Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh vĩnh phúc (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.75 KB, 27 trang )

1
häc viÖn ChÝnh trÞ quèc gia Hå ChÝ Minh
HÀ QUANG TIẾN
TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành : Kinh tế chính trị
Mã số : 62.31.01.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2014
2
Công trình được hoàn thành
tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS Đoàn Xuân Thủy
2. TS Vũ Thị Hoa
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2014
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia
và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một nội dung hoạt động
trong kinh tế đối ngoại của một quốc gia, góp phần quan trọng vào phát triển
kinh tế của mỗi quốc gia nói chung và từng địa phương nói riêng.
Trong điều kiện hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, rất cần thiết phải tập trung huy động và sử


dụng có hiệu quả các nguồn lực, trong đó FDI là nguồn lực quan trọng để đẩy
nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, thực hiện mục tiêu
đến năm 2020 Việt Nam trở thành một nước công nghiệp.
Với khởi điểm là một tỉnh nghèo, cơ bản là một tỉnh thuần nông (nông
nghiệp chiếm 56% GDP), Vĩnh Phúc có nhu cầu rất lớn về nguồn vốn để thực
hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá trên địa bàn và đã trở thành một tỉnh thu hút
đầu tư trực tiếp của nước ngoài với lượng lớn và đã mang lại hiệu quả tích cực.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, FDI ở Vĩnh Phúc cũng có những tác động không mong
muốn, từ đó đã và đang đặt ra nhiều vấn đề thực tiễn cần được kiến giải về lý
luận, tạo cơ sở khoa học cho việc hoạch định những giải pháp chính sách, cơ chế
cụ thể, thích hợp từng thời kỳ để FDI có tác dụng mạnh hơn đến phát triển kinh
tế - xã hội theo hướng bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường trong thời
gian tới. Vì vậy, vấn đề “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc” được tác giả lựa chọn làm đề tài luận án
tiến sĩ kinh tế chuyên ngành kinh tế chính trị, nhằm góp phần giải quyết
những vấn đề bức xúc đang diễn ra trong thu hút, sử dụng FDI để phát triển
kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thời gian tới.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
2.1. Mụ c đích
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về tác động của đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) tới phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, thực
hiện phân tích những tác động cụ thể của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới
phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường, vạch ra
những mặt được, chưa được, đề xuất những định hướng, giải pháp nâng cao
hiệu quả của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để đẩy nhanh sự phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng bền vững trong thời gian tới.
4
2.2. Nhiệ m vụ
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ đặt ra của luận án là:
- Luận giải rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của FDI tới phát

triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh trên các phương diện tác động tích cực
và tác động tiêu cực.
- Phân tích thực trạng tác động của FDI tới phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua, trong đó đặc biệt đi sâu làm rõ những tác
động tích cực và những tác động tiêu cực, những vấn đề cấp bách đặt ra cần
giải quyết để phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động
tiêu cực của FDI tới phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả FDI cho
phát triển kinh tế - xã hội ở Vĩnh Phúc đến 2020 và tầm nhìn 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đố i tư ợ ng nghiên cứ u
Luận án có đối tượng nghiên cứu là những tác động của đầu tư trực tiếp
nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội thể hiện thông qua những thay đổi
của các mặt đời sống kinh tế - xã hội như tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, việc làm, môi trường… dưới ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước
ngoài.
3.2. Phạ m vi nghiên cứ u
- Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng tác
động của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc,
trong đó có tính tới việc điều chỉnh địa giới hành chính của tỉnh theo Nghị
quyết của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, số 15/2008/NQ-QH12 ngày 29
tháng 05 năm 2008.
- Thời gian nghiên cứu: phân tích đánh giá thực trạng tác động của FDI
tới phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc từ 1997 đến năm 2014 theo
các phương diện kinh tế, xã hội, môi trường, nhằm đề xuất phương hướng và
giải pháp phát huy hiệu quả tác động của FDI tới phát triển kinh tế - xã hội ở
tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luậ n củ a luậ n án là quan điểm Chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về mở cửa

và hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời tham khảo, kế thừa những kết quả
5
nghiên cứu của các tổ chức, học giả trong nước và quốc tế về FDI và tác
động của FDI tới phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
4.2. Phư ơ ng pháp nghiên cứ u:
Cơ sở phương pháp luận của luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Luận án sử dụng chủ yếu các phương pháp
nghiên cứu: trừu tượng hóa khoa học; đi từ trừu tượng tới cụ thể; phương
pháp nghiên cứu hệ thống; tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh, đồng thời
kết hợp sử dụng các phương pháp tổng kết, phân tích và thực tiễn để tìm ra
những đặc trưng và tính quy luật của đối tượng nghiên cứu.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Luận giải khái niệm tác động của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội;
bổ sung làm rõ thêm về tác động hai mặt của FDI đến phát triển kinh tế - xã
hội trên địa bàn tỉnh theo các phương diện kinh tế, xã hội và môi trường.
- Phân tích, đánh giá và luận giải rõ thêm những tác động cụ thể của
FDI tới phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1997 – 2014, bao
gồm các tác động tích cực cùng một số tác động tiêu cực về kinh tế, xã hội,
môi trường các nguyên nhân của những tác động đó.
- Đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu để phát huy có
hiệu quả tác động của FDI tới phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
6. Ý nghĩa thực tiễn của luận án:
Luận án góp phần vào việc nâng cao nhận thức về vai trò to lớn, lâu dài
của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, Vĩnh Phúc
nói riêng. Đề xuất triển khai các giải pháp để đẩy mạnh thu hút và sử dụng có
hiệu quả nguồn FDI phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Vĩnh Phúc trong thời
gian tới. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tài liệu tham khảo hữu ích
cho các đơn vị cơ quan nghiên cứu và hoạch định chính sách về FDI, có thể
sử dụng tham khảo để giảng dạy các chuyên đề kinh tế về FDI trong các cơ sở

đào tạo đại học và sau đại học.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án gồm 4 chương, 11 tiết.
6
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TÁC
ĐỘNG CỦA FDI TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH
1.1. Khái quát về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận
án
1.1.1. Các công trình nghiên cứ u củ a nư ớ c ngoài
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu của các học giả và tổ chức
nước ngoài về vấn đề FDI và tác động của FDI tới một số lĩnh vực kinh tế - xã
hội của các quốc gia, địa phương nhập khẩu FDI.
1.1.2. Các công trình nghiên cứ u trong nư ớ c
Đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về học thuật và tổng kết
thực tiễn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam về thu hút đầu tư trực tiếp của nước
ngoài bao gồm sách chuyên khảo và tham khảo, LATS Kinh tế. Nhiều công
trình đã đề cập tới tác động của FDI tới phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam
nói chung và một số địa phương nói riêng.
1.2. Khái quát về kết quả các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.2.1. Nhữ ng kế t quả đã đư ợ c khẳ ng đị nh về mặ t khoa họ c và thự c tiễ n
Về mặt lý luận đã đưa ra quan niệm chung về đầu tư trực tiếp nước
ngoài; đã luận giải khá rõ về sự cần thiết khách quan của việc thu hút, sử dụng
FDI; đã khái quát những hình thức chủ yếu, vai trò và một số đặc điểm quan
trọng của FDI nói chung và đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt
Nam nói riêng. Đồng thời đề xuất giải pháp về cơ chế chính sách phù hợp
nhằm tạo lập môi trường, thông thoáng, hấp dẫn, đảm bảo kết hợp lợi ích giữa
nhà đầu tư nước ngoài và lợi ích của quốc gia, địa phương tiếp nhận FDI,

đồng thời định hướng việc thu hút, sử dụng FDI, kiểm soát, giảm thiểu tác
động tiêu cực.
1.2.2. Mộ t số vấ n đề đặ t ra
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa bản chất của FDI với những thay đổi
của FDI trong điều kiện cụ thể của các nước đang phát triển trong bối cảnh
mới của thế giới ngày nay.
Nguyên nhân gây khó khăn cho việc phát huy vai trò tích cực của FDI
đối với phát triển kinh tế - xã hội.
7
Vấn đề làm thế nào để từng địa phương của Việt Nam, có thể vừa thu hút
được nhiều vốn FDI, vừa đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội tổng thể theo
hướng bền vững vẫn đang là khoảng trống về khoa học, cần được tiếp tục
nghiên cứu và giải quyết.
1.2.3. Nhữ ng vấ n đề mớ i cầ n nghiên cứ u tiế p
- Hệ thống hóa nhằm làm sáng tỏ một cách đầy đủ, toàn diện cơ sở lý
luận và thực tiễn về tác động của FDI tới phát triển kinh tế - xã hội trên địa
bàn tỉnh: phải xuất phát từ bản chất của FDI với tư cách là hình thức quan hệ
sản xuất đặc thù được hình thành trong lịch sử và có quá trình phát triển lâu
dài, có biểu hiện khác nhau trong các điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau;
phân tích về tác động hai mặt của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội theo hai
hướng chủ yếu là những tác động tích cực và những tác động tiêu cực, nguyên
nhân; nghiên cứu kinh nghiệm về thu hút, sử dụng FDI của một số địa phương
trong nước và kinh nghiệm nước ngoài và cố gắng đúc rút những bài học mà
tỉnh Vĩnh Phúc có thể tham khảo, vận dụng.
- Phân tích toàn diện về thực trạng tác động của FDI tới sự phát triển
kinh tế - xã hội ở Vĩnh Phúc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn từ
khi tái lập tỉnh năm 1997 đến năm 2014 theo hai phương diện bao gồm cả
những tác động tích cực, tiêu cực về kinh tế, xã hội và môi trường, làm rõ
nguyên nhân của những tác động đó.
- Đề xuất quan điểm, phương hướng, giải pháp phát huy hiệu quả tác

động của FDI tới phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới, nhằm
đẩy nhanh Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, phát triển bền
vững.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA FDI TỚI
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
2.1. Bản chất và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.1.1. Khái niệ m đầ u tư trự c tiế p nư ớ c ngoài.
Kế thừa chọn lọc, có phê phán các quan niệm về Đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI), nghiên cứu sinh cho rằng: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt
động đầu tư trực tiếp nhằm mục tiêu lợi nhuận của chủ thể đầu tư nước ngoài
8
tại một quốc gia nhất định, bao hàm cả việc đầu tư vốn và trực tiếp quản lý
kinh doanh số vốn đó.
2.1.2. Bả n chấ t củ a đầ u tư trự c tiế p nư ớ c ngoài
Từ nghiên cứu nguồn gốc lịch sử của FDI luận án khẳng định rằng bản
chất của FDI với tư cách là xuất khẩu tư bản trực tiếp là nguyên nhân sâu xa
nhất của các tác động tiêu cực của FDI bên cạnh những tác động tích cực đối
với nước tiếp nhận FDI.
2.1.3. Các đặ c điể m củ a FDI
- FDI gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp.
- Chủ thể của FDI là các chủ thể tư nhân, mục tiêu đầu tư là lợi nhuận
cao, do đó FDI thường xuất hiện tại các nước tiếp nhận sau hình thức đầu tư
gián tiếp của chính phủ nước xuất khẩu, khi các điều kiện sản xuất kinh doanh
đã được xác lập tương đối đồng bộ, thuận lợi. Đồng thời, FDI luôn tập trung
vào những ngành, lĩnh vực, địa bàn có môi trường kinh doanh thuận lợi.
- FDI thường sử dụng công nghệ khác biệt nhằm tận dụng lợi thế trong
phân công lao động quốc tế để giảm chi phí, giảm sức ép cạnh tranh từ phía
các doanh nghiệp của nước tiếp nhận FDI.
- FDI thường tập trung vào những khâu then chốt, công nghệ nguồn để

chế tạo sản phẩm.
2.2. Tác động của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn
một tỉnh và các nhân tố ảnh hưởng.
Tác động của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội là những ảnh hưởng tất
yếu của sự hình thành, vận động và phát triển của FDI đối với các mặt của sự
phát triển kinh tế - xã hội. Tác động này có thể thể hiện ra theo hai cấp độ là
tác động trực tiếp, gián tiếp và theo hai phương diện tích cực, tiêu cực.
2.2.1 Tác độ ng tích cự c củ a FDI tớ i phát triể n kinh tế - xã hộ i trên đị a
bàn tỉ nh
Thứ nhất, về kinh tế FDI có tác động tích cực theo các phương diện:
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua bổ sung vốn thúc đẩy các
ngành, địa bàn thu hút FDI phát triển nhanh hơn.
- Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương cấp
tỉnh theo hướng công nghiệp hóa thông qua đẩy nhanh phát triển công nghiệp
và dịch vụ tại địa phương tiếp nhận.
9
- Là kênh quan trọng để phát triển công nghệ của địa phương tiếp nhận
FDI.
- Thúc đẩy phát triển hệ kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật.
- Tác động tích cực đối với xuất nhập khẩu.
- Tác động của FDI tới nguồn thu ngân sách.
Thứ hai, FDI có tác động tích cực tới giải quyết các vấn đề xã hội, biểu
hiện trên các mặt:
- Phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm trực tiếp, gián tiếp.
- Góp phần trực tiếp, gián tiếp bảo vệ môi trường sinh thái.
2.2.2. Tác độ ng tiêu cự c củ a FDI tớ i phát triể n kinh tế - xã hộ i trên đị a
bàn tỉ nh
- Có thể biến địa phương, quốc gia tiếp nhận FDI trở thành bãi thải của
nền công nghiệp thế giới thông qua nhập khẩu và sử dụng công nghệ lạc hậu
- Thường không chú trọng tới phát triển nền sản xuất hỗ trợ

- Tạo ra sự lệ thuộc về kỹ thuật và thị trường đối với nhiều hoạt động sản
xuất của địa phương.
- Tăng cường bóc lột đối với lao động tại địa phương, tạo ra những bức
xúc xã hội gay gắt, biểu hiện thông qua các cuộc đình công của công nhân
trong các doanh nghiệp FDI.
- Có thể sử dụng những biện pháp tinh vi gây ô nhiễm môi trường.
2.2.3. Các nhân tố ả nh hư ở ng tớ i tác độ ng củ a FDI đế n phát triể n
kinh tế - xã hộ i trên đị a bàn tỉ nh
2.2.3.1. Điều kiện tự nhiên
Có tác động quan trọng có ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của các dự
án đầu tư, tạo ra lợi thế tuyệt đối cho các địa phương cấp tỉnh thu hút và sử
dụng FDI, từ đó tạo cơ sở cho tác động của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội
trên địa bàn tỉnh.
2.2.3.2. Trình độ phát triển kinh tế
Các địa phương, tỉnh thành xa các trung tâm lớn, nơi hệ thống kết cấu hạ
tầng chưa phát triển đồng bộ, thuận tiện có nhiều thách thức đối với sử dụng tác
động của FDI để đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
2.2.3.3. Đặc điểm văn hoá - xã hội
Phong tục tập quán là nhân tố tinh thần đối với các nhà đầu tư nước
ngoài, họ dễ dàng hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng địa phương tiếp nhận
10
hay không là phụ thuộc vào phong tục tập quán của địa phương. Trình độ dân
trí cao hay thấp sẽ tác động trực tiếp đến nguồn nhân lực mà đặc biệt là đội
ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến
chi phí đầu vào của FDI.
2.3.3.4. Cơ chế chính sách của tỉnh về thu hút, sử dụng FDI
Các hoạt động và tác động của FDI không những chịu ảnh hưởng trực
tiếp bởi các chính sách của nước chủ nhà quy định về lĩnh vực đầu tư, bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ, chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách tiền tệ, thương
mại mà còn phụ thuộc rất lớn vào việc triển khai thực hiện những cơ chế

chính sách đó tại địa phương, trong đó có cấp tỉnh.
2.3. Kinh nghiệm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu
cực của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội ở một số tỉnh trong nước
và quốc gia trên thế giới.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm một số tỉnh như Bắc Ninh, Hải Dương,
Hưng Yên trong thu hút FDI vào phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh và
kinh nghiệm một số quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc luận án rút ra các
bài học cho tỉnh Vĩnh Phúc về thu hút, sử dụng FDI, bao gồm:
- Tập trung làm tốt công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói
chung đi đôi với tăng cường quản lý thực hiện tốt quy hoạch.
- Làm tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, coi đây là yếu tố
quyết định đến môi trường thu hút đầu tư của tỉnh.
- Quan tâm đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với yêu
cầu thu hút FDI.
- Cải thiện môi trường đầu tư.
- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư theo hướng
trọng tâm, trọng điểm.
- Tăng cường quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh về FDI.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ -
XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
3.1. Những điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới tác
động của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Phần này luận án tập trung trình bày và phân tích những điều kiện tự
nhiên và kinh tế - xã hội tác động đến thu hút FDI và tác động của FDI đến
11
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc như vị trí địa lý, địa hình, khí
hậu, thủy văn, tài nguyên thiên nhiên, tăng trưởng kinh tế đạt mức cao so với
trung bình của cả nước. Trong giai đoạn 1997 – 2010, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, xuất nhập khẩu, thu chi ngân sách, kêt cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật, nguồn

lao động… đúc rút những thuận lợi và khó khăn đối với thu hút và sử dụng
hiệu quả FDI ở Vĩnh Phúc.
3.2. Thực trạng tác động của FDI tới phát triển kinh tế - xã hội trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 1997 đến nay
3.2.1. Thự c trạ ng FDI trên đị a bàn tỉ nh Vĩnh Phúc
3.2.1.1. Khái quát chung về FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc
Trong giai đoạn 1997-2000, trên địa bàn tỉnh thu hút được 11 dự án FDI,
với tổng vốn đầu tư 270,8 triệu USD, trong đó vốn đầu tư cấp mới là 261,6
triệu USD, vốn tăng là 9,2 triệu USD. Vốn thực hiện: đạt 224,0 triệu USD,
chiếm 82,7% vốn đăng ký.
Trong giai đoạn 2001-2005, thu hút được 63 dự án FDI, với tổng vốn đầu
tư 713,6 triệu USD (trong đó vốn đầu tư cấp mới là 253,4 triệu USD, vốn tăng
là 460,2 triệu USD). Vốn thực hiện của các dự án FDI đạt 260,4 triệu USD,
chiếm 36,5% vốn đăng ký.
Trong giai đoạn 2006 – 2010, thu hút được 106 dự án, tổng vốn đầu tư
2.055,8 triệu USD. Vốn thực hiện của các dự án FDI đạt 647,3 triệu USD,
chiếm 31,5% vốn đăng ký.
Trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, tiếp tục thu hút được nhiều dự án.
Tính đến ngày 15/5/2014 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 158 dự án FDI đăng ký
hoạt động trong đó 111 dự án nằm trong KCN và 47 dự án ngoài KCN.
3.2.1.2. Thực trạng FDI phân theo ngành, lĩnh vực; hình thức, địa bàn
đầu tư
FDI trên địa bàn tỉnh tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ
với 116 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký: 2.333,85 triệu USD, chiếm 97,5% về
số dự án và 96,7% về số vốn đầu tư, với các ngành sản xuất, lắp ráp ôtô, xe
máy; cơ khí chế tạo; phanh ô tô, xe máy; may mặc; đồ nhựa; điện tử và xây
dựng hạ tầng KCN. Trong khi đó, lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản
chỉ có 3 dự án với tổng vốn đầu tư 79,0 triệu USD (chiếm 3,3% tổng vốn đầu
tư đăng ký).
12

Xét theo hình thức đầu tư thì phần lớn các dự án FDI trên địa bàn tỉnh
đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài: 104 dự án với tổng vốn đầu tư:
1.668,83 triệu USD.
Về phân bố theo địa bàn, tập trung nhiều nhất ở thành phố Vĩnh Yên với
60 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký: 399,7 triệu USD, thứ hai là huyện Bình
Xuyên với 46 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký: 1.378,0 triệu USD.
Nếu xét theo đối tác đầu tư, các dự án FDI ở Vĩnh Phúc đến từ 12 quốc
gia và vùng lãnh thổ của Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Phi, trong đó
chủ yếu là từ các quốc gia châu Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung
Quốc, Singapore, Malaysia
3.2.1.3. Tình hình triển khai, vốn thực hiện của các dự án FDI
Trong tổng số 119 dự án còn hiệu lực hiện nay đã có 94 dự án đi vào
hoạt động SXKD; 09 dự án đang xây dựng; 02 dự án BTGPMB và 13 dự án
chưa triển khai. Vốn thực hiện của các dự án FDI lũy kế đến nay đạt: 1.107,44
triệu USD, chiếm 46,0%/TVĐT. Các dự án Nhật Bản, Hàn Quốc có tỷ lệ vốn
thực hiện cao (Nhật Bản: vốn thực hiện đạt 86%/vốn đầu tư đăng ký, Hàn
Quốc: 80%/vốn đầu tư đăng ký). Trong khi đó, các dự án Đài Loan vốn thực
hiện chỉ đạt 16%/vốn đầu tư đăng ký
3.2.2. Thự c trạ ng tác độ ng tích cự c củ a FDI tớ i phát triể n kinh tế - xã
hộ i củ a tỉ nh Vĩnh Phúc.
3.2.2.1. Tác động tích cực của FDI tới phát triển kinh tế
Thứ nhất, Trong những năm qua FDI đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế trên địa bàn tỉnh. FDI đã trở thành nguồn vốn quan trọng cho đẩy
nhanh tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh. Năm 2013 FDI chiếm tới 24,58%
tổng vốn đầu tư xã hội của tỉnh. Trong giai đoạn 1998 - 2013 tốc độ tăng
trưởng kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc đạt mức khá cao. Ngoại trừ một số năm
như năm 1999, 2001, 2002, 2010, 2012 tốc độ tăng trưởng của bộ phận GDP
do FDI tạo ra thấp hơn so với mức tăng trưởng GDP chung của tỉnh, song nếu
xét cả giai đoạn 1998 - 2012 tốc độ tăng trưởng GDP của FDI vẫn cao hơn
mức tăng trưởng GDP chung của cả tỉnh. Trong giai đoạn 1998-2007 GDP

của tỉnh tăng 3,82 lần, GDP FDI tăng 7,64 lần. Trong giai đoạn 2008-2013
GDP của tỉnh tăng 1,53 lần, GDP FDI tăng 1,59 lần. Nhờ đó tỷ trọng đóng
góp của FDI vào GDP của tỉnh Vĩnh Phúc cũng không ngừng tăng lên, cụ thể
phản ánh trong bảng 3.1. dưới đây.
13
Bảng 3.1. Đóng góp của FDI vào GDP của tỉnh Vĩnh Phúc theo giá
thực tế
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
GDP
GDP FDI
Tỷ trọng của GDP FDI
trong tổng GDP (%)
1998
2.867.898
614.194
21,42
1999
3.194.544
620.353
19,42
2000
3.828.588
1.105.317
28,87
2001
4.431.138
1.224.130
27,63
2002

5.244.927
1.472.909
28,08
2003
6.498.132
1.893.279
29,14
2004
6.883.954
2.100.994
30,52
2005
8.871.917
3.160.313
35,62
2006
12.014.590
4.915.567
40,91
2007
15.832.879
6.965.408
43,99
2008
23.768.243
9.948.564
41,86
2009
25.922.472
11.158.572

43,05
2010
36.401.299
15.624.080
42,92
2011
49.447.244
22.161.662
44,82
SB 2012
52.536.142
23.277.589
44,31
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc.
Thứ hai, FDI là nhân tố chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trên địa bàn tỉnh theo hướng CNH, HĐH. Phần lớn nguồn vốn FDI trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm qua được tập trung vào phát triển công
nghiệp, cụ thể thể hiện qua các số liệu ở bảng 3.2. dưới đây.
Bảng 3.2. Đóng góp của FDI vào giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh
Vĩnh Phúc giai đoạn 1998 -2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Tổng số
FDI
Tỷ trọng của FDI (%)
1998
3.254.187
2.819.556
86,64
1999
3.891.475

3.446.308
88,56
2000
6.802.215
6.210.087
91,30
2001
7.177.273
6.221.642
86,69
2002
9.885.357
8.435.401
85,33
2003
13.566.038
11.386.419
83,93
2004
17.000.961
13.596.334
79,97
2005
21.319.125
17.818.980
83,58
2006
28.093.219
24.030.730
85,54

2007
39.825.228
34.439.150
86,48
2008
53.107.428
44.020.590
82,89
2009
59.104.607
49.383.877
83,55
14
2010
81.155.884
69.164.382
85,22
2011
115.435.268
97.688.599
84,63
SB 2012
121.169.382
102.474.799
84,57
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc.
Rõ ràng, sự phát triển của ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc trong những
năm qua phụ thuộc rất lớn vào hoạt động của FDI.
Nhờ sự tăng trưởng nhanh chóng của FDI trong công nghiệp, cơ cấu kinh tế
của tỉnh đã có sự chuyển dịch rất mạnh mẽ theo hướng tăng không ngừng tỷ

trọng của ngành công nghiệp và xây dựng trong GDP: từ 20,71% năm 1997 lên
60,10% năm 2013. Tỷ trọng của ngành nông, lâm nghiệp thủy sản giảm mạnh từ
44,35% năm 1997 xuống còn 10,72% vào năm 2013.
Tác động tích cực của FDI tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh
còn biểu hiện thông qua thúc đẩy sự hình thành và phát triển các ngành công
nghiệp mũi nhọn của tỉnh Vĩnh Phúc như sản xuất ô tô, xe máy kéo theo sự hình
thành và phát triển nhanh các doanh nghiệp cơ khí sản xuất phụ tùng, linh kiện
chất lượng cao cho công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy; cơ khí chế tạo, sản xuất
sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học, bước đầu thúc đẩy phát
triển công nghiệp chế biến nông lâm, thủy sản.
Thứ ba, Tác động của FDI tới công nghệ sản xuất FDI góp phần thúc đẩy
chuyển giao công nghệ tiên tiến vào tỉnh, phát triển một số ngành kinh tế chủ
lực của địa phương như sản xuất, chế tạo ô tô, xe máy, linh kiện phụ tùng ô
tô, xe máy, điện tử , thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ của tỉnh nâng cao chất lượng và
phát triển nhanh hơn, nhất là các ngành du lịch, dịch vụ, vui chơi giải trí, kinh
doanh bất động sản , phát triển hệ thống các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp tương đối đồng bộ.
Thứ tư, Thúc đẩy sự hình thành và phát triển của hệ thống kết cấu hạ
tầng kinh tế - kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống đường giao thông, cung cấp điện,
nước, dịch vụ bưu chính viễn thông …
Thứ năm, FDI góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập
kinh tế với khu vực và thế giới. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của các dự án
FDI trên địa bàn tỉnh gia tăng nhanh chóng. Trong giai đoạn 2001-2005,
GTKNXK đạt trên 293,00 triệu USD, mức tăng bình quân đạt 134,2%/năm;
giai đoạn 2006-2010, GTKNXK đạt trên 1.573,787 triệu USD, gấp 5,4 lần so
với 5 năm trước, mức tăng bình quân đạt 31,43%/năm; năm 2011, đạt 510
15
triệu USD (chiếm 92,77% GTKNXK của tỉnh), năm 2012 đạt 595,6 triệu
USD (chiếm 93,52% GTKNXK của tỉnh).
Thứ sáu, Góp phần cải thiện tình hình thu ngân sách của tỉnh, giúp cho

tỉnh từ chỗ không cân đối được thu chi ngân sách chỉ tiêu chủ yếu nhờ trợ cấp
từ ngân sách Trung ương, đến nay ngoài việc đã tự cân đối được thu – chi
ngân sách còn đóng góp cho ngân sách Trung ương ngày càng tăng, góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Nếu trong giai đoạn 1997 –
2000, tổng thu từ các DN FDI đạt mức còn khiêm tốn là 351 tỷ đồng, chiếm
34% tổng thu nội địa và 25% tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh, thì đến giai
đoạn 2006-2011, tổng thu ngân sách từ các DN FDI đạt mức 37.765 tỷ đồng,
chiếm 61% tổng thu ngân sách và 83% thu nội địa trên địa bàn. Thu từ các DN
FDI tiếp tục có xu hướng tăng nhanh. Tỷ trọng trong thu nội địa tăng từ 79%
năm 2005 lên 86% năm 2009; năm 2010 – 85%; năm 2011 – 81%
3.2.2.2. Thực trạng tác động tích cực của FDI tới giải quyết vấn đề xã
hội và môi trường
- Tác động tích cực trực tiếp tới tạo việc làm mới. Tính đến thời điểm
tháng 6 năm 2014 tổng số lao động làm việc trong các DN FDI trên địa bàn
Tỉnh là 50.874 người. Ngoài ra FDI có tác động gián tiếp thông qua sự phát
triển của các ngành khác như kết cấu hạ tầng và dịch vụ phục vụ sản xuất và
đời sống, từ đó tạo nhiều việc làm mới cho lao động trên địa bàn tỉnh.
- Góp phần làm gia tăng chất lượng nguồn nhân lực, kể cả lao động quản
lý và kỹ năng của người lao động trực tiếp theo phương pháp công nghiệp
thông qua việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân ở
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2011 trong số 31.802 lao
động trong các DN FDI, lao động có trình độ đại học là 2.716 người, chiếm
8,54%; trung cấp 2.123 người và 6,68%; công nhân kỹ thuật 13977 người và
43,95%
- Nêu gương về thực hiện pháp luật lao động thông qua hoạt động ký kết
hợp đồng lao động, xây dựng và đăng ký nội quy lao động, thang bảng lương,
Thỏa ước lao động tập thể với cơ quan quản lý nhà nước về lao động.
- Đảm bảo thu nhập cho người lao động, thực hiện khá tốt công tác bảo
hộ lao động
- Chú trọng, quan tâm và thực hiện đầy đủ trách nhiệm nghĩa vụ của

doanh nghiệp đối với chính sách pháp luật BHXH, BHYT, BHTN. Hàng năm,
16
tổng số tiền thu BHXH, BHYT, BH thất nghiệp do DN FDI tham gia đóng
góp chiếm trên 30% trên tổng số thu BHXH, BHYT, BHTN toàn tỉnh.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH. Nếu
vào năm 2000, lao động nông nghiệp chiếm 85,7%; công nghiệp-xây dựng
chiếm 6,5%; dịch vụ chiếm 7,8%; thì đến năm 2010 tỷ trọng lao động nông
nghiệp giảm xuống còn 46,4%; công nghiệp-xây dựng tăng lên thành 25,5%
và dịch vụ là 28,1%.
- Thực hiện khá tốt các thủ tục về môi trường, 100% các dự án FDI đã thực
hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường,
đề án bảo vệ môi trường hoặc đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định;
67% đơn vị có xác nhận hoàn thành các công trình xử lý sau ĐTM; 90% đơn vị
thực hiện đăng ký chủ nguồn thải CTNH và quản lý CTNH theo các văn bản
hướng dẫn.
3.2.3. Thự c trạ ng tác độ ng tiêu cự c củ a FDI tớ i phát triể n kinh tế - xã
hộ i củ a tỉ nh Vĩnh Phúc.
3.2.3.1. Về kinh tế
Các dự án FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chủ yếu có quy mô nhỏ và
vừa đến từ các nhà đầu tư Châu Á. Các ngành công nghiệp do các dự án FDI
tạo ra chủ yếu là công nghiệp lắp ráp, ít có công nghiệp chế tạo, chưa tạo ra
nhiều sản phẩm công nghệ cao, chưa đầu tư nhiều cho việc đổi mới công
nghệ, hoạt động R&D chuyển giao công nghệ còn hạn chế.
Chưa góp phần đẩy mạnh công nghiệp phụ trợ, mặc dù giá trị sản xuất đạt
khối lượng rất lớn nhưng giá trị gia tăng chiếm tỷ trọng thấp do giá trị các
nguyên liệu, vật liệu đầu vào lớn, tỷ lệ nội địa hoá trong ngành sản xuất ô tô
vẫn đang ở mức rất thấp (9%), giá trị nhập khẩu gấp 2 lần giá trị xuất khẩu, tập
trung vào gia công, lắp ráp và khai thác thị trường nội địa.
Làm cho kinh tế của tỉnh phụ thuộc rất lớn vào FDI. FDI đang chiếm tỷ
trọng quá lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp cũng như GDP và đóng góp

cho ngân sách, dẫn đến tốc độ tăng trưởng của tỉnh cao nhưng chưa đảm bảo sự
bền vững.
Phân bố của FDI rất không đồng đều theo ngành và theo địa bàn, gây hạn
chế về hiệu ứng lan tỏa.
Một số doanh nghiệp FDI vẫn đang lợi dụng kẽ hở về chính sách, pháp
luật của Việt Nam để thực hiện hành vi gian lận thương mại, chuyển giá, kê
17
khai lỗ hoặc lợi nhuận thấp, nên đóng góp rất hạn chế đối với nguồn ngân
sách của Nhà nước và của tỉnh.
3.2.3.2. Thực trạng tác động tiêu cực của FDI tới các vấn đề xã hội và
môi trường
Quan hệ chủ - thợ trong các DN FDI vẫn còn có những căng thẳng nhất
định. Trong nhiều DN FDI thường xuyên thực hiện chế độ làm tăng ca, tăng
giờ, trong khi đó thu nhập không tương xứng với thời gian và cường độ lao
động, quyền lợi về an sinh xã hội, mà trụ cột là BHXH, BHYT của người lao
động không được đảm bảo dẫn đến đình công lãn công, gây mất trật tự chính
trị xã hội trên địa bàn.
Một số DN FDI vẫn tìm cách cố tình trốn tránh đóng bảo hiểm xã hội,
hoặc để chấm dứt hợp đồng lao động khi cần thiết.
Chưa tạo nhiều việc làm cho khu vực nông thôn và tác động đến nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế.
Doanh nghiệp FDI trong công nghiệp Vĩnh Phúc thường không tập trung
vào các dự án xử lý môi trường mà vấn đề đó được chuyển thành trách nhiệm
của Ban quản lý Các khu công nghiệp. Còn nhiều các doanh nghiệp không
chấp hành nghiêm chỉnh quy định của Luật Bảo vệ môi trường, các doanh
nghiệp của Đài Loan, Trung Quốc có công nghệ, thiết bị lạc hậu, sử dụng
nhiều nguyên liệu, năng lượng và định mức phát thải lớn.
3.3. Đánh giá chung về tác động của FDI tới phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Vĩnh phúc và những vấn đề đặt ra
3.3.1. Nhữ ng kế t quả tích cự c và nguyên nhân

3.3.1.1. Những kết quả tích cực
Thứ nhất, FDI trở thành nguồn vốn bổ sung vô cùng quan trọng quyết
định tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh theo
hướng CNH, HĐH. Hoạt động của các DN FDI đã tác động tích cực tới nâng
cao trình độ công nghệ của sản xuất, chất lượng nguồn lao động và năng suất
lao động, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tạo điều kiện thuận
lợi hơn cho các DN thuộc các thành phần kinh tế khác nhận chuyển giao công
nghệ hiện đại, học hỏi phương pháp quản lý tiên tiến, không ngừng nâng cao
sức cạnh tranh về kinh tế của tỉnh. FDI đã thúc đẩy sự hình thành và phát triển
của các khu, cụm công nghiệp, thúc đẩy sự phát triển nhanh của hệ thống kế
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
18
Thứ hai, FDI đã trở thành yếu tố đảm bảo cho tăng trưởng nhanh của các
hoạt động xuất nhập khẩu, thúc đẩy giao lưu kinh tế quốc tế, đồng thời đóng
góp lớn cho nguồn thu ngân sách, tạo thuận lợi cho đầu tư phát triển kinh tế -
xã hội trên địa bàn tỉnh.
Thứ ba, FDI đã góp phần quan trọng vào giải quyết việc làm, nâng cao
thu nhập cho người lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
3.3.1.2. Nguyên nhân của những tác động tích cực của FDI
Một là, hệ thống các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách về đầu tư và đầu
tư trực tiếp nước ngoài ngày càng được hoàn thiện.
Hai là, sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ thường xuyên của Chính phủ, các bộ,
ngành Trung ương đã tạo ra những thuận lợi lớn cho thu hút và sử dụng FDI
có hiệu quả đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc.
Ba là, sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ
ban nhân dân tỉnh cùng sự chủ động phối hợp tích cực của các ngành trong
công tác thu hút và quản lý FDI.
Bốn là, sự ủng hộ của nhân dân và các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài
đối với chính sách phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và thu hút FDI

để phát triển kinh tế - xã hội nói riêng…
3.3.2. Nhữ ng tác độ ng tiêu cự c chủ yế u củ a FDI và nguyên nhân
3.3.2.1. Những tác động tiêu cực chủ yếu của FDI
Thứ nhất, Sự phát triển kinh tế của tỉnh đang phụ thuộc quá lớn vào FDI
Thứ hai, Phân bố của FDI đang rất mất cân đối theo ngành và địa bàn, do
đó gây mất cân đối cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Thứ ba, tác động của FDI tới nâng cao trình độ công nghệ sản xuất của
tỉnh còn hạn chế.
Thứ tư, Vẫn còn những doanh nghiệp FDI lợi dụng kẽ hở về chính sách,
pháp luật của Việt Nam để thực hiện hành vi gian lận thương mại, chuyển giá,
kê khai lỗ hoặc lợi nhuận thấp tác động tiêu cực tới an ninh kinh tế trên địa
bàn tỉnh.
Thứ năm, FDI chưa tạo nhiều việc làm cho nhân dân trong tỉnh, đặc biệt
là cho khu vực nông thôn, đóng góp vào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
của FDI còn hạn chế.
19
Thứ sáu, vẫn còn các DN FDI có tác động xấu đến môi trường làm ảnh
hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng bền vững.
3.3.2.2. Nguyên nhân của những tác động tiêu cực của FDI
Thứ nhất, từ phía bản thân các chủ thể FDI. Xuất phát từ bản chất và
động cơ lợi nhuận, các nhà đầu tư FDI luôn hướng vào lựa chọn các hoạt
động kinh doanh mang lại tỷ suất lợi nhuận cao kể cả khi hoạt động đó không
hoàn toàn phù hợp với những mục tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh.
Thứ hai, những bất cập trong cơ chế, chính sách của Nhà nước.
Thứ ba, Vĩnh Phúc là tỉnh có điểm xuất phát thấp, để đẩy mạnh phát triển
kinh tế - xã hội cần tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư trong ngoài tỉnh
và đặc biệt là FDI, vấn đề chọn lọc các dự án có chất lượng chưa được quan tâm
đúng mức; công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh vẫn còn
không bất cập; chất lượng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tại các KCN đến nay
vẫn chưa đồng bộ, dịch vụ logistcs chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu của các nhà

đầu tư; công tác đào tạo nghề và hỗ trợ, giúp đỡ người lao động làm việc trong
các DN FDI còn hạn chế; bất cập về đội ngũ cán bộ các cấp chính quyền và
đoàn thể, đặc biệt về năng lực nhận thức, bản lĩnh điều hành, trách nhiệm đối
với công việc đã và đang làm giảm hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý nhà
nước đối với FDI; trình độ phát triển kinh tế và trình độ dân trí chưa cao gây
ra nhiều bức xúc từ phía bộ phận dân cư trong diện bị thu hồi đất và đội ngũ
người lao động trong các doanh nghiệp FDI.
Do các nguyên nhân kể trên, một số chỉ số thành phần của chỉ số năng
lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh Vĩnh Phúc đã có xu hướng giảm sút, do đó chỉ
số năng lực cạnh tranh của tỉnh trong bảng xếp hạng các địa phương đã tụt
hạng: từ xếp thứ 3 năm 2008, thứ 6 năm 2009, xuống xếp thứ 15 năm 2010,
thứ 17 năm 2011, gây ảnh hưởng tới môi trường đầu tư của tỉnh.
CHƯƠNG 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY CÁC TÁC
ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA
FDI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC.
20
4.1. Dự báo về bối cảnh và nhu cầu thu hút vốn FDI cho phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn
đến năm 2030
4.1.1. Bố i cả nh quố c tế , trong nư ớ c, trong tỉ nh tác độ ng tớ i thu hút và
sử dụ ng FDI cho phát triể n kinh tế - xã hộ i tỉ nh vĩnh phúc trong giai đoạ n
đế n năm 2020
4.1.1.1. Tác động của bối cảnh quốc tế
Toàn cầu hóa, khu vực hóa, cách mạng khoa học - công nghệ và kinh tế tri
thức cùng sự chủ động hội nhập quốc tế của Việt Nam không những tạo điều
kiện cho tỉnh Vĩnh Phúc tiếp cận nhanh hơn, dễ dàng hơn với nguồn vốn FDI
và phát huy tác động tích cực của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh, mà còn tạo ra sức ép cạnh tranh và thách thức nhất định.
Những bất ổn kinh tế thế giới làm chậm tiến độ giải ngân của các dự án
đầu tư nước ngoài (FDI) cũng như làm giảm nhịp độ thu hút vốn đầu tư nước

ngoài…
4.1.1.2. Tác động của bối cảnh trong nước
Kết quả phát triển kinh tế - xã hội trong nước những năm qua đã tạo ra
những thuận lợi nhất định cho thu hút và sử dụng FDI trên phạm vi toàn quốc
nói chung và từng địa phương, trong đó có tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.
4.1.1.3. Tác động của bối cảnh trong tỉnh
Kể từ khi tái lập tỉnh năm 1997, Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều thành tựu
quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, những thành tựu về phát triển kinh
tế đã tạo thuận lợi cho hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng ngày càng đồng bộ,
hình thành và phân bố tương đối hợp lý hệ thống các khu công nghiệp là điều
kiện tốt để thu hút, sử dụng và phát huy tác động của FDI đến phát triển kinh tế
- xã hội của Tỉnh
4.1.2. Dự báo nhu cầ u về thu hút FDI trên đị a bàn tỉ nh
Để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 đưa Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh
công nghiệp, trở thành một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du
lịch của khu vực và của cả nước; nâng cao rõ rệt mức sống nhân dân; môi
trường được bảo vệ bền vững; dự báo tốc độ tăng trưởng của Tỉnh phải đạt
mức 14,0-14,5% trong giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó với chỉ số ICOR ở mức
khoảng 5, tỉnh Vĩnh Phúc cần tới từ 280.000 tỷ đồng đến 300.000 tỷ đồng vốn
đầu tư phát triển. Nếu tính theo phương án tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư
21
phát triển đạt khoảng 20%, thì nhu cầu về nguồn vốn FDI cho phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc sẽ ở mức vào khoảng từ 56.000 tỷ đồng đến 60.000
tỷ đồng.
4.2. Quan điểm và phương hướng cơ bản về nâng cao tác động tích
cực và hạn chế tác động tiêu cực của FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc
4.2.1. Quan điể m
Một là, Chiến lược thu hút, sử dụng và quản lý FDI của tỉnh phải được
thiết kế trong khuôn khổ chiến lược chung của cả nước, đồng bộ với chiến lược
phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Hai là: Gắn việc thu hút, sử dụng với phát huy tác động tích cực của FDI để
đẩy nhanh CNH, HĐH, phát triển kinh tế-xã hội bền vững, giải quyết việc làm,
đóng góp cho ngân sách, chuyển giao công nghệ, bảo vệ môi trường, cải thiện
mối quan hệ đối ngoại Đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực của FDI. FDI
phải hoạt động theo khuôn khổ pháp luật và tín hiệu thị trường, do đó cần thận
trọng cân nhắc trong việc ưu đãi đối với FDI, tránh những tác động tiêu cực của
FDI tới giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, môi trường trên địa bàn tỉnh.
Ba là: Cùng với việc thu hút nguồn vốn FDI cần phải quan tâm quản lý
hoạt động FDI sau cấp giấy chứng nhận đầu tư, sử dụng có hiệu quả nguồn
FDI, hạn chế tối đa các hệ quả của nguồn vốn này, công tác quản lý điều tiết
các dự án FDI sau khi được cấp phép có ý nghĩa quan trọng, thậm chí là sống
còn đối với phát huy tác động tích cực, giảm thiểu tác động tiêu cực của FDI
đến phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
4.2.2. Phư ơ ng hư ớ ng
Thứ nhất, về lĩnh vực đầu tư: chú trọng thu hút các dự án FDI có hàm
lượng khoa học công nghệ cao, thân thiện với môi trường, có khả năng đóng
góp lớn cho phát triển kinh tế-xã hội; các dự án có khả năng tham gia chuỗi giá
trị toàn cầu; các dự án trong các lĩnh vực công nghiệp điện tử, viễn thông; công
nghiệp cơ khí như sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, vật liệu xây dựng, vật liệu
mới và công nghiệp hỗ trợ của ngành sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, điện tử;
xây dựng phát triển hạ tầng KCN, dự án du lịch dịch vụ, trường đại học tầm cỡ
quốc tế.
Thứ hai, về địa bàn đầu tư: tập trung thu hút các dự án đầu tư vào các khu
công nghiệp, nâng cao tỷ lệ lấp đầy ở các khu công nghiệp. Từng bước hình
22
thành các trung tâm công nghiệp theo vùng Khuyến khích thu hút các dự án
công nghiệp phụ trợ của ngành sản xuất lắp ráp ô tô và phụ tùng ô tô xe máy.
Thứ ba, về đối tác: chú trọng thu hút FDI từ các Tập đoàn đa quốc gia, các
doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, các doanh nghiệp nhỏ và
vừa từ các nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, các đối

tác từ Châu Âu và Hoa Kỳ.
4.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả tác động của FDI tới phát triển
kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc
4.3.1. Đị nh kỳ đánh giá hiệ u quả củ a từ ng dự án và hiệ u quả củ a FDI
đố i vớ i phát triể n kinh tế - xã hộ i ở tỉ nh Vĩnh Phúc để có chư ơ ng tr ình điề u
chỉ nh kị p thờ i.
Để phát huy vai trò tích cực của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội của
Tỉnh, các cơ quan ban ngành có chức năng quản lý các dự án đầu tư cần thường
xuyên rà soát đánh giá thực trạng triển khai và hiệu quả của các dự án. Công
tác này phải được tiến hành định kỳ hàng quý trong năm nhằm tìm ra những
vướng mắc của các nhà đầu tư để giải quyết. Bên cạnh đó, cần kiên quyết thu
hồi các dự án FDI kém hiệu quả.
4.3.2. Tiế p tụ c hoàn thiệ n công tác quy hoạ ch phát triể n kinh tế - xã
hộ i, quy hoạ ch phát triể n các ngành kinh tế , quy hoạ ch các khu, cụ m công
nghiệ p đế n 2020 vớ i tầ m nhìn 2030.
Quy hoạch ở Vĩnh Phúc cần tiếp tục hoàn thiện theo hướng phù hợp với
các quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể ngành, vùng, sản phẩm của
Trung ương. Quy hoạch phải được luận chứng đầy đủ; vừa có tính mềm dẻo,
linh hoạt vừa có tính bắt buộc và phải có tầm nhìn dài hạn; được công khai hoá.
Đổi mới phương pháp xây dựng quy hoạch, quy hoạch phải gắn với thị trường,
quy hoạch phải có tính khả thi, phát huy được lợi thế của địa phương, định
hướng huy động và phân bổ mọi nguồn lực của xã hội cho phát triển.
Việc lập quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH phải bảo đảm tính đồng bộ,
thống nhất giữa chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển KT-XH, giữa quy
hoạch tổng thể phát triển KT-XH với quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng
đất đai; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế cả nước với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng, lãnh thổ, phù
hợp giữa quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH với quy hoạch phát triển ngành,
lĩnh vực
23

Công tác quy hoạch phải phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, có sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế; tránh tình trạng
thông qua quy hoạch để thực hiện độc quyền.
Tiếp tục điều chỉnh lại Quy hoạch phát triển Khu công nghiệp đến năm
2020 cho phù hợp với tình hình thực tế tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chủ
động xây dựng mới hoặc mở rộng các khu, cụm CN trong trường hợp đã lấp
đầy trên 60% diện tích đất công nghiệp hiện có. Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch
sử dụng đất theo hướng tiết kiệm, hiệu quả.
4.3.3. Phố i hợ p giữ a đị a phư ơ ng vớ i nhà đầ u tư trong việ c xây dự ng
kế t cấ u hạ tầ ng kinh tế - xã hộ i.
Cần phải huy động nguồn lực của mọi thành phần kinh tế và đòi hỏi phải
có sự tham gia tích cực của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức
chính trị - xã hội và mọi tầng lớp nhân dân. Đồng thời phải tăng cường quản
lý đầu tư xây dựng, chống thất thoát, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
xây dựng. Trước mắt, tiếp tục tập trung đầu tư xây dựng một số tuyến đường
có ý nghĩa quyết định đối với thu hút FDI phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh.
Việc xây dựng mới, cải tạo, mở rộng và nâng cấp các tuyến đường giao
thông trên địa bàn tỉnh đảm bảo sự kết nối liên thông không gian kinh tế các
vùng trong tỉnh, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tạo sức hấp dẫn trong
việc thu hút đầu tư. Đảm bảo cấp đầy đủ điện, nước cho sản xuất. Tập trung
đầu tư hệ thống xử lý nước thải và chất thải rắn, rác thải.
Huy động các nguồn lực thuộc các thành phần kinh tế đầu tư hạ tầng viễn
thông - công nghệ thông tin. Khuyến khích các nhà đầu tư theo hình thức BOT
và BT đầu tư làm hạ tầng giao thông. Tiếp tục xây dựng chính sách thu từ đất
và đấu giá đất để tạo vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng.
Thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ thủ tục xây dựng cơ
bản, chất lượng dự án, thiết kế và chất lượng thi công. Chỉ đạo thực hiện đúng
Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, không để xảy ra tình trạng lãng phí, tiêu cực, tham
nhũng khi triển khai đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu.

4.3.4. Nâng cao hiệ u quả hoạ t độ ng xúc tiế n đầ u tư , lự a chọ n dự án
đầ u tư vớ i mụ c tiêu phát triể n kinh tế - xã hộ i.
Tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác vận động xúc tiến đầu tư chú
trọng các đối tác chiến lược: tổ chức các cuộc hội thảo giới thiệu về môi trường
24
đầu tư chung tại các địa bàn và đối tác đã được nghiên cứu, tăng cường vận
động trực tiếp các tập đoàn lớn đầu tư vào các dự án cụ thể, nâng cấp trang
thông tin website về FDI. Biên soạn lại các tài liệu giới thiệu về FDI, đẩy mạnh
chương trình quảng bá hình ảnh địa phương và các chính sách khuyến khích,
ưu đãi đầu tư của tỉnh, giới thiệu môi trường đầu tư, các dự án kêu gọi đầu tư
của tỉnh, giới thiệu môi trường đầu tư, các dự án kêu gọi bằng hình thức giới
thiệu qua các Brochure, Internet, đĩa VCD, trên các Báo và tạp chí trong nước
để phục vụ cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Đổi mới nội dung và phương thức vận động, xúc tiến đầu tư, in các ấn
phẩm quảng bá về môi trường đầu tư của tỉnh bằng các thứ tiếng: Anh, Nhật,
Hàn Quốc, Việt Nam. Kết hợp hoạt động xúc tiến Thương mại- Du lịch với xúc
tiến Đầu tư. Xây dựng chiến lược thu hút đầu tư theo từng nhóm dự án để có
kế hoạch kêu gọi đầu tư theo địa chỉ (theo địa bàn, theo lĩnh vực ưu tiên ).
Đào tạo kiến thức về xúc tiến đầu tư. Thành lập quỹ xúc tiến đầu tư hoặc bố trí
kinh phí thoả đáng, có hiệu quả cho công tác xúc tiến đầu tư.
4.3.5. Phát triể n nguồ n nhân lự c đáp ứ ng yêu cầ u thu hút và sử dụ ng
hiệ u quả FDI để phát triể n kinh tế - xã hộ i bề n vữ ng
Cần đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực cả về quy mô, chất lượng
và cơ cấu. Nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt mức 75%
tổng số lao động làm việc, trong tổng số lao động qua đào tạo, tỷ lệ công nhân
kỹ thuật các loại phải đạt mức 60% đến năm 2020. Đẩy mạnh đào tạo nhân
lực trình độ cao đẳng, đại học và phát triển đào tạo đội ngũ nhân lực chất
lượng cao, đặc biệt là đội ngũ kỹ sư giỏi trong các ngành sản xuất công
nghiệp đang có xu thế thu hút FDI công nghệ cao như cơ khí chế tạo, điện tử,
công nghệ thông tin, vật liệu mới, công nghệ sinh học, may mặc, giầy da, chế

biến nông sản, thực phẩm Phấn đấu đào tạo công nhân kỹ thuật trình độ cao
đạt mức khoảng 35-40%.
Về cơ cấu theo ngành cần ưu tiên đào tạo cho các ngành then chốt như: cơ
khí, điện tử, công nghệ thông tin, sản xuất vật liệu mới; khuyến khích các
doanh nghiệp công nghiệp tổ chức đào tạo nhân lực bằng hình thức nhà nước
hỗ trợ chi phí đào tạo theo địa chỉ.
Tiếp tục tăng nguồn vốn ngân sách, đẩy mạnh xã hội hoá để tăng cường
huy động các nguồn vốn cho đầu tư xây dựng và hiện đại hóa cơ sở vật chất –
kỹ thuật của các cơ sở đào tạo phục vụ phát triển nhân lực, thực hiện cơ chế,
25
chính sách trích từ nguồn vốn huy động từ đấu giá quyền sử dụng đất cho xây
dựng cơ sở đào tạo, có cơ chế để ràng buộc trách nhiệm các doanh nghiệp, cơ
sở sử dụng lao động trong việc đóng góp kinh phí cho đào tạo lao động mà
doanh nghiệp đang sử dụng.
4.3.6. Tăng cư ờ ng sự lãnh đạ o củ a Đả ng, quả n lý củ a Nhà nư ớ c trong
việ c tăng cư ờ ng thu hút và nâng cao hiệ u quả FDI trong phát triể n kinh tế
xã hộ i.
Giảm dần sự tham gia trực tiếp của cơ quan quản lý trung ương vào xử lý
các vấn đề cụ thể, trong đó nhiệm vụ giám định đầu tư và hậu kiểm được tăng
cường; đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý từ trung ương đến địa phương
thông qua tổ chức tập huấn, đào tạo ngắn hạn; phải tiếp tục đẩy mạnh việc triển
khai phân cấp quản lý nhà nước giữa cấp tỉnh và các cấp chính quyền địa
phương; chú trọng vào công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện
chính sách pháp luật của các địa phương tránh tình trạng ban hành chính sách
ưu đãi vượt khung.
Tỉnh cần thực hiện hướng dẫn các nhà đầu tư lập dự án đảm bảo đầy đủ
các nội dung, thuận lợi cho việc thẩm tra trình độ công nghệ, tăng cường công
tác kiểm tra, giám sát việc triển khai dự án của nhà đầu tư, thực hiện tốt cơ
chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp FDI đầu tư vào hoạt động khoa
học và công nghệ, tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các cuộc đối thoại với

cộng đồng các nhà đầu tư, thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa liên thông, đẩy
mạnh việc ứng dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý…
Tích cực rèn luyện phẩm chất, bản lĩnh, nâng cao trình độ chuyên môn của
đội ngũ cán bộ chính quyền các cấp; triển khai đồng bộ chủ trương và có giải pháp
thực hiện hữu hiệu về chống tham nhũng, sách nhiễu, phiền hà, nâng cao tính
minh bạch, công khai và hiệu quả trong công việc của các cấp chính quyền.
KẾT LUẬN
Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tư cách là hình thái xuất khẩu tư bản đã
xuất hiện và trở thành phổ biến kể từ khi chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn
tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền. Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ
hai, dưới tác động của những thay đổi lớn trong tình hình kinh tế, chính trị thế
giới, FDI đã có xu hướng mới, từ đó đã đặt ra vấn đề đối với các nước đang
phát triển, trong đó có Việt Nam và tỉnh Vĩnh Phúc là làm thế nào để không

×