Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

X.A.Exenhin và Nguyễn Bính nhìn từ góc độ loại hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.67 KB, 65 trang )

Lời cảm ơn:
Thực hiện đề tài này, em đã được sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của
T.S Vũ Công Hảo – giảng viên trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 –
Em xin chân thành cãm ơn thầy !!!
Lời cam đoan:
X.A.Exenhin là một tác giả lớn trong văn học Nga. Thật khó có thể
hiểu hết được sự nghiệp văn học của ông. Đã có nhiều người nghiên
cứu Exenhin, nhưng đặt ông bên cạnh Nguyễn Bính là một hương đi
mới. Người viết đề tài đã tham khảo những tài liệu có liên quan đến
tác giả và sử dụng một số lời nhận xác đáng vào bài viết. Tuy nhiên
hương đi của đề tài không trùng khít với các tài liệu đó. Hi vọng sẽ
được các thầy cô đóng góp ý kiến và bổ xung thêm.
Phụ lục:
A. Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Phạm vi đề tài và đối tương nghiên cứu
5. Cấu trúc khóa luận
B. NỘI DUNG
Chương 1: Những vấn đề chung về lí luận văn học so sánh
1.1. Khái quát văn học so sánh
1.1.2 Khái niệm
1.1.3. Văn học so sánh ở Việt Nam
1.2. So sánh loại hình với một lối đi riêng
Chương 2: X. A. Extenhin và Nguyễn Bính nhìn từ góc độ so sánh
loại hình
2.1. Sự gặp gỡ ngẫu nhiên ma kì lạ
2.1.1 Những nét tương đồng về nguồn gốc hình thành hồn thơ
2.1.2 Những nét tương đồng về thế giới nghệ thuật thơ
2.2 Sự khác biệt độc đáo


2.2.1 Sự khác biệt về điểm nhìn và tư tưởng nghệ thuật
2.2.2 Sự khác biệt về thế giới nghệ thuật thơ
2.2.3 Nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật
C. KẾT LUẬN
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Xegây Alêchxanđrôvich Exenhin ( 1825 - 1925 ) là đại diên tiêu
biểu của nên thi ca Nga đầu thế kỉ XX. Cả tuổi đời “và” tuổi thơ đều rất
trẻ, Exenhin đã để lại một khối lượng tác phẩm khá bề thế, gồm 9 tập
thơ :
Lễ cầu hôn - 1916, Đồng chí - 1917, Người đánh trống trời - 1918, Lễ
biến hình - 1918, Miếu thờ hương thôn - 1918, Trinh bạch Goocđani
-1918, Về nước Nga và cách mạng - 1945, Nước Nga xô viết - 1925;
bốn bản trường ca: Bài ca về cuộc hành quân vĩ đại - 1924, Matxcova
Quán rượu - 1925, Bài ca về hai mươi sáu - 1924, Anna xnêghia
-1925; Kịch pugasốp -1924; truyện dài: Bờ dốc - 1916; truyện ngắn:
Người độc thân và đứa bạn - 1917; bút kí: Migôrốt sắt thép - 1923…
Thơ Exenhin có sức hút lớn bởi nó chính là tiếng lòng ông, là tình yêu
thẳm sâu của ông về đất nước con người Nga trong thời đại chuyển
giao lịch sử .
Trong dòng chảy ồn ào của lịch sử Nga cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
thơ Exenhin giống như một mạch nước ngầm, lúc dịu dàng êm dịu, lúc
dữ dội. Tiếng thơ ông vừa làm cho người ta đắm say, vừa làm cho
người ta day dứt bởi trong nó không chỉ có hình ảnh của một lòng quê
yêu dấu, không chỉ có vóc dáng thân thương của người mẹ hiền ,…,
trong nó còn ẩn chứa tâm sự đau buồn của nhà thơ về cuộc đời và
thân phận mình. Thơ ông đã đựơc nhìn nhận từ nhiều góc độ: là khúc
nhạc buồn muôn thủa của đồng quê Nga, la sự nuối tiếc của một
người Nga trước sự ra đi không trở lại của những giá trị văn hóa
truyên thống, là lời tự thú của nhà thơ về nhưng lầm lỗi của bản thân
mình… Tâm sự của Exenhin cũng là tâm sự chung của nhiều nhà thơ

khác trên thế giới.
Với đề tài: “X.A.Exenhin và Nguyễn Bính nhìn từ góc độ loại hình”
người viết muốn chỉ ra một vài khía cạnh về “ lịch sử tâm hồn Nga” khi
nước Nga bước vào “ thời đại bão tát cách mạng đầu thế ki XX” mà
Exenhin là một trong những chứng nhân của sự biến thiên lịch sử ấy.
Đồng thời, qua đó khẳng định thêm giá trị thơ Exenhin trong lịch sử
văn học dân tộc nói riêng và trong nền văn học thế giới nói chung.
1.2 Sức mạnh của văn học nói chung, của thơ ca nói riêng không chỉ
bó hẹp trong pham vi một dân tộc, mà nó còn lan rộng trên toàn thế
giới.Thơ Exenhin cũng vậy – đôi khi những tiếng lòng riêng ông lại
được tìm thấy trong thơ của nhiều nhà thơ khác. Khi mà việc nghiên
cứu văn học theo phương pháp so sánh loại hình đang phát triển và
có nhiều triển vọng thì việc đặt Exenhin và Nguyễn Bính bên cạnh
nhau để thấy được những nét tương đồng và khác biệt là một việc làm
cần thiết và có ý nghĩa. Sự gặp gỡ ngẫu nhiên mà kì lạ giữa một hồn
thơ Nga và một hồn thơ Việt cho thấy một biểu hiện khác của sự gặp
gỡ Đông - Tây đã xuất hiện từ nhiều thập kỉ trước.
1.3 Đã từ rất lâu, bài thơ “Thư gửi mẹ” của Exenhin được đưa vào
giảng dạy trong trường phổ thông ở Việt Nam. Từ bài thơ này, thơ ông
đã được biết đến nhiều hơn và để lại ấn tượng sâu hơn trong lòng bạn
đọc Việt Nam. Là một giáo viên trong tương lai, chúng ta không thể
không có một vài hiểu biết về một tác giả văn học nước ngoài lớn như
Exenhin, càng không thể không thấy được mức độ ảnh hưởng của
thơ ông đối với nền văn học nước nhà. Việc tìm ra những nét tương
đồng và khác biệt giữa Exenhin va Nguyễn Bính sẽ giúp chúng ta có
một cái nhìn toàn diện va sâu sắc hơn về mỗi nhà thơ, đồng thời thấy
được những giá trị cao đẹp mà những tiếng thơ ấy mang lại.
Vơi tất cả nhưng lí do trên, người viết đã đi vào nghiên cứu đề tài
này với lòng say mê và nhiệt thành của bản thân mình.
2. Lịch sử vấn đề

Nguyễn Hải Hà đã có một nhận xét chính xác về đời người và đời
thơ Exenhin: “ Đời Exenhin lận đận và thơ Exenhin cũng long đong” [
] Đúng là có một thời, nhiều người đã đánh giá không đúng mức về
ông vì họ chỉ thấy cái bề ngoài có vẻ côn đồ của một tên du đãng, mà
không thấy được cái ẩn ức cá nhân trong tâm hồn nhà thơ, chỉ thấy
một vài những biểu hiện tiêu cực trong vấn đề thơ tự thú mà không
thấy được cách ứng xử cao đẹp của nhà thơ khi ăn năn hối lỗi một
cách chân thành. Cái “có vẻ ” và cái “ một vài ” kia không thể làm nên
diện mạo tinh thân của một nhà thơ. Điều đáng để chúng ta trân trọng
nâng niu chính là vẻ đẹo thuần khiết của làng quê Nga, tình yêu thẳm
sâu đối với con người Nga, và những giá trị người cao cả mà ông đem
đến trong thơ. Tất nhiên cũng không ít người rất đề cao Exenhin đã
trao cho ông những lời hết sức đẹp đẽ: Exenhin la “chàng thiên thần
của những mục đồng ”, “nhà tiên tri của nông dân ”, “ người tình của
những cây bạch dương, ca sĩ của đồng quê”, “người bạn thân của các
con vật ”va họ lí giải khía cạnh “con người đen”, “tên du đãng”, “kẻ gây
gổ vô tích sự” ở phương diện cái tôi cô đơn đau đớn trước thực tại
nước Nga thời đó. Đúng như N.Chikhanôp đã nhận xét: “Thơ anh là
sự cảm nhận sâu sắc về thế giới, đó không chỉ là thế giới của niềm
vui,nỗi buồn của những xúc cảm lơn lao và ở đó có sự khao khát
mãnh liệt thực sự về tình yêu, lòng dũng cảm, sự táo bạo, và cả
những âu lo trăn trở về nước Nga. Anh yêu và ca ngợi sự sống bằng
tất cả sự chân thành của mình” [ ]
Iu. N. libêdinxky rất tinh tế khi nhận thấy đàng sau những nét bề
ngoài của Exenhin ẩn chứa một “tiểu vũ trụ” phức tạp với những tâm
sự dường như luôn được dấu kin: “những bức chân dung còn giữ
được nói chung truyền đạt được những nét đáng yêu trên gương mặt
anh, nụ cười anh, khi thì hồn hậu, khi thì ngổ ngáo. Nhưng không có
một bức nào trong số đó truyền đạt được nét biểu hiện một cách đặc
biệt thể trạng mệt mỏi tâm hồn, vẻ u dột thế nào ấy, đôi khi dương như

cái bóng hiện lên trên gương mặt anh” [ ]
L. Ersốp bắt đầu nhận ra tư tưởng lớn lao nơi thơ ông khi ông này
cho rằng: “Thơ trữ tình Exenhin chủ yếu có tính tâm tình độc bạch” và
những bài thơ tâm tình nhất của ông được chiếu rọi bằng ánh sáng
của lý tưởng nhân đạo cao cả” [ ]
Iu.L . Prôkusép nhận thấy trong thơ Exenhin có nhiều tính chất tự
thuật “Đó là lời bộc bạch trung thực và dũng cảm của nhà thơ” [ ]
Gordan Macvay đã nhìn nhận Exenhin ở góc nhìn của một nhà văn
hóa lớn, ông khẳng định: “Exenhin nổi lên như một hiên tượng lạ trong
văn học” mà “tên tuổi đã nhanh chóng đi vào huyền thoại” không chỉ
nhân thấy tầm vóc lớn của thi nhân, tác giả cũng đánh giá một cách
chính xác bản chất của thơ Exenhin: “Thơ Exenhin có tính tự thuật và
tính tự thú cao” [ ]
Hầu hết các nhà nghiên cứu trên đều chỉ ra nét đậm trong thơ
Exenhin là chất trữ tình đằm thắm và tính tự thuật – vôn là chiều sâu
tâm hồn thi sĩ. Tuy nhiên chua ai đi sâu vào thế giới nghệ thuật thơ
Exenhin để thấy được vẻ đẹp thuần khiết của đất nước và con người
Nga được ông thể hiện trong thơ. Cũng chua ai lí giải cặn kẽ những
căn nguyên của nỗi niềm day dứt ngẹn ngào trong thơ ông. Người viết
đề tài này sẽ lấy những đánh giá xác đáng của những nhà nghiên cứu
đó để đi sâu vào thế giới nghệ thuật thơ Exenhin, thẩm định lại giá trị
của nó, cố gắng tìm ra những ẩn số còn là bí mật đối với giới phê bình
văn học.
Từ những năm 1960, thơ Exenhin đã đến với độc giả Việt Nam
qua bản dich của nhiều dịch giả như: Thúy Toàn, Đăng Bẩy, Tế Hanh,
Bằng Việt, Xuân Diệu,… và nhanh chóng đi vào tâm hồn Việt như là
một tất yếu không thể nào khác được. Bởi lẽ giưa thơ Exenhin và tâm
hồn người Việt có một nét chung nào đó. Đấy phải chăng chính là sự
“đồng điệu giữa tình yêu thiên nhiên,yêu quê hương bất tận ở Exenhin
và cái căn tính hướng về làng quê nơi nguồn cội trong tâm linh người

Việt” như Nguyễn Hồng Lương đã nói.
Nhà thơ Bằng Việt đã nhận thấy quá trình chuyển biến âm
thầm mà khốc liệt của hôn thơ Exenhin: Từ “ Tình yêu say đắm thiên
nhiên và đời sống nông thôn Nga”, “ Thấp thoáng một nỗi buồn nhớ về
quá khú lo lắng cho lối sống nông thôn thuần khiết đang mất dần sau
những biến động xã hội” trong những bài thơ đầu đến “ tâm trạng
buồn chán thất vọng” khi cách mạng tháng mười đến, rồi chan chứa
tình yêu tổ quốc” trong những năm 1922 - 1925 rồi “đong lại một nỗi
thật trầm” trong những phút cuối đời. Lúc này tâm trạng của nhà thơ
Nga thật phức tạp, nó “thể hiện sự nhạy cảm quá mức, không kiểm
soát được, không giữ được cân bằng trong thế giới nội tâm, đồng thời
cũng thể hiện sự ngơ ngác chưa thực sự nhâp cuộc với những biến
đổi lớn lao của đời sống … [ ]
Thúy Toàn người đầu tiên giới thiệu Exenhin sang tiếng Việt đã
chi ra mối quan hệ giữa thơ và đời, giữa thơ và thời đại lịch sử: “ toàn
bộ thơ trữ tình Exenhin là một câu chuyện do chính nhà thơ kể về
mình. Đây là số phận một con người bi kịch, đầy những mâu thuẫn
của một thời đại đầy biến động. Đây là một trái tim con người đập
mạnh trần trụi phô ra trước mọi người và qua đó ta cũng thấy được cả
cuộc sống của xã hội Nga vào thời đại giông bão đầu thế kỉ XX…” [
]
Nguyễn Hải Hà người có công đầu tiên đưa Exenhin vào giảng
dạy ở nhà trường Việt Nam đã bắt đầu đi sâu vào khám phá thế giới
nghệ thuật thơ của thi sĩ. Với các bài: “Quê hương trong Exenhin”,
hình ảnh bà mẹ trong thơ Exenhin , “giá trị bài thơ thư gửi mẹ của
Exenhin” ông đã chỉ ra hai phương diện quan trong nhất của cái tôi trữ
tình Exenhin la: cái tôi trữ tình phong cảnh làng quê Nga và sự biểu
hiện những khủng hoảng tinh thần trong cuộc đời nhà thơ. Bà nhận
xét: “Những trăn trở trong thơ Exenhin cho thấy quá trình chuyển mình
từ “người thi sĩ cuối cùng của làng quê Nga” để trở thành thi si cuối

cùng của nước Nga - Xô Viết” thật không đơn giản. Nhà thơ đã bộc
bạch một cách trung thực và dũng cảm những mâu thuẫn phức tạp
trong con người mình. Exenhin phải trải qua một cuộc đấu tranh vật
lộn dữ dội với chính bản thân mình để vượt lên chính mình” [ ]
Đoàn Minh Tuấn trong bài giảng phỏng vấn: “những dòng thơ
như là số phận” đã hơn một lần thừa nhận sức ám ảnh cửa Exenhin là
do sự chân thành của thi sĩ: “trong thơ Exenhin có sự chân thành đén
kỳ lạ”, “một sự chân thành đến kỳ lạ”, “ một sự chân thành đến xót
xa”… Với sự tri âm đó, dịch giả đã đem đến cho bạn đọc “một số nét
còn ít được biết đến của nhà thơ” khiến bạn đọc “ hiểu hơn, yêu hơn
những gì mà nhà thơ trải qua trong cuộc đời ngắn ngủi và bi thảm của
ông” [ ]
Trong cuốn “Nét đẹp Nga trong thơ văn va ngôn ngữ Nga” Trần
Vĩnh Phúc đã đi sâu hơn nữa vào thế giới nghệ thuật thơ Exenhin và
phát triển ra sự phức tạp trong việc bộc lộ cảm xúc và thể hiện thế giới
hinh ảnh thơ, nhưng ông mới chỉ nhận thấy khía cạnh bi quan chán
nản của nhà thơ mà không thấy được chiều sâu của dòng cảm xúc
trong thơ Exenhin là tình yêu vô tận với đất nước và con người
Nga.Tác giả này cũng rất có lý khi cho rằng: “Exenhin với sức mạnh
nghệ thuật phi thường đã thể hiện trong thơ mình những tình cảm nổi
loạn và những tâm trạng mâu thuẫn của quần chúng nhân dân ở thời
đại lớn, phức tạp của những biến đổi cách mạng lịch sử”. [ 24, 36 ]
Hồng Thanh Quang trong bài “ không sống thì không thể chết”
khi đi vào lí giải căn nguyên của những mâu thuẫn không thể hóa giải
của thi nhân đã mơ hồ nhận thấy, cái cốt yếu trong thơ Exenhin không
chỉ có nội dung phản ứng lại thời cuộc mà sâu săc hơn ở tình yêu quê
hương đất nước: “sinh thời Exenhin chênh vênh giữa hai trạng thái
ham sống tột cùng và cũng chán sống tột cùng. Nhà thơ được ví như
cây đại phong cầm của nước Nga, làm rung lên những giai điệu thuần
khiết nhất của dân tộc Nga là tư tưởng vĩ đại đã phải mang trong mình

một tâm hồn luôn náo động, vì quá ham sự thanh khiết nên bị vướng
vào vòng tục lụy”
Đỗ Lai Thúy thì tiếp cận Exenhin từ góc độ triết học và cũng đã
có một vài phát hiện quan trọng về nhà thơ < Bài “Exenhin nhìn từ
phía đông – thơ trữ tình triết học”
Gần đây, thơ Exenhin trở thành đối tượng nghiên cứu say mê
của sinh viên khoa văn trường đại học sư phạm Hà Nội. Luận văn
thạc sĩ của Đào Anh Lê nói về “ thơ trữ tình phong cảnh” của Exenhin
khóa luận tốt nghiệp của Vũ Thi Thư nói đến “nỗi buồn trong thơ X. A.
Exenhin”.
Bài tập niên luận Vũ Thùy Dung nói về “cái tôi tự thú trong thơ
Exenhin”. Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Hồng Lương nói về “ tính tự
thú trong thơ Exenhin từ 1947 - 1925”. Các tác giả này đều đề cập
đến con người cá nhân của thi sĩ trong cuộc chuyển mình dữ dội của
lịch sử. Tác giả Nguyễn Hồng Lương đã tra cứu mục: “s. Exenhin” trên
mạng internet và tìm được 265.000 kết quả có liên quan tới nhà thơ.
Điều đó đã khẳng định chắc chắn về vị trí của Exenhin trong nền văn
học Nga va văn học thế giới. Không còn nghi ngờ gì nữa, Exenhin là
một nhà thơ lớn, thơ ông có sức ảnh hưởng rộng. Đã có nhiêu người
nghiên cứu Exenhin nhưng đó mới chỉ là nhưng bài viết lẻ tẻ, không
thống nhất trong cách nhìn và cách đánh giá nhà thơ. Một số tác giả
đã nghiên cứu Exenhin theo vấn đề nhưng nhìn chung chưa có độ sâu
và chưa có sức bao quát. Hầu hết các tác giả nói trên đều quan tâm
đến khía cạnh Exenhin chứng nhận của một giai đoạn lịch sử đầy biến
động và chỉ ra bi kịch tinh thần của nhà thơ khi ông đang “trăn trở day
dứt, vật lộn với chính bản thân mình để hòa nhận với cuộc đời” ít
người trong số họ nhắc tới những vần thơ trong sáng thể hiện sự
thanh khiết của một tâm hồn, sự tinh tế trong việc cảm nhận thế giới
ngoại cảnh của thi sĩ.
Tác giả Đoàn Hương, khi đi tìm những nét đặc sắc trong thế

giới nghệ thuật thơ Nguyễn Bính đã có liên hệ tới Exenhin. Bà khẳng
định: “xét về vị trí của hai nhà thơ trong nền văn hóa dân tộc thì có
những nét gần gũi nhau, giống nhau và lí giải nguồn gốc của sự tương
đồng: cả hai người đều tìm đến văn hóa dân gian để trở thành những
nhà thơ chân quê [ 579, 25 ]. Điều đó đã gợi mở những điều hết sức
mới mẻ về nhà thơ Nguyễn Bính đồng thời giúp chúng ta co một cách
nhìn và cách đánh giá thơ Exenhin trên một góc đọ khác. Với đề tài
X. A Exenhin và Nguyễn Bính nhìn từ góc độ so sánh loại hình, nhười
viết sẽ chỉ ra những nét đặc sắc về thế giới nghệ thuật thơ Exenhin
trong tương quan với thế giới nghệ thuât thơ Nguyễn Bính. Từ đó làm
rõ đặc trưng của văn hóa truyền thông mà mỗi nhà thơ trên tiếp nhận.
Có thể thấy đây là một hướng đi mới trong việc nghiên cứu một nhà
thơ Nga vĩ đại trên cơ sở những lời nhận định những bài viết trên làm
định hướng, người viết hi vọng sẽ góp một tiếng nói nhỏ vào việc
thẩm định văn chương và khơi mở những gì còn chìm sâu trong bí
mật về Exenhin.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, người viết đề ra cho mình những nhiệm
vụ sau:
Góp phần khẳng định thêm giá trị của thơ Exenhin và thơ
Nguyễn Bính trong nền văn học thế giới đồng thời chỉ ra sự gặp gỡ
ngẫu nhiên mà kỳ lạ giữa hai nhà thơ vốn có sự cách biệt về không
gian và thời gian văn học. Từ đó chỉ ra những nét đặc sắc riêng của
mỗi người trong dòng chảy lịch sử văn học dân tộc và văn học thế
giới.
Trên cơ sở so sánh với thơ Nguyễn Bính để khám phá những
giá trị thẩm mĩ còn chưa được hiểu hết trong thơ Exenhin, khám phá
chiều sâu tư tưởng trong thế giới nghệ thuật thơ của Exenhin cũng
như nhận diện rõ hơn một số đặc điểm phong cách nghệ thuật của
nhà thơ này.

3. Phạm vi đề tài và đối tượng nghiên cứu
3.1. Phạm vi
Thật khó có thể nhìn nhận một cách thấu đáo và toàn diện về sự
gặp gỡ giữa Exenhin và Nguyễn Bính trong dòng chảy của nền văn
học thế giới nếu không có một vài hiểu biết về đời thơ và cuộc đời
thực của tác giả. Ở đây người viết không nghiên cứu thơ họ từ góc
nhìn “dánh giá” để chỉ ra sự hơn thua về tài năng nghệ thuật mà đi từ
góc nhìn của một người say mê văn học, để chỉ ra sự độc đáo trong
mỗi hồn thơ.
Sự nghiệp sáng tác của Exenhin và Nguyênc Bính đều rất đồ sộ,
sẽ là quá sức nếu đi vào toàn bộ sự nghiệp sáng tác ấy, vì vậy, để cho
đề tài mang tính tập trung và có sức thuyết phục, người viết sẽ chỉ
khảo sát một số bài thơ viết về quê hương, về mẹ, và một số bài thơ
trữ tình khác. Phạm vi nghiên cứu cụ thể là hai tập thơ: “thơ Exenhin -
Thúy Toàn chủ biên - nhà xuất bản văn hóa” và : Nguyễn Bính - thơ và
đời – NXB văn hóa.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Những nét tương đồng và khác biệt về hồn thơ và thế giới nghệ
thuật thơ của Exenhin và Nguyễn Bính từ góc nhìn của so sánh loại
hình.
4.Phương pháp nghiên cứu:
Thực hiện đề tài này người viết sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp tổng hợp phân tích
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp nghiên cứu tiểu sử
- Phương pháp so sánh
5.Cấu trúc:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận được triển khai trong
hai chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về lí luận so sánh.

Chương 2: X.A.Exenhin và Nguyễn Bính nhìn từ góc độ so sánh loại
hình.
NỘI DUNG
Chương 1: Những vấn đề chung về lí luận so sánh.
1.1. Khái quát về văn học so sánh.
1.1.1. Khái niệm:
Theo Lại Nguyên Ân thì “văn học so sánh” là một chuyên
ngành văn học sử nghiên cứu sự giống và khác nhau, tương quan và
tương tác, liên hệ và ảnh hưởng của các nền văn học khác nhau trên
thế giới [ ].
Sự xuất hiện của văn học so sánh đã không được chào đón
nồng nhiệt, thậm chí có người đã phản đối nó, bởi họ không thấy
được rằng “ mọi nền văn học định kỳ đều cảm thấy nhu cầu quay nhìn
ra nước ngoài” (Goethe) .Khi mà văn học so sánh không còn tồn tại thì
người ta lại nhận ra những yêu cầu bức thiết cần có nó. Đó là cái vòng
luẩn quẩn nhưng là biện pháp hữu hiệu để đi tìm những giá trị vĩnh
hằng của đời sống. Sự giẫm đạp của các bước đi sẽ ít nhiều kinh
nghiệm cho các nhà nghiên cứu văn học.
Thế kỷ XXI, văn học so sánh được chú ý nhiều hơn bởi sự
giao thoa văn hóa ngày càng rộng, nhu cầu tìm hiểu mối liên hệ giữa
các nền văn học càng lớn. Từ đây nhiều người đã quay nhìn lại những
chặng đường mà văn hóco sánh đã đi qua để trầm trồ và thán phục.
1.1.2. Lịch sử ra đời.
Thuật ngữ “ văn học so sánh” sinh ra trên đất Pháp, sau đó lan
sang các nước Châu Âu khác, là một thuật ngữ ít được nhiều người
biết đến. Mãi sau này khi nhu cầu nghiên cứu sự giao thoa ảnh hưởng
giữa các nền văn hóa văn học lớn trên thế giới trở thành bức thiết thì
thuật ngữ này mới được nói đến nhiều hơn.
Trong “tuyên ngôn của Đảng cộng sản”(1847), Mác và Angel
đã chỉ ra xu thế vận động của nền văn học thế giới. Đó là xu thế thoát

khỏi trạng thái “khép kín” “giữ mình” của các dân tộc để hòa mình vào
sự phát triển chung của nhân loại. Và hai ông đã đưa ra một kết luận
xác đáng: “ Tính phiến diện và tính hạn chếcủa dân tộc cũng ngày
càng trở nên khó tồn tại và thế là từ nền văn học của các dân tộc và
địa phương đã hình thành một nền văn học toàn thế giới”. Kết luận
của Mác – Angel đã có tính chất định hướng cho các nhà nghiên cứu
sau này.
Nhiều người trong khi nhấn mạnh tính dân tộc của các nền văn
học đã nhầm lẫn khi cho rằng : Văn học thế giới chỉ là số cộng của các
nền văn học. Thực chất văn học thế giới là những cái chung và cái tốt
đẹp của loài người rút ra từ các nền văn học dân tộc khác nhau. Điều
này đã được nhiều người kiểm nghiệm và chứng minh qua lịch sử
nghiên cứu văn học.Bưu Nam đã khẳng định: “Nền văn học thế giới ấy
không giản đơn là tổng cộng của các nền văn học tách biệt,cũng
không phải là sự hòa tan các nền văn học dân tộc vào cái gọi là văn
học thế giới vô bản sắc mà là một tổng thể văn học các dân tộc đa
dạng, có bản sắc riêng, nhưng có chung những mối liên hệ thời đại
địa phương và xu thế phát triển.(…………………….).
Không chỉ ngẫu nhiên mà từ năm1827, nhà văn lãng mạn Đức
Gocthe đã chủ trương phát triển văn học thế giới: ” …Nếu người Đức
chúng ta không nhìn vượt ra ngoài các khung biên giới hạn hẹp của
chúng ta, thì không có gì dễ bằng việc chúng ta rơi vào căn bệnh tự
phụ thông thái rởm”, tuy nhiên ông cũng cực đoan khi cho rằng : “Ở
thời đại chúng ta, văn học dân tộc không còn có ý nghĩa gì nhiều, bây
giờ là thời đại của văn học thế giới và mỗi chúng ta cần phải góp phần
làm cho thời đại đó hình thành càng sớm càng tốt” (sách?trang?….)
Đây là cơ sở đầu tiên cho sự ra đời của bộ môn văn học so
sánh. Sau này phương pháp so sánh cũng được nhiều ngành khoa
học áp dụng hơn đặc biệt là ngôn ngữ học so sánh và folclo so sánh.
Như vậy, bộ môn văn học so sánh đã có một cơ sở vững chắc

để tồn tại và khẳng định mình. Không có lí do gì để người ta có thể
phủ nhận sự tồn tại của nó. Và chúng ta có thể hình dung quá trình
phát triển của bộ môn văn học so sánh qua các chặng đường lịch sử
như sau:
Nửa cuối thế kỉ XIX: là giai đoạn hình thành và khẳng định. Ở
giai đoạn này có công lao của các nhà sử gia văn học Anh, Pháp,
Đức, Thụy sỹ, Italia.
Nửa cuối thế kỷ XX: là giai đoạn chủ yếu của sự ảnh hưởng
vay mượn. Ở giai đoạn này nổi bật lên một số trường phái thực chứng
lịch sử của một nhóm các nhà nghiên cứu so sánh người Pháp, đại
diện
của nó là Fernaud, Paul van, Tieghem… Đây là giai đoạn mà văn hóco
sánh rơi vào khủng hoảng vì có những ngộ nhận giữa so sánh văn
học và văn học so sánh.
Nửa sau thế kỷ XX, chúng ta lại chứng kiến một sự phục hồi và
phát triển mãnh mẽ của văn học so sánh trên thế giới. Và ngày nay
ngành họ này đã mang tính toàn cầu và toàn diện hóa, dù rằng vẫn
chưa hết những khó khăn song dường như con đường đi ngày càng
rõ, càng thoáng, càng mở ra những triển vọng mới. Đây được coi là
giai đoạn hoàn chỉnh bộ môn văn học so sánh bằng cách mở rộng đối
tượng nghiên cứu của nó sang lĩnh vực các hiện tượng tương đồng.Ở
đây phải kể đến công lao chủ yếu của V.zhir munki và R.E’tiemble.
Đặc biệt Zhimunsxki đã nhắc đến thuật ngữ “loại hình”. Ông nói khi
nghiên cứu các trào lưu tiến hóa văn học quốc tế ,chúng ta cần phân
biệt những điểm tương đồng về loại hình với những sự du nhập văn
học hoặc sự ảnh hưởng” ( theo Nguyễn Văn Dân).
Trong quá trình phát triển văn học so sánh cũng đã hình thành
các trường phái so sánh khác nhau:
Trường phái Pháp: nghiên cứu sự ảnh hưởng, đại diện tiêu
biểu là P.V.Tieghen, J.M.carre’, M.F.Guyard.

Trường phái Hoa Kỳ: Nghiên cứu song song .Đại diện tiêu biểu
là J.Wellec, H.Levin
Trường phái Nga - Xô: Chú ý đến sự tương đồng và sự phát
triển của lịch sử nhân loại, là tiền đề cơ bản cho việc nghiên cứu so
sánh các nền văn học dân tộc.
Giữa thế kỷ XX, hiệp hội văn học so sánh quốc tế được thành
lập tại đại học Oxford (1954) và đại hội lần thứ 1 của hiệp hội họp vào
hạ tuần tháng 9 - 1955 ở Veniríe (Italia). Đó là một thành công lớn của
bộ môn văn học so sánh nói riêng và nền văn học so sánh nói chung.
1.1.3.Văn học so sánh ở VIệt Nam.
So sánh văn học là một hiện tượng chung của tất cả các nền
văn học trên thế giới. Ở Việt Nam bộ môn văn học so sánh cũng đạt
được những thành tựu đáng kể.
Một thực tế cho thấy nền văn học Việt Nam ta từ xưa cho tới
nay chưa bao giờ là một nền văn học cô lập, biệt lập với ảnh hưởng
và tác động từ bên ngoài. Sớm khẳng định bản sắc của mình hàng
nghìn năm trước, văn học Việt Nam đã biết giao lưu và hội nhập quốc
tế. Điều đó được thể hiện trong tất cả các giai đoạn văn học.Từ thời
cổ đại, dấu vết giao lưu được thể hiện rất rõ ràng trong các câu tục
ngữ dân ca, đến các thiên truyền thuyết cổ tích. Thời trung đại dấu vết
giao lưu đậm hơn, thậm chí có thể nói từ sự giao lưu và hội nhập văn
học với văn học phương đông đặc biệt là Ấn độ à các dân tộc khác
mà đã hình thành phát triển văn học Trung Đại Việt Nam.Chúng ta
không có gì phải mặc cảm khi thừa nhận truyền thống cổ điển Trung
Hoa - Ấn Độ trong văn hóa văn học Việt Nam, giống như truyền thống
Hy Lạp – La Mã đối với văn hóa văn học phương Tây. Điều đáng quí
là sự tiếp biến các giá trị bên ngoài không làm biến chất các bản sắc
tự thân mà lại bổ sung tăng cường cho nội lực, nội sinh của văn học
dân tộc. Sang thời kỳ cận đại và hiện đại cũng vậy “ Phương Tây đã
vào chỗ sâu nhất trong tâm hồn Việt Nam”(Hoài Thanh) song điều đó

đã làm cho Việt Nam càng Việt Nam hơn. Và Trần Thanh Đạm đã
khẳng định: “Nền văn học hiện đại Việt Nam đã ra đời và phát triển từ
sự giao lưu, hội nhập gian nan, đầy mâu thuẫn, nghịch lý với văn hóa
Pháp và Phương Tây, và sau này cả văn học thế giới”.
Có thể thấy văn học so sánh ở Việt Nam mang tính quá trình.
Ban đầu nó chỉ những hiện tượng đơn lẻ nhằm khẳng định bản sắc
văn hóa dân tộc trong sự giao lưu hội nhập với nền văn hóa thế giới.
Sau này, nó được mở rộng và trở thành một chuyên ngành không thể
thiếu trong nghiên cứu văn học. Điều này có thể lý giải bằng dòng
chảy lịch sử. Cụ thể là, trong hàng nghìn năm Bắc thuộc, bên cạnh
việc vay mượn học hỏi văn hóa của người Hán, người Việt cũng luôn
có ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Sự tiếp nhận,
ảnh hưởng và sự tự khẳng định bản sắc văn hóa đã làm cho người
Việt luôn tồn tại ý thức so sánh.
Thật thế, trong suốt thời trung đại, thơ ca người Việt luôn mang
âm hưởng Đường thi, thậm chí dùng những điển cổ, điển tích của văn
học Trung Quốc để làm chất liệu văn học. Mặt khác chúng ta cũng ý
thức được rằng chúng ta học hỏi được ở họ những gì và sáng tạo
thêm những gì. Từ thế kỉ XVIII, Lê quí đôn đã viết :” nước Việt Nam ta
mở mang nền văn minh vốn không kém Trung Hoa…”. Trong bài tựa “
Quốc âm từ điệu” Phạm Đình Toác đã cho rằng cần phải phân tích thể
thơ lục bát để thấy cái hay của ngôn ngữ thơ ca Việt nam, thấy khả
năng tranh đua của nó với thơ ca Trung Quốc (dẫn theo Nguyễn Văn
Dân).
Ý thức so sánh nói trên tồn tại xuyên suốt trong quá trình văn
hóa lịch sử Việt Nam. Ở đây các học giả cổ điển Việt Nam đã so sánh
bằng cách phân tích các đặc điểm đặc thù của hai hiện tượng văn hóa
văn học quốc tế được đem so sánh. Đây cũng chính là tiền đề tư
tưởng rất quan trọng cho văn học so sánh của nước ta sau này.
Đầu thế kỉ XX, vị trí chữ quốc ngữ được khẳng định ý thức so

sánh được chuyển từ so sánh Việt Hoa sang so sánh giữa Phương
Đông với Phương Tây nói chung và người Việt Nam với Phương Tây
nói riêng.
Trong bài “Một thời đại trong thi ca” ( thi nhân Việt Nam) lần
đầu tiên Hòai Thanh đã tiến hành so sánh một cách có hệ thống
phong trào thơ mới với thơ ca phương Tây. Ông đã cho thấy sự ảnh
hưởng của thơ pháp với thơ mới là một nguồn ảnh hưởng quan trọng
bên cạnh nguồn ảnh hưởng của thơ ca truyền thống dân tộc, tức là
chú ý đến tính chủ động sáng tạo của nhân tố tiếp nhận. Ông nói :”…
mỗi nhà thơ Việt hình như mang nặng trên đầu dăm bẩy nhà thơ
pháp…” nhưng rồi ông khẳng định : “ Thơ văn Pháp không làm mất
bản sắc Việt Nam”. [ 21,38 ].
Trong cuốn “nhà văn hiện đại Việt Nam” - Vũ Ngọc Phan đã
phê bình quan điểm so sánh luận của Hoài Nam như sau: “Đặt thi sĩ
Việt Nam dưới sự ảnh hưởng những văn hóa Âu - Mĩ, tức gần như đặt
họ theo theo khuynh hướng của mình. Sự thật ảnh hưởng của thơ văn
không phải dễ dàng như thế. Nhiều khi chính những thi sỹ Việt Nam
ấy cũng không biết mình đã chịu ảnh hưởng của Samain, của Gide
hay của Valery là những người chưa chắc họ đã đọc … Tư tưởng của
nhân loại rải rác khắp trên mặt địa cầu, nhiều khi có những chỗ giống
nhau mà không cứ phải là tư tưởng vĩ nhân. Vậy nên ta đặt thi nhân
Việt Nam vào hoàn cảnh Việt Nam mà xét thơ ca của họ, có lẽ thú vị
hơn và đúng sự thật hơn”. [ 22,141 ].
“ Một điều thú vị hơn ở đây là Vũ Ngọc Phan đã đi trước các
nhà so sánh luận thế giới về quan điểm so sánh tương đồng. Ông đã
khuyến cáo trước rằng nhà so sánh luận cần xác định rõ đâu là ảnh
hưởng thực sự, đâu là sự giống nhau đơn thuần (Nguyễn Văn Dân).
Từ quan điểm của Vũ Ngọc Phan đã có rất nhiều công trình
khác nói về các xu hướng của văn học so sánh. Tuy nhiên đó mới chỉ
là những ý kiến lẻ tẻ tập trung trong một bài viết ngắn. Sau này đã có

rất nhiều công trình tiến hành so sánh các hiện tượng văn học có sự
ảnh hưởng lẫn nhau một cách có hệ thống hơn. Chu Văn Sơn trong
khi tiến hành Hoa ác của Baudelaire thì không có Hàn Mạc Tử…
Nguyễn Thị Bích Hải trong khi phác thảo những nét tương đồng
và dị biết của ba thể thơ: tuyệt cú, hai kư và lục bát đã phát hiện ra sự
giao thoa giữa các nền văn hóa Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam đã
có từ rất lâu…
Văn học so sánh ở Việt Nam cũng nằm trong xu thế chung của
nền văn học thế giới – tức là các bước đi của nó không tuần tự và có
khi rơi vào khủng hoảng. Có rấ nhiều người đã nhầm lẫn ngộ nhận khi
muốn khẳng định sức mạnh của văn hóa dân tộc đã phủ nhận những
ảnh hưởng từ bên ngoài. Tất nhiên sự khủng hoảng của văn học so
sánh ở Việt Nam nói riêng và trong nền văn học thế giới nói chung chỉ
là một bước tự hoàn thiện mình của văn học so sánh bởi bất cứ sự đi
lên nào cũng cần có một bước đi tuần tự. Từ sự ra đời cho đến khi nó
đạt được một vài thành tựu nào đấy là cả một quá trình đau xót giống
như tác phẩm văn chương tự mài mòn qua thời gian khắc nghiệt để tự
khẳng định giá trị.
Cho đến nay, văn học so sánh đã có một vai trò rất lớn trong
lịch sử nghiên cứu văn chương. Nhà nghiên cứu Bửu Nam khẳng
định: “Thế kỉ XXI được xem như thế kỉ đăng quang của ngành văn học
so sánh, một lĩnh vực đầy sức sống và triển vọng nhất trong khoa
nghiên cứu văn học và khoa học nhân văn. Sự đăng quang này phù
hợp với tinh thần thời đại: một tinh thần thế giới hóa, toàn cầu hóa,
quốc tế hóa, một thời đại nhấn mạnh đến giao lưu quan hệ đa phương
đa chiều, hợp tác và hội nhập để phát triển như một xu thế chung của
các nước trên thế giứi. (T29 - văn học so sánh - nghiên cứu và triển
vọng).
Những thành tựu mà văn học so sánh đạt được có sự đóng
góp của so sánh loại hình - một phương pháp nghiên cứu độ đáo

được các nhà nghiên cứu Nga Xô chỉ ra vào thế kỉ XX.
1.2.So sánh loại hình với một lối đi riêng.
1.2.1.Khái niệm: Trước tiên cần phải hiể thế nào là so sánh loại
hình. So sánh loại hình là một phương pháp nhằm chỉ ra những nét
tương đồng và khác biệt giữa các nền văn học cách xa nhau về không
gian và thời hian văn học.
1.2.2.Quá trình hình thành.
Thuật ngữ “so sánh loại hình” có một thời kì thai nghén khá lâu
dài, từ thời cổ đại qua plutak trải qua thế kỉ 18 đến những năm 60,
phương pháp loại hình mới chính thức được nhập vào văn học so
sánh nhờ công lao của các nhà so sánh luận Xô Viết.
Từ khi ra đời cho đến khi nó đạt được những thành tựunhất
định thì cũng có không ít những gian nan, Khrapchencô nhầm lẫn khi
tách phương pháp loại hình ra khỏ văn học so sánh. Phương Lựu
không đồng tình với khrapchencô nhưng chỉ gọi phương pháp này là
khuynh hướng. Trần Văn Dân khẳng định phương pháp loại hình
không phải là con đẻ của văn học so sánh, nó có lối đi riêng của nó.
Quan điểm của Trần Văn Dân đã được khẳng định gián tiếp qua nhiều
bài báocủa nhà nghiên cứu khác. Bửu Nam trong bài :” Đặc trưng của
văn học so sánh” (tr30) viết: “Tính loại hình và tính khác biệt được
xem như hai thành tố cơ bản của văn học so sánh” . Quan niệm văn
học thế giới như một giàn hợp xướng khổng lồ của những khác biệt
(altérité) của các nền văn học mỗi quốc gia mà mỗi nền văn học như
một nhạc cụ có âm sắc riêng trong dàn nhạc văn học của khu vực hòa
âm thành các giai điệu đặc sắc gắn với tổng thể chung. Văn học so
sánh vừa tìm cái chung cái tương đồng của thực tại văn học có tính
phổ quát, với phương pháp loại hình ( typologie) vừa tìm đến cái độc
sáng, cái bản sắc, cái đa dạng, cái khác biệt chung đó với phương
pháp khu liệt. Có thể nói văn học so sánh vừa hướng tới cái thống
nhất, cái đơn nhất trong sự đa dạng của những khác biệt để tìm đến

khái quát các chuỗi (rériter) của cái chung. Sự biện chứng giữa tính
loại hình và tính khác biệt chính là sự biến chứng giữa cái chung và
cái riêng, cái phổ quát và cái độc đáo. Như vậy Bửu Nam trong khi
chia tách tính loại hình và tính khác biệt đã một lần nữa khẳng định
con đường riêng của so sánh loại hình.
Thế kỉ XVIII ở Châu Âu những người mở đường cho văn học
so sánh đã bắt đầu nghiên cứu những ảnh hưởng trong văn học từ đó
họ tìm ra nguồn gốc vay mượn để đánh giá nguồn gốc của ngừoi cho
vay Vantieghem đã khẳng định :”…Thuật ngữ “so sánh” cần phải trút
bỏ mọi giá trị thẩm mĩ và nhận lấy một giá trị lịch sử, còn việc tìm ra
những điểm giống nhau giữa hai hay nhiều tác phẩm chỉ là điểm xuất
phát cần thiết cho phép chúng ta phát hiện một sự ảnh hưởng, một sự
vay mượn và từ đó có thể phần nào giải thích một tác phẩm thông qua
một tác phẩm khác ?(theo Nguyễn Văn Dân).
Có rất nhiều nhà nghiên cứu đã phê phán quan điểm của
vantieghem và chỉ ra những hạn chế của ông nhưng vẫn thừa nhận
phương pháp lịch sử của ông. Thực tế là văn học so sánh chỉ có thể
thoát khỏi sự khủng hoảng bằng cách tự phát triển, tự vượt lên những
định kiến cũ và hạn chế để tìm đến những chân trời mới và nó đã tìm
đến một đối tượng khác, rất phong phú có ích cho nghiên cứu văn học
: nghiên cứu những điểm tương đồng ngoài quan hệ trực tiếp. Từ đó
việc tiếp cận văn học theo phương pháp so sánh loại hình ra đời ngẫu
nhiên nhưng là tất yếu đối với lịch sử văn học.
Lối đi riêng của văn học so sánh được thể hiện rất rõ trong
hướng nghiên cứu. Nếu như phướng pháp thực chúng đi tìm sự giống
nhau giữa các hiện tượng văn học quốc tế để từ đó rút ra mức độ ảnh
hưởng và vay mượn trong văn học còn phương pháp loại hình là
nghiên cứu sự tương đồng lịch sử ( bao gồm tương đồng cùng thời và
tương đồng kế tiếp) và tương phi lịch sử.
Như vậy, việc nghiên cứu văn học theo phương pháp so sánh

loại hình đã mở ra những chân trời rộng rãi hơn so với việc nghiên
cứu các mối quan hệ trực tiếp. Nó góp phần lí giải tại sao, từ rất xa
xưa có rất nhiều tác phẩm văn học vốn không có mối quan hệ gì với
nhau nhưng lại có những quan điểm tương đồng đến kì lạ. Truyện
Tấm Cám ở Việt Nam và một số truyện giân gian của người Indonexia
là như vậy, những sáng tác của Nam Cao so với những sáng tác của
Trekhôp cũng là như vậy…Nhiều người đã lí giải sở dỉ những tác
phẩm văn họcvà những hiện tượng văn học ấy có những điểm tương
đồng vì tác giả này đã chịu ảnh hưởng từ tác giả kia , tư tưởng quan
điểm nghệ thuật thậm chí ảnh hưởng cả cách viết và việc sử
dụngngôn từ. Thực ra giải thích như vậy là có phần không thỏa đáng
bởi vì có những tác giả không hề đọc tác phẩm của mhau mà những
tác phẩm của họ vẫn có sự gặp gỡ. Trường hợp Nguyễn Bính và
Exenhin là như vậy. Ở đây chỉ có thể đặt sáng tác của hai nhà thơ, hai
nhà văn trong hoàn cảnh lịch sử xã hội mà xét - Phương pháp này
cho phép chúng ta vượt qua sự giống nhau “bề ngoài” đi vào sự giống
nhau “bên trong” - sự giống nhau bản chất trong sáng tác của họ. Từ
đó mới có thể lí giải một cách đầy đủ và thuyết phục sự tương đồng kì
lạ và những nét khác biệt độc đáo của bất kì một hiện tượng văn học
nào.
Theo quan điểm như vậy, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đi tìm
mức độ ảnh hưởng của nền văn học các nước khác vào nền văn học
dân tộc.
Đào Tuấn Ảnh khi đặt Nam Cao và Trekhov bên cạnh nhau đã
nhìn thấy cả một điều kì diệu: Trekhov giống như một lăng kính lớn
qua đó thấy rõ hơn các góc cạnh sáng tác của Nam Cao, đồng thời
cũng chỉ ra sự chuyển tiếp của chủ Nghĩa hiện thực kiểu cổ điển sang
một giai đoạn mới như là một qui luật phổ cập trong văn học thế giới.
Phong Lê trng bài “Trekhov và nam Cao” - Nhìn từ hai nền văn
học” đã tìm ra một hành trình độc đáo Trekhov(1860-1940) - Lỗ

Tấn(1881 - 1936) Nam Cao(1917 - 1951) cho ta sự hình dung gắn nối
Đông Tây, khu vự và nhân loại đã có thể diễn ra trong bối cảnh mới
của thời đại như thế nào để đến cùng một đỉnh cao và điểm nối…
So sánh loại hình có một lịch sử riêng như vậy và những gì mà
nó đem lạicũng thật lớn lao. Nghiên cứu Exenhin và Nguyễn Bính theo
hướng này chúng ta phải đặt hai ông vào bối cảnh chung của thời đại
lịch sử.
1.3.Sự tiếp xúc giữa văn học Nga và văn học Việt Nam.
Nền văn học Nga thật đồ sộ và có sức lôi quốn kỳ diệu. Sức
mạnh nghệ thuật của nó đã vượt qua biên giới hạn hẹp của một quốc
gia và đến với nhiều nước trên thế giới. Với văn học Việt Nam, văn
học Nga cũng có những ảnh hưởng nhất định. Để có thể khẳng định
đó là sự ảnh hưởng trực tiếphay gián tiếp, chúng ta phải đặt những
tác phẩm văn học đó theo hệ thống, đồng thời đi tìm sự thật lịch sử và
sự thật cuộc đời đằng sau những tác phẩm đó. Chắc chắn rằng giữa
người Việt và người Nga không hề có những mối giao lưu văn hóa
trực tiếp nhưng từ rất lâu truyền thống và vẻ đẹp dân tộc Nga được
người Việt biết đến và một lòng ngưỡng mộ. Trong thời kì lịch sử đầy
những biến cố dữ dội thì sức mạnh của người Nga, tinh thần Nga có
tác dụng cổ vũ rất lớn trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của
người Việt. Vậy thì thơ ca Nga đến với Việt Nam bằng cách nào ?
Phạm Tiến Duật đã nói đến con đường kì diệu thơ ca Nga - đến với
đát nước chúng ta là con đường đi qua các ca khúc Nga. Hàng loạt
các bài thơ đã để lại dấu ấn đậm trong lòng người Việt bằng giai điệu
trữ tình ngọt ngào của các khúc ca, bài thơ “ mình tôi đi trên đường”-
của nhà thơ lermontop - nhạc sĩ Trelop, bài thơ Cachiusa -
(M.Isakovski) - do M.blanter phổ nhạc…Không chỉ thế, thơ ca Nga còn
đến với Việt Nambằng con đường nghien cứu và dịch thuật. Có những
bài thơ Nga khi được dịch ra tiếng Việt đã có sức hấp dẫn lớn hơn
nhiều so với nguyên tác ( bài thơ “đợi anh về” - Ximônốp - do Tố Hữu

dịch), theo Phạm Tiến Duật thì thơ ca Nga ảnh hưởng trực tiếp đến
thơ Việt Nam, biểu hiện trước hết ở hình thức thơ ,mà Maiacôpxki là
đại diện tiêu biểu. Lối thơ bậc thang của ông đã được nhiều nhà thơ
Việt áp dụng thành công, trong đó có Trần Dầu. Mặt khác sự ảnh
hưởng trực tiếp ấy được biểu hiện ở tư tưởng nghệ thuật cụ thể là
tinh thần thời đại trong thơ ca Nga đã trở thành biểu tượng trong thơ
Việt
Trong khi nói đến sự ảnh hưởng trực tiếp của thơ ca Nga đến
thơ ca Việt, Phạm Tiến Duật cũng nhấn mạnh: tác động của thơ ca
Nga đến thơ ca Việt Nam nằm ở con đường khác, con đường phi
ngôn ngữ, điều đó đã gợi mở cho việc nghiên cứu sự ảnh hưởng giao
tiếp của văn học Nga với văn học Việt.
Thạch Lam trong theo dòng 1941 đã từng nói đến sức hấp dẫn
của văn học Nga, và theo ông Dostôievxki là” nhà tiểu thuyết có giá trị
nhất thế kỉ và toàn cầu”. Ta hiểu vì sao Thạch lam lại có quan niệm:
Cái đẹp luôn lẩn quất ở nơi hang cùng ngỏ hẻm, phải nhạy cảm và
tinh tế mới có thể nhận ra, ranh giời giữa thiện và ác mong manh như
sợi tóc, chỉ trong một giây con người có thể đánh mất chính bản thân
mình. Quan niệm này rất gần quan niệm “Cái đẹp cứu dỗi thế giới”
của Dostoievxki.
Một trong những tác giả có ảnh hưởng mạnhmẽ đến văn học
Việt Nam là Levtolstôi. Nguyên Hồngkhi đọc kịch “Vũ Như Tô” của
Nguyễn Huy Tưởng đã liên tưởng đến “chiến tranh hòa bình” của ông.
Ông đã gọi Nguyễn Huy Tưởng là Levtolstôi Việt Nam khi chỉ ra rằng “
Chất sử thi và qui mô hoành tráng của chiến tranh và hòa bình chắc
không chỉ để lại dấu ấn đậm nét trong thiên tiểu thuyết cuối đời của
ông là “sống mãi với thủ đô” mà còn phảng phất trong kịch vũ Như
Tôn ngay từ khi ông khởi nghiệp.
Sức ảnh hưởng của văn học Nga tới văn học Việt Nam sâu
rộng như vậy, nhưng không phải mọi sự ảnh hưởng đều có nguồn gốc

rõ ràng. Như Trekhov vaới Nam Cao,Dostoiepxki với Thạch Lam, … là
những ảnh hưởng trực tiếp, còn Exenhin với Nguyễn Bính là ảnh
hưởng gián tiếp. Trên con đường về với chân quê Nguyễn Bính đã
gặp gỡ Exenhin từ góc nhìn và tư tưởng nghệ thuật . Ở đây chúng ta
không đi tìm dấu ấn người Nga trong những tác phẩm của Nguyễn
Bính mà đi tìm những giá trị nghệ thuật đã có sức ám ảnh đối với
nhiều thế hệ bạn đọc. Đã có rất nhiều người áp dụng thành công việc
nghiên cứu văn học theo phương pháp loại hình và khám phá ra
những điều độc đáo từ tác phẩm văn học. Đi theo hướng này có rất
nhiều thuận lợi và khó khăn, song điều quan trọng là chúng ta tìm ra
được chân lí nghệ thuật.
Chương 2: X. A. Exenhim và nguyễn Bính nhình từ góc độ so sánh
loại hình
2.1.Sự gặp gỡ ngẫu nhiên và kì lạ.
2.1.1. Những nét tương đồng về nguồn gốc hình thành hồn thơ.
Nói đến nguồn gốc hình thành hồn thơlà nói đến những yếu tố
đã tác động đến tư tưởng thẩm mỹ và tâm hồn của người nghệ sĩ. Có
thể tìm đến những đầu mối quan trọng gắn Exenhin và Nguyễn Bính
trong những nét giống và khác nhau giữa hai người từ nguồn gốc hình
thànhhồn thơ. Cũng như rất nhiều nghệ sĩ khác, ở Exenhin và Nguyễn
Bính nguồn gốc hình thành nguồn thơ không tách rời khỏi những yếu
tố con người thời đại và vốn sống cá nhân. Tất nhiên chúng ta không
loại trừ sự ảnh hưởng của tính cách và tâm hồn dân tộc đối với thi ca
của họ.
Trước hết, cần nhận thấy cả Exenhin và Nguyễn Bính đều
mang trong mình gốc gác nông dân thuần phác. Xegây
Alechxanddrovits Exenhin sinh ở lành Kônxtantinônvô, tỉnh Riatan
trong một gia đình nông dân. Từ thuở nhỏ đã được dạy dỗ tại gia đình
ông ngoại, một con người tháo vát và khá giả am hiểu sách nhà thờ.
Thưở nhỏ Exenhin đã được cậu rèn cho lòng dũng cảm và sự táo

bạo. Tuổi thơ dữ dội, và tràn ngập yêu thương đã trở thành giấu ấn
quan trong thơ Xergây. Xuất hiện trong đó là hình ảnh người mẹ, hình
ảnh con đường, hình ảnh cây thùy dương…là cái rất gần gũi với tuổi
thơ của tác giả. Đặc biệt hình ảnh cây thùy dương cứ trở đi trở lại như
một ám ảnh. Nhà thơ say sưa ca ngợi vẻ đẹp của nó bằng tình yêu
của một người nông dân thuần hậu:
“Mái tóc xanh
Lồng ngực tròn thiếu nữ
Ôi bạch dương, bạch dương mảnh dẻ
Cớ chi người nhìn mãi xuống đầm
Gió nói gì bên tai người thì thầm ?
Và cát nữa, cát nói điều gì vậy ?
Hay ngươi muốn vầng trăng làm lược chải
Êm êm trên mái tóc cây cành?”…
(Anh Ngọc dịch)
Bài thơ được viết tặng Kasina Liđiya Ivanôpna- nữ chủ nhân
thái ấp ở làng Bônxtantinôvô nơi mà Exenhin đã sinh ra và lớn lên ở
đó kỷ niệm nhân một chuyến về thăm làng đã được nhà thơ ghi lại rất
chân thành và cây bạch dương thì mãi mãi trở thành biểu tượng về vẻ
đẹp và lòng trung hậu. Như vậy là gốc gác nông dân đã giúp cho
Exenhin có được sự chân thành đến tận độ trong sáng tạo nghệ thuật.
Cũng giống như Xecgây ,Nguyễn Bính sinh ra và lớn lên ở một miền
quê nghèo khó. Cụ Nguyễn Đạo Bình, thân sinh Nguyễm Bính làm
nghề dạy học, tính tình điềm đạm, hiền lành. Thân mẫu Bùi Thị Miện
nết na xinh đẹp, con gái một gia đình khá giả, có truyền thống yêu
nước. Sau khi mẹ qua đời, Nguyễn Bính đã được cậu ruột đón về nuôi
ở một làng đồng chiêm hẻo lánh ,ven đô, đẹp như một bức tranh. Chất
quê kiểng mộc mạc bình dị đã thấm đẫm trong thơ Nguyễn Bính ngay
từ những buổi đầu cầm bút. Sau này Nguyễn Bính luôn cố gắng giữ
được mạch thơ vừa dung dị vừa mang nét đặc sắc riêng của vùng

nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Phủ Lý…Bài thơ “ Cô hái mơ” là một
bài thơ như vậy. Hình ảnh bến nước và cô gái chiều chiều chờ
kháchqua sông đã dệt nên những câu chuyện tình yêu ngang trái. Đấy
là cảm quan bị chi phối bởi cái nhìn rất dân quê.
Như vậy, cả trong thơ Exenhin và trong thơ Nguyễn Bính đều
mang đậm dấu vết tinh thần của người dân quê. Exenhin thì luôn
mong muốn mình là người hát mãi bài hát “nỗi sầu đồng ruộng nước
Nga vàng” còn Nguyễn Bính thì nài nỉ đến thắt lòng” van em em hãy
giữ nguyên quê mùa”. Tất cả đều bị chi phối bởi cái tinh thần dân quê
mà những nhà thơ đã trót nặng mang không muốn giủ bỏ.
Ngoài sự ảnh hưởng của những yếu tố quê hương, gia đình
trong thơ Exenhin và Nguyễn Bính đều mang đậm dấu ấn của yếu tố
thời đại lịch sử. Thơ của Exenhin bắt nguồn từ trong căn nhà gỗ nông
dân, từ ngọn nguồn, ngôn từ nhân dân, trải qua thử thách của cả thời
đại bão tố cuộc thế chiến 1914 – 1918, cuộc cách mạng tháng hai,
cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng mười vĩ đại, cuộc nội chiến,
giai đoạn bắt đầu biến đổi về kinh tế xã hội và kinh tế nông thôn Nga,
rồi thời ky kinh tế mới. Thơ ca Exenhin phản ánh đầy đủ những chặng
đường ấy trong cuộc đời của nhà thơ. Chính Exenhin đã tự nhận xét:
“Những điều gì khác liên quan đến tiểu sử của tôi đều chứa đựng
trong thơ của tôi” (dẫn theo Thúy Toàn).
Gắn liền với một thời đại bão táp cách mạng, gắn liền với tình
yêu lớn lao với tổ quốc thơ Exenhin cũng mang đầy những mâu
thuẫn, trong đó khối mâu thuẫn lớn nhất chính là mâu thuẫn giữa thơ
và thời. Đúng như nhận định của tác giả hà Thị Hòa: “Trong tất cả
những mâu thuẫn mà nhà thơ trải qua có lẽ cái mâu thuẫn giữa thơ và
thời là nặng hơn cả” (………). Từ đó dấy lên trong lòng nhà thơ những
nghi ngờ đổ vỡ. Một mặt ông tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng
Tháng Mười, mặt khác ông lại lo sợ những giá trị tinh thần sẽ bị phá
vỡ trong một thời kỳ lịch sử mới. Trước cuộc sống lịch sử xã hội diễn

biến đầy phức tạp, Exenhin không hề quay lưng lại với thời cuộ …mà
luôn trăn trở đi tìm ý nghĩa của sự sống cho dù cuộc hành trình “đi tìm”
đó đầy sóng gió và không tránh khỏi những đớn đau. Xergay Exenhin,
một nghệ sỹ ưu tú của thời đại những cuộc cách mạng Nga đã sớm
bắt kịp những vang âm của thời đại và trở thành nhà thơ Nga chân
chính, từ những sáng tác đầu tiên Exenhin đã luôn nói đến hiện thực
chung quanh đến cuộc sống bị áp bức và nặng nhọc của đồng bào
đến lòng yêu quê hương tổ quốc.
Thôi đủ rồi mục nát với rên đau
Thôi đủ rồi ngợi ca quân ti tiện
Đất nước Nga đã thức tỉnh ngửng đầu
Giũ sạch trên thân người hắc ín
“Trong những ngày tiền khởi nghĩa sục sôi trên khắp nước Nga,
Exenhin đã đi đến nhiều nơi, từ vùng biển Bắc như Hải cảng
Mournpanche cho tới miền bình nguyên Ukraina và cả bão biển Kriem
ấm áp nắng gió chan hoà. Những chuyến đi ấy đã giúp ông hiểu rõ
thiên nhiên Nga giàu đẹp, kì vĩ và nhân dân Nga thuần hậu mến
khách, song đang phải chịu nhiều đoạ đày đau khổ dưới ách tư sản
chuyên chế, Bởi thế nên khi cách mạng tháng Mười 1917 nổ ra và
thành công, một mặt Exenhin vui mừng chào đón song mặ khác do
chưa hiểu ông cũng hoài nghi e sợ rằng cách mạng vô sản sẽ làm lu
mờ, đảo lộn cả phần đẹp đẽ bình yên trong tập tục đời sống nông
thôn, ông ca ngợi vẻ đẹp của nó và cũng bày tỏ một nỗi lo âu về sự
thành thị hoá nông thôn theo đà phát triển của kĩ thuật” ( Dẫn theo
Thuý Toàn)
Trước cách mạng tháng 10 trong thơ Exenhin thường vang lên
khát khao được nhìn thấy toàn diện quê hương biểu hiện qua những
trăn trở về tình trạng trì đọng đói nghèo nàn lạc hậu của quê hương.
Hiện thực ảm đạm của nước Nga luôn ám ảnh nhà thơ, hiện hình
trong thơ những hình ảnh làng quê tiêu điều xơ xác:

Lều gỗ thẩy đều xiêu vẹo
Vẻn vẹn được năm ba
Mái phồng lên bọt trắng
Trong ánh nắng chiều tà
Dưới mái hiên che phủ
Vì kèo long lô xô
Gió rắc ánh dương vụn
Lên mặt mốc xám tro
(1914- Thuý Toàn dịch)
Đã bao lần nhà thơ phải kêu lên thống thiết: “Ôi quê hương u ám mưa
nhiều.
Sự im lặng nay đây mai đó”
“Ôi quê hương tôi nỗi buồn lưu cữu”, “Miền quê ta hoang vắng, miền
quê ta trống trải” và day dứt không nguôi cho số phận những người
nông dân hiền lành lầm lũi ngàn đời trong cơ cực trong đói rách kiệt
quệ dưới chế độ Nga Sa Hoàng .
Chính vì vậy, khi cách mạng tháng Mười nổ ra Exenhin đã bộc
lộ một nguồn nhiệt hứng mãnh liệt với hy vọng lớn lao về một sức
mạnh kì diệu đổi thay
Ôi tôi tin, tôi tin đời hạnh phúc.
Và mặt trời còn chưa tắt hào quang.
Như một kẻ nguyện cầu thân đỏ rực
Hoàng hôn loan báo trước một tin lành
Ôi tôi tin, tôi tin đời hạnh phúc (1917- Thuý Toàn)
Những rung cảm mãnh liệt như thể là một điểm nhấn đặc biệt quan
trọng trong bức tranh tâm trạng hầu như luôn thấm một “nỗi sầu đồng
ruộng” của cái tôi trữ tình. Exenhin hiều rằng cuộc cách mạng là một
bước ngoặt vĩ đại của lịch sử nước Nga , nó là sự hiện thực hoá khát
vọng về tự do cho dân tộc Nga qua Những Puskin, Lecmôntop.
GôgolTuôcghênhép, L. Tônxtôi, Đôtxtôiepxki Như vậy niềm tin càng

lớn bao nhiêu thì sau cách mạng sự đổ vỡ niềm tin càng gây nên
những bết đau tinh thần lớn bấy nhiêu. Sự thật là sau cách mạng
tháng Mười Exenhin đã rơi vào khủng hoảng tinh thần rất lớn. Điều
này đã tạo nên chiều sâu trong thơ trữ tình Exenhin.
Nếu như cách mạng tháng Mười và những biến cố dữ dội của nó đã in
đậm dấu ấn trong thơ xecgây Exenhin thì cách mạng tháng Tám ở
Việt Nam cũng ít nhiều ảnh hưởng đến hồn thơ Nguyễn Bính. Trước
cách mạng Nguyễn Bính là một nhà thơ thuần phác dân quê. Thơ
Nguyễn Bính mang bóng dáng của những người nông dân suốt một
đời lam lũ nhưng tâm hồn thì rất thanh sạch. Trước sự chuyển mình
dữ dội của lịch sử, Thơ Nguyễn Bính đã có chý ý đi sâu bám sát thực
tại lịch sử. Tuy nhiên đấy là những vần thơ không mấy đặc sắc bởi nó
không phù hợp với diễn biến tâm trạng của nhà thơ. Nhiều người đã
đánh giá rất cao tinh thần dân tộc của ông vì họ cho rằng Nguyễn Bính
là nhà thơ của xã hội cũ từng “bị chà đạp, khiến cho lận đận long
đong, nhất định phải là một nhà thơ yêu nước” Điều đó chưa được lý
giải cặn kẽ nhưng có một điều chắc chắn là sau cách mạng ,Nguyễn
Bính đã lột xác, sáng tác khoẻ”. Và những bài thơ, tập thơ của ông lần
lượt ra đời, thể hiện rất rõ tâm tư tình cảm của thi sỹ. Giá trị lớn nhất
của thơ Nguyễn Bính nằm ở mảng thơ viết về nông thôn nhưng mang
sức ám ảnh nhiều nhất phải là kể đến nhưng bài thơ viết về thành thị,
khi mà cuộc sống đô thị hiện đại phá vỡ giá trị truyền thống lôi con
người ra khỏi tổ ấm của mình thì sự ngóng vọng về miền quê yêu dấu
là một điều tất yếu. Thủa nhỏ Nguyễn Bính sống ở quê nên ông đã
tiếp thu trọn tinh hoa của nền văn minh trên nền văn minh xóm làng ấy
đã tạo nên một chất thơ riêng biệt kết đọng trong thơ Nguyễn Bính
.Tuổi hoa niên Nguyễn Bính sống ở thành thị và sớm trở thành trí thức
của đô thị. Cuộc sống thị dân hiện đại tuy lạ lẫm với mọi người nhà
quê song cũng hấp dẫn hồn thơ Nguyễn Bính và ông trở thành người
lái đò qua lại giữa hai bờ sông nông thôn và thành thị đông và tây trên

dòng sông văn hoá của buổi giao thời. Điều đó đã tạo cho thơ Nguyễn
Bính những âm hưởng lạ kì da diết. Như vậy là yếu tố thời đại tác
động đến hồn thơ Nguyễn Bính không hẳn là những biến cố dữ dội
của lịch sử mà chính là sự chuyển mình của nền văn minh nông
nghiệp lúa nước sang nền văn minh đô thị hiện đại. Ở Nguyễn Bính
không có sự khủng hoảng tinh thần lớn như ở Exenhin nhưng những
chuyển biến tâm trạng của ông trước thời đại lịch sử giống như nhà
thơ Nga ấy hết sức phức tạp. Những biến cố lịch sử ấy đã tác động
mạnh mẽ tới hồn thơ của họ, Thơ Exenhin thì mang nặng nỗi buồn
đau. Còn với Nguyễn Bính sự đổi thay thời cuộc đã đem lại cho thơ
ông mối sầu đô thị và sự thương tiếc khôn nguôi vẻ đẹp truyền thống
của quê hương cùng với những chuyển biến của dòng chảy lịch sử thì
hồn thơ của họ cũng có những thay đổi. Exenhin từ một người hát mãi
bài ca đồng ruộng buồn trở thành người ca ngợi sự đổi thay kì diệu
của quê hương. Còn Nguyễn Bính từ chỗ viết rất hay về văn hoá làng
quê với những giấc mơ huyền thoại xoay sang viết thấm thía về nỗi
sầu đô thị.
Một phương diện quan trọng khác ảnh hưởng đến hồn thơ của hai thi
sỹ chính là tính cách và tâm hồn dân tộc trong cuộc hành trình đi tìm:
tính cách và dân tộc” đã phát hiện ra rằng: Những nét đậm trong tính
cách Nga chính là lòng nhiệt thành, sự bột phát, lòng yêu cái đẹp, sự
thông thái sự đau khổ, thiên chiam sự thánh thiện Tất cả điều đó
vừa tạo nên nét đẹp, vừa mạnh mẽ vừa mang nỗi nuồn thẳm sâu.
Lòng yêu cái đẹp Nga bộc lộ một tìnhyêu sâu sắc và buồn bã với thiên
nhiên Nga mênh mông và huyền bí, yêu những tâm hồn trong sáng
như một chiếc đĩa bạn không chỉ thể hiện ở những thiếu nữ Nga hiền
thục mà ở cả vũ trụ những khía cạnh này được biểu hiện rõ không chỉ
trong thơ Exenhin mà còn trong thơ của nhiều nhà thơ khác. Ta hiểu vì
sao thơ Exenhin vừa thấm đẫm nỗi buồn muôn thủa vừa mang vẻ đẹp
Nga không thể phai mờ. Đọc thơ ông ta thấy hình ảnh những người

phụ nữ mạnh mẽ nhân hậu, giàu đức hi sinh những hình ảnh thiên
nhiên dữ dội khốc liệt những cũng rất trữ tình đằm thắm. Đấy là những
khía cạnh tinh thần đã được Exenhin thể hiện rất thành công trong
những vần thơ trong trẻo có sức ngân vang. Khác với người Nga, tính
cách và tâm hồn Việt được soi chiếu từ nền văn minh nông nghiệp lúa
nước, nền văn hoá xóm làng. Tình yêu của người Việt có sự chân
thành giản dị, mang những giá trị người phổ quát. Đó cũng là những
dòng cảm xúc chính trong thơ Nguyễn Bính. Xuất hiện trong thơ ông
là những hình ảnh giản dị, gần gũi với đời sống thường ngày của
người dân. Người ta nói thơ Nguyễn Bính đậm chất trữ tình cũng bởi
nguồn mạch chính trong thơ ông là tình yêu đối với đồng đất quê
mình.
Như vậy Nguyễn Bính và Exenhin đã gặp gỡ nhau trong cách
tiếp cận nền văn hoá dân tộc. Đó không đơn giản là việc họ đưa chất
liệu truyền thống vào thơ, cái chính là ở chỗ họ đã nhào nặn nó thành
dòng cảm xúc, tạo nên những âm hưởng da diết cháy lòng trong thơ.
Cả thơ Exenhin và thơ Nguyễn Bính đều thể hiện rất rõ tính cách và
tâm hồn dân tộc mà hệ quy chiếu chung giữa hai người là truyền
thống văn hoá. Là sự hoà quyện giữa các yếu tố quê hương gia đình
và thời đại hồn thơ Exenhin và Nguyễn Bính đã có sự gặp gỡ nhau ở
ngay cách thể hiện cảm xúc trong thơ. Đi vào thế giới nghệ thuật thơ
thì chúng ta sẽ thấy rất rõ điều đó
2.12. Những nét tương đồng về thế giới nghệ thuật thơ.
Thế giới nghệ thuật trong thơ chính là thế giới hình tượng đã được
lồng vào đó tư tưởng thẩm mỹ của người nghệ sỹ . Theo quan điểm

×