Giáo án Địa lí 8 GV:Nguyễn Thị Bích Ngà
PHẦN I
THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC (TT)
XI. CHÂU Á
Tuần 1: 19-24/08/2013
Tiết 1:
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần:
- Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Á trên bản đồ.
- Trình bày được đặc điểm về kích thước lãnh thổ của châu Á.
- Trình bày được đặc điểm về địa hình và khoáng sản của châu Á.
2. Về kĩ năng:
- Đọc, phân tích bản đồ tự nhiên châu Á, xác định được giới hạn châu Á.
3. Về thái độ:
- Yêu thiên nhiên
II. Các phương pháp /kĩ thuật dạy học tích cực:
- Tư duy, giao tiếp: Cá nhân- động não, thảo luận nhóm:-hợp tác làm việc
III. Phương tiện dạy học:
- Bản đồ tự nhiên châu Á. Lược đồ vị trí địa lí châu Á trên địa cầu.
IV. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài: Không.
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH
HĐ1: Tìm hiểu vị trí địa lí và kích thước châu Á:
HS làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ:
Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát kĩ bản đồ tự nhiên
châu Á hoặc lược để đồ trả lời các câu hỏi:
● Xác định điểm cực Bắc, cực Nam phần đất liền
châu Á nằm trên vĩ độ nào?
● Châu Á tiếp giáp với các đại dương và châu lục
nào?
● Từ H 1.1, hãy nhận xét về tương quan giữa chiều
dài và chiều rộng của châu Á?
● Vị trí địa lí và kích thước có ảnh hưởng như thế
nào đến khí hậu của châu Á?
Bước 2: GVTK: Phần đất liền của châu Á nằm hoàn
toàn ở bán cầu B và chủ yếu nửa cầu Đ. Cực Bắc
mũi Sêliuxkin 77
0
44’B, cực Nam mũi Piai 1
0
16’B.,
có chiều rộng lớn hơn chiều dài khoảng 700 km.
GV chuẩn kiến thức:
1. Vị trí địa lí và kích thước
của châu lục. 19’
- Phần đất liền của châu Á nằm
hoàn toàn ở nửa cầu Bắc, là một
bộ phận của lục địa Á-Âu. giáp
với 3 đại dương là BBD, TBD,
AĐD, giáp châu Âu và châu
Phi.
- Trải rộng từ vùng xích đạo
đến vùng cực Bắc.
- Diện tích lớn nhất thế giới
(41,5 triệu km
2
)
=> Ý nghĩa: hình thành nhiều
đới khí hậu từ B xuống N và
phân hóa thành nhiều kiểu từ Đ
sang T.
Trường THCS Hồ Tùng Mậu - 1 - Năm học 2014-2015
Bài 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ - ĐỊA HÌNH -
KHOÁNG SẢN
Giáo án Địa lí 8 GV:Nguyễn Thị Bích Ngà
HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm địa hình và khoáng sản.
HS làm việc theo nhóm, thời gian 5 phút:
Bước 1: GV chia lớp làm 4 nhóm và giao việc:
Nhóm 1,2: Dựa vào H 1.2, xác định các dãy núi và
hướng núi chính và đồng bằng rộng bậc nhất của
châu Á trên bản đồ?
Nhóm 3,4: Xác định những khoáng sản chủ yếu và
các khu vực tập trung nhiều dầu mỏ và khí đốt của
châu Á?
Bước 2: Đại diện các nhóm lần lượt lên bảng trình
bày, HS dưới lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung cho
hoàn chỉnh.
● Nơi thấp nhất của châu Á là mép nước biển chế t-
400 m so với mực nước Địa Trung Hải, hãy xác định
trên bản đồ vị trí của biển chết?
Bước 3: GV chuẩn kiến thức:
2. Đặc điểm địa hình và
khoáng sản. 20’
a. Đặc điểm địa hình:
- Địa hình chia cắt phức tạp:
+ Có nhiều dãy núi chạy theo
hai hướng chính là: Đ -T , B –
N, sơn nguyên cao đồ sộ và tập
trung ở trung tâm.
+ Nhiều đồng bằng rộng bậc
nhất thế giới: Ấn-Hằng, Hoa
Bắc,…
b. Khoáng sản:
- Khoáng sản phong phú và có
trữ lượng lớn: dầu mỏ và khí
đốt (Tây Nam Á), than, kim loại
màu…
4. Củng cố, đánh giá: 4’
1. Xác định trên bản đồ châu Á tiếp giáp với các biển, đại dương và các châu lục
nào?
2. Nêu đặc điểm địa hình của châu Á? Xác định trên bản đồ các dãy núi cao, các sơn
nguyên đồ sộ nhất, các đồng bằng rộng lớn nhất của châu Á?
3. Học sinh chọn đáp án đúng nhất của các câu sau:
Sơn nguyên nào được mệnh danh llà “nóc nhà” của thế giới:
a. Tây Tạng. b. I Ran. c. Tây xi bia.
4. Địa điểm nào sau đây ở châu Á đón năm mới sớm nhất:
a. Manila. b. Tôkiô. d. Thượng hải.
5. Hoạt động nối tiếp:1’
- Về nhà học và trả lời lại được các câu hỏi trong bài, cuối bài. Làm bài tập 3
SGK/6.
- Chuẩn bị bài 2, xem kĩ H 2.1 và các câu hỏi trong bài.
___________________________*****___________________________
Trường THCS Hồ Tùng Mậu - 2 - Năm học 2014-2015
Giáo án Địa lí 8 GV:Nguyễn Thị Bích Ngà
Tuần 2: 26/8 - 31/9/2013
Tiết 2:
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần:
- Trình bày và giải thích được đặc điểm khí hậu của châu Á. Nêu và giải thích được
sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu Á.
2. Về kĩ năng:
- Đọc, phân tích bản đồ khí hậu châu Á. Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa
của 1 số địa điểm ở châu Á để hiểu và trình bày đặc điểm của 1 số kiểu khí hậu tiêu biểu.
3. Về thái đ ộ:
Yêu thích khám phá thiên hiên Thế giới và Châu Á
II. Các phương pháp /kĩ thuật dạy học tích cực:
- Suy nghĩ - cặp đôi – chia sẻ; thảo luận nhóm; HS làm việc cá nhân; trình bày 1
phút.
III. Phương tiện dạy học:
- Bản đồ tự nhiên châu Á. Bản đồ các đới khí hậu châu Á. Hình biểu đồ khí hậu
châu Á.
IV. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài: Hãy nêu các đặc điểm địa hình của châu Á? Xác định trên bản đồ các dãy
núi cao và các sơn nguyên đồ sộ và đồng bằng rộng nhất của châu Á?
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH
HĐ1: Tìm hiểu về khí hậu châu Á:
HS làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ:
Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát kĩ lược đồ H
2.1 để đồ trả lời các câu hỏi:
● Khí hậu châu Á phân hoá rất đa dạng biểu
hiện như thế nào?
● Từ H 2.1, em hãy đọc tên các đới khí hậu của
châu Á từ cực Bắc đến xích đạo dọc theo KT
80
0
Đ?
● Vì sao khí hậu châu Á lại chia thành nhiều
đới?
● Đới khí hậu nào có nhiều kiểu nhất và đọc
tên cụ thể các kiểu khí hậu của đới ấy?
● Nguyên nhân làm cho khí hậu châu Á phân
hoá thành nhiều kiểu?
Bước 1: GV chuẩn kiến thức:
1. Khí hậu châu Á phân hoá rất
đa dạng:17’
a. Phân hóa thành nhiều đới :
- Phân hóa thành 5 đới khí hậu:
Cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt
đới, nhiệt đới, xích đạo.
=> Do lãnh thổ châu lục trải dài từ
vùng cực Bắc đến vùng xích đạo.
b. Phân hóa thành nhiều kiểu:
- Đới khí hậu cận nhiệt chia làm
nhiều kiểu nhất.
=> Do lãnh thổ châu lục rộng lớn
Trường THCS Hồ Tùng Mậu - 3 - Năm học 2014-2015
Bài 2:
KHÍ HẬU CHÂU Á
Giáo án Địa lí 8 GV:Nguyễn Thị Bích Ngà
HĐ2: Tìm hiểu các kiểu khí hậu phổ biến
của châu Á:
HS làm việc theo nhóm, thời gian 5 phút:
Bước 1: GV chia lớp làm 3 nhóm và giao việc:
Nhóm 1: Dựa vào H2.1 và kiến thức SGK phần
2, hãy cho biết phân bố và đặc điểm kiểu khí
hậu gió mùa?
Nhóm 2: Dựa vào H2.1 và kiến thức SGK phần
2, hãy cho biết phân bố và đặc điểm kiểu khí
hậu lục địa?
Nhóm 3: Vì sao kiểu khí hậu giò mùa và kiểu
khí hậu lục địa khác nhau và đối lập nhau?
Bước 2: Đại diện các nhóm lần lượt lên bảng
trình bày, HS dưới lớp theo dõi, nhận xét và bổ
sung cho hoàn chỉnh.
Bước 3: GV chuẩn kiến thức:
và địa hình chia cắt phức tạp.
2. Khí hậu châu Á phổ biến là các
kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu
khí hậu lục địa:17’
a. Kiểu khí hậu gió mùa:
- Phân bố ở khu vực Đông Á,
ĐNÁ, Nam Á.
- Đặc điểm: Một năm có 2 mùa rõ
rệt: Mùa Đông lạnh, khô. Mùa Hạ
nóng, ẩm và mưa nhiều.
b. Kiểu khí hậu lục địa:
- Phân bố ở vùng nội địa, Tây Nam
Á.
- Đặc điểm: Khô khan, khắc nghiệt:
Mùa Đông lạnh, .khô. Mùa Hạ
nóng, khô, lượng mưa TB từ 200-
500 mm/ năm
=> Sự khác nhau giữa 2 kiểu khí
hậu này là do châu Á có kích thước
rộng lớn, địa hình chia cắt phức tạp,
núi và cao nguyên đồ sộ ngăn ảnh
hưởng của biển xâm nhập sâu vào
nội địa.
4. Củng cố, đánh giá:4’
1. Làm bài tập 1/9 SGK. (BĐ1 là nhiệt đới gió mùa, 2 là nhiệt đới khô, 3 là ôn đới
lục địa)
2. Nêu các đặc điểm chung của khí hậu châu Á?
5. Hoạt động nối tiếp:1’
- Về nhà học bài, và trả lời lại được các câu hỏi ở trong và cuối bài.
- Xem và chuẩn bị bài 3 tiết sau học, chú ý xem nghiên cứu kĩ các câu hỏi và lược
đồ ở trong bài.
___________________________*****___________________________
Trường THCS Hồ Tùng Mậu - 4 - Năm học 2014-2015
Giáo án Địa lí 8 GV:Nguyễn Thị Bích Ngà
Tuần 3: 02 - 07/9/2013
Tiết 3:
I. Mục tiêu bài học:
1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần:
- Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi châu Á. Nêu và giải thích được sự
khác nhau về chế độ nước, giá trị kinh tế của các hệ thống sông lớn.
- Trình bày được các cảnh quan tự nhiên ở châu Á, giải thích được sự phân bố của một
số cảnh quan.
2.Về kĩ năng:
- Đọc và khai thác kiến thức trên bản đồ tự nhiên châu Á. Quan sát tranh ảnh và
nhận xét.
3.Về thái độ:
- Học sinh có ý thức bảo vệ các cảnh quan tự nhiên.
II. Các phương pháp /kĩ thuật dạy học tích cực:
- Suy nghĩ - cặp đôi – chia sẻ; thảo luận nhóm; HS làm việc cá nhân; trình bày 1’
III. Phương tiện dạy học:
- Bản đồ tự nhiên châu Á. Lược đồ các cảnh quan tự nhiên của châu Á .
IV. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài: 5’
- Khí hậu châu Á phân hoá đa dạng biểu hiện như thế nào? Nguyên nhân?
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH
HĐ1: Tìm hiểu đặc điểm sông ngòi các khu vực:
HS làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ:
Bước 1: GV yêu cầu HS quan sat bản đồ kết hợp
phần 1 để trả lời các câu hỏi:
● Quan sát trên bản đồ, hãy nhận xét đặc điểm
sông ngòi châu Á?
● Xác định trên bản đồ các sông lớn của châu Á?
● Chế độ nước sông ngòi châu Á biểu hiện như thế
nào?
●Tại sao sông ngòi khu vực Tây và Trung Á lượng
nước càng về hạ lưu càng giảm?
●Tại sao sông ngòi Bắc Á có hướng chảy N-B?
( bắt nguồn từ vùng núi trung tâm châu Á)
● Nguyên nhân làm cho đặc điểm sông ngòi ở các
khu vực của châu Á khác nhau?
=> Do khác nhau.về địa hình và khí hậu.
Bước 2: GV chuẩn kiến thức:
1. Đặc điểm sông ngòi: 12’
- Châu Á có nhiều hệ thống
sông lớn: I-ê-nit-xây, Trường
Giang, Mê Công… nhưng phân
bố không đều. Chế độ nước
sông khá phức tạp:
+ Bắc Á: mạng lưới sông dày,
mùa đông nước đóng băng, mùa
xuân có lũ lụt do băng tan.
+ Khu vực châu Á gió mùa
nhiều sông lớn, có lượng nước
lớn vào mùa mưa.
+ Tây và Trung Á ít sông,
nguồn nước cung cấp do tuyết,
băng tan.
- Giá trị kinh tế: phát triển giao
thông, thủy điện, du lịch, cung
cấp nước cho sản xuất, sinh
hoạt, đánh bắt và nuôi trồng
Trường THCS Hồ Tùng Mậu - 5 - Năm học 2014-2015
Bài 3: SÔNG NGÒI VÀ CẢNH
QUAN CHÂU Á
Giáo án Địa lí 8 GV:Nguyễn Thị Bích Ngà
HĐ2: Tìm hiểu các đới cảnh quan tự nhiên châu
Á.
HS làm việc theo nhóm, thời gian 5 phút:
Bước 1: GV chia lớp làm 3 nhóm và giao việc:
Nhóm 1: Dựa vào H 2.1 và H 3.1, Hãy kể tên các
cảnh quan châu Á từ B xuống N dọc kinh tuyến
80
0
Đ?
Nhóm 2: Vì sao cảnh quan tự nhiên của châu Á
phân hoá đa dạng?
Nhóm 3: Việc phá rừng đã gây ra các hậu quả gì?
Bước 2: Đại diện các nhóm lần lượt lên bảng trình
bày, HS dưới lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung cho
hoàn chỉnh.
Bước 3: GV chuẩn kiến thức:
HĐ3: Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn
của thiên nhiên châu Á.
HS làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ:
Bước 1: GV gọi 1 HS dọc SGK phần này và hỏi:
● Thiên nhiên châu Á có những thuận lợi gì đối
với sản xuất và đời sống con người?
● Nêu một trở ngại do thiên nhiên gây ra và những
biện pháp khắc phục?
GV cho HS xem một số hình ảnh minh họa phần 3.
Bước 2: GV chuẩn kiến thức:
thủy sản.
2. Các đới cảnh quan tự
nhiên: 12’
- Cảnh quan phân hóa đa dạng
với nhiều loại:
+ Rừng lá kim ở Bắc Á nơi có
khí hậu ôn đới.
+ Rừng cận nhiệt ở Đông Á,
rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam
Á và Nam Á.
+ Thảo nguyên, hoang mạc và
cảnh quan núi cao.
=> Do sự phân hóa đa dạng về
các đới và các kiểu khí hậu.
3. Những thuận lợi và khó
khăn của thiên nhiên châu Á:
10’
- Thuận lợi: có nguồn tài
nguyên thiên nhiên phong phú:
khoáng sản, nguồn năng lượng,
đất, thực vật.
- Khó khăn: Nhiều núi cao,
hoang mạc rộng, nhiều thiên tai
xảy ra: động đất, núi lửa, lũ
lụt…
4. Củng cố, đánh giá: 4’
1. Xác định trên bản đồ một số con sông lớn của châu Á?
2.Trắc nghiệm: Học sinh chọn đáp án đúng nhất của các câu sau:
● Con sông dài nhất của châu Á là:
a. Sông Mê Công ở ĐNÁ. b. Sông Ô-Bi ở Bắc Á. c. Sông Trường Giang ở
Đông Á.
● Hồ có diện tích( 371.000km
2
) lớn nhất ở châu Á là:
a. Hồ Bai-Can. b. Hồ Ca-x-pi. c. Hồ A-Ran.
● Sông Mê công bắt nguồn từ sơn nguyên nào:
a. Sơn nguyên Tây Tạng. b. Sơn nguyên Đê-Can. c. Sơn nguyên I-Ran.
5. Hoạt động nối tiếp: 1’
- Về nhà học bài kết hợp xác định các sông lớn, các cảnh quan tự nhiên của châu Á
trên lược đồ.
- Chuẩn bị bài 4 tiết sau thực hành, xem kĩ các lược đồ H 4.1, H 4.2 và bảng 4.1.
___________________________*****___________________________
Trường THCS Hồ Tùng Mậu - 6 - Năm học 2014-2015
Giáo án Địa lí 8 GV:Nguyễn Thị Bích Ngà
Tuần 4: 09 - 14/9/2013
Tiết 4:
I. Mục tiêu bài học:
1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần:
- Trình bày được nguồn gốc hình thành, sự thay đổi hướng gió ở khu vực gió mùa
châu. Á. Biết được nguyên nhân hình thành 2 loại gió mùa ở châu Á
2.Về kĩ năng:
- Đọc, phân tích, xác đĩnh sự thay đổi khí áp, hướng gió theo mùa trong năm trên
lược đồ.
II. Các phương pháp /kĩ thuật dạy học tích cực:
- Động não, học sinh làm việc cá nhân; thảo luận nhóm; trình bày 1 phút.
III. Phương tiện dạy học:
- Bản đồ tự nhiên châu Á. Lược đồ H 4.1, H 4.2 và bảng 4.1, phóng to.
IV. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài: Kiểm tra 15 phút.
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH
HĐ1: Tìm hiểu về gió mùa ở châu Á.
HS làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ:
Bước 1: GV yêu cầu HS quan sat H 4.1, H 4.2 để
trả lời các câu hỏi sau:
● Trong 1 năm ở châu Á có mấy loại gió mùa
hoạt động?
● Nêu đặc tính của gió mùa mùa Đông và gió
mùa mùa Hạ?
● Em có nhận xét gì về trị số các đường đẳng áp
ở trung tâm áp cao và áp thấp có gì khác nhau?
HĐ2: Tìm hiểu hướng gió mùa Đông và mùa
Hạ.
HS làm việc theo nhóm, thời gian 8 phút:
Bước 1: GV chia lớp làm 4 nhóm và giao việc:
Nhóm 1,2: Từ H 4.1, đọc tên các trung tâm áp
cao và áp thấp? Hướng gió chính của các khu
vực? Thổi từ áp cao nào đến áp thấp nào?
Nhóm 3,4: Từ H 4.2, hãy đọc tên các trung tâm
áp cao và áp thấp? Hướng gió chính của các khu
vực? Thổi từ áp cao nào đến áp thấp nào
Bước 2: Đại diện các nhóm lên bảng trình bày.
● Vì sao ở khu vực Đông Á hướng gió thổi mùa
đông lại khác khu vực ĐNÁ và Nam Á?
Do áp thấp A-lê-út hình thành ngoài khơi Thái
1. Hoàn lưu gió mùa ở châu Á:
10’
- Một năm có 2 loại gió mùa hoạt
động: gió mùa mùa Đông và gió
mùa mùa Hạ.
- Đặc tính 2 loại gió mùa khác
nhau.
2. Phân tích hướng gió về mùa
đông và mùa Ha: 15’
Trường THCS Hồ Tùng Mậu - 7 - Năm học 2014-2015
Bài 4: THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH
HOÀN LƯU GIÓ MÙA Ở CHÂU Á
Giáo án Địa lí 8 GV:Nguyễn Thị Bích Ngà
bình dương đã hút gió.
● Vì sao ở khu vực Đông Á và ĐNÁ hướng gió
thổi mùa Hạ là hướng ĐN?
Do áp cao Ha-Oai hình thành và đẩy làm lệch
hướng gió thổi của gió mùa hạ.
● Nguyên nhân hình thành 2 loại gió mùa ở
châu Á?
Bước 2: GV chuẩn kiến thức:
Mùa Khu Vực Hướng gió chính Từ áp cao đến áp thấp
Mùa Đông
(tháng 1)
Đông Á Tây Bắc
- Từ áp cao Xi-Bia đến áp thấp
A-lê-út
Đông Nam Á
Bắc
Đông Bắc
- Từ áp cao X-bia đến áp thấp
Ô-xtrây-li-a.
Nam Á
Đông Băc (tín
phong khô nóng)
- Từ áp cao Xi-bia đến áp thấp
Nam Ấn Độ Dương.
Mùa Hạ
(tháng 7)
Đông Á Đông Nam
- Từ áp cao Ha-oai đến áp thấp
I-Ran.
Đông Nam Á
Tây Nam.
Đông Nam
- Từ áp cao Ô-xtrây-li-a đến áp
thấp I-Ran.
Nam Á Tây Nam
- Từ áp cao Nam Ấn Độ Dương
đến áp thấp I-Ran.
Nguyên nhân: Do sự sưởi nóng và hoá lạnh theo mùa, khí áp trên lục địa cũng như
trên biển thay đổi theo mùa. Sự chênh lệch khí áp ấy đã hình thành nên 2 loại gió mùa
khác nhau về thời gian hình thành, hướng thổi và đặc tính.
4. Củng cố, đánh giá: 3’
1.Hãy xác định trên lược đồ các trung tâm áp cao và các trung tâm áp thấp ? Yếu tố
khác nhau cơ bản của 2 loại gió mùa là gì?
(Khác nhau về thời gian, bề mặt hình thành, hướng gió và đặc tính).
5. Hoạt động nối tiếp: 2’
- Chuẩn bị bài 5, xem kĩ bảng 5.1, H 5.1 và các câu hỏi trong bài.
Đem theo máy tính bảng 5.1 về tốc độ tăng dân số các châu lục từ 1950-2000, từ
2000 - 2002 là bao nhiêu % . Lưu ý quy định lấy dân số năm 1950 = 100%, lần lượt lấy
dân số từng châu lục năm 2000 * 100 : dân số năm 1950 và rút ra nhận xét về tình hình
gia tăng dân số của châu Á so với các châu lục và thế giới.
___________________________*****___________________________
Trường THCS Hồ Tùng Mậu - 8 - Năm học 2014-2015
Giáo án Địa lí 8 GV:Nguyễn Thị Bích Ngà
Tuần 5: 16 - 21/9/2013
Tiết 5:
I. Mục tiêu bài học:
1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần:
- Trình bày và giải thích được một số đặc điểm nổi bật của dân cư, xã hội châu Á.
- Biết được dân cư châu Á thuộc 3 chủng tộc, châu Á là nơi ra đời của các tôn giáo.
2.Về kĩ năng :
- Đọc lược đồ. Tính toán bảng số liệu để rút ra nhận xét.
II. Các phương pháp /kĩ thuật dạy học tích cực:
- Động não, học sinh làm việc cá nhân; thảo luận nhóm; trình bày 1 phút.
III. Phương tiện dạy học:
- Bản đồ phân bố các chủng tộc ở châu Á. Bảng 5.1, phóng to.
IV. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài: Không, trả và sửa bài 15’ cho HS.
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH
HĐ1: Tìm hiểu về dân cư châu Á.
HS làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ:
Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát kĩ bảng 5.1
dân số các châu lục từ 1950-2002 để trả lời các
câu hỏi:
● Quan sát bảng 5.1, hãy nhận xét về dân số
châu Á so với các châu lục và so với thế giới từ
1950-2002?
● Tính xem từ năm 1950, 2000 và 2002 dân số
châu Á chiếm bao nhiêu % dân số của thế
giới?
● Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số châu Á so
với các châu lục khác và thế giới như thế nào?
● Từ các nhận xét trên, hãy rút ra kết luận
chung về dân số châu Á?
● Nêu một số biện pháp để hạn chế sự gia tăng
dân số ở địa phương em?
Bước 2: GVKL: Hiện nay ở châu Á chí có 2
quốc gia là Ma-lai-xi-a và B-ru-nây là khuyến
khích sinh đẻ vì thiếu nhân lực lao động và
hàng năm phải nhập khẩu lao động.
GV chuẩn kiến thức:
1. Một châu lục đông dân nhất thế
giới: 12’
- Là châu lục đông dân nhất, chiếm
hơn 60% dân số thế giới.
- Mật độ dân cư cao và phân bố
không đều.
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đứng
thứ 3 sau châu Phi, châu Mĩ và bằng
tỉ lệ gia tăng tự nhiên của thế giới là
1,3%.
Trường THCS Hồ Tùng Mậu - 9 - Năm học 2014-2015
Bài 5: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI
CHÂU Á
Giáo án Địa lí 8 GV:Nguyễn Thị Bích Ngà
HĐ2: Tìm hiểu về các chủng tộc ở châu Á:
HS làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ:
Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát H 5.1 và trả
lời các câu hỏi:
● Dân cư châu Á thuộc chủng tộc nào? Xác
định trên bản đồ sự phân bố chủ yếu của các
chủng tộc?
● Chủng tộc nào có số dân đông nhất?Dân tộc
Việt Nam thuộc chủng tộc nào?
● Điểm giống nhau của các chủng tộc là gì?
Bình đẳng, đoàn kết và tôn trọng nhau.
Bước 2: GV cho HS xem một số hình ảnh về
các chủng tộc ở châu Á và
GV chuẩn kiến thức:
HĐ3: Tìm hiểu về các tôn giáo của châu Á.
HS làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ:
Bước 1: GV gọi 1 HS đọc SGK phần 3, hướng
dẫn HS xem H 5.1 về một số hình ảnh đặc
trưng của các tôn giáo.
● Nêu địa điểm, thời điểm ra đời của 4 tôn
giáo lớn ở châu Á?
● Điểm giống nhau của các tôn giáo là gì?
Đạo Ấn kiêng ăn thịt bò và kiêng uống sữa bò.
Đạo Hồi kiêng ăn thịt lợn.
Bước 2: GV chuẩn kiến thức:
2. Dân cư thuộc nhiều chủng tộc:
11’
- Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít: Phân bố
Trung Á, Tây Nam Á, Nam Á.
- Chủng tộc Môn-gô-lô-ít: Có số dân
đông nhất, phân bố ở Bắc Á, Đông
Á, Đông Nam Á.
- Chủng tộc Ô-xtra-lô-ít: Có số dân
ít nhất, phân bố ở phía nam của Nam
Á và Ma-lai-xi-a.
3. Nơi ra đời của các tôn giáo: 11’
- Văn hóa đa dạng: nhiều tôn giáo:
Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo,
Thiên chúa giáo.
4. Củng cố, đánh giá: 4’
1. Hãy nêu đặc điểm dân cư châu Á? Kể tên ba quốc gia có số dân đông nhất ở
châu Á.
5. Hoạt động nối tiếp: 1’
- Về nhà học bài.
- Chuẩn bị bài 6 tiết sau thực hành, xem kĩ các bảng số liệu, các lược đồ trong sách.
___________________________*****___________________________
Tuần 6: 23 - 28/9/2013
Trường THCS Hồ Tùng Mậu - 10 - Năm học 2014-2015
Giáo án Địa lí 8 GV:Nguyễn Thị Bích Ngà
Tiết 6:
I. Mục tiêu bài học:
1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần:
- Biết được dân cư châu Á phân bố không đều và giải thích được nguyên nhân.
- Sự phân bố các thành phố lớn ở châu Á và nguyên nhân.
2.Về kĩ năng:
- Đọc, phân tích bảng số liệu và bản đồ phân bố dân cư và giải thích nguyên nhân.
II. Các phương pháp /kĩ thuật dạy học tích cực:
- Động não; suy nghĩ, học sinh làm việc cá nhân; thảo luận nhóm và trình bày.
III. Phương tiện dạy học:
- Bản đồ mật độ dân số và các thành phố lớn của châu Á. Bản đồ tự nhiên châu Á.
IV. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài: 5’
- Trình bày đặc điểm dân cư châu Á? Xác định trên bản đồ phân bố các chủng tộc ở
châu Á?
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH
HĐ1: Tìm hiểu phân bố dân cư châu Á.
HS làm việc theo nhóm, thời gian 6 phút:
Bước 1: GV chia lớp làm 4 nhóm và giao việc:
Nhóm 1,2: Dựa vào bản đồ hoặc H 6.1/ 20, cho
biết khu vực có mật độ dân số từ thấp đến cao
theo mẫu phần 1.
Nhóm 3,4: Giải thích nguyên nhân của sự phân
bố dân cư không đều giữa các khu vực ở châu Á?
Bước 2: Đại diện nhóm 1,3 lên bảng trình bày,
HS dưới lớp nhận xét và bổ sung.
Bước 3: GV cho HS xem một số hình ảnh minh
họa về tự nhiên của Bắc Á, Tây Á, Đông Á và
Đông Nam Á
GV chuẩn kiến thức:
HĐ2: Tìm hiểu các thành phố lớn ở châu Á:
HS làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ:
Bước 1: HS quan sát bản đồ để xác định các
thành phố lớn của châu Á.
● Từ bảng 6.1 và lược đồ H 6.1,hãy đọc và xác
định trên bản đồ các thành phố lớn của châu Á ?
1. Phân bố dân cư châu Á: 17’
- Mật độ dân số TB < 1 người/km
2
chiếm diện tích lớn nhất: Gồm Bắc
Liên bang Nga, phía Tây Trung
Quốc.
=>Vì có điều kiện tự nhiên không
thuận lợi:Khí hậu khắc nghiệt hoặc
địa hình núi cao hiểm trở.
- Mật độ dân số TB trên 100
người/km
2
chiếm diện tích nhỏ:
Gồm vùng ven biển Đông Á, ĐNÁ
và Nam Á.
=>Vì có ĐKTN thuận lợi đất đai
màu mỡ và khí hậu gió mùa nên
mưa nhiều.
2. Các thành phố lớn ở châu Á:
17’
- Gồm Tô-ki-ô, Mum Bai, Thượng
Trường THCS Hồ Tùng Mậu - 11 - Năm học 2014-2015
Bài 6: THỰC HÀNH: ĐỌC, PHÂN TÍCH
LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC
THÀNH PHỐ LỚN CỦA CHÂU Á
Giáo án Địa lí 8 GV:Nguyễn Thị Bích Ngà
● Các thành phố lớn của châu Á thường tập
trung ở khu vực nào? Vì sao?
Bước 2: GV cho HS xem một số hình ảnh về các
thành phố lớn ở châu Á.
GV chuẩn kiến thức:
Hải, Tê- Hê-Ran, Niu-Đê-Li, …
- Các thành phố lớn của châu Á
thường phân bố tập trung ở vùng
ven biển, vùng ven song vì có vị trí
thuận lợi cho việc phát triển giao
thông và buôn bán.
4. Củng cố, đánh giá: 4’
1. Hãy sắp xếp các thành phố lớn của châu Á vào các khu vực tương ứng của châu
Á: Đông Á, ĐNÁ, Nam Á, TNÁ.
5. Hoạt động nối tiêp: 1’
- Về nhà học và làm bài tâp. Ôn lại các bài từ bài 1-bài 6, tiết sau ôn tập chuẩn bị
kiểm tra 1 tiết.
____________________*****___________________________
Tuần 7: 30/9 - 05/10/2013
Tiết 7:
I. Mục tiêu bài học:
1.Về kiến thức: Học sinh phải biết:
- Hệ thống hoá các kiến thức cơ bản từ bài 1 đến bài 6 về điều kiện tự nhiên và dân
cư-xã hội của châu Á.
- Vận dụng kiến thức đã học và vốn hiểu biết để giải thích một số hiện tượng tự
nhiên và phân bố dân cư của châu Á.
2.Về kĩ năng: Kĩ năng đọc bản đồ, tính toán bảng số liệu và rút ra kết luận.
II. Các phương pháp /kĩ thuật dạy học tích cực:
- Suy nghĩ, học sinh làm việc cá nhân.
III. Phương tiện dạy học:
- Bản đồ mật độ dân số và các thành phố lớn của châu Á. Bản đồ tự nhiên châu Á.
IV. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp:1’
2. Kiểm tra bài: 5’
- Xác định trên bản đồ các khu vực có mật độ dân số trung bình thấp nhất và cao
nhất ở châu Á? Giải thích nguyên nhân?
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới:
Hoạt động của GV - HS Nội dung chính
* HĐ1: Cá nhân.
1) Khi nghiên cứu về tự nhiên Châu Á chúng ta đã
nghiên cứu về những vấn đề gì?
- Vị trí địa lí,địa hình , khoáng sản.
- Khí hậu, Sông ngòi và cảnh quan
2) Khi xét về dân cư Châu Á chúng ta tìm hiểu về
những vấn đề gì?
- Số dân, chủng tộc, tôn giáo, sự phân bố dân cư
A) Kiến thức cơ bản:
I) Tự nhiên Châu Á:
- Các đặc điểm:
+ Vị trí địa lí, hình dạng, kích
thước.
+ Địa hình, khoáng sản.
+ Khí hậu, sông ngòi và các cảnh
quan tự nhiên.
Trường THCS Hồ Tùng Mậu - 12 - Năm học 2014-2015
ÔN TẬP
Giáo án Địa lí 8 GV:Nguyễn Thị Bích Ngà
và đô thị.
* HĐ2: Nhóm: Dựa kiến thức đã học chúng ta
tổng hợp lại kiến thức.
- N1+2: Phiếu học tập số 1;
- N3+4: Phiếu học tập số 2
- N5: Phiếu hoc tập số 3;
- N6: Phiếu học tập số 4
- Mối quan hệ địa lí giữa vị trí địa
lí, hình dạng kích thước , địa hình
với khí hậu, cảnh quan.
- Mối quan hệ địa lí giữa vị trí địa
lí, địa hình, khí hậu với sông ngòi.
* Nhóm 1+2: Báo cáo điền phiếu số 1: Trình bày đặc điểm vị trí , diện tích lãnh thổ, đia
hình và ảnh hưởng của chúng tới khí hậu cảnh quan Châu Á. Điền kết quả vào bảng:
* Nhóm 3+4: báo cáo điền phiếu số 2: Trình bày đặc điểm vị trí địa lí lãnh thổ, đia hình,
khí hậu và ảnh hưởng của chúng tới sông ngòi Châu Á. Điền kết quả vào bảng:
* Nhóm 5 : báo cáo điền phiếu học tập số 3: Hoàn thành bảng sau:
Trường THCS Hồ Tùng Mậu - 13 - Năm học 2014-2015
Vị trí:
- Trải dài từ vùng cực Bắc
-> Xích đạo
- Giáp 3 Đại Dương lớn
Diện tich lãnh thổ
- Lớn nhất thế giới: 43,5 triệu
km
2
.
- Nhiều vùng xa biển > 2500km
Địa hình
- Phức tạp nhất
- Nhiều núi, sơn nguyên cao
đồ sộ và đồng bằng lớn
Khí hậu
- Phân hóa đa dạng, phức tạp, có đủ các đới và các
kiểu khí hậu.
- Chia 2 khu vực chính: Khí hậu gió mùa và Khí
hậu lục địa
Đài
nguyên
Rừng: Tai ga, hỗn hợp, lá
rộng, cây bụi lá cứng ĐTH,
rừng cận nhiệt, nhiệt đới ẩm.
Hoang mạc và
bán hoang mạc
Cảnh quan núi
cao
Vị trí lãnh thổ
- Giáp 3 Đại dương lớn
- Rộng lớn nhất thế giới
Địa hình
- Nhiều núi, sơn nguyên
cao đồ sộ tập trung ở trung
tâm lục địa
Khí hậu
- Phân hóa đa dạng
- Có nhiều đới và nhiều
kiểu khí hậu
Nhiều sông lớn, chế độ nước
phức tạp
- Các sông lớn đều bắt nguồn từ trung tâm lục địa
đổ ra 3 đại dương lớn.
Sông ngòi Châu Á
Cảnh quan
- Đa dạng: có nhiều đới và kiểu cảnh quan khác nhau
Giáo án Địa lí 8 GV:Nguyễn Thị Bích Ngà
Khu vực
sông
Tên sông lớn Hướng chảy Đặc điểm chính
Bắc Á Ô-bi, I-ê-nit-xây,
Lê-na
Từ Nam Bắc Mạng lưới sông khá dày. Về mùa
đông sông bị đóng băng kéo dài.
Mùa xuân có lũ lớn
Đông Á,
Đông Nam
Á, Nam Á
A-mua, Hoàng
Hà, Trường
Giang,
Mê-kông,
Hằng,
Ấn.
Tây Đông,
Tây Bắc Đông
Nam,
Bắc Nam
Mạng lưới sông dày, có nhiều
sông lớn. Các sông có lượng nước
lớn nhất vào cuối hạ đầu thu, cạn
nhất vào cuối đông đầu xuân
Tây Nam Á,
Trung Á
Ơ-phrát, Ti-grơ Tây Bắc Đông
Nam
Sông ngòi kém phát triển, tuy
nhiên vẫn có 1 số sông lớn. Càng
về hạ lưu lượng nước càng giảm,
một số sông nhỏ bị chết trong
hoang mạc cát.
* Nhóm 6: báo cáo phiếu học tập số 4: Xác định các đới và các kiểu khí hậu của Châu Á,
các vùng có khí hậu gió mùa, lục địa. Điền bảng sau:
Kiểu khí hậu Phân bố Đặc điểm
Khí hậu gió mùa Đông Á, Đông
Nam Á, Nam Á
Một năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa đông có gió từ nội
địa thổi ra biển, không khí khô ,lạnh và mưa ít.
Mùa hạ có gió từ biển thổi vào, thời tiết nóng ẩm ,
nhiều mưa.
Khí hậu lục địa Tây Nam Á,
Trung á
Mùa đông thời tiết khô lạnh, mùa hạ khô nóng.
Lượng mưa TB năm thấp từ 200500mm, độ bốc
hơi lớn, độ ẩm thấp => Khí hậu khô hạn.
* HĐ3: Cặp bàn. Dựa H5.1,
H5.2, H6.2, kiến thức đã học.
1) Trình bày đặc điểm chính
về dân số Châu Á: số dân, sự
gia tăng dân số, thành phần
chủng tộc.
2) Cho biết Châu Á là nơi ra
đời của những tôn giáo lớn
nào?Cụ thể ra đời ở đâu?
3) Trình bày trên bản đồ đặc
điểm phân bố dân cư, đô thị
của Châu Á và giải thích ?
II) Dân cư- xã hội Châu Á
1) Đặc điểm cơ bản:
- Châu lục đông dân nhất thế giới
- Dân cư thuộc nhiều chủng tộc
- Nơi ra đời và điểm nổi bật của các tôn giáo lớn ở châu Á
(4 tôn giáo).
2) Sự phân bố dân cư, đô thị:
- Tập trung đông ở vùng ven biển Đông Á, Đông Nam Á,
Nam Á: Nơi có khí hậu gió mùa thuận lợi, có các đồng
bằng phì nhiêu màu mỡ, giao thông thuận tiện…
- Nơi ít dân: Tây Á, Bắc Á, Nội địa Châu Á: Nơi khí hậu
khắc nghiệt, núi cao hiểm trở…
- Các đô thị lớn chủ yếu tập trung ở đồng bằng, ven biển.
B) Kỹ năng:
- Đọc và phân tích bản đồ, lược đồ (sgk)
- Vẽ các sơ đồ đơn giản thể hiện mối quan hệ địa lí.
- Phân tích bảng số liệu.
4. Củng cố - Đánh giá:4’
- Nhận xét ý thức ôn tập của HS.
- Đánh giá cho điểm các cá nhân, các nhóm thảo luận.
Trường THCS Hồ Tùng Mậu - 14 - Năm học 2014-2015
Giáo án Địa lí 8 GV:Nguyễn Thị Bích Ngà
5. Hoạt động nối tiếp: 1’
- Yêu cầu về ôn tập lại toàn bộ kiến thức cơ bản về Châu Á.
- Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết.
******************************
Tuần 8: 07-12/10/2013
Tiết 8
I. Mục tiêu:
1) Kiến thức: HS cần nắm
- Củng cố các kiến thức khái quát về tự nhiên Châu Á.
- Các mối quan hệ địa lí giữa vị trí - khí hậu, khí hậu,sông ngòi,cảnh quan Châu Á.
2) Kỹ năng:
Củng cố kỹ năng: Phân tích biểu đồ, các mối quan hệ địa lí để giải thích đặc điểm tự
nhiên
II. Các phương pháp /kĩ thuật dạy học tích cực:
- Suy nghĩ, học sinh làm việc cá nhân.
III. Phương tiện dạy học:
1. Giáo viên: - Chuẩn bị nội dung đề kiểm tra theo quy định
- Photo đầy đủ theo số lượng học sinh
2. Học sinh: - Các đồ dùng học tập cần thiết.
- Ôn tập các kiến thức kỹ năng cơ bản.
IV. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp:1’
2. Kiểm tra bài:
3. Bài mới:
A.THIẾT LẬP MA TRẬN
Cấp độ
Tên
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ
cao
TNKQ TL TNKQ TL
TN
KQ
TL
TNK
Q
TL
Tự
Nhiê
n
Địa
hình
Trình bày
được đặc
điểm về
địa hình
Trình bày
được đặc
điểm về địa
hình
Khí
hậu
Trình bày
và giải
thích được
đặc điểm
khí hậu
châu Á.
Trình bày và
giải thích
được đặc
điểm khí hậu
châu Á
Giải thích
được sự khác
nhau giũa kiểu
khí hậu gió
mùa và kiểu
khí hậu lục địa
ở châu Á.
Sôn
g
ngòi
Trình bày
được đặc
điểm
chung của
Nêu và giải
thích được sự
khác nhau về
chế độ nước,
Trường THCS Hồ Tùng Mậu - 15 - Năm học 2014-2015
KIỂM TRA 1 TIẾT
Giáo án Địa lí 8 GV:Nguyễn Thị Bích Ngà
sông ngòi
châu Á.
giá trị kinh tế
của các hệ
thống sông lớn
Số điểm 9
Tỉ lệ 90%
Số điểm
1,5
Tỉ lệ 16,7
%
Số điểm
1,5
Tỉ lệ 16,7
%
Số điểm 1
Tỉ lệ 11,1 %
Số điểm 2
Tỉ lệ 22,2%
Số điểm3
Tỉ lệ 33,3%
Dân cư
Trình bày
và giải
thích được
một số đặc
điểm nổi
bật của
dân cư, xã
hội châu Á
Trình bày và
giải thích
được một số
đặc điểm nổi
bật của dân
cư, xã hội
châu Á
Số điểm 1
Tỉ lệ 10 %
Số điểm
0,5
Tỉ lệ 50 %
Số điểm 0,5
Tỉ lệ 50 %
Tổng số 10đ
Tỉ lệ 100 %
Số điểm 3,5
Tỉ lệ 35%
Số điểm 3,5
Tỉ lệ 35%
Số điểm 3
Tỉ lệ 30%
B. ĐỀ KIỂM TRA
TRƯỜNG PTDTNT BUÔN ĐÔN. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
LỚP 8: MÔN: ĐỊA LÍ 8
Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Thời gian 45 phút
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Chọn đáp án đúng nhất rồi ghi vào giấy làm bài.
Câu 1. Các khu vực điển hình của khí hậu gió mùa châu Á:
A. Đông Á, Nam Á, Bắc Á. B. Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á.
C. Nam Á, Đông Nam Á, Trung Á. D. Đông Á, Nam Á, Tây Nam Á.
Câu 2. Dân cư châu Á chủ yếu thuộc các chủng tộc:
A. Nê-grô-it, Môn-gô-lô-it. B. Nê-grô-it, Ơ-rô-pê-ô-it.
C. Môn-gô-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it. D. Ơ-rô-pê-ô-it, Ô-xtra-lô-it.
Câu 3. Hai trung tâm khí áp theo mùa có ảnh hưởng rộng lớn nhất đến khí hậu châu Á:
A. Xibia, Nam Ấn Độ Dương. B. Xibia, Alêut.
C. Alêut, Iran. D. Xibia, Iran.
Câu 4. Sơn nguyên nào có độ cao lớn nhất ở châu Á?
A. Đê-can B. Trung Xi-bia
C. Tây tạng D. A-rap
Câu 5. Các hệ thống sông Trường Giang, Hoàng Hà, A-mua thuộc khu vực nào?
A. Đông Nam Á B. Đông Á C. Nam Á D. Tây Nam Á
Câu 6. Dân cư châu Á phân bố tập trung chủ yếu ở khu vực nào?
A. Khu vực khí hậu gió mùa B. Khu vực khí hậu ôn đới lục địa
Trường THCS Hồ Tùng Mậu - 16 - Năm học 2014-2015
Nhận xét của GVBMĐiểm
Giáo án Địa lí 8 GV:Nguyễn Thị Bích Ngà
C. Khu vực khí hậu nhiệt đới khô D. Khu vực khí hậu cận nhiệt lục
địa
II. TỰ LUẬN (7 điểm):
Câu 1 (3 điểm): Trình bày đặc điểm kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu
Á.Vì sao hai kiểu khí hậu đó có sự khác nhau như vậy?
Câu 2 (4 điểm): Quan sát lược đồ tự nhiên châu Á kết hợp với kiến thức đã học hãy:
a) Trình bày đặc điểm nổi bật của địa hình châu Á.
b) Kể tên các hệ thống sông lớn ở khu vực gió mùa châu Á. Vì sao khu vực này có nhiều
hệ thống sông lớn?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm):
Học sinh chọn đúng mỗi đáp án được 0,5 điểm
Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án B C D C B A
II. TỰ LUẬN (7 điểm):
CÂU NỘI DUNG TRẢ LỜI ĐIỂM
Câu 1
(3 điểm)
- Đặc điểm khí hậu:
+ Kiểu khí hậu gió mùa: một năm có 2 mùa rõ rệt: mùa đông có gió từ
nội địa thổi ra, không khí khô lạnh, ít mưa. Mùa hạ có gió từ đại dương
thổi vào lục địa, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều.
+ Kiểu khí hậu lục địa: mùa đông khô lạnh, mùa hạ khô và nóng.
Lượng mưa trung bình năm từ 200-500mm.
- Giải thích: Do châu Á:
+ Có kích thước rộng lớn.
(0,5 đ)
(0,5 đ)
(1 đ)
Trường THCS Hồ Tùng Mậu - 17 - Năm học 2014-2015
Giáo án Địa lí 8 GV:Nguyễn Thị Bích Ngà
+ Địa hình chia cắt phức tạp, núi và cao nguyên đồ sộ ngăn ảnh hưởng
của biển vào sâu trong đất liền.
(1 đ)
Câu 2
(4 điểm)
- Các điểm nổi bật của địa hình châu Á:
+ Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng
bằng rộng bậc nhất thế giới.
+ Các dãy núi chạy theo hai hướng chính đông - tây hoặc gần đông - tây
và bắc - nam hoặc gần bắc - nam, địa hình chia cắt phức tạp. Các núi và
sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm.
- Các hệ thống sông lớn của khu vực gió mùa: Sông Mê kông, Hoàng
Hà, Trường Giang, A mua, Bra ma put, Ấn, Hằng.
- Giải thích: do khu vực này có lượng mưa lớn tập trung theo mùa.
(1đ)
(1đ)
(1đ)
(1 đ)
4. Đánh giá:
5. Hoạt động nối tiếp: 1’
- Nghiên cứu bài 7:
+ Tìm hiểu lịch sử châu Á và Việt Nam
+ Hiện nay châu Á có vị trí thế nào trên thế giới; quốc gia nào phát triển nhất châu
Á hiện nay?
______________________***____________________
_______________________________________
Tuần 9:14-19/10/2013
Tiết 9
I. Mục tiêu bài học:
1.Về kiến thức:
- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm phát triển kinh tế của
các nước Châu Á: Có sự biến đổi mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
trình độ phát triển kinh tế không đồng đều giữa các nước và các vùng lãnh thổ.
2. Về kỹ năng:
- Phân tích bảng số liệu, lược đồ các quốc gia và vùn lãnh thổ châu Á theo mức thu
nhập.(2002)
II. Các phương pháp /kĩ thuật dạy học tích cực:
- Tư duy, tự nhận thức, giao tiếp.
III. Phương tiện dạy học:
- Bản đồ kinh tế Châu Á, tranh ảnh 1 số trung tâm kinh tế lớn ở Châu Á.
- Bảng số liệu thống kê 1 số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của 1 số nước Châu
Á, H7.1(sgk/24).
IV. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp:1’
2. Kiểm tra bài:
3. Bài mới:
Châu Á có thiên nhiên đa dạng, tài nguyên thiên nhiên phong phú, là cái nôi của
nhiều nền văn minh cổ đại, có dân số đông, nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ
rộng lớn. Đó là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Vậy kinh tế các nước Châu
Á phát triển như thế nào? => Tìm hiểu trong bài hôm nay.
Trường THCS Hồ Tùng Mậu - 18 - Năm học 2014-2015
Bài 7: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ -
XÃ HỘI CÁC NƯỚC CHÂU Á
Giáo án Địa lí 8 GV:Nguyễn Thị Bích Ngà
Hoạt động của GV - HS Nội dung chính
* HĐ1:
* HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm phát triển kinh tế -
xã hội của các nước và vùng lãnh thổ Châu Á
hiện nay: 39’
HĐNhóm.
Dựa vào bảng 7.2 hãy
1) Nước có thu nhập bình quân GDP đầu người
cao nhất so với nước có thu nhập thấp nhất chênh
nhau gấp bao nhiêu lần? (105,4 lần)
2) Tỉ trọng giá trị nông nghiệp trong cơ cấu GDP
của các nước có thu nhập cao khác với các nước
có thu nhập thấp ở chỗ nào? (Thấp hơn nhiều lần)
3) Qua đó em có nhận xét gì chung về sự phát
triển kinh tế xã hội của các nước và các vùng lãnh
thổ ở Châu Á hiện nay? (Không đều)
4) Cho biết dựa vào 1 số chỉ tiêu kinh tế - xã hội ở
1 số nước Châu Á ta có thể chia làm mấy nhóm
nước? (5 nhóm)
- HS báo cáo -nhận xét
- GV chuẩn kiến thức
+ VN có thu nhập thấp BQ: 415USD/ người.
+ Điện Biên là tỉnh có thu nhập thấp nhất so với cả
nước TB<400 USD và gần 90% ngân sách là do
nhà nước cấp.
I) Vài nét về lịch sử phát triển của
các Châu Á.
II) Đặc điểm phát triển kinh tế - xã
hội của các nước và vùng lãnh thổ
Châu Á hiện nay :
- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội
của các nước Châu Á hiện nay không
đồng đều
+ Nước phát triển toàn diện : Nhật Bản
+ Nước công nghiệp mới: Xin-ga-po,
Hàn Quốc, Đài Loan…
+ Nước đang phát triển có tốc độ công
nghiệp hóa nhanh: Trung Quốc, Ấn
Độ, Thái Lan…
+ Nước đang phát triển nhưng nền kinh
tế chủ yếu vẫn dựa vào sx nông nghiệp:
Việt Nam , Lào , Căm-pu-chia, Nê Pan.
+ Nước giàu nhưng trình độ kinh tế -
xã hội chưa phát triển cao: Bru-nây,
Cô-oét, A-rập Xê-ut
=> Những nước thu nhập thấp đời
sống nhân dân còn gặp nhiều khó
khăn.
4. Củng cố - Đánh giá: 4’ Làm bài tập 1,2,3 trang 24
5. Hoạt động nối tiếp:1’
- Trả lời câu hỏi , bài tập sgk/24.
- Làm bài tập 7: tập bản đồ thực hành
- Nghiên cứu bài 8 sgk/25
Tuần10: 21-26/10/2013
Tiết 10
Trường THCS Hồ Tùng Mậu - 19 - Năm học 2014-2015
Bài 8: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ -
XÃ HỘI Ở CÁC NƯỚC CHÂU Á
Giáo án Địa lí 8 GV:Nguyễn Thị Bích Ngà
I. Mục tiêu bài học:
1.Về kiến thức: HS cần nắm
- Trình bày được tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở các nước và các vùng lãnh
thổ Châu Á: Nền nông nghiệp lúa nước, lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất. Công
nghiệp được ưu tiên phát triển,bao gồm cả công nghiệp khai khoáng và công nghiệp chế
biến.
2. Về kỹ năng:
- Quan sát tranh ảnh và nhận xét về một số hoạt động kinh tế ở Châu Á.
- Phân tích các bảng thống kê kinh tế, tăng trưởng GDP, về cư cấu cây trồng của
một số quốc gia , khu vực thuộc Châu Á.
II. Các phương pháp /kĩ thuật dạy học tích cực:
- Tư duy, tự nhận thức, giao tiếp.
III. Phương tiện dạy học:
1. Giáo viên:
- Bản đồ kinh tế Châu Á
- Các tranh ảnh về những thành phố lớn, trung tâm kinh tế của 1 số nước
- Bảng thống kê 1 số chỉ tiêu Kinh tế - Xã hội ở 1 số nước Châu Á.(sgk)
2. Học sinh: Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên ở tiết trước.
IV. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp:1’
2. Kiểm tra bài: 5’
3. Bài mới:
Chúng ta đã biết nền kinh tế của các nước Châu Á phát triển không đồng đều song
từ cuối TKXX nhìn chung các nước đều đã đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiều nước đã đạt được những thành tựu to lớn.=> Tìm
hiểu điều đó trong bài .
Hoạt động của GV - HS Nội dung chính
* HĐ1: Tìm hiểu nông nghiệp của các nước châu Á.
- HĐNhóm
Dựa lược đồ H8.1 hãy:
- Nhóm lẻ: Xác định các loại cây trồng vật nuôi chủ yếu
của khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á.
- Nhóm chẵn: Xác định các loại cây trồng vật nuôi chủ
yếu của khu vực Tây Nam Á và các vùng nội địa của
Châu Á.
- HS đại diện 2 nhóm lên báo cáo điền bảng
- Các nhóm khác nhận xét , bổ xung
- GV chuẩn kiến thức.
I) Nông nghiệp: 14’
Khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Nam
Á
Tây nam Á, vùng nội địa Châu Á, Bắc Á
Cây trồng
chính
Lúa mì, lúa gạo, ngô, chè,
dừa, cao su
Lúa mì, bông, cọ dầu
Vật nuôi Trâu, bò, lợn. Trâu , bò, cừu, tuần lộc.
* Cả lớp.
Dựa H8.2 và thông tin sgk hãy cho biết những nước nào
- Lúa gạo là cây lương thực
chính chiếm 93% , lúa mì
Trường THCS Hồ Tùng Mậu - 20 - Năm học 2014-2015
Giáo án Địa lí 8 GV:Nguyễn Thị Bích Ngà
SX nhiều lúa gạo nhất Châu Á? Tỉ lệ so với thế giới là
bao nhiêu? VN được xếp thứ mấy?
- Trung Quốc -> Ấn Độ -> In-đô-nê-xi-a -> Băng-đa-let
-> Việt Nam.
* HĐ2: Tìm hiểu công nghiệp của các nước châu Á.
- Cá nhân. Dựa bảng số liệu 8.1 hãy cho biết:
1) Nhận xét gì về sự phát triển công nghiệp của các nước
Châu Á?
2) Ngành công nghiệp khai khoáng phát triển như thế
nào?
- Những nước nào khai thác than và dầu mỏ nhiều nhất?
+ KT than nhiều ở TQ, Ấn Độ
+ KT dầu mở nhiều ở A-rập Xê-ut, TQ, Cô-oét.
- Những nước nào sử dụng các sản phẩm khai thác chủ
yếu để xuất khẩu?
- A-rập Xê-ut, Cô-oét.
3) Các ngành công nghiệp khác phát triển và phân bố
như thế nào?
*HĐ3: Tìm hiểu dich vụ của các nước châu Á.
- Cặp bàn.
Dựa bảng 7.2 hãy cho biết
1) Tỉ trọng giá trị dịch vụ trong cơ cấu GDP của Nhật
Bản, Hàn Quốc là bao nhiêu?
2) Mối quan hệ giữa tỉ trọng giá dịch vụ trong cơ cấu
GDP với GDP tính theo đầu người của các nước nói trên
như thế nào?
chiếm 39% sản lượng của thế
giới (2003).
II) Công nghiệp: (10
/
)
- SX CN đa dạng, nhưng phát
triển chưa đều.
- Công nghiệp khai khoáng
phát triển ở nhiều nước, tạo
nguồn nguyên nhiên liệu cho
SX trong nước và nguồn hàng
xuất khẩu.
- Công nghiệp cơ khí, luyện
kim, chế tạo máy, điện tử…
phát triển mạnh ở Nhật, Trung
Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài
Loan…
- Công nghiệp SX hàng tiêu
dùng phát triển ở hầu khắp các
nước
III) Dich vụ: (10
/
)
- Hoạt động dịch vụ được các
nước coi trọng, chiếm tỉ trọng
cao trong cơ cấu GDP kinh tế.
- Nhiều nước có ngành dịch vụ
phát triển cao: Nhật Bản, Hàn
Quốc, Xi- ri, Cô-oét, Trung
Quốc, Xin-ga-po…
* Kết luận: sgk/28.
4. Củng cố - Đánh giá: 4’
1) Nêu những thành tựu về nông nghiệp của các nước Châu Á?
2) Dựa nguồn tài nguyên nào mà 1 số nước Tây Á lại có thu nhập cao?
3) Làm bài tập 3 (sgk/28)
5. Hoạt động nối tiếp:1’
- Trả lời câu hỏi bài tập sgk/28. Làm bài tập 8: bản đồ thực hành .
- Nghiên cứu bài 9(sgk/29).
***************************************************
Tuần11: 28/10-02/11/2013
Tiết 11
Bài 9:
KHU VỰC TÂY NAM Á
I. Mục tiêu: HS cần nắm
1) Kiến thức:
Trường THCS Hồ Tùng Mậu - 21 - Năm học 2014-2015
Giáo án Địa lí 8 GV:Nguyễn Thị Bích Ngà
- Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của
khu vực Tây Nam Á:
+ Tự nhjên: Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, khí hậu nhiệt đới khô, nguồn tài
nguyên dầu mỏ và khí đốt lớn nhất thế giới.
+ Dân cư chủ yếu theo đạo Hồi, không ổn định về chính trị - kinh tế.
- Hiểu được vị trí chiến lược quan trọng của khu vực Tây Nam Á
2) Kỹ năng:
- Phân tích biểu đồ, lược đồ tự nhiên , dân cư, kinh tế của khu vực Tây Nam Á
II. Các phương pháp /kĩ thuật dạy học tích cực:
- Tư duy, tự nhận thức, giao tiếp.
III. Phương tiện dạy học:
- Các loại bản đồ khu vực Tây Nam Á
- Tranh ảnh sgk
IV. Hoạt động trên lớp:
1.Ốn định lớp: 1’
2. Kiểm tra:5’
?Trình bày tình hình phát triển ngành nông nghiệp châu á?
? Giải thích tại sao TL và VN không phải là nước sản xuất ngiều lúa gạo nhất nhưng
lại là nươc xk gạo đứng đầu thế giới
3. Bài mới:
* Khởi động: Tây Nam Á được coi là "điểm nóng" trên thế giới. Là nơi mà từ xưa
tới nay chưa bao giờ ngưng tiếng súng của chiến tranh , xung đột giữa các bộ tộc, giữa các
dân tộc trong và ngoài khu vực thường xuyên xảy ra. Tại sao lại như vậy?Chúng ta cùng
tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động của GV - HS Nội dung chính
* HĐ1:10’ Cả lớp.
Dựa H9.1 + Bản đồ tự nhiên Châu Á :
1) Xác định vị trí Tây Nam Á trên bản đồ nằm giữa
vĩ độ nào? Giáp những biển, châu lục và khu vực
nào?
2) Tại sao nói Tây Nam Á giữ 1 vị trí chiến lược
quan trọng?
- HS báo cáo ->Nhận xét.
- GV chuẩn kiến thức:
+ Từ ĐTD <-> Địa Trung Hải <-> Kênh đào
Xuy-ê <-> Biển Đỏ <-> ÂĐD.=> Đây là con
đường giao thông ngắn nhất nối liền 3 châu lục
* HĐ 2: 12’ Nhóm.
Dựa H9.1 + thông tin sgk/30
- Nhóm lẻ: Tìm hiểu về địa hình, sông ngòi,
khoáng sản
1) Cho biết đi từ Đông Bắc xuống Tây Nam khu
vực Tây Nam Á có thể chia mấy miền địa hình?
Trong đó dạng địa hình nào chiếm diện tích lớn
nhất?
2) Xác định các sông lớn? Sông ngòi ở đây có
đặc điểm gì nổi bật?
- Nhóm chẵn: Tìm hiểu về khí hậu của khu vực.
Đối chiếu H9.1 + H2.1 cho biết
I) Vị trí địa lí:
- Diện tích > 7 triệu km
2.
- Nằm giữa vĩ độ: 12
0
B -> 42
0
B
- Tiếp giáp nhiều biển thuộc 3 châu
lục, giáp 2 châu lục và 2 khu vực của
Châu Á.
- Có vị trí chiến lược quan trọng: Nằm
trên con đường biển ngắn nhất nối liền
Châu Âu, Châu Phi với Châu Á và
ngược lại.
II) Đặc điểm tự nhiên:
* Địa hình: Chia làm 3 miền
- Phía Đông Bắc là núi và SN cao
- Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà.
- Phía Tây Nam là SN A-rap.
=> Phần lớn diện tích là núi và cao
nguyên.
* Sông ngòi:
- Rất ít. Lớn nhất là 2 HT sông Ti-grơ
và ơ-phrat.
Trường THCS Hồ Tùng Mậu - 22 - Năm học 2014-2015
Giáo án Địa lí 8 GV:Nguyễn Thị Bích Ngà
1) Tây Nam Á có những đới khí hậu nào?Có
những kiểu khí hậu nào? Kiểu nào chiếm diện
tích lớn nhất ?
2) Nằm trong khu vực khí hậu nào của Châu Á?
Nêu đặc điểm chung của khu vực khí hậu đó?
3) Kể tên nguồn tài nguyên quan trọng nhất của
khu vực Tây Nam Á? Dầu mỏ tập trung nhiều ở
đâu? Kể tên những nước có nhiều dầu mỏ, khí
đốt? (ả-rập-xê-ut, I-ran, I-rắc, Co-oet)
- HS đại diện 2 nhóm báo cáo
- Các nhóm khác nhận xét , bổ xung
- GV chuẩn kiến thức:
* HĐ 3: 12’ Cặp bàn.
1) Quan sát H9.3 cho biết Tây Nam Á gồm những
quốc gia nào?Quốc gia nào có diện tích lớn nhất?
Nhỏ nhất?
2) Hãy nêu đặc điểm dân cư Tây Nam Á về: Dân
số, phân bố, tỉ lệ dân thành thị ?
- HS báo cáo - nhận xét
- GV chuẩn kiến thức.
*HĐ Nhóm.
1) Dựa trên những điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên, Tây Nam Á có thể phát triển
những ngành kinh tế nào? Vì sao?
2) Dựa H9.4 cho biết khu vực Tây Nam Á đã XK
dầu mỏ đi những đâu?
3) Tình hình chính trị của khu vực có đặc điểm
gì? Tại sao? Ảnh hưởng như thế nào tới đời sống
- kinh tế - xã hội của nhân dân trong khu vực?
- HS đại diện nhóm báo cáo - nhận xét
- GV chuẩn kiến thức: Với nguồn tài nguyên dầu
mỏ giàu có + vị trí chiến lược quan trọng => Nơi
đây chưa bao giờ được bình yên, thường xuyên
xảy ra xung đột giữa các tộc người và các dân tộc
trong khu vực.
- HS Đọc kết luận sgk/32
* Khí hậu: Mang tính chất lục địa sâu
sắc.
* Khoáng sản:
- Quan trọng nhất là dầu mỏ , khí đốt:
tập trung ở đồng bằng Lưỡng Hà ven
vịnh Pec-xich.
III) Đặc điểm dân cư - kinh tế -
chính trị
1) Dân cư:
- Số dân: 286 triệu người. Chủ yếu là
người A-Rập theo đạo Hồi.
- Tập trung đông tại ven biển, thung
lũng có mưa hoặc nơi có nước ngầm.
- Tỉ lệ dân thành thị khá cao: chiếm
80-> 90% dân số
2) Kinh tế - chính trị:
- Trước kia dân số chủ yếu làm nông
nghiệp: Trồng lúa gạo, lúa mì, chà là,
chăn nuôi du mục.
- Ngày nay : Công nghiệp, thương mại
phát triển, đặc biệt CN khai thác và
chế biến dầu khí phát triển mạnh.
- Là nơi thường xuyên xảy ra chiến
tranh, xung đột giữa các bộ tộc
=> Ảnh hưởng lớn đến sự phát triển
kinh tế - xã hội
* Kết kuận : sgk/32
4) Đánh giá:4’ Hãy chọn ý đúng nhất trong các câu sau:
1) Tây Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng do:
a) Vị trí ở nơi qua lại giữa 3 châu lục Á , Âu , Phi.
b) Nằm trên con đường giao thông biển ngắn nhất giữa châu Âu và châu Á và châu
Phi.
c) Nhờcó kênh đào Xuy-ê.
d) Tất cả các ý trên.
2) Hầu hết lãnh thổ Tây Nam Á chủ yếu thuộc đới khí hậu:
a) Cận nhiệt Địa Trung Hải c) Cận nhiệt lục địa
b) Nhiệt đới khô d) Nhiệt đới gió mùa.
5) Hoạt động nối tiếp:1’
- Trả lời câu hỏi, bài tập sgk.
Trường THCS Hồ Tùng Mậu - 23 - Năm học 2014-2015
Giáo án Địa lí 8 GV:Nguyễn Thị Bích Ngà
- Làm bài tập bài 9 bản đồ thực hành.
- Nghiên cứu bài.
************************************************
Tuần 12: 04 - 09/11/2013
Tiết 12
Bài 10
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NAM Á
I. Mục tiêu: HS cần nắm
1) Kiến thức:
- Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực Nam Á: Khí hậu
nhiệt đới gió mùa điển hình, nhịp điệu hoạt động của gió mùa ảnh hưởng rất lớn đến sinh
hoạt sản xuất của dân cư trong khu vực
2) Kỹ năng:
- Phân tích ảnh địa lí, đọc lược đồ tự nhiên, lược đồ phân bố mưa.
II. Các phương pháp /kĩ thuật dạy học tích cực:
- Tư duy, tự nhận thức, giao tiếp.
III. Phương tiện dạy học:
- Bản đồ tự nhiên khu vực Nam Á
- Các cảnh quan khu Nam Á.
IV. Hoạt động trên lớp:
1) Ổn định lớp:1’
2) Kiểm tra: 5’
? Trình bày vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên khu vực Tây Nam Á
? Cho biết những nguyên nhân làm kìm hãm sự phát triển KT-XH khu vực Tây
Nam Á.
3) Bài mới: Khu vực Nam Á có ĐKT và tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng. Có
HT núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ, sơn nguyên Đê-can và đồng bằng Ân -Hằng rộng lớn. Cảnh
quan chủ yếu là rừng nhiệt đới và xa van rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế .
Hoạt động của GV - HS Nội dung chính
* HĐ1: Cá nhân (5
/
).
Dựa H10.1 hãy
1) Xác định vị trí địa lí của khu vực Nam Á
nằm giữa vĩ độ nào? Tiếp giáp những biển ,
vịnh biển nào? Thuộc đại dương nào? Tiếp
giáp những khu vực nào của Châu Á?
2) Xác định các quốc gia trong khu vực?
Quốc gia nào có diện tích lớn nhất? Quốc gia
nào là quốc đảo?
- HS lên xác định trên bản đồ
- HS khác nhận xét
- GV chuẩn kiến thức - bổ sung: Nê-pan và
Bu-tan là 2 quốc gia nằm trong vùng núi Hi-
ma-lay-a hùng vĩ.
I) Vị trí địa lí và địa hình
1) Vị trí địa lí:
- Nằm từ 9
0
13
/
B -> 37
0
13
/
B
- Vị trí (H10.1)
- Gồm 7 quốc gia: Pa-ki-xtan, Ấn Độ,
Nê-pan, Bu-tan, Băng -la-đet, Xri-lan-ca,
Man-đi-vơ
Trường THCS Hồ Tùng Mậu - 24 - Năm học 2014-2015
Giáo án Địa lí 8 GV:Nguyễn Thị Bích Ngà
* HĐ2: Nhóm. (12
/
).
- Nhóm 1,2 : Miền núi Hi-ma-lay-a
- Nhóm 3,4: Miền ĐB Ấn - Hằng
- Nhóm 5, 6: Miền SN Đê-can.
Dựa H10.1 : Hãy cho biết Nam Á có mấy
dạng địa hình ? Đó là những dạng địa hình
nào? Nêu đặc điểm và sự phân bố của các
dạng địa hình đó. Điền kết quả vào bảng sau:
2) Địa hình: Chia 3 miền rõ rệt
Miền địa hình Dãy Hi-ma-lay-a Đồng bằng Ấn -
Hằng
Sơn nguyên Đê-can
Vị trí Phía Bắc Giữa Phía Nam
Đặc điểm - Cao, đồ sộ, hùng vĩ nhất
thế giới
- Chạy dài theo hướng
Tây bắc -> Đông nam,
dài gần 2600km, rộng TB
320 -> 400km
- Rộng và bằng
phẳng.
- Kéo dài từ bờ
biển A-ráp -> ven
vịnh Ben-gan, dài
hơn 3000km, rộng
từ 250 -> 350km
- Tương đối thấp và
bằng phẳng.
- Hai rìa của sơn
nguyên được nâng
lên thành 2 dãy núi
Gát Tây và Gát
Đông.
* HĐ3: Nhóm (10
/
).
1) Dựa H10.2 + Kiến thức đã học hãy cho
biết khu vực Nam Á chủ yếu nằm trong đới
khí hậu nào?
2) Em có nhận xét gì về phân bố mưa ở khu
vực Nam Á? Tại sao?
3) Khí hậu đó có ảnh hưởng như thế nào đến
đời sống sản xuất và sinh hoạt của nhân dân?
- HS báo cáo - nhận xét
- GV chuẩn kiến thức:
+ Mưa giảm dần từ phía đông, đông nam lên
tây bắc.
+ Giảm từ ven biển vào sâu trong nội địa
+ Ngoài ra mưa còn giảm theo độ cao, và
theo hướng sườn núi.
* HĐ4 : Cặp bàn (7
/
)
1) Sông ngòi Nam Á có đặc điểm gì?
2) Quan sát H10.3 + H10.4 + thông tin
sgk/35 hãy cho biết những cảnh quan tiêu
biểu của khu vực Nam Á là những cảnh quan
nào?
- HS báo cáo.HS khác nhận xét, bổ xung
- GV chuẩn kiến thức
- HS đọc kết luận sgk/36
II) Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự
nhiên:
1) Khí hậu:
- Đại bộ phận nằm trong đới khí hậu
nhiệt đới gió mùa. Lượng mưa lớn nhưng
phân bố không đều.
+ Trên cao nguyên và đồng bằng thấp:
Mùa đông có gió mùa đông bắc lạnh khô.
Mùa hạ có gió tây nam nóng, ẩm, mưa
nhiều.
+ Trên các vùng núi cao: Khí hậu thay
đổi theo độ cao và phân hóa phức tạp
theo hướng sườn.
- Nhịp điệu gió mùa ảnh hưởng rất lớn
tới đời sống sinh hoạt và sản xuất của
dân cư Nam Á.
2) Sông ngòi:
- Có nhiều hệ thống sông lớn: S.Ân,
S.Hằng, S.Bra-ma-pút.
- Chế độ chảy chia 2 mùa rõ rệt: Mùa lũ,
mùa cạn.
3) Cảnh quan:
- Rừng nhiệt đới ẩm, xa van, hoạng mạc
và cảnh quan núi cao.
4) Đánh giá:4’ Khoanh tròn chữ cái đầu ý câu em cho là đúng:
1) Các quốc đảo thuộc khu vực Nam Á là:
a) Nê-pan, Bu-tan c) Pa-ki-xta, Băng-đa-let
b) Xri-lan-ca, Man-đi-vơ. d) Ấn Độ, Băng-đa-let
Trường THCS Hồ Tùng Mậu - 25 - Năm học 2014-2015