Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

nghiên cứu xây dựng bản đồ phân bố nhiệt độ thấp phục vụ quy hoạch trồng cây cao su ở lai châu bằng công nghệ viễn thám và gis

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.52 MB, 83 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN






Trần Thị Tâm






NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ THẤP
PHỤC VỤ QUY HOẠCH TRỒNG CÂY CAO SU Ở TỈNH LAI CHÂU
BẰNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ GIS








LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC












Hà Nội - 2012

i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN




Trần Thị Tâm





NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ THẤP
PHỤC VỤ QUY HOẠCH TRỒNG CÂY CAO SU Ở TỈNH LAI CHÂU
BẰNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ GIS




Chuyên ngành: Bản đồ, viễn thám và hệ thông tin địa lý

Mã số: 60 44 76



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC






NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. DƢƠNG VĂN KHẢM






Hà Nội - 2012

i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DEM
Mô hình số độ cao
ENVI
Phần mềm xử lý ảnh viễn thám
LST
Nhiệt độ bề mặt đất
MODIS
Đầu đo ảnh viễn thám độ phân giải trung bình gắn trên 2 vệ

tinh TERRA và AQUA (Moderate Resolution Imaging
Spectroradiometer)
NDVI
Chỉ số thực vật chuẩn hóa
NOAA
Cơ quan quốc gia về Đại dƣơng và Khí quyển
IDL
Ngôn ngữ lập trình trong phần mềm ENVI
IR
Cận hồng ngoại
KTNN
Khí tƣợng nông nghiệp
KTTV
Khí tƣợng thủy văn
KHKT NLN
Khoa học kiến thiết nông lâm nghiệp
GIS
Hệ thống thông tin địa lý
GPS
Hệ thống định vị toàn cầu
RMSE
Sai số quân phƣơng
RS
Viễn thám
T
min

Nhiệt độ không khí tối thấp
UTM
Hệ tọa độ chuyển đổi tổng hợp của Mỹ

VN-2000
Hệ quy chiếu quốc gia Việt Nam









ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của luận văn 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
4. Phạm vi nghiên cứu 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4
6. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu 4
7. Bố cục luận văn 5
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ĐẶC ĐIỂM SINH
THÁI CÂY CAO SU VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CAO SU Ở LAI CHÂU 7
1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Lai Châu 7
1.1.1. Đặc điểm địa lý 7
1.1.2. Đặc điểm khí hậu 10
1.1.2.1. Diễn biến khí hậu các mùa 10
1.1.2.2. Diễn biến các yếu tố khí hậu 12
1.2. Đặc điểm sinh thái cây cao su 17
1.3. Tình hình phát triển cây cao su ở tỉnh Lai Châu 20

CHƢƠNG 2. NGHIÊN CỨU VỀ NHIỆT ĐỘ THẤP VÀ ĐÁNH GIÁ ĐẶC
TRƢNG NHIỆT ĐỘ THẤP CÓ HẠI CHO CÂY CAO SU Ở TỈNH LAI CHÂU . 23
2.1. Tổng quan nghiên cứu nhiệt độ thấp có hại cho cây trồng 23

iii
2.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới 23
2.1.2. Những nghiên cứu trong nƣớc 28
2.2. Đặc trƣng nhiệt độ thấp có hại cho cây cao su 29
2.2.1. Ngƣỡng nhiệt độ thấp có hại cho cây cao su 29
2.2.2. Khả năng xuất hiện nhiệt độ thấp theo các ngƣỡng 31
2.2.3. Ngày bắt đầu và kết thúc các cấp nhiệt độ thấp theo các đai độ cao 35
2.3. Đánh giá mức độ khắc nghiệt của nhiệt độ thấp đối với cây cao su 38
CHƢƠNG 3. NỘI SUY DỮ LIỆU KHÔNG GIAN BẰNG THÔNG TIN VIỄN
THÁM VÀ GIS PHỤC VỤ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ THẤP
KHU VỰC NGHIÊN CỨU 40
3.1. Cơ sở dữ liệu nội suy 40
3.2. Tính toán nhiệt độ lớp phủ bề mặt từ ảnh MODIS và NOAA 41
3.2.1. Sơ đồ tính toán 41
3.2.2. Các thuật toán LST tại các điểm không mây 42
3.2.3. Phƣơng pháp tính toán LST tại các điểm có mây 44
3.2.4. Kết quả tính toán giá trị LST 45
3.2.5. So sánh kết quả LST với giá trị thực đo 46
3.3. Tính toán nhiệt độ không khí tối thấp từ giá trị LST 49
3.3.1. Phƣơng pháp tính toán 49
3.3.2. Kết quả tính toán nhiệt độ tối thấp 51
3.3.3. So sánh kết quả tính toán với thực đo 52
CHƢƠNG 4. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ NHIỆT ĐỘ THẤP TỈNH LAI
CHÂU 55
4.1. Cơ sở trắc địa 55


iv
4.2. Kích thƣớc và bố cục bản đồ 56
4.3. Quy trình thành lập bản đồ chuyên đề 57
4.4. Kết quả xây dựng tập bản đồ chuyên đề nhiệt độ thấp tỉnh Lai Châu 58
Các bản đồ về đặc trƣng nhiệt độ thấp ở Lai Châu 58
4.5. Đề xuất vùng an toàn nhiệt độ thấp phục vụ quy hoạch phát triển sản xuất cao
su ở Lai Châu 65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73



















v
MỤC LỤC HÌNH

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Lai Châu 7
Hình 2.1. Bản đồ phân vùng sức chịu đựng của cây trồng ở điều kiện nhiệt độ thấp
vùng Bắc Mỹ 26
Hình 2.2. Bản đồ phân vùng sức chịu đựng của cây trồng ở điều kiện nhiệt độ thấp
ở Australia 26
Hình 2.3. Hình ảnh minh họa tác hại của nhiệt độ thấp đối với cây cao su 30
Hình 3.1. Sơ đồ tính toán LST 42
Hình 3.2. Mối quan hệ giữa LST và độ cao địa hình khu vực Lai Châu 44
Hình 3.3. Bản đồ LST đêm 3 tháng 1 năm 2004 45
Hình 3.4. Nhiệt độ bề mặt lớp phủ LST theo ảnh MODIS và NOAA 45
(đêm 9/2/2010) 45
Hình 3.5. Đồ thị quan hệ giữa số liệu thực đo 46
và LST theo ảnh viễn thám 46
Hình 3.6. Mối quan hệ giữa Tmin và LST tỉnh Lai Châu 51
Hình 3.7. Bản đồ LST và Tmin trong một số đêm khu vực tỉnh Lai Châu 52
Hình 4.1. Sơ đồ khối thành lập bản đồ chuyên đề 58
Hình 4.2. Bản đồ phân bố thời gian xuất hiện nhiệt độ thấp dƣới 100C có hại cho
cây cao su tỉnh Lai Châu 60
Hình 4.3. Bản đồ ngày bắt đầu và kết thúc nhiệt độ thấp có hại cho cây cao su tỉnh
Lai Châu 62
Hình 4.4. Bản đồ phân bố mức độ ảnh hƣởng của nhiệt độ thấp đối với cao su 64








vi

MỤC LỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Một số đặc trƣng khí hậu của tỉnh Lai Châu 17
Bảng 1.2. Phân kỳ đầu tƣ trồng mới 21
Bảng 2.1. Mức độ tổn thƣơng do giá lạnh của rau và hoa quả ở Mỹ 24
Bảng 2.2. Nhiệt độ lạnh tối đa đối với cây ăn quả và cây rau ở Mỹ 24
Bảng 2.3. Nhiệt độ không khí (°C) theo hƣớng nhiệt độ bầu ƣớt Tw = 0 °C 25
theo các mức nhiệt độ điểm sƣơng và độ cao. 25
Bảng 2.4. Ngƣỡng nhiệt độ thấp có hại cho cây cao su 31
Bảng 2.5. Số ngày trung bình nhiều năm của các ngƣỡng nhiệt độ theo các đai độ
cao khác nhau 34
Bảng 2.6. Tần suất xuất hiện nhiệt độ tối thấp năm theo các ngƣỡng nhiệt độ ở các
đai độ cao 35
Bảng 2.7. Suất bảo đảm ngày bắt đầu và kết thúc của các ngƣỡng nhiệt độ theo các
đai độ cao 37
Bảng 2.8. Các đợt rét hại đối với cây cao su theo các đai độ cao 38
Bảng 2.9. Phân ngƣỡng mức độ khắc nghiệt của nhiệt độ thấp đối với cây cao su 39
Bảng 3.1. Hệ số ai đối với thuật toán LST1 43
Bảng 3.2. Chênh lệch LST thực đo và tính toán 47
Bảng 3.3. Các đặc trƣng thống kê trung bình nhiều năm về nhiệt độ tính toán và
thực đo trong vùng nghiên cứu (tháng 1, 2, 3) 53
Bảng 3.4. Các đặc trƣng thống kê trung bình nhiều năm giá trị nhiệt độ tính toán và
thực đo trong vùng nghiên cứu (tháng 11,12) 54
Bảng 4.1. Diện tích đất tự nhiên có khả năng bị ảnh hƣởng của nhiệt độ thấp có hại
cho cây cao su ở đai cao dƣới 600m tỉnh Lai Châu 66




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn:
Lai Châu là một tỉnh miền núi phía Bắc đƣợc đánh giá là có nhiều lợi thế để phát
triển cây công nghiệp dài ngày nhất là cây cao su, nhƣng điều kiện thời tiết cực
đoan nơi đây là một thách thức không nhỏ đối với sự sinh trƣởng và phát triển của
loại cây này. Nhiệt độ thấp là hiện tƣợng rất nguy hại đối với cây trồng, trong đó sự
sinh trƣởng, phát triển, hình thành năng suất và hiệu quả kinh tế của các cây dài
ngày phụ thuộc rất nhiều vào sự tác động của nhiệt độ thấp. Tác hại nghiêm trọng
của các đợt nhiệt độ thấp đối với các mô hình trồng các cây công nghiệp dài ngày,
đặc biệt là cao su ở vùng Tây Bắc nói chung và Lai Châu nói riêng trong những
năm gần đây đã góp phần minh chứng vai trò và ảnh hƣởng của nó.
Cao su khá “khó tính” trong việc lựa chọn đất, điều kiện khí hậu để có năng suất
và chất lƣợng mủ tốt, cây phải đƣợc trồng ở những nơi có độ dốc dƣới 30 độ, tầng
đất canh tác dày hơn 1m, độ cao không quá 700m so với mực nƣớc biển, điều kiện
khí tƣợng khí hậu thuận lợi. Nhiệt độ thấp vào mùa đông là yếu tố khống chế quan
trọng nhất, ảnh hƣởng đến sống còn của vƣờn cây trồng mới và kiến thiết cơ bản,
ảnh hƣởng bất lợi đến sinh trƣởng và sản lƣợng. Vào mùa đông có nơi đến 70-80%
diện tích cao su bị hại do lạnh. Nhìn vào những yếu tố này đã thấy việc tìm đất cho
cao su ở Lai Châu không hề đơn giản.
Với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện công nghiệp hoá nông
nghiệp - nông thôn và miền núi, cao su di nhập lên vùng Tây Bắc trong sự hy vọng
của ngƣời dân cũng nhƣ lãnh đạo các cấp. Thời gian đầu, cây phát triển tƣơng đối
tốt và ổn định, nhƣng sau đó gặp phải sự khắc nghiệt của thời tiết Tây Bắc. Nhiệt độ
thấp đã làm cho một bộ phận diện tích cây cao su bị chết. Sau nhiều năm liền mất
trắng, từ sự háo hức ban đầu, ngƣời dân chán nản và bỏ mặc cao su.
Nhận thấy sự thiệt hại to lớn đối với sản xuất cao su chủ yếu do điều kiện thời
tiết – khí hậu mà đặc biệt là nhiệt độ thấp gây ra, một số tỉnh vùng Tây Bắc đã quan
tâm đầu tƣ nghiên cứu, điều tra khảo sát tình hình nhiệt độ thấp nhằm có những biện

2

pháp phòng tránh và quy hoạch thích hợp. Những nghiên cứu đã góp phần không
nhỏ trong việc phục vụ sản xuất và phát triển các cây trồng nói chung và cây công
nghiệp nói riêng trong đó có cao su. Song trƣớc đây các nghiên cứu đƣợc tiến hành
trong điều kiện số liệu và kỹ thuật tính toán còn nhiều hạn chế, việc nghiên cứu
đánh giá chủ yếu chỉ tập trung khai thác số liệu của các trạm, trại và cơ quan nghiên
cứu của ngành nông nghiệp, các trạm khí tƣợng thủy văn (KTTV), khí tƣợng nông
nghiệp (KTNN), mà chƣa có nghiên cứu nào có điều kiện đƣợc thu nhận dữ liễu và
tính toán từ các công nghệ và mô hình tiên tiến nhƣ: hệ thống thông tin địa lý (GIS),
viễn thám (RS), hệ thống định vị toàn cầu (GPS) vì vậy kết quả thu đƣợc còn hạn
chế.
Ngày nay kỹ thuật viễn thám đã chụp đƣợc bề mặt trái đất với độ phân giải rất
cao cả về không gian, thời gian và phổ. Với ƣu thế của mình viễn thám có thể xác
định đƣợc kịp thời và chi tiết diễn biến từng điểm cụ thể của bề mặt trái đất. Trong
nhiều trƣờng hợp số liệu viễn thám là loại thông tin duy nhất đƣợc dùng để phân
tích, bổ sung, cung cấp mảng số liệu thiếu hụt, nhất là ở các vùng khó tiếp cận. Viễn
thám (RS) kết hợp với hệ thống thông tin địa lý (GIS) và hệ thống định vị toàn cầu
(GPS) có thể xây dựng đƣợc những bản đồ hiện trạng với độ chính xác cao đi cùng
với nhiều thông tin hữu ích khác mà bản đồ thông thƣờng không thể có. Vì vậy,
việc sử dụng các thông tin viễn thám và công nghệ GIS, GPS kết hợp với các quan
trắc thu đƣợc từ bề mặt sẽ đáp ứng một cách khách quan các thông tin cần thiết nhƣ
thời gian, phạm vi, mức độ và vị trí của các yếu tố khí tƣợng thủy văn (KTTV), khí
tƣợng nông nghiệp (KTNN) đáp ứng kịp thời và đa dạng các số liệu phục vụ cho
công tác nghiên cứu đánh giá và dự báo KTTV, KTNN mà đặc biệt là phục vụ cho
công tác giám sát và cảnh báo tác hại của thiên tai trong đó có nhiệt độ thấp để có
các biện pháp quy hoạch, phòng tránh kịp thời.
Trƣớc những ƣu thế rõ rệt của viễn thám, công nghệ GIS và nhu cầu cấp bách
trong việc quy hoạch phát triển cây cao su bền vững, phòng tránh những tác hại của
hiện tƣợng thời tiết cực đoan đặc biệt là nhiệt độ thấp có hại gây ra, vì vậy việc lựa
chọn đề tài: “Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân bố nhiệt độ thấp phục vụ quy


3
hoạch trồng cây cao su ở tỉnh Lai Châu bằng công nghệ viễn thám và GIS” là hết
sức cấp thiết.
Các nội dung nghiên cứu của đề tài đƣợc xây dựng trên hệ thống tổng hợp, mà
nền tảng là công nghệ viễn thám và GIS cả phần cứng và phần mềm. Đây là một sản
phẩm khoa học công nghệ hiện đại, thể hiện rõ nét ứng dụng công nghệ tiên tiến kết
hợp kiến thức chuyên môn đa ngành vào công tác quản lý, giám sát thiên tai mà
trƣớc mắt là nhiệt độ thấp phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và
phát triển cao su nói riêng ở Lai Châu, vì vậy đề tài có tính khoa học và tính thực
tiễn cao.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá đƣợc nguy cơ và mức độ tác hại của nhiệt độ thấp đối với cây
cao su ở Lai Châu.
- Xây dựng đƣợc các bản đồ chuyên đề về nhiệt độ thấp tác động đến cây
cao su bằng công nghệ viễn thám và GIS.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Điều tra, khảo sát và thu thập dữ liệu có liên quan phục vụ công tác
nghiên cứu
- Nghiên cứu, đánh giá điều kiện hình thành và mức độ ảnh hƣởng của
nhiệt độ thấp đến cây cao su.
- Xây dựng các bản đồ chuyên đề nhiệt độ thấp bằng công nghệ viễn thám
và GIS tỉnh Lai Châu, tỷ lệ 1/50.000.
- Đề xuất vùng an toàn nhiệt độ thấp phục vụ quy hoạch phát triển sản xuất
cao su tỉnh Lai Châu.

4. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Tỉnh Lai Châu
- Phạm vi khoa học: Nghiên cứu về điều kiện nhiệt độ thấp đối với sức chịu
đựng của cây cao su ở Lai Châu.


4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Các bản đồ chuyên đề về nhiệt độ thấp đƣợc xây dựng trên
nền tảng công nghệ viễn thám và GIS là một bƣớc tiến mới về ứng dụng kỹ thuật
cao đối với công tác phát triển khoa học công nghệ ở trong nƣớc, từng bƣớc tiếp cận
với công nghệ hiện đại ở trên thế giới. Cung cấp cơ sở khoa học nhằm nâng cao hiệu
quả công tác nghiên cứu, giám sát, dự báo, và khai thác hợp lý tài nguyên khí hậu,
thuỷ văn, khí hậu nông nghiệp trong sự phát triển chung của nền kinh tế.
Ý nghĩa thực tiễn: Tăng cƣờng số liệu phục vụ công tác điều tra cơ bản nhằm
quản lý và khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên cho từng vùng cụ thể trong sự
phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là phát triển kinh tế vùng núi và những vùng khó
khăn.
Đƣa ra các giải pháp phục vụ việc quy hoạch phát triển cây cao su hợp lý, giảm
nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, nâng cao hiệu quả kinh tế.
6. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
*) Quan điểm nghiên cứu:
- Quan điểm hệ thống: Đối tƣợng nghiên cứu (cao su) sẽ đƣợc coi là một chỉnh
thể tự nhiên, các hiện tƣợng chịu ảnh hƣởng của một tập hợp các yếu tố tự
nhiên.
- Quan điểm tổng hợp: Là nền tảng để quản lý thống nhất các hợp phần tự
nhiên.
- Quan điểm tiếp cận ứng dụng công nghệ hiện đại: Công nghệ hiện đại đang
phát triển nhanh và mạnh, đặc biệt là công nghệ viễn thám, GIS và các ứng
dụng của nó trong phát triển của các chuyên ngành.
- Quan điểm kế thừa các tài liệu đã có: Tài liệu đã có bao gồm các cơ sở dữ liệu
vùng nghiên cứu, cơ sở dữ liệu GIS phục vụ phân vùng. Các kết quả nghiên
cứu của các đề tài, dự án đã đƣợc tiến hành trƣớc đây. Cách tiếp cận này cho
phép tận dụng nhiều số liệu tốt đã có, giảm chi phí điều tra khảo sát bổ sung
và giúp cho so sánh tài liệu lịch sử để đánh giá hiện tại.


5
- Quan điểm mô hình hoá các hiện tƣợng vật lý của các đối tƣợng để đƣa vào
các mô hình tự động hoá tính toán.
*) Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Các phương pháp xử lý ảnh viễn thám.
- Phương pháp bản đồ
- Phương pháp thống kê áp dụng trong khí tƣợng - khí hậu, khí hậu nông
nghiệp.
- Phương pháp điều tra khảo sát.
- Các phương pháp nghiên cứu đánh giá điều kiện tài nguyên khí tượng thủy
văn bằng các thông tin viễn thám đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới.
- Công nghệ GIS trong việc chuyển đổi lƣới toạ độ, thành lập cơ sở dữ liệu,
các bản đồ số hoá.
- Phương pháp chuyên gia, tư vấn.
7. Bố cục luận văn
Bố cục luận văn bao gồm:
Mở đầu
Chƣơng 1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, đặc điểm sinh thái cây cao su
và tình hình phát triển cao su ở Lai Châu.
Chƣơng 2. Nghiên cứu về nhiệt độ thấp và đánh giá đặc trƣng nhiệt độ thấp
có hại cho cao su ở tỉnh Lai Châu.
Chƣơng 3. Nội suy dữ liệu không gian bằng thông tin viễn thám và GIS
phục vụ xây dựng bản đồ phân bố nhiệt độ thấp khu vực nghiên cứu.
Chƣơng 4. Xây dựng các bản đồ chuyên đề nhiệt độ thấp tỉnh Lai Châu
Kết luận và kiến nghị

6
Tài liệu tham khảo





















7
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ĐẶC ĐIỂM
SINH THÁI CÂY CAO SU VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CAO SU Ở
LAI CHÂU
1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Lai Châu
1.1.1. Đặc điểm địa lý
Tỉnh Lai Châu phía bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, phía đông giáp
tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La. Phía tây và phía nam giáp tỉnh Điện Biên. Lai Châu
có 1 thị xã và 6 huyện gồm: Thị xã Lai Châu, huyện Mƣờng Tè, huyện Phong Thổ,
huyện Sìn Hồ, huyện Tam Đƣờng, huyện Than Uyên, huyện Tân Uyên (tách ra từ
huyện Than Uyên).






Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Lai Châu
Lai Châu là vùng núi trung bình và núi cao của khu Tây Bắc. Núi cao tập

8
trung ở phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh, ở đây là phần cuối cùng cao nguyên Vân
Quý (Trung Quốc). Nhìn chung các dãy núi cao có hƣớng Tây Bắc – Đông Nam,
phần phía bắc một số đỉnh cao từ 2000 – 2500m; dãy Hoàng Liên Sơn án ngữ ở
Đông – Bắc, có nhiều đỉnh cao 2500 – 3000m, trong đó bao gồm đỉnh Fanxifăng
cao nhất cả nƣớc. Mặt khác, về cấu trúc địa hình còn mang một số đặc điểm chung
là: núi thấp dần và đổ dồn xuống các sông và suối lớn, núi non xen kẽ với các thung
lũng sông, khe suối và các bồn địa. Lọt vào giữa các dãy núi có rất nhiều dải trũng
rộng, tạo thành những cánh đồng hẹp kéo dài, trong đó vùng núi tƣơng đối bằng
phẳng của Bình Lƣ nối liền với cánh đồng rộng Than Uyên ở phía đông. Một cách
khái quát có thể chia địa hình tỉnh Lai Châu ra 4 kiểu địa hình:
- Địa hình vùng núi có độ cao từ 500 - 1000m, đại diện là khu vực huyện
Tam Đƣờng.
- Địa hình vùng núi cao từ 1000 - 1500m vùng này có độ chia cắt rất mạnh,
địa hình hiểm trở; độ dốc trên 30
0
rất khó khăn cho việc bố trí sản xuất, lòng suối dốc có
nhiều hang động, đại diện loại địa hình này là huyện Phong Thổ.
- Địa hình vùng núi cao từ 1800 - 3000m, phân bố chủ yếu trên dãy núi biên
giới Việt - Trung của huyện Mƣờng Tè. Độ dốc địa hình lớn hơn 30
0
và thảm thực
vật rừng còn khá, do núi non hiểm trở nên dân cƣ sống ở vùng này rất thƣa thớt.

- Kiểu địa hình đồi núi thấp và thung lũng: Xen kẽ những dãy núi cao là
những thung lũng sâu, hẹp hình chữ V và một số thung lũng có địa hình tƣơng đối
bằng phẳng nhƣ Mƣờng So, Tam Đƣờng, Than Uyên.
Tỉnh có tới 58% diện tích với cao độ trên 800m; trên 20% diện tích cao độ từ
600-800m; 20% diện tích ở độ cao 300-600m. Cao độ dƣới 300m chỉ chiếm khoảng 2%
diện tích toàn tỉnh. Trong đó trên 90% diện tích có độ dốc trên 25
0
.
Do đặc điểm của điạ hình, đá mẹ, khí hậu và thực vật, thổ nhƣỡng Lai Châu
hình thành các nhóm đất sau:
+ Đất đỏ vàng trên đá sét (F
S
): Diện tích 105.115 ha, chiếm 11,9% diện tích

9
đất của vùng, phân bố tại khu vực núi thấp và trung bình, địa hình đồi tru ng bình
dọc theo các con suối, độ PH = 4 - 4,5 thích hợp trồng cây dài ngày, cây ăn quả.
+ Đất mùn đỏ vàng trên đá sét (H
S
): Diện tích 503.925 ha, chiếm 57,2% tổng
diện tích đất, đất có đá lộ đầu, đá lẫn ở nơi tầng mỏng, PH = 6 - 6,5 thích hợp với
trồng khoanh nuôi bảo vệ rừng.
+ Đất mùn vàng nhạt trên đá cát (H
q
): Diện tích 212.655 ha, chiếm 24,1% diện
tích đất. Đất có phản ứng chua PH = 3,92 ở tầng đất mặt và có sự thay đổi giữa các
tầng. Hàm lƣợng chất hữu cơ trung bình và giảm nhanh theo độ sâu, tỷ lệ NPK
không cân đối, lân tổng số nghèo, đạm tổng số trung bình, kali tổng số giàu. Đất
thích hợp với trồng cây lâu năm.
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 9.065,123 km2, chủ yếu là các loại đất

đỏ và vàng nhạt phát triển trên đá, cát, đá sét và đá vôi, có kết cấu khá chặt chẽ. Đất
nông nghiệp đã sử dụng khoảng 64.299,9 ha chiếm 7,09% tổng diện tích đất tự
nhiên, trong đó đất ruộng lúa, màu là 13.781,44 ha, đất nƣơng rẫy 32.225,91 ha, đất
trồng cây hàng năm khác 7.898,56 ha, đất trồng cây lâu năm (chủ yếu là chè)
3.066,88 ha, đất vƣờn tạp 1.093 ha, đất đồng cỏ chăn nuôi 5.978 ha, mặt nƣớc nuôi
trồng thuỷ sản 409 ha. Đất lâm nghiệp đang có rừng 283.667 ha, độ che phủ đạt
31,3%, hầu hết là rừng phòng hộ, trong đó rừng tự nhiên là 274.651 ha, rừng trồng
9.015,94 ha. Đất chuyên dùng có khoảng 4.489,61 ha, trong đó đất giao thông
2.982,52 ha, đất xây dựng 377,26 ha, đất ở 1.918,443 ha. Đất trống đồi núi trọc có
khả năng sử dụng còn rất lớn khoảng 525.862 ha (chiếm 58% diện tích tự nhiên), trong
đó đất bằng chƣa sử dụng là 1.743,69 ha và đất đồi núi chƣa sử dụng là rất lớn, khoảng
524.118,87 ha.
Tỉnh Lai Châu có nhiều sông suối. Sông có nhiều thác ghềnh, dòng chảy lƣu
lƣợng lớn nên tiềm năng thuỷ điện rất lớn. Sông Đà bắt nguồn từ Vân Nam – Trung
Quốc. Dòng chính sông Đà chảy vào nƣớc ta tại xã Ka Long huyện Mƣờng Tè tỉnh
Lai Châu. Phần sông Đà nằm trong lãnh thổ nƣớc ta dài 570km, diện tích lƣu vực
26600km
2
. Sông Nậm Na (F=6860km
2
) – một nhánh của sông Đà cũng từ Trung

10
Quốc chảy vào nƣớc ta tại Nậm Cúm huyện Phong Thổ - Lai Châu. Một số sông
nhánh khác của sông Đà là Nậm Pô (F=2280km
2
), Nậm Mức (F=2930km
2
), Nậm
Mu (F=3400km

2
), Nậm Bú (F=1410km
2
), Nậm Sập (F=1110km
2
), Suối Sập
(F=402km
2
), Suối Tác (F=524km
2
).
Hàng năm, mùa lũ trên các sông suối thƣờng bắt đầu vào tháng 5 (ở các sông
suối nhánh của sông Đà) còn trên sông chính bắt đầu vào tháng 6. Mùa lũ thƣờng
kéo dài từ tháng 5, 6 đến tháng 10 với tổng lƣợng dòng chảy chiếm tới 75 - 80%
tổng lƣợng dòng chảy năm. Mùa kiệt kéo dài tới 7 tháng (từ cuối tháng 10 đến đầu
tháng 5 năm sau) nhƣng tổng lƣợng dòng chảy chỉ chiếm 15 - 20% dòng chảy năm.
Tháng kiệt nhất thƣờng xảy ra vào tháng 3 và tháng 4.
Tỉnh Lai Châu có một số loại khoáng sản giá trị cao nhƣ vàng, kim loại màu,
đất hiếm…, song chƣa đƣợc đầu tƣ thăm dò, đánh giá đầy đủ. Đất hiếm gồm các
loại quặng barít, florit ở Nậm Xe (Phong Thổ) với trữ lƣợng trên 20 triệu tấn. Các
điểm quặng kim loại màu nhƣ đồng, chì, kẽm ở khu vực Sin Cai, Bản Lang, Tam
Đƣờng với trữ lƣợng khoảng 6.000 – 8.000 tấn. Đá lợp có ở ba điểm dọc theo bờ
sông Đà, sông Nậm Na. Vàng ở khu vực Chinh Sáng (Tam Đƣờng), Bản Bo
(Mƣờng Tè), Noong Hẻo, Pu Sam Cáp (Sìn Hồ). Tỉnh còn có một số điểm suối
khoáng nóng chất lƣợng nƣớc khá tốt ở Vàng Bó, Than Uyên.
1.1.2. Đặc điểm khí hậu
Khí hậu Lai Châu là khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đông lạnh và ít
mƣa, có sƣơng muối. Mùa hè nóng, mƣa nhiều. Nửa cuối mùa đông là thời kì khô
nóng chuyển tiếp sang mùa hè. Khí hậu Lai Châu đƣợc phân hoá thành 2 tiểu vùng
có khí hậu rõ rệt là vùng thấp nhƣ Bình Lƣ, Tam Đƣờng, Than Uyên và vùng cao

nguyên nhƣ Sìn Hồ, Phong Thổ
1.1.2.1. Diễn biến khí hậu các mùa
Mùa đông: Lai Châu về mùa đông cũng chịu ảnh hƣởng của khối không khí
cực đới lục địa ít nhiều bị biến tính qua lục địa hoặc qua biển và khối không khí

11
nhiệt đới Thái Bình Dƣơng. Lai Châu không chịu ảnh hƣởng trực tiếp của gió mùa
cực đới, cho nên mùa đông lạnh và khô hơn so với vùng phía Đông Bắc. Thời tiết
khô hanh cuối mùa khô nhiều nơi (độ ẩm giảm xuống dƣới 15% ở Sìn Hồ, Lai
Châu). Ban ngày trời nắng nhƣng ban đêm lạnh giá, do mặt đất bức xạ mất nhiệt.
Dao động nhiệt độ ngày đêm khá lớn nhiều khi tới 14-15
0
C. Sự lạnh đi mạnh mẽ
của mặt đất tạo điều kiện thuận lợi để hình thành sƣơng mù bức xạ, đôi khi cả
sƣơng muối và băng giá, nhất là ở vùng núi cao. Các giá trị tối thấp tuyệt đối của
nhiệt độ đều xuất hiện trong loại hình thời tiết này.
Ở vùng núi thấp: Mùa lạnh bắt đầu trung tuần tháng 11, kết thúc thƣợng tuần
tháng 3 hoặc hạ tuần tháng 2; Vùng núi vừa có độ cao khoảng trên dƣới 1000m mùa
lạnh bắt đầu từ trung tuần tháng 10, kết thúc vào mùa hạ tuần tháng 3; Ở độ cao từ
1500m trở lên quanh năm lạnh và mát.
Mùa xuân : Là thời kỳ chuyển tiếp từ mùa đông sang mùa hạ, không khí cực
đới lục địa biến tính còn ảnh hƣởng tới Lai Châu nhƣng với tần suất rất thấp và
cƣờng độ yếu, không có khả năng gây những đợt rét mạnh. Không khí nhiệt đới
biển đã hoạt động khá mạnh mẽ. Sự kết hợp của hai khối không khí nói trên là
nguyên nhân quan trọng nhất của các trận mƣa dông, mƣa đá và gió mạnh xảy ra
vào thời kỳ cuối mùa xuân đầu mùa hạ. Về mùa xuân, ngoài một số ngày ấm áp dễ
chịu, thời tiết thƣờng nắng nóng, gây ra hạn ở nhiều nơi.
Mùa hạ : Về mùa hè, các khối không khí chủ yếu ảnh hƣởng đến Lai Châu
là không khí nhiệt đới vịnh Bengan (luồng gió tây của gió mùa mùa hạ) và không
khí nhiệt đới biển Thái Bình Dƣơng (luồng phía nam của gió mùa mùa hè).

Đầu mùa, không khí nhiệt đới vịnh Bengan thƣờng mang lại thời tiết nóng oi,
kèm theo dông nhiệt. Luồng gió mùa mùa hạ phía tây, mang lại không khí vịnh
Bengan, vốn phát sinh trong khu vực biển nhiệt đới xích đạo của bắc Ấn Độ Dƣơng.
Trƣớc khi đến Tây Bắc, không khí nhiệt đới vịnh Bengan phải vƣợt qua một vùng
lục địa có địa hình núi cao ở Miến Điện, đông bắc Thái Lan và bắc Lào, mất đi một
phần lƣợng ẩm do mƣa ở những vùng này. Mặt khác, do hiệu ứng “fơn” khó vƣợt

12
qua dãy núi bắc Lào, sang đến Tây Bắc khối không khí này trở thành nóng và khô
hơn, gió mạnh lên. Thời tiết nóng khô do không khí từ phía tây mang lại (trƣớc đây
đƣợc gọi là gió Lào) rất thịnh hành ở Tây Bắc. Tần số của thời tiết gió tây khô nóng
ở Lai Châu tƣơng đối lớn, chiếm 12- 20 ngày trong năm. Vì vậy, trong trƣờng hợp
có những điều kiện hình thành dông nhiệt lực thuận lợi, không khí Bengan vẫn có
thể gây ra mƣa rào hoặc mƣa dông kèm theo gió rất mạnh ( >30 m/s ).
Không khí nhiệt đới biển Thái Bình Dƣơng (khối không khí xích đạo) là khối
không khí chủ yếu ảnh hƣởng đến tỉnh Lai Châu trong mùa hè và quyết định tỷ
trọng của lƣợng mƣa năm. Không khí xích đạo tràn đến các tỉnh khu vực phía Tây
Bắc, trong đó bao gồm Lai Châu thì ẩm và mát hơn so với không khí nhiệt đới vịnh
Bengan. Suốt cả mùa hè không khí nhiệt đới biển Thái Bình Dƣơng thƣờng mang
lại thời tiết nóng, ẩm, mƣa nhiều, nhất là khi có bão, hội tụ nhiệt đới. Trong trƣờng
hợp đó, thời tiết thƣờng xấu, mƣa tầm tã kéo dài. Vì vậy, không khí xích đạo là nguồn
cung cấp ẩm chủ yếu, góp phần quan trọng vào việc hình thành mùa mƣa ở Tây Bắc
trong đó có tỉnh Lai Châu.
Vào đầu và cuối mùa hạ thƣờng đƣa lại thời tiết tốt, nắng đẹp, quang mây.
Khi có điều kiện động lực thuận lợi không khí nhiệt đới Thái Bình Dƣơng có thể
gây mƣa lớn và dông. Không khí cực đới biến tính, với tần suất tƣơng đối thấp,
thƣờng làm suy yếu các đợt gió tây khô nóng hoặc tăng cƣờng các nhiễu động thời tiết
(hội tụ, bão) cuối mùa hạ. Về cơ bản, mùa hạ là mùa mƣa.
Mùa thu: Là mùa chuyển tiếp từ mùa hè sang mùa đông. Lúc này, các hệ thống
mùa hè đang suy yếu, các hệ thống mùa đông bắt đầu phát huy ảnh hƣởng. Nói

chung thời tiết mát mẻ dễ chịu, ban ngày quang mây, trời nắng, ban đêm thƣờng
xuất hiện sƣơng mù bức xạ, ở vùng núi cao trên 1000m bắt đầu lạnh.
1.1.2.2. Diễn biến các yếu tố khí hậu
a) Chế độ nhiệt
Nhiệt độ không khí trung bình năm ở Lai Châu vào khoảng 16-23
o
C. Hầu hết
vùng núi thấp và vừa dƣới 700m đều có nhiệt độ trung bình năm trên 21
o
C, lên cao

13
trên 1500m đều dƣới 16
o
C, các đỉnh núi cao trên 2500m đặc trƣng này chỉ còn dƣới
11
o
C.
Tƣơng ứng với nhiệt độ trung bình năm nhƣ trên là tổng nhiệt độ. Đại bộ
phận của Lai Châu có tổng nhiệt độ trung bình năm 3500 - 8500
o
C phân bố nhƣ sau:
vùng núi thấp và vừa dƣới 700m đều có tổng nhiệt độ trung bình năm trên 7500-
8500
o
C, lên cao 1500m trị số giảm xuống dƣới 6000
o
C, các đỉnh núi cao trên
2500m tổng nhiệt độ trung bình năm dƣới 4000
o

C.
Mùa đông, nền nhiệt độ ở Tây bắc nói chung cũng nhƣ Lai Châu nói riêng ít
lạnh hơn khu Đông Bắc và cả vùng Việt Bắc (cũ); nhƣng nhiều nơi ở vùng núi vừa
trở lên đều có khả năng xuất hiện sƣơng muối và nhiệt độ xuống dƣới 0
o
C. Cuối
mùa đông là thời kỳ hanh khô.
Về mùa đông, nền nhiệt độ hạ thấp. Vào tháng 1, tháng lạnh nhất của mùa đông.
Nhiệt độ trung bình tháng này xuống dƣới 10
o
C, thị xã Lai Châu 17,2
o
C.
Cả 3 tháng giữa mùa đông (12 - 2) trừ Mƣờng Tè và Lai Châu (tháng 3) ra,
nhiệt độ trung bình tháng đều dƣới 18
o
C. Đáng chú ý là trong mùa này các địa điêm
nằm sâu trong vùng trũng khuất nhƣ thị xã Lai Châu, Phong Thổ, đều ấm hơn các
vùng khác.
Đặc trƣng nhiệt độ thấp nhất trung bình tháng 1 và tháng 12 đều dƣới 14
o
C,
vùng núi cao trên 1000m không vƣợt quá 10
o
C, riêng Sìn Hồ có độ cao xấp xỉ
1500m, nhiệt độ thấp nhất trung bình kéo dài trong 4 tháng mùa đông (11 - 2) đều
dƣới 10
o
C.
Về mùa hè, nền nhiệt độ khá cao. Vào tháng 6 (có nơi tháng 7) tháng trung

tâm của mùa nóng, nhiệt độ trung bình đều trên 26
o
C (nhƣng chƣa đến 27
o
C) ở các
vành đai dƣới 400m. Các vùng cao trên 1000m nhiệt độ trung bình tháng 7 đạt dƣới
22
o
C, ở độ cao trên 1500m chỉ còn dƣới 20
o
C. Ở độ cao dƣới 500m, cả 6 tháng mùa
hè (5 - 10), nhiệt độ trung bình tháng đều trên 22
o
C. Lên đến độ cao 1500m nhƣ Sìn
Hồ, chỉ có 5 tháng trong mùa hè (5 - 9) trung bình tháng trên 18
o
C.

14
Trị số nhiệt độ cao nhất tuyệt đối nhìn chung khá lớn. Vùng núi thấp dƣới
400m đều đạt trên 40
o
C, thị xã Lai Châu 42,5
o
C, vùng núi vừa 400 - 1000m có nhiệt
độ cao nhất tuyệt đối từ 34 đến 40
o
C; độ cao 1000 - 1500m đạt 31 - 34
o
C; các vùng núi

cao trên 1500m nhiệt độ cao nhất tuyệt đối sẽ nhỏ hơn 31
o
C.
Đáng chú ý là nhiều nơi trị số cao nhất của nhiệt độ thƣờng xảy ra vào tháng
5, cũng không ít nơi xuất hiện sớm hơn, tập trung các vùng núi cao nhƣ Pha Đin,
Sìn Hồ vào tháng 4.
Về nhiệt độ cao nhất tuyệt đối, sự khác biệt giữa các địa điểm có độ cao khác
nhau tƣơng đối rõ rệt. Nói chung, càng lên cao nhiệt độ cao nhất tuyệt đối càng
giảm.
b) Chế độ mưa - ẩm
Lai Châu mƣa khá nhiều và hơn hẳn Sơn La và Điện Biên, lƣợng mƣa trung
bình năm ở các nơi vào khoảng 1900 – 2700mm, nhiều nơi kể cả vùng núi thấp đều
có lƣợng mƣa trên 2000mm/năm. Những nơi mƣa nhiều đó là trung tâm mƣa lớn
bắc Lai Châu, nối liền với trung tâm mƣa lớn Hoàng Liên Sơn, nằm về phía đông
bắc của tỉnh. Cũng có thể nhận xét là phần phía bắc của tỉnh có lƣợng mƣa năm
nhiều hơn hẳn phía nam. Trong phạm vi số liệu mƣa của tỉnh Lai Châu (Tam
Đƣờng là 2531mm, Sìn Hồ: 2749mm) cho phép khẳng định điều này.
Số ngày mƣa ở Lai Châu cũng khá nhiều, nhiều nơi có số ngày mƣa trung
bình năm trên 160 ngày nhƣ: Bình Lƣ: 160 ngày, Phong Thổ: 168 ngày, Tam
Đƣờng 176 ngày và Sìn Hồ 178 ngày.
Các nơi khác có số ngày mƣa ít hơn, nhƣng trung bình trong năm cũng có tới
130 – 150 ngày nhƣ: Lai Châu với 143 ngày.
Ở hầu hết các nơi trong tỉnh, lƣợng mƣa 5 tháng mùa đông (11- 3) đều dƣới
100mm, trong đó các tháng chính đông (12, 1, 2) không vƣợt quá 50mm. Trái lại,
lƣợng mƣa các tháng mùa hè đều trên 100mm, trong đó 3 tháng giữa mùa hè (6, 7,
8) đều trên 300mm, đó cũng chính là thời kỳ mƣa lớn nhất trong năm.

15
Tháng có mƣa cực đại phổ biến là tháng 7, cá biệt có nơi vào tháng 6 hoặc
tháng 8. Đầu mùa mƣa thƣờng hay có mƣa đá. Mƣa nhiều, tập trung vào giữa các

tháng 6, 7, 8 (âm lịch), chiếm 80% lƣợng mƣa cả năm. Do lƣợng mƣa khá tập trung
nên thƣờng gây lũ lụt, xói mòn đất, ảnh hƣởng tới sản xuất và đời sống.
Độ ẩm tƣơng đối trung bình năm phổ biến là 82- 85%, không sai khác nhau
nhiều giữa các vùng trong tỉnh. Nhƣng diễn biến mùa lại khác nhau lớn.
Mùa hè, độ ẩm tƣơng đối lớn hơn các tháng mùa đông. Trong 4 tháng vào
thời kỳ mùa hè (6, 7, 8, 9) giá trị trung bình tháng hầu hết từ 85% trở lên, cao nhất
xuất hiện tháng 7 hoặc tháng 8 (87- 91%). Độ ẩm tƣơng đối tháng nhỏ nhất là tháng
3. Thời kỳ hàm lƣợng ẩm nhỏ nhất trong năm là 3 tháng 2, 3, và tháng 4. Đó cũng là
điểm khác biệt của độ ẩm tƣơng đối so với phía đông bắc bộ. Các tháng trong thời
kỳ này đều có độ ẩm không vƣợt quá 80%. Cho nên, đối với Tây bắc nói chung
cũng nhƣ Lai Châu nói riêng, trƣớc khi mùa hè đến là một thời kỳ khá khô, nhiều
nơi có độ ẩm thấp nhất tuyệt đối dƣới 12%, và phân bố nhƣ : Sìn Hồ 4% (tháng 1),
Bình Lƣ 9% (xuất hiện tháng 3), Lai Châu 11% (xuất hiện tháng 3) và Tam Đƣờng
10% (xuất hiện tháng 2)
Đối với cực trị này đều tập trung xuất hiện vào tháng 3 là tháng khô nhất trong
năm, ngoài ra tháng 2 và tháng 1 cũng có khả năng xảy ra, nhƣng ít, trong các tháng
mùa hè, độ ẩm thấp nhất tuyệt đối trong tháng, nhiều nơi đều dƣới 45%.
c) Chế độ nắng-gió
Số giờ nắng trung bình năm ở đây phổ biến đạt từ 1800-2000 giờ/năm, chênh
lệch giữa các vùng không đáng kể. Có thể khẳng định, Lai Châu là tỉnh có số giờ
nắng nhiều nhất của miền khí hậu phía Bắc (từ đèo Hải Vân ra Bắc). Điều này còn
biểu hiện ở tất cả các tháng trong năm, mọi nơi đều có số giờ nắng trung bình trên
100 giờ/tháng.
Trên biến trình năm của đặc trƣng này, chênh lệch giữa các tháng về số giờ
nắng không lớn lắm, song cũng phân biệt giữa hai thời kỳ khác nhau: thời kỳ ít nắng
xuất hiện vào 3 tháng giữa mùa hè (6, 7, 8), trung bình mỗi tháng 100 – 150 giờ,

16
trong đó tháng 6 hoặc tháng 7 nắng ít nhất trong năm. Nắng nhiều rơi vào thời kỳ
cuối mùa đông đầu mùa hè (3, 4, 5), nhiều nắng nhất là tháng 4, hầu khắp các nơi

đều đạt trên 200 giờ nắng.
Nằm sâu trong lục địa nên tốc độ gió trung bình ở Lai Châu không lớn. Tốc
độ gió trung bình tháng 0.5-2.6 m/s. Mức độ che khuất của địa hình ở Lai Châu
không những ảnh hƣởng đến sự phân bố hƣớng gió, mà còn làm suy giảm tốc độ gió
trung bình do có nhiều thời gian lặng gió. Có thể phân biệt ở các vùng núi vừa và
cao từ 700m trở lên, tốc độ gió trung bình năm trên 1m/s; dƣới 700m nhỏ hơn 1m/s;
Khu vực Mƣờng Tè có tốc độ gió nhỏ nhất trung bình tháng nhỏ nhất từ 0.4- 0.6
m/s; Pha Đin có tốc độ gió trung bình năm lớn nhất, đạt gần 3m/s; vƣợt xa các nơi
khác nhƣ Tam Đƣờng và cả trạm có độ cao hơn là Sìn Hồ.
d) Các hiện tượng thời tiết khác
Hiện tƣợng sƣơng mù ở tỉnh Lai Châu xuất hiện không nhiều, ít hơn so với 2
tỉnh Điện Biên và Sơn La. Số ngày có sƣơng mù hàng năm trung bình từ 37- 46
ngày, đặc biệt ở Mƣờng Tè số ngày có sƣơng mù đạt khá lớn (≈ 91 ngày), ở Tam
Đƣờng sƣơng mù xuất hiện ít nhất (tính trung bình cả năm khoảng 18 ngày).
Là một trong 3 tỉnh vùng núi Tây Bắc, dông ở đây cũng khá nhiều, tính
chung cho cả tỉnh hàng năm có tới 57 ngày dông, theo số liệu quan trắc ở trạm Lai
Châu có dông nhiều nhất với hơn 70 ngày/năm và ở Tam Đƣờng dông ít nhất
khoảng 46 ngày/năm. Dông, tố kèm gió mạnh thƣờng gây ra thiệt hại đáng kể đối
với sinh trƣởng và phát triển cây cao su.
Tỉnh Lai Châu có số ngày mƣa đá nhiều nhất trong vùng Tây Bắc. Mƣa đá
xuất hiện chủ yếu vào tháng 3 và tháng 4, trung bình hàng năm có từ 1.3 - 2.2 ngày
xảy ra hiện tƣơng này. Hiện tƣợng sƣơng muối ở những vùng thung lũng và núi cao
xảy ra ở mức trung bình, xuất hiện trên phạm vi hẹp. Số ngày có sƣơng muối trung
bình ở các địa phƣơng dao động từ 1.3 - 2.1 ngày/năm, sƣơng muối xuất hiện nhiều
nhất ở Sìn Hồ với 11.9 ngày/năm.


17
Bảng 1.1. Một số đặc trƣng khí hậu của tỉnh Lai Châu


Địa điểm
Độ
cao
(m)
Nhiệt độ không khí
(
0
C)
Lƣợng
mƣa
(mm)
Số giờ
nắng
(giờ)
Độ ẩm không
khí (%)
T
TB

T
max

T
min

U
Tb

U
Min


Lai Châu
241
23.1
42.5
3.4
2082.5
1823.8
82
11
Mƣờng Tè
329
22.6
41.3
3.9
2434.8
1862.6
84
10
Than Uyên
556
21.0
37.3
-2.8
1948.8
1880.7
82
12
Tam Đƣờng
965

19.3
34.2
-0.4
2531.9
1964.2
82
10
Sìn Hồ
1529
16.0
30.7
-4.5
2749.3
1860.9
85
4
1.2. Đặc điểm sinh thái cây cao su [13]
Cây cao su có tên khoa học là Hevea brasiliensis, thuộc họ thầu dầu
Euphorbiacea. Cao su là cây đa tác dụng, trồng cây cao su cho hiệu quả kinh tế cao,
ngoài khai thác mủ, thân cây còn là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, đồng
thời có thể giúp cải thiện khí hậu, giữ ẩm cho đất, phát triển chăn nuôi dƣới tán
rừng, vv
Mủ cây cao su có giá trị kinh tế cao, 1 ha khai thác mủ bình quân đạt 1,5
tấn/ha/năm, có nơi có thể đạt 1,8-2,0 tấn/ha/năm; sản phẩm mủ xuất khẩu có thể đạt
tới 36 triệu đồng/tấn. Cây cao su có chu kỳ kinh doanh khoảng trên 20 năm, gỗ sử
dụng trong công nghiệp chế biến, giá hiện tại đang xuất khẩu bình quân đạt 1.200
USD/m
3
gỗ thành khí .
Hạt cao su dùng làm giống, làm nguyên liệu tẩy rửa, thức ăn gia súc, hoá

chất sơn và các loại phụ kiện khác. Cành lá dùng làm củi đun, lá cao su dùng làm
phân bón khi phân huỷ.

×