Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Giáo án địa lí lớp 9 cả năm đầy đủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.28 KB, 107 trang )

Ngày soạn:20/8/2013 ĐỊA LÍ VIỆT NAM.
Ngày giảng: Tuần 1: ĐỊA LÍ DÂN CƯ.
Tiết 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM.
I/ Mục tiêu bài học:
* Kiến thức:
- Học sinh biết được nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Kinh có số dân đông
nhất. Các dân tộc của nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng
và bảo vệ đất nước.
- Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta.
* Kĩ năng: Xác định trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của các dân tộc
.Phân tích bảng số liệu về số dân theo thành phần dân tộc. Thu thập thông tin về
một dân tộc
* Thái độ: Giáo dục tinh thần tôn trọng, đoàn kết các dân tộc.
II/ Phương tiên dạy học:
- Bản đồ phân bố dân tộc Việt Nam.Tranh ảnh 1 số dân tộc Việt nam.
III/ Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận nhóm.
IV/ Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định: G/V giới thiệu chương trình địa lí lớp 9 ( 2 phút )
2/ Bài mới: G/V giới thiệu bài ( 1 phút )
Việt nam là quốc gia nhiều dân tộc. các dân tộc đã sát cánh bên nhau trong suốt
quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Vậy nước ta có bao nhiêu dân tộc? Địa
bàn cư trú của các dân tộc như thế nào ? Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này trong
bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Hoạt động 1: Cá nhân (20 phút )
? Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Kể tên 1
số dân tộc mà em biết?
? Quan sát H1,1 cho biết dân tộc nào có số
dân đông nhất? Chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
?Sau dân tộc Việt đến dân tộc nào?(B 1.1)
-G/V cho H/S xem tranh ảnh 1 số dân tộc


tiêu biểu.
? Các dân tộc trong ảnh có đậc điểm gì
khác nhau?( trang phục, ngôn ngữ, quần cư,
phong tục tập quán…) Nền văn hoá
VN phong phú, đa dạng.
- G/V bổ sung: VN là 1 trong những nơi
xuất hiên loài người rất sớm. Nước ta nằm
ở khu vực ĐNÁ, là điểm giao thoa của
nhiều tộc người với những nền văn hoá
khác nhau. 54 dân tộc thuộc 3 dòng:
+ Dòng Nam Á: Việt, Mường, Tày, Thái,
Mông, Dao…
+ Dòng Nam Đảo: Gia Rai, Chăm…
+ Dòng Hán Tạng: Hán ,Tạng:
I/ Các dân tộc ở Việt Nam:
- Nước ta có 54 dân tộc.
- Dân tộc Việt ( Kinh ) chiếm đa
số( 86,2%)
- Mỗi dân tộc có 1 nét văn hoá
riêng thể hiện trong trang phục,
ngôn ngữ, quần cư, phong tục tập
quán.

1
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
? Dựa vào SGK và hiểu biết của mình em
hãy nêu đặc điểm của dân tộc Việt ( kinh
nghiệm sản xuất, nghề truyền thống)
? Đặc điểm dân tộc ít người em biết ( kinh
nghiệm sản xuất, nghề truyền thống)?

? Địa phương em có dân tộc gì? Đặc điểm
của dân tộc đó?
? Vai trò của người Việt định cư nước
ngoài đối với đất nước?
? Theo em các dân tộc VN chung sống với
nhau như thế nào?
? Phân tích, chứng minh các dân tộc chung
sống bình đẳng, đoàn kết?
- G/V treo bản đồ phân bố các dân tộc. Địa
bàn phân bố các dân tộc như thế nào?
Chúng ta cùng tìm hiểu phầnII
- Hoạt động II: nhóm/ cặp ( 15 phút )
? Bằng hiểu biết của mình em hãy cho biết
dân tộc Việt phân bố chủ yếu ở đâu?
? Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở
đâu?
- G/V cho H/S thảo luận nhóm tìm hiểu sự
phân bố của các dân tộc thiểu số ( 6 nhóm,
2 nhóm tìm hiểu sự phân bố các dân tộc của
1 khu vực
Khu vực Dân tộc chủ yếu
Núi & trung du BB
Trường sơn- Tây
nguyên

Cực NTB & NB
- G/V cho đại diện học sinh lên báo cáo và
xác định trên bản đồ vùng phân bố của các
dân tộc tiêu biểu.
? Theo em sự phân bố và đời sống của các

dân tộc ít người hiện nay có gì thay đổi?
Nguyên nhân?
- Các dân tộc sống bình đẳng,
đoàn kết trong quá trình xây dựng
và bảo vệ tổ quốc.
II/ Phân bố các dân tộc:
1/ Dân tộc Việt (Kinh ): Phân bố
rộng khắp cả nước,tập trung nhiều
ở đồng bằng, trung du, duyên hải.
2/ Các dân tộc ít người: Chủ yếu
ở miền núi và trung du.
a/ Trung du và miền núi Bắc bộ:
(30 đân tộc):
- Ở vùng thấp:
*Tả ngạn sông Hồng: Tày , Nùng.
* Hữu ngạn sông Hồng: Thái,
Mường.
- Ở vùng cao: Dao, Mông.
b/ Khu vực Trường Sơn, Tây
nguyên: ( 20 dân tộc ) Chủ yếu là
người Êđê, Gia Rai, Cơ ho…
c/ Cực NTB& NB: Chăm, Hoa,
Khơ me
4/ Củng cố: ( 5 phút )
- Kể tên các dân tộc cư trú ở đồng bằng?
- Trình bày tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta?
5/ Dặn dò: (2 phút )
- Làm bài tập số 3 SGK, bài 1 TBĐ.
- Chuẩn bị bài mới: Dân số đông, tăng nhanh dẫn đến hậu quả gì?
2

Ngày soạn: 20/8/2013 Tuần 1-Tiết 2: Bài 2
Ngày giảng: 23/8/13 DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ.
I/ Mục tiêu bài học:
* Kiến thức:
- Biết số dân nước ta năm 2002, 2003.
- Hiểu và trình bày được tình hìmh gia tăng dân số , nguyên nhân , hậu
quả. Biết sự thay đổi cơ cấu dân số, xu hướng thay đổi cơ cấu, nguyên nhân.
* Kỹ năng:
- Thu thập và xử lí thông tin từ lược đồ, bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu và
bài viết để tìm hiểu về đặc điểm dân số Việt Nam.
- Phân tích mối quan hệ giữa gia tăng dân số và cơ cấu dân số với sự phát
triển KT-XH.
*Kỹ năng sống:Tư duy, giao tiếp , làm chủ bản thân
- Thái độ: Trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần giảm thỉ lệ tăng
dân số.
II/ Phương tiện dạy học:
- Biểu đồ dân số ( Phóng to theo SGK )
- Tranh ảnh hậu quả bùng nổ dân số đến môi trường, chất lượng cuộc
sống.
III/ Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm.chia sẻ ,động não ,tranh luận
IV/ Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định: (1 phút )
2/ Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút ) Nước ta có bao nhiêu dân tộc. Trình bày tình
hình phân bố các dân tộc ở nước ta?
3/ Bài mới: G/V giới thiệu bài (1 phút )
Dân số và sự gia tăng dân số có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển KT-XH của
đất nước. Trên đất nước ta vấn đề dân số, sự gia tăng dân số, cơ cấu dân số của
nước ta có đặc điểm gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này trong bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Hoạt động 1: Cá nhân (4 phút )

? Dựa vào SGK em hãy cho biết số dân nước ta năm
2002, 2003? Năm 2009: 85.789.573 người
- G/V cho H/S xem bảng số liệu dân số VN so với
thế giới năm 2009 ( đơn vị triệu người )
1/ T Quốc 1306 8/ Nga 143
2/ Ấn Độ 1069 9/ Nigiê ria 128
3/ Hoa Kỳ 295 10/ Nhật 127
4/ In Đô 241 11/ Mêhicô 106
5/ Bra xin 186 12/ Philippin 86
6/ Pakixtan 162 13/ Việt Nam 85.789573
7/ Băngladet 144 -Diện tích VN đứng thứ 58 trên
thế giới.
? Em có nhận xét gì về thứ hạng diện tích và số dân
VN so với các nước trên thế giới ?
I/ Số dân:
- Năm 2003: 80,9 tr người
- VN là nước có số dân
đông trên thế giới( đứng 3
ĐNÁ, dứng 13 trên thế
giới)
3
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Tình hình gia tăng dân số VN hiện nay như thế nào
Ảnh hưởng của gia tăng dân số đến chất lượng cuộc
sống ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu phần 2
Hoạt động 2:cá nhân,thảo luận nhóm (20 phút)
- G/V hướng dẫn H/S quan sát biểu đồ H2.1
? Em có nhận xét gì về tình hình tăng dân sốnước ta
từ năm 1954 đến năm 2003?
? Dân số tăng nhanh dẫn đến hiện tượng gì?

- G/V cho H/S đọc thuật ngữ” Bùng nổ dân số”.
? Quan sát H2.1 nhận xét đường biểu diễn tỉ lệ tăng
tự nhiên qua từng giai đoạn?
- 1954 -1960 tăng 1,2% - 3,8%
- 1960 - 1965 giảm 3,8% - 2,8%
- 1965 - 1970 tăng 2,8% -3,3%
- 1970 đến nay giảm còn 1,4%, hiện nay 1,2%
? Vì sao tỉ lệ tăng tự nhiên hiện nay giảm?
? Vì sao tỉ lệ tăng tự nhiên hiện nay giảm nhưng dân
số vẫn tăng nhanh? ( số dân đông, cơ cấu dân số trẻ,
số người ở độ tuổi sinh đẻ cao)
? Dân số đông và tăng nhanh đem lại thuận lợi gì?
(lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn)
-Vậy tại sao ta thực hiện chính sách dân số?
-G/V cho H/S thảo luận nhóm( mỗi nhóm 1 vấn đề)
? Dân số đông và tăng nhanh dẫn đến hậu quả gì đối
với KT,XH,MT?
-KT: KT chậm phát triển.
- XH: Gây sức ép cho giải quyết việc làm , GD,YT,
mức sống thấp.
- MT: Tài nguyên cạn kiệt, MT ô nhiễm.
-G/V cho H/S xem tranh minh hoạ hậu quả
? Nêu lợi ích của việc giảm tỉ lệ tăng tự nhiên ở
nước ta đối với KT,XH,MT?
-G/V cho H/S báo cáo và chuẩn xác kiến thức

G/D H/S ý thức quy mô gia đình nhỏ.
? Quan sát bảng 2,1 xác định các vùng có tỉ lệ tăng
tự nhiên cao nhất, thấp nhất?
? Các vùng có tỉ lệ tăng tự nhiên cao hơn mức trung

bình cả nước?
? So sánh tỉ lệ tăng tự nhiên giữa các vùng rút ra
nhận xét gì?
-Vùng có mức sống cao có tỉ lệ gia tăng tự nhiên
thấp

Ý nghĩa của việc nâng cao dân trí và mức
sống
II/ Gia tăng dân số:
-Từ năm 1954- 2003 dân
số nước ta tăng nhanh liên
tục.
- Từ cuối những năm 50
của TK XX nước ta có
hiện tượng “ Bùng nổ dân
số”
- Nhờ thực hiện tốt chính
sách dân số và KHHGĐ
nên tỉ lệ tăng tự nhiên có
xu hướng giảm ( 1,43%
năm 2002)
- Tỉ lệ tăng tự nhiên miền
núi > đồng bằng; nông
thôn> thành thị.
4
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Hoạt động 3: Cá nhân ( 8 phút )
? Dựa vào bảng 2.2 cho biết cơ cấu dân số theo độ
tuổi VN thời kì 79-99 thay đổi như thế nào?
? Ý nghĩa của việc thay đổi cơ cấu dân số theo độ

tuổi?
? Quan sát bảng 2.2 cho biết sự thay đổi cơ cấu dân
số theo giới tính?
- G/V giải thích tỉ số giới tính và sự khác nhau về tỉ
lệ giới tính giữa các vùng
III/ Cơ cấu dân số:
a/ Cơ cấu dân số theo độ
tuổi:
- Nước ta có cơ cấu dân
số trẻ.
-Cơ cấu dân số đang có sự
thay đổi:Tỉ lệ trẻ em giảm
xuống, tỉ lệ người trong
và trên độ tuổi lao động
tăng lên
b/ Theo giới tính:Tỉ lệ
giới tính đang ngày càng
cân bằng
4/ Củng cố: Trình bày hậu quả của việc gia tăng dân số nhanh của nước ta ?
Hướng dẫn học sinh làm bài tập số 3 SGK.(5 phút)
5/ Dặn dò: Làm bài tập số 2 TBD
Chuẩn bị bài mới :Dân cư nước ta phân bố như thế nào?Giải tại sao
lại phân bố như vậy?( 1 phút )
5
Ngày soạn: 24/8/2013 Tuần 2 -Tiết 3 Bài 3
Ngày giảng: 27/8/13 PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ.
I/ Mục tiêu bài học:
* Kiến thức:
- Hiểu và trình bày được đặc điểm MĐ DS và phân bố dân cư của nước ta.
- Phân biệt được sự khác nhau giữa các loại hình quần cư , giải thích

nguyên nhân của sự khác nhau đó. Trình bày quá trình đô thị hoá ở nước ta.
* Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích lược đồ phân bố dân cư, đô thị
VN, một số bảng số liệu dân cư để thu thập thông tin.
*Kỹ năng sống:Tư duy, giao tiếp , làm chủ bản thân,giải quyết vấn đề ,tự
nhận thức
* Thái độ:
-Ý thức được sự cần thiết phải phát triển đô thị trên cơ sở phát triển công
nghiệp, BVMT nơi đang sống.
- Trách nhiệm của bản thân trong việc chấp hành các chính sách nhà nước
về phân bố dân cư.
II/ Phuơng tiện dạy học: - Bản đồ tự nhiên, phân bố dân cư và đô thị VN.
- Tranh ảnh về nhà ở, một số hình thức quần cư ở VN
- Bảng thống kê MĐ DS một số quốc gia và đô thị ở VN
III/ Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận nhóm. Cặp đôi,giaỉ quyết vấn đề
IV/ Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định: (1 phút )
2/ Kiểm tra bài cũ: (5 phút )
- Cho biết số dân VN năm 2002 và tình hình gia tăng dân số ở nước ta?
- Phân tích ý nghĩa của sự giảm tỉ lệ tăng dân số tự nhiênvà thay đổi cơ
cấu dân số của nước ta ( đối với KT,XH,MT)
3/ Bài mới: G/V giới thiệu bài (1 phút )
Sự phân bố dân cư ở nước ta phụ thuộc vào nhân tố tự nhiên,KT-XH, lịch sử…
Tuỳ theo thời gian và lãnh thổ cụ thể các nhân tố ấy tác động với nhau tạo nên
sự phân bố dân cư và loại hình quần cư. Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này trong
bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Hoạt động 1: Nhóm/cặp (15 phút )
- G/V cho H/S quan sát,so sánh MĐ DS nước
ta với 1 số nước trong khu vực & trên thế giới
Năm 2003 ( ng/km

2
)
Quốc gia – MĐ DS Quốc gia – MĐ DS
Toàn thế giới 47
Bru nây 69
Campuchia 68
Đông ti mo 54
In đô 125
Lào 25
Malai xia 75
Mianma 73
Phi lip pin 272
Thái Lan 124
Trung Quốc 134
Nhật Bản 337
Việt Nam 246
( hiện nay 254)
? Em hãy so sánh MĐ DS nước ta với MĐ
I/ Mật độ dân số và phân bố
dân cư:
1/ Mật độ dân số:
6
DS trung bình thế giới? ( gấp 5,2 lần )
? So sánh MĐ DS nước ta với các nước trong
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
khu vực và trên thế giới?
? Qua so sánh các số liệu trên rút ra đặc điểm
MĐ DS nước ta?Vì sao nước ta có MĐ DS
cao?
? Quan sát bảng 3.2 nhận xét sự thay đổi MĐ

DS ở các vùng của nước ta qua các năm?
- Dân cư nước ta phân bố như thế nào?
Chúng ta cùng tìm hiểu phần 2
-G/V treo bản đồ phân bố dân cư và đô thị
? Quan sát bản đồ, H3.1, bảng 3.2em có nhận
xét gì về sự phân bố dân cư ở nước ta?
? Dân cư tập trung đông đúc ở những vùng
nào? Đông nhất ở đâu?
? Dân cư thưa thớt ở những vùng nào? Thưa
nhất ở đâu? Giải thích tại sao dân cư lại phân
bố như vậy?
? Theo em phần lớn dân cư nước ta sống ở
nông thôn hay thành thị?Vì sao?
? Dân cư phân bố không đồng đều dẫn đến
khó khăn gì?
? Để điều chỉnh sự phân bố dân cư nhà nước
ta đã có chính sách gì?
- Do điều kiện tự nhiên , tập quán sản xuất,
sinh hoạt nên mỗi vùng có các kiểu quần cư
khác nhau. Chúng ta tìm hiểu các loại hình
quần cư.
Hoạt động 2: Cá nhân (12 phút )
? Dựa vào SGK và hiểu biết thực tế,em hãy
cho biết đặc điểm chung của quần cư nông
thôn? Vì sao các làng, bản xa cách nhau?
? Hãy cho biết sự khác nhau của quần cư
nông thôn ở các vùng?( quy mô, tên gọi, MĐ
nhà, cách bố trí không gian trong nhà)
- G/V liên hệ thực tế để khắc sâu quần cư
nông thôn.

? Theo em quần cư nông thôn hiện nay có gì
thay đổi so với trước? ( đường, trường, trạm,
nhà cửa, lối sống, tỉ lệ người phi NN )
? Đặc điểm của quần cư thành thị?
- Nước ta có MĐ DS cao (246
ng/km
2
năm 2003) và ngày càng
tăng.
2/Phân bố dân cư:
Dân cư nước ta phân bố không
đồng đều:
- Dân cư tập trung đông ở đồng
bằng ven biển và các đô thị.
Miền núi và Tây Nguyên dân cư
thưa thớt.
- Phần lớn dân cư sống ở nông
thôn (74%) (năm 2009: 70,4%)
II/ Các loại hình quần cư:
1/ Quần cư nông thôn:
Là các điểm dân cư có quy mô
dân số và tên gọi khác nhau
(làng, bản…), phân bố trải rộng
theo lãnh thổ SX nông nghiệp.
2/ Quần cư thành thị:
- MĐ DS rất cao

dẫn đến xuất
hiện kiểu nhà ống hoặc chung
cư cao tầng.

- Các thành phố là trung tâm văn
7
hoá,KT,chính trị, KHKT.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Hoạt động 3: Nhóm/ cặp (10 phút)
- G/V giải thích khái niệm đô thị hoá.Lấy ví
dụ mở rộng quy mô thành phố Đà Nẵng
? Dựa vào bảng 3.1 nhận xét về số dân thành
thị và tỉ lệ dân thành thị VN?( tốc độ tăng,
giai đoạn nào tăng nhanh nhất)
? Sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh
quá trình đô thị hoá ở nước ta như thế nào?
? So với các nước trên thế giới tỉ lệ dân thành
thị và quy mô đô thị nước ta như thế nào?
? Dựa vào bản đồ nhận xét sự phân bố đô thị
của nước ta? Giải thích sự phân bố đó?
? Dân cư tập trung quá đông ở các thảnh phố
lớn dẫn đến khó khăn gì?
III/ Đô thị hoá:
- Quá trình đô thị hoá ở nước ta
diễn ra với tốc độ cao, Tuy
nhiên trình độ đô thị hoá còn
thấp.
- Các đô thị phân bố tập trung ở
vùng đồng bằng, ven biển
4/ Củng cố : (2 phút )
Qua bảng 3.2 nhận xét sự phân bố dân cư và sự thay đổi MĐ DS các vùng ở
nước ta?
5/ Dặn dò: (1 phút )

- Làm bài tập số 3 TBĐ
- Chuẩn bị bài mới: Nguồn lao động nước ta có những mặt mạnh và hạn
chế nào? Để nâng cao chất lượng nguồn lao động cần có biện pháp gì?
8
Ngày soạn: 26/8/2011 Tuần 2- Tiết 4:
Ngày giảng: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM - CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG.
I/ Mục tiêu bài học:
* Kiến thức:
- Hiểu và trình bày được đặc điểm nguồn LĐ & việc sử dụng LĐ ở VN.
- Biết được sức ép dân số đối với việc giải quyết việc làm
- Biết được hiện trạng chất lượng cuộc sống và việc nâng cao chất lượng
cuộc sống của nhân dân ta.Biết môi trường sống nhiều nơi ô nhiễm gây ảnh
hưởng đến sức khỏe người dân.
* Kỹ năng: Biết nhận xét, phân tích các biểu đồ, bảng số liệu về cơ cấu
lao động, cơ cấu sử dụng lao động.
- Phân tích mối quan hệ giữa môi trường sống và chất lượng cuộc sống,
* Thái độ: Ý thức rèn luyện, học tập để nâng cao thể lực, trình độ.
II/ Phương tiện dạy học: Biểu đồ cơ cấu LĐ, Bảng thống kê về sử dụng LĐ.
III/ Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận nhóm.
IV/ Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định(1 phút )
2/ Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
- Trình bày đặc điểm phân bố dân cư nước ta?
- Nêu đặc điểm các loại hình quần cư?
3/ Bài mới : G/V giới thiệu bài (1 phút )
Nước ta có dân số đông nên nguồn lao động dồi dào. Nguồn lao động
nước ta có đặc điểm gì, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động cũng như
chất lượng cuộc sống của nhân dân ta hiện nay như thế nào? Chúng ta sẽ tìm
hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: Cá nhân ( 12 phút )
- G/V treo biểu đồ cơ cấu LĐ phân theo
đào tạo và thành thị, nông thôn.
? Dựa vào SGK và hiểu biết của mình hãy
cho biết nguồn lao động nước ta có những
mặt mạnh và hạn chế nào? ( số lượng, chất
lượng).

Thuận lợi & khó khăn gì?
? Quan sát H4.1 nhận xét cơ cấu lực lượng
LĐ giữa thành thị và nông thôn? Giải thích
nguyên nhân?
? Để nâng cao chất lượng nguồn lao động
cần có những biện pháp gì?( nâng cao trình
độ văn hoá, dạy nghề…)
- G/V thuyết trình về những cố gắng của
nhà nước trong việc sử dụng LĐ giai đoạn
1991 -2000
? Quan sát H4.2 nêu nhận xét về cơ cấu và
I/ Nguồn lao động và sử dụng lao
động:
1/ Nguồn lao động:
- Nguồn lao động nước ta dồi dào
và tăng nhanh
- Lực lượng LĐ hạn chế về thể lực
& trình độ chuyên môn ( 78,8%
không qua đào tạo), năng suất thấp
2/ Sử dụng lao động:
- Số LĐ có việc làm ngày càng
tăng.

- Tỉ lệ lao động trong khu vực
9
sự thay đổi cơ cấu LĐ theo ngành ở nước
ta? Giải thích tại sao?
nông lâm ngư nghiệp còn rất lớn.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Hoạt động 2: Nhóm/cặp (12 phút )
? Tại sao nói việc làm đang là vấn đề xã hội
gay gắt ở nước ta?
? Tại sao tỉ lệ lao động thất nghiệp & thiếu
việc làm rất cao nhưng lại thiếu lao động
trong các khu vực cơ sở kinh doanh, khu dự
án công nghệ cao?
? Để giải quyết việc làm cho người lao
động cần phải làm gì?
Hoạt động 3: Cá nhân (9 phút )
- G/V cho H/S biết chỉ số HDI( chỉ số phát
triển con người gồm: Tuổi thọ bình quân, tỉ
lệ người lớn biết chữ, GDP đầu người.
-VN xếp thứ 109/ 175 quốc gia.
? Vì sao chất lượng cuộc sống của nhân dân
ta còn hạn chế?
? Em có nhận xét gì về chất lượng cuộc
sống giữa các vùng, giữa các tầng lớp nhân
dân ?
? Qua thực tế em thấy chất lượng cuộc sống
hiện nay của nhân dân ta như thế nào so với
trước? Nêu dẫn chứng nói lên chất lượng
cuộc sống của nhân dân đang được cải
thiện?

- Cơ cấu sử dụng lao động của
nước ta đang thay đổi: Tỉ lệ lao
động trong khu vực công nghiệp,
dịch vụ tăng lên.
II/ Vấn đề việc làm:
- Ở nông thôn: Thiếu việc làm
( thời gian rỗi 22,3% ).
- Thành thị: thất nghiệp 6%.
* Hướng giải quyết:
- Thực hiện tốt chính sách dân số.
Điều chỉnh phân bố LĐ và dân cư.
-Đa dạng hoá hoạt động KT ở NT.
- Phát triển CN, dịch vụ ở đô thị.
- Đa dạng hoá các loại hình đào
tạo, đẩy mạnh hướng nghiệp, dạy
nghề, giới thiệu việc làm.
III/ Chất lượng cuộc sống:
- Chất lượng cuộc sống của nhân
dân ta còn thấp, còn chênh lệch
giữa các vùng, giữa các tầng lớp
nhân dân.
- Chất lượng cuộc sống đang được
cải thiện.
4/Củng cố : Tại sao giải quyết việc làm dang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta
( số lượng,chất lượng lao động,KT chưa phát triển)(3 phút)
5/Dặn dò : Làm bài tập số 3 sách giáo khoa ,bài tập ở TBD.
Chuẩn bị thực hành và kiểm tra 15 phút :Ôn chương địa lí dân cư.

So sánh 2 tháp dân số theo câu hỏi 1 SGK.
10

Ngày soạn: 01/9/2013 Tuần 3 -Tiết 5: Bài 5
Ngày giảng: 03/9/13
THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN SỐ
NĂM 1998 VÀ NĂM 1999.
I/ Mục tiêu bài học:
* Kiến thức:
- Biết cách so sánh, phân tích tháp dân số.
- Tìm được sự thay đổi & xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở
nước ta.
- Xác định được mối quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân sốtheo
độ tuổi; giữa dân số và sự phát triển KT-XH của đất nước.
* Kỹ năng: Rèn luyện, củng cố và hình thành ở mức độ cao kỹ năng đọc
và phân tích, so sánh tháp tuổi để giải thích xu hướng thay đổi cơ cấu theo độ
tuổi; các thuận lợi , khó khăn và giải pháp trong chính sách dân số.
*Kỹ năng sống:Tư duy, giao tiếp , làm chủ bản thân,giải quyết vấn đề ,tự
nhận thức
II/ Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định: (1 phút )
2/ Kiểm ttra 15 phút
3/ Thực hành: G/V giới thiệu bài: ( 2 phút )
Kết cấu dân số theo tuổi trên phạm vi cả nước có ý nghĩa quan trọng, nó
thể hiện tổng hợp tình hình sinh tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn
lao động. Kết cấu dân số theo độ tuổi và theo giới được thể hiện trực quan bằng
tháp dân số.
Để hiểu rõ hơn đặc điểm cơ cấu dân số theo tuổi ở nuớc ta có những
chuyển biến gì trong những năm qua. Ảnh hưởng của nó đến sự phát triển KT-
XH như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài thực hành hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Hoạt động 1`: Cá nhân (10
phút )

- G/V yêu cầu H/S phân
tích, so sánh 2 tháp tuổi
theo yêu cầu câu 1.

tháp dân số trẻ
G/V giải thích cho H/S tỉ số
phụ thuộc, cách tính tỉ số
phụ thuộc.
? Tỉ số phụ thuộc nước ta
1/ Phân tích, so sánh 2 tháp tuổi:
Nội dung 1989 1999
Hình dạng của tháp Đỉnh nhọn,
đáy rộng.
Đỉnh nhọn,
đáy rộng.
Chân đáy
thu hẹp
hơn năm
89
Cơ cấu dân số theo
độ tuổi
- Dưới LĐ( 0-14)
- Trong LĐ( 15 -59)
- Ngoài LĐ ( > 60)
39%
53,8%
7,2%
33,5%
58,4%
8,1%

Tỉ số phụ thuộc 86% 71%
11
năm 89 là 86% có nghĩa là
gì?
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Hoạt động 2: TL nhóm ( 9
phút )
G/V cho H/S thảo luận 2
nội dung:
? Dựa vào bảng số liệu
nhận xét sự thay đổi cơ cấu
dân số theo độ tuổi?
? Giải thích nguyên nhân
dẫn đến sự thay đổi đó?
Hoạt động 3: cặp đôi (6
phút )
Cơ cấu dân số theo độ tuổi
nước ta có những thuận lợi
và khó khăn gì cho sự phát
triển KT-XH?
? Chúng ta cần có những
biện pháp gì để khắc phục
khó khăn này?
- Đai diện một số cặp trình
bày ( thể hiện bằng bản đồ
tư duy)
2/Nhận xét sự thay đổi cơ cấu dân số .Giải thích
nguyên nhân :
- Nhận xét: Tỉ lệ người dưới tuổi lao động đang
giảm xuống; người trong tuổi lao động và trên lao

động tăng lên.
- Nguyên nhân :
* Do người dân thực hiện tốt chính sách dân số
KHHGĐ.
* Chất lượng cuộc sống nhân dân ngày càng được
cải thiện.
3/ Thuận lợi và khó khăn của cơ cấu dân số
theo độ tuổi cho sự phát triển KT-XH:
* Thuận lợi:
- Có nguồn lao động dồi dào.
- Một thị trường tiêu thụ mạnh.
* Khó khăn:
- Gây sức ép cho việc giải quyết việc làm.
- Tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm.
- Chất lượng cuộc sống thấp.
* Biện pháp khắc phục:
-Giảm tỉ lệ sinh bằng cách thực hiện KHHGĐ,
nâng cao chất lượng cuộc sống
4/ Củng cố: (1 phút ) G/V đánh giá tiết thực hành.
5/ Dặn dò: (2 phút )
- Chuẩn bị bài mới:
* Đặc điểm nền kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới.
* Tìm hiểu thuật ngữ: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vùng kinh tế trọng
điểm.
12
Ngày soạn: 4/9/2013 Tuần 3 -Tiết 6: ĐỊA LÍ KINH TẾ
Ngày giảng: 06/9/13
Bài 6 SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM.
I/ Mục tiêu bài học:
* Kiến thức:

- H/S có những hiểu biết về quá trình phát triển KT nước ta trong những
năm gần đây.
- Hiểu được xu hướng chuyển dịch cơ cấu KT, những thành tựu và khó
khăn trong quá trình phát triển.
* Kỹ năng: Rèn kĩ năng phân tích biểu đồ về quá trình diễn biến của hiện
tượng địa lí. Kĩ năng đọc bản đồ, vẽ biểu đồ cơ cấu và nhận xét biểu đồ.
*Kỹ năng sống: Tư duy , giao tiếp , tự nhận thức
II/ Phương tiện dạy học: - Bản đồ hành chính VN.
- Biểu đò về sự chuyển dịch cơ cấu GDP ( 91 -02 )
III/ Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận nhóm.cá nhân , trình bày một phút
IV/ Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định (1 phút )
2/ Bài mới: G/V giới thiệu bài ( 1 phút )
Nền kinh tế nước ta trải qua quá trình phát triển lâu dài và nhiều khó khăn, Năm
1986 nước ta bắt đầu công cuộc đổi mới. Từ đó đến nay nền kinh tế nước ta
chuyển bién như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Hoạt động 1: Cá nhân, nhóm/ cặp (20 phút )
- G/V cho H/S đọc thuật ngữ” Chuyển dịch
cơ cấu KT “
? Dựa vào SGK cho biết sự chuyển dịch cơ
cấu KT thể hiện ở những mặt nào?
-G/V treo H6.1 phóng to lên bảng.
? Dựa vào H6.1 hãy phân tích xu hướng
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế?
- G/V hướng dẫn H/S nhận xét xu hướng
thay đổi của từng đường biểu diễn- quan hệ
giữa các đường.
? Nguyên nhân của sự chuyển dịch đó?
Tỉ trọng NN giảm chứng tỉ từ nước NN sang

nước CN.
Tỉ trọng CN tăng thể hiện quá trình CNH-
HĐH đang tiến triển.
DV giảm do khủng hoảng tài chính năm 97.
- G/V treo bản đồ hành chímh có vạch ranh
giới vùng cho H/S tìm hiểu chuyển dịch cơ
cáu lãnh thổ.
? Dựa vào H6.2 cho biết nước ta có mấy
vùng KT? Xác định và đọc tên các vùng KT
I/ Nền kinh tế nứơc ta trong
thời kì đổi mới:
1/ Sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế : là nét dặc trưng của công
cuộc đổi mới
a/ Chuyển dịch cơ cấu ngành:
-Tỉ trọng khu vực nông lâm ngư
nghiệp trong GDP giảm; tỉ trọng
khu vực CN-XD tăng.
- Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng
cao nhưng còn nhiều biến động.
b/ Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ:
13
trên bản đồ.
? Vùng KT nào không giáp biển?

Kết hợp
KT biển và đất liền là đặc trưng của các
vùng KT
- Cho H/S đọc thuật ngữ” Vùng KT trọng
điểm”.

? Xác định phạm vi các vùng KT trọng
điểm? Nêu ảnh hưởng của vùng KT trọng
điểm đến sự phát triển KT-XH.
? Sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ thể hiện
như thế nào?
?Quan sát bảng 6.1 trang 23 đọc tên các
thành phần kinh tế nước ta? Có gì khác so
với trước đổi mới?
? Thành phần KT nào giữ vai trò chủ đạo?
Công cuộc đổi mới đã đem lại cho nền KT
nước ta những thành tựu to lớn và cũng gặp
nhiều thách thức
Hoạt động 2 ( 17 phút )
Cho H/S thảo luận nhóm/ cặp
? Hãy cho biết nước ta đã đạt được những
thành tựu to lớn nào?
? Những khó khăn cần vượt qua để phát
triển kinh té hiện nay là gì?
? Khi hội nhập vào nèn kinh tế thế giới ta
gặp khó khăn thách thức nào?
- Hình thành các vùng chuyên
canh NN, các lãnh thổ tập trung
công nghiệp, dịch vụ
c/ Chuyển dịch cơ cấu thành
phần kinh tế:
Từ nền KT chủ yếu là nhà nước
và tập thể sang nền kinh tế nhiều
thành phần
2/ Những thành tựu và thách
thức:

a/ Thành tựu:
- KT tăng trưởng tương đối vững
chắc.
- Cơ cấu KT chuyển dịch theo
hướng CNH.
Hội nhập vào nền KT khu vực và
toàn cầu.
b/ Thách thức:
- Tài nguyên cạn kiệt, môi trường
ô nhiễm
- Vấn đề việc làm, phát triển văn
hoá, giáo dục,y tế, xóa đói giảm
nghèo… chưa đáp ứng được yêu
cầu của xã hội.
- Những khó khăn trong quá trình
hội nhập vào nền kinh tế thế giới
4/ Củng cố: (4 phút ) Hướng dẫn H/S làm bài tập2 SGK
5/ Dặn dò: (1 phút )-Làm bài tập ở TBĐ.
-Chuẩn bị bài mới: Tự nhiên nước ta đem lại thuận lợi và khó
khăn gì cho SXNN.
14
Ngày soạn: 10/9/2011 Tuần 4 - Tiết 7:
Ngày giảng:
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP.
I/Mục triêu bài học:
* Kiến thức:
- Phân tích được các nhân tố tự nhiên,KT-XH ảnh hưởng đến sự phát triển
và phân bố nông nghiệp
* Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng đánh giá giá trị kinh tế các tài nguyên thiên nhiên.
- Lập sơ đồ hoá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp.
- Biết liên hệ thực tế địa phương.
II/Phương tiện dạy học:
- Bản đồ tự nhiênVN - Bản đồ khí hậu VN.
III/ Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận nhóm.
IV/ Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định (1 phút )
2/ Kiểm tra bài cũ: (5 phút )
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta thể hiện ở những mặt nào? Cho
biết xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành?
3/ Bài mới: G/V giới thiệu bài (1 phút )
Ngành SXNN chịu ảnh hưởng mạnh mẽư của các điều kiện tự nhiên và KT-XH.
Các điều kiện đó ảnh hưởng đến SXNN như thế nào? Chứng ta sẽ tìm hiểu trong
bài: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố NN.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Hoạt động 1: Cá nhân, nhóm/
cặp (20 phút )
? Hãy nêu các nhân tố tự nhiên
ảnh hưởng đến SXNN?
? Vai trò của đất đối với
SXNN?
- G/V treo bản đồ TNVN.
- Cho H/S hoạt động nhóm/
cặp.
? Nước ta có mấy nhóm đất
chính? Kể tên? S mỗi nhóm?
Phân bố, cây trồng thích hợp?
? Đất có phải là tài nguyên vô
tận không? Vì sao? Phải sử

dụng tài nguyên đất như thế
nào?
I/ Các nhân tố tự nhiên: tài nguyên thiên
nhiên là tiền đề cơ bản ảnh hưởng đén sự phát
triển và phân bố NN
1/ Tài nguyên đất: đa dạng
Phân bố: Miền núi và TD.
Feralit
Cây trồng thích hợp: Cây
CN dài ngày
Đất
Phân bố: Đồng bằng
Phù sa
Cây trồng thích hợp:
Lúa nước và các loại cây ngắn ngày.


15
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
- G/V treo bản đồ KHVN. Cho
H/S thảo luận nhóm
? Dựa vào kiến thức đã học ở
lớp 8 trình bày đặc điểm
KHVN?Những thuận lợi , khó
khăn do KH mang lại?
G/V cho H/S báo cáo, hoàn
thành bảng tóm tắt.
Tài nguyên nước rất quan
trọng: Nhất nước nhì phân.
? Tài nguyên nước ở nước ta

có đặc điểm gì?
? Những thuận lợi và khó khăn
do tài nguyên nước đem lại?
? Tại sao nói thuỷ lợi là biện
pháp hàng đầu trong thâm
canh NN ở nước ta?( Chống
úng mùa mưa. Cung cấp nước
tưới mùa khô. Cải tạo đất mở
rộng SX. Tăng vụ, thay đổi cơ
cấu cây trồng mùa vụ
? Trong điều kiện VN tài
nguyên sinh vật có đặc điềm
gì?
? Tài nguyên sinh vật tạo cơ
sở gì cho sự phát triển và phân
bố nông nghiệp?
Hoạt động 2: Cá nhân (15 ph)
? Nêu các nhân tố xã hội ảnh
hưởng đến sự phát triển và
phân bố NN/
- G/V cho H/S phân tích từng
nhân tố.
? Lao động nông thôn có dặc
điểm gì?
? Qua H7.2 em hãy kể tên các
cơ sở VCKT trong NN ?
? Theo em cơ sở vật chất kĩ
thuật nông nghiệp hiện naycó
gì khác so với trước đây?
2/ Tài nguyên khí hậu

Nhiệt đới ẩm
gió mùa
Thuận lợi: Tăng vụ, xen canh,
đa canh
Khó khăn: Sâu bệnh phát
triển, mùa khô thiếu nước
Phân hoá
mạnh mẽ
theo không
gian và thời
gian.
Thuận lợi: Nuôi trồng được
nhiều loại cây con nhiệt đới,
cận nhiệt, ôn đới.
Khó khăn: Bố trí mùa vụ, cây
trồng thích hợp cho từng vùng
Tai biến
thiên nhiên
Bão lụt, hạn hán…làm thiệt
hại mùa màng.
3/ Tài nguyên nước:
-Phong phú: mạng lưới sông ngòi ,ao hồ dày
đặc, nước ngầm dồi dào

cung cấp nước tưới.
- Khó khăn: Lũ lụt mùa mưa, cạn kiệt mùa khô

thiếu nước tưới
4/ Tài nguyên sinh vật phong phú là cơ sở tạo
nên các cây trồng và vật nuôi.

II/ Các nhân tố KT-XH: điều kiện KT-XH là
yếu tố quyết định đến sự phát triển
1/ Dân cư và lao động nông thôn:.chiếm tỉ lệ
cao, nhiều kinh nghiệm SXNN
2/ Cơ sở vật chất kĩ thuật:ngày càng hoàn
thiện
16
Hoạt động của thầy và trò Nôi dung
Sự phát triển CN chế biến ảnh
hưởng như thế nào đến sự phát
triển và phân bố nông nghệp?
? Hãy nêu 1 số chính sách mới
của nhà nước ta đối với NN?
? Thị trường tiêu thụ hàng NN
hiện nay như thế nào?
? Thị trường mở rộng đem lại
thuận lợi gì cho SXNN? Sự
biến động của thị trường dẫn
đến khó khăn gì? Liên hệ thực
tế địa phương để chứng minh.
? Trong các nhân tốKT-XH
trên , nhân tố nào là trung
tâm , có tác dụng mạnh mẽ
vào những điều kiện KT-XH
để thúc đẩy sự phát triển NN?
* Chính sách phát triển NN là
yếu tố quan trọng nhất thúc
đẩy sự phát triển NN:
- Khơi dậy và phát huy mặt
mạnh của người lao động.

- Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ
thuật.
- Tạo ra các mô hình phát triển
NN thích hợp.
-Mở rộng thị trường tiêu thụ
sản phẩm, thúc đẩt SXNN đa
dạng sản phẩm,ổn định đầu ra
cho sản phẩm.
3/ Chính sách phát triển nông nghiệp:có
nhiều chính sách nhằm thúc đẩy NN phát triển
4 / Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước
ngày càng được mở rộng
4/ Củng cố :( 2 phút )
-Lập sơ đồ hoá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố NN?
5/ Dặn dò:
- Làm bài tập ở TBĐ.
- Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu cơ cấu nông nghiệp, cơ cấu ngảnh trông
trọt và chăn nuôi. Vùng phân bố của ngành?
17
Ngày soạn: 08/9/2013 Tuần 4-Tiết 8-Bài 8
Ngày giảng: 10/9/13 SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP.
I/Mục tiêu bài học:
* Kiến thức:
- Trình bày được tình hình phát triển và phân bố một số cây trồng vật
nuôi chủ yếu và một số xu hướng trong phát triển nông nghiệp hiện nay.
- Nắm vững sự phân bố SXNN với sự hình thành các vùng SX tập trung,
các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu.
* Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng thu thập và xử lí thông tin từ lược đồ, bảng số liệu.
- Phân tích mối quan hệ giữa tự nhiên, KT-XH với sự phân bố một số

ngành trồng trọt, chăn nuôi.
- Kĩ năng phân tích sơ đồ ma trận về phân bố các cây công nghiệp chủ yếu
theo các vùng.
*Kỹ năng sống: Tư duy , giao tiếp ,
II/ Phương tiện dạy học: Bản đồ nông nghiệp Việt nam - Lược đồ N N.
III/ Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định: (1 phút )
2/ Kiểm tra (5 phút )
- Phân tích những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển
nông nghiệp ở nước ta?
- Phát triển và phân bố CN chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến sự
phát triển và phân bố nông nghiệp
3/ Bài mới: Nông nghiệp nước ta có những bước phát triển vững chắc,
trở thành ngành SX hàng hoá lớn. Để có những bước tiến nhảy vọt trong lĩnh
vực NN, sự phát triển và phân bố NN đã có những chuyển biến gì so với trước.
Ta cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Hoạt động 1: cá nhân , TL nhóm ( 20 ph)
? Em hãy cho biết cơ cấu của ngành NN?
? Dựa vào bảng 8.1 cho biết cơ cấu ngành
trồng trọt?
? Dựa và bảng 8.1cho biết sự thay đổi tỉ
trọng các nhóm cây lương thực và cây CN
trong cơ cấu giá trị ngành trồng trọt? Sự
thay đổi này nói lên điều gì?
-G/V cho H/S thảo luận nhóm: Nhóm 1,2
cây lương thực; nhóm 3,4 cây CN; nhóm
5,6 cây ăn quả.
+ Cơ cấu cây LT,cây CN, cây ăn quả.
+ Thành tựu SX + Vùng trọng điểm.

- G/V treo bản đồ NN sau 5 phút cho H/S
báo cáo
-G/V cho H/S phân tích bảng 8.2

thành
tựu. Giải thích tại sao ta đạt được những
* Đặc điểm chung: Phát triển vững
chắc, sản phẩm đa dạng,trồng trọt
vẫn là ngành chính
1/ Ngành trồng trọt:
- Ngành trồng trọt đang phát triển
đa dạng cây trồng.
- Chuyển mạnh sang trồng cây hàng
hoá, làm nguyên liệu cho CN chế
biến và để xuất khẩu.
1/ Cây lương thực: Lúa
Hoa màu.
- Lúa là cây lương thực chính.
- Diện tích canh tác, năng suất, sản
lượng lương thực, lương thực bình
quân đầu người đều tăng.Đứng 2
thế giới về XK gạo.
- Vùng trọng điểm: ĐBBSCL,
18
thành tựu to lớn như vậy ĐBSH
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
? Ngoài 2 vùng trọng điểm lúa còn được
trồng ở đâu?
? Giải thích sự phân bố của cây lúa?
(đồng bằng phù sa màu mỡ;cơ sở VCKT

trong NN tốt, nhất là thuỷ lợi; đông dân
cư)
? Vùng trọng điểm nào được coi là vựa lúa
số 1 của nước ta ? Tại sao?
- G/V hướng dẫn H/S quan sát bảng 8.3:
đọc ngang sẽ biết vùng phân bố chính 1
cây CN. Đọc hàng dọc sẽ biết 1 vùng có
các cây CN nào?

Cây CN hàng năm chủ
yếu ở đồng băng; cây lâu năm ở núi và
trung du.
? Vì sao cây dừa ( cây lâu năm) lại phân
bố ở ĐBSCL?
? Tại sao Tây Nguyên và ĐNB trồng được
nhiều cây CN ?
? Hãy kể cây ăn quả đặc sản miền Bắc và
miền nam mà em biết?
? Tại sao cây ăn quả tập trung ở 2 vùng
phía Nam? ( diện tích đất phù sa bồi đắp
hàngnăm lớn, khí hậu nhiệt đới gió mùa
điển hình)
Hoạt động 2: Cá nhân (14 phút )
? Cơ cấu ngành chăn nuôi?
Ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng như thế
nào trong NN?
? Dựa vào SGK và hiểu biết của mình cho
biết nước ta nuôi những con gì là chính?
? Tại sao bò sữa nuôi nhiều ở ven thành
phố lớn?

? Xác định trên H8.2 các vùng nuôi lợn
chính? Vì sao lợn được nuôi nhiều ở
ĐBSH?
? Ngành chăn nuôi hiện nay gặp khó khăn
gì?
2/ Cây công nghiệp: ( hàng năm,
lâu năm)
-Phát triển khá mạnh. Hình thành
các vùng chuyên canh quy mô lớn.
- Vùng trọng điểm: Tây Nguyên ,
ĐNB.
3/ Cây ăn quả:
- Phát triển khá mạnh, nhiều loại
quả ngon được thị trường ưa
chuộng.
- ĐNB, ĐBSCL là vùng cây ăn quả
lớn nhất nước ta.
II/ Ngành chăn nuôi:
- Chiếm tỉ trọng thấp trong nông
nghiệp.
1/ Trâu bò: được nuôi chủ yếu ở
trung du và miền núi.
2/ Lợn: Nuôi nhiều ở đồng bằng,
nhất là ĐBSH và ĐBSCL.
3/ Gia cầm: Phát triển nhanh ở
đồng bằng
4/ Củng cố: (4 phút )
- Hướng dẫn H/S vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất
ngành chăn nuôi.
5/ Dặn dò: (1 phút )

- Chuẩn bị bài mới : Các loại rừng ở VN/ Ý nghĩa tài nguyên rùng?
19
Ngày soạn: 10/9/2013 Tuần 5-Tiết 9
Ngày giảng:13/9/13 SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP,
THUỶ SẢN.
I/ Mục tiêu bài học:
* Kiến thức:
- Trình bày được thực trạng và phân bố ngành lâm nghiệp của nước ta; vai
trò của từng loại rừng.
- Thấy được nước ta có nguồn lợi khá lớn về thuỷ sản ( ngọt, lợ , mặn).
Những xu hướng mới trong việc phát triển và phân bố ngành thuỷ sản.
* Kỹ năng:
- Phân tích bản đồ, lược đồ lâm nghiệp, thủy sản VN để thấy rõ sự phân
bố của các loại rừng; bãi tôm, bãi cá; vị trí các ngư trường trọng điểm.
- Phân tích bảng số liệu, biểu đồ để hiểu và trình bày sự phát triển của lâm
nghiệp, thủy sản
*Kỹ năng sống: Tư duy , giao tiếp , tự nhận thức , làm chủ bản thân
- Thái độ: Trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ rừng và nguồn lợi
hải sản.
II/ Phương tiện dạy học: KT chung VN; Lược đồ lâm nghiệp và thuỷ sản.
III/ Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định (1 phút )
2/ Kiểm tra bài cũ: (3 phút )
Nhận xét và giải thích các vùng trồng lúa ở nước ta?
3/ Bài mới: Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi và đường bờ biển dài 3260
kmlà điều kiện thuận lợi để phát triển ngành lâm nghiệp và thuỷ sản. Hai ngành
này đã có đóng góp to lớn cho nền kinh tế đất nước. Sự phát triển và phân bố 2
ngành này như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Hoạt động 1: Cá nhân, TL nhóm (18

phút )
? Vai trò của ngành lâm nghiệp?
? Dựa vào sgk và hiểu biết của em,hãy
cho biết thực trạng rừng Việt Nam hiện
nay?
? Quan sát bảng 9.1 hãy cho biết cơ
cấu các loại rừng nước ta?
- G/V cho H/S thảo luận nhóm, mỗi
nhóm 1 loại rừng:
? Hãy nêu chức năng của từng loại
rừng phân theo mục đích sử dụng?
? Dưa vào chức năng từng loại rừng &
H9.2 cho biết sự phân bố các loại
rừng?
- G/V cho H/S báo cáo, các nhóm khác
bổ sung , tổng kết
I/Lâm nghiệp:
1/ Tài nguyên rừng:
- Tài nguyên rừng đang bị cạn kiệt, độ
che phủ rừng thấp ( 35% năm 2000)
- Cơ cấu các loại rừng ở nước ta:
+ Rừng phòng hộ: chống lũ, xói mòn
đất, chống cát bay…Phân bố ở vùng
núi cao, ven biển.
+ Rừng đặc dụng: Bảo vệ hệ sinh thái,
bảo vệ các giống loài quý hiếm. Phân
bố ở môi trường tiêu biểu điển hình
cho các hệ sinh thái
+ Rừng sản xuất: Cung cấp nguyên
liệu cho CN, cho dân dụng, xuất khẩu.

Phân bố ở núi thấp, trung du.
20
? Phân tích bảng số lượng diện
tích( bảng 9.1 ) nhận xét?
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
? Cơ cấu ngành lâm nghiệp bao gồm các
hoạt động nào?( khai thác, trồng & bảo vệ)
? Cho biết tình hình khai thác và chế biến
lâm sản hiện nay?
? Việc đầu tư trồng rừng đem lại lợi ích gì?
- Bảo vệ môi trường sinh thái,hạn chế lũ,
gió bão,hạn hán , sa mạc hoá
- Bảo vệ đất chống xói mòn, bảo vệ nguồn
gen quý hiếm.
- Cung cấp nhiều lâm sản thoả mãn nhu cầu
? Tại sao chúng ta phải vừa khai thác, vừa
trồng và bảo vệ rừng?( Tái tạo tài nguyên
rừng, BVMT, tạo việc làm nâng cao đời
sống nhân dân)
Hoạt động 2: Nhóm/ cặp (16 phút )
? Vai trò của ngành thuỷ sản?
? Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi
để phát triển ngành khai thác và nuôi trồng
thuỷ sản không? Chứng minh?
? Cho biết những khó khăn do thiên nhiên
gây ra cho ngành khai thác và nuôi trồng
thuỷ sản?
? Những khó khăn do KT-XH đem lại?
? Hãy so sánh số liệu trong bảng 9.2 rút ra
nhận xét về sự phát triển ngành thuỷ sản?

? Các tỉnh có sản lượng đánh bắt cao?
Nguyên nhân ?
? Tìm các tỉnh có sản lượng nuôi trồng
thuỷ sản lớn nhất? Nguyên nhân ?
? Dựa vào hiểu biết của mình cho biết tình
hình xuất khẩu thuỷ sản nước ta hiện nay?
2/ Sự phát triển và phân bố lâm
nghiệp:
* Khai thác:
- Hàng năm khai thác> 2 triệu m
3
gỗ ở khu vực rừng sản xuất .
Khai thác và chế biến gỗ, lâm sản
chủ yếu ở miền núi , trung du
* Trồng rừng: Tăng độ che phủ
rừng, phát triển mô hình nông lâm
kết hợp góp phần bảo vệ rừng và
nâng cao đời sống nhân dân.
II/ Ngành thuỷ sản:
1/ Nguồn lợi thuỷ sản:
- Thuận lợi:
*Có nhiều bãi tôm cá , đặc biệt có
4 ngư trường trọng điểm.
* Có điều kiện tự nhiên thuận lợi
để phát triển ngành nuôi trồng
thủy sản
- Khó khăn: Thiên tai, thiếu vốn
đầu tư, môi trường ô nhiễm
2/ Sự phát triển và phân bố
ngành thuỷ sản:

- Phát triển mạnh, trong đó sản
lượng khai thác chiếm tỉ trọng lớn
- Khai thác thuỷ sản: sản lượng
tăng khá nhanh.
- Nuôi trồng thuỷ sản: Phát triển
nhanh, đặc biệt nuôi tôm, cá.
-Phân bố chủ yếu ở DHNTB và
NB
- Xuất khẩu thuỷ sản: Phát triển
vượt bậc.
4/ Củng cố (5 phút ) G/V hướng dẫn H/S làm bài tập số 3 SGK
Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện sản lượng thủy sản thời kì 1990-2002
21
- Trục tung: sản lượng thuỷ sản( nghìn tấn ) 1cm = 200 nghìn tấn
5/ Dặn dò: (1 phút )Chuẩn bị giờ sau thực hành: Đem dụng cụ: com pa,
thước kẻ, thước đo độ, máy tính, bút màu.
Ngày soạn: 17/9/2011 Tuần 5-Tiết 10
Ngàygiảng: THỰC HÀNH: VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ SỰ
THAY ĐỔI CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO CÁC LOẠI
CÂY-SỰ TĂNG TRƯỞNG ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM
I/ Mục tiêu bài học:
* Kiến thức:
Củng cố và bổ sung kiến thức lí thuyết về ngành trồng trọt và chăn nuôi.
* Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng xử lí bảng số liệu theo các yêu cầu riêng của vẽ biểu
đồ ( tính cơ cấu % )
- Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ cơ cấu và kĩ năng vẽ biểu đồ đường thể
hiện tốc độ tăng trưởng.
- Rèn luyện kĩ năng đọc biểu đồ , rút ra nhận xét, giải thích.
II/ Phương tiện dạy học:

- Compa, thước đo độ, thước kẻ.
- Phấn màu, bảng phụ.
III/ Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định: (1phút )
2/ Thực hành ( 42 phút )
BÀI TẬP 1: Vẽ, phân tích biểu đồ tròn.
1/G/V yêu cầu H/S đọc đề bài.
2/G/V nêu cho H/S quy trình vẽ biểu đồ cơ cấu.
+ Bước 1: Lập bảng số liệu đã xử lí theo mẫu ( chú ý làm tròn số liệu sao
cho tổng các thành phần phải đúng 100% 0
+ Bước 2: Vẽ biểu đồ.
+ Bước 3: Làm kí hiệu và lập bảng chú giải
3/ Hướng dẫn H/S thực hành:
a/ G/V treo bảng phụ khung của bảng số liệu đã được xử lí( các cột số liệu
được bỏ trống )
b/ Hướng dẫn H/S xử lí số liệu:
G/V cho H/S thực hiện tính theo nhóm/ cặp. Sau đó cho H/S điền vào
bảng phụ.
Loại cây Cơ cấu S gieo trồng %
Năm 1990 Năm 2002
Góc ở tâm trên bđ tròn ( độ )
Năm 1990 Năm 2002
Tổng số 100% 100% 360
0
360
0
Cây lương thực 72% 65% 259
0
234
0

Cây công nghiệp 13% 18% 47
0
65
0
Cây TP, ăn quả 15% 17% 54
0
61
0
c/ Vẽ biểu đồ:
Vẽ biểu đồ cơ cấu theo quy tắc: Bắt đầu vẽ từ tia 12 giờ, vẽ theo chiều
kim đồng hồ. Vẽ các hình quạt ứng với tỉ trọng của từng thành phần trong cơ
cấu . Ghi trị số phần trăm.
22
Năm 1990 Năm 2002
Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng năm 1990 -2002
d/ Nhận xét:về sự thay đổi quy mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của
các nhóm cây:
- Cây lương thực: Diện tích gieo trồng tăng 1845,7 nghìn ha nhưng tỉ
trọng giảm từ 72% xuống còn 65%.
- Cây CN: diện tích gieo trồng tăng 1138 nghìn ha và tỉ trọng cũng tăng
từ 13% lên 18%
- Cây TP, ăn quả: diện tích gieo trồng tăng 807,7 nghìn ha và tỉ trọng
cũng tăng từ 15% lên 17.
BÀI TẬP 2: Vẽ, phân tích biểu đồ đường.
G/V hướng dẫn H/S vẽ biểu đồ đường.
a/ Trục tung:
- Biểu thị chỉ số tăng trưởng. Có vạch trị số lớn hơn trị số lớn nhất trong
bảng số liệu.
- Có mũi tên theo chiều tăng giá trị, có ghi đơn vị tính %.
- Gốc toạ độ thường lấy 0, nhưng cũng có thể lấy 1 trị số phù hợp <

100%. Ở biểu đồ này gốc toạ độ có trị số là 90% thì trục tung sẽ được
sử dụng hợp lí hơn, các đường biểu diễn phân biệt rõ hơn, 1 cm ứng
với 10%
b/ Trục hoành: ( năm ) 1 cm = 1 năm
c/ Các đường đồ thị biểu diễn bằng các màu khác nhau hoặc các đường
nét liền đứt khác nhau.
d/ Chú giải: trình bày riêng thành bảng chú giải.
• G/V vẽ biểu đồ trên bảng phụ.
• Nhận xét và giải thích:
- Đàn lợn và gia cầm tăng nhanh nhất, đây là nguồn cung cấp thịt chủ
yếu do nhu cầu thịt , trứng tăng nhanh.
Do giải quyết tốt nguồn thức ăn cho chăn nuôi.
Hình thức chăn nuôi đa dạng, chăn nuôi theo hình thức CN ở hộ gia
đình
- Đàn bò tăng nhẹ, đàn trâu không tăng chủ yếu vì nhu cầu sức kéo giảm
do cơ giới hoá. Song đàn bò đã được chú ý chăn nuôi để lấy thịt và sữa.
23
Biểu đồ thể hiện chỉ số tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm
4/ Củng cố: (1 phút ) G/V đánh giá tiết thực hành
5/ Dặn dò: Tìm hiểu các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát
triển và phân bố CN.
24
Ngày soạn: 20/9/2011 Tuần 6 -Tiết 11
Ngày giảng: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP.
I/Mục tiêu bài học:
* Kiến thức:
- Học sinh phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và KT- XH
đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta.
Hiểu việc lựa chọn cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ công nghiệp phù hợp

phải xuất phát từ việc đánh giá đúng tác động của các nhân tố này.
* Kĩ năng:
- Có kĩ năng đánh giá ý nghĩa kinh tế của các tài nguyên thiên nhiên.
- Có kĩ năng sơ đồ hoá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân
bố công nghiệp.
- Biết vận dụng kiến thức đã học để giải thích 1 hiện tượng địa lí KT.
II/ Phương tiện dạy học:
-Bản đồ địa chất- khoáng sản VN.
- Lược đồ phân bố dân cư trang 10 SGK.
- Sơ đồ về vai trò của các nguồn tài nguyên đối với sự phát triển 1 số
ngành CN trọng điểm.
III/ Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định: ( 1 phút )
2/ Bài mới: G/V giới thiệu bài ( 1 phút )
Tài nguyên thiên nhiên là tài sản quý giá của quốc gia, là cơ sở quan trọng
để phát triển công nghiệp. Khác với nông nghiệp sự phát triển và phân bố công
nghiệp trước hết chịu tác động của các nhân tố KT-XH. Bài học hôm nay chúng
ta tìm hiểu sựphát triển và phân bố CN nước ta.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Hoạt động 1: Cá nhân (20 phút )
? Dựa vào kiến thức đã học em hãy cho biết
nước ta có những nguồn tài nguyên chủ yếu
nào?
? Tài nguyên khoáng sản phân ra các loại
nào?
? Các nguồn tài nguyên trên là điều kiện để
phát triển các ngành CN nào?
- G/V cho H/S đọc thuật ngữ CN trọng
điểm
- G/V cho H/S đọc bản đồ KS đối chiếu với

các loại KS chủ yếu liệt kê ở H11.1 xem
các khoáng sản này tập trung chủ yếu ở
vùng nào
? Dựa vào bản đồ và kiến thức đã học ảnh
hưởng của phân bố tài nguyên KS tới sự
phân bố 1 số ngành CN trọng điểm
I/ Các nhân tố tự nhiên:
- Nước ta có tài nguyên thiên
nhiên đa dạng là cơ sở nguyên
liệu, nhiên liệu, năng lượng để
phát triển cơ cấu CN đa ngành.
25

×