Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

skkn GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM PHẢI làm gì TRONG VIỆC HÌNH THÀNH “NHÂN CÁCH” của học SINH HÌNH THÀNH “NHÂN CÁCH” của học SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.95 MB, 25 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM PHẢI LÀM GÌ TRONG VIỆC
HÌNH THÀNH “NHÂN CÁCH” CỦA HỌC SINH?
Phụ Lục
Trang
I. Nhận thức vấn đề 2
II. Những thuận lợi và khó khăn 3
III. Một số biện pháp thực hiện 4
IV. Phối hợp giữa GVCN với các lực lượng giáo dục khác 15
V. Bài học kinh nghiệm 21
VI. Kết luận 23
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM PHẢI LÀM GÌ TRONG VIỆC
HÌNH THÀNH “NHÂN CÁCH” CỦA HỌC SINH?
1
Sáng kiến kinh nghiệm
I. NHẬN THỨC VẤN ĐỀ
Trước tình hình đổi mới của đất nước , vấn đề phát huy tính tích cực trong học tập
cũng như hoạt động của học sinh là một trong các phương hướng cải cách giáo dục
nhằm tạo ra những con người lao động sáng tạo, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước
– có cả đức lẫn tài. Bởi “Có đức mà không có tài – làm việc gì cũng khó. Có tài mà
không có đức là người vô dụng”.
Thật vậy, song song với việc “dạy chữ” cho các em, chúng ta cần hết sức quan
tâm đến việc: “Dạy người”. Vì đây là sự nghiệp giáo dục của tồn Đảng, tồn dân mà
trong đó ngành sư phạm giữ vai trò then chốt. Vâng ‘Tiên học lễ – hậu học văn”
chân lí đó được tồn tại từ bao đời nay và không bao giờ phai nhạt. Nên vấn đề tu
dưỡng đạo đức cho học sinh trong nhà trường là trách nhiệm của người thầy làm
công tác chủ nhiệm trong việc hình thành “Nhân Cách” của các em. Do đó, chúng ta
cần phải làm gì để quá trình giáo dục này tiến hành một cách chu đáo, có kế hoạch,
phương pháp thích hợp nhằm xây dựng lớp học thành một đơn vị tập thể xã hội chủ
nghĩa mang tính chất giáo dục tồn diện, phátb huy khả năng tự quản, tự giác của học
sinh dưới sự chỉ đạo thống nhất về công tác chủ nhiệm của nhà trường. Bởi lẽ đó,


trong phạm vi bài viết này tôi xin thể hiện một kinh nghiệm mang tính thiết thực đã
tích lũy được qua những năm làm công tác chủ nhiệm. Rất mong được sự trao đổi;
đồng tình và góp ý xây dựng của các cấp quản lý cùng với đội ngũ giáo viên những
người làm công tác giáo dục.
II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm trong nhiều năm qua
bản thân tôi nhận thấy rằng: Sản phẩm giáo dục mà chúng ta tạo ra không thấy trước
mắt như bao sản phẩm của các ngành nghề khác. Đặc biệt là sự hình thành phẩm chất
đạo đức của học sinh không phải một ngày, một buổi là có được mà phải trải qua một
thời gian dài rèn luyện, cho nên để đảm nhận công việc này chúng ta phải thật sự
kiên trì, nhẫn nại, chịu khó và phải tốn nhiều thời gian công sức để tìm hiểu; lắng
nghe tâm tư nguyện vọng của từng đối tượng học sinh trong lớp. Từ đó đề ra kế
2
Sáng kiến kinh nghiệm
hoạch, phương pháp giáo dục thích hợp cho từng trường hợp đặc biệt bằng cả tấm
lòng yêu thương, nhân ái của người thầy.
Đầu năm học này, tôi được Ban giám hiệu phân công chủ nhiệm lớp 8A4. khi tiếp
nhận, tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
1. Thuận lợi
- Đa số học sinh nhà gần trường, thuộc địa phương.
- Hầu hết học sinh có ý thức kỷ luật cao, ngoan, lẽ phép với thầy cô, biết vâng lời
cha mẹ.
- Tích cực tham gia hoạt động phong trào do Đồn, Đội, trường, lớp tổ chức.
- Phòng học sạch, thống mát, cơ sở vật chất đầy đủ trang thiết bị đèn, quạt, bàn ghế
cho học sinh, kể cả ghế ngồi của học sinh khi sinh hoạt dưới cờ.
- Được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, thầy Giám thị, thầy Tổng phụ
trách Đội, cùng các thầy cô giảng dạy bộ môn.
- Đội ngũ giáo viên bộ môn có chuyên môn vững, nhiệt tình trong giảng dạy.
- Được sự nhiệt tình phối hợp chặt chẽ giữa các bậc phụ huynh với cô giáo chủ
nhiệm.

- Ngồi công tác chủ nhiệm, tôi còn giảng dạy bộ môn Tốn nên thời gian gần gũi các
em tương đối nhiều.
2. Khó khăn
- Vẫn còn một số học sinh cá biệt chưa có ý thức trong học tập và rèn luyện đạo
đức chủ yếu do tác động từ hồn cảnh gia đình.
- Một số ít học sinh chuyển từ nơi khác về chẳng hạn như: Thanh Hóa, Nghệ An
nên chưa quen đến ngôn ngữ và giọng nói địa phương nên ít nhiều gặp khó khăn
trong việc tiếp thu bài trên lớp. Phần thì kinh tế gia đình không ổn định, cha mẹ
phải kiếm sống nên không có thời gian chăm sóc con cái.
- Trường thuộc địa bàn phức tạp giáp ranh với Thành phố Hồ Chí Minh; giáp với
thành phố Biên Hòa nên các em dễ bị lôi kéo của bạn bè xấu, do đó gặp khó khăn
trong việc quản lý các em.
3
Sáng kiến kinh nghiệm
Trên đây là những thuận lợi và khó khăn khi tôi làm công tác chủ nhiệm. Nên bản
thân tôi đề ra một số biện pháp cần thiết để thực hiện.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Giáo viên chủ nhiệm cần nắm chắc một số văn bản qui định
Như ta đã biết: “Nói có sách, mách có chứng”. Có lẽ câu nói đó nhắc nhỡ giáo
viên chúng ta cần phải nắm vững các văn bản qui định về nhiệm vụ của học sinh
trong nhà trường; về qui định khen thưởng và kỷ luật; về nội qui và cách xếp loại 2
mặt giáo dục; phổ biến đến từng đối tượng học sinh. Ngồi ra, chúng ta cần nắm và
hiểu rõ chức năng và nhiệm vụ cơ bản của giáo viên chủ nhiệm để thực hiện công tác
một cách hiệu quả; tối ưu nhất, có tính thuyết phục dựa trên những luận cứ, luận
chứng rõ ràng.
2. Giáo viên chủ nhiệm nắm chắc về đặc điểm tình hình của lớp để có cách tổ
chức, quản lý, điều phối các hoạt động
- Sĩ số: 39. Trong đó có 20 em nữ và 19 em nam.
- Nắm danh sách lớp, xếp tên học sinh theo thứ tự A, B, C…
- Thành phần gia đình.

Giáo viên chủ nhiệm tiến hành cho học sinh làm lí lịch đầu năm (cần chính xác:
Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh… đúng theo khai sinh; địa chỉ cụ thể (khu
– ấp – số nhà – xã thường trú hoặc tạm trú hay ở trọ; họ tên cha, mẹ và nghề nghiệp).
Dựa trên cơ sở đó, giáo viên chủ nhiệm cần phải chú ý đến:
- Diện con thương binh (01: Ngô Thị Minh Hiền (1/4)), liệt sĩ, dâ tộc, diện mồ côi.
- Diện học sinh nghèo hiếu học có hồn cảnh đặc biệt khó khăn.
- Diện gia đình học sinh không hạnh phúc: Cha, mẹ li dị, sống không hợp pháp, ly
thân (Âu: li dị).
- Lập và phân chia học sinh theo địa bàn cư trú, phân theo từng khu vực.
+ Khu vực thị trấn Dĩ An (Dành cho học sinh trái tuyến).
+ Khu vực xã Đông Hòa:
• Ấp Tây A .
• Ấp Tây B.
4
Sáng kiến kinh nghiệm
• Ấp Đông.
• Ấp Tân Hòa.
• Ấp Tân Lập.
• Ấp Tân Quý.
- Thành phần bản thân:
Căn cứ vào sổ điểm lớp; căn cứ vào kết quả học tập và hạnh kiểm của học sinh ở
năm học trước, kết hợp cùng giáo viên chủ nhiệm cũ để hiểu rõ thêm về từng đối
tượng của lớp kể cả: Năng khiếu, thành tích tốt hoặc chưa tốt của học sinh.
+ Học tập: Giỏi – Khá – Trung bình – Yếu – Kém.
+ Hạnh kiểm: Tốt – Khá – Trung bình – Yếu.
+ Đặc điểm: Năng khiếu; thành tích đạt được; những điều chưa tốt.
- Qua tìm hiểu sơ lược, giáo viên chủ nhiệm tiến hành sắp xếp chổ ngồi cho học
sinh (chú ý đến các học sinh có bệnh khuyết tật về mắt, tai…). Sau đó chia thành
4 tổ. Lập sơ đồ chổ ngồi thành 3 bản: Dán ngay tại lớp 1 bản, giao cho giám thị 1
bản, giáo viên lưu lại một bản để tiện lợi cho việ theo dõi học sinh.

3. Lập sổ chủ nhiệm
Giáo viên chủ nhiệm lập sổ chủ nhiệm theo mẫu qui định của nhà trường. Trong
đó, giáo viên phải thật chú ý đến việc ghi chép phải chi tiết, đầy đủ các phần các mục
theo yêu cầu. Song cần đặc biệt lưu ý:
- Theo dõi học sinh mọi mặt theo định kì, có nhận xét cụ thể đối với từng em.
- Ghi rõ, cụ thể số điện thoại liên lạc của gia đình học sinh (nếu có).
- Lập – ghi danh sách học sinh chia theo tổ (địa chỉ ghi chính xác).
- Danh sách thầy cô bộ môn (họ tên, địa chỉ, những thay đổi nếu có).
- Căn cứ vào sự sắp xếp thời khóa biểu của nhà trường mà giáo viên ghi thời khóa
biểu cho học sinh và ghi vào sổ chủ nhiệm để thông báo đến quí phụ huynh:
Ngày, giờ, môn học của các em để tiện cho việc đưa rước.
- Việc dạy và tổ chức cho học sinh hoạt động học tập trong và ngồi giờ là vấn đề
quan trọng, đòi hỏi giáo viên phải lên kế hoạch thực hiện rành mạch, cụ thể theo
5
Sáng kiến kinh nghiệm
tuần, tháng, ngày luôn có sự thay đổi gây hứng thú cho các em. Bên cạnh đó, cần
theo dõi học sinh vi phạm. Ghi rõ:
+ Họ và tên học sinh vi phạm.
+ Lỗi học sinh vi phạm.
+ Số lần vi phạm.
+ Mức độ vi phạm dẫn đến mức độ xử lý.
+ Cam kết giữa học sinh – phụ huynh học sinh – cô chủ nhiệm.
(Có ý kiến và chữ ký của phụ huynh học sinh).
- Kẻ thêm bảng danh sách học sinh ở phía sau sổ theo dõi hạnh kiểm hàng tuần (A
+
,
A, B, C, D).
4. Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm đầu năm
Giáo viên chủ nhiệm là cố vấn cho học sinh xây dựng lớp học thành đơn vị tập thể
xã hội chủ nghĩa, phát huy khả năng tự giác, tự quản của học sinh theo đúng tinh thần

đổi mới phương pháp giáo dục. Do đó, ngay tiết sinh hoạt đầu năm giáo viên cần
vạch ra, định hướng nhằm giúp các em thể hiện tinh thần trách nhiệm mạnh dạn phê
và tự phê giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Do đó, cần phải ổn định nề nếp tổ chức lớp
ngay từ tiết sinh hoạt này như sau:
- Bầu ban cán sự – giao nhiệm vụ
+ Lớp trưởng.
+ Lớp phó học tập.
+ Lớp phó lao động.
+ Lớp phó văn thể mỹ.
+ Cán sự bộ môn: Tốn – Tiếng Anh – Văn – Hóa - Lý – Sinh – Sử – Địa – GDCD
– Họa – Nhạc – Thể dục (nhằm theo dõi về tình hình học tập của từng giờ để báo
cáo kịp thời đến giáo viên chủ nhiệm).
+ Thủ quĩ.
+ Đội sao đỏ trường (2 em); Lớp (2 em).
+ Các tổ trưởng và tổ phó.
6
Sáng kiến kinh nghiệm
- Sắp xếp chỗ ngồi: Phân bố học sinh nam – nữ; học sinh giỏi – khá – trung bình –
yếu rãi đều ở các tổ. Tránh tình trạng xếp các em có cùng khuyết điểm (cá biệt)
ngồi cạnh nhau.
- Học tập nội qui trường: Giáo viên chủ nhiệm cho học sinh ghi cẩn thận nội qui
của trường vào sổ tự rèn và đem về nhà cùng phụ huynh trao đổi để thực hiện tốt.
- Dựa trên nội qui trường, giáo viên chủ nhiệm cho cả lớp thảo luận lập thành nội
qui của lớp, từ đó lập thành bảng điểm thi đua cá nhân trong tuần. Yêu cầu học
sinh thực hiện việc tự đánh giá xếp loại bản thân mình theo các loại A
+
(từ 100
điểm trở lên); A (90 điểm – 99 điểm), B (80 điểm – 89 điểm), C (70 điểm – 79
điểm), D (từ 69 điểm trở xuống).
- Phân công về trực nhật lớp và trực ban trường (kéo cờ 2 em). Yêu cầu học sinh

giữ vệ sinh (trong, trước, sau lớp; kể cả chỗ ngồi và hộc bàn của mình).
- Thông báo các khoản thu đầu năm của học sinh có biên lai thu nhận và thời hạn
nộp. Nêu lên những trường hợp miễn, giảm để học sinh biết thêm chi tiết.
- Đề nghị với học sinh việc thu quĩ lớp. Học sinh bàn bạc thảo luận và quyết định.
Quĩ lớp phải do thủ quĩ giữ có sổ ghi chép các khoản thu – chi – tồn rõ ràng và
công bố tài chính trước lớp hàng tuần.
- Điều mà giáo viên chủ nhiệm lưu ý với học sinh là mốc xét thi đua.
+ Học kỳ I: 15/09 – 15/01.
+ Học kỳ II: 20/01 – 15/05.
Phổ biến cho học sinh rõ về các mức độ và hình thức khen thưởng được trích từ
quyết định số 1118/QĐ của Bộ Trưởng Bộ giáo dục ký ngày 02/12/1987.
5. Tổ chức họp phụ huynh học sinh đầu năm
Với cơ chế thị trường hiện nay làm thay đổi bộ mặt của đất nước về kinh tế cũng
không ít có sự tác động tiêu cực làm sa sút về nhân cách đạo đức của con người mà
trong đó có cả học sinh chúng ta. Vâng, trên thực tế cho thấy các em ở lứa tuổi 14 –
15 có những thay đổi về tâm sinh lý, thích bắt chước, đua đòi, thích chơi hơn là học
và cũng dễ bị lôi kéo trước những cám dỗ của bạn bè xấu. Trước tình hình chung như
vậy, nhiều bậc phụ huynh rất quan tâm lo lắng cho con em mình. Đây cũng là nỗi
7
Sáng kiến kinh nghiệm
bâng khuân, trăn trở của mọi người thầy từ các cấp trong nhà trường. Cho nên việc tổ
chức phiên họp phụ huynh học sinh đầu năm là vấn đề cần thiết, đó là chìa khóa mở
ra cánh cửa của mối liên hệ giữa gia đình – nhà trường và xã hội nhằm giáo dục cho
con em mình ngày càng tốt hơn.
Để buổi họp được thành công tốt đẹp, giáo viên chủ nhiệm cần tiến hành một số
công việc sau:
- Viết thư mời vào sổ liên lạc và nhờ học sinh gởi về phụ huynh. Yêu cầu các em
nhắc nhở phụ huynh đi đầy đủ, đúng giờ và chỉ xét cho những trường họp vắng có
lí do chính đáng rồi liên hệ trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm ngay ngày hôm sau
tại trường (hoặc thông qua liên lạc bằng điện thoại).

- Tổ chức phiên họp:
Giáo viên chủ nhiệm cần nêu lên được một số nội dung sau:
+ Điểm danhh: Giáo viên chủ nhiệm thu lại sổ liên lạc từ phụ huynh.
+ Phổ biến bằng văn bản qui định về:
• Nội qui trường.
• Những thuận lợi và khó khăn của lớp.
• Thông báo các khoản thu đầu năm.
+ Phổ biến về nội qui lớp và bảng điểm thi đua cá nhân. Xin ý kiến đóng góp của
quí phụ huynh biểu quyết để thống nhất thực hiện.
+ Thông qua các bậc phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu và thu lượm thêm
một số thông tin về từng đối tượng học sinh về tính cách, sở thích, các hoạt động
ở nhà của các em nhằm có cách cư xử hợp lí đối với từng cá nhân.
Để có những kiến nghị thỏa đáng về tâm tư nguyện vọng của các bậc phụ
huynh và ngược lại những thông tin liên lạc cần thiết từ nhà trường gởi đến phụ
huynh. Chúng ta cần đề cử 3 phụ huynhđứng vào ban đại diện cha mẹ học sinh
của nhà trường. Thư kí ghi rõ họ tên – chức vụ của phụ huynh vào biên bản, kể cả
các ý kiến đóng góp.
6. Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần
8
Sáng kiến kinh nghiệm
Giáo viên chủ nhiệm cần phải xác định rõ mục tiêu của tiết sinh hoạt nhằm đề ra
nội dung thực hiện thích hợp.
- Về phương tiện: Dựa trên nội dung mà nhà trường, giám thị, Đồn, Đội đề ra trong
tiết sinh hoạt dưới cờ.
- Dựa trên các báo cáo của từng tổ, lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó văn thể
mỹ, lớp phó lao động, thủ quĩ.
- Về tổ chức: Giáo viên chủ nhiệm thống nhất yêu cầu về nội dung, hình thức hoạt
động với đội ngũ cán bộ lớp và gợi thêm vài vấn đề để các em hoạt động.
+ Tổng kết những ưu, khuyết điểm tuần qua.
+ Hướng khắc phục những mặt yếu; phát huy những mặt mạnh đã đạt được.

+ Đề ra kế hoạch cho tuần sau.
a) Hoạt động 1: Tự kiểm điểm
- Người tốt – việc tốt: Tốt mặt nào? Mức độ và hình thức khen thưởng.
- Người vi phạm khuyết điểm: Mắc thái độ sai như thế nào? Mức độ và hình thức
kỷ luật.
b) Hoạt động 2
- Tổ trưởng thu sổ tự rèn nộp lại cho giáo viên chủ nhiệm (phải có chữ ký của phụ
huynh học sinh hàng ngày).
- Lớp trưởng tổng hợp các mặt nêu trước lớp: Về học tập (lớp phó học tập báo cáo),
về chuyên cần (lớp trưởng báo cáo), về nề nếp, việc thực hiện nội qui (đội sao đỏ
báo cáo), vệ sinh (lớp phó lao động báo cáo), công khai tài chính (thủ quĩ báo
cáo), về văn – thể – mỹ (lớp phó văn – thể – mỹ báo cáo).
 Cử thư kí lớp ghi biên bản họp hàng tuần.
- Lớp trưởng thông qua bảng xếp loại thi đua giữa các tổ – cá nhân, thông báo trước
lớp.
9
Sáng kiến kinh nghiệm
(Lớp trưởng thực hiện việc sơ kết tuần)
(Lớp phó học tập thực hiện việc sơ kết tuần)
Tổ Điểm trừ Điểm cộng Tổng điểm Hạng
10
Sáng kiến kinh nghiệm
1
2
3
4
STT Họ và tên học sinh Điểm trừ Điểm cộng Tổng điểm Xếp loại
1
2
3

4
5
6
* Chú ý: Hạng của tổ xếp theo hạng nhất – nhì – ba – tư.
Xếp loại cá nhân theo A
+
, A, B, C, D.
Qua đó nêu lên được tổ mạnh nhất về mặt nào? Mặt nào còn hạn chế cần khắc
phục? Tương tự đối với tổ yếu – chủ yếu ở những mặt nào? Hướng khắc phục? Đồng
thời tuyên dương những cá nhân xuất sắc và phê bình những cá nhân chưa tốt – nêu
lên hình thức kỷ luật tương ứng.
c) Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá của giáo viên chủ nhiệm
Giáo viên chủ nhiệm cần nêu lên được sự tiến bộ của các em cụ thể ở những mặt
nào? Đồng thời động viên các em cố gắng tích cực trong việc phát huy các khả năng
và năng lực sẵn có của mình. Bên cạnh đó nhắc nhở những học sinh vi phạm, thi
hành kỷ luật nghiêm khắc đối với các em đó tránh tình trạng ‘Trống đánh xuôi, kèn
thổi ngược”. Thực hiện đến nơi đến chốn để các em khác không bắt chước bạn bị kỷ
luật.
d) Hoạt động 4: Lập kế hoạch hoạt động tuần tới
- Lập kế hoạch hoạt động của lớp theo kế hoạch của nhà trường, Đồn, Đội đề ra.
11
Sáng kiến kinh nghiệm
(Lớp đang đóng góp ý kiến trong tiết SHCN)
- Phân công thực hiện
e) Hoạt động 5: Giáo viên chủ nhiệm trả lời những thắc mắc của học sinh khi
các em có nhu cầu. Sau đó lớp phó văn – thể – mỹ tập bài hát tập thể cho lớp
(hoặc cùng cả lớp hát).
7. Tổ chức tiết hoạt động ngồi giờ lên lớp
Để thay đổi tích cực về các hoạt động, tạo ra sân chơi lành mạnh và bổ ích cho
các em nhằm giúp các em nhận thức được “Vui để học” sẽ tạo hứng thú và luôn nghĩ

rằng “Một ngày đến trường là một ngày vui”. Trên tin thần đó các em có ý thức thi
đua lành mạnh, thoải mái, xác định đúng động cơ học tập cùng rèn luyện và cùng
giúp đỡ nhau tiến bộ. Do vậy việc tổ chức tiết sinh hoạt ngồi giờ có ý nghĩa quan
trọng trong việc thực hành theo phương pháp tích cực. Để tổ chức tiết sinh hoạt này
đạt chất lượng và hiệu quả giáo viên chủ nhiệm cần thực hiện tốt một số công việc
sau đây:
- Nắm chắc mục đích yêu cầu của từng hoạt động trong chủ điểm tháng.
- Đề ra nội dung và hình thức hoạt động.
12
Sáng kiến kinh nghiệm
- Chuẩn bị thật chu đáo trước khi tiến hành về các mặt như: phương tiện, tổ chức
(chú ý về phía giáo viên chủ nhiệm phải làm gì? Còn phía học sinh phải thực hiện
được những yêu cầu nào mà giáo viên giao).
- Bầu ra một thư ký ghi biên bảng và tổng kết điểm cho từng hoạt động, chọn một
em dẫn chương trình giỏi của lớp.
- Tiến hành hoạt động.
a) Hoạt động 1: Khởi động
Dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu tham dự, giới thiệu các thành
phần trong ban tổ chức, ban giám khảo, mời đại diện các tổ tham gia hoạt động.
b) Hoạt động 2: Tiến hành hoạt động theo hình thức đã vạch ra, ví dụ như: thi
“kể chuyện”, thi “tìm hiểu…”, thi “văn nghệ”, thi “biểu diễn thời trang”, thi
“đố vui để học” hoặc thi “hái hoa dân chủ”…
Dẫn chương trình nêu nội dung hoạt động theo chủ điểm mà ban tổ chức đã chuẩn
bị sẵn.
13
Sáng kiến kinh nghiệm
(Các em đang tổ chức tiết hoạt động ngồi giờ lên lớp)
c) Hoạt động 3
Thư kí thông qua biên bản và tổng kết diểm cho từng tổ (hoặc từng đội).
d) Hoạt động 4

- Dẫn chương trình công bố kết quả chung cuộc và đội thắng, cá nhân xuất sắc…
- Mời đại diện (đại biểu) lên phát thưởng.
f) Hoạt động 5: Kết thúc hoạt động
Dẫn chương trình mời đại biểu phát biểu ý kiến và giáo viên nhận xét buổi sinh
hoạt về ưu – khuyết điểm để có hướng khắc phục cho những lần sau.
IV. PHỐI HỢP GIỮA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VÀ CÁC LỰC LƯỢNG
GIÁO DỤC KHÁC
1. Phối hợp cùng giám thị
Song song với hoạt động học tập, sinh hoạt; tham gia phong trào trong nhà
trường. Sau những giờ học căng thẳng là giờ nghỉ giải lao, các em được tự do vui
chơi thoải mái, tinh nghịch. Bởi tính hiếu động mà học sinh không nghĩ đến hậu quả
có khi xảy ra tai nạn, có khi các em trốn học… Chính vì thế, giáo viên chủ nhiệm cần
phối hợp một cách chặt chẽ với giám thị để tiếp nhận thông tin của cá nhân; của lớp
một cách kịp thời nhằm hạn chế đến mức tối đa những điều đáng tiếc có thể xảy ra.
Ví dụ: Em Nguyễn Hồng Phụng thường xuyên đi học trễ, trốn tiết, nghỉ học không
phép nhiều và bị nêu tên trước cờ. Được biết tin này do Giám thị báo lại, khi đó tôi
thật sự lo lắng vì Phụng là học sinh thông minh, học giỏi ở các năm trước mà hôm
nay bị vi phạm nội qui như vậy, chắc hẵn là nghe theo bạn bè xấu làm ảnh hưởng đến
học tập. Tôi tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách liên lạc với gia đình. Nhưng lại buồn
hơn nữa khi biết em sống trong gia đình không có hạnh phúc, cha đi làm suốt không
có thời gian ở nhà, mẹ thì có chồng khác nhưng không quan tâm cả vật chất lẫn tinh
thần đối với em Phụng. Phần thì hồn cảnh kinh tế gia đình khó khăn: Nhà nghèo, ở
nhờ trên đất Cô Dượng. Lúc ấy tôi tìm đến nhà em, chờ và chờ mãi cũng không liên
lạc được với phụ huynh. Thế thì làm gì để giúp em vượt qua sự cám dỗ mà quay trở
lại học tập. Thay vì quát mắng em trước lớp, tôi gặp riêng em nhẹ nhàng, ân cần phân
14
Sáng kiến kinh nghiệm
tích đúng sai theo hồn cảnh và tâm lí của em với mong mỏi rằng em nhìn nhận ra
được vấn đề để có hướng sửa đổi. Thật là một phép nhiệm màu, sau lần đó, mãi cho
đến nay, em Phụng rất ngoan, có tiến bộ rất đáng kể, không vi phạm nội qui. Đặc

biệt là em Phụng đi học đều, đúng giờ, lễ phép với thầy cô và được bạn bè yêu
thương giúp đỡ.
2. Phối hợp cùng phụ huynh học sinh
Giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên liên lạc, trao đổi với phụ huynh về tình
hình học tập của các em trong nhà trường (qua số điện thoại, liên lạc trực tiếp…).
Như ai cũng biết “Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo” còn khi đến trường “Cô giáo như
mẹ hiền” từ lời bài hát cũng đã thể hiện được sự ân cần chăm sóc của cô và mẹ.
Chúng ta cũng đã từng là học sinh và coi cô giáo như mẹ thứ hai, đáng nói hơn nữa
chúng ta là những bậc làm cha, mẹ. Vậy khi đặt mình vào vị trí của người phụ huynh,
thì bản thân tôi luôn trăn trở và nghĩ họ mong muốn điều gì ở người giáo viên chủ
nhiệm? Chính vì thế giáo viên chủ nhiệm phải thật sự quan tâm phối hợp chặt chẽ với
phụ huynh để cùng nhau tìm ra phương pháp hiệu quả nhất nhằm hạn chế những tiêu
cực làm sa sút về nhân cách đạo đức con người mà trong đó có con em chúng ta.
Ví du: Em Trần Quốc Huy là một học sinh cá biệt lưu ban, học yếu nhưng đua đòi,
xài tiền rất nhiều, tập theo thói hư tật xấu của một số bạn ngồi trường chẳng hạn: hút
thuốc, đi xe máy ngồi đường. Bạn thường xuyên nói dối cha mẹ và thầy cô. Qua
thăm dò tình hình, qua liên lạc với phụ huynh thì được biết rằng em này thuộc con
nhà khá giả, cha mẹ có chức vụ, nuôn chiều con cái một cách vô ý thức, ít quan tâm
đến việc học hành của con ở trường hay ở nhà. Có lần tôi tìm đến gặp mẹ em Huy
với lý do: Mời phụ huynh em đến trường gặp Ban giám hiệu giải bày lý do hồn cảnh
gia đình để có thể nhà trường xem xét miễn giảm học phí (vì nhắc nhở em nhiều lần
mà vẫn chưa đóng học phí). Thật bất ngờ lẫn cha cả mẹ em Huy và cả tôi, theo mẹ
em đã nói “Cho tiền em đóng học phí ngay từ bữa thứ hai tập trung trước khi tựu
trường”. Thế thì hỏi ra mới biết em đem tiền đó dùng vào mục đích khác: Hút thuốc,
chơi game.
15
Sáng kiến kinh nghiệm
Qua lần này, tôi cũng trao đổi với phụ huynh của em nhằm giúp em sửa đổi thành
người tốt, có ích cho gia đình và xã hội đồng thời giúp tôi làm tốt công tác của mình.
Trường hợp em Huy, đề nghị em và phụ huynh làm cam kết với giáo viên chủ nhiệm,

Ban giám hiệu nhà truờng. Đến nay em Huy đã có tiến bộ.
Ví dụ: Em Hồ Lê Hữu Lam Đa và em Nguyễn Thị Hồng Thương. Khi trao đổi với
phụ huynh, tôi hiểu thêm về 2 em này đã cố gắng vượt khó trong học tập, vượt khó
phát huy năng lực sáng tạo trong học tập và hoạt động. Các em tự tổ chức, sắp xếp
góc học tập ở nhà, tự tìm tòi sách, báo hay thu nhặt thêm kiến thức cho kho tàng văn
hóa của mình thêm phong phú. Đối với em Hồng Thương thì em còn biết kết hợp
thêm với các bạn tổ chức thành nhóm, đôi bạn học tập giúp nhau học giỏi.
(Các em đang thảo luận nhóm trong giờ học)
Riêng em Lăm Đa, tôi phát hiện thêm em có tài làm đạo diễn; còn em Hồng
Thương rất mạnh dạn, có tài dẫn chương trình qua các tiết sinh hoạt ngồi giờ.
3. Phối hợp với giáo viên bộ môn
Trong nhà trường các em được học tốt tất cả các môn theo qui định. Ngồi công
tác chủ nhiệm, tôi còn phụ trách các em môn Tốn vì thế viếc phối hợp với giáo viên
bộ môn là hết sức quan trọng và cần thiết. Bởi vì, các em có suy nghĩ học tốt các môn
theo phân ban để có kiến thức vững khi thi đại học theo phân ban đã chọn nên ít khi
chú ý đến các môn như: Nhạc – Thể dục – Mỹ thuật – Giáo dục công dân… Cho nên,
16
Sáng kiến kinh nghiệm
nếu chúng ta không có sự liên hệ chặt chẽ với các giáo viên bộ môn thì không theo
dõ, nắm thông tin của các em về học tập, chuyên cần, trật tự, nế nếp, tác phong làm
ảnh hưởng đến chất lượng hai mặt giáo dục, khi đó giáo dục không đảm bảo được
tính chất tồn diện. Ngược lại, giáo viên bộ môn cũng nắm, hiểu sâu sắc hơn về đối
tượng học sinh của mình để có cách cư xử khéo léo, có phương pháp giảng dạy thích
hợp cho lớp nhằm đạt hiệu quả cao của tiết dạy.
Ví dụ: Thông qua sổ ghi đầu bài, qua lời tâm sự của giáo viên bộ môn tiếng Anh, tôi
biết em Nguyễn Thanh Phúc có năng khiếu đặc biệt, em thích âm nhạc, biết chơi
đàn, thông minh nhưng em rất lười chép bài, học bài. Khi đó, lập tức tôi kiểm tra tập
ghi chép của em Phúc. Quả thật như vậy, vở ghi chép của em Phúc chỉ ghi tựa bài
học, có khi chẳng ghi gì vào đó. Đến nỗi tôi kiểm tra hết tồn bộ các môn của em, thì
hầu như vở nào cũng như vở nấy, bài tập cũng chẳng làm. Tôi vội vàng liên hệ với

phụ huynh, gia đình em hứa theo dõi kỹ việc học tập ở nhà của em, còn ở lớp tôi
phân công em Hồng Thương theo dõi và kiểm tra thường xuyên việc ghi chép bài
của em để báo cáo lại giáo viên chủ nhiệm. Bản thân em tự làm cam đoan trước tập
thể lớp hứa sửa đổi những sai lầm của mình. Kết quả em Phúc có khắc phục khuyết
điểm và tiến bộ rõ rệt.
Ví dụ: Trong giờ Vật Lý, Sinh học, giáo viên bộ môn nhận xét, xếp loại tiết B, lớp
ồn… Thật sự tôi rất khó xử lý cá nhân nào gây ra với lý do chung chung. Trong cuộc
họp của Ban cán sự lớp về tổng kết hàng tuần, yêu cầu Ban điều hành chỉ ra cá nhân,
tổ nào vi phạm để tiết sinh hoạt chủ nhiệm phê bình những học sinh đó bằng hình
thức cảnh cáo, nếu còn tái phạm nữa thì viết thư mời phụ huynh (thường các em rất
sợ cô chủ nhiệm mời phụ huynh; qua một số lần tâm sự cùng các em được biết điều
đó). Giáo viên chủ nhiệm xử phạt thật nghiêm khắc không vị nể cá nhân nào? Vì thế
ở những tiết sau lớp học tốt, ngoan. Đồng thời, tôi cũng gặp giáo viên bộ môn để
hiểu rõ hơn về tình hình của lớp một cách chính xác để có chứng cớ nói với các em
thì mới có sức thuyết phục, xong yêu cầu (đề nghị) giáo viên bộ môn nhận xét cụ thể
từng tiết học về những học sinh nào vi phạm và nhất là không nên nhận xét chung
chung như thế.
17
Sáng kiến kinh nghiệm
4. Phối hợp cùng Đồn – Đội – Thư viện – Thiết bị
- Kết hợp cùng Tổng phụ trách lên kế hoạch hoạt động trong tuần, tháng, học kỳ
qua các văn bản cụ thể. Tổ chức cho học sinh tham quan nhằm giúp học sinh hiểu
rõ hơn những bài học cô động trên lớp mang tính chất thực tiễn; tham gia các
cuộc thi do Đội tổ chức như thi nghi thức đội (22/12), thi đố em (Văn – Sử – Địa),
thi văn nghệ (20/11)….
(Tiết mục văn nghệ của lớp trong đêm hội diễn văn nghệ
chào mừng 75 năm ngay thành lập Đồn TNCS HCM)
- Phối hợp cùng Bí thư Đồn lựa chọn những Đội viên ưu tú của lớp giới thiệu và
kết nạp vào hàng ngũ của Đồn làm hạt nhân, nồng cốt thúc đẩy phong trào lớp đi
lên cố gắng phấn đấu đạt lớp tập thể xã hội chủ nghĩa.

5. Phối hợp cùng Ban giám hiệu nhà trường – Ban cán sự lớp – Tập thể lớp
Căn cứ vào quyết định 1118/QĐ của Bộ trưởng Bộ giáo dục, căn cứ vào biểu
quyết của tập thể lớp, giáo viên chủ nhiệm họp và bình bầu xét thi đua – khen thưởng
cho những học sinh có thành tích trong học tập và trong hoạt động đảm bảo tính công
bằng, dân chủ gây sức thuyết phục đối với học sinh. Đồng thời kỷ luật những học
sinh không tiến bộ, mắc những sai lầm.
18
Sáng kiến kinh nghiệm
- Khen trước lớp: Những học sinh có biểu hiện tốt về hành vi đạo đức, học tập, hoạt
động văn – thể – mỹ… trong giờ sinh hoạt.
- Khiển trách trước lớp: Những học sinh vi phạm ở mức độ nhẹ như nói tục, chửi
thề, nghỉ học 3 phép trong một tháng. Có ý kiến tham khảo của cán bộ lớp; sau đó
báo cáo lên Ban giám hiệu nhà trường.
- Khen thưởng trước tồn trường: Do Hiệu trưởng (hoặc hiệu phó) nhà trường biểu
dương và tặng giấy khen.
- Khiển trách trước tồn trường: Những học sinh vi phạm nhiều lần, mắc thái độ sai
như: Ăn cắp, đánh nhau, đọc sách báo đồi trụy hoặc có sai phạm khác với mức độ
tương đương. Do hiệu trưởng quyết định.
- Khen thưởng đặc biệt: Những học sinh có thành tích cao như: Học sinh giỏi cấp
huyện trở lên, học sinh đạt giải cao Nhành cọ non; đạt huy chương trong Hội
Khỏe Phù Đổng…
- Cảnh cáo tồn trường: Những học sinh mắc khuyết điểm sau: Ăn cắp hoặc ăn cướp
trong và ngồi nhà trường, vô lễ với thầy cô…
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua quá trình làm công tác chủ nhiệm, với những thành quả đã gặt hái được, bản
thân tôi rút ra được bài học kinh nghiệm sau:
- Phải thương yêu, gần gũi, quan tâm lo lắng các em như những đứa con yêu quí
của mình như học sinh đã nói “Cô như mẹ Âu cơ có hàng ngàn người con”. Thiết
nghĩ, nếu con của mình đến trường mà không chịu học, không có đạo đức thì hậu
quả thật đáng sợ, tương lai các em đi về đâu? Bởi có đi học, mở mang tri thức thì

dù ít hay nhiều chúng ta cũng góp phần xây dựng xã hội phồn vinh. Vì thế hãy thể
hiện hết khả năng và tinh thần trách nhiệm của mình để việc giáo dục này đạt kết
quả cao hơn.
- Một yếu tố không thể thiếu là: Tôi luôn trau dồi, tìm kiếm, trao đổi kinh nghiệm
với các bạn đồng nghiệp, xây dựng nên phương pháp giáo dục thích hợp, kịp thời
uốn nắn, sửa chữa những sai lầm của các em, giúp các em nhận ra lỗi và có hướng
19
Sáng kiến kinh nghiệm
khắc phục. Bên cạnh đó phát huy những tài năng sẵn có vốn “Cây nhà, lá vườn”
của các em học sinh, nâng cao ý thức tự giác, tự quản.
- Nghiêm túc – liên tục thực hiện đúng qui định các kế hoạch đã đề ra; nghị quyết
của lớp. Tránh tình trạng “Đầu voi, đuôi chuột”. Sẽ phản tác dụng nếu giáo viên
chủ nhiệm không thực hiện đúng yêu cầu này. Đây cũng là một yếu tố giúp giáo
viên chủ nhiệm hồn thành tốt công tác “dạy người” trong nhà trường.
- Bản thân giáo viên chủ nhiệm phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Muốn vậy, người thầy phải gương mẫu chấp hành tốt mọi điều mình đã đề ra. Vì
vốn các em thích học theo người lớn, thích bắt chước nên trong tư duy các em
cũng có những suy luận nhất định. Các em sẽ phân vâng, nghi ngờ khi người thầy
nói lý thuyết suông mà không thực hành.
Ví du: Thầy nói “Phải tôn trọng kỷ luật” như: Đi học đúng giờ, ăn mặc đúng qui
định…. Nhưng các em chứng kiến thầy luôn đi trễ, nghỉ không lí do hoặc chạy xe
quá tốc độ qui định hoặc nói năn thô lỗ thiếu tế nhị… Những điều trên khiến tư cách
phẩm chất của người thầy bị ảnh hưởng rất lớn, mất uy tín trong việc hình thành
“nhân cách” cho học sinh.
- Thường xuyên giáo dục tư tưởng cho các em, biết yêu thương, đồn kết, tương
thân tương ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Mạnh dạn phê và tự phê để thấy rõ
khuyết điểm hay khó khăn cần vượt qua thử thách để làm chủ bản thân. Luôn
hướng tới cuộc sống “Khỏe – đẹp, có ích cho gia đình và xã hội” đạt tới đỉnh
“Chân – thiện – mỹ”.
- Phải bao dung, tha thứ cho những học sinh mắc sai lầm, động viên, khuyên bảo,

đặc biệt quan tâm giúp đỡ các em cả vật chất lẫn tinh thần bởi “Nhân vô thập
tồn”. Từ đó cảm hóa các em trở thành người tốt.
KẾT QUẢ
Học kì I vừa qua lớp 8A4 đạt chỉ tiêu về hai mặt giáo dục như sau:
- Học lực: Giỏi: 3 (3 nữ).
Khá: 15 (11 nữ).
Trung bình: 16 (6 nữ).
20
Sáng kiến kinh nghiệm
Yếu: 5 ( 0 nữ).
Kém: Không có.
- Hạnh kiểm: Tốt: 33 (20 nữ).
Khá: 6 (0 nữ).
Trung bình, yếu: Không có học sinh nào.
VI. KẾT LUẬN
Là học sinh trung học cơ sở, các em được tu dưỡng đạo đức tốt để có cách lựa
chọn cho tương lai của mình đúng đắn và phù hợp. Bởi vậy, giáo viên cần hướng cho
các em xác định thái độ đúng đắn trong học tập, có hồi bảo trở thành nhân tài trong
thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, luôn thực hiện tốt năm đều Bác Hồ
dạy, có quyết tâm là con ngoan, trò giỏi xứng đang là Đội viên tốt, Đồn viên ưu tú, là
cháu ngoan Bác Hồ, là công dân tốt sau này. Song để làm tốt công tác chủ nhiệm tôi
nhận thấy một số mặt mạnh đã thể hiện và vẫn còn một số hạn chế như sau:
1. Mặt mạnh
- Giáo viên chủ nhiệm phát huy được vai trò cố vấn cho học sinh, phát huy được
khả năng sáng tạo của học sinh.
- Chỉ đạo trong việc kết hợp với Ban cán sự lớp.
- Chọn được lực lượng Ban cán sự điều hành có năng lực, nhiệt tình trong hoạt
động.
- Hồn thành và thực hiện đầy đủ qui chế, hồ sơ sổ sách do Ban giám hiệu qui định.
- Có tư cách, uy tín, tác phong sinh hoạt đối với học sinh.

- Xây dựng được mối quan hệ tốt giữa giáo viên và học sinh, giữa gia đình và nhà
trường.
2. Mặt hạn chế
- Đôi khi con giao khốn cho Ban cán sự (Ban tổ chức) tự sơ (tổng) kết trong các tiết
thứ 5 ngày thứ 6.
- Vẫn còn vài học sinh học yếu trong học kì I. Trong học kì II tôi cố gắng theo dõi
các em này thêm để đưa kết quả học tập đạt yêu cầu.
21
Sáng kiến kinh nghiệm
Trên đây là những điều tôi đã làm và mong muốn sẽ tốt hơn trong các năm học
tới. Trong khi trình bày sẽ không khỏi những thiếu sót, rất mong các bạn đồng
nghiệp, Ban giám hiệu và các cấp quản lý góp ý chân thành để có những kinh nghiệm
hồn chỉnh hơn, góp thêm vào kho tàng giáo dục những kinh nghiệm quí báu.
Đông Hòa, ngày 18 tháng 03 năm 2006
Người viết
Trần Ngọc Kim Chi
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA BAN GIÁM HIỆU
TRƯỜNG THCS ĐÔNG HÒA
 


















22
Sáng kiến kinh nghiệm













Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO DĨ AN
 






















23
Sáng kiến kinh nghiệm








Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BÌNH DƯƠNG




























24
Sáng kiến kinh nghiệm



25

×