Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

cơ sở khoa học cho định hướng phát triển kinh tế sinh thái tại đảo lý sơn, tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.39 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN




Lê Thị Hoa


CƠ SỞ KHOA HỌC CHO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
SINH THÁI TẠI ĐẢO LÝ SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC











Hà Nội – 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN






Lê Thị Hoa




CƠ SỞ KHOA HỌC CHO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
SINH THÁI TẠI ĐẢO LÝ SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI


Chuyên ngành : Khoa học Môi trường
Mã số : 608502

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. Lê Đức Tố









Hà Nội – 2012
LỜI CẢM ƠN

Luận văn thạc sỹ khoa học chuyên ngành Sinh thái môi trường “Cơ sở
khoa học cho định hướng phát triển kinh tế sinh thái tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng
Ngãi” đã được hoàn thành vào tháng 12/2012. Để hoàn thành được luận văn,
trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Lê Đức Tố, giáo viên
hướng dẫn trực tiếp, người đã tận tình chỉ bảo cho việc định hướng cũng như
hoàn thiện luận văn và đồng thời tạo mọi điều kiện để tôi được tiếp cận với
những phương pháp nghiên cứu, tài liệu mới nhất phục vụ cho luận văn đạt
được kết quả tốt nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Môi trường nói chung và các
thầy cô trong bộ môn Sinh thái Môi trường nói riêng, đặc biệt là PGS.TS Trần
Văn Thụy đã kịp thời giải đáp và tháo gỡ những khó khăn cho tôi trong quá trình
hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đặc
biệt là các bạn lớp K18 Cao học Khoa học Môi trường đã luôn giúp đỡ, động viên
tôi trong suốt quá trình làm luận văn để tôi hoàn thành tốt mọi công việc.
Xin chân thành cảm ơn!


Học viên
Lê Thị Hoa


i
MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG iv
DANH MỤC HÌNH VẼ v
BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT vi
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 4

1.1. Kinh tế sinh thái 4
1.1.1. Khái niệm 4
1.1.2. Mục tiêu 5
1.1.3. Cách tiếp cận 5
1.1.4. Những lƣu ý trong phát triển đảo biển 6
1.1.5. Ý nghĩa và vai trò của kinh tế sinh thái đối với đảo biển 6
1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu 7
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 7
1.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 10
1.3. Giới thiệu chung về khu vực nghiên cứu 16
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 20
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu 20
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 20
2.2. Các quan điểm tiếp cận trong nghiên cứu 20
2.2.1. Tiếp cận hệ thống 20
2.2.2. Tiếp cận phát triển bền vững 21
2.2.3. Tiếp cận tổng hợp và liên ngành 22
2.2.4. Tiếp cận sinh thái học 22
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 22
2.3.1. Phƣơng pháp kế thừa, tổng hợp có chọn lọc tài liệu 22
2.3.2. Phƣơng pháp khảo sát thực tế 23


ii
2.3.3. Phƣơng pháp chuyên gia 23
2.3.4. Phƣơng pháp phân tích hệ thống 23
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên 25
3.1.1. Đặc điểm địa hình, địa mạo 25

3.1.2. Đặc điểm thổ nhƣỡng 26
3.1.3. Địa chất 27
3.1.4. Điều kiện khí tƣợng thủy văn 28
3.1.5. Điều kiện hải văn 32
3.1.6. Điều kiện về tài nguyên thiên nhiên 36
3.1.7. Nguồn lợi sinh vật vùng biển Lý Sơn 43
3.1.8. Đặc điểm hệ sinh thái đảo Lý Sơn 44
3.2. Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội 48
3.2.1. Dân số, lao động và phân bố dân cƣ 48
3.2.2. Văn hóa, giáo dục, y tế 51
3.2.3. Kinh tế 53
3.3. Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên đảo Lý Sơn 62
3.3.1. Khai thác nƣớc ngầm và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong
sản xuất nông nghiệp 62
3.3.2. Hiện trạng khai thác và sử dụng đất 64
3.2.3. Khai thác cát san hô 73
3.2.4. Khai thác và đánh bắt thủy sản bằng phƣơng pháp hủy diệt 74
3.4. Hiện trạng môi trƣờng đảo Lý Sơn 76
3.4.1. Hiện trạng môi trƣờng nƣớc 76
3.4.2. Hiện trạng chất thải rắn 82
3.4.3. Hiện trạng môi trƣờng đất 84
3.4.4. Hiện trạng môi trƣờng không khí 85


iii
3.5. Hiện trạng các hệ sinh thái đặc trƣng 86
3.5.1. Hiện trạng HST san hô 86
3.5.2. Hiện trạng HST thảm cỏ biển 86
3.6. Thuận lợi và thách thức 87
3.6.1. Thuận lợi 87

3.6.2. Thách thức 89
3.7. Định hƣớng phát triển kinh tế sinh thái đảo Lý Sơn 90
3.7.1. Xây dựng khu bảo tồn biển 90
3.7.2. Định hƣớng phát triển trong khu bảo tồn biển 97
3.7.3. Định hƣớng phát triển ngoài khu bảo tồn biển 105
3.7.4. Giải pháp thực hiện 108
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO 115



iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3-1: Diện tích, cơ cấu các loại đất chia theo độ dốc, tầng dày 27
Bảng 3-2: Bảng số liệu nhiệt độ (
o
C) không khí tháng (1985 - 2009) 29
Bảng 3-3: Bảng số liệu độ ẩm (%) tháng (1985 – 2009) 30
Bảng 3-4: Bảng số liệu mưa (mm) trung bình tháng (1985 – 2009) 30
Bảng 3-5: Tốc độ gió trung bình và mạnh nhất tháng 31
Bảng 3-6: Bảng tần suất gió theo các hướng 31
Bảng 3-7: Tần suất mực nước giờ tại Lý Sơn 32
Bảng 3-8: Bảng tổng hợp hiện trạng gia tăng dân số 49
Bảng 3-9. Cơ cấu lao động qua các thời kỳ 50
Bảng 3-10: Bảng thống kê dân số Lý Sơn đến cuối năm 2010 51
Bảng 3-11: Lao động theo nông nghiệp và phi nông nghiệp 53
Bảng 3-12: Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp thời kỳ 2005-2010 55
Bảng 3-13: Diện tích và sản lượng của các loại cây trồng thời kỳ 2005-2010 55
Bảng 3-14: Tổng sản lượng ngành thủy sản thời kỳ 2005-2010 56
Bảng 3-15: Giá trị sản xuất nông lâm và thủy sản huyện Lý Sơn năm 2010 57

Bảng 3-16: Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 đảo Lý Sơn 66
Bảng 3-17: Tên và diện tích khu vực chức năng [20] 94


v
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Mô hình kinh tế sinh thái ven biển ở CHLB Đức [15] 9
Hình 1.2: Khu kinh tế mới tại đảo Ngọc Vừng 11
Hình 1.3: Vườn “âm phủ” và ao thả cá tại làng cát Hải Thủy, Quảng Bình 13
Hình 1.4: Xây dựng cơ sở hạ tầng cho mô hình KTST hộ gia đình 14
Hình 1.5: Vườn thực nghiệm trong mô hình KTST hộ gia đình 15
Hình 1.6: Sơ đồ vị trí huyện đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi 16
Hình 1.7: Đảo Lý Sơn chụp từ vệ tinh và từ trên tàu cao tốc 17
Hình 3.1: Bản đồ đẳng sâu khu vực biển ven bờ Lý Sơn 25
Hình 3.2: Hệ thống dòng chảy biển tháng 2 và tháng 8 34
Hình 3.3: Hồ chứa nước trên đỉnh núi Thới Lới 37
Hình 3.4: Bản đồ hiện trạng nước ngầm đảo Lý Sơn [9] 39
Hình 3.5: Một số loài san hô tại đảo Lý Sơn 45
Hình 3.6: Cỏ biển đảo Lý Sơn 47
Hình 3.7. Tưới nước cho cánh đồng hành của người nông dân 63
Hình 3.8: Giếng khoan và máy bơm là điều hay bắt gặp trên những cánh đồng ở Lý Sơn 63
Hình 3.9: Làm đất 65
Hình 3.10: Cơ cấu sử dụng đất năm 2010 đảo Lý Sơn 67
Hình 3.11: Hiện trạng sử dụng đất đảo Lý Sơn năm 2010 [9] 67
Hình 3.12: Khai thác cát biển 74
Hình 3.13: Một con cá kìm vừa bị chết do thuốc nổ trôi dạt vào bờ 75
Hình 3.14: Vị trí lấy mẫu phân tích chất lượng nước [20] 76
Hình 3.15: Biểu đồ diễn biến giá trị pH 77
Hình 3.16: Biểu đồ giá trị DO trong nước 78
Hình 3.17: Biểu đồ giá trị TSS trong môi trường nước 80

Hình 3.18: Biểu đồ giá trị COD trong môi trường nước 81
Hình 3.19: Rác thải tại cầu cảng trên đảo Lý Sơn 81
Hình 3.20: Người dân vô tư xả rác ra biển 83
Hình 3.21: Bản đồ quy hoạch tổng thể khu BTB Lý Sơn [20] 93
Hình 3.22: Sơ đồ phân khu chức năng trên đảo 98
Hình 3.23: Sơ đồ hệ thống thông tin dự báo ngư trường khai thác xa bờ [4] 103
Hình 3.24: Sơ đồ hệ thống thông tin dự báo ngư trường khai thác xa bờ của JFIC -
Trung tâm dịch vụ thông tin nghề cá Nhật Bản 104


vi
BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
KTST
Kinh tế sinh thái
ĐDSH
Đa dạng sinh học
HST
Hệ sinh thái
BTB
Bảo tồn biển
DLST
Du lịch sinh thái
Cơ sở khoa học cho định hƣớng phát triển kinh tế sinh thái tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Lê Thị Hoa – K18 CHKHMT
1
MỞ ĐẦU
Việt Nam là quốc gia ven biển, có vùng thềm lục địa đặc quyền kinh tế rộng
lớn, hơn một triệu kilomet vuông, với hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ, hai quần đảo lớn
ngoài khơi là Hoàng Sa thuộc Thành phố Đà Nẵng và quần đảo Trường Sa thuộc
tỉnh Khánh Hòa, là tiềm năng to lớn cho phát triển đất nước. Ngày nay, thời đại

kinh tế hội nhập toàn cầu, Biển Đông Việt Nam là cửa mở lớn giao lưu với các
nước khu vực và quốc tế.
Hàng trăm năm nay, nhân dân Việt Nam đã gắn bó với biển, khai thác tiềm
năng biển. Biển, không chỉ nuôi sống cộng đồng dân cư ven biển mà còn cung cấp
các sản phẩm của biển cho cả dân tộc Việt Nam. Trong thời kỳ kinh tế hội nhập
quốc tế, lợi thế về biển là điều kiện, là thời cơ Việt Nam làm giầu từ biển, mạnh lên
từ biển. Phát triển kinh tế biển phải có chiến lược. Khoa học và công nghệ phải thực
sự là động lực phát triển của lĩnh vực liên quan đến biển.
Hệ thống đảo ven bờ có vị trí là tiền đồn của đất nước, là cầu nối để vươn ra
biển xa. Mỗi đảo là những hệ sinh thái (HST) biển đa dạng học cao, phong phú về
nguồn lợi biển, đồng thời là các trung tâm nuôi dưỡng, phát triển nguồn gen sinh vật
cho cả vùng biển. Khí hậu hải dương trong lành, môi trường sạch và yên tĩnh,
không hoặc ít chịu tác động của lục địa là một ưu thế của đảo biển. HST đảo biển có
nhiều lợi thế cho phát triển du lịch, nghỉ dưỡng, song cũng có những thách thức,
diện tích đảo có hạn, nguồn nước ngọt không phong phú, môi trường dễ bị tổn
thương, HST kém bền vững, cần nghiên cứu phát triển bền vững và phát triển kinh
tế sinh thái là một hướng đi phù hợp. Trong những năm cuối của thế kỷ 20, kinh tế
du lịch sinh thái (DLST) biển đảo nổi lên như một điểm nhấn của kinh tế hội nhập
đã đem lại phồn vinh cho các quốc gia có biển, trong đó có Việt Nam.
Lý Sơn hay còn gọi là Cù Lao Ré là đảo ven bờ nằm ở miền Trung Việt
Nam, cùng với đảo Cù Lao Chàm là 2 đảo có tầm quan trọng chiến lược của miền
Trung Việt Nam, nằm trên con đường biển từ Bắc vào Nam, ngay cửa ngõ khu kinh
tế Dung Quất, khu kinh tế trọng điểm miền Trung. Đảo Lý Sơn là một HST nhiệt
Cơ sở khoa học cho định hƣớng phát triển kinh tế sinh thái tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Lê Thị Hoa – K18 CHKHMT
2
đới rất đặc trưng, phát triển trên nền đá bazan và có hệ động thực vật biển phong
phú, tính đa dạng sinh học cao, cảnh quan hùng vĩ, giàu tài nguyên.
Với diện tích khoảng 10km
2

nhưng đảo Lý Sơn có tới 21 nghìn dân là đảo có
số dân đông nhất trong các đảo ven bờ của Việt Nam. Dân số tập trung đông đúc
trên một diện tích đất đang ngày bị thu hẹp là một sức ép lớn đối với môi trường.
Dân cư đa số có thu thập thấp, trình độ dân trí chưa cao, ý thức bảo vệ môi trường
còn kém. Rác thải sinh hoạt từ dân cư chưa được thu gom và xử lý. Canh tác nông
nghiệp trên đảo vẫn là canh tác lạc hậu. Tình hình khai thác, đánh bắt nguồn lợi
thủy hải sản bằng phương pháp hủy diệt vẫn diễn ra chưa có chiều hướng giảm. Sự
cân bằng của HST san hô và cỏ biển và tính đa dạng sinh học của các HST này đang
bị đe dọa nghiêm trọng do tình trạng hút cát để trồng tỏi, đánh bắt thủy sẳn bằng
thuốc nổ và chất độc. Tất cả điều này đi ngược lại với chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội theo hướng mở rộng ra biển đã được Chính phủ xác định (đến 2050, kinh tế
biển chiếm 53% GDP) và phát triển theo hướng bền vững với môi trường.
Dù điều kiện tự nhiên có ưu thế nhưng tiềm năng là có giới hạn. Muốn duy
trì sự phát triển kinh tế xã hội bền vững của huyện đảo Lý Sơn, cần phải có ngay
những hành động điều chỉnh phát triển của huyện đảo. Cần xem xét mối quan HST
của HST trên đảo và HST của vùng nước xung quanh đảo. Đồng thời, cần xem xét
mối quan hệ kinh tế - xã hội của Lý Sơn với kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi.
Để đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững biển, đảo Lý Sơn, kinh tế sinh thái chính
là lựa chọn duy nhất.
Để đóng góp vào hướng nghiên cứu này, đề tài “Cơ sở khoa học cho định
hướng phát triển kinh tế sinh thái tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” được thực
hiện nhằm đưa ra được những cơ sở và định hướng phát triển kinh tế sinh thái phù
hợp với những điều kiện sẵn có của đảo Lý Sơn góp phần nâng cao hiệu quả của
hoạt động quản lý tài nguyên môi trường đới bờ vốn còn đang có nhiều bất cập.
Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu chính của đề tài:
Mục tiêu:
Cơ sở khoa học cho định hƣớng phát triển kinh tế sinh thái tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Lê Thị Hoa – K18 CHKHMT
3
Xây dựng cơ sở khoa học cho mô hình phát triển kinh tế sinh thái đảo Lý

Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng điều kiện tự nhiên, phát hiện tiềm năng
phát triển và những hạn chế trong phát triển của đảo Lý Sơn.
Nhiệm vụ 2: Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội trên đảo.
Nhiệm vụ 3: Đánh giá hiện trạng môi trường.
Nhiệm vụ 4: Đưa ra được những kết luận sau
- Những thuận lợi và thách thức, chọn con đường hủy diện hay tồn tại và
phát triển;
- Xu thế thời đại và con đường phải chọn để vươn lên làm giầu đó chính là
kinh tế sinh thái;
- Thành lập khu bảo tồn biển nhằm bảo tồn các HST trên biển và trên đảo;
phân khu chức năng trong khu bảo tồn; phát triển kinh tế sinh thái - dịch vụ cao cấp;
- Giải pháp cụ thể.
Bố cục của luận văn không kể mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo
và phụ lục gồm 3 chương:
Chương 1: Tô
̉
ng quan;
Chương 2: Đối tượng và phương pha
́
p nghiên cư
́
u;
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.
Sau đây là chi tiết của luận văn.

Cơ sở khoa học cho định hƣớng phát triển kinh tế sinh thái tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Lê Thị Hoa – K18 CHKHMT
4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. Kinh tế sinh thái
1.1.1. Khái niệm
Kinh tế sinh thái học (KTST) là một lĩnh vực nghiên cứu giải quyết mối quan
hệ giữa các HST và các hệ thống kinh tế (Constaza và nnk, 1991) và bước đầu tập
trung vào việc đưa kinh tế học và các nguyên lý sinh thái lại gần nhau [9].
KTST có một cái nhìn rộng hơn so với kinh tế cổ điển và nhận ra rằng có
nhiều điều mà góp phần vào đời sống con người chẳng hạn như y tế và giáo dục
(nguồn vốn con người), bạn bè và gia đình (nguồn vốn xã hội) và hệ thống sinh học
và vật lý của trái đất (nguồn vốn tự nhiên).
Có bốn loại nguồn vốn được xem xét trong KTST [23]:
- Nguồn vốn xây dựng: là một loại nguồn vốn được sử dụng khi nói về kinh
tế cổ điển. Nó dùng để chỉ hàng hóa và dịch vụ được tạo ra bởi ngành công nghiệp
của con người - các tòa nhà, xe hơi, đồ gia dụng, đường giao thông, đồ chơi, v.v
- Nguồn vốn tự nhiên: là một khái niệm chỉ ra tầm quan trọng và giá trị của
hàng hoá và dịch vụ được cung cấp bởi thiên nhiên. Nó vượt xa nhận định truyền
thống khi xem xét sản phẩm tự nhiên chỉ là nguyên liệu cho việc chuyển đổi thành
hàng hoá (cây xây dựng nhà hay làm giấy) để xem xét các chức năng được cung cấp
bởi hệ thống hành tinh (khí thở, khí hậu ổn định) hoặc các HST địa phương (phòng
chống lũ lụt của vùng đất ngập nước ven biển, giữ nước, lọc nước của những cánh
rừng). Đôi khi giá trị tiền tệ của các dịch vụ HST có thể được tính toán, chẳng hạn
như chi phí để thay thế chúng so với vốn xây dựng (vùng đất ngập nước ven biển
với những con đê). Tuy nhiên, một số dịch vụ tự nhiên là vô giá. Chúng rất cần thiết
cho cuộc sống, và không thể thay thế (khí thở). Nguồn vốn tự nhiên bao gồm các
nguồn vốn tự nhiên có thể tái sinh và nguồn vốn tự nhiên không thể tái sinh. Nguồn
vốn tự nhiên có thể tái sinh tự duy trì thông qua quá trình quang hợp bằng chất diệp
lục sử dụng năng lượng mặt trời như cây xanh, cá dưới biển và các HST. Nguồn
Cơ sở khoa học cho định hƣớng phát triển kinh tế sinh thái tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Lê Thị Hoa – K18 CHKHMT
5
vốn tự nhiên không tái sinh được nhìn nhận như một nguồn thu động, bao gồm các

nguồn tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản.
- Nguồn vốn xã hội đề cập đến những lợi ích tích cực đã đạt được thông qua
tương tác giữa con người với con người trong xã hội (bạn bè, gia đình, nhóm xã
hội) và các cấu trúc chung của xã hội (ngôn ngữ, các tổ chức, hệ thống giáo dục,
pháp luật). Nguồn vốn xã hội đóng góp lớn trong đời sống con người, nhưng rất khó
để định lượng về tiền tệ.
- Nguồn vốn con người: là tổng hợp sức khỏe con người, kinh nghiệm cá
nhân, giáo dục, tài năng, kỹ năng và lợi ích. Nguồn vốn con người (và nguồn vốn xã
hội) không thể đạt được tối đa trừ khi có công bằng xã hội, khi sự tiếp cận với
những cơ hội mà xã hội mang lại là như nhau.
1.1.2. Mục tiêu
- Duy trì đa dạng sinh học;
- Đảm bảo phát triển bền vững các HST tại khu vực và có sức lan tỏa;
- Đảm bảo sự phát triển bền vững hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường
sinh thái.
1.1.3. Cách tiếp cận
- Ứng dụng công nghệ cao trong khai thác tài nguyên thiên nhiên nhằm giảm
chi phí, đảm bảo lợi ích kinh tế cao và bền vững. Đối với đảo biển ven bờ nhiệt đới
thì KTST, trong đó phát triển DLST là mục tiêu chủ đạo;
- Tiếp cận sinh thái, tổng hợp: biển là HST dễ bị tổn thương, kém bền vững,
phụ thuộc nhiều vào các quá trình tự nhiên và đặc biệt nhạy cảm với các hoạt động
nhân sinh. Cân bằng sinh thái đảm bảo duy trì các chức năng, giá trị, bảo vệ được
tài nguyên – thiên nhiên của biển cũng là nhằm phục vụ mục tiêu phát triển bền
vững. Để đạt được mục tiêu này, mọi hoạt động về khai thác, sử dụng HST biển
phải được tiến hành trong khả năng chịu đựng và phục hồi của các HST biển. Việc
Cơ sở khoa học cho định hƣớng phát triển kinh tế sinh thái tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Lê Thị Hoa – K18 CHKHMT
6
quản lý bền vững biển phải dựa trên tiếp cận sinh thái học (ecosystem approach).
Mặt khác, để đánh giá những mâu thuẫn lợi ích trong phát triển đảo biển cần phải có

cái nhìn tổng thể để thấy rõ các mối quan hệ, các mâu thuẫn phát sinh và phương
hướng giải quyết, giảm thiểu.
1.1.4. Những lƣu ý trong phát triển đảo biển
Uỷ ban liên Chính phủ về Hải dương học IOC ( Intergovernmental
Oceanographic Commission) đã đưa ra những khuyến cáo trong phát triển đảo biển:
- Nghiêm cấm phát triển công nghiệp sử dụng nhiều nước sạch, gây ô nhiễm
môi trường đặc biệt là công nghiệp thực phẩm. Nước trên đảo là khan hiếm, do vậy
nước sạch chỉ phục vụ dân sinh;
- Bảo vệ và duy trì các HST trên đảo đặc biệt là các HST nông lâm nghiệp,
các HST biển (rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, );
- Các tác động động lực đến bờ biển đảo luôn luôn phải có các công trình
bảo vệ đảo, chống đỡ các tác động của thiên nhiên như sóng, nước biển dâng, bão
lũ, xói mòn sạt lở;
- Khai thác nước ngầm quá mức sẽ gây ra hiện tượng nhiễm mặn, gây sạt lở
và sụt lún.
1.1.5. Ý nghĩa và vai trò của kinh tế sinh thái đối với đảo biển
Đảo biển là một HST kém bền vững vì có những đặc trưng riêng khác với
đất liền, chịu tác động trực tiếp từ những điều kiện tự nhiên xung quanh là biển và
đại dương, các mối quan hệ giữa các thành phần trong HST đảo không chặt chẽ và
dễ bị tổn thương và khi có tác động tiêu cực từ bên ngoài vào thường làm rối loạn
chức năng, cân bằng trong hệ bị phá vỡ và dẫn đến suy thoái.
Những hoạt động sản xuất không phù hợp với các quy luật tự nhiên và đặc
biệt là các quy luật phát triển của HST thường làm suy thoái HST đó. Điều này
đồng nghĩa với việc suy thoái các nguồn tài nguyên, tác động trực tiếp đến đời sống
Cơ sở khoa học cho định hƣớng phát triển kinh tế sinh thái tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Lê Thị Hoa – K18 CHKHMT
7
của dân cư sống trên vùng sinh thái nhạy cảm, kém bền vững đó. Nhất là khi diện
tích đảo thì có hạn, và khi dân số tăng cao, quỹ đất cho sản xuất ngày một giảm.
KTST với quan điểm chủ đạo là phát triển bền vững sẽ là một giải pháp hữu

ích và là duy nhất cho phát triển kinh tế xã hội ở đảo biển. KTST giúp cải tạo các
HST nhạy cảm, kém bền vững ở đảo biển thành các HST bền vững hơn, giảm mức
độ suy thoái môi trường, đồng thời nâng cao được đời sống cho người dân. KTST
dựa trên những hiểu biết về các quy hoạt động của các HST, những kiến thức bản
địa về trồng trọt, chăn nuôi kết hợp với những kiến thức khoa học hiện tại. Đối với
đảo biển, công tác điều tra nghiên cứu đánh giá nguồn vốn tự nhiên đảo biển phải
tuân thủ quy định của Tổ chức Hải dương học liên chính phủ (IOC) đã tổng kết kinh
nghiệm phát triển kinh tế của các quốc gia có đảo biển phát triển, đó là: chất lượng
môi trường trên đảo và nhất là vùng nước xung quanh đảo, dự đoán tai biến thiên
nhiên tiềm ẩn và có kế hoạch phòng tránh, bảo vệ và phát triển các HST, sử dụng
hợp lý nguồn lợi sinh vật.
Chức năng của HST phải được đánh giá trong những điều kiện tự nhiên cụ
thể (ở đây là đảo biển) và ngưỡng suy giảm không phục hồi của các HST phụ thuộc
vào nhận thức về chức năng của chúng. KTST đảo biển là sự khai thác đồng thời
đan xen hỗ trợ lẫn nhau HST rừng, HST dưới biển, DLST và ngư nghiệp, trong đó
DLST là động lực phát triển bền vững. Đảo biển có nhiều lợi thế về sinh thái cảnh
quan và dịch vụ nhưng các HST đảo biển lại kém bền vững. Vì vậy phát triển KTST
là con đường duy nhất.
1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.2.1.1. Lịch sử phát triển
Lợi ích về sinh thái và kinh tế sớm được nhận ra vào những năm 1960 và
được nghiên cứu bởi các nhà khoa học Kenneth Boulding và Herman Daly, nhưng
vấn đề này lần đầu tiên được đề cập tại cuộc họp diễn ra vào những năm 1980. Cụ
Cơ sở khoa học cho định hƣớng phát triển kinh tế sinh thái tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Lê Thị Hoa – K18 CHKHMT
8
thể là tại một hội nghị được tổ chức vào năm 1982 tại Thụy Điển có sự tham dự của
những người sau này sẽ là nòng cốt trong lĩnh vực nghiên cứu về kinh tế sinh thái,
bao gồm Robert Costanza, Herman Daly, Charles Hall, Ann-Mari Jansson, Bruce

Hannon, HT Odum, và David Pimentel. Hầu hết các nhà khoa học tham dự đều là
các nhà sinh thái học hay nhà kinh tế môi trường.
Năm 1988, một cuốn sách có tựa đề Kinh tế sinh thái, bởi Juan Martinez-
Alier, đã được xuất bản. Một năm sau đó, Hiệp hội Quốc tế Kinh tế sinh thái (ISEE)
được thành lập bởi Robert Costanza để thúc đẩy kinh tế sinh thái và hỗ trợ các nhà
kinh tế sinh thái và các nhà xã hội liên quan. Hiệp hội công bố tạp chí Kinh tế sinh
thái hàng tháng, sách và các tài liệu khác, và tổ chức các cuộc họp định kỳ và các
hội nghị để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà kinh tế sinh thái có tiếng nói của
mình.
Cho đến nay, đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu liên quan đến kinh
tế sinh thái trên thế giới và các mô hình kinh tế sinh thái thành công trên thế giới
cũng được phát triển ngày càng rộng rãi. Điều này chứng tỏ sự cần thiết của phát
triển kinh tế sinh thái nhằm mục tiêu duy trì sự đa dạng sinh học và phát triển bền
vững cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái
1.2.1.2. Một số mô hình kinh tế sinh thái trên thế giới
a. Mô hình kinh tế sinh thái ven biển tại Cộng hòa Liên bang Đức
Ở Cộng hoà Liên bang Đức, người ta đắp đê chống sạt lở bờ biển dài hàng
chục kilomet thật kiên cố theo kiểu sinh thái. Đê được xây cao hàng chục mét, mái
đê thoải và rộng đến nửa cây số, tạo ra cánh đồng cỏ để nuôi bò, nuôi cừu, dưới
chân đê là kè đá làm đường bê tông rộng 5 - l0m, ô tô chở khách du lịch tham quan
có thể chạy từ tỉnh này đến tỉnh khác (hình 1.1). Mùa hè cỏ mọc xanh tốt được cắt
phơi khô để dành cho bò ăn trong mùa đông giá lạnh, cỏ non tái mọc người ta thả
cừu ăn cỏ và cừu lại bón phân cho đất, đến mùa hè năm sau cỏ lại mọc xanh tốt.
Cơ sở khoa học cho định hƣớng phát triển kinh tế sinh thái tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Lê Thị Hoa – K18 CHKHMT
9


Hình 1.1: Mô hình kinh tế sinh thái ven biển ở CHLB Đức [15]
Bên trong đê ở các độ cao khác nhau là các khách sạn, du khách có thể phơi

nắng trên các thảm cỏ, thưởng thức cái thơm của hương “đồng nội” và cái mát lành
của gió biển, quên đi những mệt nhọc của những ngày làm việc căng thẳng. Đây là
công trình nghiên cứu của Viện Đại học sinh thái Kill chuyên nghiên cứu, phục hồi
các HST và phát triển kinh tế-sinh thái vùng ven biển tây bắc nước Đức.
b. Mô hình du lịch biển đảo tại các quốc gia ven biển
Du lịch biển đảo là một thể thống nhất, nước biển, bờ biển, đáy biển, đảo
biển, các HST biển và khí hậu biển. Hiện nay, dải ven biển vĩ độ thấp và vừa đều là
các điểm nóng du lịch. Các quốc gia ven biển rất coi trọng việc khai thác nguồn tài
nguyên du lịch biển ven bờ. Hoạt động du lịch biển luôn đáp ứng 3 nhu cầu của con
người mà các loại hình khác không thể có được: sinh tồn, hưởng thụ và phát triển.
Các nước phát triển đều là quốc đảo, bán đảo hoặc quốc gia ven biển như Nhật Bản,
Hà Lan, Iceland, Thụy Điển. Đảo biển có nhiều ưu thế, khí hậu hải dương trong
lành, cảnh quan thiên nhiên đa dạng, phong phú. Nhiều đảo trên thế giới đã phát
triển thành thánh địa du lịch nổi tiếng như Tahiti, nằm ở khu vực nam Thái Bình
Dương, có rặng dừa xanh ngút ngàn, nước biển xanh như ngọc, Bali (Indonexia),
Hải Nam (Trung Quốc), Hawai (Mỹ) là những thiên đường của du lịch. Nhưng
không đâu giống như đảo Malta nằm trong Địa Trung Hải, có diện tích 316km
2
, chỉ
bằng 1/2 đảo Phú Quốc, có đỉnh núi cao 253m, thiếu nước ngọt nghiêm trọng, thực
vật kém phát triển, hàng ngày phải vận chuyển nước tới từ Italy và từ Pháp. Do
Cơ sở khoa học cho định hƣớng phát triển kinh tế sinh thái tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Lê Thị Hoa – K18 CHKHMT
10
nhận thức được vị trí quan trọng của đảo, người ta đã “biến không thành có” xây
dựng Malta thành trung tâm du lịch nổi tiếng Địa Trung Hải, là nơi tấp nập các hội
nghị quốc tế lớn và nổi tiếng thế giới bởi các hàng thủ công mỹ nghệ bằng vàng và
đồng, thu nhập của cộng đồng dân cư vào loại cao trên thế giới.
Quần đảo Chu Sơn, một thắng cảnh du lịch nghỉ ngơi dạng quần đảo trên
một vùng biển rộng lớn của Trung Quốc có tới 1.339 hòn đảo được mang danh là

thành phố nghìn đảo. Ở Chu Sơn, khí hậu tốt, phong cảnh hấp dẫn, vừa có cảnh
quan thiên nhiên đẹp đầy ánh nắng, nước biển, bãi cát, đảo đá đẹp, lại có cả cảnh
quan nhân văn như tôn giáo, nghề chài lưới, nhiều phong tục tập quán độc đáo, du
khách có thể du ngoạn, khảo sát, khám phá những điều kỳ lạ [15].
1.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
1.2.2.1. Lịch sử phát triển
Những lý luận về phát triển KTST ở Việt Nam còn chưa phát triển [18]. Tại
Việt Nam, GS. Nguyễn Văn Trương là người đầu tiên có những nghiên cứu về kinh
tế sinh thái. Ông là người đã sáng lập ra Viện Kinh tế sinh thái (Eco-Eco) vào năm
1990. Mục tiêu của Viện Kinh tế sinh thái là tập trung giải quyết các vấn đề kinh tế
của các hộ nghèo cho các hộ gia đình sống ở trong HST kém bền vững: vùng đất
trống, đồi núi trọc, vùng cát hoang hóa ven biển, các vùng đồng bằng úng ngập
nước. Từ năm 1993 đến năm 2005, Viện KTST đã và đang xây dựng trong 3 HST
kém bền vững, mỗi hệ ít nhất 5 làng sinh thái [18]. Đến nay, Viện KTST đã hoàn
thành xây dựng 13 làng sinh thái. Vào thời điểm hiện tại, các mô hình Làng kinh tế
sinh thái ở Việt Nam mới ở thời kỳ thử nghiệm. Trong quá trình tìm kiếm những
phương thức sản suất thích hợp vừa có vai trò tạo ra của cải vật chất, vừa có chức
năng bảo vệ môi trường thì việc nghiên cứu điển hình là rất cần thiết, từ đó nhân
rộng mô hình.
Ngoài những nghiên cứu của Viện Kinh tế sinh thái về các HST trên đất liền,
Chương trình Khoa học công nghệ cấp nhà nước Nghiên cứu khoa học và công
nghệ phục vụ quản lý biển, hải đảo và phát triển kinh tế biển (Mã số: KC.09/11-15)
Cơ sở khoa học cho định hƣớng phát triển kinh tế sinh thái tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Lê Thị Hoa – K18 CHKHMT
11
cũng có Đề tài nghiên cứu Luận chứng Khoa học về một số mô hình phát triển
KTST trên một số đảo, cụm đảo lựa chọn vùng biển ven bờ Việt Nam bao gồm: đảo
Ngọc Vừng (Quảng Ninh), đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam) và đảo Hòn Khoai (Cà
Mau). Kết quả đề tài cung cấp những nhận thức đầy đủ hơn và rõ ràng hơn về giá trị
sinh thái của hệ thống đảo ven bờ Việt Nam cũng như ý nghĩa của sự phát triển

KTST trong đó phát triển bền vững là xu thế tất yếu của thời đại.
1.2.2.2. Một số mô hình kinh tế sinh thái tại Việt Nam
a. Mô hình kinh tế mới ở đảo Ngọc Vừng, Quảng Ninh
Trong những năm 80 của thế kỷ trước, nhà nước ta đã có chủ trương di dân ra
các đảo để phát triển kinh tế, là chủ trương đúng đắn, song các giải pháp thực hiện
không trên cơ sở khoa học sinh thái đảo, đã bê nguyên mô hình xóa đói giảm nghèo
trên đất liền ra đảo, để lại những hậu quả nặng nề. Mỗi hộ dân di cư ra đào gọi là hộ
“kinh tế mới” được trợ cấp một năm lương thực, một khoản tiền nhỏ nhoi 4 -5 triệu
đồng làm vốn và một căn hộ 30m
2
trên khuôn viên đất cát rộng khoảng 80 - 100m2
(hình 1.2). Nguồn vốn sản xuất không rõ ràng, nguồn vốn con người lại là đội quân
dân trí thấp, không có kỹ thuật, không vốn liếng. Sau một vài năm, người dân nơi
đây do không có các dịch vụ và điều kiện phát triển kinh tế nên đã trở về đất liền.

Hình 1.2: Khu kinh tế mới tại đảo Ngọc Vừng
Dân địa phương sống ở trên đảo đã có thâm niên hàng chục năm thậm chí
trăm năm, là những người đầu tiên khai phá đất này nên họ có điều kiện sinh thái
thuận lợi hơn, có ruộng có vườn, có nghề thu lượm đặc sản bãi triều kiếm tiền, tuy
vậy vẫn là dân nghèo. Chúng ta được gì từ thực trạng này, ngoại trừ các đảo nằm
Cơ sở khoa học cho định hƣớng phát triển kinh tế sinh thái tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Lê Thị Hoa – K18 CHKHMT
12
trong ngư trường khai thác hải sản truyền thống như Bạch Long Vĩ, Hòn Mê, Phú
Qúy, Phú Quốc, nghề khai thác hải sản của người dân sống trên các đảo không đảm
bảo cuộc sống tối thiểu, thường phải kết hợp nông nghiệp. Dân sống trên đảo phải
có vườn, có rừng và có nghề biển.
b. Mô hình làng kinh tế sinh thái vùng cát ven biển Hải Thủy, Quảng
Bình
Quảng Bình là một trong những tỉnh miền Trung Việt Nam có một dải cát

trắng chạy dọc bờ biển từ xưa đến nay không thể sử dụng trong canh tác. Nỗi trăn
trở của người dân nơi đây là làm sao có thể cải tạo và sử dụng được diện tích đất
này. Viện KTST sau khi điều tra, nghiên cứu thổ nhưỡng, thủy văn và HST trên cồn
cát đã cùng với người dân địa phương cải tạo môi trường đất cát ven biển đưa vào
sản xuất nông lâm nghiệp có hiệu quả. Tháng 5/1997, Viện chọn làng Hải Thủy,
huyện Lệ Thủy, Quảng Bình để xây dựng làng sinh thái trên vùng cát di động kém
bền vững.
Phương án được đề ra là: 1) Xây dựng hệ thống đai rừng phi lao chắn gió,
chống cát bay để ổn định đất, ổn định độ ẩm; 2) Xây dựng vườn “âm phủ”
1
để khai
thác nguồn ẩm của cát, trồng khoai, đậu, lạc và rau xanh; 3) Đào ao dự trữ nước để
tưới cây và kết hợp nuôi cá, thả bèo phát triển chăn nuôi và nối giữa các ao để nước
từ chỗ nhiều chảy xuống chỗ ít nước hơn
Sau 5 năm thực hiện, từ một vùng sinh thái khô hạn trên cồn cát đã trở thành
một làng sinh thái được nguồn nước ngầm cồn cát nuôi dưỡng, cây cối phát triển.
Mỗi gia đình có vườn “âm phủ” từ 100 – 1000m
2
, rau màu xanh tốt, lại có ao thả cá,
đai rừng phi lao phát triển có tác dụng chắn cát, giữ ẩm cho đất (hình 1.3).

1
vườn “âm phủ”: về nguyên lý trên cát lượng mưa dồi dào hàng năm rơi xuống được tích lũy dưới lớp cát
sâu từ lm trở lên. GS. Nguyễn Văn Trương hướng dẫn cho dân gạt lớp cát khô phía trên đến độ sâu từ 1 -
1,5m gặp nước mạch từ cồn cát, tạo thành các vườn, ruộng sâu dưới cốt 1- l,5m với diện tích từ 100 - 1000m
2

nên gọi là vườn âm phủ.
Cơ sở khoa học cho định hƣớng phát triển kinh tế sinh thái tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Lê Thị Hoa – K18 CHKHMT

13


Hình 1.3: Vƣờn “âm phủ” và ao thả cá tại làng cát Hải Thủy, Quảng Bình
c. Mô hình phát triển kinh tế sinh thái và du lịch thung lũng Đồng Chùa,
đảo Cù Lao Chàm
Mô hình này là mô hình thử nghiệm nằm trong Đề tài của chương trình Khoa
học và Công nghệ biển KC 09-12 của GS. TS. Lê Đức Tố, GS.TSKH Lê Đức An,
PGS.TS. Đặng Văn Bào.
Cù Lao Chàm là cụm đảo gồm 8 hòn đảo lớn nhỏ, khác nhau về sinh thái.
Tuy nhiên, có một đặc điểm chung là thảm thực vật ở đây khá nghèo nàn, khô cằn,
lớp thổ nhưỡng kém phát triển. Nghiên cứu cho thấy, để phát triển kinh tế bền vững
trên đảo Cù Lao Chàm, cần thiết phải phát triển KTST, trong đó DLST là chủ đạo.
Đảo Cù Lao Chàm với những đặc thù về sự phong phú của các HST biển,
HST đồi núi trên đá granit và các HST nông nghiệp dọc trũng nhỏ hẹp giữa núi,
chúng cần được quy hoạch, khôi phục lại nhằm mục tiêu bảo tồn và tham quan. Một
trong những khu mô hình KTST được lựa chọn là khu vực thung lũng Đồng Chùa.
Tại đây, các nhà khoa học đã xây dựng một mô hình kinh tế sinh thái quy mô
hộ gia đình với nhà nghỉ và công viên cây cảnh với các loài quý tại đảo. Đây sẽ là
điểm nhấn về du lịch tại Cù Lao Chàm:
- Diện tích dành cho xây dựng nhà ở thoáng mát rộng 300 m
2
, trên đó đã xây
dựng một nhà nghỉ, một nhà ở của chủ và các công trình phụ (hình1.4).
Cơ sở khoa học cho định hƣớng phát triển kinh tế sinh thái tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Lê Thị Hoa – K18 CHKHMT
14

Hình 1.4: Xây dựng cơ sở hạ tầng cho mô hình KTST hộ gia đình
- Trong vườn thực nghiệm, tiến hành thu thập và khôi phục các loài cây đặc

trưng trên đảo như cây thiên tuế và các cây làm thuốc; trồng các loại cây ăn quả như
cóc, xoài Thái, chuối, chanh miền Nam; các loài cây cảnh như hồng diệp. Ngoài ra,
trong vườn thực nghiệm còn xây dựng vườn ươm, bể chứa nước để lấy nước tưới
cho cây trồng trong vườn (hình 1.5)
Khách du lịch đến với đảo sẽ được nghỉ dưỡng trong chính những ngôi nhà
của người dân, người dân sẽ là những hướng dẫn viên du lịch, hướng dẫn du khách
tham quan các HST trên đảo và xung quanh đảo, tuyên truyền bảo vệ môi trường
sinh thái cho du khách. Như vậy, các HST trên đảo và xung quanh đảo được bảo tồn
trong khi vẫn phát triển được kinh tế DLST
Cơ sở khoa học cho định hƣớng phát triển kinh tế sinh thái tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Lê Thị Hoa – K18 CHKHMT
15




Hình 1.5: Vƣờn thực nghiệm trong mô hình KTST hộ gia đình
Cơ sở khoa học cho định hƣớng phát triển kinh tế sinh thái tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Lê Thị Hoa – K18 CHKHMT
16
1.3. Giới thiệu chung về khu vực nghiên cứu
Lý Sơn là một huyện ở phía Đông của tỉnh Quảng Ngãi, cách Cảng Sa Kỳ 18
hải lý về phía Đông Bắc, cách Cảng nước sâu và Khu công nghiệp Dung Quất 25
hải lý về phía Đông. Huyện Lý Sơn nối với đất liền Quảng Ngãi bằng đường biển
qua cửa biển Sa Kỳ. Huyện đảo có tọa độ địa lý như sau:
- Từ 15
o
32’04’’ đến 15
o
38’14’’ vĩ độ Bắc

- Từ 109
o
05’04’’ đến 109
o
14’12’’ kinh độ Đông

Hình 1.6: Sơ đồ vị trí huyện đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi
Vị thế này của Lý Sơn đưa huyện đảo trở thành đơn vị hành chính cấp tiền
tiêu của đất nước án ngữ về phía Đông miền Trung Trung Bộ, nằm trên con đường
ra biển Đông của khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung qua cửa ngõ Dung Quất,
bao quát toàn bộ tuyến đường giao thông trên biển Đông từ Bắc vào Nam và ngược
lại

×