Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

Nghiên cứu tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi và đánh giá hiệu quả can thiệp truyền thông giáo dục phòng chống suy dinh dưỡng cho các bà mẹ tại huyện Châu Thành tỉnh An Giang năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (728.65 KB, 124 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại và phát
triển toàn diện của con người trong suốt cuộc đời, đặc biệt đối với trẻ em, là
cơ thể đang lớn và phát triển. Trên thế giới hiện có khoảng 800 triệu người bị
đói kéo dài. Theo ước tính của WHO, hiện nay có khoảng 150 – 160 triệu trẻ
em <5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và 182 triệu trẻ em bị còi cọc [44].
Suy dinh dưỡng tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển, nhất là châu Á
và châu Phi [27]. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng 500
triệu trẻ em bị thiếu dinh dưỡng ở các nước đang phát triển, gây nên 10 triệu
ca tử vong mỗi năm [8]. Tại Đông Nam Á, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em tại các
nước đang phát triển là 36%, (bao gồm cả Việt Nam) là 26%[9].
Ở Việt Nam những năm gần đây, nền kinh tế ngày một phát triển, mặt
bằng dân trí ngày được nâng cao. Tuy nhiên, tình trạng thiếu ăn, suy dinh
dưỡng ở trẻ em vẫn xảy ra phổ biến ở nhiều nơi, sự thiếu hiểu biết của các bà
mẹ về dinh dưỡng lúc có thai, cho con bú, cho con ăn bổ sung vẫn còn phổ
biến. Chương trình quốc gia về phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em đã triển
khai nhiều năm, đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tỷ lệ suy dinh
dưỡng giảm đáng kể (51,5% năm 1985 sau 20 năm còn 25,2% ( năm 2005) và
21,2% (năm 2007) 19,9% (năm 2008) [24]. Tuy nhiên, tỷ lệ giảm không đồng
đều có nhiều nơi. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em vẫn đang ở mức cao, nhất là
các vùng có mức thấp về kinh tế xã hội trong cả nước. Theo nghiên cứu của
Nguyễn Văn Thắng (2006), Lê thế Thự(2005), các yếu tố liên quan đến SDD
trẻ em là điều kiện kinh tế - xã hội của gia đình, trình độ văn hóa thấp, bỏ bú
mẹ sớm [63],[65].
Huyện Châu Thành, tỉnh An Giang là một huyện đồng bằng nằm ở
vùng ven của tỉnh An Giang, là một huyện có nhiều đồng bào dân tộc Khơme
1
sinh sống, một huyện chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại. Hiện nay,
mặc dù tình trạng kinh tế đã khá hơn, trình độ dân trí ngày được nâng cao và
có nhiều chương trình y tế nhằm cải thiện sức khỏe nhân dân được triển khai,
nhưng sự hiểu biết của các bà mẹ và cộng đồng về chăm sóc dinh dưỡng phụ


nữ có thai và trẻ em vẫn còn hạn chế. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5
tuổi trong cộng đồng huyện Châu Thành tỉnh An Giang là 19,23% [58].
Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thời gian qua tại huyện
Châu Thành chưa được đánh giá đầy đủ, nhằm cung cấp những cơ sở khoa
học đầy đủ cho việc đề suất những chương trình phòng chống suy dinh dưỡng
hợp lý cho trẻ em dưới 5 tuổi tại địa phương chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi và đánh giá
hiệu quả can thiệp truyền thông giáo dục phòng chống suy dinh dưỡng
cho các bà mẹ tại huyện Châu Thành tỉnh An Giang năm 2013”.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Xác định tỷ lệ, mức độ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở trẻ
em dưới 5 tuổi tại huyện Châu Thành tỉnh An Giang năm 2013.
2. Đánh giá hiệu quả can thiệp phòng, chống suy dinh dưỡng ở trẻ suy
dinh dưỡng dưới 5 tuổi tại huyện Châu Thành tỉnh An Giang năm 2013.
2
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE
TRẺ EM
- Dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại và phát
triển toàn diện của con người trong suốt cuộc đời, đặc biệt đối với trẻ em, là
cơ thể đang lớn và phát triển.
Đối với xã hội, nuôi con bằng sữa mẹ cũng góp phần làm giảm chi phí
của nhà nước và xã hội cho việc chăm sóc y tế cho trẻ em. Vì vậy, Tổ chức
y tế thế giới, Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc và tất cả các Hội Nhi khoa các
nước luôn cổ vũ việc nuôi con bằng sữa mẹ, cũng như có luật quốc tế bảo
vệ sữa mẹ.
- Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng cho trẻ em trong năm đầu, giúp cho trẻ
tăng trưởng và phát triển một cách tối ưu, tăng cường hệ miễn dịch, góp phần
làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cho trẻ em, đặc biệt là bệnh tiêu chảy và

viêm phổi.
Ngoài ra việc cho trẻ bú mẹ cũng tác động đến sức khỏe người mẹ, làm
giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và buồng trứng cho bà mẹ.
Theo khuyến nghị của Tổ chức y tế thế giới, trẻ em cần được nuôi bằng
sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, được ăn bổ sung từ tháng thứ 6 nhưng
vẫn tiếp tục cho trẻ bú mẹ và có thể kéo dài đến hết 2 năm đầu đời của trẻ.
- Tuy nhiên việc thực hiện đúng như khuyến cáo không dễ dàng. Ở
nước ta, theo điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia và Tổng cục thống kê
năm 2005, tỷ lệ trẻ được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu chỉ
đạt 18,9% và đến 6 tháng chỉ còn 12,2%.
3
- Hiện nay chúng ta đang ở thời kì quá độ về dinh dưỡng, nên chịu
gánh nặng kép về các bệnh liên quan đến dinh dưỡng. Một tỷ lệ bệnh suy
dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi còn khá cao: (thể nhẹ cân là 25,2%, thể còi
cọc là 29,6%, năm 2010) [40].
- Ngày nay, đã có nhiều bằng chứng cho thấy nhiều tình trạng bệnh lý
ở người lớn, bắt nguồn từ khi còn trẻ em, ngay cả ở thời kỳ bào thai.
Các tình trạng bệnh lý này có liên quan đến chế độ dinh dưỡng của bà
mẹ trong thời gian mang thai, cũng như dinh dưỡng ở thời kỳ của trẻ em.
Vì vậy, khuyến nghị về nhu cầu dinh dưỡng đúng cho nhân dân nói
chung và cho trẻ em nói riêng là một yêu cầu bức thiết trên phạm vi thế giới
cũng như cho từng quốc gia.
* Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi
Tình trạng dinh dưỡng là tập hợp các đặc điểm chức phận cấu trúc và
hóa sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
Đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng là quá trình thu thập và phân tích
thông tin, số liệu về tình trạng dinh dưỡng và nhận định tình hình suy dinh
dưỡng trên cơ sở các thông tin số liệu đó.
Một số phương pháp định lượng chính thường được sử dụng trong
đánh giá tình trạng dinh dưỡng là: [28]

- Nhân trắc học: Đó là việc đo những biến đổi của các kích thước cơ
thể và các mô cấu trúc nên cơ thể ở các lứa tuổi và các thể suy dinh dưỡng
khác nhau. Các chỉ số nhân trắc có thể thu thập trực tiếp từ các số đo hoặc từ
một sự kết hợp của các kích thước thô như cân nặng theo tuổi, chiều cao theo
tuổi, cân nặng theo chiều cao…
- Điều tra khẩu phần và tập quán ăn uống: Đây là phương pháp được sử
dụng để phát hiện sự bất hợp lý (thiếu hụt hoặc thừa) dinh dưỡng ngay ở giai
đoạn đầu tiên. Thông qua việc thu thập, phân tích các số liệu về tiêu thụ thực
4
phẩm và tập quán ăn uống cho phép rút ra các kết luận về mối liên hệ giữa ăn
uống và tình trạng sức khỏe. Một số phương pháp thường dùng để điều tra
mức tiêu thụ thực phẩm là phương pháp hỏi ghi nhiều lần trong 24 giờ;
phương pháp cân đong tại hộ gia đình; và phương pháp điều tra tần xuất tiêu
thụ thực phẩm.
- Các thăm khám thực thể, đặc biệt chú ý tới các triệu chứng thiếu dinh
dưỡng kín đáo và rõ ràng.
- Các xét nghiệm cận lâm sàng chủ yếu là hóa sinh ở dịch thể và các
chất bài tiết (máu, nước tiểu…) để phát hiện mức bão hòa chất dinh dưỡng.
- Các kiểm nghiệm chức phận để xác định các rối loạn chức phận do
thiếu hụt dinh dưỡng.
- Điều tra tỷ lệ bệnh tật và tử vong. Sử dụng các thống kê Y tế để tìm
hiểu mối liên quan giữa tình hình bệnh tật và tình trạng dinh dưỡng.
- Đánh giá các yếu tố sinh thái liên quan đến tình trạng dinh dưỡng và
sức khỏe.
Quá trình phát triển của trẻ là kết quả tổng hợp các yếu tố di truyền và
ngoại cảnh, trong đó các yếu tố dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng. Nhiều
nghiên cứu gần đây cho thấy yếu tố dinh dưỡng hầu như giữ vai trò chi phối
chính trong sự phát triển của trẻ em, ít nhất đến 5 tuổi. Vì vậy, thu thập các
kích thước nhân trắc là quan trọng trong các cuộc điều tra dinh dưỡng [16].
1.2. TÌNH HÌNH SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM HIỆN NAY.

1.2.1. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới
Để xác định các vùng có nguy cơ về SDD trên thế giới, từ đó có sự can
thiệp thích hợp, năm 1995 Tổ chức y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra bảng phân
loại sau đây:
5
Bảng 1.1. Phân loại suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi của WHO năm 1995
Chỉ tiêu
Mức độ SDD (%)
Thấp Trung bình Cao Rất cao
Nhẹ cân
(underweight)
<10 10-19 20-29 >=30
Thấp còi
(Stunting)
<20 20-29 30-39 >=40
Gầy còm
(wasting)
<5 5-9 10-14 >=15
Nguồn: NIN and GSO1, 2009
Với bảng phân loại trên thì sự đánh giá mức độ SDD khác nhau tuỳ
theo thể của SDD, nguyên nhân điều này là do những ý nghĩa khác nhau về
các chỉ số đánh giá như đã được phân tích ở phần trên.
Trên thế giới hiện có khoảng 800 triệu người bị đói kéo dài. Theo ước
tính của WHO, hiện nay có khoảng 150 – 160 triệu trẻ em <5 tuổi bị SDD thể
nhẹ cân và 182 triệu trẻ em bị còi cọc [44]. SDD tập trung chủ yếu ở các
nước đang phát triển, nhất là châu Á và châu Phi [27].
Dựa vào dữ liệu toàn cầu của WHO về tình trạng SDD trẻ em dưới 5
tuổi giai đoạn từ 1980-1992 ở 79 nước đang phát triển trên Thế giới ở châu
Phi, châu Á, châu Mỹ La Tinh và Thái Bình Dương, cho thấy có hơn 1/3 trẻ
em trên Thế giới bị SDD, tình hình tại châu Mỹ La Tinh là khả quan hơn cả

với tỷ lệ SDD ở mức thấp và vừa theo phân loại của WHO, tại Châu Á hầu
hết các nước, tỷ lệ suy dinh dưỡng đều ở mức cao và rất cao, tại Châu Phi tỷ
lệ suy dinh dưỡng là sự kết hợp của tình trạng suy dinh dưỡng ở một số nước
ở mức cao và rất cao. Có 80% trẻ em bị SDD sống ở châu Á, mà chủ yếu là ở
Đông Nam Á, 15% ở châu Phi, và dưới 5% ở châu Mỹ La tinh [28]. Có
6
khoảng 43% trẻ em (tương đương 230 triệu) ở các nước đang phát triển bị còi
cọc. Nguy cơ SDD thể nhẹ cân ở châu Á gấp 1,5% lần so với châu Phi và
nguy cơ bị SDD ở châu Phi cao gấp 2,3 lần so với châu Mỹ La tinh. Một số
nước có tỷ lệ SDD thể nhẹ cân cao ở giai đoạn này như Bangladesh: 65,8%;
Ethiopia: 47,7%, Indonesia: 39%; Lào 36,7%; Myanma: 38%; Việt Nam:
45%; Malaysia: 29% (vùng nông thôn là 46,2%) [35].
Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, tần suất trẻ có cân nặng lúc sinh
thấp dưới 2500 gam cao hơn 10% so với các nước trong khu vực [27].
Các dữ liệu của WHO năm 2000 cho thấy, SDD thể còi cọc ở các nước
đang phát triển đã giảm từ 47% năm 1980 xuống 33% và xu hướng sẽ tiếp tục
giảm xuống còn khoảng 29% vào năm 2005. Điều này có nghĩa rằng, vào
năm 2000 có khoảng 182 triệu trẻ em bị còi cọc ở các nước đang phát triển,
ít hơn so với 20 năm trước là 40 triệu trẻ em. Trong số 182 trẻ bị còi cọc này
có 70% số ở châu Á, 26% số ở châu Phi và 4% sống ở châu Mỹ La tinh và
vùng Ca-ri-bê. Xu hướng giảm tỷ lệ SDD được nhận thấy ở tất cả các vùng,
nhưng châu Phi là vùng có xu hướng giảm thấp nhất (từ 41% xuống 35%
[82]).
Các báo cáo về dinh dưỡng toàn cầu cho thấy, tỷ lệ SDD vẩn còn cao và
những chương trình để làm giảm tỷ lệ này vẫn còn chậm trên hầu hết các
vùng. Trong năm 2000, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi trong các quốc gia đang phát triển
bị thấp còi là 33% và khoảng 27% nhẹ cân [14],[22].
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, có khoảng 500 triệu trẻ em bị
thiếu dinh dưỡng ở các nước đang phát triển, gây nên 10 triệu ca tử vong
mỗi năm [8].

Năm 1994, tỷ lệ SDD trẻ em tại các nước đang phát triển là 36%, ở các
nước Đông Nam Á (bao gồm cả Việt Nam) là 26%[9].
7
Bảng 1.2. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em ở các nước
Singapore 14% Trung Quốc 16%
Thái Lan 19% Miến Điện 39%
Philippin 28% Lào 40%
Indonesia 34% Campuchia 25%
Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới năm 2000 cho biết, có đến hơn ¼
(26,7%) tổng số trẻ em trên thế giới (khoảng 150 triệu) bị suy dinh dưỡng do
thiếu năng lượng, 32,5% trẻ bị suy dinh dưỡng thể gầy còm [20]. Trong số
này, Châu Á chiếm tỷ lệ cao nhất 70 %, Châu phi 26% và 4% là Châu Mỹ
Latinh. Suy dinh dưỡng còn góp phần làm 49% trong tổng số 10,7 triệu trẻ
chết trước khi đến tuổi nhập học. Như vậy, SDD luôn là mối quan tâm hàng
đầu của các quốc gia nhất là các nước đang phát triển, tỷ lệ này thay đổi tùy
theo điều kiện kinh tế của từng nước.
Một số công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài tại một số
quốc gia được chúng tôi ghi nhận như sau:
Tại Palestin, nền kinh tế Palestine đang suy thoái trầm trọng, thiếu
chăm sóc về Y tế đang đặt trẻ em vào tình trạng bệnh tật và SDD. Theo
nghiên cứu của Abdeen Z và cộng sự, năm 2007, trẻ em ở Bờ Tây và dãy
Gaza Palétin có tỷ lệ SDD là 9,2% - 12,7% [73],[74].
Nghiên cứu của Shah, Pakistan có 26% trẻ gầy còm, 55% thấp còi và
15% bị cả gầy còm và thấp còi. Các yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng là
do mẹ mù chữ, cha thu nhập thấp, gia đình đông con và gia đình có con bị
thấp còi. Tỷ lệ SDD không khác nhau về giới của trẻ. Tỷ lệ này cho thấy ở
vùng nông thôn Pakistan, cha mẹ chú ý nuôi con trai hơn con gái chưa được
chứng minh [78].
Nghiên cứu của Castillo.C và cộng sự tại Nam Phi năm 1999, cho biết kiến
thức và thực hành của bà mẹ chưa cao cũng là tác nhân gây SDD cho trẻ [78].

8
1.2.2. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em ở Việt Nam
Có nhiều nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ SDD trẻ em của
các vùng khác nhau ở Việt Nam. Nghiên cứu của Viện Dinh Dưỡng năm
2002 cho thấy tỷ lệ SDD trẻ em của các vùng ở Việt Nam như sau [8].
Bảng 1.3. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em theo vùng
Vùng địa lý SDD nhẹ cân SDD còi SDD cấp
Đồng bằng Sông Hồng 26,6 28,0 6,5
Đông Bắc bộ 33,4 39,2 9,1
Tây Bắc bộ 36,0 40,4 10,9
Bắc Trung bộ 36,0 39,4 8,9
Duyên hải Nan trung bộ 32,6 33,5 8,2
Tây nguyên 40,2 46,3 7,9
Đông Nam bộ 24,4 26,2 7,3
Đồng bằng Sông cửu long 28,0 31,4 8,4
Toàn quốc 30,1 33,0 7,9
Nguồn: Viện Dinh Dưỡng 2009
Trong những năm gần đây, tỷ lệ SDD ở Việt Nam đã giảm đáng kể so
với những thập niên trước, tuy nhiêm tỷ lệ này vẫn được xem là cao so với
thế giới. Cụ thể, từ 31,9% năm 2001 xuống còn 25,2% năm 2005 [8].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng (2006), Lê thế Thự(2005),
các yếu tố liên quan đến SDD trẻ em là điều kiện kinh tế - xã hội của gia
đình, trình độ văn hóa thấp, bỏ bú mẹ sớm [63],[65].
Đến nay, theo viện dinh dưỡng Quốc gia, Việt Nam vẫn còn tới gần 1,8
triệu trẻ SDD thể nhẹ cân, đặc biệt, còn tới 2 triệu trẻ thấp còi và 300 ngàn trẻ
SDD nặng. Do đó, SDD hiện vẫn là thách thức lớn đối với nước ta, đặc biệt là
ở những vùng khó khăn. SDD trẻ em chủ yếu do đói nghèo và sự hạn chế
trong việc thay đổi nhận thức nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ. Vì vậy, mục tiêu
chiến lược phòng chống suy dinh dưỡng Quốc gia của ngành y tế từ nay đến
năm 2020, cố gắng đạt mục tiêu: nâng cao về kiến thức và thực hành dinh

dưỡng hợp lý cho người dân; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em và bà mẹ;
9
giảm đáng kể tình trạng thiếu máu dinh dưỡng. Phấn đấu năm 2015 tỷ lệ suy
dinh dưỡng thể thiếu cân ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 15%; cụ thể, sẽ
giảm suy dinh dưỡng thể thấp còi xuống dưới 26%, không còn các tỉnh và các
vùng có tỷ lệ suy dinh dưỡng ở mức rất cao (trên 30%), kiểm sóat các bệnh
mãn tính không lây có liên quan đến dinh dưỡng [7].
Tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam giảm từ 44,9% năm 1995
xuống còn 33,8% năm 2000 và còn 25,2% năm 2005 [8],[17]. Như vậy trong
vòng 10 năm, từ năm 1995 đến năm 2005, tỷ lệ SDD trẻ em giảm đi 19,7%
[8]. Đó là mức giảm khá nhanh so với các nước trong khu vực. trong những
năm gần đây nhờ thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, mà tỷ lệ
SDD ở trẻ dưới 5 tuổi đã giảm đáng kể [7].
Qua các cuộc điều tra về tình hình SDD ở trẻ em các tỉnh phía nam
của bộ môn Nhi - Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh năm 1998; theo
cách phân loại dựa vào cân nặng và chiều cao cho thấy rằng, tỷ lệ SDD tăng
theo tuổi: khoảng 24% ở trẻ dưới 6 tháng, tăng 47% ở trẻ dưới 5 tuổi và
70% ở trẻ dưới 15 tuổi [8]. SDD mãn tiến triển có tỷ lệ thấp 10%; SDD cấp
và SDD mãn di chứng có tỷ lệ gần bằng nhau: 45% [8]. Qua đó chúng ta
thấy rằng nếu chỉ dựa vào cân nặng theo tuổi chúng ta sẽ bỏ sót rất nhiều
trường hợp suy dinh dưỡng mãn tính di chứng. ở các khu lao động nghèo và
các trại trẻ mồ côi, tỷ lệ suy dinh dưỡng rất cao 60% ở trẻ dưới 5 tuổi [44].
Theo kết quả điều tra của Bộ y tế về tình hình SDD ở trẻ dưới 5 tuổi
năm 2001 là 31,9% giảm xuống còn 30,12% vào năm 2002 [9]. Trẻ SDD tập
trung ở khu vực nông thôn - nơi bị nghèo đói, thiên tai hoành hành, trẻ sống
thiếu sự quan tâm chăm sóc của người lớn [20].
Năm 2002, Quảng Bình và Đak lak vẫn là những tỉnh có tỷ lệ SDD cao
nhất nước: 45,3%, Hà Tĩnh là 39,1%, Thanh Hóa 37,2%, Hòa Bình 36,2%,
Nghệ An 34,7% [6].
10

Theo Viện Dinh Dưỡng thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ SDD thấp cân
trẻ em thành phố Hồ Chí Minh như sau: 28,5% năm 1996; 18,1% năm 1999
và 13,2% năm 2001 [8].
Theo báo cáo của Viện dinh dưỡng Việt Nam, năm 2007 còn 1,6 triệu trẻ em
dưới 5 tuổi SDD nhẹ cân và 2,6 triệu trẻ em bị SDD thể còi [10].
Cũng theo số liệu của Viện Dinh Dưỡng trực thuộc Bộ Y tế Việt
Nam, tỷ lệ SDD thể thấp còi năm 2008 là còn ở mức 32,6% và đây là SDD
mãn tính [11]
Hệ thống giám sát dinh dưỡng toàn quốc của Tổng cục Thống kê và
Viện Dinh dưỡng ghi nhận xu hướng giảm SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi năm
2000 - 2009:
Bảng 1.4. Tình hình suy dinh dưỡng các thể qua các năm
Thể
SDD
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Nhẹ
cân
(%)
33,8 31,9 30,1 28,4 26,6 25,2 23,4 21,2 19,9 18,9
Thấp
còi(%)
36,5 34,8 33 32 30,7 29,6 35,2 34,9 32,6 31,9
Gầy
còm
(%)
8,6 9,0 7,9 7,2 7,7 6,9 7,0 6,9 7,0 6,9
Nguồn: Viện Dinh Dưỡng 2009
11
Nguồn: Viện Dinh Dưỡng, 2009
Biểu đồ 1.1. Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua các năm

Nguồn: Viện Dinh Dưỡng, 2009
Bảng 1.5. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi vùng đồng bằng sông
12
Cửu Long theo các mức độ năm 2009
Tỉnh,
Thành phố
N
SDD
Cân nặng/tuổi (%)
SDD
Chiều cao/tuổi (%)
SDD Chung
(%) CN/CC
Chung Độ I
Độ
II
Độ
III
Chung Độ I Độ II
Toàn quốc
93.469 18,9 16,7 2,1 0,1 31,9 18,1 13,8 6,9
Đồng Bằng
Sông Cửu Long
18.418 18,7 16,8 1,9 0 29,1 17,2 11,9 6,7
1 Long An 1512 16,0 14,8 1,2 0 25,9 15,7 10,2 6,6
2 Đồng Tháp 1500 19,4 17,1 2,2 0,1 31,3 17,2 14,1 6,9
3 An Giang 1510 17,5 16,1 1,4 0 29,6 18,2 11,4 7,1
4 Tiền Giang 1527 17,3 16,1 1,2 0 29,6 18,6 11,0 7,2
5 Vĩnh Long 1527 20,7 18,9 1,8 0 30,2 17,3 12,9 7,0
6 Bến Tre 1518 18,0 16,8 1,2 0 28,1 16,9 11,2 6,6

7 Kiên Giang 1512 18,8 17,7 1,1 0 28,3 16,9 11,4 6,9
8 Cần Thơ 1504 15,2 13,6 1,6 0 27,6 17,4 10,2 6,1
9 Hậu Giang 1493 17,6 15,9 1,7 0 32,2 20,7 11,5 6,6
10 Trà Vinh 1511 20,8 19,3 1,4 0,1 30,0 19,3 10,7 7,2
11 Sóc Trăng 1504 19,7 18,0 1,7 0 31,5 17,0 14,5 6,8
12 Bạc Liêu 1516 18,2 15,8 2,4 0 29,1 16,5 12,6 7,4
13 Cà Mau 1489 18,3 16,9 1,4 0 28,8 16,4 12,4 7,1
Nguồn: NIN and GSO1, 2009
13
1.2.3. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ở tỉnh An Giang
Theo báo cáo tổng kết của công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản và
phòng chống SDD trẻ em của tỉnh An Giang, tỷ lệ SDD trẻ em qua 5 năm cho
thấy tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi ở An Giang giảm 5,65%, bình quân mỗi
năm giảm 1,13% [60]
Bảng 1.6. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em ở An Giang
Năm Tỷ lệ % SDD trẻ em < 5 tuổi
2008 25%
2009 22,2% giảm 2,5%
2010 20,6% giảm 1,6%
2011 19,5% giảm 1,1%
2012 19,35% giảm 0,15%
1.2.4. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Châu Thành
Theo báo cáo Ngành Y tế huyện Châu Thành thì tỷ lệ SDD trẻ em dưới
5 tuổi (cân nặng theo tuổi) có giảm đáng kể 21,56% năm 2010, 20,50% năm
2011 và năm 2012 tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi giảm còn 19,23%, qua 3 năm
cho thấy tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi ở Châu Thành giảm 2,33%, bình quân
mỗi năm giảm 0,77%.[56],[57],[58].
1.3. ĐỊNH NGHĨA PHÂN LOẠI VÀ HẬU QUẢ SUY DINH DƯỠNG.
1.3.1. Định nghĩa
- Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết

làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của
cơ thể.
1.3.2. Nguyên nhân
- Suy dinh dưỡng có thể xảy ra do giảm cung cấp chất dinh dưỡng, tăng
tiêu thụ dưỡng chất hoặc cả hai.
+ Giảm cung cấp:
Không cung cấp đủ lương thực thực phẩm
14
Trẻ biếng ăn, ăn không đủ nhu cầu
Thức ăn chế biến không phù hợp, năng lượng thấp
+ Tăng tiêu thụ:
Trẻ bệnh, nhất là bệnh kéo dài
Nhiễm Ký sinh trùng đường ruột
Thất thoát chất dinh dưỡng do bệnh lý
- Trong đa số trường hợp, suy dinh dưỡng xảy ra do sự kết hợp của cả
2 cơ chế, vừa giảm năng lượng ăn vào vừa tăng năng lượng tiêu hao (Ví dụ
trẻ bệnh nhưng mẹ lại cho ăn kiêng khem).
1.3.3. Phân loại suy dinh dưỡng
1.3.3.1. Phân loại theo mức độ suy dinh dưỡng
Phân loại này dựa vào chỉ số cân nặng theo tuổi, đây là chỉ số được sử
dụng rộng rãi nhất. WHO chia thành 3 mức độ SDD như sau [12].
- SDD độ I: cân nặng/tuổi dưới -2SD đến -3SD, tương đương với cân
nặng còn 70 -80 % so với cân nặng của trẻ bình thường. Đây là thể SDD nhẹ
thường gặp nhất tại cộng đồng.
- SDD độ II: cân nặng/tuổi dưới -3SD đến -4SD, tương đương với cân
nặng còn 60 - 70% so với cân nặng của trẻ bình thường. Đây là thể SDD vừa
hiện vẫn còn một tỷ lệ đáng kể trong cộng đồng.
- SDD độ III: cân nặng/tuổi dưới -4SD, tương đương với cân nặng còn
dưới 60% so với cân nặng của trẻ bình thường. Đây là thể SDD nặng được
chia làm SDD thể phù, thể teo đét và thể phối hợp giữa thể phù và thể đét.

Hiện nay SDD nặng không còn là một vấn đề sức khoẻ cộng đồng đối với trẻ
em nước ta.
Cân nặng/tuổi phản ánh tình trạng nhẹ cân là chỉ số đánh giá tình trạng
dinh dưỡng thông dụng từ năm 1950. Chỉ số này dùng để đánh giá tình trạng
dinh dưỡng của cá thể hay cộng đồng. Nhẹ cân chỉ là một đặc tính chung của
15
tình trạng thiếu dinh dưỡng nhưng không cho biết đặc điểm cụ thể đó là loại
SDD mới xảy ra hay đã tích luỹ từ lâu. Chỉ số này nhạy và có thể quan sát
trong một thời gian ngắn [25].
1.3.3.2. Phân loại theo Waterlow (1976)
Phân loại này dựa theo chỉ số cân nặng/ chiều cao và chiều cao theo
tuổi, được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.7. Phân loại suy dinh dưỡng theo Waterlow năm 1976
Cân nặng so với chiều cao
Chiều cao
So với tuổi
Trên 80% Dưới
Trên
90%
Bình thường Gầy còm
Thấp còi Gầy còm + thấp còi
Gầy còm (wasting) là chỉ số đánh giá tình trạng dinh dưỡng hiện tại
hay nói cách khác nó biểu hiện tình trạng SDD cấp tính, do vậy cần phải ưu
tiên can thiệp [55]. Cân nặng/chiều cao thấp chính là sự thiếu hụt khối cơ thể
(khối nạc, mỡ, xương) khi so sánh với tổng số cần có của đứa trẻ cùng chiều
cao (chiều dài). Cân nặng theo chiều cao thấp phản ánh sự cao không tăng
cân hay mất cân nếu so sánh với trẻ có cùng chiều cao. Nó còn phản ánh mức
độ thiếu ăn và nhiễm khuẩn, là hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng
này. Tỷ lệ cân nặng/chiều cao thấp thường xuất hiện ở trẻ từ 12 -24 tháng
tuổi, do đây là thời kỳ trẻ hay mắc bệnh và thiếu ăn do thiếu chăm sóc. SDD

cấp tính tiến triển rất nhanh ở trẻ em khi bị sụt cân hoặc không tăng cân. Chỉ
số cân nặng/ chiều cao có ưu điểm là không biết tuổi của trẻ, vì vậy có thể
tránh được một dữ liệu (tính tuổi) đôi khi rất khó thu thập hoặc không chính
xác. Đồng thời chỉ số này còn có một ưu điểm là không phụ thuộc vào yếu tố
dân tộc, vì trẻ em dưới 5 tuổi có thể phát triển như nhau trên toàn cầu [6].
16
Thấp còi (stunting) biểu hiện tình trạng SDD trong quá khứ. Thấp còi
được xem là hậu quả của tình trạng thiếu ăn hoặc bị mắc các bệnh nhiễm
khuẩn tái diễn. Đồng thời nó cũng phản ánh đó là hậu quả của vệ sinh môi
trường kém và SDD sớm. Chỉ số này được dùng để đánh giá tình trạng dinh
dưỡng trong quá khứ với các trang thiết bị rẻ tiền và dễ vận chuyển. Tuy
nhiên chỉ số này không nhạy vì sự phát triển chiều cao là từ từ, các yếu tố ảnh
hưởng đến sự phát triển của chiều cao xảy ra trước khi chiều cao bị ảnh
hưởng, như vậy khi thấy trẻ có chiều cao thấp thì đã muộn. Tỷ lệ trẻ em bị
thấp còi được xem là chỉ số đánh giá tình trạng đói nghèo. Đây là chỉ số tốt để
đánh giá sự cải thiện của điều kiện kinh tế, xã hội. Thông thường ở các nước
đang phát triển, tỷ lệ thấp còi tăng nhanh sau 3 tháng tuổi, đến 3 tuổi. Tỷ lệ
này ổn định sau đó chiều cao trung bình đi song song với chiều cao tương
ứng ở quần thể tham khảo [30].
1.3.4. Hậu quả của suy dinh dưỡng đối với sức khỏe
Suy dinh dưỡng với tỷ lệ mắc bệnh: Tuy vẫn còn tranh luận về mối liên
hệ giữa SDD với tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy, nhưng không mấy ai còn nghi ngờ
về mối liên quan giữa sự chậm tăng trưởng và mức độ nặng của tiêu chảy
và viêm phổi.
SDD với phát triển hành vi và trí tuệ: Trẻ bị SDD thì sự phát triển về cả
thể lực và trí tuệ đều kém, bộ não của con người được hình thành chủ yếu
trong thời gian nằm trong bụng mẹ và ba năm đầu tiên của cuộc đời, do vậy
việc tình trạng SDD sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của não bộ[42].
Trẻ bị SDD thường có tình trạng thiếu các chất vi lượng như: Sắt, Selen,
Kẽm, acid folic. Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh gần có 4 chất vi

lượng tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương, Đó là: Sắt, Ido, Selen,
Kẽm, ngoài ra acid folic và một số acid béo chưa bão hòa có liên quan đến sự
phát triển của não. Các chất nói trên đã tham gia vào một số chức năng đặc
17
biệt của não và giữ một vai trò quan trọng khi trẻ mới sinh và sau sinh, đảm
bảo sự phát triển bình thường của trẻ em, đề phòng một số bệnh rối loạn về
tâm thần [52].
Có thể thấy các mối liên quan giữa SDD và kém phát triển trí tuệ hành
vi ở những cơ thể sau đây:
- Do thiếu nhiều chất dinh dưỡng cùng một lúc trong đó các chất dinh
dưỡng cần thiết cho sự phát triển trí tuệ (Ido, Sắt, Kẽm)
- Trẻ thiếu dinh dưỡng thường lờ đờ, chậm chạp ít năng động nên ít
tiếp thu được qua giao tiếp của cộng đồng và người chăm sóc.
- Các thực nghiệm về ăn bổ sung tỏ ra hiệu quả đến các chỉ số phát
triển trí tuệ
Các bằng chứng trên đây cho thấy lập luận “ Nhỏ nhưng khỏe mạnh”
đã từng gây ra các tranh luận sôi nổi trong thập kỷ 80 là không có cơ sở. Theo
lập luận này, một đứa trẻ thấp bé cần ít thức ăn hơn, như vậy thấp bé là sự
thích nghi hữu ích trong điều kiện thực phẩm khang hiếm “ Một quá trình
thích nghi không phải trả giá” [27]. Lập luận này khi mới ra đời đã không có
được sự đồng tình của số đông các nhà khoa học và các hiểu biết gần đây đã
cho thấy thiếu dinh dưỡng dù là thể vừa và nhẹ đều có ảnh hưởng không
thuận lợi đến sự phát triển tinh thần và thể chất của cơ thể.
1.4. PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG
Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng đã được các địa phương quan tâm và đưa
vào các nghị quyết của Đảng, chính quyền ở tất cả các cấp. Phòng chống suy
dinh dưỡng đã trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cấp
chính quyền trong cả nước và những hỗ trợ cụ thể về nhân lực, vật lực cũng
được hầu hết các tỉnh thực hiện một cách cụ thể.
- Dinh dưỡng

- Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn
18
- Phát hiện và xử trí sớm các trường hợp SDD
- Giáo dục sức khỏe dinh dưỡng cho các bà mẹ
- Tăng cường nguồn thực phẩm bổ sung cho bửa ăn
Thực hiện nội dung CSSKBD của ngành Nhi, cũng như là phương
hướng phòng chống SDD của tổ chức Y Tế Thế giới [25].
G: Growth monitoning: Hướng dẫn cho tất cả các bà mẹ có con đều
biết theo dõi biểu đồ phát triển của trẻ.Biểu đồ này đánh giá được trẻ tăng cân
đều theo tháng tuổi là tốt, nếu một vài tháng đường vạch nằm ngang là yếu tố
nguy cơ hoặc mắc một số bệnh nào đó, nếu đường vạch đi xuống là nguy
hiểm có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.
O: Oral rehydration: Phục hồi nước do ỉa chảy bằng đường ống; chúng
ta biết rằng yếu tố ỉa chảy là nguyên nhân hàng đầu gây SDD và tử vong [12].
B: Breat feeting: Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ là thức ăn tốt nhất
cho trẻ sau khi ra đời, không có một thức ăn nào thay thế vì: có chất dinh
dưỡng có trong sửa mẹ phù hợp với cơ thể trẻ; dễ hấp thu và đồng hóa, tăng
sức đề kháng để trẻ chống bệnh tật.
Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ nghĩa là:
- Cho con bú càng sớm càng tốt, bú ngay trong nữa giờ đầu sau sinh,
phản xạ bú của trẻ kích thích tiết sữa
- Cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.
- Cho con bú không theo giờ giấc mà theo nhu cầu của trẻ.
Giá trị toàn diện không có gì thay thế được, sữa mẹ cần được mọi
người trong xã hội hiểu rõ và thấm nhuần để các bà mẹ có quyết tâm và được
tạo điều kiện để nuôi con bằng bầu sữa của mình [32], [34].
I: Immumization: Tiêm chủng 8 bệnh lây cơ bản của trẻ dưới 5: sởi, ho
gà, lao, bại liệt, uốn ván, viêm màng mảo mũ, viêm gan siêu vi B và bạch
hầu, trong 3 bệnh đầu là nguyên nhân đưa đến SDD nhất.
19

F: Family planing: Kế hoạch hóa gia đình, những gia đình đông con là
nguyên nhân, cũng là những yếu tố thuận lợi đưa trẻ đến SDD vì không được
chăm sóc chu đáo.
F: Female education: giáo dục cho các bà mẹ nuôi con theo khoa học.
F: Food supply: Cho ăn bổ sung từ tháng thứ 6 trở đi đáp ứng nhu cầu
của trẻ đang lớn nhanh, thức ăn bổ sung có đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, có đủ
các thành phần.
Mặc dù có nhiều biện pháp để chống SDD nhưng có 2 vấn đề cơ bản
phải tiến hành song song là:
- Chương trình phòng chống nhiễm khuẩn
- Chương trình phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng
1.5 CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG PROTEIN
NĂNG LƯỢNG TẠI VIỆT NAM
Định hướng chung cho các hoạt động của dự án Phòng chống suy dinh
dưỡng trẻ em:
Trong những năm qua, công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em
tiếp tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tỷ lệ suy dinh dưỡng đã giảm
từ trên 50% (đầu thập kỷ 80) xuống 21,2% (tháng 12/2007). Những thành tựu
đó là kết quả của các giải pháp can thiệp dựa trên những nền tảng sau:
Giảm suy dinh dưỡng trẻ em là một trong những chỉ tiêu về phát triển
xã hội đã được ghi trong Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc và chỉ tiêu
phát triển xã hội của các cấp từ trung ương đến địa phương. Các cấp uỷ Đảng
và chính quyền tiếp tục có những chỉ đạo và đóng góp hữu hiệu cho các hoạt
động phòng chống suy dinh dưỡng ở địa phương thông qua công tác chỉ đạo,
giám sát chặt chẽ.
Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở và cộng tác viên dinh dưỡng ngày
càng được củng cố và phát triển; Duy trì 100% các cấp tỉnh, huyện, xã có
20
chuyên trách dinh dưỡng và 98,5% thôn bản có cộng tác viên dinh dưỡng.
Các hoạt động dinh dưỡng được triển khai trên toàn quốc chủ yếu tập

trung về giáo dục truyền thông cho phụ nữ mang thai, phụ nữ có con dưới 2
tuổi và hộ gia đình với 8 giải pháp can thiệp chính. Ở các vùng miền khó
khăn còn nhận được các giải pháp can thiệp tăng cường bao gồm bổ sung
viên sắt - axít Folic cho phụ nữ mang thai, bổ sung Vitamin A cho trẻ em từ
6-60 tháng tuổi, tẩy giun cho trẻ em từ 24 - 60 tháng tuổi
Ngân sách chính để triển khai các hoạt động phòng chống suy dinh
dưỡng trẻ em trên toàn quốc là từ ngân sách Nhà nước, khoản ngân sách này
được tăng thêm hàng năm, năm 2008 là 95 tỷ đồng. Ngoài nguồn kinh phí
được hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, nguồn kinh phí hàng năm của tỉnh
dành cho hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng trung bình là 15 tỷ, thể hiện
sự quan tâm của các địa phương đến công tác phòng chống suy dinh dưỡng
trẻ em, tuy nhiên là chưa đủ để để duy trì hoạt động của mạng lưới và các
hoạt động triển khai theo đúng mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch.
Các tổ chức quốc tế đã có những hỗ trợ về thuốc, trang thiết bị, ngân
sách, kỹ thuật cho các hoạt động chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em: Unicef,
Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quĩ cứu
trợ Nhi đồng Mỹ (SCUS)
- Tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ đông đảo làm công tác chăm sóc sức
khỏe ban đầu cho trẻ em đó là y tế nhi khoa
- Đẩy mạnh phong trào nuôi con bằng sữa mẹ ở nước ta, vận động bà
mẹ tích cực cho con bú sớm và bú kéo dài nếu có thể.
- Cần ra sức đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho nhân dân,
đặc biệt giáo dục dinh dưỡng cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú và
phương hướng nuôi trẻ dưới 3 tuổi
Trong mạng lưới nhi khoa Việt Nam cần đẩy mạnh các hoạt động sau:
21
Đưa những kiến thức mới về nhi khoa, thành một chương tình quan
trọng trong giáo trình giảng dạy cho sinh viên y khoa.
Nhằm giảm thấp tỷ lệ tử vong trẻ em, tỷ lệ tử vong chu sinh, tỷ lệ đẻ
non và SDD bào thai.

- Nhằm giảm thấp tỷ lệ SDD cho trẻ em, cán bộ, bác sĩ, y tá nhi khoa
đều tham gia tích cực các chương trình do bộ Y Tế đề ra như chương trình
phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp, ỉa chảy, nó là nguyên nhân trực tiếp
gây SDD ở trẻ em
- Một trong những nguyên nhân gây SDD trẻ em là sinh ra trong một
gia đình đông con, đẻ dày, đẻ nhiều. Vì vậy cần thực hiện tốt chương trình kế
hoạch hóa gia đình (KHHGĐ).
- Viện sức khỏe trẻ em đảm nhận trách nhiệm về đào tạo cán bộ, phổ
biến kiến thức bằng các hình thức hội thảo chuyên đề, tạp chí, chuyên san, bài
học cho các bà mẹ, bài cho y tá, phác đồ cho bác sĩ.
- Ngành nhi khoa Việt Nam xin phép Bộ Y tế và nhà nước mở rộng các
hợp tác quốc tế với các tổ chức các chương trình trên thế giới để học tập kinh
nghiệm, nhanh chóng nắm bắt những thành tựu hiện đại cũng như các kinh
nghiệm thực hành cổ truyền để truyền bá kịp thời những kiến thức cần thiết
cho ngành nhi. Nước ta phấn đấu giảm thấp đi đến thanh toán tình trạng lạc
hậu về kiến thức.
Trong tương lai nước ta cần có nguồn sữa tại chỗ để cung cấp cho trẻ
vì thực tế trẻ dưới 5 tuổi cần có 200ml mỗi ngày để phát triển một cách toàn
diện. Chương trình phòng chống SDD ở nước ta phấn đấu đi đến thanh toán
bệnh này ra khỏi phạm vi một bệnh xã hội, tức là giảm xuống tối đa 5- 10%
trong số trẻ em dưới 5 tuổi [2],[3],[13],[25].
22
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Trẻ em dưới 5 tuổi tính đến thời điểm ngày 01/4/2013.
- Các bà mẹ hoặc người nuôi dưỡng trẻ dưới 5 tuổi thuộc đối tượng trẻ
nghiên cứu trên của huyện Châu Thành tỉnh An Giang
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu
- Trẻ em dưới 5 tuổi tính đến ngày nghiên cứu 01/4/2013, tức là các trẻ

sinh ra từ 01/4/2008 đến 1/4/2013.
- Bà mẹ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng trẻ đồng ý tham gia trong quá
trình nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Những trẻ dưới 5 tuổi không đưa vào nghiên cứu này là trẻ không xác
định ngày tháng năm sinh, trẻ bị các bệnh do di truyền hoặc dị tật riêng
- Các trẻ em mắc bệnh bẩm sinh: tim bẩm sinh, sức môi, hở hàm ếch…
- Mẹ hoặc trẻ vắng mặt thường xuyên trong thời gian thu thập số liệu.
2.1.3. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu được thực hiện từ tháng 04 năm 2013 đến tháng
4 năm 2014.
- Địa điểm: Huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện qua 2 giai đoạn và 2 thiết kế.
- Giai đoạn 1. Nghiên cứu mô tả cắt ngang
- Giai đoạn 2. Nghiên cứu can thiệp
23
2.2.2. Cỡ mẫu:
2.2.2.1. Giai đoạn 1: Cho nghiên cứu mô tả cắt ngang
* Cỡ mẫu được tính theo công thức ước lượng cho một tỷ lệ:
( )
2
2
1
2
1
d
ppz
n

−⋅⋅
=

α
Trong đó:
- n: Cỡ mẫu
- Z: Hệ số tin cậy, với α = 0,05 (Độ tin cậy 95%), Z = 1,96
- p: Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng 16,8% [60]
- d: Sai số mong muốn (chọn d = 0,02).
0,16 x 0,84
n = 1,96
2
= 1290 trẻ
0,02
2
Vậy cỡ mẫu trong nghiên cứu là 1290 trẻ. Chúng tôi làm tròn số, vậy
tổng số trẻ trong nghiên cứu này là 1300 trẻ.
2.2.2.2 Giai đoạn 2: Nghiên cứu can thiệp:
- Chọn xã: Chọn 3 xã can thiệp và chọn 3 xã chứng
- Chọn toàn bộ trẻ suy dinh dưỡng và bà mẹ của trẻ SDD ở 3 xã can
thiệp và 3 xã đối chứng đưa vào lô nghiên cứu.
2.2.3 Phương pháp chọn mẫu
* Giai đoạn 1: Chọn mẫu chùm nhiều giai đoạn.
- Bước 1: Lập danh sách 13 xã, thị trấn của huyện Châu Thành , bốc
thăm ngẫu nhiên chọn 07 xã, thị trấn của huyện. Các xã được chọn vào
nghiên cứu gồm: Bình Hòa, Bình Thạnh, An Hòa, An Châu, Cần Đăng, Hòa
Bình Thạnh, Vĩnh Hanh.
- Bước 2: Tính cỡ mẫu cho từng xã, Thị trấn.
Số trẻ em dưới 05 tuổi cần cho mỗi xã, thị trấn là(số trẻ <5 tuổi chia số
24

xã 1300/7 = 186) trẻ.
Bảng 2.1. Phân bổ số trẻ trong lô nghiên cứu của từng xã.
STT Xã nghiên cứu
Số trẻ
dưới 5 tuổi
Số trẻ
nghiên cứu
1 An Châu 2358 186
2 Bình Hoà 1942 186
3 An Hoà 1641 186
4 Bình Thạnh 723 185
5 Cần Đăng 2128 186
6 Hoà Bình Thạnh 1175 185
7 Vĩnh Hanh 1532 186
TỔNG 17360 1300
- Bước 3:
Chọn trẻ nghiên cứu ở mỗi xã theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống.
Lập danh sách trẻ dưới 5 tuổi của từng xã.
Tính hệ số k = số trẻ dưới 5 tuổi cần nghiên cứu / tổng số trẻ dưới 5
tuổi của từng xã. Chọn trẻ nghiên cứu theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống
theo k.
* Giai đoạn 2: Chọn mẫu cho nghiên cứu can thiệp
+ Chọn xã can thiệp: Chọn mẫu cho nghiên cứu can thiệp từ bảy xã
nghiên cứu thực hiện bóc thăm ngẫu nhiên chọn 3 xã can thiệp và 3 xã chứng,
đó là các xã:
- Ba xã can thiệp: Bình Hòa, An Hòa và Bình Thạnh.
- Ba xã đối chứng: Cần Đăng, Hòa Bình Thạnh và Vĩnh Hanh
Tiêu chuẩn chọn xã đối chứng:
. Xã cách biệt với các xã chọn nghiên cứu can thiệp để tránh yếu tố nhiễu.
Điều kiện địa lý và một số đặc điểm kinh tế xã hội tương đương với xã can thiệp.

. Được sự đồng ý của chính quyền địa phương, Trung tâm Y tế huyện và
các Trạm y tế xã.
25

×