự phát triển bền vững của Đà Nẵng
FDI có những đóng góp tích cực trong việc bảo vệ môi trường ở Đà Nẵng thông
qua những dự án thân thiện với môi trường (chiếm gần 23 % số dự án FDI). Ngoài ra, ý
thức bảo vệ môi trường trong hành vi của sinh hoạt hàng ngày của các đối tác nước
ngoài tới từ những quốc gia tiên tiến đã có tác động lan tỏa trong nâng cao ý thức giữ gìn
môi trường của người lao động trong doanh nghiệp FDI cũng như trong cộng đồng dân
cư. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp FDI chưa tự giác áp dụng các biện pháp xử lý chất
thải ra môi trường trong sản xuất, kinh doanh hoặc chuyển giao công nghệ lạc hậu nên
còn gây ô nhiễm nước, không khí do không khí.
3.4.5. Ảnh hưởng của FDI tới phát triển khu vực kinh tế trong nước
Ở Đà Nẵng, tác động tràn của FDI hầu như không đáng kể do tỷ lệ nội địa hóa thấp.
Bảng 3.17. Hệ số lan tỏa của khu vực FDI ở Đà Nẵng và một số thành phố
Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2008 2010
-Hệ số vốn lan toả vốn Lần 3,48 4,36 4,70
-Hệ số doanh nghiệp lan tỏa Lần 0,08 0,09 0,45
Nguồn: Xử lý theo số liệu thống kê các tỉnh từ 2005 đến 2010
3.4.6. Ảnh hưởng tới chính trị và an ninh quốc phòng

FDI thúc đẩy phát triển kinh tế thành phố, tạo việc làm, giảm bớt thất nghiệp sẽ
khiến tình hình an ninh trật tự ổn định và quốc phòng vững mạnh. Tuy nhiên, hoạt động
của một số nhà đầu tư (đặc biệt là nhà đầu tư Trung Quốc) cũng đã xuất hiện nhiều dấu
hiệu bất thường cần phải cảnh giác khi thẩm định dự án vì rất khó có thể lường trước hết
những ý đồ của các nhà đầu tư nước ngoài này.
18
3.4.7. Những nhân tố - nguyên nhân tác động tới mức độ và chiều hướng ảnh hưởng
của FDI tới ĐTH ở Đà Nẵng
a. Những nhân tố dẫn đến thành công trong phát huy ảnh hưởng của FDI
* Nhân tố thuộc về quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và phát triển đô thị. Đà
Nẵng có định hướng quy hoạch, cải tạo thành phố khá toàn diện, bắt đầu từ việc xây
dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ thống nhất. Thành phố cũng đã từng bước hoàn thiện hệ
thống quy phạm pháp luật về đất đai, tạo hành lang pháp lý để triển khai công việc hiệu
quả, hạn chế tối đa việc nảy sinh khiếu nại tố cáo, kịp thời giải quyết những vấn đề phát
sinh. Đà Nẵng đã xây dựng định hướng phát triển đô thị hiện đại, nhân văn và bền vững.
Gần đây, công tác quy hoạch phát triển đô thị được quan tâm đặc biệt và có sự tính toán
khá kỹ lưỡng trên cơ sở sở phát huy trí tuệ của toàn dân.
* Nhóm nhân tố về chính sách thu hút, sử dụng, quản lý FDI. Đà Nẵng luôn nỗ
lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính, hoàn thiện cơ chế,
chính sách. Lãnh đạo thành phố thường xuyên tiếp xúc với nhà đầu tư FDI để nắm bắt
kịp thời những khó khăn vướng mắc, có sự giúp đỡ thiện chí đối với doanh nghiệp gặp
khó khăn. Công tác xúc tiến đầu tư được thực hiện khá bài bản. Đà Nẵng đã thành lập và
vận hành khá hiệu quả trung tâm xúc tiến đầu tư trực thuộc ủy ban nhân dân thành phố.
Lãnh đạo thành phố tăng cường mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại theo
hướng có trọng tâm trọng điểm.
* Nhóm nhân tố về trình độ phát triển của nền kinh tế. Thành phố đã đầu tư phát
triển sơ sở hạ tầng đồng bộ, thực hiện nâng cấp chỉnh trang đô thị. Thành phố chủ động
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ hội nhập
quốc tế, thực hiện chính sách thu hút nhân tài.
b. Những nhân tố hạn chế hiệu quả ảnh hưởng của FDI tới đô thị hóa ở Đà Nẵng

* Nhóm nhân tố về chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế đô thị. Quy hoạch
phát triển KT-XH của Đà Nẵng chủ yếu tập trung vào những ngành công nghiệp, dịch
vụ, mà ít chú ý tới phát triển nông nghiệp, sản xuất lương thực thực phẩm sạch… trong
khi ngành này rất cần thiết cho sự PTBV của đô thị. Quy hoạch đô thị dàn trải, chưa xác
định được các chiến lược trọng tâm trong phát triển thành phố, không dự đoán trước yêu
cầu, định hướng phát triển của đô thị để tập trung vốn đầu tư cho có hiệu quả. Mặt khác,
việc quy hoạch dàn trải này gây lãng phí đất đai, cơ sở hạ tầng, làm tăng thất nghiệp.
Việc thực hiện quy hoạch đôi chỗ còn chưa nghiêm. Về tổ chức không gian đô thị chưa
chú trọng nhiều đến bảo vệ các vùng cảnh quan thiên nhiên, vẫn còn tình trạng đào núi,
lấp biển và lấp ao hồ nên vẫn còn phải gánh chịu nhiều hậu quả về môi trường. Quy
hoạch chưa chú ý lồng ghép và tính toán về rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu, chưa có các
phương án quy hoạch tính toán tới giảm thiểu rủi ro cho thành phố. Việc bố trí các dự án
chưa chú ý tới điều chỉnh mật độ tập trung dân cư. Nhiều khu vực tập trung quá đông
làm phát sinh nhiều vấn nạn xã hội gây ảnh hưởng tiêu cực lên chất lượng cuộc sống thị
dân và chất lượng đô thị hoá.
* Nhóm nhân tố về chính sách thu hút, sử dụng, quản lý FDI. Đà Nẵng chưa có
chiến lược thu hút và chọn lọc dự án đầu tư với mục tiêu phục vụ ĐTH bền vững, hiện
đại hóa đô thị theo hướng phát triển “kinh tế xanh” mà thường chú trọng số lượng dự án.
19
Cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư của thành phố được chú ý thu hút theo ngành, lĩnh vực
nhưng chưa xây dựng thành chiến lược; chưa hướng được trọng tâm thu hút vào đối tác
có công nghệ nguồn, chưa dự tính được tác động tràn của FDI tới kinh tế. Vì vậy, thành
phố chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư đến từ các quốc gia và công ty có công nghệ
nguồn, tỷ lệ dự án FDI với mục tiêu khai thác thị trường và lao động rẻ vẫn còn nhiều.
Cơ sở hạ tầng “mềm” về luật lệ, chính sách đã được chú ý xây dựng và thực thi
nhưng vẫn còn bất cập trong triển khai. Thủ tục hành chính đã được cải thiện theo hướng
một cửa nhưng thời gian tiến hành giải quyết các thủ tục còn chậm. Công tác thẩm định
dự án đầu tư còn một số hạn chế, chưa đánh giá và lường trước được một số vấn đề về
tài chính nhà đầu tư, về công nghệ, ảnh hưởng môi trường, và những ý đồ khác (đặc biệt
nhà đầu tư Trung Quốc) Công tác quản lý các doanh nghiệp FDI hoạt động trên địa

bàn còn một số bất cập. Đà Nẵng còn thiếu một trung tâm cung cấp các dịch vụ tổng hợp
cho nhà đầu tư.
* Nhóm nhân tố về nhà đầu tư FDI. Nhà đầu tư nước ngoài thường rất ít quan tâm
tới lợi ích mang lại cho nước tiếp nhận. Họ thường không để ý hoặc cố ý lờ đi hậu quả
có thể gây ra cho phía đối tác nếu đối tác không phát hiện và kiểm soát được.
* Nhóm nhân tố về trình độ phát triển của nền kinh tế. Đà Nẵng nằm trong khu
vực khí hậu khắc nghiệt hơn các tỉnh ở hai đầu đất nước lại đang gặp phải sự cạnh tranh
gay gắt trong thu hút FDI. Trình độ nhân lực của Đà Nẵng còn hạn chế nên không tạo
được sức hấp dẫn cho nhà đầu tư FDI sử dụng công nghệ và lao động trình độ cao và
làm giảm khả năng hấp thụ tác động tràn về công nghệ. Công tác thu hút nhân tài của Đà
Nẵng chưa mang lại nhiều kết quả như mong đợi. Đà Nẵng vẫn còn thiếu nhiều chuyên
gia đầu ngành đặc biệt trong lĩnh vực y tế chất lượng cao. Sức cạnh tranh của các doanh
nghiệp vốn trong nước còn yếu. Sức mua thị trường miền Trung thấp. Các ngành công
nghiệp phụ trợ chưa phát triển nên chưa hấp thụ được nhiều hiệu quả từ tác động tràn
của FDI.
Cơ sở hạ tầng được Đà Nẵng chú ý xây dựng khá đồng bộ nhưng việc quản lý và
sử dụng chưa hiệu quả. Các công trình hạ tầng kỹ thuật như: điện, nước, xử lý nước thải
- chất thải,… vẫn còn bộc lộ những yếu kém. Việc xử lý chất thải, nước thải chưa tốt nên
vẫn còn gây ô nhiễm nặng ở một số địa điểm. Năng lực tài chính của thành phố còn hạn
chế, nguồn thu hiện tại thiếu tính bền vững nên khá nhiều vấn đề chưa giải quyết được.
CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH
CỰC VÀ HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA FDI TỚI
ĐÔ THỊ HÓA Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN 2025
4.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường và quan điểm đô
thị hóa theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
4.1.1. Định hướng và mục tiêu chung
Định hướng về kinh tế. Đà Nẵng phấn đấu trở thành một thành phố “đáng sống”,
văn minh, hiện đại, thân thiện với môi trường; trở thành thành phố công nghiệp trước
năm 2020. Các mục tiêu tới 2025: Tốc độ tăng GDP hàng năm khoảng 11,5-12,5 %; Tỷ
trọng sản phẩm công nghệ cao trong GDP khoảng 48-50%; GDP/người (theo giá 2010)

20
khoảng 115-117 triệu đồng và tăng lên với tốc độ 10-11%; Tỷ trọng đóng góp của khu
vực FDI vào ngân sách thành phố khoảng 73-75. Đà Nẵng thực hiện chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng “dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp”.
4.1.2. Quan điểm đô thị hóa theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
(i) Đô thị hóa theo hướng bền vững ở Đà Nẵng phải kết hợp chặt chẽ giữa chiến
lược phát triển không gian đô thị với phát triển kinh tế. (ii) ĐTH ở Đà Nẵng phải gắn với
tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; gắn với phát huy nội lực và thu hút ngoại lực,
phát triển hướng ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế. (iii) ĐTH ở Đà Nẵng cần kết hợp
một cách tổng thể với phân bố hợp lý các khu dân cư, khu công nghiệp, kết hợp quá trình
đẩy mạnh đô thị hoá nông thôn tạo nên một kết cấu đô thị hiệu quả và bền vững. (iv) Đô
thị hóa đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ môi
trường văn hóa lành mạnh, hướng tới một đô thị bền vững. (v) Đô thị hóa ở Đà Nẵng
phải gắn với áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ. (vi) Đô thị hóa phải gắn với nhiệm
vụ đảm bảo an ninh, quốc phòng. (vii) Đô thị hóa phải lấy con người làm trung tâm, phải
gắn với yếu tố văn hóa, bản sắc dân tộc.
4.1.3. Định hướng đô thị hóa và phát triển đô thị bền vững ở Đà Nẵng
Định hướng tới năm 2025, Đà Nẵng phát triển thành một đô thị có chất lượng
sống tốt. (i) Ưu tiên đảm bảo những điều kiện tiền đề cần thiết để huy động tối đa nội lực
và thu hút ngoại lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội thành phố nhanh và bền vững hơn.
(ii) Phát triển Đà Nẵng trở thành trung tâm du lịch, dịch vụ chất lượng cao, công nghiệp
và công nghệ cao phù hợp với xu thế phát triển trong khu vực. (iii) Phát triển đô thị ở Đà
Nẵng dựa trên nền cấu trúc thiên nhiên, tôn trọng và bảo vệ tự nhiên để đảm bảo sự phát
triển bền vững. (iv) Quan tâm phát triển cấu trúc đô thị theo từng khu chức năng sao cho
phù hợp với tổng thể. Tạo cảnh quan hấp dẫn, tạo điểm nhấn cho từng khu vực và bản
sắc cho đô thị. (v) Xác định cụ thể khu vực trung tâm thành phố và hình thành cấu trúc
đô thị nén tại đây. (vi) Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông phù hợp
với định hướng và quy hoạch phát triển đô thị bền vững. (vii) ĐTH luôn phải gắn với
nâng cao mức sống người dân thông qua việc tăng cường hiệu quả sử dụng đô thị. (viii)
Đô thị hóa luôn phải chú ý giảm thiểu những rủi ro về xã hội, về môi trường.

4.2. Quan điểm và định hướng thu hút FDI đảm bảo ĐTH bền vững ở Đà Nẵng
4.2.1. Quan điểm thu hút, sử dụng FDI để thúc đẩy đô thị hóa theo hướng bền vững ở
Đà Nẵng
(i) Thu hút FDI phải chọn lọc dự án và đối tác đầu tư đủ điều kiện về công nghệ,
về vốn, về bảo vệ môi trường. (ii) Thu hút FDI cần lựa chọn các dự án phù hợp với định
hướng phát triển ngành nghề, định hướng phát triển đô thị bền vững. Ưu tiên thu hút FDI
vào những ngành, lĩnh vực mà nhà đầu tư trong nước không thể đáp ứng được. (iii) Thu
hút các dự án FDI có chất lượng dựa trên việc lựa chọn dự án, lựa chọn đối tác đảm bảo
về nguồn tài chính, đặc biệt là đối tác có trình độ công nghệ cao để khai thác tác động
tràn tích cực lên nền kinh tế. (iv) Nâng cao hiệu quả của các dự án FDI thông qua những
biện pháp kích thích tăng lượng vốn thực hiện của các dự án đầu tư. (v) Thu hút FDI
phải góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo của người dân, thu hẹp khoảng cách phát
triển giữa các khu đô thị, giữa nông thôn và thành thị.
21
4.2.2. Định hướng thu hút FDI để thúc đẩy ĐTH theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Thứ nhất, thu hút các dự án FDI vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên của thành phố.
Chú trọng thu hút FDI vào lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, giáo dục đào tạo chất
lượng cao, ngành sản xuất chế biến hàng xuất khẩu, sản phẩm nông nghiệp sạch, phục vụ
tốt cho đô thị. Chú ý thu hút FDI để phát triển du lịch, phát triển khu thương mại, khu
vui chơi giải trí, khu ẩm thực… chất lượng cao, mang đẳng cấp quốc tế. Thứ hai, thu hút
FDI cần có định hướng cụ thể đối với từng khu vực nhỏ trên địa bàn thành phố. Đối với
những dự án sử dụng nhiều lao động với trình độ đòi hỏi không cao chỉ ưu tiên thu hút
vào những khu vực có đông lao động nông nghiệp bị thất nghiệp do bị thu hồi đất. Đối
với các vị trí trung tâm, cầm có sự chuyển hướng từ ưu tiên những dự án sử dụng nhiều
lao động sang những dự án sử dụng nhiều vốn, hàm lượng công nghệ cao để giảm áp lực
gia tăng dân số lên CSHT. Các dự án công nghiệp, định hướng thu hút tập trung trong
KCN nhằm giảm ô nhiễm trong khu dân cư. Các dự án dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ xã
hội, ít gây ô nhiễm môi trường nên ưu tiên bố trí xen kẽ với khu dân cư để nâng cao
phúc lợi xã hội. Thứ ba, thu hút FDI cần có định hướng về đối tác đầu tư lớn, có hàm
lượng công nghệ cao và có sự chuyển giao công nghệ khi đầu tư, đa dạng hóa các đối tác

đầu tư để tránh rủi ro khi có bất ổn chính trị hay kinh tế thế giới. Thứ tư, đặc biệt ưu tiên
các dự án đầu tư vào lĩnh vực có lợi cho môi trường, cho sức khỏe người dân như: dự án
xử lý ô nhiễm, dự án y tế chất lượng cao, dự án phát triển nông nghiệp sạch.
4.2.3. Dự báo kết quả ĐTH theo hướng bền vững của Đà Nẵng tới 2025
Bảng 4.3: Dự báo đóng góp của FDI vào đô thị hóa của Đà Nẵng
(Đvt: %)
Chỉ tiêu 2020 2025
1- Đóng góp vào nhân khẩu thành thị 30-31 34-36
2- Đóng góp vào tốc độ đô thị hóa 11-12 15-17
3- Đóng góp vào hiện đại hóa thành phố 42-43 55-57
4- Đóng góp vào độ mở của kinh tế 74-75 77-78
5- Đóng góp vào giải quyết việc làm 33-34 35-36
6- Đóng góp vào thu ngân sách nhà nước 24-25 28-29
7- Tỷ lệ đóng góp vào tổng vốn đầu tư 24-25 29-30
Nguồn: Tính toán của tác giả
4.3. Giải pháp phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của FDI tới
đô thị hóa theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
4.3.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch xây dựng đô thị
Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch không gian cũng như
kiến trúc đô thị để làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược, kế hoạch cụ thể thu hút và sử
dụng FDI. Quy hoạch đô thị phải chú ý tới tính đặc sắc của đô thị và phải mang tính tổng
thể, có sự tính toán tới liên kết trong thành phố và toàn bộ vùng kinh tế miền trung. Quy
hoạch cần đảm bảo tính khoa học, hiệu quả, tính dân chủ, công khai, minh bạch dựa trên
lợi ích chung. Bên cạnh quỹ đất phát triển những khu công nghiệp và cơ sở hạ tầng hiện
đại, cũng cần chú ý quy hoạch quỹ đất cho phát triển những doanh nghiệp sản xuất sử
dụng lao động với tay nghề chưa cao để giải quyết tình trạng thất nghiệp cho thành phố.
Hoàn thiện quy hoạch không gian kiến trúc đô thị Đà Nẵng theo định hướng khu vực
22
trên cơ sở khai thác các lợi thế về địa hình phong phú có núi, sông, biển và những cảnh
quan thiên nhiên đẹp. Chú ý tạo ra nét đặc sắc riêng cho từng khu vực đô thị nhưng phải

đảm bảo sự thống nhất và kết khối, phù hợp với tổng thể kiến trúc chung của thành phố.
23
(Nguồn: tác giả)
Chính quyền
thành phố
Đà Nẵng
Đổi mới cơ cấu FDI và
đối tác FDI
Nâng cao hiệu quả quản
lý nhà nước
Phát triển khu vực kinh
tế vốn trong nước để
phối hợp với doanh
nghiệp FDI
Khu vực
FDI
Đô thị hóa
bền vững
thành phố
Đà Nẵng
Thị trường
Hoàn thiện quy hoạch
phát triển kinh tế xã hội
và quy hoạch đô thị
Hình 4.1. Sơ đồ các giải pháp phát huy hiệu quả của FDI tới đô thị hóa bền vững
24
Chú ý quy hoạch không gian mở, không gian công cộng như công viên, cây xanh,
khu giải trí tổng hợp một cách khoa học để nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân,
tăng sự kết nối cộng đồng.Về tổ chức không gian đô thị, Đà Nẵng cần lựa chọn những
chiến lược theo hướng: Tôn trọng hệ thống cấu trúc thiên, đảm bảo phát triển môi trường

bền vững, chấm dứt việc cấp phép cho các dự án đào núi, lấp biển. Bảo vệ mặt nước các
con sông, mặt nước biển, tôn tạo khai thác những cảnh quan thiên nhiên đẹp ven biển.
Xác định quy mô dân số, cơ cấu dân số tối ưu cho thành phố để có biện pháp điều chỉnh
thích hợp. Quy hoạch phát triển hệ thống giao thông công cộng phù hợp với cấu trúc đô
thị; tăng cường chức năng đô thị nhằm nâng cao sức sống đô thị. Quy hoạch mạng lưới
thương mại, dịch vụ ở Đà Nẵng theo hướng văn minh, hiện đại. Xây dựng Đà Nẵng trở
thành trung tâm dịch vụ y tế hàng đầu của khu vực miền trung. Quy hoạch bảo vệ môi
trường để đô thị hóa bền vững.
4.3.2. Đổi mới cơ cấu ngành và đối tác FDI phục vụ đô thị hóa bền vững
a. Tiếp tục tăng cường thu hút vốn FDI.
Thành phố cần tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng để thu hút FDI phục vụ đô thị
hóa. Trước hết, Đà Nẵng phải thu hút được nhiều vốn FDI thông qua việc xây dựng một
môi trường đầu tư hấp dẫn. Về hạ tầng, về chính sách ưu đãi, về dịch vụ hỗ trợ doanh
nghiệp Phát triển đồng bộ các loại thị trường. Các giải pháp phát triển thị trường cho
kinh tế Đà Nẵng nói chung và khu vực FDI nói riêng phải gắn bó chặt chẽ sản xuất với
xuất khẩu. Nhiệm vụ của thành phố trong những năm tới là cần phải thúc đẩy và triển
khai nhanh các loại thị trường như: thị trường vốn, thị trường bất động sản, thị trường
lao động, thị trường khoa học công nghệ. Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến FDI
phục vụ đô thị hóa theo hướng bền vững. Xây dựng một trung tâm là đầu mối cung cấp
và hỗ trợ các dịch vụ cần thiết cho nhà đầu tư (tư vấn giới thiệu địa điểm đầu tư, tìm
đối tác, khách hàng, nhà cung cấp cho các nhà đầu tư mới, kê khai quyết toán thuế, )
khi nhà đầu tư có nhu cầu. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế và các hoạt động quảng
bá về Đà Nẵng.
b. Đổi mới cơ cấu thu hút FDI thông qua việc xây dựng chiến lược thu hút và lựa
chọn dự án và đối tác đầu tư
Chiến lược thu hút FDI cần chú ý tới đổi mới cơ cấu theo ngành nghề và lĩnh vực
đầu tư theo hướng hiện đại hóa kinh tế đô thị nhưng vẫn phải đảm bảo những tiền đề cần
thiết để phát triển bền vững.
b1. Giải pháp xây dựng chiến lược thu hút FDI phục vụ đô thị hóa.
(i) Hướng FDI đầu tư vào những lĩnh vực vừa phù hợp với nhu cầu thị trường

trong và ngoài nước vừa phát huy những thế mạnh của thành phố. Coi sản xuất hướng về
xuất khẩu là mũi nhọn đột phá của khu vực FDI. Khuyến khích FDI đầu tư phát triển
kinh tế biển theo chiều sâu: các loại hình du lịch công nghiệp có liên quan tới biển; tập
trung vào lĩnh vực vận tải biển để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu nhưng vẫn đảm bảo theo
định hướng quy hoạch thành phố. Khuyến khích FDI đầu tư phát triển các sản phẩm
công nghệ cao như: công nghệ phần mềm, công nghệ sinh học, chế tạo vật liệu
mới… để tăng tính hiện đại hóa kinh tế đô thị.
25
b2. Giải pháp lựa chọn dự án, đối tác FDI.
Ưu tiên lựa chọn đối tác đầu tư tới từ những quốc gia có công nghệ nguồn và có
cam kết sử dụng công nghệ cao. Lựa chọn đối tác có nguồn tài chính lành mạnh để đảm
bảo các dự án được thực hiện đúng tiến độ, nhanh chóng thu được tác động tích cực từ
dự án cũng như đảm bảo tiến độ thực hiện quy hoạch phát triển đô thị.
Bảng 4.4. Cơ cấu dự án và đối tác đầu tư FDI trọng tâm
Lĩnh vực Lĩnh vực dự án Đối tác ở quốc gia ưu tiên
1. Công
nghiệp
Lĩnh vực cơ điện tử, Nhật Bản
Lĩnh vực công nghiệp chế tạo máy
móc phục vụ cảng, vận tải biển
Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc
Lĩnh vực Logistic, Lĩnh vực khác Singaopo, Hà Lan, Đức
2- Dịch vụ
Vận tải hàng không Mỹ, Pháp
Lĩnh vực phát triển Resort và khách
sạn 4-5 sao
Pháp, Mỹ, Singapo, Nhật Bản, Hàn Quốc
Phát triển khu công nghệ cao (công
nghệ máy tính, sinh học, vật liệu mới…)
Nhật Bản, Singapo, Mỹ

3- Kết cấu hạ
tầng và bất
động sản
Phát triển cảng biển Mỹ, Singapo, NHật Bản
Phát triển cảng hàng không Pháp, Đức
Nhà ở cao cấp Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Hồng Kông
Nguồn: Theo đề xuất của tác giả
Ưu tiên lựa chọn đối tác tới từ các quốc gia có cùng quan điểm chính trị, có nếp
sống văn minh, có nền văn hóa gần gũi với văn hóa Việt Nam để tránh tác động tiêu cực
tới an ninh chính trị và văn hóa. Bên cạnh đó cũng cần đa dạng hóa đối tác để giảm thiểu
rủi ro do biến động tình hình kinh tế chính trị thế giới.
4.3.3. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về FDI
a. Hoàn thiện chính sách thu hút FDI.
Các chính sách cần hoàn thiện theo hướng sử dụng FDI để giải quyết những thiếu
hụt mà doanh nghiệp trong nước không thể đáp ứng được. Hoàn chỉnh cơ chế chính
sách, luật pháp có liên quan tới FDI theo hướng thông thoáng, hấp dẫn nhưng vẫn bảo
đảm tính chặt chẽ và dễ kiểm soát, bảo đảm doanh nghiệp FDI phát triển đúng hướng.
b. Đổi mới cơ chế quản lý FDI. Đổi mới cơ chế quản lý FDI theo nguyên tắc hậu kiểm
có điều kiện và có thời hạn. Thường xuyên kiểm tra giám sát hoạt động của khu vực FDI
trong phạm vi thẩm quyền để kịp thời phát hiện những sai phạm, những ảnh hưởng tiêu
cực trong hoạt động của các cơ sở này để từ đó có những kiến nghị giải pháp điều chỉnh,
ngăn chặn và xử phạt nghiêm minh.
c. Cải cách hệ thống quản lý và nhân lực quản lý. Về hệ thống quản lý: Chính quyền
thành phố cũng cần nâng cao năng lực điều tiết vĩ mô của mình theo hướng tăng cường
hiệu lực, hiệu quả quản lý nhưng giảm sự can thiệp của chính phủ vào hoạt động của
doanh nghiệp. Về nhân lực quản lý: Trong hoạt động của tổ chức bộ máy chính quyền
các cấp, cần duy trì cơ chế làm việc có động lực, áp lực hợp lý để cán bộ công chức
thành phố tự giác nâng cao ý thức trách nhiệm của cá nhân trong việc giải quyết các thủ
tục hành chính. Có sự kiểm tra giám sát thường xuyên, có chế tài đủ mạnh để khuyến
khích họ hoàn thành tốt công việc và xử lý nghiêm những vi phạm.

d. Chuẩn bị tốt kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật.

×