Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

đánh giá mức độ ô nhiễm fomalđehyt trong môi trường làm việc ở một số bệnh viện và nguy cơ rủi ro sức khỏe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 84 trang )






























ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN




Nguyễn Thị Thanh Hải



ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM FOMALĐEHYT
TRONG MÔI TRƢỜNG LÀM VIỆC Ở MỘT SỐ BỆNH VIỆN
VÀ NGUY CƠ RỦI RO SỨC KHỎE


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC











Hà Nội - 2012




































ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN


Nguyễn Thị Thanh Hải



ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM FOMALĐEHYT
TRONG MÔI TRƢỜNG LÀM VIỆC Ở MỘT SỐ BỆNH VIỆN
VÀ NGUY CƠ RỦI RO SỨC KHỎE


Chuyên ngành: Khoa học môi trƣờng
Mã số: 608502


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ HÀ



Hà Nội - 2012








LỜI CẢM ƠN


Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Hà – giảng
viên khoa Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
– đã luôn quan tâm giúp đỡ và hướng dẫn em tận tình, chu đáo trong suốt
quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn Ban lãnh đạo và đồng nghiệp Viện Y học lao động và
Vệ sinh môi trường đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành
luận văn.
Em cũng xin gửi lời tri ân tới các thầy cô giáo trong và ngoài khoa
Môi trường đã dìu dắt và truyền đạt cho em nhiều kiến thức bổ ích.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã động viên,
khích lệ em hoàn thành luận văn này.


Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2012
Học viên
Nguyễn Thị Thanh Hải

Luận văn thạc sỹ khoa học – Nguyễn Thị Thanh Hải – Khóa 2010 - 2012 3

MỤC LỤC


Trang
Trang bìa phụ

MỤC LỤC


DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………………
1
Chƣơng 1 - TỔNG QUAN

1.1
Thông tin chung về fomalđehyt………………………………………………
3
1.1.1
Nguồn gốc……………………………………………………………………
3
1.1.2
Cấu tạo, tính chất hoá lý của HCHO………………………………………….
4
1.1.3
Tác hại và độc tính của HCHO………………………………………………
6
1.1.4
Tình hình sử dụng HCHO trong các cơ sở y tế ……………………………….
9
1.2
Thực trạng ô nhiễm HCHO trong môi trƣờng làm việc tại các cơ sở y tế
10
1.2.1

Tình hình nghiên cứu của các nƣớc trên thế giới………………………………
10
1.2.2
Tình hình nghiên cứu trong nƣớc………………………………………………
11
1.3
Đánh giá nguy cơ, rủi ro sức khỏe…………………………………………
13
1.3.1
Phƣơng pháp luận………………………………………………………………
13
1.3.2
Các nghiên cứu trong nƣớc về đánh giá nguy cơ, rủi ro sức khỏe đối với
HCHO
19
1.3.3
Các nghiên cứu trên thế giới về đánh giá nguy cơ, rủi ro sức khỏe đối với
HCHO
21
Chƣơng 1 - ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1
Địa điểm nghiên cứu
23
2.2
Đối tƣợng nghiên cứu
23
2.3
Phƣơng pháp nghiên cứu
24

2.3.1
Tổng quan tài liệu
24
Luận văn thạc sỹ khoa học – Nguyễn Thị Thanh Hải – Khóa 2010 - 2012 4

2.3.2
Điều tra khảo sát thực tế
24
2.3.3
Phƣơng pháp đánh giá nguy cơ, rủi ro sức khỏe
25
2.3.4
Phƣơng pháp xử lý số liệu
29
Chƣơng 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1
Kết quả hiện trạng sử dụng và mức độ ô nhiễm formadehyt (HCHO)
trong môi trƣờng không khí nơi làm việc tại 03 Bệnh viện
30
3.1.1
Kết quả hiện trạng sử dụng HCHO trong xử lý & phân tích mẫu bệnh phẩm
của 03 Bệnh viện……………………………………………………………….
30
3.1.2
Kết quả đánh giá mức độ ô nhiễm formadehyt (HCHO) trong môi trƣờng làm
việc tại 03 Bệnh viện…………………………………………………………
34
3.2
Kết quả điều tra, đánh giá tình hình sức khỏe của nhân viên y tế (NVYT)

tại 03 Bệnh viện……………………………………………………………….
45
3.2.1
Kết quả điều tra, đánh giá điều kiện làm việc của ba bệnh viện……………….
45
3.2.2
Kết quả điều tra, đánh giá tình hình sức khỏe NVYT tại ba bệnh viện………
51
3.3
Kết quả đánh giá nguy cơ, rủi ro sức khỏe …………………………………
63
3.3.1
Kết quả đánh giá nguy cơ, rủi ro sức khỏe của NVYT tại bệnh viện Việt Đức
64
3.3.2
Kết quả đánh giá nguy cơ, rủi ro sức khỏe của NVYT tại bệnh viện K………
65
3.3.3
Kết quả đánh giá nguy cơ, rủi ro sức khỏe của NVYT tại bệnh viện XanhPôn
66
3.4
Đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn môi trƣờng làm việc tại Khoa GPB
của ba bệnh viện ……………………………………………………………
67

KẾT LUẬN……………………………………………………………………
69

TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………
71


PHỤ LỤC






Luận văn thạc sỹ khoa học – Nguyễn Thị Thanh Hải – Khóa 2010 - 2012 5

DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

1. ACGIH: Hiệp hội Vệ sinh công nghiệp chính phủ Hoa Kỳ.
2. BP: Bệnh phẩm.
3. GPB: Giải phẫu bệnh.
4. HCHO: Fomanđehyt.
5. NIOSH (USA): Viện Quốc gia An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp (Mỹ)
6. NVYT: Nhân viên y tế.
7. OSHA (USA): Cơ quan An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp (Mỹ).
8. QCVN: Quy chuẩn Việt Nam.
9. TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam.
10. TWA: Trung bình 8 giờ.
11. STEL: Từng lần tối đa.












Luận văn thạc sỹ khoa học – Nguyễn Thị Thanh Hải – Khóa 2010 - 2012 6

DANH MỤC BẢNG
Bảng
Nội dung
Trang
Bảng 2.1
Giá trị các yếu tố phơi nhiễm……………………………………………
27
Bảng 2.2
Giá trị Risk………………………………………………………………
28
Bảng 3.1
Trung bình số mẫu bệnh phẩm và lƣợng HCHO
đặc
sử dụng trong 1
tháng tại Khoa GPB của 03 bệnh viện………………………………….

33
Bảng 3.2
Nồng độ HCHO trong môi trƣờng không khí làm việc tại Bệnh viện
Việt Đức………………………………………………………………

35
Bảng 3.3
Nồng độ HCHO trong môi trƣờng không khí làm việc tại Bệnh viện K

38
Bảng 3.4
Nồng độ HCHO trong môi trƣờng không khí làm việc tại Bệnh viện
XanhPôn…………………………………………………………………

41
Bảng 3.5
Kết quả điều tra phỏng vấn NVYT về điều kiện làm việc của Khoa giải
phẫu bệnh và Khoa kế toán tài chính tại Bệnh viện Việt Đức…………

46
Bảng 3.6
Kết quả điều tra phỏng vấn NVYT về điều kiện làm việc của Khoa giải
phẫu bệnh và Khoa huyết học tại Bệnh viện K………………………….

47
Bảng 3.7
Kết quả điều tra phỏng vấn NVYT về điều kiện làm việc của Khoa giải
phẫu bệnh và Khoa vi sinh tại Bệnh viện XanhPôn…………………….

49
Bảng 3.8
Kết quả điều tra phỏng vấn về tình hình sức khỏe của NVYT tại Khoa
giải phẫu bệnh và Khoa kế toán tài chính - Bệnh viện Việt Đức………

53
Bảng 3.9
Kết quả điều tra phỏng vấn về tình hình sức khỏe của NVYT tại Khoa
giải phẫu bệnh và Khoa huyết học - Bệnh viện K………………………


56
Bảng 3.10
Kết quả điều tra phỏng vấn về tình hình sức khỏe của NVYT làm việc
ở Khoa GPB và Khoa Vi sinh tại bệnh viện XanhPôn………………….

59
Bảng 3.11
Đánh giá nguy cơ rủi ro tại các giá trị nồng độ HCHO của các bệnh
viện………………………………………………………………………

64
Bảng 3.12
Kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro sức khỏe của NVYT tại Bệnh viện
Việt Đức…………………………………………………………………

64
Bảng 3.13
Kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro sức khỏe của NVYT tại Bệnh viện K
65
Luận văn thạc sỹ khoa học – Nguyễn Thị Thanh Hải – Khóa 2010 - 2012 7

Bảng 3.14
Kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro sức khỏe của NVYT tại Bệnh viện
XanhPôn………………………………………………………………
66



















Luận văn thạc sỹ khoa học – Nguyễn Thị Thanh Hải – Khóa 2010 - 2012 8

DANH MỤC HÌNH
Hình
Nội dung
Trang
Hình 1.1
Cấu trúc phân tử của formaldehyde…………………………………….
4
Hình 1.2
Hình ảnh sử dụng HCHO bảo quản các bộ phận cơ thể ngƣời trong y
học………………………………………………………………………

9
Hình 3.1
Sơ đồ quy trình xử lý và phân tích mẫu bệnh phẩm……………………
30

Hình 3.2
Hình ảnh NVYT cắt, ngâm bệnh phẩm bằng HCHO (giai đoạn 1) tại
Bệnh viện Việt Đức…………………………………………………….

31
Hình 3.3
Máy nhuộm Bệnh viện K……………………………………………….
32
Hình 3.4
Máy nhuộm Bệnh viện Việt Đức……………………………………….
32
Hình 3.5
Máy đúc bệnh phẩm…………………………………………………….
33
Hình 3.6
Hình ảnh cắt tiêu bản (giai đoạn 6)……………………………………
33
Hình 3.7
Hình ảnh ngâm BP bằng HCHO tại Phòng nhận & cắt BP…………….
36
Hình 3.8
Hình ảnh tại Phòng rửa dụng cụ, chứa & pha hóa chất…………………
36
Hình 3.9
Biểu đồ biểu thị nồng độ HCHO trong môi trƣờng không khí làm việc
của Khoa GPB và Khoa kế toán tài chính tại Bệnh viện Việt Đức……
37
Hình 3.10
Hình ảnh tại Phòng nhận Pha bệnh phẩm tại Bệnh viện K……………
39

Hình 3.11
Biểu đồ biểu thị nồng độ HCHO trong môi trƣờng không khí làm việc
của Khoa giải phẫu bệnh và Khoa huyết học tại Bệnh viện K…………
40
Hình 3.12
Hình ảnh cắt, ngâm và lƣu giữ bệnh phẩm tại Bệnh viện XanhPôn……
42
Hình 3.13
Biểu đồ biểu thị nồng độ HCHO trong môi trƣờng không khí làm việc
của Khoa GPB và Khoa Vi sinh tại Bệnh viện XanhPôn………………

43
Hình 3.14
Biểu đồ biểu thị tỷ lệ (%) các triệu chứng nhân viên thƣờng xuyên mắc
phải tại Bệnh viện Việt Đức……………………………………………

54
Hình 3.15
Biểu đồ biểu thị tỷ lệ (%) các triệu chứng nhân viên thƣờng xuyên mắc
phải tại Bệnh viện K……………………………………………………

57
Hình 3.16
Biểu đồ biểu thị tỷ lệ (%) các triệu chứng nhân viên thƣờng xuyên mắc
phải thông qua phỏng vấn tại Bệnh viện XanhPôn……………………

60
Luận văn thạc sỹ khoa học – Nguyễn Thị Thanh Hải – Khóa 2010 - 2012 9

Hình 3.17

Biểu đồ biểu thị tỷ lệ (%) các triệu chứng nhân viên thƣờng xuyên mắc
phải thông qua phỏng vấn tại Khoa GPB của Bệnh viện Việt Đức,
Bệnh viện K, Bệnh viện XanhPôn……………………………………


61


















Luận văn thạc sỹ khoa học – Nguyễn Thị Thanh Hải – Khóa 2010 - 2012 10

ĐẶT VẤN ĐỀ
Fomalđehyt là một trong những hóa chất công nghiệp cơ bản, rất độc nhƣng
lại thông dụng. Sản lƣợng fomalđehyt thế giới hiện nay khoảng 20 triệu tấn/năm và
tăng hàng năm khoảng 5%, đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng các loại hóa chất thông

dụng. Hàng năm Việt Nam sử dụng khoảng 30 - 35 nghìn tấn fomalđehyt 37%.
Nhu cầu này ngày càng tăng cùng với sự tăng trƣởng của nền kinh tế.
Fomalđehyt đƣợc dùng rộng rãi trong các ngành công nghiệp dệt, nhựa, Ngoài ra,
Fomalđehyt có tính sát trùng cao nên trong y học sử dụng để diệt vi khuẩn, sát trùng
và là dung môi để bảo vệ các mẫu thí nghiệm, các cơ quan trong cơ thể con ngƣời,
ƣớp xác
Tổ chức Y tế Thế giới liệt kê fomalđehyt vào loại hóa chất độc hại đối với
sức khỏe con ngƣời. Fomalđehyt gây những triệu chứng cấp tính nhƣ kích thích gây
cay niêm mạc mắt, đỏ mắt, kích thích đƣờng hô hấp trên gây chảy mũi, viêm thanh
quản, viêm đƣờng hô hấp, hen phế quản, viêm phổ; gây viêm da tiếp xúc, viêm da
dị ứng, nổi mề đay; làm chậm tiêu, rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, viêm đại
tràng
Fomalđehyt là một chất có tiềm năng gây ung thƣ đã đƣợc tranh luận từ
những năm 1980. Từ tháng 4 năm 2004, fomalđehyt đã đƣợc Cơ quan Nghiên cứu
Ung thƣ Quốc tế phân loại thuộc nhóm 3 (chất có khả năng gây ung thƣ) sang nhóm
1 (chất gây ung thƣ). Tuy nhiên, hiện giờ phân loại fomalđehyt là chất có khả năng
gây ung thƣ vẫn duy trì trên toàn EU.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đánh giá về mức độ ô nhiễm của
fomalđehyt trong môi trƣờng không khí cũng nhƣ những ảnh hƣởng của nó đến sức
khỏe con ngƣời. Ngoài lĩnh vực công nghiệp, lĩnh vực y học cũng đƣợc nhiều nƣớc
quan tâm và nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm fomalđehyt trong môi trƣờng
không khí làm việc có sử dụng fomalđehyt nhƣ Khoa giải phẫu bệnh, , trong các
bệnh viện.
Tuy nhiên ở Việt Nam, hiện nay có các đánh giá về điều kiện lao động và
sức khỏe nghề nghiệp cho ngƣời lao động nói chung, nhƣng đối với ngƣời lao động
Luận văn thạc sỹ khoa học – Nguyễn Thị Thanh Hải – Khóa 2010 - 2012 11

là nhân viên y tế (NVYT) thì chƣa đƣợc quan tâm chú trọng, nhất là các NVYT tại
Khoa Giải phẫu bệnh của các bệnh viện, nơi mà họ thƣờng xuyên phải tiếp xúc với
fomalđehyt. Mặc dù, đã có các nghiên cứu đánh giá về mức độ ô nhiễm fomalđehyt

trong môi trƣờng không khí và ảnh hƣởng tới sức khỏe con ngƣời tại một số ngành
công nghiệp nhƣ: sản xuất hóa chất, gỗ, nhựa, , nhƣng hầu nhƣ chƣa có một nghiên
cứu đánh giá nào về mức độ ô nhiễm fomalđehyt trong không khí và ảnh hƣởng sức
khỏe tới NVYT tại bệnh viện.
Vì vậy, đề tài “Đánh giá mức độ ô nhiễm fomalđehyt trong môi trường làm
việc ở một số bệnh viện và nguy cơ rủi ro sức khỏe” đƣợc tiến hành với mục tiêu và
nội dung nghiên cứu nhƣ sau:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá mức độ ô nhiễm fomalđehyt trong môi trƣờng làm việc ở một số
bệnh viện.
- Đánh giá nguy cơ rủi ro sức khỏe.
Nội dung nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng sử dụng và mức độ ô nhiễm fomalđehyt trong môi
trƣờng làm việc tại một số Bệnh viện.
- Điều tra đánh giá tình hình sức khỏe của nhân viên y tế tiếp xúc trực tiếp với
fomalđehyt tại một số Bệnh viện.
- Đánh giá nguy cơ, rủi ro sức khỏe đối với nhân viên y tế tiếp xúc trực tiếp
với fomalđehyt tại một số Bệnh viện.
- Đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn môi trƣờng làm việc tiếp xúc trực tiếp với
fomalđehyt tại một số Bệnh viện.






Luận văn thạc sỹ khoa học – Nguyễn Thị Thanh Hải – Khóa 2010 - 2012 12

Chƣơng 1 - TỔNG QUAN
1.1. Thông tin chung về fomalđehyt

1.1.1. Nguồn gốc.
Fomalđehyt (HCHO) tự nhiên đƣợc sản xuất với số lƣợng rất nhỏ nhƣ là một
quá trình trao đổi chất bình thƣờng trong cơ thể con ngƣời và quá trình đó không có
hại cho con ngƣời. Fomalđehyt cũng đƣợc tìm thấy trong không khí mà chúng ta hít
thở hàng ngày ở nhà và ở nơi làm việc, trong thực phẩm chúng ta ăn ….Một nguồn
chính của fomalđehyt mà chúng ta hít thở hàng ngày đƣợc tìm thấy trong sƣơng mù
trong khí quyển. Khí thải từ ô tô cũng có chứa fomalđehyt. Môi trƣờng không khí
trong nhà, nguồn thải ra fomalđehyt là do khói thuốc lá, bếp ga, lò sƣởi[11].
Các quá trình xảy ra trong tự nhiên cũng thải ra formaldehyde nhƣ: cháy
rừng, chất thải động vật, sản phẩm vi sinh vật của các hệ thống sinh học. Nó cũng
có thể đƣợc hình thành trong nƣớc biển bởi quá trình quang hóa.
Fomalđehyt là sản phẩm trong quá trình chuyển hóa ở sinh vật, do đó đƣợc
tìm thấy tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm: rau củ, trái cây, nấm khô, thịt cá, và
ngay cả trong nƣớc uống. Hàm lƣợng focmol tự nhiên trong thực phẩm có từ 3-
23mg/kg, tùy loại thực phẩm (IARC, 1982 – International Agency for Research on
Cancer).
Fomalđehyt có thể đƣợc tạo ra từ sự cháy không hoàn toàn của các vật liệu
chứa cacbon. Có thể tìm thấy trong khói của các đám cháy rừng, trong khí thải ô tô
và trong khói thuốc lá. Trong khí quyển Trái Đất, fomalđehyt đƣợc tạo bởi phản
ứng của ánh sáng mặt trời và ôxy đối với mêtan và hyđrocacbon khác trong khí
quyển. Một lƣợng nhỏ fomalđehyt đƣợc tạo ra nhƣ là sản phẩm phụ trong quá trình
trao đổi chất của phần lớn các sinh vật, trong đó có con ngƣời.
Trong tự nhiên, fomalđehyt có sẵn trong gỗ, táo, cà chua, khói động cơ, khói
thuốc lá, khói đốt gỗ, dầu và khí hóa lỏng (gas) Ngoài ra, fomalđehyt còn hiện
diện trong các sản phẩm đã qua chế biến nhƣ sơn và dầu bóng, gỗ ép, keo, vải, chất
chống cháy, các chất bảo quản và chất cách ly…[20].

Luận văn thạc sỹ khoa học – Nguyễn Thị Thanh Hải – Khóa 2010 - 2012 13

1.1.2. Cấu tạo, tính chất hoá lý của HCHO.



Hình 1.1. Cấu trúc phân tử của fomalđehyt.
Fomalđehyt là hợp chất hữu cơ có rất nhiều tên gọi khác nhau nhƣ focmol,
metyl anđehyt, metylen oxit, metan, là anđehyt đơn giản nhất… Công thức hóa học
là HCHO, là hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và có khả năng chuyển sang thể khí ở điều
kiện bình thƣờng, không màu, mùi cay xốc, khó ngửi, tan nhiều trong nƣớc (nếu
dung dịch này có khoảng 40% theo thể tích hoặc 37% theo khối lƣợng gọi là
focmôn hay focmalin). Fomalđehyt lần đầu tiên đƣợc nhà hóa học ngƣời Nga
Aleksandr Butlerov tổng hợp năm 1859 nhƣng chỉ đƣợc Hoffman xác định chắc
chắn vào năm 1867[30],[36].
Mặc dù fomalđehyt là một chất khí ở nhiệt độ phòng, nó rất dễ hòa tan trong
nƣớc và chủ yếu đƣợc bán ra dƣới dạng dung dịch 37% trong nƣớc đƣợc gọi theo
tên thƣơng phẩm là focmalin hay focmôn. Trong nƣớc, fomalđehyt bị pôlyme hóa
và focmalin trên thực tế chứa rất ít fomalđehyt ở dạng đơn phân H
2
CO. Thông
thƣờng, các dung dịch này chứa thêm một chút mêtanon để hạn chế sự pôlyme hóa.
Các thông số đặc trƣng của fomalđehyt:
Phân tử gam: 30,03 g/mol
Tỷ trọng và pha: 1 g/m
3
, khí
Độ hòa tan trong nƣớc: > 100g/100ml (20
0
C)
Điểm nóng chảy: -117
0
C (156K)
Điểm sôi: -19,3

0
C (253,9 K)
Luận văn thạc sỹ khoa học – Nguyễn Thị Thanh Hải – Khóa 2010 - 2012 14

Điểm bắt lửa: -53
0
C
Fomalđehyt có các thuộc tính hóa học chung của các anđehyt, ngoại trừ nó là
anđehyt hoạt động mạnh nhất. Fomalđehyt là một chất có ái lực điện tử
(electrophil). Nó có thể tham gia vào các phản ứng thế thơm ái lực điện tử với các
hợp chất thơm và cũng có thể tham gia các phản ứng cộng ái lực điện tử với các
anken. Trong sự hiện diện của các chất xúc tác có tính bazơ, fomalđehyt tham gia
vào phản ứng cannizaro để tạo ra axít formic và mêtanon.
Fomalđehyt bị pôlyme hóa theo hai hƣớng khác nhau để tạo ra tam phân
vòng, 1,3,5-triôxan hay pôlyme mạch thẳng pôlyôxymêtylen. Sự hình thành của các
chất này làm cho khí fomalđehyt có các tính chất không tuân theo các định luật của
khí lý tƣởng một cách rõ nét, đặc biệt ở các nhiệt độ thấp hay áp suất cao.
Fomalđehyt dễ dàng bị ôxi hóa bởi ôxy trong khí quyển để tạo ra axít formic.
Dung dịch fomalđehyt vì thế phải đóng nắp chặt để ngăn không cho tạo ra chất này
trong quá trình lƣu trữ.
Phản ứng cộng với hidro
Anđehyt + hidro → rƣợu bậc nhất RCHO+H
2
→ RCH
2
OH
Phản ứng với các amin
Anđehyt + Amin → Imine + nƣớc
Phản ứng aldol
CH

3
-CHO+CH
3
-CHO → CH
3
-CH(OH)-CH
2
-CHO
Phản ứng hỗn hợp
Phản ứng cộng hạt nhân
Phản ứng khử
Anđehyt cộng hidro (xúc tác Niken) đun nóng tạo ra ancol bậc I.
R-CHO + H
2
→ R-CH
2
OH
Phản ứng oxi hóa
Phản ứng đặc trƣng của Anđehyt là phản ứng tráng gƣơng:
R-CHO + 2[Ag(NH
3
)
2
]OH → R-COONH
4
+ 2Ag + 3NH
3
+ H
2
O.

Riêng HCHO có thể phản ứng tráng gƣơng với tỉ lệ 1:4
Luận văn thạc sỹ khoa học – Nguyễn Thị Thanh Hải – Khóa 2010 - 2012 15

HCHO + 4[Ag(NH
3
)
2
]OH → (NH
4
)
2
CO
3
+ 4Ag + 6NH
3
+ 2H
2
O.
Các anđehyt đa chức phản ứng theo tỉ lệ 1:2n ( n là số chức -CHO).
Ngoài ra anđehyt còn có phản ứng với dung dịch brom :
R-CHO + Br
2
+ H
2
O → R-COOH + 2HBr.
Anđehyt cũng có thể làm mất màu dung dich thuốc tím KMnO
4
.
RCHO + KMnO
4

→ RCOOK + MnO
2
+ H
2
0.
Anđehyt có phản ứng oxi hóa bởi O
2
tạo ra axit cacboxylic tƣơng ứng với
xúc tác Mn
2+
và ở nhiệt độ cao:
Các phản ứng: tráng gƣơng, làm mất màu dung dịch brom, làm mất màu
dung dịch thuốc tím dùng để nhận biết Anđehyt.
1.1.3. Tác hại và độc tính của fomalđehyt.
Fomalđehyt ở dạng khí là chất dễ cháy, ở dạng lỏng cháy đƣợc. Khi cháy
sinh ra khí độc, gặp lửa các phƣơng tiện chứa đựng có thể nổ. Hơi nặng hơn không
khí, có thể di chuyển xa gây cháy nổ ở xa nguồn[6].
Tổ chức Y tế Thế giới cũng liệt kê fomalđehyt vào loại hóa chất độc hại đối
với sức khỏe con ngƣời. Cơ thể con ngƣời nếu tiếp xúc với fomalđehyt trong thời
gian dài thì dù hàm lƣợng cao hay thấp cũng gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho
da và hệ thống hô hấp, các bệnh về bạch cầu, gây ung thƣ nhiều cơ quan trong cơ
thể, đặc biệt là ung thƣ đƣờng hô hấp nhƣ mũi, họng, phổi, Fomalđehyt là tác
nhân gây ra sai lệch và biến dị các nhiễm sắc thể, phụ nữ có thai bị nhiễm có thể bị
ảnh hƣởng đến sự phát triển của bào thai[25].
Thí nghiệm trên chuột cho thấy chuột sống trong môi trƣờng fomalđehyt với
nồng độ 6 đến 15 ppm dẫn đến bị ung thƣ mô. Các nghiên cứu cũng cho thấy
fomalđehyt có thể gây ra các vấn đề với gan, tụy và phổi[26].
Nghiên cứu trên 25.000 công nhân tại các nhà máy sản xuất fomalđehyt cho
thấy những ngƣời phơi nhiễm mức độ cao nhất có nguy cơ mắc ung thƣ cao hơn
37% so với những ngƣời phơi nhiễm mức độ ít nhất. Nghiên cứu cho biết, việc phơi

nhiễm đối với chất hóa học này làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thƣ hạch
Luận văn thạc sỹ khoa học – Nguyễn Thị Thanh Hải – Khóa 2010 - 2012 16

(lymphoma Hodgkin), bƣớu tủy (multiple myeloma) và ung thƣ bạch cầu (myeloid
leukemia)[20].
Theo tổng hợp của Báo Đất Việt, năm 2004, tổ chức IARC (International
Agency for Research on Cancel) trực thuộc WHO, xếp fomalđehyt vào nhóm 1 các
chất gây ung thƣ cho ngƣời, gồm: ung thƣ vòm họng, ung thƣ thanh quản và các bộ
phận của hệ hô hấp.
Khi vào trong cơ thể fomalđehyt đƣợc chuyển hóa thành axít focmic trong
cơ thể, dẫn đến tăng hoạt động của tim, thở nhanh và nông, giảm thân nhiệt, hôn mê
hoặc dẫn đến chết ngƣời.
Trong cơ thể, fomalđehyt có thể làm cho các protein liên kết không đảo
ngƣợc đƣợc với DNA. Các động vật trong phòng thí nghiệm bị phơi nhiễm một
lƣợng lớn fomalđehyt theo đƣờng hô hấp trong thời gian sống của chúng có nhiều
dấu hiệu của ung thƣ mũi và cổ họng hơn so với các động vật đối chứng[11].
Tiếp xúc với nồng độ fomalđehyt thấp trong không khí gây kích thích, đặc
biệt là mắt và đƣờng hô hấp. Do fomalđehyt hòa tan trong nƣớc nên tác dụng kích
thích giới hạn ở phần trên của hệ thống hô hấp.
- Nồng độ của fomalđehyt là 2 -3 ppm gây cay nhẹ mắt, mũi và họng.
- Nồng độ 4 -5 ppm làm khó chịu.
- Nồng độ 10ppm không thể chịu đƣợc dù thời gian tiếp xúc rất ngắn.
- Nồng độ 10 -20 ppm gây khó thở nghiêm trọng, mắt cay bỏng, mũi khí quản cũng
vậy, chảy nƣớc mắt giàn giụa, ho dữ dội.
- Nồng độ 50 – 100ppm gây cảm giác tức ngực, nhức đầu, đánh trống ngực và
những trƣờng hợp nặng thì tử vong xảy ra do phù nề hoặc co thắt thanh môn. Hen
có thể xuất hiện do dị ứng với fomalđehyt dù ở nồng độ thấp.
Tiếp xúc trực tiếp với dung dịch, nhựa chứa fomalđehyt tự do, có thể bị viêm
da dị ứng và chỉ cần tiếp xúc với một lƣợng rất nhỏ cũng đủ để có biểu hiện bệnh.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đƣa ra những thí nghiệm trên động vật ở 3

mức: cấp tính, ngắn hạn và dài hạn.
Luận văn thạc sỹ khoa học – Nguyễn Thị Thanh Hải – Khóa 2010 - 2012 17

- Ở mức cấp tính: Liều LD50 là 800 mg cho chuột và 260 mg cho heo guinea tính
trên mỗi kg thể trọng (Smyth et al, 1941) – LD50 là liều lƣợng fomalđehyt làm chết
50% động vật thí nghiệm.
- Ở mức ngắn hạn: Thử nghiệm kéo dài 4 tuần trên chuột Wistar (uống hàng ngày)
cho thấy, ở liều 125 mg / kg thể trọng, chuột có những biến đổi về mô bệnh học ở
bao tử. Còn liều 25mg/kg không thấy dấu hiệu bệnh tật (Til et al., 1988; IPCS,
1989).
- Ở mức dài hạn: Thử nghiệm kéo dài 2 năm trên chuột Wistar (uống hàng ngày)
cho thấy, ở liều 82 mg / kg thể trọng chuột có những biến đổi về mô bệnh học ở bao
tử, kém ăn,… Còn dƣới 15mg/kg không thấy dấu hiệu bệnh (Til et al., 1989).
Nhiễm độc cấp tính qua đường tiêu hóa
- Hiếm gặp, thƣờng do nhầm lẫn. Ngay sau khi uống vào, nạn nhân đau bụng dữ
dội, quằn quại, lăn ra đất, cố nôn nhƣng không nôn đƣợc…Rối loạn hô hấp xuất
hiện. Nạn nhân ngất đi và tử vong.
- Về giải phẫu bệnh lý, ngƣời ta thấy phù họng, xung huyết và phù phổi, thành dạ
dày cứng rất đặc biệt cùng với các quai ruột đầu tiên, có màu xám, rải rác những
đám chảy máu. Nhu mô gan và thận xung huyết.
Nhiễm độc cấp tính qua đường hô hấp
- Bệnh cảnh lâm sàng nổi lên là phản ứng viêm nhiễm niêm mạc.
- Nếu nồng độ hơi fomalđehyt trong không khí thấp, màng tiếp hợp bị kích thích.
- Ở nồng độ cao hơn, đƣờng hô hấp trên bị kích thích, có ho, tức ngực, đau nhức
thái dƣơng.
- Ở nồng độ rất cao, niêm mạc tiếp xúc với fomalđehyt bị hoại tử và chảy mủ. Hậu
quả của bệnh là ăn không ngon kéo dài, khó ngủ, nhịp tim nhanh.
Nhiễm độc mãn tính
- Biểu hiện nhiễm độc mạn tính là do hít thở fomalđehyt là viêm thanh quản mạn
tính, chảy nƣớc mũi, viêm phế quản, khó thở, viêm màng tiếp hợp.

- Fomalđehyt tác dụng vào da, gây những tổn thƣơng da, da khô bong, tuyến mồ hôi
giảm tiết, lớp thƣợng bì dày lên. Còn gặp những đám phát ban, nổi mày đay.
Luận văn thạc sỹ khoa học – Nguyễn Thị Thanh Hải – Khóa 2010 - 2012 18

- Eczema khu trú lúc đầu ở các ngón tay, bàn tay và có thể phát triển toàn thân.
Ngƣời ta còn gặp những tổn thƣơng hoại tử ngoài da.
- Tổn thƣơng đặc trƣng ở móng tay: móng tay mầu nâu, mềm ra, dễ gãy, dễ viêm
nhiễm xung quanh móng rồi mƣng mủ. Đầu các ngón tay tăng cảm giác và đau
nhức.
Giới hạn tiếp xúc của fomalđehyt
- Theo OSHA (Mỹ), giá trị tiếp xúc cho phép là: TWA – 0,75ppm (0,92mg/m
3
);
STEL – 2ppm (2,46mg/m
3
) (29CRF 1910.1048).
- Theo ACGIH (Mỹ), giá trị tiếp xúc cho phép là: STEL - 0,3ppm (0,369 mg/m
3
).

Theo NIOSH (Mỹ), giá trị tiếp xúc cho phép là: STEL – 0,012ppm (0,015 mg/m
3
).
- Tại Việt Nam, theo tiêu chuẩn Vệ sinh lao động số 3733/2002/QĐ-BYT, giá trị
tiếp xúc cho phép là: TWA – 0,5 mg/m
3
; STEL – 1 mg/m
3
.
1.1.4. Tình hình sử dụng fomalđehyt trong các cơ sở y tế.

Fomalđehyt có tính sát trùng cao nên trong y học sử dụng để diệt vi khuẩn,
sát trùng và là dung môi để bảo vệ các mẫu thí nghiệm, các cơ quan trong cơ thể
con ngƣời, ƣớp xác, Fomalđehyt dễ dàng kết hợp với các protein (thƣờng là thành
phần các loại thực phẩm) tạo thành những hợp chất bền, không thối rữa, không ôi
thiu, nhƣng rất khó tiêu hóa[35], [36].



Hình 1.2. Hình ảnh sử dụng HCHO bảo quản các bộ phận cơ thể ngƣời trong y học.
Luận văn thạc sỹ khoa học – Nguyễn Thị Thanh Hải – Khóa 2010 - 2012 19

Nó cũng đƣợc sử dụng nhƣ là chất bảo quản cho các vắcxin. Trong y học,
các dung dịch fomalđehyt đƣợc sử dụng có tính cục bộ để làm khô da, chẳng hạn
nhƣ trong điều trị mụn cơm.
Dung dịch chất lỏng fomalđehyt có thể đƣợc dùng làm chất tiệt trùng vì nó
có thể giết chết các vi sinh vật và nấm mốc. Ngoài ra, nó còn đƣợc dùng trong điều
trị một số chứng bệnh nhiễm ký sinh trùng nhƣ ichthyophthirius và Cryptocaryon
irritans.
Dung dịch fomalđehyt còn đƣợc dùng làm chất cố định vi trùng hoặc tế bào.
1.2. Thực trạng ô nhiễm fomalđehyt trong môi trƣờng làm việc tại các cơ sở y
tế
1.2.1. Tình hình nghiên cứu của các nước trên thế giới
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến việc tiếp xúc hoá chất độc
hại nhƣ fomalđehyt của nhân viên y tế tại các bệnh viện.
Nhóm tác giả Mehdi Ghasemkhani, Farahnaz Jahanpeyma, Kamal Azam
[22] đã thực hiện một nghiên cứu với nhân viên tiếp xúc fomalđehyt (HCHO) làm
việc tại Phòng giải phẫu bệnh, Phòng phẫu thuật, Phòng nội soi của 8 bệnh viện lớn
ở Tehran, Iran. Mẫu không khí đƣợc lấy thời điểm (1h) và cả ca làm việc (8h).
Tổng số mẫu lấy cho cả hai phƣơng pháp là 160 mẫu, trong đó có 19 mẫu làm đối
chứng đƣợc lấy từ khu vực làm việc của nhân viên văn phòng tại bệnh viện không

tiếp xúc với HCHO. Nồng độ HCHO lấy cả ca: Phòng giải phẫu bệnh là 0,96 ppm
(SD=0,74); Phòng phẫu thuật là 0,25 ppm (SD=0,21); Phòng nội soi là 0,13 ppm
(SD=0,18). Nồng độ HCHO lấy theo thời điểm: 0,83 (SD=0,29); 0,23 (SD = 0,16);
0,75 (SD=0,25) ppm tại Phòng giải phẫu bệnh, Phòng phẫu thuật, Phòng nội soi.
Theo kết quả nghiên cứu trên cho thấy: sự khác nhau có ý nghĩa về nồng độ HCHO
theo 2 cách lấy mẫu (cả ca và thời điểm) là tại Phòng phẫu thuật p <0,02 và Phòng
nội soi là p < 0,005 ở cả 8 bệnh viện. Nồng độ HCHO tại Phòng giải phẫu bệnh
nồng độ HCHO vƣợt TCCP (ACGIH , TLV – C = 0,3ppm). Đồng thời tác giả cũng
kiến nghị nên sử dụng hệ thống thông hút gió nhằm giảm thiểu nồng độ HCHO
Luận văn thạc sỹ khoa học – Nguyễn Thị Thanh Hải – Khóa 2010 - 2012 20

trong môi trƣờng làm việc của nhân viên y tế làm việc tại Phòng giải phẫu bệnh,
Phòng phẫu thuật, Phòng nội soi.
Theo tác giả J Clin Pathol [19], nồng độ HCHO tại môi trƣờng làm việc ở
các nhà máy sản xuất thuốc nhuộm là 0,02 – 18,3ppm. Nồng độ HCHO tại môi
trƣờng làm việc của công nhân trong nồng độ HCHO tại môi trƣờng làm việc của
nhân viên y tế ở các các nhà máy sản xuất gỗ dán là 0,1 -5,9 ppm và 1,0 – 2,5ppm.
Trong khi đó, Phòng đại thể (lƣu giữ và mổ tử thi) của Khoa giải phẫu bệnh là 2,2 –
7,9 ppm.
Theo tác giả Skisak (1983), mức độ ô nhiễm HCHO trong môi trƣờng không
khí nơi làm việc của một bệnh viện tại Mỹ có nồng độ dao động từ 0,6 – 1,7 ppm
(0,74 – 2,58 mg/m
3
).
Nhƣ vậy, theo một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy, môi trƣờng không
khí làm việc tại một số khoa phòng trong bệnh viện đều có mức độ ô nhiễm nồng độ
HCHO khá cao, phần đa mức độ ô nhiễm này đều có mức nồng độ ảnh hƣởng tới
sức khỏe con ngƣời.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Hiện nay ở Việt Nam, vấn đề ô nhiễm môi trƣờng tại Bệnh viện là vấn đề cấp

bách. Tình trạng chất thải bệnh viện (chất thải rắn, lỏng, khí,…) chƣa đƣợc xử lý
triệt để có thể gây ô nhiễm nhƣ đất, nƣớc, không khí trong và ngoài bệnh viện.
Nguy hiểm hơn, bệnh viện còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc lây lan và lây chéo
bệnh tật chủ yếu là các bệnh truyền nhiễm.
Đồng thời với sự phát triển khoa học, các bệnh viện, các cơ sở nghiên cứu
trong ngành y tế đã đang sử dụng các loại thiết bị y tế chuyên dùng, các hoá chất để
điều trị và nghiên cứu nhƣ các thiết bị phóng xạ, các chất phóng xạ, các hoá chất
độc ….Các yếu tố này đã góp phần gây ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng trực tiếp
đến cán bộ y tế. Trên thực tế, nhiều nghề trong ngành y tế đã đƣợc xếp loại trong
danh mục các nghề nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm.
Theo tác giả Đào Phú Cƣờng – Viện YHLĐ & VSMT [1]: đa số các vị trí đo
những yếu tố môi trƣờng nhƣ nhiệt độ, tốc độ gió, độ ẩm, tiếng ồn, bức xạ ở một số
Luận văn thạc sỹ khoa học – Nguyễn Thị Thanh Hải – Khóa 2010 - 2012 21

bệnh viện đều đạt tiêu chuẩn. Một số chỉ tiêu môi trƣờng không đạt yêu cầu vệ sinh
nhƣ ánh sáng, hơi khí độc, vi sinh. 22-75% mẫu ánh sáng không đạt TCVS, 9-25%
mẫu hơi khí độc không đạt TCVS nhƣ khí CO2, Toluen, Formadehyt, axit acetic…,
35 -75% mẫu vi sinh ở mức không an toàn.
Theo tác giả Trịnh Hồng Lân – Viện vệ sinh y tế công cộng TP.HCM [5]: Đã
triển khai nghiên cứu cắt ngang tại 3 bệnh viện lớn, trong đó có 2 bệnh viện tuyến
Trung ƣơng tại Tp. HCM từ 2001 -2004. Kết quả nghiên cứu cho thấy: nhiều chỉ
tiêu về môi trƣờng chƣa đạt yêu cầu vệ sinh. Các yếu tố nhƣ: nhiệt độ, tốc độ gió
không đạt tiêu chuẩn vệ sinh; 40 – 80, 42% mẫu tiếng ồn vƣợt mức cho phép, 4,9%
mẫu điện từ trƣờng và 3,9 -22,2% mẫu phóng xạ vƣợt giá trị giới hạn cho phép. 65
– 100% mẫu vi sinh vật trong không khí bệnh viện ở mức không an toàn.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bích Diệp và cộng sự[3] cho thấy: nhìn
chung môi trƣờng làm việc đƣợc các nhân viên y tế nhận xét tƣơng đối tốt về mặt
nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng và tiếng ồn. Tuy nhiên, 74,5% nhân viên y tế cho
rằng có tiếp xúc với bụi; 31,5% tiếp xúc với hoá chất, hơi khí độc (trong đó có
formadehyt); 19% tiếp xúc với phóng xạ; 65,6% tiếp xúc với vi khuẩn/nấm gây

bệnh; 36% nhân viên làm việc ở tƣ thế đứng lâu; 58,8% phải trực đêm và trung bình
khoảng 4 ngày trực 1 lần. Khối lƣợng công việc đòi hỏi trách nhiệm cao (67,6%) và
khối lƣợng công việc nhiều và quá nhiều (54%). Nhân viên y tế thƣờng xuyên tiếp
xúc với máu và chất tiết cơ thể trong công việc (96,7%).
Trên đây là một số nghiên cứu đánh giá chung về tình hình về sinh lao động,
điều kiện làm việc của nhân viên y tế trong các bệnh viện. Hiện chƣa có nghiên cứu
nào đánh giá riêng lẻ về mức độ ô nhiễm nồng độ HCHO và sự ảnh hƣởng tới sức
khỏe của nhân viên làm việc trong các bệnh viện.
Để đóng góp vào hƣớng nghiên cứu trên, trong luận văn này thực hiện đề tài
“Đánh giá mức độ ô nhiễm Formadehyt trong môi trường làm việc ở một số Bệnh
viện và nguy cơ, rủi ro sức khỏe” nhằm nghiên cứu mức độ nhiễm Formadehyt và
ảnh hƣởng đến chất lƣợng môi trƣờng làm việc cũng nhƣ cán bộ nhân viên tiếp xúc
trực tiếp tại bệnh viện đặc biệt là Khoa giải phẫu bệnh nơi do tính chất đặc thù trong
Luận văn thạc sỹ khoa học – Nguyễn Thị Thanh Hải – Khóa 2010 - 2012 22

công việc, nhân viên phải tiếp xúc trực tiếp và thƣờng xuyên với Formadehyt có
tính độc hại cao.
1.3. Đánh giá nguy cơ, rủi ro sức khỏe
1.3.1. Phương pháp luận
1.3.1.1. Một số khái niệm:
Mối nguy hại (Hazard) đƣợc định nghĩa chung là “tiềm năng gây tác hại”.
Mối nguy hại đƣợc định nghĩa là những trƣờng hợp, khả năng mà trong những tình
huống cụ thể có thể dẫn tới nguy hiểm. (Royal Society, 1992).
Mối nguy hại là khả năng mà một vật chất có thể gây ra tổn thất hoặc ảnh
hƣởng bất lợi trong những điều kiện cụ thể.
Rủi ro (Risk) là “xác xuất gây thảm họa”
“Rủi ro” là “ sự kết hợp các xác suất, hoặc tần suất xảy ra của một mối nguy
hiểm (hazard) xác định và mức độ hậu quả xảy ra” (Royal Society, 1992).
“rủi ro” = “nguy hại” + “ tiếp xúc” hay (Risk = Hazards + Exposure)
Phân tích rủi ro (Risk Analysis)

Phân tích rủi ro là sự sử dụng có hệ thống những thông tin có sẵn để xác định
các mối nguy hại và để ƣớc lƣợng rủi ro đối với cá nhân, quần thể, tài sản, hoặc môi
trƣờng. Phân tích rủi ro bao gồm việc xác định các sự cố không mong muốn, các
nguyên nhân và các hậu quả của các sự cố đó.
Đánh giá rủi ro (Risk Assessment)
Đánh giá rủi ro là tiến trình thông qua đó, các kết quả của phân tích rủi ro
đƣợc sử dụng cho việc ra quyết định hoặc thông qua xếp hạng tƣơng đối của các
chiến lƣợc giảm thiểu rủi ro hay thông qua so sánh với các mục tiêu rủi ro.
Đánh giá rủi ro là một quy trình trong đó các rủi ro gây ra bởi các mối nguy
hại trong các quá trình hoặc các trƣờng hợp đƣợc thƣờng xuyên ƣớc tính cả định
tính và định lƣợng
Đánh giá rủi ro sức khoẻ (HRA)[8].
Luận văn thạc sỹ khoa học – Nguyễn Thị Thanh Hải – Khóa 2010 - 2012 23

HRA là tiến trình sử dụng các thông tin thực tế để xác định sự phơi nhiễm
của cá thể hay quần thể đối với vật liệu nguy hại hay hoàn cảnh nguy hại. Đánh giá
rủi ro sức khoẻ có 3 nhóm chính:
- Rủi ro do các nguồn vật lý (đƣợc quan tâm nhiều nhất là những rủi ro về bức xạ từ
các nhà máy hạt nhân hoặc các trung tâm nghiên cứu hạt nhân).
- Rủi ro do các hoá chất
- Rủi ro sinh học (Đánh giá rủi ro đối với lĩnh vực an toàn thực phẩm, hoặc đánh giá
rủi ro đối với những sinh vật biến đổi gen).
1.3.1.2. Các tiếp cận đánh giá rủi ro về sức khỏe [7], [8].
Phơi nhiễm và liều lượng
Từ các kết quả dự báo tuyến phơi nhiễm ngƣời ta có thể ƣớc lƣợng đƣợc liều
lƣợng của một chất độc gây tác hại cho 1 ngƣời hoặc nhóm ngƣời. Quá trình này
thay đổi tùy vào cách phơi nhiễm với chất độc: tiêu thụ thức ăn hoặc nƣớc, thông
qua việc hít thở hoặc qua da. Chẳng hạn, nồng độ của một chất độc trong không khí
(mg/m
3

) có thể chuyển đổi thành một liều lƣợng hấp thụ mg/kg/ngày (qua hô hấp),
bằng cách chia nồng độ cho 70 kg (trọng lƣợng cơ thể) và nhân với 20m
3
/ngày
(dung tích khí cần cho 1 ngƣời/ngày).
Ngƣời ta thƣờng so sánh nồng độ tham chiếu hay liều lƣợng hằng ngày với
những giá trị nồng độ đo đƣợc để ƣớc lƣợng rủi ro. Lƣợng độc chất đƣa vào cơ thể
thông qua nƣớc uống đƣợc đo bằng mg/kg/ngày và những rủi ro này đƣợc so sánh
với những số liệu thử nghiệm trên động vật. Nồng độ chất độc trong nƣớc uống đo
bằng mg/l và đƣợc so sánh với nồng độ an toàn đƣợc tính dƣới đây:
Nồng độ an toàn (mg/l) = liều lƣợng tham chiếu x 70 kg/2lít/ngày
Liều lƣợng 2 lít/ngày là lƣợng nƣớc mà một ngƣời dùng trong một ngày.
Những giả định về trọng lƣợng cơ thể và lƣợng nƣớc đƣa vào cơ thể cần phải đƣợc
điều chỉnh cho phù hợp với những nhóm ngƣời và những lối sống riêng biệt.
Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã thiết lập sẵn nồng độ tham chiếu (RfC –
Reference safe concentration) và liều lƣợng tham chiếu ( RfD - Reference safe
Dose). Ngƣời đánh giá rủi ro phải biết kết hợp những tuyến phơi nhiễm với các thói
Luận văn thạc sỹ khoa học – Nguyễn Thị Thanh Hải – Khóa 2010 - 2012 24

quen cá nhân một cách thận trọng để ƣớc lƣợng đƣợc một liều lƣợng và rủi ro do
phơi nhiễm liên tục hằng ngày hay chỉ một lần phơi nhiễm.
Bệnh ung thư
Cơ quan bả vệ Môi trƣờng Mỹ EPA đã tài trợ cho dự án xây dựng những
phƣơng pháp ƣớc lƣợng rủi ro tăng thêm mắc bệnh ung thƣ do phơi nhiễm với các
chất gây ung thƣ cho con ngƣời trong môi trƣờng. Vài trăm hợp chất hóa học đã
đƣợc thử nghiệm trên động vật. Quá trình này đƣợc tiến hành nhƣ sau: ngƣời ta cho
một nhóm những động vật thí nghiệm phơi nhiễm với những chất bị nghi ngờ là gây
ung thƣ theo liều cao hít thở, tiêu hóa hoặc hấp thụ qua da) trong một khoảng thời
gian. Thử nghiệm kết thúc khi mỗi động vật thí nghiệm xuất hiện những khối u.
Phần trăm những động vật phát bệnh ung thƣ ở mỗi mức liều lƣợng đều đƣợc

ghi nhận. Sau đó, độ dốc của đƣờng cong này đƣợc ngoại suy cho con ngƣời phơi
nhiễm với hóa chất đó theo liều lƣợng thấp. Ngƣời ta đƣa ra nhiều giả định khác
nhau về dạng của đƣờng cong liều lƣợng – phản ứng ngoại suy này khi nó tiệm cận
đến liều lƣợng bằng 0 hoặc phản ứng bằng 0. Độ dốc của đƣờng cong này trở thành
hệ số rủi ro ung thƣ đơn vị hay khả năng gây ung thƣ, tính bằng (mg/kg/ngày) hay
rủi ro trên đơn vị liều lƣợng (rủi ro trên mg/kg/ngày).
Rủi ro mắc bệnh ung thư
Khi lấy hệ số rủi ro ung thƣ đơn vị nhân với liều lƣợng của một cá nhân,
đƣợc đo bằng mg/kg/ ngày thì thu đƣợc rủi ro tăng thêm vào rủi ro mắc bệnh ung
thƣ trong thời gian phơi nhiễm với tác nhân độc hại ở mức liều lƣợng đang đƣợc đề
cập. Đây là rủi ro vƣợt quá tổng số rủi ro mắc bệnh ung thƣ khác. Mặc dù đây là
một rủi ro nhỏ tăng thêm, nhƣng việc xác định nó là hết sức quan trọng. Nhiều chất
gây ung thƣ có trong thực phẩm có khẳ năng gây ung thƣ cao hơn là những chất độc
trong công nghiệp hóa chất. Một vài phơi nhiễm cộng đồng mang tính ngẫu nhiên
và không thể tránh khỏi (ví dụ, phơi nhiễm với không khí bị ô nhiễm). Những rủi ro
đó, dù nhỏ, nói chung là không thể chấp nhận đƣợc vì chúng là những rủi ro bất lợi
và thông thƣờng thì mọi ngƣời không có cách nào để tránh.

×