Tải bản đầy đủ (.pdf) (311 trang)

Giáo trình cơ sở Kỹ thuật bờ biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.88 MB, 311 trang )




CƠ SỞ KỸ THUẬT BỜ BIỂN






PGS. TS. Vũ Minh Cát
Trường Đại học Thuỷ lợi
Hà Nội, tháng 12 năm 2002
1

LỜI NÓI ĐẦU
Với sự tăng nhanh nhu cầu sử dụng đa mục tiêu vùng ven biển trong những năm gần
đây, việc hiểu sâu sắc dòng chảy vùng ven bờ, sóng, chuyển vận bùn cát và tác động
tương hỗ của các nhân tố này với các công trình là rất quan trọng. Mặt khác có thể
thấy rằng các hoạt động kinh tế xã hội quan trọng nhất đang diễn ra trên dải bờ biển.
Việt nam có trên 3200 km bờ biển, hiểu biết qui luật một cách cặn kẽ, khai thác và
phát triển bền vững dải ven biển sẽ thúc đẩy sự phát triển đất nước trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Cho đến nay, việc nghiên cứu dải bờ biển của nước ta chưa được nhiều, có rất nhiều
tác động xấu do các hoạt động kinh tế xã hội đang diễn ra ở dải bờ biển. Chúng ta
cũng chưa có nguồn nhan lực có đầy đủ kiến thức để phục vụ cho các hoạt động đang
diễn ra trên dải bờ biển.
Tập bài giảng: “Nhập môn kỹ thuật bờ biển” được viết là một hoạt động nằm trong
khuôn khổ dự án “Nâng cao năng lực đào tạo ngành kỹ thuật bờ biển” với mục tiêu
cung cấp kiến thức cho người học nhằm phát triển bền vững dải ven biển nước ta.
Tập bài giảng bao gồm 12 chương được chia làm 2 phần, phần I cung cấp cho người


học những kiến thức cơ sở về dải bờ biển như quá trình phát triển của đường bờ biển
và các thành tạo của nó, khí tượng biển, hải dương học, thủy triều, sóng v.v Phần 2
sẽ trình bày sâu hơn về hình thái, địa mạo, nhiễm bẫn vùng ven biển, dòng chảy và tác
động của các nhân tố này đến môi trường và làm như thế nào để quản lý một cách bền
vững dải ven biển.
Tài liệu tham khảo chính để xây dựng tập bài giảng này là cuốn :”Nhập môn kỹ thuật
bờ biển” của các Giáo sư và cán bộ giảng dạy khoa Kỹ thuật dân dụng và Địa kỹ thuật,
trường đại học công nghệ Delft (Hà lan) bắt đầu viết vào năm 1982 và được nâng cấp,
cập nhật, sửa chữa thường xuyên.
Tác giả xin chân thành cảm ơn GS. TS. Marcel Stive, GS. K. d’Angremond, PGS. H.J.
Verhagen đã đọc và cho các ý kiến đóng góp quý báu cho tập bài giảng này.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn nhà khoa học Krystian Pilarczyk, Viện Quản lý
nước và cơ sở hạ tầng, Bộ Giao thông công chính Hà Lan; TS. Randa Hassan, Giảng
viên kỹ thuật bờ biển, trường quốc tế về cơ sở hạ tầng, quản lý nước và kỹ thuật môi
trường, TS. Ad J.F. van der Spek, Viện Khoa học địa chất ứng dụng Hà lan đã cung
cấp tài liệu và có nhiều ý kiến đóng góp quí báu. Cuối cùng, xin cảm ơn các cán bộ
thuộc phòng hợp tác quốc tế, Đại học công nghệ Delft và đặc biệt là TS. Johan Van
Dijk đã giúp đỡ một cách hiệu quả cho tác giả hoàn thành tập bài giảng này.
2

LỜI NÓI ĐẦU 2
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG 8
1.1. Khái quát chung về kỹ thuật bờ biển 8
1.1.1. Định nghĩa 8
1.1.2. Các nghiên cứu cơ bản 9
1.2. Các thuật ngữ chuyên môn 11
1.3. Symbols – Các ký hiệu 74
1.4. SI-Units – Đơn vị theo hệ SI 83
Chương 2: SỰ RA ĐỜI CỦA VŨ TRỤ TỚI VIỆC HÌNH THÀNH ĐƯỜNG BỜ 86
2.1. Mở đầu 86

2.2. Sự hình thành của vũ trụ, trái đất, đại dương và khí quyển 86
2.3. Cấu tạo địa chất của trái đất 87
2.4. Phân loại đường bờ theo quan điểm địa chất kiến tạo 94
2.5. Đường bờ biển Việt Nam 98
2.5.1. Lịch sử phát triển địa chất của đường bờ biển Việt Nam 98
2.5.2. Ảnh hưởng các hoạt động kinh tế xã hội đến dải bờ biển 104
Chương 3: KHÍ HẬU BIỂN 108
3.1. Mở đầu 108
3.2. Hệ thống khí tượng 108
3.3. Từ khí tượng đến khí hậu 109
3.4. Chu trình tuần hoàn nước 109
3.5. Bức xạ mặt trời và sự phân bố của nhiệt độ 111
3.6. Hoàn lưu khí quyển - gió 115
3.7. Bảng gió Beaufort 117
Chương 4: HẢI DƯƠNG HỌC 120
4.1. Mở đầu 120
4.1.1. Sinh học biển 120
4.1.2. Hóa học biển 120
4.1.3. Địa chất biển 120
4.1.4. Vật lý biển 120
4.2. Hệ thống gió 121
4.2.1. Gió mùa một đặc tính trội tác động đến bờ biển Việt Nam 121
4.2.2. Bão ở Việt Nam 121
4.3. Vài nét về đại dương 122
3

4.4. Dòng chảy do gió 123
4.5. Động lực của dòng biển 123
4.6. Tính chất của nước biển 126
4.7. Dòng mật độ 128

Chương 5: THỦY TRIỀU 129
5.1. Mở đầu 129
5.2. Nguồn gốc của thủy triều 130
5.3. Nước dâng 135
5.4. Sóng thần 139
5.5. Dao động mực nước trong hồ do thay đổi áp suất không khí (Seiche) 140
5.6. Biểu diễn toán học về thuỷ triều 141
5.7. Chế độ triều dọc bờ biển Việt Nam 147
5.8. Định nghĩa các mực nước triều 149
Chương 6: SÓNG NGẮN 154
6.1. Sóng và phân loại sóng 154
6.2. Sóng đều 157
6.2.1. Cơ học sóng 157
6.2.2. Tốc độ truyền sóng 161
6.3. Sóng ven bờ 164
6.3.1. Mở đầu 164
6.3.2. Hiệu ứng nước nông 164
6.3.3. Sóng khúc xạ 165
6.3.4. Sóng vỡ 166
6.3.5. Sóng phản xạ 168
6.3.6. Sóng nhiễu xạ 169
6.3.7. Sóng dâng nước 170
6.3.8. Sóng leo 171
6.4. Phân bố sóng ngắn hạn và dài hạn (Phân bố sóng theo mẫu và tổng thể) 172
6.4.1. Phân bố sóng ngắn hạn (theo mẫu) 172
6.4.2. Phân bố sóng dài hạn (tổng thể) 175
6.4.3. Ứng dụng của phân bố dài hạn 176
6.5. Quan trắc sóng 184
6.6. Tính toán dự báo khôi phục sóng từ tài liệu gió 185
6.7. Sử dụng tài liệu đo đạc sóng toàn cầu 186

4

6.8. Phổ sóng 188
6.8.1. Phổ chiều cao sóng 188
6.8.2. Phổ hướng sóng 190
Chương 7: CỬA SÔNG VÀ CỬA VỊNH TRIỀU 192
7.1. Sự khác nhau giữa cửa vịnh triều và cửa sông 192
7.2. Đặc tính cửa vịnh triều 192
7.3. Chuyển động bùn cát/bồi lắng cửa vịnh triều 195
7.4. Đẩy nhanh quá trình bồi tụ 196
7.5. Cửa sông vùng triều 196
7.6. Chuyển động của dòng bùn 200
7.7. Lạch triều lên và triều rút 202
7.8. Các cửa sông siêu mặn 203
Chương 8: CÁC KIỂU BỜ BIỂN 206
8.1. Mở đầu 206
8.2. Đặc điểm bờ biển cát 208
8.2.1. Vùng cửa sông 208
8.2.2. Bãi triều 211
8.2.3. Đồng bằng ven biển 212
8.2.4. Bãi biển 218
8.2.5. Cồn cát, đụn cát 220
8.2.6. Đầm phá 222
8.2.7. Bờ biển được che chắn 223
8.2.8. Cửa lạch triều, vịnh triều 224
8.3. Đường bờ chịu ảnh hưởng trội của hệ sinh thái biển 225
8.3.1. Các đầm nước mặn 225
8.3.2. Rừng ngập mặn 227
8.3.3. Hệ thực vật sống trên cát 229
8.3.4. Dải san hô 229

8.4. Bờ biển đá 232
8.4.1. Nguồn gốc của bờ biển đá 232
8.4.2. Bờ đá xâm thực 234
8.5. Các dạng bờ biển của Việt Nam 235
8.5.1. Bờ đá và san hô 235
8.5.2. Dạng bãi vùng cửa sông 235
5

8.5.3. Dạng đồng bằng châu thổ 235
8.5.4. Đường bờ vùng đầm phá 236
8.5.5. Cửa vào vịnh triều 236
8.5.6. Đầm lầy, rừng ngập mặn và các loài cỏ biển 236
Chương 9: VẤN ĐỀ Ô NHIỄM VÀ DÒNG MẬT ĐỘ 238
9.1. Mở đầu 238
9.2. Ô nhiễm 238
9.2.1. Các loại ô nhiễm 238
9.2.2. Các giải pháp kiểm soát ô nhiễm 240
9.3. Dòng mật độ vùng cửa sông 241
9.3.1. Sự thay đổi độ muối theo thủy triều 241
9.3.2. Nêm mặn 243
9.3.3. Hiện tượng phân tầng theo phương ngang 245
9.3.4. Bồi lắng trong sông 246
9.3.5. Một số biện pháp kiểm soát dòng mật độ trong sông 248
9.4. Dòng mật độ trong cảng 250
9.4.1. Bồi lắng trong cảng 256
9.4.2. Bài toán thực tế 256
9.4.3. Giải pháp giảm ảnh hưởng dòng mật độ trong cảng. 260
Chương 10: HÌNH THÁI HỌC BỜ BIỂN 263
10.1. Mở đầu 263
10.2. Các quá trình trong vùng sóng vỡ 264

10.3. Chuyển vận của bùn cát 266
10.3.1. Chuyển vận do sóng và dòng chảy 266
10.3.2. Cát vận chuyển do gió 268
10.4. Sự thay đổi của đường bờ và trạng thái cân bằng của đường bờ 269
10.5. Tính toán lượng bùn cát ven bờ 272
Chương 11: QUẢN LÝ DẢI VEN BỜ 274
11.1. Mở đầu 274
11.2. Những thay đổi mang tính toàn cầu 275
11.2.1. Tăng dân số của thế giới 275
11.2.2. Sự thay đổi khí hậu và mực nước biển tăng 277
11.2.3. Nhiễm bẩn 278
11.3. Các hệ thống kinh tế xã hội 279
6

11.4. Sự cần thiết của bài toán quản lý 282
11.5. Các công cụ quản lý 287
11.5.1. Trọng số các quan tâm 287
11.5.2. Bài toán quản lý thực tế 288
11.6. Chung sống với tự nhiên 290
Chương 12: CÁC BÀI TOÁN THỰC TẾ VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ 292
12.1. Mở đầu 292
12.2. Các dạng xói 292
12.2.1. Xói do công trình 292
12.2.2. Xói bờ biển và đụn cát trong bão có nước dâng 294
12.2.3. Xói các vùng đất mới 295
12.2.4. Xói cửa vịnh triều 295
12.3. Giải pháp công trình bảo vệ bờ biển 296
12.3.1. Bảo vệ khu vực bị xói do công trình 299
12.3.2. Bảo vệ bãi biển và đụn cát khi bão nước dâng cao 300
12.3.3. Bảo vệ các vùng đất mới 301

12.3.4. Ổn định cửa vịnh triều 302
12.4. Giải pháp phi công trình 302
12.4.1. Nuôi bãi 302
12.4.2. Rừng ngập mặn 304
TÀI LIỆU THAM KHẢO 311
7


Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Khái quát chung về kỹ thuật bờ biển
1.1.1. Định nghĩa
Không có một định nghĩa chính xác về bờ biển và vùng ven biển. Vùng ven biển phụ
thuộc vào các vấn đề kinh tế - xã hội và được qui định tùy thuộc vào mỗi quốc gia.
Chẳng hạn vùng cửa sông có được xem là vùng ven biển hay không, môi trường tự
nhiên và xã hội vùng ven biển mang nét đặc trưng gì v.v Vì vậy, trong mỗi trường
hợp cụ thể sẽ có một định nghĩa phù hợp nhất về vùng ven biển. Một số nước vùng
ven biển được giới hạn nằm giữa thuỷ triều lớn nhất và nhỏ nhất; một số nước khác lại
qui định vùng ven biển là vùng sóng ảnh hưởng đến đáy biển ở ngoài khơi và giới hạn
xa nhất của thuỷ triều biển vào hệ thống sông ngòi hay lấy giới hạn vùng nằm giữa cao
độ + 10 và - 10 m trên mực nước biển trung bình.
Đặc điểm cơ bản nhất của vùng ven biển là sự ảnh hưởng hỗn hợp giữa môi trường
biển và lục địa, giữa nước ngọt và nước mặn, bùn cát sông và bùn cát biển. Điều này
tạo nên một vùng với một hệ sinh thái vô cùng đa dạng.
Mặt khác, hoạt động kinh tế xã hội vùng ven biển khá đa dạng, đôi khi mâu thuẫn
nhau, trong đó quan trọng nhất là sinh hoạt làng xã, nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản,
nông nghiệp, cấp nước, vận tải thủy, bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, vui chơi, giải
trí.
Ở Hà Lan, vai trò quan trọng nhất của các dải cát là bảo vệ các vùng đất phía trong
không bị ngập nước. Thêm vào đó việc xây dựng dải bờ biển phục vụ nghỉ mát cũng
không kém phần quan trọng. Tuy nhiên, hai hoạt động này thường mâu thuẫn nhau.

Khi có nhiều hoạt động cùng diễn ra đồng thời thì tính phức tạp sẽ tăng lên.
Nếu đi sâu nghiên cứu vùng ven biển thì có thể sơ đồ hoá theo nhiều cách khác nhau.
Các thành phần trong hệ thống có thể phân chia thành hai nhóm chính: Tự nhiên và
nhân tạo trong đó nhóm nhân tạo chịu sự tác động của con người được đặc trưng bởi
hệ thống cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế - xã hội. Có thể thấy rằng hai hệ thống
đó có mối liên hệ mật thiết với nhau và vì vậy đòi hỏi các kỹ sư kỹ thuật bờ biển phải
có kiến thức đầy đủ về hệ thống tự nhiên và các hoạt động vùng ven biển.
Cũng cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý bền vững biển và đới bờ vì theo
dự báo có hơn 50% dân cư sẽ sống ở vùng ven biển (khái niệm vùng ven biển trong
trường hợp này được mở rộng hơn). Hầu hết các siêu đô thị đều được xây dựng ven
biển như Tokyo, Jakarta, Thượng Hải, Hong Kong, Bangkok, Calcutta, Bombay, New
York, Buenos Aires, Los Angeles. Khi mất cân bằng giữa các quá trình tự nhiên và xã
hội ở vùng ven biển sẽ dẫn tới các vấn đề như đói nghèo, ô nhiễm và các vấn đề xã hội
khác. Nói tóm lại, tương lai của thế giới phần lớn phụ thuộc vào tương lai của vùng
ven biển.

8


Tóm lại, kỹ thuật bờ biển là các hoạt động kinh tế kỹ thuật liên quan tới vùng ven biển.
Các hoạt động bao gồm:
• Các hệ thống, các quá trình và phân tích các vấn đề
• Quản lý thông tin và các dữ liệu
• Hệ thống hoá và mô hình hoá
• Qui hoạch, thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng
• Hệ thống các giải pháp bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên.
Xác định các hoạt động kỹ thuật nào trong những tình huống cụ thể thuộc hệ thống bờ
biển phải được nghiên cứu là vấn đề rất quan trọng. Các quá trình vùng bờ biển được
chia thành các quá trình tự nhiên như chuyển động của bùn cát và các quá trình nhân
tạo như qui hoạch và phát triển kinh tế vùng ven biển. Đối với kỹ sư làm việc vùng

ven biển thì việc nghiên cứu các quá trình tự nhiên là rất quan trọng. Việc nghiên cứu
các quá trình kinh tế xã hội bao gồm trong nghiên cứu quản lý tổng hợp vùng bờ. Đây
là các hoạt động đa mục tiêu, trong đó vai trò chủ động của kỹ sư bờ biển là rất quan
trọng.
Như đã trình bày ở trên, rất khó phân định giới hạn của vùng ven biển. Đường bờ là
giới hạn ngoài của vùng bờ? nếu không thì vùng bờ sẽ kết thúc ở đâu? phải chăng đó
là giới hạn ngoài của vùng thềm lục địa? đôi khi nó được xác định phụ thuộc vào sự
phát triển của kỹ thuật?. Ranh giới phía đất liền còn khó xác định hơn. Một con sông
chi phối bờ biển thông qua lượng bùn cát vận chuyển ra biển. Sự thay đổi chế độ dòng
chảy sông ngòi sẽ tác động lập tức đến bờ biển. Do vậy việc nghiên cứu quá trình bờ
biển phải gắn với việc nghiên cứu toàn bộ hoặc phần chủ yếu của lưu vực sông. Hay
nói một cách khác, những lĩnh vực mà người kỹ sư bờ biển phải quan tâm rất rộng
không chỉ xuất hiện hay tồn tại ở dải ven bờ. Các hoạt động kinh tế xã hội diễn ra ngày
càng mạnh mẽ ở dải bờ biển đã tác động vào các quá trình bờ biển ngày càng lớn, điều
này yêu cầu người kỹ sư không chỉ có những kiến thức về kỹ thuật mà còn cần có kiến
thức ngày càng đầy đủ về quản lý tổng hợp vùng bờ.
1.1.2. Các nghiên cứu cơ bản
Một trong những vấn đề cơ bản mà các kỹ sư bờ biển phải nghiên cứu là chuyển động
của nước dọc bờ biển, tác động tương hỗ giữa dòng nước và xói bồi bờ và bãi biển, các
lực tạo ra do sóng, gió và dòng chảy tác động lên công trình. Những kiến thức cơ bản
sẽ trình bày trong phần này là những nhân tố hình thành cơ sở nghiên cứu kỹ thuật bờ
biển. Trong các môn học khác sẽ trình bày một cách chi tiết mỗi quá trình diễn ra ở
vùng ven biển.
Kỹ thuật bờ biển được chia thành hai phần. Nội dung cơ bản của mỗi phần được trình
bày ở phần dưới.
Cảng

9



Con người xây dựng cảng và dùng tàu thuyền để vận chuyển hàng hoá do tính thuận
tiện và kinh tế của ngành vận tải biển. Hai vấn đề xây dựng cảng và vận tải biển cần
được xem xét đồng thời và sự hợp tác của các kiến trúc sự hàng hải và những người
làm công tác ở cảng sẽ giúp cho việc lựa chọn những vấn đề tối ưu nhất.
Đường vào cảng thường được bảo vệ bằng các đê chắn sóng. Thiết kế loại công trình
này được trình bày trong môn học:” Thiết kế đê chắn sóng”.
Có rất nhiều cảng sông nên sự hình thành bãi ngầm và luồng tàu vùng cửa sông được
nghiên cứu trong các môn kỹ thuật bờ biển. Môn học này có quan hệ mật thiết với kỹ
thuật trong sông.
Dòng mật độ và sự thay đổi nồng độ muối theo thời gian ảnh hưởng tới quá trình bồi
lắng khu vực cảng. Do vậy, dòng mật độ được nghiên cứu trên quan điểm kỹ thuật. Lý
thuyết cơ bản của dòng mật độ được học kỹ hơn trong môn học dòng mật độ.
Đặc tính của bùn cát trong cảng và vùng cửa sông liên quan tới vấn đề bồi lắng. Nạo
vét và ảnh hưởng của nó tới hình thái, địa mạo vùng cửa sông cũng được nghiên cứu.
Cuối cùng, việc xây dựng cảng có quan hệ chặt chẽ với các vấn đề hình thái bờ biển và
bồi lắng luồng tàu cũng như ảnh hưởng của đê chắn sóng tới quá trình thay đổi đường
bờ.
Hình thái bờ biển
Nghiên cứu hình thái bờ biển là nghiên cứu tương tác giữa sóng, dòng chảy với đường
bờ, đặc biệt là sự thay đổi rất lớn của đường bờ cát dưới tác động của sóng gió. Bờ
biển đá ít chịu ảnh hưởng của các điều kiện sóng gió và nó được các nhà địa chất quan
tâm nhiều hơn là các kỹ sư bờ biển. Sự biến đổi của đường bờ có thành tạo vật chất
mịn như bùn, phù sa cũng sẽ được trình bày trong môn học này.
Phần lớn các bờ biển được thành tạo bởi cát và đã có rất nhiều công trình nghiên cứu
loại đường bờ này. Hiện nay, người ta có thể dự báo được sự thay đổi của đường bờ
bằng các mô hình toán học. Những mô hình này sẽ được giới thiệu trong môn học và
được nghiên cứu sâu hơn trong các giáo trình và sách liên quan tới vận chuyển bùn cát.
Một cách rõ ràng rằng, muốn đánh giá được sự thay đổi của đường bờ thì chúng ta cần
phải hiểu cơ chế chuyển động của nước biển dưới tác động của sóng và các ngoại lực
khác. Do vậy, những kiến thức về cơ học chất lỏng, thuỷ lực rất cần thiết. Những kiến

thức khác cũng cần thiết trong lĩnh vực biển đó là sóng dài và sóng ngắn. Sóng thủy
triều sóng do động đất tạo ra là những dạng sóng dài. Sóng do gió là loại sóng ngắn.
Trong thuỷ lực biển, cần phải phân biệt rõ sóng dài và sóng ngắn, đặc biệt là sóng
ngắn.
Cho đến nay, con người cũng chưa hiểu biết một cách đầy đủ về tác động của sóng
ngắn lên bờ cát. Chuyển động của bùn cát ven bờ và ngoài khơi là những nghiên cứu
hết sức quan trọng khi nghiên cứu sự thay đổi của đường bờ biển. Rất nhiều kết quả đã
và đang nghiên cứu nhằm cải thiện các mô hình toán mô phỏng và dự báo sự thay đổi
của đường bờ.

10


Có rất nhiều thay đổi của đường bờ ngoài ý muốn của con người, nên cần thiết phải
xây dựng các công trình bảo vệ bờ. Các công trình này, về nguyên tắc làm chậm tác
động xấu tới bờ biển hoặc là giữ bờ biển ở trạng thái cân bằng. Khi xây dựng mỏ hàn
vuông góc hoặc song song với đường bờ sẽ làm giảm quá trình xói lở. Chúng ta cũng
có thể chuyển cát ở những đoạn bờ bồi đến các đoạn bờ xói v.v… Các loại công trình
bảo vệ bờ biển sẽ được nghiên cứu trong các môn học sau.
Đê chắn sóng, đường vào cảng, dòng chảy ra từ sông ra biển cũng là những nhân tố
gây nên sự thay đổi của đường bờ và được các nhà kỹ thuật bờ biển quan tâm.
1.2. Các thuật ngữ chuyên môn
Các thuật ngữ này được dùng thường xuyên trong các môn học kỹ thuật bờ biển. Cần
nhấn mạnh rằng, nghĩa của các thuật ngữ có thể khác với các thuật ngữ thường dùng
trong cuộc sống. Ngoài những thuật ngữ chung, các kỹ sư bờ biển cũng cần biết các
biệt ngữ (ngôn ngữ địa phương) của các lĩnh vực khác nhau thuộc kỹ thuật bờ biển.
Các thuật ngữ chuyên môn có thể tìm trên Website:
www.minvenw.nl/projects/netcoast/address/glossary.htm

Abrasion

Sự mài mòn
Frictional erosion by material transported by wind and
waves
Sự xói mòn ma sát của các vật chất do sóng và gió

Abrasion platform
Thềm mài mòn

A rock or clay platform which
has been worn by the
processes of abrasion
Thềm đá hoặc đất sét hình thành trong quá trình mài mòn

Abutment


Trụ chống, tường bên

That part of the valley side against which the dam is
constructed, or the approach embankment in cas
e of
bridges which may intrude some distance into the
waterway
Hai đầu thung lũng nơi đặt đập (còn gọi là vai đập), hoặc
là trụ đầu cầu nơi có đường dẫn lên cầu

Accretion
Bồi lắng

The accumulation of (beach) sediment, deposited by

natural fluid flow processes
Quá trình tích tụ bùn cát do dòng chảy



11


Aggradation
Bồi tụ
A build-up or raising of the river/sea bed due to sediment
deposition
Sự nâng lên của đáy sông do quá trình bồi lắng bùn cát

Alignment
Đường tuyến

The course along which the centre line of a channel, canal
or drain is located
Là đường trung tâm (tim) sông, kênh tưới, tiêu

Alongshore
Dọc bờ biển

see longshore
Xem từ longshore

Alluvial plane

Vùng đất bồi tích


A plain bordering a river, formed by the deposition of
material eroded from areas of higher elevation
Vùng đồng bằng hình thành do các vật chất mài mòn từ
vùng cao hơn chảy xuống
Altitude
Cao độ
Vertical height of a ground or water surface above a
reference level (datum)
Độ cao theo phương thẳng đứng so với mặt chuẩn

Amplitude
Biên độ

Half of the peak-to-trough range (or height)
Một nửa khoảng cách giữa chân và đỉnh liên tiếp

Angle of repose

Góc nghỉ

The maximum slope (measured from the horizon) at
which soils and loose materials on the banks of canals,
rivers or embankments stay stable
Góc nghiêng lớn nhất theo đó đất đá và các vật chất có
thể nằm ổn định trên mái

Anisotropic
Không đẳng hướng


Having properties that change with changing directions
Có tính chất thay đổi khi thay đổi hướng trong một môi
trường

Antidunes

Bed forms that occur in trains and that are in phase with

12



Sóng cát
and strongly interact with water-surface waves
Một dạng hình thái đáy sông có dạng hình sin cùng pha
với sóng trên mặt

Apron
Tấm chắn

Layer of stone, concrete or other material t
o protect the
toe of a seawall
Tấm đá, tấm bê tông hoặc vật liệu khác bảo vệ chân kè
hoặc tường đứng

Armour layer
Lớp bảo vệ

Protective layer on a breakwater or sea wall composed or

Armour units
Lớp bảo vệ ngoài đê chắn sóng hoặc tường đứng

Armour unit

Tấm bảo vệ

Large quarried stone or specially shaped concrete block
used as primary protection against wave action
Một viên đá tự nhiên hoặc 1 khối bê tông có hình dạng
đặc biệt được sử dụng như là lớp chống sóng ngoài cùng.

Artificial nourishment,
beach replenishment,
recharge, beach feeding
Nuôi bãi

Supplementing the natural supply of beach material to a
beach, using imported material.



Bổ sung lượng cát mất đi tại một đoạn bờ biển

Asperities

Mấu giảm sóng

The three-dimensional irregularitie
s forming the surface

of an irregular stone (or rock) subject to wear and
rounding during attraction
Mấu cấu tạo trên bề mặt viên đá hoặc khối bê tông và bị
mài nhẵn dần khi bị sóng đánh

Astronomical tide


The tidal levels and character
which would result from
gravitational effects, e.g. of the Earth, Sun and Moon,
without any atmospheric influences

13


Triều thiên văn
Mực nước và các đặc trưng triều do tác dụng của lực
trọng trường của trái đất, mặt trời và mặt trăng bỏ qua ảnh
hưởng của khí quyển.

Atoll
Đảo san hô vòng

A ring-shaped coral reef, often carrying low sand islands,
enclosing a lagoon
Dải san hô ngầm có hình vòng cung, thông thường phát
triển ở đảo ít cát và quây quanh các đầm phá

Attenuation




Sự tắt dần

A lessening of the amplitude of a
wave with distance
from the origin
The decrease of water particle motion with increasing
depth; particle motion resulting from surface oscillatory
waves attenuates rapidly with depth, and practically
disappears at a depth equal to a surface wavelength
Sự giảm dần biên độ sóng theo hướng sóng tiến hay sự
giảm chuyển động của hạt nước khi độ sâu tăng dần;
Chuyển động của hạt nước tạo ra do dao động của sóng
bề mặt giảm nhanh theo độ sâu và hầu như tắt hẳn ở độ
sâu bằng chiều dài sóng trên mặt

Back-rush
Dồn ngược
The seaward return of water following the up-
rush of a
wave
Dòng chảy ngược ra biển sau khi sóng leo lên bờ

Back-shore

Phần trên bờ biển

The upper part of the active beach above the normal reach

of the tides (high water), but affected by large waves
occurring during a high tide
Phần phía trên bãi biển cao hơn mực nước triều cường
bình thường, nhưng chịu ảnh hưởng của sóng lớn trong
kỳ triều cường

Backwater curve



The longitudinal profile of the water surface in an open
channel where the depth of flow has been increased by an
obstruction as a weir or a dam across the channel, by
increase in channel roughness, by decrease in channel

14



Đường cong nước vật
width or by a decrease of the bed gradient
Đường mặt nước dọc theo kênh có độ sâu tăng dần khi
dòng chảy chảy qua đập do tăng độ nhám hay giảm độ
rộng sông hay giảm độ dốc đáy sông

Bank
Bờ










The rising grounds bordering a lake, river or sea; of a
river or channel, designated as right or left as it would
appear facing downstream
Gờ đất cao bao quanh hồ, sông, biển

(2) An elevation of the sea floor of large area, located on
a continental (or island) shelf and over which the depth is
relatively shallow but sufficient for safe navigation; a
group of shoals
Một vùng đáy biển rộng hoặc thềm lục địa có cao trình
cao hơn xung quanh

A shallow area consisting of shifting forms of silt, sand,
mud, and gravel; in this case usually used with a
qualifying word such as “sandbank”, “mudbank”
Vùng nông tích tụ bùn, cát, hoặc sỏi; Trong trường hợp
này thường dùng khái niệm dải cát hoặc dải bùn

Bar


Cồn, doi

A submerged or emerged embankment of sand, gravel, or

other unconsolidated material built on the sea floor in
shallow water by waves and currents in front of a river
entrance or and estuary
Dải cát, sỏi hoặc các vật chất chưa cố kết hoàn toàn nằm
ngầm dưới đáy biển tích tụ lại (được dồn lại) do sóng và
dòng chảy trước cửa sông và vịnh triều

Barrage


Tiếng Việt gọi là Ba Ra

A barrage built across a river, comprising a series of gates
which when fully open allow the flood to pass without
appreciably increasing the flood level upstream of the
barrage
Công trình xây dựng trên sông bao gồm một loạt cống mà

15


khi mở hoàn toàn có thể tháo được nước lũ không làm
tăng mực nước thượng lưu

Barrier

Vật chắn

The function of a barrier is to control the water level. It
consists of a combination of concrete or a steel structure

with or without adjacent rockfill
Chức năng của vật chắn là kiểm soát mực nước, có thể là
công trình bê tông hoặc công trình thép có đổ đá hoặc
không đổ đá

Barrier beach

Vật chắn ngoài biển

A bar, essentially parallel to the shore, the crest of which
is above normal high water level; also called offshore
barrier and barrier island
Dải đất mà cao trình của nó thường cao hơn mực nước
triều cường bình thường nằm song song với bờ biển; một
số tài liệu gọi là đảo chắn hoặc núi chắn ngoài khơi

Barrier island

Đảo chắn

Long island, parallel to the shore, mainly consisting of
sand, on which sometimes dunes are formed, behind
which intertidal flats exists
Đảo nằm song song bờ biển chủ yếu là cát mà phía trong
đó là bãi triều.

Barrier reef


Đảo san hô

A coral reef parallel to an separated from the coast by a
lagoon that is too deep for coral growth; generally, barrier
reefs follow the c
oast for long distances, and are cut
through at irregular intervals by channels or passes
Dải san hô nằm song song với bờ biển mà giữa chúng là
vịnh triều khá sâu. Thông thường dải san hô phát triển
khá dài dọc theo bờ biển và bị chia cắt tại những khoảng
cách không đều bởi các lạch sâu.

Bastion

Mỏ hàn

A massive groyne, or projecting section of seawall
normally constructed with its crest above water level.
Là mỏ hàn vuông góc với tường đứng với cao trình đỉnh
cao hơn mực nước

16



Bathymetry
Độ sâu của biển

Refers to the spatial variability of levels on the seabed
Liên quan tới sự thay đổi cao độ đáy biển

Bay


Vịnh


A recess in the shore or an inlet of the sea between two
capes or headlands, not as large as a gulf but larger than a
cove; see also bight and embayment
Chỗ hõm vào ở bờ biển hoặc cửa biển giữa 2 mũi đất nhô
ra, nhỏ hơn gulf, nhưng lớn hơn cove

Bayou


Con lạch
A minor sluggish waterway or estuarial creek, tributary
to, or connecting other streams or bodies of water; its
course is usually through lowlands or swamps, sometimes
called slough
Một nhánh sông nhỏ hoặc con lạch nối với các sông suối
hoặc hồ khác trong vùng đất thấp hơn hoặc vùng đất ngập
nước, đôi khi gọi là đầm lầy

Beach



Bãi biển
A deposit of non-cohesive material (e.g. san
d, gravel)
situated on the interface between dry land and the sea (or

other large expanse of water) and actively "worked" by
present-
day hydrodynamics processes (i.e. waves, tides
and currents) and sometimes by winds
Vùng cấu tạo bởi vật liệu không dính kết với nhau (Cát
hoặc sỏi) nằm giữa biển và đất liền và chịu tác động mạnh
của các quá trình động lực biển (sóng, triều và dòng chảy)
và gió

Beach crest
Đỉnh bãi

The point representing the limit of high tide storm wave
run-up (see Fig. 1.1)
Điểm đánh dấu giới hạn cao nhất sóng leo khi triều cao
gặp bão
Beach face

Độ rộng bãi
From the beach crest owl to the limit of sediment
movement (see Fig. 1.1)
Khoảng cách theo chiều ngang từ đỉnh bãi tới vùng nước
không còn bùn cát chuyển động dưới tác động của sóng

17


nữa (đường sóng vỡ)

Beach head


Mũi bãi
The cliff, dune or sea wall looming the land ward limit of
the active beach (see Fig. 1.1)
Mỏm đá, doi cát nhô ra biển

Beach material

Vật chất bãi biển
Granular sediments, usually sand or shingle moved by the
sea
Hạt cát chuyển động dưới tác động các nhân tố biển và
gió

Beach plan shape

Mặt bằng bãi
The shape of the beach in plan; usually shown as a
contour line, combination of contour lines or
recognizably features such as beach crest and/or still
water line
Hình dạng của bãi được thể hiện bằng các đường đồng
mức thông qua đó mà phân biệt được đỉnh bãi, mực nước
lặng

Beach profile


Mặt cắt ngang bãi
A cross-

section taken perpendicular to a given beach
contour; the profile may include the face of a dune or sea
wall, extend over the backshore, across the foreshore, and
seaward underwater into the nearshore zone
Mặt cắt vuông góc với bờ biển có thể bao gồm mặt bãi
hoặc tường đứng được tính cả phần trong cùng của bãi +
bãi + Vùng nước nông

Beach recharge

Nuôi bãi
Supplementing the natural volume of sediment on a
beach, using material from elsewhere -
also known as
beach replenishment / nourishment / feeding
Bổ sung thêm cát vào bãi từ nơi khác

Beach scarp


An almost vertical slope along the
beach caused by
erosion by wave action; it may vary in height from a few
inches to several feet, depending on wave action and the
nature and composition of the beach

18


Bờ dốc bãi

Phần bờ đứng bị xói do sóng. Theo chiều cao nó thay đổi
từ vài cm đến hàng mét phụ thuộc vào cường độ sóng,
thành phần và cấu tạo của vật chất bãi

Beach wall

Tường đứng
A (mostly vertical) structure of masonry or concrete to
protect the backshore from erosion
Tường bê tông hoặc tre bảo vệ bờ biển

Bed forms

Hình thái đáy
Features on a sea
bed (e.g. ripples and sand waves)
resulting from the movement of sediment over it
Hình thái của đáy biển (gợn sóng hoặc sóng cát) khi các
vật chất đáy chuyển đông dưới tác động của sóng, gió tạo
ra

Bed load

Bùn cát đáy
Sediment transport mode in which i
ndividual particles
either roll or slide along the bed as a shallow, mobile
layer a few particle diameters deep.
Hình thức chuyển động của bùn cát. Các hạt vật chất hoặc
lăn, nhảy hoặc trượt


Bed protection

Lớp bảo vệ đáy
A (rock) structure on the bed in
order to protect the
underlying bed against erosion due to current and/or wave
action
Lớp bảo vệ tránh xói đáy dưới tác động của sóng và dòng
chảy

Bed shear stress

Ứng suất cắt đáy
The way in which waves (or currents) transfer energy to
the sea bed
Cách mà sóng hoặc dòng chảy truyền năng lượng vào đáy
biển

Benefits


The economic value of a scheme, usually measured in
terms of the cost of damages avoided by the scheme, or
the valuation of perceived amenity or environmental
improvements

19



Lợi ích
Giá trị kinh tế được đo bằng lợi ích mang lại của hệ thống
(có thể bằng vật chất cụ thể hoặc giá trị mang lại do cải
thiện môi trường)

Bench marks

Điểm chuẩn
A permanently fixed point of known elevation; a primary
bench mark is one close to a tide station to which the tide
staff and tidal datum originally are referenced
Một điểm cố định được gắn cao độ đặt gần trạm triều

Berm





On a beach: a nearly horizontal plateau on the beach face
or backshore, formed by the deposition of beach material
by wave action or by means of a mechanical plant as part
of a beach recharge scheme
On a structure: a nearly horizontal area, often built to
support or key-in an armour layer
Là đoạn nằm ngang trên mặt bằng do tự nhiên tạo ra
(sóng, gió) hoặc mặt phẳng trên công trình để đặt lớp bảo
vệ.

Berm breakwater


Đê phá sóng có cơ
Rubble mound with horizontal berm of armour stones at
about sea-
side water level, which is allowed to be
(re)shaped by the waves.
Là công trình đá có cơ nằm ngang phía biển. Hình dạng
của nó có thể bị biến dạng do tác động của sóng.

Bifurcation

Phân lưu
Location where a river separates in two or more reaches
or branches (the opposite of a confluence)
Nơi sông phân nhánh (ngược với hợp lưu)

Bight
Chỗ lõm vào
A bend in a coastline forming an open ba
y; a bay formed
by such a bend
Chỗ cong vào hình thành vịnh hở.

Blanket
A layer or layers of graded fine stones underlying a
breakwater, groyne or rock embankment to prevent the

20




Lớp bảo vệ
natural bed material being washed away.
Một lớp hoặc nhiều lớp đá được xếp cấp phối trong đê
phá sóng, kè hoặc mỏ hàn giữ không cho vật chất trong
công trình trôi ra ngoài
Bluff
Dốc đứng
A high steep bank or cliff
Bờ rất dốc

Bore





Thủy triều Bo
A very rapid rise of the tide in which the advancing water
presents an abrupt front of considerable height; in shallow
estuaries where the range of tide is large, the high water is
propagated inward faster that the low water because of
the greater depth at high water; if the high water
overtakes the low water, an abrupt front is presented with
the high water crest finally falling forward as the tide
continues to advance; sometimes called eager
Quá trình triều lên rất nhanh tạo ra mặt trước có chiều cao
đáng kể. ở những vùng cửa sông nông khi gặp triều có
biên độ lớn, sóng thuỷ triều dâng tiến vào bờ nhanh hơn ở
vùng biển có độ sâu lớn hơn, gặp vùng nước nông tại

chân triều làm độ dốc sóng tăng dần cho tới khi sóng đổ
trên đường tiến.

Boulder

Đá cuội lớn
A rounded rock on a beach, greater than 250 mm in
diameter, larger than a cobble - see also gravel, shingle
Đá có kích thước lớn hơn 250 mm bị mài tròn do sóng và
dòng chảy

Boundary conditions

Điều kiện biên
Environmental conditions, e.g. waves, currents, drifts, etc.
used as boundary input to physical or numerical models
Các thông số như sóng, dòng chảy, dòng trôi v.v được
sử dụng như đầu vào của các mô hình vật lý và mô hình
số

Bound long wave

Sóng dài giới hạn
Long wave directly due to the variation in set-down at the
breaker line due to wave groups
Sóng dài được tạo ra do thay đổi trong quá trình dao động

21



tại đường sóng vỡ

Braided river
Sông dạng dải lụa
A river type with multiple channels separated by shoals,
bars and islands
Một dạng sông nhiều nhánh phân cách với nhau bằng các
đảo, bãi cát

Breaching
Vỡ
Failure of the beach head or a dike allowing flooding by
tidal action
Hiện tượng vỡ đê hoặc các các đụn cát và nước biển tràn
vào

Breaker



Hiện tượng sóng vỡ








Hiện tượng vỡ

A wave breaking on a shore, over a reef, etc.; breakers
may classified into four types:
Spilling breaker; bubbles and turbulent water spill down
front face of the wave; the upper 25 percent of the front
face may become vertical before breaking; breaking gene-
rally across over quite a distance;
Punging breaker; crest curls over air pocket; breaking is
usually with a crash; smooth splash-up usually follows;
Collapsing breaker; breaking occurs over lo
wer half of
wave; minimal air pocket and usually no splash-up;
bubbles and foam present;
Surging breaker; Wave peaks up, but bottom rushes
forward from under wave, and wave slides up beach face
with little or no bubble production; water surface remains
alm
ost plane except where ripples may be produced on
the beachface during runback
Sóng vỡ ở bờ biển hoặc trên các dải đá ngầm. Hiện tượng
vỡ đuợc chia thành 4 loại như trên

Breaker depth

Độ sâu vỡ
Depth of water, relative to still water level at which
wave
s break; also known as breaking depth or limiting
depth
Độ sâu nước tính từ đáy tới mực nước thiết kế, tại đó
sóng vỡ; còn gọi là độ sâu sóng vỡ hay độ sâu giới hạn


22



Breaker index
Chỉ số vỡ
Maximum ratio of wave height to water depth in the surf
zone
Tỉ số lớn nhất giữa chiều cao sóng và độ sâu nước tại
điểm sóng vỡ

Breaker zone

Vùng sóng vỡ
The zone within which waves approaching the coastline
commence breaking, typically in water depths of between
5 and 10 metres (see Figure 1.1)
Vùng khi sóng tiến vào bờ bị vỡ tại khu vực này bắt đầu
vỡ, thông thường ở độ sâu từ 5 m đến 10m (xem hình 1.1)
Breaking
Hiện tượng vỡ
Reduction in wave energy and height in the surf zone due
to limited water depth
Việc giảm năng lượng và chiều cao sóng trong vùng sóng
vỡ do độ sâu nhỏ

Breakwater
Đê phá sóng
A structure protecting a harbour entrance, anchorage or

shore area from waves
Công trình bảo vệ đường vào cảng, nơi neo đậu của tàu
thuyền hoặc vùng bờ biển khi chịu tác động của sóng

Breastwork


Công trình bảo vệ
Vertically-faced or steeply inclined structure usually built
with timber and parallel to the shoreline, at or near the
beach crest, to resist erosion or mitigate against flooding
Công trình thẳng đứng hoặc gần thẩng đứng thường làm
bằng gỗ, song song với đường bờ tại đường sống cao trên
bờ chống xói và giảm nước tràn

Bulkhead

Vách ngăn
A structure or partition to retain or prevent sliding of the
land; a secondary purpose is to protect the upland against
damage from wave action
Công trình chống trượt đất và bảo vệ phần đất trên cao
không bị phá huỷ do sóng

Bull nose
Substantial lip or protuberance at the top of the seaward

23




Mũi hất sóng
face of a wall, to deflect waves seaward
Phần nhô ra tại đỉnh về phía biển của tường đứng có tác
dụng hất sóng về phía biển

Buoy

Phao

A loat; especially a floating object moored to the bottom,
to mark a channel, anchor, shoal, rock, etc.
Vật nổi được neo xuống đáy đánh dấu đường đi, các dải
đá ngầm, vùng nông
Bypassing
Moving beach material from the up drift to the down drift
side or an obstruction to longshore-drift
Vận chuyển cát từ phía được bồi xuống phía bị xói của
công trình cắt ngang bờ biển

Catchment area

Diện tích lưu vực
The area which drains naturally to a particular point on a
river, thus contributing to its natural discharge
Vùng hứng nước mưa hình thành dòng chảy của một con
sông

Caisson
Thùng chìm

Concrete box-type structure
Loại công trình dạng hộp bằng bê tông

Chart datum

Cao độ hàng hải
The level to which both tidal levels and water depths are
reduced- on most Nautical charts, this level is that of the
predicted lowest astronomical tide level (LAT)
Cao độ được chọn bằng mực nước triều thiên văn thấp
nhất tính toán.

Clay


Đất sét
A fine grained, plastic, sediment with a typical grain size
less than 0.004 mm. Possesses electromagnetic properties
which bind the grains together to give a bulk strength or
cohesion
Hạt mịn, dẻo với cỡ hạt thường nhỏ hơn 0.004 mm, có
tính chất điện từ làm cho các hạt kết hợp lại với nhau


24


Climate change

Thay đổi khí hậu

Refers to any long-
term trend in mean sea level, wave
height, wind speed, drift rate etc.
Vấn đề liên quan tới xu thế tăng của mực nước biển,
chiều cao sóng, tốc độ gió và tốc độ vận chuyển của dòng
trôi

Closure depth

Độ sâu lấp dòng
The depth at the offshore limit of discernible bathymetric
change between surveys. Practically this is the limit of the
cross-shore sediment transport.
Là độ sâu phía ngoài khơi cho thấy sự thay đổi của địa
hình đáy biển qua các kỳ khảo sát. Trong thực tế đây là
khu vực có vận chuyển bùn cát theo hướng vuông góc với
bờ.

Coastal defence

Công trình bảo vệ bờ

General term used to encompass both coast protection
against erosion and sea defence against flooding
Đây là thuật ngữ chung chỉ các công trình chống xói bờ
và nước tràn

Coastal forcing

Các tải trọng vùng bờ

The natural processes which drive coastal hydro- and
morphodynamics (e.g. winds, waves, tides, etc)
Các quá trình tự nhiên chi phối các quá trình động lực và
hình thái biển (Gió, sóng, thuỷ triều v.v )

Coastal processes

Các quá trình bờ biển
Collective term covering the action of natural forces on
the shoreline, and near shore seabed
Thuật ngữ tổng hợp về tác động tự nhiên lên đường bờ và
đáy biển gần bờ

Coastal zone

Vùng bờ
Some combina
tion of land and sea area, delimited by
taking account of one or more elements
Sự kết hợp giữa biển và đất liền với các hoạt động kinh tế
xã hội trong đó

Coastline management
The development of a strategic, long-term and sustainable

25

×