Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 9.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.75 KB, 44 trang )

SKKN: Rốn luyn k nng vit on vn ngh lun vn hc cho hc sinh lp 9.
PHềNG GIO DC & O TO THCH THT
TRNG THCS THCH HO.
SNG KIN KINH NGHIM
RẩN LUYN K NNG VIT ON VN
NGH LUN VN HC CHO HC SINH LP 9.
NGI VIT:
- H v tờn: Ngụ Th Ngh
- Sinh ngy 30 thỏng 12 nm 1969.
- Quờ quỏn: Tn Hng Ba Vỡ - H Ni.
- n v cụng tỏc: Trng THCS Thch Ho - Thch Tht - H Ni
- Chc v: Giỏo viờn Ch tch CCS
- Trỡnh chuyờn mụn: HSP Ng vn
- Trỡnh Chớnh tr: Trung cp Chớnh tr - Hnh chớnh.
- Ngy vo ng: 29 thỏng 3 nm 1999.
- Khen thng: Giáo viên giỏi cấp huyện các Năm học: 1996 -1997, 1997 - 1998,
1999 - 2000. Lao động tiến cấp huyện các Năm học: 2007 - 2008, 2008 - 2009,
2009 - 2010, 2010 - 2011.
- K lut: Khụng
Ngi thc hin: Ngụ Th Ngh - GV Trng THCS Thch Ho Thch Tht H Ni.
1
SKKN: “ Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9”.
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa và Sách giáo viên Ngữ văn 8;
2. Sách giáo khoa và Sách giáo viên Ngữ văn 9;
3. Ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn – của các tác giả: Nguyễn Thị Nương –
Chu Thị Lý – Trần Thị Loan.
4. Ôn tập kiến thức thi vào lớp 10 Ngữ Văn – của các tác giả:
Nguyễn Thị Thuận – Nguyễn Lương Hùng – Đoàn Thị Thanh Hương –
Nguyễn Ngọc Anh.
5. Luyện tập cách lập luận trong đoạn văn nghị luận cho học sinh phổ thông


của các tác giả: Nguyễn Quang Ninh – Nguyễn Thị Ban- Trần Hữu Phong.
MỤC LỤC
Người thực hiện: Ngô Thị Nghị - GV Trường THCS Thạch Hoà – Thạch Thất – Hà Nội.
2
SKKN: “ Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9”.
NỘI DUNG TRANG
A: ĐẶT VÂN ĐỀ 4
I. Lý do chọn đề tài. 4
2. Mục đích chọn đề tài. 5
3. Phương pháp nghiên cứu. 5
4. Phạm vi – Thời gian thực hiện. 6
B: NỘI DUNG ĐỀ TÀI 7
I. Cơ sở lí luận của vấn đề. 7
II. Thực trạng tình hình qua khảo sát điều tra. 10
II. Các giải pháp thực hiện. 11
1. Củng cố kiến thức về đoạn văn cho học sinh. 11
2. Hướng dẫn học sinh cách viết đoạn văn. 12
3. Rèn luyện kĩ năng dựng đoạn cho học sinh. 18
3.1.Dạng bài tập nhận biết. 18
3.2. Dạng bài tập vận dụng. 24
3.2.1. Viết câu chủ đề cho đoạn văn. 24
3.2.2. Viết đoạn văn dựa vào câu chủ đề cho sẵn. 27
3.2.3. Viết đoạn văn không cho sẵn câu chủ đề. 32
3.2.4. Viết đoạn văn, với yêu cầu cụ thể về hình thức, kèm theo các
yêu cầu về liên kết câu, ngữ pháp.
35
IV. Kết quả. 39
C: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 41
Người thực hiện: Ngô Thị Nghị - GV Trường THCS Thạch Hoà – Thạch Thất – Hà Nội.
3

SKKN: “ Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9”.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong chương trình học tập Tiếng Việt – Tập làm văn ở THCS và THPT,
việc lập luận trong đoạn văn được đặt ra như một kĩ năng cần phải rèn luyện. Kĩ
năng này có thể được luyện ngay trong một câu, một số câu , một đoạn văn hay
trong cả một bài văn. Tuy vậy, trong câu do dung lượng không lớn nên việc lập
luận đơn giản, thường chưa thể hiện đầy đủ bản chất. Còn trong một đoạn văn, một
văn bản hoàn chỉnh, việc lập luận sẽ phong phú đa dạng hơn. Do đó việc hình thành
kĩ năng lập luận trong đoạn văn, trong văn bản cho học sinh là điều rất quan trọng
đặc biệt đối với học sinh lớp 9, làm cơ sở để các em học lên bậc THCS.
Ở bậc Trung học cơ sở, trong phân môn Tập làm văn, học sinh đã học về
đoạn văn và các thể văn nghị luận. Kiến thức về đoạn văn các em được tìm hiểu sơ
lược từ lớp 6 (Tiết 20: Lời và đoạn văn tự sự), lớp 7(Tiết 99: Luyện tập viết đoạn
chứng minh, giải thích) và tăng cường hơn ở lớp 8, lớp 9. Lớp 8 có 4 tiết :Tiết 10,
tiết 76, tiết 100, 102 với các kiến thức kĩ năng về xây dựng đoạn trong văn bản, viết
đoạn trong văn thuyết minh, xây dựng và trình bày luận điểm. Lên lớp 9, các em
được học về liên kết câu và liên kết đoạn văn ( Tiết 102, 110).
Dạng văn nghị luận các em cũng được học từ lớp 7, khái quát về đặc điểm
văn nghị luận, phép lập luận chứng minh, giải thích; Lớp 8 học tiếp văn nghị luận,
về cách nói và viết bài văn nghị luận có sử dụng yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả.
Ở lớp 9 đã có sự kế thừa, nâng cao kiến thức về văn nghị luận. Các em học văn
nghị luận xã hội (nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống, nghị luận về một
vấn đề tư tưởng đạo lí) và nghị luận văn học (nghị luận về tác phẩm truyện hoặc
đoạn trích, nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ). Có thể nói việc tìm hiểu về đoạn
văn, về văn nghị luận có một hệ thống từ thấp đến cao phù hợp với lứa tuổi và cấu
trúc của chương trình Ngữ văn THCS.
Người thực hiện: Ngô Thị Nghị - GV Trường THCS Thạch Hoà – Thạch Thất – Hà Nội.
4
SKKN: “ Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9”.

Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn nói chung, môn Ngữ văn lớp 9 nói
riêng, tuy giáo viên đã giúp học sinh nắm các yêu cầu về đoạn văn, cách làm bài
nghị luận ở từng kiểu bài, nhưng kĩ năng viết đoạn, viết bài nghị luận của học sinh
chưa thật thành thạo. Các em còn lúng túng, hành văn chưa mạch lạc, chặt chẽ, nhất
là đối với đối tượng học sinh từ trung bình trở xuống. Trong quá trình làm bài kiểm
tra ở lớp cũng như ở kiểm tra học kì, thi tuyển vào lớp 10 ở môn ngữ văn nhiều
năm qua, học sinh làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học còn rất nhiều hạn
chế. Bài làm của học sinh thường sơ sài, chung chung, lan man, vừa thừa, vừa
thiếu, có khi xa đề, lạc đề. Có bài chỉ viết được 7 đến 8 dòng là hết, có nhiều em
không biết xây dựng luận điểm…Kết quả thi vào lớp 10 môn Ngữ văn của trường
THCS Thạch Hoà nhiều năm qua đều đứng tốp cuối trong huyện: Thi học sinh giỏi
văn lớp 9 thì không có học sinh đạt giải, học sinh vào đội tuyển. Thực trạng ấy làm
cho BGH nhà trường phải trăn trở, suy nghĩ. Là giáo viên dạy văn tôi càng buồn, lo
lắng về thực trạng này.
Hai năm học vừa qua được giao trách nhiệm giảng dạy môn Ngữ văn lớp 9
và trực tiếp ôn thi cho các em vào lớp 10, tôi luôn mong muốn nâng cao chất lượng
dạy và học văn nói chung, rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản nói riêng cho các em.
Vì vậy tôi đã thực hiện đề tài “Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học
cho học sinh lớp 9”.
II. MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI:
Mục đích của tôi khi thực hiện đề tài nhằm góp phần củng cố kĩ năng tạo lập
văn bản, nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn lớp 9, nâng cao kết quả thi
vào 10 và thi học sinh giỏi môn Ngữ văn của trường THCS Thạch Hoà.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến đoạn văn, cách lập luận, trình bày nội
dung đoạn văn.
Người thực hiện: Ngô Thị Nghị - GV Trường THCS Thạch Hoà – Thạch Thất – Hà Nội.
5
SKKN: “ Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9”.
- Điều tra khảo sát năm bắt tình hình thực tế.

- Tiến hành thực nghiệm trong các tiết dạy.
IV. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
- Đề tài được tôi thực hiện tại trường THCS Thạch Hoà trong hai năm học:
2010 -2011 và 2011 – 2012 với đối tượng thực hiện là học sinh lớp 9.
- Phạm vi thực hiện: ứng dụng vào các tiết học văn học, tập làm văn, các
buổi học bồi dưỡng, phụ đạo buổi chiều và ôn thi vào 10.
Người thực hiện: Ngô Thị Nghị - GV Trường THCS Thạch Hoà – Thạch Thất – Hà Nội.
6
SKKN: “ Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9”.
B: NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ:
Như chúng ta đã biết:
- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi
đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối
hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ
ngữ được dùng làm đề mục hoặc được lặp lại nhiều lần ( thường là chỉ từ, đại từ,
các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung
khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đúng ở đầu hoặc
cuối đoạn văn. Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ
đề của đoạn. (SGK Ngữ văn 8 tập I, trang 36).
Có thể thấy về mặt nội dung, đoạn văn là một ý hoàn chỉnh ở một mức độ
nhất định nào đó về logic ngữ nghĩa, có thể nắm bắt được một cách tương đối dễ
dàng. Mỗi đoạn văn trong văn bản diễn đạt một ý, các ý có mối liên quan chặt chẽ
với nhau trên cơ sở chung là chủ đề của văn bản. Mỗi đoạn trong văn bản có một
vai trò chức năng riêng và được sắp xếp theo một trật tự nhất định: đoạn mở đầu
văn bản, các đoạn thân bài của văn bản (các đoạn này triển khai chủ đề của văn bản
thành các khía cạch khác nhau), đoạn kết thúc văn bản. Mỗi đoạn văn bản khi tách
ra vẫn có tính độc lập tương đối của nó: nội dung của đoạn tương đối hoàn chỉnh,
hình thức của đoạn có một kết cấu nhất định.

Về mặt hình thức, đoạn văn luôn luôn hoàn chỉnh. Sự hoàn chỉnh đó thể
hiện ở những điểm sau: mỗi đoạn văn bao gồm một số câu văn nằm giữa hai dấu
chấm xuống dòng, có liên kết với nhau về mặt hình thức, thể hiện bằng các phép
liên kết; mỗi đoạn văn khi mở đầu, chữ cái đầu đoạn bao giờ cũng được viết hoa và
viết lùi vào so với các dòng chữ khác trong đoạn.
Người thực hiện: Ngô Thị Nghị - GV Trường THCS Thạch Hoà – Thạch Thất – Hà Nội.
7
SKKN: “ Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9”.
Để trình bày một đoạn văn cần phải sử dụng các phương pháp lập luận.
Lập luận là cách trình bày luận cứ dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ
hợp lí thì đoạn văn, bài văn mới có sức thuyết phục.
Trong văn bản, nhất là văn nghị luận, ta thường gặp những đoạn văn có kết
cấu (cách lập luận) phổ biến: diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp bên cạnh đó là
cách lập luận suy luận nhân quả, suy luận tương đồng, suy luận tương phản, đòn
bẩy, nêu giả thiết…
- Đoạn diễn dịch là cách trình bày ý đi từ khái quát đến cụ thể. Câu chủ đề
mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai những nội dung
chi tiết cụ thể ý tưởng của chủ đề đó. Các câu triển khai được thực hiện bằng các
thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận; có thể kèm những nhận xét,
đánh giá và bộc lộ sự cảm nhận của người viết.
- Đoạn quy nạp là cách trình bày ý ngược lại với diễn dịch - đi từ các ý chi
tiết, cụ thể đến ý khái quát. Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn. Các câu trên được trình
bày bằng thao tác minh họa, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánh giá
chung.
- Đoạn tổng - phân - hợp là sự phối hợp diễn dịch với quy nạp. Câu mở
đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo khai triển ý khái quát, câu kết đoạn
là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu khai triển
được thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xét
hoặc nêu cảm tưởng, để từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp lại,
khẳng định thêm giá trị của vấn đề. Khi viết đoạn văn tổng - phân - hợp, cần biết

cách khái quát, nâng cao để tránh sự trùng lặp của hai câu chốt trong đoạn.
- Đoạn lập luận tương đồng là cách trình bày đoạn văn có sự so sánh tương
tự nhau dựa trên một ý tưởng: so sánh với một tác giả, một đoạn thơ, một đoạn
văn,… có nội dung tương tự nội dung đang nói đến.
- Đoạn so sánh tương phản là đoạn văn có sự so sánh trái ngược nhau về
nội dung ý tưởng: những hình ảnh thơ văn, phong cách tác giả, hiện thực cuộc
sống,…tương phản nhau.
Người thực hiện: Ngô Thị Nghị - GV Trường THCS Thạch Hoà – Thạch Thất – Hà Nội.
8
SKKN: “ Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9”.
- Đoạn lập luận theo suy luận nhân quả: Có 2 cách: Trình bày nguyên nhân
trước, chỉ ra kết quả sau. Hoặc ngược lại chỉ ra kết quả trước, trình bày nguyên nhân
sau.
- Đoạn lập luận đòn bẩy là cách trình bày đoạn văn mở đầu nêu một nhận
định, dẫn một câu chuyện hoặc những đoạn thơ văn có nội dung gần giống hoặc
trái với ý tưởng ( chủ đề của đoạn) tạo thành điểm tựa, làm cơ sở để phân tích sâu
sắc ý tưởng đề ra.
Các câu trong đoạn văn cũng như các đoạn trong bài phải có sự liên kết
chặt chẽ với nhau về nội dung cũng như hình thức:
- Về nội dung:
+ Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục
vụ chủ đề chung của đoạn văn.( Liên kết chủ đề).
+ Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo trình tự hợp lí( Liên kết
lôgic).
- Về hình thức: Các câu, các đoạn văn phải được liên kết với nhau bằng
một số biện pháp chính như:
+ Phép lặp: Lặp lại ở đầu câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước.
+ Phép thế: Sử dụng ở câu đứng sau từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã
có ở câu trước.
+ Phép nối: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu

trước.
+ Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: Sử dụng ở câu đứng sau các từ
ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã cho ở câu
trước. ( SGK Ngữ văn 9 tập 2 trang 43).
Tất cả những kiến thức lí thuyết trên là cơ sở để tôi thực hiện đề tài sáng
kiến kinh nghiệm này. Bên cạnh đó tôi cũng khảo sát thực trạng kĩ năng viết đoạn
văn của học sinh lớp 9 ở trường THCS Thạch Hoà để có giải pháp thực hiện hợp lí,
hiệu quả.
Người thực hiện: Ngô Thị Nghị - GV Trường THCS Thạch Hoà – Thạch Thất – Hà Nội.
9
SKKN: “ Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9”.
II. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUA KHẢO SÁT ĐIỀU TRA:
Vào đầu các năm học, nhà trường bao giờ cũng khảo sát chất luợng học tập
các môn Toán, Ngữ văn để phân loại học sinh, có kế hoạch bồi dưõng học sinh khá
giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém. Kết hợp với kết quả khảo sát chất luợng, trong các
giờ học đầu năm học, tôi thường kiểm tra kĩ năng viết đoạn của học sinh qua các
bài tập nhỏ sau các tiết văn học bằng cách cho học sinh viết đoạn văn nêu cảm nhận
về tác phẩm, nhân vật, chi tiết trong tác phẩm.
Một số bài tập tôi dùng để kiểm tra:
+ Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em sau khi học văn bản?
+ Em hãy viết đoạn văn diễn dịch trình bày cảm nhận của em về nhân vật Vũ
Nương trong tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ?
+ Chi tiết cái bóng trong tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” của
Nguyễn Dữ là chi tiết rất đặc sắc. Hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu theo lối diễn
dịch trình bày cảm nhận của em về chi tiết đó?
* KẾT QUẢ KHẢO SÁT CỤ THỂ TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Ở LỚP 9
TRƯỜNG THCS THẠCH HOÀ NĂM HỌC 2011 – 1012 LÀ:
Khối lớp
Tổng số
học sinh

KẾT QUẢ XẾP LOẠI
Giỏi Khá Trung bình Yếu
TS % TS % TS % TS %
9A 38 2 5,2% 7 18,4% 18 47,4% 11 29%
9B 33 1 3% 6 18,2% 16 48,5% 10 30,3%
Qua kết quả khảo sát có thể nhận thấy số học sinh không có kĩ năng viết đoạn
còn nhiều, số học sinh có kĩ năng viết đoạn thành thạo còn ít. Trên bài làm của hầu
hết các em thể hiện việc nắm khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề trong
đoạn văn, cách trình bày đoạn văn còn lơ mơ.
Người thực hiện: Ngô Thị Nghị - GV Trường THCS Thạch Hoà – Thạch Thất – Hà Nội.
10
SKKN: “ Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9”.
Các em không biết trình bày đoạn văn đảm bảo sự liên kết chặt chẽ về nội
dung cũng như hình thức. Nhiều bài viết lủng củng sơ sài, lập luận không mạch lạc
chặt chẽ. Các ý lộn xộn, không có lớp có lang, ý lớn ý nhỏ không theo trình tự hợp
lí. Đầu đoạn văn không viết hoa lùi đầu dòng, các dòng khác thò ra thụt vào tuỳ tiện.
Có thể nói kĩ năng làm văn, đặc biệt là kĩ năng viết đoạn của học sinh còn
nhiều hạn chế. Do vậy để khắc phục hạn chế của học sinh, nâng cao chất lượng dạy
và học đòi hỏi giáo viên phải có những giải pháp hợp lí.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
1. Giải pháp 1: Củng cố kiến thức về đoạn văn cho học sinh:
1.1. Khái niệm:
- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi
đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối
hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
- Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ
ngữ được dùng làm đề mục hoặc được lặp lại nhiều lần ( thường là chỉ từ, đại từ,
các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái
quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đúng ở đầu hoặc cuối
đoạn văn. Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của

đoạn.
(SGK Ngữ văn 8 tập I, trang 36).
1.2. Các cách trình bày nội dung trong đoạn văn.
- Cách diễn dịch: là cách trình bày ý đi từ khái quát đến cụ thể. Câu chủ đề
mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai những nội dung
chi tiết cụ thể ý tưởng của chủ đề đó. Các câu triển khai được thực hiện bằng các
thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận; có thể kèm những nhận xét,
đánh giá và bộc lộ sự cảm nhận của người viết.
Người thực hiện: Ngô Thị Nghị - GV Trường THCS Thạch Hoà – Thạch Thất – Hà Nội.
11
SKKN: “ Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9”.
- Cách qui nạp: là cách trình bày ý ngược lại với diễn dịch - đi từ các ý chi
tiết, cụ thể đến ý khái quát. Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn. Các câu trên được trình
bày bằng thao tác minh hoạ, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánh giá chung.
- Cách tổng phân hợp: là sự phối hợp diễn dịch với quy nạp. Câu mở đoạn
nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo khai triển ý khái quát, câu kết đoạn là ý
khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu khai triển được
thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xét hoặc
nêu cảm tưởng, để từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp lại, khẳng định
thêm giá trị của vấn đề.
Đó là những kiến thức cơ bản học sinh đã học từ lớp 8. Tôi đã củng cố
ngay cho học sinh sau khi vào đầu năm học lớp 9 qua các buổi học phụ đạo buổi
chiều.Ngoài ra, tôi cũng mở rộng hơn một số cách trình bày đoạn khác cho học sinh
khá giỏi qua các giờ bồi dưỡng học sinh giỏi như cách suy luận nhân quả, tương
đồng, tương phản, đòn bẩy
2. Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh cách viết đoạn văn:
Để viết đoạn văn thành công, cần chú ý tuân thủ các bước:
Bước 1: Xác định yêu cầu của đề: Căn cứ vào yêu cầu của đề bài, xác định rõ nội
dung cần trình bày trong đoạn là gì? ( Nội dung đó sẽ được “gói” trong câu chủ đề.
Và cũng là định hướng để viết các câu còn lại). Nội dung đó được trình bày theo

cách nào, có yêu cầu nào khác về hình thức, ngữ pháp.
- Ví dụ: Đề 1: Viết một đoạn văn ngắn để nêu lên suy nghĩ của em về những
điều người cha nói với con qua khổ thơ sau:
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục.”
(Nói với con – Y Phương)
Trong đoạn có sử dụng:
Người thực hiện: Ngô Thị Nghị - GV Trường THCS Thạch Hoà – Thạch Thất – Hà Nội.
12
SKKN: “ Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9”.
+ Lời dẫn trực tiếp.
+ Phép lặp.
(Có gạch chân hoặc chú thích)
* Yêu cầu của đề:
- Nội dung: nêu lên suy nghĩ của em về những điều người cha nói với con
qua khổ thơ
- Hình thức: đoạn văn ngắn.
- Yêu cầu ngữ pháp: Lời dẫn trực tiếp, phép lặp.
Đề 2:
a. Chép thuộc bốn câu đầu của đoạn trích “Cảnh ngày xuân”
b. Bằng một đoạn văn quy nạp từ 9 đến 12 câu nêu cảm nhận của em về cái
hay của bốn câu thơ vừa chép.
Đây là dạng đề thường gặp khi thi Ngữ văn 9 vào 10.
* Yêu cầu cần đạt:
a. Chép chính xác 4 câu thơ đầu như trong SGK.
b. Viết đoạn văn.
- Nội dung: cảm nhận của em về cái hay của bốn câu thơ
- Hình thức: Đoạn quy nạp, độ dài từ 9 đến 12 câu.

Bước 2: Xác định câu chủ đề cho đoạn văn:
Câu chủ đề là câu nêu ý của cả đoạn văn, vì vậy đó là câu đặc biệt quan
trọng. Khi viết đoạn cần chú ý đọc kĩ đề, xác định yêu cầu của đề, từ đó xác định
câu chủ đề.
Có những đề không cho sẵn câu chủ đề, có đề cho sẵn câu chủ đề, có những
đề yêu cầu sửa một câu có lỗi thành câu đúng và dùng câu đó làm câu chủ đề, có đề
lại có phần dẫn ý, dựa vào đó ta có thể xác định được câu chủ đề.
Ví dụ 1: Đề 1, đề 2 ở mục a trên là những đề không cho câu chủ đề. Để viết
được câu chủ đề, ta phải nắm vững nội dung của đoạn trích đề cho, từ đó xác định
câu chủ đề.
Người thực hiện: Ngô Thị Nghị - GV Trường THCS Thạch Hoà – Thạch Thất – Hà Nội.
13
SKKN: “ Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9”.
- Đề 1: Nội dung những câu thơ là lời người cha nói về những đức tính của
người đồng mình, ca ngợi đức tính cao đẹp của người đồng mình. => Câu chủ đề có
thể viết: “Những câu thơ là lời người cha nói với con về đức tính của “người đồng
mình” .
- Đề 2 : Nội dung đoạn trích: bức họa tuyệt đẹp về khung cảnh thiên nhiên
mùa xuân. => Câu chủ đề có thể viết: “Bốn câu thơ là bức họa tuyệt đẹp về khung
cảnh thiên nhiên mùa xuân”
Ví dụ 2: Đề cho sẵn câu chủ đề:
Đề 1: Từ câu chủ đề sau: “Khác với Thúy Vân, Thuý Kiều có vẻ đẹp sắc sảo,
mặn mà cả tài lẫn sắc”. Hãy viết tiếp khoảng 10 câu văn để hoàn thành một đoạn
văn theo cách Tổng hợp – Phân tích - Tổng hợp.
Đề 2: Viết khoảng 10 câu văn nối tiếp câu mở đoạn sau để hoàn thành một
đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc Tổng hợp – Phân tích - Tổng hợp cụ thể:
“Trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, Kiều hiện lên là người con gái
thuỷ chung, hiếu thảo, vị tha.”
- Với những đề này ta không phải viết câu chủ đề, chỉ việc phát triển ý,
trình bày thành các câu phát triển.

Ví dụ 3: Đề yêu cầu sửa một câu có lỗi thành câu đúng và dùng câu đó làm
câu chủ đề.
- Đề 1: Khi viết đoạn văn phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm: “
Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, một bạn học sinh đã viết câu
mở đoạn như sau:
“Nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm: “ Chuyện người con gái Nam
Xương” của Nguyễn Dữ vừa là người phụ nữ thuỳ mị nết na, tư dung tốt đẹp lại
là người con dâu hiếu thảo với mẹ chồng, là người vợ thuỷ chung với chồng, là
người mẹ hiền của con chồng”.
Chỉ ra các lỗi trong câu văn trên? Hãy viết câu văn sau khi đã sửa lại cho đúng?
Người thực hiện: Ngô Thị Nghị - GV Trường THCS Thạch Hoà – Thạch Thất – Hà Nội.
14
SKKN: “ Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9”.
- Đề 2:
a.Chép lại câu viết dưới đây, sau khi đã sửa hết các lỗi chính tả, ngữ pháp:
"Trong truyện "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê bằng những
nét đặc xắc trong cách miêu tả nhân vật và cách kể truyện đã làm nổi bật tâm
hồn trong sáng, dũng cảm vượt khó khăn gian khổ, hi sinh lạc quan trong cuộc
sống chiến đấu của những cô gái thanh niên sung phong trên tuyến đường
Trường Sơn".
b. Dùng câu văn đă sửa trên làm phần mở đoạn viết tiếp 8 - 10 câu, phần kết
đoạn là một câu cảm thán.
- Với các đề trên, ta phải đọc kĩ câu văn đã cho để tìm được các lỗi chính tả
và lỗi ngữ pháp, sau đó sửa lại cho đúng để sử dụng câu đó làm câu chủ đề.
Ví dụ 4: Đề có phần dẫn ý, dựa vào đó ta có thể xác định được câu chủ đề.
- Đề 1: Trong tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn
Dữ đã sáng tạo chi tiết cái bóng trên tường rất đặc sắc. Hãy viết đoạn văn khoảng
10 câu theo lối diễn dịch trình bày cảm nhận của em về chi tiết đó.
- Đề 2: Nhận xét về đoạn kết trong tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam
Xương” của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng đó là một kết thúc có hậu, lại có ý kiến

cho rằng đó là kết thúc không có hậu.
Hãy viết đoạn văn khoảng 15 câu trình bày suy nghĩ của em về vấn đề này.
- Với đề 1: dựa vào phần dẫn ý của đề, ta có thể viết câu chủ đề: “Trong tác
phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương”, Nguyễn Dữ đã sáng tạo chi tiết cái
bóng trên tường rất đặc sắc”.
- Với đề 2: Ta có thể viết câu chủ đề: “Nhận xét về đoạn kết trong tác phẩm
“ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng đó là
một kết thúc có hậu, lại có ý kiến cho rằng đó là kết thúc không có hậu”.
Hoặc“ Kết thúc tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn
Dữ, là một kết thúc vừa có hậu lại vừa không có hậu”.
Người thực hiện: Ngô Thị Nghị - GV Trường THCS Thạch Hoà – Thạch Thất – Hà Nội.
15
SKKN: “ Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9”.
Bước 3: Tìm ý cho đoạn ( Triển khai ý):
Khi đã xác định được câu chủ đề của đoạn văn, cần vận dụng các kiến thức
đã học có liên quan để phát triển chủ đề đó thành các ý cụ thể, chi tiết. Nếu bỏ qua
thao tác này, đoạn văn dễ rơi vào tình trạng lủng củng, quẩn ý.
Ví dụ: Với đề bài: Viết đoạn văn diễn dịch từ 8 đến 10 câu, phân tích 6 câu
thơ cuối trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”.
Cần xác định các ý:
- Sáu câu thơ cuối miêu tả cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về.
- Cảnh vẫn mang cái nét thanh tao, trong trẻo của mùa xuân: nắng nhạt, khe
nước nhỏ, nhịp cầu nho nhỏ bắc ngang.
- Mọi cử động đều rất nhẹ nhàng: mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân
người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh.
=>Một bức tranh thật đẹp, thanh khiết.
- Cảnh đã có sự thay đổi về thời gian và không gian: Không còn bát ngát, trong
sáng, không còn cái không khí đông vui náo nhiệt của lễ hội, tất cả đang nhạt dần,
lặng dần.
- Cảnh được cảm nhận qua tâm trạng. Những từ láy “tà tà”, “thanh thanh”, “nao

nao” không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người.
- Đặc biệt, hai chữ “nao nao” đã nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật.
- Hai chữ “thơ thẩn” có sức gợi rất lớn, chị em Kiều ra về trong sự bần thần
nuối tiếc, lặng buồn. “dan tay” tưởng là vui nhưng thực ra là chia sẻ cái buồn không
thể nói hết. Cảm giác bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân đã hé mở vẻ
đẹp của một tâm hồn thiếu nữ tha thiết với niềm vui cuộc sống, nhạy cảm và sâu
lắng.
Bước 4: Viết các ý thành đoạn văn:
Trên cơ sở các ý vừa tìm, viết thành đoạn văn. Căn cứ vào yêu cầu về kiểu
diễn đạt để xác định vị trí câu chủ đề và cách lập luận trong đoạn văn. Ngoài ra còn
đảm bảo các yêu cầu về ngữ pháp (nếu có).
Người thực hiện: Ngô Thị Nghị - GV Trường THCS Thạch Hoà – Thạch Thất – Hà Nội.
16
SKKN: “ Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9”.
Ví dụ:
Với đề trên ( bước 3) cần đặt câu chủ đề ở đầu đoạn văn, sắp xếp các ý viết
thành đoạn văn đủ số câu, đánh thứ tự các câu trong đoạn, trình bày thành đoạn văn
đảm bảo sự liên kết cả nội dung lẫn hình thức.
Sáu câu thơ cuối đoạn trích “Cảnh ngày xuân”đã miêu tả cảnh chị em Thuý
Kiều du xuân trở về.(1) Cảnh vẫn mang cái nét thanh tao, trong trẻo của mùa
xuân, rất êm dịu: ánh nắng nhạt, khe nước nhỏ, nhịp cầu nho nhỏ bắc ngang. (2)
Mọi cử động đều rất nhẹ nhàng: mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân người
thơ thẩn, dòng nước uốn quanh.(3) Một bức tranh thật đẹp, thanh khiết.(4)Cảnh đã
có sự thay đổi về thời gian và không gian: Không còn bát ngát, trong sáng, không
còn cái không khí đông vui náo nhiệt của lễ hội, tất cả đang nhạt dần, lặng dần.
(5)Cảnh được cảm nhận qua tâm trạng.(6)Những từ láy “tà tà”, “thanh thanh”,
“nao nao” không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con
người.(7)Đặc biệt, hai chữ “nao nao” đã nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật.
(8)Hai chữ “thơ thẩn” có sức gợi rất lớn, chị em Kiều ra về trong sự bần thần nuối
tiếc, lặng buồn, “dan tay” tưởng là vui nhưng thực ra là chia sẻ cái buồn không

thể nói hết.(9) Cảm giác bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân đã hé mở
vẻ đẹp của một tâm hồn thiếu nữ tha thiết với niềm vui cuộc sống, nhạy cảm và sâu
lắng.(10)
Trong đoạn trên Câu 1 là câu mở đoạn, nêu ý chủ đề của cả đoạn văn. Các
câu còn lại( từ câu 2 đến câu 10), nêu các ý cụ thể, phân tích nội dung, nghệ thuật
của sáu câu thơ.
Các bước trên là những thao tác cần có để viết được một đoạn văn hoàn
chỉnh cả nội dung lẫn hình thức, đáp ứng yêu cầu của đề. Tuy nhiên không phải học
sinh nào cũng thực hiện đủ các thao tác trên khi làm bài. Điều này giáo viên phải
thường xuyên nhắc nhở để tạo thành thói quen cho học sinh. Đặc biệt để hình thành
kĩ năng cho học sinh một cách thành thạo cần tăng cường rèn luyện qua việc thực
Người thực hiện: Ngô Thị Nghị - GV Trường THCS Thạch Hoà – Thạch Thất – Hà Nội.
17
SKKN: Rốn luyn k nng vit on vn ngh lun vn hc cho hc sinh lp 9.
hnh vit on vn cho cỏc em mt cỏch cú h thng t thp n cao, t n gin
n phc tp.
3. Gii phỏp 3: Rốn luyn k nng dng on cho hc sinh bng cỏc dng bi tp .
3.1.Dng bi tp nhn bit:
- Mc ớch ca bi tp l cung cp cho hc sinh cỏc dng on vn c th,
trờn c s ú cỏc em nhn bit c mụ hỡnh cu trỳc on, t ng ch , cõu ch
. V cao hn l cỏch trỡnh by cỏc lun c dn n lun im. Tu tng i
tng hc sinh m ra bi tp vi nhng yờu cu nhn bit cỏc on vn trỡnh by
theo cỏch ph bin thụng dng hay cỏch m rng, nõng cao.
Vớ d cỏc bi tp 1, 2, 3 di õy tụi dựng trin khai cho hc sinh i tr,
cỏc bi tp 4,5,6, 7 dựng cho hc sinh khỏ gii.
Bi tp 1 :
on vn sau l on phõn tớch tõm trng ca Kiu khi Lu Ngng Bớch.
Hóy xỏc nh cõu ch , cỏc t ng ch ca on vn? Ni dung on vn
c trin khai nh th no?
Sáu câu thơ đầu gợi tả hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều khi b giam

lu Ngng Bớch.(1) Hai chữ "khóa xuân" cho thấy õy thực chất là bị giam
lỏng. (2) Nàng trơ trọi giữa không gian mênh mông, hoang vắng. (3) Câu thơ sáu
chữ, chữ nào cũng gợi lên sự rợn ngợp của không gian: "Bốn bề bát ngát xa trông".
(4) Cảnh "non xa", "trng gần" nh gợi lên hình ảnh lầu Ngng Bích chơi vơi giữa
mênh mang trời nớc. (5) Từ lầu Ngng Bích nhìn ra chỉ thấy những dãy núi mờ xa,
những cồn cát bụi bay mù mịt. (6) Cái lầu chơi vơi ấy giam một thân phận trơ trọi,
không một bóng ngời, không sự giao lu giữa ngời với ngời. (7) Hình ảnh "non xa",
"trăng gần", "cát vàng", "bụi hồng" có thể là cảnh thực mà cũng có thể là hình ảnh
mang tính ớc lệ để gợi sự mênh mông, rợn ngợp của không gian, qua đó diễn tả tâm
trạng cô đơn của Kiều. (8) Cụm từ "mây sớm đèn khuya" gợi thời gian tuần hoàn,
khép kín. (9) Thời gian cũng nh không gian giam hãm con ngời. (10) Sớm và khuya,
ngày và đêm, Kiều "thui thủi quê ngời một thân". Nàng chỉ biết làm bạn với "mây
sớm, đèn khuya". (11) Nàng ó rơi vào hoàn cảnh cô đơn tuyệt đối.
Ngi thc hin: Ngụ Th Ngh - GV Trng THCS Thch Ho Thch Tht H Ni.
18
SKKN: “ Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9”.
Mô hình đoạn văn: Câu 1 là câu mở đoạn, mang ý chính của đoạn gọi là
câu chủ đề, 10 câu còn lại là những câu triển khai làm rõ ý của câu chủ đề. Đây là
đoạn văn phân tích có kết cấu diễn dịch. Từ ngữ chủ đề: Kiều, nàng, Ngưng Bích,
hoàn cảnh, tâm trạng, cảnh, hình ảnh
2. Bài tập 2:
Đoạn văn sau trình bày nội dung theo cách nào? Chỉ rõ cách trình bày
nội dung đoạn văn?
“ Chính Hữu khép lại bài thơ bằng một hình tượng thơ:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo(1).
Đêm khuya chờ giặc tới, trăng đã xế ngang tầm súng(2). Bất chợt chiến sĩ
ta có một phát hiện thú vị: Đầu súng trăng treo(3). Câu thơ như một tiếng reo vui
hồn nhiên mà chứa đựng đầy ý nghĩa(4). Trong sự tương phản giữa súng và trăng,

người đọc vẫn tìm ra được sự gắn bó gần gũi(5). Súng tượng trưng cho tinh thần
quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược(6). Trăng tượng trưng cho cuộc sống
thanh bình, yên vui(7). Khẩu súng và vầng trăng là hình tượng sóng đôi trong lịch
sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam bất khuất và hào hoa muôn
thuở(8). Chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạng bay bổng đã hoà quyện lẫn nhau
tạo nên hình tượng thơ tuyệt tác để đời(9).”
Mô hình đoạn văn: Tám câu đầu triển khai phân tích hình tượng thơ trong
đoạn cuối bài thơ “Đồng chí”, từ đó khái quát vấn đề trong câu cuối – câu chủ đề,
thể hiện ý chính của đoạn: đánh giá về hình tượng thơ. Đây là đoạn văn phân tích
thơ có kết cấu quy nạp. Nội dung phân tích đoạn kết bài thơ “Đồng chí” của Chính
Hữu
3.Bài tập 3:
Đoạn văn dưới đây lập luận theo cách tổng - phân - hợp phân tích khổ thơ
đầu bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh. Chỉ rõ cách lập luận trong đoạn văn?
Người thực hiện: Ngô Thị Nghị - GV Trường THCS Thạch Hoà – Thạch Thất – Hà Nội.
19
SKKN: “ Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9”.
“ Ngay từ khổ thơ đầu, Hữu Thỉnh đã mang đến cho người đọc những tín
hiệu riêng của mùa thu.(1) Không phải là những rừng phong sắc đỏ, giậu cúc
vàng, lá ngô đồng rơi hay ao sen tàn lạnh như trong thơ cổ. (2) Cũng không
phải là màu trời xanh ngắt hay làn nước biếc trong như trong thơ thu Nguyễn
Khuyến (3)Tín hiệu của mùa thu này là làn hương ổi “ phả vào trong gió se”.(4)
Phải có “gió se”thì mới có hương thơm nồng đậm thế.(5) Làn gió heo may trong
mát với thoáng chớm lạnh đầu mùa như biết thanh lọc, chắt chiu để có được mùi
hương ấy.(6) Gió đưa làn hương đi theo khắp nẻo, như để “thông báo” với đất
trời, với hồn người một tín hiệu vui: mùa thu đang tới!(7) Chỉ bằng vài nét vẽ, nhà
thơ đã nắm bắt, tái hiện được vẻ đẹp mơ hồ, tinh tế của khoảnh khắc giao mùa.
(8)”
Mô hình đoạn văn: Đoạn văn gốm tám câu:
- Câu đầu (tổng): Nêu lên nhận định khái quát về khổ đầu bài “ Sang thu” của

Hữu Thỉnh mang đến cho người đọc những tín hiệu riêng của mùa thu.
- Năm câu tiếp ( phân): Phân tích để chứng minh những tín hiệu riêng đó.
- Câu cuối (hợp): Khẳng định, nâng cao: chỉ bằng vài nét vẽ, nhà thơ đã nắm
bắt, tái hiện được vẻ đẹp mơ hồ, tinh tế của khoảnh khắc giao mùa.
4. Bài tập 4:
Đoạn văn sau trình bày nội dung theo cách so sánh tương đồng, nội dung
nói về hình ảnh “vầng trăng” trong bài “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. Chỉ rõ cách
lập luận trong đoạn văn?
“ Tuổi thơ Nguyễn Duy gắn bó với trăng và cả khi trở thành người lính thì
trăng vẫn là người bạn tri kỉ:
“hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thảnh tri kỉ”.(1)
Bằng nghệ thuật nhân hoá, Nguyễn Duy đã khắc hoạ vẻ đẹp tình nghĩa,
thuỷ chung của hai người bạn: trăng và người lính, người lính và trăng(2). Cuộc
sống trong rừng thời chiến tranh biết bao gian khổ, khó khăn nhưng trăng vẫn đến
Người thực hiện: Ngô Thị Nghị - GV Trường THCS Thạch Hoà – Thạch Thất – Hà Nội.
20
SKKN: “ Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9”.
với người lính bằng một tình cảm chân thành, nồng hậu, không chút ngần ngại(3).
Trăng đến toả ánh sáng dịu mát cho giấc ngủ người chiến sĩ “ Gối khuya ngon
giấc bên song trăng nhòm” ( Hồ Chí Minh) (4). Trăng đến bên người chiến sĩ cùng
chờ giặc tới trong những đên khuya sương muối: “Đầu súng trăng treo” ( Chính
Hữu)(5). Ánh trăng cùng với người lính qua biết bao năm tháng gian khổ của đất
nước để vượt lên mọi sự tàn phá của quân thù:
“Và vầng trăng, vầng trăng đất nước
Vượt qua quầng lửa, mọc lên cao”. ( Phạm Tiến Duật) (6).
Trăng với người lính trong thơ thật gần gũi và gắn bó (7). Đặc biệt, trong
thơ Nguyễn Duy ánh trăng đã trở thành một biểu tượng cao đẹp: “ vầng trăng tri
kỉ”, “vầng trăng tình nghĩa” (9).
Đoạn văn trình bày nội dung bằng cách đoạn văn so sánh mối quan hệ giữa

vầng trăng và người lính trong thơ Nguyễn Duy với vầng trăng và người lính trong
thơ Hồ Chí Minh, Chính Hữu, Phạm Tiến Duật nhằm nhấn mạnh ý: Trăng với
người lính trong thơ thật gần gũi và gắn bó. Từ đó khái quát vấn đề: trong thơ
Nguyễn Duy ánh trăng đã trở thành một biểu tượng cao đẹp: “ vầng trăng tri kỉ”,
“vầng trăng tình nghĩa”.
5. Bài tập5:
Dưới đây là đoạn văn so sánh tương phản, nội dung nói về phẩm chất của
con người mới trong “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Chỉ ra cách lập
luận trong đoạn văn?
Thực lòng mà nói, giữa bao lo toan hối hả của cuộc sống thường ngày, có
khi nào ta dành ra được những phút tĩnh lặng của cuộc đời, để lắng nghe nhịp đập
bên trong thầm lặng của cuộc sống. Đọc “ Lặng lẽ Sa Pa”, ta giật mình bởi những
điều Nguyễn Thành Long nói tới mà ta quen nghĩ, quen nhìn hời hợt, nông cạn
theo một công thức đã có sẵn mà không chịu đi sâu tìm tòi, phát hiện bản chất bên
trong của nó: “ Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa
Người thực hiện: Ngô Thị Nghị - GV Trường THCS Thạch Hoà – Thạch Thất – Hà Nội.
21
SKKN: “ Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9”.
Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con
người làm việc và suy nghĩ” hết mình cho đất nước, cho cuộc sống hôm nay.
- Đoạn văn trên có sự so sánh tương phản: so sánh sự trái ngược trong suy
nghĩ hời hợt, nông cạn theo một công thức đã có sẵn của chúng ta với suy nghĩ sâu
xa của Nguyễn Thành Long, so sánh sự tương phản giữa hiện thực cuộc sống:
“giữa bao lo toan hối hả của cuộc sống thường ngày, ít khi ta dành ra được những
phút tĩnh lặng của cuộc đời, để lắng nghe nhịp đập bên trong thầm lặng của cuộc
sống” với “những con người làm việc và suy nghĩ” hết mình cho đất nước, cho
cuộc sống”. Từ đó làm nổi bật nội dung nói về phẩm chất của con người mới trong
Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
6. Bài tập 6:
a. Đoạn văn sau lập luận theo suy luận nhân quả, nội dung nói về chi tiết Vũ

Nương sống lại dưới thuỷ cung trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của
Nguyễn Dữ. Chỉ ra câu nêu nguyên nhân, câu nêu kết quả trong đoạn văn.
“ Câu chuyện lẽ ra chấm hết ở đó nhưng dân chúng không chịu nhận cái
tình thế đau đớn ấy và cố đem một nét huyền ảo để an ủi ta(1). Vì thế mới có đoạn
hai, kể chuyện nàng Trương xuống thuỷ cung và sau lại còn gặp mặt chồng một
lần nữa(2).”
Đoạn văn có kết cấu hai phần, phần trước(Câu 1) trình bày nguyên nhân,
phần sau(Câu 2) trình bày kết quả.
b. Đoạn văn sau nói về lòng hiếu nghĩa của Kiều trong lúc lưu lạc. Chỉ ra
cách lập luận trong đoạn văn?
Chính trong hoàn cảnh lưu lạc quê người của nàng ta mới thấy hết được
tấm lòng chí hiếu của người con gái ấy(1). Nàng biết sẽ còn bao cơn “ cát dập
sóng vùi” nhưng nàng vẫn chỉ lo canh cánh lo cho cha mẹ thiếu người đỡ đần
phụng dưỡng vì hai em còn “ sân hoè đôi chút thơ ngây”(2). Bốn câu mà dùng tới
bốn điển tích “người tựa cửa”, “ quạt nồng ấp lạnh”, “sân lai”, “ gốc tử(3)”.
Người thực hiện: Ngô Thị Nghị - GV Trường THCS Thạch Hoà – Thạch Thất – Hà Nội.
22
SKKN: “ Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9”.
NguyễnDu đã làm cho nỗi nhớ của Kiều đậm phần trang trọng, thiết tha và có
chiều sâu nhưng cũng không kém phần chân thực(4).
Mô hình đoạn văn: Ý tưởng của đoạn bình về lòng hiếu của Kiều. Câu 1
nêu kết quả, ba câu còn lại nêu nguyên nhân.
7. Bài tập7:
Đoạn văn sau lập luận theo cách đòn bẩy, nội dung nói về hai câu thơ tả
cảnh xuân trong “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Chỉ ra cách lập luận của đoạn
văn?
Thơ cổ Trung Hoa có hai câu thơ tả cảnh mùa xuân đầy ấn tượng:
“ Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa(1).
Trong“ Truyện Kiều” của Nguyễn Du cũng có hai câu thơ tả cảnh mùa xuân

rất đẹp:
“ Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lên trắng điểm một vài bông hoa”(2).
…Tác giả Trung Quốc chỉ nói : “ Lê chi sổ điểm hoa” ( trên cành lê có mấy
bông hoa)(3). Số hoa lê ít ỏi như bị chìm đi trong sắc cỏ ngút ngàn(4). những
bông lê yếu ớt bên lề đường như không thể đối chọi với cả một không gian trời
đất bao la rộng lớn(5). Nhưng những bông hoa trong thơ Nguyễn Du là hoàn
toàn khác: “ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”(6). Nếu như bức tranh xuân
ấy lấy phông nền là màu xanh của của cỏ thì những bông hoa lê là một nét chấm
phá vô cùng sinh động và tài tình(7). Sắc trắng của bông hoa lê – cái sắc trắng
chưa từng xuất hiện trong câu thơ cổ Trung Hoa- nổi bật trên nền xanh tạo ra
thanh khiết trong sáng vô cùng(8). Tuy chỉ là một vài chấm nhỏ trên bức tranh
nhưng lại là điểm nhấn toả sáng và nổi bật trên bức tranh toàn cảnh(9). Những
bông hoa “trắng điểm” thể hiện sự tài tình gợi tả gợi cảm trong lời thơ(10). Câu
thơ cũng thể hiện bản lĩnh hội hoạ của Nguyễn Du(11). Hai sắc màu xanh và
Người thực hiện: Ngô Thị Nghị - GV Trường THCS Thạch Hoà – Thạch Thất – Hà Nội.
23
SKKN: “ Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9”.
trắng hoà quyện với nhau trong bức tranh xuân vừa đẹp vừa dào dạt sức sống
đầy xuân sắc, xuân hương(12).
Mô hình đoạn văn: Ý tưởng của đoạn văn là bình giảng câu thơ với hình
ảnh thơ tả cảnh mùa xuân đặc sắc trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Câu 3,4,5
phân tích câu thơ cổ Trung Quốc làm điểm tựa để các câu còn lại (câu 6, 7, 8, 9,
10,11,12) làm rõ phân tích làm rõ chủ đề đoạn văn.
Với học sinh lớp 9, cách lập luận chủ yếu cần nhận diện là 3 cách diễn
dịch, qui nạp, tổng phân hợp còn các cách lập luận khác chủ yếu mở rộng dành
cho học sinh khá giỏi, và giúp các em nhận diện cách lập luận trên cơ sở đó tự
mình viết được một số dạng đề yêu cầu viết đoạn có sự so sánh giữa hai tác phẩm,
hai nhân vật, hai câu thơ, hai hình ảnh thơ ( Điều này cũng có trong một số đề
ôn thi văn 9 vào 10).

3.2. Dạng bài tập vận dụng:
3.2.1. Viết câu chủ đề cho đoạn văn.
Trong văn nghị luận, câu chủ đề là câu đặc biệt quan trọng. Khi phân tích
đoạn trích hay tác phẩm, câu chủ đề phải nêu được nội dung chính cần phân tích.
Viết được câu chủ đề có thể coi là có được chìa khoá để mở vấn đề. Vì vậy, đây là
dạng đề theo tôi không kém phần quan trọng trong việc rèn kĩ năng viết đoạn cho
học sinh.
Với dạng bài này, có thể có một số bài tập cụ thể sau:
3.2.1.1. Cho câu chủ đề viết còn mắc lỗi về ngữ pháp, diễn đạt, yêu cầu
học sinh sửa lại cho chuẩn:
Ví dụ: bài tập 1:
Khi viết đoạn văn phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm: “ Chuyện
người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, một bạn học sinh đã viết câu mở đọan
như sau:
Người thực hiện: Ngô Thị Nghị - GV Trường THCS Thạch Hoà – Thạch Thất – Hà Nội.
24
SKKN: “ Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9”.
“Nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm: “ Chuyện người con gái Nam
Xương” của Nguyễn Dữ vừa là người phụ nữ thuỳ mị nết na, tư dung tốt đẹp lại
là người con dâu hiếu thảo với mẹ chồng, là người vợ thuỷ chung với chồng, là
người mẹ hiền của con chồng”.
Chỉ ra các lỗi trong câu văn trên? Hãy viết câu văn sau khi đã sửa lại cho
đúng?
Yêu cầu với bài tập:
- Chỉ ra các lỗi trong câu văn:
+ Câu chủ đề còn dài, ý rườm rà, có ý không lô gíc: là người mẹ hiền của
con chồng”.
+ Cấu trúc câu không hợp lí: Phụ từ “vừa” không bao giờ đi một mình mà
phải đi thành cặp: vừa vừa
- Viết lại câu chủ đề: Nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm: “ Chuyện người

con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là người phụ nữ thuỳ mị nết na, tư dung
tốt đẹp, người con hiếu thảo, người vợ thuỷ chung, người mẹ yêu con tha thiết”.
Bài tập 2:
a.Chép lại câu viết dưới đây, sau khi đã sửa hết các lỗi chính tả, ngữ pháp:
"Trong truyện "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê bằng những
nét đặc xắc trong cách miêu tả nhân vật và cách kể truyện đã làm nổi bật tâm
hồn trong sáng, dũng cảm vượt khó khăn gian khổ, hi sinh lạc quan trong cuộc
sống chiến đấu của những cô gái thanh niên sung phong trên tuyến đường
Trường Sơn".
b. Dùng câu văn đă sửa trên làm phần mở đoạn viết tiếp 8 - 10 câu, phần kết
đoạn là một câu cảm.
Yêu cầu của bài tập:
a.Sửa lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp:
Người thực hiện: Ngô Thị Nghị - GV Trường THCS Thạch Hoà – Thạch Thất – Hà Nội.
25

×