Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Thực hành một số lệnh xử lý tín hiệu và hệ thống rời rạc trong miền thời gia, bộ lọc FIR

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.21 KB, 13 trang )

BÀI THỰC HÀNH MATLAB 5
Mục đích: Cho sinh viên làm quen với một số lệnh xử lý tín hiệu và hệ thống rời rạc trong miền thời
gia, bộ lọc FIR
Phần 1
Thực hành lệnh xử lý tín hiệu và hệ thống rời rạc trong miền thời gian
Yêu cầu thực hành: Sinh viên tìm hiểu các lệnh với trợ giúp của phần help trong Matlab, thực hiện
các chương trình theo từng bài và phát triền theo các bài tập
• Lệnh zeros: tạo một ma trận với toàn bộ các phần tử có giá trị bằng 0.
• Lệnh ones: tạo một ma trận với toàn bộ các phần tử có giá trị bằng 1.
• Lệnh rand: tạo một ma trận với các phần tử nhận các giá trị ngẫu nhiên được phân bố đều
trong khoảng từ 0 đến 1.
• Lệnh randn: tạo một ma trận với các phần tử nhận các giá trị ngẫu nhiên theo phân bố Gauss
có giá trị trung bình bằng 0, phương sai bằng 1.
• Lệnh min: trả về giá trị nhỏ nhất trong một ma trận.
• Lệnh max: trả về giá trị lớn nhất trong một ma trận.
• Lệnh fliplr: lộn ngược lại thứ tự các phần tử trong một ma trận theo hướng xuất phát từ phải
qua trái trở thành từ trái qua phải.
• Lệnh plot và stem: vẽ đồ thị của một dãy số, plot để thể hiện dạng liên tục, stem để thể hiện
dạng rời rạc, thường sử dụng hàm stem để vẽ tín hiệu ở miền n.
• Lệnh conv: trả về tích chập của 2 vector.
Bài 1: Cho dãy xung đơn vị và chương trình vẽ chúng như sau:
Dãy xung đơn vị:
clf;
% Tao day xung don vi
n = -10:20;
delta = [zeros(1,10) 1 zeros(1,20)];
subplot(2,1,1);
stem(n,delta);
xlabel('thoi gian roi rac n'); ylabel('bien do');
title('tao day xung don vi');
axis([-10 20 0 1.2]);


Kết quả cho đồ thị sau:
Bài tập:
Từ chương trình vẽ xung đơn vị trên, hãy viết các chương trình vẽ đồ thị của các tín hiệu có dạng
a. Dãy nhảy đơn vị u(n) có dạng sau:
b. Viết dãy dốc đơn vị r(n);
c. Viết chương trình biểu diễn hàm mũ thực trên đồ thị
Bài 2: Cho dãy chữ nhật với chiều dài L và chương trình tạo dẫy xung chữ nhật như sau
clf;
%tao day chu nhat
n = 0:20;
L=10;
chunhat= [ones(1,L) zeros(1,20-L+1)];
subplot(2,1,1);
stem(n,chunhat); grid;
xlabel('thoi gian roi rac n'); ylabel('bien do');
title('tao day xung chu nhat');
axis([0 20 0 1.2]);
Kết quả cho đồ thị sau:
Bài tập:
Trên cơ sở chương trình dẫy xung chữ nhật đã cho, sinh viên hãy thực hiện những việc sau:
a. Viết thêm vào chương trình đó để vừa vẽ đồ thị đã cho và vừa vẽ đồ thị của tín hiệu trễ đi 3
mẫu như sau:
b. Thực hiện việc nhập chiều dài L của dãy từ bàn phím
Bài 3
Cho một dãy tín hiệu hình sin dạng tương tự và chương trình vẽ tín hiệu hình sin đó. Từ tín hiệu hình
sin đã cho hãy vẽ tín hiệu hình sin rời rạc với chiều dài dãy phát từ 0 đến 50, với pha ban đầu của tín
hiệu là π và π/2
n=0:40;
f=0.1;
pha=0;

A=1.5;
goc=2*pi*f*n-pha;
x=A*cos(goc);
clf;
plot(n,x);
axis([0 40 -2 2]);
grid;
title('Day tin hieu hinh sin');
xlabel('Chi so thoi gian n');
ylabel('Bien do');
axis;
Kết quả cho đồ thị sau:

×