Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Cơ sở lý luận về giao dịch TMĐT B2B

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.78 KB, 32 trang )

Lời giới thiệu
Trong thời gian vừa qua với sự quảng bá của tivi, báo, đài thì cụm từ
“Thương mại điện tử” không còn xa lạ với nhiều người nữa. Những lợi ích mà
Thương mại điện tử mang đến là rất lớn và thiết thực. Tại nước ta, việc ứng dụng
thương mại điện tử mới chỉ dừng ở các mức độ đơn giản và chưa rộng rãi. Điều này
cũng là dễ hiểu đối nước ta bởi thương mại điện tử muốn phát triển cũng còn phải
dựa vào nhiều điều kiện như mạng kết nối, hệ thống thanh toán, luật pháp liên
quan... – những điều kiện mà chúng ta còn chưa phát triển theo kịp. Trong hoàn
cảnh như vậy thì việc triển khai ứng dụng thương mại điện tử B2B tại nước ta còn
bị hạn chế.
Trong đề tài này nhóm chúng tôi sẽ giới thiệu về tổ chức và hoạt động của
website Bolero.net, một website hoạt động theo mô hình cộng tác thương mại. Đây
là mô hình mới mẻ cũng là mô hình thể hiện nhiều sự phức tạp nhất bởi trong mô
hình này có nhiều bên tham gia cùng hợp tác chia sẻ trên một nền tảng công nghệ
chung. Cái khó thể hiện ở chỗ làm sao chúng ta có thể thiết lập được một nền tảng
công nghệ chung đó mà nó đáp ứng được nhu cầu chia sẻ, truyền tải các thông tin
kinh doanh giữa các bên tham gia.
Với sự cố gắng của các thành viên trong nhóm thì chúng tôi đã phác họa
được các nét cơ bản về mô hình tổ chức và hoạt động căn bản của Bolero. Mặc dù
đã cố gắng nhưng trong quá tìm hiểu và hoàn thiện sản phẩm chúng tôi không tránh
khỏi những thiếu sót, do vậy nhóm chúng tôi mong muốn nhận đươc những đóng
góp của người đọc để sản phẩm này chất lượng hơn nữa.
1
Mục lục
Lời giới thiệu..............................................................................................................1
Mục lục.......................................................................................................................2
Bảng danh mục các bảng và hình............................................................................4
....................................................................................................................................4
Chương 1. Cơ sở lý luận về giao dịch TMĐT B2B...................................................5
1. Các khái niệm cơ bản về giao dịch TMĐT B2B.................................................5
1.1 Khái niệm về TMĐT.....................................................................................5


1.2 Khái niệm về TMĐT B2B............................................................................5
1.3 Khái niệm về quản trị tác nghiệp TMĐT......................................................5
1.4 Mục đích của hoạt động thương mại B2B....................................................5
1.5 Các bên tham gia hoạt động thương mại B2B..............................................6
2. Những lý thuyết về mô hình tổ chức công nghệ giao dịch TMĐT B2B.............6
2.1 Các mô hình giao dịch và các loại thị trường TMĐT B2B...........................6
2.1.1 Các loại giao dịch..................................................................................6
2.1.2 Các loại thị trường B2B.........................................................................6
Chương 2. Mô hình tổ chức và hoạt động của Bolero.net........................................10
1. giới thiệu chung về Bolero.net..........................................................................10
2. Mô hình tổ chức của bolero.net........................................................................11
3. Các hoạt động của bolero.net............................................................................18
3.1 Hoạt động cung ứng dịch vụ......................................................................18
3.2 Hoạt động kết nối và xử lý dữ liệu.............................................................21
3.2.1 Hoạt động kết nối.................................................................................21
3.2.2 Hoạt động xử lý dữ liệu.......................................................................24
3.3 Hoạt động hỗ trợ.........................................................................................30
3.3.1.Đào tạo.................................................................................................30
3.3.2 Dịch vụ hỗ trợ .....................................................................................30
Kết luận.....................................................................................................................32
Tài liệu tham khảo.....................................................................................................32
2
Danh mục từ viết tắt
Cụm từ viết tắt Nghĩ đầy đủ
TMĐT Thương mại điện tử
LC Letter of Credit – Thư tín dụng
SWIFT Society for Worldwide Interbank
Financial Telecommunication
CMP Core messaging platform
PKI Public Key Infrastructure

3
Bảng danh mục các bảng và hình
Hình Tên hình Trang
1 Mạng lưới thương mại cộng tác giữa Bolero và các đối tác 7
2 Mô hình hợp tác của Bolero với các đối tác 8
3 Mô hình Bolero Open4 Trade 8
4 Các thành phần cốt lõi của WebGateway Bolero 11
5 Sơ đồ thực thi cung ứng dịch vụ ban đầu cho khối ngân hàng
và tổ chức tài chính của Bolero
12
6 Sơ đồ thực thi cung ứng dịch vụ ban đầu cho khối doanh
nghiệp kinh doanh của Bolero
13
4
Chương 1. Cơ sở lý luận về giao dịch TMĐT B2B
1. Các khái niệm cơ bản về giao dịch TMĐT B2B
1.1 Khái niệm về TMĐT
Thương mại điện tử là việc tiến hành các giao dịch thương mại thông qua
mạng internet, các mạng truyền thông và các phương tiện điện tử khác.
1.2 Khái niệm về TMĐT B2B
Thương mại điện tử B2B là giao dịch thương mại được tiến hành giữa hai
doanh nghiệp bất kỳ thông qua mạng internet, các mạng truyền thông và các
phương tiện điện tử khác.
1.3 Khái niệm về quản trị tác nghiệp TMĐT
- Quản trị tác nghiệp bao gôm các hoạt động quản trị cơ bản như kế hoạch
hóa, lãnh đạo, tổ chức, nhân sự, kiểm soát...
- Quản trị tác nghiệp TMĐT là việc ứng dụng các hoạt động quản trị tác
nghiệp trong môi trường TMĐT. Nó cũng bao gồm các hoạt động về quản trị tác
nghiệp cơ bản như quản trị mua/bán hàng hóa, quản trị dự trữ, nhân sự...nhưng tập
trung vào việc quản trị một doanh nghiệp hoặc một dự án TMĐT.

1.4 Mục đích của hoạt động thương mại B2B
Có hai mục đích chính là
- Phục vụ cho sản xuất (đầu vào)
+ Cung ứng nguyên, nhiên vật liệu chính cho sản xuất – hàng hóa trực tiếp
+ Phục vụ các hoạt động bảo trì, sửa chữa và vận hành (MRO) trong doanh
nghiệp – hàng hóa gián tiếp.
- Lưu thông hàng hóa, đưa hàng hóa từ sản xuất tới tay người tiêu dùng thông qua
các kênh phân phối (đầu ra).
5
1.5 Các bên tham gia hoạt động thương mại B2B
- Doanh nghiệp đóng vai trò bên mua
- Doanh nghiệp đóng vai trò bên bán
- Trung gian trực tuyến
2. Những lý thuyết về mô hình tổ chức công nghệ giao dịch TMĐT B2B
2.1 Các mô hình giao dịch và các loại thị trường TMĐT B2B
2.1.1 Các loại giao dịch
- Loại hình giao dịch bên mua là chủ đạo: có nhiều người bán và một người
mua, trong loại giao dịch này người mua sẽ đóng vai trò trung tâm và có quyền lực
thương lượng hơn.
- Loại giao dịch bên bán là chủ đạo: có nhiều người mua và 1 người bán, do
vậy quyền lực thương lượng sẽ tập trung vào người bán.
- Loại hình giao dịch qua trung gian: có nhiều người bán và người mua, được
tổ chức thành các sàn giao dịch.
- Loại hình thương mại hợp tác: Trong loại hình này có sự truyền thông và
chia sẻ thông tin, thiết kế, và lập kế hoạch giữa các đối tác kinh doanh.
2.1.2 Các loại thị trường B2B
- Loại thị trường điện tử bên bán
Đây là loại thị trường điện tử dựa trên website, trong đó một doanh nghiệp
bán hàng hóa hay dịch vụ của mình cho nhiều doanh nghiệp khác thường thông qua
mạng ngoại bộ Intranet.

Trong loại hình thị trường này người bán là nhữn nhà sản xuất hay là các
nhà kinh doanh trung gian hoạt động theo mô hình trực tuyến thuần tý hoặc click -
and - mortar.
6
Có 3 phương thức bán hàng chính là bán hàng qua catalog điện tử, bán thoe
đấu giá tăng dần và bán một tới một (thường bán theo hợp đồng dài hạn)
- Loại thị trường điện tử bên mua
Là loại thị trường trong đó bên mua đứng ra tự lập cho mình một chợ điện tử
trên đó có đăng những thông tin về đơn đặt hàng. Sau đó bên mua sẽ mời các doanh
nghiệp chuyên cung cấp nguyên, nhiên vật liệu vào thăm dò tìm các đơn đặt hàng
mà mình có khả năng cung cấp.
- Sàn giao dịch điện tử B2B
Là mô hình thị trường B2B được biết đến với nhiều tên gọi khách như là:
cổng điện tử B2B, chợ điện tử, cộng đồng thương mại, thị trường điện tử, trung tâm
trao đổi...
Sàn giao dịch TMĐT B2B thực chất là một cổng giao dịch mở cửa cho tất cả
các phía quan tâm: người bán và người mua, sử dụng một nền công nghệ chung và
được bên thứ 3 hoặc các consortia công nghiệp quản lý.
- Thương mại cộng tác là một mô hình thị trường mà trong đó việc sử dụng
công nghệ số cho phép các công ty cộng tác trong việc lập kế hoạch, thiết kế sản
phẩm, dịch vụ và các ứng dụng mới của TMĐT.
2.2 Loại thị trường thương mại cộng tác
Chúng ta lại nhắc lại khái niệm về loại thị trường thương mại cộng tác: Đó là
mô hình thị trường B2B mà trong đó việc sử dụng công nghệ số cho phép các công
ty cộng tác trong việc lập kế hoạch, thiết kế sản phẩm, dịch vụ và các ứng dụng mới
của TMĐT.
Ta có thể hiểu mô hình thương mại cộng tác có rất nhiều bên tham gia bao
gồm các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, ngân hàng, tổ chức tài chính, các nhà
cung ứng nguyên vật liệu sản xuất, chính phủ ... Các bên tham gia này sẽ được liên
7

kết với nhau bằng một kênh truyền thông nào đó nhằm chia sẻ những dữ liệu
thương mại với nhau, điều đó sẽ giúp cho hoạt động trao đổi thương mại giữa các
bên tham gia nhanh chóng, hiệu quả, giảm chi phí và tiện lợi hơn.
Vấn đề cốt lõi trong mô hình thị trường thương mại cộng tác này là ở chỗ
chúng ta phải xây dựng được một kênh truyền thông hiệu quả kết nối các bên tham
gia vào một mạng lưới.
Các lợi ích chủ yếu của mô hình cộng tác thương mại đó là việc giảm giá
thành, tăng thu nhập, giữ khách hàng tốt hơn thông qua việc:
- Giảm dự trữ quá mức
- Giảm xử lý ngoài dự kiến
- Giảm hàng tồn kho thông qua chuỗi cung ứng
- Giảm chi phí nguyên vật liệu
- Tăng doanh số bán
- Tăng cạnh tranh
Các công cụ truyền thông chủ yếu hỗ trợ thương mại cộng tác là:
- E-mail
- Bảng thông báo và phòng chat
- Truy cập dữ liệu chung trực tuyến
Một số hình thức thương mại cộng tác
- Trung tâm cộng tác: Đây là hình thức thương mại cộng tác thường được sử
dụng cho các đối tác trong một chuỗi cung ứng hoặc trong một tổ chức. Hình thức
này cung cấp cho các bên tham gia các công cụ truyền thông hỗ trợ là email, bảng
thông báo và phòng chat, truy cập cơ sở dữ liệu chung trực tuyến bất kỳ từ đâu.
- Các mạng cộng tác: Được phát triển từ sự hợp tác truyền thống trong chuỗi
cung ứng theo chiều dọc nhưng với sự hỗ trợ của công nghệp web thì các chuỗi
8
cung ứng đã phát triển thành các mạng hợp tác bao gồm nhiều bên tham gia hơn,
thông tin được truyền tải thông suốt trong mạng.
- Thương mại cộng tác và quản trị tri thức: Đây là mạng cộng tác được xây dựng
với mục đích chính yếu là thu thập và sáng tạo ra các tri thức từ các thành viên

trong mạng. Mô hình này được áp dụng trong các hãng kinh doanh toàn cầu có cơ
sở ở nhiều nơi khác nhau trên thê giới.
9
Chương 2. Mô hình tổ chức và hoạt động của Bolero.net
1. giới thiệu chung về Bolero.net
Bolero được thành lập từ năm 1998 với sự ủng hộ chính từ khối các ngân
hàng và khối các công ty hậu cần toàn cầu. Bolero được tạo nên như là bên thứ 3
trung lập, đáng tin cậy để phát triển 1 nền tảng chắc chắn có tính mở và hợp pháp
nhằm chuyển giao (phân phối) thương mại phi giấy tờ giữa người mua, người bán,
tổ chức tài chính và nhưng nhà cung cấp dịch vụ hậu cần ở khắp mọi nơi trên thế
giới một cách khả thi, nhanh chóng, chính xác và an toàn.
Ngày nay Bolero đưa các tập đoàn, các nhà kinh doanh hàng hóa và ngân
hàng của họ lại với nhau để chia sẻ những lợi ích từ viêc hợp tác tài chính thương
mại, từ sự cung cấp một kênh liên kết mở, trung lập và đáng tin cậy được thiết kế
riêng biệt cho sự giao tiếp thương mại điện tử, dữ liệu tài chính và những thông
điệp có liên quan. Thêm vào đó Bolero còn cung cấp các giải pháp hợp tác tài chính
vững mạnh như là một chủ thể dịch vụ toàn cầu giúp giảm chi phí triển khai và thực
chất là giảm thời gian thu được lợi ích.
Tầm nhìn của Bolero: Tầm nhìn của Bolero là trở thành nhà cung cấp tiên
phong đưa ra các giải pháp đa ngân hàng và các cơ sở hạ tầng kênh kết nối đa ngân
hàng nhằm hỗ trợ cho sự hợp tác của các tổ chức tài chính thương mại toàn cầu
bằng cách điều khiển tập trung trong một nền tảng chung cho tất cả các mảng tận
cùng của quy trình tài chính thương mại.
10
2. Mô hình tổ chức của bolero.net
Mô hình tổ chức của Bolero.net là theo mô hình cộng tác thương mại dưới
hình thức trung tâm cộng tác.
Bolero cung cấp cung cấp một kênh liên kết mở, trung lập và đáng tin cậy
được thiết kế riêng biệt cho sự giao tiếp của thương mại điện tử , dữ liệu tài chính
và những thông điệp có liên quan. Bolero kết nối nhiều doanh nghiệp-ngân hàng-tổ

chức tài chính vào thành một mạng lưới mà trong đó Bolero chính là trung gian
cung cấp công nghệ và giải pháp cho các bên.
Bolero liên kết các khách hàng của mình với nhau tạo thành một mạng lưới.
Hình 1: Mạng lưới thương mại cộng tác giữa Bolero và các khách hàng
Khách hàng của Bolero gồm nhiều tổ chức có thể được chia ra làm các khối:
- Khối các ngân hàng
- Khối các công ty thương mại: Xuất và nhập khẩu
- Khối cá công ty trung gian: giao vận
11
- Bolero với vai trò hỗ trợ cho việc truyền tải các thông tin tài chính
thương mại điện tử giữa các bên: mail, fax, courier sử dụng các công
nghệ EDI, Van...
-
Hình 2: mô hình hợp tác của Bolero với các đối tác
Bolero Open4Trade
Cơ sở hạ tầng cốt Bolero Open4Trade cho phép thực hiện các giao hàng tự
động hóa và hợp tác với tất cả các đối tác thương mại. Các cơ sở hạ tầng Bolero
(Bolero Open4Trade) bao gồm 5 thành phần chính: các Core Messaging Platform-
CMP, Rulebook, Title Registry, Bolero Collaboration Libraries and Bolero
Compliance and Compliance engine
12

×