ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Cao Hoàng Thanh Mai
KHAI THÁC BỀN VỮNG DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI:
NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI CÁC VƯỜN QUỐC GIA
CÁT BÀ, XUÂN THỦY VÀ BIDOUP
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội - 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Cao Hoàng Thanh Mai
KHAI THÁC BỀN VỮNG DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI:
NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI CÁC VƯỜN QUỐC GIA
CÁT BÀ, XUÂN THỦY VÀ BIDOUP
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60440301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS LÊ ĐỨC MINH
Hà Nội - 2013
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1 Sơ lược tình hình nghiên cứu Dịch vụ hệ sinh thái trên thế giới 3
1.1.1 Khái niệm DVHST 3
1.1.2 Tiếp cận DVHST hướng tới phát triển bền vững các HST 4
1.1.2.1 Quan điểm tiếp cận 4
1.1.2.2 Đánh giá cơ hội và rủi ro liên quan đến các DVHST 5
1.1.2.3 Ứng dụng công cụ PES hướng tới phát triển bền vững hệ sinh thái 14
1.1.3 Một số mô hình khai thác hiệu quả lợi ích DVHST trên thế giới 16
1.2 Sơ lược tình hình nghiên cứu DVHST tại Việt Nam 19
1.2.1 Tình hình nghiên cứu DVHST tại Việt Nam 19
1.2.2 Tiềm năng áp dụng chi trả DVHST tại Việt Nam 20
1.2.3 Bước đầu thực hiện cơ chế chi trả đối với DVHST rừng tại Việt Nam 21
1.2.3.1 Xu hướng trong quản lý và phát triển DVHST rừng 23
1.2.3.2 Khai thác DVHST rừng tại Việt Nam 25
1.3 Thực trạng quản lý các vườn quốc gia tại Việt Nam 29
1.3.1 Tầm quan trọng của các VQG ở Việt Nam 29
1.3.2 Quy hoạch hệ thống các VQG ở Việt Nam 30
1.3.3 Những tồn tại trong hệ thống quản lý của các VQG 31
CHƯƠNG 2 – MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI NGHIÊN
CỨU 34
2.1 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài : 34
2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : 35
2.3 Phương pháp nghiên cứu : 35
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 37
3.1. Tình hình khai thác DVHST tại ba VQG điển hình Bidoup, Xuân Thủy và Cát Bà 37
3.1.1 VQG Bi Doup 37
3.1.1.1 Giới thiệu về khu vực nghiên cứu 37
3.1.1.2 Tiềm năng giá trị DVHST của VQG Bidoup 39
3.1.1.3 Đánh giá tình hình khai thác DVHST tại VQG Bidoup 42
3.1.2 VQG Xuân Thủy 53
3.1.2.1 Giới thiệu về khu vực nghiên cứu 53
3.1.2.2 Tiềm năng giá trị DVHST của VQG Xuân Thủy 56
3.1.2.3 Đánh giá công tác quản lý việc khai thác DVHST tại VQG Xuân Thủy 60
3.1.3 VQG Cát Bà 72
3.1.3.1 Giới thiệu về khu vực nghiên cứu 72
3.1.3.2 Tiềm năng giá trị DVHST của VQG Cát Bà 75
3.1.3.3 Tình hình khai thác DVHST tại VQG Cát Bà 78
3.2 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của phương pháp quản lý các VQG
dựa trên việc khai thác bền vững các DVHST của Vườn. 87
3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý các VQG tại Việt Nam dựa trên
việc khai thác bền vững các DVHST của Vườn. 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC 100
MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các loại dịch vụ hệ sinh thái 4
Bảng 1.2: Các DVHST dùng chung và các yếu tố tác động bởi các loại HST 6
Bảng 1.3: Biện pháp đánh giá DVHST [42] 9
Bảng 1.4: Phương thức định giá kinh tế chung [42] 12
Bảng 1.5: Các loại cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường 15
Bảng 1.6: Tổng hợp các hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR trên toàn quốc [26] 28
Bảng 1.7: Tổng hợp nguồn thu DVMTR qua các năm [26] 29
Bảng 3.1: Diện tích và dân số các xã vùng đệm VQG Bidoup [8] 39
Bảng 3.2: Lượng giá giá trị DVHST tại VQG Bidoup - Núi Bà 41
Bảng 3.3: Thực hiện kế hoạch PFES giai đoạn 2009 - 2013, VQG Bidoup [15] 46
Bảng 3.4: Thống kê số vụ vi phạm các quy định về QLBVR theo năm [15] 46
Bảng 3.5: Thống kê diện tích các loại đất đai ở vùng lõi VQG [19] 54
Bảng 3.6: Thống kê các loại đất đai ở vùng đệm VQG Xuân Thủy [19] 55
Bảng 3.7: Diện tích - dân số 5 xã vùng đệm VQG Xuân Thủy [19] 55
Bảng 3.8: Lượng giá giá trị cây thuốc tại VQG Xuân Thủy [19] 58
Bảng 3.9: Loại hình khai thác thủy sản của người dân vùng đệm VQG Xuân Thủy 61
Bảng 3.10: Địa điểm khai thác thủy sản của người dân vùng đệm VQG Xuân Thủy 62
Bảng 3.11: Loại thủy sản đánh bắt của người dân các xã điều tra 63
Bảng 3.12: Dân số, lao động, nghề nghiệp và thu nhập người dân vùng đệm VQG Cát
Bà 74
Bảng 3.13: Thống kê diện tích, số hộ NTTS qua các năm, xã Phù Long 81
Bảng 3.14: Tổng hợp hoạt động giao khoán BVR từ 2011- 2013, VQG Cát Bà 84
MỤC LỤC HÌNH
Hình 1.1: Tổng quan các bước đánh giá rủi ro và cơ hội liên quan đến DVHST [42] 5
Hình 3.1: Bản đồ quy hoạch VQG Bidoup [8] 37
Hình 3.2: Bản đồ khu vực chi trả DVMTR VQG Bidoup [15] 45
Hình 3.3: Bản đồ quy hoạch chung VQG Xuân Thủy [18] 54
Hình 3.4: Bản đồ quy hoạch VQG Cát Bà, giai đoạn 2006 - 2010, tầm nhìn 2020 73
Hình 3.5: Bản đồ các điểm DLST VQG Cát Bà 79
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
DLST
Du lịch sinh thái
DVHST
Dịch vụ hệ sinh thái
DVMT
Dịch vụ môi trường
DVMTR
Dịch vụ môi trường rừng
HST
Hệ sinh thái
PES
Payment for Environment Services
Chi trả dịch vụ môi trường
PFES
Payment for Forest Environment Services
Chi trả dịch vụ môi trường rừng
VQG
Vườn quốc gia
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CAO HOÀNG THANH MAI 1 KHOA MÔI TRƯỜNG
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới về đa dạng sinh
học. Tính đến thời điểm này, Việt Nam đã thành lập được 164 khu rừng đặc dụng
(bao gồm 30 vườn quốc gia, 69 khu dự trữ thiên nhiên, 45 khu Bảo vệ cảnh quan, 20
khu nghiên cứu thực nghiệm khoa học) và 03 khu bảo tồn biển đại diện cho các hệ
sinh thái, cảnh quan đặc trưng với giá trị đa dạng sinh học tiêu biểu cho hệ sinh thái
trên cạn, đất ngập nước và trên biển [11]. Mặc dù đã xây dựng những định chế quản
lý đối với từng loại hình khu bảo tồn thiên nhiên, nhưng sự hủy hoại và tàn phá đa
dạng sinh học vẫn tiếp tục diễn ngay cả trong các khu vực này. Trong số các nguyên
nhân gây tác hại đến đa dạng sinh học, một nguyên nhân chủ yếu là hoạt động sinh
kế của người dân trong khu vực các xã vùng đệm. Do đó, việc xây dựng phương thức
quản lý phù hợp đối với các vườn quốc gia là nhiệm vụ cấp bách nhằm bảo tồn tốt
hơn sự đa dạng sinh học quý giá này.
Trong những năm qua, với sự lỗ lực mọi mặt của các ngành, các cấp và sự hỗ
trợ của quốc tế trong công tác bảo tồn thiên nhiên, nhất là trong những năm đổi mới
của đất nước, quá trình quản lý các khu khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đã và đang
tiếp cận, trao đổi kinh nghiệm, hài hoà với những thông lệ, tiêu chí quản lý bảo tồn
thiên nhiên quốc tế. Tuy nhiên, cũng như các tri thức thuộc các lĩnh vực khác của
nhân loại, nhận thức về quản lý bảo tồn thiên nhiên là một quá trình phát triển từ thấp
đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Đặc biệt là trong thời đại ngày nay, khi
mà những kinh nghiệm, mô hình quản lý mới về bảo tồn thiên nhiên được hình thành
và áp dụng thành công tại nhiều nước, chúng ta cần được tiếp cận, nghiên cứu, trao
đổi, học tập để vận dụng linh hoạt, đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đất nước trong
quá trình hội nhập.
Hướng phát triển bền vững các vườn quốc gia (VQG) dựa trên việc khai thác
hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu
thực hiện ở Việt Nam. Dịch vụ hệ sinh thái (DVHST) là thành phần hệ sinh thái trực
tiếp hay gián tiếp tạo ra sự thịnh vượng của con người (Fisher và cộng sự, 2009). Các
lợi ích đó chia làm các nhóm: Dịch vụ cung cấp như thực phẩm và nước; Dịch vụ hỗ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CAO HOÀNG THANH MAI 2 KHOA MÔI TRƯỜNG
trợ như hình thành đất và chu trình dinh dưỡng; Dịch vụ điều tiết như: điều tiết lũ lụt,
hạn hán, chống xói mòn đất và dịch bệnh; Dịch vụ du lịch và văn hóa như: giá trị du
lịch, giải trí, nghiên cứu, tôn giáo và các lợi ích phi vật chất khác, và nó đặc biệt to
lớn ở các hệ sinh thái của các khu bảo tồn. Để khai thác các lợi ích đó, con người đã
đưa ra các sự lựa chọn hay quyết định về quản lý liên quan đến các hệ sinh thái. Do
đó, các quyết định hay sự lựa chọn về quản lý thường làm thay đổi chức năng và dịch
vụ mà hệ sinh thái cung cấp.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, đề tài: “Khai thác bền vững dịch vụ hệ
sinh thái: Nghiên cứu điển hình tại các vườn quốc gia Cát Bà, Xuân Thủy và Bi
Doup” được thực hiện nhằm nghiên cứu tình hình khai thác DVHST, đặc biệt là
DVHST rừng tại ba vườn quốc gia (VQG) điển hình VQG Cát Bà, Xuân Thủy và
Bidoup, xác định những cơ hội và thách thức trong phương thức quản lý các VQG
dựa trên giá trị DVHST, từ đó đề xuất hướng khai thác bền vững DVHST nhằm tăng
cường công tác quản lý tại các VQG ở Việt Nam.
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CAO HOÀNG THANH MAI 3 KHOA MÔI TRƯỜNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Sơ lược tình hình nghiên cứu Dịch vụ hệ sinh thái trên thế giới
1.1.1 Khái niệm Dịch vụ hệ sinh thái
Hệ sinh thái (HST) có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống con người
thông qua việc cung cấp các dịch vụ. Các nhà sinh thái học đã xác định 4 nhóm dịch
vụ mà các HST cung cấp, còn gọi là dịch vụ môi trường, bao gồm:
- Dịch vụ cung cấp: thực phẩm, nước sạch, nguyên liệu, chất đốt, nguồn gen, …
- Dịch vụ điều tiết: phòng hộ đầu nguồn, hạn chế lũ lụt, điều hoà khí hậu, điều
tiết nước, lọc nước, thụ phấn, phòng chống dịch bệnh, …
- Dịch vụ văn hoá: giá trị thẩm mỹ, quan hệ xã hội, giải trí và du lịch sinh thái,
lịch sử, khoa học và giáo dục, …
- Dịch vụ hỗ trợ: cấu tạo đất, điều hoà dinh dưỡng, …
Ở Việt Nam, thuật ngữ Dịch vụ hệ sinh thái (DVHST) được sử dụng phổ biến
hơn thuật ngữ dịch vụ môi trường (DVMT) bởi vì DVMT đang được hiểu theo nghĩa
bảo vệ môi trường như các vấn đề ô nhiễm. Thuật ngữ DVHST được sử dụng trong
dự thảo Luật Đa dạng sinh học và khung chính sách thí điểm của Bộ Nông nghiệp và
phát triển Nông thôn. “DVHST là các lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp mà con người
hưởng thụ từ các chức năng của HST” được mô tả trong tài liệu Đánh giá hệ sinh thái
thiên niên kỷ năm 2005. Bản báo cáo đã xác định danh mục các loại hình DVHST
cung cấp như: sản phẩm lương thực, thực phẩm (như lúa gạo, vật nuôi, thủy hải sản );
các cây công nghiệp (như bông, gỗ, gai dầu ); các nguồn dược liệu; cung cấp nguồn
nước; điều hòa không khí; điều tiết nguồn nước; hạn chế xói mòn; các dịch vụ văn
hóa (bao gồm cả tinh thần và tôn giáo, các giá trị thẩm mỹ, giải trí, du lịch sinh
thái ) Cũng theo báo cáo, khoảng 60% DVHST trên thế giới đang bị suy thoái hoặc
khai thác, sử dụng không bền vững. Do đó, nhằm mục đích thúc đẩy phát triển HST
dựa vào cộng đồng, khôi phục lại những HST bị phá hủy và duy trì việc cung cấp các
DVHST quan trọng dẫn đến việc hình thành công cụ chi trả DVHST.
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CAO HOÀNG THANH MAI 4 KHOA MÔI TRƯỜNG
Bảng 1.1: Các loại dịch vụ hệ sinh thái
Rừng
Biển
Đất canh tác/nông nghiệp
Hàng hóa
môi
trường
- Lương thực
- Nước
- Nhiên liệu
- Sợi
- Thực phẩm
- Lương thực
- Nhiên liệu
- Sợi
Dịch vụ
điều tiết
- Điều hòa khí hậu
- Điều tiết lũ lụt
- Điều tiết dịch vụ
- Lọc nước
- Điều hòa khí hậu
- Sản xuất cơ bản
- Điều hòa khí hậu
- Lọc nước
Dịch vụ
hỗ trợ
- Tái tạo dinh dưỡng
- Kiến tạo đất
- Tái tạo dinh dưỡng
- Sản xuất cơ bản
- Tái tạo dinh dưỡng
- Kiến tạo đất
Dịch vụ
văn hóa
- Thẩm mỹ
- Tinh thần
- Giáo dục
- Giải trí
- Thẩm mỹ
- Tinh thần
- Giáo dục
- Giải trí
- Thẩm mỹ
- Giáo dục
Nguồn: Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ 2005
Các dịch vụ hệ sinh thái – việc cung cấp tài nguyên thiên nhiên và các chức
năng của hệ sinh thái nhằm tạo ra các hàng hoá và dịch vụ có giá trị về kinh tế và môi
trường (Hướng dẫn tài chính cho hoạt động bảo tồn, 2002).
1.1.2 Tiếp cận DVHST hướng tới phát triển bền vững các HST
1.1.2.1 Quan điểm tiếp cận
Tiếp cận DVHST được định nghĩa là sự lồng ghép DVHST trong việc ra quyết
định bằng cách sử dụng các công cụ đánh giá khoa học để xem xét sự phụ thuộc và
tác động của con người tới DVHST và lồng ghép các giá trị DVHST vào việc ra quyết
định. Theo báo cáo Đánh giá Hệ sinh thái Thiên niên kỷ, đánh đổi là các quyết định
và lựa chọn quản lý làm thay đổi chức năng và dịch vụ mà HST cung cấp.
Trong thập kỷ qua, Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển đang phải
đối mặt với các thách thức trong việc ra quyết định khó khăn liên quan đến các HST.
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CAO HOÀNG THANH MAI 5 KHOA MÔI TRƯỜNG
Nhiều tranh luận ở các cấp quốc tế, quốc gia và địa phương trong việc ra quyết định
đánh đổi giữa bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay nhiều
HST chưa được định giá đúng mức hoặc không có giá trị kinh tế nào cả. Do quyết
định hàng ngày được đưa ra chỉ ưu tiên làm sao để thu được lợi nhuận tài chính ngay
lập tức, hàng loạt cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái đều bị định giá thấp hơn giá
trị thực của nó. Các xung đột về lợi ích ở các cấp hay lợi ích của các nhóm khác nhau,
hay sự phân bổ giữa được và mất giữa các nhóm ngày càng rõ rệt và thách thức các
nhà quản lý trong việc ra quyết định. Trong bối cảnh đó, các quyết định mang tính
đôi bên cùng có lợi (win-win) được dùng phổ biến như một thuật ngữ mang tính thỏa
hiệp và lý tưởng hóa các quyết định khó khăn. Tuy nhiên, cách tiếp cận thỏa hiệp này
đã và đang dẫn đến nhiều hệ lụy và thách thức cho nhà quản lý và đòi hỏi một sự nhìn
nhận thâu đáo từ nhiều góc độ trong quá trình ra quyết định.
1.1.2.2 Đánh giá cơ hội và rủi ro liên quan đến các dịch vụ hệ sinh thái
Thông tin về các DVHST có thể được tăng cường bằng một loạt các qui trình
ra quyết định, từ việc tạo ra một chính sách y tế cộng đồng, để chuẩn bị cho kế hoạch
kinh tế của một địa phương, một khu vực hay một quốc gia; hoặc thiết lập một lộ
trình phát triển.
Hình 1.1: Tổng quan các bước đánh giá rủi ro và cơ hội liên quan đến DVHST
[42]
Bước 1: Xác định
DVHST đang hoạt
động
Bước 2: Sàng lọc
DVHST phù hợp
Bước 3: Đánh giá
hiện trạng và xu
thế các DVHST
thích hợp
Bước 5: Xác định
rủi ro và cơ hội của
DVHST
Bước 4: Những
đánh giá cần thiết
về giá trị kinh tế
cho dịch vụ kinh tế
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CAO HOÀNG THANH MAI 6 KHOA MÔI TRƯỜNG
BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH CÁC DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI ĐANG HOẠT ĐỘNG
Bước đầu tiên là xác định tất cả các DVHST phụ thuộc vào một quyết định và
có ảnh hưởng. Nó liên quan đến việc xem xét một cách có hệ thống cho mỗi DVHST
có hay không phụ thuộc vào một quyết định hoặc quyết định có tác động tới các
DVHST. Xác định trước các vấn đề liên quan sẽ cho phép các nhà sản xuất ra quyết
định để chủ động quản lý bất kỳ rủi ro và cơ hội liên quan nào.
Sử dụng danh sách các dịch vụ dùng chung của loại HST để giúp thông báo
liệu một DVHST có thể tồn tại trong một địa điểm cụ thể:
Bảng 1.2: Các DVHST dùng chung và các yếu tố tác động bởi các loại HST
Hệ sinh
thái
Dịch vụ hệ sinh thái
Các yếu tố thay đổi hệ sinh thái
Biển
Cá và hải sản khác (cá thương
mại và thủy sản tự cung cấp), du
lịch sinh thái, vui chơi giải trí, các
sản phẩm dược, khí hậu quy định,
giao thông, chu trình nước ngọt
Đánh bắt quá mức, hoạt động đánh
bắt hủy diệt, dòng chảy chất dinh
dưỡng và lắng đọng, biến đổi khí hậu,
ô nhiễm môi trường (xả nước thải, sự
cố tràn dầu, khai thác mỏ)
Ven
biển
Du lịch, vui chơi giải trí, giá trị
văn hóa, thủy sản (thương mại và
sinh hoạt), nuôi trồng thủy sản,
giao thông vận tải, chu trình dinh
dưỡng, chống lại bão/lũ, điều hoà
khí hậu, xử lý chất thải, kiểm soát
xói mòn, thủy điện, lưu trữ nước
ngọt
Dòng chảy chất dinh dưỡng và lắng
đọng tạo ra các vùng chết, tốc độ công
nghiệp và đô thị hóa gây ô nhiễm môi
trường, nạo vét đường thủy, vận
chuyển bùn cát từ sông, biến đổi khí
hậu, các loài xâm lấn, chuyển đổi các
cửa sông và vùng đất ngập nước, phá
hủy các vườn ươm cá cửa sông, phá
rừng ngập mặn, rạn san hô, khai thác
thủy sản, rừng ngập mặn (củi), cát xây
dựng, rong biển để tiêu thụ
Vùng
nước
sâu
Cây trồng, thủy sản, nước ngọt,
lưu trữ khí nhà kính, bổ sung
nước ngầm và xả nước cho ngành
Dòng chảy chất dinh dưỡng, chuyển
đổi đất ngập nước đối với nông nghiệp,
thủy lợi quy mô lớn và chuyển hướng
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CAO HOÀNG THANH MAI 7 KHOA MÔI TRƯỜNG
trong
đất
nông nghiệp và công nghiệp, giải
độc của nước, kiểm soát lũ, vui
chơi giải trí, du lịch, giá trị văn
hóa, lưu giữ trầm tích, thủy điện,
chu kỳ dinh dưỡng
sông, mở rộng nông nghiệp (phân bón
tăng và sử dụng thuốc trừ sâu), thu
hoạch vượt mức các nguồn tài nguyên
tự nhiên như cá, đường giao thông và
kiểm soát lũ cơ sở hạ tầng, đập, nạo vét
để điều hướng, phá rừng, ô nhiễm môi
trường do đô thị và công nghiệp hóa,
các loài xâm lấn
Rừng
và gỗ
rừng
Thụ phấn, thuốc men, thực phẩm,
kiểm soát xói mòn, nước, gỗ,
nhiên liệu sinh học, thức ăn, điều
hoà khí hậu, bệnh chỉ định, du
lịch, vui chơi giải trí, giá trị văn
hóa
Cháy rừng, biến đổi khí hậu
- Vùng nhiệt đới: mở rộng nông
nghiệp, khai thác gỗ (thương mại hay
sinh hoạt), cơ sở hạ tầng giao thông
vận tải, biến động dân số con người
- Ôn đới: trồng rừng do giá trị ngày
càng tăng của các dịch vụ tiện nghi và
dịch vụ bảo vệ, ô nhiễm không khí,
bùng phát dịch hại
Vùng
đất
khô
cằn
Giữ độ ẩm của đất, chu kỳ dinh
dưỡng, thực phẩm, chất xơ, hóa
sinh, nhiên liệu sinh học, thụ
phấn, nước ngọt, điều tiết nước,
điều hoà khí hậu, giá trị văn hóa,
du lịch
Biến đổi khí hậu, dòng nước cho nông
nghiệp, tích tụ muối, sa mạc hóa,
giảm độ che phủ của thảm thực vật,
chăn thả quá mức, mở rộng nông
nghiệp, tăng dân số và di cư
Đảo
Thủy sản, nước ngọt, du lịch, vui
chơi giải trí, gỗ, nhiên liệu, giá trị
văn hóa, phòng chống lụt bão
Thay đổi nhân khẩu học, nhu cầu
năng lượng, các loài xâm lấn, ô
nhiễm, đất chuyển đổi và suy thoái,
toàn cầu hóa và thương mại quốc tế,
thảm họa tự nhiên, biến đổi khí hậu
Núi
Nước ngọt, thực phẩm, cây thuốc,
ngăn ngừa thảm họa tự nhiên, điều
hoà khí hậu, màu mỡ của đất, điều
Biến đổi khí hậu, thiên tai và thảm
họa, chăn thả gia súc, khai thác mỏ,
xói mòn, xây dựng cơ sở hạ tầng du
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CAO HOÀNG THANH MAI 8 KHOA MÔI TRƯỜNG
tiết nguồn nước,vui chơi giải trí,
du lịch, giá trị văn hóa, nhiên liệu,
vùng đất chăn thả cho động vật
lịch và vui chơi giải trí, suy thoái nền
văn hóa truyền thống, năng động giữa
vùng cao và dân số vùng đất thấp
Địa
cực
Điều hòa khí hậu, nước ngọt, thủy
sản, động vật sinh sống, nhiên
liệu, chất xơ, giá trị văn hóa, du
lịch, vui chơi giải trí.
Biến đổi khí hậu, phát triển các ngành
công nghiệp khai khoáng, chất gây ô
nhiễm từ vĩ độ thấp hơn tích lũy trong
vùng cực, đánh bắt quá mức, xâm
phạm đặc sách phục hồi, chuyển đổi
đất đai
Vùng
trồng
trọt
Thực phẩm, chất xơ, nhiên liệu,
thụ phấn, chu kỳ dinh dưỡng,
hình thành đất, quy định dịch hại,
nước ngọt
Gia tăng nhu cầu cho các sản phẩm,
thị trường quốc tế và thương mại,
chính sách, bối cảnh pháp lý và văn
hóa xã hội, giá cả, công nghệ và
phương pháp quản lý, các loài xâm
lấn, biến đổi khí hậu
Thành
phố
DVHST nói chung tiêu thụ nhiều
hơn sản xuất. Dịch vụ cung cấp
bởi không gian xanh và công viên
bao gồm: chất lượng không khí,
điều tiết vi khí hậu, giảm tiếng ồn,
điều tiết nước (thoát nước bề mặt),
thụ phấn, thư viện di truyền, ngừa
dịch hại, xử lý chất thải và tái chế,
giá trị văn hóa, giải trí, du lịch
Tiêu dùng quá mức, thay đổi nhân
khẩu học, phát sinh chất thải, ô nhiễm
nước,ô nhiễm không khí, khí thải nhà
kính, phá cây xanh trong khu vực đô
thị
BƯỚC 2: SÀNG LỌC LỰA CHỌN CÁC DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI PHÙ HỢP
Bước thứ 2 đòi hỏi phải sàng lọc các DVHST xác định trong bước một để xác
định dịch vụ có liên quan nhất đến quyết định để thiết lập ưu tiên cho các đánh giá
chuyên sâu về tính phục thuộc và các tác động của DVHST
- Tính phụ thuộc DVHST: Một DVHST có thể được thay thế bởi một sản phẩm chế
tạo hoặc cấu trúc vật lý cung cấp một dịch vụ tương tự. Ví dụ, một nhà máy lọc
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CAO HOÀNG THANH MAI 9 KHOA MÔI TRƯỜNG
nước mới có thể cung cấp các dịch vụ xử lý nước của vùng đất ngập nước (mặc
dù nó sẽ không cung cấp môi trường sống động vật hoang dã hoặc các dịch vụ
khác của đất ngập nước). Đê biển được xây dựng để phòng chống thiên tai (bảo
vệ bờ biển) dịch vụ của rừng ngập mặn hoặc các rặng san hô. Dịch vụ cung cấp
cây, cá, gỗ có nhiều phương thức thay thế (kể cả được xách tay hoặc nhập khẩu
từ địa điểm khác). Nếu thay thế tồn tại, điều quan trọng là cũng xem xét đến hiệu
quả chi phí liên quan đến các DVHST mà nó thay thế.
- Tác động của DVHST : Một yếu tố quan trọng trong việc xác định ảnh hưởng đến
một DVHST có liên quan là có hay không các giới hạn tác động hay tăng cường
tính khả dụng để sử dụng hoặc hưởng lợi từ dịch vụ. Người sử dụng hay hưởng
lợi có thể được đặt trong không gian từ địa phương (ví dụ như cộng đồng ven
biển địa phương được hưởng lợi từ dịch vụ bảo vệ chống thiên tai từ một vùng
đất ngập nước) đến toàn cầu (ví dụ như những người lấy được giá trị đạo đức
hoặc giá trị tồn tại từ khi biết rằng một loài quí hiếm được bảo vệ). Ngoài ra, họ
có thể là người sử dụng hiện tại hoặc tương lai của dịch vụ. Chính phủ và xã hội,
ví dụ thường hành động vì lợi ích chung của hiện tại hoặc tương lai.
Điều quan trọng là hãy nhớ rằng các đối tượng khác nhau của các DVHST có
thể có phương án trả lời rất khác nhau cho các câu hỏi.
BƯỚC 3: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ XU HƯỚNG CÁC DVHST THÍCH HỢP
Bước thứ 3 liên quan đến việc tiến hành một phân tích chi tiết hơn về tình trạng
của các DVHST được lựa chọn trong bước 2 và xu thế của chúng. Các thông tin này
sẽ được sử dụng trong bước cuối cùng để xác định những rủi ro và cơ hội của các
DVHST liên quan đến việc ra quyết định.
Bảng 1.3: Biện pháp đánh giá DVHST [42]
Biện pháp
Mô tả
Mẫu sử dụng
Ví dụ
Phân tích
từ xa
Dữ liệu được thu từ
vệ tinh cảm biến
hoặc hình ảnh trên
Đánh giá các khu vực
rộng lớn, đa dạng sinh
học
Nhóm nghiên cứu đánh
giá toàn cầu của Ấn Độ
đã sử dụng ảnh vệ tinh
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CAO HOÀNG THANH MAI 10 KHOA MÔI TRƯỜNG
không
(LANDSAT,
MODIS)
để theo dõi nạn phá
rừng
Hệ thống
thông tin
địa chất
Phần mềm bản đồ
và không gian
phân tích dữ liệu
số hóa (ArcGis,
ArcView, IDRISI)
Phân tích những thay
đổi theo thời gian trong
các HST; bao gồm các
thông tin kinh tế xã hội
với thông tin HST; xu
hướng tương ứng trong
các DVHST với sự
thay đổi sử dụng đất
Nhóm nghiên cứu đánh
giá toàn cầu tại Nam
Phi sử dụng GIS để
phân tích nơi mà nhu
cầu con người tồn tại và
nơi mà dịch vụ được
cung cấp
Kiểm kê
Danh sách
Các DVHST kiểm đếm
và tài nguyên thiên
nhiên
Đánh giá tại vùng đất
ngập nước ở sông Cửu
Long tại Việt Nam phát
triển một HST rất
phong phú và có các
dịch vụ đóng vai trò
quan trọng trong khu
vực (với con người, với
kinh tế)
Mô hình
sinh thái
Đơn giản hóa các
biểu thức toán học
đại diện cho các
yếu tố phức tạp là
sự tương tác giữa
vật lý, sinh học,
kinh tế xã hội và
các yếu tố của hệ
sinh thái (SWAT,
IMAGE,
IMPACT,
Điền vào khoảng trống
trong những dữ liệu
hiện có, định lượng
ảnh hưởng của quản lý
quyết định vào thực
trạng của DVHST; dự
án ảnh hưởng lâu dài
tới những thay đổi
trong HST, đánh giá
ảnh hưởng của các yếu
tố tác động riêng biệt
Nhóm đánh giá tại
Trung Quốc sử dụng
Mô hình qui hoạch sinh
thái nông nghiệp để ước
tính sức chịu tải của đất
(tức là số lượng tối đa
của các cá thể có thể
được hỗ trợ bởi
DVHST trong một đơn
vị diện tích giả định
phát triển bền vững).
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CAO HOÀNG THANH MAI 11 KHOA MÔI TRƯỜNG
WaterGap,
EcoPath, Ecosim)
và các kịch bản về tình
trạng HST và cung cấp
DVHST, khám phá
mối liên hệ giữa các
yếu tố trong một hệ
thống.
Nhóm Nam Phi sử dụng
mô hình PODIUM để
đánh giá cân bằng giữa
thực phẩm và dịch vụ
cung cấp nước.
Xin ý kiến
chuyên
gia
Thông tin cung
cấp bởi các bên
liên quan, các
chuyên gia khoa
học, hội thảo, kiến
thức truyền thống.
Tập hợp các kiến thức
không có sẵn trong tài
liệu khoa học, lấp đầy
những khoảng trống
trong các tài liệu; cho
biết thêm quan điểm
mới, kiến thức và giá
trị để đánh giá.
Đánh giá ở NaUy và Bồ
Đào Nha sử dụng xếp
hạng, tính điểm cho
thực trạng và xu hướng
của DVHST và đa dạng
sinh học
BƯỚC 4: ĐÁNH GIÁ SỰ CẦN THIẾT TRONG VIỆC ĐỊNH GIÁ CHO CÁC DVHST
Định giá là nỗ lực để định lượng giá trị kinh tế của các DVHST, bao gồm cả dịch
vụ chiếm thị phần ít nhất (ví như cung cấp mốt số dịch vụ văn hóa) và chúng hiện không
có giá trị trên thị trường (ví như các qui định về các dịch vụ bảo vệ bờ biển và chống xói
mòn). Các thông tin này có thể thu hút sự chú ý đến giá trị của DVHST mà nếu không
chú ý có thể bị bỏ quan khi đưa ra quyết định quản lí, và có thể được sử dụng để thông
báo việc xác định các rủi ro và cơ hội .
Các nhà nghiên cứu đã phát triển một số phương pháp để xác định những giá trị
liên quan đến hệ sinh thái (xem Bảng 1.4). Các giá trị chia làm ba loại, trong đó kết
hợp để tạo ra các Tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái:
Giá trị sử dụng trực tiếp bao gồm các dịch vụ dự phòng (cây, gỗ…) và dịch
vụ không tiêu hao (nhiếp ảnh, du lịch….)
Giá trị sử dụng gián tiếp bao gồm các dịch vụ điều tiết nước, bảo vệ các vùng
đất ẩm, ví dụ như bảo vệ các rừng ngập mặn khỏi hiểm họa thiên tai
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CAO HOÀNG THANH MAI 12 KHOA MÔI TRƯỜNG
Giá trị không sử dụng bao gồm, ví dụ, tầm quan trọng của việc bảo tồn tài
nguyên cho con em chúng ta như gấu trúc, núi
Giá trị sử dụng trực tiếp có xu hướng đơn giản nhất để giải thích như lợi nhuận
từ việc bán gỗ, thú quí hiếm. Các giá trị khác có nhiều khó khăn để có thể đo lường
được. Giá trị không sử dụng được đặc biệt khó khăn, và có thể thường chỉ được ước
tính thông qua một kỹ thuật được gọi là định giá ngẫu nhiên, trong đó các cuộc điều
tra của người dân “sẵn sàng trả tiền” của người dân về giá trị trong câu hỏi. Mặc dù
một số giá trị cố gắng để ước lượng Tổng giá trị kinh tế, hầu hết các nghiên cứu chỉ
bao gồm một tập hợp các thành phần giá trị, và do đó cần phải được xem xét các ước
tính thấp hơn giới hạn trên giá trị của HST.
Bảng 1.4: Phương thức định giá kinh tế chung [42]
Phương
pháp
Biện pháp tiếp cận
Ứng dụng
Ảnh hưởng
đến năng
suất
Theo dõi sự thay đổi trong điều
kiện hệ sinh thái đến sản xuất
hàng hóa
Bất kỳ tác động nào có ảnh
hưởng đến sản xuất hàng hóa
(VD: chất lượng đất giảm ảnh
hưởng đến sản xuất nông nghiệp)
Chi phí
bệnh, nguồn
nhân lực
Theo dõi tác động của sự thay
đổi trong các DVHST do bệnh
tật và tỷ lệ chết
Bất kỳ tác động nào có ảnh
hưởng đến sức khỏe (VD: không
khí hoặc nước bị ô nhiễm)
Chi phí thay
thế
Sử dụng chi phí thay thế mất
hàng hóa hoặc dịch vụ
Bất kỳ tổn thất hàng hóa dịch vụ
nào (VD: trước đây nước sạch
hiện tại đã bị ô nhiễm bởi một
nhà máy, bờ biển được bảo vệ
khi được cung cấp bởi rừng ngập
mặn hoặc các rặng san hô)
Chi phí du
lịch
Rút ra đường cong từ dữ liệu về
chi phí du lịch thực tế để ước
tính giá trị
Vui chơi giải trí, du lịch
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CAO HOÀNG THANH MAI 13 KHOA MÔI TRƯỜNG
Giá thụ
hưởng
Trích xuất ảnh hưởng của yếu tố
môi trường và giá hàng hóa bao
gồm nhiều yếu tố
Chất lượng không khí, danh lam
thắng cảnh, lợi ích văn hóa (VD:
nhà bên cạnh không gian xanh)
Tránh các
sự cố
So sánh các mô hình giảm thiểu
thiệt hại bằng cách bảo vệ chống
lại các thảm họa tự nhiên: động
đất, bão lụt
Dịch vụ bảo vệ bờ biển, giảm
xói mòn….
Định giá
ngẫu nhiên
Hỏi trả lời trực tiếp sẵn sàng trả
tiền cho một dịch vụ cụ thể
Một dịch vụ bất kỳ (VD: sẵn
sàng trả tiền để giữ một rừng tại
địa phương được nguyên vẹn)
Mô hình lựa
chọn
Yêu cầu trả lời để lựa chọn tùy
thích của họ từ một tập hợp các
lựa chọn thay thế với các thuộc
tính riêng biệt
Một dịch vụ bất kỳ
Chuyển giao
lợi ích
Các kết quả thu được trong một
bối cảnh sử dụng trong một bối
cảnh khác (ví dụ, ước tính liên
hợp giá trị của một khu rừng
bằng cách sử dụng giá trị kinh tế
tính toán của một khu rừng khác
cùng loại và kích thước)
Bất kỳ dịch vụ nào mà các
nghiên cứu so sánh thích hợp là
có sẵn
BƯỚC 5: XÁC ĐỊNH RỦI RO VÀ CƠ HỘI CỦA DVHST
Xác định các rủi ro và cơ hội liên quan tới DVHST liên kết với một quyết định
bao gồm việc sử dụng các thông tin tập trung ở các bước trước đó.
Khi xác định rủi ro và cơ hội, nó có thể hữu ích để suy nghĩ về những thay đổi
DVHST về sự cân bằng. Sự cân bằng phát sinh từ sự lựa chọn quản lý hay hành động
cố ý hoặc nếu không làm thay đổi số lưng hoặc chất lượng của một DVHST để đạt
được một mục tiêu. Đánh giá sự thỏa hiệp liên quan đến việc xác định các nhóm khác
nhau sẽ giành chiến thắng và mất trong ngắn hạn cũng như dài hạn là kết quả của
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CAO HOÀNG THANH MAI 14 KHOA MÔI TRƯỜNG
những thay đổi với các DVHST. Cân bằng có thể liên quan đến thiệt hại kinh tế, hoặc
thiệt hại cho sức khỏe và hạnh phúc của cộng đồng nào đó. Ví dụ, một nghiên cứu
bởi Trust for Public Lands và American Water Works Associant ở Mỹ phân tích mối
quan hệ giữa diện tích rừng đầu nguồn và chi phí xử lý nguồn nước của quốc gia.
Trong 25 lưu vực sông, họ phát hiện ra rằng cứ mất 10 % độ che phủ rừng dẫn đến
một sự gia tăng 12 % trong chi phí xử lý nước. Mặc dù một số người sẽ được hưởng
lợi từ rừng thanh toán bù trừ (cho cả gỗ hoặc phát triển đất), một số lượng lớn của
người dân sẽ bị ảnh hưởng bởi sự mất mát của dịch vụ hệ sinh thái đối với hệ thống
lọc nước, và có trả nhiều hơn cho nước uống (Ernst 2004).
Một số công cụ có thể giúp xác định và đánh giá DVHST thỏa hiệp liên quan
đến sức khỏe con người. Cách tiếp cận này như là "lập bản đồ nghèo đói và DVHST"
có thể giúp đánh giá tác động đối với các nhóm dễ bị tổn thương, chẳng hạn như các
nghèo ở nông thôn, bằng cách đánh giá các liên kết giữa các DVHST và chỉ số đói
nghèo. Giá trị kinh tế cũng là một công cụ ngày càng phổ biến để đánh giá và giao
tiếp tác động kinh tế của những thay đổi trong việc cung cấp các DVHST.
1.1.2.3 Ứng dụng công cụ PES hướng tới phát triển bền vững Hệ sinh thái
(*) Giới thiệu về PES
Trên thực tế, những người bảo tồn, gìn giữ và phát triển các DVMT chưa được
hưởng những lợi ích xứng đáng mà xã hội phải trả cho các nỗ lực của họ. Còn những
người sử dụng các dịch vụ này chưa chi trả cho những dịch vụ mà họ được hưởng.
Hậu quả là việc cung cấp và sử dụng DVMT đó không bền vững. Trong bối cảnh này,
“Chi trả dịch vụ môi trường (Payment for Environment Services – PES)” được xem
là cơ chế nhằm thúc đẩy việc tạo ra và sử dụng các dịch vụ môi trường bằng cách kết
nối người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ. PES là công cụ kinh tế yêu cầu
những người được hưởng lợi từ các DVHST chi trả cho những người tham gia duy
trì, bảo vệ và phát triển các chức năng của HST đó. Nguyên tắc cơ bản của PES là tổ
chức, cá nhân được hưởng lợi từ những DVMT phải chi trả (User pays) cho những
người sử dụng tài nguyên để cung cấp các dịch vụ môi trường đó (Provider gets).
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CAO HOÀNG THANH MAI 15 KHOA MÔI TRƯỜNG
Chi trả dịch vụ môi trường đó là sự giao kèo, ký kết tự nguyện và cùng có lợi
giữa những người được hưởng lợi từ HST và những nhà cung cấp DVHST. Bên cung
cấp DVHST nắm quyền sở hữu hàng hóa, DVHST mang lại những lợi ích cho bên
có nhu cầu. Bên được hưởng lợi từ DVHST sẽ sẵn sàng chi trả một mức giá thấp so
với phúc lợi của họ do HST mang lại. Bên cung cấp DVHST sẵn sàng chấp nhận một
mức chi trả cao hơn chi phí của việc cung cấp các DVHST. Chương trình PES là một
ví dụ điển hình của định lý Coase. Theo định lý Coase, ngoại ứng môi trường có thể
được giải quyết thông qua thương lượng riêng giữa những người sẵn sàng chi trả để
giảm những mối nguy hại về môi trường và những người sẵn sàng chấp nhận các
khoản bồi thường cho việc giảm hoạt động mà tạo ra các gánh nặng môi trường.
PES góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị của DVHST đó,
cải thiện sinh kế bền vững cho những người cung cấp dịch vụ và nâng cao chất lượng
cuộc sống cho toàn xã hội. Ngoài ra, cơ chế PES còn góp phần hình thành thị trường
giá cả cho các DVHST thông qua việc lượng giá các giá trị của HST, quan hệ mua
bán trao đổi giữa người hưởng lợi từ HST đó (người mua) và người cung cấp DVHST
(người bán), từ đó hình thành thị trường chi trả DVHST và tạo ra nguồn tài chính bền
vững để duy trì và bảo tồn các chức năng DVHST.
Dựa vào tiềm năng chi trả của các dịch vụ, người ta chia PES thành 4 loại, bao
gồm: - Bảo vệ rừng đầu nguồn (watershed protection): cung cấp dịch vụ chất lượng
nước, điều tiết nước, bảo vệ nơi cư trú dưới nước và kiểm soát ô nhiễm đất, …; - Bảo
tồn đa dạng sinh học (biodiversity): phòng trừ dịch bệnh, giá trị HST, …; - Hấp thụ
cácbon(carbon sequenstration): biến đổi khí hậu (rừng hấp thụ Cacbon làm giảm khí
nhà kính), …; - Vẻ đẹp cảnh quan/Du lịch sinh thái (landscape beauty): giá trị thẩm
mỹ và giá trị văn hoá,
Bảng 1.5: Các loại cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường
Cơ chế
Đặc điểm
Chi trả cho bảo vệ
rừng đầu nguồn
Các khu rừng đầu nguồn cung cấp rất nhiều dịch vụ cho xã
hội bao gồm kiểm soát xói mòn đất, duy trì chất lượng nước
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CAO HOÀNG THANH MAI 16 KHOA MÔI TRƯỜNG
(watershed
protection)
và điều chỉnh dòng chảy của nước. Những giá trị này có thể
thu được thông qua nhiều cơ chế khác nhau như thanh toán
trực tiếp hay các loại phí sử dụng nước.
Chi trả cho cảnh
quan môi trường
(landscape beauty)
Du khách tới thăm những cảnh quan thiên nhiên đẹp/những
khu bảo tồn, VQG lưu trữ các giá trị cảnh quan và đa dạng
sinh học. Những giá trị này có thể thu được thông qua phí
vào cửa hoặc trả tiền cho quyền tiếp cận.
Chi trả cho bảo tồn
đa dạng sinh học
(biodiversity)
Người dân sẵn lòng chi trả cho việc duy trì và bảo tồn đa
dạng sinh học của thiên nhiên.
Chi trả cho hấp thụ
Cacbon (carbon
sequenstration)
Tài nguyên rừng có chức năng sinh thái quan trọng là hấp
thụ Cacbon. Nghị định thư Kyoto hạn chế lượng phát thải
Cacbon tạo ra thị trường mua bán giấy phép phát thải khí
nhà kính thông qua Cơ chế Phát triển sạch (CDM).
Nguồn: Nguyễn Công Thành (2008)
(*) Bản chất của PES: tạo cơ chế khuyến khích và mang lại lợi ích cho những người
hiện đang sử dụng các HST có nghĩa môi trường để đổi lấy việc họ sử dụng các HST
này theo cách bảo vệ hoặc tăng cường các DVMT để phục vụ lợi ích của phần đông
dân số. Với cách làm này thì từng người dân của cộng đồng có thể được hưởng lợi
trực tiếp từ dịch vụ họ mang lại. Nói cách khác, những người cung cấp DVMT nên
được chi trả hoặc bồi hoàn cho những gì họ làm để duy trì chức năng của HST, và
những người sử dụng DVMT nên chi trả cho những dịch vụ này.
1.1.3 Một số mô hình khai thác hiệu quả lợi ích DVHST trên thế giới
PES được sử dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát
triển như Mexico, Canada, các nước Châu Mỹ La tinh, Costa Rica PES cũng đã
được phát triển và thực hiện thí điểm tại một số nước ở châu Á như Indonesia,
Philippines, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal và Việt Nam. Đặc biệt là tại Indonesia và
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CAO HOÀNG THANH MAI 17 KHOA MÔI TRƯỜNG
Philippines có rất nhiều các sáng kiến về PES liên quan đến dịch vụ sinh thái của
rừng đầu nguồn.
Một trong những chương trình PES tiên tiến nhất cho đến nay đã được phát triển
trên đảo Lombok, Indonesia, được thực hiện bởi tổ chức Quỹ Động vật hoang dã quốc
tế (World Wild Fund – WWF) nhằm bảo tồn các khu rừng của MiRinjani. Các khu
rừng có vai trò rất quan trọng, đã tạo ra 50.000.000 USD mỗi năm cho sản phẩm
ngành nông nghiệp của khu vực, và cung cấp nước sinh hoạt trị giá 14 triệu USD.
Đồng thời các hoạt động du lịch sinh thái tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân địa
phương. Một nghiên cứu của WWF cho thấy gần như tất cả 43 nghìn hộ gia đình ở
khu vực này sẽ đồng ý chi trả khoảng 0,60 USD/tháng cho các hoạt động liên quan
đến môi trường. Mục đích của chương trình PES là sử dụng số tiền thu được để chi
trả cho việc bảo tồn các khu rừng đầu nguồn của sông Segara và cải thiện điều kiện
xã hội của cộng đồng xung quanh. Đề án PES mang lại niềm hy vọng lớn nhằm duy
trì việc bảo vệ và quản lý nhiều rừng vì lợi ích của cộng đồng địa phương và bảo vệ
môi trường tự nhiên thông qua việc huy động các nguồn tài chính bền vững cho bảo
tồn.
Kết quả thực hiện chi trả dịch vụ môi trường ở một số nước bao gồm: Costa Rica,
Mexico, Brazil [25]
Tại Costa Rica
Costa Rica thực hiện đề án PES chính thức bắt đầu từ năm 1996 với việc sửa
đổi Luật Lâm nghiệp và đưa ra các kinh nghiệm đối với các hình thức trợ cấp trực
tiếp cho ngành lâm nghiệp. Đề án tập trung vào các DVMT mang tính toàn cầu
bao gồm bảo tồn đa dạng sinh học và hấp thụ cacbon. Tuy nhiên, đề án này chủ
yếu được tài trợ bởi nguồn thu từ thuế trong nước đối với việc sử dụng nhiên liệu
hóa thạch. Ban đầu có bốn hình thức PES đã được nhận trợ cấp là bảo vệ rừng,
quản lý rừng, tái trồng rừng và trồng cây. Từ năm 1997 đến năm 2002, chương
trình được áp dụng trên hơn 300.000 ha rừng và tổng số tiền thu được vượt quá
80 triệu USD, trong đó 70% số tiền thu được sẽ dùng vào việc bảo vệ rừng.
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CAO HOÀNG THANH MAI 18 KHOA MÔI TRƯỜNG
Tại Mexico
Tại Mexico, người dân bản địa đa phần sống phụ thuộc vào nguồn tài nguyên
thiên nhiên, 80% diện tích đất rừng thuộc sở hữu của cộng đồng địa phương. Vì
vậy, việc quản lý tài nguyên ở Mexico áp dụng phương thức dựa trên cộng đồng
bao gồm bảo vệ đa dạng sinh học, lưu trữ cacbon, du lịch sinh thái, môi trường
và sản xuất thân thiện. Trong các bang miền nam của Chiapas, ví dụ, hơn 300
nông dân tham gia dự án Scolelte với hình thức thanh toán trực tiếp cho người
dân khi họ bảo vệ rừng giúp tăng thu nhập cho họ. Người dân cũng được nhận
nhiều ưu đãi đối với các hoạt động liên quan đến khả năng thâm nhập thị trường
gỗ và tích hợp hấp thụ Cacbon vào sản xuất cà phê hữu cơ hoặc các sáng kiến
sinh thái nông nghiệp khác.
Tại Brazil
So với Mexico, cộng đồng bản xứ tại Brazil sống phụ thuộc rất lớn vào thiên
nhiên, vì vậy hoạt động sinh kế của người dân nơi đây đã gây áp lực lớn đến tài
nguyên thiên nhiên. Những kinh nghiệm của Brazil liên quan đến việc mở rộng
và bảo vệ quyền lợi của cộng đồng dựa vào việc quản lý và sử dụng hiệu quả tài
nguyên thiên nhiên.
Các khái niệm truyền thống về bảo vệ mà không có người tham gia đang dần
nhường chỗ cho quan điểm rộng hơn. Ví dụ, trong vườn quốc gia JAU - một di
sản thế giới và công viên quốc gia lớn thứ hai của Brazil - mặc dù có điều luật
chính thức cấm các khu định cư trong công viên quốc gia. Tuy nhiên, cơ sở pháp
lý này nhằm di dời cộng đồng bản địa vốn đã có từ lâu đời trong công viên này
đã không được triển khai trên thực tế do đó ảnh hưởng đến công tác bảo tồn công
viên và cuộc sống của cộng đồng. Để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của cộng
đồng và hỗ trợ sinh kế cho người dân sống trong các khu bảo tồn (như các hoạt
động thu hoạch cao su và các sản phẩm gỗ khác) thì phải kết hợp các giải pháp
về pháp luật và kinh tế. Theo quy định của nhà nước Acre, ví dụ, theo Luật Chico
Mendes, các hiệp hội cao su sẽ chi trả cho người dân một khoản tiền khoảng 0,20
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CAO HOÀNG THANH MAI 19 KHOA MÔI TRƯỜNG
USD/ kg cao su thu hoạch nhằm công nhận vai trò quản lý rừng của người dân và
duy trì DVMT.
1.2 Sơ lược tình hình nghiên cứu dịch vụ hệ sinh thái tại Việt Nam
1.2.1 Tình hình nghiên cứu DVHST tại Việt Nam
Trong những thập kỷ vừa qua tại Việt Nam, Chính phủ và cộng đồng quốc tế đã
quan tâm và đầu tư mạnh mẽ vào chương trình bảo vệ vùng đầu nguồn, trong đó điển
hình là Chương trình 661 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 29 tháng 7 năm
1998. Mục tiêu của chương trình này là làm tăng diện tích rừng của quốc gia thêm 5
triệu ha; với kinh phí đến hết năm 2010 là khoảng 31.858 tỷ đồng, tương đương với
1,5 tỷ USD. Một số văn bản pháp luật đã được xây dựng đề cập trực tiếp đến PES,
bao gồm: Luật Đa dạng sinh học trong đó quy định “Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch
vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học có trách nhiệm trả tiền cho tổ chức, cá
nhân cung cấp dịch vụ”.Quyết định số 380/2008/QĐ-TTg ngày 10 tháng 4 năm 2008
của Thủ tướng Chính phủ về chính sách thí điểm PES về chi trả dịch vụ môi trường
rừng, theo đó, PES đã được triển khai thí điểm tại 2 tỉnh Lâm Đồng và Sơn La với
các loại dịch vụ: điều tiết nguồn nước; hạn chế xói mòn, bồi lấp; và cảnh quan du
lịch. Với kết quả thu được từ các thí điểm trên là căn cứ để Chính phủ ban hành Nghị
định số 99/2010-NĐ-CP ngày 24/9/2010 về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường
rừng (Lê Văn Hưng, 2011).
Ngoài sự quan tâm của Chính phủ, có sự đóng góp quan trọng từ các tổ chức:
Winrock International; Cơ quan Hợp tác Quốc tế của Đức (GIZ); Tổ chức Nông Lâm
Thế giới (ICRAF); Tổ chức Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR); Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên
Quốc tế (WWF); Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN); Ngân hàng Phát
triển châu Á. Các chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng đã được nghiên cứu
ứng dụng tại Việt Nam Chương trình 327 và Chương trình 661. Chương trình bảo tồn
đa dạng sinh học khu vực châu Á (ARBCP), đánh giá tiềm năng và xây dựng mô hình
thí điểm PES ở tỉnh Lâm Đồng, Sơn La. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
phối hợp với Tổ chức Winrock International tổ chức thực hiện từ năm 2006- 2009.
Kết quả của chương trình chính sách thí điểm này là căn cứ để Chính phủ ban hành