Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản huyện thái thụy, tỉnh thái bình và đề xuất các giải pháp ứng phó để phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.55 MB, 96 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
****************







NGUYỄN MINH THẢO






NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN HUYỆN THÁI THỤY,
TỈNH THÁI BÌNH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
ỨNG PHÓ ĐỂ PHÁT TRIỂN








LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC













Hà Nội - 2013

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
****************



NGUYỄN MINH THẢO

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ ĐỂ PHÁT TRIỂN

Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Mã số: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. Trần Văn Thụy


Hà Nội - 2013

i

LỜI CẢM ƠN

Luận văn tốt nghiệp trong chương trình đào tạo Thạc sỹ Khoa học môi trường
của học viên được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện và tích lũy
kiến thức tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, cùng với
sự hướng dẫn, dạy bảo tận tình của các thầy cô giáo khoa Môi trường và sự tham
khảo ý kiến của các bạn đồng học.
Đầu tiên, học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Trần
Văn Thụy, người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn khoa học để học viên có thể hoàn
thành luận văn này.
Qua đây, học viên cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo thuộc Khoa
Môi trường – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, những người đã cung cấp những
kiến thức bổ ích trong suốt quá trình đào tạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học
viên hoàn thành khóa đào tạo.
Trong đợt khảo sát thực địa tháng 6 năm 2012, học viên đã nhận được sự giúp
đỡ nhiệt tình của các cán bộ Phòng Thống kê, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Nhân dịp này, học viên xin bày tỏ lòng biết ơn
đối với sự giúp đỡ quý báu đó.
Cuối cùng, học viên cũng cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp những
người đã ủng hộ học viên suốt quá trình học và hoàn thành luận văn.
Học viên xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2013
Học viên



Nguyễn Minh Thảo


ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH 3
1.1.1. Những khái quát chung về BĐKH 3
1.1.1.1. Khái niệm về BĐKH (BĐKH) 3
1.1.1.2. Nguyên nhân của BĐKH 3
1.1.1.3. Ảnh hưởng của BĐKH 4
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH và nước biển dâng trên thế
giới và ở Việt Nam 5
1.1.2.1. Tình hình nghiên trên thế giới 5
1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 11
1.1.3. Vai trò của nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến môi trường 15
1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến việc NTTS ở nước ta 16
1.2.1. Tình hình NTTS ở nước ta 16
1.2.2. Các tác động của BĐKH với khai thác hải sản tại Việt Nam 18
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. Phạm vi nghiên cứu 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu 23
2.2.1. Phương pháp hồi cứu, tổng hợp tài liệu 23
2.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa 23

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26
3.1.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình 26
3.1.2. Đánh giá đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình 33
3.1.3. Đánh giá đặc điểm xã hội, dân cư huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình 35
3.1.4 Hiện trạng ngành thủy sản huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình 36
3.2. Tác động của BĐKH đến huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình 39
3.2.1. Một số biểu hiện của BĐKH đến huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình 39
3.2.2. Kịch bản BĐKH 47
3.2.3. Tác động của BĐKH đến huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình 50
3.3. Đánh giá khả năng ứng phó trước những ảnh hưởng của BĐKH 54

iii

3.3.1. Đánh giá khả năng ứng phó dựa vào đặc điểm tự nhiên 54
3.3.1.1. Hệ sinh thái RNM 54
3.3.1.2. Địa hình, thành tạo địa chất 55
3.3.2. Đánh giá khả năng ứng phó dựa vào đặc điểm xã hội 57
3.3.2.1. Con người 57
3.3.2.2. Cơ sở hạ tầng 58
3.3.3. Đánh giá tính dễ tổn thương do BĐKH ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
59
3.4. Định hướng phát triển cho việc NTTS huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình 60
3.5. Đề xuất một số giải pháp hỗ trợ cho việc NTTS bền vững thích ứng BĐKH
65
3.5.1. Điều chỉnh và quy hoạch sử dụng đất phù hợp với từng đối tượng nuôi
trồng 65
3.5.2. Chuyển đổi mô hình NTTS 65
3.5.3. Các giải pháp về kỹ thuật 66
3.5.4. Các giải pháp chính sách 67
KẾT LUẬN 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71





iv
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Chuẩn sai nhiệt độ bề mặt trung bình thời kì 1880 – 2000 8
Hình 1.2. Diễn biến nhiệt độ ở quy mô toàn cầu và khu vực 8
Hình 1.3. Chuẩn sai lượng mưa năm trên lục địa toàn cầu 1900 – 2000 9
Hình 1.4. Xu thế biến động mực nước biển trung bình toàn cầu từ số liệu vệ tinh 9
Hình 1.5. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (
0
C) trong 50 năm qua 12
Hình 1.6. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) trong 50 năm qua 12
Hình 1.7. Bản đồ tần suất XTNĐ hoạt động (a); hình thành ở biển Đông (b) và ảnh
hưởng đến đất liền Việt Nam (c) 14
Hình 1.8. Diễn biến mực nước biển theo số liệu các trạm thực đo 14
Hình 1.9. Cơ cấu GDP 9 tháng đầu năm 2010 17
Hình 1.10. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam (tỷ USD) 17
Hình 1.11. Sản lượng thủy sản của cả nước và giá trị xuất khẩu của Việt Nam từ năm
1998 đến 10 tháng đầu năm 2010 17
Hình 1.12. Số lượng tàu cá giai đoạn 1990 - 2002 18
Hình 1.13. Nhiệt độ trung bình tháng của một số tỉnh trong cả nước 19
Hình 1.14. Lượng mưa trung bình tháng của một số tỉnh trong cả nước 21
Hình 3.1 Vị trí vùng nghiên cứu 26
Hình 3.2. Bản đồ hiện trạng NTTS huyện Thái Thụy năm 2013 37
Hình 3.3. Xu thế nhiệt độ trung bình năm tại Thái Thụy, Thái Bình qua các năm 40
Hình 3.4. Xu thế nhiệt độ trung bình tháng tại Thái Thụy, Thái Bình qua các năm 41

Hình 3.5. Xu thế lượng mưa trung bình năm tại Thái Thụy, Thái Bình qua các năm 42
Hình 3.6. Xu thế lượng mưa trung bình tháng tại Thái Thụy, Thái Bình qua các năm 43
Hình 3.7. Đường đi của bão số 8 (Sơn Tinh) năm 2011 45
Hình 3.8. Đường đi của bão số 2 năm 2013 45
Hình 3.9. Diễn biến xâm nhập mặn bình quân tại cửa sông Thái Bình, Trà Lý (‰) ứng
với 3 thời kỳ triều 46
Hình 3.10. Hệ thống RNM huyện Thái Thụy 55
Hình 3.11. Nhận thức của người dân về BĐKH 57
Hình 3.12. Sự quan tâm của người dân về những biểu hiện và tác động của BĐKH 57
Hình 3.13. Mức độ tin tưởng của người dân về cơ sở hạ tầng 58
Hình 3.14. Hệ thống đê ở huyện Thái Thụy 58

v

Hình 3.15. Bản đồ phân vùng mức độ ảnh hưởng đến NTTS huyện Thái Thụy (ở thời
điểm hiện tại) 62
Hình 3.16. Bản đồ phân vùng mức độ ảnh hưởng đến NTTS huyện Thái Thụy (theo
kịch bản nước biển dâng 80cm) 63
Hình 3.17. Bản đồ định hướng NTTS huyện Thái Thụy (theo kịch bản nước biển dâng
80cm) 64

vi
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua ở các vùng
khí hậu của Việt Nam 13
Bảng 3.1. So sánh một số chỉ tiêu kinh tể của huyện Thái Thụy với tỉnh Thái Bình năm
2005 33
Bảng 3.2. Diện tích, dân số và mật độ dân số huyện Thái Thụy năm 2010 36
Bảng 3.3. Dân số phân theo giới tính và thành thị - nông thôn huyện Thái Thụy năm

2010 36
Bảng 3.4. Diện tích, sản lượng NTTS huyện Thái Thụy 38
Bảng 3.5. Độ mặn lớn nhất bình quân mặt cắt (‰) dọc sông với 3 thời kỳ triều 46
Bảng 3.6. Biến động thời kỳ nóng do BĐKH theo các kịch bản 48
Bảng 3.7. Biến đổi lượng mưa theo các kịch bản BĐKH (mm) 48
Bảng 3.8. Diện tích đất đai bị ngập do nước biển dâng của huyện Thái Thụy 49


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BĐKH: BĐKH
UBND: Uỷ ban nhân dân
HST: Hệ sinh thái
XTNT: Xoáy thuận nhiệt đới
KT-XH: Kinh tế và xã hội
IPCC: Ban Liên Chính phủ về BĐKH
NTTS: NTTS
RNM: Rừng ngập mặn


1

MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của nghiên cứu
Thái Bình là một trong 28 tỉnh thành của cả nước trực tiếp có biển, với những
điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên khá phong phú, đa dạng. Thái Bình được
đánh giá là một vùng lãnh thổ rất giàu tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là
tài nguyên biển. Bên cạnh đó khu vực này rất nhạy cảm về mặt sinh thái và môi

trường; chịu ảnh hưởng trực tiếp, hàng năm của nhiều dạng thiên tai như bão, lụt.
Huyện Thái Thụy – một huyện ven biển tỉnh Thái Bình có chế độ khí hậu và các yếu tố
tự nhiên khác thường mang tính đan xen giữa biển và lục địa, độ phì nhiêu của đất đai
thường thấp, trên phần lớn diện tích chế độ thủy văn (nước mặt) thường bị mặn hoá
theo mùa. Khả năng phát triển trồng cây lương thực và các hoa màu khác thường kém
và cho năng suất rất thấp, một số diện tích được sử dụng làm muối chưa đem lại hiệu
quả kinh tế cao. Chính vì vậy, với lợi thế vị trí ven biển của mình, huyện đã và đang
tiến hành nhiều hình thức chuyển đổi (cấy lúa ruộng trũng, làm muối, ) sang nuôi
trồng thuỷ sản (nước mặn, nước lợ, nước ngọt) với hiệu quả cao hơn, đóng góp vai trò
quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, vùng ven biển Việt Nam nói chung và huyện Thái Thụy nói riêng là
một trong những nơi chịu tác động mạnh mẽ của BĐKH (BĐKH). Theo kết quả
nghiên cứu “Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam” do Bộ Tài nguyên và
Môi trường công bố năm 2011 cho thấy: trong khoảng 50 năm qua nhiệt độ năm trung
bình cả nước tăng 0,5
o
C và lượng mưa có xu hướng giảm ở phía bắc và tăng ở phía
nam. Từ năm 1993 đến 2010 xu hướng mực nước biển tăng trên toàn dải ven biển Việt
Nam trung bình 2,9mm/năm. Nếu mực nước biển dâng 0,5m, trên 4% diện tích đồng
bằng sông Hồng có nguy cơ bị ngập lụt và khoảng 3,4% số dân của khu vực này có
nguy cơ bị ảnh hưởng trực tiếp. Do đó, huyện ven biển Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
được nhận định là vùng dễ bị tổn thương do BĐKH và dâng cao mực nước biển.
Hơn nữa, các công trình nghiên cứu về tác động của BĐKH tới hệ thống tài
nguyên - môi trường cũng như các đối tượng bị tổn thương, đặc biệt là ngành NTTS
(NTTS) và khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên, xã hội ở huyện Thái Thụy, tỉnh
Thái Bình chưa toàn diện và chi tiết. Do đó, đề tài luận văn “Nghiên cứu ảnh hưởng
của BĐKH đến NTTS huyện Thái Thụy - tỉnh Thái Bình và đề xuất các giải pháp
ứng phó để phát triển” được lựa chọn nghiên cứu.

2


Mục tiêu
- Dự báo các ảnh hưởng của BĐKH đến NTTS huyện Thái Thụy - tỉnh Thái
Bình.
- Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững cho việc NTTS trước những ảnh
hưởng của BĐKH.
Nhiệm vụ
- Nghiên cứu các yếu tố gây tổn thương tại huyện Thái Thụy (các tai biến liên
quan đến BĐKH: nước biển dâng, lũ lụt, xâm nhập mặn, hạn hán, bão và các yếu tố
cường hóa tai biến) lên đối tượng NTTS và khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên -
xã hội trước các yếu tố gây tác động do BĐKH.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của BĐKH đến tài nguyên, môi trường và khả
năng ứng phó của hệ thống tự nhiên xã hội trước các tác động của BĐKH.
- Thành lập bản đồ: Bản đồ hiện trạng NTTS huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
năm 2013; Bản đồ mức độ ảnh hưởng của nước biển đến đối tượng NTTS (ở mực
nước biển hiện tại và nước biển dâng 80cm); Bản đồ định hướng NTTS (khi nước biển
dâng 80cm).
- Đề xuất một số giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên nhằm thích ứng với
BĐKH.
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Các xã ven biển huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
- Đối tượng chính: hoạt động NTTS của các xã ven biển tỉnh Thái Bình trước
những ảnh hưởng của BĐKH.


3

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH)
1.1.1. Những khái quát chung về BĐKH

1.1.1.1. Khái niệm về BĐKH
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về BĐKH
Theo báo cáo lần thứ 4 của tổ chức Liên chính phủ về BĐKH – IPCC đã định
nghĩa như sau: “BĐKH là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu, được nhận
biết qua sự biến đổi về trung bình và/hoặc sự biến động của các thuộc tính của nó; duy
trì trong một thời kỳ dài, điển hình là hàng ngàn thập kỷ hoặc dài hơn”
"BĐKH trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển,
sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và
nhân tạo".
Theo công ước chung của LHQ BĐKH: “BĐKH là những biến đổi trong môi
trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần,
khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc
đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con
người”.
1.1.1.2. Nguyên nhân của BĐKH
Nguyên nhân tự nhiên:
- Do sự tương tác và vận động giữa Trái đất và vũ trụ.
- Những yếu tố không phải là khí hậu nhưng ảnh hưởng đến khí hậu: tác động
của CO
2
, bức xạ mặt trời, động đất và núi lửa…
Nguyên nhân nhân tạo:
- Do con người sử dụng những nhiêu liệu hóa thạch, sử dụng các loại hóa chất
trong trồng trọt, chăn nuôi, sinh hoạt…
- Con người khai thác tài nguyên và đang dần làm chúng cạn kiệt như: tài
nguyên nước, rừng, khoáng sản…

4

- Nguyên nhân chính làm biển đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các hoạt

động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ
khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Nhằm
hạn chế sự BĐKH phải hạn chế và ổn định 6 loại khí nhà kính bao gồm:
+ CO
2
(Carbon dioxide): phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu
khí…) và là nguồn khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO
2
cũng sinh ra từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép.
+ CH
4
(Methane): sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật
nhai lại, hệ thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than.
+ N
2
O (Nitrous oxide): phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp.
+ HFCs (Hydrofluorocarbons): được sử dụng thay cho các chất phá hủy ozôn
(ODS) và HFC-23 là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22.
+ PFCs (Perfluorocarbons): sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm.
+ SF
6
(Sulphur hexafluoride): sử dụng trong vật liệu cách nhiệt và trong quá
trình sản xuất Magiê.
1.1.1.3. Ảnh hưởng của BĐKH
BĐKH tác động lên tất cả các thành phần môi trường bao gồm cả các lĩnh vực
của môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và sức khoẻ con người trên phạm vi toàn
cầu. Tuy nhiên, mức độ tác động của BĐKH có khác nhau: nghiêm trọng ở các vùng
có vĩ độ cao và ít hơn tại các vùng khác, sẽ lớn hơn ở các nước nhiệt đới, nhất là các
nước đang phát triển công nghiệp nhanh ở châu Á. Trong đó, những người nghèo,
những người ít góp phần gây ra BĐKH nhất thì lại phải chịu những thiệt hại sớm nhất

và nghiêm trọng nhất về phát triển con người do BĐKH gây ra (Hardy, 2003; Crutzen,
2005; Nguyễn Đức Ngữ, 2008). Theo dự đoán, nhiều thành phố của các quốc gia ven
biển đang đứng trước nguy cơ bị nước biển nhấn chìm do mực nước biển dâng - hậu
quả trực tiếp của sự tan băng ở Bắc và Nam Cực. Trong số 33 thành phố có quy mô
dân số 8 triệu người vào năm 2015, ít nhất 21 thành phố có nguy cơ cao bị nước biển
nhấn chìm toàn bộ hoặc một phần và khoảng 332 triệu người sống ở vùng ven biển và
đất trũng sẽ bị mất nhà cửa và ngập lụt.

5

Nước biển dâng sẽ gây ra nguy cơ thu hẹp về lãnh thổ theo thứ tự là Trung
Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Việt Nam, Indonesia, Nhật Bản, Ai Cập, Hoa Kỳ, Thái Lan
và Philippine. Nước biển dâng lên còn kèm theo hiện tượng xâm nhập mặn vào sâu
hơn trong nội địa và sự nhiễm mặn của nước ngầm, tác động xấu tới sản xuất nông
nghiệp và tài nguyên nước ngọt.
Tài nguyên nước và sản xuất nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo
dự đoán, đến năm 2080, sẽ có thêm khoảng 1,8 tỷ người phải đối mặt với sự khan hiếm
nước, khoảng 600 triệu người sẽ phải đối mặt với nạn suy dinh dưỡng do nguy cơ năng
suất trong sản xuất nông nghiệp giảm (Fischer at al., 2002; Hội Bảo vệ Thiên nhiên và
Môi trường Việt Nam, 2009, WB, 2010). Bên cạnh đó còn có khuynh hướng làm giảm
chất lượng nước, sản lượng sinh học và số lượng các loài động, thực vật trong các hệ
sinh thái nước ngọt, làm gia tăng bệnh tật, nhất là các bệnh mùa hè (IPCC 1998). Trong
thời gian 20-25 năm trở lại đây, có thêm khoảng 30 bệnh mới xuất hiện. Tỷ lệ bệnh
nhân, tỷ lệ tử vong của nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng, trong đó sẽ có thêm khoảng
400 triệu người phải đối mặt với nguy cơ bị bệnh sốt rét (Al Gore, 2006; UNDP, 2006,
2007; Trương Quang Học và Trần Hồng Thái, 2008). Số lượng và tổn thất do thiên tai
gây ra tăng liên tục trong những thập kỷ vừa qua. Riêng cơn bão Mitch (1999) đã làm
chết 11.000 người ở Trung Mỹ; cơn bão Katrina (2005) đã làm chết hơn 1.800 người ở
hai bang ven biển phía Nam của Hoa Kỳ và gây tổn thất lên tới 300 tỷ USD.
Theo Nicolas Stern (2007) – nguyên chuyên gia kinh tế hàng đầu của Ngân hàng

Thế giới, thì trong vòng 10 năm tới, chi phí thiệt hại do BĐKH gây ra cho toàn thế giới
ước tính khoảng 7.000 tỷ USD; nếu chúng ta không làm gì để ứng phó thì thiệt hại mỗi
năm sẽ chiếm khoảng 5-20% GDP, còn nếu chúng ta có những ứng phó tích cực để ổn
định khí nhà kính ở mức 550 ppm tới năm 2030 thì chi phí chỉ còn khoảng 1% GDP.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH và nước biển dâng trên thế
giới và ở Việt Nam
1.1.2.1. Tình hình nghiên trên thế giới
Vào cuối thế kỷ XIX, các nhà khoa học đã bắt đầu nhận thấy mầm mống của
BĐKH, tuy nhiên tại thời điểm đó người ta chưa nhận thức được hậu quả của nó ngày
nay.

6

Năm 1896, nhà hóa học người Thụy Điển, Svante Arrherius đưa ra kết luận rằng
việc đốt than trong công nghiệp sẽ đẩy mạnh hiệu ứng nhà kính. Kết luận của ông về
mức độ ảnh hưởng của khí nhà kính nhân tạo gần như trùng khớp với mô hình khí hậu
ngày nay, nghĩa là nếu lượng khí nhà kính tăng gấp đôi thì nhiệt độ trung bình của toàn
cầu sẽ tăng vài độ C.
Năm 1938, sử dụng số liệu của 147 trạm khí tượng trên thế giới, kỹ sư người
Anh, Guy Callendar chỉ ra nhiệt độ đã tăng lên trong suốt thế kỷ qua. Ông cũng chỉ ra
rằng nồng độ CO
2
cũng tăng lên trong khoảng thời gian đó và đây có thể chính là
nguyên nhân của sự ấm lên. Nhưng “hiệu ứng Callendar” đã bị đông đảo các nhà khí
tượng học thời đó không công nhận.
Từ năm 1955 đến trước 1975, các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu tỉ mỉ hơn về
CO
2
, mức độ tập trung CO
2

và các bằng chứng về mức độ hấp thụ tia hồng ngoại của
CO
2
và một số khí nhà kính khác.
Đến năm 1975, khái niệm “nóng lên toàn cầu” lần đầu tiên được công chúng
biết tới khi nhà khoa học Mỹ, Wallace Broecker sử dụng thuật ngữ này làm tiêu đề cho
một bài báo khoa học của mình. Năm 1987, Nghị định thư Montreal được thỏa thuận,
quy định giới hạn của các hóa chất gây hại đến tầng ozone. Mặc dù không đề cập tới
vấn đề BĐKH, song nghị định thư Montreal vẫn có tầm ảnh hưởng lớn hơn nghị định
thư Kyoto về cắt giảm khí nhà kính.
Đại hội đồng Liên hợp Quốc lần đầu tiên đặt sự quan tâm vào vấn đề BĐKH do
con người gây ra vào năm 1988 khi có các bằng chứng khoa học về một mùa hè nóng
bất thường ở Hoa Kỳ cũng như nhận thấy sự gia tăng nhận thức của con người về các
vấn đề môi trường toàn cầu và kỳ vọng về sự tham gia của cộng đồng quốc tế trong
việc giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu, đặc biệt là sau các vòng đàm phán
thành công về Nghị định thư Montreal (năm 1987) về các chất làm suy giảm tầng
ôzôn. Cũng trong năm 1988, WMO và UNEP cùng thành lập Ủy ban liên chính phủ về
BĐKH gọi tắt là IPCC với nhiệm vụ đánh giá các thông tin khoa học về BĐKH, bao
gồm các tác động tiềm tàng của BĐKH đối với con người, cũng như các biện pháp
giảm thiểu và thích ứng với BĐKH.
Năm 1990, IPCC đã công bố báo cáo đánh giá đầu tiên về thực trạng BĐKH toàn
cầu. Cũng trong năm 1990, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chính thức phát động các cuộc

7

đàm phán về Công ước khung về BĐKH. Việc quyết định phải giải quyết vấn đề BĐKH
thông qua một hiệp ước toàn cầu dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc đã phản ánh quan
điểm cho rằng vấn đề BĐKH toàn cầu - do tất cả các quốc gia trên thế giới cùng gây ra
và cùng chịu ảnh hưởng - đòi hỏi phải có hành động trên qui mô toàn cầu.
Tại hội nghị thượng đỉnh thế giới về môi trường và phát triển tại Rio de Janeiro

năm 1992, chính phủ các nước đã ký kết Công ước khung của Liên hợp quốc về
BĐKH (UNFCCC). Mục đích quan trọng của công ước này là ổn định nồng độ khí nhà
kính trong khí quyển ở mức độ có thể ngăn chặn được sự can thiệp nguy hiểm của con
người đối với hệ thống khí hậu. Các nước phát triển đồng ý giảm lượng phát thải khí
nhà kính của nước họ xuống mức năm 1990. Năm 1995, báo cáo đánh giá thứ hai của
IPCC kết luận rằng sự cân bằng của các bằng chứng có thể thấy rõ các tác động không
nhỏ của loài người đến hệ thống khí hậu. Đây được xem là lời khẳng định đầu tiên về
trách nhiệm của con người đối với sự BĐKH. Cùng với đó, năm 1997 nghị định thư
Kyoto được thông qua, (sau đó đến năm 2005 nghị định này có hiệu lực) và các nước
phát triển cam kết giảm 5% lượng phát thải trong khoảng thời gian từ 2008 – 2012.
Năm 2001, IPCC công bố báo cáo lần thứ ba cho thấy các bằng chứng mới và mạnh
mẽ hơn về cấc khí nhà kính do con người thải ra là nguyên nhân chính dẫn đến hiện
tượng nóng lên diễn ra trong suốt nửa sau của thế kỷ 20.
Đến nay, IPCC đã xuất bản báo cáo lần thứ 4 vào năm 2007 đây là một trong
các tài liệu quan trọng nhất về BĐKH. Theo IPCC (2007), trong thời kì hiện đại,
nguyên nhân cơ bản của BĐKH (BĐKH) hiện đại là sự gia tăng quá mức lượng phát
thải khí nhà kính (KNK) dẫn đến sự gia tăng nồng độ KNK trong khí quyển, đặc biệt là
các KNK trường thọ: CO
2
, CH
4
, N
2
O. Những quan trắc trong khoảng 150 năm gần đây
cho thấy BĐKH diễn ra khá nhanh chóng đặc biệt trong thế kỉ 20 đến nay.
Sự nóng lên toàn cầu là điều chắc chắn và rất rõ ràng. Hàm lượng khí CO
2
, loại
khí nhà kính quan trọng nhất trong bầu khí quyển toàn cầu, dao động ở mức 200-300
ppm trong suốt 800.000 năm qua, nhưng đã tăng lên ở mức khoảng 387 ppm trong 150

năm qua, chủ yếu là do đốt nhiên liệu hóa thạch và một nguyên nhân nhỏ hơn là từ
hoạt động sản xuất nông nghiệp và thay đổi việc sử dụng đất. Với những biểu hiện của
sự tăng nhiệt độ không khí và đại dương, sự tan băng diện rộng và qua đó là mức tăng
mực nước biển trung bình toàn cầu.

8

Về nhiệt độ: Trong thế kỷ 20, trên khắp các châu lục và đại dương nhiệt độ có
xu thế tăng lên rõ rệt, độ lệch tiêu chuẩn của nhiệt độ trung bình toàn cầu là 0,24
0
C tốc
độ tăng của nhiệt độ cả thế kỷ là 0,75
0
C nhanh hơn bất kỳ thế kỷ nào trong lịch sử, kể
từ thế kỷ 11 đến nay. Tuy nhiên, trong 5 thập kỷ gần đây 1956 -2005, nhiệt độ tăng
0,640C±0,130C, gấp đôi thế kỷ 20. Rõ ràng là xu thế biến đổi nhiệt độ ngày càng
nhanh hơn trong những năm gần đây.

Hình 1.1. Chuẩn sai nhiệt độ bề mặt trung bình thời kì 1880 – 2000
Nguồn :
Các quan trắc cho thấy rằng nhiệt độ tăng trên toàn cầu và tăng nhiều hơn ở các
vĩ độ cực Bắc. Trong 100 năm qua (1906 – 2005), nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng
khoảng 0,74
O
C, tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần đây gần gấp đôi so với 50
năm trước đó [4].


Hình 1.2. Diễn biến nhiệt độ ở quy mô toàn cầu và khu vực
(Nguồn: IPPC AR4 WG-I Report, 2007)

Giai đoạn 1995–2006 có 11 năm (trừ 1996) được xếp vào danh sách 12 năm
nhiệt độ bề mặt trung bình trái đất hàng năm cao nhất trong lịch sử quan trắc nhiệt độ
kể từ 1850, trong đó nóng nhất là năm 1998 và năm 2005. Riêng 5 năm 2001–2005 có

9

nhiệt độ trung bình cao hơn 0,44
0
C so với chuẩn trung bình của thời kỳ 1961–1990.
Trong khi đó nhiệt độ của Bắc cực gấp đôi mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu, đây
chính là kết quả của cơ chế phản xạ [4].
Theo báo cáo gần đây của WMO, 2010 là năm nóng nhất trong lịch sử, với mức
độ tương tự như các năm 1998 và 2005. Ngoài ra, trong mười năm qua tính từ năm 2001,
nhiệt độ trung bình toàn cầu đã cao hơn nửa độ so với giai đoạn 1961-1990, mức cao nhất
từng được ghi nhận đối với bất kì một giai đoạn 10 năm nào kể từ khi bắt đầu quan trắc
khí hậu bằng thiết bị đo đạc (Michel Jarraud, 2011). Theo số liệu của NOAA (Hoa Kỳ),
tháng 6 năm 2010 được ghi nhận là tháng nóng nhất trên toàn thế giới kể từ những năm
1880, khi các quan trắc khí tượng được thực hiện một cách tương đối hệ thống.
Về lượng mưa: Trong thời kỳ 1901–2005, xu thế biến đổi của lượng mưa rất
khác nhau giữa các khu vực và giữa các tiểu khu vực trên từng khu vực và giữa các
thời đoạn khác nhau trên từng tiểu khu vực [4].

Hình 1.3. Chuẩn sai lượng mưa năm trên lục địa toàn cầu 1900 – 2000
Nguồn :

Hình 1.4. Xu thế biến động mực nước biển trung bình
toàn cầu từ số liệu vệ tinh
Theo IPCC 2007, ở Bắc Mỹ, mưa tăng lên ở nhiều nơi, nhất là ở Bắc
Canađanhưng lại giảm đi ở Tây Nam nước Mỹ, Đông Bắc Mexico vàbán đảo Bafa với
tốc độ giảm chừng 2% mỗi thập kỷ, gây ra hạnhán trong nhiều năm gần đây.Ở Nam


10
Mỹ, mưa lại tăng lên trên lưu vực Amazon và vùng bờ biển Đông Nam nhưng lại giảm
đi ở Chile và vùng bờ biển phía Tây. Ở Châu Phi, lượng mưa giảm ở Nam Phi, đặc biệt
là ở Sahentrong thời đoạn 1960 – 1980. Ở khu vực nhiệt đới, mưa giảm đi ở Nam Á và
Tây Phi với trị số xu thế là 7,5% cho cả thời kỳ 1901–2005. Trên phạm vi toàn cầu
lượng mưa tăng lên ở các đới phía Bắc vĩ độ 30
O
B thời kỳ 1901–2005 và giảm đi ở các
vĩ độ nhiệt đới, kể từ giữa những năm 1970. Ở khu vực nhiệt đới, mưa giảm đi ở Nam
Á và Tây Phi với trị số xu thế là 7,5% cho cả thời kỳ 1901–2005. Ở đới vĩ độ trung
bình và vĩ độ cao, lượng mưa tăng lên rõ rệt ở miền Trung, Bắc Mỹ, Đông Bắc Mỹ,
Bắc Âu, Bắc Á và Trung Á. Tần số mưa lớn tăng lên trên nhiều khu vực, kể cả những
nơi lượng mưa có xu thế giảm đi (IPCC, 2007). Trong thế kỷ 20 cùng với sự tăng lên
của nhiệt độ mặt đất có sự suy giảm khối lượng băng trên phạm vi toàn cầu. Từ năm
1978 đến nay, lượng băng trung bình hàng năm ở Bắc Băng Dương giảm khoảng 2,1–
3,3% mỗi thập kỷ [4].
Các nghiên cứu từ số liệu quan trắc trên toàn cầu cho thấy, mực nước biển trung
bình toàn cầu trong thời kỳ 1961 - 2003 đã dâng với tốc độ 1,8  0,5 mm/năm, trong
đó, đóng góp do giãn nở nhiệt khoảng 0,42  0,12 mm/năm và tan băng khoảng 0,70 
0,50 (IPCC, 2007). Nghiên cứu cập nhật năm 2009 cho rằng tốc độ mực nước biển
trung bình toàn cầu dâng khoảng 1,8 mm/năm (Chuch và White, 2009). Mực nước biển
thay đổi không đồng đều trên toàn bộ đại dương thế giới: một số vùng tốc độ dâng có
thể gấp một vài lần tốc độ dâng trung bình toàn cầu trong khi mực nước biển ở một số
vùng khác lại có thể hạ thấp. Xu thế tăng của mực nước trung bình xuất hiện hầu hết
tại các trạm quan trắc trên toàn cầu, mặc dù, vẫn xuất hiện một số khu vực có xu
hướng giảm như ở bờ biển phía Đông của Nam Mỹ và khu vực ven biển phía Nam
Alaska và Đông Bắc Canada, vùng biển Scandinavia. Theo một số báo cáo của các nhà
khoa học, trong thập kỷ vừa qua, mực nước biển dâng nhanh nhất ở vùng phía Tây
Thái Bình Dương và phía Đông Ấn Độ Dương.

Về hạn hán và dòng chảy: Dòng chảy của hầu hết sông trên thế giới đều có
những biến đổi sâu sắc từ thập kỷ này sang thập kỷ khác và giữa các năm trong từng
thập kỷ, chủ yếu là sự sa sút dòng chảy.
Kịch bản BĐKH trên thế giới : Từ sau năm 1990 đã có hàng trăm kịch bản về
giảm phát thải nhà kính bao quát toàn cầu trong suốt thế kỷ 21.

11
Trong số các công trình đã công bố đáng kể nhất là công trình về các kịch bản
phát thải khí nhà kính năm 2000 của IPCC trong đó đưa ra 40 kịch bản, phản ánh khá
đa dạng khả năng phát thải khí nhà kính trong thế kỷ 21. Các kịch bản phát thải này
được tổ hợp thành 4 kịch bản gốc là A1, A2, B1 và B2.
1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Từ cuối thế kỷ 20, BĐKH là mối quan tâm của nhiều nhà khoa học ở Việt Nam.
Các công trình nghiên cứu về BĐKH chủ yếu tập trung về các vấn đề sau: những biểu
hiện của BĐKH, những tác động của BĐKH đến xu hướng diễn biến thiên tai (bão, lũ
lụt, hạn hán, nước biển dâng ) trên nhiều vùng/khu vực [1, 2, 9, 11, 13, 16, 17, 18, 26,
28, 36, 39, 40, 43] và trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam [4, 12, 18, 32]. Bên cạnh đó, tác
động của BĐKH cũng được nghiên cứu trên nhiều đối tượng như: tài nguyên nước [14,
34], tài nguyên đất [33], đất ngập nước [8, 31], đa dạng sinh học [2, 15], thủy sản [5,
22, 24], nông nghiệp an ninh - lương thực [10, 29, 35, 37, 38, 41]
Một số công trình tiêu biểu có thể kể đến như sau:
- Kịch bản BĐKH được xây dựng năm 1994 trong Báo cáo về BĐKH ở châu Á
do Ngân hàng phát triển châu Á tài trợ;
- Kịch bản BĐKH trong Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho Công ước khung
của Liên Hợp Quốc về BĐKH, (Viện Khoa học Khí tượng thủy văn môi trường, 2003);
- Kịch bản BĐKH được xây dựng bằng phương pháp tổ hợp (phần mềm
MAGICC/SCEN GEN 4.1) và phương pháp chi tiết hóa (Downscaling) thống kê cho Việt
Nam và các khu vực nhỏ hơn (Viện Khoa học Khí tượng thủy văn môi trường, 2006);
- Kịch bản BĐKH được xây dựng cho dự thảo Thông báo lần hai của Việt Nam
cho Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH (Viện Khoa học Khí tượng thủy

văn môi trường, 2007);
- Kịch bản BĐKH xây dựng bằng phương pháp tổ hợp (phần mềm
MAGICC/SCEN GEN 5.3) và phương pháp chi tiết hóa thống kê (Viện Khoa học Khí
tượng thủy văn môi trường, 2008);
- Kịch bản BĐKH cho khu vực Việt Nam được xây dựng bằng phương pháp
động lực (Viện Viện Khoa học Khí tượng thủy văn môi trường, SEA START, Trung tâm
Hadley, 2008).

12


- Số liệu quan trắc mực nước biển tại các trạm của Việt Nam;
- Các nghiên cứu của Việt Nam về nước biển dâng: Thủy triều biển Đông và sự
dâng lên của mực nước ven bờ Việt Nam; Đánh giá sự huỷ hoại do mực nước biển
dâng; của Trung tâm Hải văn (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam - Bộ TN&MT).
Theo kịch bản BĐKH và nước biển dâng do Bộ TN và MT công bố năm 2011
cho thấy: Ở Việt Nam, xu thế biến đổi của nhiệt độ và lượng mưa là rất khác nhau trên
các vùng trong 50 năm qua. Nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,5
o
C trên phạm vi cả
nước và lượng mưa có xu hướng giảm ở nửa phần phía Bắc, tăng ở phía Nam lãnh thổ.
Về nhiệt độ: Theo kịch bản phát thải trung bình, đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ
trung bình tăng 2 - 3
o
C trên phần lớn diện tích cả nước, riêng khu vực Đông Bắc, Bắc
Trung Bộ và Tây Nguyên có nhiệt độ trung bình tăng nhanh hơn so với những nơi
khác. Nhiệt độ cao nhất tăng nhanh hơn so với nhiệt độ thấp nhất ở Tây Bắc Bộ, Đông
Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Nam Tây Nguyên, các khu vực khác có
xu thế ngược lại. Nhiệt độ cao nhất có thể cao hơn so với kỷ lục hiện nay từ 4 - 5
o

C. Số
ngày có nhiệt độ cao nhất trên 35
o
C tăng 10 - 20 ngày ở vùng thấp thuộc Bắc Bộ, Tây
Nguyên và hầu hết diện tích Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ [4].
Nhiệt độ trung bình năm tăng 0,5 – 0,6
o
C/50 năm ở Tây Bắc, Đông Bắc Bộ,
Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ còn mức tăng nhiệt độ
trung bình năm ở Nam Trung Bộ thấp hơn, chỉ vào khoảng 0,3
o
C/50 năm.








Hình 1.5. Mức tăng nhiệt độ trung bình
năm (
0
C) trong 50 năm qua
(Nguồn: IMHEN/2010)


Hình 1.6. Mức thay đổi lượng mưa năm
(%) trong 50 năm qua
(Nguồn: IMHEN/2010)



13
Về lượng mưa: Đến cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm tăng trên hầu khắp lãnh thổ.
Mức tăng phổ biến từ 5 - 10%, riêng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ tăng dưới 5%. Xu
thế chung là lượng mưa mùa khô giảm (có nơi đến 30%) và lượng mưa mùa mưa tăng
(có nơi từ 20 đến 30%). Lượng mưa ngày lớn nhất tăng thêm so với thời kỳ 1980 -
1999 ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và giảm ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ. Tuy
nhiên ở các khu vực khác nhau lại có thể xuất hiện ngày mưa dị thường với lượng mưa
gấp đôi so với kỷ lục hiện nay.
Lượng mưa mùa khô (tháng XI-IV) tăng lên chút ít hoặc không thay đổi đáng
kể ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng mạnh mẽ ở các vùng khí hậu phía Nam trong
50 năm qua. Lượng mưa mùa mưa (tháng V-X) giảm từ 5 đến hơn 10% trên đa phần
diện tích phía Bắc nước ta và tăng khoảng 5 đến 20% ở các vùng khí hậu phía Nam
trong 50 năm qua. Xu thế diễn biến của lượng mưa năm hoàn toàn tương tự như lượng
mưa mùa mưa, tăng ở các vùng khí hậu phía Nam và giảm ở các vùng khí hậu phía
Bắc. Khu vực Nam Trung Bộ có lượng mưa mùa khô, mùa mưa và lượng mưa năm
tăng mạnh nhất so với các vùng khác ở nước ta, nhiều nơi đến 20% trong 50 năm qua.
Lượng mưa ngày cực đại tăng lên ở hầu hết các vùng khí hậu, nhất là trong
những năm gần đây. Số ngày mưa lớn cũng có xu thế tăng lên tương ứng, nhiều biến
động mạnh xảy ra ở khu vực miền Trung. Tồn tại mối tương quan khá rõ giữa sự nóng
lên toàn cầu và nhiệt độ bề mặt biển khu vực Đông xích đạo Thái Bình dương với xu
thế biến đổi của số ngày mưa lớn trên các vùng khí hậu phía Nam [4].
Bảng 1.1. Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua ở
các vùng khí hậu của Việt Nam
(Nguồn: IMHEN/2010)
Vùng khí hậu
Nhiệt độ (
O
C) Lượng mưa (%)

Tháng
I
Tháng
VII
Năm
Thời kỳ
XI-IV
Thời
kỳ V-X
Năm
Tây Bắc Bộ 1,4 0,5 0,5 6 -6 -2
Đông Bắc Bộ
1,5 0,3 0,6 0 -9 -7
Đồng bằng Bắc Bộ
1,4 0,5 0,6 0 -13 -11
Bắc Trung Bộ 1,3 0,5 0,5 4 -5 -3
Nam Trung Bộ
0,6 0,5 0,3 20 20 20
Tây Nguyên
0,9 0,4 0,6 19 9 11
Nam Bộ
0,8 0,4 0,6 27 6 9

14

Về xoáy thuận nhiệt đới: Trung bình hàng năm có khoảng 12 cơn bão và áp thấp
nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông, trong đó khoảng 45% số cơn nảy sinh ngay trên
Biển Đông và 55% số cơn từ Thái Bình Dương di chuyển vào. Số lượng xoáy thuận
nhiệt đới hoạt động trên khu vực Biển Đông có xu hướng tăng nhẹ, trong khi đó số cơn
ảnh hưởng hoặc đổ bộ vào đất liền Việt Nam không có xu hướng biến đổi rõ ràng.

Khu vực đổ bộ của các cơn bão và áp thấp nhiệt đới vào Việt Nam có xu hướng
lùi dần về phía Nam lãnh thổ nước ta; số lượng các cơn bão rất mạnh có xu hướng gia
tăng; mùa bão có dấu hiệu kết thúc muộn hơn trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, mức
độ ảnh hưởng của bão đến nước ta có xu hướng mạnh lên.

Hình 1.7. Bản đồ tần suất XTNĐ hoạt động (a); hình thành ở biển Đông (b)
và ảnh hưởng đến đất liền Việt Nam (c)
(Nguồn: IMHEN/2010)
Về nước biển dâng:

















Hình 1.8. Diễn biến mực nước biển theo số liệu các trạm thực đo
(Nguồn:IMHEN/2010)

15

Ở Việt Nam, số liệu mực nước quan trắc tại các trạm hải văn ven biển Việt Nam
cho thấy xu thế biến đổi mực nước biển trung bình năm không giống nhau. Hầu hết các
trạm có xu hướng tăng, tuy nhiên, một số ít trạm lại không thể hiện rõ xu hướng này.
Xu thế biến đổi trung bình của mực nước biển dọc bờ biển Việt Nam là khoảng 2,8
mm/năm.
Số liệu mực nước đo đạc từ vệ tinh từ năm 1993 đến 2010 cho thấy, xu thế tăng
mực nước biển trên toàn biển Đông là 4,7 mm/năm, phía đông của biển Đông có xu thế
tăng nhanh hơn phía tây. Chỉ tính cho dải ven bờ Việt Nam, khu vực ven biển Trung
Trung Bộ và Tây Nam Bộ có xu hướng tăng mạnh hơn, trung bình cho toàn dải ven
biển Việt Nam tăng khoảng 2,9 mm/năm.
Vào cuối thế kỷ 21, nước biển dâng cao nhất ở vùng từ Cà Mau đến Kiên Giang
trong khoảng từ 43 cm đến 82 cm, thấp nhất ở vùng Móng Cái trong khoảng từ 32 cm
đến 64 cm; trung bình toàn Việt Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 41,9 cm
đến 74,2 cm [4].
Tại Việt Nam, nếu mực nước biển dâng 1 m, có khoảng 40% diện tích đồng
bằng sông Cửu Long, trên 10% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng và khoảng 3%
diện tích thuộc các tỉnh ven biển có nguy cơ bị ngập, trong đó diện tích thành phố Hồ
Chí Minh có nguy cơ bị ngập là trên 20%. Khoảng 35% dân số thuộc các tỉnh vùng
đồng bằng sông Cửu Long, 10% dân số vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh bị
ảnh hưởng trực tiếp, riêng thành phố Hồ Chí Minh khoảng 7% và các tỉnh ven biển
miền Trung khoảng 9% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp. Khoảng 15% hệ thống đường
sắt, 50% đường quốc lộ và 50% hệ thống tỉnh lộ sẽ bị ảnh hưởng, trong đó hệ thống
giao thông của khu vực đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung chịu tác
động tương ứng khoảng 30% và hơn 10% so với toàn bộ hệ thống giao thông ven biển.
Về hạn hán, bao gồm hạn tháng và hạn mùa có xu thế tăng lên nhưng với mức
độ không đồng đều giữa các vùng và giữa các trạm trong từng vùng khí hậu. Hiện
tượng nắng nóng có dấu hiệu gia tăng rõ rệt ở nhiều vùng trong cả nước, đặc biệt là ở
Trung Bộ và Nam Bộ.
1.1.3. Vai trò của nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến môi trường
Mặc dù mới phát triển mạnh trong khoảng 20 năm trở lại đây nhưng những công

trình nghiên cứu về BĐKH đã đạt được những thành tựu nhất định, đánh giá, dự báo được

16
xu thế BĐKH, nguyên nhân và những tác động của BĐKH đến nhân loại. Những công
trình tiêu biểu nhất là nhóm 4 báo cáo chính thức của IPCC từ những năm 1990 đến năm
2007. Các báo cáo này đã đưa ra những đánh giá khá toàn diện về thực trạng BĐKH trên
thế giới và các nguyên tắc, phương pháp đánh giá tác động của BĐKH đến các lĩnh vực cơ
bản trong đời sống kinh tế - xã hội.
Bên cạnh đó là những nghiên cứu tác động của BĐKH đến nhóm các đối tượng
dễ bị tổn thương do BĐKH như: môi trường biển ven bờ [47, 54, 56], các hệ sinh thái
đặc hữu, suy giảm trữ lượng và chất lượng nguồn nước… hay đến các lĩnh vực chịu
nhiều tác động của BĐKH như: nông nghiệp [49], khai thác và nuôi trồng thủy hải sản
[50, 51, 52, 53], du lịch,… và các vấn đề môi trường xã hội như: di dân, sức khỏe cộng
đồng, xung đột tài nguyên,… Ngoài ra, cũng có rất nhiều nghiên cứu điển hình về
BĐKH và những tác động cho những khu vực, quốc gia trên thế giới. Qua đó, lồng
ghép các giải pháp để thích ứng và giảm thiểu tai biến do BĐKH.
Tuy nhiên, qua đó cũng nhận thấy rằng phạm vi tác động của BĐKH là rất lớn cả
về mặt không gian và thời gian; đối tượng chịu tác động hết sức đa dạng; hình thức và cơ
chế tác động cũng phong phú. Trong khi đó, chưa có nhiều các công trình nghiên cứu
chuyên sâu về đánh giá khả năng tác động của BĐKH cho khu vực Đông Dương (Việt
Nam, Lào, Campuchia) cũng như những khu vực lân cận chịu ảnh hưởng lớn của BĐKH
như Thái Lan, Băngladesh… Chính vì vậy, việc nghiên cứu, dự báo và đánh giá tác động
của BĐKH đến một khu vực cụ thể nào đó là hết sức cần thiết để có thể đề ra giải pháp
thích hợp nhất trong quá trình ứng phó.
1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến việc NTTS ở nước ta
1.2.1. Tình hình NTTS ở nước ta
Việt nam có bờ biển dài 3260 km, diện tích vùng đặc quyền kinh tế hơn 1 triệu
km
2
, đây là các điều kiện tiềm năng để phát triển khai thác hải sản. Nuôi trồng thuỷ sản

(NTTS) là ngành kinh tế có tiềm năng phát triển của Việt Nam.
Những năm gần đây NTTS của nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ và
đạt đựơc nhiều thành tựu to lớn, góp phần thúc đẩy công cuộc phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước. Đây là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực, đóng góp khoảng 4%
GDP của nền kinh tế. Giai đoạn 2000 - 2008, ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh, bình
quân đạt 15%/năm. Giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam bị chững lại trong năm 2009,

×