Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Tự chủ tài chính và công khai tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu tại Đại học Quốc Gia Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ





TRẦN THỊ THU HÀ




TỰ CHỦ TÀI CHÍNH VÀ CÔNG KHAI TÀI CHÍNH
TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU TẠI
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI





LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH





HÀ NỘI – 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ





TRẦN THỊ THU HÀ



TỰ CHỦ TÀI CHÍNH VÀ CÔNG KHAI TÀI CHÍNH
TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU TẠI
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.05


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Đàm Văn Huệ



Hà nội - 2008


1
MỤC LỤC
Trang phụ bìa Trang
Lời cam đoan

Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH VÀ
CÔNG KHAI TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU 10
1.1. Tổng quan về đơn vị sự nghiệp có thu 10
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của hoạt động sự nghiệp 10
1.1.2. Vai trò của đơn vị SN có thu trong nền kinh tế xã hội 14
1.1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của đơn vị SN có thu 14
1.1.2.2. Vai trò của đơn vị SN có thu trong nền kinh tế xã hội 16
1.2. Nội dung tự chủ tài chính và công khai tài chính đối với đơn vị sự nghiệp
có thu 20
1.2.1. Điều kiện đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện tự chủ tài chính và công khai
tài chính 20
1.2.2. Những nội dung đơn vị sự nghiệp có thu được tự chủ tài chính 21
1.2.3. Những nội dung đơn vị SN có thu phải công khai tài chính 29
1.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến thực hiện tự chủ tài chính và công khai tài
chính tại đơn vị SN có thu 32
1.3.1. Cơ chế quản lý tài chính 32
1.3.2. Công tác tổ chức quản lý thu – chi 33
1.3.3. Đặc điểm của ngành 35
1.3.4. Trình độ cán bộ quản lý 37
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH VÀ CÔNG KHAI TÀI
CHÍNH TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU TẠI ĐẠI HỌC
QUỐC GIA HÀ NỘI 38
2.1. Giới thiệu khái quát về Đại học Quốc gia Hà Nội và những nội dung tự chủ
tài chính và công khai tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu tại Đại học

2
Quốc gia Hà Nội 38

2.1.1. Giới thiệu về Đại học Quốc gia Hà Nội 38
2.1.2. Nội dung tự chủ tài chính và công khai tài chính trong các đơn vị SN có
thu tại ĐHQGHN 41
2.2. Thực trạng thực hiện tự chủ tài chính và công khai tài chính trong các đơn
vị SN có thu tại Đại học Quốc gia HN 53
2.2.1. Nguồn tài chính trong các đơn vị SN có thu tại Đại học Quốc gia HN 53
2.2.2. Tự chủ tài chính trong các đơn vị SN có thu tại Đại học Quốc gia HN 62
2.2.3. Thực trạng công tác công khai tài chính 67
2.3. Đánh giá thực trạng thực hiện tự chủ tài chính và công khai tài chính tại
Đại học Quốc gia Hà Nội 74
2.3.1. Kết quả đạt được 74
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 76
2.3.2.1. Những hạn chế cơ bản 76
2.3.2.2. Nguyên nhân 80
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THỰC HIỆN TỰ CHỦ TÀI
CHÍNH VÀ CÔNG KHAI TÀI CHÍNH TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
CÓ THU TẠI ĐHQG HÀ NỘI 83
3.1. Định hƣớng phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội 83
3.1.1 Đào tạo chất lượng cao, trình độ cao và nhân tài cho đất nước 83
3.1.2 Phát triển qui mô và nâng cao chất lượng khoa học, giá trị thực tiễn của
các hoạt động KH-CN 83
3.1.3 Phát triển đội ngũ cán bộ 84
3.1.4 Hoàn chỉnh cơ cấu đa ngành đa lĩnh vực, định hướng nghiên cứu và cơ chế
quản lý tự chủ, hiện đại 84
3.1.6 Tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí; hiện đại
hoá cơ sở vật chất- kỹ thuật 85
3.1.7 Mở rộng và tăng cường hiệu quả HTQT nhằm nâng cao chất lượng đào
tạo, nghiên cứu và vị thế của ĐHQG Hà Nội trên trường quốc tế 85
3.2. Giải pháp tăng cƣờng thực hiện tự chủ tài chính và công khai tài chính tại
Đại học Quốc gia Hà Nội 85


3
3.2.1 Các giải pháp chủ yếu tăng cường thực hiện tự chủ tài chính và công khai
tài chính đối với ĐHQG Hà Nội và các đơn vị SN có thu 86
3.2.1.1. Đa dạng hóa nguồn tài chính và khuyến khích huy động nguồn lực ngoài
NSNN 86
3.2.1.2. Hoàn thiện quy chế thu – chi trong các đơn vị SN có thu 87
3.2.1.3. Xây dựng hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu phù hợp với tình
hình thực tế 88
3.2.1.5. Tăng cường sự gắn kết giữa Đào tạo – NCKH – sản xuất KD 90
3.2.1.6. Nâng cao năng lực quản lý tài chính và xây dựng đội ngũ cán bộ tài chính
kế toán chuyên trách, có tinh thần trách nhiệm, có nghiệp vụ tài chính kế toán 91
3.2.1.7. Hoàn thiện quy trình công khai tài chính theo quy định của Nhà nước 92
3.2.2. Các giải pháp bổ trợ trong quá trình thực hiện tự chủ tài chính và công
khai tài chính tại các đơn vị SN có thu thuộc ĐHQG Hà Nội 93
3.2.2.1. Nâng cao chất lượng đào tạo 93
3.2.2.2. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và quản lý giáo dục
ĐH 96
3.2.2.3. Đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy và phương pháp đánh giá
kết quả học tập phù hợp xu hướng phát triển trên thế giới 97
3.2.2.4. Quản lý cơ sở vật chất phục vụ đào tạo 99
3.3. Một số kiến nghị 100
3.3.1. Một số kiến nghị đối với Nhà nước 100
3.3.1.1 Xây dựng chính sách “chia sẻ chi phí” 100
3.3.1.2 Chính sách tăng học phí 101
3.3.1.3 Chính sách cho SV vay vốn 101
3.3.1.4 Chính sách mở rộng sự đóng góp của cộng đồng 102
3.3.1.5 NSNN được cấp theo các chỉ số hoàn thành nhiệm vụ 102
3.3.1.6 Thực hiện công khai hoá điều kiện bảo đảm chất lượng 104
3.3.2. Kiến nghị với Bộ Tài chính 105

3.3.3. Kiến nghị đối với Kho bạc Nhà nước 108
KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112

4



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, khách
quan và có nguồn gốc rõ ràng.


TÁC GIẢ LUẬN VĂN



Trần Thị Thu Hà

5


DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


Ban KH-TC
Ban Kế hoạch-Tài chính
Bộ GD-ĐT

Bộ Giáo dục- Đào tạo
CB
Cán bộ
ĐHQGHN
Đại học Quốc gia Hà Nội
ĐHQG
Đại học Quốc gia
GDĐH
Giáo dục Đại học
GDP (General
Domestic Product)
Tổng sản phẩm nội địa
KH-CN
Khoa học – Công nghệ
NSNN
Ngân sách Nhà nước
NCKH
Nghiên cứu khoa học
TSCĐ
Tài sản cố định
SN
Sự nghiệp
SV
Sinh viên


6
DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

bảng
Tên bảng
Trang
2.1
Thu từ Ngân sách cấp chi thường xuyên
(Các đơn vị SN có thu đảm bảo 1 phần chi phí-ĐHQGHN)
49
2.2
Thu từ Hoạt động dịch vụ và sản xuất
(Các đơn vị SN có thu tự đảm bảo 100% chi phí-ĐHQGHN)
50
2.3
Thu từ Học phí và các nguồn khác
(Các đơn vị SN có thu đảm bảo 1 phần chi phí-ĐHQGHN)
51
2.4
Tổng các nguồn thu
(Các đơn vị SN có thu-ĐHQGHN)
52
2.5
Dự toán thu được giao năm 2005
(Các đơn vị SN có thu đảm bảo 1 phần chi phí-ĐHQGHN)
55
2.6
Cơ cấu các khoản chi thường xuyên năm 2002-2006
59
2.7
Công thức tính lương tăng thêm
61
2.8

Định mức giảng dạy
62-63
2.9
Tình hình trích lập và sử dụng quỹ tại các đơn vị SN có thu
trong ĐHQG HN năm 2005
66
2.10
Thông báo công khai quyết toán thu, chi NSNN, nguồn khác
năm 2006
69
2.11
Thông báo công khai dự toán thu-chi NSNN được giao và
phân bổ cho các đơn vị trực thuộc năm 2008
70-73
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu
sơ đồ
Tên sơ đồ
Trang
1.1
Mô hình quản lý tài chính một số ngành
30
2.1
Tổ chức quản lý tài chính tại ĐHQG Hà Nội
36
2.2
Tổ chức quản lý tài chính các đơn vị SN có thu tại ĐHQG
Hà Nội
38




7
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục đại học nói riêng là hướng đầu tư
chiến lược quan trọng có tính sống còn cho thành công trong tương lai của bất kỳ
nền kinh tế nào. Thông tin, truyền thông, cách mạng khoa học – kỹ thuật và công
nghệ đang đẩy nhanh sự phát triển của thế kỷ XXI, ảnh hưởng của toàn cầu hóa đã
khiến cho các xã hội và thể chế khác nhau phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn.
Giáo dục – thể chế có bản chất xã hội rất cao – càng phải có sự thay đổi nhanh hơn
nữa, giáo dục cần tăng thêm tính mềm dẻo và tính linh hoạt để thích ứng được với
sự thay đổi nhanh chóng của yêu cầu xã hội về mọi mặt.
Xã hội và Nhà nước ta yêu cầu giáo dục đại học phải có một sự đổi mới cơ
bản, toàn diện và mạnh mẽ. Báo cáo của Chính phủ về tình hình giáo dục trước
Quốc hội tại kỳ họp tháng 9/ 2004 đã chỉ rõ một trong những nguyên nhân của các
yếu kém trong giáo dục là: tư duy giáo dục chậm được đổi mới,…chưa đáp ứng yêu
cầu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ chế quản lý giáo dục
chưa tương thích với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ngày 02/11/2005, Chính phủ đã có Nghị quyết số 14/NQ-CP về đổi mới cơ
bản và toàn diện giáo dục đại học chỉ rõ mục tiêu phương hướng phát triển giáo dục
đại học của nước ta trong giai đoạn mới. Triển khai Nghị quyết 14, khi lựa chọn các
giải pháp, chính sách cụ thể, giáo dục đại học Việt Nam – cũng như giáo dục đại
học các nước đang phát triển khác – phải giải quyết những mâu thuẫn lớn đặc biệt
dưới tác động của một sự cải cách định hướng thị trường rộng rãi trong khu vực
công của giáo dục đại học đang diễn ra trên thế giới.
Trên thực tế, kể từ khi chủ trương đổi mới cho đến nay, “xã hội hóa” đã được
xem là một giải pháp có tầm quan trọng chiến lược để phát triển giáo dục khi nền
kinh tế chuyển từ kế hoạch hóa tập trung sang thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa. Một trong những nhiệm vụ và giải pháp đổi mới quan trọng nhằm thực hiện
“xã hội hóa” hoạt động giáo dục đại học là việc đổi mới phương thức huy động
nguồn lực và đổi mới cơ chế tài chính.
Tuy nhiên, với thực trạng bất cập trong việc khai thác và sử dụng các nguồn

8
tài chính cho hoạt động giáo dục nói riêng và trong các đơn vị sự nghiệp có thu nói
chung như hiện nay là: cơ chế quản lý tài chính chưa phù hợp và đồng bộ, còn nhiều
sơ hở gây ra lãng phí và thiếu trách nhiệm trong quản lý; mặt khác hạn chế đến tính
chủ động, tính sáng tạo tâm lí ỉ lại vào Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp có thu nói
chung không coi trọng đến tính hiệu quả trong quá trình khai thác và sử dụng các
nguồn tài chính… và vấn đề phải giải quyết trước mắt là xây dựng một cơ chế tài
chính mới nhằm giải quyết những bất cập này, đồng thời cơ chế này có thể phát huy
ưu điểm, khắc phục những hạn chế tiêu cực các tác động của nền kinh tế thị trường.
Trên cơ sở đó từng bước tìm ra một cơ chế tài chính phù hợp nhằm nâng cao hiệu
quả khai thác và sử dụng các nguồn tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu nói
chung và các đơn vị sự nghiệp đào tạo nói riêng, góp phần thực hiện các mục tiêu
kinh tế xã hội của đất nước.
ĐHQG Hà nội cũng là một đơn vị hoạt động sự nghiệp được Nhà nước cho
phép thực hiện thí điểm khoán thu, khoán chi từ năm 2001 đến nay, vì vậy bên cạnh
nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao và nhân tài khoa học
công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì việc
nghiên cứu, xây dựng một cơ chế tài chính phù hợp tại ĐHQG Hà nội cũng là một
vấn đề hết sức cấp bách.
Trước yêu cầu thực tế khách quan đó, em chọn đề tài: “Tự chủ tài chính và
công khai tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu tại Đại học Quốc gia Hà
nội” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu:
Hệ thống hóa lý luận về hoạt động sự nghiệp, về tự chủ tài chính và công
khai tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp (đơn vị sự nghiệp có thu).

- Đánh giá khách quan khoa học về thực trạng thực hiện tự chủ tài chính và
công khai tài chính tại Đại học Quốc gia Hà nội trong giai đoạn từ năm 2002-2006.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường
thực hiện cơ chế tự chủ tài chính và công khai tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp
có thu tại ĐHQG Hà nội
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ

9
bản và thực tiễn về tự chủ tài chính và công khai tài chính trong các đơn vị sự
nghiệp có thu nói chung và tại Đại học Quốc gia Hà nội nói riêng.
Phạm vi nghiên cứu: tình hình thực hiện tự chủ tài chính và công khai tài
chính giai đoạn 2002-2006 trong các đơn vị sự nghiệp có thu trong Đại học Quốc
gia Hà nội.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Với mục đích nghiên cứu làm sáng tỏ các ý tưởng mà đề tài đã đưa ra, tác giả
đã vận dụng phép biện chứng và quan điểm lịch sử cụ thể, kết hợp giữa lý luận và
thực tiễn, sử dụng phương pháp phân tích thống kê đưa ra những giải pháp cho hiện
tại và tương lai.
5. Những đóng góp của đề tài:
Thông qua đề tài trên, tác giả hy vọng rằng sẽ phần nào phản ánh được thực
trạng thực hiện tự chủ tài chính và công khai tài chính của các đơn vị sự nghiệp có
thu, từ đó đưa ra các giải pháp cơ bản làm hoàn thiện và căn cứ xây dựng quy chế
chi tiêu nội bộ phù hợp, khuyến khích hoạt động sự nghiệp và khai thác các nguồn
thu trong các đơn vị sự nghiệp có thu nói chung và ĐHQG Hà nội nói riêng trong
xu thế xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp ở nước ta hiện nay.
6. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung
chính của đề tài gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về tự chủ tài chính và công khai tài

chính đơn vị sự nghiệp có thu.
Chƣơng 2: Thực trạng tự chủ tài chính và công khai tài chính trong các
đơn vị sự nghiệp có thu tại Đại học Quốc gia Hà nội.
Chƣơng 3: Giải pháp tăng cường thực hiện tự chủ tài chính và công khai
tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu tại Đại học Quốc gia Hà nội.


10
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
VÀ CÔNG KHAI TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU
1.1. Tổng quan về đơn vị sự nghiệp có thu
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của hoạt động sự nghiệp
* Khái niệm:
Hoạt động sự nghiệp là những hoạt động không trực tiếp sản xuất ra của cải
vật chất, nhưng nó tác động trực tiếp đến lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, có
tính quyết định năng suất lao động xã hội.
Hoạt động sự nghiệp ở nước ta là những hoạt động văn hoá thông tin, giáo
dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, y tế, thể dục thể thao… được quy định tại Nghị
định số 73/CP ngày 24/12/1960 về điều lệ tài vụ sự nghiệp văn xã.
Trong tác phẩm của mình, Mác và Ăng ghen khi nghiên cứu xã hội như một
hệ thống diễn biến liên tục đã nêu trong xã hội ít nhất có 5 hệ thống (*).
- Hệ thống sản xuất vật chất làm chức năng chủ yếu đảm bảo sự trao đổi vật
chất giữa con người và thiên nhiên.
- Hệ thống tái sản sinh và phát triển về mặt sinh học của con người, bao gồm
cả các hệ thống tổ chức gia đình cưới hỏi, hệ thống dịch vụ, y tế và rèn luyện thân
thể, chức năng của nó là duy trì loài người.
- Hệ thống sản xuất tinh thần, làm chức năng bồi dưỡng con người về mặt tri
thức, tìm cảm và đạo đức để trở thành những thành viên tích cực của xã hội.
- Hệ thống giao tiếp xã hội làm chức năng liên kết tất cả mọi người trong

cộng đồng xã hội, giúp cho xã hội hoạt động được như một hệ thống hoàn chỉnh,
đồng thời cũng giúp tạo thành những tầng lớp xã hội nhỏ hơn xã hội lớn.
- Hệ thống tổ chức và quản lý làm chức năng phối hợp sự hoạt động của các
hệ thống nhỏ trong hệ thống xã hội lớn nói chung.
Như vậy, hoạt động sự nghiệp có liên quan đến toàn bộ hoạt động của xã hội
loài người. Tuy nhiên mặc dù trong xã hội tồn tại nhiều loại hoạt động khác nhau
nhưng nếu quy theo tính chất thì có hai loại hoạt động lớn là: hoạt động sản xuất

11
kinh doanh và hoạt động sự nghiệp.
“Sự nghiệp” bản thân nó với nghĩa thông thường nhất là chỉ những công việc
có lợi ích chung và lâu dài cho xã hội. Chính vì vậy, trên một phương diện nào đó,
khi nói đến hoạt động sự nghiệp với nghĩa thường dùng là nói đến việc tổ chức thực
hiện những công việc có lợi ích chung và lâu dài nhất cho cộng đồng xã hội.
Điểm khác nhau cơ bản giữa hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động sự
nghiệp là ở chỗ: hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu tạo ra sản phẩm vật chất
cho xã hội, mang lại lợi ích trực tiếp cho chủ thể tổ chức ra hoạt động đó. Ngược lại
hoạt động sự nghiệp chủ yếu cung cấp các dịch vụ thoả mãn nhu cầu chung, vì lợi
ích của cả cộng đồng về mặt kinh tế cung cấp các dịch vụ thoả mãn nhu cầu chung,
vì lợi ích của cả cộng đồng về mặt kinh tế cũng như xã hội.
Từ cách nhìn nhận như vậy, người ta coi hoạt động sự nghiệp chủ yếu mang
ý nghĩa phục vụ cho hoạt động kinh tế và hoạt động xã hội. Những hoạt động phục
vụ cho hoạt động kinh tế gọi là hoạt động sự nghiệp kinh tế. Những hoạt động phục
vụ cho hoạt động văn hoá xã hội gọi là hoạt động sự nghiệp văn hoá xã hội. Qua đó,
chúng ta thấy rằng hoạt động sự nghiệp thuộc phạm trù thượng tầng kiến trúc nhưng
nó có khả năng điều chỉnh hạ tầng cơ sở.
* Đặc điểm của hoạt động sự nghiệp:
Hoạt động sự nghiệp có các đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất:Hoạt động sự nghiệp gắn bó hữu cơ với quá trình tạo ra của cải
vật chất và giá trị tinh thần.

Kết quả của hoạt động sự nghiệp chủ yếu là tạo ra các “hàng hoá công cộng”
ở dạng vật chất và phi vật chất, phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp quá trình tái sản
xuất xã hội. Hàng hoá công cộng, với hai đặc điểm: “không loại trừ” và “không
tranh giành”. Nói cách khác, đó là những hàng hoá không ai có thể loại trừ những
người tiêu dùng khác ra khỏi việc sử dụng nó, và tiêu dùng của một người này
không loại trừ việc tiêu dùng của một người khác. Nhưng loại hàng hoá công cộng
ở dạng này gọi là hàng hoá công cộng thuần tuý và lẽ tất nhiên sẽ tồn tại loại hàng
hoá công cộng không thuần tuý. Đó là những loại hàng hoá dễ loại trừ và muốn loại
trừ hoặc chỉ có một trong hai khả năng trên. Ví như người ta có thể thu lệ phí giao
thông trên những con đường nhỏ, hẹp, ít người qua lại tuy nhiên người ta đã không

12
làm vì việc loại trừ này rất tốn kém bởi lẽ chi phí để thu có thể lớn hơn số thu được
mặt khác mục đích xây dựng con đường này không chỉ vì mục tiêu kinh tế và hơn
thế nữa là lợi ích xã hội mà những người dân được hưởng từ con đường này.
Nhờ sử dụng những “hàng hoá công cộng” do hoạt động sự nghiệp tạo ra mà
quá trình sản xuất của cải vật chất được thuận lợi và ngày càng đạt hiệu quả cao.
Hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế thể dục thể thao đem đến tri thức và
đảm bảo sức khoẻ cho lực lượng lao động, tạo điều kiện cho lao động có chất lượng
ngày càng tốt hơn; hoạt động sự nghiệp khoa học, văn hoá thông tin mang lại những
hiểu biết của con người về tự nhiên, xã hội tạo ra những công nghệ mới phục vụ sản
xuất và đời sống…. Vì vậy hoạt động sự nghiệp luôn gắn bó hữu cơ và tác động tích
cực đến quá trình tái sản xuất xã hội.
Thứ hai: Hoạt động sự nghiệp nói chung không nhằm mục đích lợi nhuận
trực tiếp, nhất là những hoạt động sự nghiệp do Nhà nước tiến hành.
Trong nền kinh tế thị trường, các sản phẩm, dịch vụ do hoạt động sự nghiệp
tạo ra đều có thể trở thành hàng hoá cung ứng cho mọi thành phần trong xã hội.
Nhưng việc cung ứng những hàng hoá này cho thị trường chủ yếu không vì mục
đích lợi nhuận như hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhà nước tổ chức, duy trì và tài
trợ cho các hoạt động sự nghiệp để cung cấp những sản phẩm, dịch vụ cho thị

trường trước hết nhằm thực hiện vai trò của Nhà nước trong việc phân phối lại thu
nhập và thực hiện các chính sách phúc lợi công cộng khi can thiệp vào thị trường.
Nhờ đó, sẽ hỗ trợ cho các ngành kinh tế hoạt động bình thường, nâng cao dân trí,
bồi dưỡng nhân tài, đảm bảo nhân lực, thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển và ngày
càng đạt hiệu quả cao hơn, đảm bảo và không ngừng nâng cao đời sống, sức khoẻ,
văn hoá, tinh thần của nhân dân.
Thứ ba: Hoạt động sự nghiệp luôn gắn liền và bị chi phối bởi các chương
trình phát triển xã hội của Nhà nước.
Trong kinh tế thị trường, Chính phủ tổ chức, duy trì và đảm bảo hoạt động sự
nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Để thực hiện những mục
tiêu kinh tế xã hội nhất định, Chính phủ tổ chức thực hiện các chương trình, mục
tiêu quốc gia như: chương trình xoá mù chữ, chương trình chăm sóc sức khoẻ cộng
đồng, chương trình dân số - kế hoạch hoá gia đình, chương trình phòng chống

13
AIDS, chương trình phòng chống tội phạm, chương trình xoá đói giảm nghèo,
chương trình phủ sóng phát thanh truyền hình … Những chương trình, mục tiêu
quốc gia này chỉ có Nhà nước, với vai trò của mình mới có thể thực hiện một cách
triệt để có hiệu quả. Nếu để tư nhân thực hiện, họ vì mục tiêu lợi nhuận sẽ hạn chế
đến tiêu dùng trong xã hội và do đó xã hội không thể phát triển cân đối được.
* Phân loại hoạt động sự nghiệp:
Hoạt động sự nghiệp trong xã hội rất đa dạng, phong phú và có thể phân loại
chúng theo nhiều tiêu thức khác nhau.
+ Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, các hoạt động sự nghiệp được chia thành
- Sự nghiệp kinh tế: Là các hoạt động sự nghiệp nhằm phục vụ trực tiếp hoặc
gián tiếp cho yêu cầu sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo cho các ngành kinh tế
hoạt động bình thường, thuận lợi.
- Sự nghiệp văn hoá – xã hội (gọi tắt là sự nghiệp văn xã):
Hoạt động sự nghiệp văn xã là các hoạt động phục vụ cho các yêu cầu phát
triển của xã hội về văn hoá, sức khoẻ và các nhu cầu về đời sống tinh thần của nhân

dân.
+ Căn cứ vào đặc điểm nguồn tài chính đảm bảo cho hoạt động sự
nghiệp, hoạt động sự nghiệp được chia thành:
- Hoạt động sự nghiệp không có thu:
Hoạt động sự nghiệp không có thu là hoạt động do nhà nước đảm bảo hoàn
toàn nhu cầu tài chính cho chúng hoạt động để cung cấp dịch vụ cho xã hội tiêu
dùng. Những hoạt động này thường là những hoạt động cung cấp các dịch vụ thiết
yếu cho xã hội, phạm vi tiêu dùng rộng rãi và chỉ có nhà nước mới có thể thực hiện
được một cách hiệu quả nhất. Thuộc về những hoạt động này như: Các hoạt động về
văn hoá, tuyên truyền, giáo dục tiểu học, đào tạo, khoa học, y tế cho người nghèo,
đảm bảo xã hội…
- Hoạt động sự nghiệp có thu:
Hoạt động sự nghiệp có thu là những hoạt động mà nhu cầu tài chính đảm
bảo cho chúng hoạt động ngoài việc Nhà nước cung cấp còn được thu một phần
dưới dạng phí và lệ phí và các khoản đóng góp của người tiêu dùng để không ngừng
nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô hoạt động. Những hoạt động này thường là

14
những hoạt động cung cấp các dịch vụ có tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất
và đời sống mà người tiêu dùng có thể thấy ngay hiệu quả sử dụng dịch vụ mang
lại, và nếu không có cũng sẽ không đạt được lợi ích mong muốn.
+ Căn cứ vào tính chất hoạt động của chúng, hoạt động sự nghiệp được
chia thành:
- Hoạt động sự nghiệp thường xuyên: Là những hoạt động được tổ chức và
duy trì hoạt động liên tục mà sản phẩm dịch vụ của nó cung cấp ra xã hội luôn luôn
có nhu cầu tiêu dùng, bất luận điều kiện kinh tế xã hội trong từng giai đoạn như thế
nào. Thuộc về hoạt động sự nghiệp thường xuyên như: Các hoạt động về giáo dục
tiểu học, y tế, văn hoá và các dịch vụ đảm bảo cho xã hội phát triển bình thường.
- Hoạt động sự nghiệp không thường xuyên: Là những hoạt động sự nghiệp
để thực hiện các chương trình của Chính phủ trong một giai đoạn nhất định.

1.1.2. Vai trò của đơn vị SN có thu trong nền kinh tế xã hội
1.1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của đơn vị SN có thu
* Khái niệm đơn vị sự nghiệp có thu:
Đơn vị sự nghiệp có thu được xác định dựa vào các tiêu chuẩn sau:
- Văn bản quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp của cơ quan có thẩm quyền
ở Trung ương hoặc địa phương.
- Được Nhà nước cung cấp kinh phí và tài sản để hoạt động thực hiện nhiệm
vụ chính trị, chuyên môn được phép thực hiện một số các khoản thu theo chế độ
Nhà nước qui định.
- Có tổ chức bộ máy biên chế và bộ máy quản lý tài chính kế toán theo chế
độ kế toán đơn vị dự toán HCSN.
- Có mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước để ký gửi các khoản thu, chi tài
chính.
* Đặc điểm đơn vị SN có thu:
- Đơn vị sự nghiệp có thu là một tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phục vụ
xã hội, không vì mục đích kiếm lời.
Các đơn vị SN được thành lập để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ và
đáp ứng những nhu cầu nhất định của xã hội. Trong quá trình hoạt động, đơn vị sự
nghiệp có thể được Nhà nước cấp kinh phí hoặc tự trang trải kinh phí, nhưng không

15
vì mục đích kiếm lời. Các sản phẩm của đơn vị SN có thu nếu cần được “khuyến
dụng” thì có thể do Nhà nước đứng ra cung cấp không thu tiền để xã hội tiêu dùng.
Trong trường hợp có thu tiền của người tiêu dùng thì cũng chỉ thu để bù đắp một
phần chi phí đầu vào để tạo ra chúng.
Tuy nhiên, xã hội đòi hỏi tính hiệu quả trong quá trình hoạt động của các đơn
vị sự nghiệp được hiểu ở hai khía cạnh: chất lượng phục vụ và tiết kiệm nguồn lực
cho xã hội.
- Sản phẩm của các đơn vị SN có thu là sản phẩm mang lợi ích chung và có
tính lâu dài:

Sản phẩm, dịch vụ do hoạt động sự nghiệp tạo ra chủ yếu là những giá trị về
trí thức, văn hoá, phát minh, sức khoẻ, đạo đức, các giá trị về xã hội…là những sản
phẩm vô hình và có thể dùng chung cho nhiều người, cho nhiều đối tượng trên
phạm vi rộng.
- Đơn vị sự nghiệp có thu được tự chủ tài chính, được chủ động bố trí kinh
phí để thực hiện nhiệm vụ, được ổn định kinh phí hoạt động thường xuyên do
NSNN cấp đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí theo định kỳ 3
năm và hàng năm được tăng thêm theo tỷ lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Nhìn chung, đại bộ phận các sản phẩm của đơn vị sự nghiệp có thu là sản
phẩm có tính phục vụ không chỉ bó hẹp trong một ngành hoặc trong một lĩnh vực
nhất định. Những sản phẩm đó khi tiêu dùng thường có tác dụng lan toả.
* Đơn vị SN có thu được phân loại theo các lĩnh vực như sau:
a – Văn hoá – Thông tin:
Bao gồm: Các đoàn nghệ thuật (cá múa nhạc, kịch, cải lương, chèo, tuồng,
múa, rối, xiếc…); Các nhà bảo tàng (lịch sử, cách mạng, mỹ thuật, văn hoá, phụ
nữ…); Các nhà triển lãm; Các nhà văn hóa; Các thư viện; Các tạp chí; Đài phát
thanh, truyền thanh; Đài truyền hình, phát hình; Hội (văn hoá, nhiếp ảnh, mỹ thuật,
nhạc sỹ, múa…)
b- Giáo dục – đào tạo:
Bao gồm: Các trường phổ thông(mầm non, tiểu học, phổ thông cơ sở, phổ
thông trung học); Các học viện trường, trung tâm đào tạo (đại học, cao đẳng, trung
học, dạy nghề); Các trạm, trại, trung tâm thực hành xưởng thực tập…

16
c – Nghiên cứu khoa học:
Bao gồm: Các viện nghiên cứu khoa học; Các trung tâm ứng dụng, chuyển
giao công nghệ; Các trung tâm đo lường tiêu chuẩn chất lượng; Các cục sáng chế,
sở hữu công nghiệp; Hội khoa học kỹ thuật, kiến trúc…
d - Thể dục Thể thao:
Bao gồm: Câu lạc bộ Thể dục Thể thao; Các sân vận động; Các liên đoàn,

đội thể thao…
e – Y tế:
Bao gồm: Các bệnh viện; Các phòng khám; Các trung tâm vắc xin; Các viện
dược liệu; Bảo hiểm y tế
g - Sự nghiệp xã hội:
Bao gồm: Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Trung tâm chỉnh hình; Trung tâm dịch
vụ việc làm; Các cơ sở sản xuất của thương binh, người tàn tật; Các quỹ (bảo trợ trẻ
em Việt Nam…); Hội (Hội chữ thập đỏ…)
h - Sự nghiệp kinh tế:
Bao gồm: Các vườn quốc gia; Các viện thiết kế, quy hoạch nông thôn, đô thị;
Các trung tâm bảo vệ rừng, cục bảo vệ thực vật, trung tâm nước sạch vệ sinh môi
trường, trung tâm dâu tằm tơ… trung tâm đăng kiểm, trung tâm kiểm định an toàn
lao động…; Các đơn vị sự nghiệp giao thông đường bộ, đường sông (các khu quản
lý đường bộ 2,4,7…các phân khu quản lý đường bộ, các đoạn quản lý đường
sông ); Các cảng vụ đường biển, đường sông, đường hàng không…
*Ngoài ra, đơn vị SN có thu được phân loại theo nguồn tài chính như sau:
- Đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường
xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí).
- Đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường
xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí).
1.1.2.2. Vai trò của đơn vị SN có thu trong nền kinh tế xã hội
Quá trình lao động sáng tạo của con người là sự tự rèn luyện, tự bồi dưỡng,
hoàn thiện bản thân con người, làm cho con người ngày càng hoàn thiện, khả năng
lao động sáng tạo của con người ngày càng nâng cao. Sự sáng tạo của con người
được thể hiện trên ba mặt: Sáng tạo ra cuộc sống vật chất, sáng tạo ra cuộc sống

17
tinh thần và sáng tạo ra chính bản thân con người. Hoạt động của các lĩnh vực văn
hoá, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, y tế, thể dục thể thao… đã tham gia vào
cả ba mặt sáng tạo của con người. Chính vì vậy nó đã tạo ra sản phẩm phục vụ cho

tiêu dùng cá nhân và tiêu dùng xã hội, quá trình tiêu thụ sản phẩm này đã sáng tạo
ra nguồn thu cho xã hội.
Sự tồn tại tất yếu của hoạt động sự nghiệp có thu và đơn vị SN có thu bởi
những yếu tố sau đây:
* Xuất phát từ chức năng, vai trò của hoạt động sự nghiệp:
Trong thời đại ngày nay, một nước giầu hay nghèo không phải do có nhiều
hay ít lao động và tài nguyên thiên nhiên mà chủ yếu là do khả năng phát huy tiềm
năng sáng tạo nguồn lực con người lớn hay nhỏ. Tiềm năng sáng tạo này nằm trong
các yếu tố cấu thành con người về trình độ văn hoá, trí thức khoa học, thể lực, tâm
hồn, đạo đức lối sống, thị hiếu, thẩm mỹ, giao tiếp của mỗi cá nhân và của cả cộng
đồng. Tiềm năng này đòi hỏi sự phát triển toàn diện của con người và con người chỉ
có thể phát triển toàn diện thông qua các hoạt động sự nghiệp giáo dục – đào tạo,
khoa học thể dục thể thao, y tế…
- Vai trò của văn hoá thông tin:
Đảng ta đã khẳng định vai trò của văn hoá trong nghị quyết đại hội Đảng lần
thứ VIII: “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực
thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội”.
- Vai trò của giáo dục và đào tạo:
Nghị quyết Trung ương 4 (khoá VII) và nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII)
Đảng ta đã khẳng định “giáo dục là quốc sách hàng đầu”.
- Vai trò của khoa học công nghệ và môi trường:
Đảng ta đã khẳng định quan điểm cơ bản đối với khoa học và công nghệ là:
+ Cùng với giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu.
- Vai trò của sự nghiệp thể dục - thể thao:
Thể dục thể thao là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển khoa
học xã hội của Đảng và Nhà nước ta nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con
người, góp phần tích cực nâng cao sức khoẻ, thể lực, giáo dục nhân cách, đạo đức
lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân, nâng

18

cao năng suất lao động xã hội và sức chiến đấu của các lực lượng vũ trang.
- Vai trò của sự nghiệp y tế:
Trong nghị quyết hội nghị Trung ương IV khoá VII Đảng ta khẳng định: Sức
khoẻ là vốn quý của mỗi người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chức năng của các lĩnh vực văn hoá – thông tin, giáo dục – đào tạo, nghiên
cứu khoa học, y tế, thể dục thể thao…sáng tạo những sản phẩm đặc biệt. Các sản
phẩm này không chỉ ở dạng vật chất mà còn ở dạng phi vật chất, phi hình thể như
trình độ văn hoá, kiến thức khoa học (tự nhiên, xã hội, nhân văn …), quan điểm
chính trị, tư tưởng đạo đức, thẩm mỹ kinh nghiệm, kỹ năng kỹ xảo, sức khoẻ, tài
năng….
Với chức năng phục vụ xã hội, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao, y tế… có
giá trị tinh thần vô hạn không thể đo bằng giá trị tiền tệ hữu hạn. Những đơn vị tạo
ra sản phẩm đó là trường học, bệnh viện, đoàn nghệ thuật, viện nghiên cứu khoa
học… những đơn vị này không thể và càng không hạch toán được lỗ lãi đơn thuần
bởi sản phẩm của nó thuộc chức năng phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội.
Mặt khác, mỗi sản phẩm xã hội giáo dục đào tạo, thể dục thể thao, y tế …
đều mang trong nó giá trị lao động hao phí. Để bù đắp phần hao phí đó các trường,
viện nghiên cứu khoa học, đoàn nghệ thuật… phải thu lại của người hưởng thụ một
phần chi phí.
Các lĩnh vực văn hoá, giáo dục – đào tạo, thể dục thể thao, y tế nghiên cứu
khoa học…. đã tạo ra những sản phẩm đặc biệt vừa mang tính phục vụ chính trị - xã
hội vừa mang tính hàng hoá đòi hỏi phải bù đắp chi phí. Đó chính là sự tồn tại tất
yếu của các hoạt động sự nghiệp có thu và các đơn vị sự nghiệp có thu trong lĩnh
vực này.
* Xuất phát từ vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước trong nền kinh tế nhiều
thành phần theo cơ chế thị trường:
Kinh tế thị trường là nền kinh tế khách quan do trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất quyết định, trong đó toàn bộ quá trình từ sản xuất tới phân phối, trao
đổi và tiêu dùng được thực hiện thông qua thị trường.

Cơ chế thị trường là cơ chế vận hành khách quan của nền kinh tế thị trường

19
dựa trên các quan hệ, các qui luật cơ bản của thị trường như: Quan hệ hàng hoá tiền
tệ, quan hệ cung cầu, qui luật giá trị, qui luật cạnh tranh, qui luật lưu thông tiền tệ.
Nền kinh tế thị trường phát huy tối đa qui luật giá trị, qui luật cạnh tranh
trong mọi lĩnh vực sản xuất, tiêu dùng và trong từng lĩnh vực văn hoá thông tin,
giáo dục đào tạo, nghiên cứu ứng dụng khoa học, y tế, thể dục thể thao… Cơ chế thị
trường tạo động lực và thước đo quan trọng để từng người từng đơn vị, từng ngành
cũng như toàn bộ nền kinh tế - xã hội nâng cao hiệu quả kinh tế - chính trị, xã hội.
Để đứng vững trong cơ chế thị trường, từng lĩnh vực văn hoá – thông tin,
giáo dục đào tạo… không những phải vươn lên trong cạnh tranh chất lượng sản
phẩm về giá trị văn hoá, trình độ trí tuệ, thẩm mỹ, giá trị đạo đức, tính dân tộc, tính
hiện đại… mà còn cạnh tranh về giá trị tiền tệ, hạ giá thành sản phẩm để nhiều
người được hưởng thụ, nhiều người được sử dụng.
Mặt tiêu cực của kinh tế thị trường là đơn vị chạy theo lợi nhuận, không đầu
tư vào những lĩnh vực ít lợi nhuận, những vùng khó khăn (núi cao, vùng sâu, vùng
xa, vùng hải đảo) không thuận lợi thậm chí còn thua lỗ… nhưng xã hội rất cần có,
đặc biệt là những sản phẩm và dịch vụ công cộng. Điều đó đòi hỏi Nhà nước phải
đầu tư để nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nhân lực, cung cấp sản phẩm
thông tin văn hoá, phát thanh truyền hình, bảo vệ sức khoẻ chống bệnh tật, tệ nạn xã
hội…
Trong nền kinh tế thị trường các lĩnh vực văn hoá thông tin, giáo dục đào
tạo, nghiên cứu khoa học, thể dục thể thao, y tế… phải tự vận hành để thích nghi
với các qui luật khách quan (qui luật giá trị, qui luật cạnh tranh…) đồng thời phải
thực hiện chức năng phục vụ nhân dân. Đó là sự tồn tại khách quan của hoạt động
sự nghiệp có thu và đơn vị sự nghiệp có thu trong nền kinh tế thị trường.
* Xuất phát từ chủ trương đa dạng hoá nguồn tài chính cho các hoạt động
sự nghiệp:
Mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một nước

công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, dân giàu nước mạnh, xã hội công
bằng văn minh. Đó là một xã hội phát triển đến mức các hoạt động kinh tế, văn hoá
xã hội không còn là những tổ chức riêng rẽ, phân tán mà được hợp tác liên kết, quan
hệ với nhau trong sự phân công lao động xã hội ngày càng phát triển theo chiều

20
rộng và chiều sâu. Nghĩa là các hoạt động kinh tế, văn hoá xã hội được “Xã hội
hóa”, mọi lực lượng từ Nhà nước đến tập thể, tư nhân đều có trách nhiệm thực hiện,
nói cách khác “cả xã hội cùng làm”, “Nhà nước và nhân dân cùng làm” kinh tế văn
hoá, xã hội.
Đa dạng hoá nguồn tài chính trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục đào tạo,
nghiên cứu khoa học, thể dục thể thao, y tế… là thực hiện xã hội hoá nguồn tài
chính nhằm làm cho mọi người dân, mọi tổ chức, mọi thành phần kinh tế thực hiện
nghĩa vụ, quyền hạn, lợi ích trong sự nghiệp phát triển và hưởng thụ thành quả của
các hoạt động sự nghiệp này.
Tóm lại, các đơn vị SN có thu có chức năng chính là thực hiện nhiệm vụ
chính trị chuyên môn để tạo ra những sản phẩm chủ yếu phục vụ giá trị tinh thần,
giá trị đạo đức, trình độ kiến thức, thẩm mỹ, sức khoẻ, kỹ năng, kỹ xảo… đồng thời
tận dụng khả năng về nhân lực, vật lực của đơn vị để hoạt động có thu. Bởi vậy các
đơn vị này không thực hiện cơ chế quản lý tài chính giống như đối với Tổng Công
ty Nhà nước hoặc doanh nghiệp công ích, nó đòi hỏi một cơ chế quản lý thích hợp
để đảm nhiệm chức năng vừa phục vụ nhân dân vừa xây dựng thượng tầng kiến trúc
lại vừa khai thác nguồn thu để phát triển hoạt động của mình. Vì vậy, nó tồn tại tất
yếu khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
1.2. Nội dung tự chủ tài chính và công khai tài chính đối với đơn vị SN
có thu
1.2.1. Điều kiện đơn vị SN có thu thực hiện tự chủ tài chính và công khai
tài chính
Cơ quan hành chính các cấp từ TW đến địa phương và các tổ chức trực tiếp
sử dụng NSNN có chức năng, nhiệm vụ và tổ chức ổn định do cơ quan Nhà nước có

thẩm quyền quyết định việc thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm biên chế và kinh
phí hành chính.
Có số biên chế được giao ổn định và dự kiến không có biến động trong 03
năm tự chủ: Lấy số biên chế được Nhà nước giao cuối năm trước thực hiện tự chủ
để tính dự án tự chủ cho đơn vị.
Cơ quan xây dựng đề án thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và
kinh phí quản lý hành chính theo mẫu kèm theo Thông tư liên tịch số

21
03/2006/TTLT/BTC-BNV ngày 17/01/2006.
Công khai dân chủ và bảo đảm quyền lợi của cán bộ công chức cơ quan theo
quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động cơ quan ban hành kèm theo NĐ số
71/1998/NĐ-CP ngày 08/09/1998 của Chính phủ.
1.2.2. Những nội dung đơn vị SN có thu được tự chủ tài chính
* Nguồn tài chính đơn vị SN có thu
a. Kinh phí NSNN cấp:
Nguồn tài chính cơ bản của hầu hết các đơn vị SN có thu là nguồn từ Ngân
sách Nhà nước cung cấp để đơn vị thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của
Nhà nước giao. Đối với cả 2 loại đơn vị SN tự bảo đảm chi phí và đơn vị SN tự bảo
đảm một phần chi phí, ngân sách Nhà nước cấp gồm:
- Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ,
ngành; Chương trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ đột xuất khác được cấp
thẩm quyền giao.
- Kinh phí Nhà nước thanh toán cho đơn vị theo chế độ đặt hàng để thực hiện
các nhiệm vụ của Nhà nước giao, theo giá hoặc khung giá do Nhà nước quy định
(điều tra, quy hoạch, khảo sát…)
- Kinh phí cấp để thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy
định đối với số lao động trong biên chế dôi ra.
- Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt
động SN theo dự án và kế hoạch hàng năm; vốn đối ứng cho các dự án được cấp có

thẩm quyền phê duyệt.
Riêng đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí: NSNN cấp kinh phí hoạt
động thường xuyên. Mức kinh phí NSNN cấp được ổn định theo định kỳ 3 năm và
hàng năm được tăng thêm theo tỷ lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Hết thời
hạn 3 năm, mức NSNN bảo đảm sẽ được xác định lại cho phù hợp.
Ngoài nguồn kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp, với thế mạnh của hoạt động
SN đa lĩnh vực, các đơn vị SN có thu được Nhà nước cho phép khai thác mọi nguồn
thu để bổ sung nguồn tài chính của các đơn vị.
b. Nguồn thu sự nghiệp:
* Các khoản phí, lệ phí:

22
Phí thực chất là giá của hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng phải trả cho
người cung cấp khi hưởng các hàng hoá, dịch vụ do hoạt động sự nghiệp tạo ra, nói
cách khác đây là khoản tiền mà người tiêu dùng phải trực tiếp cho người cung cấp.
Tuỳ tính chất mục đích sử dụng loại hàng hoá, dịch vụ cụ thể mà nhà nước có thể
thu chi phí với mức bằng hoặc cao hơn hay thấp hơn chi phí tạo ra hàng hoá đó.
Lệ phí là khoản tiền mà các đối tượng phải trả cho cơ quan quản lý Nhà nước
khi nhận được dịch vụ về tư pháp, quản lý hành chính hay nhận được sự đảm bảo
nào đó về pháp lý. Về nguyên tắc, lệ phí do các cơ quan trong bộ máy công quyền
thu, trong thực tế hiện nay một số nhiệm vụ quản lý Nhà nước được Nhà nước giao
lồng ghép cùng với hoạt động sự nghiệp, do đơn vị sự nghiệp tiến hành, nên Nhà
nước có thể uỷ quyền cho các đơn vị SN thu.
Phí và lệ phí trong các lĩnh vực:
- Văn hoá – Thông tin
- Giáo dục – Đào tạo
- Khoa học công nghệ
- Ngành Y tế
- Ngành Giao thông vận tải
- Ngành Hải sản

- Ngành Lao động thương binh xã hội.
* Các khoản thu sự nghiệp:
Thông qua các hoạt động SN các đơn vị ứng dụng sản xuất ra sản phẩm hoặc
dịch vụ văn hoá, thông tin, khoa học thể thao, y tế … tạo ra nguồn thu. Một số nội
dung thu sự nghiệp trong các lĩnh vực như sau:
Văn hoá – Thông tin
- Thu biểu diễn của các đoàn nghệ thuật.
- Thu dịch vụ của các nhà bảo tồn bảo tàng.
- Thu dịch vụ chụp ảnh, quảng cáo.
- Thu bán các ấn phẩm in ấn văn hoá (bản tin, tạp chí, tranh ảnh…)
Giáo dục – Đào tạo:
- Thu kết quả do hoạt động sản xuất và ứng dụng khoa học của các trường
trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, các trường cao đẳng, đại học.

23
- Thu hợp đồng giảng dạy nghiệp vụ chuyên môn khoa học kỹ thuật.
Y tế - Dân số - Kế hoạch hoá gia đình:
- Dịch vụ khám, chữa bệnh, thực hiện các biện pháp tránh thai.
- Bán các sản phẩm đơn vị ứng dụng khoa học sản xuất để phục vụ phòng
chữa bệnh như các loại vắc xin (viêm gan, bại liệt, viêm não…)
Nghiên cứu khoa học:
- Thu bán các sản phẩm do kết quả sản xuất thử, thử nghiệm
- Thu dịch vụ khoa học, bảo vệ môi trường
- Thu hợp đồng nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước…
Thể dục thể thao:
- Thu bán vé trong các buổi thi đấu, các buổi biểu diễn thể dục thể thao…
- Thu hợp đồng dịch vụ thể thao: cho thuê nhà tập, nhà thi đấu, dụng cụ tập
luyện thể dục thể thao, hướng dẫn luyện tập thể dục thể thao…
Sự nghiệp kinh tế:
- Thu dịch vụ khí tượng thuỷ văn.

- Thu dịch vụ đo đạc bản đồ, điều tra khảo sát qui hoạch nông lâm, thiết kế
trồng rừng.
- Thu dịch vụ thiết kế kiến trúc, qui hoạch đô thị…
* Các khoản thu khác của đơn vị:
- Thu do tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ, biếu tặng.
- Thu từ khấu hao cơ bản TSCĐ và tiền thu thanh lý TS được để lại theo quy
định.
- Thu từ lãi được chia do hoạt động liên doanh, liên kết.
- Các khoản thu khác.
* Đơn vị SN có thu được tự chủ về các khoản thu, mức thu
- Đơn vị SN có thu được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao thu phí, lệ
phí phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quy định. Trường hợp nhà nước quy định khung mức thu thì
đơn vị căn cứ nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để
quyết định mức thu cụ thể cho phù hợp với từng loại hoạt động, từng đối tượng,
nhưng không được vượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định.

×