Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Đề tài một số biện pháp bảo hộ ngành sản xuất ô tô trong nước khi gia nhập cộng đồng kinh tế asean 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.29 KB, 56 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING
KHOATHƯƠNG MẠI
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
ĐỀ TÀI:MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO HỘ NGÀNH SẢN XUẤT Ô TÔ
TRONG NƯỚC KHI GIA NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN 2015 .
GVHD :
SVTH :
MSSV :
LỚP :
ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI SINH VIÊN.
Giảng viên hướng dẫn:
TP. HỒ CHÍ MINH
NHẬN XÉT CỦA GVHD














ĐIỂM:
TP. HCM, ngày….tháng….năm 2014
Giảng Viên Hướng Dẫn


Mục lục
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 : Số lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu từ đầu năm đến tháng
10/2014 ………………………………………………………………………15
Biểu đồ 2.2 : Số lượng ô tô nhập khẩu theo tháng năm 2014 ………….16
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :
Trong xã hội ngày càng hiện đại , nền kinh tế của đất nước đang trên đà vận
chuyển . Một trong những ngành công nghiệp chủ đạo góp phần nâng cao vị thế
kinh tế của đất nước không thể không kể đến ngành công nghiệp sản xuất ô tô ,
ngành chi phối đến yếu tố vận chuyển , một trong những yếu tố quan trọng trong sự
phát triển của các doanh nghiệp . Nhưng ngành sản xuất ô tô vẫn là một trong
những ngành công nghiệp non trẻ của đất nước ta và còn phụ thuộc nhiều vào các
doanh nghiệp ô tô nước ngoài . Do vậy , để ngành sản xuất ô tô trong nước có thể
phát triển lớn mạnh thì chính sách bảo hộ của Nhà nước đối với ngành là vô cùng
quan trọng .
Nhu cầu tiêu thụ xe ô tô của người dân trong nước ngày càng cao , có thể
thấy rõ ràng thông qua số liệu của Tổng cục Hải Quan , chỉ trong vòng 5 năm qua,
các doanh nghiệp nhập khẩu đã nhập tới 5.758 ô tô nguyên chiếc các loại với kim
ngạch là 135,5 triệu USD , tăng 170% về lượng và 190% về giá trị so với cùng kì
năm 2013 trong khi năm 2009 đạt mức 8.000 chiếc . Những con số đó thể hiện nhu
cầu của người dân về xe ô tô là rất lớn nên tại sao ngành sản xuất ô tô trong nước
vẫn không có bước đột phá để phát triển ?
Trong điều kiện hội nhập hiện nay , đặc biệt là trong năm 2015 sẽ có Cộng
đồng Asean ra đời nên việc các nước có ngành công nghiệp sản xuất ô tô phát triển
như Thái Lan hay Malaysia sẽ có thuận lợi khi được nhập vào Việt Nam ở mức thuế
nhập khẩu là 0% khi đến năm 2018 . Vậy nên nếu Việt Nam nếu không có các chính
sách bảo hộ hợp lí , chặt chẽ và đúng lúc thì ngành sản xuất ô tô trong nước liệu có
khả năng cạnh tranh với các dòng xe nhập khẩu từ các nước trong cộng đồng Asean
trong tương lai .

Bên cạnh đó , dù Việt Nam đã có những chính sách bảo hộ hiện tại đối với
ngành sản xuất ô tô nhưng có đem lại hiệu quả như mong muốn ? Trong 10 năm ,
ngành ô tô Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển khi các linh kiện , phụ tùng để sản
xuất ra một chiếc ô tô trong nước chiếm tới 70% là phải nhập khẩu từ nước ngoài ,
tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm còn thấp dẫn đến giá thành cao hơn xe lắp ráp ở Thái Lan
20% trên một chiếc .
Ngoài ra các doanh nghiệp sản xuất ô tô có yếu tố nước ngoài sẽ có thêm
nhiều sự lựa chọn thị trường một khi Cộng đồng Asean 2015 ra đời , họ sẽ ưu tiên
chọn các thị trường vốn đã có được nền tảng sản xuất nhất định như Thái Lan ,
Malaysia hay Indonesia chứ không chọn Việt Nam . Đó là một bất lợi khác nữa của
nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp sản xuất ô tô nói riêng khi đó
là một ngành công nghiệp chủ chốt của một quốc gia nhưng còn trên đà phát triển .
Nhận thấy được điều đó nên em đã quyết định chọn đề tài “ Một số biện
pháp bảo hộ ngành sản xuất ô tô trong nước khi gia nhập cộng đồng kinh tế
Asean 2015 “
2. Mục tiêu nghiên cứu :
- Đánh giá chung hoạt động sản xuất ô tô trong nước hiện nay cũng như tình
hình nhập khẩu ô tô trong nước .
- Phân tích , đánh giá thực trạng các chính sách bảo hộ ngành sản xuất ô tô trong
nước hiện nay , nêu ra những mặt tích cực để tiếp tục phát huy và những bất cập của
các chính sách để khắc phục .
- Đề ra các giải pháp để nâng cao tính bảo hộ của các chính sách bảo hộ sản
xuất ô tô trong nước .
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
- Đối tượng nghiên cứu là các chính sách bảo hộ sản xuất ô tô trong nước ,
đặc biệt là định hướng các chính sách đó khi cộng đồng kinh tế Asean 2015 ra đời.
- Phạm vi nghiên cứu : các chính sách bảo hộ trong nước Việt Nam đối với
ngành sản xuất ô tô .
4. Kết cấu của báo cáo :
Ngoài phần mở đầu và kết luận , báo cáo được kết cấu làm ba chương :

Chương 1 : Cơ sở lí thuyết về bảo hộ .
Chương 2 : Phân tích thực trạng về bảo hộ sản xuất ô tô trong nước hiện nay .
Chương 3 : Một số giải pháp nâng cao tính bảo hộ sản xuất ô tô trong nước .
LỜI CẢM ƠN
Trong quátrình thực hiện đề tài, do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế,
nguồn tài liệu còn eo hẹp nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em
rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy .
Em xin chân thành cảm ơn Thầy đã nhiệt tình hướng dẫn , đóng góp ý kiến và
đưa ra những cách thức dễ hiểu để em hoàn thành bài báo cáo này của mình .
GVHD: Ths.Hà Minh Hiếu
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ THYẾT VỀ BẢO HỘ
- Trong phần này sẽ cho chúng ta hiểu về các khái niệm sẽ được đề cập ở các
chương tiếp theo . Các khái niệm có liên quan đến đề tài “ Một số giải pháp bảo hộ
ngành sản xuất ô tô trong nước khi gia nhập hiệp hội Asean 2015 “ , giúp ta hiểu
hơn về thực trạng về sự bảo hộ của Nhà nước là gì và từ đó đưa ra các giải pháp để
nâng cao tính bảo hộ cho các doanh nghiệp trong nước , đảm bảo sự ổn định phát
triển kinh tế mà vẫn tận dụng được nguồn lợi khi gia nhập Asean 2015 sắp tới .
1.1. Một số khái niệm bảo hộ sản xuất trong nước :
1.1.1 Khái niệm :
- Bảo hộ ( Tiếng Anh là Protection ) có nghĩa là che chở , bảo vệ để không
gây ra tổn hại . Trên thế giới ngày nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về bảo hộ.
- Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam , “ Chính sách bảo hộ là chính
sách kinh tế hay học thuyết kinh tế của nhà nước áp dụng một loạt các biện pháp
thuế quan hay hành chính để cấm hay hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng của nước
ngoài , nhằm kích thích phát triển ngành kinh tế trong nước , không bị nước ngoài
cạnh tranh và khuynh đảo .
- Theo Từ điển thương mại quốc tế ( Walter Goode ) , “Bảo hộ là mức độ
các nhà sản xuất nội địa và các sản phẩm của họ được bảo vệ khỏi sự cạnh tranh của
thị trường quốc tế “ . Biện pháp cơ bản để đạt được điều này là thuế quan , trợ cấp,
các hạn chế xuất khẩu tự nguyện và các biện pháp phi thuế quan . Những trường

hợp phức tạp hơn có thể bao hàm các lĩnh vực văn hoá , môi trường và các mối
quan tâm khác .
- Tóm lại , Chính sách bảo hộ nói chung trong thương mại quốc tế
(Protectionism) là việc chính phủ áp dụng các biện pháp rào cản thuế quan và phi
thuế quan cùng những rào cản thương mại khác nhằm bảo vệ nền sản xuất trong
nước , đẩy mạnh việc sản xuất và xuất khẩu ra nước ngoài .
SVTH : Nguyễn Thanh Hằng 8
GVHD: Ths.Hà Minh Hiếu
- Theo quan điểm cá nhân , em cho rằng bảo hộ sản xuất trong nước là
Chính phủ hay Nhà nước sẽ có áp dụng phương thức là áp đặt thuế hay các hàng rào
phi thuế quan hoặc sẽ gây những khó khăn đối với việc tiêu thụ sản phẩm nhập
khẩu để kích thích và khuyến sản xuất , tiêu thụ sản phẩm đó trong nước .
1.1.2 Vai trò của bảo hộ :
- Đảm bảo ngành cần được bảo hộ sẽ phát triển tốt trong nước và đủ sức
cạnh tranh với các thị trường bên ngoài .
- Hạn chế tối đa việc nhập khẩu sản phẩm hay hàng hoá cần được bảo hộ ,
khuyến khích các nhà đầu tư trong nước phát triển và tăng quy mô sản xuất .
- Khuyến khích người dân tiêu dùng hàng hoá trong nước để các doanh
nghiệp trong nước sản xuất và đầu tư nhiều .
- Đề phòng và tránh việc nguy cơ đất nước sẽ không có khả năng phát triển
1 ngành công nghiệp hay 1 loại hàng hoá nào đó , ảnh hưởng đến sự phát triển kinh
tế của một đất nước , đặc biệt là trong thời điểm hội nhập hiện nay , hàng hoá nhập
khẩu sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi từ các hiệp định thương mại được kí kết.
- Bảo vệ các đơn vị , các doanh nghiệp , các nhà sản xuất trong nước trước
các sản phẩm nhập khẩu cùng loại từ nước ngoài . Hướng đến một đất nước có đầy
đủ các ngành công nghiệp , các hàng hoá sản phẩm được sản xuất trong nước , tránh
tình trạng bị phụ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu .
- Giải quyết việc làm trong nước , giảm thiểu tình trạng thất nghiệp , trong
một số trường hợp đó là sự trả đũa của các quốc gia với nhau .
1.1.3 Đặc điểm của bảo hộ :

- Các chính sách bảo hộ thường được áp dụng đối với các ngành công
nghiệp còn non trẻ của một đất nước , là các ngành mà trong nước mới đi trên đà
phát triển còn các nước trong khu vực hay thế giới đã phát triển rất nhiều .
SVTH : Nguyễn Thanh Hằng 9
GVHD: Ths.Hà Minh Hiếu
- Việc bảo hộ sẽ cấp thiết hơn khi đất nước bưới vào quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế .
- Nếu không áp dụng một cách khéo léo có thể gây ra mâu thuẫn giữa hai
quốc gia trong thời kì hội nhập hiện nay .
- Bảo hộ là con dao hai lưỡi khi Chính phủ sử dụng cho một ngành công
nghiệp trong nước mình , nếu vận dụng có hiệu quả và đúng đắn thì sẽ giúp ngành
công nghiệp được bảo vệ sẽ phát triển tốt và đến một thời gian sẽ không cần phải sử
dụng bảo hộ nữa , có thể để nó vận động theo sự thay đổi của thị trường . Nếu
không vận dụng một cách đúng đắn thì sẽ gây ra tình trạng các doanh nghiệp trong
ngành công nghiệp được bảo hộ sẽ quá ỷ lại vào các chính sách bảo hộ của Chính
phú và Nhà nước trong khi việc sử dụng bảo hộ chỉ làm được trong một khoản thời
gian nhất định , không thể kéo dài mãi mãi .
- Việc bảo hộ đối với một ngành công nghiệp của một đất nước không thể
thực hiện kéo dài mãi mãi trong thời điểm hiện nay , khi hội nhập , không một quốc
gia nào có thể đồng ý mãi với việc hàng hoá của họ khi xuất khẩu vào lại lôn bị
mức thuế quá cao với lí do là để bảo hộ sản xuất của nước nhập khẩu . Vì vậy việc
bảo hộ chỉ mang tính ngắn hạn .
1.2 Các biện pháp để thực hiện bảo hộ :
1.2.1 Chính sách thuế quan :
- Để bảo hộ các doanh nghiệp trong nước nói riêng và cả ngành công nghiệp
nói chung thì chính sách thuế dường như là biện pháp được ưu tiên sử dụng đầu tiên
. Đối với chính sách này , Nhà nước hay Chính phủ sẽ áp đặt lên mặt hàng cần được
bảo hộ một mức thuế nhập khẩu để giá khi bao gồm thuế của mặt hàng nhập khẩu
đó cao hơn giá của mặt hàng cùng loại được sản xuất trong nước . Việc làm đó để
bảo hộ và đảm bảo khi có hàng hoá nhập khẩu thì hàng hoá trong nước vẫn có chỗ

đứng , sản phẩm vẫn có thể bán được , doanh nghiệp vẫn hoạt động sản xuất bình
thường được , không ảnh hưởng đến kinh tế của đất nước .
SVTH : Nguyễn Thanh Hằng 10
GVHD: Ths.Hà Minh Hiếu
1.2.2 Hàng rào phi thuế quan :
- Là những biện pháp phi thuế quan mang tính cản trở đối với thương mại
mà không dựa trên cơ sở pháp lí, khoa học hoặc bình đẳng Hàng rào phi thuế quan
thường được áp dụng đối với hàng nhập khẩu Hình thức của hàng rào phi thuế quan
rất phong phú, gồm: Các biện pháp hạn chế định lượng, các biện pháp tương đương
thuế quan, các rào cản kỹ thuật, các biện pháp liên quan đến đầu tư nước ngoài, các
biện pháp quản lý hành chính, các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời .
- Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật: Đây là hệ thống bảo hộ bằng rào cản kỹ
thuật hiệu quả nhất thế giới hiện nay và phù hợp với xu thế chung của thương mại
thế giới, nên ngày càng có nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng, trong đó có EU. Tại
EU, đây là biện pháp bảo hộ phi thuế quan chủ yếu và phổ biến nhất cho các hàng
hóa nhập khẩu từ các nước khác. Hệ thống này được cụ thể hóa qua 5 tiêu chuẩn
của sản phẩm bao gồm: tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, tiêu
chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về
lao động. Với nhiều nước xuất khẩu là nước đang phát triển, các tiêu chuẩn về bảo
vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động là những tiêu chuẩn rất khó vượt qua được.
- Biện pháp hạn chế định lượng là một trong những hàng rào phi thuế mà
hàng hóa và DN Việt Nam sẽ gặp phải khi thâm nhập vào thị trường quốc tế. Đây là
biện pháp nhằm trực tiếp giới hạn khối lượng hoặc giá trị hàng hóa nhập khẩu vào
một quốc gia, do đó có tính chất bảo hộ rất cao. Các biện pháp bao gồm:
• Thứ nhất : cấm nhập khẩu. Các nước trên thế giới chỉ được sử dụng
biện pháp này vì mục tiêu bảo vệ đạo đức công cộng, sức khỏe con
người, tài nguyên thiên nhiên, an ninh quốc phòng Vì thế, những
hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu của các quốc gia thường là
vũ khí, đạn dược nhưng nhìn chung hàng xuất khẩu của Việt Nam ít
bị hạn chế bởi biện pháp này do quy định của các nước nhập khẩu khá

phù hợp.
SVTH : Nguyễn Thanh Hằng 11
GVHD: Ths.Hà Minh Hiếu
• Thứ hai : hạn ngạch nhập khẩu . Các nước thường đặt ra mức nhập
khẩu cho một số loại hàng hoá trong một thời kì nhất định . Trong xu
hướng tự do thương mại hoá , đến nay hạn ngạch vẫn được áp dụng
phổ biến trong hai lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu là dệt
may và nông sản .
• Thứ 3 : sử dụng giấy phép . Theo chế độ này hàng hoá muốn thâm
nhập vào lãnh thổ của một nước phải xin giấy phép nhập khẩu của cơ
quan chức năng .
- Biện pháp chống bán phá giá : Một sản phẩm bị coi là bán phá giá nếu giá
xuất khẩu thấp hơn mức giá của sản phẩm tương tự tại nước xuất khẩu. Các nước
được phép đánh thuế chống bán phá giá với các sản phẩm bán phá giá khi điều tra
được hàng nhập khẩu đã được bán phá giá vào thị trường nước mình đồng thời
chứng minh được việc bán phá giá này gây thiệt hại cho ngành sản xuất sản phẩm
tương tự ở trong nước.
- Quy định về hành vi bán phá giá của Việt Nam với hoàng hoá nhập khẩu:
Trước hết, có thể khẳng định rằng, những nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành
Việt Nam đối với việc xác định hành vi bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt
Nam về cơ bản là phù hợp với những quy định của ADA và pháp luật chống bàn
phá giá của nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt, là đối với các quy định của Hiệp định
Chống bán phá giá của WTO thì pháp luật Việt Nam về chống bán phá giá đã đảm
bảo tuân thủ đúng các quy định của Hiệp định này, không có quy định trái hoặc mâu
thuẫn. Điều này được khẳng định bởi chính ý kiến của đại diên bên phía Việt Nam
trong quá trình đàm phán vào WTO. Đồng thời cũng được ghi nhận trong Báo cáo
của Ban Công tác: “Theo quan điểm của Việt Nam, pháp luât mới về các Biện pháp
chống bán phá giá và chống trợ cấp của Việt Nam tuân thủ hoàn toàn với Hiệp định
về Trợ cấp và Các biện pháp đối kháng và Hiệp định Chống bán phá giá của WTO”.
Pháp luật Việt Nam về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam không

có sự phân biệt đối xử khi tính giá thông thường giữa nước có nền kinh tế thi trường
với nước không có nền kinh tế phi thị trường. Theo ADA và pháp luật chống bán
phá giá của nhiều nước khác như Hoa Kỳ, EU, malayxia, Ấn Độ ….ngoài các cách
SVTH : Nguyễn Thanh Hằng 12
GVHD: Ths.Hà Minh Hiếu
tính giá thông thường như PLCBPG năm 2004 đã quy định, thì ADA và pháp luật
các nước này còn cho phép cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu có quyền
bỏ qua các cách thức tính giá thông thường nêu trên và tự mình xác định cácc thức
mà mình cho là phù hợp nếu nước có sản phẩm bị điều tra chống bán phá giá là
nước có nền kinh tế phi thị trường. Thông thường trong trường hợp này sau khi kết
luận nước có sản phẩm đang bị điều tra là nước có nền kinh tế phi thị trường thì cơ
quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu có thể không sử dụng giá bán sản phẩm
tường tự tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu mà chọn một nước thứ bat hay
thế. Theo đó, giá trị thông thường được xác định dựa trên giá bán sản phẩm tương
tự này tại thị trường nước thứ ba. Nước thứ ba thay thế được chọn để xác định giá
trị thông thường phải là nước có nền sản xuất sản phẩm tương đồng với nước xuất
khẩu sản phẩm bị điều tra để bảo đảm mức độ tương đồng giữa hai thị trường (thị
trường của nước thứ ba thay thế và thị trường của nước xuất khẩu có sản phẩm bị
điều tra) về chi phí sản xuất, chi phí quản lý, lợi nhuận hợp lý nhằm đảm bảo sự
công bằng cho các bên liên quan. Tuy nhiên, thực tiễn các vụ kiện chống bán phá
giá nhằm vào các nước có nền kinh tế bị coi là nền kinh tế phi thị trường đều chứng
tỏ việc xác định giá thông thường theo cách này đã không đảm bảo công bằng. Thực
tế Việt Nam đã hứng chịu chịu nhiều thiệt hại khi bị sử dụng cách tính này khi bị
kiện bán phá giá ở thị trường nước ngoài. Ví dụ: trong vụ kiện chống bán phá giá cá
tra và cá ba sa của Việt Nam vào thị trường Mỹ năm 2002. Tuy nhiên, bên cạnh đó
thì pháp luật hiện hành Việt Nam về việc xác định hành vi bán phá giá hàng hóa
nhập khẩu vào Việt Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định so với quy định
pháp luật chống bán phá giá của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là so với Hiệp
định ADA, thể hiện:
• Thứ nhất: Các vấn đề như: thế nào là “điều kiện thương mại thông

thường”, thế nào là “hàng hóa tương tự được bán trên thị trường nội
địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu với số lượng, khối
lượng hoặc trị giá của hàng hóa không đáng kể” hay thế nào là “ giá
thành hợp lý” không được PLCBPG năm 2004 quy định. Ngay cả
SVTH : Nguyễn Thanh Hằng 13
GVHD: Ths.Hà Minh Hiếu
Nghị định số 90/2005 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh cũng không có
quy định hướng dẫn. Điều này sẽ gây ra khó khăn cho cơ quan điều
tra trong việc xác định hành vi bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào
Việt Nam nói chung và việc xác định giá thông thường nói riêng.
Trong khi đó, pháp luật của Hoa Kỳ và pháp luật nhiều nước trên
thế giới và quy định của ADA đều xác định cụ thể những vấn đề
này. Ví dụ, khi quy định về “điều kiện thương mại thông thường”,
ADA tiếp cận từ mặt trái của nó, tức là chỉ đưa ra các trường hợp
không được coi là trong điều kiện thương mại thông thường tại
Điều 2.2.1 như sau: “ Việc bán các sản phẩm tương tự tại thị trường
nội địa của nước xuất khẩu hoặc bán sang một nước thứ ba với giá
thấp hơn chi phí sản xuất theo đơn vị sản phẩm (bao gồm chi phí cố
định và chi phí biến đổi) cộng với các chi phí quản trị, chi phí bán
hàng và các chi phí chung có thể được coi là giá không theo các
điều kiện thương mại thông thường và có thể không được xem xét
tới trong quá trình xác định giá trị thông thường của sản phẩm chỉ
khi các cơ quan có thẩm quyền quyết định rằng việc bán hàng đó
được thực hiện trong một khoảng thời gian kéo dài với một khối
lượng đáng kể và được bán với mức giá không đủ để bù đắp chi phí
trong một khoảng thời gian hợp lý”. Thực chất đây chính là trường
hợp việc mua bán được thực hiện mà trong đó người bán chịu lỗ
vốn, tức là bán với mức giá không đủ đề bù đắp chi phí sản xuất ra
đơn vị hàng hóa.
• Thứ hai : pháp luật hiện hành Việt Nam không có quy định về

nguyên tắc so sánh giữa giá thông thường với giá xuất khẩu để tính
biên độ bán phá giá . Về mặt lí luận và thực tiễn cho thấy , muốn
xác định được hành vi bán phá giá với biên độ bán phá giá được
xác định cụ thể làm căn cứ để áp dụng biện pháp chống bán phá giá
thì cơ quan điều tra chống bán phá giá của nước nhập khẩu phải xác
định được giá thông thường , xác định được giá xuất khẩu , sau đó
SVTH : Nguyễn Thanh Hằng 14
GVHD: Ths.Hà Minh Hiếu
thực hiện các điều chỉnh cần thiết với giá thông thường và giá xuất
khẩu để đưa chúng về mức tại khâu xuất xưởng . Cuối cùng tiến
hành so sánh giã thông thường với giá xuất khẩu được điểu chỉnh ,
qua đó mới tính toán được biên độ phá giá cụ thể . Tuy nhiên , quy
trình tính toán biên độ phá giá như trên đã không được Pháp Luật
Chống Bán Giá năm 2004 quy định đầy đủ . Nghị định số 90/2005
thì có đề cập đến quy trình này tại Điều 25 , Điều 26 và Điều 27
nhưng nguyên tắc trong việc so sánh giá thông thường và giá xuất
khẩu như thế nào thì không được quy định . Hạn chế này có thể dẫn
đến sự tuỳ tiện trong việc so sánh giữa giá thông thường với giá
xuất khẩu khi tính toán biên độ phá giá của cơ quan điều tra chống
bán phá giá , dẫn đến kết quả của các cuộc điều tra chống bán phá
giá sẽ có nhiều sai lệch .
- Tỷ lệ nội địa hoá bắt buộc : một cách thức ngăn cản hàng hóa nhập khẩu,
theo đó một quốc gia quy định một mặt hàng nào đó phải đạt một tỷ lệ nội địa hóa
mới được tiêu thụ tại quốc gia đó.
- Trợ cấp : đây là một trong những căn cứ mà nước tiêu thụ hay còn gọi là
nước nhập khẩu sẽ lấy để làm khó và đánh một loại thuế đặc biệt lên sản phẩm được
chứng minh là có sự trợ giúp của Nhà nước của nước xuất khẩu trong quá trình sản
xuất . Ví dụ điển hình trường hợp Cá Ba Sa của Việt Nam . Liên qua đến cơ chế thị
trường .
1.3 Cộng đồng kinh tế Asean 2015 :

1.3.1 Khát quát chung về Asean :
- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8
tháng 8 năm 1967 trên cơ sở Tuyên bố Băng-cốc, với 5 nước thành viên ban đầu là
In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Sau 40 năm tồn tại
và phát triển với nhiều thăng trầm, ASEAN ngày nay đã trở thành một tổ chức hợp
SVTH : Nguyễn Thanh Hằng 15
GVHD: Ths.Hà Minh Hiếu
tác khu vực liên Chính phủ bao gồm cả 10 quốc gia Đông Nam Á (thêm 5 nước là
Brunei, Cămpuchia, Lào, Mianma và Việt Nam), là một thực thể chính trị kinh tế
quan trọng ở Châu Á - Thái Bình Dương và là đối tác không thể thiếu trong chính
sách khu vực của các nước lớn và các trung tâm quan trọng trên thế giới. Hiện nay,
ASEAN đang chuyển sang giai đoạn phát triển mới với mục tiêu bao trùm là hình
thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 và hoạt động dựa trên cơ sở pháp lý là
Hiến chương ASEAN.
1.3.2 Nội dung chính của Cộng đồng Asean :
1.3.2.1 Mục tiêu tổng quát :
- Xây dựng Hiệp hội thành một tổ chức hợp tác liên Chính phủ liên kết sâu
rộng hơn và ràng buộc hơn trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN; nhưng
không phải là một tổ chức siêu quốc gia và không khép kín mà vẫn mở rộng hợp tác
với bên ngoài . Cộng đồng ASEAN sẽ được hình thành dựa trên 3 trụ cột là Cộng
đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội. Quan
hệ đối ngoại của ASEAN cũng như mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển trong
ASEAN được lồng ghép vào nội dung của từng trụ cột Cộng đồng ASEAN .
1.3.2.2 Mục tiêu kinh tế :
- Tạo ra một thị trường chung duy nhất và cơ sở sản xuất thống nhất, trong
đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay
nghề; từ đó nâng cao tính cạnh tranh và thúc đẩy sự thịnh vượng chung cho cả khu
vực; tạo sự hấp dẫn với đầu tư – kinh doanh từ bên ngoài.
- Đến năm 2015, ASEAN sẽ trở thành : một thị trường duy nhất và một cơ
sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu

tư, vốn và lao động có tay nghề ; Một khu vực kinh tế có sức cạnh tranh cao . Một
khu vực phát triển kinh tế đồng đều, nhất là thực hiện có hiệu quả Sáng kiến liên kết
ASEAN . Một khu vực ASEAN hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu . Đồng
thời, ASEAN nhất trí đề ra cơ chế thực hiện và lộ trình chiến lược thực hiện kế
SVTH : Nguyễn Thanh Hằng 16
GVHD: Ths.Hà Minh Hiếu
hoạch tổng thể . ASEAN cũng nhất trí xác định 12 lĩnh vực ưu tiên đẩy nhanh liên
kết với lộ trình hoàn thành đến năm 2010, đó là: Hàng nông sản ; Ô tô ; Điện tử ;
Nghề cá ; Các sản phẩm từ cao su ; Dệt may ; Các sản phẩm từ gỗ ; Vận tải hàng
không ; Thương mại điện tử ASEAN ; Chăm sóc sức khoẻ ; Du lịch ; Logistics.
1.3.2.3 Định hướng Asean 2015 :
- Là ASEAN sẽ chuyển hóa dần từ một Hiệp hội khá lỏng lẻo thành một tổ
chức hợp tác liên Chính phủ có mức độ ràng buộc pháp lý cao hơn và liên kết sâu
rộng hơn, nhưng không trở thành một tổ chức siêu quốc gia; sẽ trở thành một thực
thể chính trị-kinh tế gắn kết hơn, một cộng đồng “thống nhất trong đa dạng”; tiếp
tục là một tổ chức hợp tác khu vực mở và có vai trò quan trọng ở Châu Á-Thái Bình
Dương . Liên kết ASEAN sẽ sâu rộng hơn, nhưng mức độ liên kết sẽ không đồng
đều trong ba lĩnh vực chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội, do sự đa dạng
khá lớn giữa các nước thành viên, nhất là về khoảng cách phát triển, chế độ chính trị
- xã hội cũng như những tính toán chiến lược và lợi ích quốc gia.
1.3.2.4 Định hướng ngành công nghiệp ô tô khi gia nhập Asean 2015 :
Sau đây là những cam kết và những định hướng khi Việt Nam gia nhập cộng
đồng kinh tế Asean 2105 :
- Gỡ bỏ các chính sách thuế đối với các nước thành viên trong cộng
đồng kinh tế Asean 2015 đối với mặt hàng ô tô vì họ cũng sẽ gỡ bỏ
các hàng rào thuế đối với nước ta về một số ngành hàng khác .
- Đến năm 2018 phải giảm thuế nhập khẩu xe ô tô về mức 0% như
đúng cam kết khi gia nhập cộng đồng kinh tế Asean 2015 .
- Nâng cao chất lượng ô tô trong nước thông qua việc nâng cao tỷ lệ
nội địa hoá sản phẩm lắp ráp trong nước , năng suất lao động , nâng

cao trình độ sản xuất , nâng cao áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản
xuất , tiếp thu chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp nước
ngoài , …
SVTH : Nguyễn Thanh Hằng 17
GVHD: Ths.Hà Minh Hiếu
- Xây dựng lại chính sách thuế đối với mặt hàng ô tô để kích thích
tiêu dùng sản phẩm trong nước và làm động lực giúp doanh nghiệp
sản xuất nhiều hơn …
- Đầu tư chính thức ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho ngành sản
xuất ô tô , hạn chế nhập khẩu phụ kiện , linh kiện , thiết bị máy vì
điều đó đẩy giá thành cao hơn , giảm tính cạnh tranh so với xe ô tô
nhập khẩu .
- Phát triển , khai thác tối đa nhu cầu trong nước thông qua việc xây
dựng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh để tăng nhu cầu sử dụng xe ô tô
trong nước , gián tiếp giúp đỡ các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô
tô trong nước bán được xe . Từ đó tổng thể sẽ giúp phát triển ngành
công nghiệp ô tô của đất nước .
- Vận dụng các hàng rào phi thuế quan một cách khéo léo trong thời
gian đầu khi gia nhập cộng đồng Asean 2015 để các doanh nghiệp
vẫn có thể yên tâm sản xuất .
1.4 Một số các khái niệm khác được đề cập đến trong Chương 2 và Chương 3
1.4.1 Tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm :
- Tỷ lệ nội địa hoá là tỷ lệ sử dụng các nguyên liệu và phụ tùng công nghiệp
sản xuất trong nước so với việc phải đi nhập khẩu từ bên ngoài .
- Nâng cao tỷ lệ hóa là điều tốt , vì sẽ giúp tạo việc làm cho lao động trong
nước và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ hay còn gọi là công nghiệp hỗ trợ ,
đặc biệt trong các ngành công nghiệp sản xuất .
1.4.2 Công nghiệp hỗ trợ:
- Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) là các ngành công nghiệp sản xuất nguyên vật
liệu, phụ kiện, phụ tùng linh kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công

SVTH : Nguyễn Thanh Hằng 18
GVHD: Ths.Hà Minh Hiếu
nghiệp sản xuất, chế biến, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc
sản phẩm tiêu dùng.
- Việc phát triển công nghiệp hỗ trợ được xem là một trong những chính
sách ưu tiên hàng đầu của Việt Nam nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công
nghiệp, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Tuy
nhiên, thực trạng ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam còn yếu và cần những chính
sách phù hợp để phát triển.
1.4.3 Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI):
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( Foreign Direct Investment , viết tắt là FDI )
là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng
cách thiết lập cơ sở sản xuất , kinh doanh . Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ
nắm quyền quản lí cơ sở sản xuất kinh doanh này .
- Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI : Đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư)
có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý
tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính
khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở
nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường
hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi
nhánh công ty".
1.4.4 Chuyển giao công nghệ :
- Chuyển giao quyền sở hữu công nghệ: là việc chủ sở hữu công nghệ
chuyển giao toàn bộ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt công nghệ
cho tổ chức, cá nhân khác. Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền
sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sở hữu công nghệ phải được thực
SVTH : Nguyễn Thanh Hằng 19
GVHD: Ths.Hà Minh Hiếu
hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp

luật về sở hữu trí tuệ.
- Chuyển giao quyền sử dụng công nghệ: tổ chức, cá nhân cho phép tổ chức,
cá nhân khác sử dụng công nghệ của mình.
Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ do các bên thỏa thuận bao gồm:
+ Độc quyền hoặc không độc quyền sử dụng công nghệ;
+ Được chuyển giao lại hoặc không được chuyển giao lại quyền sử dụng
công nghệ cho bên thứ ba;
+ Lĩnh vực sử dụng công nghệ;
+ Quyền được cải tiến công nghệ, quyền được nhận thông tin cải tiến
công nghệ;
+ Độc quyền hoặc không độc quyền phân phối, bán sản phẩm do công
nghệ được chuyển giao tạo ra;
+ Phạm vi lãnh thổ được bán sản phẩm do công nghệ được chuyển giao
tạo ra;
+ Các quyền khác liên quan đến công nghệ được chuyển giao.
Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
thì việc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ phải được thực hiện cùng với việc
chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí
tuệ.
1.4.5 Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lí :
- Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy
động được phần nào bằng "chính sách thắt lưng buộc bụng". Tuy nhiên, công nghệ
và bí quyết quản lý thì không thể có được bằng chính sách đó. Thu hút FDI từ các
công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản
lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng
những khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ và bí quyết quản
SVTH : Nguyễn Thanh Hằng 20
GVHD: Ths.Hà Minh Hiếu
lý đó ra cả nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất
nước.

1.4.6 Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công :
- Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt
được chi phí sản xuất thấp, nên doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê
mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương
được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong
quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường
hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được doanh
nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hút
FDI. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương
cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài.
1.4.7 Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu :
- Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ doanh nghiệp có
vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các doanh nghiệp khác trong nước
có quan hệ làm ăn với doanh nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao
động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới
sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu.
1.4.8 Cơ sở hạ tầng giao thông :
- Cơ sở hạ tầng có thể được hiểu là hệ thống giao thông vận tải – đường bộ,
đường song , đường biển , đường sắt , đường hàng không , đường ống ; hệ thống
liên lạc viễn thông , hệ thống cung cấp năng lượng , nước , v v Hệ thống cơ sở hạ
tầng hiện đại có một tầm quan trọng quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của
SVTH : Nguyễn Thanh Hằng 21
GVHD: Ths.Hà Minh Hiếu
mọi nền kinh tế , vì nó đảm bảo vận tải nhanh chóng với chi phí thấp , đảm bảo các
quan hệ liên lạc thông suốt kịp thời , cung cấp đủ điện nước cho toàn bộ hoạt động
của nền kinh tế đất nước . Chính vì vậy , các quốc gia phát triển ngay từ đầu đã ưu
tiên xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại trong một thời gian ngắn 20-30 năm làm bước
khởi đầu cho sự phát triển kinh tế của đất nước .
SVTH : Nguyễn Thanh Hằng 22

GVHD: Ths.Hà Minh Hiếu
CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH BẢO HỘ
NGÀNH SẢN XUẤT Ô TÔ TRONG NƯỚC .
2.1 Đánh giá tình hình nhập khẩu ô tô của Việt Nam trong thời gian qua :
- Tính từ đầu năm đến hết tháng 10, số lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu
đạt khoảng 51.000 chiếc với tổng trị giá 1,12 tỉ USD; tăng 76,1% về lượng và tăng
93% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, ước
tính trong tháng 10/2014, Việt Nam nhập khẩu khoảng 380 triệu USD ô tô; trong đó
ô tô nguyên chiếc đạt 7000 chiếc; trị giá 150 triệu USD. Theo thống kê, tháng
9/2014, Việt Nam nhập khẩu khoảng 7.000 ô tô nguyên chiếc với tổng trị giá 160
triệu USD . Hàn Quốc tiếp tục là thị trường chính cung cấp ô tô nguyên chiếc cho
Việt Nam , tiếp theo là Thái Lan , Trung Quốc …
Số lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu từ đầu năm đến tháng 10/2014
(Nguồn : Tổng cục thống kê )
SVTH : Nguyễn Thanh Hằng 23
GVHD: Ths.Hà Minh Hiếu
SVTH : Nguyễn Thanh Hằng 24
GVHD: Ths.Hà Minh Hiếu
Số lượng ô tô nhập khẩu theo tháng năm 2014
(Nguồn: Tổng cục Hải quan).
- Tính từ đầu năm đến hết tháng 10, số lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu
đạt khoảng 51.000 chiếc với tổng trị giá 1,12 tỉ USD; tăng 76,1% về lượng và tăng
93% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Tính chung 10 tháng năm 2014, giá trị ô tô
nguyên chiếc nhập khẩu đóng góp khoảng 0,92% vào tổng kim ngạch nhập khẩu
của cả nước.
- Với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ như hiện nay, dự kiến kim ngạch nhập
khẩu ô tô sẽ cán đích tăng gấp đôi năm ngoái. Chỉ tính đến tháng 10/2014, kim
ngạch nhập khẩu ôtô cũng đã vượt rất xa tổng kim ngạch của cả năm 2013, cụ thể là
51.000 chiếc so với 34.500 chiếc và 1,12 tỷ USD so với 709 triệu USD năm 2013.
- Do thuế nhập khẩu dành cho một số loại xe hơi nguyên chiếc giảm về 50%

từ đầu năm 2014. Nhân cơ hội này, một số nước được hưởng ưu đãi thuế suất này
như Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản… đã nhanh tay tăng số lượng xe nhập khẩu vào
Việt Nam .
SVTH : Nguyễn Thanh Hằng 25

×