Tải bản đầy đủ (.doc) (132 trang)

Nghiên cứu về thực trạng và nhu cầu nguồn lực y tế dự phòng tỉnh Cà Mau năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (691.67 KB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
ĐẶNG HẢI ĐĂNG
NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG VÀ
NHU CẦU NGUỒN LỰC Y TẾ DỰ PHÒNG
TỈNH CÀ MAU NĂM 2012

LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II

Cần Thơ - Năm 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
ĐẶNG HẢI ĐĂNG
NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG VÀ
NHU CẦU NGUỒN LỰC Y TẾ DỰ PHÒNG
TỈNH CÀ MAU NĂM 2012
Chuyên ngành: QUẢN LÝ Y TẾ
Mã số: 62.72.76.05.CK
LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. PHẠM THỊ TÂM
Cần Thơ - Năm 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi, các kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Nếu có
gì sai sót tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Cần Thơ, ngày 05 tháng 9 năm 2013
Học viên
Đặng Hải Đăng
Lời cám ơn


Hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Quý thầy cô trong Ban Giám hiệu trường Đại học Y - Dược Cần Thơ và Quý
thầy cô tham gia công tác quản lý giảng dạy trong thời gian qua đã cho tôi nhiều
kiến thức đặc biệt về Quản lý y tế.
Vô cùng biết ơn sâu sắc đến Phó Giáo sư Tiến só Phạm Thò Tâm đã trực tiếp
hướng dẫn tận tình và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin cảm ơn:
Ban Giám đốc và các Phòng ban Sở Y tế tỉnh Cà Mau
Ban Giám đốc và Tập thể cán bộ các đơn vò Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh,
Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Phòng chống các bệnh xã hội,
Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Giám đònh y khoa, Trung tâm
Giám đònh Pháp y - Tâm thần, Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc, Mỹ phẩm và
Thực phẩm, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm Y tế thành
phố Cà Mau và các Trung tâm Y tế huyện Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình,
Cái Nước, Đầm Dơi, Phú Tân, Ngọc Hiển và Năm Căn đã hỗ trợ, giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi về mọi mặt trong điều tra phỏng vấn, chia sẽ kinh nghiệm để
hoàn thành luận án này.
Xin chân thành cảm ơn vô hạn đến gia đình đã động viên và chia sẽ những
khó khăn trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận án.

Đặng Hải Đăng
MỤC LỤC
NỘI DUNG Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ

LỜI CAM ĐOAN 3
Lôøi caùm ôn 4
MỤC LỤC 5
Danh mục các biểu đồ 5
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHŨ VIẾT TẮT 9
DANH MỤC CÁC BẢNG 12
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 14
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VÊ NGUỒN LỰC 3
1.1.1. Khái niệm nguồn lực y tế 3
1.1.2. Khái niệm nguồn nhân lực y tế 4
1.2.3. Các giai đoạn phát triển Y tế dự phòng Việt Nam 4
1.2. THỰC TRẠNG VỀ NGUỒN LỰC Y TẾ 6
1.2.1. Tình hình cán bộ y tế một số nước trên thế giới 6
1.2.2. Tình hình cán bộ y tế ở Việt Nam 7
1.2.3. Hệ thống tổ chức cơ sở vật chất trang thiết bị hệ y tế dự phòng 11
1.2.4. Yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí 14
1.3. NHU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC HỆ THỐNG Y TẾ DỰ PHÒNG 17
1.3.1. Định mức biên chế Trung tâm Y tế hệ dự phòng tỉnh 17
3.3.2. Định mức biên chế đối với các trung tâm đặc thù 17
1.3.3. Định mức biên chế đối với Trung tâm Y tế dự phòng quận, huyện,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh 17
1.3.4. Tỷ lệ cơ cấu bộ phận, chuyên môn cán bộ y tế dự phòng 18
1.3.5. Hệ số điều chỉnh theo vùng địa lý 18
1.3.6. Nhu cầu nguồn nhân lực các tuyến thuộc hệ y tế dự phòng 18
1.3.7. Một số nghiên cứu về nguồn nhân lực. 22
Chương 2 25
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 25
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 25
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu 25
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ 25
2.1.4. Thời gian nghiên cứu 25
2.1.5. Địa điểm nghiên cứu 26
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 26
2.2.2. Cỡ mẫu 26
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu 26
2.2.4. Nội dung nghiên cứu 26
2.2.5. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu 38
2.2.6. Các bước thu thập 39
2.2.7. Các biện pháp kiểm sai số 40
2.2.8. Xử lý số liệu 41
2.3. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 41
Chương 3 43
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 43
3.1.1. Phân bố theo giới 43
3.1.3. Thời gian công tác 44
3.2. THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC 45
3.2.1. Thực trạng nguồn nhân lực 45
3.2.2. Thực trạng về cơ sở vật chất 48
3.2.3. Thực trạng về trang thiết bị 52
3.2.4. Thực trạng về kinh phí 61
3.3. NHU CẦU ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 63
3.3.1. Nhu cầu đào tạo cán bộ có trình độ đại học trở lên 63
3.3.2. Nhu cầu đào tạo cán bộ có trình độ trung cấp 65
3.3.3. Nhu cầu đào tạo theo Thông tư 08/2007/TTLT-BYT-BNV 69

Chương 4 73
BÀN LUẬN 73
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 74
4.1.1. Phân bố theo giới tính 74
4.1.2. Phân bố theo tuổi 74
4.1.3. Phân bố theo thời gian công tác 75
4.2. THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC 75
4.2.1. Nguồn nhân lực 75
4.2.2. Cơ sở vật chất 82
4.2.3. Trang thiết bị 84
4.2.4. Kinh phí 89
4.3. NHU CẦU PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 91
4.3.1. Nhu cầu đào tạo liên tục trình độ từ đại học trở lên 91
4.3.2. Nhu cầu đào tạo trình độ trung cấp 94
4.3.3. Nhu cầu đào tạo theo Thông tư 08/2007/TTLT-BYT-BNV 95
KẾT LUẬN 97
KIẾN NGHỊ 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
Phụ lục 1 1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHŨ VIẾT TẮT
ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm
AIDS Acquired Immune Deficiency Syndrrome
(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)
BC Biên chế
BSCK1DP Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 dự phòng
BSCK1ĐT Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 điều trị
BSCK2 Bác sĩ chuyên khoa cấp II
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
BNV Bộ Nội vụ

BYT Bộ Y tế
CBCCVC Cán bộ, công chức, viên chức
CBYT Cán bộ y tế
CK1 Chuyên khoa I
CK2 Chuyên khoa II
CNĐD Cử nhân điều dưỡng
CT Chỉ thị
CP Chính phủ
CSSK Chăm sóc sức khoẻ
CSSKBĐ Chăm sóc sức khoẻ ban đầu
CSSKSS Chăm sóc sưc khỏe sinh sản
DP Dự phòng
ĐD Điều dưỡng
ĐBSCL Đồng bằng sông cửu Long
ĐHYDCT Đại học Y - Dược Cần Thơ
ĐHYDTPHCM Đại học Y - Dược Thành phố Hồ Chí Minh
ĐHNKVĐBSCL Đại học ngoài khu vực đồng bằng sông Cửu
Long
ĐHKVĐBSCL Đại học khu vực đồng bằng sông Cửu Long
ĐT Điều trị
GĐPYTT Giám định pháp y tâm thần
GĐYK Giám định y khoa
GS Giáo sư
HĐ Hợp đồng
HSTH Hộ sinh trung học
HIV Human Immunodeficiency Virus
(Vi rút gây bệnh AIDS)
KNDPTMPVTP Kiểm nghiệm Dược phẩm Thuốc Mỹ phẩm và
Thực phẩm
KHHGĐ Kế hoạch hoá gia đình

KTV Kỹ thuật viên
NQ Nghị quyết
PGS Phó giáo sư
SARS Severe Acute Repiratory Syndrome
(Hội chứng nhiễm khuẩn hô hấp cấp)
SH Sơ học
Stt Số thứ tự
SYT Sở Y tế
SL Số lượng
SLTB Số lượng trung bình
TH Trung học
YPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
Ths Thạc sĩ
TTCK Trung tâm chuyên khoa
TS Tiến sĩ
TTLB Thông tư liên bộ
TTLT Thông tư liên tịch
TTTTGDSK Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe
TTYTDP Trung tâm Y tế dự phòng
TW Trung ương
PCCBXH Phòng chống các Bệnh xã hội
QĐ Quyết định
QL Quản lý
XHCN Xã hội chủ nghĩa
XN Xét nghiệm
YHDP Y học dự phòng
YTDP Y tế dự phòng
YTCC Y tế công cộng
YT Y tá
YTTN Y tế tư nhân

YTCS Y tế cơ sở
WHO Word Health Organisation
(Tổ chức Y tế Thế giới)
DANH MỤC CÁC BẢNG
NỘI DUNG Trang
Bảng 1.1. Tổng hợp diện tích sàn tối thiểu 15
Bảng 1.2. Tổng diện tích sàn công trình 16
Bảng 1.3. Định mức biên chế các Trung tâm hệ dự phòng tỉnh 17
Bảng 1.4. Định mức tỷ lệ cơ cấu bộ phận 18
Bảng 1.5. Định mức hệ số điều chỉnh theo vùng địa lý 18
Bảng 1.6. Ước tính nhu cầu bổ sung nhân lực YTDP từ TW đến huyện 18
Bảng 1.7. Nhu cầu bổ sung nhân lực y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố 19
Bảng 1.8. Nhu cầu bổ sung nhân lực y tế dự phòng tuyến huyện 21
Bảng 3.1. Số cán bộ y tế dự phòng theo các đơn vị tuyến tỉnh 45
Bảng 3.2. Số lượng cán bộ Trung tâm Y tế các huyện/thành phố 45
Bảng 3.3. Trình độ chuyên môn hiện tại 47
Bảng 3.4. Cơ cấu theo bộ phận 47
Bảng 3.5. Cơ cấu bác sĩ, dược sĩ 48
Bảng 3.6. Tỷ lệ đạt các tiêu chí về diện tích đất 48
Bảng 3.7. Tỷ lệ các Cơ sở y tế dự phòng đạt về tiêu chí diện tích 49
Bảng 3.8. Tỷ lệ đạt các tiêu chí về công trình phụ 50
Bảng 3.9. Tỷ lệ các Cơ sở y tế dự phòng đạt về các tiêu chí công trình phụ. .50
Bảng 3.10. Tỷ lệ đạt các tiêu chí về trang thiết bị văn phòng. 52
Bảng 3.11. Tỷ lệ các Cơ sở y tế dự phòng đạt về các tiêu chí văn phòng 52
Bảng 3.12. Trang thiết bị Khoa Kiểm soát dịch bệnh HIV/AIDS 54
Bảng 3.13. Tỷ lệ các Trung tâm Y tế huyện đạt về các tiêu chí về trang thiết bị
Khoa Kiểm soát dịch bệnh HIV/AIDS 55
Bảng 3.14. Tỷ lệ đạt các tiêu chí về trang thiết bị Khoa ATVSTP 55
Bảng 3.15. Tỷ lệ các đơn vị đạt tiêu chí Khoa ATVSTP 56
Bảng 3.16. Tỷ lệ đạt các tiêu chí về trang thiết bị Khoa Y tế công cộng 56

Bảng 3.17. Tỷ lệ các đơn vị đạt tiêu chí trang thiết bị Khoa Y tế công cộng 57
Bảng 3.18. Tỷ lệ các tiêu chí trang thiết bị Khoa Xét nghiệm 58
Bảng 3.19. Tỷ lệ các đơn vị đạt tiêu chí Khoa Xét nghiệm 59
Bảng 3.20. Kinh phí các đơn vị y tế dự phòng tỉnh (Đơn vị: 1.000.000đ) 61
Bảng 3.21. Kinh phí Trung tâm Y tế các huyện (Đơn vị: 1.000.000đ) 62
Bảng 3.22. Tổng hơp kinh phí chi cho hệ dự phòng (Đơn vị: 1000000đ) 62
Bảng 3.23. Tỷ lệ kinh phí chi cho hệ dự phòng (Đơn vị: 1000000đ) 63
Bảng 3.24. Tự đánh giá kiến thức được học đáp ứng nhu cầu công việc 63
Bảng 3.25. Nội dung đào tạo, tập huấn 64
Bảng 3.26. Chuyên ngành đào tạo sau đại học 64
Bảng 3.27. Nhu cầu đào tạo bằng cấp cán bộ sau đại học 65
Bảng 3.28. Định hướng chuyên khoa được đào tạo 65
Bảng 3.29. Loại hình đào tạo đại học 66
Bảng 3.30. Hình thức đào tạo 67
Bảng 3.31. Nhu cầu tập huấn 68
Bảng 3.32. Nhu cầu nội dung tập huấn 69
Bảng 3.33. Nơi tập huấn 69
Bảng 3.34. Nhu cầu CBYTDP tuyến tỉnh theo TT 08/2007/TTLT-BYT-BNV
70
Bảng 3.35. Nhu cầu CBYTDP huyện theo TT 08/2007/TTLT-BYT-BNV 71
Bảng 3.36. Số lượng cán bộ nghỉ hưu đến năm 2015 và 2020 72
Bảng 3.37. Nhu cầu CBYTDP cần tuyển thêm giai đoạn 2015 72
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
NỘI DUNG Trang
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ giới tính 43
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nhóm tuổi 43
Biểu đồ 3.3. Thời gian công tác 44
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ tốt nghiệp đại học 46
Biểu đồ 3.5. Chuyên khoa tốt nghiệp đại học 47
Biểu đồ 3.6. Nhu cầu đào tạo cán bộ trung cấp 66

Biểu đồ 3.7. Nơi đào tạo 68
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Bảo
vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực
tiếp bảo đảm nguồn lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một
trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Đầu tư cho
lĩnh vực này là đầu tư cho phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của một chế
độ [5] [10].
Để chăm sóc sức khỏe tốt cho mọi người, quan điểm của Đảng về lĩnh
vực y tế là dự phòng tích cực, chủ động là nhiệm vụ trọng tâm để bảo đảm
công bằng, hiệu quả trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe
nhân dân [31]. Quyết định 255/2006/QĐ-TTg ngày 09/11/2006 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược Quốc gia về y tế dự phòng
Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020: 100% các tỉnh có quyết
định thành lập Trung tâm Y tế dự phòng huyện; 50% các Trung tâm Y tế dự
phòng huyện được xây mới và có mô hình tổ chức ổn định, thống nhất, phù
hợp với thực tế và yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn tại tỉnh/thành phố; 50%
Trung tâm Y tế dự phòng huyện được trang bị đủ các trang thiết bị thiết yếu
đảm bảo nhiệm vụ được giao; 50% lãnh đạo, 30% cán bộ Trung tâm Y tế dự
phòng huyện có trình độ đại học và trên đại học; 100% cán bộ Trung tâm Y
tế dự phòng huyện được tập huấn chuyên môn để đáp ứng nhiệm vụ được
giao [31]. Tuy vậy, hiện đang có sự thiếu hụt nghiêm trọng nguồn lực y tế
đặc biệt nguồn nhân lực qui mô toàn cầu, cũng như các nước Châu Á - Thái
Bình Dương [81]. Ở Việt Nam, theo báo cáo tổng quan ngành y tế 2009 của
Bộ Y tế và Nhóm đối tác y tế nhận xét tình trạng thiếu cán bộ y tế xảy ra
nặng nề đối với khu vực y tế dự phòng, tuyến y tế cơ sở, vùng khó khăn,
2
vùng sâu, vùng xa. Khu vực thành thị có 27,4% dân số cả nước nhưng chiếm
82% dược sĩ đại học, 59% bác sĩ và 55% điều dưỡng [19].

Cà Mau, là tỉnh cực Nam Tổ quốc với diện tích 5.211km
2
. Dân số
1.232.000 người [56], điều kiện đi lại khó khăn để tiếp cận các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe. Trong những năm qua ngành y tế có nhiều cố gắng
tranh thủ mọi khả năng để phát triển nguồn lực đáp ứng nhu cầu khám chữa
bệnh và đặc biệt lĩnh vực phòng bệnh cho nhân dân. Tuy nhiên, sau năm
2007 khi chia tách Trung tâm Y tế huyện ra thành 3 đơn vị: Phòng Y tế,
Bệnh viện Đa khoa huyện và Trung tâm Y tế huyện thì nguồn lực ngành y tế
thiếu trầm trọng, nhất là hệ thống Y tế dự phòng thiếu cơ sở vật chất, trang
thiết bị, kinh phí đặc biệt nguồn nhân lực y tế.
Để đánh giá thực trạng và nhu cầu nguồn lực y tế tại thời điểm năm
2012, làm bằng chứng khoa học để xây dựng kế hoạch, đề xuất chiến lược
và chính sách phù hợp cho việc phát triển nguồn lực hệ y tế dự phòng đến
năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên
cứu về thực trạng và nhu cầu nguồn lực y tế dự phòng tỉnh Cà Mau
năm 2012” với các mục tiêu cụ thể như sau:
1. Mô tả thực trạng nguồn lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh Cà
Mau năm 2012.
2. Xác định nhu cầu nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh
Cà Mau đến năm 2015 và 2020.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VÊ NGUỒN LỰC
1.1.1. Khái niệm nguồn lực y tế
Nguồn lực y tế bao gồm nhân lực, kinh phí, cơ sở vật chất (bao gồm cả
thuốc) phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho chăm sóc sức khoẻ [65].
+ Nguồn nhân lực y tế là số lượng và trình độ, khả năng điều động
nhân lực, bao gồm nhân lực trong hệ thống y tế nhà nước và y dược tư nhân.

+ Tài chính y tế là một bộ phận của hệ thống tài chính quốc gia hoạt
động trong lĩnh vực y tế.
+ Vật tư y tế là những phương tiện kỹ thuật hay vật liệu được sử dụng
trực tiếp hay gián tiếp cho các hoạt động chăm sóc sức khoẻ. Có hai loại vật
tư y tế: vật tư kỹ thuật và vật tư thông dụng.
. Vật tư kỹ thuật y tế là những phương tiện kỹ thuật giúp cho người
thầy thuốc và các cán bộ y tế phát triển kỹ thuật nâng cao chất lượng của các
hoạt động trong ngành y tế như công tác phòng bệnh, chữa bệnh, đào tạo cán
bộ và nghiên cứu khoa học của mình, gồm có các loại máy móc xét nghiệm
và chẩn đoán (xét nghiệm máu, siêu âm, X - quang, điện tim v.v ) hay
những máy phục vụ điều trị (như máy điện châm, máy chạy tia xạ, máy hút
v.v ).
. Vật tư thông dụng là những vật tư nhiều ngành kinh tế kỹ thuật sử
dụng như vải, gỗ, xi măng, sắt, thép, hay các nhiên liệu như xăng, dầu hoả
hoặc các vật tư chuyên dụng như bông băng, cồn, gạc v.v
+ Trang thiết bị y tế được dùng để chỉ tất cả các dụng cụ, thiết bị kỹ
thuật, phương tiện vận chuyển, vật tư chuyên dụng và thông dụng phục vụ
cho các hoạt động phòng bệnh, chẩn đoán và chữa bệnh của ngành y tế.
4
1.1.2. Khái niệm nguồn nhân lực y tế
Năm 2006, WHO đã đưa ra khái niệm: “Nhân lực y tế bao gồm tất cả
những người tham gia chủ yếu vào các hoạt động nhằm nâng cao sức
khoẻ”. Theo đó, nhân lực y tế bao gồm những người cung cấp dịch vụ y tế,
người làm công tác quản lý và cả nhân viên giúp việc mà không trực tiếp
cung cấp các dịch vụ y tế. Nó bao gồm CBYT chính thức và cán bộ không
chính thức (như tình nguyện viên xã hội, những người CSSK gia đình, lang
y ); kể cả những người làm việc trong ngành y tế hay trong những ngành
khác (như quân đội, trường học hay các doanh nghiệp) [81]. Nguồn nhân lực
y tế là tài sản quan trọng của bất kỳ hệ thống y tế [75].
1.2.3. Các giai đoạn phát triển Y tế dự phòng Việt Nam

1.2.3.1. Trước năm 1945
Từ năm 1888, thực dân Pháp đã cho thành lập Sở Y tế Đông Dương là
cơ quan chỉ đạo công tác y tế bao gồm: Y tế quân đội viễn chinh, các bệnh
viện, thanh tra y tế dịch tễ vệ sinh, nhân sự… Do một bác sĩ trong quân đội
Pháp làm giám đốc. Từ năm 1894 Pháp đã cho xây dựng Viện Pasteur Sài
Gòn do chính ông L. Pasteur quyết định và giao cho bác sĩ Albert Calmette
chịu trách nhiệm thực hiện. Bốn năm sau 1898 Viện Pasteur Nha Trang
được xây dựng theo đề nghị của Yersin và Viện Pasteur Đà Lạt được thành
lập như là một bộ phận của Viện Pasteur Nha Trang. Sau đó Viện Pasteur
Hà Nội được xây dựng vào năm 1924. Trong giai đoạn này các Viện cũng
đã tiến hành nghiên cứu về vi trùng học, dịch tễ học bệnh dịch hạch, bệnh tả
v.v… và đã sản xuất văc-xin phòng tả, đậu mùa, phòng dại .
1.2.3.2. Từ năm 1945 đến 1954.
Tháng 12 năm 1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Bộ Y tế di
chuyển Viện vi trùng học Bắc Bộ ra khỏi Hà Nội và chia thành hai bộ phận.
Một bộ phận lên Việt Bắc và trở thành Viện vi trùng học Trung ương, một
5
bộ phận trở thành Viện vi trùng học Liên Khu Ba. Còn Viện vi trùng học
Trung bộ được di chuyển ra Thanh Hoá.
Trong kháng chiến chống Pháp các Viện vi trùng học tiếp tục nghiên
cứu các vấn đề vi trùng, dịch tễ và tiếp tục sản xuất văc-xin phòng tả,
thương hàn, đậu mùa, dại.
Hoạt động vệ sinh phòng dịch được Bộ Y tế xác định là vị trí hàng đầu.
Đó chính là quan điểm y học Cách mạng và quan điểm mà đã được quán
triệt trong suốt chặng đường lịch sử của ngành. Cuối năm 1953 đầu năm
1954 Bộ Y tế đã sắp xếp lại tổ chức là Vụ Phòng bệnh Chữa bệnh, bao gồm
cả công tác chữa bệnh và phòng dịch ra đời .
1.2.3.3. Từ năm 1955 đến nay.
Thực hiện Nghị định 333/BYT/NĐ ban hành ngày 12/4/1956 của Bộ Y
tế về sửa đổi, thành lập các tổ chức cơ quan kế cận. Vụ phòng bệnh chữa

bệnh tách ra làm hai: Vụ Vệ sinh Phòng dịch và Vụ Chữa bệnh, Vụ Vệ sinh
phòng dịch có nhiệm vụ giúp Bộ Y tế chỉ đạo công tác vệ sinh phòng bệnh
và chống dịch do một giám đốc và một phó giám đốc điều hành và gồm có 2
phòng: Phòng chống dịch và Phòng vệ sinh .
Quyết định số 361/BYT-QĐ ngày 18/4/1961 của Bộ Y tế, tổ chức lại
Vụ vệ sinh phòng dịch gồm 4 phòng: Phòng vệ sinh phòng dịch, Phòng bảo
vệ lao động, Phòng truyền bá vệ sinh, Phòng bảo vệ bà mẹ trẻ em. Để tăng
cường công tác vệ sinh phòng bệnh, ngày 16/8/1963 Bộ Y tế và Bộ Nội vụ
ban hành Thông tư liên Bộ Y tế - Nội vụ số 21/TTLB hướng dẫn thành lập
Trạm Vệ sinh phòng dịch trực thuộc ty (sở) với chức năng nhiệm vụ của
trạm là: Giúp ty (sở) lập kế hoạch vệ sinh phòng dịch và tham mưu tổ chức
chỉ đạo thực hiện. Điều tra nghiên cứu các nhân tố có hại đến sức khoẻ
trong ăn uống, ở, làm việc và học tập. Điều tra nghiên cứu các nguyên nhân
6
phát sinh bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng, nhiễm trùng nhiễm độc, bệnh
nghề nghiệp, đề xuất các biện pháp giải quyết .
Như vậy, từ năm 1956 đến 1964 Bộ Y tế đã tập trung chỉ đạo thực hiện
đường lối y học dự phòng, xây dựng phong trào nhân dân tham gia vệ sinh
phòng dịch, xây dựng hệ thống viện, Trạm vệ sinh phòng dịch đến các Đội
vệ sinh phòng dịch, Đội chống sốt rét quận huyện. Ở trạm y tế xã, trưởng
trạm phải trực tiếp phụ trách công tác vệ sinh phòng dịch .
Hiện nay, toàn quốc có 64 Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, 31 Trung
tâm Phòng chống sốt rét, 13 Trung tâm Sức khoẻ lao động - môi trường, 20
Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội và 7 Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc
tế .
Một điều không thể phủ nhận được rằng y tế dự phòng là một lĩnh vực
rất quan trọng của ngành y tế. Ngay từ thời kỳ Pháp thuộc, lĩnh vực này
cũng đã được quan tâm. Hiện nay, mạng lưới y tế nói chung và y tế dự
phòng nói riêng đã mở rộng tới tận các khóm ấp. Những hoạt động của hệ
dự phòng đã góp phần nâng cao sức khoẻ của nhân dân, các bệnh truyền

nhiễm đã được đẩy lùi, bệnh bại liệt đã được thanh toán, nhiều bệnh dịch
nguy hiểm đã được khống chế [51].
1.2. THỰC TRẠNG VỀ NGUỒN LỰC Y TẾ
1.2.1. Tình hình cán bộ y tế một số nước trên thế giới
1.2.1.1. Số lượng bác sĩ/10.000 dân ở một số nước Châu Á
Theo tài liệu của Viện Chiến lược và Chính sách y tế, số bác sĩ/10.000
dân của một số nước Châu Á như sau:
Mongolia có dân số 2,6 triệu người thì có 27,8 bác sĩ/10.000 dân. New
Zealand 3,8 triệu dân và có 21,9 bác sĩ/10.000 dân. Nhật Bản 126,5 triệu dân
có 20,2 bác sĩ/10.000 dân. Hàn quốc 46,5 triệu dân có 18 bác sĩ/10.000 dân.
Trung Quốc 1.273,6 triệu dân có 16,4 bác sĩ/10.000 dân. Singapore 3,5 triệu
7
dân có 14 bác sĩ/10.000 dân. Philippine 74,5 triệu dân có 11,5 bác sĩ/10.000
dân. Brunei 0,3 triệu dân có 9,95 bác sĩ/10.000 dân. Lào 5,3 triệu dân có 6,1
bác sĩ/10.000 dân. Malaysia 21.83 triệu dân có 6,1 bác sĩ/10.000 dân. Việt
Nam có 78,7 triệu dân có 5,6 bác sĩ/10.000 dân. Thái Lan có 60,8 triệu dân
có 2,9 bác sĩ/10.000 dân. Indonesia có 209,3 triệu dân có 1,3 bác sĩ/10.000
dân [8].
1.2.1.2. Số lượng dược sĩ đại học/10.000 dân ở một số nước
Monaco có 21,8. Bỉ có 14,5. Phần Lan có 14,5. Tây Ban Nha có 11,3.
Italy có 10,2. Pháp có 10. Ailen có 7,8. Bồ Đào Nha có 7,5. Luxemboug có
6,9. Hy Lạp có 6,9. Thụy Điển có 6,7. Thụy Sĩ có 6,2. Pakistan có 3,4. Việt
Nam có 0,75. Srilanka có 0,4, Brazil 11,2/10.000 dân [8]. Tại các tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long của Việt Nam là 0,3 [1]
1.2.2. Tình hình cán bộ y tế ở Việt Nam
1.2.2.1. Tình hình cán bộ y tế trên toàn quốc
Tổng số cán bộ y tế cả nước có 234.354, trong đó ở tuyến Trung ương
có 28.803 cán bộ, tuyến địa phương có 196.579 cán bộ và ở các ngành có
8.792 cán bộ. Cán bộ chuyên ngành y 165.321 chiếm 70,54%. Phân về trình
độ đại học và trên đại học 58.051 chiếm 24,8%, trung học và cao đẳng

117.418 chiếm 50,1% còn lại sơ cấp và cán bộ khác 28,1%. Phân theo
chuyên ngành y bác sĩ chiếm 27,3%, y sĩ 29,6%, nữ hộ sinh 9,3%, y tá 28%,
kỹ thuật viên 5,6% và lương y 0,2% [23].
1.2.2.2. Tình hình cán bộ ở các tuyến y tế
- Tuyến tỉnh: Cán bộ y có 66.821 người; cán bộ dược có 4.650 người;
cán bộ khác có 17.756 người.
- Tuyến huyện: Cán bộ y có 48.270 người; cán bộ dược có 1.048 người;
cán bộ khác có 7.846 người.
8
- Tuyến xã: Cán bộ y có 28.701 người; cán bộ dược có 1.048 người;
cán bộ khác có 235 người.
1.2.2.3. Nhân lực Y tế dự phòng Việt Nam.
Theo báo cáo Cục Y tế Dự phòng năm 2009, nhân lực tuyến Trung
ương là 2.198 cán bộ đáp ứng 76% trong đó chuyên ngành y: 1.191 người
(chiếm 54%); chuyên ngành khác 1.007 người chiếm (46%) gồm các chuyên
ngành như công nghệ sinh học, công nghệ môi trường, hóa phân tích, cử
nhân kinh tế, xã hội học [35].
Cơ cấu cán bộ chưa hợp lý, số cán bộ ngành y có trình độ sau đại học
chỉ có 397 người (chiếm 18%) [35].
Thiếu hụt nhân lực dự phòng tuyến Trung ương khoảng 24% so với
nhu cầu, nhưng hiện nay ngay tuyến Trung ương cũng khó tuyển dụng được
cán bộ có trình độ theo yêu cầu (có 812 bác sĩ chiếm tỷ lệ 36,9%) [35].
Tổng số nhân lực hệ dự phòng tuyến tỉnh 6.789 người, trong đó có trình
độ sau đại học là 787 và đại học 1.499 (có 2.120 bác sĩ chiếm tỷ lệ 31,2%),
trung cấp 1.860, kỹ thuật viên xét nghiệm 671, khác là 2.022 (đáp ứng được
55% nhu cầu). Trong đó chuyên ngành y là 4.594 người (chiếm 67%),
chuyên ngành khác là 2.195 (chiếm 33%) [35] .
- Tổng số CBYTDP tuyến quận/huyện là 19.315 người, đáp ứng 43,5% nhu
cầu. Cơ cấu cán bộ chưa hợp lý, số cán bộ có trình độ trung cấp là chủ yếu 13.901
(chiếm 71,9%), số bác sĩ thấp có 1931 (chiếm tỷ lệ 10,0%) [35].

1.2.2.4. Nghiên cứu nguồn nhân lực y tế
Theo tác giả Võ Văn Thắng “Nghiên cứu tình hình và nhu cầu nhân lực
y tế dự phòng của tỉnh Long An” năm 2009 với kết quả.
Số lượng cán bộ y tế dự phòng bằng 17% (540) tổng số biên chế toàn
ngành y tế (3.176). Trong tổng số bác sĩ hệ dự phòng, bác sĩ hệ điều trị
chiếm đa số 68,3%, trình độ Tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa II, không có trong
9
các đơn vị dự phòng, y sĩ điều trị nhiều hơn y sĩ hệ dự phòng, điều dưỡng đa
số trung cấp không có đại học và cao đẳng, kỹ thuật viên xét nghiệm còn
quá ít so với số lượng các đơn vị hệ dự phòng. Tuyến tỉnh tỷ lệ bác sĩ 26,9%
gần bẳng với quy định ≥30%, kỹ thuật viên xét nghiệm chiếm 3,7% thấp rất
nhiều theo định biên ≥ 20% .
Tuyến huyện tỷ lệ bác sĩ 18,5% gần bằng định biên ≥ 20%, kỹ thuật
viên xét nghiệm chiếm 3,3% thấp rất nhiều theo định biên ≥ 10% .
Theo nhiên cứu của Khưu Minh Cảnh “Nghiên cứu tình hình và nhu
cầu nhân lực tại các cơ sở Y tế dự phòng của tỉnh Cần Thơ năm 2010" với
kết quả:
Tổng số cán bộ y tế dự phòng toàn thành phố là 455 người, số lượng
cán bộ tuyến thành phố gần tương đương với tuyến quận/huyện 45,49% và
54,51%. Tuyến thành phố có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao nhất 37,7% và
sau đại học thấp nhất có 13,0%, tuyến quận/huyện trình độ dưới đại học
chiếm tỷ lệ cao nhất 60,9% và sau đại học thấp nhất 6,5% .
Theo tác giả Nguyễn Minh Tùng "Nghiên cứu tình hình nhân lực và
đánh giá kết quả một số hoạt động của y tế dự phòng tỉnh Bạc Liêu năm
2011". Nhân lực Y tế dự phòng tỉnh Bạc Liêu bằng 16,46% tổng số biên chế
toàn ngành y tế (3.165), chiếm 1/5 cán bộ y tế hệ điều trị, cán bộ y tế dự
phòng/10.000 dân là 5,96, tỷ lệ bác sĩ/10.000 dân là 1,11, tỷ lệ dược
sĩ/10.000 dân là 0,94. Trình độ cán bộ y tế dự phòng còn hạn chế, chất lượng
cán bộ chưa cao, thiếu nhiều cán bộ có trình độ cao như thạc sĩ, tiến sĩ, bác
sĩ chuyên khoa II, hiện tại thiếu rất nhiều kỹ thuật viên xét nghiệm, cử nhân

y tế công cộng [66].
Theo tác giả Hoàng Quốc Cường "Khảo sát nhu cầu đào tạo cán bộ y tế
dự phòng thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam năm 2012",
số lượng cán bộ là bác sĩ chiếm 18% [36].
10
Nghiên cứu của Đoàn Phước Thuộc "Thực trạng và nhu cầu nhân lực y
tế dự phòng tỉnh Đăklăk" thực hiện năm 2011, cho thấy số cán bộ y
tế/10.000 dân là 2,6; tỷ lệ bác sĩ/10.000 dân là 0.9, dược sĩ/10.000 dân là 0,3.
Cán bộ trung cấp chiếm tỷ lệ 58,8%, đại học và cao đẳng 31,3%, sau đại học
7,7%. Tổng số bác sĩ 148 (33,3%), trong đó bác sĩ dự phòng chiếm 1,2%
[59].
Nghiên cứu Nguyễn Thị Lợi về tình hình đội ngũ cán bộ y tế các tỉnh
miền Trung và Tây Nguyên số lượng cán bộ y tế từ 2005 đến 2007 ngày
càng tăng. Số bác sĩ tăng 6,57%, số dược sĩ tăng 9,19%, số điều dưỡng tăng
12,33%, số kỹ thuật viên y tăng 17,35% [50].
Khảo sát về thực trạng nguồn nhân lực ngành y tế công lập trên toàn
quốc năm 2009-2010, tác giả Nguyễn Tuấn Hưng kết luận thiếu nhân lực y
tế một số chuyên ngành y học dự phòng, y tế công cộng, giải phẫu bệnh
[40].
Một số nghiên cứu về nguồn nhân lực của các tác giả nước ngoài:
Theo Khassoum Diallo và các cộng sự nghiên cứu về giám sát và đánh
giá nguồn nhân lực cho y tế: Một quan điểm quốc tế khẳng định tầm quan
trọng và chức năng nguồn nhân lực đối với hệ thống y tế. Thông tin dựa vào
bằng chứng là cần thiết để làm rõ hơn về xu hướng nguồn nhân lực y tế [73].
Theo Paulo Ferrinho và các cộng sự nghiên cứu về nguồn nhân lực y tế
cho tình trạng sức khỏe ở Zambia: Thiếu hụt và mất cân đối [77].
Nghiên cứu của Celia Regina Pierantoni về nguồn lực y tế và chính
sách phân cấp hệ thống y tế rút ra kết luận: Do phân cấp, nguồn lực y tế
được tái cơ cấu và chính sách phân cấp năng động được phát triển [70].
Pak Tong Choi nghiên cứu nguồn nhân lực cho chăm sóc sức khỏe ban

đầu Đông Nam Á khẳng định dịch vụ chăm sóc sức khỏe là lao động thiết
11
yếu vì vậy nguồn nhân lực tạo thành phần quan trọng sử dụng 60-70%
nguồn ngân sách [76].
1.2.3. Hệ thống tổ chức cơ sở vật chất trang thiết bị hệ y tế dự phòng
1.2.3.1. Hệ thống tổ chức.
* Tuyến trung ương
Chức năng:
- Phòng chống bệnh truyền nhiễm; phòng chống HIV/AIDS;
- Kiểm dịch y tế biên giới;
- Nghiên cứu sản xuất vắc xin, tiêm chủng mở rộng;
- An toàn vệ sinh thực phẩm; phòng chống bệnh không lây nhiễm; dinh
dưỡng cộng đồng; sức khỏe trường học;
- Quản lý môi trường y tế;
- Công tác y tế lao động phòng chống bệnh nghề nghiệp; phòng chống
tai nạn thương tích.
Cơ cấu tổ chức:
Theo báo cáo kế hoạch hoạt động y tế dự phòng năm 2011 và định
hướng đến năm 2015, Việt Nam có 4 cục: Cục Y tế dự phòng, Cục Phòng
chống HIV/AIDS, Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm, Cục Quản lý môi trường
y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước; 15 Viện và Trung tâm chuyên
ngành thuộc Bộ thực hiện chức năng nghiên cứu đào tạo, chỉ đạo tuyến về
các lĩnh vực dịch tễ, vi sinh, miễn dịch y học; ký sinh trùng, côn trùng y học,
dinh dưỡng cộng đồng và an toàn vệ sinh thực phẩm [35].
* Tuyến tỉnh
Tuyến tỉnh có 63 Trung tâm Y tế dự phòng, 62 Trung tâm Phòng
chống HIV/AIDS, 27 Trung tâm Phòng chống sốt rét, 13 Trung tâm Kiểm
dịch y tế biên giới, 63 Chi cục ATVSTP, 8 Trung tâm Sức khỏe lao động và
môi trường, 23 Trung tâm Phòng chống các bệnh xã hội [35].

×