Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Biện pháp rèn kĩ năng thực hiện phép tính cộng trừ cho học sinh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (968.2 KB, 22 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
I. 1. Lý do chọn đề tài
I. 1.1 Cơ sở lí luận
Trong tất cả các môn học ở bậc tiểu học, môn toán có vị trí rất quan trọng.
Toán học với tư cách là một môn khoa học nghiên cứu một số mặt của thế giới thực.
Có một số hệ thống kiến thức có bản rất cần thiết cho đời sống sinh hoạt, lao động.
Đó là công cụ làm nền cho học sinh học các môn học khác, tiếp tục nhận thức thế
giới xung quanh. khả năng giáo dục nhiều mặt của môn toán rất lớn, vì nó có khả
năng phát triển tư duy lô gic, bồi dưỡng và phát triển trí tuệ, thao tác cần thiết để
nhận thức giáo dục hiện thực như: Trừu tượng hoá, khái quát hoá, phân tích tổng hợp,
so sánh, dự đoán, chứng minh và bác bỏ. Toán học có vai trò trong việc rèn luyện
phương pháp suy nghĩ, suy luận, giải quyết vấn đề có căn cứ khoa học toàn diện,
chính xác. Phát triển trí thông minh, tư duy độc lập, sáng tạo hình thành các kĩ năng
cơ bản của người học về ý trí, đức tính ttốt đẹp như cần cù, nhẫn nại, ý thức vượt
khó. Đồng thời để đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo chương trình
môn toán. Môn toán lớp 3 là chương trình đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp
dạy học nhằm đáp ứng những yêu cầu của của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn
ccông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước những năm đầu thế kỉ XXI
Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 BCH TW Đảng cộng sản Việt Nam.
Điều 24.2 Luật giáo dục của nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam
Nghị quyết đại hội đại biểu lần thứ IX
I.1.2 Cơ sở thực tiễn.
Phép tính cộng trừ là mảng kiến thức rất quan trọng trong môn toán mà bất cứ
lớp học nào trong bậc tiểu học các em đều được tiếp cận. Theo chuẩn kiến thức kĩ
năng các em học sinh học môn toán kết quả chưa cao đặc biệt là kĩ năng công trừ có
nhớ. Môn toán là môn học khô khan nên học sinh tiếp thu bài một cách máy móc,
chưa yêu thích môn học, nên rất rễ quên. Vận dụng kĩ năng về tính toán, giải toán
chưa thành thạo. Vấn đề này có nhiều nguyên nhân: do cách tổ chức của giáo
viên chưa hiệu quả, phương pháp dạy học chưa nhịp nhàng, cho nên học sinh chưa có
hứng thú trong học toán.
Vấn đề đặt ra ở đây làm thế nào để dạy học có kết quả, giúp học sinh nắm được


kiến thức, kĩ năng khi thực hiện phép tính, học sinh có hứng thú tham gia học tập.
Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài : Rèn kĩ năng cộng trừ cho học sinh.
Thực tiễn hiện nay học môn Toán ở nhà trường tiểu học nói chung, nhất là các trường
tiểu học vùng cao nói riêng đạt kết quả chưa cao. Vấn đề này có nhiều nguyên nhân
và cơ bản cá lẽ là các biện pháp của giáo viên trao đổi mới cách tổ chức, phối hợp các
biện pháp chưa nhịp nhàng dẫn đến học sinh chưa phát huy được tính tích cực. Bởi
vậy, phần lớn học sinh lớp 3 học môn toán một cách bắt buộc, gò ép, không yêu thích
môn toán. Việc tiếp thu kiến thức còn máy móc, hay quên việc vận dụng Toán vào
cuộc sống chưa cao. Các kỹ năng về tính toán, giải toán, thực hành chưa thành thạo.
Vấn đề đặt ra cho chúng ta ở đây là làm thế nào để dạy học có kết quả giúp học
sinh nắm được trí thức, kỹ năng, kỹ xảo và hứng thú trong học tập.
Xuất phát từ lý do trên tôi đã quyết định chọn đề tài " Biện pháp rèn kĩ năng
thực hiện phép tính cộng trừ cho học sinh lớp 3" Trường tiểu học Đông Hải - Tiên
Yên - Quảng Ninh.
I.2. Mục đích nghiên cứu
Tôi chọn đề tài nghiên cứu với mục đích tìm ra những biện pháp vận dụng phối
hợp các phương pháp, tổ chức các hình thức dạy học một cách nhẹ nhàng, hợp lý
giúp học sinh tiếp cận, lĩnh hội, tư duy nhanh. Rèn cho học sinh kỹ năng, kỹ xảo phát
triển tư duy tư tưởng, trí tưởng tượng phong phú thông qua các giờ học toán đạt kết
quả cao, giúp học sinh say mê hứng thú với môn học.
I.3 Thời gian - địa điểm.
I.3.1 Thời gian
Thời gian nghiên cứu đề tài : 2 năm , từ 20/9/2006 đến 10 /5/ 2008.
I.3.2 Địa điểm: Trường tiểu học Đông Hải

I.3.3 Phạm vi đề tài:
Biện pháp rèn kĩ năng thực hiện phép tính cộng trừ cho học sinh lớp 3.
I.3.3.1 Giới hạn đối tượng nghiên cứu
Biện pháp rèn kĩ năng thực hiện phép tính cộng trừ cho học sinh lớp 3 -
Trường tiểu học Đông Hải - Tiên Yên - Quảng Ninh

I.3.3.3 Giới hạn về khách thể khảo sát
Học sinh lớp 3 C2.
I.4 Phương pháp nghiên cứu:
Khi nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
I.4.1.Phương pháp nghiên cứu lí luận .
Để xây dựng một đề tài thì việc nghiên cứu lí luận là không thể thiếu. Khi nghiên
cứu đề tài này tôi đã nghiên cứu và tham khảo các tài liệu sau:
-Sách giáo khoa toán 3
-Vở bài tập toán 3
-Sách giáo viên toán 3
-Tập san thế giới trong ta
I.4.2., phương pháp quan sát.
Tôi đã vận dụng phương pháp này tối đa đặc biệt là khâu thông qua các tiết dạy
qua của giáo viên trong tổ, đồng thời quan sát việc học của học sinh lớp 3, kết hợp
ghi chép tỉ mỉ.
I.4.3. Phương pháp điều tra.Tìm hiểu học hỏi đồng nghiệp về thuận lợi, khó
khăn trong việc dạy phép tính cộng, trừ ở lớp 3. đồng thời trao đổi những biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả dạy học trong các giờ toán với đồng nghiệp.
I.4.4. Phương pháp thực nghiệm.
-Dạy thực nghiệm ở 1 số tiết
-Kiểm tra thực nghiệm.
I.4.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.
Bằng những sản phẩm thực của học sinh giáo viên đánh giá đúng chất lượng, nhận
thức của học sinh, tìm ra những ưu, nhược điểm của giáo viên để nhận xét, đánh giá
rút kinh nghiệm và có những biện pháp kịp thời bồi dưỡng.
Ngoài những biện pháp nêu trên, tôi còn kết hợp các phương pháp khác, nghiên
cứu thực tế, thống kê, trắc nghiệm, trò chơi
I.5. Đóng góp mới về mặt lý luận, về mặt thực tiễn.
Trong công tác giảng dạy người giáo viên muốn đạt được kết quả cao trước
tiên phải nắm được đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 3

nói riêng học sinh tiểu học rất chóng nhớ nhưng cũng rất nhanh quên, do đó khi cung
cấp kiến thức bài dạy giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung, mục tiêu bài dạy, chuẩn
bị đồ dùng dạy học chu đáo, lựa chọn ngôn ngữ, phương pháp để dẫn dắt học sinh
chiếm lĩnh kiến thức bằng con đường ngắn nhất, hơn nữa học sinh lớp 3 khả năng
diễn đạt còn kém, vốn từ còn hạn chế, đặc biệt là khả năng tính toán cuả các em còn
nhiều hạn chế.
Vì vậy trong một giờ học trên lớp bên cạnh việc chú trọng sử dụng đồ dùng
dạy học giáo viên cần lựa chọn các phương pháp, hình thức dạy học linh hoạt, sáng
tạo để học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động. Giáo viên còn phải quan tâm
đến các đối tượng học sinh yếu trong lớp. Đặc biệt chăm sóc chu đáo, tỉ mỷ đến các
đối tượng học sinh yếu để một giờ dạy diễn ra nhẹ nhàng, thoải mái mà lại đạt hiệu
quả cao.

II, PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: TỔNG QUAN
"Biện pháp rèn kĩ năng thực hiện phép tính cộng trừ cho học sinh lớp 3”
II.1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu .
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy phép tính cộng trừ ở lớp 3 luôn
được ngành giáo dục quan tâm chỉ đạo. Vấn đề này đã được các nhà quản lý giáo dục
các thầy, cô giáo nghiên cứu và thực hiện. Song kỹ năng thực hiện phép tính cộng trừ
(đặc biệt là cộng, trừ có nhớ) của học sinh hiêu quả chưa cao. Vì vậy tôi tiếp tục
nghiên cứu tìm ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy phép tính cộng trừ ở lớp 3.
II.1.2 Cơ sở lí luận
Biện pháp rèn kĩ năng thực hiện phép tính cộng trừ cho học sinh lớp 3. Muốn
bài giảng đạt kết quả cao, đều đầu tiên người giáo viên phải hiểu được :
Biện pháp : cách làm, cách giải quyết vẫn đề cụ thể .
Rèn là Luyện cho có được và ở mức thuần thục những thói quen và đức tính tốt.
Kỹ năng: Là các thao tác khi thực hiện một hoạt động nào đó.
Bên cạnh đó còn phải nghiên cứu kỹ nội dung bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học,
chọn phương pháp phù hợp với nội dung bài: Bằng những câu hỏi gợi mở giúp học

sinh biết vận dụng kiến thức bài cũ để tìm ra cách thực hiện kiến thức ở phần bài mới.
Tổ chức trò chơi toán học sau mỗi bài học để học sinh ghi nhớ kiến thức bài
học một cách tự nhiên
Thực hành luyện tập: học sinh làm các bài tập nhằm khắc sâu kiến thức mới
vừa thực hiện.
- Để nâng cao hiệu quả dạy phép tính cộng trừ lớp 3 giáo viên cần có những
biện pháp phù hợp có nhiều hình thức tổ chức trong tiết học để giúp học sinh tiếp thu
bài một cách thoải mái, nhẹ nhàng, giáo viên chỉ là người tổ chức hướng dẫn học sinh
tự phát hiện kiến thức và trình bày kiến thức.
Chương 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
II.2.1.Thực trạng về dạy – học phép tính cộng trừ ở lớp 3.
Qua thực tế giảng dạy và dự giờ tôi thấy biện pháp tổ chức cho học sinh tự
khám phá kiến thức chưa cao. giáo viên chưa có biện pháp hiệu quả rèn kĩ năng thực
hiện phép tính cộng, trừ cho học sinh.
- Một số học sinh trong lớp chưa có kĩ năng đặt tính và thực hiện phép tính cộng,
trừ. khi thực hiện cộng, trừ có nhớ, học sinh thường quên phần nhớ, nhiều học sinh
chưa có kĩ năng cộng nhẩm khi cộng thường, phải kèm theo đồ dùng trực quan như
ngón tay, vạch đếm nét thẳng trên bảng
- Học sinh tiếp thu bài một cách thụ động, chưa biết vận dụng kiến thức bài cũ
đã học để tìm ra kiến thức bài mới .
Nguyên nhân là:
+ Trong tiết dạy- học toán giáo viên ít tổ chức trò chơi trong học tập nên tiết
học gò bó, căng thẳng.
+ Qua thực tế giảng dạy và dự giờ tôi thấy biện pháp tổ chức cho học sinh tự
khám phá kiến thức khi dạy học môn toán chưa cao.
+ Học sinh chưa nắm chắc cách đặt tính và thực hiện phép tính
II.3.2.2 Đánh giá thực trạng
Học sinh:
+ Chưa chú ý được bản thân còn hay mất trật tự, làm việc riêng trong giờ học.
+ Nhiều em tiếp thu bài chậm vì sự phát triển tư duy của học sinh chưa cao, chủ

yếu là tư duy cụ thể, ghi nhớ máy móc, việc huy động vốn kiến thức thực tiễn của các
em chưa nhiều.
Một số em do trước đây chưa thuộc bảng công trừ khi thực hiện các phép tính còn
phảI dùng tay hoặc que tính để đếm.
+ Không luyện tập thực hành khi giáo viên giao bài về nhà.
Giáo viên: Khi dạy- học toán việc lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học
của giáo viên nhiều chỗ chưa hợp lí dẫn đến học sinh khó tiếp thu, giờ học đơn
điệu không hấp dẫn đối với học sinh.
Giáo viên chưa chu đáo,tỉ mỉ với từng học sinh để kịp thời phát hiện và uốn nắn
ngay .
Để giúp học sinh hiểu bài, nhớ lâu, vận dụng tốt kiến thức, đồng thời củng cố
được trí thức, kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh là một điều khó đòi hỏi người thầy có sự
nhiệt tình, tâm huyết, sáng tạo, tinh tế để tìm ra các biện pháp dạy học có hiệu quả.
* Khảo sát chất lượng đầu năm học 2006 -2007 môn toán lớp 3C2
Tổng số học sinh: 10 em
Điểm giỏi: 1 em
Điểm khá: 2 em
Điểm trung bình: 5em
Điểm yếu: 2 em

* Dự giờ đồng nghiệp 2 tiết: Lớp 3B2 và Lớp 3C1
Bài: Cộng các số có ba chữ số (có nhớ 1 lần)
Bài: Phép trừ các số trong phạm vi 10.000
*Nhược điểm:
- GV chưa để học sinh vận dụng cách đặt tính cộng có nhớ các số có hai chữ
số với số có hai chữ số ở lớp 2 để tìm ra cách đặt tính ở phần bài mới.
-Phần bài mới GV nên cho học sinh tự nêu lên cách đặt tính và cách tính của
mình.
Phần luyện tập : sau mỗi bài tập GV nên cho học sinh nhận xét nêu lại cách đặt tính ,
cách tính để khắc sâu kiến thức của bài.

- Chưa phát huy được tính độc lập sáng tạo của học sinh
- Học sinh nắm bài máy móc.
- Học sinh yếu kém còn lúng túng khi thực hiện.
Với chất lượng khảo sát đầu năm tôi rất băn khoăn, trăn trở, tự đặt ra câu hỏi:
Tại sao chất lượng học sinh môn toán lại yếu như vậy? Tôi đã mạnh dạn trao đổi với
ban giám hiệu, chị em đồng nghiệp trong trường và trường bạn. Tôi đi dự giờ những
GV có kinh nghiệm trong chuyên môn để đưa ra những biện pháp để rèn kĩ năng thực
hiện phép tính cộng trừ cho học sinh lớp 3.

CHƯƠNG 3
Biện pháp rèn kĩ năng thực hiện phép tính cộng trừ cho học sinh lớp 3
II.3.1.Các biện pháp rèn kĩ năng thực hiện phép tính cộng trừ cho học sinh lớp 3
II.3.1.1. Học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức
+ Rèn kĩ năng cho học sinh tự đặt tính.
- Muốn thực hiện được phép tính đúng thì trước hết học sinh phải biết đặt tính
đúng là phải đặt tính sao cho các chữ số cùng hàng phải thẳng cột với nhau. Nhưng
thực tế còn nhiều học sinh đặt tính chưa thẳng hàng, thẳng cột với nhau:
Ví dụ: Chữ số hàng trăm thẳng hàng với chữ số hàng nghìn dẫn đến khi thực
hiện kết quả sai.
Vì vậy trước khi học sinh đặt tính tôi đã yêu cầu học sinh đọc phép tính – học
sinh nêu thành phần , cấu tạo của phép tính, vị trí của các số trong phép tính để học
sinh xác định rõ và nêu được phép tính đó là phép cộng hay trừ số có mấy chữ số cho
số có mấy chữ số, và chỉ rõ chữ số ở hàng nào.
VD1: Khi thực hiện phép tính cộng: 2346 + 327.
Giáo viên ghi phép tính lên bảng – học sinh đọc phép tính.
Hỏi: đây là phép cộng số có mấy chữ số cộng với số có mấy chữ số ( học sinh trả
lời: Đây là phép cộng số có 4 chữ số cộng với số có 3 chữ số.
Hỏi: Phân tích cấu tạo số 2346 hoặc 327. ( Học sinh phân tích chỉ ra các chữ số ở
các hàng )
Hỏi: Muốn thực hiện được phép tính này phải làm gì ? Đặt tính như thế nào ?

- Như vậy học sinh đã phát hiện và tìm ra cách đặt tính đúng .
+ Để củng cố – khắc sâu cách đặt tính: phần luyện tập ở những bài tập : Đặt tính
và thực hiện phép tính sau khi học sinh đã thực hiện song. Giáo viên yêu cầu học sinh
nhận xét cách đặt tính của bạn đúng chưa, học sinh nêu lại cách đặt tính đúng.
Biện pháp rèn kĩ năng cho học sinh thực hiện phép tính qua vốn kinh
nghiệm của học sinh.
Sau khi học sinh đặt tính xong giáo viên chưa nêu cách thực hiện phép tính mà
giáo viên đặt câu hỏi.
Ví dụ:
Hỏi: Muốn thực hiện được phép tính 2346 + 327 em thực hiện như thế nào?
Giáo viên yêu cầu: Dựa vào cách thực hiện phép cộng đã học ở lớp 2 hãy thực
hiện phép tính. HS thực hiện vào nháp
Giáo viên gọi một số học sinh nêu cách thực hiện: 2346
+ 327


Hỏi: Phép tính cộng vừa thực hiện có nhớ ở hàng nào (hàng đơn vị)
Ví dụ 2: Phép trừ các số trong phạm vi 10.000
Phần bài cũ Giáo viên ghi phép tính lên bảng: 635 – 214 =?
Giáo viên yêu cầu một học sinh lên bảng làm bài , lớp làm vào nháp.
-Giáo viên cùng học sinh nhận xét, chữa bài.
-Giáo viên chuyển bài mới và ghi phép trừ lên bảng 8652 – 3917 = ? (HS đọc)
Giáo viên để thực hiện được phép tính này ta làm gì? thực hiện như thế nào?
( đặt tính hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị thực hiện từ phải qua trái).
Giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng cách trừ các số trong phạm vi 1000 đã học,
gọi một học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vào bảng con.
- Giáo viên kiểm tra kết quả ở bảng con: Một số học sinh nêu cách thực hiện phép
tính và kết quả phép tính.
- Một học sinh nêu cách thực hiện và kết quả phép tính – GV ghi nhanh phép tính
và kết quả lên bảng lớp.

Hỏi: Hàng đơn vị của số bị trừ có trừ được cho số hàng đơn vị của số trừ không?
Ta làm như thế nào? như vậy học sinh sẽ nêu:
( Mượn 1 ở hàng chục thành 12 để trừ và thực hiện trừ bình thường ) ở hàng trăm
thực hiện tương tự.
- Đối với các phép tính cộng, trừ có nhớ – học sinh thực hiện thường quên không
nhớ. Tôi đã hướng dẫn các em nhớ vào hàng nào các em đánh 1 dấu chấm nhỏ
trên chữ số đó- Khi thực hiện các em sẽ không bị quên.
GV: Muốn trừ các số trong phạm vi 10.000 ta làm gì? thực hiện như thế nào?
(học sinh trả lời)
GV: chốt lại kiến thức của bài mới: phép trừ các số trong phạm vi 10.000 có nhớ
2 lần không liên tiếp.
Sau khi học sinh đã chiếm lĩnh kiến thức mới
- Ta có thể nói học sinh đã tự tìm ra kiến thức mới thông qua sự gợi mở của giáo
viên. Kết quả phép tính trừ là tìm ra được giáo viên công nhận học sinh có hứng
thú hơn, phát huy hết năng lực học tập.
Khi thấy lớp biết cách thực hiện phép tính rồi giáo viên mới chốt lại cách thực
hiện phép tính, như vậy mỗi lần học sinh được nhắc lại cách thực hiện phép tính
học sinh nhớ lâu hơn, khắc sâu hơn cách cộng. Học sinh được củng cố ghi nhớ các
kiến thức đó ngay tại lớp bằng cách vận dụng làm các bài tập thực hành. lúc này
học sinh được làm việc độc lập trên vở bài tập.
II.3.1.2.Trò chơi học tập
- Để giờ học thêm sinh động và đạt hiệu quả trò chơi cũng được sử dụng trong tiết
học toán dưới hình thức “ Học mà chơi, chơi mà học”.
Thông qua trò chơi học sinh được củng cố lại những kiến thức vừa học một cách
tự nhiên, rất hào hứng sôi nổi không khí lớp học tránh được sự gò bó, căng thẳng.
VD đối với bài tập 4: đúng ghi Đ, sai ghi S ( bài trừ các số có 3 chữ số có nhớ một
lần) Nhóm1 Nhóm 2
237
-
160


177
628
-
256

426
555
-
44

995
237
-
160

177
628
-
256

426
555
-
44

995
- Tôi tổ chức cho 2 nhóm mỗi nhóm 3 em lên chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn ”
- Khi học sinh nhóm hoàn thành học sinh cả lớp cùng giáo viên nhận xét vì sao điền
đúng, vì sao điền sai (học sinh lúc này sẽ nêu lại cách thực hiện đúng.

GV tuyên bố đội thắng cuộc. Đội thắng cuộc được các bạn cổ vũ, động viên nên
các em rất hăng hái, tiết học vui, sôi nổi, đồng thời tạo mối quan hệ gắn bó gần gũi
giữa thầy và trò.
Thông qua trò chơi rèn cho học sinh tính nhanh nhẹn và ki năng thực hiện trừ số
có 3 chữ số ( có nhớ 1 lần )
II.3.1.3. Phân công bạn học khá, giỏi giúp đỡ bạn học sinh yếu
Ở 1 số bài ở phần luyện tập khi học sinh làm bài song tôi yêu cầu học sinh cung
bàn đổi chéo vở để kiểm tra bài của bạn.(trong lớp tôi xếp chỗ ngồi cho học sinh
thường xen kẽ học sinh khá, giỏi ngồi kèm học sinh yếu, kém). Qua đó giúp các em
có thói quen kiểm tra,và tự kiểm tra kết quả bài làm của mình, của bạn, kết phối hợp
giảng giải, sửa sai ngay cho những bạn học yếu.
Bên cạnh đó ngoài việc kiểm tra giúp đỡ bạn trong tiết học tôi còn phân công
học sinh khá, giỏi giúp đỡ bạn học sinh yếu trong các giờ học tại buổi 7 và 8/ tuần
- Giáo viên lên lịch kiểm tra sự tiến bộ của từng nhóm đồng thời động viên, tuyên
dương kịp thời.
II.3.1.4 Kết phối hợp với nhà trường và phụ huynh để có những biện pháp
rèn học sinh đạt kết quả.
-Tôi tham mưu với tổ chuyên môn nhà trường soạn và in bài kiểm tra trắc
nghiệm cho học sinh làm trong những buổi ôn tập. Các bài tập trắc nghiệm học
sinh được tự đánh giá tay đôi cùng với những học sinh kĩ năng cộng trừ còn yếu.
Ngoài những hôm tổ chức ôn buổi 7, buổi 8 thường học sinh về nhà không làm
bài tập, tổ chức họp phụ huynh hướng dẫn lại cách thực hiện phép tính cộng trừ để
cha mẹ học sinh biết kèm và kiểm tra việc học ở nhà của học sinh.
Mỗi tuần gửi sổ liên lạc kèm kết quả bài kiểm tra và bài tập thực hành với nhận
xét sự tiến bộ của học sinh, hoặc sự chuyên cần luyện tập thực hành ở nhà thể
hiện trên vở bài tập.
II.3.2. Kết quả dạy thực nghiệm
Để so sánh chất lượng học tập của học sinh trong giờ toán tôi đã áp dụng các biện
pháp trên vào dạy ở 2 lớp 3C2 và 3B1.
Kết quả cho thấy tiết dạy có phương pháp kết hợp các biện pháp dạy học nên

học sinh nắm bài nhanh, biết phát huy năng lực cá nhân, biết phát huy năng lực các
nhân qua các hình thức ở bài mới cũng như phần bài tập : Học nhóm, học các nhân,
trò chơi học sinh nắm bài chắc chắn, lớp học sôi nổi, học sinh tự thảo luận và muốn
được thể hiện mình trước bạn bè.
Qua hai tiết dạy thử nghiệm đối với lớp 3C2, 3B1 trường Tiểu học Đông Hải
tôi nhận thấy rằng : 1 tiết dạy toán cần đưa ra các biện pháp dạy học để học sinh hiểu
bài nhanh, nắm vững kiến thức, học sinh tự phát hiện, giải quyết vấn đề, tự chiếm
lĩnh kiến thức và phát huy năng lực cá nhân.
Đồng thời tạo không khí sôi nổi trong giờ học. Mặt khác việc rèn kiến thức cho
các em cũng nâng lên, các em không ghi nhớ kiến thức một cách máy móc góp phần
khơi dậy óc sáng tạo, tư duy được phát triển.
Các em thực sự hứng thú học tập, mạnh dạn và tự tin, giúp các em thêm yêu
môn toán, muốn khám phá thế giới tri thức đầy thú vị.
Để nắm bắt được một cách chắc chắn việc tiếp thu kiến thức của học sinh
thông qua 2 tiết dạy tôi đã đánh giá bằng cách ra đề và chấm bài kiểm tra (phiếu bài
tập) ở hai bài dạy thực nghiệm .
-Đối chiếu đưa biện pháp vào dạy ở lớp đã được thực nghiệm của năm học
2007-2008 với lớp chưa được áp dụng thực nghiệm ở năm học 2006-2007 có kết quả
cụ thể như sau:
Lớp Số
HS
Số điểm đạt
Giỏi Khá T. bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
Lớp thực nghiệm : 3C2 10 3 30 5 50 2 20 0 0
Lớp đối chứng : 3B1
14 1 7. 2 14 10 72 1 7
KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
III.1. Kết luận
Qua thời gian nghiên cứu đề tài, tìm hiểu thực tế giảng dạy của bản thân cũng

như đồng nghiệp tôi nhận thấy : việc tổ chức dạy học phép tính cộng trừ cho học sinh
lớp 3 ở phân môn toán là vô cùng cần thiết. Bởi lẽ chương trình toán 3 mảng toán
cộng trừ rất quan trọng. Nó vừa mang tính chất thừa kế các kết quả đổi mới ở dạng
cộng, trừ của toán 1 và 2, thuộc lớp cuối của giai đoạn đầu nên hoàn thiện các kiến
thức, kĩ năng về cộng trừ, đồng thời chuẩn bị cho học sinh năng lực và tâm thế để
chuyển sang giai đoạn lớp 4,5 học về cộng trừ phân số, số thập phân, cộng trừ số có
nhiều chữ số đặc biệt là phát triển năng lực tư duy và thực hành cho học sinh.
Với việc thực hiện đề tài, áp dụng các biện pháp, các hình thức tổ chức dạy học
như đã đề suất vào các giờ toán trong năm học 2007-2008 của lớp tôi đã mang lại kết
quả cao.
Với những chuyển biến và kết quả đã đạt được tôi nhận thấy bản thân vẫn còn
hạn chế nhưng tôi kính mong lãnh đạo cấp trên đóng góp ý kiến để đề tài của tôi được
áp dụng trong toàn trường có hiệu quả cao hơn nữa.
III.2. Kiến nghị
*Với giáo viên : Cần kết hợp tối đa các phương pháp, tiếp tục nghiên cứu các biện
pháp mới nhất, có hiệu quả nhất để chất lượng môn toán được hiệu quả hơn.
Đông Hải, ngày 10

tháng 5 năm 2008
Người viết
Lương Thị Lan

IV.PHẦN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO- PHỤ LỤC
IV.1. Danh mục tài liệu tham khảo:
- Các Nghị quyết Hội nghị . . .
- Chuyên đề giáo dục Tiểu học
- Hỏi đáp về dạy học Toán 3 , chủ biên Đỗ Đình Hoan
- Sách giáo khoa toán lớp 3 (Của bộ GD - ĐT)
- Sách giáo giáo viên lớp 3 (Của bộ GD - ĐT)
- Tập san thế giới trong ta

- Thiết kế toán lớp 3.
- Vở bài tập toán 3
IV.2 PHỤ LỤC
NỘI DUNG TRANG
I PHẦN MỞ ĐẦU
I. 1. Lý do chọn đề tài
I. 1.1 Cơ sở lí luận
I.1.2 Cơ sở thực tiễn.
I.2. Mục đích nghiên cứu
I.3 Thời gian - địa điểm.
I.4. Phương pháp nghiên cứu
I.5. Đóng góp mới về mặt lý luận, về mặt thực tiễn.
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. Chương 1: Tổng quan
II.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .
II.1.2. Cơ sở lí luận
Chương 2:
Cơ sở thực tiễn của rèn kĩ năng thực hiện phép tính cộng, trừ cho
học sinh lớp 3

II.2.1. Thực trạng của rèn kĩ năng thực hiện phép tính cộng,
trừ cho học sinh lớp 3
Chương 3:
Các biện pháp rèn kĩ năng thực hiện phép tính cộng, trừ cho học
sinh lớp 3.
II.3.1. Các biện pháp rèn kĩ năng thực hiện phép tính cộng, trừ cho
học sinh lớp 3.
II.3.1.1. Học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức
II.3.1.2.Trò chơi học tập
II.3.1.3. Phân công bạn học khá, giỏi giúp đỡ bạn học sinh yếu

II.3.1.4 Kết phối hợp với nhà trường và phụ huynh để có
những biện pháp rèn học sinh đạt kết quả.
II.3.2.Kết quả nghiên cứu.
PHẦN III
KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
III.1. Kết luận
III.2. Kiến nghị
Phần IV: Danh mục tài liệu tham khảo- Mục lục
IV.1 . Danh mục tài liệu tham khảo
IV.2. Mục lục
IV.3. Giáo án minh họa
Giáo án số 1:
Giáo án số 2:
1
4
5
6
8
14
DẠY THỰC NGHIỆM
Giáo án số 1
Tiết : Phép cộng các số trong phạm vi 100.000.
I Mục tiêu :
- Giúp học sinh biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 100.000 ( bao
gồm cả đặt tính và tính đúng ). Củng cố về giải toán bằng hai phép tính, tính diện tích
hình chữ nhật .
- Rèn kĩ năng đặt tính rồi tính.
- Giúp học sinh học tập tích cực .
II- Chuẩn bị .
GV : Bảng phụ , sánh giáo khoa , vở bài tập

HS : SGK, VBT, bảng con
III Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
I/ Kiểm tra bài cũ
GV ghi bảng, nêu yêu cầu: đặt tính rồi tính
1825 + 455 ; 5716 + 174
GV ghi điểm
II/ Bài mới
1 Giới thiệu ghi bảng tên bài (trực tiếp)
2. Hướng dẫn HS thực hiện phép tính cộng:
GV ghi bảng:
a. 45732 + 36194 = ?
H: Em có nhận xét gì về phép tính trên bảng ?
H: Muốn thực hiện được phép tính em làm như thế
nào?
GV nói: Vận dụng cách cộng các số có ba chữ số,
tương tự các em thực hiện phép tính.
GV chốt lại cách làm đúng và ghi bảng :
45732
+ 36194
101926
45732 + 36194 = 101926
H: Phép cộng này có nhớ mấy lần ?
H: Muốn cộng các số trong phạm vi 100.000 làm như
thế nào ?

3. Luyện tập
Bài 1 (VBT)
Gọi HS đọc yêu cầu:
Tính

2 HS lên bảng, dưới lớp làm
nháp
HS nhận xét- sửa sai
HS đọc
HS trả lời
(đặt tính và thực hiện từ phải
sang trái)
HS thực hành cách đặt tính
4 đến 5 HS nêu lại cách tính.
HS trả lời
2HS đọc yêu cầu
36742 78219 85063
+ 55418 + 16758 + 7892
H: Em thực hiện bằng cách nào ?
GV nhận xét-chốt kết quả đúng
Bài 2 (Giải toán)
Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
H: Bài toán cho biết gì ?
H: Bài toán hỏi gì ?
H: Bài toán thuộc dạng toán nào ?
H: Muốn biết cả 2 phân xưởng đó may được tất cả
bao nhiêu cái áo làm như thế nào ?
H: Em thực hiện bằng cách nào ?
GV nhận xét-chốt kết quả đúng
Bài giải
Phân xưởng hai may được số cái áo là:
4620 + 280 = 4900 (cái)
Cả hai phân xưởng may được số cái áo là:
4620 + 4900 = 9500 (cái)
Đáp số: 9500 cái

Bài 3 (VBT)
Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
H: Bài toán cho biết gì ?
H: Bài toán hỏi gì ?

GV nhận xét, chốt kết quả đúng
H: Muốn tính diện tích hình chữ nhật em làm như
thế nào ?
4/ Củng cố dặn dò:
H: Muốn cộng các số trong phạm vi 100.000 ta làm
như thế nào?
GV Dặn dò HS làm bài tập 1,2 (SGK) ở nhà.
GV nhận xét tiết học
3 HS thực hành cách đặt tính
và cách tính bảng lớp, dưới
lớp làm vào vở.
HS đọc kết quả làm dưới lớp
– chữa bài trên bảng lớp
- 2, 3 HS nêu lại cách tính
-2HS đọc yêu cầu
-HS trả lời
HS nêu cách giải bài toán
bằng miệng
HS làm bài cá nhân, 1 HS
lên bảng
HS đọc kết quả bài dưới lớp,
chữa bài trên bảng lớp.
HS đọc yêu cầu
HS trả lời
HS làm bài theo nhóm 3

Đại diện nhóm nêu cách
làm, HS nhận xét, sửa sai.
HS trả lời
- HS trả lời
Giáo án số 2
Tiết : Phép trừ các số trong phạm vi 100.000.
I Mục tiêu :
- Giúp học sinh biết thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 100.000 ( bao
gồm cả đặt tính và tính đúng ). Củng cố về giải toán bằng hai phép tính, quan hệ giữa
km và m .
- Rèn kĩ năng đặt tính , tính và kĩ năng giải toán.
- Giúp học sinh yêu thích học môn toán.
II- Chuẩn bị .
GV : Bảng phụ , sánh giáo khoa , vở bài tập
HS : SGK, VBT, bảng con
III Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
I/ Kiểm tra bài cũ
GV ghi bảng, nêu yêu cầu: đặt tính rồi tính
4380 – 729 ; 8493 – 3667
GV ghi điểm
II/ Bài mới
1 Giới thiệu ghi bảng tên bài (trực tiếp)
2. Hướng dẫn HS thực hiện phép tính trừ:
GV ghi bảng:
85674 - 85329 = ?
H: Em có nhận xét gì về phép tính trên bảng ?
H: Muốn thực hiện được phép tính trừ em làm như thế
nào?
GV nói: Vận dụng cách trừ các số có bốn chữ số, tương

tự các em thực hiện phép tính.

GV chốt lại cách làm đúng và ghi bảng :
85674
- 85329
27345
85674 - 85329 = 27345
H: Muốn trừ các số trong phạm vi 100.000 em làm như
thế nào ?
3. Luyện tập
Bài 1 (VBT)
Gọi HS đọc yêu cầu:
Tính
2 HS lên bảng, dưới lớp
làm nháp
HS nhận xét- sửa sai
HS đọc
HS trả lời
( Phép trừ số có năm chữ
số cho số có năm chữ số)
HS trả lời
HS thực hành cách đặt
tính
4 đến 5 HS nêu lại cách
tính.
HS trả lời
2HS đọc yêu cầu
92896 73518 32484
- 65748 - 36029 - 9177
H: Em thực hiện bằng cách nào ?

GV nhận xét-chốt kết quả đúng
Bài 2 (VBT)
Gọi HS đọc yêu cầu
Đặt tính rồi tính
63780 – 18546 91462 – 53406
GV nhận xét-chốt kết quả đúng
63780 91462
- 18546 - 53406
45234 38056
Bài 3 (giải toán)
Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
H: Bài toán cho biết gì ?
H: Bài toán hỏi gì ?
H: Bài toán thuộc dạng toán nào ?
GV nhận xét, chốt kết quả đúng
4/ Củng cố dặn dò:
Trò chơi: Đúng ghi Đ sai ghi S
32484 91462
- 9177 - 53406
33317 58056
H: Tại sao em cho kết quả là đúng ?
H: Muốn trừ các số trong phạm vi 100.000 ta làm như
thế nào?
GV Dặn dò HS làm bài tập 1,2 (SGK) ở nhà.
GV nhận xét tiết học
3 HS thực hành cách đặt
tính và cách tính bảng
lớp, dưới lớp làm vào vở.
HS đọc kết quả làm dưới
lớp – chữa bài trên bảng

lớp
-2HS đọc yêu cầu
-2HS thực hành cách đặt
tính và cách tính bảng
lớp, dưới lớp làm vào vở.
HS đọc kết quả làm dưới
lớp nêu cách trừ- chữa
bài trên bảng lớp
HS đọc yêu cầu
HS trả lời
HS nêu cách giải bài toán
bằng 2 phép tính
HS làm bài cá nhân, 1
HS lên bảng
HS đọc kết quả bài dưới
lớp, chữa bài trên bảng
lớp.
HS chia 3 đội mỗi đội 2
em lên điền nhanh kết
quả
HS nhận xét đánh giá
HS trả lời
Nhận xét :
Ưu điểm : GV thực hiện đầy đủ các bước lên lớp , đúng quy trình
Đảm bảo nội dung kiến thức cơ bản chính xác, có hệ thống
HS được tham gia luyện tập thực hành nhiều
Tiết dạy phát huy được tính độc lập sáng tạo của học sinh , HS tự phát hiện
chiếm lĩnh kiến thức.
Tiết dạy diễn ra nhẹ nhàng thoải mái.


NHẬN XÉT CỦA HĐ KH CẤP TRƯỜNG
NHẬN XÉT CỦA HĐ KH PHÒNG GD&ĐT

×