ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TÊ
NGUYỄN NGỌC THỦY
K ẾT HỢP ĐÀO TẠO VÀ sử DỤNG NHÂN Lực TRONG
NGÀNH XÂY DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 05
LUẬN VĂN THẠC s l QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ BÍCH ĐÀO
Dại h ọ c qu ốc g ia ha nọi
TRUNG TÀM THÔNG TIN THƯ ViẺN
V
- L o / % Ì-Ầ/
t ì à Nội 8/2006
NHŨNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CNH-HĐH
Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
CNKT Công nhân kỹ thuật
DN
Doanh nghiệp
DNXD
Doanh nghiệp xây dựng
DVVL
Dịch vụ việc làm
ĐH Đại học
GD-ĐT Giáo dục đào tạo
HSSV
Học sinh sinh viên
KT-XH
Kinh tế xã hội
VLXD
Vật liệu xây dựng
XD
Xây dựng
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Sự cần thiết của đề tài
1
2. Tình hình nghiên cứu 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn 4
7. Bố cục của luận văn 4
CHƯƠNG I : MỘT số VẤN ĐÊ LÝ LUẬN VÀ THỤC TIỄN VỀ SựKÊT
HỢP ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NHÂN Lực TRONG
NGÀNH XÂY DỤNG 5
1.1. Xu thê phát triển và nhu cầu nhân lực cho ngành xây dựng
5
/.7.7. Vị trí y vai trò của ngà/tlì xây diơig đối với sự phút triển kình
tế- xã hội 5
ì .1.2. Dặc điểm ngành xây dựng
6
ỉ .1.3. Quá trình phát triển và nhu cầu nhân lực ngành xâv dựng
7
1.2. Chất lượng và hiệu quả đào tạo
10
ỉ .2.1. Đào tạo và các hình thức đào tạo 10
Ị .2.2. Chất lượng đào tạo 12
ì .2.3. Hiệu quà đào tạo 16
1.3. Mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng nhân iực 18
1.3.1. Một số vấn đề về quan hệ giữa nhà trường với đơn vị sản xuất 18
! .3.2. Một số mô hình hợp tác giữa nhà trường với đơn vị sản xuất
22
1.4. Vai trò của việc kết hợp đào tạo với sử dụng nhân lực trong
ngành xây dựng 27
/ .4.1. Anlì hương của sán xuất XD đến mối quan hệ giữa nhà
trưởng và đơn vị sán xuất 27
Ị .4.2. Vai trò ( lia sự kết hợp dào tạo với sử dụng nhân lực tron %
ngành X ỉ) 28
MỤC LỤC
CHƯƠNG 2: THỤC TRẠNCi VỀ KẺ ỉ HỢP ĐÀO TẠO VÀ s ử DỤNG
NHÂN LỤC NGÀNH XD TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
33
2.1. Giới thiệu khái quát các cơ sờ đào tạo nhân lực ngành XD trên
địa bàn Hà Nội 33
2.7./. Trường Cao đẳng XD công trình dô thị
34
2.1.2. Trường Trung học Kỹ thuật XD Hà Nội
34
2.1.3. Trường đào tạo CNKT và bồi dưỡng cán bộ vật liệu XD
35
2.2. Thực trạng về đào tạo và sử dụng nhân lực ngành xảy dựng
trên địa bàn Hà Nội
36
2.2.1. Thực trạng vê công tác đùtì tạo nhân lực ngành XI) trên địa
bàn Hù Nội 36
2.2.2. Thực trạng về công tác sử dụng nhân lực ngành XD trên địa
bàn Hà Nội 60
2.2.3. Thực trạng vé mối quan hệ giữa các cơ sở đào tạo nghề XD
với các (loanh nghiệp Xỉ) trên địa bàn Hà N ội
64
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KỂT h ợ p đ à o t ạ o v ớ i SỬDỤNG n h â n
LỤC TRONG NGÀNH XD TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
72
3.1. Định hướng phát triển
72
3.1.ỉ. Định hướng phát triển ngành xây dựng Hà Nội 72
3.1.2. Định hướng đào tạo nhân lực ngành XD Hà Nội
73
3.2. Giải pháp kết hợp đào tạo với sử dụng nhân lực trong ngành
XD trên địa bàn Hà Nội 75
3.2.1. Giái pháp vê cơ chế, chính sách quản /v Nhà nước
75
3.2.2. Giải pháp đối với các trường đào tạo 79
KẾT LUẬN 89
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
MỞ ĐẤU
1. Sự cần thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, với xu thế mớ cửa, hội nhập với kinh tế khu
vực và thế giới, nhất là trong quá trình vận hành kinh tế nước ta theo cơ chế thị
trường, tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá các ngành kinh tế, một trong
những yêu cầu bức xúc đặt ra là phải quan tâm và có những chính sách, giải
pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cáu ngày càng cao
của phát triển kinh tế.
Hà Nội là trung tâm đầu não về chính trị hành chính quốc gia, là trung
tâm lớn về văn hoá, kinh tế, khoa học giáo dục và giao dịch quốc tế của cả
nước. Cùng chung với vấn đề của toàn quốc, Hà Nội cũng đứng trước nguy cơ
của một bộ phận lao động thất nghiệp và trong đó có một số lượng học sinh,
sinh vicn tốt nghiệp từ các trường đào tạo nghé XD tại Hà nội do việc đào tạo
chưa đáp ứng được nhu cẩu thực tế sản xuất.
Mặt khác, trong những năm gần đây, nhà nước ta đã và đang thực hiện
chính sách mở cửa nên những tiến bộ về khoa học kỹ thuật và công nghệ ảnh
hưởng mạnh mẽ tới đời sống xã hội nói chung và trong lĩnh vực sản xuất kinh
doanh nói riêng, đặc biệt thể hiện rất rõ trong ngành XD: nhiều cồng nghệ
mới được sử dụng trong XD nhà cao tầng, XD các công trình ngầm và nhiều
loại vật liệu XD mới cũng được đưa vào sử dụng. Điều này đòi hỏi phải đổi
mới nội dung và phương thức đào tạo để có thể cung cấp cho ngành công
nghiệp XD một đội ngũ nhân lực lành nghề có đủ năng lực và phẩm chất đáp
ứng yêu cầu phát triển của ngành XD trong nền kinh tế thị trường.
Hiện nay, giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp XD còn có một
khoảng cách khá lớn, trong các cơ sớ đào tạo tiến hành đào tạo theo chương
- 1 -
trình, giáo viên và cơ sở vật chất sẩn có, thường íl quan tâm đến việc đào tạo
theo nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp. Ngược lại, các doanh nghiệp
chưa có những biện pháp liên hệ với các cơ sờ đào tạo để đào tạo mới hoặc bồi
dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động của mình. Một trong những
nguyên nhân quan trọng là chưa có sự gắn kết giữa dào tạo và sử dụng.
Xuất phát từ thực tế khách quan đó, việc gắn kết giữa đào tạo và sử
dụng nguồn nhân lực trong ngành XD là một đòi hỏi cấp bách và thiết thực.
Vì vậy, tác giả lựa chọn đề lài nghiên cứu là “Kết hợp đào tạo và sử dụng nhân
lực trong ngành xây dựng trên địa bàn Hà Nội: Thực trạng và giải pháp” để
viết luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu:
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu vẻ mối quan hệ giữa các cơ sở đào tạo và
sử dụng lao động như:
- Đề tài cấp thành phố “Đào tạo nhân lực ở Hà Nội phục vụ sự nghiệp
CNH - HĐH” do Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì cũng đề cập một phần đến
mối quan hệ này.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu sự đáp ứng của Đại
học và Giáo dục chuyên nghiệp với thị trường lao động” của PGS.TS Trần
Khánh Đức - Viện Chiến lược và nghiên cứu chương trình giáo dục năm 1998,
cũng đề cập đến mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng song ở đối tượng Đại
học là chủ yếu.
- Bài viết “Sự liên kết giữa trường Trung học chuyên nghiệp với các
doanh nghiệp trong công tác đào tạo” của tác giả Hoàng Ngọc Trí in trên Tạp
chí Phát triển giáo dục (số 12/2002).
- Luận án tiến sỹ của thầy giáo Hoàng Ngọc Trí - Hiệu trướng Trường
Trung học Kỹ thuật XD Hà Nội “Nghiên cứu các giãi pháp nhằm nâng cao
chất lượng Công nhân kỹ thuật ngành xây dựng ihú đỏ Hà Nội” năm 2005
cũng có giải pháp đc cập đến việc phái gắn kết giữa đào tạo và sứ đụns lao
động trong ngành XD.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
- Đánh giá thực trạng vé công tác đào tạo nhân lực trong ngành XD tại
các trường đào tạo nghề XD và việc sử dụng học sinh, sinh viên sau khi tốt
nghiệp vào làm việc tại doanh nghiệp XD.
- Nghiên cứu đề xuất những giải pháp nhằm kết hợp đào tạo và sử dụng
nhân lực của các trường đào tạo nghề XD trên địa bàn Hà Nội.
4. Đòi tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Các trường đào nghể XD trên địa bàn Hà Nội.
- Các cơ sở tiếp nhận học sinh, sinh vicn ngành XD sau đào tạo.
- Học sinh, sinh viên ngành XD đã tốt nghiệp.
Nhằm đánh giá toàn diện và khách quan thực trạng kết hợp đào tạo với
sử dụng nhân lực của các trường đào tạo nghề XD, trong quá trình nghiên cứu
và viết luận văn, tác giả sẽ tiến hành khảo sát, điều tra xã hội học tại một số
trường đào tạo nghề XD trên địa bàn Hà Nội:
- Trường Cao đẳng XD công trình đô thị.
- Trường Trung học Kỹ thuật XD Hà Nội.
- Trường đào tạo Công nhàn kỹ thuật và bồi dưỡng cán bộ Vật liệu XD.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau:
- Phưiíng pháp tiếp cận thu thập thông tin: Tiếp cận hệ thông, tiếp cận
phân tích, tổng hợp.
- 3 -
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
+ Thống kc, tổng hợp, kc thừa và sử dụng lài liệu, kết quả nghiên cứu từ
các công trình đã được công hố có liên quan đến đé tài nghiên cứu của luận văn.
+ Phân tích, tổng hợp các số liệu thu thập từ các nguồn: báo cáo của các
trường, điều tra xã hội học.
- Điều tra bằng báng hỏi:
+ Thiết kế bảng hỏi (phụ lục).
+ Chọn mẫu thiết kế bằng cách lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng:
Sô bảng
hỏi pháỉ
ra
Sô bảng
hỏi thu về
%t thu
về/ phát
ra
Mẫu 1 : Học sinh, sinh viên 150 135 90%
Mẫu 2: Giáo viên nghề
120
110 91,67%
Mẫu 3: Cán bộ sử dụng lao động
10 10
100%
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận vàn:
- Khẳng định tầm quan trọng của việc gán đào tạo với sử dụng nhún ỉực.
- Có những đánh giá khoa học về thực trạng đào tạo nhân lực ngành XD
tại các trường đào tạo nghề trên địa bàn Hà Nội.
- Đc xuất giải pháp gắn đào tạo với sử dụng nhân lực trong ngành XD.
7. Bô cục của luận vân:
Chương 1 : Một số vấn đé lý luận và thực tiến vé sự kết hợp đào tạo và
sử dụng nhàn lực trong ngành xây dựng.
Chưưng 2: Thực trạng vé sự két hợp đào tạo và sử dụng nhàn lực
trong ngành xây dựng trên địa bàn Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp kết hợp đào tạo và sử dụng nhán lực trong
ngành xà Y dựng trẽn dịa bàn Hà Nội.
CHƯƠNG 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN VỂ sự KẾT HỢP
• • • *
ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NHÂN Lực TRONG NGÀNH XÂY DỤNG
1.1. XU THẾ PHÁT TRIỂN VÀ NHU
C Ầ ư
NHÂN
L ự c
CHO
NGÀNH XÂY DỤNG.
1.1.1. Vị trí, vai trò của ngành xây dựng đôi với sự phát triển kinh
tế - xâ hội.
Xây dựng là ngành sán xuất vật chất đặc biệt, cùng với một số ngành
sản xuất vật chất khác, nó tạo ra cơ sở vật chất và kỹ thuật ban đầu cho xã hội.
Thực tế cho thấy, tất cà các ngành kinh tế khác chỉ có thể tăng nhanh
được nhờ có xây dựng cơ bán, bằng việc xây dựng mới, nâng cấp các công
trình vé mặt quy mô, đổi mới kỹ thuật và công nghệ để nâng cao năng suất và
hiệu quá sản xuất.
Xây đựng là một trong những ngành kinh tế lớn của nền kinh tế quốc
dân. đóng vai trò chủ chốt ớ khâu cuối cùng của quá trình sáng tạo nên cơ sớ
vật chất kỹ thuật và tài sản cô' định trong mọi lĩnh vực hoạt động của đất nước
và xã hội. Các công trình xây dựng có tác dụng quan trọng đối với tốc độ tăng
trưởng kinh tế, đẩy mạnh phái triển khoa học kỹ thuật, góp phần nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Ngoài ra, các doanh nghiệp trong ngành xây dựng còn đóng góp đáng
kể vào giá trị tổng sản phàm xã hội và thu nhập quốc dân. Hàng năm, các
doanh nghiệp ngành xây dựng còn đóng góp lớn vào việc thực hiện nghĩa vụ
đòi với ngàn sách nhà nước, !hu hút một lực lượng lớn lao động trong xã hội.
Ngành XD ngoài những đặc điểm chung của ngành sản xuất ra của cải
vật chất, còn mang những nét đặc thù của ngành XD, bao gồm những đặc
điểm sau:
- XD là loại nghề có tính lưu động và thiếu ổn định, hoàn thành một
công trình thường trong phạm vi thời gian 1 - 2 nũm, dài đến 5 năm là phải di
chuyển đến địa điểm mới và công trình mới.
- Sàn xuất XD có chu kv dài. khối lượng xây lắp 1 hạng mục trị giá
hàng tỷ đồng. Tiến hành chủ yếu ngoài trời, do vậy, phụ thuộc rất lớn vào thời
tiết và mùa trong năm.
- Tổ chức sản xuất XD thường được phân chia và chuyên môn hoá
thành các đợt và các tổ đi sâu vào một lĩnh vực nào đó.
- Sản xuất XD trong thời kỳ kinh tế Ihị trường phải thực hiện đấu thầu.
Việc thắng thầu của một đơn vị phụ thuộc rất lớn vào chất lượng hồ sơ dự thầu
và khả năng thuyết phục.
- Nghề XD là một nghề vất vả và nặng nhọc, thường xuyên phải làm
trên cao, vẫn còn khoảng 70% công việc thủ công, đòi hỏi người công nhân
phải có sức khoẻ bển bỉ, sự phản ứng nhanh nhạy khi gặp sự cố để giảm tối
thiểu các vụ tai nạn.
- Với chủ trương mở cửa đất nước và chính sách kêu gọi đầu tư của
nước ngoài, hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều các nhà thầu và các đơn vị tư
vấn ngoài nước, “đòi hỏi người lao động phải có tri thức tay nghé và đặc biệt ý
thức lao động của nền sản xuất hiện đại”.
- Với xu thế tăng cường quvén tự chú cho các dơn vị sản xuất, cùng với
việc cổ phần hoá nhanh chổng các doanh nghiệp XD, dần đến sự sắp xếp lại tổ
1.1.2. Đặc điểm ngành xây dựng.
chức nhân sự và lao động trong các doanh nghiệp. Người lao động phái có ý
thức tự giác đôi với công việc được giao.
- Trong XD có sự chuyển đổi mạnh mẽ vé mặt công nghệ, kể cả khi xây
lắp và sản xuất vật liệu sản xuất. Đó là việc áp dụng một số công nghệ mới
như thi công móng cọc, tầng hầm, các kết cấu khung chịu lực cao tầng
Trong khối sản xuất vật liệu, các sản phẩm có sức cạnh tranh với sản phẩm
ngoại nhập như gạch ốp lát, các sản phẩm sứ vệ sinh, các sản phẩm gạch nung.
- Đặc biệt, ngành XD hiện nay đã tiến hành xuất khẩu ra nước ngoài
theo nhiều hình thức như sản phẩm, nhân công hoặc nhận thầu toàn bộ một
công trình hoàn chỉnh.
Tóm lại, với những đặc thù của ngành XD hiện nay đã và đang đòi hỏi
phải nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo để đáp ứng yêu cầu
phát triển ngày càng cao của nghề XD.
1.1.3. Quá trình phát triển và nhu cầu nhân lực ngành xây dựng
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người nói chung và trên thế giới
nghề nghiệp nói riêng thì XD là một trong những ngành nghề được hình thành
và phát triển sớm nhất. Ngay từ buổi đầu sơ khai của xã hội loài người, con
người đã biết tận dụng các hang đá làm nơi trú ẩn để chống chọi với hoang thú
và các điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên. Dần dần, con người đã tiến tới làm
những túp lều bằng lau sậy trộn với đất nhão, những công trình nhà ở bằng đất
nện Có thể nói sự ra đời của các công trình thỏ sơ trên là khởi điều của quá
trình hình thành và phát triển các ngành nghề XD. Tuy nhiên, nghề XD chỉ
thực sự trớ thành một nghề xã hội khi xuất hiện phân công lao động xã hội và
trên cơ sớ đó hình thành những nhóm người được huấn luyện chuyên làm ccác
công việc về XD trong cộng dồng. Cùng với sự phát triến của vật liệu (gỗ, bê
tông, thcp, ) và các phương tiện lao động (dụng cụ thủ công, máy XD )
ngành XD ngàv càng phút triển với nhicu nghé chuyên món (thự nể, thợ bê
tông, thợ hàn ) Các chuyên ngành XD khác nhau ra đời: XD cầu đường, XD
công trình thuỷ lợi, XD dân dụng và công nghiệp, bến cáng. Có thể nói đến
ngày nay, XD đã trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật tổng hợp bao gồm
hàng chục chuyên ngành khác nhau. Quá trình phát triển các ngành nghề
XD diễn ra rất đa dạng và có thê nói rằng nó chịu sự ảnh hưỏng của các
nhàn tố sau:
Xu hướng cơ giới hoá, cơ khí hoá ngành XD đưa đến quá trình thay đổi
càn bản nội dung lao động của các ngành nghề XD và đồng thời có khả năng
đưa đến những nghề mới tương ứng với các thiết bị được đưa vào sử dụng hoặc
hình thành các nghề diện rộng có mức độ chung về cơ sở khoa học - công
nghệ khá lớn. Một số cơ sở sản xuất vật liệu XD như xi măng, gạch men cao
cấp có trình độ tự động hoá cao ở một số khâu hoặc cà dây chuyền sản xuất.
Xu hướng chuyên môn hoá (ở các công trình có quy mô lớn) và xu
hướng kết hợp hoá (ớ những công trình có quy mô nhỏ) do tác động của quá
trình phân cổng lao động nhằm tổ chức hợp lý nhân lực trên công trường đưa
đến sự hình ihành các nghề diện hẹp (hoặc chuyên môn hẹp) và các nghé kết
hợp, nghề diện rộng.
Xu hướng đa dạng hoá các loại công trình (sản phẩm cơ bản của ngành
XD) đưa đến hình thành hàng loạt các hướng chuyên sâu dựa trên những nghé
phổ biến hoặc hình thành những nghề mới.
Xu hướng ứng dụng rộng rãi các loại vật liệu đặc biệt, vật liệu mới
trong XD cũng đưa đến khả năng mở rộng diện nghề, thêm các chuyên môn
mới hoặc nghề mới.
- 8 -
Hình 1.1: Các nhàn tó tác động đến quá trình phát triển ngành nghê trong XD
Với những xu hướng ngành nghề như vậy, vừa tạo nên thời cơ, và đặt ra
những thách thức lớn đối với đào tạo nguồn nhàn lực của nước ta. Ngành XD
Việt Nam đứng trước đòi hỏi cấp thiết về đào tạo nhanh chóng nguồn nhân lực
có đủ năng lực tiếp cận, áp dụng và làm chủ công nghệ XD hiện đại, tiên tiến,
có khả năng hội nhập quốc tế và tham gia vào nền kinh tế tri thức.
Nhu cầu phát triển nhanh và đa dạng của thị trường XD tất yếu đòi hỏi
nguồn nhân lực tương đối đủ về sô' lượng và chất lượng, đồng thời phát triển
theo hướng phân cấp sử dụng mạnh mẽ.
Dân số nước ta năm 2020 khoáng 98 triệu người, số người trong độ tuổi
lao động khoáng 50 triệu người, mỗi năm cần có 1.5 triệu việc làm trong đó
lao động ngành XDcần khoáng 100.000 việc làm/năm [ 15,trl0].
Đến năm 2005 sỏ' lưựng công nhân kỹ thuật lăng gấp đôi, nhái là công
nhân kỳ thuật lành nghé thuộc các chuyên ngành mới. Đồng thời cán có một
- 10-
lực lượng cán bộ đầu dàn vè chuyên môn và nghiệp vụ quản lý đủ năng lực tổ
chức và đi đầu làm chủ công nghệ XD hiện đại. đáp ứng nhu cầu sản xuất,
kinh doanh và tham gia cạnh tranh có hiệu quá irong thị trường XD.
Xu hướng sử dụng lao động ngành XD diễn ra đồng thời ở cả ba khu
vực phát triển chính: khu vực đô thị, khu vực kinh tế trọng điểm và khu vực
nông thôn, ở mỗi khu vực có yêu cầu khác nhau về sử dụng nguồn nhân lực
nhưng đều bao gồm 4 lĩnh vực cơ bản là: XD cơ sở hạ tầng kỹ thuật, XD công
nghiệp, XD công trình dịch vụ công cộng và XD nhà ở.
Nguồn nhân lực tập trung tại khu vực đô thị và kinh tế trọng điểm là
nguồn nhân lực được đào tạo chủ yếu theo hướng có đủ năng lực tiếp cận, lựa
chọn áp dụng và tiến tới sáng tạo công nghẹ tiên tiến hiện đại.
Nguồn nhân lực tại khu vực nông nghiệp, nông thôn là nguồn nhân lực
được đào tạo có đủ năng lực chủ yếu để cải tiến, phát triển các công nghệ XD
truyền thống và áp dụng các công nghệ XD mới.
1.2. CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO.
1.2.1. Đào tạo và các hình thức đào tạo
"Đào tạo là quá trình làm thế nào để một người đạt được một kỹ năng
nào đó theo tiêu chuẩn nhất định ” (Từ điển tiếng Việi phổ thông).
“Dào tạo được hiểu là các hoạt độiiíỊ học tập nhầm giúp cho người lao
động có thể thực hiện có hiệu quà hơn chức năng, nhiệm vụ của
mình ”[ 16,trl61 Ị.
"Đào tạo là một quá trình học tập lý luận và kinh nghiệm để tìm kiếm
một sư biến đổi vé chất tươnỉị đối lâu dài của một cá nhân, qiúp cho cá nhân
có thèm năng lực thực hiện côììi’ việc ”/31 ,tr259J.
Như vậy, dù hiểu ờ khía cạnh nào thì đào tạo đéu là quá trình học tập
làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt
động học tập đê nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực iện
nhiệm vụ lao động có hiệu quá hơn.
Mục tiêu chung của đào tạo nguồn nhân lực là nhằm sử dụng tối đa
nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quá của tổ chức thông qua việc
giúp cho người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về nghề
nghiệp của mình và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác
hem, với thái độ tốt hơn, cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ với các
công việc trong tương lai.
Có nhiều lý do để nói rằng công tác đào tạo là quan trọng và cần đườc
quan tâm đúng mức trong mọi tổ chức. Trong đó có ba lý do chủ yếu là:
- Đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của tổ chức.
- Đáp ứng nhu cầu học tập, phát triển của người lao động.
- Là giải pháp có tính chiến lược tạo ra lợi thế cạnh tranh cho tổ chức.
Có nhiều phương pháp để đào tạo nguồn nhân lực. Mỗi phương pháp có
cách thức thực hiện, ưu, nhược điểm riêng mà các tổ chức cần cân nhắc để lựa
chọn cho phù hợp.
- Đào tạo trong công việc.
Đào tạo trong công việc là các phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm
việc, trong đó người học sẽ học được những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho
công việc thông qua thực tế thực hiện công việc và thưởng là dưới sự hướng
dần của những người lao động iành nghé hơn. Đào tạo trong công việc bao
gồm những phương pháp cụ thế như: đào tạo theo kiếu chí dần công việc, đào
tạo theo kiểu học nghé, kèm cặp và chỉ báo. luân chuyến và thuyên chuyển
công việc.
- 12 -
Những phương pháp đào tạo này thường được sử dụng đè’ giái quyết
những vấn đê phát sinh trong công tác thực tế. Thường được áp dụng khi
người lao động có việc làm. Tuy nhiên, những phương pháp đào tạo này lại
không trang bị được lý thuyết nghề nghiệp một cách có hộ thống, có thể làm
hạn chế quá irình phát triển nghé nghiệp của người lao động.
- Đào tạo ngoài công việc.
Đào tạo ngoài công việc ỉà phương pháp đào tạo trong đó người học
được tách khỏi sự thực hiện các công viộc thực tế, bao gồm các phương pháp
cụ thể như: Đi học ở các trường chính quy, đào tạo theo phưưng thức từ xa,
Theo phương pháp đào tạo này. việc đào tạo được thoát li công việc và hiện
trường làm việc, do đó người học có thể có được kiến thức và kỹ năng nghề
nghiệp chuyên môn hoá cao độ. Tuy nhiên, nếu nội dung đào tạo rời xa công
việc thì thành quả đào tạo cũng không thể kịp thời ứng dụng vào trong công
việc.
Sự thành công hay không thành cóng của quá trình đào tạo được đánh
giá thông qua chất lượng và hiệu quả đào tạo.
1.2.2. Chất lượng đào tạo.
1.2.2.1. Nhận thức vê chất lượng đào tạo.
- Theo từ điển tiếng Việt "Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị
của mỗi con người, một sự vật, một sự việc".
- Chất lượng là "Tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo
cho thực thê (đôi tượng) dó có khá năng thoa mãn những nhu cầu dã nêu ra
hoặc nhu cầu tiềm ẩn" (TCVN - ISO 8402).
- Chất lượng là "Mức hoàn thiện, lủ đặc trưng so sánh hav dặc trưng
tuvệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, cúc thông sô cơ bán" (Oxford Poket
Dictionnarv)
- 13 -
Theo tác giả: Chat lượng là sự thoà mãn nhu cấu của khách hàng,
của thị trường trong cơ chê thị trường.
Chất lượng đào tạo là kết quả của quá trình dào tạo được phản ánh ớ các
đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách vsà giá trị sức lao động hay năng lực
hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình đào tạo
theo các ngành nghề cụ thể (Trần Khánh Đức - Viện Nghiên cứu phát triển
giáo dục).
Với quan niệm đào tạo theo năng lực hành nghề, chất lượng đùo tạo
được xác định chủ yếu trong quá trình đào tạo của 3 thành tố: Kiến thức, kỹ
năng và thái độ.
KIỂN
Hình 1.2: Chất lượng đào tạo
Với quan niệm phát triển, chất lượng đào tạo có 2 phần:
- Phần cứng: Đó là bộ ba kiến thức, kỹ nàng, thái độ người học tiếp thu
trong quá trình đào tạo (chiếm khoảng 1/3 giá trị).
- Phần mém: là năng lực sáng tạo và thích ứng (chiếm khoảng 2/3 giá trị).
Theo tác giả Phan Vãn Kha, chất lượng đào tạo phụ thuộc vào 3 yếu tố:
- Hoạch định (thiết kế và XD mục tiêu).
- Tổ chức đào tạo.
- Sử dụng.
- 14 -
Như vậy, các cơ sỡ dào tạo không chi chú ý đến phần cứng đo đếm
được trong quá trình đào tạo, mà điều quan trọng hơn là đặt trọng tâm vào
phần mềm, trên cơ sở tổ chức quá trình đào tạo, phát huy tính tích cực của
HSSV, tăng cường mối quan hệ với các doanh nghiệp, cho HSSV tiếp cận với
các công nghệ mới trong sản xuất, nhằm lạo điều kiện và cơ hội phát huy tiềm
năng của mỗi HSSV, làm cho họ thích ứng nhanh và có khả năng sáng tạo kể
cả tay nghề và chuyên môn trong điều kiện biến động của nền kinh tế thị
trường trong đó có thị trường sức lao động.
Như vậy, theo tác giả: Chất lượng đào tạo là mức độ thực hiện các
mục tiêu đào tạo đã đề ra, đồng thời phải phù hợp và đáp ứng yêu cầu của
công nghệ sắn xuất thực tê, của thị trường lao động.
Để đánh giá chất lượng đào tạo cần dựa trên các cơ sở sau:
- Chuẩn kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp: Các ngành nghề trong xã
hội rất đa dạng và phức tạp tuỳ thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hội., khoa
học - công nghệ, phân công lao động xã hội. Mỗi một ngành nghề lao động
xã họi đều đòi hỏi ở người hành nghề những kiến thức, kỹ năng chuyên biệt
cũng như các phẩm chất và năng lực xã hội khác. Đây không chỉ là căn cứ
quan trọng để xây dựng danh mục ngành đào tạo, mục tiêu đào tạo, nội dung
đào tạo mà còn là một căn cứ để so sánh, đánh giá chất lượng đào tạo.
- Mục tiêu và nội dung đào tạo: Quá trình đào tạo là quá trình hiện thực
hoá “mục liêu và nội dung đào tạo” ở người tốt nghiệp. Chất lượng đào tạo là
kết quá của quá trình đào tạo với các mục tiêu, nội dung, phương pháp xác
định, do đó mục tiêu và nội dung phương pháp đào tạo là cơ sớ để đánh giá
chất lượng đào tạo.
- Chất lượng đào tạo dược thê hiện trong quá trình hành nghé của người
tốt nghiệp. Do đó việc lấy ý kiến đánh giá của người sứ dụng lao động, tinh
- 15 -
hình việc làm và phát triên nghé nghiệp là cơ sớ quan trọng đế đánh giá chất
lượng dào lạo.
1.2.2.2. Chất lượng đào tạo nhân lực ngành xáy dựng.
Chất lượng dạy nghé là yếu tố quyết định sự tổn tại và phát triển của
một trường dạy nghề nói riêng và hệ thống dạy nghề của quốc gia nói chung,
từ đó ảnh hưởng tói sự phát triển nền kinh tế - xã hội đất nước. Do vậy, “mục
tiêu đánh giá chất lượng dạy nghề, trước hết nhằm loại bỏ những sản phẩm
rởm không đảm bảo tiêu chuẩn trình độ, đảm báo sản phẩm tốt đưa ra thị
trường lao động.
Như vậy, công lác đánh giá chất lượng đào tạo nghề đóng một vai trò
hết sức quan trọng trong cơ sở đào tạo nghé cũng như hệ thống giáo dục kỹ
thuật nghề nghiệp của Việt Nam. Điều này đặc biệt quan trọng với các trường
dạy nghề XD trong quá trình ngành XD đang tiến hành các hoạt động xuất
khẩu tại chỗ và ra nước ngoài.
Các tiêu chí đánh íỉiá chất lương đào tao tìỊihé XD:
Theo quan điểm mới, hiện nay, đánh giá chất lượng đào tạo nghề có 2
đối tượng cần nghiên cứu để đánh giá. Đó là đánh giá chất lượng đào tạo nghề
qua năng lực hành nghề của HSSV khi tốt nghiệp tại trường nghể và đánh giá
cơ sở đào tạo nghề. Tương ứng với mỗi đối tượng có hệ thống tiêu chí đánh
giá thích hợp như sau:
* Đối với HSSV tốt nghiệp:
- Năng lực hành nghé.
- Khả năng thích ứng.
- C ác chỉ số về sức khoé, tâm sinh lý phù hợp với nghé nghiệp.
- 16-
-Kết quả thi tốt nghiệp của số ỉượng HSSV sau một khoá học. Tỷ lệ
HSSV được lên lớp sau 1 năm học, tỷ lệ HSSV lưu ban, ngừng học,
không tốt nghiệp.
- Hiệu quá đào tạo đối với một khoá HSSV.
- Các điểu kiện đảm bảo chất lượng đào tạo: Mục tiêu, nội dung chương
trình, phương pháp đào tạo giáo dục, đội ngũ cán bộ - giáo viên và hoạt động
của họ, cơ sở vật chất và tài chính, phương thức đào tạo, mối quan hệ giữa nhà
trường và đơn vị sản xuất
1.2.3. Hiệu quả đào tạo
Quá trình thích ứng của các thành viên trong đời sống xã hội, thị trường
lao động không chỉ phụ thuộc vào chất lượng giáo dục - đào tạo mà còn phụ
thuộc vào yếu tố khác của môi trường xã hội, nhu cầu thị trường như các
nguồn đầu, việc làm, quan hệ cung cầu, giá cả sức lao động, chính sách sử
dụng và giải quyết công việc của nhà nước và người sử dụng lao động. Do vậy,
ngoài chất lượng đào tạo còn phái xét đến hiệu quá đào tạo.
Hiệu quả: “Kết quà như yêu cầu việc làm mang ỉại"l 30,tr440], "Khái
niệm hiệu quả phàn ánh mối quan hệ chặt chẽ giữa chi phí và kết quả mang
lại trong những điều kiện về không gian và thời gian xác định, qiuin hệ giữa
giá trị và giá trị sử dụng của một sản phẩm hay một giải pháp nào
í/ó”[6,tr572ị. Như vậy, cũng giống như khái niệm chất lượng, khái niệm hiệu
quá cũng cần phải xem xét ở nhiều mức độ và góc độ khác nhau.
Nâng cao hiệu quá đào tạo là một yếu tố khách quan vì:
- Nâng cao hiệu quá đào tạo sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội và
tăng năng suất lao động trên phạm vị toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
* Đói với một trướng dạy nghé:
- 17 -
- Hiệu quả đào tạo có liên quan chặt chẽ tới chất lượng đào tạo. Do vậy
việc nâng cao hiệu quá đào tạo cũng chính là nâng cao chất lượng đào tạo.
Trong sự nghiệp đổi mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong quá trình hội
nhập kinh tế với thế giới và khu vực, chúng ta rất cần các sản phẩm trên mọi
lĩnh vực có chất lượng cao, hạ giá thành để có sức cạnh tranh quốc tế, đặc biệt
“sản phẩm” đó là nguồn động lực để tạo nén tất cả các sản phẩm xã hội thì
càng có ý nghĩa quan trọng.
- Nâng cao hiệu quả đào tạo còn bắt nguồn từ nguồn kinh phí ngân sách
hạn hẹp của nước ta cấp cho ngành giáo dục, cũng như vậy đối với đóng góp
của các doanh nghiệp và bán thân người học.
- Nâng cao hiệu quá đào tạo còn làm cho người ỉao động qua đào tạo
nhanh chóng nắm bắt được những công nghệ mới trong sản xuất, làm chủ các
kỹ thuật tiên tiến, nhanh chóng tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh với khu
vực và quốc tế.
Hiệu quả đào tạo bao gồm hiệu quá trong và hiệu quả ngoài.
Hiệu quả trong phản ánh kết quả đào tạo trong quá trình đào tạo, qua
các tỷ lệ lưu ban, ngừng học, bỏ học, số năm đào tạo tính trung bình cho một
HSSV, tỷ lệ HSSV tốt nghiệp với những chi phí nhất định về đào tạo, cơ sở vật
chất, đội ngũ giáo viên.
Hiệu quà ngoài phản ánh mức độ hay khá năng thích ứng của người tốt
nghiệp với đời sống xã hội và thị trường lao động, những giá trị sử dụng đóng
góp thực tế của cá nhân cho xã hội, sự thăng tiến của người tốt nghiệp trong
quá trình công tác Hiệu quả ngoài chịu sự tác động của môi trường xã hội
như chính sách lao động - việc làm, tiền công tiền lương, quan hệ cung - cầu
lao động. Hiệu quả ngoài trước hết thể hiện ở tỷ lệ HSSV tốt nghiệp tìm đưực
việc làm và phát huv được tác dụng trong vị trí công tác của mình. Nói một
ĐAI HOC Q U ỗ C G IA HA NÇ • !
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
J - \ ũ / ị U _
- 18-
cách khác, để nâng cao hiệu quá ngoài, đào tạo phái gắn với sàn xuất, với nhu
cầu của thị trường lao động.
1.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐÀO TẠO VÀ SỬDỤNG NHÂN LỤC
1.3.1. Một sô vân đề về quan hệ giữa nhà trường với đơn vị sản xuất.
ỉ.3.1.1. Thực tập kết hợp với lao động sản xuất là nguyên lý giáo dục
cơ bản trong đào tạo.
Lịch sử tiến hoá của loài người đã chỉ ra rằng chỉ có thông qua lao động
sản xuất mà con người mới tồn tại và phát triển.
Quá trinh hình thành con người thực chất là quá trình chiếm lĩnh nền
văn hoá xã hội chứa đựng trong đó tất cả những giá trị vật chất và giá trị tinh
thẩn, kể cả những nguyên tắc trong xã hội.
Để thực hiện quá trình đó, công tác giáo dục trong các trường đào tạo
có nhiệm vụ phát triển nhân cách của người HSSV theo mục tiêu đã đề ra bằng
con đường ngắn nhất tiếp thu chọn lọc di sản văn hoá của những thế hệ đã tích
luỹ lại.
Phương thức cơ bản để chiếm lĩnh nền văn hoá của xã hội và của dân
tộc nhằm hình thành con người là thông qua hoạt động của HSSV. Đó chính là
việc học tập, bao gồm nhiều dạng hoạt động của trí óc và chân tay, tinh thần
và thể lực. Đó là “việc học và hành luôn luôn đi đôi với nhau”. Có mối quan hệ
nhân quá và bổ sung cho nhau trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Hành có
nghĩa là gắn lý thuyết với thực tiễn, là sự vận dụng những điều đã học vào việc
giải quyết những vấn đé do thực tiễn đặt ra.
Từ quan điểm “học đi đôi với hành” thì tất yếu phải kết hợp giáo dục với
lao động sán xuất, nhà trưttng phái gắn với đơn vị sản xuất.
- 19-
Tư tưởng kết hợp giữa giáo dục với lao động sản xuất, nhà trường gắn
với đơn vị sản xuất đã được các tác giả kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lê Nin
khẳng định từ lâu. Hồ Chủ Tịch nhấn mạnh: “Nếu lao động trí óc mà không
làm được lao động chân tay và có lao động chân tay mà không có lao động trí
óc thì đó là con người bán thân bất toại” và người chỉ ra rằng “Học đi đôi với
lao động, lý luận đi đôi với thực hành. Cần cù đi đôi với tiết kiệm”.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Trung ương Đảng khoá VIII đã chỉ ra:
“Phát triển giáo dục - đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội,
những tiến bộ khoa học - công nghệ. Thực tiễn giáo dục kết ỉu/p với lao động
sàn xuất, nghiên cứu khoa học, lỷ luận gắn với thực tế, học đi đỗi với hành,
nhà trường gắn liên với gia đình và xã hội". Kết luận của Hội nghị trung ương
6 khoá IX đã nhấn mạnh ‘‘Bảo đảm chất lượng và điểu chỉnh cơ cấu đào tạo,
gắn đào tạo với \êu cầu phát triển kinh tể- xã hội, dào tạo với sử dụng”.
Đặc biệt trong các trường đào tạo nghề thì giai đoạn dạy thực hành (bao
gổm cả thực hành cơ bán và thực tập sản xuất) chiếm một quỹ thời gian khá
lớn. Dạy thực hành nghề kết hợp với lao động sản xuất sẽ góp phần nâng cao
chất lượng và hiộu quả đào tạo trên các mặt:
- Hình thành kỹ năng phù hợp với yêu cầu của sản xuất.
- Hình thành thái độ đúng đắn trong lao động.
Đối với ngành XD, các trường càng phải gắn bó chặt chẽ với đơn vị sản
xuất, một mặt kịp thời nắm bắt thông tin, cập nhật kiến thức, bổ sung, điều
chỉnh nội dung chương trình để nhà trường không bị tụt hậu so với sản xuất,
mặt khác, với công nghệ XD ngày càng phát triển như công nghệ sản xuất vật
liệu XD mới, các dây chuyển thiết bị sản xuất kính nổi, sứ w c, gạch Granit
giá trị hàng trăm tỷ đồng, với các máy móc thi công nhà cao tầng giá trị hàng
chục tỷ đồng, thì các trường đào tạo nghc XD với nguồn kinh phí eo hẹp,
-20-
không có khả năng và khong thê mua sắm, đầu tư trang bị được, và không còn
cách nào khác là phải liên kết với các công ty, xí nghiệp mới có thể giải quyết
việc đào tạo người lao động đáp ứng công nghệ cao.
1.3.1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa người sản xuất và người sử
dụng sản phẩm.
Kết luận tại Hội nghị TW Đảng 6 khoá IX nhấn mạnh: phải có cơ chế,
chính sách tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức,
cá nhân tham gia XD các cơ sở đào tạo, thu hút các nguồn lực tham gia XD
các cơ sở đào tạo, thu hút các nguồn nhân lực, thu hút các dự án. Nghị quyết
trên đã từng bước thể chế hoá trong hệ thống pháp lộnh, chính sách của nhà
nước như các điều luật trong Luật Lao động, Luật Giáo dục. Các điều luật này
thể hiện rõ quan điểm khuyến khích, ưu đãi phát triển lao động kỹ thuật cũng
như quyền lợi và trách nhiệm của các bên trong quan hệ giữa đào tạo lao động
và bên sử dụng lao động.
Theo quan điểm triết học Mác - Lê nin, mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo
và đơn vị sản xuất là mối quan hệ biện chứng giữa người sản xuất và người sử
dụng sản phẩm.
Một điểu rõ ràng rằng, để phát triển được sản xuất thì lực lượng sản
xuất đóng vai trò quyết định. Trong việc đào tạo nguồn nhân lực thế hệ mới
đáp ứng sự thay đổi to lớn về mặt công nghộ thì các trường đào tạo nghề đóng
vai trò hết sức quan trọng. Nhà trường chính là nơi đào tạo ra nhân lực, còn
đơn vị sản xuất là nơi sử dụng lao dộng đã qua đào tạo. Do vậy, để chất lượng
sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng đòi hỏi phải có sự quan hệ
mật thiết giữa nhà trường và các cơ sở sản xuất. Mối quan hệ này có sự tương
tác biện chứng, ảnh hưởng lẫn nhau giữa hai bên.
Mối quan hệ giữa nhà trường và đơn vị sản xuất rất phong phú và đa
dạng trcn nhiều mặt:
-21 -
- Sự phối hợp giữa nhà trường và đơn vị sản xuất trong việc triển khai
XD mục tiêu và nội dung đào tạo theo quy chế chung do Bộ Giáo dục - Đào
tạo ban hành, mặt khác, khi XD mục tiêu, nội dung đào tạo phải xét đến tính
đặc thù của đơn vị sản xuất là nơi sẽ tiếp nhận HSSV sau khi tốt nghiệp.
- Tuyển sinh và tổ chức thi tốt nghiệp cuối khoá cho HSSV.
- Đánh giá chất lượng đào tạo.
- Ngoài kinh phí nhà nước cấp, các đơn vị sản xuất đóng góp nguồn lực
cho quá trình đào tạo: kinh phí, tài liệu, máy móc thiết bị, các chuyên gia và
thợ bậc cao.
- Phối hợp trong XD kế hoạch đào tạo và sử dụng qua việc hoạch định
chiến lượng phát triển của nhà trường và đơn vị sản xuất, từ đó xác định nhu
cầu đào tạo về số lượng, ngành nghề, hình thức.
1.3.1.3. Nguyên tắc và điều kiện đảm bảo mối quan hệ giữa nhà
trường và đơn vị sản xuất:
* Nguyên tắc đảm bảo mối quan hệ:
- Sự liên kết phải đảm bảo mục tiêu đào tạo đã đề ra, không làm ảnh
hưởng tới quy trình đào tạo của nhà trường cũng như tiến độ sản xuất của đơn
vị sản xuất, mà trái lại, nó góp phần vào sự phát triển của hai đơn vị, có lợi
cho cả cơ sở đào tạo và đơn vị sản xuất.
- Sự kết hợp phải mang tính giáo dục: nhằm hình thành, phát triển phẩm
chất và năng lực cho người HSSV (khòng quá chú trọng về mặt kinh tế).
- Sự kết hợp này phải có tính vừa sức với giáo viên và HSSV trong quá
trình thực tập tại đơn vị sản xuất (cả về sức khoẻ, công nghệ )-
* Điều kiện đảm bảo mối quan hệ:
- Cấp vĩ mô: Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm
tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường và đơn vị sản xuất. Có tổ chức điều
hành mối quan hệ này.