TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
BÀI TẬP NGHIỆP VỤ CUỐI KHOÁ
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU KHĂ NĂNG PHÁT ÂM ĐÚNG
CỦA TRẺ MẪU GIÁO 3 TUỔI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN : T.s Đinh Hồng Thái
NGƯỜI THỰC HIỆN : Bùi thị Nguyên
LỚP ĐHTC HOÀ BÌNH - KHOA GDMN
HOÀ BÌNH, THÁNG 3 NĂM 2004
1
LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo trường Đại học sư phạm Hà Nội,
đặc biệt là các thầy cô ở khoa Giáo dục mầm non đã giúp em hoàn thành khóa
học vừa qua.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đối với Tiến sĩ Đinh Hồng Thái
- người đã kiên trì, tận tình hướng dẫn em trên bước đường nghiên cứu khoa
học.
Tôi xin chân thành cảm ơn trường mầm non Văn Nghĩa, đặc biệt là các
cô giáo và các cháu mẫu giáo lớp 3-4 tuổi đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời
gian nghiên cứu và khảo sát thực tế trên trẻ.
Cuối cùng tôii xin chân thành cảm ơn cơ quan, gia đình và bạn bè đã
giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn này./.
Lạc Sơn ngày 10 - 3 - 2004
Tác giả luận văn
BÙI THỊ NGUYÊN
2
PHẦN I : MỞ ĐẦU
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
I. Cơ sở lý luận:
Việc phát âm cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo là rất quan trọng. Ngôn ngữ
phải chuẩn xác thì tư duy, trí tuệ mới phát triển; nhận thức mới mạch lạc. Vì
vậy, tôi chọn đề tài này với những lý do sau:
1. Ngôn ngữ là vỏ bọc của tư duy, ngôn ngữ phát triển phong phú đa
dạng thì tư duy sẽ nhạy bén hơn. Nên ngay từ độ tuổi mẫu giáo các cháu cần
trang bị cho mình một vốn ngôn ngữ cần thiết, đủ để phát huy trí tuệ của
mình.
2. Tiếng Việt rất giàu và đẹp. Sinh thời, Bác Hồ kính yêu đã từng căn
dặn:
“ Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của
dân tộc, chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày
càng rộng khắp”
Vì vậy, chúng ta phải giáo dục các cháu biết yêu tiếng mẹ đẻ, có ý thức
trau dồi nó, giữ gìn nó ngày một giàu đẹp và trong sáng hơn.
3. Đặc trưng của Tiếng Việt trong phát âm là đơn lập phân tiết tính, hầu
như mỗi phát âm trùng với một từ và mang một nghĩa nhất định; cường độ,
trường độ âm tiết bằng nhau, không có trọng âm mà chỉ có thanh bằng, thanh
trắc. Vì vậy, trẻ cần phát âm chuẩn xác, rành rọt từng từ.
4. Việc phát âm sai có thể dẫn tới hiểu sai nghĩa của từ, diễn đạt sai nội
dung sự vật hiện tượng và sau này các cháu giao tiếp kém có thể viết chính tả
sai ở phổ thông.
5. Từ việc giáo dục trẻ phát âm đúng, ta hướng tới việc điều chỉnh âm
lượng, đúng ngữ điệu lời nói trong giao tiếp, làm cho Tiếng Việt trở thành
phương tiện giao tiếp linh hoạt, năng động và tiện lợi nhất.
3
II. Cơ sở thực tiễn
1. Trẻ mẫu giáo 3 tuổi phát âm chưa tròn tiếng và vốn từ của trẻ chưa
nhiều. Cho nên trong nhiều tình huống các cháu chưa kịp huy động vốn từ để
diễn đạt từ đó dẫn đến việc phát âm sai, nói ngọng, dùng từ không đúng.
2. Mỗi địa phương lại có một cách phát âm riêng, ở một số từ khó khắc
phục và không hoàn toàn hợp chuẩn với Tiếng Việt. Nên ngay từ trong môi
trường gia đình, xã hội các cháu đã phát âm sai, khi đến trường những nhược
điểm đó cần được chúng ta uốn nắn, điều chỉnh lại.
Với lý do trên tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu khả năng phát âm đúng của
trẻ mẫu giáo 3 tuổi” làm đề tài nghiên cứu của mình, từ đó có hướng uốn
nắn và rèn luyện cho trẻ phát âm đúng, không để trẻ phát âm sai hoặc nói
ngọng, giúp trẻ biết điều chỉnh âm lượng, thể hiện đúng ngữ điệu lời nói khi
giao tiếp.
B. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Tìm hiểu khả năng phát âm của trẻ mẫu giáo ở 3 tuổi Từ đó nêu ra các
biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ và rút ra kết luận sư phạm cho việc định
hướng nghiên cứu các phương pháp - biện pháp dạy trẻ phát âm đúng.
C. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến khả năng phát
âm đúng của trẻ
2. Khảo sát khả năng phát âm của trẻ
3. Một số biện pháp tác động
D. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đọc tài liệu
2. Quan sát ghi chép
3. Điều tra khảo sát về thực trạng phát âm của trẻ mẫu giáo 3 tuổi:
Thông qua việc quan sát tự nhiên khi trẻ tự nói, khi trẻ giao tiếp với nhau
4
trong giờ học, giờ chơi, giao tiếp giữa cô và trẻ. Tất cả những gì quan sát
được lưu lại trong việc ghi chép cụ thể đối với từng trẻ.
4. Xử lý số liệu
V. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu: Khả năng phát âm của trẻ mẫu giáo 3 tuổi
trong giao tiếp hàng ngày tại ) trường mầm nonVăn Nghĩa - Huyện Lạc
Sơn - Tỉnh Hoà Bình.
2. Khách thể : 12 cháu độ tuổi mẫu giáo bé (3 tuổi)
trường mầm non Văn Nghĩa - Huyện Lạc Sơn - Tỉnh Hoà Bình.
PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I
I. Cơ sở lý luận ngữ âm
1. Đặc điểm của âm tiết tiếng Việt :
Có tính phân tiết cao, các âm tiết đứng cách nhau, mỗi âm tiết bao giờ
cũng gắn liền với thanh điệu và làm thay đổi ý nghĩa của âm tiết.
Vì vậy : Lời nói của con người bao giờ cũng là lời nói thành tiếng. Khi
nói chúng ta phải phát âm ra thành từ, thành câu, thành văn bản để truyền đạt
nội dung thông báo. Khi nghe chúng ta tiếp nhận các âm thanh người nói phát
ra, từ đó hiểu được nội dung của lời nói. Trong âm thanh của lời nói do một
cá nhân phát ra, ngoài những đặc điểm cụ thể còn có một cái chung nhất
mang chức năng xã hôị. Những âm thanh cụ thể của lời nói, của mỗi cá nhân
là những thực thể mang chức năng xã hội.
5
2. Hệ thống ngữ âm của âm tiết tiếng Việt
CÓ 5 THÀNH PHẦN SẮP XẾP THEO SƠ ĐỒ SAU :
Âm đầu
1
Thanh điệu
5
Vần
Âm điệu
2
Âm chính
3
Âm cuối
4
* Thành phần vị trí 5 là thanh điệu bao trùm lên toàn bộ âm tiết. Có 6
thanh điệu:
- Thanh ngang :Trên chữ không ghi dấu khi viết
- Thanh huyền
- Thanh sắc
-Thanh nặng
- Thanh hỏi
- Thanh ngã.
* Thành phần ở vị trí 1 là âm đầu do các phụ âm đảm nhiệm
* Thành phần ở vị trí 2 là do âm đệm, đó là nguyên âm trong chữ viết,
được thể hiện bằng chữ O chẳng hạn (Huân, Hoan)
6
* Thành phần ở vị trí 3 là âm chính do các nguyên âm đảm nhiệm. Âm
chính là hạt nhân của âm tiết.
* Thành phần ở vị trí 4 là âm cuối, do các phụ âm bán nguyên âm (i, y,
u, o) đảm nhiệm.
* Các thành phần ở vị trí 2, 3, 4 ghép lại với nhau thành một bộ phận
gọi là phần vần. Âm bao giờ cũng phải có âm chính và thanh điệu, vị trí còn
lại có thể có hoặc không.
- Âm tiết tiếng việt có cấu trúc hai bậc : Bậc thứ nhất bao gồm những
thành tố trực tiếp của nó, bậc thứ hai bao gồm những thành tố của phần vần
Âm tiết
Bậc 1 : Thanh điệu Âm đầu phần vần
Bậc 2 : Âm đệm Âm chính Âm cuối
* Thanh điệu là sự thay đổi độ cao những âm tiết : ba, bã, bá đối lập với bà,
bả, bạ về độ cao. Các âm tiết trước đều được phát âm với cao độ cao, các âm
tiết sau phát âm với cao độ thấp.
* Thanh điệu là sự thay đổi về âm điệu, trong những âm tiết trên thì
những âm tiết cùng thuộc độ cao lại đối lập nhau về sự biến thiên của độ cao,
trong thời gian âm tiết “ba” được phát âm với cao độ hoàn toàn bằng phẳng;
còn “bã” với đường nét biến thiên, cao độ không bằng phẳng. Âm điệu là
những đường nét biến thiên về cao độ.
7
* Nguyên âm trong Tiếng Việt được coi là âm chính, nguyên âm là khi
nói âm vị phát ra luồng hơi đi tự do không có gì cản trở.
Như âm “a” hơi thoát ra tự do không bị cản ở chỗ nào cho nên “a” là
nguyên âm.
Xét về mặt cấu tạo người ta phân biệt nguyên âm đơn và nguyên âm
đôi:
- Nguyên âm đôi là gồm 2 nguyên âm ghép lại liền nhau. Khi phát âm thì
đọc nhanh, đọc lướt từ âm này sang âm kia, đầu mạnh sau yếu hơn, do đó âm
sắc chủ yếu của các nguyên âm đôi là do âm đầu quyết định. Có 3 nguyên âm
đôi đó là : uô, ươ, ie. Xét về độ dài, cần phân biệt nguyên âm ngắn và nguyên
âm dài, nguyên âm ngắn khi phát ra không thể kéo dài, nếu kéo dài có thể ảnh
hưởng đến nghĩa.
* Phụ âm : Các âm vị đảm nhiệm thành phần âm đầu của âm tiết Tiếng
Việt bao giờ cũng là các phụ âm. Phụ âm là âm vị khi phát âm luồng hơi đi ra
bị cản ở chỗ nào đó trong bộ máy phát âm, phụ âm có loại bị cản ở môi; có
loại bị cản ở răng, có loại bị cản ở lưỡi; có loại bị cản ở thanh hầu. Về phương
thức phát âm người ta chia phụ âm thành :
- Phụ âm tắc : Hơi bị cản lại sau thoát ra đường miệng vào mũi : b, d, t, s
c, k, m,r, p, ng.
- Phụ âm sát : Hơi đi qua kẽ hở miệng : p, v, s, z, l, x, y, h
- Phụ âm vang mũi và vang bên: Hơi thoát ra đầu lưỡi và bên lưỡi : m, n,
nh.
- Phụ âm ồn : Hơi thoát ra đằng miệng có tiếng ồn : b, d, t, c, k, p, f, v, x,
z, y, h.
- Phụ âm hữu thanh, vô thanh trong các âm ồn: Căn cứ vào chỗ dây
thanh có rung hay không rung người ta chia ra :
+ Phụ âm hữu thanh : Dây thanh rung (b, d, v, i, r)
8
+ Phụ âm vô thanh : Dây thanh không rung (t, c, k, p, i, s)
- Về vị trí cấu âm ta phân phụ âm thành :
+/ Phụ âm môi : p, b, m, f, v
+/ Phụ âm lưỡi : d, t, s, z, l, n
+/ Phụ âm hầu : h, c, nh
Trong các âm lưỡi sự đối lập nhau giữa đầu lưỡi bẹt : t, s, l, n; đầu lưỡi
quặt : r, g.
Phần vần là do thành phần của âm đệm, âm chính, âm cuối ghép với
nhau thành một bộ phận gọi là phần vần.
Ví dụ : Âm tiết Huấn có các thành tố sau:
Thanh điệu: thanh sắc
H là âm đầu
U là âm đệm
A là âm chính
N là âm cuối.
II. Những đặc điểm phát âm của trẻ mẫu giáo
Âm tiết của ngôn ngữ là đơn vị âm thanh nhỏ nhất trong lời nói không
thể phân chia được nữa. Âm thanh tức là sự phân biệt các âm của ngôn ngữ,
còn phát âm chúng sẽ học sau. Sự phát âm đúng có liên quan chặt chẽ với sự
phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan phát âm của trẻ.
Phát âm của trẻ phụ thuộc vào sự hoàn thiện của bộ máy phát âm. Ở tuổi
mẫu giáo những điều kiện này đã đạt được mức tương đối ổn định cho nên trẻ
đã có thể phát âm được hầu hết các âm vị. Tuy nhiên một số trẻ vẫn còn mắc
một số lỗi về phát âm như lỗi về thanh điệu, âm đầu, âm đệm, âm chính. Vì
vậy, trẻ phát âm chưa chính xác, nguyên nhân ở đây một phần do tiếng địa
phương.
9
III. Nội dung và phương pháp luyện phát âm:
Sự phát âm của trẻ phụ thuộc nhiều vào bộ máy phát âm của chúng, cần
thường xuyên luyện tập một số cơ quan phát âm như lưỡi có thể chuyển động
nhịp nhàng với các bộ phận khác như răng, môi, ngực và nhịp thở. Hít thở nhẹ
nhàng để giúp trẻ điều khiển các cử động của bộ maý phát âm làm cho phát
âm được rõ ràng mạch lạc. Các âm, các từ phụ thuộc vào lực của các cử động
bộ máy phát âm đó.
Ở độ tuổi mẫu giáo có rất nhiều trẻ nói không rõ ràng từ này thường lẫn
với từ kia nên khó nghe và khó hiểu. Nguyên nhân do cử động chậm của cơ
quan phát âm như môi, lưỡi, hàm… Do đó trẻ phát âm chưa chính xác, rõ
ràng. Vì vậy, cần tập luyện cơ của bộ máy phát âm cho trẻ để rèn luyện hàng
ngày giúp trẻ nói chính xác và rõ ràng hơn.
1. Lỗi về thanh điệu :
Trong số các thanh điệu tiếng Việt, thanh hỏi và thanh ngã là hai thanh
có cấu tạo phức tạp. Việc thể hiện thanh ngã với âm điệu gãy ở giữa là cách
phát âm khó đối với trẻ. Trẻ thay thế bằng cách phát âm đơn giản hơn tức là
với âm điệu không gãy ở giữa. Vì vậy dễ đồng nhất với âm điệu của thanh sắc
( phát âm ngã thành ngá)
2. Lỗi về âm chính :
Lỗi về âm chính thường hay tập trung vào các nguyên âm đôi để đảo từ
âm này thành âm khác.
Ví dụ : Trẻ phát âm “con hươu” thành “con hiêu”, rượu thành riệu
3. Lỗi về âm đầu :
- Trẻ thường hay nói lẫn lộn : x - s; g - ng
10
Ví dụ : Trẻ phát âm từ Hoa sen thành hoa xen; mùa xuân thành mùa
suân; con gà thành con ngà.
- Lỗi lẫn “kh” thành “h” : Con khỉ thành con hỉ; quả na thành cả na
Một số trẻ 3 - 4 tuổi khi phát âm phụ âm P trẻ lẫn sang phụ âm “b”
VD : Trẻ bắt chước tiếng còi xe ô tô Pin, pin thành bin, bin.
4. Lỗi về âm đệm :
Âm đệm chỉ được đọc lướt qua nên trẻ khó ghi nhận những âm chính vì
thế âm đệm thường bị bỏ qua.
VD : Trẻ phát âm “quả chuối” thành “cả chối”; “loắt choắt” thành “lắt
chắt”.
Có thể nói rằng trẻ mầm non dễ hình thành sự phát âm chuẩn và đúng
dần theo độ tuổi. Chính vì vậy cô giáo mầm non cần chú ý tới quá trình làm
mẫu khi phát âm chuẩn, chậm, rõ ràng.ở đây muốn nói rằng trong trường
mầm non không chỉ dạy trẻ phát âm chuẩn và đúng cho những trẻ khuyết tật
mà cần phải dạy phát âm cho tất cả các cháu.
Dạy phát âm cho trẻ cần được tiến hành ở mọi lúc, mọi nơi (trên tiết học,
giờ ra chơi, trong khi giao tiếp). Cần giành nhiều thời gian để rèn phát âm
đúng cho trẻ khuyết tật. Ngoài việc giáo viên luyện phát âm và sửa cho trẻ ra
thì cô nên tạo điều kiện để trẻ tiếp xúc trao đôỉ và tự sửa cho nhau.
Ở các trường mầm non ngoài việc rèn luyện phát âm đúng cho trẻ ra còn
có các trò chơi như trò chơi bắt chước tiếng kêu của các con vật hay tiếng còi
của các phương tiện giao thông.
VD : Tiếng kêu con chó : Gâu gâu
Tiếng kêu con mèo: Meo meo
Tiếng kêu con lợn: ủn ỉn
Tiếng còi xe ô tô: Pin, pin
11
Ta cũng có thể sử dụng trò chơi “con gì biến mất”: Cô đặt một số con vật
lên bàn và giới thiệu với trẻ từng con vật, giành thời gian một hai phút để trẻ
ghi nhớ, khi chơi cô nói “trời tối rồi” trẻ sẽ nhắm mắt lại cô cất đi một con
vật, cô nói “trời sáng rồi” cháu mở mắt ra và đoán tên con vật cô vừa cất đi
nếu cháu đoán đúng tên con vật đó, nếu trong khi trẻ phát âm sai cô có thể
làm mẫu lại rõ ràng, chuẩn xác cho các cháu tập nói theo.
VD : Cháu mở mắt và đoán tên con vật (con gà) thì trẻ phát âm thành
“con ngà” cô cần phải làm mẫu và luyện trẻ nói đúng là “con gà”
Hoặc trò chơi “tai ai tinh” cô bắt chước tiếng kêu các con vật và yêu cầu
trẻ đoán tên các con vật đó, nếu trẻ nói sai thì cô cần sửa sai cho trẻ.
VD : Cô nói “ ủn ỉn”, trẻ nói “con lợn”
Cô nói : “ò, ó, o” trẻ nói “con gà” hay cô nói “pin, pin” trẻ nói “ô tô” nếu
trong quá trình chơi trẻ nói sai thì cô chỉnh sửa luôn như trẻ thường phát âm
con gà thành con ngà.
Mặt khác cô có thể luyện phát âm cho trẻ thông qua các bài thơ, ca dao
đồng dao hay đoạn văn mà trong đó có những từ các cháu thường hay mắc
lỗi.
VD : Để trẻ phát âm đúng s - x cô cho trẻ đọc bài thơ sau đó cô cho trẻ
tự đọc để cô kiểm tra cách phát âm của trẻ :
Bắp cải xanh
Xanh man mát
Bắp cải sắp
Sắp vòng tròn
Búp cải non
Năm ngủ giữa
Hay bài thơ Hồ sen của Nhược Thuỷ:
Hoa sen đã nở
12
Rực rỡ đầy hồ
Thoang thoảng gió đưa
Mùi hương thơm ngát
Lá sen xanh mát
Đọng hạt sương đêm
Gió rung êm đềm
Sương long lanh chạy
Hay bài thơ : Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Bên hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi hôm nay
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy…
13
Hoặc qua các bài đồng dao:
“Rủ nhau xem cảnh kiếm hồ
Xem cầu Thê Húc, xem đền Ngọc Sơn
Đài nghiên, Tháp bút chưa sờn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”
“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh, nước biếc như tranh hoạ đồ”
Ngoài ra khi chữa lỗi phát âm cho trẻ trong trường hợp trẻ không phát
âm chuẩn được qua các bài ca dao đồng dao ta cần hướng sự chú ý của trẻ
bằng cách đọc thong thả, rõ ràng các từ (hoặc cụm từ theo nhóm 1 và 2):
1. Giọt sương, sáng nay, buổi sáng, hoa sen, bác sĩ, ánh sáng, sớm
mai…
2. Mùa xuân, xinh đẹp, xanh rờn, ngồi xuống, bé xíu, xin lỗi, làng xóm.
Khi trẻ đã phát âm đúng s - x thì cùng một lúc cho trẻ phát âm các từ hay
cụm từ sau:
Sang xuân
Xuýt xoa
Sao sáng
Xuất sắc
Xinh xinh…
Nhìn chung ở lứa tuổi này, lời nói chủ yếu là bằng truyền khẩu, trẻ học
nói bằng cách nói theo người lớn hoặc theo kiểu bắt chước. Do đó, những âm
dạy trẻ đầu tiên phải là những âm chuẩn để sau này không mất thời gian uốn
nắn cho trẻ. Vì vậy, phải tạo một môi trường xung quanh trẻ thật tốt (nhất là
môi trường nói với cách phát âm tốt nhất) để trẻ thường xuyên được nghe và
tập nói. Mặt khác, những người trong gia đình cần chú ý cách phát âm của
14
mình và có sự thống nhất về cách phát âm với cô giáo để dạy trẻ. Hơn nữa
trong công tác giáo dục trẻ ở trường mầm non cô giáo cần phải phát âm đúng,
chuẩn. Đó là những ngôn ngữ hoàn chỉnh với các đặc điểm khi nói các âm
nghe được rõ ràng, chính xác với âm điệu chậm rãi mạch lạc. Song, trong đời
sống giao tiếp hàng ngày nhiều khi người nói còn ít chú ý đến sự chính xác
của các âm và thường có lỗi về phát âm. Đó là ngôn ngữ chưa hoàn chỉnh, vì
thế cô giáo mẫu giáo có thể đưa việc sử dụng ngôn ngữ chưa hoàn chỉnh và
ngôn ngữ hoàn chỉnh để luyện tai nghe cho trẻ, giúp trẻ phát hiện những ngôn
ngữ chính xác. Ngoài ra, cô giáo cần tổ chức cho trẻ nghe các băng đĩa về các
bài thơ, truyện, các bài hát. Trong quá trình nghe cô hướng sự chú ý của trẻ
vào cách phát âm.
Cô giáo mầm non cần giành nhiều thời gian tìm đọc các tài liệu, tìm tòi
nghiên cứu để có những hiểu biết nhất định về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và
phong cách học Tiếng Việt để có những kiến thức chuẩn mực về sự chính xác
và các quy tắc ngữ pháp cơ bản. Nhất là muốn phát âm đúng thì ta phải nắm
được các nguyên tắc cấu âm và phải thực sự chú ý tới những dấu hiệu đặc
trưng của các âm vị.
CHƯƠNG II
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG PHÁT ÂM CỦA TRẺ MẪU
GIÁO
I. CƠ SỞ TIẾN HÀNH KHẢO SÁT:
Để khảo sát thực trạng phát âm của trẻ mẫu giáo nơi tôi nghiên cứu là
trường mầm non Văn Nghĩa - Lạc Sơn - Hoà Bình. Trường nằm trên địa bàn
khu trung tâm của xã, mới được thành lập nhưng cơ sở vật chất khá đầy đủ,
lớp học rộng rãi, thoáng mát sạch sẽ, có đầy đủ trang thiết bị và một số đồ
chơi phục vụ cho việc học tập và vui chơi của các cháu. Trường có 22 cán bộ
giáo viên và nhân viên. Trong đó Ban giám hiệu có 2 người (hiệu trưởng và
hiệu phó), giáo viên nhà trẻ là 2, giáo viên mẫu giáo là 15, bảo vệ và phục vụ
là 3 người.
15
Trình độ:
Đại học là 2 người
Cao đẳng : 1 người
Trung cấp: 11 người
Sơ cấp: 7 người
Chưa qua đào tạo: 1 người (bảo vệ)
Giáo viên dạy lớp 3 tuổi mà tôi điều tra là cô giáo Bùi Thị Hạnh và cô Bùi
Thị Thanh, các cô giáo đều có trình độ về chuyên môn (trung cấp) và đều là
giáo viên tâm huyết với nghề, chịu khó học hỏi tìm tòi những kiến thức phục
vụ cho việc dạy và học. Mặc dù các cô mới ra trường được 3 năm nhưng các
cô đã có không ít kinh nghiệm nuôi dạy trẻ, hơn nữa 100% các cháu học ở
trường là con em dân tộc ở vùng nông thôn miền núi (thuộc vùng 135 của
chính phủ). Vì vậy, các bậc phụ huynh rất chú trọng việc chăm sóc con cái
học hành cho nên đó cũng là điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học của cô
và trẻ ở trường mầm non. Chính vì vậy, trường mầm non là một trong những
điều kiện phát triển tốt nhất về đức, trí, thể, mỹ và lao động.
* KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU :
Để tiến hành điều tra trong 6 tuần với số cháu là 12 cháu ( 5 cháu gái và
7 cháu trai). Các cháu đều 3 tuổi và có sức khoẻ tốt, các chỉ số tâm sinh lý
bình thường. Bên cạnh đó tôi cũng tìm hiểu thêm về hoàn cảnh gia đình của
các cháu có cháu thì hoàn cảnh gia đình khá thuận lợi, có cháu thì có khó
khăn về kinh tế và tình cảm. Bố mẹ các cháu đều làm ruộng và các cháu đều
là con em dân tộc nhưng cũng có một số cháu bố mẹ là cán bộ nhà nước.
Chính vì vậy, có ảnh hưởng nhiều đến việc rèn luyện cũng như dạy trẻ phát
âm chính xác, mạch lạc. Bên cạnh đó là nhiều bậc phụ huynh chưa phát âm
chuẩn để luyện trẻ, thậm chí các bậc phụ huynh người dân tộc thiểu số còn
nói nghĩ thành nghí và mỡ thành mớ nên con em của họ mắc lỗi nói ngọng rất
nhiều.
16
Sau đây là danh sách các cháu điều tra:
STT HỌ VÀ TÊN
G.TÍN
H
NGÀY SINH
HOÀN CẢNH GIA
ĐÌNH
1
BÙI HẢI YẾN
Nữ 1/10/2000 Cán bộ nhà nước
2
BÙI VĂN CHÂU
Nam 27/8/2000 Làm ruộng
3
BÙI THỊ NGUYỆT
Nữ 10/8/2000 Làm ruộng
4
BÙI THỊ NGOÃN
Nữ 3/11/2000 Cán bộ nhà nước
5
BÙI VĂN DUY
Nam 25/9/2000 Làm ruộng
6
BÙI VĂN HUY
Nam 17/10/2000 Làm ruộng
7
BÙI THỊ TUYẾT
Nữ 19/12/2000 Làm ruộng
8
BÙI THỊ HƯƠNG
Nữ 12/9/2000 Làm ruộng
9
BÙI THỊ NGỌC
Nữ 15/8/2000 Cán bộ nhà nước
10
BÙI TUẤN ANH
Nam 8/11/2000 Làm ruộng
11
BÙI THỊ PHƯƠNG
Nữ 22/8/2000 Làm ruộng
12
BÙI VĂN QUANG
Nam 20/12/2000 Làm ruộng
Như vậy, tính đến tháng 3 năm 2004 cháu có tháng tuổi nhiều nhất là 43
tháng, cháu cùng tuổi ít tháng nhất là 39 tháng. ở đây các cháu cùng độ tuổi
nên việc theo dõi đánh giá là rất thuận lợi mặc dù có sự chênh lệch về tháng.
Cách đánh giá kết quả về khả năng phát âm của trẻ xếp theo 4 loại đó là: tốt,
khá, trung bình, yếu :
- Cháu không mắc lỗi : Tốt
- Cháu mắc từ 2 -3 lỗi : khá
- Cháu mắc từ 4 - 5 lỗi : trung bình
17
- Cháu mắc từ 6 lỗi trở lên : Yếu
II. CÁCH TIẾN HÀNH KHẢO SÁT :
Việc tìm hiểu đánh giá khả năng phát âm của trẻ là rất cần thiết, để đánh
giá được chính xác tôi đã sử dụng các biện pháp sau :
- Biện pháp thứ nhất : trò chuyện với trẻ để biết khả năng phát âm của
trẻ.
- Biện pháp thứ hai : Tôi gọi trẻ lên đọc các bài thơ, ca dao, đồng dao mà
cháu thích để nghe phát âm của trẻ.
- Biện pháp thứ 3 : Tạo môi trường ngôn ngữ chuẩn để trẻ mầm non
được tiếp thu một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, thoải mái và có hiệu quả như:
Trong các góc học tập của trẻ cô nên treo nhiều tranh các con vật, đồ vật, đồ
chơi, các loại hoa, loại quả để trẻ gọi tên và nghe khả năng phát âm của trẻ.
Mặt khác cô phối kết hợp với phụ huynh học sinh trong rèn phát âm
đúng Tiếng Việt thông qua các bài luyện tập phát âm ở lớp, giáo viên có thể
gửi bài về nhà cho phụ huynh phối hợp cùng luyện tập ở nhà cho trẻ.
- Biện pháp thứ tư: Cô tạo điều kiện và tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi
để trẻ trao đổi, giao tiếp với nhau. Cô quan sát và ghi chép cụ thể để có hướng
khắc phục.
Sau đây là bảng khảo sát thực trạng khả năng phát âm đúng của trẻ mẫu
giáo 3 tuổi như sau :
18
19
III . KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG PHÁT ÂM
ĐÚNG CỦA TRẺ MẪU GIÁO 3 TUỔI (MẪU GIÁO BÉ) NHƯ SAU:
Cho thấy kết quả phát âm của trẻ như sau :
- 2 cháu xếp loại trung bình đạt 17 %
- 10 cháu xếp loại yếu đạt 83%
Với kết quả trên cho ta thấy khả năng phát âm của trẻ mẫu giáo 3 tuổi
vẫn còn yếu. Song, sự tăng dần về tháng tuổi thì khả năng phát âm của trẻ là
hợp lý.
Các cháu sinh đầu năm thì số lỗi mắc ít hơn các cháu sinh vào cuối năm.
Có những cháu sinh cùng tháng như cháu Bùi Thị Tuyết sinh ngày 19 -
12 - 2000 và cháu Bùi Văn Quang sinh ngày 20 - 12 - 2000 thì số lỗi phát âm
của 2 cháu lại có sự khác nhau. Hay cháu Bùi Thị Nguyệt sinh ngày 10 - 8 -
2000 và cháu Bùi Văn Châu, Bùi Thị Ngọc cũng sinh cùng tháng 8 năm 2000
nhưng số lỗi phát âm cuả cháu lại có sự chênh lệch do những nguyên nhân
sau: Cháu thường xuyên nghỉ học, bố mẹ không quan tâm đến con có đi học
hay không. Mặt khác cháu nhút nhát không hay chơi với bạn và cô giáo, ngoài
ra còn có những nguyên nhân vì hoàn cảnh gia đình quá phức tạp như bố mẹ
bỏ nhau, con sống với ông bà nội nên đứa trẻ ít nói, không chịu tiếp xúc với
ai, đặc biệt là với cô giáo thì trẻ sợ và hay khóc khi gặp cô.
20
Các số lỗi mà trẻ mắc phải đều là các lỗi phụ âm phát âm khó và một số
phần vần khó phát âm như dấu ngã trẻ thường phát âm thành dấu sắc vì 100%
trẻ là con em dân tộc miền núi nên hay phát âm sai. Mặt khác do bộ máy phát
âm của trẻ như môi, lưỡi, hàm chuyển động chưa linh hoạt nên khi phát âm
trẻ dễ bị sai. Hơn nữa trẻ bị ảnh hưởng quá nhiều về tiếng nói của dân tộc ít
người, những âm sai được lặp đi lăp lại nhiều lần. Vì thế, đứa trẻ sinh ra đã
được nghe rồi và bắt chước tạo thành một thói quen khó sửa, ở thanh điệu và
một số phụ âm và phần vần trẻ thường hay nói ngọng hay bớt đi âm đệm nào
đó để dẫn đến phát âm sai mà trẻ chưa phân biệt được, người lớn còn có lối
sống cũ nên không coi điều đó là quan trọng.
CHƯƠNG III
Một số biện pháp luyện phát âm cho trẻ
Qua khảo sát và điều tra các cháu ở độ 3 tuổi cho thấy các lỗi mà các cháu
mắc phải đều là các phụ âm được phát âm giống nhau. Do đó khi phát âm nếu
chúng ta tuỳ tiện, cẩu thả sẽ dẫn đến lẫn lộn giữa phụ âm này và phụ âm khác.
Vì vậy, dạy phát âm là dạy trẻ biết phát âm chính xác những thành phần của
âm tiết, không ngọng, không lắp. Muốn dạy trẻ phát âm đúng ta cần phải có
biện pháp sau :
1. Sửa phát âm cho trẻ thông qua các trò chơi:
Cô đưa ra một tranh con gà và hỏi trẻ: Đây là con gì? trẻ nói: con gà ạ (nếu
trẻ nào phát âm thành con ngà thì cô sửa sai ngay cho trẻ bằng cách cô phát
âm lại và dạy cách phát âm, yêu cầu trẻ lắng nghe và quan sát cách phát âm
sau đó cô cho từng trẻ phát âm lại từ 1 - 3 lần. Cô chú ý cách phát âm của trẻ
để sửa lỗi cho trẻ.
Cô đưa ra tranh vẽ con khỉ và cô hỏi: Con gì đây? trẻ nói: Con hỉ lúc này cô
cần phát âm chậm, chuẩn và chính xác cho trẻ nghe và cho trẻ phát âm lại
nhiều lần.
21
Cô đưa ra đồ chơi là ô tô cô hỏi đây là cái gì? trẻ nói Ô tô ạ. Cô cho trẻ bắt
chước tiếng còi của xe ô tô (Pin, pin) nếu trẻ phát âm thành Bin, bin thì cô
phát âm mẫu chậm, chuẩn và yêu cầu trẻ cùng phát âm với cô 1 -3 lần. Để trẻ
lần lượt phát âm với cô để cô sửa lỗi.
Cô có thể cho trẻ kể tên các bạn trong lớp và kể về các công việc làm của
mỗi bạn. Trong giờ trò chuyện cô chú ý vào các tên có phần vần khó như
Huy, Tuyết, Ngoãn, Cường, Dũng… để rèn cho trẻ phát âm đúng và chính
xác hơn.
Ngoài ra cô có thể đưa ra các câu đố về con vật, đồ vật để trẻ đoán như:
Xe bốn bánh
Chạy bon bon
Máy nổ giòn
Kêu pin pin
Là xe gì?
Trẻ trả lời là xe ô tô ạ thì cô cho trẻ bắt chước tiếng còi xe ô tô “Pin, pin”.
Nếu trẻ phát âm thành bin, bin thì cô cần chỉnh sửa ngay.
Hoặc cô tạo mô hình ở góc học tập để dẫn dắt trẻ đi thăm quan và hỏi trẻ
tên con vật, đồ vật, yêu cầu trẻ bắt chước tiếng kêu hay tiếng còi của chúng.
Việc sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non bằng các trò chơi được tiến hành
thường xuyên sẽ gây được hứng thú trong học tập và rèn luyện phát âm cho
trẻ.
2. Sưu tầm các bài thơ, câu thơ, ca dao, đồng dao, câu đố để dạy trẻ phát
âm đúng, chính xác phụ âm s và x tôi dạy trẻ đọc các bài thơ, ca dao, đồng
dao sau:
“Tu hú là chú Bồ các
Bồ các là bác chim Ri
Chim Ri là dì Sáo sậu
Sáo sậu là cậu sáo đen
Sáo đen là em tu hú’’
“Con vỏi con voi
22
Cái vòi đi trước
Hai chân trước đi trước
Hai chân sau đi sau”
“Bắp cải xanh
Xanh man mát
Bắp cải sắp
Sắp vòng tròn
Búp cải non
Năm ngủ giữa”
“ông sảo ông sao
Ông vào cửa sổ
Ông ở với tôi
Ông ngồi lên chiếu”
Luyện phát âm phụ âm “tr” để khi trẻ phát âm không thành “t” tôi đã
luyện cho trẻ qua các bài thơ sau:
Bé yêu trăng
Bằng giọng hát
Trăng vằng vặc
Soi bé cười
Ông trăng ơi
Đừng lặn nhé
Để cho bé
Hát dưới trăng
Để chị Hằng
Chơi cùng bé
23
Để chú cuội
Vơi buồn tẻ
Ông trăng ơi
Đừng lặn nhé
Để cho bé
Hát cùng trăng”
Luyện phát âm phụ âm “kh” để khi trẻ không phát âm thành “h” tôi cho
trẻ đọc bài thơ: “làm anh” của Phan Thị Thanh Nhàn
“Làm anh khó đấy
Phải đâu chuyện đùa
Với em bé gái
Phải người lớn cơ
Khi em bé khóc
Anh phải dỗ dành
Nếu em bé ngã
Anh nâng dịu dàng
Hay cô cho trẻ đọc các cụm từ theo cô, sau đó cho trẻ đọc một mình để
cô theo dõi và sửa lỗi cho trẻ.
- Đi lom khom
- Cười rúc rích
- Đường khúc khuỷu
- Nói khe khẽ
Luyện phát âm phụ âm “g” để khi đọc trẻ không phát âm thành “ng”
Con gà cục tác lá chanh
Hay đỗ đầu hè hay chạy rông rông
24
Má gà thì đỏ hồng hồng
Cái mỏ thì nhọn cái mồng thì tươi
Hay bài thơ: Giếng làng em của Kim Tuyến
Giếng làng em mát
Cô bác cùng đào
Em góp công lao
Giữ gìn sạch sẽ
Giếng em mát mẻ
Vui vẻ bà con
Kìa ông trăng tròn
Luyện phát âm phụ âm “qu” để khi trẻ phát âm không thành “c” tôi chọn
các bài thơ ca dao, đồng dao sau:
Là quả hay là quất
Là trăng hay là sao
Có ai đánh đâu nào
Mà lại tên là Quất.
(Quất - Vũ Hạnh Thắm)
Mặt khác cô có thể cho trẻ đọc riêng từ “quả”, quất, quýt, quên…Cần
cho trẻ đọc nhiều lần để trẻ nhớ lâu.
Luyện phát âm phụ âm “p” để khi đọc không thành “b”
Pí pô, pí pô
Em tập lái ô tô
Khi nào em lớn
Em lái xe đón cô
25