Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

phân tích chuỗi giá trị thị trường của các sản phẩm từ cây sơn tra tại tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 121 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM






NG











LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

















Thái Nguyên - 2014
2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
















Ngành: Phát triển nông thôn
Mã số: 60.62.01.16



LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:









Thái Nguyên - 2014

i

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài: "Phân tích
chuỗi giá trị thị trường của các sản phẩm từ cây Sơn Tra tại tỉnh Sơn La" đều
được được thu thập, điều tra, khảo sát thực tế một cách trung thực, đánh giá
đúng thực trạng của địa phương nơi nghiên cứu.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện nghiên cứu đã được cảm ơn, các thông
tin tham khảo trong luận văn đều được trích dẫn và chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2014
Học viên



Đinh Xuân Trƣờng

















ii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực tập và nghiên cứu tại huyện Bắc Yên - tỉnh Sơn La,
tôi đã hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp của mình. Để có được kết quả này,
ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ chu đáo, tận tình
của nhà trường, các cơ quan, thầy cô, gia đình và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn chân thành tới:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Tổ chức Lương
thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), phòng Quản lý đào tạo sau đại học
cùng toàn thể các Thầy, Cô đã tận tụy giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập
cũng như thời gian hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo TS. Bùi Đình Hòa đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn
tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cán bộ Chi cục Thống kê,
Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Bắc Yên, cấp ủy và chính
quyền các xã: Tà Xùa, Xím Vàng, Làng Chếu, Hang Chú nơi tôi nghiên cứu đề
tài, đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Trong thời gian nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan và khách quan nên
luận văn không tránh khỏi sai sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các
Thầy, Cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2014
Học viên




Đinh Xuân Trƣờng


iii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
i
LỜI CẢM ƠN
ii
MỤC LỤC
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
vii
1
1
2. Mục tiêu nghiên cứu
1
2.1. Mục tiêu chung
1
2.2. Mục tiêu cụ thể
2
2.3. Vấn đề nghiên cứu đặt ra gồm các nội dung sau

2
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
3
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về chuỗi giá trị
3
1.1.2. Các công cụ phân tích chuỗi giá trị
10
1.1.3. Một số khái niệm dùng cho tính toán[5]
14
16
1.2. Cơ sở thực tiễn
17
1.2.1. Tình hình nghiên cứu chuỗi giá trị trên thế giới
17
1.2.2. Tình hình nghiên cứu chuỗi giá trị đối với các ngành hàng thuộc lĩnh vực trồng trọt
ở Việt Nam
18
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
22
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
22
2.1.1. Địa bàn nghiên cứu
22
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
22
2.2. Nội dung nghiên cứu của đề tài
22
2.3. Phương pháp nghiên cứu

22
2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
22
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin
23
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu điều tra
23
iv

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2.3.4. Phương pháp chuyên gia
24
2.3.5. Phương pháp phân tích chi phí lợi nhuận trong chuỗi
24
2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu
26
2.3.7. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
26
CHƢƠNG 3:
27
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
27
3.1.1. Đặc điểm chung của tỉnh Sơn La
27
3.1.2. Đặc điểm địa bàn huyện Bắc Yên - tỉnh Sơn La
40
3.2. Tình hình phát triển cây Sơn Tra tại huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La
47
3.2.1. Tình hình phát triển diện tích, sản lượng cây táo Sơn tra trên địa bàn huyện Bắc

Yên từ năm 2010 đến nay
47
phẩm của cây táo Sơn Tra trên địa bàn huyện Bắc Yên
51
3.2.3. Thuận lợi và khó khăn trong phát triển cây Sơn Tra tại huyện Bắc Yên
53
3.3. Phân tích chuỗi giá trị cây Sơn Tra tại huyện Bắc Yên - tỉnh Sơn La
53
3.3.1. Lập sơ đồ phân tích chuỗi giá trị cây Sơn Tra
53
3.3.2. Phân tích bối cảnh tác động lên chuỗi giá trị Sơn Tra: điều kiện (tự nhiên, xã hội)
thị trường và tình hình phát triển hiện tại của các khâu trong chuỗi giá trị táo
Sơn Tra tại huyện Bắc Yên - tỉnh Sơn La
55
3.3.3. Phân tích chi phí và lợi nhuận của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị cây Sơn Tra
63
3.3.4. Đặc điểm riêng của Sơn Tra Sơn La và các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cây
Sơn Tra
82

84
3.3.6. Điểm mạnh, điểm yếu,cơ hội,thách thức đối với ngành hàng cây sơn tra tỉnh
Sơn La
85
3.3.7. Một số giải pháp phát triển các sản phẩm từ Sơn Tra huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La
88
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
93
Kết luận
93

Khuyến nghị
93
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


v

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
Diễn giải
ACI
Công ty Tư vấn Nông sản Quốc tế
ADB
Ngân hàng Phát triển Châu Á
BQ
Bình quân
C.P
Tập đoàn Charoen Pokphand
ĐVT
Đơn vị tính
DT
Diện tích
DFID
Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh
FAO

Tổ chức Nông Lương Thế giới
GAP
Quy trình Sản xuất Nông nghiệp Tốt
GO
Giá trị sản xuất
GPr
Lãi gộp
GTSX
Giá trị sản xuất
IC
Chi phí trung gian

Lao động
NPr
Lãi ròng
SL
Số lượng
SX
Sản xuất
SWOT
Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
TP
Thành phố
TPCM
Thành phố Hồ Chí Minh
TSCĐ

Tài sản cố định
VA
Giá trị gia tăng
VAC
Vườn ao chuồng
vi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Phương pháp phân tích chi phí lợi nhuận theo Kaplinsky và Morris (2001)
25
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất phân theo loại đất và phân theo huyện/quận/thị xã/thành
phố

thuộc tỉnh Sơn La năm 2012
30
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Sơn La năm 2012
32
Bảng 3.3: Diện tích ba loại rừng tỉnh Sơn La năm 2012
36
Bảng 3.4: Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn tỉnh
Sơn La

giai đoạn 2008 - 2012
38
Bảng 3.5: Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất phân theo loại đất của huyện Bắc Yên - tỉnh
Sơn La năm 2012
42
Bảng 3.6: Giá trị sản phẩm thu được tính trên 1 ha của huyện Bắc Yên

44
Bảng 3.7: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính

tại huyện Bắc Yên -
tỉnh Sơn La
44
Bảng 3.8: Tình hình chăn nuôi một số loại vật nuôi chính trên địa bàn huyện Bắc Yên giai
đoạn 2010 - 2012
45
Bảng 3.9: Dân số trung bình huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La

trong 3 năm 2010, 2012
46
Bảng 3.10: Diện tích, năng suất, sản lượng, cây táo Sơn Tra

tại huyện Bắc Yên tỉnh Sơn
La (2010 - 2013)
48
3.11: Tổng hợp diện tích táo Sơn Tra đến từng bản tại huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La
đến 31/12/2013
49
Bảng 3.12: Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị táo Sơn Tra

huyện Bắc Yên -
tỉnh Sơn La
55
Bảng 3.13: Chi phí đầu tư cho kiến thiết cơ bản trồng cây Sơn Tra
67
Bảng 3.14: Kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất táo Sơn Tra trồng mới
69

Bảng 3.15: Kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cây táo Sơn Tra tự nhiên (Tính
bình quân/1 ha)
71
Bảng 3.16: Lợi nhuận của người thu gom táo Sơn Tra
73
Bảng 3.17: Kết quả và hiệu quả kinh tế của người bán buôn táo Sơn Tra
75
Bảng 3.18: Sự hình thành giá và giá trị gia tăng của các tác nhân trong kênh tiêu thụ
81
83
Bảng 3.20: So sánh thế mạnh của cây Sơn Tra so với một số nông sản khác trong vùng
84

vii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Chuỗi giá trị của Porter (1985) [26]
8
Hình 1.2: Hệ thống giá trị của Porter (1985) [26]
9
Hình 1.3: Biểu đồ tác nhân của chuỗi giá trị Bưởi Vĩnh Long
21
-
54
Hình 3.2: Phân tích bối cảnh tác động lên chuỗi giá trị cây Sơn Tra

huyện Bắc Yên

56
62
Hình 3.4: Sơ đồ các tác nhân trong chuỗi giá trị táo Sơn Tra huyện Bắc Yên
tỉnh Sơn La
63
Hình 3.5: Cơ cấu chi phí đầu tư trồng cây Sơn Tra trong 5 năm đầu tiên
67
Hình 3.6: Phân bố chi phí đầu tư và thu nhập từ cây trồng xen trong giai đoạn kiến thiết
cơ bản khi trồng mới cây Sơn Tra
68
Hình 3.7: Sơ đồ chuỗi giá trị tạo ra 1 chai rượu vang Sơn Tra loại 300ml 77

1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Sơn La là một tỉnh miền núi thuộc vùng núi Tây bắc, có vị trí địa lý quan
trọng nối liền với các tình Điện Biên, Lai Châu và các tỉnh trung du miền núi
Bắc bộ. Trong những năm đổi mới, Sơn La đã có nhiều bước phát triển mạnh
mẽ, song vẫn còn hết sức khó khăn do địa hình hiểm trở, chia cắt và có nền khí
hậu phức tạp khiến cho việc phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân
dân gặp không ít khó khăn, nhất là đối với lĩnh vực nông - lâm nghiệp. Để lựa
chọn được sản phẩm nông nghiệp phù hợp, đưa vào sản xuất đạt hiệu quả kinh tế
cao tại địa phương góp phần nâng cao mức sống của người dân đòi hỏi phải có
những nghiên cứu cụ thể.
Trong những năm gần đây, tỉnh Sơn La đã có những dự án đầu tư từ phía
Nhà nước trồng thử nghiệm các loại cây trồng mới, song không đạt hiệu quả

kinh tế cao do không phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu. Trước thực tế
đó yêu cầu địa phương cần phải đầu tư phát triển các cây trồng bản địa phù hợp
với công nghiệp chế biến, tạo đòn bẩy cho phát triển kinh tế. Trong các cây
trồng bản địa đó, Sơn Tra hay còn gọi là táo mèo (tên Latin là Docynia indica,
nằm trong họ hoa hồng Rosaceae, của bộ hoa hồng Rosales, thuộc nhóm cây gỗ
nhỏ) là cây trồng có tiềm năng vượt trội hơn cả. Từ Sơn Tra có thể sản xuất
được nhiều sản phẩm khác nhau như rượu vang, rượu ngâm Sơn Tra, dấm, ô
mai, Sơn Tra khô dùng trong Đông y Mặc dù có tiềm năng lớn song việc sản
xuất kinh doanh loại cây trồng này còn manh mún, nhỏ lẻ, hiệu quả thấp do
những khó khăn về vốn, kỹ thuật, nhân lực và sự liên kết giữa các tác nhân trong
quá trình sản xuất cũng như chế biến, tiêu thụ sản phẩm của loại cây trồng đặc
biệt này.
Xuất phát từ ý nghĩa kinh tế - xã hội của Sơn Tra đối với đời sống đồng
bào các dân tộc tỉnh Sơn La, chúng tôi quyết định chọn đề tài: "Phân tích chuỗi
giá trị thị trường của các sản phẩm từ cây Sơn Tra tại tỉnh Sơn La" để nghiên
cứu với mong muốn góp phần giúp tỉnh Sơn La tìm ra hướng đi cho các sản
phẩm từ cây Sơn Tra phát triển bền vững hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích được thực trạng chuỗi giá trị thị trường của các sản phẩm từ
cây Sơn Tra tỉnh Sơn La và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường mối
2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá
.
2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị sản phẩm nói chung
và chuỗi nông sản nói riêng.

+ Đánh giá một số tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị ngành hàng Sơn
Tra trên địa bàn huyện Bắc Yên - tỉnh Sơn La.
+ Phân tích chi phí, lợi nhuận của các tác nhân trong chuỗi giá trị ngành
hàng cây Sơn Tra để thấy được sự phân chia lợi nhuận của các tác nhân.
+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị ngành hàng cây Sơn
Tra huyện Bắc Yên - tỉnh Sơn La.
+ Đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuỗi giá trị ngành hàng cây
Sơn Tra của huyện Bắc Yên - tỉnh Sơn La phát triển.
2.3. Vấn đề nghiên cứu đặt ra gồm các nội dung sau
Đề tài nghiên cứu để tập trung trả các câu hỏi:
+ Quy mô sản xuất cây Sơn Tra (diện tích, năng suất, sản lượng) tại tỉnh
Sơn La trong 5 năm gần đây?
+ Tình hình chế biến các sản phẩm từ cây Sơn Tra (số cơ sở chế biến, sản
phẩm chế biến, quy mô sản phẩm) tại tỉnh Sơn La?
+ Tham gia vào sản xuất, chế biến,thương mại sản phẩm từ cây sơn tra
gồm những tác nhân nào?
+ Hiệu quả kinh tế của từng loại sản phẩm được chế biến từ cây Sơn Tra?
+ Hiệu quả kinh tế mang lại của từng tác nhân trong chuỗi giá trị thị
trường của các sản phẩm từ cây Sơn Tra?
+ Cần phải có những giải pháp gì để giải quyết mối quan hệ hợp lý về mặt
lợi ích giữa các tác nhân nhằm phát triển bền vững cây Sơn Tra tại địa phương?





3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về chuỗi giá trị
1.1.1.1 Chuỗi giá trị
Theo nghĩa hẹp, một chuỗi gồm một loạt những hoạt động trong một công
ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt động này có thể bao gồm:
Giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua đầu vào, sản xuất, tiếp
thị và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi v.v. Tất cả các hoạt động này tạo
thành một “chuỗi” kết nối người sản xuất với người tiêu dùng [21]. Mặt khác,
mỗi hoạt động lại bổ sung “giá trị” cho thành phẩm cuối cùng. Chẳng hạn như
khả năng cung cấp dịch vụ hỗ trợ hậu mãi và sửa chữa cho một công ty điện
thoại di động làm tăng giá trị chung của sản phẩm. Nói cách khác, khách hàng
có thể sẵn sàng trả cao hơn cho một điện thoại di động có dịch vụ hậu mãi tốt.
Cũng tương tự như vậy đối với một thiết kế có tính sáng tạo hoặc một quy trình
sản xuất được kiểm tra chặt chẽ. Đối với các doanh nghiệp nông nghiệp, một hệ
thống kho phù hợp cho các nguyên liệu tươi sống (như trái cây) có ảnh hưởng
tốt đến chất lượng của thành phẩm và vì vậy, làm tăng giá trị sản phẩm.
Chuỗi giá trị theo “nghĩa rộng” là một phức hợp các hoạt động do nhiều
người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến,
thương nhân, người cung cấp dịch vụ v.v.) để biến một nguyên liệu thô thành
một sản phẩm bán lẻ [21]. Chuỗi giá trị “rộng” bắt đầu từ hệ thống sản xuất
nguyên liệu thô và chuyển dịch theo các mối liên kết với các doanh nghiệp khác
trong kinh doanh, lắp ráp, chế biến, vv…
Khái niệm chuỗi giá trị bao hàm các vấn đề về tổ chức và điều phối, các
chiến lược và quan hệ quyền lực của những người tham gia khác nhau trong
chuỗi . Khi tiến hành phân tích chuỗi giá trị đòi hỏi một phương pháp tiếp cận
thấu đáo về những gì đang diễn ra giữa những người tham gia trong chuỗi,
những gì liên kết họ với nhau, những thông tin nào được chia sẻ, quan hệ giữa

họ hình thành và phát triển như thế nào, v.v.
Ngoài ra, chuỗi giá trị còn gắn liền với khái niệm về quản trị vô cùng
quan trọng đối với những nhà nghiên cứu quan tâm đến các khía cạnh xã hội và
môi trường trong phân tích chuỗi giá trị. Việc thiết lập (hoặc sự hình thành) các
chuỗi giá trị có thể gây sức ép đến nguồn tài nguyên thiên nhiên (như đất đai,
4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

nước), có thể làm thoái hoá đất, mất đa dạng sinh học hoặc gây ô nhiễm [18].
Thêm vào đó, sự phát triển của chuỗi giá trị có thể ảnh hưởng đến các mối ràng
buộc xã hội và tiêu chuẩn truyền thống, ví dụ, do quan hệ quyền lực giữa các hộ
và cộng đồng thay đổi, hoặc những nhóm dân cư nghèo nhất hoặc dễ bị tổn
thương chịu tác động tiêu cực từ hoạt động của những người tham gia chuỗi giá
trị [18].
Những mối quan ngại này cũng có liên quan đến các chuỗi giá trị nông
nghiệp. Lý do là các chuỗi giá trị phụ thuộc chủ yếu vào việc sử dụng các nguồn
tài nguyên. Đồng thời, ngành nông nghiệp còn có đặc thù bởi sự phổ biến các
tiêu chuẩn xã hội truyền thống, khung phân tích chuỗi giá trị có thể áp dụng để
rút ra kết luận về sự tham gia của người nghèo và các tác động tiềm tàng của sự
phát triển chuỗi giá trị đến người nghèo [14].
1.1.1.2. Các khái niệm liên quan đến chuỗi giá trị
a. Chuỗi cung ứng
Một chuỗi cung ứng được định nghĩa là một hệ thống các hoạt động vật
chất và các quyết định thực hiện liên tục gắn với dòng vật chất và dòng thông tin
đi qua các tác nhân.
Theo Lambert và Cooper (2000) [22], một chuỗi cung ứng ứng có 4 đặc
trưng cơ bản như sau:
+ Thứ nhất: Chuỗi cung ứng bao gồm nhiều công đoạn (bước) phối hợp
bên trong các bộ phận, phối hợp giữa các bộ phận (tổ chức) và phối hợp dọc.

+ Thứ hai: Một chuỗi bao gồm nhiều doanh nghiệp độc lập nhau, do vậy
cần thiết phải có mối quan hệ về mặt tổ chức.
+ Thứ ba: Một chuỗi cung ứng bao gồm dòng vật chất và dòng thông tin
có định hướng, các hoạt động điều hành và quản lý.
+ Thứ tư: Các thành viên của chuỗi nỗ lực để đáp ứng mục tiêu là mang lại
giá trị cao cho khách hàng thông qua việc sử dụng tối ưu nguồn lực của mình.
b. Chuỗi nông sản thực phẩm
Một chuỗi nông sản thực phẩm cũng là một chuỗi cung ứng sản xuất và
phân phối nông sản thực phẩm bao gồm dòng vật chất và dòng thông tin diễn ra
đồng thời. Chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm khác với chuỗi cung ứng của
các ngành khác ở các điểm như sau:
- Bản chất của sản xuất nông nghiệp thường dựa vào quá trình sinh học,
do vậy làm tăng biến động và rủi ro.
5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- Bản chất của sản phẩm, có những đặc trưng tiêu biểu như dễ dập thối và
khối lượng lớn, nên yêu cầu chuỗi khác nhau cho các sản phẩm khác nhau.
- Thái độ của xã hội và người tiêu dùng quan tâm nhiều về thực phẩm an
toàn và vấn đề môi trường.
c. Ngành hàng
Vào những năm 1960, phương pháp phân tích ngành hàng (Filière) được
sử dụng nhằm xây dựng các giải pháp thúc đẩy các hệ thống sản xuất nông
nghiệp. Các vấn đề được quan tâm nhiều nhất đó là làm thế nào để các hệ thống
sản xuất tại địa phương được kết nối với công nghiệp chế biến, thương mại, xuất
khẩu và tiêu dùng nông sản. Bước sang những năm 1980, phân tích ngành hàng
được sử dụng và nhấn mạnh vào giải quyết các vấn đề chính sách của ngành
nông nghiệp, sau đó phương pháp này được phát triển và bổ sung thêm sự tham
gia của các vấn đề thể chế trong ngành hàng.

Đến những năm 1990, có một khái niệm được cho là phù hợp hơn trong
nghiên cứu ngành hàng. “Ngành hàng là một hệ thống được xây dựng bởi các
tác nhân và các hoạt động tham gia vào sản xuất, chế biến, phân phối một sản
phẩm và bởi các mối quan hệ giữa các yếu tố trên cũng như với bên ngoài”.
Theo Fabre: “Ngành hàng được coi là tập hợp các tác nhân kinh tế (hay
các phần hợp thành các tác nhân) quy tụ trực tiếp vào việc tạo ra các sản phẩm
cuối cùng. Như vậy, ngành hàng đã vạch ra sự kế tiếp của các hành động xuất
phát từ điểm ban đầu tới điểm cuối cùng của một nguồn lực hay một sản phẩm
trung gian, trải qua nhiều giai đoạn của quá trình gia công, chế biến để tạo ra
một hay nhiều sản phẩm hoàn tất ở mức độ của người tiêu thụ”. [12]
Nói một cách khác, có thể hiểu ngành hàng là “Tập hợp những tác nhân
(hay những phần hợp thành tác nhân) kinh tế đóng góp trực tiếp vào sản xuất
tiếp đó là gia công, chế biến và tiêu thụ ở một thị trường hoàn hảo của sản phẩm
nông nghiệp” [5].
Như vậy, nói đến ngành hàng là ta hình dung đó là một chuỗi, một quá
trình khép kín, có điểm đầu và điểm kết thúc, bao gồm nhiều yếu tố động, có
quan hệ móc xích với nhau. Sự tăng lên hay giảm đi của yếu tố này có thể ảnh
hưởng tích cực hay tiêu cực tới các yếu tố khác. Trong quá trình vận hành của
một ngành hàng đã tạo ra sự dịch chuyển các luồng vật chất trong ngành hàng đó.
Sự dịch chuyển được xem xét theo ba dạng sau [5]:
+ Sự dịch chuyển về mặt thời gian
Sản phẩm được tạo ra ở thời gian này lại được tiêu thụ ở thời gian khác.
6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Sự dịch chuyển này giúp ta điều chỉnh mức cung ứng thực phẩm theo mùa vụ.
Để thực hiện tốt sự dịch chuyển này cần phải làm tốt công tác bảo quản và dự
trữ thực phẩm.
+ Sự dịch chuyển về mặt không gian

Trong thực tế, sản phẩm được tạo ra ở nơi này nhưng lại được dùng ở nơi
khác. Ở đây đòi hỏi phải nhận biết được các kênh phân phối của sản phẩm. Sự
dịch chuyển này giúp ta thoả mãn tiêu dùng thực phẩm cho mọi vùng, mọi tầng
lớp của nhân dân trong nước và đó là cơ sở không thể thiếu được để sản phẩm
trở thành hàng hoá. Điều kiện cần thiết của chuyển dịch về mặt không gian là sự
hoàn thiện của cơ sở hạ tầng, công nghệ chế biến và chính sách mở rộng giao
lưu kinh tế của Chính phủ.
+ Sự dịch chuyển về mặt tính chất (hình thái của sản phẩm)
Hình dạng và tính chất của sản phẩm bị biến dạng qua mỗi lần tác động
của công nghệ chế biến. Chuyển dịch về mặt tính chất làm cho chủng loại sản
phẩm ngày càng phong phú và nó được phát triển theo sở thích của người tiêu
dùng và trình độ chế biến. Hình dạng và tính chất của sản phẩm bị biến dạng
càng nhiều thì càng có nhiều sản phẩm mới được tạo ra.
Trong thực tế, sự chuyển dịch của các luồng vật chất này diễn ra rất phức
tạp và phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố về tự nhiên, công nghệ và chính sách.
Hơn nữa, theo Fabre thì “Ngành hàng là sự hình thức hoá dưới dạng mô hình
đơn giản làm hiểu rõ tổ chức của các luồng (vật chất hay tài chính) và của các
tác nhân hoạt động tập trung vào những quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và các
phương thức điều tiết” [5].
d. Tác nhân
Tác nhân là một “tế bào” sơ cấp với các hoạt động kinh tế, độc lập và
tự quyết định hành vi của mình. Có thể hiểu rằng, tác nhân là những hộ,
những doanh nghiệp, những cá nhân tham gia trong ngành hàng thông qua
hoạt động kinh tế của họ [12]. Tác nhân được phân ra làm hai loại:
- Tác nhân có thể là người thực (hộ nông dân, hộ kinh doanh, );
- Tác nhân là đơn vị kinh tế (các doanh nghiệp, công ty, nhà máy ).
Theo nghĩa rộng người ta phân tác nhân thành từng nhóm để chỉ tập hợp
các chủ thể có cùng một hoạt động. Ví dụ: Tác nhân “nông dân” để chỉ tập hợp
tất cả các hộ nông dân; tác nhân “thương nhân” để chỉ tập hợp tất cả các hộ
thương nhân; tác nhân “bên ngoài” chỉ tất cả các chủ thể ngoài phạm vi không gian

phân tích.
7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Mỗi tác nhân trong ngành hàng có những hoạt động kinh tế riêng, đó
chính là chức năng của nó trong chuỗi hàng. Tên chức năng thường trùng với tên
tác nhân. Ví dụ, hộ sản xuất có chức năng sản xuất, hộ chế biến có chức năng
chế biến, hộ bán buôn có chức năng bán buôn Một tác nhân có thể có một hay
nhiều chức năng. Các chức năng kế tiếp nhau tạo nên sự chuyển dịch về mặt tính
chất của luồng vật chất trong ngành hàng. Các tác nhân đứng sau thường có
chức năng hoàn thiện sản phẩm của các tác nhân đứng trước kế nó cho đến khi
chức năng của tác nhân cuối cùng ở từng luồng hàng kết thúc thì ta đã có sản
phẩm cuối cùng của ngành hàng.
e. Bản đồ chuỗi giá trị
Bản đồ chuỗi giá trị là một hình thức trình bày bằng hình ảnh (sơ đồ) về
những cấp độ vi mô cấp trung của chuỗi giá trị. Theo định nghĩa về chuỗi giá trị,
bản đồ chuỗi giá trị bao gồm một bản đồ chức năng kèm với một bản đồ về các
chủ thể của chuỗi. Lập bản đồ chuỗi có thể nhưng không nhất thiết phải bao gồm
cấp độ vĩ mô của chuỗi giá trị.
Chuỗi
Phương pháp “Filière” (Filière tiếng Pháp nghĩa là chuỗi, mạch) gồm các
trường phái tư duy và truyền thống nghiên cứu khác nhau. Khởi đầu, phương pháp
này được dùng để phân tích hệ thống nông nghiệp của các nước đang phát triển
trong hệ thống thuộc địa của Pháp [15]. Phân tích chủ yếu làm công cụ để nghiên
cứu cách thức mà các hệ thống sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là cao su, bông, cà
phê và dừa) được tổ chức trong bối cảnh của các nước đang phát triển [16]. Trong
bối cảnh này, khung Filière chú trọng đặc biệt đến cách các hệ thống sản xuất địa
phương được kết nối với công nghiệp chế biến, thương mại, xuất khẩu và khâu tiêu
dùng cuối cùng [17].

Do đó, khái niệm chuỗi (Filière) luôn bao hàm nhận thức kinh nghiệm
thực tế được sử dụng để lập sơ đồ dòng chuyển động của các hàng hoá và xác
định những người tham gia vào các hoạt động [25]. Tính hợp lý của chuỗi hoàn
toàn tương tự như khái niệm mở rộng về chuỗi giá trị được trình bày ở trên.
Khung phân tích của Porter
Trường phái nghiên cứu thứ hai liên quan đến công trình của Micheal
Porter (1985) về các lợi thế cạnh tranh. Porter đã dùng khung phân tích chuỗi
giá trị để đánh giá xem một công ty nên tự định vị mình như thế nào trên thị
trường và trong mối quan hệ với các nhà cung cấp, khách hàng và đối thủ cạnh
tranh khác. Ý tưởng về lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp có thể được tóm
tắt như sau: Một công ty có thể cung cấp cho khách hàng một mặt hàng (hoặc
dịch vụ) có giá trị tương đương với đối thủ cạnh tranh của mình nhưng với chi
8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

phí thấp hơn (chiến lược giảm chi phí) như thế nào? Cách khác là làm thế nào để
một doanh nghiệp có thể sản xuất một mặt hàng mà khách hàng sẵn sàng mua
với giá cao hơn (chiến lược tạo sự khác biệt)?
Trong bối cảnh này, khái niệm chuỗi giá trị được sử dụng như một khung
khái niệm mà các doanh nghiệp có thể dùng để tìm ra các nguồn lợi thế cạnh
tranh (thực tế và tiềm tàng) của mình. Đặc biệt, Porter lập luận rằng các nguồn
lợi thế cạnh tranh không thể tìm ra nếu nhìn vào công ty như một tổng thể. Một
công ty cần được phân tách thành một loạt các hoạt động và có thể tìm thấy lợi
thế cạnh tranh trong một (hoặc nhiều hơn) những hoạt động đó. Porter phân biệt
giữa các hoạt động sơ cấp, trực tiếp góp phần tăng thêm giá trị cho sản xuất
hàng hoá (hoặc dịch vụ) và các hoạt động hỗ trợ có ảnh hưởng gián tiếp đến giá
trị cuối cùng của sản phẩm.
Trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị không trùng với
ý tưởng về chuyển đổi vật chất. Porter giới thiệu ý tưởng theo đó tính cạnh tranh

của một công ty không chỉ liên quan đến quy trình sản xuất. Tính cạnh tranh của
doanh nghiệp có thể phân tích bằng cách xem xét chuỗi giá trị bao gồm thiết kế
sản phẩm, mua vật tư đầu vào, hậu cần, hậu cần bên ngoài, tiếp thị, bán hàng,
các dịch vụ hậu mãi và dịch vụ hỗ trợ như lập kế hoạch chiến lược, quản lý
nguồn nhân lực, hoạt động nghiên cứu v.v.
Do vậy, trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị chỉ áp
dụng trong kinh doanh. Kết quả là phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhằm hỗ trợ
các quyết định quản lý và chiến lược điều hành. Ví dụ, một phân tích về chuỗi
giá trị của một siêu thị ở châu Âu có thể chỉ ra lợi thế cạnh tranh của siêu thị đó
so với các đối thủ cạnh tranh là khả năng cung cấp rau quả nhập từ nước ngoài
[18]. Tìm ra nguồn lợi thế cạnh tranh là thông tin có giá trị cho các mục đích
kinh doanh. Tiếp theo những kết quả tìm được đó, doanh nghiệp kinh doanh siêu
thị có lẽ sẽ tăng cường củng cố mối quan hệ với các nhà sản xuất hoa quả nước
ngoài và chiến dịch quảng cáo sẽ chú ý đặc biệt đến những vấn đề này.
Hình 1.1: Chuỗi giá trị của Porter (1985) [24]

9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Một cách để tìm ra lợi thế cạnh tranh là dựa vào khái niệm “hệ thống giá
trị”. Có nghĩa là: thay vì chỉ phân tích lợi thế cạnh tranh của một công ty duy
nhất, có thể xem các hoạt động của công ty như một phần của một chuỗi các
hoạt động rộng hơn mà Porter gọi là “hệ thống giá trị”. Một hệ thống giá trị bao
gồm các hoạt động do tất cả các công ty tham gia trong việc sản xuất một hàng
hoá hoặc dịch vụ thực hiện, bắt đầu từ nguyên liệu thô đến phân phối đến người
tiêu dùng cuối cùng. Vì vậy, khái niệm hệ thống giá trị rộng hơn so với khái
niệm “chuỗi giá trị của doanh nghiệp”. Tuy nhiên, cần chỉ ra rằng trong khung
phân tích của Porter, khái niệm hệ thống giá trị chủ yếu là công cụ giúp quản lý
điều hành đưa ra các quyết định có tính chất chiến lược.






Hình 1.2: Hệ thống giá trị của Porter (1985) [24]
Phương pháp tiếp cận toàn cầu
Gần đây nhất, khái niệm các chuỗi giá trị được áp dụng để phân tích toàn
cầu hoá. Các nhà nghiên cứu Kaplinsky và Morris đã quan sát được rằng trong
quá trình toàn cầu hoá, người ta nhận thấy khoảng cách trong thu nhập trong và
giữa các nước tăng lên. Các tác giả này lập luận rằng phân tích chuỗi giá trị có
thể giúp giải thích quá trình này, nhất là trong một viễn cảnh năng động:
- Thứ nhất, bằng cách lập sơ đồ một loạt những hoạt động trong chuỗi,
phân tích chuỗi giá trị sẽ phân tích được tổng thu nhập của chuỗi giá trị thành
những khoản mà các bên khác nhau trong chuỗi giá trị nhận được.
- Thứ hai, phân tích chuỗi giá trị có thể làm sáng tỏ việc các công ty, vùng
và quốc gia được kết nối với nền kinh tế toàn cầu như thế nào?
Trong khuôn khổ chuỗi giá trị, các mối quan hệ thương mại quốc tế
được coi là một phần của các mạng lưới những nhà sản xuất, xuất khẩu, nhập
khẩu và bán lẻ, trong đó tri thức và quan hệ được phát triển để tiếp cận được
các thị trường và các nhà cung cấp. Trong bối cảnh này, sự thành công của
các nước đang phát triển và của những người tham gia thị trường ở các nước
đang phát triển phụ thuộc vào khả năng tiếp cận các mạng lưới này. Muốn
tiếp cận được mạng lưới này thì sản phẩm phải đạt được các yêu cầu của toàn
cầu hoá.
Chuỗi giá
trị của nhà
cung cấp
Chuỗi giá
trị của

công ty
Chuỗi giá
trị của
ngƣời mua
10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1.1.2. Các công cụ phân tích chuỗi giá trị
Trong quá trình phân tích chuỗi giá trị ngành hàng, tuỳ yêu cầu của ngành
hàng, có thể sử dụng các công cụ sau đây để phân tích:
- Lựa chọn các chuỗi giá trị ưu tiên để phân tích
* Mục tiêu của công cụ này là: Trước khi tiến hành phân tích chuỗi giá trị
phải quyết định xem ưu tiên chọn tiểu ngành nào, sản phẩm hay hàng hóa nào để
phân tích. Vì các nguồn lực để tiến hành phân tích lúc nào cũng hạn chế nên
phải lập ra phương pháp để lựa chon một số nhất định các chuỗi giá trị để phân
tích trong số nhiều lựa chọn có thể được.
* Các câu hỏi chính có thể sử dụng khi lựa chọn chuỗi giá trị ưu tiên là:
+ Việc chọn những chuỗi giá trị để phân tích dựa trên những tiêu chí
chính nào?
+ Có những chuỗi giá trị tiềm năng nào có thể phân tích?
+ Sau khi áp dụng những tiêu chí lựa chọn, những chuỗi giá trị nào là
thích hợp nhất để phân tích?
* Các bước tiến hành thực hiện công cụ này như sau:
Quá trình lập thứ tự ưu tiên tuân theo 4 bước như trong quy trình tiến
hành lựa chọn trong một tình huống có nguồn lực khan hiếm. Bốn bước này bao
gồm việc xác định một hệ thống các tiêu chí sẽ được áp dụng để lập thứ tự ưu
tiên các chuỗi giá trị, đánh giá tương đối mức độ quan trọng của các tiêu chí đó,
xác định các tiểu ngành, sản phẩm, hàng hóa tiềm năng có thể xem xét và sau đó
lập một ma trận để xếp thứ tự các sản phẩm theo các tiêu chí trên. Lựa chọn ưu

tiên cuối cùng có thể xác định dựa vào kết quả xếp loại đạt được.
- Lập sơ đồ chuỗi giá trị
Để hiểu được chuỗi giá trị mà chúng ta muốn phân tích, chúng ta có thể
dùng các mô hình, bảng, số liệu, biểu đồ và các hình thức tương tự để nắm được
và hình dung được bản chất. Lập sơ đồ chuỗi giá trị là một cách để làm cho
những gì chúng ta nhìn thấy dễ hiểu hơn.
* Mục tiêu của việc thực hiện công cụ lập sơ đồ chuỗi bao gồm 3 mục
tiêu sau:
+ Giúp hình dung được các mạng lưới để hiểu hơn về các kết nối giữa các
tác nhân và các quy trình trong một chuỗi giá trị.
+ Thể hiện tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các tác nhân và quy trình trong
chuỗi giá trị.
11

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

+ Cung cấp cho các bên có liên quan hiểu biết ngoài phạm vi tham gia của
riêng họ trong chuỗi giá trị.
* Các câu hỏi chính: Không có sơ đồ chuỗi giá trị nào hoàn toàn toàn diện
và bao gồm tất cả mọi yếu tố. Việc quyết định lập sơ đồ những gì phụ thuộc vào
các nguồn lực ta có, phạm vi và mục tiêu của nghiên cứu và nhiệm vụ của tổ
chức của chúng ta. Một chuỗi giá trị, cũng như thực tiễn, có rất nhiều khía cạnh:
dòng sản phẩm thực tế, số tác nhân tham gia, giá trị tích luỹ được v.v. Vì vậy,
việc chọn xem sẽ đưa vào những khía cạnh nào mà ta muốn lập sơ đồ là rất
quan trọng.
Những câu hỏi sau có thể hướng dẫn chọn những vấn đề nào để đưa vào
sơ đồ:
+ Có những quy trình khác nhau (căn bản) nào trong chuỗi giá trị?
+ Ai tham gia vào những quy trình này và họ thực tế làm những gì?
+ Có những dòng sản phẩm, thông tin, tri thức nào trong chuỗi giá trị?

+ Khối lượng của sản phẩm, số lượng những người tham gia, số công việc
tạo ra như thế nào?
+ Sản phẩm (hoặc dịch vụ) có xuất xứ từ đầu và được chuyển đi đâu?
+ Giá trị thay đổi như thế nào trong toàn chuỗi giá trị?
+ Có những hình thức quan hệ và liên kết nào tồn tại?
+ Những loại dịch vụ (kinh doanh) nào cung cấp cho chuỗi giá trị?
* Lập sơ đồ chuỗi giá trị bao gồm các bước sau:
+ Bước 1: Lập sơ đồ các quy trình cốt lõi trong chuỗi giá trị.
+ Bước 2: Xác định và lập sơ đồ những người tham gia chính vào các quy
trình này.
+ Bước 3: Lập sơ đồ dòng sản phẩm, thông tin và kiến thức.
+ Bước 4: Lập sơ đồ khối lượng sản phẩm, số người tham gia và số
công việc.
+ Bước 5: Lập sơ đồ dòng luân chuyển sản phẩm hoặc dịch vụ về mặt địa lý.
+ Bước 6: Xác định trên sơ đồ giá trị ở các cấp độ khác nhau của
chuỗi giá trị
+ Bước 7: Lập sơ đồ các mối quan hệ và liên kết giữa những người tham
gia trong chuỗi giá trị.
12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

+ Bước 8: Lập sơ đồ các dịch vụ kinh doanh cung cấp cho chuỗi giá trị.
- Chi phí và lợi nhuận
Sau khi đã lập sơ đồ chuỗi giá trị, bước tiếp theo là nghiên cứu sâu một số
khía cạnh của chuỗi giá trị. Có rất nhiều khía cạnh có thể lựa chọn để nghiên
cứu tiếp. Một trong những số đó là chi phí và lợi nhuận, hay nói một cách đơn
giản hơn, là số tiền mà một người tham gia trong chuỗi giá trị bỏ ra và số tiền
mà một người tham gia trong chuỗi giá trị nhận được.
* Để xác định được chi phí và lợi nhuận chúng ta cần dựa vào một số câu

hỏi chính sau:
+ Chi phí, gồm cả chi phí cố định và thay đổi, của mỗi người tham gia là
gì và cần đầu tư bao nhiêu để tham gia một chuỗi giá trị?
+ Thu nhập của mỗi người tham gia trong chuỗi giá trị là bao nhiêu?
Nói cách khác, khối lượng bán và giá bán của mỗi người tham gia là bao
nhiêu?
+ Lợi nhuận thuần, lợi nhuận biên và mức hoà vốn của mỗi người tham
gia là bao nhiêu?
+ Vốn đầu tư, chi phí, thu nhập, lợi nhuận và lợi nhuận biên thay đổi theo
thời gian như thế nào?
+ Vốn đầu tư, chi phí, thu nhập, lợi nhuận và lợi nhuận biên được phân
chia giữa những người tham gia trong chuỗi giá trị như thế nào?
+ Chi phí và lợi nhuận của chuỗi giá trị này thấp hơn hay cao hơn so với
các chuỗi giá trị sản phẩm khác? Nói cách khác, chi phí cơ hội của việc thuê
mua các nguồn lực sản xuất cho chuỗi giá trị cụ thể này là thế nào?
+ Chi phí và lợi nhuận của chuỗi giá trị này thấp hơn hay cao hơn các
chuỗi giá trị tương tự ở những nơi khác?
+ Nguyên nhân của việc phân chia chi phí và lợi nhuận trong một chuỗi
giá trị là gì?
- Phân tích công nghệ và kiến thức của các tác nhân tham gia trong chuỗi
Công cụ này giúp xem xét xem những tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị
đang sử dụng những công nghệ như thế nào? công nghệ này có phù hợp với họ
hay không và liệu có thể thay thổi để cải thiện giá trị của sản phẩm được không?
* Mục tiêu của công cụ này:
+ Để phân tích tính hiệu quả và hiệu lực của công nghệ trong việc sử dụng
trong chuỗi giá trị
13

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


+ Để đảm bảo một loại hình của công nghệ hiện tại và đòi hỏi trong chuỗi
giá trị.
+ Để phân tích tính hợp lý của công nghệ (có đủ điều kiện, hợp, có thể
tiếp cận, có thể tái tạo và thay thế) phù hợp với những kỹ năng của công nghệ ở
các mức khác nhau của chuỗi giá trị.
+ Để phân tích các lựa chọn nâng cao trong chuỗi giá trị cung cấp những
chất lượng đồi hỏi của sản phẩm đầu ra
+ Phân tích tác động của đầu tư bên ngoài trong kiến thức và công nghệ
- Phân tích các thu nhập trong chuỗi giá trị
Phân tích tác động của việc tham gia vào các chuỗi giá trị tới việc phân bổ
thu nhập trong và giữa các mức khác nhau của chuỗi giá trị ở cấp bậc của người
tham gia đơn lẻ; Phân tích tác động của các hệ thống quản trị chuỗi giá trị khác
nhau tới sự phân bổ thu nhập và giá sản phẩm cuối cùng; Miêu tả sự tác động
của sự phân bổ thu nhập tới người nghèo và những nhóm người yếu thế và tiềm
năng đối với sự giảm nghèo từ các chuỗi giá trị khác nhau.
- Phân tích việc làm trong chuỗi giá trị
Mục đích của việc phân tích này là: Để phân tích tác động của chuỗi giá
trị tới việc phân bổ việc làm giữa và trong các cấp khác nhau của chuỗi giá trị ở
cấp người tham gia cá nhân; Miêu tả sự phân bổ việc làm theo chuỗi giá trị và
trong số những tầng lớp giàu khác nhau và làm thế nào để người nghèo và nhóm
yếu thế có thể tham gia vào chuỗi; Miêu tả sự năng động của việc làm trong và
dọc theo chuỗi giá trị và sự bao gồm, tách rời người nghèo và các nhóm yếu thế;
Phân tích tác động của hệ thống quản trị khác nhau của chuỗi giá trị đến sự phân
bổ việc làm; Phân tích sự tác động của các chiến lược nâng cao khác nhau của
chuỗi giá trị lên sự phân bổ việc làm.
- Quản trị và các dịch vụ
Việc phân tích quản trị và các dịch vụ nhằm điều tra các quy tắc hoạt
động trong chuỗi giá trị và đánh giá sự phân phối quyền lực giữa những người
tham gia khác nhau. Quản trị là một khái niệm rộng bao gồm hệ thống điều phối,
tổ chức và kiểm soát mà bảo vệ và nâng cao việc tạo ra giá trị dọc theo chuỗi.

Quản trị bao hàm sự tác động qua lại giữa những người tham gia trong chuỗi là
không ngẫu nhiên, nhưng được tổ chức trong một hệ thống cho phép đáp ứng
những đòi hỏi cụ thể về sản phẩm, phương pháp và hậu cần. Ví dụ, việc tham
gia thị trường quốc tế thường phụ thuộc vào sự tuân thủ những quy định và
chuẩn mực quốc tế; một hệ thống quản trị hiệu quả đảm bảo rằng những chuẩn
14

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

mực yêu cầu có thể được đáp ứng bởi tất cả các khâu trong chuỗi. Phân tích
quản trị và các dịch vụ có thể giúp xác định đòn bẩy can thiệp nhằm tăng tính
hiệu quả chung của chuỗi giá trị. Các quy tắc có thể không được lập ra một cách
đầy đủ và duy trì yếu, làm giảm các khả năng tạo ra giá trị. Việc phân tích các
dịch vụ và quản trị cũng có thể giúp đánh giá lợi thế và bất lợi của các quy tắc
đối với các nhóm khác nhau, do vậy khám phá ra các khó khăn hệ thống ảnh
hưởng tới những người tham gia yếu hơn. Việc phân tích các dịch vụ và quản
trị có thể giúp hiểu những vấn đề quan trọng liên quan đến việc hoà nhập của
người nghèo vào chuỗi giá trị. Trước hết rất quan trọng để sử dụng phân tích
quản trị để xác định xem liệu người nghèo có tiếp cận được với các nguồn lực
hay liệu có những rào cản cơ cấu đối với tiếp cận chuỗi giá trị. Ví dụ, khi các
nguồn lực được kiểm soát bởi một số ít những người tham gia có quyền lực
liên quan bởi tình bạn hay quan hệ tin tưởng thì người tham gia mới muốn
tham gia vào chuỗi sẽ gặp phải những rào cản về kinh tế và xã hội. Trong một
chuỗi giá trị mà bị thống trị bởi một vài người tham gia trung tâm thì người
nghèo sẽ có khả năng ở thế bất lợi.
1.1.3. Một số khái niệm dùng cho tính toán[5]
* Giá trị sản xuất (GO - Gross Output)
Là doanh thu (hoặc đầu ra) của từng tác nhân, được tính bằng lượng sản
phẩm nhân với đơn giá. Để đơn giản, người ta chỉ xem xét những sản phẩm
chính. Trong phân tích ngành hàng, giá trị sản phẩm sẽ được phân tích khác

nhau trong phân tích tài chính và phân tích kinh tế.
* Chi phí trung gian (IC - Intermediate Cost)
Là chi phí về những yếu tố vật chất tham gia vào quá trình sản xuất, kinh
doanh. Chi phí trung gian trong ngành hàng được tính theo chi phí vật chất của
luồng vật chất tạo nên sản phẩm. Sản phẩm của các tác nhân đứng trước thuộc
chi phí trung gian của các tác nhân đứng liền kề sau nó. Các chi phí trung gian
khác là những chi phí ngoài ngành.
* Giá trị gia tăng (VA - Value Added)
- Là giá trị mới tạo thêm của mỗi tác nhân do hoạt động kinh tế về việc sử
dụng tài sản cố định, vốn và đầu tư lao động dưới ảnh hưởng của chính sách
thuế của Nhà nước.
- Công thức tính: VA = GO – IC. Giá trị gia tăng VA có thể bằng 0,
dương hoặc âm.
Giá trị gia tăng là phần không tính trùng giữa các tác nhân. Vì vậy, trong
15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

nền kinh tế quốc dân, tập hợp toàn bộ giá trị gia tăng của mọi tác nhân sẽ tạo
nên tổng sản phẩm quốc dân của đất nước (GNP = ∑ VA). Như vậy, nếu một
tác nhân nào đó có VA > 0 thì nghĩa là tác nhân đó đã góp phần tạo nên GNP
cho nền kinh tế.
Trong chuỗi giá trị, giá trị gia tăng là thước đo về giá trị được tạo ra trong
nền kinh tế. Khái niệm này tương đương với tổng giá trị được tạo ra bởi những
người vận hành chuỗi (doanh thu của chuỗi = giá bán cuối cùng * số lượng bán
ra). Giá trị gia tăng trên một đơn vị sản phẩm là hiệu số giữa giá mà người vận
hành chuỗi bán được trừ đi giá mà người vận hành chuỗi đó đã bỏ ra để mua
những nguyên liệu đầu vào mà những người vận hành chuỗi ở công đoạn trước
cung cấp, và giá của những hàng trung gian mua từ những nhà cung cấp hàng
hoá và dịch vụ không được coi là mắt xích trong chuỗi. Nói tóm lại, “giá trị mà

được cộng thêm vào hàng hoá hay dịch vụ tại mỗi khâu của quá trình sản xuất
hay tiêu thụ mặt hàng đó” (Mc Cormick/Schmitz). Một phần của giá trị gia tăng
được tạo ra được giữ lại trong chuỗi, còn một phần khác thì được giữ lại bởi những
nhà cung cấp nằm ngoài chuỗi.
- Các bộ phận của giá trị gia tăng:
+ Chi phí về tiền lương và phụ cấp (W-Wage)
+ Thuế và các khoản phải nộp (T- Taxes): Là các khoản thuế và các
khoản phải nộp mà các tác nhân phải đóng góp cho Nhà nước.
+ Chi phí khác về tài chính (FF- Financial Fee): Là khoản trả lãi tiền vay,
nộp bảo hiểm và các chi phí tài chính khác của các tác nhân. Nếu tác nhân chỉ sử
dụng vốn tự có, không phải trả lãi tiền vay thì sẽ không có chi phí về tài chính.
+ Lãi gộp (GPr - Gross Profit): Là khoản lợi nhuận thu được sau khi trừ đi
tiền thuê lao động, thuế và các chi phí tài chính.
GPr = VA - (W + T + FF)
Nếu lãi gộp > 0 có nghĩa là tác nhân đã thu được khoản lãi trong kinh doanh.
Lãi gộp GPr là yếu tố linh hoạt, nó biến đổi theo sự biến đổi của các đẳng thức trên.
Cũng như giá trị gia tăng, lãi gộp cũng có thể âm, dương hoặc bằng 0.
Lãi gộp GPr bao gồm 2 đại lượng là hao mòn tài sản cố định và lãi ròng.
+ Hao mòn tài sản cố định (A - Amotization) được tính hàng năm nhằm
mục đích tái sản xuất tài sản cố định.
Có ba phương pháp tính khấu hao, đó là: khấu hao đường thẳng, khấu hao
theo số dư giảm dần, khấu hao theo số lượng sản phẩm dựa trên tổng số đơn vị
sản phẩm ước tính tài sản có thể tạo ra.
16

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Để đơn giản, trong nghiên cứu này chúng tôi tính khấu hao theo phương
pháp khấu hao đường thẳng. Mức khấu hao trung bình hàng năm của chuồng trại
được tính bằng nguyên giá tài sản cố định (TSCĐ) chia cho số năm khai thác.

Để tính nguyên giá TSCĐ là chuồng trại chăn nuôi phải tập hợp tất cả các
chi phí xây dựng vào tài khoản 241 sau đó mới hình thành tài sản cố định. Thời
điểm ghi nhận TSCĐ là thời điểm kết thúc giai đoạn xây mới, đưa chuồng trại
vào khai thác. Các chi phí sửa chữa nhỏ trong giai đoạn sử dụng tính vào chi phí
hoạt động trong kỳ.
+ Lãi ròng NPr (Net Profit): Là phần lãi sau khi lấy lãi gộp trừ đi phần
hao mòn tài sản cố định. NPr = GPr - A
Lãi ròng cũng có thể là số dương, âm hay bằng 0. Lãi ròng là một chỉ tiêu
chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất kinh
doanh. Đó là phần thu được của các tác nhân sau khi trừ đi toàn bộ mọi chi phí
và các khoản phải nộp. Thông thường các tác nhân sử dụng lãi ròng NPr vào
việc mở rộng sản xuất hoặc nâng cao đời sống.

Chuỗi giá trị có thể được phân tích từ góc độ của bất kỳ tác nhân nào
trong chuỗi. Phép phân tích chuỗi thường được sử dụng cho các công ty, doanh
nghiệp hay cơ quan nhà nước Bốn khía cạnh trong phân tích chuỗi giá trị áp
dụng trong nông nghiệp mang nhiều ý nghĩa đó là:
- Thứ nhất: Phân tích chuỗi giá trị giúp chúng ta lập sơ đồ một cách hệ
thống các bên tham gia vào sản xuất, phân phối, tiếp thị và bán một (hoặc nhiều)
sản phẩm cụ thể.
- Thứ hai: phân tích chuỗi giá trị có vai trò trung tâm trong việc xác định
sự phân phối lợi ích của những người tham gia chuỗi. Điều này đặc biệt quan
trọng đối với các nước đang phát triển (nhất là về nông nghiệp) khi tham gia vào
quá trình toàn cầu hóa.
- Thứ ba: Phân tích chuỗi giá trị có thể dùng để xác định vai trò của việc
nâng cấp chuỗi giá trị.
- Thứ tư: phân tích chuỗi giá trị có thể nhấn mạnh vai trò của quản trị
chuỗi giá trị.
Như vậy, phân tích chuỗi giá trị có thể làm cơ sở cho việc hình thành các
chương trình, dự án hỗ trợ cho một chuỗi giá trị hoặc một số chuỗi giá trị nhằm

đạt được một số chuỗi kết quả phát triển mong muốn hay nó là động thái bắt đầu
một quá trình thay đổi chiến lược hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng ổn
định, bền vững.

×