PHẦN I - MỞ ĐẦU
1- Lý do chọn đề tài:
Đất nước ta đã hội nhập với thế giới. Nền giáo dục của chúng ta cần đào tạo ra
những con người phát triển toàn diện.
Xét trên lĩnh vực văn hoá thì đó là những con người văn minh, lịch sự có kĩ
năng giao tiếp tốt. Để có kỹ năng giao tiếp tốt thì bước đầu mỗi con người ai cũng
cần biết sử dụng các nghi thức lời nói tối thiểu: Chào hỏi, tự giới thiệu, cảm ơn, xin
lỗi, mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị, chia buồn, chia vui….
Việc dạy những nghi thức lời nói tối thiểu trên trong chương trình cũ chưa
được coi trọng cụ thể là các em chỉ được học một cách gián tiếp qua các bài tập
đọc, kể chuyện … Hiện nay chương trình mời đã coi trọng nôi dung này. Việc
"Rèn kĩ năng thực hành các nghi thức lời nói" là nội dung chiếm một thời gian lớn
trong phân môn Tập làm văn lớp 2. Cụ thể là có mặt trong 25/ 35 tuần.
- Bản thân tôi là một giáo viên đứng lớp đã xác định rõ nhiệm vụ của mình
phải làm thế nào để giúp họ thực hành tốt các nghi thức lời nói là yêu cầu tối thiểu
để các em trở thành những học sinh văn minh lịch sự.
Từ những lí do trên tôi đã quyết định chọn đề tài: "Rèn kĩ năng thực hành
nghi thứ lời nói cho học sinh trong phân môn Tập làm văn lớp 2"
2- Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu nội dung, phương pháp và thực trạng dạy phân môn Tập làm văn
lớp 2 chương trình tiểu học 2000.
3- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Trong phạm vi đề tài này tôi đi sâu vào việc rèn kĩ năng thực hành nghi thức
lời nói cho học sinh trong phân môn tập làm văn.
Học sinh lớp 2 trường Tiểu học Vĩnh Ngọc - Đông Anh - Hà Nội.
4- Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài.
- Tìm hiểu thực trạng dạy môn tập làm văn lớp 2.
- Những giải pháp đã thực hiện.
5- Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp điều tra phỏng vấn quan sát.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
1
PHẦN II: NỘI DUNG
I- CƠ SỞ LÝ LUẬN
1/ " Rèn kỹ kĩ năng thực hành nghi thức lời nói "góp phần quan trọng
trong việc thực hiện mục tiêu của môn Tiếng Việt".
Kĩ năng sử dụng Tiếng Việt là một hệ thống kĩ năng đặc biệt, vừa liên quan
đến hoạt động của bộ não, của tư duy, vừa liên quan đến một số giác quan. Nó
mang tính hệ thống cao, nó gắn liền với văn hoá ứng xử, mang đậm tính dân tộc
gắn với vốn kinh nghiệm, vốn hiểu biết của cá nhân. Nó còn mang tính thực hành
cao, vắn liền với các hoạt động của lời nói, các tình huống giao tiếp.
Một trong những kĩ năng sử dụng Tiếng Việt là kĩ năng thực hành các nghi
thức lời nói. Việc luyện tập kĩ năng thực hành các nghi thức lời nói trong phân
môn Tập làm văn lớp 2 chú ý đến phạm vi gia đình, lớp học.
Luyện tập kĩ năng thực hành các nghi thức lời nói là một cách luyện tập phát
triển ngôn ngữ qua hình thức vừa học vừa chơi, vừa phát triển ngôn ngữ diễn đạt
lành mạnh, trong sáng, vừa giáo dục tác phong văn minh, lịch sự. Nó góp phần
quan trọng trong việc thựchiện mục tiêu của môn Tiếng Việt là dạy 4 kĩ năng
"nghe, nói, đọc, viết" cho học sinh.
2/ "Nghi thức lời nói" là điều kiện, là tiền đề quan trọng của hoạt động
giao tiếp.
Giao tiếp là một hoạt động quan trọng để phát triển xã hội loài người. Có
nhiều phương tiện để giao tiếp trong đó có ngôn ngữ là phương tiện quan trọng
nhất, cơ bản nhất.
Giao tiếp là hành động tiếp xúc giữa các thành viên trong xã hội với nhau,
dùng ngôn ngữ để bày tỏ tình cảm, tư tưởng, trao đổi ý kiến, nhận xét về xã hội,
con người và thiên nhiên … Mỗi cuộc giao tiếp phải có tối thiểu hai người tham
gia và phải dùng một ngôn ngữ nhất định. Giao tiếp có 4 chức năng cơ bản sau:
- Chức năng thông tin
- Chức năng tạo lập quan hệ
- Chức năng giải trí
- Chức năng tự biểu hiện.
Để thực hiện tốt các chức năng của mình, nhất thiết mỗi cuộc giao tiếp cần
phải sử dụng các nghi thức lời nói. Chính vì vậy ta có thể nói "Nghi thức lời nói" là
điều kiện, là tiền đề của hoạt động giao tiếp.
2
3/ Cần dạy "Kĩ năng thực hành nghi thức lời nói "theo" quan điểm tích
cực"
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới chương trình và sách giáo
khoa lần này là đổi mới phương pháp dạy và học. Sách giáo khoa có nhiệm vụ thể
hiện và tạo điều kiện để thầy, cô và học sinh thực hiện phương pháp tích cực hoá
hoạt động của người học, trong đó thầy cô đóng vai trò là người tổ chức hoạt động
của học sinh; mỗi học sinh đều được hoạt động, mỗi học sinh đều được bộc lộ
chính mình và phát triển. Với một nội dung mới là dạy "nghi thức lời nói" thì
người giáo viên lại càng cần chú ý dạy học theo quan điểm tích cực. Dạy học theo
quan điểm tích cực có nghĩa là cần phối hợp các hình thức tổ chức lớp học và các
phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
* Về các hình thức tổ chức lớp học: Cần vận dụng linh hoạt, mềm dẻo các
hình thức sau: tổ chức học theo lớp, tổ chức học theo nhóm, tổ chức học cá nhân.
* Về phương pháp dạy học: Có thể nhắc đến một số phương pháp hiện nay
thường được sử dụng chung cho nhiều môn học nhưng đặc biệt được sử dụng
nhiều trong phần dạy "nghi thức lời nói" trong phân môn Tập làm văn lớp 2 như:
phương pháp sử dụng tình huống có vấn đề, phương pháo thảo luận nhóm, phương
pháp sử dụng các trò chơi để dạy học, phương pháp thực hành … Dù sử dụng
phương pháp nào, nguyên tắc cao nhất là phải phát huy được tính tích cực, chủ
động của học sinh, tạo điều kiện cơ hội cho học sinh luyện tập trong giao tiếp bằng
Tiếng Việt.
II - THỰC TRẠNG
1/ Về học sinh
Lớp 2A3 do tôi chủ nhiệm và giảng dạy là một lớp gồm 48 học sinh, có đầy
đủ các đối tượng: Giỏi, khá, trung bình, yếu. Các em giỏi, khá thường nói năng lưu
loát, diễn đạt rõ ý. Ngượi lại các em trung bình, yếu rất lúng túng, thiếu tự tin khi
giao tiếp.
Mặt khác các em sống trong những gia đình có hoàn cảnh kinh tế, đại vị rất
khác nhau. Bố mẹ các em có thể là công nhân, nông dân, trí thức, chủ doanh
nghiệp hay cũng có thể là những người buôn bán nhỏ như bán thịt, bán rau. Do
sống trong hoàn cảnh khác nhau như vậy nên môi trường để mỗi em thực hành
nghi thức lời nói rất khác nhau, cách thể hiện cũng rất khác nhau. Có em được bố
mẹ quan tâm, uốn nắn thì các em có thể thực hành tốt một số nghi thức lời nói theo
chuẩn mực xã hội mặc dù chưa học. Nhưng ngược lại có những em ở hoàn cảnh bố
mẹ bận bịu, hoặc thiếu quan tâm hoặc có em thường xuyên bị tiếp xúc với môi
trường thiếu lành mạnh thì mặc dù đã học nhưng các em không nhớ thực hành các
nghi thức lời nói hay có thể nói "học một đằng, làm một nẻo".
3
2/ Về giáo viên
Để giảng dạy tốt chương trình tiểu học 2000 nói chung, dạy tốt "kĩ năng thực
hành nghi thức lời nói" nói riêng nhất thiết người giáo viên tiểu học cần đổi mới
hoạt động dạy của mình. Giáo viên không thể dạy học theo kiểu nặng về thuyết
giảng thụ động mà phải thực hiện dạy học theo kiểu tổ chức, hướng dẫn học sinh
"học qua hành" "học qua làm".
Giáo viên cần trân trọng mọi suy nghĩ, đóng góp ý kiến hoặc câu hỏi của học
sinh, làm quen với việc chấp nhận các phương án khác nhau khi học sinh giải
quyết một vấn đề cụ thể trong bài học.
3/ Về đồ dùng dạy học
Khi nghiên cứu tâm sinh lý của trẻ từ 6 đến 8 tuổi (học từ lớp 1 đến lớp 3) các
nhà khoa học đã nêu lên các đặc điểm nhận thức. Tri giác của các em còn đượm
màu sắc cảm xúc, số lượng tri giác ít. Trẻ thường bị thu hút bởi các chi tiết ngẫu
nhiên, khẳ năng tổng hợp quan sát kém. Trong hoạt động khái quát hoá, các em
thường căn cứ vào các dấu hiệu bên ngoài, cụ thể, trực quan, chưa chú ý đến những
dấu hiệu chung, bản chất … Các em thường phán đoán một chiều, dựa vào những
dấu hiệu chung nhất.
Từ những đặc điểm nhận thức trên cho ta thấy việc sử dụng đồ dùng dạy học
trong các tiết học là hết sức cần thiết. Tuy nhiên trong môn Tiếng Việt nói chung,
phân môn Tập Làm Văn nói riêng đồ dùng sẵn có rất hạn chế mà chỉ dừng lại ở
tranh ảnh phóng to trong sách giáo khoa.
Mặt khác việc dạy "kĩ năng thực hành nghi thức lời nói" lại rất cần nhiều các
đồ dùng khác không thể có trong bộ thiết bị đồ dùng dạy học được trang bị. Vậy
mỗi giáo viên cần chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào? Đây là một
vấn đề bức xúc mà mỗi giáo viên lớp 2 chúng tôi đang cần hướng giải quyết.
Với những thực trạng nêu trên, tôi nhận thấy vấn đề tìm ra cácgiải pháp để
"Rèn kĩ năng thực hành các nghi thức lời nói" cho học sinh là một nhu cầu cấp
thiết đối với mỗi giáo viên. Để giúp học sinh mình thực hành tốt các nghi thức lời
nói tôi đã thực hiện một số giải pháp sau:
III - GIẢI PHÁP
1/ Giáo viên cần xác định mục tiêu của từng bài cụ thể để từ đó có sự
chuẩn bị và định hướng phù hợp:
Với bất kỳ môn học nào, muốn tiết dạy thành công thì mỗi giáo viên phải xác
định rõ mục tiêu của tiết học. Đây là vấn đề không một giáo viên nào có thể phủ
nhận.
Trong phần "Rèn kĩ năng thực hành các nghi thức lời nói cho học sinh trong
phần môn Tập Làm Văn lớp 2" thì việc xác định rõ mục tiêu của tiết học được cụ
thể hoá qua việc xác định yêu cầu của bài tập tình huống. Việc làm này sẽ giúp
4
giáo viên chuẩn bị trước đồ dùng dạy học cần thiết phục vụ các bài tập tình huống,
dự kiến trước các nghi thức lời nói phù hợp với từng tình huống giao tiếp. Từ việc
dự kiến trước, giáo viên có thể định hướng cho học sinh thực hành tốt các bài tập;
nhận thấy được những sai sót cần khắc phục, bổ sung các phương án khác nhau
làm cho các cách giải quyết tình huống trở nên phong phú.
Ví dụ: Khi dạy tiết Tập Làm Văn tuần 24: Đáp lời phủ định.
Với bài tập 1: Đọc lời các nhân vật trong tranh:
- Chú bé: Cô cho cháu gặp bạn Hoa ạ
- Người phụ nữ: ở đây không có ai tên là Hoa đâu cháu ạ.
- Chú bé: Thế ạ? Cháu xin lỗi cô.
Để hướng dẫn học sinh làm tốt bài tập này, tôi đã xác định rõ yêu cầu: Học
sinh cần nói được lời của các nhân vật trong tranh với thái độ phù hợp: cậu bé (lễ
phép, lịch sự), người phụ nữ (nhã nhặn). Khi nói không nhất thiết các em phải nói
chính xác từng câu, từng chữ lời của hai nhân vật. Từ việc xác định yêu cầu của
bài, tôi đã chuẩn bị một bức tranh phóng to, treo trên bảng rồi hướng dẫn học sinh
nắm vững nội dung tình huống qua các câu hỏi:
- Trong tranh có mấy nhân vật? Là những ai?
- Đọc thầm lời các nhân vật trong tranh, suy nghĩ cho biết cậu bé cần nói với
thái độ thế nào? Người phụ nữ cần nói với thái độ ra sao?
- Sau đó từng cặp học sinh lên thực hành đóng vai tình huống.
Do xác định trước yêu cầu của bài, giáo viên đã chuẩn bị và có sự định hướng
đúng nên hầu hết các cặp học sinh lên thực hành đều có thái độ, cử chỉ phù hợp,
đồng thời lời nói của các em cũng rất sáng tạo, giáo viên không cần sửa chữa, uốn
nắn nhiều.
Với bài tập 2: Nói lời đáp của các em trong mỗi trường hợp sau:
a) Cô làm ơn chỉ giúp cháu nhà bác Hạnh ở đâu?
- Rất tiếc, cô không biết, vì cô không phải người ở đây …
b) Bố ơi, bố có mua được sách cho con không?
- Bố chưa mua được đâu …
Để hướng dẫn học sinh làm tốt bài tập này, tôi đã xác định rõ yêu cầu của bài
là học sinh cần nói được nghi thức lời nói: Đáp lời phủ định bằng các cách khác
nhau trong mỗi tình huống. Khi tiến hành tiết dạy, trong bài tập này tôi đã cho học
sinh thảo luận nhóm, tìm lời đáp trong mỗi tình huống, đại diện các nhóm nêu lời
đáp, nhóm khác nhận xét.
Với tình huống a) học sinh chỉ nêu được 2 cách đáp phù hợp:
- Thế ạ, cháu xin lỗi cô
- Dạ, thế ạ, cháu xin lỗi cô.
5
Vì xác định trước yêu cầu cảu bài và có sự chuẩn bị nên tôi đã chủ động bổ
sung một số cách đáp khác:
- Không sao ạ. Cháu xin lỗi cô
- Không sao ạ. Cháu chào cô
- Dạ, cháu sẽ hỏi thăm người khác vậy.
Việc làm trên không những giúp học sinh nắm vững bài học, nói được cách
đáp khác nhau theo yêu cầu của bài mà cao hơn nó còn làm cho học sinh luôn có
thói quen tìm ra những phương án khác nhau trong khi giải quyết bất kì tình huống
nào khác.
2/ Sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả.
Với học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 2 nói riêng tư duy trực quan vẫn
chiếm ưu thế. Trong mỗi môn học đồ dùng dạy học là phương tiện hỗ trợ đắc lực,
giúp học sinh nắm vững bài học.
Việc "Rèn kĩ năng thực hành nghi thức lời nói cho học sinh trong phân
môn Tập Làm Văn lớp 2" thường gắn liền với các tình huống. Vì vậy đồ dùng trực
quan cho phần này chính là tranh ảnh thể hiện nội dung tình huống và các dụng cụ,
đồ dùng, trang phục để thực hành tình huống.
* Về tranh ảnh:
Tranh ảnh minh hoạ làm cho học sinh nắm vững nội dung tình huống mà
không đòi hỏi phải mất nhiều thời gian. Nhờ quan sát tranh, ảnh học sinh biết: Nội
dung tình huống là gì? Trong tình huống có mấy nhân vật tham gia? Các nhân vật
có biểu hiện, cử chỉ, thái độ như thế nào?
Khi đã có tranh ảnh phục vụ, tôi cũng luôn chú ý sử dụng tranh đúng lúc,
đúng chỗ, khai thác triệt để tác dụng của tranh để tạo hứng thú cho học sinh nâng
cao hiệu quả tiết học.
Ví dụ: Khi dạy tiết Tập Làm Văn tuần 2 có phần rèn kĩ năng thực hành nghi
thức lời nói là "Chào hỏi, tự giới thiệu"
Với bài tập 2: Nhắc lại lời các bạn trong tranh (Mít, Bóng Nhựa, Bút Thép)
tôi đã sử dụng tranh như sau:
Trước hết tôi treo tranh lên bảng để thu hút sự chú ý của học sinh và hỏi:
- Tranh vẽ những ai?
- Mít đã chào và tự giới thiệu về mình như thế nào?
- Bóng Nhựa và Bút Thép chào Mít và tự giới thiệu như thế nào?
- Ba bạn chao nhau, tự giới thiệu với nhau như thế nào? Có thân mật không?
Có lịch sự không?
- Ngoài lời chào hỏi và tự giới thiệu, ba bạn còn làmgì?
6
Khi có bức tranh treo trên bảng làm điểm tựa, tất cả học sinh trong lớp đều
chú ý vào bài, không bị phân tán vào các nội dung khác nên các em nắm bài rất tốt.
Vì vậy ngay sau khi quan sát tranh, trả lời các câu hỏi trên, tôi yêu cầu nhóm 3 học
sinh lên đóng vai lại "lời chào và giới thiệu" của 3 bạn trong tranh thì hầu hết các
em có lời nói và cử chỉ rất phù hợp.
* Về dụng cụ, đồ dùng, trang phục
Để lĩnh hội kiến thức từ bài học đạt kết quả cao, với người học không thể
thiếu được sự hứng thú, đặc biệt là với đối tượng học sinh lớp 2 cấp tiểu học.
Khi thực hành các tình huống, đồ dùng, dụng cụ, trang phục là phương tiện hỗ
trợ đắc lực làm tăng hứng thú cho học sinh. Đồ dùng, dụng cụ, trang phục sẽ đưa
các em vào các tình huống sát thực tế, giúp các em thể hiện tự nhiên,sinh động tình
huống, sinh động tình huống, làm tăng hiệu quả giờ học.
Trong bộ thiết bị đồ dùng dạy học không thể chuẩn bị được cho giáo viên
những đồ dùng, dụng cụ, trang phục cho các tình huống bởi nó rất đa dạng, phong
phú. Về giáo viên, nếu tự chuẩn bị những thứ trên thì vô cùng vất vả, mất thời
gian. Nhận thấy như vậy nên tôi đã kết hợp với phụ huynh và học sinh để có được
đồ dùng, dụng cụ, trang phục theo yêu cầu của từng tiết học.
Ví dụ: Khi dạy tiết Tập Làm Văn tuần 31.
Với nội dung bài tập 1: Đáp lời khen ngợi trong mỗi trường hợp sau:
a) Em quét dọn nhà cửa sạch sẽ, được cha mẹ khen.
b) Em mặc đẹp được các bạn khen.
c) Em vứt một hòn đá nằm giữa đường sang bên đường để người qua lại khỏi
bị vấp, một cụ già nhìn thấy, khen em.
Khi học sinh lên thực hành đóng vai tình huống a) một chiếc chổi quét nhà sẽ
giúp các em thành công trong tình huống.
Nhưng khi học sinh lên thực hành tình huống b)thì giáo viên lại cần chú ý đến
trang phục ngay trên người học sinh. Giáo viền cần chọn học sinh mặc đẹp thật sự
để thực hành tình huống trước lớp vì nếu chọn em ăn mặc lôi thôi, xấu thì sẽ làm
cho tình huống giả tạo.
Còn với tình huống c) thì ta lại có thể sử dụng một hòn đá rất dễ kiếm, chuẩn
bị đơn giản mà lại làm tăng hiệu quả giờ học.
3/ Chú ý vận dụng những tri thức đã có, vốn sống của học sinh trong quá
trình giảng dạy:
Nghi thức lời nói được gắn liền với cuộc sống hàng ngày. Từ khi chưa đi học,
các em đã được tiếp xúc với các nghi thức lời nói ở gia đình và xã hội. Do đó khi
dạy các nội dung này mà giáo viên chỉ nghĩ đến việc cung cấp kiến thức mà không
chú ý khêu gợi cái "vốn sống" của các em thì sẽ gây ra sự nhàm chán, tâm lý "biết
rồi", trong học sinh.
7
Bản thân tôi khi dạy nội dung này đã xác định rõ mình phải vận dụng triệt để
những cái đã có của các em. Trong nội dung những bài học, những tình huống tôi
đều chú ý để học sinh nêu trước "vốn" của mình. Những gì các em nêu đúng thì
được cả lớp công nhận, tuyên dương, cùng thực hiện. Ngược lại, những gì các em
nêu sai, chưa đúng chuẩn mực thì được các bạn cùng cô giáo góp ý, sửa chữa. Làm
như vậy tôi thấy em nào cũng hào hứng phấn khởi nêu những kiến thức, hiểu biết
của mình. Giờ học phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh.
Ví dụ: Khi dạy nội dung "Đáp lời xin lỗi" trong tuần 22
Với bài tập 2: Em đáp lại lời xin lỗi trong các trường hợp sau:
a) Một bạn vội, nói với em trên cầu thang "Xin lỗi, cho tới đi trước một chút"
b) Một bạn vô ý đụng vào người em, vội nói "Xin lỗi, tớ vô ý quá"
c) Một bạn nghịch làm bắn mực vào áo em, xin lỗi em "Xin lỗi bạn, mình lỡ
tay thôi"
d) Bạn xin lỗi em vì quên mang sách trả em"Xin lỗi cậu tớ quên mang sách
trả cậu rồi"
Đây là các tình huống rất quen thuộc với các em. Nhận thấy như vậy không
cần diễn giải cho các em tự trao đổi, vận dụng "vốn sống" của mình, tìm lời đáp và
thực hành tình huống. Đúng như dự đoán, đa số các em đều có những lời đáp, cử
chỉ rất phù hợp. Cụ thể các em đã nêu ra các lời đáp trong từng tình huống như
sau:
a) Xin mời bạn cứ đi đi ./ Không sao, mời bạn đi đi ./ Vâng , bạn đi trước di/
…
b) Không có gì./ Không sao đâu./ Có gì đâu mà bạn phải xin lỗi /…
c) Không sao, nhưng lần sau bạn cẩn thận hơn nhé! / Lần sau bạn đừng
nghịch như thế nhé!/ Tiếc quá. Thôi để mình tìm cách tẩy đi vậy/…
d) Không sao. Mai bạn mang đi cũng được./ Mai cậu nhớ mang đi nhé./ Thôi
được. Mai cậu đừng quên nữa nhé!/…
Với một số ít em có lời nói, cử chỉ chưa phù hợp sau khi được các bạn nhận
xét, các em cũng tiếp thu sửa chữa rất tốt.
4/ Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong hình thức hoạt
động nhóm:
Tổ chức học theo nhóm là chia lớp học thành nhiều nhóm. Học sinh trong
cùng một nhóm cùng trao đổi, bàn bạc để thực hiện nhiệm vụ học tập. Có nhiều
cách chia nhóm. Có thể chia nhómcố định suốt một học kỳ, một năm học; có thể
chia nhóm tạm thời trong một tiết học, có thể chia nhóm ngẫu nhiên.
Trong việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, hình thức hoạt động nhóm
được giáo viên đưa vào nhiều tiết học. Riêng trong những tiết Tập Làm Văn, ở
8
phần "Rèn kĩ năng thực hành nghi thức lời nói" thì hình thức hoạt động nhóm là
hình thức chiếm ưu thế trong giờ học.
Nhưng trong thực tế khi sử dụng hình thức này cho thấy nhiều học sinh tham
gia rất tích cực song lại có những học sinh ỷ lại hoặc hiếu động, nghịch ngợm
không tham gia. Vậy làm thế nào để không còn hiện tượng trên? Làm thế nào để
phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong hoạt động nhóm? Đây là
câu hỏi khiến nhiều giáo viên trong đó có tôi phải băn khoăn suy nghĩ tìm hướng
giải quyết.
Với điều trăn trở trên, trong mỗi tiết học tôi đều rút ra những bài học kinh
nghiệm để tiết sau có được kết quả cao hơn tiết trước.
Để học sinh tích cực, chủ động trong nhóm học tập của mình khi thực hành
nghi thức lời nói tôi luôn chú ý làm tốt những việc sau:
- Ngay từ bước chia nhóm tôi chú ý chia nhóm với số lượng phù hợp theo
từng nội dung bài học, để mỗi học sinh đều được hoạt động và phải được hoạt
động, tránh tình trạng có học sinh không tham gia.
Ví dụ: Khi dạy tiết Tập Làm Văn tuần 19: "Đáp lời chào, lời tự giới thiệu".
Khi học sinh thực hành tình huống, tôi đã phân nhóm như sau:
Với bài tập 1: Đáp lời tự giới thiệu của chị phụ trách. Tôi chia học sinh theo
nhóm 5 em (1 em vai chị phụ trách, 4 em trong vai sao nhi đồng).
Nhưng với bài tập 2: Có người khách lạ đến nhà em, gõ cửa và tự giới thiệu:
"Chú là bạn bố cháu. Chú đến thăm bố mẹ cháu "Em sẽ nói thế nào".
a) Nếu bố mẹ em có nhà.
b) Nếu bố mẹ em vắng nhà.
Tôi lại chia học sinh theo nhóm 2 em. Dãy tổ 1, tổ 2 thực hành tình huống a)
dãy tổ 3, tổ 4 thực hành tình huống b).
- Để tạo hứng thú cho học sinh, sau khi chia nhóm tôi còn chú ý đặt cho mỗi
một cái tên dễ thương; nhóm Sao sáng, nhóm Chăm ngoan, nhóm Sơn ca, nhóm
Thỏ trắng …
- Sau khi chia nhóm tôi chú ý giao nhiệm vụ cụ thể cho mỗi nhóm.
- Để hình thức hoạt động nhóm có hiệu quả, phát huy tính tích cực chủ động
trong mỗi học sinh thì sự bao quát lớn của giáo viên là rất cần thiết, với những em
chưa chú ý, còn nghịch ngợm, chưa tích cực, tôi nhắc nhở ngay.
- Bên cạnh đó tôi cũng luôn chú ý cho học sinh nhận xét,bình chọn những
nhóm, cá nhân thực hành tốt để làm gương cho học sinh khác cố gắng hơn.
Với những việc làm trên tôi nhận thấy 100% học sinh trong lớp đều rất tích
cực tham gia thực hành các nghi thức lời nói. Các em hào hứng, sôi nổi đưa ra ý
kiến của mình về nội dung và cách thể hiện các tình huống, em nào cũng thích
9
mình được thực hành trước lớp. Trong hoạt động nhóm em học giỏi đã biết giúp đỡ
em học yếu, trung bình. Ngược lại em học yếu, trung bình lại học tập em giỏi để
cùng nhau vươn lên. Đến nay những em nhút nhát, rụt rè nhất cũng học tập bạn,
nói năng trôi chảy, lưu loát thực hành đúng các nghi thức lời nói.
5/ Tăng cường cho học sinh tham gia các "Trò chơi học tập"
Trò chơi là một hoạt động của con người nhằm mục đích trước tiên và chủ
yếu là vui chơi, giải trí, thư giãn sau những giờ làmviệc căng thẳng. Qua trò
chơi,người chơi còn được rèn luyện thể lực, rèn luyện giác quan, tao cơ hội giao
lưu với mọi người, cùng hợp tác với bạn bè trong nhóm, trong tổ …
Đối với trẻ em nói chung,trẻ em lớp 2 nói riêng, trò chơi có vai trò quan trọng
trong sinh hoạt. Nếu trong mỗi tiết học người giáo viên biết kết hợp trong "học" lại
có "chơi" thì hiệu quả tiết học chắc chắn được nâng cao.
Để "Rèn kĩ năng thực hành nghi thức lời nói "cho học sinh lớp mình tôi đã
chú ý sử dụng nhiều trò chơi trong nội dung bài, khi củng cố bài, hay kể cả ngoài
tiết học chính khoá.
Thông thường trong các tiết học thì "trò chơi đóng vai" được tôi tiến hành
thường xuyên khi các nhóm tham gia thực hành tình huống.
Ví dụ: Khi dạy tiết Tập Làm Văn tuần 4 (Tiếng việt 2 tập 1 trang 38)
Tiết học này có phần rèn cho học sinh thực hành nghi thức lời nói là: Biết nói
lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp. Nội dung này được cung cấp
qua hai bài tập:
Bài 1: Nói lời cảm ơn của em trong những trường hợp sau:
a) Bạn cùng lớp cho em đi chung áo mưa
b) Cô giáo cho em mượn quyển sách.
c) Em bé nhặt hộ em chiếc bút rơi.
Bài 2: Nói lời xin lỗi của em trong những trường hợp sau:
a) Em lỡ bước, giẫm vào chân bạn
b) Em mải chơi quên làm việc mẹ đã dặn
c) Em đùa nghịch và phải một cụ già.
Trong hai bài tập trên, nếu chọn hình thức giáo viên hỏi, từng học sinh trả lời
thì tiết học sẽ diễn ra đơn điệu, nặng nề, học sinh không hứng thú. Để tạo sự nhẹ
nhàng, tự nhiên, tăng tính thực hành, khi học sinh đã nắm được yêu cầu của bài, tôi
cho học sinh thảo luận nhóm tìm lời đáp, sau đó gọi một số nhóm lên thực hiện
"trò chơi đóng vai"
Làm như vậy tôi thấy không những rèn được lời nói mà còn rèn được cử chỉ,
thái độ cho các em, đảm bảo mục tiêu tiết học.
10
Không những sử dụng "Trò chơi học tập"theo nội dung bài tập mà tôi còn chú
ý sử dụng chúng ở cuối tiết học, phần củng cố kiến thức trong bài hay những hoạt
động ngoại khoácó mục tiêu "Rèn luyện năng lực thực hành nghi thức lời nói" cho
học sinh.
Ví dụ: Sau khi học sinh đã học các nội dung "phủ định" nhờ cậy, yêu cầu, đề
nghị" tôi đã cho học sinh tham gia trò chơi "Nhận lại đồ dùng" để rèn thói quen
dùng lời nói lịch sự khi cần đề nghị trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày.
Để thực hiện trò chơi này cần tương đối nhiều đồ dùng, tôi đã chuẩn bị bằng
cách chọn lọc đồ dùng có sẵn của học sinh. Đồ dùng nào dự kiến không có thì tôi
chuẩn bị trước:
- 20 đồ dùng: mũ, ô, sách, vở, bút, cặp sách, bộ xếp hình … có gắn tên chủ của nó.
-1 chiếc bàn có các đồ dùng để ở trên.
- 20 lá cờ nhỏ để trao cho người đạt yêu cầu của trò chơi.
Từng nhóm khoảng 10 học sinh tham gia chơi: Xếp hàng theo thứ tự để chờ
lấy đồ dùng cá nhân. Từng học sinh đến lượt mình thì nói lời đề nghị. Ví dụ "Cho
tớ xin cái mũ". Một học sinh làm nhiệm vụ trả đồ dùng, cố ý trao nhầm đồ dùng
cho từng bạn. Học sinh nhận đồ dùng xemlại tên chủ nhân; nói 1,2 câu có nội dung
phủ định. Ví dụ "Cái mũ này không phải của tớ, cho tớ xin cái mũ màu đỏ kia"
hoặc "Xin lỗi, cái mũ này không phải của mình. Bạn lấy giúp mình chiếc mũ màu
xanh có ghi tên Tuấn ở bên trong ấy". Học sinh nói đúng 1 câu sẽ được nhận 1 lá
cờ, nói sai hoặc thiếu đều không được nhận cờ.
Sau khi cả nhóm chơi xong, giáo viên tổng kết phát thưởng cho từng học sinh
được cờ và yêu cầu các em này lần lượt bắt tay các bạn chưa được cờ để động viên
các bạn cố gắng.
6/ Rèn kĩ năng thực hành nghi thức lời nói qua các môi trường giáo dục.
" Học đi đôi với hành" là cách học giúp người học nói chung, giúp học sinh
tiểu học nói riêng ghi nhớ kiến thức, vận dụng kiến thức đã học. Đặc biệt việc
"Rèn luyện kĩ năng thực hành nghi thức lời nói" lại luôn gắn với thực tế cuộc sống
xung quanh thì vấn đề "học đi đôi với hành" của học sinh lại càng cần được giáo
viên quan tâm, chú ý.
Ngoài giời học, một mình giáo viên thì không thể theo dõi sát sao từng học
sinh ở mọi lúc, mọi nơi được. Để học sinh luôn có ý thức "Rèn kĩ năng thực hành
nghi thức lời nói" không thì bằng để các em tự giúp nhau, nhắc nhở nhau vì "Học
thầy không tày học bạn".
Trong tập thể lớp tôi xây dựng phong trào "Nói lời hay, làm việc tốt" thi đua
trong nhóm, trong tổ, mỗi tuần có tổng kết, tuyên dương.
Ví dụ: Khi được người khác cho, tặng hay giúp đỡ việc gì, các em luôn nhớ
cảm ơn. Khi trót làm việc gì ảnh hưởng không tốt đến bạn, các em luôn nhớ xin
11
lỗi. Các em biết mời, nhờ, yêu cầu đề nghị … người khác khi cần. Có nghĩa là kiến
thức đã được học luôn được các em vận dụng vào thực tế, học tập lẫn nhau, nhắc
nhở nhau cùng thực hiện.
Tham giao giáo dục học sinh có các lực lượng "Gia đình, nhà trường, xã hội".
Trong đó "Gia đình" là yếu tố đầu tiên có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển nhân
cách của học sinh. Trong việc "Rèn kĩ năng thực hành nghi thức lời nói" thì gia
đình lại là cái nôi vô cùng quan trọng. Trong những gia đình không có ý thức giữ
gìn văn hoá thì khó có được những người con văn minh, lịch sự.
Như trên đã trình bày, học sinh lớp tôi có hoàn cảnh gia đình rất khác nhau.
Có những gia đình có ý thức cao trong việc rèn rũa lời nói cho con thì mặc dù chưa
học, các em đã có thể thực hành một số nghi thức lời nói rất tốt.
Ví dụ: Khi được bạn cho mượn đồ dùng học tập, các em biết cảm ơn bạn. Hay
khi bạn có thành tích cao, cac em biết nói lời chúc mừng … mặc dù chưa học nội
dung này.
Song bên cạnh đó, một số gia đình có thể do bận bịu hoặc do thói quen để con
nói năng tự do, không chú ý nhắc nhở, uốn nắn nên nhiều nghi thức lời nói đã được
học tập nhưng các em vẫn không có ý thức vận dụng vào thực tế cuộc sống.
Việc thực hành nghi thức lời nói của học sinh sẽ được giáo viên, cha mẹ nhận
xét từng tháng. Tôi làm như vậy với mục đích ngầm nhắc nhở cha mẹ các em hãy
luôn tạo cho con mình môi trường giao tiếp lành mạnh, động viên nhắc nhở, uốn
nắn sai sót của các em thường xuyên, kịp thời trong giao tiếp. Vì ở lớp có tôi và
các bạn, ở nhà có người thân động viên nhắc nhở nên 100% học sinh trong lớp tôi
đều thực hành các nghi thức lời nói đã học:
12
PHẦN III: KẾT LUẬN
1/ Kết luận:
Nhờ thực hiện các giải pháp như trên, đến nay 100% học inh trong lớp nắm
vững các nghi thức lời nói đã được học, trong đó nhiều em vận dụng rất sáng tạo
trong các tình huống giao tiếp.
Thực hiện tốt những việc trên, người giáo viên sẽ giúp học sinh thực hành tốt
một số nghi thức lời nói theo đúng chuẩn mực xã hội mà nội dung chương trình
yêu cầu. Điều đó có nghĩa là bước đầu chún ta đã giáo dục được học sinh trở thành
người con ngoan trong gia đình người học sinh ngoan trong nhà trường. Đây là
những điều kiện đầu tiên để các em trở thành một người văn minh, lịch sự trong xã
hội.
2/ Khuyến nghị.
a) Với cấp chỉ đạo
- Xây dựng đủ cơ sở vật chất trường lớp để đảm bảo mỗi lớp học có sĩ số từ
30-35 học sinh, tạo điều kiện cho giáo viên theo dõi sát sao mỗi học sinh trong quá
trình học tập.
- Trang bị kịp thời tranh bộ môn Tiếng Việt lớp 2 nói chung, phân môn Tập
Làm Văn lớp 2 nói riêng.
b) Với đồng nghiệp
Đề tài này đã được tôi vừa nghiên cứu, vừa thực hiện, vừa trao đổi với các
đồng nghiệp trong tổ để rút ra kinh nghiệm phục vụ cho quá trình giảng dạy và đã
đạt được kết quả cao. Tôi nghĩ rằng với những biện pháp đã trình bày thì những
đồng nghiệp khác cũng có thể thực hiện.Trong quá trình thực hiện tôi rất mong các
đồng nghiệp nghiên cứ để rút ra những kinh nghiệm quý giúp cho việc dạy và học
tới tốt hơn đáp ứng nhu cầu của chương trình sách giáo khoa mới.
Trên đầy là kinh nghiệm của tôi trong qúa trình"Rèn luyện năng lực thực
hành nghi thức lới nói cho học sinh trong phân môn Tập LàmVăn lớp 2". Tôi
rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp để bài tập này đạt hiệu quả
cao hơn.
Đông Anh, ngày 15 tháng 4 năm 2007
Người viết
Nguyễn Thị Phượng
13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Một số vấn đề cơ bản của chương trình Tiểu học
PGS- TS Đỗ Đình Hoan.
2- Dạy và học môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học theo chương trình mới.
TS Nguyễn Trí
3- Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 2.
Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên).
4- Vui học Tiếng Việt
Trần Mạnh Hưởng
5- Trò chơi học tập Tiếng Việt 2
Trần Mạnh Hưởng (chủ biên)
Nguyễn Thị Hạnh
Lê Phương Nga
6- Thực hành Tập làm văn 2
Trần Mạnh Hưởng (chủ biên)
Phan Phương Dung
7- Sách giáo khoa, Sách giáo viên môn Tiếng Việt 2.
14
15