Tải bản đầy đủ (.pptx) (21 trang)

NẤM GIÁP xác TRƯỞNG THÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6 MB, 21 trang )

BỆNH NẤM Ở GIÁP
XÁC TRƯỞNG THÀNH
Bệnh nấm Fusarium;
Bệnh Fusariosis;
Bệnh đen mang ở giáp xác do nấm Fusarium;
I. Đặt vấn đề

Hầu hết những vấn đề hiện nay mà ngành công nghiệp nuôi thủy sản
nói chung và nuôi tôm nối riêng đang phải đương đầu đều có liên
quan đến sự xuất hiện tràn lan của dịch bệnh như bệnh do vi khuẩn
và virus. Tuy nhiên, bệnh nấm cũng là một mối đe dọa khác thường
không được quan tâm cũng ảnh hưởng đến năng suất vật nuôi. trong
khi ảnh hưởng của Fusarium đối với động vật trên cạn được biết đến
tương đối rộng thì ảnh hưởng của Fusarium trên các loài thủy sản
chưa được nghiên cứu rộng rãi

Hiện nay, tôm sú (Penaeus monodon) là đối tượng chủ lực cho nuôi
trồng thủy sản nước lợ ở Đồng bằng Sông Cửu Long và cả nước nước
nói chung. Trong mô hình nuôi tôm sú mặc dù đã có rất nhiều giải
pháp đưa ra nhằm giảm rủi ro và thiệt hại, tuy nhiên dịch bệnh luôn là
trở ngại lớn cho nghề này. Bên cạnh một số bệnh nguy hại cao gây ra
trên tôm sú như vi-rút đốm trắng, đầu vàng, hội chứng liên quan đến
gan còn xuất hiện sự nhiễm vi nấm trên tôm cũng gây nhiều khó
khăn cho nghề nuôi tôm.
Tác nhân gây nên bệnh này ở giác xác là giống nấm bậc
cao Fusarium spp.
1. Đặc điểm của nấm Fusarium.
- Có cấu tạo dạng khuẩn ty.
- Giữa các tế bào có vách ngăn.
- Phân nhánh có phức tạp.
- Có hình thức sinh sản bằng các bào tử đính lớn


(Macroconidia) và bào tử đính nhỏ (Microconodia), có
dạng hình thuyền hay hình quả chuối.
II. Nguyên nhân gây bệnh
II. Nguyên nhân gây bệnh
Fusarium solani Macroconidia F.solani Microconidia
II. Nguyên nhân gây bệnh
Cấu tạo tế bào đỉnh sợi nấm Fusarium (theo Howard R J and
Heist J R., 1979) (Chú thích: MT: vi ống, M: ty thể, SC: bộ
Golgi, V: bọng(túi) đỉnh, P: màng sinh chất 4 lớp)
Ký chủ

Fusarium solani gây bệnh trên tôm he, Tôm hùm, cua
xanh và cả ở tôm càng nước ngọt.

F. moniliforme: tôm he Nhật Bản.

F. tabacicum, F.sambucium: tôm nước ngọt.

F. incarnatum: tôm sú
II. Nguyên nhân gây bệnh
Mang tôm thay đổi từ màu trắng sang màu đen hoặc
xuất hiện các điểm đen trên mang, vỏ kitin, trên các
phần phụ như chân bơi, chân bò, râu , tại vị trí đó, vỏ
kitin không bị ăn mòn dưới các điểm đen đó, mô cơ
giáp xác bị tổn thương, sắc tố melanin xuất hiện- đây là
sản phẩm của cơ chế miễn dịch tự nhiên ở giáp xác.
III. Dấu hiệu của bệnh
Khi lấy bệnh từ các vết đen hay từ mang đen của tôm
quan sát bằng kính hiển vi thì có thể phát hiện các bào
tử đính lớn và nhỏ .

III. Dấu hiệu của bệnh
Fusarium bám ở mang tôm
III. Dấu hiệu của bệnh
Khi nuôi cấy trên môi trường thạch PDA (Patato Dextrosse Aggar), nấm này
thường tiết vào môi trường sác tố vàng cam hay vàng nâu, sau vài ngày nuôi
cấy, xuất hiện các bào tử đính đặc thù.

Bệnh này có thể gây ra nhứng thương tổn ở mang của
một số loài giáp xác như tôm he, tôm hùm và cua.
Thông thường tỷ lệ nhiễm đàn không cao, khoảng 10-
30% nhưng cũng có trường hợp bệnh này cũng đã gây
ra dịch chết .

Những vết thương tổn do Fusarium gây ra có thể mở
đường cho các tác nhân cơ hội khác xâm nhập vào cơ
thể vật nuôi như: vi khuẩn Vibrio hay các giống loài
Protozoa nội ký sinh trong máu giáp xác. Fusarium còn
liên quan tới bệnh viêm mắt ở tôm trưởng thành. Bệnh
này thường đặc trưng bởi các vệt trắng trên cuống mắt,
tôm bơi không định hướng và có thể gây chết 50% tôm
trong quần đàn.
III. Dấu hiệu của bệnh
III. Dấu hiệu của bệnh
Vi nấmF.incarnatum phân lập trên tôm sú (P. monodon) bị đen mang trong ao nuôi
thâm canh. A: hình dạng; B: mang tôm thẻ (P. Japonicus) bị đen khi cảm nhiễm F.
incarnitum; C: sợi nấm trong tia mang (mũi tên); D:F.incarnatu m nhiễm mang.
(Nguồn: Khoa et al., 2004).
III. Dấu hiệu của bệnh
Vi nấm F.solani phân lập trên tôm thẻ (P. japonicus) bị đen mang trong ao nuôi thâm
canh. A: hình dạng; B: mang bị đen (mũi tên); C: bào tử vi nấm trong tia mang (mũi

tên). (Nguồn: khoa et al., 2005).
III. Dấu hiệu của bệnh
Vi nấm F.moniliforme phân lập trên tôm thẻ (P. japonicus) bị đen mang trong ao nuôi
thâm canh. A: mang bị đen (mũi tên); B và C: sợi nấm trong tia mang; D: khuẩn lạc; E:
sợi nấm và bào tử trong tia mang; F: hình dạng F.mon iliform e (Nguồn: Winai et al.,
1991).
1. Phân bố.

Phân bố rộng rãi về địa lý, có thể gặp ở mọi vùng nuôi
tôm he, tôm hùm và các giáp xác khác nhau trên thế
giới.

Mức độ mẫn cảm của các loài tôm he với bệnh này là
không giống nhau. Tôm He Nhật Bản mẫn cảm hơn
với các loài khác. Ở Việt Nam, tôm hùm nuôi trong
các lồng trên biển cũng thường xuyên bị bệnh đen
mang.
IV. Đặc điểm phân bố và lan truyền
2. Đặc điểm lây truyền.
Trong ao, lồng nuôi giáp xác, nấm thường tồn tại ở
đáy ao, thành lồng, nơi có nhiều vật chất hữu cơ, và sẽ
xâm nhập vào giáp xác khi trên cơ thể nó có các vết
thương tổn do tác động cơ học, hóa học hay sinh học,
đặc biệt ở thời kỳ tôm lột xác.
IV. Đặc điểm phân bố và lan truyền

Có thể dựa vào dấu hiệu bệnh lý để chẩn đoán. Tuy
nhiên, đen mang còn có thể do các tác nhân khác, do
vậy, cần quan sát mẫu mô ép tươi bằng kính hiển vi
quang học để phát hiện các khuẩn ty và Macroconidia

và Microconidia đặc thù của nầm Fusarium.

Có thể phân lập trên môi trường SDA (Sabouraud
Dextrose Agar) hay PDA (Potato Dextrosse Agar),
khuẩn lạc thường tiết sắc tố vàng cam hay vàng nâu
vào môi trường nuôi cấy và sau vài ngày, bắt đầu hình
thành các bào tử đính hình thuyền đặc thù.
V. Phương pháp chẩn đoán
V. Phương pháp chẩn đoán
Bào tử đính nấm Fusarium sp.(A); Khuẩn lạc nấm Fusarium sp. trên môi trường
PDA (B); tơ mang tôm hùm bệnh đen mang, lát cắt dọc sợi nấm nằm bên trong tơ
mang (đầu mũi tên đen) nhuộm H&E (C); nấm Fusarium sp. ký sinh trên mang tôm
hùm ở độ phóng đại 400 lần (D)
Hiện nay vẫn chưa có những thông báo cụ thể về phương
pháp điều trị bệnh. Vì vậy cần phải quan tâm đến các biện
pháp phòng bệnh:
+ Giảm ô nhiễm hữu cơ trong ao, lồng nuôi giáp xác.
- Loại bỏ chất thải ở đáy ao.
- Tính toán chính xác lượng thức ăn cho giáp xác.
+ Tránh các thương tổn trên cơ thể tôm.
+ Tăng lưu lượng dòng chảy qua lồng nuôi, khi cần thiết
có thể di chuyển lồng nuôi đến địa điểm mới để tránh sự ô
nhiễm.
V. Phương pháp phòng – trị bệnh
+ Tắm cho tôm bằng Formol với nồng độ từ 15 - 25ml/m3 nước
trong 10 - 15 phút, có sục khí. Thời gian chữa trị từ 5 - 7 ngày.
+ Tắm cho tôm bằng Sulfat đồng, nồng độ 0,5gr/m3 nước trong 5
- 7 phút, có sục khí. Thời gian chữa trị từ 5 - 7 ngày. Lưu ý tôm
bệnh sau khi xử lý thuốc cần được thả nuôi ở một lồng khác.
+ Treo những túi vải có chứa vôi ở giữa lồng tôm hoặc đặt ở

những vùng đáy lồng nuôi bị ô nhiễm. Vôi có tác dụng diệt ký sinh
trùng, nấm, vi khuẩn tốt.
+ Có thể sử dụng một số kháng sinh như Norfloxacin, Nalidixic
acid, Ciprofloxacin để phòng trị bệnh bằng cách trộn vào thức ăn
với lượng từ 30 - 50mgr/kg thức ăn. Thời gian điều trị từ 5 - 7
ngày.
V. Phương pháp phòng – trị bệnh.
Bệnh nấm Fusarium ở giáp xác trưởng thành tuy là tỷ
lệ nhiễm đàn không cao nhưng nếu không có biện pháp
chữa trị kịp thời cũng có thể gây ra dịch chết ở tôm.
Đây là bệnh vẫn chưa có thuốc chữa trị hữu hiệu, chủ
yếu áp dụng các biện pháp phòng bệnh. Cần sớm
nghiên cứu tìm ra phương pháp chữa trị bệnh kịp thời
để giảm thiểu tổn thất trong nuôi tôm. Bên cạnh đó cần
phải có một biện pháp phòng trị hợp lý nhằm giảm
thiểu tối đa tác hại của bệnh để người nuôi thu được
lợi nhuận cao từ nghề nuôi trồng thủy sản nói chung và
tôm nói riêng.
VI. Kết luận
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Đỗ Thị Hòa – Bùi Quang Thể - Nguyễn Hữu Dũng –
Nguyễn Thị Muội, Bệnh học thủy sản, NXBNN (2004).

Nguyễn Nam Quang,Giáo trình vi sinh vật đại cương, 2007.

TS.Hoàng Hải (chủ biên) – TS. Dư Ngọc Thành, Giáo trình
vi sinh vật đại cương, NXBNN (2008).

/>sinfectum


/>t-6-779105.html

/>benh_mang.asp

/>
/>O-eK8QfQkoCoCA&gws_rd=ssl#q=fusarium+g%C3%A2y+b%
E1%BB%87nh+tr%C3%AAn+t%C3%B4m

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×