Tải bản đầy đủ (.doc) (160 trang)

Nghiên cứu sản xuất tinh đông lạnh cọng rạ của trâu việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.97 MB, 160 trang )

i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN CHĂN NUÔI
HÀ MINH TUÂN
NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT TINH ĐÔNG LẠNH
CỌNG RẠ CỦA TRÂU VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI - 2014
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN CHĂN NUÔI
HÀ MINH TUÂN
NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT TINH ĐÔNG LẠNH
CỌNG RẠ CỦA TRÂU VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI
MÃ SỐ: 62 62 01 05
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Mai Văn Sánh
2. TS. Lê Văn Thông
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách
quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án này đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2014
Tác giả luận án
Hà Minh Tuân
i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận án
vừa qua, tôi đã nhận được sự giảng dạy, hướng dẫn và chỉ bảo của các thầy cô.
Đồng thời tôi cũng đã nhận được sự giúp đỡ, động viên của vợ con, gia đình,
bạn bè và đồng nghiệp.
Nhân dịp hoàn thành luận án này, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính
trọng, sự biết ơn sâu sắc tới các thầy hướng dẫn khoa học gồm PGS.TS. Mai
Văn Sánh và TS. Lê Văn Thông. Hai thầy đã dành nhiều công sức, thời gian
hướng dẫn tận tình, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu thực hiện đề tài và hoàn thành luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới lãnh đạo Viện Chăn nuôi, các
thầy cô giáo của Viện, các cán bộ viên chức của phòng Đào tạo và Thông tin
đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu thực hiện đề tài và
hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới TS. Lê Bá Quế, chủ nhiệm đề tài
“Nghiên cứu sản xuất tinh trâu đông lạnh cọng rạ phục vụ công tác cải tạo
giống trâu Việt Nam” đã cho phép tôi được sử dụng các kết quả của đề tài và
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận án.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên
của Trung tâm giống gia súc lớn Trung ương, của Trạm nghiên cứu và sản
xuất tinh đông lạnh Moncada, của Bộ môn Sinh lý Sinh sản và Tập tính vật
nuôi (Viện Chăn nuôi), của Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Khoa học kỹ
thuật Chăn nuôi tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm Giống chăn nuôi tỉnh Nghệ An
đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
ii
Và tôi xin chân thành cảm ơn tới toàn thể gia đình, bố mẹ, vợ con, các
anh em, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên, khuyến khích và tạo mọi
điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án này!
Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2014

Tác giả luận án
Hà Minh Tuân
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
2.2. Yêu cầu
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.1. Ý nghĩa khoa học
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
2.5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.7. XỬ LÝ SỐ LIỆU
3.2.1. Ảnh hưởng của cá thể đến một số chỉ tiêu số lượng và chất lượng tinh
trâu Việt Nam
3.2.2. Ảnh hưởng của mùa vụ đến một số chỉ tiêu số lượng và chất lượng tinh
trâu Việt Nam
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Ý nghĩa của chữ viết tắt
A Activity (Hoạt lực tinh trùng)
ADN Acid Deoxyribo Nucleic
ADP Adenosin diphosphat
ATP Adenosin triphosphat

C Concentration (Nồng độ tinh trùng)
cs Cộng sự
ĐTC Đạt tiêu chuẩn
FAO
Food and Agriculture Organization of the United Nations:
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
FSH Follicle-stimulating hormone
K
Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình
KTT Khai thác tinh
LDL Low density lipoproteins
LH Luteinizing hormone
MT1 Môi trường 1
MT2 Môi trường 2
MT3 Môi trường 3
PP1 Phương pháp 1
PP2 Phương pháp 2
PGF
2
α Prostaglandin F
2
α
SD Standard Deviation: Độ lệch chuẩn
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TTNT Thụ tinh nhân tạo
UI Unit International
V Volume (Lượng xuất tinh)
VAC Tổng số tinh trùng sống tiến thẳng
v
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU

MỞ ĐẦU
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
2.2. Yêu cầu
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.1. Ý nghĩa khoa học
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
2.5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.7. XỬ LÝ SỐ LIỆU
3.2.1. Ảnh hưởng của cá thể đến một số chỉ tiêu số lượng và chất lượng tinh
trâu Việt Nam
3.2.2. Ảnh hưởng của mùa vụ đến một số chỉ tiêu số lượng và chất lượng tinh
trâu Việt Nam
vi
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong hơn 5.000 năm qua, trâu là loài động vật cung cấp sức kéo, sữa
và thịt chất lượng cao cho con người, đồng thời trâu còn cung cấp phân bón
cho cây trồng và là một nguồn vốn tiết kiệm góp phần cải thiện cuộc sống của
người nông dân (Gupta và Das, 1994; Do Kim Tuyen và Nguyen Van Ly,
2001, Cruz, 2010; Pasha và Hayat, 2012). Đặc biệt, trâu có khả năng chuyển
đổi các loại thức ăn thô xơ kém chất lượng thành sản phẩm thịt, sữa có chất
lượng cao tốt hơn so với bò (Terramoccia và cs., 2000, Agarwal và cs., 2009),
do vậy chúng là vật nuôi có vai trò quan trọng ở những vùng khó khăn và với

những nông hộ nghèo, chăn nuôi nhỏ lẻ (Cruz, 2010; Pasha và Hayat, 2012).
Năm 2012, trên thế giới có khoảng 198,88 triệu con trâu, chủ yếu phân
bố ở Châu Á (chiếm 97,17%) và tập trung chủ yếu ở 3 nước: Ấn Độ (115,40
triệu con), Pakistan (32,70 triệu con), Trung Quốc (23,25 triệu con) (FAO,
2013). Tuy nhiên, số lượng trâu ở nhiều nước có xu hướng giảm qua các năm
như Thái Lan, Trung Quốc, Philippin, Campuchia, Italia, Braxin, Nga …
(FAO, 2013). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm số lượng và
chất lượng đàn trâu, như quá trình cơ giới hóa nông nghiệp làm giảm nhu cầu
trâu cày kéo, quá trình đô thị hóa dẫn đến tình trạng thiếu các bãi chăn thả,
thiếu các chính sách phát triển chăn nuôi trâu phù hợp, thiếu trâu đực giống tốt
… (Cruz, 2010), ngoài ra còn do một số đặc điểm hạn chế trong sinh sản của
trâu như sinh sản theo mùa, khó bảo quản lạnh tinh trâu đực làm giảm hiệu
quả TTNT … (Sansone và cs., 2000; Pasha và Hayat, 2012).
Việt Nam thuộc nhóm những quốc gia có đàn trâu lớn trên thế giới nhưng
cũng xảy ra hiện tượng suy giảm cả về số lượng, khối lượng và tầm vóc (Nguyễn
1
Quang Tuyên và cs., 2006, Đỗ Kim Tuyên và Hoàng Kim Giao, 2009). Đàn trâu
năm 2010 có 2,88 triệu con nhưng đến năm 2013 chỉ còn 2,56 triệu con, giảm
11,11% (Tổng Cục thống kê, 2014). Do vậy, chăn nuôi trâu ở nước ta không đáp
ứng đủ nhu cầu về sản phẩm thịt trâu, một đặc sản hiện nay của người tiêu dùng
Việt Nam. Năm 2013, Việt Nam nhập khẩu 247.819 tấn thịt trâu từ Ấn Độ,
chiếm 40% thị phần xuất khẩu thịt trâu của Ấn Độ (Bộ Công Thương, 2014a).
Đầu năm 2014, Việt Nam cũng đã nhập khẩu trâu sống từ Australia về mổ thịt
đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thịt trâu trong nước (Bộ Công Thương, 2014b).
Để giúp tăng đàn và tăng năng suất, chất lượng sản phẩm vật nuôi, biện
pháp kỹ thuật được áp dụng rộng rãi hiện nay là cải thiện khả năng sinh sản
thông qua kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (Watson, 2000). Việc sử dụng những con
đực giống ưu tú sản xuất tinh đông lạnh và áp dụng phối giống TTNT cho đàn
cái sẽ giúp tăng cường tốc độ cải tiến di truyền, góp phần thúc đẩy quá trình
chọn giống vật nuôi nói chung và chọn giống trâu nói riêng một cách bền

vững (Vishwanath và Shannon, 2000). Các nước chăn nuôi trâu phát triển như
Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc, Braxin … đã thành công trong việc triển khai
các dự án cải tạo, phát triển giống trâu trong nước thông qua công tác TTNT
và sản xuất tinh trâu đông lạnh dạng cọng rạ (Anzar và cs. 2003; Liang và cs.,
2004; Vale, 2010; Bhakat và cs., 2011). Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam, chưa
có tác giả nào, công trình nào nghiên cứu sản xuất tinh trâu đông lạnh dạng
cọng rạ một cách đầy đủ và phù hợp với điều kiện thực tiễn của nước ta để
phục vụ công tác TTNT trâu ở các địa phương. Đây là cơ sở khoa học và thực
tiễn để thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu sản xuất
tinh đông lạnh dạng cọng rạ của trâu Việt Nam”.
2
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
Đánh giá được một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch, xác định
được môi trường pha loãng, phương pháp đông lạnh tinh trâu thích hợp và
đánh giá được khả năng sản xuất tinh cọng rạ của trâu Việt Nam (Swamp
buffalo) nhằm phục vụ công tác giống trâu của nước ta.
2.2. Yêu cầu
- Huấn luyện được các trâu Việt Nam có phản xạ nhảy giá khai thác tinh
dịch bằng âm đạo giả và xác định được tuổi bắt đầu khai thác tinh của trâu
Việt Nam.
- Đánh giá được ảnh hưởng của cá thể, mùa vụ đến một số chỉ tiêu số
lượng, chất lượng tinh dịch của trâu Việt Nam.
- Xác định được môi trường pha loãng tinh dịch và phương pháp đông
lạnh tinh trùng trâu Việt Nam thích hợp.
- Đánh giá được khả năng sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ của trâu
Việt Nam.
- Kiểm nghiệm được chất lượng tinh đông lạnh dạng cọng rạ của trâu
Việt Nam.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả của luận án giúp bổ sung các dữ liệu khoa học về thời gian
huấn luyện khai thác tinh dịch bằng âm đạo giả, tuổi bắt đầu khai thác tinh
dịch, một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch, khả năng sản xuất tinh
đông lạnh, môi trường pha loãng tinh dịch, phương pháp đông lạnh tinh trùng
phù hợp và ảnh hưởng của mùa vụ trong điều kiện chăn nuôi ở miền Bắc đối
với con trâu Việt Nam.
- Luận án là tài liệu tham khảo cho các cơ sở nghiên cứu, các trường đại
học, cao đẳng cũng như cho cơ sở chăn nuôi trâu đực giống.
3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Sản xuất được tinh trâu Việt Nam đông lạnh dạng cọng rạ đạt chất
lượng cao, phục vụ công tác TTNT trâu ở nước ta, góp phần cải tạo, nâng cao
số lượng và chất lượng đàn trâu Việt Nam.
- Thông qua nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ đến khả năng sản xuất
tinh của trâu Việt Nam, giúp cơ sở chăn nuôi khai thác tối đa tiềm năng của
các trâu đực giống.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu huấn luyện khai thác tinh dịch bằng âm đạo giả, một số
chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch, môi trường pha loãng, phương pháp
đông lạnh và khả năng sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ của trâu Việt
Nam tại thành phố Hà Nội.
- Nghiên cứu tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu của tinh cọng rạ trâu Việt
Nam trên đàn trâu cái địa phương tại tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Nghệ An.
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Luận án là công trình khoa học đầu tiên đã đánh giá được một số chỉ
tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch, khả năng sản xuất tinh đông lạnh của trâu
Việt Nam và ảnh hưởng của mùa vụ đến khả năng sinh sản của trâu đực trong
điều kiện khí hậu miền Bắc, Việt Nam.
- Luận án đã xác định được môi trường pha loãng tinh dịch trâu và

phương pháp đông lạnh tinh trùng trâu phù hợp với điều kiện thực tiễn sản
xuất tinh đông lạnh ở Việt Nam.
- Khẳng định được Việt Nam sản xuất được tinh trâu đông lạnh dạng
cọng rạ chất lượng cao phục vụ công tác giống trâu Việt Nam.
4
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIỚI THIỆU VỀ TRÂU VIỆT NAM
Trâu là gia súc lớn nhai lại, thuộc lớp động vật có vú (Mammalia), bộ guốc
chẵn (Artiodactyla), bộ phụ nhai lại (Ruminantia), họ sừng rỗng (Bovidae), tộc bò
(Bovini), loài trâu (Bubalus bubalis) (Wikipedia, 2013).
Trâu đã được thuần hóa cách đây khoảng 5.000 năm, muộn hơn so với
việc thuần dưỡng bò (khoảng 10.000 năm trước) (Borghese và Mazzi, 2005).
Ở châu Á, trâu được thuần dưỡng ở vùng sông Ấn và vùng Lưỡng Hà (Irắc) từ
giữa thiên niên kỷ thứ ba trước công nguyên (khoảng 30 thế kỷ trước công
nguyên), trâu nhà được nuôi ở Trung Quốc từ 2.000 năm trước công nguyên
và có lẽ được đưa từ phương Nam tới (Lê Viết Ly và Mai Văn Sánh, 2004).
Có 2 loại hình trâu gồm trâu sông (River buffalo) và trâu đầm lầy
(Swamp buffalo). Chúng có chung nguồn gốc từ trâu rừng và được tách biệt
ước tính đã ít nhất từ 10.000 đến 15.000 năm trước đây (Barker và cs., 1997).
Do quá trình chọn lọc và sử dụng mà ngoại hình, khả năng sản xuất và số
lượng nhiễm sắc thể của hai loại hình trâu có những đặc điểm khác nhau. Trâu
sông có 50 cặp nhiễm sắc thể (Ahmad và cs., 2004), chúng tập trung chủ yếu ở
vùng Tây Á, sử dụng chủ yếu để khai thác sữa (Drost, 2007) và được chia làm
nhiều giống khác nhau như Murrah, Nili-Ravi, Kundi, Surti, Mehsana,
Jafarabadi … (Cockrill 1974). Trâu trâu đầm lầy có 48 cặp nhiễm sắc thể
(Supanuam và cs., 2009), chúng sống tập trung ở vùng Đông Nam Á, được sử
dụng chủ yếu để cày kéo và chỉ có một giống do ít được chọn lọc cải tạo nhưng
có những tên gọi địa phương khác nhau như trâu Ngố, trâu Gié ở Việt Nam,
trâu Carabo ở Philipin, trâu Krbau ở Malaysia…(Lê Viết Ly và Mai Văn
Sánh, 2004)

5
Trâu Việt Nam là trâu đầm lầy (Berthouly và cs., 2010), sống tập trung
chủ yếu ở 2 vùng trung du - miền núi phía Bắc (chiếm 56,77%) và vùng Bắc
Trung Bộ - Duyên hải miền Trung (chiếm 30,54%) (Cục Chăn nuôi, 2010).
Ngoại hình trâu Việt Nam có lông thưa, da dày, màu xám tro sẫm, đa số có vệt
khoang trắng ngang phía dưới cổ và một vệt phía trên ngực. Đầu to, trán phẳng
và hẹp, mặt ngắn, mõm rộng. Sừng dài, thon, cong hình bán nguyệt, đuôi sừng
nhọn. Tai to rộng, cổ dài thẳng. Thân ngắn, vai đầy, ngực lép, bụng to, mông
thấp, đuôi ngắn, chân thấp và mảnh, móng xoè. Trâu cái có vú bé và lùi về phía
sau, trâu đực có dương vật dính chặt vào phần bụng, trừ đoạn ngắn phía đầu
dương vật vận động tự do, bìu dái gọn, thích hợp cho việc cày kéo. Trâu thường
có những vòng lông xoắn trên mình gọi là khoáy. Số lượng khoáy biến động từ 1
đến 9, các khoáy có sự khác nhau về vị trí, kích thước, hình dáng và chiều xoáy
của lông (Lê Viết Ly và Mai Văn Sánh, 2004; Mai Văn Sánh, 2008).
1.2. KHAI THÁC TINH DỊCH VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU SỐ LƯỢNG, CHẤT
LƯỢNG TINH DỊCH TRÂU
1.2.1. Khai thác tinh dịch
Phương pháp khai thác tinh dịch tốt là phương pháp giúp thu thập được
số lượng, chất lượng tinh dịch tốt, không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản vật
nuôi. Hiện nay, có 3 phương pháp khai thác tinh dịch phổ biến ở vật nuôi gồm:
i) Sử dụng âm đạo giả; ii) kích thích bằng điện qua trực tràng; iii) mát xa qua
trực tràng. Việc sử dụng các phương pháp này tùy thuộc vào loài vật nuôi và
tình trạng sức khỏe của cá thể đực giống. Phương pháp khai thác tinh bằng âm
đạo giả được sử dụng cho hầu hết các loại gia súc nhưng ở gia cầm thì chỉ có
thể sử dụng phương pháp mát xa để lấy tinh dịch (Dorji, 2009).
Khai thác tinh dịch bằng âm đạo giả là phương pháp được sử dụng chủ
yếu trên gia súc do đảm bảo điều kiện xuất tinh gần với tự nhiên nên tinh dịch
6
thu được có chất lượng tốt. Âm đạo giả được cấu tạo sao cho gần tương đương
với âm đạo của gia súc cái của từng loài. Với trâu, bò âm đạo giả thường gồm

các bộ phận sau: i) vỏ có hình ống làm bằng cao su dày (hoặc bằng nhựa), có
đường kính trong 6-7cm và dài 40cm, có lỗ cắm van để bơm nước ấm và
không khí vào nhằm điều khiển nhiệt độ và áp suất cho gần giống với điều
kiện của âm đạo thật. ii) Ruột làm bằng cao su có độ đàn hồi lớn, hình ống dài
60-70cm, đường kính 6-7cm. iii) phễu hứng tinh làm bằng cao su mỏng dài
khoảng 20cm, miệng có đường kính 5-6cm, miệng loe to, phía cuối thu nhỏ,
đường kính 1,2-1,5cm. iv) ống hứng tinh làm bằng nhựa hoặc thủy tinh, thể
tích 15ml, có chia vạch và có gờ để nối vào phễu (Đinh Văn Cải và Nguyễn
Ngọc Tấn, 2007). Khi lấy tinh gia súc, âm đạo giả được lắp các bộ phận vào
với nhau, sau đó rót nước ấm (40-45
0
C) vào khoảng giữa 2 lớp vỏ và ruột âm
đạo giả nhằm tạo áp lực và nhiệt độ tương đương với âm đạo tự nhiên. Đồng
thời, bôi vaseline vào lòng âm đạo giả để tạo độ trơn cho âm đạo (Đinh Văn
Cải và Nguyễn Ngọc Tấn, 2007; Dorji, 2009). Nhiệt độ nước ấm trong âm đạo
giả phụ thuộc vào cá thể gia súc và điều kiện thời tiết mùa vụ trong năm.
Nhiệt độ quá cao có thể gây tổn thương cho dương vật gia súc, nhiệt độ quá
thấp sẽ làm giảm kích thích hưng phấn của gia súc và làm giảm số lượng, chất
lượng tinh dịch khai thác (Dorji, 2009).
Khai thác tinh dịch bằng âm đạo giả cần phải có quá trình huấn luyện gia
súc tạo phản xạ có điều kiện nhảy giá nhân tạo. Có thể sử dụng gia súc (cùng
giống) làm giá nhảy hoặc có thể sử dụng các vật liệu chắc chắn (gỗ, sắt …) tạo
giá nhảy có hình dáng phù hợp với gia súc (Đinh Văn Cải và Nguyễn Ngọc
Tấn, 2007; Dorji, 2009). Tuổi huấn luyện khai thác tinh thường bắt đầu khi gia
súc thành thục về tính dục, với bò đực có thể khai thác tinh từ 12 tháng tuổi đến
14 tháng tuổi (Hafez và Hafez, 2000) nhưng trâu đực (Swamp buffalo) đến 24
7
tháng tuổi mới dậy thì (McCool và Entwistle, 1989) và bắt đầu khai thác tinh
vào 29 tháng tuổi (Nordin và cs., 1985). Thời gian huấn luyện gia súc nhảy giá
khai thác tinh thành thục phụ thuộc vào một số yếu tố như phương pháp huấn

luyện, kỹ thuật viên huấn luyện, cá thể … Nhìn chung, khi được huấn luyện các
nhiệm vụ từ đơn giản đến phức tạp, nhóm gia súc có tốc độ học tập nhanh nhất
so với các nhóm vật nuôi khác (Kilgour, 1987).
Theo Barszcz và cs. (2012), khi đưa gia súc vào khai thác tinh nhân tạo
cần chuẩn bị gia súc làm quen và đánh hơi xung quanh, cho nhảy dứ vào giá
nhảy hoặc con đực khác để kích thích hưng phấn sinh dục nhằm mục đích tăng
cường số lượng, chất lượng tinh dịch khi khai thác bằng âm đạo giả.
Tuy nhiên, có những gia súc đực không thích ứng với việc khai thác tinh
bằng âm đạo giả do tuổi quá non hoặc quá già nên kém hưng phấn sinh dục, gia
súc bị đau hoặc yếu chân, bị thương tật không nhảy giá được … Do vậy, việc sử
dụng dụng cụ khai thác tinh bằng điện (electroejaculation) là biện pháp thích
hợp nhất (Dorji, 2009). Đây là kỹ thuật sử dụng một điện cực đưa vào trực
tràng để kích thích các dây thần kinh của hệ thống sinh sản qua khung xương
chậu bằng một loạt các xung điện yếu và ngắn. Tuy nhiên, biện pháp này có
nhược điểm là tinh dịch thường bị nhiễm bẩn với nước tiểu, dễ làm tổn thương
dây thần kinh hông của gia súc (Dorji, 2009), sức kháng đông của tinh trùng
kém hơn so với khai thác tinh bằng âm đạo giả (Quinn và cs., 1968).
Mát xa qua trực tràng cũng là một phương pháp khai thác tinh hiệu quả ở
gia súc (Palmer và cs., 2004.). Phương pháp này được cho là khá thuận lợi khi sử
dụng trên gia súc và không cần mất công đào tạo (Wolfe, 2001), do đó có thể sử
dụng khi không có điều kiện khai thác tinh bằng âm đạo giả hoặc dụng cụ khai
thác tinh bằng điện. Tuy nhiên, số lượng và chất lượng tinh dịch gia súc khai thác
bằng phương pháp này kém hơn so với 2 phương pháp nêu trên (Persson, 2007).
8
1.2.2. Một số chỉ tiêu số lượng và chất lượng tinh dịch trâu
Đối với trâu, việc khai thác tinh dịch chủ yếu sử dụng phương pháp dùng
âm đạo giả và thường thực hiện vào buổi sáng, trước khi cho ăn. Có thể lấy một
lần hoặc lấy đúp 2 lần (lần 2 cách lần 1 từ 15 phút đến 30 phút), tùy thuộc vào
độ hưng phấn sinh dục của gia súc (Jainudeen và cs., 1982, Koonjaenak và cs.,
2007a, Vale, 2010; Bhakat và cs., 2011). Một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng

tinh dịch được kiểm tra, đánh giá gồm lượng xuất tinh (ml), nồng độ tinh trùng
(tỷ/ml), hoạt lực tinh trùng (%), pH tinh dịch, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (%), tỷ lệ
tinh trùng sống (%). Các chỉ tiêu này có ý nghĩa trong việc phát hiện các trường
hợp sinh sản yếu hoặc vô sinh ở gia súc (Rodriguez-Martinez, 1998).
1.2.2.1. Lượng xuất tinh
Lượng xuất tinh (V) là thể tích tinh dịch của một lần lấy tinh (ml/lần) và
được đo bằng ống nghiệm có vạch ml. Nghiên cứu trâu đầm lầy ở Malaysia có
độ tuổi từ 2 đến 6 tuổi, Jainudeen và cs. (1982) thấy lượng xuất tinh trung bình
đạt 2,9 ml. Một nghiên cứu tương tự của Nordin và cs. (1990) với trâu đầm lầy
ở các độ tuổi khác nhau từ 29 đến 32 tháng tuổi, 33 đến 41 tháng tuổi, 42 đến
53 tháng tuổi, 54 đến 65 tháng tuổi và trên 65 tháng tuổi, lượng xuất tinh trung
bình lần lượt là 1,5ml, 1,8ml, 2,1ml, 3,5ml và 3,7ml.
Theo Vale (1994a), trâu đực trẻ ở Braxin có lượng xuất tinh từ 1ml đến
3 ml, nhưng với trâu đực lớn tuổi, lượng xuất tinh có thể đạt 6ml. Trâu Murrah
ở Ấn Độ có độ tuổi từ 2,31 đến 7,36 năm tuổi có lượng xuất tinh đạt 2,58ml,
dao động từ 1,79ml đến 3,61ml (Bhakat và cs., 2011).
Tuy nhiên Javed và cs. (2000) nghiên cứu thấy rằng, giữa các độ tuổi
của trâu Nili-Ravi không có sự khác nhau về lượng xuất tinh, trâu dưới 5 tuổi
có lượng xuất tinh đạt 4,35ml, từ 6 tuổi đến 10 tuổi có lượng xuất tinh đạt
4,96ml và trên 11 tuổi có lượng xuất tinh đạt 4,77ml.
9
Sajjad và cs. (2007) cho biết, trâu sông 14 năm tuổi vẫn có lượng xuất
tinh đạt 3,59 ml và còn có thể sản xuất tinh dịch chất lượng đảm bảo tới 15
năm tuổi. Còn ở Thái Lan, trâu đầm lầy 18 năm tuổi vẫn sản xuất tinh phục vụ
công tác TTNT (Koonjaenak và cs., 2007a).
Kết quả nghiên cứu của Manik và Mudgal (1984) công bố, trâu Murrah
có lượng xuất tinh dao động từ 3,56ml đến 4,34ml ở mùa xuân, ở mùa hạ
lượng xuất tinh dao động từ 3,98ml đến 4,28ml, ở mùa thu lượng xuất tinh dao
động từ 3,48ml đến 4,38ml và ở mùa đông lượng xuất tinh dao động từ 3,88ml
đến 4,02ml.

Koonjaenak và cs. (2007a) nghiên cứu ở Thái Lan cho biết, trong mùa
mưa (từ tháng 7 đến tháng 10) trâu đầm lầy có lượng xuất tinh đạt 3,6ml, mùa
đông (từ tháng 11 đến tháng 2) có lượng xuất tinh đạt 3,2ml, mùa hạ (từ tháng
3 đến tháng 6) có lượng xuất tinh đạt 3,8ml. Tuy nhiên lượng xuất tinh của
trâu giữa các mùa không có sự khác nhau.
Nghiên cứu bổ sung một số loại thức ăn cho trâu đực từ 15 tháng tuổi,
Dahiya và Singh (2013) cho biết, trâu đực sử dụng thức ăn có khô dầu hạt bông
có lượng xuất tinh ban đầu đạt 2,13ml ở 31,6 tháng tuổi, sử dụng thức ăn có
khô dầu hạt cải và bột cá có lượng xuất tinh đạt 0,75ml ở 33,6 tháng tuổi và sử
dụng thức ăn có khô dầu lạc có lượng xuất tinh đạt 1,07ml ở 32,75 tháng tuổi.
1.2.2.2. Hoạt lực tinh trùng
Hoạt lực tinh trùng (A) thể hiện số lượng tinh trùng hoạt động tiến
thẳng trong tinh dịch và được đánh giá ước tính trực quan theo tỷ lệ phần trăm
thông qua kính hiển vi phản pha hoặc hệ thống phân tích tinh dịch được hỗ trợ
bởi máy tính (Computer Aided Semen Analysis – CASA). Hệ thống CASA đã
cung cấp các thông số mới trong việc đánh giá khả năng vận động của tinh
trùng như tốc độ, hướng và tần số vận động của tinh trùng (Fabbrocini và cs.,
10
1995; Sansone và cs., 2000; Agnieszka và cs., 2012). Hoạt lực tinh trùng là
một trong những chỉ tiêu quan trọng và là chỉ tiêu chủ yếu trong đánh giá chất
lượng của tinh dịch, nếu chỉ tiêu hoạt lực tinh trùng không đạt tiêu chuẩn sẽ
không thể sản xuất được tinh đông lạnh có chất lượng tốt, cho dù các chỉ tiêu
khác của tinh dịch vẫn đảm bảo tiêu chuẩn.
Aguiar và cs. (1994) quan sát thấy có 78,6% tinh trùng di động tiến
thẳng trong tinh dịch của trâu ở Brazil. Trâu ở Italia có hoạt lực tinh trùng dao
động từ 40% đến 82% (Galli và cs., 1993). Kumar và cs. (1993a) thấy rằng
hoạt lực tinh trùng trâu Murrah ở Ấn Độ dao động từ 60,8% đến 69% và có
khoảng 30% số mẫu tinh trùng không di động, nhưng sau khi pha loãng tinh
trùng di động trở lại bình thường. Bhakat và cs. (2011) cũng công bố kết quả
tương tự với trâu Murrah ở Ấn Độ từ 2,31 đến 7,36 năm tuổi, hoạt lực tinh

trùng đạt 66,63%.
Nghiên cứu trên trâu Nili-Ravi, Zafar và cs. (1988) quan sát thấy hoạt lực
tinh trùng đạt 63% ở mùa nóng khô, đạt 64% ở các mùa nóng ẩm, mùa ấm áp
và mùa lạnh. Tuy nhiên Javed và cs. (2000) công bố kết quả quan sát hoạt lực
tinh trùng ở trâu Nili-Ravi thấp hơn, trung bình chỉ đạt 56,89%, trâu dưới 5 tuổi
có hoạt lực tinh trùng đạt 55,20%, trâu từ 6 tuổi đến 10 tuổi có hoạt lực tinh
trùng đạt 59,50%, trâu trên 11 tuổi có hoạt lực tinh trùng đạt 56,84%.
Mandal và cs. (2000) thấy rằng, ở mùa hạ trâu Murrah có hoạt lực tinh
trùng đạt 63,86%, sang mùa mưa và mùa đông hoạt lực tinh trùng trâu tăng lên
tương ứng là 67,66% và 67,99%. Một nghiên cứu khác của Bhosrekar và cs.
(1991) công bố trước đó cho thấy kết quả đánh giá hoạt lực tinh trùng trâu
Murrah rất cao, đạt 86% ở mùa hạ, mùa mưa, mùa thu và đạt 85% ở mùa đông.
11
1.2.2.3. Nồng độ tinh trùng
Nồng độ tinh trùng (C) được tính là số lượng tinh trùng có trong một ml
tinh dịch. Chỉ tiêu này cùng với lượng xuất tinh được dùng để xác định lượng
môi trường pha loãng và số lượng tinh đông lạnh sản xuất được. Để đánh giá
nồng độ tinh trùng có thể dùng buồng đếm hồng cầu, buồng đếm Neubauer,
buồng đếm Makler, máy đo quang phổ hoặc máy đo dòng chảy tế bào (Flow
cytometer). Tuy nhiên việc sử dụng máy đo quang phổ và máy đo dòng chảy
tế bào là những phương pháp có hiệu quả cao, thời gian nhanh và giảm được
lỗi kỹ thuật do con người (Anzar và cs., 2009; Atiq và cs., 2011).
Ở Brazil, nồng độ tinh trùng trâu là 1,17 tỷ/ml (Aguiar và cs., 1994) và
dao động từ 0,6 tỷ/ml đến 1,2 tỷ/ml (Vale, 1994a). Ở Italia, Galli và cs. (1993)
cho biết nồng độ tinh trùng trâu dao động từ 0,69 tỷ/ml đến 1,29 tỷ/ml. Còn ở
Ấn Độ, trâu Murrah có nồng độ tinh trùng dao động từ 0,52 tỷ/ml đến 1,03
tỷ/ml (Kumar và cs., 1993a ). Tuy nhiên, tác giả Bhakat và cs. (2011) cũng
nghiên cứu ở Ấn Độ đã công bố kết quả cao hơn, trâu Murrah từ 2,31 đến 7,36
năm tuổi có nồng độ tinh trùng dao động từ 0,85 tỷ/ml đến 1,13 tỷ/ml, trung
bình đạt 0,99 tỷ/ml.

Nordin và cs. (1985) cho biết, trâu đầm lầy từ 30 đến 72 tháng tuổi,
nồng độ tinh trùng 1,13 tỷ/ml, kết quả này tương đương với nghiên cứu của
Jainudeen và cs. (1982) trên trâu đầm lầy ở Malaysia từ 2 đến 6 năm tuổi,
nồng độ tinh trùng đạt 1,06 tỷ/ml.
Theo Javed và cs. (2000) cho biết, trâu Nili-Ravi dưới 5 tuổi có nồng độ
tinh trùng đạt 1,07 tỷ/ml, từ 6 tuổi đến 10 tuổi có nồng độ tinh trùng đạt 1,05
tỷ/ml và trên 11 tuổi có nồng độ tinh trùng đạt 0,90 tỷ/ml. Đến 14 năm tuổi,
trâu Nili-Ravi có nồng độ tinh trùng vẫn đạt 0,99 tỷ/ml (Sajjad và cs., 2007).
Kết quả nghiên cứu bổ sung thức ăn cho trâu đực trẻ từ 15 tháng tuổi cho
thấy, trâu đực sử dụng thức ăn có khô dầu hạt bông, khai thác tinh ở 31,6 tháng
12
tuổi và có nồng độ tinh trùng đạt 1,18 tỷ/ml. Trâu đực sử dụng thức ăn có khô
dầu hạt cải và bột cá, khai thác tinh ở 33,6 tháng tuổi và có nồng độ tinh trùng
đạt 0,35 tỷ/ml. Trâu đực sử dụng thức ăn có khô dầu lạc, khai thác tinh ở 32,75
tháng tuổi và có nồng độ tinh trùng đạt 0,32 tỷ/ml. Việc bổ sung thức ăn khác
nhau cho trâu đực trẻ đã ảnh hưởng đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng tinh do
tác động tới nồng độ testosteron trong máu (Dahiya và Singh, 2013).
1.2.2.4. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình
Ở điều kiện bình thường, tinh trùng có hình dạng đặc trưng cho mỗi
loài. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó trong quá trình sinh tinh hoặc đông lạnh
tinh trùng, mà hình dạng tinh trùng có thể bị thay đổi hình thái như khuyết tật
ở đầu hoặc đuôi, khuyết tật acrosom, có giọt bào tương bám vào, gẫy đuôi,
vỡ Có nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng để đánh giá hình thái
tinh trùng ở gia súc nói chung và trâu nói riêng như cố định bằng formalin,
nhuộm bằng eosin - nigrosin (Blom, 1950; Nordin và cs., 1990) và sau đó soi
bằng kính hiển vi thường hoặc kính hiển vi điện tử (Suzuki và cs., 1997). Đối
với tinh trùng đã được đông lạnh, sự nhuộm màu có thể bị ảnh hưởng tiêu cực
của lòng đỏ trứng và glycerol, do vậy cần rửa tinh trùng trước khi đánh giá tỷ
lệ kỳ hình (Zambelli và Cunto, 2006).
Ở trâu Nili-Ravi, hình dạng đầu bất thường, đuôi uốn cong và đuôi cuộn

là thường gặp nhất (Heuer và cs., 1982). Kỳ hình đầu tinh trùng trâu Nili-Ravi
chiếm 5,78%, kỳ hình đuôi tinh trùng dao động từ 3,92% đến 5,7% (Saeed và
cs., 1990). Sajjad và cs. (2007) cho biết, trâu Nili-Ravi 14 năm tuổi có tỷ lệ
tinh trùng kỳ hình chiếm 11,67%.
Koonjaenak và cs. (2007b) cho biết, ở trâu đầm lầy ở Thái Lan có các
dạng kỳ hình phổ biến nhất là tinh trùng hình quả lê, sưng phồng acrosome,
giọt bào tương, cong đuôi, cuộn đuôi.
13
Hình 1.1. Các dạng kỳ hình phổ biến của tinh trùng trâu (Swamp buffalo)
(Koonjaenak và cs., 2007b)
a - Dạng bình thường j - Cổ biến dạng, xa trục s và t - Cong đuôi
b, c và d - Đầu quả lê l và m - Acrosom biến dạng u - Cuộn đuôi
e và f - Đầu biến dạng n - Giọt bào tương gần tâm v - Gấp đuôi
g, h, k - Chỉ có đầu o - Giọt bào tương xa tâm w - Đuôi cuộn quanh đầu
i - Vỡ đầu p, q và r - Có mảng bám x - Đuôi ngắn, còn gốc đuôi
14
1.2.2.5. Tỷ lệ tinh trùng sống
Tỷ lệ tinh trùng sống là chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá chất lượng tinh
dịch vì nó liên quan khá chặt chẽ với khả năng sinh sản của gia súc (Mahmoud
và cs., 2013). Dựa vào đặc tính của màng tế bào toàn khi toàn vẹn sẽ không bắt
màu thuốc nhuộm, khi màng bị tổn thương, hư hỏng, thuốc nhuộm sẽ khuếch tán
thụ động bên trong tế bào do sự rối loạn tính thẩm thấu của màng. Do vậy, để xác
định tỷ lệ tinh trùng sống và chết, người ta sử dụng các loại thuốc nhuộm như
aniline-eosin, eosin-nigrosin hoặc eosin-fast green, sau đó sử dụng kính hiển vi
để đếm và tính toán (Campbell và cs, 1956; Agnieszka và cs., 2012).
Nordin và cs. (1990) cho biết, trâu đầm lầy ở Malaysia có tỷ lệ tinh
trùng sống ở các độ tuổi từ 29 đến 32 tháng tuổi, 33 đến 41 tháng tuổi, 42 đến
53 tháng tuổi, 54 đến 65 tháng tuổi và trên 65 tháng tuổi lần lượt là 64,2%,
67,2%, 66,9%, 65,5% và 69,9%.
Ở Ai Cập, tỷ lệ tinh trùng sống trong tinh dịch của trâu đạt 70,9% và dao

động từ 69,0% đến 73,3%. Sau khi đông lạnh, tỷ lệ tinh trùng sống còn 61,76%
và dao động từ 58,73% đến 65,67%. Mối tương quan giữa tỷ lệ tinh trùng sống
và tỷ lệ thụ thai trong TTNT là khá chặt chẽ (r=0,65) (Mahmoud và cs., 2013).
Theo Capitan và cs. (1990), tỷ lệ tinh trùng sống ở trâu Murrah đạt
77,77%, khi sử dụng PGF
2
α tỷ lệ tinh trùng sống tăng lên 92,98%. Một báo
cáo khác của Tomar và cs. (1966) cho biết, trâu Murrah có tỷ lệ tinh trùng
sống ở mùa hạ đạt 85,4%, mùa thu đạt 85%, mùa đông đạt 82,4% và mùa
xuân đạt 67,2%.
1.3. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SỐ
LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH TRÂU
Các chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch gia súc nói chung và trâu nói
riêng có mối tương quan với nhau và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như
giống, cá thể, lứa tuổi, mùa vụ, thức ăn, quản lý khai thác tinh (Nazir, 1988;
15
McCool và Entwistle, 1989; Suryaprakasam và cs., 1993; Javed và cs., 2000,
Shukla và Misra, 2005; Koonjaenak và cs., 2007a; Elrabie và cs., 2008; Al-
Sahaf và Ibrahim, 2012; Da Luz và cs., 2013; Dahiya và Singh, 2013).
1.3.1. Giống và cá thể
Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả đã chứng minh rằng, các giống
trâu khác nhau có các đặc điểm chất lượng tinh dịch khác nhau. Nghiên cứu so
sánh trâu địa phương, trâu Murrah và trâu Surti ở Sri Lanka, Rajamahendran
và Manickavadivale (1981) thấy rằng, lượng xuất tinh và nồng độ tinh trùng
đạt cao nhất ở trâu Murrah. Trâu địa phương có lượng xuất tinh và tỷ lệ tinh
trùng kỳ hình lớn hơn trâu Surti nhưng có nồng độ tinh trùng nhỏ hơn.
Lượng xuất tinh trung bình của trâu đầm lầy trưởng thành đạt 3,7 ml
(Nordin và cs., 1990), trâu Murrah đạt từ 2,58ml (Bhakat và cs., 2011), trâu
Nili-Ravi đạt tới 4,96ml (Javed và cs., 2000), còn trâu Jafarabadi có lượng
xuất tinh lên tới 5,09 ml (Shelke và Dhami, 2001). Rehman và cs. (2012) cho

biết, trâu Kundi có pH tinh dịch đạt 5,81 và dao động từ 5,15 đến 6,53 thấp
hơn nhiều so với trâu đầm lầy và các giống trâu sông khác như Murrah, Nili-
Ravi, Surti , pH dao động từ 6,26 đến 7,5 (Terezinha và cs., 1991; Younis,
1996; Vale, 1994a; Javed và cs., 2000; Mandal và cs., 2000; Sajjad và cs.,
2007; Koonjaenak và cs., 2007a; Khawaskar và cs., 2012). Trâu đầm lầy
trưởng thành có tỷ lệ tinh trùng sống 69,9% (Nordin và cs., 1990), còn trâu
Murrah tỷ lệ tinh trùng sống ở trâu Murra đạt 77,77% (Capitan và cs., 1990)
và trâu Surti có tỷ lệ tinh trùng sống lên tới 85,87% (Khawaskar và cs., 2012).
Nhiều nghiên cứu cũng cho biết, giữa các cá thể trâu có sự khác biệt về
một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch (Mohan và Sahni, 1990; Galli và
cs., 1993; Kumar và cs., 1993a). McCool và Entwistle (1989) thấy có sự khác
biệt giữa các cá thể trâu đầm lầy về chu vi dịch hoàn, tuổi dậy thì, thành thục
tính dục từ đó ảnh hưởng tới số lượng, chất lượng tinh. Các nghiên cứu trên
16
trâu Murrah và trâu Surti cũng có kết quả tương tự. Giữa các cá thể trâu Surti
có sự khác nhau về lượng xuất tinh, nồng độ tinh trùng và tỷ lệ tinh trùng sống
(Khawaskar và cs., 2012). Mahmoud và cs. (2013) cho biết, các cá thể trâu
Murrah khác nhau đáng kể về lượng xuất tinh và nồng độ tinh trùng (P <0,05).
1.3.2. Tuổi
Quá trình sinh tinh ở trâu đực bắt đầu khá sớm, từ 6 tháng tuổi đã có thể
quan sát thấy sự phát triển của các tế bào sertoli trong ống sinh tinh, đến 12
tháng tuổi xuất hiện các các tế bào sertoli hoàn chỉnh, từ 15 tháng tuổi trở đi
bắt đầu có tế bào tinh trùng trong ống sinh tinh, đến 29 tháng tuổi trâu có tinh
trùng hoàn chỉnh, nhưng đến 32 tháng tuổi các ống sinh tinh mới phát triển
hoàn thiện (Nordin và cs., 1985; Ahmad và cs., 2010).
Champawat và cs. (1999) thấy rằng trâu Surti có tuổi dậy thì ở 16-18
tháng tuổi và có thể thành thục tính dục vào 24 tháng tuổi. Nhưng ở trâu đầm
lầy, tuổi dậy thì đạt được 24 tháng tuổi và thành thục tính dục ở giai đoạn từ 30
đến 33 tháng tuổi (McCool và Entwistle, 1989).
Tác giả Jainudeen và cs. (1982) cho biết, lượng xuất tinh tăng theo tuổi ở

trâu đầm lầy. Nordin và cs. (1990), Koonjaenak và cs. (2007a) và Nasir và cs.
(2012) thấy rằng, hoạt lực tinh trùng của trâu đầm lầy có sự khác nhau giữa các
độ tuổi. Theo Koonjaenak và cs. (2007b), tuổi ảnh hưởng đến dạng tinh trùng
kỳ hình có giọt bào tương ở trâu đầm lầy. Còn ở trâu sông, Javed và cs. (2000)
quan sát thấy có sự khác biệt đáng kể lượng xuất tinh giữa các trâu có độ tuổi
khác nhau. Những trâu già kém hơn trâu trẻ ở chỉ tiêu hoạt lực tinh trùng
(Younis, 1996) và nồng độ tinh trùng (Javed và cs., 2000).
Trâu Murrah có mối tương quan mạnh mẽ giữa tuổi tác, chu vi dịch
hoàn và khối lượng cơ thể (Suryaprakasam và cs., 1993; Sajjad và cs., 2007;
Nair và cs., 2012; Da Luz và cs., 2013). Chu vi dịch hoàn tăng nhanh từ 3,5
17

×