Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục giới tính cho con

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.43 KB, 37 trang )

GVHD: Trần Thanh Hương
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI
***
BÁO CÁO THỰC TẬP
VAI TRÒ CỦA CHA MẸ TRONG GIÁO DỤC GIỚI
TÍNH CHO CON
( Nghiên cứu trường hợp tại xã Tế Lợi – Huyện Nông Cống – Tỉnh Thanh
Hóa)
Chuyên ngành đào tạo: XÃ HỘI HỌC
Lớp : K56 XHHA
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 11
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Trần Thanh Hương

GVHD: Trần Thanh Hương
MỤC LỤC
MỤC LỤC
3.1 Nhận thức và thái độ của cha mẹ về GDGT cho con
3.1.1 Nhận thức của cha mẹ về GDGT cho con
3.1.1.1 Nhận thức của cha mẹ về tầm quan trọng của việc GDGT cho con
3.1.1.2 Nhận thức của cha mẹ về độ tuổi GDGT cho con
3.1.2 Thái độ của cha mẹ về GDGT cho con
3.2 Nội dung GDGT cho con của cha mẹ
3.2.1 Nội dung người cha GDGT cho con
3.2.2 Nội dung người cha GDGT cho con
3.2.3 Hình thức tiếp cận thông tin
3.3 phương pháp GDGT cho con của cha mẹ
3.4 Một số khó khăn của cha mẹ trong GDGT cho con
III: KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
PHẦN IV: KẾT LUẬN
CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA CHA MẸ TRONG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO CON
3.1 Nhận thức và thái độ của cha mẹ về GDGT cho con
3.1.1 Nhận thức của cha mẹ về GDGT cho con
3.1.1.1 Nhận thức của cha mẹ về tầm quan trọng của việc GDGT cho con
3.1.1.2 Nhận thức của cha mẹ về độ tuổi GDGT cho con
3.1.2 Thái độ của cha mẹ về GDGT cho con
3.2 Nội dung GDGT cho con của cha mẹ
3.2.1 Nội dung người cha GDGT cho con
3.2.2 Nội dung người cha GDGT cho con
3.2.3 Hình thức tiếp cận thông tin
3.3 phương pháp GDGT cho con của cha mẹ
3.4 Một số khó khăn của cha mẹ trong GDGT cho con
III: KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

GVHD: Trần Thanh Hương
PHẦN I: GIỚI THIỆU
1. Tính cập thiết của đề tài
Từ xa xưa, vấn đề giới tính, tình dục căn bản là một vấn đề tế nhị, ít người nói đến. Trong
thời kỳ mở cửa giao lưu văn hóa như hiện nay giữa các dân tộc, các quốc gia với nền khoa học
hiện đại đang phát triển mạnh. Việc giáo dục giới tính góp phần xây dựng nhân cách con người,
hình thành nhân cách ở mọi cá nhân. Để giúp con người phát triển bình thường và phát triển toàn
diện về nhân cách, chúng ta cần đưa nội dung giáo dục giới tính vào trong hoạt động giáo dục
của xã hội. (Bùi Ngọc Oánh, 2006). Giáo dục giới tính (GDGT) cho trẻ em có thể từ trong gia

đình, trong nhà trường và ngoài xã hội. Tuy nhiên, vấn đề giáo dục giới tính trong nhà trường ở
nước ta còn đang được tranh luận nên được giáo dục như thế nào? Là môn học chính hay chỉ là
giờ ngoại khóa? Độ tuổi nào, cấp nào nên học và chương trình như thế nào cho thích hợp? thì
phải cần thiết phải đẩy mạnh vai trò của gia đình trong việc GDGT. Đặc biệt là vai trò của cha
mẹ. (Đào Thị Vân Anh, 2011)
“Gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên của con người mà mỗi cá nhân đều phải trải
qua” (Lê Thị Quí, 2009, trang 124-5). Cha mẹ là những người đầu tiên phát hiện được sự trưởng
thành về mặt sinh lí của con mình, ý thức cho con về mặt tâm sinh lí tình cảm… Hơn thế, cha mẹ
là những người ảnh hưởng lớn nhất đối với con cái, được coi là mẫu mực cho con cái trông vào.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội. Xã hội tốt thì

GVHD: Trần Thanh Hương
gia đình càng tốt; gia đình càng tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì
vậy muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải chú ý hạt nhân cho tốt” (trích Bài nói tại Hội nghị
Cán bộ thảo luận: “Dự thảo luật Hôn nhân và gia đình” 10-10-1959). Con cái chính là tấm
gương phản ánh thực trạng đạo đức, nếp sống mỗi gia đình, của việc giáo dục con cái của những
bậc làm cha, làm mẹ. Xã hội phát triển khi có những gia đình tốt, những công dân tốt. Hạt nhân
đó chính là thành quả do những người cha, người mẹ gây dựng nên. Đặc biệt, bàn tay người mẹ
chăm sóc, gieo trồng cho những hạt giống đó được đâm chồi, nảy lộc và tỏa sáng. (Đào Ngọc
Đệ, 2014). Tuy nhiên, gia đình Việt Nam vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng phong
kiến nên việc giáo dục giới tính hạn chế trong những lời răn dạy về đạo đức. Hoạt động giáo dục
giới tính phổ biến trong các gia đình chỉ dừng lại ở góc độ dạy vệ sinh thân thể ở tuổi dậy thì.
Với nhiều bậc phụ huynh, giáo dục tình dục hầu như chưa bao giờ được đặt ra. (Nguyễn Thị Tố
Quyên, 2005). Bởi cha mẹ thường né tránh, vì nỗi lo “vẽ đường cho hươu chạy” của người lớn,
mặt khác do bận rộn trong công việc nên rất ít gia đình có sự quan tâm đúng mức đến việc giáo
dục giới tính cho con, đặc biệt là khu vực nông thôn. Con cái, do sự thiếu hiểu biết, không được
nhận thức một cách đầy đủ hệ thống, khoa học từ gia đình và nhà trường, nên các em chủ yếu tự
suy diễn, tò mò, rồi tự giải đáp thắc mắc của chính mình, dẫn đến những suy nghĩ và có những
hành động sai lầm, trong đó vấn đề giới tính tình dục là một vấn đề đáng quan tâm của gia đình,
nhà trường và toàn xã hội. Những trường hợp thương tâm xảy vào đầu tháng 5 về việc Trẻ bị lạm

dụng tình dục là hai em học sinh lớp 1 và lớp 2 ở Trường tiểu học Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) bị
bảo về trường dụ dỗ đưa vào nhà vệ sinh nữ và thực hiện hành vi dâm ô (dantri.com.vn) hay tình
trạng yêu sớm và có thai của một học sinh đang học lớp 10, trở dạ sinh con sau giờ học thể dục
và trở thành mẹ của một bé trai ở độ tuổi 16 (Theo dantri.com.vn) và còn nhiều trường hợp đau
lòng khác, là những hồi chuông cảnh tỉnh xã hội, để người lớn chúng ta biết rằng im lặng không
phải là cách giải quyết.
Qua điều tra khảo sát của Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻ em năm 2012

thì độ tuổi quan
hệ tình dục lần đầu tiên ở thanh thiếu niên là 14,2 tuổi, sớm hơn 5 tuổi so với cách đây vài năm.
Tuổi dậy thì của thiếu niên cũng hạ xuống ở lứa tuổi lên 10. Cùng với những thông tin về các vụ
lạm dụng tình dục, những vụ có thai ngoài ý muốn của học sinh, sinh viên trong thời gian gần
đây làm chúng ta không khỏi lo lắng trước thực trạng thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản của
các em. Theo số liệu thống kê mới nhất năm 2012 của hội kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, trung
bình mỗi năm có khoảng 300 000 ca phá thai không an toàn tuổi từ 15-19, chiếm 40% các ca nạo
phá thai nói chung trong đó có khoảng 60-70% là học sinh, sinh viên.

(Quỹ Dân số Liên hợp
quốc – UNFPA – 2012)
Bên cạnh đó, các loại hình dịch vụ cũng là nguồn cung cấp các yếu tố tiêu cực như văn
hóa đồi trụy, sách báo, băng, đĩa đen…đã tác động tới nhận thức của lớp trẻ về vấn đề giới tính;
tệ nạn xã hội ngày một gia tăng gây ảnh hưởng rối loạn trật tự xã hội, làm mai một thuần phong
mỹ tục Nhận thức được tầm quan trọng của gia đình trong việc giáo dục giới tính cho con cái,
là nơi hình thành nên những giá trị nền tảng có ảnh hưởng rất lớn đến lối sống, tư tưởng của con
cái. Chúng tôi lựa chọn đề tài “Vai trò của cha mẹ trong giáo dục giới tính cho con” để tìm hiểu
về nhận thức của cha mẹ về việc giáo dục giới tính cho con hiện nay là như thế nào? Vai trò của
cha và mẹ trong giáo dục giới tính hiện nay ra sao? Giáo dục bằng những phương pháp nào? Có
giải pháp gì để nâng cao vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục GT cho con?
2. Mục tiêu của đề tài
2.1 Mục tiêu chung


GVHD: Trần Thanh Hương
- Tìm hiểu vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục giới tính cho con tại xã Tế lợi – Huyện
Nông cống – Thanh hóa.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu nhận thức và thái độ của cha mẹ về tầm quan trọng trong việc giáo dục giới tính
cho con.
- Tìm hiểu nội dung giáo dục giới tính cho con của cha mẹ.
- Tìm hiểu một số phương pháp giáo dục giới tính chủ yếu cho con của cha mẹ.
- Tìm hiểu những khó khăn trong việc giáo dục giới tính cho con của cha mẹ.
2.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Nhận thức và thái độ của cha mẹ trong giáo dục giới tính cho con hiện nay được thể hiện
như thế nào?
- Cha mẹ giáo dục giới tính cho con bằng những nội dung, phương pháp giáo dục nào trên
địa bàn xã Tế Lợi – Thanh hóa?
3. Cách tiếp cận, đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
3.1 Cách tiếp cận
Cách tiếp cận từ dưới lên thông qua phân tích vi mô: lấy gia đình là đơn vị phân tích.
Nhằm tìm hiểu nhận thức của cha và mẹ về tầm quan trọng của việc giáo dục giới tính cho con,
hình thức tiếp cận thông tin GDGT cho con. Độ tuổi nào nên giáo dục giới tính cho con? Nội
dung và phương pháp cha mẹ giáo dục cho con. Từ đó, tìm hiểu những khó khăn mà cha mẹ gặp
phải khi GDGT cho con.
3.2 Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của cha mẹ trong giáo dục giới tính cho con tại xã Tế Lợi,
huyện Nông Cống, tình Thanh Hóa.
- Khách thể nghiên cứu: Là cha mẹ có con đang đi học trong độ tuổi từ 6 – 17 tuổi tại Xã
Tế Lợi, Thanh Hóa. Để đảm bảo tính khách quan chúng tôi nghiên cứu phỏng vấn sâu là con
cái của phụ huynh đang đi học trong độ tuổi từ 6 -17 tuổi. Vì ở độ tuổi này trẻ đang ở giai
đoạn phát triển về thể chất và cũng bắt đầu hiểu biết được vấn đề.
- phạm vi nghiên cứu:

4. Khung phân tích
Tìm hiểu nhận thức của cha và mẹ về tầm quan trọng của việc giáo dục giới tính cho con.
Nội dung cha mẹ giáo dục cho con gồm những nội dung gì? Nhóm nghiên cứu đồng thời tiến
hành khảo sát cách thức giáo của cha mẹ trong giáo dục giới tính cho con; trong quá trình thực
hiện giáo dục giới tính cha mẹ gặp phải những khó khăn gì v.v

GVHD: Trần Thanh Hương
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 phương pháp chọn điểm
Tế Lợi là một xã thuần nông nghèo (tỷ lệ nghèo chiếm 21%), thuộc huyện Nông Cống
tỉnh Thanh Hóa. Trong phát triển văn hoá – xã hội, Tế Lợi rất quan tâm đến việc giữ gìn và phát
huy truyền thống lịch sử, văn hoá của quê hương. Xã Tế Lợi đã cơ bản xây dựng và hoàn thành
các tiêu chí xây dựng xã văn hoá và đang chuẩn bị các điều kiện để đón nhận bằng công nhận.
Đẩy mạnh công tác giáo dục nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài phục vụ nhu cầu hội nhập và phát
triển của quê hương, đất nước. Điều đó đã chứng tỏ, Tế Lợi đã và đang có sự quan tâm sâu sắc
đến sự nghiệp giáo dục của xã nhà. Vậy, với những thành công đạt được trong văn hóa – xã hội
liệu những quan niệm truyền thống trước đó có ảnh hưởng đến việc giáo dục cho lớp trẻ của các
bậc cha mẹ trong gia đình hiện đại? Đặc biệt là giáo tính cho con, một trong những vấn đề không
mới nhưng lại khá xa lạ với người dân, chính vì sự nhận thức về việc giáo dục giới tính cho con
còn hạn chế trên địa bàn. Vì vậy chúng tôi đã lựa chọn thực hiện đề tài “vai trò của cha mẹ trong
GDGT cho con” – Nghiên cứu được thực hiện tại Xã Tế Lợi – Nông Cống – Thanh Hóa.
5.2 Phương pháp thu thập thông tin
-Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp:
Thông tin thứ cấp được thu thập từ các nguồn: sách chuyên ngành, sách tham khảo, báo, tạp chí,
những bài viết, những luận văn, thông tin từ các trang web có liên quan tới đề tài.
-Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp:
Thông tin sơ cấp thu thập thông qua các phương pháp:

Phươg
pháp

GDGT
Phươg
pháp
GDGT
G
i
á
o

d

c

g
i

i

t
í
n
h

c
h
o

c
o
n

c
o
n

c
á
i
G
i
á
o

d

c

g
i

i

t
í
n
h

c
h
o


c
o
n
c
o
n

c
á
i
Nhận thức
NT về
tầm
quan
trọng
GDGT
NT về
tầm
quan
trọng
GDGT
Khó khăn trong GDGT
cho con
Khó khăn trong GDGT
cho con
Vai trò của cha mẹ
Vai trò của cha mẹ
Nội dung GDGT
Nội dung GDGT
GVHD: Trần Thanh Hương

- Phương pháp quan sát: Quan sát và ghi chép những thông tin cần thiết qua cách thức và thái độ
của người được phỏng vấn trả lời
- Phương pháp chọn mẫu: Tiến hành lựa chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản để đảm bảo tính khách
quan, mẫu được chọn bao gồm 30 mẫu là cha mẹ có con đang đi học trong độ tuổi từ 6 – 17 tuổi.
Bởi đây là độ tuổi có nhiều những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời, tâm lý và hành động dễ bị
tác động bởi môi trường bên ngoài.
tại xã Tế lợi, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh hóa.
- Phương pháp điều tra phỏng vấn bằng bảng hỏi: Tiến hành điều tra 30 phiếu và xử lý 30
bảng hỏi, đối với các hộ dân có con đang trong độ tuổi đi học từ 6 - 17 tuổi, mọi đơn vị tổng thể
đều có được sự lựa chọn như nhau nhằm thu thập các thông tin mang tính định lượng và định
tính. Trong đó 15 bảng hỏi phỏng vấn người cha và 15 bảng hỏi phỏng vấn người mẹ. Thông qua
đó nhằm tìm hiểu về nhận thức của cha mẹ trong GDGT cho con trong gia đình hiện nay như thế
nào? Việc giáo dục cho con thông qua những nội dung và phương pháp giáo dục nào? Tham gia
trong công việc của các em gặp những khó khăn gì? Tạo cơ sở và nền tảng ban đầu cho quá trình
nghiên cứu.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Được tiến hành với 4 phiếu phỏng vấn sâu, trong đó phỏng vấn
2 cha mẹ có con đang đi học, để hiểu rõ hơn nhận thức của cha mẹ về tầm quan trọng của việc
giáo dục giới tính cho con, nội dung, phương pháp cha mẹ sử dụng trong việc giáo dục từ đó
thấy được những khó khăn và hạn chế của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho con; phỏng vấn sâu
2 con của phụ huynh tập trung chủ yếu ý kiến của các em về ý kiến phản hồi về thái độ, nội dung
giáo dục và phương pháp cha mẹ giáo dục giới tính cho các em. Phỏng vấn 1 cán bộ hội phụ nữ,
nhằm nắm tình hình chung về vấn đề GDGT của địa phương để có cái nhìn tổng quát về vai trò
của cha mẹ trong GDGT ở khu vực.
- Phương pháp quan sát: Qua thực tế sinh hoạt và làm việc tại địa phương, chúng tôi qua sát
cuộc sống thực tế của người được phỏng vấn, quan sát hành vi, cử chỉ của cha mẹ khi chia sẻ về
nững vấn đề GDGT cho con. Để thu thập những thông tin mục tiêu của đề tài nghiê cứu.
- Phỏng vấn nhóm: Đối tượng là cha mẹ có con trong độ tuổi từ 6 -17 tuổi trên địa bàn xã Tế lợi
– Nông cống – Thanh hóa. Thực hiện 2 phỏng vấn nhóm với 1 phỏng vấn nhóm người cha và 1
phỏng vấn nhóm với người mẹ để tìm hiểu nhận thức chung của cha mẹ về tầm quan trọng của
việc giáo dục giới tính cho con. Qua đó tìm hiểu nội dung, phương pháp cha mẹ sử dụng GDGT

cho con gồm những gì? Kết hợp với phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia
(PRA): sắp xếp các khó khăn trong giáo dục giới tính cho con, thành các nhóm tương tự nhau để
người dân xếp hạng các khó khăn theo thứ tự ưu tiên tại địa điểm nghiên cứu nhằm thu thập
thông tin nhìn từ phía người dân.
5.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: Số liệu thu thập được từ cuộc điều tra được kiểm
tra mã hóa và xử lý thông tin bằng phần mềm Excel.

PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CỞ SỞ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1 Một số khái niêm cơ bản
a. Khái niệm vai trò
Theo Robertsons vai trò là một tập hợp các chuẩn mực, hành vi, quyền lợi và nghĩa vụ được
gắn liền với một vị thế xã hội nhất định.
b. Khái niệm gia đình

GVHD: Trần Thanh Hương
Gia đ|nh là một hình thức tổ chức đời sống cộng đồng của con người, một thiết chề văn hóa – xã
hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ
huyết thống, quan hệ nuôi dư‹ng hoăc quan hệ giáo dục giữa các thành viên.
Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một hình ảnh “xã hội thu nhỏ”, cơ bản nhất của xã hội.
Gia đình hình thành rất sơm và trải qua một xã hội lâu dài. Lịch sử nhân loại có những hình thức
hôn nhân: tạp ngôn, đối ngẫu, một vợ nột chồng thì cũng có hình thức gia đình: tập thể, cập đôi,
cá thể và cũng có loại gia đình một thế hệ, hai thế hệ và nhiều thế hệ.
c. Khái niệm về giới tính và giáo dục giới tính
Giới tính (sex) là một thuật ngữ khoa học bắt nguồn từ môn sinh vật học dùng đểc hỉ dự
khác biệt về sinh học giữa nam và nữ. Đó là sự khác biệt phổ thông và không thể thay đổi được,
mọi người đàn ông đều có những đặc điểm chung về giới tính và mọi người phụ nữ đều có đặc
điểm chung về giới tính. (Lê Thị Quý – Xã hội học giới, NXB giáo dục Viet Nam, trang 31, năm
2010)

“Giáo dục giới tính là quá trình giáo dục con người (thanh thiếu niên), nhằm làm cho họ
có nhận thức đầy đủ, có thái độ đúng đắn về giới tính và quan hệ giới tính, có nếp sống văn hoá
giới tính, hướng hoạt động của họ vào việc rèn luyện để phát triển nhân cách toàn diện, phù hợp
với giới tính, giúp cho họ biết tổ chức tốt nhất cuộc sống riêng cũng như xây dựng gia đình hạnh
phúc, xã hội phát triển.” (Bùi Ngọc Oánh - Tâm lí học giới tính và Giáo dục giới tính, NXB Giáo
dục, 2006)
Giáo dục giới tính có thể được miêu tả là "giáo dục tình dục" có nghĩa nó gồm việc giáo
dục về mọi khía cạnh của hoạt động tình dục, gồm cả thông tin về kế hoạch hoá gia đình, sinh
sản (khả năng sinh sản, tránh thai và sự phát triển của phôi thai và thai nhi, tới sinh đẻ), cộng
thêm thông tin về mọi khía cạnh đời sống tình dục của một cá nhân gồm: hình ảnh thân
thể, khuynh hướng tìnhd ục, cảm xúc tình dục, các giá trị, đưa ra quyết định, thông tin, hẹn
hò, các quan hệ, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và làm sao để tránh chúng, và các biện
pháp kiểm soát sinh sản.
Vấn đề giáo dục giới tính đang là vấn đề được quan tâm đặc biệt ở trong nước cũng như ở
trên thế giới, do vậy đã có rất nhiều dự án triển khai và công trình nghiên cứu về vấn đề này.
2.1.2 Lý thuyết áp dụng
a, Lý thuyết cấu trúc - chức năng của Robert Merton
Robert Merton là học trò của T.Parsons và đã có những phát triển quan trọng về lý thuyết
cấu trúc – chức năng trong xã hội học. Tuy nhiên R.Merton đã phê phán một số khía cạnh cực
đoan của lý thuyết cấu trúc – chức năng và góp phần quan trọng cho sự phát triển của lý thuyết
này.
Trong lý thuyết này, ông nhấn mạnh đến sự loạn chức năng, ông cho rằng một hiện tượng
xã hội đem lại những quan hệ xã hội tốt đẹp cho sự phát triển cấu trúc xã hội. Mặt khác nó cũng
đem lại những mặt tiêu cực thể hiện qua sự loạn chức năng. Ông cũng nhấn mạnh đến chức năng
trội và chức năng lặn được thể hiện như thế nào trong xã hội. Theo ông, người nghiên cứu không
nên tin ngay vào những tuyên bố công khai về tác dụng, mục đích của hiện tượng mà cần phải đi
tìm hiểu thực tế ẩn chứa bên trong thì hiện tượng đó có chức năng ra sao và làm thay đổi cấu trúc
như thế nào.

GVHD: Trần Thanh Hương

Áp dụng lý thuyết này, chúng tôi xem gia đình là một thành phần của cấu trúc xã hội, là một thiết
chế xã hội, nó đảm nhận những chức năng cơ bản để đáp ứng được nhu cầu của từng thành viên
trong gia đình trong đó có chức năng giáo dục giới tính cho con cái của cha mẹ.
b, Lý thuyết vai trò của Ralph Linton
Theo Ralph Linton, vai trò là một quan điểm cơ bản trong lý thuyết xã hội học nhằm
đánh giá cao những mong đợi xã hội gắn với những vị thế cụ thể và phân tích thực hiện những
mong đợi đó. Ông cho rằng, mỗi cá nhân có một loại vai trò được đem lại từ những hình mẫu xã
hội khác nhau mà họ tham dự. Trong tiến trình cuộc đời của mỗi cá nhân, họ đều lần lượt thực
hiện một số những vai trò khác nhau hoặc đồng thời thực hiện. Khi tổng hợp tất cả các vai trò xã
hội của cá nhân đó thực hiện từ khi sinh ra cho đến lúc chết tạo thành nhân cách xã hội của người
đó. Ông nói, chúng ta giữ các địa vị nhưng chúng ta đóng các vai trò, vai trò và địa vị không thể
tách rời nhau, sự phân biệt chúng chỉ trong nhận thức khoa học. Không thể có vai trò mà không
có địa vị, vị thế hoặc ngược lại. Vai trò trở thành một tập hợp các quyền và nghĩa vụ đã được thể
chế hóa, có nghĩa là với vị trí mà các cá nhân xã hội hay tổ chức nắm giữ thì chủ thể xã hội đó
cần thực hiệ tốt những mong đợi, bổn phận và trách nhiệm đó.
Với đề tài này ta thấy rằng, địa vị của người cha, người mẹ gắn với nhũng vai trò nhất
định mà xã hội và con cái mong đợi. Đó chính là trách nhiệm nuôi dư‹ng, giáo dục phẩm chất
đạo đức, giáo dục giới tính, súc khỏe sinh sản cho con cái.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Thực trạng nhận thức của học sinh về giáo dục giới tính
Ở Việt Nam hiện nay, theo chương trình giáo dục mà Bộ Giáo Dục Đào Tạo quy định thì
giáo dục giới tính đã được đưa vào giảng dạy lồng ghép từ cấp THCS. Vậy thực trạng nhận thức
của các em học sinh THPT về GDGT hiện nay ra sao?
Mặc dù phần lớn các em học sinh đều nhận thức được giáo dục giới tính bao gồm những
nội dung gì, nhưng kết quả vẫn cho thấy một mức độ thấp các em có hiểu biết sâu sắc về nội
dung của giáo dục giới tính hay những hậu quả có thể gặp phải khi thiếu kiến thức về giới tính.
Các em chỉ có nhận thức tốt về các dấu hiệu của tuổi dậy thì, còn những nội dung khác trong sức
khoẻ sinh sản, giáo dục giới tính thì các em còn mơ hồ hiểu biết còn rất hạn chế. Theo nghiên
cứu của (Đinh Thị Thanh Nga – 2013) thì chỉ có 6,4% hiểu biết đúng về thời điểm có thai, 93,6%
học sinh không biết ở thời điểm nào quan hệ tình dục sẽ có thai; 20,7% các em biết đuợc trong

quá trình nạo hút thai có thể gặp các tai biến như thủng tử cung, 18,8% các em biết đuợc sau khi
nạo phá thai sẽ bị đau bụng và 23% các em biết sẽ bị nhiễm trùng sau khi nạo phá thai.
Đồng thời, các em cũng có sự nhận thức đúng đắn về việc cần trang bị cho mình đầy đủ
những kiến thức về giới tính, biết phân biệt hành vi nào là đúng đắn, đúng với chuẩn mực đạo
đức xã hội. (Nguyễn Thành Công, 2012) Cụ thể như: 88,% học sinh đồng ý nên trang bị đầy đủ
kiến thức giới tính cho lứa tuổi vị thành niên; 68,3% đồng ý với nội dung nên để tự bản thân các
em tìm hiểu, và cần trao đổi thẳng thắn các vấn đề có liên quan tới kiến thức giới tính; 46.7%
cho rằng có quan hệ tình dục ở lứa tuổi trung học cơ sở là điều tồi tệ, trái với đạo đức, truyền
thống văn hóa của người Việt Nam.
Như vậy, đa số học sinh đã có nhận thức khá tốt và cái nhìn tổng quan về giới tính, các
em đã được nghe nói, hay tìm hiểu những nội dung về giới tính. Tuy nhiên sự nhận thức đó chỉ
dừng lại ở mức độ hiểu kiến thức chung về giới tính mà chưa đi sâu tìm hiểu chi tiết để có nhận
thức đúng đắn hơn, cụ thể hơn, tránh đuợc những rủi ro không nên có.
2.2.2 Quan diểm của cha mẹ về giáo dục giới tính
Có rất nhiều quan điểm khác nhau của cha mẹ về giáo dục giới tính. Một phần nhỏ cha
mẹ có quan điểm tích cực và nhận thức đúng đắn là nên giáo dục giới tính cho con. Tuy nhiên

GVHD: Trần Thanh Hương
phần lớn cha mẹ lại đưa ra quan điểm không nên giáo dục giới tính cho con, theo họ việc giáo
dục giới tính, giáo dục tình dục cho trẻ ở tuổi vị thành niên là “vẽ đường cho hươu chạy” và vô
hình dung làm cho trẻ hiểu biết thêm nhiều thứ mà các cháu chưa đủ tuổi để lĩnh hội. Giáo dục
với con trẻ về vấn đề tình dục chỉ khiến chúng trở nên tò mò hơn và bắt đầu… thử nghiệm xem
sao. Chính quan điểm rất sai lầm đó của cha mẹ đã đẩy con em vào tình trạng thiếu hiểu biết về
giới tính, tình dục và dẫn đến những hành động, việc làm lệch lạc, hậu quả là: mỗi năm nước ta
có khoảng 300.000 ca nạo hút thai ở độ tuổi 15-19, trong đó 60-70% là học sinh, sinh viên, Việt
Nam là nước có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên cao nhất Đông Nam Á và xếp thứ 5 thế
giới. (Lê Phương – 2013).
Hơn nữa có rất nhiều bậc cha mẹ còn có quan điểm sai lầm khi cho rằng bố mẹ không
nên đóng vai trò trong việc giáo dục giới tính cho con. Hầu hết họ im lặng và cho rằng bọn trẻ sẽ
có được những thông tin cần thiết cho bản thân về vấn đề này từ trường học hoặc thông qua các

phương tiện thông tin đại chúng. Một số khác nói rằng: ý kiến này cũng hay nhưng không biết
thực tế sẽ thế nào? (Ủy ban dân số và kế hoạch hóa gia đình, trung tâm tư vấn về kế hoạc hoá
gia đình năm 2007).
Như vậỵ, phần lớn cha mẹ có quan điểm không đúng khi cho rằng không nên giáo dục
giới tính cho con và vô tình gán trách nhiệm đó cho nhà truờng, chỉ có một phần nhỏ cha mẹ có
quan điểm đúng đắn là nên giáo dục giới tính cho con. Từ quan điểm của cha mẹ cho ta một
nhận định rằng phần lớn cha mẹ đang hổng kiến thức về giới tính hay thiếu sự hiêu biết về giới
tính. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về giới ngày càng cao, nếu cha mẹ không sớm nhận ra
đuợc sai lầm này, sẽ để lại nhiều hệ lụy cho xã hội, đặc biệt là đối với lớp thế hệ trẻ như: quan hệ
tình dục ở nước ta ngày càng sớm, trong đó học sinh, sinh viên chiếm phần lớn; tỉ lệ nạo phá thai
cũng liên tục gia tăng theo các năm; tội phạm là trẻ đang ở tuổi vị thành niên ngày càng nhiều và
có nhiều hành động táo tợn
2 2.3 Thái độ của phụ huynh và học sinh đối với giáo dục giới tính trong nhà trường.
Thái độ của cha mẹ có ảnh huởng rất lớn đến quá trình nhận thức của trẻ. Cha mẹ có thái
độ tích cực đúng đắn sẽ giúp con trẻ ham học hòi hơn, có hiểu biết sâu sắc hơn về giới tính tránh
đuợc những hành vi và hậu quả không nên có. Thực tể cho thấy đa số các bậc phụ huynh đã có
thái độ tích cực hơn khi cho rằng việc giáo dục giới tính cho con là cần thiết và nên có cách thức
giáo dục cho phù hợp, hiệu quả. Chỉ có một bộ phận nhỏ phụ huynh không đồng ý và có thái độ
thiếu tích cực với con em mình khi nhận ra chúng biết những vấn đề về giới tính như: có 79.2%
phụ huynh đồng tình với giáo dục giới tính là một lĩnh vực cần thiết và nên có cách thức giáo dục
phù hợp; 7.2% phụ huynh không chấp nhận đưa lĩnh vực này vào trong giáo dục giới tính và có
đến 12.8% cho rằng chỉ nên cho các em biết ít về giáo dục giới tính mà thôi; có đến 35.6% phụ
huynh lo lắng khi biết con mình biết những vấn đề giới tính; 2.9% phụ huynh nổi giận khi các
em có hiểu biết về giới tính và không có phụ huynh nào thờ ơ với những vấn đề giới tính của các
em học sinh. (Dương Thị Như Mơ - 2010).
Thực tế cho thấy, nếu phụ huynh có thái độ tích cực trong những vấn đề lien quan đến
GDGT cho con thì sẽ tác động đến tâm lý của các em học, tạo cho các em sự thoải mái, thích thú
khi bàn luận đến vấn đề giới tính. Theo nhóm tác giả (Trần Ngọc Ánh, Đỗ Minh Phương, Đỗ
Thanh Huyền - 2013) cho thấy rằng từ thái độ tích cực của phụ huynh mà phần lớn các em học
sinh cũng có thái độ hứng thú với những chuyện tình bạn, tình yêu và những vấn đề liên quan

đến giới tính cụ thể: có đến 90% các em học sinh rất hứng thú khi được hỏi về tình yêu tuổi học
trò; có 47,3% các em có kiến thức về sức khỏe sinh sản qua nhà trường cung cấp; 63,4% các em
tìm hiểu thêm qua sách báo, phim ảnh; 37,3% qua bạn bè người thân. Và có hơn 50% các em

GVHD: Trần Thanh Hương
không chỉ chờ đợi kiến thức từ phía nhà trường, còn tìm hiểu thêm bên ngoài (Trần Ngọc Ánh,
Đỗ Minh Phương, Đỗ Thanh Huyền - 2013).
Như vậy, cho thấy cả phụ huynh và các em đều có thái độ tích cực đối với vấn đề giới
tính, chỉ còn phần nhỏ có thái độ tiêu cực. Các bậc phụ huynh có thái độ thiếu tích cực do chưa
có nhận thức đúng và chỉ có hiểu biết nhất định về giáo dục giới tính nên lo sợ các em hiểu nhiều
thì dễ sa ngã hơn các bạn cùng lứa tuổi. Từ đó dẫn đến hành động ngăn cấm các em tìm hiểu
kiến thức để thỏa mãn nhu cầu và gây nên sự không hòa hợp của cha mẹ và con cái. Nếu phụ
huynh không nhận thức rõ vấn đề cần giáo dục sẽ khiến các em có những hành vi lệch lạc, thái
độ sợ hãi hoặc đánh giá sai về người khác.
2.2.4. Tầm quan trọng của cha mẹ trong việc giáo dục giới tính
Giáo dục giới tính cho trẻ có thể từ phía nhà trường, gia đình và ngoài xã hội, nhưng gia
đình là môi trường quan trọng nhất. Những nhận biết ban đầu của trẻ chính là qua tiếp xúc với
cha mẹ, trẻ không nói ra được nhưng cảm thụ được mọi chuyện, cảm nhận được vị trí của mọi
người trong gia đình qua hành vi, cách cư xử. Cha mẹ là những người đầu tiên phát hiện được sự
trưởng thành về mặt sinh lý của con mình. Các nhà nghiên cứu tình dục đều thống nhất là trong
sự phát triển tình dục, môi trường gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng. Cha mẹ cần quan sát
xem quãng thời gian nào đứa trẻ của mình hình thành ý thức về giới tính để tiến hành giáo dục.
Đồng thời bài báo chỉ ra những biểu hiện tâm sinh lý của trẻ ở mỗi giai đoạn phát triển, từ đó đưa
ra cách tiếp cận của cha mẹ với con cái về vấn đề giáo dục giới tính như thế nào để đạt hiệu quả.
(Đào Thị Vân Anh - 2011).
Hồ Đắc Duy (2014), cũng có cùng quan điểm khi cho rằng: việc giáo dục giới tính tốt
nhất là từ gia đình, nếp sống của cha mẹ là tấm gương cho các con, nếu cha mẹ yêu thương, tôn
trọng lẫn nhau, đối xử văn minh lịch sự, biết hòa hợp trong cuộc sống gia đình, biết cởi mở và
chân tình với con cái thì sẽ tạo một ấn tượng tốt đẹp nơi các con. Theo nghiên cứu có 61,6% gia
đình thấy cần thiết phải trao đổi với con cái về vấn đề giới tính. Xét tương quan nam nữ có

56,6% ông bố và 64,3% bà mẹ cho rằng cần phải trao đổi về vấn đề này như vậy còn gần một
nửa bố mẹ không nhìn thấy sự cần thiết phải trao đổi với con về giới và giới tính. Bởi bố mẹ là
người định hướng cho con nhưng do những hạn chế về nhận thức của bố mẹ, cách truyền đạt và
sự lảng tránh của bố mẹ đã làm các em hiểu sai vấn đề dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Từ
đó bài viết hướng tới việc đưa ra một số giải pháp để phòng tránh.
Bên cạnh đó nghiên cứu cũng chỉ ra những sự khác biệt trong việc giáo dục giới tính ở đô
thị và nông thôn, trong cách truyền đạt giữa người cha và người mẹ là khác nhau, khác nhau
trong thông tin truyền đạt. Ngoài ra cũng do những nhận thức hạn chế của cha mẹ cũng ảnh
hưởng tới việc giáo dục giới tính cho con.
Như vậy, ta có thể thấy được giáo dục giới tính cho trẻ là một vấn đề hết sức nhạy cảm, tế
nhị nhưng rất cần thiết và gặp rất nhiều khó khăn. Cùng với sự tiến bộ phát triển của xã hội, giáo
dục giới tính đã được xã hội quan tâm chú ý nghiên cứu nhiều hơn. Tuy nhiên những nghiên cứu
đó chủ yếu tập trung vào nghiên cứu về vấn đề giáo dục giới tính được thể hiện ở những góc độ
khác nhau: thực trạng, nhận thức, thái độ mà chưa có một nghiên cứu cụ thể về vai trò của gia
đình trong việc giáo dục giới tính cho con ở Việt Nam nói chung và đặc biệt trên trên địa bàn Xã
Tế Lợi, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Vì vậy nhóm chúng tôi sẽ tập trung làm rõ
về vai trò của gia đình trong việc giáo dục giới tính cho con tại một xã cụ thể xã Tế Lợi – thanh
hóa.
CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA CHA MẸ TRONG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO CON
3.1 Nhận thức và thái độ của cha mẹ về giáo dục giới tính cho con.

GVHD: Trần Thanh Hương
3.1.1 Nhận thức của cha mẹ về giáo dục giới tính cho con
3.1.1.1 Nhận thức của cha mẹ về tầm quan trọng của việc GDGT cho con
Có thể nói rằng: Nhận thức là cơ sở tạo nên hoạt đông, nhận thức đúng mới có hành
động đúng, phù hợp, đồng thời nhận thức sai sẽ dẫn đến những hành đông sai lệch. Nhận thức
của cha mẹ trong GDGT cho con có đúng thì việc giáo dục cho con mới có chất lượng, tác động
vào suy nghĩ và tâm lý phát triển của trẻ. Để giáo dục tốt về giới tính cho con cái, trước hết cha
mẹ phải phải nhận thức được tầm quan trọng của việc GDGT mà họ sẽ giáo dục. Việc đánh giá
tầm quan trọng của GDGT sẽ giúp cho họ GDGT cho con cái tốt hơn.

Để đi sâu vào tìm hiểu nhận thức của cha mẹ trong GDGT cho con, trước tiên chúng tôi
lấy thông tin về mức độ quan tâm của cha mẹ về vấn đề GDGT cho con. Có 93.3% cha mẹ trả lời
“có” quan tâm đến GDGT cho con để trang bị cho con những kiến thức về GDGT, giúp con có
thể tự chăm sóc và bảo vệ bản thân, tránh những hậu quả xấu xảy ra với con cái sau này. Còn lại
6.7% “không quan tâm” đến GDGT cho con. Vì coi đây là vấn đề không cần thiết phải giáo dục
cho con. Cho thấy nhận thức của họ về vấn đề GDGT còn có hạn chế.
Bảng 1: Mức độ quan tâm giữa cha và mẹ về vấn đề GDGT cho con
Mẫu: 30
Đơn vị: %
Cha Mẹ
Tần suất
Người
Tỷ lệ (%) Tần suất Tỷ lệ (%)
Có 13 86.7 15 100
Không 2 13.3 0 0
Tổng 15 100 5 100
Nguồn: số liệu điều tra thực tế năm 2014
Qua bảng 1 ta thấy, tỷ lệ giữa người cha và người mẹ quan tâm về GDGT cho con là khá
đồng đều. 100% các mẹ đều quan tâm đến vấn đề GDGT cho con và người cha là 93.3%. Với
mức độ quan tâm tuyệt đối của người mẹ về GDGT cho con cho thấy người mẹ đã nhận thức
được vai trò quan trọng của mình trong GDGT cho con. Điều này còn có thể, bởi đặc thù tính
cách của người mẹ là dịu dàng, đảm đang. Ngay từ nhỏ những người mẹ đã luôn ở bên cạnh bảo
ban chăm sóc, kể chuyện, cùng vui đùa với các con quá trình nuôi dư‹ng. Các mẹ đều có chung
ý kiến là: GDGT cho con để trang bị cho con những kiến thức cơ bản về giới tính, giúp con biết
cách chăm sóc và bảo vệ bản thân. Vì vậy 100% các mẹ đều quan tâm đến vấn đề GDGT cho
con là điều dễ hiểu. Đối với người cha tỷ lệ quan tâm về GDGT là 93.3% có sự chênh nhau
không đáng kể so với người mẹ. Có 2 người cha trả lời “không quan tâm”. Lý giải điều này, họ
bày tỏ rằng: chọ chỉ quan tâm giáo dục về đạo đức, lối sống chứ không mấy khi để ý giáo dục
con những vấn đề tế nhị như giới tính. Hơn nữa, họ cũng không có một khái niệm nào về việc
giáo dục giới tính cho con. “Chú chỉ quan tâm giáo dục những nội dung về đạo đức, quan tâm

giáo dục con học hành thế nào chứ chẳng bao giờ để ý đến vấn đó, cũng chẳng biết nó là cái
gì?” (Pvs, người cha, 38 tuổi, nghề nghiệp). Chứng tỏ, về nhận thức cũng như kiến thức của họ
còn rất hạn chế.
Như vậy, các bậc cha mẹ đều nói rằng có quan tâm đến GDGT cho con nhưng mức độ
tham gia vào quá trình GDGT cho con như thế nào mới là điều chúng ta cần phải tìm hiểu. Bởi
mức độ tham gia sẽ ảnh hưởng đến nội dung và phương pháp cha mẹ GDGT cho con cái. Đồng

GVHD: Trần Thanh Hương
thời, mức độ tham gia của cha mẹ vào GDGT cho con cũng thể hiện một phần nhận thức của cha
mẹ thông qua hành động quan tâm đến con cái thường ngày. Vậy, mức độ tham gia đến vấn đề
GDGT cho con của cha và mẹ được thể hiện như thế nào?
Biều đồ 1: Đánh giá mức độ tham gia của cha mẹ trong GDGT cho con
Mẫu: 30
Đơn vị: %

Nguồn: số liệu điều tra thực tế 2014
Trong thực tế điều tra tại biều đồ 2, người cha có tham gia vào GDGT cho con nhưng ở
mức độ không thường xuyên, chỉ ở mức độ “thi thoảng” là 40% và “hiếm khi” là 33,3 %. Với
mức độ “thỉnh thoảng”, “hiếm khi” phần lớn người cha nghĩ rằng chỉ khi nào thật sự cần thiết
hoặc ở một thời điểm nào đó cần lắm mới quan tâm đến GDGT cho con. Mặt khác, do thời gian
các con đi học ở trường nhiều, về nhà tối con lại học bài nên thời gian cha chia sẻ được với con
cũng ít đi. Một số người cha “không bao giờ” tham gia vào GDGT cho con do người cha vì bận
rộn với công việc, hơn nữa có người cha đây là chuyện của người mẹ phải lo. Nguyên nhân có
thể như chúng tôi đã trích trong phỏng vấn sâu trên, một vài trường hợp có thể do nhận thức còn
hạn chế của những người cha ở đây, cũng có trường hợp do đặc thù công việc mà họ đang làm.
“Chú đi làm, công việc thì nhàn nhưng mất nhiều thời gian nên đi suốt, cô hay ở nhà thì cô lo
cho các em. Mà những vấn đề tế nhị này đàn ông ai lại đi quan tâm nhiều chỉ có người mẹ giáo
dục là chính thôi. Mà ở nhà trường các con cũng được giang dạy mà”. (Pvs, người cha 40 tuổi).
Tuy nhiên, điều đó cũng phản ảnh đúng thực tế là người mẹ tham gia vào GDGT thường xuyên
chiếm 66,7%, trong khi người cha chỉ chiếm 20%. Sở dĩ có sự chệnh lệch như vậy là do, ảnh

hưởng của quan niệm truyền thống thì đa số người mẹ tham gia vào giáo dục cho con cái, còn
người cha luôn gắn với công việc ngoài của xã hội. Người vợ thường có thời gian ở nhà hơn,
người chồng thường vắng nhà nhiều hơn nên tần suất dạy dỗ của người phụ nữ sẽ cao hơn người
đàn ông hay nói cách khác số ngày người phụ nữ dành cho con cái sẽ nhiều hơn người đàn ông.
“Cha thì ít tham gia. Đa số là mẹ đảm nhận vai trò giáo dục cho con. Gia đình bác làm nông
nghiệp, chỉ khi nào đến mùa vụ thì bận vội thôi, nên có nhiều thời gian chăm sóc, chỉ bảo cho
con. Lúc nào cũng giáo dục nhắc nhở con những việc nên làm trong ngày về những vấn đề lien
quan đến giới tính”. (Pvs, người mẹ, 42 tuổi). Chính vì vậy mà người mẹ có xu hướng tham gia
vào giới tính cho con cái thường xuyên hơn.
Hộp 1: Sự tham gia giáo dục giới tính của cha mẹ qua phản hồi của con cái

GVHD: Trần Thanh Hương
Nhà em, bố em đi làm suốt, trưa về ăn cơm chưa được nghỉ đã phải đi làm tiếp buổi. Đa số là
chúng em tiếp xúc với mẹ nhiều hơn. Và mẹ em cũng thường quan tâm, dạy bảo chúng em là
chính. It khi được bố ngồi lại nói chuyện lắm ạ.
(Pvs, con cái, 13 tuổi)
Như vậy, qua quan sát và trao đổi với người dân và con cái của họ thì người đóng vai trò
chính trong GDGT cho con chủ yếu là người mẹ, người cha ít tham gia vào các hoạt động GDGT
cho con. Do người cha thường đi làm ăn xa, bận rộn trong công việc nên đa số đàn ông thường
phó trách nhiệm cho người mẹ và nhà trường. Tuy nhiên xét về tổng thể thì hầu hết cha mẹ đều
có ý thưc tham gia vào GDGT cho con nhưng ở mức độ không thường xuyên.
3.1.1.2 Mức độ đánh giá sự cần thiết của cha mẹ về GDGT cho con
Thực tế cho thấy khi cha mẹ đánh giá đúng tầm quan trọng của việc GDGT cho con thì
cha mẹ sẽ có cách quan tâm và giáo dục khác nhau. Vậy nhận thức của cha mẹ về vấn đề GDGT
cho con có thật sự được quan tâm không? Để đánh giá nhận thức của cha mẹ, chúng tôi tiến hành
tìm hiểu mức độ đánh giá của cha mẹ về sự cần thiết của việc GDGT cho con. Sự đánh giá này
sẽ cho thấy rõ suy nghĩ của cha và mẹ ở mỗi một bậc thang khác nhau.
Biều đồ 2: Đánh giá của cha mẹ về sự cần thiết của GDGT cho con
Mẫu: 30
Đơn vị: %


Nguồn: số liệu điều tra thực tế 2014
Qua biều đồ 3, thấy rằng tỷ lệ đánh giá mức độ cần thiết của người mẹ luôn đánh giá cao
mức độ cần thiết của việc GDGT cho con hơn người cha. Người cha ít hơn người mẹ 13,3%
chiếm 46.7%. Mẹ đánh giá mức độ “rất cần thiết” chiếm tới 60%. Vì họ cho rằng với bối cảnh xã
hội như hiện nay thì cần thiết phải quan tâm đến giáo dục cho con để giúp con có những nhận
thức đúng đắn về giới tính, tình dục. Điều mà rất nhiều người mẹ e ngại trong cơn lốc giá trị
sống đang nhiều thay đổi, các em tiếp thu một cách thụ động lối sống từ phương Tây trong tình
trạng thiếu kỹ năng sống một cách trầm trọng. Chính vì vậy mà việc GDGT cho con là rất cần
thiết theo quan điểm của nhóm người mẹ này.
Hộp 2: Sư cần thiết của việc giáo dục giới tính cho con
Cần thiết lắm chứ, thời buổi này mà không chú ý giáo dục giới tính cho các em thì chết. Như

GVHD: Trần Thanh Hương
cháu biết xã hội bây giờ phát triển, nhoáng một cái là chúng nó chạy ra quán nét liền, rồi thông
tin qua sách báo tràn lan. Gio tư tưởng bọn trẻ khác rồi, thoáng lắm để ý cái gì, tò mò thích thú
à làm luôn. Nên sợ lắm.
(Pvs, người mẹ, 35 tuổi)
Nguồn: Điều tra thực tế năm 2014
Điều này chứng tỏ người phụ nữ rất quan tâm đến vai trò giáo dục giới tính cho con cái.
Nhưng đối với người cha dường như họ cho rằng những vấn đề như giáo dục đạo đức, giáo dục
tri thức mới là điều quan trọng. Còn giáo dục giới tính là vấn đề không cần thiết phải quan tâm.
Nhưng khi so sánh tỷ lệ nhận thức giữa người cha với nhau thì có 46.7% người cha chọn mức độ
“rất cần thiết” lại chiếm tỷ lệ cao, đánh giá về sự “cần thiết” người cha chiếm 33,3. Người mẹ chỉ
có 13.3%, tương đương với sự lựa chọn “bình thường” của người cha. Những người mẹ cho vấn
đề này là bình thường vì họ tin là con mình đủ nhận thức về giáo dục giới tính nên không cần
thiết phải quan tâm quá nhiều. Không có 1 người mẹ nào đánh giá “không cần thiết”. Bởi họ cho
rằng: “Dạo này đi đâu cũng nghe người ta cảnh báo tệ nạn trẻ yêu sớm và hàng loạt vụ lạm
dụng tình dục trẻ em. Nên là cô chú rất lưu tâm tới vấn đề này” (Pvn, người mẹ, 35 tuổi). Và chỉ
có 1 người cha duy nhất cho rằng GDGT cho con là “không cần thiết”. Điều này có thể giải thích

rằng: do trình độ học vấn còn hạn chế, bên cạnh đó do tính chất công việc chiếm gần hết số thời
gian của họ nên khi trở về nhà họ chỉ muốn nghỉ ngơi và không quan tâm đến giáo dục cho con.
Như vậy, theo kết quả đánh giá người mẹ vẫn hiểu sự cần thiết của việc GDGT cho con
hơn người cha. Nhưng nếu nhìn nhận một cách khách quan thì rõ ràng qua biểu đồ trên thể hiện
rõ khác nhau trong nhận thức về sự cần thiết của việc GDGT cho con giữa cha và mẹ.
3.1.2 Nhận thức của cha mẹ về độ tuổi giáo dục giới tính cho con
Nhận thức của cha mẹ sẽ được thể hiện rõ ràng và có cách giáo dục tốt hơn nếu cha mẹ
lựa chọn đúng thời điểm thích hợp để GDGT cho con. Để làm rõ nhận thức giữa cha và mẹ về độ
tuổi cần thiết đẩy mạnh giáo dục giới tính cho con chúng tôi triển khai lấy thông tin cụ thể tại
biểu đồ 3 dưới đây
Biểu đồ 3: Độ tuổi giáo dục giới tính cho con
Mẫu: 30
Đơn vị: %

Nguồn: số liệu điều tra thực tế 2014

GVHD: Trần Thanh Hương
Qua biểu đồ 3 cho thấy, hầu hết các bậc cha mẹ cho rằng giáo dục giới tính nên bắt đầu
khi trẻ bước vào học ở bậc tiểu học và lên cấp II. Có đến 60% người cha cho rằng nên GDGT ở
độ tuổi khi con đang học THCS và 53.3% người mẹ đồng ý với ý kiến GDGT cho con ở độ tuổi
THCS. Có thể các cha mẹ cho rằng đây là giai đoạn quá độ từ trẻ con sáng người lớn, là đặc
trưng của dấu hiệu tuổi dậy thì giữa nam và nữ. Các con của họ có thể bị chi phối bởi những cảm
xúc trong giao tiếp với bạn bà và người lớn. “Bác nghĩ đây là độ tuổi các con có nhiều những
thay đổi, chúng không hoàn toàn là trẻ con mà cũng chưa phải người lớn. Đi học tiếp xúc với
thầy cô, bạn bè, tác động ngoài xã hội cũng ảnh hưởng đến tâm lý của con. chính vì đang ở độ
tuổi dở dở, ương ương này nên bác nghĩ cần phải quan tâm giáo dục con ở độ tuổi này” (Pvs,
người mẹ, 42 tuổi, Nghề nghiệp). Đồng thời, theo cha mẹ GDGT cho con ở độ tuổi này bởi đây
là độ tuổi dậy thì đang phát triển mạnh mẽ cơ cấu sinh học và ý thức rõ về sự thay đổi của cơ thể,
trẻ lại rất tò mò. Hơn nữa, trẻ còn được nhà trường GDGT thông qua môn học trên lớp, kết hợp
với nhà trường tránh những lỗi truyền đạt không hiệu quả khi con tiếp thu kiến thức từ phía nhà

trường. “Tôi nghĩ nên bắt đầu với độ tuổi từ 10 – 15 tuổi, khi con đang học cấp 2 là thích hợp
nhất, bởi đây là độ tuổi dậy thì đang có sự thay đổi về cơ thể. Được biết nhà trường cũng có
GDGT cho con thông qua môn học trên lớp nên cần chú ý GDGT cho con, tránh những lỗi
truyền đạt không hiệu quả khi con tiếp thu kiến thức từ phía thầy cô và bạn bè”. (Pvs, người
cha, 38 tuổi). Vì vậy, ở lứa tuổi này các bậc cha mẹ rất chú trọng vào việc GDGT cho các em.
Qua đó, chúng ta thấy rằng cha mẹ đã có nhận thức tương đối chính xác về GDGT cho các em ở
giai đoanh này. Theo các nhà tâm lý học thì độ tuổi này hay còn gọi là lứa tuổi thiếu niên là độ
tuổi khó giáo dục nhất. Do lứa tuổi này có những biến đổi về sự mất cân bằng tâm, sinh lý tậm
thời. Chính vì cha mẹ luôn chú ý giáo dục cho con ở lứa tuổi này.
Tiếp đến là độ tuổi nên GDGT ở bậc “tiểu học” có 40% người mẹ đồng ý giáo dục cho
con ở độ tuổi “tiểu học” và chiếm tỷ lệ 20% theo ý kiến người cha. Lý do mà các bậc cha mẹ đưa
ra là trẻ tuổi này tính hiếu kì, trẻ liên tục hỏi cha mẹ về hiện tượng xung quanh, nếu không có
những câu trả lời thỏa đáng, trẻ sẽ tự mình tìm hiểu, suy đoán linh tinh và tìm các kênh thông tin
sai lệch để tìm hiểu. Cũng có một số ý kiến của người mẹ cho rằng nên GDGT cho trong độ tuổi
“Tiểu hoc” vì có suy nghĩ “Giáo dục cho con ngay trong độ tuổi này vì con còn bé, cha mẹ vẫn
đang quan tâm chăm sóc, từng miếng ăn giấc ngủ nên dễ bên cạnh bảo ban, dạy dỗ con” (Pvs,
người mẹ, 35 tuổi). Đới với người cha độ tuổi “Tiểu học” là độ tuổi còn ngây dại, dễ bị lạm
dụng. Theo người cha thì nên giáo dục cho con ở độ tuổi con đang bắt đầu tiếp xúc với các hoạt
động, hành vi xã hội. Ngược lại có ý kiến của người cha lại cho rằng: “Con đang cái tuổi ăn,
tuổi chơi. Biết cái gì mà giáo dục cho con. Có giáo dục cũng bằng thừa”. (Pvn, người cha).
Hoặc cũng có thể do lo sợ về những hậu quả con có thể gặp phải nên cha và mẹ đều mẹ cho rằng
nên giáo dục giới tính cho con ngay từ khi con nhận biết được sự thay đổi cơ thể của bản thân
mình. Độ tuổi đang học THPT, có 13.3% người cha lựa chọn và người mẹ chiếm 6.7%. Mặc dù
ở độ tuổi THPT cả cha và mẹ đều ít chú trong GDGT ở độ tuổi này. Nhưng so tỷ lệ giữa cha và
mẹ thì người cha quan tâm giáo dục cho con ở độ tuổi này hơn. Đặc biệt đối với con trai. “Tôi
không nghĩ là GDGT cho con ở bậc THCS hay Tiểu học lại quan trọng hơn giai đoạn GDGT
cho con trong độ tuổi con đang học THPT. Vì sao? Vì ở độ tuổi này trẻ đang dần hoàn thiện về
bản thân và tâm lý, đây cũng là lúc trẻ rất dễ phạm sai lầm và vấp ngã dễ vướng vào những nệ
nạn xã hội nên tôi cho rằng cần thiết GDGT cho con ở độ tuổi này. Nhất là với con trai” (Pvn,
người cha). Sau khi tốt nghiệp THPT có 1 người cha lựa chọn chiếm 6.7%. Các bậc cha mẹ còn

lại có quan điểm “Con cái ở tuổi này lớn rồi cần gì phải GDGT cho con. Nó lớn, nó tự biết cách
tìm hiểu” (Pvn, người mẹ). Trong khi đó không một người mẹ, người cha nào lựa chọn đô tuổi
mầm non để giáo dục giới tính cho con. Bởi theo họ đây là độ tuổi “còn non”, nhận thức kém

GVHD: Trần Thanh Hương
nếu giáo dục quá sớm cha mẹ sợ sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. “Nói thật tôi cũng lo nhưng
nghĩ con “còn non” tư tưởng chưa vững nên mình không có muốn giáo dục con những vấn đề
liên quan đến giới tính, tình dục quá sớm, sợ ảnh hưởng đến lối sống, suy nghĩ của con” (Pvs,
người cha, 40 tuổi). Một số ý kiến lại cho rằng: GDGT cho ở độ tuổi này sẽ kích thích tính tò mò
của trẻ và dễ có nhận thức sai lầm “vẽ đường cho hươu chạy” khi những thông tin trẻ tiếp nhận
được chưa đủ tuổi để tiếp thu.
Hộp 3 : Sự lo lắng của cha mẹ khi GDGT cho con quá sớm
Ý kiến 1: (người mẹ) Con còn nhỏ, giáo dục con sớm lại thành ra vẽ đường, chỉ lối cho hươu
chạy, mình càng nói, nó lại càng tò mò cang kích thích nó tìm hiểu. Như vậy, là chính mẹ hại
con rồi còn gì?

Ý kiến 2: (người cha) Tôi đồng ý là giáo dục đạo đức, lối sống cho con là phải giáo dục ngay từ
khi con lọt lòng mẹ. nhưng riêng GDGT thì tôi lạ không nhất trí qua điểm này. Bây giờ cứ hở ra
cái gì là chúng biết cái đấy. Nếu mà cứ rót vào tai nó những điều ấy chẳng khác nào “vẽ đường
cho hươu chạy”cả.
Nguồn: Pv nhóm - Điều tra thực tế năm
2014
Đây là quan điểm thể hiện sự nhận thức của cha mẹ còn hạn chế. Nhiều người cho rằng
GDGT nghĩa là chờ trẻ bước vào độ tuổi dậy thì rồi mới đề cập, dạy dỗ. Thực tế cho thấy, trẻ
tiếp cận với kiến thức giới tính từ những sinh hoạt hàng ngày, những điều mình thấy hoặc được
trải nghiệm. Trẻ có thể dậy thì trước tuổi, nếu không có sự chăm sóc đầy đủ, không có những
kiến thức về GDGT để giáo dục cho con đúng độ tuổi sẽ khiến các em không biết rõ về sự phát
triển của cơ thể, thay đổi bản than. Liệu rằng, ý kiến nên giáo dục cho con ở độ tuổi sau khi tốt
nghiệp THPT có phải là quá muộn?. Nhiều phụ huynh thường gặp những sai lầm trong việc
GDGT cho trẻ nhỏ mà nguyên nhân xuất phát từ việc họ nhận thức sai về độ tuổi nên GDGT cho

con. Tóm lại, việc giáo dục con cái về sinh lý trong gia đình nên được bắt đầu từ tuổi ấu thơ.
Mục đích của việc giáo dục này không chỉ trang bị kiến thức, xây dựng ý thức về giới tính, tình
dục mà điều quan trọng là xây dựng những quan niệm, nhận thức đúng đắn của các con về giới
tinh, tình dục.
3.1.3 Thái độ của cha mẹ trong giáo dục giới tính cho con
Mỗi đứa trẻ đều nhận thức được sự thay đổi về cơ thể, tâm tư nguyện vọng tuổi mới lớn,
trẻ thường tò mò, thắc mắc những hiện tượng xảy ra xung quanh chúng. Nếu không có câu trả lời
thỏa đáng giải đáp các thắc mắc của chúng, không có sự hướng dẫn cụ thể giúp trẻ nhận biết
đúng vấn đề sẽ làm cho trẻ có những suy nghĩ lung tung, tự trả lời cho câu hỏi của mình, khiến
trẻ có những sai lệc trong nhận thức. Và thái độ của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đễn quá trình
tiếp thu và phát triển nhận thức của trẻ về giới tính.
Bảng 2: Thái độ của cha mẹ khi con hỏi về những vấn đề liên quan đến giới tính, tình dục
Mẫu: 30
Đơn vị: %
Người cha Thái độ của cha mẹ

GVHD: Trần Thanh Hương
Tần suất Tỷ lệ (%)
Lúng túng 1 6,7
Cấm đoán 6 40
Vui vẻ trả lời 1 6.7
Bực tức 4 26,6
Lảng tránh 3 20
khác 0 0
Tổng 15 100%
Người mẹ Tần suất Tỷ lệ (%)
Lúng túng 7 46,7
Cấm đoán 3 20
Vui vẻ trả lời 1 6,7
Bực tức 0 0

Lảng tránh 4 26,6
khác 0 0
Tổng 15 100%
Nguồn: số liệu điều tra thực tế 2014
Thực tế điều tra ở bảng 2 cho thấy, có hơn 40% người cha thường co thái độ cấm đoán
con khi con hỏi về những vấn đề GDGT, 26,6 % người cha cảm thấy bực tức, không thoải mái
khi con nhắc tới những vấn đề được cho là nhạy cảm như tình dục, 20% các ông bố vui vẻ trả lời
những câu hỏi của các con vì họ cho rằng “đó là chuyện bình thường, chẳng có gì phải dấu con”.
Chỉ có duy nhất 1 người cha thường lảng tránh trước những thắc mắc của con bởi họ không biết
phải nói với con như thế nào và bắt đầu từ đâu? Ngược lại, có tới 7 người mẹ (trong 15 người mẹ
được hỏi) tỏ ra lúng túng chiếm 46,7% trước vấn đề con chia sẻ và 26,6% người mẹ thường lảng
tránh trước những câu hỏi của con. Một điều đáng ngạc nhiên rằng ngay cả những người mẹ
cũng lên án cấm đoán, đe dọa con không cho con được phép hỏi hoặc tìm hiểu những vấn đề về
giới tính, tình dục chiếm 20%. Trong khi, xã hội luôn nhìn nhận tích cực vai trò của người phụ
nữ trong việc chăm sóc sức khỏe gia đình và giáo dục nhân cách cho con. Vì người phụ nữ là
người có tính cách hiền dịu và có suy nghĩ sâu sắc, ôn hòa hơn người cha nên sẽ có cách giáo
dục nhẹ nhàng nhất, có thể giúp con giải đáp những thắc mắc, đồng thời giáo dục cho con hiểu ở
tuổi nên con mới đủ độ chín đề biết về vấn đề đó, mặt khác giúp con trạng bị được kiến thức đầy
đủ hơn về GDGT. Rất ít cha mẹ có thái độ tự nhiên ôn hòa, vui vẻ trả lời những thắc mắc của
con.
Như vậy, cha mẹ vẫn né tránh khi nói về tình dục, giới tính. Phần lớn các bậc cha mẹ đều
rất ngại khi đề cập với con về vấn đề giới tính vì nói ra sợ con mình cảm thấy xấu hổ. Nhiều phụ
huynh thường tỏ ra lúng túng, ngại ngùng, phân vân mỗi khi đụng chạm đến vấn đề giới tính của
con. Thậm chí một số người còn xem đó là điều xấu xa nên tỏ vẻ bực bội khi nghe con trẻ bày tỏ
những thắc mắc về chuyện giới tính, tình yêu. Khi được hỏi: có khi nào bác chủ động nói chuyện

GVHD: Trần Thanh Hương
với các con về vấn đề tình dục, giới tính? Thái độ của bác khi nghe con hỏi về những vấn đề giới
tính, tình dục như thế nào?
Hộp 4: Thái độ của cha mẹ khi con hỏi những vấn đề liên quan đến giới tính, tình dục

Ý kiến 1: (người mẹ, 42 tuổi) Không! Chuyện tế nhị, chính tôi cũng ngại nữa là Con hỏi gì thì
mình trả lời cái đó. Nhưng con hỏi về chuyện tình dục là không thích. Lúc đấy chỉ tìm cách lảng
chuyển sang chủ đề khác và cấm đoán con không nên tò mò.

Ý kiến 2: (người cha, 40 tuổi) Khi con hỏi thì thường là không biết nói với con thế nào nên
thường quát chúng và cấm đoán không cho con được phép tò mò, khi nào thấy con thật sự
muốn có câu trả lời thì lại kêu con ra hỏi mẹ. Dù biết như thế vô hình chung lại làm con có
những suy nghĩ sai lầm hoặc lãnh cảm với những chuyện mà các con rất cần được biết.
(Pvs, cha mẹ)
Nguồn: Điều tra thực tế 2014
Cha mẹ không biết rằng trẻ em thường hiếu kỳ, rất hay hỏi, biểu hiện nguyện vọng và
hứng thú mạnh để nhận biết thế giới bên ngoài.trẻ có những thay đổi về tâm sinh lý và có những
tò mò và thắc mắc về những điều mà các em chưa biết. Qua trao đổi với các em cho thấy con cái
rất muốn hỏi những thắc mắc cùng cha mẹ chúng xoay quanh các vấn đề liên quan đến những
biểu hiện về tâm sinh lý của bản thân. Thậm chí nó mượn những vấn đề của bạn chúng thông
quan đó nói lên vấn đề của mình. Tuy nhiên, tất cả những suy nghĩ của các em đều bị
“chặn”ngay từ đầu bởi những câu nói của chính cha mẹ “lo học hành đi ở đó hỏi những chuyện
vớ vẫn, đâu đâu”. Thực tế cho thấy các em tiế cận từ rất nhiều kênh thông thông tin khác nhau về
giới tính và không phân biệt được đâu là kênh chính thống và phù hợp. Cũng chính vì vậy mà trẻ
trong giai đoạn mới lớn lại tìm đến những “người bạn” khác đó chính là phim ảnh, sách báo với
nội dung không lành mạnh. Các Vì vậy, cha mẹ càng cấm đoán, càng lảng tránh thì các em càng
có xu hướng tìm hiểu, hành động ngược lại với sự cấm đoán của cha mẹ để thảo mãn sự tò mò
của mình.
Hộp 5: Phản hồi của con trước thái độ cấm đoán của cha mẹ
Những lúc ấy em vừa ngại, vừa sợ nhưng lại tò mò muốn biết câu trả lời, nhưng hỏi bố bị bố
quoát: “ai nói với mày cái gì mà mày lại hỏi mấy cái điềulinh tinh vớ vẩn ấy. Lo mà học đi”.
Em sợ quay sáng hỏi mẹ, mẹ lại méc lại bố nên không dám hỏi mẹ. Em hỏi các anh chị của em
nhưng tất cả không ai trả lời chỉ bảo: “sau này lớn lên em tự biết” thế là em tự lấy máy điện
thoại của mẹ em vào xem câu trả lời. Em toàn thấy ra hình ảnh trai, gái. Đọc mãi mà vẫn
không hiểu báo nói gì.

( Pvs, con cái, 16
tuổi)
Nguồn: Điều tra thực tế 2014
Từ những điều trên, một câu hỏi đặt ra là tại sao họ quan tâm đến GDGT cho con và cần
thiết phải GDGT cho con những khi con hỏi lại có thái độ cấm đoán con? Điều này được giải
thích là dù vẫn nhận thực được rằng cha mẹ phải quan tâm giáo dục cho con nhưng do sự khó

GVHD: Trần Thanh Hương
khăn trong nền kinh tế, họ phải vất vả đi làm về đến nhà chỉ muốn nghỉ ngơi nhưng con lại tới
hỏi, hỏi với lượng câu hỏi nhiều. Hơn nữa đây lại là vấn đề khó nói, con thì chưa đủ lớn để biết
nên bực bối mà có thái độ mắng, cấm đoán con. “Cuộc sống hàng ngày có quá nhiều việc phải
suy nghĩ, lo toan đi làm về đã mệt nên bị con gặng hỏi khiến mình them bực tức. nên có thái độ
không tốt với con. (Pvn, người cha). Với người mẹ thì cho rằng: “Tôi thì vẫn vui vẻ trả lời con
đấy nhưng mà cứ hễ con hỏi tới mấy chuyện quan hệ này nọ là cắt ngay, không có trả lời. Nhiều
khi cũng muốn trả lời con lắm những chẳng hiểu sao lại cảm thấy thất thần, lo lắng nên cứ đe
con không được tìm hiểu”. Qua đây cho thấy một điều rằng dù cha mẹ đã nhận thức được nhưng
lại không thực hiện được hành vi. Ở đây có sự mâu thuẫn giữa nhận thức và hành vi có thể do
nhận thức của họ chưa đủ sâu sắc về vai trò của mình, cũng có thể do hạn chế về mặt thời gian,
trình độ hoặc do thói quen khiến cho cha mẹ thường rơi vào tình cảnh này.
Sự thiếu quan tâm giáo dục là hiện tượng dễ thấy, dễ hiểu. Hiện tượng khó hiểu lại là sự
quá chu đáo thận trọng. Trong thực tế, sự ngăn chặn cấm đoán đã từng tạo ra sự phát triển bất
hạnh cho nhiều đứa trẻ. Bởi bên cạnh những kiến thức cha mẹ, nhà trường trang bị cho trẻ thì trẻ
em và thanh thiếu niên rất cần được giáo dục, định hướng về thái độ đối với vấn đề giới tính, tình
dục. (Đào Thị Vân Anh, 2011)
Như vậy, chúng ta thấy rằng cha mẹ ngày nay tuy có quan niệm, lối sống cởi mở hơn xưa
nhưng những vấn đề liên quan đến giới tính, tình dục vẫn còn những bảo thủ trong suy nghĩ, và
bị xem nhẹ. Không thể phủ nhận năng lực, cảm xúc của cha mẹ. Bởi năng lực và cảm xúc của
cha mẹ rất quan trọng cho sự hình thành nhân cách của trẻ, vì vậy, cha mẹ phải rèn luyện cho
mình năng lực cảm xúc để làm gương cho con và có những kỹ năng cần thiết để giúp con phát
triển hài hòa tâm trí, thành đạt và hạnh phúc ở đời.

3.2 Nội dung giáo dục giới tính cho con của cha mẹ.
3.2.1Nội dung cha mẹ ưu tiên giáo dục giới tính cho con cái
Gia đình với tư cách là một thiết chế quan trọng trong đời sống xã hội, là môi trường xã hội
hóa đầu tiên của mỗi cá nhân. Gia đình có chức năng điều chỉnh hành vi tình dục và giới, duy trì
sự tái sinh sản từ thế hệ này sang thế hệ khác, chăm sóc bảo vệ trẻ em, đảm bảo cung cấp kinh tế
gia đình v v Trong đó việc giáo dục trẻ em năm trong quá trình xã hội hóa trẻ em là chức
năng quan trọng của gia đình. Gia đình không chỉ giáo dục cho các con lối sống, tư tưởng lành
mạnh hay đinh hướng nghề nghiệp cho con cái mà gia đình nên giáo dục cả những vấn đề liên
quan đến GDGT cho con, để trang bị cho con đầy đủ nhưng kiến thức vận dụng vào đời sống,
giúp con nhìn nhận đúng đắn vấn đề về giới tính. Trong phần này chúng tôi xin tập trung làm rõ
những nội dung mà cha mẹ lựa chọn để GDGT cho con và những nội dung cha mẹ ưu tiên GD
cho con gái và con trai. Vậy mỗi giáo dục giới tính gồm những nội dung gì? Cha mẹ tham gia
vào việc giáo dục giới tính cho con gái và con trai những nội dung gì? Cha mẹ thường tìm hiểu
những nội dung GDGT ở những nguồn nào?
Biều đồ 4: Nội dung cha mẹ giáo dục giới tính cho con
Mẫu: 30
Đơn vị: %

GVHD: Trần Thanh Hương

Nguồn: số liệu điều tra thực tế 2014
Nhìn trên biều đồ 4, ta thấy nội dung cha mẹ giáo dục cho con có tỷ lệ chọn tương đương
nhau. Cha mẹ không chỉ giáo dục một nội dung mà lựa chọn nhiều nội dung để GDGT cho con.
Nội dung cha mẹ quan tâm giáo dục đầu tiên là nội dung “sức khỏe, vệ sinh cơ thể” chiếm 23.3%
và “sự thay đổi cơ thể” chiếm 20%. Sở dĩ họ lựa chọn như vậy bởi đây là những nội dung gắn
liền với thực tế, cha mẹ có thể thường xuyên quan sát và để ý tới con hàng ngày. Một điều cũng
dễ hiểu khi không ai thể phủ nhận được tầm quan trọng và lợi ích mà sức khỏe mang lại “Có sức
khỏe là có tất cả” nếu như đứa trẻ được chăm sóc tốt. Việc chăm sóc sức khỏe, hướng dẫn cho
con cách vệ sinh cơ thể giúp cho con cái của họ có thể giảm tiểu những bệnh tật không đáng có,
phòng ngừa được bệnh tật lây nhiễm đặc biệt là các em trong độ tuổi dậy thì. Vì ở độ tuổi này

đang có sự thay đổi mạnh mẽ cả về tâm lý và sinh lý. Đồng thời nhận biết được sự thay đổi trong
cơ thể của con để con biết trân trọng giá trị bản thân. Vì vậy, nên nội dung sự thay đổi về cơ thể
và sức khỏe, vệ sinh cơ thể được coi là yếu tố quan trọng đầu tiên cần phải giáo dục cho các cái.
Sau đó là các nội dung về “tâm sinh lý tuổi dậy thì” và “Tình bạn, tình yêu” chiếm 16.7%. Gíao
dục về tình yêu, tình bạn ở đây không có nghĩa là chỉ giáo dục đến tình yêu đôi lứa mà ở đây cha
mẹ giáo dục cho con tình yêu ông bà, cha mẹ, bạn bè. Giúp con nhận thức được những giá trị của
sống về cách yêu và được yêu giữa con người với con người. Bên cạnh đó cha mẹ đặc biệt quan
tâm đến tình cảm, sự rung động nam nữ. Những nội dung như: sư khác biệt giữa nam và nữ, hôn
nhân, sức khỏe sinh sản – tình dục, các bênh lây truyền được cho là những nội dung thể hiện rõ
nhất nội dung của GDGT lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ và chỉ rất ít các bậc cha mẹ hướng dẫn con
những nội dung này trong quá trình giáo dục giới tính cho con. Như vậy có thể thấy rằng cha mẹ
đều giáo dục cho con với nhiều nội dung khác nhau. Các nội dung GDGT cho con rất đa dạng.
Nhưng chưa thể hiện rõ nét được nội dung của GDGT cho con.
3.2.2 Nội dung người cha giáo dục giới tính cho con trai và con gái
Trong quan niệm truyền thống phương Đông “đàn ông ngoại giao kiếm tiền, phụ nữ nội
trợ, nuôi dạy con cái”. Vậy nên suy nghĩ ở các ông bố rằng việc giáo dục con cái là của người mẹ
vẫn rất phổ biến. Nhưng trên thực tế vai trò, trách nhiệm của người cha và người mẹ trong gia
đình là như nhau, con trẻ không thể thiếu được sự dạy dỗ và tình thương yêu của cha hay của mẹ.
Đối với người cha ở Xã Tế Lợi, do đặc thù tính chất công việc hay phải đi làm xa nhà thì việc
tham gia vào GDGT được thể hiện ra sao? Liệu những nội dung người cha lựa chọn giáo dục cho
con có được đám bảo và đáp ứng được nguyện vọng của con. Để làm rõ điều này, chúng tôi đi
sâu vào tìm hiểu nội dung người cha GDGT cho con.
Biều đồ 5: Nội dung người cha lựa chọn GDGT cho con gái và con trai
Mẫu: 30
Đơn vị: %

GVHD: Trần Thanh Hương

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014
Theo kết quả điều tra tại bảng 4, đối với việc giáo dục cho con trai hay con gái, người cha

thường chú trọng nội dung “giáo dục lối sống lành mạnh” đối với cả con gái và con trai. Tuy
nhiên, so sánh tỷ lệ lựa chọn của người cha trong nội dung này thì người cha có quan tâm giáo
dục cho con trai nhiều hơn con gái (60% với con trai và với con gái là 40%). Đặc biệt là với con
trai. Lý giải điều này người cha suy nghĩ rằng: con trai có sự hiếu động mạnh mẽ hơn con gái,
thích khám phá, vì thế việc các em có những hành động bắt chước người lớn như hút thuốc, uống
rượu bia đó là những việc làm không tốt. Hiểu được tâm lý của con trai cũng như xuất phát từ
những kinh nghiệm của bản thân người cha nên người cha thường quan tâm giáo dục cho con trai
nhiều hơn đến vấn đề này, giáo dục nhân cách, lối sống giúp em tránh xa các tệ nạn xã hội, có
thái độ sống đúng đắn. Bên cạnh đó, sẽ giúp cho con những kỹ năng sống cần thiết khi bước vào
đời. “Cùng nam giới nên tôi hiểu được tâm lý của con bây giờ, thích thể hiện, tỏ ra mình biết
hiều, muốn bằng người khác không để ai xem thường mình. Đi ra đường bực mình với thái độ
không trào hỏi của tụi nhỏ thì chớ lại còn nhìn thấy mấy quả đầu xanh, đầu đỏ mà rầu lòng. Vì
sợ con mình không biết nhận thức được đúng – sai của mọi sự việc nên tôi rất quan tâm đến nội
dung này” (Pvs, người cha 38 tuổi).
Hộp 6: Phản hồi của con cái về nội dung GDGT cha mẹ
Em cũng lớn rồi nên cha mẹ cũng không trao đổi nhiều. Bình thường ở nhà thì cha mẹ cũng
chỉ bảo tập trung học hành, không được chơi bời, học đòi những cái xấu. Phải lẽ phép chào
hỏi, tôn trong người khác. Phải ý thức được việc mình làm. Không làm ảnh hưởng đến người
khác. Các mối quan hệ phải rõ ràng.
(Pvs, con cái, 16 tuổi)
Sự phản hồi của con cho thấy người cha rất đề cao đến những giá trị đạo đức, những nội dung
thuộc về truyền thống. Đặc biệt, khi tham gia vào giáo dục cho con trai những người cha đều
quan tâm đến hai nội dung “các bệnh lây truyền” (40% ) và “tình dục, hệ lụy của tình dục”
(người cha là 47%). Họ cho rằng đối với con trai thì cần phải giáo dục thêm những nội dung này
vì con trai thường có xu hướng thể hiện qua hành động nhiều hơn con gái. Tính khí của đàn ông
luôn phóng khoáng và tùy tiện là điều mà cha mẹ luôn phải chú ý giáo dục. “Tôi có con trai năm
nay chuẩn bị bước sang lớp 12 nên không yên tâm lắm. Chẳng cần nói cũng biết xã hội bây giờ
nổi lên đầy rẫy những hiện tượng học sinh lớp cấp 1 bé tí ti đã biết viết thư tình yêu nhau, cấp 2,
cấp 3 yêu đương quan hệ cứ ầm ầm làm con người ta có thai. Mình có con trai mình phải giáo
dục con hiểu được rõ việc con mình có thể làm và có thể để lại hậu quả gì?. Vì con trai chúng

sống phóng khoáng, tùy tiện hơn con gái” (Pvn, người cha, 42 tuổi). Trong khi đó, con gái
chiếm tỷ lệ rất ít, thậm chí là không nằm trong nội dung những người cha lựa chọn giáo dục cho

GVHD: Trần Thanh Hương
con gái. Có thể họ suy nghĩ con gái khác giới, nên khi người cha thể hiên giáo dục nội dung trên
đều rất ngại và khó nói với con. Có ý khác cho rằng vấn đề này nên để mẹ quan tâm uốn nắn thì
sẽ có hiệu quả hơn các bố. “Mẹ nhẹ nhàng, dễ bảo ban các con, cũng cùng là phụ nữ nên am
hiểu hơn, nhiều cái quá tế nị cha không thể tham gia giá dục được”. Đối với con gái thì người
cha chú trọng giáo dục nội dung Tình bạn, tình yêu hơn con trai. Phần lớn người cha đều có
chung quan điểm do con gái là phái yếu, dễ mềm lòng nên thường phải chịu thiệt thòi trong tất cả
các mối quan hệ trong đó có hai mối quan hệ tác động trực tiếp vào các trẻ bây giờ là tình bạn
hay tình yêu gắn liền với sự phát triển về tâm ý tuổi dậy thì và sự phát triển cơ cấu bộ phận sinh
học. Mặc dù nhóm người cha có ý thức được những nội dung nào cần thiết để giáo dục cho từng
con, con trai cần chú ý nọi dung nào và nội dung nào với con gái là phù hợp. Nhưng rõ ràng là
các nội dng người cha tập trung cho con trai và con gái có sự chênh lệch lớn và con nhiều những
nội dung không được quan tâm giáo dục. Trong đó có nội dung “hôn nhân và sức khỏe sinh sản”
tuyệt nhiên lại không quan tâm giáo dục đến nội cho cả hai con. Trong khi nội dung sự khác biệt
giữa giới phải nên được cha mẹ ưu tiên giáo dục. Bởi nội dung này gắn liền với quá trình phát
triển cơ thể của con, cũng là những kiến thức tiền đề giúp các con phân biệt đươc sự khác nhau
giữa các bộ phận khác nhau của nam và nữ. Từ đó trẻ nhận thức hình thành cảm xúc cá nhân,
phát triển mối quan hệ tình bạn, tinh yêu. Nhưng lại chỉ có rất ít người cha quan tâm đến nội
dung được xem là cơ bản nhất trong GDGT cho con. Vậy, nội dung người mẹ giáo dục giới tính
cho các con thì sao? Liệu nội dung của nhóm người mẹ có giống những nội dung người cha thực
hiện giáo dục cho con hay có sự khác nhau?
3.2.3 Nội dung người cha giáo dục giới tính cho con trai và con gái
Từ xưa đến nay, người mẹ luôn là một người gây nhiều tác dụng ảnh hưởng đến con cái mình.
Những đứa con từ khi mới sinh ra đến khi trưởng thành, phần lớn thời gian là gần gũi và thường
là chịu ảnh hưởng từ người mẹ hơn từ cha. Cũng ngay từ khi các con sinh ra các bà mẹ đã luôn
có suy nghĩ làm thế nào để đem lại những gì tốt đẹp nhất cho con. Nên các bà mẹ hoạch định sẵn
chương trình cho vệc giáo dục con. Không những chuẩn bị cho thế hệ mai sau với những kiến

thức nơi học đường, các bà mẹ còn quan tâm hướng dẫn cho con cái mình những nội dung về
giới tính. Vậy, những nội dung đó được người mẹ thể hiện thế nào?
Biều đồ 6: Nội dung người mẹ lựa chọn GDGT cho con gái và con trai
Mẫu: 30
Đơn vị: %


Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014

GVHD: Trần Thanh Hương
Đối với người mẹ nội dung giáo dục giới tính cho cả con trai và con gái được thực hện giáo
dục khá đồng đều, không có sự chênh lệch giữa những nội dung người mẹ giáo dục cho con trai
và con gái. Các nội dung người mẹ giáo dục thường xuyên cho hai con như “sức khỏe & vệ sinh
cơ thể”, “tâm lý tuổi dậy thì” và nội dung “tình bạn, tình yêu” và “lối sống lành mạnh” được mẹ
giáo dục cho cả con trai và con gái với tỷ lệ cao. Nhóm người mẹ cho rằng con gái và con trai
đều cần thiết nội dung này như nhau. Cũng giống như người cha, trong nội dung “Tinh dục, hệ
lụy của tinh dục và các bệnh lây truyền người mẹ có cùng ý kiến với người cha là cần chú trọng
nội dung này hơn đối với con trai. Nhưng thực tế cho thấy, nội dung này rất cần thiết cho con cả
hai giới. Điều này được chứng minh là những năm gần đây có rất nhiều trường hợp bị cư‹ng
hiếp, lạm dụng tình dục. Không chỉ vậy mà ở lứa tuổi thanh thiếu niên bây giờ cũng rất chủ động
trong chuyện quan hệ tình dục. “Ở địa phương nói chung là về nếp sống, văn hóa đánh giá
chung là tốt. Tuy nhiên, vẫn còn có một vài trường hợp học sinh 15 tuổi đã có con. Gần đây có
một trường hợp khiến cả thôn đứng người là nữ sinh lớp 11 bị bắt vì là gái bao cao cấp”. (Pvs,
Hội phó hội phụ nữ). Chính điều này đã khiến nhiều người cha mẹ giật mình và tác động vào số
ít (20%) nhận thức của người mẹ là phải cần thiết giáo dục con ở nội dung “Hôn nhận và sứ khỏe
sinh sản”. Để tránh những hậu quả do thiếu hiểu biết về kiến thức giới tính và sưc khỏe sinh sản.
Nhưng lại chỉ dừng lại ở việc giáo dục cho mỗi đối tượng là con gái. Một số ý kiến lại cho rằng
giáo dục nội dung này là quá sớm so với tuổi của con cái họ. Thậm chí có trường hợp con đã lập
gia đình và chuẩn bị sinh con (ở tuổi 16) nhưng họ vẫn không giáo dục cho con vì họ nghĩ con
cái bây giờ còn biết nhiều hơn họ nghĩ. “Biết cái gì đâu mà nói cháu, giới trẻ bây giờ nó biết

nhiều hơn mình ý chứ” (Pvs, người mẹ). Tuy nhiên, nội dung này cũng chỉ được người mẹ thực
hiện giáo dục ở mức độ thấp. Tỷ lệ chỉ là 16.7% đối với con trai và 6.7% đối với con gái. Nhiều
bà nẹ ho rằng vấn đề này nó quá khó khăn để nói ra cho con hiểu và không biết nên với con thế
nào vì sợ nói ra con tò mò càng thích cha mẹ phải giải thích cạn kẽ với những câu hỏi tai sao?
Làm như thế nào gọi là quan hệ tình dục? phần lớn các cha mẹ đều tìm cách né tránh điều này.
Một thực tế cho thấy với cả cha và mẹ đều bỏ qua nội dung “sự khác biệt giữa Nam và Nữ”,
tất nhiên vẫn có những trường hợp quan tâm nhưng ở mức độ rất thấp, chỉ chiếm 10 đến 20%
trong các nội dung được cha mẹ thực hiện giáo dục mà thô. Điều này không hiểu tại sao đây
được xem là nội dụng giáo dục rất thiết thực. Nó gắn với nhu cầu tìm hiểu của con người ngay từ
khi trẻ lên 3, 4 tuổi trẻ liên tục hỏi người lớn những câu hỏi về sự khác nhau giữa Nam và Nữ và
luôn tò mò về những sự khác biệt đó. Nhưng trong quá trình nghiên cứu, thực tế những trường
hợp trong phỏng vấn sâu cũng không hề giáo dục con nội dung này. Điều này có lẽ là do cha mẹ
hiểu sai ý nghĩa của mục đích nội dung này, không thể để cho các con biết về các bộ phận của
người khác được hoặc cũng có thể nghĩ rằng con chưa đến tuổi để tìm hiểu hay biết về những
vấn đề này. Nhưng thực ra giáo dục nội dung này nhằm mục đích cung cấp những thông tin, kiến
thức cơ bản về sự khác nhau giữa hai giới, dạy cho con biết tôn trọng giá trị bản thân từ đó biết
cách bảo vệ chính mình, hình thành nhân cách tốt, biết tôn trọng và yêu thương người khác.
Tránh những rủi ro không đáng có.
Mặc dù, tùy vào đối tượng con cái là nam hay nữ, dựa vào đăc điểm tính cách mà cha mẹ có
những nội dung khác nhau. Nhưng cho thấy trong xã hội hiện nay cả cha và mẹ đều đã có ý thức,
trách nhiệm trong việc chia sẻ, tham gia vào giáo dục cho con. Cả cha và mẹ đều giáo dục con
mình ở những nội dung khá cần thiết và thực tế. Tuy nhiên, an toàn tình dục và sức khoẻ sinh sản
là một phần của tổng thể sức khoẻ con người trong cả cuộc đời. Nó liên quan chặt chẽ với đời
sống vật chất và tinh thần, ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của con người lại không được
cha mẹ quan tâm giáo dục nhiều.

GVHD: Trần Thanh Hương
Hộp 8: Phản ánh của cán bộ xã về nội dung giáo dục giới tính của cha mẹ
Những kiến thức có được với cha mẹ ở đây, đa số vẫn là những nội dung cha mẹ tự nghĩ ra.
Các vấn đề về sức khỏe sinh sản và chuyện tình dục, ít cha mẹ nào đề cập với con cái. Có thì

thường là những lời “đe dọa” xuông. Chỉ đến khi có thai hoặc nhiễm bệnh lây lan qua đường
tình dục, họ mới hốt hoảng chữa cháy. Kéo theo là rất nhiều hệ lụy không mong muốn, cho
không chỉ cá nhân họ mà còn ảnh hưởng đến gia đình, xã hội.
(Pvs, hội phó hộ phụ nữ xã).
Qua kết quả nghiên cứu thực địa tại địa bàn nghiên cứu của chúng tôi, càng những hình
thức thể hiện rõ giáo dục giới tính như hôn nhận - sức khỏe sinh sản, quan hệ tình dục và những
hệ lụy tình dục, đặc biệt là nội dung hết sức thực tế như giáo dục sự khác biệt giữa Nam và Nữ
cho con thì cha mẹ lại có xu hướng ít quan tâm hơn. Mặc dù đây là nỗi lo chung của rất nhiều
cha mẹ. Các bậc phụ huynh cho rằng giáo dục giới tính đơn thuần chỉ là giáo dục về tâm sinh lý
tuổi dậy thì, sức khỏe – vệ sinh cơ thể, sự phát triển cơ thể của hai giới. Trong khi những thông
tin về các vụ lạm dụng tình dục, những vụ có thai ngoài ý muốn của học sinh, sinh viên trong
thời gian gần đây làm chúng ta không khỏi lo lắng trước thực trạng thiếu hiểu biết về sức khỏe
sinh sản của các em. Theo số liệu thống kê mới nhất năm 2012 của hội kế hoạch hóa gia đình
Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng 300 000 ca phá thai không an toàn tuổi từ 15-19,
chiếm 40% các ca nạo phá thai nói chung trong đó có khoảng 60-70% là học sinh, sinh viên.
(Quỹ Dân số Liên hợp quốc – UNFPA – 2012). Vì vậy nên, việc lựa chọn nội dung giáo dục của
cha mẹ chịu ảnh hưởng từ nhận thức của chính họ.
Nhìn chung, trong gia đình hiên nay thì cả cha và mẹ đều đã tham gia vào GDGT cho
con, trách nhiệm tham gia vào giáo dục, chăm sóc con không còn là trách nhiệm riêng của người
mẹ. Nội dung mà người cha và người mẹ giáo dục cho con cái là khác nhau, nhưng họ đều mong
muốn cho con mình phát triển một cách toàn diện, có các mối quan hệ tình bạn, tình yêu lành
mạnh và hướng dẫn cho con biết vai trò của mình để các con có một lối sống lành mạnh tránh xa
các tệ nạn xã hội, làm một công dân có ích. Tuy nhiên, những hình thức giáo dục này còn chưa
thể hiện rõ nội dung GDGT. Nội dung kiến thức còn sơ sài, tập trung chủ yếu ở những nội dung
có tính chất tâm lý, sinh lý cơ thể. Các nội dung thể hiện rõ hình thứ GDGT thì cha mẹ lại có xu
hướng ít đề cập tới. Trong tư tưởng vẫn còn trường hợp ngại giáo dục, chưa mạnh dặn đưa
những nội dung mình mong muốn vào giáo dục cho con vì nhiều lý do nêu trên. Mặt khác cũng
có thể do chịu ảnh hưởng từ xã hội truyền thống vấn đề giới tính, tình dục căn bản là vấn đề tế
nhị, thầm kín, mặt khác có thể do cha mẹ có kiến thức hạn chế về các vấn đề giới tính nên việc
giáo dục giới tính ở gia đình học sinh gần như chưa được thực hiện. Bởi đa số cha, mẹ học sinh

trong địa bàn nghiên cứu là nông dân làm nông nghiệp và lao động phổ thông nên nhận thức về
giáo dục còn nhiều thiếu hụt.
3.2.4 H|nh thức tiếp cận thông tin GDGT cho con
Để có được những nội dung, những hiểu biết về GDGT cho con thì các bậc cha mẹ
thường phải có một quá trình tích lũy lâu dài. Từ đó mới có thể giáo dục cho đứa con của mình
về những gì mình nhận được. Ở đây, chúng tôi muốn tìm hiểu xem những nội dung giáo dục của
cha mẹ dành cho con cái được lấy ở những nguồn thông tin nào?
Bảng 3: Tỷ lệ lựa chọn kênh thông tin

×