Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

biện pháp chọn trò chơi dân gian làm phát triển kĩ năng cho trẻ 4,5 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.91 KB, 19 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thế kỷ XXI loài người sống trong nền văn minh công nghiệp hiện
đại, trong đó con người là trung tâm của sự phát triển.Sự hùng mạnh của
các quốc gia trên thế giới là do tiềm năng trí tuệ quyết định, do
đóphát triển năng lực trí tuệvà năng lực hành động cho con người là một
trong những xu hướng xây dựng chiến lược giáo dục của nhiều quốc gia
trên thế giới.
Ở Việt Nam, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta đã chỉ rõ
“Điều quyết định là ở con người với trí tuệ và năng lực ngày càng cao”
và Đảng ta cũng khẳng định rõ ràng rằng “Nguồn lực lớn nhất, quý
bỏunhất của chúng ta là tiềm lực con người, trong đó có tiềm lực trí tuệ”
[11, tr118].
Do đó phát huy nguồn lực con người là nhân tố cơ bản của sự phát
triển nhanh chóng và bền vững của xã hội, con người vừa là mục tiêu
vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, là nhân tố quyết định
thắng lợi trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Để
chuẩn bị nguồn năng lực đáp ứng nhu cầu của xã hội Đảng đã chỉ rõ
“Vai trò của trí tuệ, nguồn nhân lực có trí tuệ và đi liền với nú là vai trò
của giáo dục - đào tạo, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự nghiệp phát
triển” [12, tr6]
Đảng ta, nhà nước ta rất quan tâm đến giáo dục mầm non. Nước ta
trở thành quốc gia đầu tiên ở Châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn
công ước quốc tế về quyền trẻ em. Đồng thời xây dựng và triển khai
chương trình hành động quốc gia vì trẻ em 1991 - 2000 đã được Liên
hiệp quốc đánh giá cao.
Trong Nghị quyết Trung ương II khoá VIII, đảng ta đã đề ra mục
tiêu cụ thể cho giáo dục mầm non là: “Phỏt triển bậc học mầm non phù
hợp với điều kiện và yêu cầu của từng nơi, đảm bảo hầu hết trẻ em năm
tuổi được học chương trình mẫu giáo lớn, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một”
Trong quá trình giáo dục trẻ em, việc phát triển trí tuệ cho trẻ có vai


trò quan trọng. Chăm sóc giáo dục trẻ thật tốt hôm nay chính là chuẩn bị
cho những chủ nhân tuơng lai có trí tuệ, năng động, sáng tạo, có khả
năng thích ứng với nhiều loại hình lao động mới.
Ở trường mẫu giáo, cô giáo dạy trẻ thông qua các hoạt động khác
nhau, bằng nhiều phương pháp và phương tiện khác nhau. Trong đó hoạt

động vui chơi là một nhu cầu không thể thiếu được đối vớitrẻ cũng
giống như nhu cầu cơm ăn nước uống hàng ngày của trẻ. Qua chơi trẻ
được phát triển cả về sinh lý, tâm lý, thể lực, trí tuệ và các mặt toàn diện
khác của nhân cách. Tổ chức tốt các trò chơi có tác dụng thoó mãn nhu
cầu về nhận thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển tâm lý - sinh lý, thể lực, hình
thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người mới Việt nam đó
là vấn đề đặc biệt quan trọng của các trường mầm non.
Muốn trẻ hứng thú chơi, chơi có hiệu quả giáo dục cao phải có sự
hướng dẫn, tổ chức cho trẻ chơi một cách khoa học của cô giáo, đảm bảo
được tính đặc thù của loại trò chơi, phải biết sáng tạo, biết khai thác tất cả
những gì đó có trong thực tế và suy nghĩ, tìm tũi tạo thêm niềm vui mới
cho trẻ bằng chính khả năng sư phạm, lòng yêu trẻ, yêu nghề nghiệp của
mình. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay ở trường mầm non tổ chức TCDG
chưa có hiệu quả do nhiềunguyên nhân: giáo viên chưa quan tâm nhiều
đến việc sử dụng các biện pháp hướng dẫn TCDG cho trẻ và chưa duy trì
hứng thú cho trẻ, ít chú ý đến việc rèn luyện kỹ năng trong quá trình chơi,
chưa kịp thời động viên khích lệ trẻ trong quá trình chơi.Việc tổ chức cho
trẻ chơi chỉ là hình thức. Chưa thực sự dựa trên sự hứng thú của trẻ, chưa
kích thích được tính tích cực hoạt động trí tuệ của trẻ chỉ chú trọng
vàophát triển thể chất là chính. Hơn nữa với yêu cầu đổi mới của giáo
dục mầm non hiện nay, các trường mầm non đang thực hiên tổ chức trò
chơi dân gian cho trẻ ở các góc chơi sao cho đạt hiệu quả giáo dục cao.
Xuất phát từ những lý do nêu trên nên tôi chọn đề tài nghiên cứu
cho luận văn cao học là: “Biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm

phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIấN CỨU:
Nghiên cứu một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát
triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIấN CỨU:
3. 1.Khách thể nghiên cứu:
Quá trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi
thông qua trò chơi dân gian.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển trí tuệ
cho

trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:
Trò chơi nói chung và trò chơi dân gian nói riêng là một phương
tiện giáo dục và phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo. Hiệu quả giáo dục
của trò chơi phụ thuộc vào các biện pháp tổ chức của người lớn.
Nếu xây dựng được biện pháp tổ chức trò chơi dân gian phù hợp với
trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thì trò chơi dân gian sẽ thực sự trở thành phương
tiện phát triển trí tuệ có hiệu quả đối với trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi.
5. NHIỆM VỤ NGHIấN CỨU
5. 1. Hệ thống hoá cơ sở lý luận về trò chơi dân
gian và việc phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo
thông qua trò chơi dân gian.
5. 2. Tìm hiểu thực trạng sử dụng các biện pháp tổ
chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi
ở địa bàn nghiên cứu hiện nay (tỉnh Đồng Tháp)
5.3. Xây dựng và thử nghiệm một số biện pháp tổ
chức trò chơi dân gian nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ
mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở trường mầm non.

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIấN CỨU:
6. 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá
các tài liệu trong nước và ngoài nước về các vấn đề mà đề tài nghiên
cứu.
6. 2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
6.2.1. Phương pháp quan sát:
Quan sát, ghi chép những hoạt động có sử dụng trò chơi dân gian ở
trường mầm non. Đặc biệt quan tâm đến các biện pháp tổ chức trò chơi
dân gian của giáo viên nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ.
6.2.2. Phương pháp điều tra bằng Ankột:
Sử dụng Ankột để tìm hiểu về thực trạng nhận thức của giáo viên về
trò chơi dân gian và thực trạng biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho
trẻ.
6.2.3. Phương pháp đàm thoại:
Trao đổi với giáo viên mẫu giáo nhằm hiểu biết về nhận thức,thái độ của
họ đối với việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo ở trường, lớp mầm
non.
Đàm thoại với trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non để tìm hiểu sự phát
triển trí tuệ của trẻ (về ngôn ngữ, tư duy )

6.2.4.Phương pháp nghiên cứu sản phẩm:
Nghiên cứu sản phẩm của giáo viên, cụ thể là các kế hoạch tổ chức
chơi cho trẻ 4 - 5 tuổi trong các hoạt động của trẻ để tìm hiểu thực trạng
sử dụng các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian của giáo viên hiện nay.
Nghiên cứu sản phẩm của trẻ thông qua việc trẻ chơi trong các
TCDG.
6.2.5. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
Trưng cầu ý kiến của các chuyên gia, các nhà giáo dục hoạt động
trong ngành mầm non về những vấn đề có liên quan đến đề tài.

6.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Tác động vào nhóm thực nghiệm một số biện pháp tổ chức trò chơi
dân gian đã được đề xuất nhằm kiểm tra tính khả thi của các biện pháp
này.
6.3. Sử dụng một số phép tính thống kê để sử lý thông tin thu thập
được trong quá trình nghiên cứu.
7.ĐểNG GểP MỚI CỦA ĐỀ TÀI NGHIấN CỨU
Xây dựng cơ sở lý luận của biện pháp tổ chức trò chơi dân gian
nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi.
Đánh giá thực trạng biện pháp tổ chức trò chơi dân gian có ảnh
hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở trường mầm
non tỉnh Đồng Tháp.
Sưu tầm trò chơi dân gian và đề xuất một số biện pháp tổ chức trò
chơi dân gian nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ 4 - 5 tuổi.
8.CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục. Nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của biện pháp tổ chức trò chơi
dân gian nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ 4 - 5 tuổi.
Chương 2: Xây dựng một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian
nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ 4 - 5 tuổi.
Chương 3: Thực nghiệm biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm
phát triển trí tuệ cho trẻ 4 - 5 tuổi.

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ Lí LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI


1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Việc nghiên cứu sự phát triển trí tuệ của con người nói chung và trẻ

em nói riêng là một trong những vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm.
Riêng ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu của trung tâm
thực nghiệm dạy học Giảng Võ đã khẳng định và phát triển các kết luận
rút ra từ những công trình của Đ.B.Encụnhin, V.V. Đavưđốp về khả
năng lĩnh hội các khái niệm khoa học của trẻ em. Tại đây đó áp dụng
thành công lý thuyết hình thành hoạt động trí tuệ của P. Ia. Ganpờrin vào
việc hình thành hoạt động học tập của trẻ học sinh cấp 1 và đang từng
bước triển khai trên qui mô lớn của hệ thống giáo dục phổ thông cơ sở
của nước ta. Bên cạnh những thành tựu trên đã có nhiều công trình đi
sâu nghiên cứu về sự phát triển trí tuệ như các công trình của Nguyễn
Kế Hào nghiên cứu về sự phát triển trí tuệ của trẻ em trước tuổi học,
Phạm Hoàng Gia về trí thông minh
Như vậy, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và
ngoài nước đã chỉ ra tiềm năng phát triển trí tuệ của trẻ mẫu giáo là vô
cùng to lớn. Sự phát triển trí tuệ của trẻ mẫu giáo có ảnh hưởng lớn đến
tốc độ phát triển tâm lí của trẻ, đặc biệt đến sự hình thành các phẩm chất
trí tuệ cần thiết trong trường phổ thông. Tuy nhiên, muốn đạt hiệu quả,
bản thân trẻ phải nổ lực cố gắng về trí tuệ và người lớn phải khuyến
khích, động viên tạo điều kiện cho trẻ chủ động giải quyết nhiệm vụ
nhận thức một cách đúng đắn.
TCDG hiện nay đang dần mai một đi, trẻ có ít cơ hội được chơi
những TCDG cổ truyền, được tiếp xúc với nền văn hoá của các thế hệ,
mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống. . . Trước tình hình này đòi hỏi các
nhà nghiên cứu, các giáo viên mầm non cần tiếp tục nghiên cứu để tìm
ra các biện pháp thích hợp để khai thác tiềm năng của TCDG trong quá
trình giáo dục trẻ mầm non. Tuy đã có khá nhiều những công trình
nghiên cứu về vai trò của trò chơi nói chung, TCDG nói riêng với sự
phát triển của trẻ em, để TCDG trở thành món ăn tinh thần, một phương
tiện phát triển trí tuệ cho trẻ em nói chung và trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi nói
riêng, thìviệc nghiên cứu “Biện pháp tổ chức TCDG nhằm phát triển

trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn
đối với vấn đề tổ chức TCDG ở trường mầm non hiện nay.

Theo các nhà nghiên cứu A.Liublinxkaia, A.V.Petrovski thì sự phát
triển trí tuệ của trẻ em là quá trình trẻ nắm vững kinh nghiệm thực tiễn
của xã hội loài người. Trẻ em lĩnh hội được những tri thức nhất định của
xã hội loài người thông qua quá trình hoạt động của bản thân: vui chơi,
học tập, lao động.
Không phải đứa trẻ được sinh ra là đã có ngay trong mình các thành
quả của lịch sử loài người. Thành tựu phát triển của các thế hệ không
chứa đựng trong con người, không chứa đựng trong mầm mống thiên
nhiên của con người mà ở thế giới xung quanh nú, trong thành quả sáng
tạo vĩ đại của nền văn minh nhân loại. Đứa trẻ phải lĩnh hội và nắm
vững những kinh nghiệm đã được hình thành trong lịch sử xã hội loài
người, tư duy, trí nhớ, tri giác của trẻ bị ước chế một cách căn bản bởi sự
nắm ngôn ngữ, nắm vững phương thức hoạt động nhất định và những
khái niệm nhất định.
Như vậy, điều kiện đầu tiên trong sự phát triển trí tuệ của trẻ và có
tính chất quyết định là việc trẻ nắm được các hành động trí tuệ, thao tác
trí tuệ, kinh nghiệm. . . từ sự truyền thụ kinh nghiệm xã hội theo một
phương thức nhất định và được tổ chức một cách đặc biệt - đó là quá
trình dạy học.
1.2.2.Tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi.
Có thể nói một cách khái quát là khi nói về hoạt động vui chơi như:
khái niệm, đặc điểm, nguồn gốc, bản chất, ý nghĩa, phương pháp tổ chức
hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo đều tìm thấy trong lý thuyết chung
về hoạt động vui chơi. Song mỗi loại trò chơi và cách tổ chức hướng dẫn
trẻ chơi lại có những nét đặc thù riêng của nú vì thế trong phạm vi nghiên
cứu của luận văn này, chúng tôi chỉ đi sâu vào nghiên cứu TCDG và sử
dụng nú làm phương tiện để phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo.

1.2.2.1. Vài nét về trò chơi dân gian.
1. 2. 2. 1. 1. Khái niệm.
Trò chơi dân gian là những trò chơi được nhân dân sáng tạo lưu truyền
tự nhiên, rộng rói trong dân gian, là một trong những hình thức sinh hoạt
văn hoá dân gian
1. 2. 2. 1. 2. Trò chơi dân gian Việt Nam.
TCDG xuất hiện gắn liền với các hoạt động văn hoá và tín ngưỡng
của con người thời tiền sử. Xuất phát từ hành động mang tính thần bí, cầu
ước, phù yểm ma thuật, hay những hành vi mô phỏng các hoạt động săn
bắn và

trồng trọt, những nghi thức đó được thể chế dần để trở thành nghi
thức tôn giáo trong hệ thống tín ngưỡng phồn thực. Cùng với sự phát triển
của xã hội, nhiều nghi thức tôn giáo mõt dần ý nghĩa linh thiên, chỉ còn
giữ lại mục đích vui chơi giải trí cho cộng đồng. Vì vậy, các TCDG phần
lớn gắn với hội làng diễn ra vào mùa xuân, mùa thu của chu kỳ sản xuất
nông nghiệp.
1.2.2.1.3. Trò chơi dân gian trẻ em
Trẻ em Việt Nam từ thời xa xưa, bên cạnh những trò chơi do người
lớn nghĩ ra để cho trẻ chơi, bản thân trẻ đã tự đáp ứng nhu cầu chơi của
mình bằng cách tạo ra nhiều cách chơi dựa trên cơ sở bắt chước những
hoạt động của người lớn, hướng dẫn cho nhau cách chơi, truyền cho
nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ vùng này sang vùng khác, nhờ
đó TCDG được lưu truyền đến ngày hôm nay.
1. 2. 2.1.4. Vai trò của trò chơi dân gian Việt Nam đối với sự phát
triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo.
TCDG mang tính học tập và giàu cảm xúc, vì thế mà chúng không
những điều khiển được mối quan hệ giữa trẻ với nhau mà cún góp phần
quan trọng trong việc phát triển trí tuệ cho trẻ. Nhiều công trình nghiên
cứu của các ngành khoa học trên thế giới và trong nước đều cho

rằng,TCDG có ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục và phát triển
toàn diện nhân cách nói chung và trí tuệ cho trẻ nói riêng.
TCDG mang nhiều chức năng và mục đích giáo dục. Chức năng cơ
bản nhất là thoả mãn và phát triển nhu cầu nhận thức, nhu cầu tìm hiểu thế
giới xung quanh. Việc tổ chức TCDG cho trẻ tạo ra cho chúng khả năng
giải quyết nhiệm vụ nhận thức dưới hình thức chơi nhẹ nhàng, hấp dẫn,
không bị áp đặt. Những nhiệm vụ chơi và hành động chơi đòi hỏi trẻ phải
huy động các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của mình để đạt kết quả mà trò chơi
đặt ra.
1. 2. 2. 2 Phân loại, lựa chọn nội dung trò chơi dân gian.
TCDG Việt Nam thật phong phú, có thể nêu lên những loạitrò chơi
tiêu biểu sau đây:
1.Những trò chơi vui khoẻ: cướp cờ, cướp khốn, ôm cột, chọi gà,
chọi trâu, tung cầu, bắt vịt, kéo co, đua thuyền, đấu vật, đấu võ, đua
nghé
2. Những trò chơi giải trí: bịt mắt bắt dê, tung còn, bắt chạch thong
chum
3. Những trò chơi thi tài, thi khéo: thi thả chim, ném pháo, đi trên
dây,

Biện pháp tổ chức cho trẻ chơi TCDG là tổ hợp những cách thức
tổ chức cụ thể trong hoạt động cùng nhau của cô và trẻ nhằm thực
hiện mục đích giáo dục đã đặt ra trong trò chơi.
1.2.4.Mối quan hệ giữa biện pháp tổ chức TCDG với sự phát
triển trí tụờ của trẻ mẫu giáo nhỡ:
Biện pháp tổ chức trò chơi chính là con đường, là phương tiện phát
triển trí tuệ cho trẻ trong trò chơi nói chung và TCDG nói riêng. Nhờ có
các biện pháp tổ chức mà giúp trẻ lĩnh hội những điều chưa biết và vận
dụng kinh nghiệm vốn có vào những hoàn cảnh mới, mang lại niềm vui,
sự say mê hứng thú cho trẻ. Bên cạnh đó, những cách thức tác động của

cô giáo đến trò chơi của trẻ sẽ giúp trẻ biết đặt nhiệm vụ và kế hoạch
trình tự thực hiện, suy nghĩ tìm cách giải quyết nhiệm vụ đặt ra. Chính vì
vậy cần phải có một tổ hợp các biện pháp giáo dục tạo điều kiện để phát
triển trí tuệ cho trẻ.
1.3.Cơ sở thực tiễn của biện pháp tổ chức trò chơi dân gian
cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi.
1. 3. 1. Thực trạng biện pháp tổ chức trò chơi dân gian ở lớp
mẫu giáo 4 - 5 tuổi.
1. 3. 1. 1.Mục đích nghiên cứu thực trạng:
Tìm hiểu thực trạng việc tổ chức TCDG của giáo viên và sự hứng
thú, kỹ năng chơi, thái độ chơi của trẻ 4 - 5 tuổi qua TCDG ở trường
mầm non hiện nay. Qua đó để đánh giá được những mặt mạnh, mặt yếu
của từng biện pháp trong thực tế đã và đang thực hiện.
1. 3. 1.2. Đối tượng khảo sát thực trạng:
Chúng tôi tiến hành khảo sát hiệu quả phát triển trí tuệ cho trẻ 4 - 5
tuổi qua TCDG ở 4 trường mầm non (200 trẻ).
1. 3. 1.3.Thời gian khảo sát thực trạng:
Tiến hành khảo sát thực trạng từ tháng 2/ 2009 đến tháng 4/2009.
1. 3. 1.4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu:
1. 3. 1.4.1.Nghiên cứu chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 4 - 5
tuổi:
Phân tích nội dung chương trình quy định hiện nay, chủ yếu là
TCDG cho trẻ 4 - 5 tuổi.
1. 3. 1.4.2.Quan sát sư phạm:

ngành


SL % SL % SL % SL % S
L

%
50 15 30 20 40 8 16 5 1
0
2 4
Bảng1. 4: Số năm dạy mẫu giáo nhỡ
Số
năm
dạy
mẫu
giáo
nhỡ
Tổ
ng
số
1 - 5
năm
6 - 10
năm
11 - 15
năm
16 - 20
năm
Trên 20
năm
S
L
% SL % SL % SL % SL %
50 19 38 24 48 4 8 2 4 1 2

Bảng 1.5: Kết quả khảo sát vị trí của TCDG đối với sự phát triển của

trẻ.
Giữ vị trí Ý kiến lựa chọn Tỷ lệ
Rất quan trọng 34/ 50 68%
Quan trọng 16/ 50 32%
Không quan trọng 0 0
Kết quả điều tra cho thấy phần lớn giáo viên đều nhận thức được vị trí
quan trọng của TCDG đối với sự phát triển của trẻ. Cụ thể là có 68% số ý
kiến cho rằng TCDG giữ vị trí rất quan trọng và 32% ý kiến cho là quan
trọng.
Bảng1. 6: Vai trò của TCDG đối với phát triển trí tuệ của trẻ mẫu giáo
Giữ vai trò Ý kiến lựa chọn Tỷ lệ
Giải trí 14/ 50 28%
Dạy trẻ học đếm 25/ 50 50%
Phát triển ngôn ngữ 37/ 50 74%
Mở rộng vốn hiểu biết về
MTXQ
32/ 50 64%
Mục đích khác 2/ 50 4%
Nhận xét: Kết quả điều tra cho thấy đa số giáo viên đã nhận thấy vai
trò của TCDG đối vớisự phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo: 50% cho
rằng để dạy trẻ học đếm, 74% ý kiến cho rằng để phát triển ngôn ngữ,
64% ý kiến cho rằng để hiểu biết về môi trường xung quanh.
Bảng1. 7: Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của các biện pháp
tổ chức TCDG nhằm phát triển trí tụờ cho trẻ mẫu giáo.
Biện pháp Ý kiến lựa chọn Tỷ lệ
Lập kế hoạch 26/ 50 52%


THỰC NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRề CHƠI DÂN
GIAN NHẰM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 - 5

TUỔI

3. 1. Mục đích thực nghiệm.
Xem xét tính khả thi của một số biện pháp tổ chức TCDG cho trẻ mẫu
giáo 4 - 5 tuổi đã được đề xuất, nhằm chứng minh cho giả thuyết khoa học đã
đề ra.
Đánh giá hiệu quả của việc vận dụng các biện pháp tổ chức TCDG
vào mục đích phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi.
3. 2. Đối tượng, phạm vi, thời gian thực nghiệm.
3.2.1. Đối tượng: Trẻ 4 - 5 tuổi.
3.2.2. Phạm vi thực nghiệm:
3.2.3. Thời gian thực nghiệm:
3. 3. Điều kiện tiến hành thực nghiệm.
Nhóm TN và nhóm ĐC không có sự khác biệt về số lượng, điều kiện
chăm sóc giáo dục. Cơ sở vật chất phòng nhóm, đồ dùng, đồ chơi như nhau.
Trình độ phát triển chung và mức độ nhận thức của trẻ mẫu thực
nghiệm và đối chứng là tương đương nhau.
Trẻ ở lớp TN và lớp ĐC đều tương đương nhau về đặc điểm tâm,
sinh lí. Đều là con của gia đình ba mẹ là cán bộ công chức và công nhõn.
3. 4. Nội dung thực nghiệm.
Tổ chức TCDG thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Giới thiệu trò chơi, có thể giới thiệu trò chơi một cách trực
tiếp hoặc gián tiếp.
Bước 2: Giải thích, đàm thoại về nội dung, hành động chơi và luật
chơi.
Bước 3: Phân vai chơi. Cô cho trẻ tự nhận vai chơi.
Bước 4: Quá trình chơi, cô theo dõi động viên trẻ chơi và cần thiết
phải nhắc nhở trẻ chơi đúng luật.
Bước 5: Nhận xét sau khi chơi.
3. 5.Cách đánh giá thực nghiệm.

Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi quan sát, theo dõi trẻ chơi,
trao đổi cùng cô giáo và trẻ để nắm được trình độ trí tuệ của trẻ trong trò
chơi, nắm được những thông tin cần thiết để điều chỉnh và bổ sung cho
buổi chơi tiếp theo.
3. 6. Các bước tiến hành thực nghiệm:

Biểu đồ 3.3:So sánh tớnh tích cực và thái độ của của
trẻ nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực
nghiệm
3.6.2. Kết quả đo cuối thực nghiệm.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM

1. Kết luận chung
1.1. Trí tuệ là khả năng thích ứng tích cực của nhận thức cá nhân
với môi trường sống. Trí tuệ được hình thành, biểu hiện trong hoạt động
của chủ thể, nú chịu ảnh hưởng của yếu tố sinh học của cơ thể và chịu sự
chế ước của yếu tố văn húa xã hội. Phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo là
một nội dung quan trọng trong quá trình giáo dục và phát triển toàn diện
cho trẻ mẫu giáo.
1.2.Trò chơi dân gian có đặc điểm chung là phong phú, đơn giản,
dễ chơi, dễ hũa nhập. Nú được chơi bất cứ nơi đâu, trong gia đình, trong
lớp học, trong làng hay ngõ phố, cốt yếu là phải phù hợp, thích ứng với
đặc điểm tâm sinh lý và có tác dụng giáo dục toàn diện đối với trẻ
nhỏ.TCDG

đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ mẫu giáo 4 – 5
tuổi. Khi tham gia vào trò chơi đòi hỏi sự hoạt động trí tuệ của người
chơi, những hành động trí tuệ mà trẻ thực hiện trong khi chơi tạo điều
kiện cho trẻ mở rộng vốn hiểu biết, phát triển năng lực trí tuệ và vận

dụng những trí thức, kỹ năng vào trong cuộc sống. Vì vậy cần phải được
coi trò chơi dân gian là một loại hình vui chơi quan trọng trong hoạt
động vui chơi của trẻ mẫu giáo.
1.3.Qua nghiên cứu thực trạng chúng tôi thấy giáo viên đã triển
khai một số biện pháp khác nhau để tổ chức TCDG cho trẻ. Tuy nhiên,
các biện pháp tổ chức trò chơi vẫn theo lối cũ, giáo viên phụ thuộc nhiều
vào tài liệu hướng dẫn. Giáo viên chưa phát huy được vai trò của người
tổ chức là “thang đỡ” tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệmtrong khi
chơi. Chưa quan tâm đến nhu cầu hứng thú và đặc điểm nhận thức của
từng trẻ, chưa tạo cơ hội cho trẻ thử sức trong các tình huống khác nhau.
Số lượng TCDG trong chương trình còn ít, trò chơi còn đơn điệu ít
hấp dẫn. Hình thức tổ chức TCDG chủ yếu là trẻ chơi cả lớp, tổ, cô
không chia trẻ ra làm nhiều nhóm nhỏ để phát huy tính tích cực, độc lập
sáng tạo của trẻ. Chưa tìm ra những biện pháp hướng dẫn, tổ chức
TCDG cho trẻ đạt hiệu quả nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ. Chưa phát
huy được vai trò quan trọng của trò chơi đối với sự phát triển của trẻ.
Đặc biệt là sự phát triển trí tuệ cho trẻ.
1.4.Các biện pháp tổ chức TCDG cho trẻ 4 – 5 tuổi được xây dựng
dựa trên những đặc trưng cơ bản của TCDG và mối quan hệ giữa các
thành tố trong quá trình tổ chức chơi (mục đích, nội dung, các biện pháp
và đánh giá kết quả). Việc nghiên cứu xây dựng các biện pháp dựa trên
cơ sỏ lý luận và thực tiễn có sự kế thừa, bổ sung những thành tựu khoa
học giáo dục mầm non trên thế giới, trong khu vực và trong nước.
1.5.Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn của đề tài, chúng tôi
xây dựng được 8 biện pháp tổ chức TCDG nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ
mẫu giáo 4 – 5 tuổi như:
- Sưu tầm và lựa chọn TCDG có nội dung lành mạnh, hấp dẫn phù
hợp với mục đích phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi.
- Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ chơi.


- Tận dụng những nguyên vật liệu địa phương làm đồ dung đồ chơi
phục vụ TCDG của trẻ.
- Xây dựng môi trường đồ chơi mang tính phát triển.
- Tạo ra những tình huống chơi mang tính có vấn đề, tính tìm kiếm
và cuống hút trẻ vào các tình huống chơi ấy.
- Động viên, khen ngợi trẻ trong khi chơi, tạo cơ hội cho trẻ được
thực hành chơi.
- Cho trẻ tự tổ chức chơi – luyện tập với các TCDG mà trẻ đã biết
dưới nhiều hình thức khác nhau (chơi cá nhân, nhóm, tập thể…)
- Kiểm tra đánh giá kết quả chơi.
Các nhóm biện pháp này được giáo viên sử dụng đồng bộ và linh hoạt
trong tiến trình: Chuẩn bị cho trẻ chơi; tổ chức các hoạt động của cô và
trẻ trong khi chơi; kiểm tra đánh giá kết quả chơi. Trong quá trình thực
hiện luôn đảm bảo vai trò chủ thể của trẻ và cô giáo là người tổ chức, tạo
điều kiện, hướng dẫn cho trẻ trong khi chơi.
1.6. Thực nghiệm về tám biện pháp tổ chức TCDG nhằm nâng cao
hiệu quả giáo dục trí tuệ đã thành công. Kết quả thực thực nghiệm đã chứng
minh tính khả thi và hiệu quả giáo dục của biện pháp tổ chức TCDG đã
được xây dựng trong đề tài.
2. Kiến nghị sư phạm
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi có một số
kiến nghị sau:
2. 1. Đối với Bộ Giáo dục – Đào tạo:
Ngành học mầm non cần quan tâm đến vấn đề tổ chức hoạt động
vui chơi cho trẻ nói chung và TCDG nói riêng cho trẻ mẫu giáo 4 - 5
tuổi. Cần xuất phát từ nhu cầu, vốn kinh nghiệm của trẻ để thiết kế, xây
dựng kế hoạch tổ chức TCDG cho trẻ đạt hiệu quả.
Bổ sung tài liệu cho giáo viên về trò chơi nói chung và TCDG nói
riêng, đặc biệt là tích cực sưu tầm TCDG nhằm giúp giáo viên có thể tổ
chức TCDG phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của địa phương.

Xây dựng môi trường chơi tạo điều kiện về cơ sở vật chất: chỗ
chơi, đồ dung, đồ chơi và nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động chơi
của trẻ.
Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non. Luôn
tiếp

cận những đổi mới nhanh của chương trình giáo dục mầm non.
Cần tổ chức TCDG thường xuyên hơn trong các hoạt động của trẻ.
2.2. Đối với các trường sư phạm: thường xuyên tiếp cận với thực
tế và đảm bảo lý luận đi đôi với thực hành để thực hiện tốt mục tiêu đào
tạo giáo viên của mình. Tổ chức cho sinh viên thực hành hoạt động vui
chơi đặc biệt là TCDG nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ.
2. 3. Đối với cán bộ quản lí trường mầm non:
Chú trọng công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên mầm non đảm bảo yêu cầu chuẩn, có kỹ
năng tổ chức các loại hình hoạt động cho trẻ theo hướng “Lấy trẻ làm
trung tõm” nhằm kích thích trẻ tìm tũi, khám phá làm phát triển trí tuệ.
Các cấp quản lí giáo dục mầm non nên tổ chức hội thảo, tập huấn,
báo cáo điển hình các biện pháp tổ chức trò chơi nhằm phát triển trí tuệ
cho trẻ mẫu giáo một cách thường xuyên hơn để giáo viên có điều kiện,
cơ hội trao đổi, học hỏi lẫn nhau, nâng cao nhận thức về sự phát triển trí
tuệ và tầm hiểu biết của mình hơn về biện pháp phát triển trí tuệ cho trẻ
mẫu giáo.
Xây dựng môi trường giáo dục tốt, tạo điều kiện về cơ sở vật chất
(phòng học, sân chơi, đồ dung, đồ chơi…) để trẻ được hoạt động hết
mình, tự do khám phá, trải nghiệm, thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ.
Cần có những biện pháp, hình thức kiểm tra thiết thực, thường
xuyên để kiểm soát được hiệu quả của việc sử dụng đồ chơi trong các
hoạt đụngk ở trường mầm non đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Cần bố trí lớp học có số lượng trẻ phù hợp với điều kiện của

trường mầm non. Tránh tình trạng trẻ quá đông như hiện nay. Như vậy,
cô giáo mới có điều kiện thực hiện giáo dục cá biệt húa đối với trẻ về
mặt trí tuệ một cách có hiệu quả.
2.4. Đối với cô giáo mầm non:
Là người trực tiếp quyết định chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nói
chung, giáo dục trí tuệ nói riêng của trẻ mẫu giáo. Vì vật yêu cầu giáo
viên mầm non cần phải quan tâm nhiều hơn đến biện pháp phát triển trí
tuệ cho trẻ, đặc biệt tìm hiểu kỹ các TCDG để sử dụng nú một cách hợp
lý trong các hoạt động vui chơi nhằm hướng đến hành động trí tuệ của
trẻ.

Giáo viên phải biết khơi dậy, nuôi dưỡng, phát triển ở trẻ tính tò
mò, khám phá những điều mới lạ của thế giới xung quanh mọi lúc, mọi
nơi.
Giáo viên phải thực sự hiểu trẻ, phải là “bạn của trẻ” để cô với trẻ
ngày một gắn bó thân thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho trí tuệ nảy nở,
phát triển cùng với một số phẩm chất khác.
Phải biết tận dụng, khai thác điều kiện thiên nhiên sẳn có để tổ
chức cho trẻ nhiều hình thức chơi, khám phá hấp dẫn giúp cho trí tuệ
phát triển tốt.
Phải thường xuyên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ, nhận thức đúng bản chất của hoạt động vui chơi, tôn
trọng tính tự do, tự nguyện và nhu cầu vui chơi của trẻ.

×