Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Một số biện pháp sửa lỗi câu cho học sinh lớp 5 (SKKN cấp huyện)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.53 KB, 35 trang )

Một số biện pháp sửa lỗi câu cho học sinh lớp 5
MỤC LỤC
STT Nội dung Trang
1 I. Phần mở đầu 1
2 I .1. Lí do chọn đề tài. 1
3 I.2. Mục đích nghiên cứu. 4
4 I.3. Thời gian địa điểm. 4
5 I.4. Phương pháp nghiên cứu . 5
6 I.5. Đóng góp về mặt lí luận , về mặt thực tiễn. 6
7 II. Nội dung. 8
8 II.1. Chương 1: Tổng quan. 8
9 II.2. Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu. 12
10 II.2.1. Thực trạng. 12
11 II.2.2. Đánh giá thực trạng. 12
12 II.3 Chương 3. Một số biện pháp và kết quả nghiên cứu. 14
13 II.3.1. Các bịên pháp . 14
14 II.3.2. Kết qủa. 24
15 III.Phần kết luận và kiến nghị. 25
16 III.1. Kết luận. 25
17 III.2. Kiến nghị. 25
18 IV. Tài liệu tham khảo 27
I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1: Lí do chọn đề tài
I.1.1: Cơ sở lý luận
Để đáp ứng được mục tiêu đào tạo của nhà trường xã hội chủ nghĩa nói
chung và các trường Tiểu học nói riêng là đào tạo những con người phát triển toàn
diện. Bậc Tiểu học là bậc học quan trọng nhất, nó là nền móng đầu tiên cho sự phát
__________________________________________________________________________________
_________GV: Nguyễn Văn Toản
1
Một số biện pháp sửa lỗi câu cho học sinh lớp 5


triển toàn diện ấy.Do vậy nền móng tri thức và nhóm nhân cách con người được
vững chắc hay không chính là nhờ vào sự kiên cố của nền móng đó.
Về mặt tâm lí ở cấp bậc tiểu học này, trẻ bắt đấu tiếp xúc với việc học tập.
Hoạt động của chúng được chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập.
Tâm hồn trong trắng của các em bắt đầu tiếp xúc với công việc mới mẻ và có thể
nói cấp tiểu học sẽ viết những nét đầu tiên trên nền nhân cách trẻ.
Đồng thời để đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu
của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam (Khoá VIII) đã
nêu rõ : “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ
một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng phương pháp
tiên tiến và những phương tiện hiện đại vào trong quá trình dạy học đảm bảo điều kiện và
thời gian học và tự học của học sinh”
Tại điều 24.2 Luật giáo dục của Nhà nước CHXHCN Việt Nam qui định : Phương
pháp giáo dục phổ thông phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh,
phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học,
rèn luyện kĩ năng vân dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Trong các môn học ở tiểu học, môn Tiếng Việt giữ một trong những vị trí
quan trọng nhất. Với nhiệm vụ là trang bị cho học sinh những tri thức về hệ thống
Tiếng Việt chuẩn mực, rèn luyện cho học sinh những kĩ năng sử dụng thành thạo
Tiếng Việt trong hoạt động tư duy và giao tiếp. Để học sinh có được điều đó trước
hết phải giúp học sinh biết cách sắp xếp các từ ngữ thành câu văn hoàn chỉnh. Đó là
công việc giúp học sinh viết được câu văn đúng về ngữ pháp hay đúng về mặt nội
dung là một việc làm cấp thiết hơn bao giờ hết trong việc dạy tiếng việt. Đối với
Tiếng việt, câu chính là tế bào đầu tiên giúp các em đạt hiệu quả cao trong quá trình
tư duy và giao tiếp, hay nói cách khác quá trình tư duy và giao tiếp của con người
chỉ đầy đủ và trọn vẹn đạt hiệu quả cao khi được cung cấp ngữ pháp đầy đủ về câu.
I.1.2: Cơ sở thực tiễn:
__________________________________________________________________________________
_________GV: Nguyễn Văn Toản

2
Một số biện pháp sửa lỗi câu cho học sinh lớp 5
Qua thực tế tìm hiểu trường Tiểu học, tôi nhận thấy việc học sinh lớp 5 viết
được những câu đúng, hay là một vấn đề không đơn giản. Trong những năm gần
đây việc đổi mới phương pháp dạy học đã giúp học sinh chủ động trong việc tiếp
thu kiến thức, học sinh là chủ thể trong mọi hoạt động học (tiếp thu và chiếm lĩnh
kiến thức) trước những vấn đề đặt ra, học sinh chủ động suy nghĩ, giáo viên gợi
mở, hỗ trợ hướng các em vào trọng tâm vấn đề.
Hơn nữa ở các lớp 1,2,3 các em mới chỉ đặt các câu đơn giản gồm hai
thành phần chính đó là chủ ngữ và vị ngữ. Lên lớp 4 các em phải đặt các câu có các
thành phần phụ như: trạng ngữ, bổ ngữ, định ngữ. Đây là những kiến thức trìu
tượng, việc vận dụng ngữ pháp để đặt những câu này là vấn đề đề khó, bỡ ngỡ với
các em .Do đó còn rất nhiều em viết câu sai dẫn đến nội dung chưa rõ ràng thoát
ý.Lên lớp 5 các em ôn lại các kiến thức ở lớp dưới và học thêm các nội dung mới
như:từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, quan hệ từ…Do vậy học sinh rất lúng túng trong
khi dùng từ đặt câu, viết văn.
Về mặt tâm lí các em chưa có sự tập trung cao trong mọi hoat động, các em
hay chán nản trước các vấn đề phức tạp và kinh nghiệm sống của các em còn chưa
nhiều. Ta thấy rằng chất lượng của việc học tiếng việt thường được đánh giá bằng
bài Tập làm văn. Những loại văn này đòi hỏi câu văn phải chính xác rõ ràng. Như
vậy bài Tập làm văn mới chuyển tải được nội dung, yêu cầu đề bài. Ngoài ra môn
Tập làm văn còn yêu cầu bố cục phải rõ ràng, phải có sự liên kết chặt chẽ giữa nội
dung và hình thức. Trong khi đó một số giáo viên chưa coi trọng việc sửa chữa câu
văn sai( hoặc chấp nhận những câu văn sai đó) chưa có sự nhận xét hướng dẫn các
em tìm tòi sáng tạo những câu văn đúng, rõ ràng mạch lạc hơn.
Tóm lại: Việc viết đúng các câu văn là yếu tố quan trọng hình thành nên sự
trình bày tốt một văn bản, giúp học sinh có khả năng lĩnh hội tri thức, phát triển tư
duy và giao lưu hằng ngày, bạo dạn trước tập thể, giúp nhân cách học sinh phát
triển toàn diện
__________________________________________________________________________________

_________GV: Nguyễn Văn Toản
3
Một số biện pháp sửa lỗi câu cho học sinh lớp 5
Làm thế nào để học sinh hiểu và viết được những câu văn hoàn chỉnh, đó là những
điều trăn trở, suy tư đối với những giáo viên tiểu học có nhiệt huyết với nghề.
Chính vì thế tôi đi sâu nghiên cứu và tìm “Một số biện pháp sửa lỗi câu cho học
sinh lớp 5”. Trường PTCS Đại Dực .
I.2: Mục đích nghiên cứu:
Một số biện pháp sửa lỗi câu cho học sinh lớp 5” nhằm đạt được những mục
đích sau:
Giúp học sinh lớp 5 thấy được nguyên nhân dẫn đến câu sai, từ đó
giúp các em sửa chữa để có những câu văn hay, giàu hình ảnh, hướng các em biết
biết vận dụng phần ngữ pháp vào việc đặt câu.
Giúp học sinh biết trình bày một vấn đề trọn vẹn về ý, khả năng diễn đạt
mạch lạc, lưu loát trước tập thể.
Bên cạnh đó giúp các em thực hiện được yêu cầu, nhiệm vụ của bộ môn, là
công cụ để tạo đà cho học sinh nhận thức tốt các môn học khác cũng như quá trình
tư duy và giao tiếp hàng ngày.
Đây là cơ sở để giáo dục lòng yêu quý tôn trọng Tiếng việt trong các em, ý
thức giữ gìn, mở rộng sự phong phú trong sáng của Tiếng việt ngôn ngữ mẹ đẻ của
dân tộc.
Ngoài ra việc nghiên cứu này còn giúp tôi việc bồi dưỡng tay nghề, củng cố
thêm vốn tri thức, hành trang sư phạm cho bản thân để vững bước trên con đường
sự nghiệp.
I.3: Thời gian địa điểm:
I.3.1. Thời gian :
Ngay từ đầu năm học, được sự phân công của ban giám hiệu nhà trường trực
tiếp giảng dạy lớp 5 tại cơ sở Khe Ngàn Trường PTCS Đại Dực. Tôi đã tiến hành
lựa chọn đề tài và thực hiện nghiên cứu ngay từ tháng 9/2009 đến tháng 5/2010.
Tháng 9 chọn đề tài và đặt tên đề tài.

Tháng 10 viết đề cương.
__________________________________________________________________________________
_________GV: Nguyễn Văn Toản
4
Một số biện pháp sửa lỗi câu cho học sinh lớp 5
Tháng 9 đến tháng 4 thực hiện, nghiên cứu.
Tháng 5 hoàn thành đề tài.
I.3.2.Địa điểm:
- Khối lớp 5 Trường PTCS Đại Dực – Huyện Tiên Yên – Quảng Ninh.
I.3.3. Phạm vi đề tài:
I.3.3.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp sửa lỗi câu cho học sinh lớp 5
I.3.3.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu :
Trường PTCS Đại Dực – Huyện Tiên Yên – Quảng Ninh.
I.3.3.3. Giới hạn khách thể khảo sát :
Học sinh các lớp 5A, 5B, 5C, 5D Trường PTCS Đại Dực – TiênYên – Quảng
Ninh
I.4: Phương pháp nghiên cứu:
I.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Khi nghiên cứu phương pháp này tôi đã nghiên cứu các tài liệu, giáo trình
có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, so
sánh mô hình hoá để rút ra những vấn đề lí luận có tính định hướng làm cơ sở để
giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu.
I.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Nghiên cứu điều tra thực tiễn qua dự giờ, phiếu điều tra, qua phỏng vấn học
sinh và giáo viên để làm nền cho quá trình nghiên cứu, đề ra những giải pháp mang
tính khả thi nhất.
I.4.3. Phương pháp điều tra.
- Thông qua việc trao đổi bàn bạc với giáo viên, với phụ huynh học sinh và
học sinh nhằm nắm bắt thu thập tài liệu và các thông tin về tình hình thực tế có liên

quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Tìm hiểu thực trạng về những lỗi câu học sinh thường mắc phải, từ đó phát
hiện các vấn đề cần nghiên cứu và chuẩn bị cho các bước nghiên cứu tiếp theo.
__________________________________________________________________________________
_________GV: Nguyễn Văn Toản
5
Một số biện pháp sửa lỗi câu cho học sinh lớp 5
I.4.4. Phương pháp đàm thoại.
- Trao đổi với chị em đồng nghiệp về những thuận lợi, khó khăn trong dạy
học và cách sử dụng phương pháp hiện nay.
I.4.5. Phương pháp quan sát.
- Thông qua các tiết dự giờ, thao giảng trên lớp có thể quan sát trực tiếp tình
hình học tập của học sinh trong một tiết học để qua đó biết được khả năng tiếp thu
bài, nắm bắt kiến thức qua bài giảng của học sinh. Bên cạnh đó tiếp thu học tập
đồng nghiệp và phát hiện ra những hạn chế trong giảng dạy của giáo viên.
I.4.6. Phương pháp thực nghiệm.
- Để kiểm nghiệm tính khả thi và tác dụng của các bài đã thiết kế qua các bài
điều chỉnh cho hợp lí nhằm đạt kết quả cao trong dạy và học cũng như trong sửa lỗi
câu cho học sinh.
I.4.7. Phương pháp tổ chức trò chơi
- Thông qua hình thức trò chơi đánh giá được kết quả học tập của học sinh
một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.
I.5. Đóng góp về mặt lí luận về mặt thực tiễn.
I. 5.1: Về mặt lí luận.
Ngôn ngữ dưới dạng viết giữ vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển
của xã hội. Chính vì vậy, hướng dẫn cho học sinh viết đúng câu và đủ câu là hết
sức cần thiết. Nhiệm vụ nặng nề đó phần lớn phụ thuộc vào việc giảng dạy môn
tiếng việt chung và phân môn Tập làm văn, môn Luyện từ và câu nói riêng. Vấn đề
đặt ra là người giáo viên phải dạy như thế nào để đạt hiệu quả như mong muốn.
Vậy nên khi giảng dạy GV cần tích cực đổi mới PPDH cho phù hợp với đặc

điểm nhận thức của lứa tuổi học sinh để có tác động tích cực đến quá trình lĩnh hội
tri thức của trẻ. Tri giác của học sinh lớp 5 thường gắn với hoạt động. Về tư duy thì
tư duy trực quan bằng hành động. Do vậy GV thường xuyên có biện pháp kích
thích HS học tập như: khen ngợi, động viên, thưởng điểm tạo hứng thú cho HS
__________________________________________________________________________________
_________GV: Nguyễn Văn Toản
6
Một số biện pháp sửa lỗi câu cho học sinh lớp 5
ghi nhớ các kĩ năng, từ đó giúp HS tiếp thu tri thức, hiểu bài, khắc sâu, nhớ lâu
kiến thức bài học.
I.5.2: Về mặt thực tiễn:
I.5.2.1: Thuận lợi:
- Năm học 2009 - 2010 là năm học thứ tám thực hiện chương trình SGK mới.
GV đã nắm được yêu cầu của việc đổi mới phương pháp một cách cơ bản, việc sử
dụng đồ dùng tương đối có hiệu quả.
- Sự chỉ đạo chuyên môn của phòng giáo dục, BGH, Tổ chuyên môn có vai
trò tích cực giúp GV đi đúng nội dung, chương trình phân môn Tập làm văn.
- Bản thân tôi đã ba năm liền dạy lớp 5, ít nhiều cũng đúc rút được chút kinh
nghiệm trong giảng dạy.
- Qua hội thi văn hoá được huyện tổ chức hàng năm đã khuấy động nên
phong trào văn hoá văn nghệ cho giáo viên và HS các trường tham gia một cách
tích cực.
- Bản thân tôi luôn có ý thức rèn cho các em cách diễn đạt trong giao tiếp
thông qua các cuộc thi: thi kể chuyện , các giờ sinh hoạt tập thể trong các cuộc thi
văn hoá do huyện tổ chức, học sinh lớp tôi phụ trách đều có học sinh đạt giải.
I.5.2.2 : Khó khăn.
Do đặc điểm tình hình của địa phương vùng nông thôn, đặc điểm tình hình
của lớp ( một số em là học sinh dân tộc: Dao, Sán chỉ, ) và đặc điểm tâm sinh lí
lứa tuổi HS nên trình độ nhận thức hoc sinh không đồng đều, còn nhiều hạn chế.
Vì phải đi làm ăn xa nên một số HS không có điều kiện quan tâm đến việc

học của con cái, làm ảnh hưởng đến việc dạy- học của cả thầy và trò.
Trong thực tế , việc sửa lỗi câu cho học sinh ở bậc Tiểu học nói chung và ở
lớp 5 nói riêng: bên cạnh nhiều cố gắng nỗ lực của giáo viên nhằm nâng cao chất
lượng viết đúng câu thì vẫn còn một số ít giáo viên chưa thực sự coi trọng việc sửa
lỗi câu. Tình trạng này vẫn tồn tại, thiết nghĩ do sự nhận thức của một bộ phận giáo
viên còn hạn chế cứ dạy viết câu là cho HS viết vào vở là xong, còn viết câu như
__________________________________________________________________________________
_________GV: Nguyễn Văn Toản
7
Một số biện pháp sửa lỗi câu cho học sinh lớp 5
thế nào, có đúng câu, đủ các bộ phận trong câu hay không thì chưa thực sự chú ý
đến. Do vậy mà hiện tượng học sinh viết câu, nói câu không đúng, thiếu các thành
phần trong câu ( thiếu chủ ngữ hoặc thiếu vị ngữ ) còn phổ biến.
Mục tiêu chính trong giảng dạy môn Tiếng việt lớp 5 nói chung và trong
môn Luỵên từ và câu nói riêng là sau khi học hết chương trình lớp 5, học sinh cần
đạt một trong những yêu cầu cơ bản: Viết đúng và viết đầu đủ các bộ phận trong
câu. Nên việc rèn cho học sinh kĩ năng viết đúng, đủ các bộ phận của câu đòi hỏi
người giáo viên phải kiên trì, nhẫn nại.
II/ PHẦN NỘI DUNG
II.1. CHƯƠNG I : TỔNG QUAN.
‘’Một số biện pháp sửa lỗi câu cho học sinh lớp 5’’
II.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu :
__________________________________________________________________________________
_________GV: Nguyễn Văn Toản
8
Một số biện pháp sửa lỗi câu cho học sinh lớp 5
Đổi mới PPDH có thể hiểu là tìm con đường ngắn nhất để đạt chất lượng và
hiệu quả dạy học cao. Con đường này không có sẵn, không bằng phẳng mà có cả
chông gai khúc khuỷu gập ghềnh, với sự đan chen cái cũ và cái mới. Vì vậy đổi
mới PPDH bao gồm cả hai mặt: phải đưa vào các PPDH mới đồng thời tích cực

phát huy những ưu điểm của PPDH truyền thống. Vấn đề trọng tâm của đổi mới
PPDH là nhằm phát huy tính năng động sáng tạo của HS.
Mục tiêu của giáo dục Tiểu học là nhằn giúp HS hình thành cơ bản ban đầu
cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức và các kĩ năng cơ bản nhằm hình
thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách
nhiệm công dân.
Muốn đạt được mục tiêu trên ta phải bắt đầu từ các lớp dưới như lớp 1,2,3.
Đó là các lớp cần cung cấp kiến thức sơ đẳng, cơ bản cho các em trong các môn
học. Trong đó việc “ rèn nói đủ câu, viết đúng câu” là rất quan trọng, qua giao tiếp
có thể đánh giá được tính cách con người. Chính vì vậy, mục đích của việc nói đủ
câu, viết đúng câu là hình thành cho học sinh năng lực giao tiếp thành thạo và tốt
hơn. Để việc rèn lỗi câu có hiệu quả, ngoài việc nắm vững nội dung PPDH phân
môn, giáo viên cần phải có kĩ năng trong việc sửa lỗi câu. Giáo viên hướng dẫn học
sinh sửa lỗi câu chủ yếu qua các hoạt động thực hành, luyện tập, tránh thiên về
giảng giải nặng nề còn chung chung; có ý thức sử dụng đồ dùng dạy học và hướng
dẫn sử dụng có hiệu quả các đồ dùng học tập. Đó là con đường ngắn nhất và đạt
hiệu quả tốt hơn trong việc dạy học sinh lớp 5 sửa lỗi câu.

II.1.2.Cơ sở lí luận:
Như chúng ta đã biết, câu không phải là đơn vị có sẵn nó được tạo ra trong
quá trình tư duy và trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ vào đơn vị có sẵn là từ
ngữ câu chính là do “ từ” tạo thành và diễn đạt một ý trọn vẹn.
__________________________________________________________________________________
_________GV: Nguyễn Văn Toản
9
Một số biện pháp sửa lỗi câu cho học sinh lớp 5
Vậy cơ sở nào để học sinh lớp 5 viết, nói được những câu văn chính xác,
đúng nếu như không phải là hệ thống kiến thức ngữ pháp. Những kiến thức ngữ
pháp luôn giúp các em có được những câu văn đúng về mặt ngữ pháp, hay về mặt
nội dung. Do đó, trong quá trình dạy và học môn Luyện từ và câu, thầy và trò cần

chú ý đến những vấn đề sau:
*Thứ nhất là: về bản chất và khái niệm của câu. Ta thấy đối với bất kì vấn đề
gì khi ta nắm được những điều cơ bản về bản chất của chúng thì việc giải quyết vấn
đề rất dễ dàng.
Đối với việc đặt câu cũng vậy phải khắc sâu cho các em bản chất của câu
chính là do các từ ngữ tạo nên. Trong kho tàng ngôn ngữ của chúng ta có biết bao
nhiêu từ ngữ chứa đựng những ý nghĩa khác nhau hoặc cùng một nghĩa nhưng tồn
tai dưới dạng nhiều lời nói khác nhau, phải sắp xếp những từ ngữ sao cho tạo thành
một hệ thống nhất định diẽn tả một ý trọn vẹn mới có thể tạo nên một câu hoàn
chỉnh.
Ngoài ra những hệ thống từ ngữ dẫu có dài bao nhiêu nhưng không diễn đạt
được một ý trọn vẹn thì cũng chưa phải là câu.
*Thứ hai là: Các kiến thức ngữ pháp cung cấp cho các em việc phân loại câu
theo mục đích nói.
Môn Tiếng Việt ở tiểu học trang bị cho học sinh những kiến thức ngữ pháp
chuẩn mực, rèn luyện cho học sinh có kĩ năng vận dụng vào tư duy, giao tiếp. sản
phẩm của nó trước hết là những câu văn hoàn chỉnh. Để có được sản phẩm này, các
em phải huy động mọi kĩ năng nghe, đọc, nói, viết trong đó kĩ năng nói rất quan
trọng. Tuỳ thuộc vào mục đích nói khác nhau người ta chia câu văn ra làm một số
loại: Câu khiến, câu kể, câu cảm, câu hỏi.Nhằm kể lại một sự việc, hay tả một
cảnh vật, sự vật cho người khác biết, người nói thường phải lựa chọn hệ thống các
câu sao cho phù hợp nhằm truyền tải được nội dung sâu sắc nhất, những hệ thống
câu đó người ta gọi là câu kể. Khi nói câu kể được hạ giọng ở cuối câu. Khi viết
__________________________________________________________________________________
_________GV: Nguyễn Văn Toản
10
Một số biện pháp sửa lỗi câu cho học sinh lớp 5
chữ cái đầu dòng của câu kể phải viết hoa, cuối câu phải có dấu chấm, chấm lửng
hoặc dấu hai chấm. Cụ thể là:
Ví dụ: Dấu chấm lửng ở cuối câu kể:

“ Hàng ngày em quét nhà rửa ấm chén, nhặt rau, lau bàn ghế…”
Nhưng muốn hỏi người khác về một sự vật, sự việc ta lại sử dụng câu hỏi:
Ví dụ: Các em đã làm bài tập chưa?
Bài toán này có mấy cách giải?
Đề bài này thuộc thể loại gì?
Trong câu hỏi thường có những từ chuyên dùng để hỏi: Ai. cái gì nào, thế
nào, làm sao, chưa à, hả…khi nói câu hỏi được cất cao giọng ở cuối câu và giữa
câu, nhấn giọng vào từ cần được trả lời. Khi viết cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi. Ở
hai câu trên cất cao giọng khi nói từ ( chưa, khó ) và nhấn giọng từ (làm bài, có
mấy, thể loại) như vậy độ diễn đạt sẽ cao, câu sẽ rõ ràng.
Khi yêu cầu người khác làm một hoặc vài việc gì người ta sử dụng một hệ
thống câu hỏi đó là câu cầu khiến. Trong câu cầu khiến thường có các từ chuyên
dùng để tỏ ý mời mọc, đề nghị, khuyên bảo, bắt buộc, ngăn cấm, nhờ vả, sai
khiến… như mời, đề nghị, yêu cầu, nên, hãy, phải, cần, đừng, cấm…khi nói câu
cầu khiến được cất giọng mạnh hay nhẹ tuỳ thuộc theo nội dung mời mọc, khuyên
bảo, đề nghị, bắt buộc hay ngăn cấm…khi viết cuối câu cầu khiến có dấu câu cảm
(!).
Ví dụ: “ Cô mời Tuấn lên bảng làm cho cô bài tập số 3!”
Câu này tuy sử dụng từ mời nhưng thực chất là một lời đề nghị học sinh lên
bảng làm bài tập. Do vậy cần nhấn giọng ở từ ( Tuấn lên bảng làm bài tâp )
Để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình trước những hiện thực khách quan
người ta sử dụng câu cảm,. Trong câu cảm thường có những từ chuyên dùng để thể
hiện tình cảm và xúc cảm của mình như vui mừng, ngạc nhiên, thán phục, đau
xót…như: ôi . a, ồ, eo ôi, chao ôi, trời ơi ! …hay sự đánh giá: quá,lắm, ghê thật…
Ví dụ: “ Em ngoan lắm !”
__________________________________________________________________________________
_________GV: Nguyễn Văn Toản
11
Một số biện pháp sửa lỗi câu cho học sinh lớp 5
“ A ! mẹ đã về”

“ Ô ! Trời đổ mưa”…
Khi nói câu cảm có giọng thay đổi phù hợp với tình cảm và cảm xúc diễn tả
trong câu. Khi viết cuối câu cảm có dấu chấm cảm (! )
Tuy câu cảm và câu cầu khiến có sự giống nhau ở dấu câu, nhưng ở hai loại
câu này mang một nội dung hoàn toàn khác nhau. Do vậy khi truyền thụ những
kiến thức ở phần này ta cần tập trung phân tích để tránh sự nhầm lẫn trong quá
trình hình thành câu ở các em.
*Thứ ba là: Các thành phần cấu tạo nên câu.
Phần kiến thức này chiếm ½ tổng số kiến thức ngữ pháp của chương trình.
Nói đến câu không thể không nói đến các bộ phận quan trọng nhất và không thể
thiếu được nếu không có hoàn cảnh đặc biệt.
Chủ ngữ là bộ phận chính của câu ( nếu thiếu chủ ngữ câu không tồn tại) chủ
ngữ thường đứng ở đầu câu và chỉ người, loài vật, đồ vật, cây cối …được miêu tả
nhận xét trong câu. Chủ ngữ có thể do một từ hoặc do nhiều từ tạo thành.
Vị ngữ là bộ phận chính của câu ( nếu thiếu nó câu trở nên vô nghĩa ). Vị
ngữ thường đứng sau chủ ngữ, nói rõ chủ ngữ là gì làm gì, như thế nào. Vị ngữ có
thể do một hay nhiều từ tạo thành.
Ngoài các thành phần chính ra, câu còn được cáu tạo bởi các thành phần phụ.
Các thành phần phụ trong câu là những phần thêm vào đẻ bổ sung ý nghĩa cho cả
khối chủ ngữ- vị ngữ gọi là trạng ngữ.
Loại bổ sung ý nghĩa cho từng danh từ, động từ, tính từ trong câu gọi là định
ngữ và bổ ngữ. Ngoài ra các em còn được học các loại từ : Từ đồng âm, từ nhiều
nghĩa, đại từ, quan hệ từ các em biết vận dụng những kiến thức đã học ở trên vào
việc đặt câu, viết đoạn văn, viết văn.
Tóm lại: Là người giáo viên tiểu học cần thực sự chú ý vận dụng nghiên cứu
những kiến thức ngữ pháp được phân bố trong chương trình Tiếng việt 5 để hướng
__________________________________________________________________________________
_________GV: Nguyễn Văn Toản
12
Một số biện pháp sửa lỗi câu cho học sinh lớp 5

dẫn các em viết câu đúng, chính xác. Biết tự nhận ra những câu sai về mặt ngữ
pháp hay và gợi cảm về mặt nội dung.

II.2. CHƯƠNG II: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
__________________________________________________________________________________
_________GV: Nguyễn Văn Toản
13
Một số biện pháp sửa lỗi câu cho học sinh lớp 5
II.2.1. Thực trạng sử dụng sai lỗi câu khi làm văn của học sinh khối 5
Trường PTCS Đại Dực.
Ngay từ đầu năm học, tôi bắt đầu thi khảo sát chất lượng để phân loại học
sinh.
Đề: Tả một cây ăn quả.
Kết quả : Tổng số học sinh dự thi: 10 em
Lớp
Tổng số
HS
Điểm
Giỏi Khá T. Bình Yếu
Số
lượng
Tỉ lệ %
Số
lượng
Tỉ lệ %
Số
lượng
Tỉ lệ
%
Số

lượng
Tỉ lệ
%
5C 10 0 3 HS 30 % 5 HS 50 % 2
20 %
Như vậy kết quả trên cho thấy: Bài làm đạt điểm khá giỏi không có mà điểm
yếu kém còn nhiều. Tôi nhận thấy rằng sự nhận thức và tư duy của học sinh còn
nhiều hạn chế, có những em chưa biết dùng từ đặt câu, câu thiếu các bộ phận
chính…Do vậy tôi tìm nguyên nhân dẫn đến viết sai của các em.
II.2.2. Đánh giá thực trạng .
Qua thực tế giảng dạy, dự giờ, trao đổi với đồng nghiệp, tôi thấy việc viết
câu sai của học sinh lớp 5 chủ yếu tập trung ở những nguyên nhân sau:
*Một là: Các em chưa hiểu một cách sâu sắc , cặn kẽ các thành phần chính
trong câu, chưa nắm được đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ. Do vậy các em còn nhầm
sang thành phần phụ của câu, dẫn đến việc viết câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ hoặc có
khi thiếu cả chủ và vị ngữ.
Ví dụ: Các em viết : “ Sáng nay chữa bài tập Tiếng Việt” và cho rằng đây là
một câu vì có đủ hai bộ phận chủ và vị ngữ ở trong câu. để tìm chủ ngữ của câu
trên các em đặt câu hỏi “ bao giờ chữa bài tập Tiếng Việt” và các em được câu trả
lời “ sáng nay”nên “ sáng nay” là chủ ngữ. Để tìm được bộ phận vị ngữ cách đặt
__________________________________________________________________________________
_________GV: Nguyễn Văn Toản
14
Một số biện pháp sửa lỗi câu cho học sinh lớp 5
câu hỏi “ sáng nay làm gì” được câu trả lời là “Chữa bài tập Tiếng Việt” vậy “chữa
bài tập Tiếng Việt là vị ngữ”.
Câu các em viết ra như trường hợp trên là sai, hay nói cách khác là chưa đủ
câu vì còn thiếu bộ phận chủ ngữ. Nguyên nhân dẫn đến việc sai sót này là do học
sinh chưa nắm chắc được kiến thức về câu. Do vậy khi đọc bài làm của các em có
những câu thiếu bộ phận chủ ngữ khiến người đọc rất khó hiểu em đang diễn đạt

điều gì. Hơn nữa các em sử dụng những câu thiếu chủ ngữ trong giao tiếp với
người lớn tuổi sẽ trở thành thiếu lễ độ.
*Hai là: đối với các thành phần phụ trong câu các em còn mơ hồ về cách cấu
tạo, vị trí và nhiệm vụ của các thành phần phụ trong câu. Do vậy khi vận dụng kiến
thức về phần này để đặt câu hỏi có những thành phần phụ các em thường nhầm lẫn
hoặc chưa biết cách đặt câu có các thành phần phụ.
Ví dụ: các em viết: “Cô giáo chữa bài”.
Câu này cũng là một câu vì nó có đủ cả hai bộ phận chính, chủ ngữ là “cô
giáo” , vị ngữ là “chữa bài” và nếu ta thêm thành phận phụ vào câu và được viết là:
“Sáng nay cô giáo chữa bài tập Tiếng Việt” . Câu này sẽ hay hơn và ý nghĩa hơn
câu cũ vì thành phần phụ “sáng nay” bổ sung ý nghĩa cho cả khối chủ - vị, nó
thông báo cho ta biết cô giáo chữa bài tập vào sáng nay ( chứ không phải chiều
nay ).
“ Bài tập” bổ sung ý nghĩa cho động từ “chữa” nó cho biết đối tượng của
hoạt động là gì “ chữa bài tập chứ không phải chữa bàn ghế”.
“Tiếng Việt” bổ sung ý nghĩa cho bài tập nó cho biết đây là bài tập gì “Bài
tập Tiếng Việt chứ không phải là bài tập Toán”.
*Ba là : Khi viết bài các em chưa biết cách sắp xếp cho phù hợp dẫn đến bài
văn diễn đạt lủng củng, cách lập luận còn yếu lúng túng, chưa thoát ý và dẫn đến
câu sai, Đây có lẽ là nguyên nhân chính gây ra lỗi câu sai rất nhiều ở các em.Trong
giờ Tập làm văn hoặc Luyện từ và câu giáo viên mới chú trọng đến việc chấm lỗi
__________________________________________________________________________________
_________GV: Nguyễn Văn Toản
15
Một số biện pháp sửa lỗi câu cho học sinh lớp 5
về câu, nhưng trong các môn học khác việc kiểm tra bài giáo viên gần như không
để ý đến điều này.


__________________________________________________________________________________

_________GV: Nguyễn Văn Toản
16
Một số biện pháp sửa lỗi câu cho học sinh lớp 5
II. 3. CHƯƠNG III : MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬA LỖI CÂU CHO HỌC
SINH LỚP 5 :
II.3.1. Các biện pháp :
Từ việc điều tra tìm hiểu nguyên nhân dẫn đễn lỗi viết câu của học sinh lớp 5
tôi đề ra một số giải pháp sau:
*Biện pháp thứ 1: Giúp học sinh nắm vững kiến thức về câu và các thành
phần cấu tạo câu.
Ta thấy rằng chỉ khi thực sự nắm chắc về kiến thức học sinh mới có thể viết
được những câu đúng, chính xác vậy làm thế nào đẻ học sinh đạt được điều này.
Trước hết người giáo viên phải nhiệt tình truyền đạt những kiến thức trong
mọi giờ dạy ngữ pháp. Giáo viên luôn tìm ra những phương pháp giảng dạy thật dẽ
hiểu giúp các em tiếp thu một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Ngoài ra cần có những
câu hỏi gợi mở nhằm kích thích óc tò mò, tư duy của các em. Sau mỗi bài dạy có
liên quan đến việc viết câu của các em. Người giáo viên luôn củng cố tổng kết khái
quát để hướng các em vào việc sử dụng câu trong giao tiếp hàng ngày.
Một việc làm có tác dụng rất lớn cho biện pháp này là cho các em tiếp xúc
với các kiểu câu khác nhau. Các em tự tìm các bộ phận, cấu tạo, chức năng và
nhiệm vụ của các bộ phận đó trong câu. Ví dụ: Tìm các bộ phận, cấu tạo, chức
năng của câu sau:
B ọn bất lương ấy // không chỉ ăn cắp tay lái / mà chúng// còn lấy luôn cả bàn đạp.
C V C V
Khi học sinh nêu ý kiến, giáo viên nhấn mạnh: Vì sao em lại xác định “Bọn
bất lương ấy” và “ chúng” là chủ ngữ ?
*Biện pháp thứ 2 :Giúp học sinh tìm ra những nguyên nhân dẫn đến lỗi viết
câu sai của mình.
Đối với biện pháp này giáo viên giảng dạy phải là người tìm hiểu về lỗi viết
câu của các em để có sự tổng hợp tìm ra lỗi chung. Muốn làm được việc này thì

giáo viên phải thực sự đầu tư về kiến thức, quỹ thời gian…trong việc chấm bài nhất
__________________________________________________________________________________
_________GV: Nguyễn Văn Toản
17
Một số biện pháp sửa lỗi câu cho học sinh lớp 5
là bài Tập làm văn cho học sinh. Giáo viên phải ghi thật cụ thể những lỗi câu của
học sinh vào sổ tay, tìm hiểu xem câu đó thiếu, sai gì, cần sửa ra sao? Tổng hợp
xem lỗi viết câu sai của học sinh chủ yếu là lỗi gì cho học sinh tự sửa cho bạn, sau
đó giáo viên chữa, tìm ra những lỗi sai chung, nêu những lỗi câu này lên toàn lớp
để học sinh nắm được lỗi sai cần rút kinh nghiệm.
Ví dụ: Học sinh từng tốp vai đeo khăn quàng, lưng đeo những chiếc cặp
sách đủ màu sắc
Ngoài những lỗi câu chung giáo viên từng bước giúp học sinh sửa chữa
những lỗi câu sai mà cá nhân học sinh mắc. Giúp các em phân tích xem câu của
mình sai ở đâu, thiếu thành phần gì và phải sửa lại như thế nào. Đối với câu có
thành phần phụ đã đúng và hợp lí chưa, hướng giải quyết ra sao.Đặc biệt cần xem
xét việc sắp xếp các ý của các em đã hợp lí, lô gích chưa, tìm ra nguyên nhân vì sao
chưa hợp lí và biện pháp sửa chữa như thế nào. Phải làm sao biến các hoạt động
trên trở thành nhu cầu, hứng thú đối với từng học sinh, chỉ có điều đó mới giúp việc
sửa chữa câu đạt hiệu quả cao.
VD: Tuần 1: Luyện tập văn tả cảnh
Bát ngát, cánh đồng lúa quê em rộng mênh mông.
+Với câu trên khi đọc em như thế nào?
+ Nếu bỏ chữ “Bát ngát” thì phần còn lại đã đủ câu chưa ? Khi đó em hiểu câu trên
như thế nào ? ( Cánh đồng rộng ).
+ Nếu ta chuyển từ “Bát ngát” xuống cuối câu thì thấy có được không ? Em hiểu
câu đó như thế nào ? ( Cánh đồng rất rộng ) nghĩa từ “ rộng” được nhân lên.
Sửa lại: Cánh đồng lúa quê em rộng mênh mông, bát ngát.
*Biện pháp thứ 3: Giáo viên giúp từng học sinh sửa lỗi viết câu trên cơ sở
chữa những lỗi câu chung.

Để các em nhận ra những lối sai của mình và nhanh chóng tiếp thu được cái
đúng, lựa chọn những cái tốt đẹp để áp dụng để sửa chữa những lỗi muôn thuở của
mình. Giáo viên phải có sự theo sát giúp đỡ đến từng cá nhân yếu kém, bởi lẽ đây
__________________________________________________________________________________
_________GV: Nguyễn Văn Toản
18
Một số biện pháp sửa lỗi câu cho học sinh lớp 5
là những học sinh có khả năng nhận thức yếu và chậm tiến. Việc tiếp thu bài của
các em này ở trên lớp gặp khó khăn, những kiến thức đối với các em còn mơ hồ,
đọng lại trong đầu không được nhiều. Mà thời gian đối với mỗi giáo viên có hạn,
với thời gian trên lớp và thời gian ở nhà phải phân bổ sao cho đều tất cả các môn
học.
Vậy vấn đề đặt ra là làm sao để thực sự làm tốt biện pháp này theo tôi chúng
ta có thể sửa chữa lỗi câu của học sinh trên cơ sở chữa những điểm sai, lỗi sai trên
toàn lớp. Giáo viên cần lấy ví dụ các lỗi câu sai chung mà các em thường hay mắc.
Sau đó cho học sinh phân tích từng câu đó xem sai ở đâu, thiếu thành phần gì, có bị
đảo lộn từ không…Biện pháp sửa chữa lỗi câu đó như thế nào, giáo viên cho học
sinh sửa lại những câu đó sao cho đúng và hay. Do vậy sẽ hạn chế được những lỗi
câu đó trong các bài tập làm văn sau.Đặc biệt giáo viên cần quan tâm đến các em
học sinh yếu kém bằng nhiều hình thức như động viên, khuyến khích quan tâm
thường xuyên liên tục trong tất cả các môn học. Giáo viên có thể giao thêm bài tập
cho các em, tranh thủ hướng dẫn các em trong các giờ bài tập hoặc trong 15 phút
đầu giờ. Nếu cần có thể tổ chức giờ phù đạo thêm vào các ngày nghỉ hoặc các buổi
ngoài giờ chính khoá. Khi chấm bài của học sinh giáo viên chấm thật tỉ mỉ, cần
nhận xét rõ ràng từng sai sót để các em thấy được lỗi của mình.Cho các em tham
khảo những câu văn đúng, chính xác của các bạn để có sự đối chiếu tự sửa câu của
mình.
VD: Tuần 4: Luyện tập văn tả cảnh. HS viết:
“Lộp độp lộp độp mưa rồi cơn mưa ào ào đổ xuống làm mọi hoạt động dường như
ngừng lại’’.

- Gọi học sinh đó đọc lại câu trên.
- Em hiểu câu đó như thế nào ?
- Giáo viên nhấn mạnh: Câu văn trên không có dấu ngăn cách giữa các ý,
khi đọc liền một hơi thì người nghe có hiểu gì không?
- Giáo viên đọc ( không được nghỉ hơi ).
__________________________________________________________________________________
_________GV: Nguyễn Văn Toản
19
Một số biện pháp sửa lỗi câu cho học sinh lớp 5
- Giúp học sinh hiểu: Biết cách đọc ngắt giọng đã phần nào giúp ta xác
định được một ý, câu trọn vẹn.
Sửa lại: Lộp độp, lộp độp. Mưa rồi. Cơn mưa ào ào đổ xuống làm mọi hoạt động
dường như ngưng lại.
*Biện pháp thứ 4: Chú ý uốn nắn sửa chữa lỗi viết câu sai cho học sinh
trong tất cả các môn học chứ không riêng gì môn Luyện từ và câu, Tập làm văn.
Muốn thực hiện được điều này thì việc trước tiên ta phải sửa cho học sinh lỗi câu
qua những câu trả lời miệng hàng ngày trước những câu hỏi do giáo viên, do những
người khác đặt ra. Câu trả lời của các em phải thật sự đầy đủ, rõ nghĩa. Nếu như
các em trả lời chưa đúng, chưa đủ chúng ta cần phải sửa chữa lỗi ngay cho các em
từng lời ăn, tiếng nói. Khi chấm bài kiểm tra của tất cả các môn học ta cũng phải
lưu ý cách sửa câu cho các em.
VD: Khi dạy môn toán , giáo viên đặt dâu hỏi để phân tích đề bài toán dạng
bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó:
Tuần 3:
Bài : Tuổi bố và tuổi con là 42 tuổi. Tuổi con bằng
4
2
tuổi bố . Hỏi tuổi mỗi người
là bao nhiêu?
+Bài toán cho biết gì?


Giáo viên phải HD cách trả lời
Cho đủ câu, rõ ý của bài.
- Cho HS nhắc lại câu trả lời.
+ Bài toán hỏi gì?
- Giáo viên HD HS sửa lại cách trả lời
như thế nào cho đúng câu
- Bố và con là 42.
- Con bằng
4
2
bố.
+ Tuổi bố và tuổi con là 42 tuổi
+ Tuổi con bằng
4
2
tuổi bố
+ Số người tuổi là?
+ Tìm số tuổi mỗi người là bao nhiêu?
*Biện pháp thứ 5 : Giáo viên từng bước giúp các em rèn luyện tư duy để
viết đúng tiếng việt.
__________________________________________________________________________________
_________GV: Nguyễn Văn Toản
20
Một số biện pháp sửa lỗi câu cho học sinh lớp 5
Ta thấy rằng việc sửa chữa lỗi câu không phải là một sớm, một chiều có thể
thực hiện ngay được, mà việc sửa chữa này là cả một quãng thời gian dài với một
quá trình rèn luyện công phu. Do vậy chỉ có sự rèn luyện liên tục trong mọi hoạt
động hàng ngày của học sinh mới rút ngắn và đạt kết quả cao trong công việc sửa
chữa lỗi về câu. Đối với bất kì vấn đề gì học sinh cần có sự tư duy lô gích và sắp

xếp ý nhằm toát lên chủ đề được nêu.Người giáo viên cần giúp học sinh hình thành
nên cách suy nghĩ theo trình tự phù hợp để viết được những câu văn hay và hợp lí.
Luyện từ và câu
Ôn tập về câu
I. Mục tiêu :
- Ôn tập về : câu hỏi, câu kể, câu cẩm, câu khiến.
- Ôn tâp về các kiểu câu kể: Ai làm gi? Ai thế nào? Ai là gi?
- Xác định đúng các thành phần: Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong từng câu.
- GD HS biết vận dụng kiến thức đã học vào viết văn,giao tiếp hằng ngày.
II. Đồ dùng dạy học :
- Mẩu chuyện vui nghĩa của từ “cũng” .vở bài tập, bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy học Hoạt động học
1. Kiểm tra:
- Y/C 3HS lên bảng đặt câu có: từ
dồng nghĩa, từ đông âm, từ nhiều
nghĩa.
- Lớp làm miệng BT 2.3.4 trang 167.
Gọi HS nhận xét bài làm miệng.
- HS nhận xét bài trên bảng.
- Nhận xét chung và cho điểm.
- 3 HS lên bảng đặt câu theo yêu cầu.
- 3 HS đứng tại chỗ làm miệng.
__________________________________________________________________________________
_________GV: Nguyễn Văn Toản
21
Mt s bin phỏp sa li cõu cho hc sinh lp 5
2. Dy- hc bi mi:
2.1: Gii thiu bi:Trc tip
2.2 . Hng dn lm bi tp:

* Bi 1:
- Yờu cu HS c Y/c bi.
+ Cõu hi dựng lm gì? cú th nhn
ra cõu hi bng du hiu no?Nêu ví
dụ?
+ Cõu k dựng lm gì? cú th nhn
ra cõu k bng du hiu no?Nêu ví
dụ?
+ Cõu khin dựng lm gỡ? cú th
nhn ra cõu khin bng du hiu no?
Nêu ví dụ?
+ Cõu cm dựng lm gỡ? cú th
nhn ra cõu cm bng dỏu hiu no?
Nêu ví dụ?
- Nhn xột cõu tr li ca hc sinh.
- Treo bng ph cú ghi sn ni
dung cn ghi nh.
*. Bi 2:
Gi HS c Y/c bi.
- Cú nhng kiu cõu k no? Ch
ng, V ng trong kiu cõu ú tr li
cho cõu hi no?
-1 HS c.
- HS ni tip nhau tr li.
-Câu hỏi dùng hi iu cha bit. Cui
cõu cú du hi(?)
VD:Bạn đã làm bài tập toán cha?
-Câu kể dùng để k s vic.Cui cõu cú
du chm(.)hoc du hai chm.(:)
VD:Hôm nay,bạn Lan ở nhà giúp mẹ làm

rất nhiều việc.
-Câu khiến dùng để yờu cu, ngh.
Trong cõu cú t hóy.
VD:Cậu hãy giúp tớ trực nhật đi!
-Bc l t/cm xỳc.Trong cõu cú cỏc t
quỏ, õu. Cui cõu có du chm than,(!)
VD:Mẹ đi đâu mà lâu thế!
- 1 HS c.
- Ni tip nhau tr li.
- 1 HS c.
__________________________________________________________________________________
_________GV: Nguyn Vn Ton
22
Một số biện pháp sửa lỗi câu cho học sinh lớp 5
- Treo bảng phụ ghi nội dung cầc
ghi nhớ y/c HS đọc.
- Y.c HS tự làm bài tập trong
nhóm- GV gợi ý HS cách làm bài.
- GV chốt lời giải đúng.
- 4 HS thảo luận làm bài
1. Câu kể: Ai làm gì:
+ Cách đây không lâu// lãnh đạo Hội đồng thành phố Not-ting-ghêm ở nước
TN CN
Anh/ đã quyết định phạt tiền các công chức nói hoặc viết tiếng Anh không
VN
chuẩn.
+ Ông chủ tịch Hội đồng thành phố / tuyên bố sẽ không kí bất cứ một văn bản
CN VN
nào có lỗi ngữ pháp và chính tả.
Câu kể Ai thế nào:

+ Theo quyết định này, mỗi lần mắc lỗi // công chức / sẽ bị phạt một bảng.
TN CN VN
+ Số công chức trong thành phố / khá đông.
CN VN
Câu kể: Ai là gì:
+ Đây / là một biện pháp mạnh nhằm giữ gìn sự trong sáng của tiềng Anh
CN VN
3.Củng cố - Dặn dò:
-Gọi HS nhắc lại nội dung bài .
-GV nhận xét.
*Tự nhận xét về giờ dạy.
Qua giờ dạy luyện từ và câu tôi đã ôn tập để khắc sâu về câu hỏi, câu kể, câu
cảm, câu khiến .Ôn tập về các kiểu câu kể: Ai làm gì?, Ai thế nào? Ai là gì?và định
__________________________________________________________________________________
_________GV: Nguyễn Văn Toản
23
Một số biện pháp sửa lỗi câu cho học sinh lớp 5
đúng các thành phần VN,VN,TN trong từng câu.Hầu hết các em nắm bài chắc vận
dụng vào bài tập tương đối tốt.
Tập làm văn
Trả bài văn viết
Đề bài: Em hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã học.
- Học sinh nhắc lại đề bài giờ trước.
Phân tích đề:
-Đề bài thuộc loại văn nào?
- Nội dung yêu cầu gi?
Dàn bài:
- Bài văn gồm mấy phần ?
- Mở bài cần nêu gì?
- Thân bài cần nêu g×?

- Kết luận nêu gì?
- Đề bài thuộc loại văn kể chuyện
- Câu chuyện mà em thích nhất trong
những truyện đã học
- 3 phần: mở bài, thân bài, kết luận
- Giới thiệu về câu truyện mình kể
- Nêu diễn biến của truyện
- Tự rút ra cho mình bài học

Giáo viên nêu lại dàn bài và cho hai HS nhắc lại nhận xét bài làm của mình.
• Ưu điểm: Các em đã xác định đúng yêu cầu của bài. Đã kể lại toàn bộ diễn
biến của câu chuyện, Các em đã biết lựa chọn sắp xếp hình ảnh một cách sinh
động, hợp lí. Bố cục bài văn rõ ràng đầy đủ cả 3 phần.Một số em đã biết liên hệ
chặt chẽ giữa các tình tiết, yếu tố với nhau. Đặc biệt một số em đã biết sáng tạo
trong việc miêu tả hình dáng các con vật, và về tâm trạng của mình khi kể đó là các
em : Ba, Múi, Nhiên
• Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm mà các em đạt được ở trên, vẫn còn
một số tồn tại sau:
- Câu các em viết còn thiếu bộ phận chủ ngữ như bài của bạn Thắng, Sẵn
Em Ba viết: “Sáng nay vừa tỉnh dậy không thấy con cún đâu” trong truyện (cô chủ
không biết quí tình bạn).
Tôi đã tiến hành cho học sinh sửa như sau:
__________________________________________________________________________________
_________GV: Nguyễn Văn Toản
24
Một số biện pháp sửa lỗi câu cho học sinh lớp 5
Hoạt động dạy Hoạt động học
Câu của bạn Quí viết các em có biết ai
vừa tỉnh dậy không?
+ Câu đó đã diễn tả được một ý trọn vẹn

chưa?
+ Câu trên còn thiếu bộ phận nào?
+ Nguyên nhân vì sao bạn thiêú chủ
ngữ? +Vậy em sửa câu này ntn?
+ Sáng nay là chủ ngữ
- Câu các em viết thiếu thành phần vị
ngữ:
Ví dụ: Câu của bạn Luật viết :
‘’Một ngày nọ bà hàng xóm bên cạnh
nhà tôi”.
Tôi cho học sinh phân tích sửa chữa:
+ Đọc câu trên các em có biết bạn đang
diễn tả điều gì không?
+Câu trên đã là một câu?
+ Theo em câu trên còn thiếu bộ phận
nào? Tại sao lại thiÕu
?
+Vậy câu này sửa lại ntn ?
Ví dụ bài của Th¾ng viết:
‘’Buổi sáng nào cũng vậy “.
- Tôi cho học sinh sửa:
+Theo em câu của bạn đã viết đúng
chưa? - Câu của bạn viết thiếu g× ?
- Tại sao bạn lại thiếu?
- Không.
- Chưa
- Chủ ngữ
- Vì bạn nhầm
- Sáng nay em vừa tỉnh dậy đã không
thÊy con cón ®©u.

- Không.
- Chưa.
- Câu thiếu thành phần vị ngữ. Bạn
thiếu vÞ ng÷
bạn nhầm (bên cạnh nhà tôi ) là vị ngữ.
- Một ngày nọ bà hàng xóm
bên cạnh nhà tôi mua về một con gà
mái đẹp tuyệt vời.

- Chưa.
- Thiếu chủ ngữ và vị
ngữ.
- Vì bạn nhầm thành phụ phần là thành
__________________________________________________________________________________
_________GV: Nguyễn Văn Toản
25

×