Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

hoạt động xúc tiến của ngành du lịch việt nam ở khu vực asean

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 144 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ





PHẠM MẠNH CƯỜNG






HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN CỦA NGÀNH DU
LỊCH VIỆT NAM Ở KHU VỰC ASEAN










LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH










Hµ Néi - n¨m 2007









ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ





PHẠM MẠNH CƯỜNG





HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN CỦA NGÀNH DU
LỊCH VIỆT NAM Ở KHU VỰC ASEAN



Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số : 60 34 05






LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS LÊ ANH TUẤN







Hµ Néi - N¨m 2007





ii
MC LC
Li cm n
i
Mc lc
ii
Danh mc bng
v
Danh mc s , biu v hỡnh nh
vi
Danh mc cỏc ch vit tt
vi
M u
1
Chng 1: Xỳc tin qung bỏ du lch - Mt s vn lý lun

7
1.1. Mt s khỏi nim c bn v du lch

7
1.1.1. Th trng du lch
7
1.1.2. Chc nng ca th trng du
lch
9
1.1.3. c im ca th trng du lch
10
1.1.4. Cung v cu trong th trng du lch
11
1.1.5. Phõn loi th trng du lch

14
1.2. Marketing du lịch
18
1.2.1. Khái niệm chung về marketing
18
1.2.2. Marketing trong du lịch
19
1.3. Xúc tiến quảng bá du lịch
20
1.3.1. Khái niệm và bản chất của xúc tiến quảng bá du lịch
21
1.3.2. Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của xúc tiến quảng bá du lịch
21
1.4. Những nội dung cơ bản của hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch
23
1.4.1. Xác định thị tr-ờng mục tiêu và đối t-ợng xúc tiến quảng bá du lịch
23
1.4.2. Xây dựng và lựa chọn ph-ơng án khả thi
25
1.4.3. Lập kế hoạch xúc tiến quảng bá theo ph-ơng án đã lựa chọn
26
1.4.4.Tổ chức thực hiện và tổng kết rút kinh nghiệm
37
1.5. Kinh nghiệm của một số n-ớc trong xúc tiến quảng bá du lịch
39
1.5.1. Kinh nghiệm của một số n-ớc trên thế giới trong việc xúc tiến quảng bá
ra n-ớc ngoài

39



iii
1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho ngành Du lịch Việt Nam
43
Tóm tắt ch-ơng 1
45
Ch-ơng 2: Thực trạng của hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Việt nam ở
một số thị tr-ờng ASEAN

46
2.1. Thị tr-ờng du lịch Việt nam
46
2.1.1. Khái quát về ngành Du lịch Việt nam
46
2.1.2. Thị tr-ờng khách du lịch của Việt Nam
49
2.2. Đặc điểm của các thị tr-ờng tiềm năng ASEAN
59
2.2.1. c im chung th trng khỏch du lch t cỏc nc
ASEAN
59
2.2.2. Mt s th trng tim nng khu vc ASEAN n Vit
Nam
64
2.3. Thc trng ca hot ng xỳc tin qung bỏ du lch Vit Nam ti th
trng nc ngoi v
ASEAN

71
2.3.1. H thng chớnh sỏch, vn bn phỏp lý v c quan qun lý hot ng xỳc

tin Du lch Vit
Nam

71
2.3.2. Thc trng hot ng xỳc tin qung bỏ ca ngnh Du lch Vit
Nam

73
2.3.3 Thc trng hot ng xỳc tin qung bỏ hng ti th trng
ASEAN

86
2.3.4. Nhng hn ch v nguyờn nhõn ca cụng tỏc xỳc tin qung bỏ vo th
trng
ASEAN

96
Túm tc chng 2
100

Chng 3: Nhng gii phỏp y mnh hot ng xỳc tin qung bỏ du lch




iv
Việt Nam hướng tới khai thác khách ở một số thị trường ASEAN
101
3.1. Mục tiêu phát triển của Du lịch Việt Nam trong giai đoạn 2010 đến năm
2020

101
3.1.1 Mục tiêu tổng quát
101
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
101
3.2. Các giải pháp đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam hướng tới
khai thác khách ở một số thị trường ASEAN

102
3.2.1. Định hướng chung cho công tác xúc tiến quảng bá Du lịch Việt Nam
đến năm 2020

102
3.2.2. Các giải pháp đẩy mạnh xúc tiến quảng bá Du lịch Việt Nam ở một số
thị trường ASEAN

104
3.3. Một số kiến nghị
118
3.3.1. Đối với Chính phủ và các bộ, ngành Trung
ương
118
3.3.2. Đối với ngành Du lịch
120
3.3.3. Đối với các địa phương

121
3.3.4. Đối với các doanh nghiệp
121
Tóm tắc chương 3

122
Kết luận
123
Phụ lục
125
Tài liệu tham khảo
128










v













DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh tiện ích của một số phương tiện truyền thông cơ bản
35
Bảng 2.1. Số lượng khách du lịch nội địa từ năm 2000 - 2006

50
Bảng 2.2. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ năm 2000 - 2006
52
Bảng 2.3. Khách du lịch ASEAN đến Việt Nam từ năm 2004 - 2006
54
Bảng 2.4. Khách du lịch ASEAN đến Việt Nam theo thị trường
55
Bảng 2.5. Khách du lịch đến Việt Nam từ khu vực Đông Bắc á
55
Bảng 2.6. Khách du lịch đến Việt Nam từ khu vực châu Âu

56
Bảng 2.7. Khách du lịch đến Việt Nam từ khu vực Bắc
Mỹ
57
Bảng 2.8. Khách du lịch đến Việt Nam từ khu vực châu Đại
Dương
58
Bảng 2.9. Khách Indonesia đi du lịch các nước trên thế giới
64
Bảng 2.10. Khách Malaysia đi du lịch các nước trên thế giới
66
Bảng 2.11. Khách Singapore đi di lịch các nước trên thế
giới
68

Bảng 2.12. Khách Thái Lan đi du lịch các nước trên thế giới
70


vi
Bảng 2.13. Số lượng tờ rơi, tờ gấp trong giai đoạn 2000 -
2005
76
Bảng 2.14. Các sự kiện xúc tiến quảng bá du lịch ngoài nước 2000 - 2005

82
Bảng 2.15. Các sự kiện xúc tiến quảng bá du lịch tại các nước ASEAN từ
2000 - 2005


88
Bảng 2.16. Bảng so sánh về hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch tại ASEAN với
các thị trường khác

89
Bảng 2.17. Kênh xúc tiến quảng bá chủ yếu cảu các hãng lữ hành vào thị
trường
ASEAN

91
Bảng 2.18. Kết quả đánh giá hoạt động xúc tiến quảng bá của ngành du lịch
hướng tới thị trường
ASEAN

91

Bảng 2.19. Đánh giá về “sự cần thiết” và “tính khả thi” của công tác xúc tiến
quảng bá vào thị trường trọng điểm

92
Bảng 2.20. Xếp loại mức độ đánh giá về “sự cần thiết” của công tác xúc tiến
quảng bá vào thị trường trọng điểm

95
Bảng 2.21. Xếp loại mức độ đánh giá “tính khả thi” của công tác xúc tiến
quảng bá vào thị trường trọng
điểm

96

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ ẢNH

Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa ngành Du lịch và thị trường
9
Biểu đồ 2.1. Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ năm 2000 - 2006
52
Biểu đồ 2.2. Khách du lịch đến Việt Nam năm 2006 phân theo thị trường
53
Biểu đồ 2.3. Lượng khách du lịch ASEAN đến Việt Nam từ năm 2004 - 2006
.
54
Biểu đồ 3.3. Hiện trạng và dự báo khách du lịch Việt Nam đến 2020
102
Hình 2.1. Biểu trưng của chương trình hành động quốc gia 2000 - 2001
77



vii

Hình 2.2. Biểu trưng của chương trình hành động quốc gia 2005 - 2010
77

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AHETE
:
Hiệp hội du lịch quốc tế Malaysia
ASEAN
:
Hiệp hội các nước Đông Nam á
ASEANTA
:
Hiệp hội du lịch ASEAN
ATF
:
Hội chợ du lịch ASEAN
BITTM
:
Hội chợ du lịch thương mại Bắc Kinh - Trung Quốc
CITM
:
Hội chợ du lịch thương mại Thượng Hải - Trung Quốc
EU
:
Liên minh châu Âu
FARM TRIP
:

Du lịch làm quen cho các hãng lữ hành
ITB
:
Hội chợ du lịch quốc tế tại Berlin - Đức
ITE
:
Hội chợ du lịch quốc tế tại Hông Kông
IT&CMA
:
Hội chợ du lịch và Hội thảo tại Thái Lan
JATA
:
Hội chợ du lịch quốc tế tại Nhật
KOTFA
:
Hội chợ du lịch quốc tế tại Hàn Quốc
MICE
:
Du lịch hội thảo, hội nghị
PRESS TRIP
:
Du lịch làm quen cho các nhà báo viết về du lịch
TOP RESA
:
Hội chợ du lịch quốc tế tổ chức tại Pháp
TTM
:
Hội chợ du lịch thương mại tại Thái Lan
UNWTO
:

Tổ chức du lịch thế giới
WTO
:
Tổ chức thương mại thế giới
WTM
:
Hội chợ du lịch quốc tế tại Anh



1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam có tiềm năng về tài nguyên du lịch cả trong tự nhiên và nhân
văn, có môi trƣờng chính trị xã hội ổn định, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du
lịch đƣợc quan tâm phát triển, có nguồn nhân lực trẻ, dồi dào dễ thích nghi với
điều kiện mới, có vị thế uy tín và đang đƣợc tạo lập vững chắc trong quan hệ
quốc tế. Đồng thời với kết quả của 20 năm thực hiện chính sách đổi mới, hình
ảnh về một “Việt Nam - chiến tranh” dần dần đƣợc thay thế bằng một “Việt Nam -
đổi mới kinh tế”. Những yếu tố này đã và đang là những điều kiện rất quan trọng
để Việt Nam phát triển ngành Du lịch. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX xác
định “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” [24, tr.178]. Nhƣ vậy
phát triển du lịch đã trở thành quốc sách và Việt Nam đang tập trung nhiều
nguồn lực để đảm bảo thực hiện mục tiêu này.Với chủ trƣơng chính sách đúng
đắn, trong những năm qua ngành Du lịch đã đạt đƣợc những thành tựu đáng
khích lệ. Cơ sở vật chất kỹ thuật không ngừng đƣợc phát triển, nâng cấp, tài
nguyên du lịch đƣợc quan tâm khai thác và phát triển. Lƣợng khách quốc tế tăng
đều và liên tục từ những năm 90. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự phát triển này
vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng. Đây là vấn đề lớn đòi hỏi các nhà quản lý,
các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch phải quan tâm nghiên cứu để cải thiện.

Trên thế giới, trong chính sách phát triển du lịch của hầu hết các quốc gia
ngoài việc khai thác tài nguyên du lịch, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch
vụ du lịch, đào tạo nguồn nhân lực và phát triển một cơ chế phối hợp liên ngành
thì việc tổ chức xúc tiến quảng bá du lịch đóng góp một vai trò đặc biệt quan
trọng. Ngành du lịch Việt Nam cũng đã và đang thực hiện theo phƣơng châm đó.
Tuy nhiên, trong thực tế còn có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc phát triển
du lịch nhận khách còn hạn chế. Cụ thể việc cần khai thác tài nguyên, phát triển
cơ sở vật chất, tạo dựng nhiều sản phẩm du lịch độc đáo hấp dẫn, xây dựng
nguồn nhân lực chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế ngành. Đặc biệt, hoạt động


2
xúc tiến quảng bá hình ảnh về điểm đến - Việt Nam ra nƣớc ngoài là cơ sở để thu
hút khách quốc tế từ những thị trƣờng tiềm năng còn nhiều vấn đề cần phải cải
thiện. Du lịch Việt Nam đã xác lập một số thị trƣờng trọng điểm để tập trung
khai thác và phát triển thị trƣờng du lịch nhƣ: thị trƣờng Đông Bắc Á, thị trƣờng
Bắc Mỹ, thị trƣờng Tây Âu, thị trƣờng ASEAN Tuy nhiên việc khai thác các thị
trƣờng ASEAN còn chƣa thực sự nhƣ mong muốn. Với dân số hơn 400 triệu
ngƣời, thị trƣờng khách du lịch từ khu vực ASEAN là một thị trƣờng lớn đầy
tiềm năng đối với du lịch Việt Nam. Tuy nhiên lƣợng khách du lịch hàng năm
chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 11% - 16% so với khách du lịch vào Việt Nam. Một
trong nguyên nhân đó là công tác xúc tiến quảng bá du lịch của ngành hƣớng tới
thị trƣờng này còn nhiều hạn chế. Với bối cảnh nhƣ vậy, ngoài việc khẳng định
thƣơng hiệu, hình ảnh cho những thị trƣờng truyền thống, vấn đề đổi mới tƣ duy
trong chiến lƣợc xúc tiến quảng bá sản phẩm của ngành nhằm chủ động thu hút
khách du lịch tiềm năng từ các thị trƣờng ASEAN là rất cần thiết.
Xuất phát từ việc thực hiện mục tiêu chiến lƣợc phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2010, hoạt động khai thác và phát triển thị trƣờng khách du lịch từ
khu vực ASEAN, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hoạt động xúc tiến của ngành Du
lịch Việt Nam ở khu vực ASEAN”.

2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Hiện nay, lĩnh vực marketing trong du lịch, đặc biệt là lĩnh vực xúc tiến
quảng bá du lịch đóng vai trò quan trọng và đƣợc nhiều nhà nghiên cứu khoa học
du lịch quan tâm, đã có nhiều nghiên cứu trong nƣớc quan tâm triển khai nghiên
cứu thực trạng, đề xuất những giải pháp tăng cƣờng cho công tác xúc tiến quảng
bá du lịch ngành hƣớng tới thị trƣờng quốc tế trọng điểm trên cơ sở đánh giá
thực tiễn để thu hút khách. Đối với thị trƣờng ASEAN, Viện nghiên cứu phát
triển du lịch (2000) đã xác định đƣợc đặc điểm thị trƣờng và định hƣớng khai
thác. Tuy nhiên chƣa có đề tài nào nghiên cứu về xúc tiến quảng bá hƣớng vào
thị trƣờng ASEAN, một thị trƣờng trong tƣơng lai gần sẽ là thị trƣờng tiềm năng


3
với rất nhiều lợi thế cho việc khai thác khách. Đây cũng là cơ sở để tác giả lựa
chọn đề tài “Hoạt động xúc tiến của ngành Du lịch Việt Nam ở khu vực ASEAN
”.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
3.1 Mục đích
Tìm giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá Du lịch Việt Nam
hƣớng tới thị trƣờng khách ở khu vực ASEAN.
3.2 Nhiệm vụ
Để đạt đƣợc mục đích trên, đề tài nghiên cứu có ba nhiệm vụ sau đây:
+ Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch và xúc tiến du
lịch.
+ Phân tích thực trạng tình hình triển khai các hoạt động xúc tiến Du lịch
Việt Nam hƣớng tới thị trƣờng khách ở khu vực ASEAN trong những năm qua.
+ Đề xuất những giải pháp cụ thể và đồng bộ nhằm góp phần tăng cƣờng xúc
tiến Du lịch Việt Nam hƣớng tới thị trƣờng khách ở khu vực ASEAN.
4. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Đề tài tập trung vào nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về xúc
tiến Du lịch Việt Nam.
4.2 Phạm vi, giới hạn nghiên cứu
Hoạt động xúc tiến quảng bá của ngành Du lịch hƣớng tới khai thác khách
ở một số thị trƣờng trọng điểm khu vực ASEAN. Những thị trƣờng chủ yếu đƣợc
đề cập trong đề tài là: Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore và Thái Lan
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để giải quyết các yêu cầu do đề tài đặt ra, luận văn sẽ sử dụng các phƣơng
pháp nhƣ sau đây
+Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích số liệu


4
Phƣơng pháp tổng hợp cho phép nghiên cứu trên cơ sở kế thừa các lý luận,
các kết quả nghiên cứu có trƣớc. Các cơ sở thu thập tài liệu, số liệu từ nhiều
nguồn khác nhau nhƣ: Tổng cục Du lịch, Viện nghiên cứu phát triển du lịch,
Hiệp hội du lịch ASEAN, trang thông tin điện tử của tổ chức Du lịch Thế giới,
báo chí, sách nghiên cứu và các tài liệu khác có liên quan. Tác giả đã xử lý, phân
tích, tổng hợp các thông tin để rút ra nhận định đánh giá thực trạng công tác xúc
tiến quảng bá du lịch vào thị trƣờng ASEAN làm cơ sở để đƣa ra giải pháp.
+ Phƣơng pháp điều tra xã hội học
- Nội dung điều tra (xem phụ lục phiếu điều tra)
Tác giả tìm hiểu nhu cầu khách trong khu vực ASEAN về điểm đến, các
loại hình du lịch, mong muốn, yêu cầu về thông tin sản phẩm du lịch, cách xúc
tiến quảng bá du lịch của ngành Du lịch Việt Nam, cho ý kiến về về sự cần thiết
và tính khả thi của các biện pháp đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch vào thị
trƣờng ở khu vực ASEAN.
- Đối tƣợng điều tra
Đối tƣợng điều tra là các doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Tổng số mẫu là
100 mẫu, trong đó tại Hà Nội là 70 mẫu, Tại Đà Nẵng 10 mẫu và tại Thành phố

Hồ Chí Minh 20 mẫu.
- Phƣơng pháp điều tra
Tác giả sử dụng hình thức điều tra theo bảng câu hỏi đƣợc xây dựng trƣớc.
Phiếu điều tra đƣợc thực hiện bằng gửi tới các doanh nghiệp lữ hành một cách
trực tiếp hoặc qua đƣờng bƣu điện.
- Xử lý phiếu điều tra
Tác giả căn cứ vào các thông tin từ phiếu điều tra đƣợc nhập và xử lý
bằng phần mềm microsoft excel và phần mềm xử lý số liệu điều tra SPSS. Kết
quả điều tra đƣợc thể hiện ở các báo cáo. Đánh giá về Sự cần thiết và tính khả
thi của các biện pháp đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam tại các thị
trƣờng trọng điểm của các công ty lữ hành đƣợc tính điểm nhƣ sau.


5
- Sự cần thiết (rất cần thiết đƣợc tính 1 điểm, cần thiết đƣợc tính 2 điểm,
bình thƣờng đƣợc tính 3 điểm, không cần thiết đƣợc tính 4 điểm, rất không cần
thiết đƣợc tính 5 điểm)
- Tính khả thi ( rất khả thi đƣợc tính 1 điểm, khả thi đƣợc tính 2 điểm, bình
thƣờng đƣợc tính 3 điểm, không khả thi đƣợc tính 4 điểm, rất không khả thi đƣợc
tính 5 điểm).
Theo cách đánh giá đƣợc áp dụng, nếu các giá trị trung bình trung của các
tiêu chí mà càng gần giá trị 1 thì sự cần thiết và tính khả thi càng cao. Và ngƣợc
lại giá trị trung bình của các tiêu chí càng gần giá trị 5 thì sự cần thiết và tính khả
thi càng thấp.
+ Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia
Tác giả phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia về lĩnh vực này. Bao gồm
chuyên gia của Viện nghiên cứu phát triển du lịch, chuyên gia của Cục Quan hệ
quốc tế và Xúc tiến du lịch, một số lãnh đạo của các doanh nghiệp lữ hành
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Thông qua việc nghiên cứu đề tài, tác giả mong muốn có những đóng góp sau.

6.1. Về lý luận
+ Hệ thống hoá các khái niệm và vấn đề lý luận liên quan đến thị trƣờng,
marketing và xúc tiến quảng bá du lịch.
6.2. Về thực tiễn
+ Nghiên cứu thị trƣờng trọng điểm khu vực ASEAN, chỉ ra đƣợc các đặc
điểm về tiềm năng của thị trƣờng ASEAN.
+ Phân tích, đánh giá và chỉ ra đƣợc những mặt mạnh, yếu và nguyên
nhân của hoạt động xúc tiến Du lịch Việt Nam nói chung và hƣớng tới khai thác
khách ở một số thị trƣờng trọng điểm khu vực ASEAN nói riêng.
+ Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến Du lịch
Việt Nam hƣớng tới khai thác khách ở một số thị trƣờng trọng điểm khu vực
ASEAN.


6
+ Đây có thể là cơ sở để ngành Du lịch và các doanh nghiệp nghiên cứu
tham khảo ứng dụng thực tế.

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Nội dung của luận văn: ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục gồm 3
chƣơng
Chƣơng 1: Xúc tiến quảng bá du lịch - Một số vấn đề lý luận
Chƣơng 2: Thực trạng của hoạt động xúc tiến quảng bá Du lịch Việt Nam
ở một số thị trƣờng ASEAN
Chƣơng 3: Những giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch
Việt Nam hƣớng tới khai thác khách ở một số thị trƣờng ASEAN














7

CHƢƠNG 1
XÚC TIẾN QUẢNG BÁ DU LỊCH - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

1.1. THỊ TRƢỜNG DU LỊCH
1.1.1. Khái niệm thị trƣờng du lịch
Du lịch là một khái niệm có nhiều cách thể hiện, tuy nhiên để thể hiện
một cách khái quát nhất, du lịch là một trong những nhu cầu trong đời sống xã
hội loài ngƣời khi có đầy đủ các điều nhất định. Du lịch bắt nguồn từ những cuộc
di chuyển của con ngƣời từ nơi này đến nơi khác để khám phá những giá trị và
tìm hiểu thiên nhiên, nền văn hoá ngoài nơi sinh sống thƣờng xuyên của họ.
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2006) có quy định “Du lịch là hoạt động có
liên quan của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm đáp ứng
nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dƣỡng trong một khoảng thời gian
nhất định” [20, tr.1].
Nhƣ vậy về bản chất, ta có thể hiểu du lịch là một loại hoạt động của con
ngƣời dƣới những hình thức khác nhau, giúp điều hoà trạng thái tinh thần của
con ngƣời trong một khoảng thời gian nhất định và ở một không gian xác định.
Hiện nay, khi du lịch trở thành một ngành kinh doanh mang lại nhiều
lợi ích kinh tế cao cho nhiều quốc gia, thì khách hàng của du lịch hay nói cách

khác là khách du lịch trở thành mục tiêu của nhiều hoạt động quảng bá du
lịch. Cũng nhƣ trong kinh doanh các sản phẩm thông thƣờng khác, ngành Du
lịch có những khách hàng riêng của mình với mong muốn thoả mãn những
nhu cầu riêng biệt do ngành Du lịch cung ứng. Ngƣời ta diễn tả thật ngữ này
bằng nhiều cách khác nhau.
Trong thực tế có nhiều cách định nghĩa về đối tƣợng này, Luật Du lịch quy
định “Khách du lịch là ngƣời đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trƣờng hợp đi
học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến” [20, tr.2]. Nhƣ vậy,


8
theo nghĩa rộng, khách du lịch có thể là một tổ chức, một nhóm ngƣời, một cá
nhân tham gia các hoạt động du lịch với mục đích thoả mãn các nhu cầu vui
chơi, tham quan, khám phá và giải trí của mình.
Tƣơng ứng những loại hình du lịch nội địa và quốc tế, khách du lịch cũng
đƣợc phân loại thành: khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế.
“Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và ngƣời nƣớc ngoài cƣ
trú tại Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam.Khách du lịch
quốc tế là ngƣời nƣớc ngoài, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài
vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, ngƣời nƣớc ngoài cƣ trú
tại Việt Nam ra nƣớc ngoài du lịch” [17, tr.18].
Theo quan điểm marketing, ngƣời ta chia thành thị trƣờng du lịch nội địa
và thị trƣờng du lịch quốc tế.
Theo quan điểm của Philip Kotler (2006), thị trƣờng nói chung, bao gồm
“Tất cả các khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn
sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu hay mong muốn đó”
[28, tr. 12].
Theo quan điểm này, theo cách nhìn nhận của những nhà kinh tế học,
thuật ngữ “thị trƣờng” đƣợc hiểu là một tập hợp của cả những ngƣời mua và
những ngƣời bán trao đổi với nhau về một hay nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ cụ

thể trong một thời gian và không gian xác định. Kích thƣớc của tập hợp này phản
ánh quy mô của thị trƣờng, có nghĩa là phụ thuộc vào số lƣợng nhu cầu và khả
năng đáp ứng những nhu cầu này bởi một năng lực cung ứng nào đó theo nguyên
tắc “thuận mua vừa bán". Những ngƣời làm marketing thì lại coi thị trƣờng chỉ
bao gồm tập hợp của những ngƣời mua, còn những ngƣời bán thì họp thành
những nhà sản xuất hay ngành sản xuất.
Trong ngành du lịch khái niệm thị trƣờng du lịch có những điểm khác biệt
nhất định


9
“Thị trƣờng du lịch là một bộ phận của thị trƣờng chung phản ánh
toàn bộ mối quan hệ trao đổi hàng hoá và dịch vụ du lịch giữa ngƣời
mua và ngƣời bán, giữa cung và cầu, và toàn bộ các mối quan hệ
thông tin kinh tế - kỹ thuật gắn các mối quan hệ đó trong lĩnh vực du
lịch” [10, tr.23].
Nhƣ vậy, cũng nhƣ các thị trƣờng hàng hoá thông thƣờng, thị trƣờng du
lịch là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi sản phẩm du lịch giữa các
doanh nghiệp kinh doanh du lịch và du khách. Hay nói cách khác, thị trƣờng du
lịch là nơi thực hiện giá trị của sản phẩm du lịch. Dựa vào quan điểm của Philip
Kotler [28, tr.12], về hệ thống marketing đơn giản, thị trƣờng du lịch cũng có thể
đƣợc khái quát theo sơ đồ 1.1.

Thông tin
Sản phẩm du lịch
Tiền
Thông tin

Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa ngành du lịch và thị trường


1.1.2. Chức năng của thị trƣờng du lịch
Thị trƣờng du lịch là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi các sản
phẩm du lịch giữa ngƣời mua và ngƣời bán. Thị trƣờng du lịch có chức năng tập
hợp, chắp nối các mối quan hệ giao lƣu giữa các doanh nghiệp kinh doanh du
lịch với du khách nhằm thực hiện giá trị của sản phẩm du lịch. Thị trƣờng du lịch
có ba chức năng: chức năng thừa nhận; chức năng thực hiện; chức năng thông
tin.
NGÀNH DU LỊCH
(Tập hợp những
ngƣời cung ứng dịch
vụ du lịch)
THỊ TRƢỜNG
(Tập hợp những
ngƣời mua & Du
khách)


10
- Chức năng thừa nhận của thị trƣờng du lịch là ở chỗ tất cả các sản phẩm
du lịch đƣợc mang ra mua bán, trao đổi trên thị trƣờng đều đƣợc xã hội công
nhận những đặc tính về giá trị sử dụng và giá trị của những sản phẩm này.
- Chức năng thực hiện giá trị của sản phẩm du lịch trên thị trƣờng qua các
hành vi mua bán, trao đổi những sản phẩm đó.
- Chức năng chuyển tải những thông tin về sản phẩm du lịch, về kinh
doanh du lịch và những vấn đề thuộc về cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc về
hoạt động của ngành Du lịch tới du khách và những đối tƣợng liên quan.
1.1.3. Đặc điểm của thị trƣờng du lịch
Giống nhƣ thị trƣờng các loại hàng hoá thông thƣờng, việc xác định chiến
lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp du lịch chịu tác động của nhiều yếu tố, trong
đó, các yếu tố thuộc mức sống, tập quán, thị hiếu của du khách, khí hậu cũng

nhƣ vị trí địa lý nơi du khách sinh sống (thƣờng mang tính khu vực) có ảnh
hƣởng mạnh mẽ đến các quyết định “tiêu dùng” sản phẩm du lịch.
Bên cạnh những tính chất của thị trƣờng thông thƣờng, thị trƣờng du lịch
còn mang những đặc thù đƣợc đề cập dƣới đây.
Thứ nhất, trong thị trƣờng du lịch, đối tƣợng mua bán rất đa dạng, ngoài
hàng hoá và dịch vụ, đối tƣợng mua bán còn bao gồm những giá trị tiềm ẩn trong
sản phẩm du lịch nhƣ những giá trị nhân văn, giá trị của tài nguyên du lịch , đây
cũng là đặc tính riêng có của thị trƣờng du lịch.
Thứ hai, do hầu hết các sản phẩm du lịch là không có hình thái cụ thể, nên
việc mua, bán trên thị trƣờng về cơ bản không có dạng hiện hữu của sản phẩm,
ngƣời mua không nhìn thấy đƣợc sản phẩm nên khó đánh giá thực chất giá trị
của nó. Các khâu định giá, lựa chọn, cân nhắc, trả giá và quyết định mua, bán
chủ yếu thông qua những thông tin nhƣ các ấn phẩm quảng cáo, kinh nghiệm
trong quá khứ và những thông tin truyền miệng.
Thứ ba, xuất phát từ việc nhận biết và tiêu dùng sản phẩm rất lâu, quan hệ
giữa ngƣời mua và ngƣời bán trên thị trƣờng du lịch là một khoảng thời gian khá


11
dài từ khi ngƣời mua quyết định mua đến khi khách thực hiện xong chuyến đi và
trở về nơi ở của họ. Đặc điểm này khác biệt so với các thị trƣờng khác.
Thứ tƣ, một đặc điểm rất quan trong khác của thị trƣờng du lịch là mang
tính mùa vụ rất rõ ràng, điều này thể hiện rõ ở cả cung và cầu một sản phẩm du
lịch nào đó chỉ xuất hiện trong những thời kỳ nhất định xét dƣới góc độ một
không gian và thời gian nào đó. Thông thƣờng, ngƣời dân xứ lạnh có hai kỳ nghỉ
chính là nghỉ hè và nghỉ đông. Chẳng hạn, ngƣời dân ở các nƣớc Bắc Âu thƣờng
đi nghỉ đông tại các nƣớc vùng xích đạo có khí hậu ấm áp, còn mùa hè thì họ tìm
đến những miền duyên hải trong hoặc nƣớc ngoài để đƣợc hƣởng không khí mát
lành của biển cả. Trong khi đó, ngƣời dân các nƣớc vùng nhiệt đới thƣờng chỉ có
kỳ nghỉ hè là rõ nét nhất. Còn ngƣời dân vùng ôn đới thì sự phân biệt mùa vụ du

lịch không rõ rệt lắm. Họ có thể đi du lịch quanh năm tới mọi vùng khí hậu trên
thế giới.
Thứ năm, do sản phẩm du lịch thƣờng đƣợc cố định ở một không gian nào
đó, cho nên trong thị trƣờng du lịch, ngƣời ta không thể chuyển dịch sản phẩm
du lịch cụ thể từ nơi này đến nơi khác, từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, do vậy,
khách hàng phải đến tận nơi sản xuất để mua bán và tiêu dùng sản phẩm.
Thứ sáu, trong thị trƣờng du lịch, sản phẩm du lịch thƣờng đƣợc cung cấp
bởi nhiều nhà cung cấp khác nhau.
1.1.4. Cung và cầu trong thị trƣờng du lịch
Quan hệ cung - cầu trong thị trƣờng du lịch chủ yếu dựa trên mối quan hệ
mua bán, trao đổi các sản phẩm du lịch. Ngƣời bán là các doanh nghiệp kinh
doanh trong lĩnh vực du lịch, còn ngƣời mua chính là khách du lịch. Khách hàng
đƣợc phân loại theo các tiêu thức khác nhau, trong đó, mức thu nhập là yếu tố cơ
bản giúp các doanh nghiệp kinh doanh du lịch làm căn cứ phân loại và phân
đoạn để lựa chọn thị trƣờng mục tiêu, qua đó, định hình chiến lƣợc kinh doanh
của mình. Hai thành phần cơ bản nêu trên của thị trƣờng du lịch quyết định quan
hệ cung - cầu của thị trƣờng du lịch.


12
1.1.4.1. Cầu trong thị trƣờng du lịch
Cầu trong du lịch thƣờng đƣợc hình thành bởi hai nhóm sản phẩm riêng rẽ
và có mối liên hệ khăng khít với nhau, đó là các dịch vụ du lịch (sản phẩm
không có hình thái cụ thể) và các hàng hoá vật chất (sản phẩm hữu hình). Cầu về
sản phẩm du lịch có những đặc trƣng riêng so với cầu về các hàng hoá, dịch vụ
khác. Sự khác biệt đó biểu hiện ở những điểm sau.
Thứ nhất, cầu trong du lịch chủ yếu là cầu về dịch vụ, nó chiếm phần lớn
tổng chi phí cho chuyến đi của du khách, bao gồm các chi phí đi lại, ăn ở, vui
chơi, giải trí nhu cầu về các hàng hoá thông thƣờng khác chiếm tỷ lệ không
đáng kể.

Thứ hai, cầu trong du lịch rất đa dạng và phong phú, phụ thuộc vào sở
thích và thị hiếu của từng cá nhân. Ngoài ra, cầu về du lịch còn phụ thuộc rất
nhiều vào các yếu tố nhƣ: mức sống và phong tục, tập quán của khu vực.
Thứ ba, cầu trong du lịch có tính linh hoạt cao, thể hiện ở chỗ nhu cầu về
sản phẩm dịch vụ của du khách dễ dàng bị thay thế bởi các sản phẩm, dịch vụ
khác, nếu nhƣ có những yếu tố nào đó tác động vào quá trình quyết định mua
hàng của họ.
Thứ tƣ, cầu trong du lịch thƣờng phân tán về mặt địa lý và nằm cách xa
nơi cung ứng sản phẩm về mặt không gian.
Thứ năm, cầu trong du lịch thƣờng mang tính chu kỳ và mùa vụ tuỳ theo
các đặc điểm của từng sản phẩm, từng địa phƣơng nhƣ khí hậu, địa hình, và các
sự kiện lịch sử, văn hoá của điểm du lịch
Từ những đặc điểm nêu trên, cầu du lịch chịu ảnh hƣởng bởi tám yếu tố sau.
 Các yếu tố mang tính tự nhiên nhƣ khí hậu, địa hình
 Các yếu tố xã hội nhƣ tình trạng tâm sinh lý, độ tuổi, giới tính, quỹ thời
gian rảnh rỗi, bản sắc dân tộc, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thị hiếu và kỳ
vọng


13
 Các yếu tố liên quan tới vấn đề về kinh tế nhƣ thu nhập, giá cả, nạn thất
nghiệp, các yếu tố thuộc về tài chính, tiền tệ nhƣ: tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái,
sự biến động của thị trƣờng chứng khoán
 Các yếu tố biểu hiện sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ
thông tin
 Các yếu tố chính trị nhƣ sự ổn định chính trị, vấn đề tệ nạn xã hội, và
các chính sách khác
 Tốc độ tăng trƣởng kinh tế, sự phát triển của giao thông vận tải, quá
trình đô thị hoá.
 Các yếu tố thuộc về chính sách chung áp dụng cho nội bộ ngành Du

lịch nhƣ các hoạt động xúc tiến du lịch của quốc gia và các doanh nghiệp.
 Các yếu tố khác nhƣ trình độ văn minh du lịch của dân cƣ, mức độ ô
nhiễm môi trƣờng
1.1.4.2. Cung trong du lịch
Là một quy luật tự nhiên trong đời sống vật chất cũng nhƣ văn hoá và tinh
thần của con ngƣời, có cầu thì có cung. Khi con ngƣời có những nhu cầu đƣợc
nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí nhƣ trong lĩnh vực du lịch, thì sẽ hình thành những
nhà cung ứng những dịch vụ này. Có thể hiểu cung du lịch là khả năng sẵn sàng
đáp ứng các nhu cầu của con ngƣời những nhu cầu tiêu dùng sản phẩm du lịch
do những doanh nghiệp du lịch cung ứng cho thị trƣờng. Ngoài những đặc điểm
của cung hàng hoá thông thƣờng, cung du lịch mang những đặc trƣng riêng so
với các lĩnh vực hàng hoá và dịch vụ khác.
Các đặc trƣng của cung du lịch bao gồm.
Thứ nhất, cung du lịch chủ yếu là cung ứng các dịch vụ du lịch. Các sản
phẩm hữu hình là những hàng hoá thông thƣờng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ.
Thứ hai, cung du lịch thƣờng không có tính mềm dẻo, linh hoạt thể hiện ở
chỗ lƣợng cung khó thay đổi nhanh chóng để có thể đáp ứng đƣợc sự thay đổi
của nhu cầu về du lịch trên thị trƣờng, do đặc điểm của sản phẩm là việc sản xuất


14
và tiêu thụ diễn ra đồng thời và do những đặc tính của dịch vụ nên lƣợng cung
du lịch khó thay đổi trong thời gian ngắn.
Thứ ba, cung trong du lịch có tính chuyên môn hoá cao do các sản phẩm
du lịch thƣờng nhiều doanh nghiệp tham gia cung ứng do vậy họ phụ thuộc lẫn
nhau về chất lƣợng sản phẩm và các hoạt động khác, trong đó có hoạt động
marketing.
Từ những đặc trƣng trên, cung du lịch phụ thuộc vào các yếu tố sau.
 Sự phát triển của lực lƣợng sản xuất, quan hệ sản xuất và các thành tựu
khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin.

 Các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, kinh doanh các sản phẩm du lịch.
 Số ngƣời tham gia cung ứng sản phẩm trên thị trƣờng trong mối quan
hệ với nhu cầu du lịch.
 Các quan hệ đối tác của các doanh nghiệp.
 Các chính sách thuế và chính sách phát triển du lịch của từng quốc gia.
 Các sự kiện bất thƣờng có thể xảy ra
1.1.5. Phân loại thị trƣờng du lịch
Ngƣời ta có rất nhiều cách phân loại thị trƣờng du lịch khác nhau, tuỳ theo
tiêu thức đánh giá. Những tiêu thức phân loại gồm: Phân loại theo phạm vi lãnh
thổ (phân loại theo vị trí địa lý); phân loại theo đối tƣợng phục vụ; phân loại theo
mục đích của du khách; phân loại theo đặc điểm tiêu dùng các dịch vụ du lịch và
phân loại theo chiến lƣợc phân đoạn thị trƣờng.Tuỳ theo yêu cầu và tình hình cụ
thể của chiến lƣợc hoạt động chung trong doanh nghiệp và của Ngành, ngƣời ta
lựa chọn tiêu thức phân loại cho phù hợp.
1.1.5.1. Phân loại theo phạm vi lãnh thổ
Phân loại này bao gồm thị trƣờng trong nƣớc (thị trƣờng nội địa) và thị
trƣờng ngoài nƣớc (thị trƣờng quốc tế)
- Thị trƣờng nội địa


15
Khách du lịch là ngƣời dân và ngƣời nƣớc ngoài sinh sống, làm việc, học
tập trong nƣớc. Đặc điểm của thị trƣờng này mang đậm tính chất mùa vụ, tập
trung vào những kỳ nghỉ, đặc biệt là nghỉ hè. Địa điểm du lịch thƣờng là những
khu nghỉ mát, những nơi danh lam thắng cảnh. Du lịch mạo hiểm thƣờng ít đƣợc
ƣa chuộng đối với du khách nội địa. Trƣớc kia, ngƣời ta thƣờng tự tổ chức
những “tour” du lịch nhỏ, có tính chất gia đình; ngày nay, các hình thức đi du
lịch theo những đoàn lớn đã đƣợc sử dụng nhiều hơn và phạm vi cũng không còn
khép kín trong gia đình nữa, mà đã mang tính cộng đồng cao hơn.
- Thị trƣờng quốc tế

Căn cứ vị trí không gian xuất phát và tiếp nhận khách du lịch thì trƣờng
hợp này gồm thị trƣờng gửi khách (outbound) và thị trƣờng nhận khách
(inbound).
1.1.5.2. Phân loại theo đối tƣợng phục vụ, bao gồm
Theo cách phân loại này, thị trƣờng cho khách du lịch là những ngƣời làm
công vụ, kinh doanh; thị trƣờng cho những ngƣời đi thăm ngƣời thân, bạn bè; và
thị trƣờng cho khách du lịch thuần tuý. Cụ thể nhƣ sau.
- Thị trƣờng cho du khách du lịch công vụ
Các đối tƣợng thuộc thị trƣờng này gồm các tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ
tại Việt Nam ta. Nhƣ các nhân viên các cơ quan đại diện, ngoại giao, các tổ chức
kinh tế, xã hội, học tập, nghiên cứu hoặc các công vệc có liên quan, những nhà
đầu tƣ và làm ăn buôn bán tại Việt Nam, họ thƣờng tranh thủ kết hợp giữa công
việc và tự tổ chức chuyến du lịch cho bản thân hoặc gia đình và ngƣời thân.
Chiếm tỷ trọng không cao trong tổng số du khách, song họ cũng có vai trò nhất
định trong việc tuyên truyền, quảng bá một cách tự nguyện cho ngành du lịch
nơi họ công tác.
- Thị trƣờng khách du lịch đi thăm thân, thăm bạn bè
Hiện tại, thị trƣờng này chiếm tỷ lệ chƣa cao, song về lâu dài, đây cũng là
đối tƣợng cần quan tâm do họ có những ràng buộc, chẳng hạn do công việc và


16
gia đình, bắt buộc họ phải thƣờng xuyên qua lại Việt Nam. Nhƣ vậy, họ cũng trở
thành khách hàng tiềm năng của ngành Du lịch.
- Thị trƣờng khách du lịch thuần tuý
Đây là đối tƣợng xúc tiến chủ yếu của du lịch. Khi có kế hoạch cụ thể cho
một chuyến du lịch, thƣờng họ đã tính toán đến từng yếu tố nhƣ: chi phí cho
chuyến đi, hƣớng đi, thời gian và địa điểm cụ thể. Nắm bắt đƣợc nhu cầu này sẽ
đảm bảo đƣợc cho ngành hoặc doanh nghiệp có những thành công ban đầu cho
các bƣớc tiếp theo nhằm thuyết phục du khách tiêu thụ sản phẩm của mình.

1.1.5.3. Phân loại theo mục đích của khách du lịch
Bao gồm các mục đích khác nhau nhƣ: du lịch để khám phá và tận hƣởng
cảm giác mạnh; du lịch để nghỉ ngơi, giải trí, và du lịch vì các mục đích khác.
- Du lịch nhằm khám phá và tận hƣởng cảm giác mạnh
Các đối tƣợng thuộc nhóm này thƣờng có tính hiếu động cao, họ thuộc
các tầng lớp có thu nhập ổn định ở mức cao, chấp nhận mọi tốn kém, bù lại, họ
cũng đòi hỏi rất khắt khe về chất lƣợng phục vụ.
- Du lịch để nghỉ ngơi, giải trí
Đây là loại hình du lịch phổ biến và điển hình nhất. Quá trình thực hiện
chuyến đi thƣờng đƣợc định trƣớc khá lâu. Sự thay đổi hƣớng đi hoặc mục đích
du lịch thƣờng rất ít xảy ra (ngoại trừ một số ít các trƣờng hợp đặc biệt nhƣ các
biến động lớn về an ninh, chính trị, thời tiết ).
- Du lịch vì các mục đích khác
Thuộc vào các khách du lịch này là các nhà nghiên cứu về tự nhiên,
lịch sử, xã hội học; ngoài ra, còn vì mục đích thăm thân, giao lƣu, tìm kiếm
cơ hội làm ăn
1.1.5.4. Phân loại theo chiến lƣợc phân đoạn thị trƣờng
Theo cách này, gồm có thị trƣờng trọng điểm và thị trƣờng không trọng
điểm.
- Thị trƣờng trọng điểm: Theo Nguyễn Thanh Hoa (2006)


17
“Thị trƣờng trọng điểm của một điểm đến là những thị trƣờng mục tiêu
quan trọng nhất đối với sự phát triển du lịch của điểm đến trong giai
đoạn cụ thể. Nó đƣợc xác định dựa trên tầm quan trọng của thị trƣờng
mục tiêu và dựa vào nhiều tiêu chí định tính và định lƣợng khác nhau
để đánh giá nhƣ: quy mô của thị trƣờng, khả năng cạnh tranh của điểm
đến ở thị trƣờng, khả năng phụ cụ đáp ứng nhu cầu thị trƣờng ” [6,
tr.8].

- Thị trƣờng không trọng điểm
Là những thị trƣờng mà ngành Du lịch không ƣu tiên khai thác, những
khu vực cƣ dân có thu nhập thấp, tính ổn định chính trị và an ninh kém, hoặc
chƣa phù hợp với khả năng hay sở trƣờng của ngành Du lịch.
- Thị trƣờng mục tiêu
Thị trƣờng mục tiêu nói chung của một doanh nghiệp hoặc một ngành,
“Là tập hợp những khách hàng có cùng nhu cầu hoặc mong muốn mà doanh
nghiệp có khả năng đáp ứng, đồng thời có thể tạo ra ƣu thế hơn so với đối thủ
cạnh tranh và đạt đƣợc các mục tiêu marketing đã định” [4, tr.14].
Theo khái niệm này, thị trƣờng mục tiêu của ngành Du lịch là một tập hợp
những du khách mà các doanh nghiệp du lịch lựa chọn và có khả năng đáp ứng
các nhu cầu về tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, đƣợc xác định trên cơ sở thị trƣờng
mục tiêu của các doanh nghiệp cá biệt trong ngành mà ở đó, họ có lợi thế so sánh
trong kinh doanh du lịch. Những doanh nghiệp này thƣờng chiếm một tỷ trọng
lớn về cả quy mô, uy tín và thị phần ở thị trƣờng nói trên. Tất cả những khách
hàng nằm trong thị trƣờng mục tiêu gọi là tập khách hàng trọng điểm.
Thị trƣờng mục tiêu đã chọn thƣờng đƣợc khai thác trong thời gian dài. Ở
một số trƣờng hợp riêng, thị trƣờng mục tiêu có thể sẽ bị thay thế.
1.1.5.5. Phân loại theo loại hình các dịch vụ du lịch

×