Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học VẤN ĐỀ CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (686.59 KB, 32 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: LỜI NÓI ĐẦU 2
CHƯƠNG 2. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU 3
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3 VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
STT Họ và tên Nhiệm vụ Ghi chú
1 Cáp Trọng Biên Chương 1,2,3 Nhóm trưởng
2 Phạm Hữu Phúc Chương 1,2 Nhóm phó
3 Nguyễn Thị Hồng Linh Chương 2
4 Huỳnh Thị Mộng Thu Chương 1,2 Thư Ký
5 Trần Thái Bảo Ngọc Chương 2,3
6 Nguyễn Thị Phương Ngọc Chương 2
7 Nguyễn Thu Hoài Chương 3
8 Lầu Ái Vũ Chuơng 2,3,4 Nhóm phó
9 Nguyễn Phi Thanh Chương 2
1
10 Đàm Ngọc Nam Chương 3
11 Nguyễn Thanh Điệp Chương 2
12 Đinh Thùy Thiên Hương Chương 1,2
13 Kiều Tấn Đại Chương 2
CHƯƠNG 1: LỜI NÓI ĐẦU
Quá trình nghiên cứu là việc nghiên cứu, tìm kiếm dữ liệu của một mô hình
kinh doanh thực tế, thường thì được nghĩ đến như là việc thu thập dữ liệu từ các
các con số được thống kê, các câu hỏi khảo sát và được phân tích các dữ liệu
dựa trên máy tính. Tìm kiếm, nghiên cứu các dữ liệu, tuy nhiên cũng bao gồm
một số việc quan trọng khác, vi dụ như: tìm kiếm, xây dựng lên 1 vấn đề chính
xác, và phát triển mô hình hay quan điểm đó để tượng trưng cho một vấn đề.
Thực tế những công việc như vậy thì khá là quan trọng và đòi hỏi kỹ năng cao.
Chất lượng của kết quả công việc trên mặt lý thuyết thì quyết định khá lớn đến
chất lượng của kết quả cuối cùng của nghiên cứu thực tiễn. Cái này cũng đúng
trong quá trình nghiên cứu kinh doanh thực tiễn. Những vấn đề quan trọng cần
chú ý là quá trình nghiên cứu, vai trò của lý thuyết và khái niệm.


Các vấn đề, đó là những câu hỏi, đưa đến việc nghiên cứu. Nếu không có
những câu hỏi nghiên cứu thì chắc là sẽ không bao giờ có việc nghiên cứu. Vấn
đề nghiên cứu không phải là tự nhiên được đưa ra. Những vấn đề này được phát
hiện và xây dưng. Làm cách nào để những vấn đề nghiên cứu được phát hiện và
dựng lên dẫn đến các hoạt động nghiên cứu kế tiếp. Trong các trường hợp
nghiên cứu bình thường, chúng ta chọn đề tài trước, sau đó xây dựng vấn đề
2
nghiên cứu không quá rõ ràng và thường lien quan đến việc sửa đi sửa lại. Trong
chương này, chúng ta sẽ đặc biệt tập trung vào việc làm cách nào để thu thập và
nắm bắt được các vấn đề của việc nghiên cứu 1 cách thỏa đáng.
CHƯƠNG 2. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU
2.1Quan điểm về quy trình nghiên cứu.
Nghiên cứu thường được nghĩ tới như một quá trình, tức là một tổ hợp của
các hành động mở trong một khoảng thời gian. Nguyên nhân chính cho sự suy
nghĩ trên là do việc nghiên cứu đòi hỏi thời gian và sự cân nhắc. Sự nhìn nhận
bên trong sự việc có thể đạt được một cách từ từ, và cũng có thể sửa chữa và
thay đổi theo thời gian . Rất là hữu ích để nhìn vào việc nghiên cứu như là một
quá trình với những giai đoạn khác nhau, bởi vì mỗi một giai đoạn lại mang theo
những nhiệm vụ khác nhau. Việc này cũng có thể giúp những nhà nghiên cứu
thực hiện những nhiệm vụ của mình 1 cách có hệ thống và hiểu được những gì
cần làm trong từng giai đoạn cụ thể.
Ví dụ : “Chúng ta cần phải định nghĩa rõ ràng “vấn đề cần nghiên cứu” và
“ mục đích” trước khi bắt đầu thu thập thông tin và dữ liệu. Chúng ta cần phải
nghĩ ra dạng dữ liệu ta cần và cách nào tốt nhất để thu thập dữ liệu trước khi
chúng ta thực sự bắt tay vào thu thập dữ liệu.
Hình 1.1 minh họa quá trình hay chu trình nghiên cứu tiêu biểu sớm nhất.
Quá trình minh họa đã được đơn giản hóa. Tuy nhiên trong thực tế quá trình
không có thứ tự và hệ thống như vậy, nó còn hơi lộn xộn ( Morgan 1983,
Pettigrew 1985, Bryman 1988, Wastson 1994 ). Các nhà nghiên cứu không nên
quá ngạc nhiên hay lo lắng nếu quá trình nghiên cứu không được qua hệ thống

3
như minh họa ở hình 1.1, và nếu như trong thực tế họ phải quay lại quá trình
suốt thời gian. Vi du, ở 1 giai đoạn nào đó, khi đang khảo sát, 1 việc gì bất ngờ
sẽ được khám phá, dẫn đến việc quay trở lại giai đọan trước đó, như điều chỉnh
vấn đề ta đang nghiên cứu. Do đó các ý kiến phản hồi kết nối những giai đoạn
thường hay phổ biến. cũng nên được biết rằng điểm khởi đầu có thể là một vài
quan điểm tạo nên giả thuyết về vấn đề thực tiễn. Nghiên cứu cũng có thể dẫn
đến vài vấn đề mới, đó là lý do tại sao nghiên cứu dường như không bao giờ
dùng lại.
Hình 1.1 – Quá trình nghiên cứu
4
Điểm bắt đầu trong hình 1.1 là chủ đề nghiên cứu, đó là hiện tượng hoặc nền
cần được nghiên cứu (1). Chẳng hạn, bạn có thể quan tâm đến những công ty tổ
chức những hoạt động của họ như thế nào, những đơn vị kinh doanh hướng dẫn
R&D như thế nào, hay những công ty bước vào thị trường nước ngoài như thế
nào. Sự lựa chọn chủ đề nghiên cứu quan trọng vì nhiều mục đích. Ví dụ như
chủ đề có đáng để theo đuổi không, có thực hiện được không? Một chủ đề
nghiên cứu không phải là một vấn đề nghiên cứu. Nó thường được mở rộng và
bao quát hơn một vấn đề nghiên cứu (hay), chẳng hạn như cấu trúc tổ chức nào
là hiệu quả nhất.
Khi chuyển từ một chủ đề càng bao quát hơn sang một vấn đề nghiên cứu thì
một câu hỏi đặc biệt hơn cần được thảo luận. Chẳng hạn, bạn có thể đặt câu hỏi
(sau khi có bản đề cương): có phải các công ty được tổ chức theo một cách quan
liêu thì ít cải tiến hơn những công ty được tổ chức theo một cách ‘hữu cơ’? Mối
quan hệ giữa chủ đề nghiên cứu và một vấn đề nghiên cứu được minh họa trong
hình 1.2.
Từ những thảo luận ở trên chúng ta thấy rằng một vấn đề nghiên cứu là một
câu hỏi. Khi chúng ta thật sự chứng minh được rằng chúng ta muốn biết gì, và
điều này liên hệ với sự hiểu biết hiện tại như thế nào thì chúng ta làm rõ được
một vấn đề nghiên cứu. Đây là điểm xuất phát cho những hoạt động nghiên cứu

trong tương lai.
Hình 1.2 Từ chủ đề nghiên cứu đến vấn đề nghiên cứu
5
Bất kỳ một vấn đề nào cũng phải được nắm bắt hoặc là mang tính tượng
trưng. Điều này được thực hiện bởi những khái niệm có liên quan, hoặc một
‘kiểu mẫu’, một cách tuyệt đối hay dứt khoát (2a trong hình 1.1). Cách mà vấn
đề được nắm bắt có ảnh hưởng đến việc vấn đề được hiểu như thế nào. Cách gây
ảnh hưởng của một vấn đề nghiên cứu được nắm bắt:
Lựa chọn ý định nghiên cứu
• Cách đo lường
• Thu thập dữ liệu
• Mẫu thử nghiệm
• Phân tích dữ liệu, và
• Kiến nghị
Trong chương tiếp theo chúng ta thảo luận đầy đủ hơn về cách thức định
nghĩa và nắm bắt những vấn đề nghiên cứu.
Ý định nghiên cứu liên quan đến sự chọn lựa những gợi ý thu thập dữ liệu
cần thiết để ‘trả lời’ vấn đề nghiên cứu đã định. Vì sẽ được thảo luận sau nên
những vấn đề nghiên cứu trở nên phức tạp và có nhiều dạng. Trong vài trường
hợp mục đích là để hiểu một hiện tượng đặc biệt. Thường là những trường hợp
nghiên cứu về ‘chất lượng’. Những trường hợp khác mục đích có thể là xác định
hành động phù hợp nhất, cách gia nhập thị trường tốt nhất, v.v
Sự xem xét hình 1.1 cho thấy khả năng chọn lựa toàn bộ gợi ý để đương đầu
với vấn đề nghiên cứu theo kinh nghiệm, sự chọn lựa ý định nghiên cứu tiếp
theo sau một loạt những hoạt động.
Dữ liệu là nguồn cung cấp thông tin. Một nguồn dữ liệu đa dạng thường là có
sẵn. Những nguồn khác nhau có cả những thuận lợi và những bất lợi. Một vấn
đề có thể sử dụng những nguồn đa dữ liệu, đó là ‘phép đo tam giác’. Kỹ thuật
6
thông tin hiện đại hơn, như Internet, gần đây đã trở thành một nguồn quan trọng

cho việc thu thập dữ liệu cần thiết.
Sự chọn lọc dữ liệu và cách thu thập chúng từ ai, và bằng cách nào thì rất
quan trọng. Những sự lựa chọn như thế đều phụ thuộc vào dạng vấn đề, thông
tin cần thiết và cuối cùng là dữ liệu tiềm năng.
Những sự đo lường theo kinh nghiệm liên quan đến những cấu trúc (khái
niệm) lý thuyết, khó phân biệt. Chẳng hạn như một ‘trò chơi năng lượng’ là một
khái niệm. Điều này có thể/ nên được nắm bắt như thế nào? Một ví dụ khác là
khái niệm về ‘bạn bè’. Chúng ta nhận biết một người là/ trở thành một người
bạn như thế nào? Hệ thống đo lường tốt là điều kiện tiên quyết cho nghiên cứu
theo kinh nghiệm đạt chất lượng cao. Đó là một nhiệm vụ đòi hỏi để phát triển
những phép đo lường đúng.
Dữ liệu cần được giải quyết, phân tích và phiên dịch để trở thành thông tin có
ý nghĩa (mục 7 trong hình 3.1) có thể ảnh hưởng đến những hành động tiếp theo.
. Cũng trong nghiên cứu chất lượng, dữ liệu phải được phân tích và phiên dịch .
Hầu hết những nỗ lực nghiên cứu được báo cáo ở dạng bài viết (8), ví dụ như
những báo cáo nghiên cứu, nhưng cũng có những dạng này. Một báo cáo (luận
án) nghiên cứu hay cần sự khéo léo. Trong kinh doanh lợi nhuận của những nỗ
lực nghiên cứu thường đạt được những kết quả hoặc những hoạt động có ảnh
hưởng. Tuy nhiên cũng còn phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động của sách này, và
vì vậy không được đề cập ở đây.
2.1.1. Phạm vi quốc tế
Trường hợp nghiên cứu mang tầm quốc tế hoặc so sánh giữa các nền văn hóa
thì chúng ta cần quan tâm kỹ hơn về mỗi một giai đoạn của quá trình. Nghiên
cứu liên quan đến môi trường mới và sự khác nhau về văn hóa có thể làm rối sự
hiểu biết của vấn đề nghiên cứu. Những người nghiên cứu thường không lường
trước tác động của văn hóa địa phương lên vấn đề được hỏi. Điều này cũng ảnh
hưởng đến phạm vi và giới hạn của vấn đề. Trong vài nền văn hóa phạm vi rộng
7
hơn rất cần thiết để kiểm soát những thay đổi cần thiết. Chẳng hạn, những khái
niệm như ‘siêu thị’ có những nghĩa khác nhau trong những thị trường khác nhau.

Ở Nhật Bản, một siêu thị thường chứa hai hoặc ba cửa hiệu và bán hàng tạp hóa,
nhu cầu thiết yếu hàng ngày và quần áo trên những tầng tương ứng. Một vài cửa
hiệu bán hàng nội thất và đồ điện tử, đồ dùng văn phòng và dụng cụ thể thao
(Cateora và Ghauri, 2000). Tính sẵn sàng của dữ liệu/ thông tin thống kê về xuất
khẩu hoặc nhập khẩu của một sản phẩm cụ thể cũng có thể khác nhau. Thậm chí
nếu có sẵn thì ở một vài nước nó có thể không được cập nhật hoặc là đáng tin
cậy. Ở nhiều nước, chính phủ không có chính sách thu thập và cập nhật dữ liệu.
Ở một số nước các công ty tư nhân lại thu thập và bán dữ liệu. Hoặc những nhà
nghiên cứu phải tự mình thu thập dữ liệu chính. Dữ liệu thu thập ở thị trường
này không thể được sử dụng ở thị trường khác. Điều này rất quan trọng cho
những nhà nghiên cứu cũng như những nhà quản lý đang thực hiện việc nghiên
cứu ở những thị trường khác nhau, như minh họa ở Box 3.1.
Tuy nhiên, tính so sánh của dữ liệu là vấn đề chính trong nghiên cứu mang
tính quốc tế/ so sánh giữa các nền văn hóa. Nó không chỉ vì tính sẵn có mà còn
vì cách thức mà dữ liệu được thu thập và phân tích. Những nhà nghiên cứu phải
rất cẩn thận trong việc phân loại và đo lường các dữ liệu so sánh giữa các nền
văn hóa. Quá trình nghiên cứu với quy mô quốc tế, như được giải thích ở trên,
được bổ sung ở hình 1.3.
Như được minh họa trong hình, trong khi thực hiện nghiên cứu mang tính
quốc tế/ so sánh giữa các nền văn hóa thì nhà nghiên cứu phải cẩn thận và điều
chỉnh phương pháp tại mỗi một giai đoạn của quá trình nghiên cứu. Hầu như cần
thiết để loại bỏ những mục/ những khái niệm được nhận thấy là có tính thiên vị
trong một hoặc nhiều nước có liên quan trong nghiên cứu. Tuy nhiên, chúng ta
phải cẩn thận vì một sự so sánh có ý nghĩa giữa các nước có thể được thực hiện.
Điều này sẽ làm gia tăng xác suất thu được kết quả có thể so sánh và mang tính
tương đương (Craig và Douglas, 2000).
8
9
Quá trình
Bảo đảm tính so sánh của các khái niệm

Xác định phạm vi
Kiểm tra tầm ảnh hưởng của văn hóa
1. Chủ đề và vấn đề
nghiên cứu
Quy mô quốc tế
Nhận biết so sánh sự khác biệt
Chọn phương pháp tối thiểu các vấn đề so sánh
Kiểm tra các vấn đề thực tiễn; ngân sách; thời
gian;…
2. Ý định nghiên cứu
và kế hoạch
Chú trọng để loại bỏ sự khác biệt văn hóa
Xác định những thành kiến địa phương
Kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu
Kiểm tra sự hiểu biết vế quy mô để so sánh
3. Thu thập dữ liệu và
đo lường
Xem xét những vấn đề so sánh
Đảm bảo rằng những phát hiện bất ngờ không
phải do những thành kiến địa phương
Điều chỉnh mức độ giải thích cho các nước/ nền
văn hóa/ thị trường khác nhau
4. Phân tích dữ liệu và
giải thích
Suy nghĩ của độc giả quốc tế và giao tiếp phù
hợp
Xem xét ngôn ngữ và thuật ngữ
Tránh những kết luận nhạy cảm về văn hóa
Kiểm tra tác động đối với những thị trường khác
nhau

5. Trình bày những
phát hiện và báo cáo
Hình 1.3 Quản lý ở quy mô quốc tế trong quá trinh nghiên cứu
Box 3.1 Nghiên cứu thị trường ở Ai Cập
Nghiên cứu ‘Thói quen và thực hành’ của Procter & Gamble, bao gồm những
chuyến thăm nhà và những nhóm thảo luận (nghiên cứu về chất lượng) để hiểu
cách thức người nội trợ Ai Cập thực hiện công việc giặt giũ. Họ muốn biết sở
thích, không thích và thói quen của cô ấy (kiến thức của đồng nghiệp về công
việc giặt giũ ở Ai Cập được giới hạn trong việc sử dụng máy giặt tự động). Từ
nghiên cứu này, người ta xác định được rằng người tiêu dùng Ai Cập thông qua
một quá trình giặt tẩy khó khăn để đạt được những kết quả mong muốn. Trong
95% nhà giặt máy không tự động hay bằng tay thì quá trình bao gồm làm ướt,
hong khô, tẩy trắng và giặt lại nhiều lần. Nhiều sản phẩm được dùng trong quá
trình; xà phòng thanh hoặc tẩy được thêm vào rửa chính, cùng với chất tẩy lỏng
và chất keo làm tăng hiệu quả làm sạch cho bột chất lượng kém sản xuất tại địa
phương. Những phát hiện này đã làm nổi bật tiềm năng của một chất tẩy rửa
hiệu suất cao sẽ thực hiện tất cả những gì hiện nay một số sản phẩm đang yêu
cầu. Quyết định được thực hiện để tiến hành cùng với sự phát triển và giới thiệu
một chất tẩy rửa dạng hạt chất lượng cao.
Ngay khi khái niệm sản phẩm cơ bản (ví dụ như một sản phẩm thay thế nhiều
sản phẩm trong việc giặt giũ) được quyết định thì công ty cần xác định những
thành phần tốt nhất cho một thị trường kết hợp với việc giới thiệu sản phẩm mới.
Công ty này đã trở lại tập trung nhóm để đánh giá phản ứng với các thương hiệu
khác nhau, để có được những ý tưởng về sự hấp dẫn và từ ngữ liên quan đến
chương trình khuyến mãi và để kiểm tra phạm vi giá khác nhau, thiết kế bao bì
và kích thước. Thông tin xuất phát từ tập trung các nhóm bất ngờ giúp công ty
loại trừ những ý kiến ít thu hút người tiêu dùng và để tập trung vào những nhóm
khác tạo ra sự hấp dẫn nhất. Hơn nữa, các nhóm giúp cải thiện từ ngữ giới thiệu
và quảng cáo để đảm bảo làm rõ thông tin liên lạc thông qua ngôn ngữ tiêu dùng
hàng ngày.

10
Vào cuối giai đoạn này, công ty đã có những ý tưởng được xác định rõ thu
hút từ một số nhóm tập trung, nhưng đã không có một "cảm giác" cho phần còn
lại của những người trong thị trường mục tiêu. Họ có phản ứng theo cùng một
cách như các nhóm tập trung không? Để trả lời câu hỏi này, công ty đã tiến hành
bước tiếp theo, một chương trình nghiên cứu để xác nhận sự hấp dẫn tương đối
của các khái niệm được tạo ra từ các nhóm tập trung với một cuộc điều tra
(nghiên cứu định lượng) của một mẫu lớn từ các thị trường mục tiêu. Ngoài ra,
tên thương hiệu, giá cả, kích thước và lợi ích dự định của sản phẩm đã được thử
nghiệm trong các cuộc điều tra mẫu lớn. Thông tin thu thập trong các cuộc điều
tra cuối cùng cung cấp cho các công ty thông tin cụ thể được sử dụng để phát
triển một chương trình tiếp thị đưa đến thành công của giới thiệu sản phẩm và sự
công nhận thương hiệu cho Ariel khắp Ai Cập.
2.2Cấp bậc của nghiên cứu
Trở lại với hình 1.1 , có thể phân biệt giữa các hành động ở lý thuyết – cấp 2,
2a và thực nghiệm – cấp 4, 5, 6 và 7. Lựa chọn thiết kế nghiên cứu có thể được
xem như là cầu nối giữa các hành động ở cấp độ lý thuyết và cấp độ thực
nghiệm với nhau.
Tiếp theo, cần lưu ý: tất cả các nghiên cứu - không kể quy luật nào đều đòi
hỏi các hành động trên cơ sở lý thuyết. Do vậy ta có thể nói, nghiên cứu lý
thuyết chỉ giải quyết ở cấp độ này. Ví dụ: nghiên cứu về toán học và kinh tế học
thuần túy (lý thuyết) chủ yếu liên quan đến các vấn đề cụ thể mà không tìm
kiếm bằng chứng thực nghiệm. Trong nghiên cứu kinh doanh những đóng góp
quan trọng cũng đã được thực hiện mà chủ yếu là "lý thuyết" (mặc dù lấy cơ sở
từ quan sát thực nghiệm) như những đóng góp có ảnh hưởng của JD Thompson
(1967), JG March và HA Simon (1958), những đóng góp đó đã hình thành rất
nhiều tư duy và nghiên cứu về quy luật trong ngành Quản trị kinh doanh.
Nghiên cứu lý thuyết tương ứng với vòng tròn số 1 – hình 1.4.
11
Hình 1.4 Hai cấp độ nghiên cứu

Tuy nhiên, một nghiên cứu thực nghiệm - thậm chí một nghiên cứu cho mục
đích kinh doanh thực tế đòi hỏi phải có nỗ lực từ cấp độ lý thuyết trước. Ta có
thể thấy vòng tròn 2 trong hình 1.4, vượt qua các hành động ở lý thuyết và tiến
vào khai thác các "dữ liệu thực nghiệm" mà tỷ lệ thành công là rất hiếm. Trong
thực tế điều này thường được thực hiện trong kinh doanh nhưng như vậy không
có nghĩa là nghiên cứu theo hướng đó là tốt, nhưng đồng thời cũng không mang
ý nghĩa phản ánh sự thiếu hiểu biết.
2.3Tìm kiếm thông tin và kiến thức
Mục đích quan trọng hàng đầu của việc tìm kiếm thông tin không phải là tìm
hiểu bản thân việc nghiên cứu, mục đích chính của việc tìm kiếm thông tin là
sản sinh ra sự hiểu biết và kiến thức. Kiến thức ở đây nghĩa là chúng ta hiểu điều
gì đó và cái chúng ta đã hiểu chứa đựng sự thật hiển nhiên, đây chính là điểm
tạo nên giá trị của kiến thức.
Tìm kiếm thông tin cũng có nghĩa rằng chúng ta thêm vào giá trị kiến thức
mới cho những kiến thức đang tồn tại sẵn có. Thật vậy, tìm kiếm thông tin là
quá trình hoàn tất khi tạo ra sự hiểu biết mới. Ví dụ: nếu một doanh nghiệp
muốn có quá trình nghiên cứu để tìm ra người mua chú trọng điều gì, quan tâm
gì khi mua một mặt hàng nào đó. Điều này sẽ được thực hiện để tạo nên sự hiểu
biết, nhận thức mới được xem là rất quan trọng đối với doanh nghiệp, vì điều
này có thế cải tiến, thay đổi kết quả marketing của công ty.
Kiến thức có thể phân ra thành nhiều loại khác nhau (Naegal,1961)
• Lý thuyết- kiểu mẫu
12
• Những quan niệm
• Phương pháp, cách thức và các kỹ thuật.
• Thực tế hiển nhiên.
Sự hiểu biết mới có thể đạt được bằng bất kỳ cách nào đã đề cập ở trên. Ví
dụ: nhà nghiên cứu có thể phát triển giả thuyết mới mô tả và giải thích hành vi
của người mua. Phương pháp mới hoặc kỹ thuật mới có thể được lập ra để hỗ trợ
người quản trị doanh nghiệp trong việc quyết định. Và những sự thật có thể dần

hé lộ. Ví dụ: trước khi tham gia vào thị trường mới, doanh nghiệp cần kiến thức
để đánh giá phạm vi thị trường và những trường hợp cạnh tranh trong thị trường
đó. Đây là những điều kiện tiên quyết để tạo ra một kế hoạch marketing cho thị
trường mới.
Sự hiểu biết mới có thể được hình thành thông qua biểu hiện những ý tưởng
mang tính thực tiễn mới của một lý thuyết như sau: kiểm tra lại mệnh đề gốc từ
lý thuyết và áp dụng phương pháp đó cho vấn đề mới. Điều quan trọng là bất kỳ
công trình nghiên cứu nào cũng nên chứa đựng điều mong đợi được giải đáp.
Điều này sẽ mang lại thêm những điều mới mẻ.
2.4 Cái gì đến trước: Học thuyết hay sự nghiên cứu?.
Trong tài liệu về sự nghiên cứu, có sự phân biệt giữa 2 chiến lược :
• Giả thuyết có trước sự nghiên cứu, và
• Sự nghiên cứu có trước giả thuyết .
Trong trường hợp đầu tiên, những hiểu biết hiện tại chú ý đến cấu trúc của
việc tìm hiểu vấn đề, do đó nhà nghiên cứu biết được điều phải tìm kiếm là gì?
các nhân tố liên quan và các lý thuyết cần được kiểm nghiệm trong thực tế. Từ
những thảo luận ở trên, khi đấu tranh với những vấn đề, nhà nghiên cứu cũng
nên tận dụng ( hoặc ít nhất nên tận dụng) những kiến thức có sẵn ( trước khi tìm
hiểu về chủ đề và các lĩnh vực có liên quan).
13
Tìm hiểu ở mục 1.5 minh họa cho 2 giả thuyết trên. Trong trường hợp đầu,
nhiệm vụ quan trong là xác định các khái niệm liên quan, giả thuyết…. và điều
chỉnh các quan niệm ( giả thuyết) để theo dõi vấn đề ( mà yêu cầu sự hiểu biết
cặn kẽ về việc nghiên cứu vấn đề ). Trường hợp 2, nhiệm vụ hàng đầu là xác
định nhân tố có liên quan và xây dựng được sự diễn giải cho vấn đề đó (giả
thuyết). Sự liên quan này khác hẳn với nội dung về sự nghiên cứu mà đó là nội
dung về sự diễn giải, chứng minh và nội dung của sự khám phá ( xem Popper,
1961 sự thảo luận sáng suốt). Một sự quan sát thú vị là phần 1 cũng phù hợp
trong sử dụng kiến thức có tính lý thuyết vào những vấn đề thực tế. Người sử
dụng phải thu thập đầy đủ các giả thuyết và phương pháp rồi điều chỉnh chúng

vào những tình huống thực tế, nhiệm vụ yêu cầu.
Mục 1.5: quá trình tạo ra và sử dụng giả thuyết.
Mục 1.5 chỉ ra đường gãy giữa 2 giả thuyết cho thấy khi áp dụng một quan
niệm thực tế vào một vấn đề cụ thể, sự nhận xét mới và những câu hỏi mới có lẽ
sẽ nảy sinh để tìm sự giải thích, phương pháp và kỹ năng.
2.5 Một số khái niệm quan trong.
2.5.1 Khái niệm:
Khái niệm là nền tảng của bất kỳ lý thuyết hoặc mô hình nào (xem chương
4). Một khái niệm trừu tượng đại diện cho một đối tượng, tài sản của một đối
14
(1)
(2)
Kiến thức(giả thuyết)
lý thuyết/ mẫu
khái niệm
phương pháp/ kỹ năng
thực tế
Vấn đề
sự nhận thấy/
giả định
tượng, hoặc một hiện tượng nhất định. "Chi phí", "thu nhập", "thị phần" và
"chiến lược kinh doanh" là những ví dụ của khái niệm phổ biến trong ngành
quản trị kinh doanh. Khái niệm rất quan trọng trong các công cụ của nhà nghiên
cứu. Nó phục vụ một số chức năng quan trọng:
• Khái niệm là nền tảng của thông tin. Nếu không có một tập hợp các khái
niệm thống nhất, thì thông tin liên lạc không thể có ý nghĩa
• Khái niệm giới thiệu một góc nhìn - một cách nhìn của thế giới thực
nghiệm
• Khái niệm còn có nghĩa là phân loại và tổng quát.
• Khái niệm có vai trò như thành phần của lý thuyết (mô hình) và từ đó giải

thích và dự đoán.
Khái niệm là những yếu tố quan trọng nhất trong bất cứ lý thuyết nào, bởi vì
nó được ghi nhận trực tiếp. Ví dụ như khái niệm "nhận thức" và "sự bất hòa" chỉ
ra các lý thuyết về sự bất hòa trong nhận thức, và "cung" và "cầu" là những khái
niệm quan trọng trong lý thuyết kinh tế. Mặc dù nhiều khái niệm được sử dụng
trong cuộc sống hàng ngày không rõ ràng (ví dụ như "dân chủ" và "ảnh hưởng"),
nhưng nó phải được làm rõ và thống nhất, điều đó rất hữu ích trong nghiên cứu.
2.5.2 Định nghĩa:
Việc làm rõ và đo độ chính xác của các khái niệm được thực hiện thông qua
các định nghĩa. Ở đây chúng tôi sẽ phân biệt giữa hai loại định nghĩa, đó là định
nghĩa khái niệm và định nghĩa hoạt động.
1. Định nghĩa khái niệm đó là việc mô tả các khái niệm bằng việc sử dụng
các khái niệm khác để định nghĩa.
Ví dụ: Khái niệm "thị trường" như được định nghĩa trong lĩnh vực tiếp thị, đó
là: Tất cả các khách hàng tiềm năng chia sẻ nhu cầu hoặc mong muốn của họ, đó
là những người có khả năng và sẵn sàng trao đổi để thỏa mãn những mong muốn
và nhu cầu của mình.
Trong định nghĩa này, khách hàng và "cần / muốn" là một trong những khái
niệm được sử dụng để xác định các khái niệm về thị trường (Kotler, 1977).
15
Ví dụ: khác là khái niệm của "ngành công nghiệp" được định nghĩa trong tài
liệu về chiến lược đó là: nhóm các công ty sản xuất các sản phẩm có thể thay thế
cho nhau. Ở đây "công ty", "sản phẩm", và "thay thế" là những khái niệm quan
trọng để giải thích cho khái niệm ngành công nghiệp (Porter, 1980)
Một định nghĩa sẽ trở nên hữu ích khi khái niệm nên:
- Chỉ ra các thuộc tính hoặc chất lượng của bất cứ điều gì mà đã được xác
định là duy nhất;
- Không chứa bất kỳ bộ phận nào liên quan đến điều đang được xác định,
việc xác định "giá thị trường" cũng như "trao đổi đang diễn ra trên thị trường"
không có tác dụng trong việc tăng cường trao đổi thông tin;

- Được xem là tích cực nếu nó chứa các thuộc tính của các khái niệm đã được
định nghĩa;
- Sử dụng các điều khoản rõ ràng.
2. Định nghĩa hoạt động đó là tập hợp các thủ tục mô tả các hoạt động được
thực hiện để thiết lập thực nghiệm sự tồn tại hoặc mức độ của sự tồn tại những
gì được mô tả bằng khái niệm. Định nghĩa hoạt động là rất quan trọng trong đo
lường. Họ cho biết những gì phải làm và những gì cần thực hiện nhằm mang lại
các hiện tượng được xác định trong phạm vi kinh nghiệm của người nghiên cứu.
Ví dụ: "Thị phần" có thể được định nghĩa hoạt động như sau:
Doanh thu bán hàng của loại sản phẩm X trong khu vực A vào thời điểm t /
Tổng doanh số bán hàng của loại sản phẩm X trong khu vực A vào thời điểm t,
điều đó đòi hỏi ở kỹ thuật "bán hàng", sản phẩm loại X, khu vực và thời điểm.
Trong kế toán, "bán hàng" trong một khoảng thời gian cụ thể thường được
định nghĩa hoạt động như sau:
Hàng tồn kho tại thời điểm t
0
Doanh số bán hàng
Doanh số mua hàng Hàng tồn kho tại thời điểm t
1
Hoặc :
Doanh thu = Hàng hóa tại thời điểm t
0
+ Nhập vào thời gian (t
0
-t
1
) – Hàng
hóa tại thời điểm t
1
.

16
Việc định nghĩa như thế này coi doanh thu được tính bởi chi phí (giá hàng
nhập vào ) hoặc bằng số lượng hàng nhập vào. Nếu được tính theo giá bán ra, ta
mong là sẽ có lãi suất.
Chú ý là giá trị cũng được định nghĩa khác nhau hay không phụ thuộc vào nó
được đo bằng khối lượng hay giá trị. Và nếu nó được đo bằng giá trị, dù là giá
nhập vào hay giá bán ra chỉ được dùng cho việc bán ra.
Khi chúng ta chuyển tiếp từ khái niệm ( lý thuyết ) tới tính thực tế trong
nghiên cứu, quan niệm được chuyển đổi thành những biến số bằng cách sắp đặt
chúng trong 1 tổ hợp của các biến số. Ví dụ những con số tượng trưng cho
những vật thể liên quan đến việc sắp đặt 1 tổ hợp các vật thể vào 1 tổ hợp các
con số. 1 biến số thường có 2 hoặc nhiều hơn 2 giá trị và thường thay đổi, trong
khi 1 so nhất định chỉ có 1 giá trị duy nhất.
Ví dụ.
Khái niệm Biến số
Chiều cao …,150,….,180,….cm
Giới tính 1(=gái), 0 (= trai).
2.5.3. Lý thuyết
Lý thuyết có thể coi như là 1 hệ thống cho những quan niệm có thể cho
người đọc hiểu biết hoặc cái nhìn sâu về bên trong ( Zaltman et al., 1977). 1 lý
thuyết thường bao gồm nhiều hơn 1 khái niệm và sự kết nối những khái niệm
này với nhau.
Vi du:
1 lý thuyết là :
17
1 tổ hợp của các quan niệm liên quan đến nhau, định nghĩa và các ý kiến bày
tỏ 1 cách nhìn nhận có hệ thống của những sự liên quan giữa các biến số với
mục đích giải thích và đoán biết hiện tượng.
CHƯƠNG 3. VẤN ĐỀ CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
3.1 Ý tưởng nghiên cứu.

Điểm xuất phát của bất kỳ 1 nghiên cứu là 1 vài ý tưởng hay sự quan sát mà
thu hút sự chú ý và xuất phát nên sự suy xét. Các nhà nghiên cứu có thể có 1 sự
quan tâm khác biệt trong 1 đề tài nhất định nào đó, ví dụ : như cư xử của khách
hàng đối với các mặt hàng nhập khẩu, hoặc tìm hiểu về việc các công ty thu mua
và sáp nhập. Tuy nhiên, để làm cho các đề tài nghiên cứu có thể trở thành các
câu hỏi nghiên cứu, bởi vì mục đích chính của việc nghiên cứu là tạo ra 1 cái
18
nhìn mới, phải có 1 cái gì “mới”, tức là, một cái gì mà chúng ta chưa biết. Kể cả
khi chúng ta tái tạo lại 1 đề tài trước đó, cũng phải có 1 lĩnh vực gì liên quan đến
tính mới lạ. Ví dụ: Trong 1 nghiên cứu cho các công ty lớn, 1 quá trình kiểm
sóat ngân quỹ nhất định đã được nhận xét là rất có hiệu quả. Quá trình này cũng
hiệu quả đối với các công ty vừa và nhỏ không? Hay là do các công ty đạt được
hiệu quả tốt hơn do sau khi sáp nhập với công ty canh tranh?
Một nguồn ý tưởng nghiên cứu khá quan trọng là các tài liệu cũ. Đọc các tài
liệu cũ đôi khi cũng cần thiết cho việc quyết định xem cái mà ta định nghiên cứu
có cái gì lạ lắm không. Hình 3.1, tài liệu thường hay được tham khảo trong suốt
quá trình nghiên cứu. Ví dụ, tài liệu tham khảo để nhận biết ra 1 vấn đề nghiên
cứu, để lên kế hoạch cho sự lấy mẫu, lên những câu hỏi và chọn những bài trắc
nghiệm thống kê. Từ những ý tưởng này chúng ta tiếp tục tìm kiếm khe hổng
nghiên cứu để nhận dạng được vấn đề nghiên cứu.
3.2. Xác định ‘ Vấn đề’ Nghiên cứu khoa hoc.
3.2.1. Đặt câu hỏi
Bản chất của quan sát thường đặt ra những câu hỏi, từ đó đặt ra “vấn đề”
nghiên cứu cho nhà khoa học và người nghiên cứu. Câu hỏi đặt ra phải đơn giản,
cụ thể, rõ ràng (xác định giới hạn, phạm vi nghiên cứu) và làm sao có thể thực
hiện thí nghiệm để kiểm chứng, trả lời. Thí dụ, câu hỏi: “Có bao nhiêu học sinh
đến trường hôm nay?”. Câu trả lời được thực hiện đơn giản bằng cách đếm số
lượng học sinh hiện diện ở trường. Nhưng một câu hỏi khác đặt ra: “Tại sao bạn
đến trường hôm nay?” Rõ ràng cho thấy rằng, trả lời câu hỏi này thật sự hơi khó
thực hiện, thí nghiệm khá phức tạp vì phải tiến hành điều tra học sinh.

Cách đặt câu hỏi thường bắt đầu như sau: Làm thế nào, bao nhiêu, xảy ra ở
đâu, nơi nào, khi nào, ai, tại sao, cái gì ? Đặt câu hỏi hay đặt “Vấn đề” nghiên
cứu là cơ sở giúp nhà khoa học chọn chủ đề nghiên cứu (topic) thích hợp. Sau
khi chọn chủ đề nghiên cứu, một công việc rất quan trọng trong phương pháp
19
nghiên cứu là thu thập tài liệu tham khảo (tùy theo loại nghiên cứu mà có
phương pháp thu thập thông tin khác nhau).
3.2.2. Phân loại “vấn đề” nghiên cứu khoa học
Sau khi đặt câu hỏi và “vấn đề” nghiên cứu khoa học đã được xác định, công
việc tiếp theo cần biết là “vấn đề” đó thuộc loại câu hỏi nào. Nhìn chung, “vấn
đề” được thể hiện trong 3 loại câu hỏi như sau:
a/ Câu hỏi thuộc loại thực nghiệm
b/ Câu hỏi thuộc loại quan niệm hay nhận thức
c/ Câu hỏi thuộc loại đánh giá
a/ Câu hỏi thuộc loại thực nghiệm
Câu hỏi thuộc loại thực nghiệm là những câu hỏi có liên quan tới các sự kiện
đã xảy ra hoặc các quá trình có mối quan hệ nhân-quả về thế giới của chúng ta.
Để trả lời câu hỏi loại này, chúng ta cần phải tiến hành quan sát hoặc làm thí
nghiệm hoặc hỏi các chuyên gia, hay nhờ người làm chuyên môn giúp đỡ. Câu
hỏi thuộc loại này có trong các lãnh vực như sinh học, vật lý, hóa học, kinh tế,
lịch sử. Thí dụ: Cây lúa cần bao nhiêu phân N để phát triển tốt? Một số câu hỏi
có thể không có câu trả lời nếu như không tiến hành thực nghiệm. Thí dụ, loài
người có tiến hóa từ các động vật khác hay không? Câu hỏi này có thể được trả
lời từ các NCKH nhưng phải hết sức cẩn thận, và chúng không có đủ cơ sở và
hiểu biết để trả lời câu hỏi này. Tất cả các kết luận phải dựa trên độ tin cậy của
số liệu thu thập trong quan sát và thí nghiệm. Những suy nghĩ đơn giản, nhận
thức không thể trả lời câu hỏi thuộc loại thực nghiệm này mà chỉ trả lời cho các
câu hỏi thuộc về loại quan niệm.
b/ Câu hỏi thuộc loại quan niệm hay nhận thức
20

Loại câu hỏi này có thể được trả lời bằng những nhận thức một cách logic,
hoặc chỉ là những suy nghĩ đơn giản cũng đủ để trả lời mà không cần tiến hành
thực nghiệm hay quan sát. Thí dụ “Tại sao cây trồng cần ánh sáng?”. Suy nghĩ
đơn giản ở đây được hiểu là có sự phân tích nhận thức và lý lẽ hay lý do, nghĩa
là sử dụng các nguyên tắc, qui luật, pháp lý trong xã hội và những cơ sở khoa
học có trước. Cần chú ý sử dụng các qui luật, luật lệ trong xã hội đã được áp
dụng một cách ổn định và phù hợp với “vấn đề” nghiên cứu.
c/ Câu hỏi thuộc loại đánh giá
Câu hỏi thuộc loại đánh giá là câu hỏi thể hiện giá trị và tiêu chuẩn. Câu hỏi
này có liên quan tới việc đánh giá các giá trị về đạo đức hoặc giá trị thẩm mỹ.
Để trà lời các câu hỏi loại này, cần hiểu biết nét đặc trưng giữa giá trị thực chất
và giá trị sử dụng. Giá trị thực chất là giá trị hiện hữu riêng của sự vật mà không
lệ thuộc vào cách sử dụng. Giá trị sử dụng là sự vật chỉ có giá trị khi nó đáp ứng
được nhu cầu sử dụng và nó bị đánh giá không còn giá trị khi nó không đáp ứng
được nhu cầu sử dụng nữa. Thí dụ: “Thế nào là hạt gạo có giá trị cao?”
3.2.3. Cách phát hiện “vấn đề” nghiên cứu khoa học
Các “vấn đề” nghiên cứu khoa học thường được hình thành trong các tình
huống sau:
• Quá trình nghiên cứu, đọc và thu thập tài liệu nghiên cứu giúp cho nhà
khoa học phát hiện hoặc nhận ra các “vấn đề” và đặt ra nhiều câu hỏi cần nghiên
cứu (phát triển “vấn đề” rộng hơn để nghiên cứu). Đôi khi người nghiên cứu
thấy một điều gì đó chưa rõ trong những nghiên cứu trước và muốn chứng minh
lại. Đây là tình huống quan trọng nhất để xác định “vấn đề” nghiên cứu.
• Trong các hội nghị chuyên đề, báo cáo khoa học, kỹ thuật, đôi khi có
những bất đồng, tranh cãi và tranh luận, khoa học đã giúp cho các nhà khoa học
nhận thầy được những mặt yếu, mặt hạn chế của “vấn đề” tranh cãi và từ đó
21
người nghiên cứu nhận định, phân tích lại và chọn lọc rút ra “vấn đề” cần nghiên
cứu.
• Trong mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên,

qua hoạt động thực tế lao động sản xuất, yêu cầu kỹ thuật, mối quan hệ trong xã
hội, cư xử, làm cho con người không ngừng tìm tòi, sang tạo ra những sản phẩm
tốt hơn nhằm phục vụ cho nhu cầu đời sống con người trong xã hội. Những hoạt
động thực tế này đã đặt ra cho người nghiên cứu các câu hỏi hay người nghiên
cứu phát hiện ra các “vấn đề” cần nghiên cứu.
• “Vấn đề” nghiên cứu cũng được hình thành qua những thông tin bức xúc,
lời nói phàn nàn nghe được qua các cuộc nói chuyện từ những người xung
quanh mà chưa giải thích, giải quyết được “vấn đề” nào đó.
• Các “vấn đề” hay các câu hỏi nghiên cứu chợt xuất hiện trong suy nghĩ
của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu qua tình cờ quan sát các hiện tượng
của tự nhiên, các hoạt động xảy ra trong xã hội hàng ngày.
• Tính tò mò khoa học về điều gì đó cũng đặt ra các câu hỏi hay “vấn đề”
nghiên cứu
3.3 Xác định mục tiêu nghiên cứu và việc vật lộn với vấn đề nghiên cứu đã
nhận dạng
Sau khi nhận dạng được vấn đề nghiên cứu, nhà nghiên cứu cần xác định rõ
cần nghiên cứu cái gì và đó là mục tiêu nghiên cứu. Thông thường các nhà
nghiên cứu phát biểu mục tiêu ở dạng tổng quát và mục tiêu cụ thể. Đôi khi,
nhà nghiên cứu phát biểu mục tiêu cụ thể ở dạng câu hỏi, và đó là câu hỏi
nghiên cứu.
Khi xác định được mục tiêu hay câu hỏi nghiên cứu, dựa vào câu hỏi nghiên
cứu, để quyết định phương pháp giải quyết vấn đề nghiên cứu.
22
Ví dụ :
Xác định Biểu hiện kết quả kinh doanh của công ty ở thời gian tốt và xấu.
Làm cách nào để những vấn đề không sáng tỏ này có thể được hiểu ra. Từ kế
toán, ta biết rằng :
Lợi nhuận = ( Giá bán - biến phí ) x số lượng – chi phí cố định
Dựa trên công thức đơn giản, ta nên hỏi vài câu hỏi, Ví dụ:
- Giá bán sản phẩm của công ty có thay đổi không?.

- Công ty có dùng một nguyên liệu thô cố định mà giá thành hay thay đổi?
- Nhu cầu của sản phẩm công ty có hay thay đổi hay không?
Khi ta hỏi những câu hỏi như vậy, các vấn đề có thể được giới hạn lại, sự nỗ
lực tập trung vào những vấn đề thực sự. Nhưng có một điều còn hơn thế, ví dụ
như điều gì đã làm cho chúng ta hỏi những câu hỏi này? Trong các ví dụ ở trên,
câu hỏi là do lý thuyết nêu ra, tức là các lý thuyết đã tồn tại sẵn ( Công thức ở
trên được sử dụng như một điều cơ bản cho câu hỏi được nêu lên. Trong thực tế
các giá trị nguyên thủy của một lý thuyết là nêu ra các nguyên tố ( biến số ). Nối
chúng lại với nhau và kiểm tra các mối quan hệ để đưa ra các giải thích.
Trong các ví dụ ở trên, câu hỏi thường dùng để “ kết cấu” lên những vấn đề.
Bằng việc sử dụng những kiến thức đã có sẵn, các nhà nghiên cứu thường có
khả năng kết cấu những vấn đề, ví dụ, các giả thuyết được phát triển ra và được
thí nghiệm.
Các vấn đề cùng được hiểu ít hay hiểu nhiều. Sự khác biệt thường được nhìn
thấy từ những vấn đề “ kết cấu” và “không kết cấu”. Cũng nên chú ý rằng nó
không phải là những vấn đề bản chất, nhưng sự hiểu biết về những vấn đề này
không ít thì nhiều được “kết cấu” lại. Kết cấu những vấn đề cần nghiên cứu đã
có những áp dụng cho việc lựa chọn các bước thiết kế và phương pháp nghiên
cứu. Luyện tập nghiên cứu cũng bị ảnh hưởng bởi các triết lý theo các nhìn nhận
một các khoa học. Hầu hết trong tất cả các trường hợp, chiến thuật đa phương
23
diện hay được sử dụng trong khi trình bày một vấn đề nghiên cứu, cái thường
hay thay đổi từ cách đánh giá của các dữ liệu áp dụng thực tiễn của ban quản trị,
và sự định hướng của các nhà nghiên cứu. Ý niệm số lượng và chất lượng liên
quan 1 phần đến kết cấu của vấn đề, nhưng cũng liên quan đến sự khác biệt giữa
triết lý về khía cạnh khoa học được hiểu bởi các nhà nghiên cứu.
Hình 2.1 Vấn đề, phương pháp và thực tế nghiên cứu
Ví dụ, vấn đề nghiên cứu, đây là những gì mà nhà nghiên cứu muốn biết
bằng trực giác của mình, sẽ có ảnh hưởng đến việc chọn cách nghiên cứu. Ví dụ
nhà nghiên cứu sẽ hứng thú với việc các nhà quản lý nghĩ thế nào về các vấn đề

chiến lược, sẽ đặt ra câu hỏi tại sao những nhìn nhận sâu trong từng vấn đề lại
có thể có được? các nhà nghiên cứu có thể có những phương pháp yêu thích ( ví
dụ như dùng các cuộc khảo sát ) cũng có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn cách
nghiên cứu. Strauss và corbin gợi ý có một vài nguồn của các vấn đề có thể
nghiên cứu được, ví dụ như: các vấn đề nghiên cứu đã được đặt ra, hoặc có thể
đã được gợi ý bởi các giáo sư/ người giám sát. Điều này thường có ích cho các
sinh viên, bởi nó mang đến cho họ những vấn đề “ có thể làm được”. Một nguồn
khác là các dữ liệu khoa học ứng dụng, mà có thể chỉ ra những cái chưa tìm tòi
hoặc một đề tài cần phát triển thêm nữa. Nó cũng gợi ý một cách tiếp cận để giải
24
quyết một vấn đề cũ. Cách đọc các dữ liệu có tính ứng dụng cũng có thể kích
thích và nâng cao tính tò mò của các nhà nghiên cứu. Cuối cùng những kinh
nghiệm cá nhân và chuyên nghiệp thường hay là nguồn của một vấn đề nghiên
cứu. Kinh nghiệm chuyên nghiệp thường dẫn đến những đánh giá rằng việc áp
dụng thực tại không có hiệu lực, công bằng, hoặc không hợp tình hợp lý. Nghiên
cứu vào những vấn đề này có thể sẽ sửa chữa được tình huống này.
3.4 Mô hình nghiên cứu:
Như nêu ra ở trên, các vấn đề nghiên cứu là qua những câu hỏi được sắp xếp
bởi một tổ hợp các biến số. Khi giải quyết những vấn đề nghiên cứu, một vài sự
trình bày của vấn đề được đề cập. Điều này cũng áp dụng trong cuộc sống hiện
thực. Ví dụ khi nhà quản lý hướng dẫn kinh doanh hướng dẫn nhân viên mỉm
cười, thì sự hình dung hoặc các mô hình cỏ thể đã hiện diện trong đầu ông ta:
Khi nhân viên cười, khách hàng cảm thấy thoải mái và thường sẵn sàng mua
hàng hơn. Mô hình của nhà quản lý có thể được diễn ra như sau:
Nhân viên cười Khách hàng cảm thấy hài long sẵn sàng mua
hơn.
Chúng ta đều có những mô hình như vậy. Tuy nhiên thông thường chúng đều
là những ẩn số và không rõ ràng.
Một ví dụ khác là khi các công ty quảng cáo để tìm, họ thường đòi hỏi những
yêu cầu về bằng cấp. Như là trình độ học vấn, tuổi, kinh nghiệm … Điều này có

nghĩa sẽ có những giả định ngầm hoặc những mô hình cơ bản quảng cáo là:
Tiêu chuẩn (bằng cấp) hiệu suất làm việc.
Mô hình đóng vai trò ưu thế trong nghiên cứu. Chúng thường gắn chặt với
những khái niệm của lý thuyết, gợi ý một tổ chức có hệ thống, và mối quan hệ
giữa các khái niệm. Các đặc điểm chính của mô hình là:
25

×