Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

nghiên cứu áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo chuẩn iso 14001 tại công ty cổ phần hóa dầu petrolimex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 118 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN




Võ Thị Thanh Thúy




NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUÁN LÝ MÔI TRƢỜNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
HÓA DẦU PETROLIMEX





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC








Hà Nội – Năm 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN



Võ Thị Thanh Thúy


NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUÁN LÝ MÔI TRƢỜNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO 14.001 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
HÓA DẦU PETROLIMEX


Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60 85 02


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS Nguyễn Đình Hòe


Hà Nội – Năm 2011
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Giới thiệu bộ tiêu chuẩn ISO 14000 3

1.1.1. Lịch sử ra đời bộ tiêu chuẩn ISO 14000 3
1.1.2. Nội dung bộ tiêu chuẩn ISO 14000 3
1.1.3. Mục đích và phạm vi áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 14000 4
1.2. Tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trƣờng ISO 14001 5
1.2.1. Các yếu tố trong tiêu chuẩn ISO 14001 5
1.2.2. Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 7
1.3. Tình hình áp dụng ISO 14001 trên thế giới và tại Việt Nam 8
1.3.1. Trên thế giới 8
1.3.2. Tại Việt Nam 13
1.4. Giới thiệu công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex 16
1.4.1. Chức năng của công ty 16
1.4.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức công ty 17
1.4.3. Sản phẩm của công ty cổ phần Hóa dầu Petrolmex 19
1.4.4. Công nghệ sản xuất 20
1.4.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 21
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 23
2.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 23
2.2.1. Mục tiêu 23
2.2.2. Nhiệm vụ của đề tài 23
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 24
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu 24
2.3.2. Phương pháp phân tích tài liệu 24
2.3.3. Phương pháp điều tra 25
2.3.4. Phương pháp đánh giá hiện trạng môi trường và quản lý môi trường doanh
nghiệp 27
2.3.5. Phương pháp phân tích vòng đời sản phẩm 27
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28
3.1. Hiện trạng môi trƣờng tại công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex 28
3.1.1. Cơ cấu tổ chức của hệ thống quản lý môi trường 28

3.1.2. Phân công trách nhiệm trong hệ thống quản lý môi trường 28
3.1.3. Tổ chức thực hiện công tác quản lý môi trường 29
3.1.4. Chất lượng môi trường không khí 30
3.1.5. Chất lượng môi trường nước 33
3.1.6. Vệ sinh, an toàn lao động 34
3.2. Cơ sở xây dựng hệ thống quản lý môi trƣờng theo ISO 14001 36
3.2.1. Cơ sở kinh tế 36
3.2.2. Cơ sở xã hội – nhân văn 36
3.2.3. Cơ sở pháp lý 37
3.3. Thuận lợi và khó khăn khi xây dựng hệ thống quản lý môi trƣờng theo
tiêu chuẩn ISO 14001 38
3.3.1. Thuận lợi 38
3.3.2. Khó khăn 49
3.4. Xây dựng hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại
công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex 40
3.4.1. Chính sách môi trường 42
3.4.2. Lập kế hoạch 43
3.4.2.1. Khía cạnh môi trường 43
3.4.2.2. Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác 48
3.4.2.3. Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường 51
3.4.3. Thực hiện và điều hành 55
3.4.3.1. Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn 55
3.4.3.2. Năng lực, đào tạo và nhận thức 56
3.4.3.3. Trao đổi thông tin 58
3.4.3.4. Tài liệu 61
3.4.3.5. Kiểm soát tài liệu 62
3.4.3.6. Kiểm soát điều hành 64
3.4.3.7. Sự chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình trạng khẩn cấp 65
3.4.4. Kiểm tra 67
3.4.4.1. Giám sát và đo lường 67

3.4.4.2. Đánh giá sự tuân thủ 68
3.4.4.3. Sự không phù hợp, hành động khắc phục và hành động phòng ngừa 69
3.4.4.4. Kiểm soát hồ sơ 71
3.4.4.5. Đánh giá nội bộ 72
3.4.5. Xem xét của lãnh đạo 74
Kết luận và kiến nghị 75
Tài liệu tham khảo 76
















DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT
Số
bảng
Tên bảng
Trang

1
1.1
Số chứng chỉ ISO 14001 được cấp tại các khu vực trên
thế giới
9
2
1.2
Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh ( giai đoạn 2008-
2010)
22
3
3.1
Kết quả QTMT không khí trong nhà xưởng tại nhà máy
dầu nhờn Nhà Bè và nhà máy dầu nhờn Thượng Lý
30
4
3.2
Kết quả QTMT không khí xung quanh tại 02 nhà máy
31
5
3.3
Kết quả QTMT không khí trong nhà tại kho Đức Giang
32
6
3.4
Kết quả QTMT không khí xung quanh tại kho Đức Giang
32
7
3.5
Kết quả QTMT nước tại các đơn vị thuộc công ty PLC

33
8
3.6
Tổng hợp kết quả điều tra nhận thức về môi trường tại
công ty PLC
38
9
3.7
Đề xuất kế hoạch xây dựng hệ thống QLMT theo tiêu
chuẩn ISO 14001 tại công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex
41
10
3.8
Tiêu chí xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa
45
11
3.9
Bảng tổng hợp các khía cạnh môi trường tại PLC
46
12
3.10
Bảng tổng hợp các khía cạnh môi trường đáng kể
48
13
3.11
Danh sách luật và các yêu cầu khác tại PLC
49
14
3.12
Đề xuất chương trình quản lý môi trường tại PLC

53
15
3.13
Ví dụ các loại thông tin nội bộ
58
16
3.14
Ví dụ các loại thông tin bên ngoài
60
17
3.15
Đề xuất bảng kiểm soát phân phối tài liệu môi trường
63
18
3.16
Đề xuất bảng kiểm soát tài liệu môi trường
63
19
3.17
Phương pháp theo dõi các yếu tố cần giám sát
67
20
3.18
Đề xuất bảng kiểm soát hồ sơ môi trường tại PLC
72







DANH MỤC HÌNH

STT
Số
hình
Tên hình
Trang
1
1.1
Mô hình hệ thống quản lý môi trường của tiêu chuẩn ISO
14001
5
2
1.2
Số chứng chỉ ISO 14001 được công nhận trên thế giới
8
3
1.3
Top 10 quốc gia áp dụng ISO 14001 (năm 2008 và 2009)
10
4
1.4
Top 5 ngành đạt chứng chỉ ISO 14001
12
5
1.5
Số chứng chỉ ISO 14001 được cấp tại Việt Nam
13
6

1.6
Bộ máy tổ chức công ty cổ phần hóa dầu Petrolimex
17
7
1.7
Sơ đồ công nghệ dây chuyền pha chế dầu nhờn
20
8
3.1
Quá trình xây dựng và xin chứng nhận hệ thống tiêu
chuẩn ISO 14001
40
9
3.2
Hoạt động sản xuất và các thành phần chất thải phát sinh
44
10
3.3
Các yếu tố cần giám sát và đo lường tại PLC
67
















CÁC TỪ VIẾT TẮT

LCA: Phân tích vòng đời sản phẩm
LHQ: Liên Hợp Quốc
PCCC: Phòng cháy chữa cháy
PLC: Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
QLMT: Quản lý môi trường
QTMT: Quan trắc môi trường
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam












1

MỞ ĐẦU

Trong suốt những thế kỷ qua, quá trình công nghiệp hóa và các hoạt động
của con người đã làm gia tăng mạnh mẽ các ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.
Nếu như con người chỉ quan tâm đến cuộc sống vật chất, khai thác tài nguyên thiên
nhiên mà không bảo vệ môi trường thì hậu quả sẽ thật khó lường. Thời gian gần
đây, thiên nhiên đã có nhiều cơn thịnh nộ, các hiện tượng thời tiết bất thường xảy ra
thường xuyên hơn với cường độ mạnh hơn. Vì vậy chúng ta cần có biện pháp thích
hợp bảo vệ môi trường như bảo vệ chính tương lai của loài người. Mặt khác, xu
hướng toàn cầu hóa ngày càng phát triển trong nhiều lĩnh vực trong đó có cả môi
trường. Thế giới đang có sự chuyển mình về nhu cầu tiêu thụ hàng hóa trên thị
trường, các mặt hàng xuất nhập khẩu từ các quốc gia trên thế giới có được thị
trường khó tính này chấp nhận hay không trong quá trình hội nhập phụ thuộc vào
chiến lược phát triển của từng doanh nghiệp, trong đó ý thức về vấn đề bảo vệ môi
trường là một trong những yếu tố quan trọng. Mọi doanh nghiệp hay tổ chức khi
hoạt động đều gây nên những tác động môi trường với mức độ khác nhau, vấn đề là
các doanh nghiệp hay tổ chức cần làm những gì để có thể quản lý, giảm thiểu tác
động đến môi trường. Đối với những doanh nghiệp năng động, công tác quản lý môi
trường luôn được lồng ghép trong chiến lược phát triển kinh doanh của doanh
nghiệp. Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 là công cụ giúp
doanh nghiệp chủ động phòng ngừa ô nhiễm môi trường thay vì đối phó thụ động
với các yêu cầu pháp lý. Thông qua việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo
tiêu chuẩn ISO 14001, doanh nghiệp có thể nâng cao giá trị hình ảnh của mình trong
mắt người tiêu dùng và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Ngành công nghiệp Hóa dầu bắt đầu phát triển mạnh từ những năm 1920 khi
dầu mỏ và khí đốt được sử dụng như một nguồn nguyên liệu rẻ hơn than. Ngày nay,
ngành công nghiệp hóa dầu trở thành một ngành công nghiệp quan trọng trên toàn
cầu, có vai trò to lớn bởi các sản phẩm đa dạng như sợi tổng hợp, cao su, chất dẻo,
nhựa, dung môi, sơn, dầu nhờn,… được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho một
2

loạt ngành công nghiệp khác như xây dựng, may mặc, điện tử, ô tô…. đồng thời

mang lại mức tăng trưởng cao.
Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex đi vào hoạt động từ năm 1994 chuyên
sản xuất dầu mỡ nhờn phục vụ thị trường trong nước và khu vực. Trong những năm
gần đây công ty liên tục mở rộng quy mô, đầu tư công nghệ sản xuất nhằm nâng cao
số lượng và chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu trong nước và thị trường
thế giới. Tuy nhiên nhận thức của người tiêu dùng ngày càng nâng cao, họ có xu
hướng lựa chọn sản phẩm từ các doanh nghiệp đảm bảo chất lượng, dịch vụ tốt, giá
cả hợp lý và có cả tiêu chí thân thiện với môi trường, hoàn thành đầy đủ trách
nhiệm xã hội. Vì vậy muốn hội nhập vào thị trường thế giới, công ty phải có ngôn
ngữ tương đồng với các doanh nghiệp khác và ISO 14001 là một trong những ngôn
ngữ đó. Đề tài “Nghiên cứu áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001 tại công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex” được lựa chọn cho luận văn
này nhằm góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý môi trường trong quá
trình hoạt động của công ty.














3


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu bộ tiêu chuẩn ISO 14000:
1.1.1. Lịch sử ra đời bộ tiêu chuẩn ISO 14000:
Từ những năm 60 và đầu những năm 70 của thế kỷ XIX, người ta nhận thấy
thế giới sẽ gặp phải các vấn đề nghiêm trọng về môi trường nếu hệ sinh thái của
hành tinh không được quan tâm đúng mức. Chất lượng không khí tại nhiều nơi trên
thế giới bị phá hủy đến mức báo động, nhiều dòng sông bị ô nhiễm, nguồn tài
nguyên bị khai thác quá mức…Đến giữa những năm 80, sự quan tâm đến môi
trường trở nên cấp thiết hơn bởi tầng ozon bị suy giảm, hiệu ứng nhà kính, phá rừng
làm nương, ô nhiễm không khí gia tăng. [11]
Đến năm 1971 LHQ đã triệu tập hội nghị về môi trường tại Stockhom và đạt
được hai kết quả quan trọng: thứ nhất, chương trình môi trường của LHQ (UNEP –
United nation environmental program) được thiết lập nhằm thúc đẩy trách nhiệm và
nhận thức môi trường trên toàn thế giới đồng thời có nhiệm vụ thông tin đến toàn
thế giới về vấn đề môi trường. Thứ hai, thành lập Hội đồng thế giới về môi trường
và phát triển WCED. [11]
Kết quả từ báo cáo của WCED tại Rio de Janeiro (1992) là tổ chức tiêu
chuẩn hóa quốc tế (ISO – Internationnal Organization for Standardization) được đề
nghị tham dự và đã cam kết thiết lập tiêu chuẩn quản lý môi trường quốc tế. [10]
Với mục đích xây dựng và đưa vào áp dụng một phương thức tiếp cận chung
về quản lý môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế, tổ chức ISO
đã triển khai xây dựng bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường có mã hiệu ISO 14000
đưa vào sử dụng năm 1996 nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững trong từng quốc
gia, khu vực và quốc tế. [11]
1.1.2. Nội dung bộ tiêu chuẩn ISO 14000:
ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường (Hệ thống
QLMT) do tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế xây dựng và ban hành nhằm đưa ra các
chuẩn mực xác định, kiểm soát và theo dõi những ảnh hưởng từ hoạt động của tổ
chức đến môi trường. Cấu trúc bộ tiêu chuẩn ISO 14000 bao gồm:
4


- Nhóm tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường: tiêu chuẩn ISO 14001 và
tiêu chuẩn ISO 14004.
- Nhóm tiêu chuẩn về đánh giá môi trường: tiêu chuẩn ISO 14010, ISO 14011,
ISO 14012.
- Nhóm tiêu chuẩn về đánh giá tác động môi trường: tiêu chuẩn ISO 14030,
ISO 14031.
- Những tiêu chuẩn liên quan đến công cụ quản lý môi trường: bao gồm các
tiêu chuẩn khác của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 [11].
1.1.3. Mục đích và phạm vi áp dụng của bộ tiêu chuẩn ISO 14000:
 Mục đích:
Mục đích tổng thể của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là hỗ trợ công tác bảo vệ
môi trường và kiểm soát ô nhiễm. Bộ tiêu chuẩn giúp tổ chức xử lý các vấn đề môi
trường một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu kinh tế, xã hội vì tiêu chuẩn ISO 14000
được xây dựng trên nguyên tắc đơn giản là việc quản lý môi trường càng được cải
thiện thì tác động môi trường càng cải thiện, hiệu quả càng cao. [10]
Mục đích cơ bản của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là cung cấp cho tổ chức “các
yếu tố của một Hệ thống QLMT có hiệu quả” hỗ trợ tổ chức trong việc phòng tránh
các ảnh hưởng môi trường phát sinh từ hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ
chức. Bộ tiêu chuẩn còn cung cấp cơ sở cho việc hòa nhập thương mại quốc tế. [10]
 Phạm vi áp dụng:
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 quy định các yêu cầu của Hệ thống QLMT nên có
thể áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào mong muốn:
- Thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý môi trường.
- Đảm bảo sự phù hợp với chính sách môi trường đã công bố.
- Chứng minh sự phù hợp của chính sách môi trường mà tổ chức đã công bố
cho các tổ chức khác.
- Được một tổ chức bên ngoài chứng nhận hệ thống quản lý môi trường phù
hợp với tổ chức
- Tự xác định và tuyên bố phù hợp với tiêu chuẩn này.

5

1.2. Tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trƣờng ISO 14001:
ISO 14001 là tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống QLMT nằm trong bộ tiêu
chuẩn ISO 14000. Tiêu chuẩn bao gồm những yếu tố chính của một Hệ thống
QLMT hiệu quả. Tiêu chuẩn này được ban hành chính thức vào tháng 9 năm 1996
và có thể áp dụng cho tất cả các ngành công nghiệp và dịch vụ.
1.2.1. Các yếu tố của tiêu chuẩn ISO 14001:
Tiêu chuẩn ISO 14001 đưa ra các yêu cầu cơ bản và mục đích của Hệ thống
QLMT, các yêu cầu này được điều chỉnh cho phù hợp với nguồn lực, văn hóa và
hoạt động của các tổ chức.
Hình 1.1:Mô hình hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001
















- Chính sách môi trƣờng: Do lãnh đạo lập ra hoặc được lập dưới sự chỉ đạo
của lãnh đạo. Đây là tài liệu hướng dẫn đề ra các đường lối chung, các khuynh

hướng môi trường và các nguyên tắc hành động đối với tổ chức. Đây được xem là
Lập kế hoạch
 Các khía cạnh môi trường
 Các yêu cầu pháp luận và các
yêu cầu khác
 Mục tiêu và chỉ tiêu
 Chương trình quản lý môi
trường

Chính sách môi trƣờng

Thực hiện
 Nguồn lực và trách nhiệm
 Đào tạo, nhận thức, năng lực
 Trao đổi thông tin
 Tài liệu
 Kiểm soát tài liệu
 Kiểm soát điều hành
 Sự chuẩn bị sẵn sàng và ứng
phó với tình trạng khẩn cấp
Kiểm tra
 Giám sát và đo lường
 Đánh giá sự tuân thủ
 Sự không phù hợp, hành
động khắc phục và hành
động phòng ngừa
 Kiểm soát hồ sơ.
 Đánh giá nội bộ
Xem xét của lãnh đạo
Cải tiến liên tục

6

khởi đầu cam kết ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục các kết quả hoạt động về
môi trường của tổ chức, là nền tảng để xây dựng và thực hiện Hệ thống QLMT.
- Lập kế hoạch: đề ra kế hoạch thực hiện chính sách môi trường. Đây là giai
đoạn thứ 2 trong quá trình xây dựng Hệ thống QLMT, cần xác định các yêu cầu
pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ chức phải tuân thủ cũng như các khía cạnh môi
trường có ý nghĩa. Tiếp đó thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu môi trường và chương trình
thực hiện đảm bảo đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đặt ra.
- Thực hiện: cung cấp quy trình xây dựng và vận hành Hệ thống QLMT một
cách bền vững đảm bảo thực hiện mục tiêu và chỉ tiêu môi trường đã nêu. Để có thể
đạt được giai đoạn này cần thực hiện các bước sau:
Nguồn lực và trách nhiệm: thực hiện cơ cấu tổ chức nguồn lực liên quan đến
các khía cạnh môi trường, phân công vai trò trách nhiệm đối với từng cấp liên quan
cần được đề cập đến trong Hệ thống QLMT và phải làm sao để tất cả nhân viên đều
hiểu được điều đó.
Đào tạo nhận thức và năng lực: Lãnh đạo có trách nhiệm đảm bảo tất cả các
nhân viên đều có kiến thức về các khía cạnh môi trường, chính sách môi trường của
tổ chức và cam kết của lãnh đạo. Đồng thời cũng phải đảm bảo tất cả những người
mà công việc của họ có liên quan đến môi trường đều phải được đào tạo và có đủ
năng lực để thực hiện các công việc của mình. Công việc này được thực hiện thông
qua các khóa đào tạo và kết quả đánh giá được thiết lập trong Hệ thống QLMT.
Thông tin liên lạc: Tổ chức phải thiết lập các kênh thông tin liên lạc nội bộ
(với toàn bộ nhân viên của tổ chức) và bên ngoài (với các bên hữu quan) đúng lúc
và có hiệu quả.
Kiểm soát các tài liệu và hoạt động môi trường liên quan: hoạt động của Hệ
thống QLMT và các quá trình có thể tác động đến môi trường được kiểm soát thông
qua các thủ tục dạng văn bản. Để thực hiện được, tổ chức phải có hệ thống kiểm
soát tài liệu nhằm đảm bảo các thủ tục được ban hành và áp dụng đúng cũng như
các thay đổi đều phải tuân theo thủ tục đã được phê duyệt.

7

Chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp: Hệ thống QLMT
phải có thủ tục để xác định tình trạng khẩn cấp về môi trường. Sự chuẩn bị sẵn sàng
và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp được thực hiện và chứng minh qua các khóa đào
tạo tập huấn và thực hành cụ thể.
- Kiểm tra: tiến hành thẩm định, theo dõi và đánh giá kết quả về môi trường so
với mục tiêu. Đồng thời ý kiến phản hồi từ các lần kiểm tra, giám sát hoạt động môi
trường phải được chuyển thành các hành động khắc phục và phòng ngừa.
- Xem xét của lãnh đạo: Hệ thống QLMT phải được lãnh đạo xem xét định kỳ
về tính phù hợp, đầy đủ, hiệu quả nhằm tạo cơ hội cải tiến liên tục.
- Cải tiến liên tục: cải tiến liên tục xuất hiện để loại bỏ được nguyên nhân gốc
rễ của sự không phù hợp. Cải tiến liên tục cũng có thể là kết quả của việc thiết lập
quá trình mới thay thế quá trình cũ, thay đổi công nghệ hoặc chiến lược mới.
Một hệ thống kiểu này giúp tổ chức triển khai chính sách môi trường, thiết
lập các mục tiêu, quá trình để đạt được nội dung cam kết trong chính sách. Hệ thống
QLMT cũng mô tả các hoạt động cần thiết để cải tiến hiệu quả hệ thống và chứng
minh sự phù hợp của hệ thống với các yêu cầu của tiêu chuẩn. [11]
1.2.2. Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn ISO 14001:
Tiêu chuẩn ISO 14001 không nêu lên các chuẩn mực về kết quả hoạt động
môi trường cụ thể và không đảm bảo có ngay kết quả môi trường tốt nhất. Tiêu
chuẩn chỉ nêu lên các thành phần cơ bản của Hệ thống QLMT làm cho sản xuất
thích hợp hơn, thân thiện hơn với môi trường. Do đó tiêu chuẩn này có thể áp dụng
cho bất kỳ tổ chức nào mong muốn:
- Thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến một Hệ thống QLMT.
- Tự đảm bảo sự phù hợp với chính sách môi trường đã công bố.
- Chứng minh sự phù hợp với tiêu chuẩn này bằng cách: tự xác định và tuyên
bố phù hợp với tiêu chuẩn này hoặc được một tổ chức thứ 3 công nhận phù
hợp về Hệ thống QLMT.
Tất cả yêu cầu trong tiêu chuẩn này nhằm tích hợp vào bất kỳ Hệ thống

QLMT nào. Mức độ áp dụng phụ thuộc vào các yếu tố như chính sách môi trường,
8

bản chất hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của tổ chức, vị trí và điều kiện thực hiện
chức năng của tổ chức. Tiêu chuẩn không nêu ra cách thức cụ thể để có thể đạt được
kết quả môi trường tốt. Chính bởi sự linh động của tiêu chuẩn ISO 14001 mà các
loại hình doanh nghiệp khác nhau, từ vừa và nhỏ đến các tập đoàn quốc gia đều có
thể tìm cách riêng cho mình trong việc xác định mục tiêu môi trường và cách thức
đạt được các yêu cầu của Hệ thống QLMT. [10]
1.3. Tình hình áp dụng ISO 14001 trên thế giới và tại Việt Nam
1.3.1.Trên thế giới:
Theo thống kê từ năm 1999 đến năm 2009, số chứng chỉ ISO 14001 được
công nhận không ngừng tăng tại các quốc gia, khu vực trên thế giới. Tính đến cuối
tháng 12 năm 2009, có ít nhất 223.149 chứng chỉ ISO 14001 được cấp tại 159 quốc
gia và nền kinh tế tăng 34.334 chứng chỉ so với năm 2008. [14]
Hình 1.2: Số chứng chỉ ISO 14001 đƣợc công nhận trên thế giới
















Nguồn: ISO Survey 2009
13994
22847
36464
49440
64996
90554
111163
128211
154572
223149
0
50000
100000
150000
200000
250000
188815
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009

9

Nguồn số liệu từ cuộc điều tra ISO Survey năm 2009 cung cấp cái nhìn tổng
quát về sự gia tăng số chứng chỉ ISO 14001 trên thế giới trong 10 năm. Chính sự
linh động của tiêu chuẩn ISO 14001 đã làm tăng khả năng áp dụng tại tất cả các
quốc gia tại các khu vực, nền kinh tế trên thế giới. Điều này mang lại hiệu quả trong
công tác quản lý môi trường và nhiều lợi ích kinh tế. Vì vậy số chứng chỉ ISO
14001 được công nhận qua các năm đều tăng và có xu hướng ngày càng tăng cao.
Bảng 1.1: Số chứng chỉ ISO 14001 đƣợc cấp tại các khu vực trên thế giới
TỔNG QUAN
Năm
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Tổng số
13994
22847
36464
49440
64996
90554
111163

128211
154572
188815
223149
Châu phi/Tây Á
337
651
924
1357
2002
2999
3994
4832
5586
7682
8813
Trung/Nam Mỹ
309
556
681
1418
1691
2955
3411
4355
4260
4654
3923
Bắc Mỹ
975

1676
2700
4053
5233
6743
7119
7673
7267
7194
7316
Châu Âu
7253
10971
17941
23305
30918
39805
47837
55919
65097
78118
89237
Viễn Đông
4350
7881
12796
17744
23747
35960
46844

53286
71458
89894
112237
Australia/New
Zealand
770
1112
1422
1563
1405
2092
1958
2146
904
1273
1623
PHÂN BỐ THEO KHU VỰC - %
Năm
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009

Tổng số
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
Châu phi/Tây Á
2,4
2,8
2,5
2,7
3,1
3,3
3,6
3,8
3,6
4,1
3,9
Trung/Nam Mỹ
2,2
2,4
1,9
2,9
2,6

3,3
3,1
3,4
2,8
2,5
1,8
Bắc Mỹ
7,0
7,3
7,4
8,2
8,1
7,4
6,4
6,0
4,7
3,8
3,3
Châu Âu
51,8
48,0
49,2
47,1
47,6
44,0
43,0
43,6
42,1
41,4
40,0

Viễn Đông
31,1
34,5
35,1
35,9
36,5
39,7
42,1
41,6
46,2
47,6
50,3
Australia/New
Zealand
5,5
4,9
3,9
3,2
2,2
2,3
1,8
1,8
0,6
0,7
0,7
Nguồn: ISO Survey 2009
Khu vực Viễn Đông và Châu Âu là hai khu vực dẫn đầu trong bảng xếp hạng
về số chứng chỉ ISO 14001 được công nhận. Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2009
Vùng Viễn Đông có 112237 chứng chỉ ISO 14001 được công nhận chiếm 50,3%
10


tổng số chứng chỉ ISO trên thế giới. Đứng thứ 2 trên thế giới là khu vực Châu Âu
với 89.237 chứng chỉ chiếm 40%.
Các khu vực còn lại trên thế giới gồm Châu Phi/Tây Á, Trung/Nam Mỹ, Bắc
Mỹ, Australia/New Zealand xếp khá xa phía sau, chỉ chiếm 9,7% tổng số chứng chỉ
ISO 14001 được công nhận, trong đó thấp nhất là Australia/New Zealand chỉ có
1623 chứng chỉ (0,7%)
Hình 1.3: Top 10 quốc gia đạt chứng chỉ ISO 14001 (năm 2008 và 2009)

















Nguồn: ISO Survey 2009
Trong tốp 10 quốc gia đứng đầu về số chứng nhận ISO 14001 của năm 2009,
sáu nước của bảng xếp hạng năm 2008 là Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha,
Italy, Anh, Hàn Quốc tiếp tục giữ nguyên vị trí, cụ thể như sau:
Romania:388

4
Thùy
?i?n:4478
M?:497
4
??c:570
9
Hàn
Qu?c:7133
Anh:945
5
Italy:1292
2
Nha:1644
3
Nhật
Bn:35573
Trung
Quốc:39195
Tây Ban Nha:16527
Nhật Bản:39556
Trung Quốc:55316
Italy:14542
Anh:10912
Hàn Quốc:7843
Romania:6863
Đức:5856
Mỹ:5225
Cộng hòa Séc:4648
Romania:3884

Thùy Điê
̉
n:4478
Mỹ:4974
Đức:5709
Hàn Quô
́
c:7133
Anh:9455
Italy:12922
Tây Ban Nha:16443
Nhâ
̣
t Ba
̉
n:35573
Trung Quô
́
c:39195
NĂM 2009
NĂM 2008
11

Trung Quốc là quốc gia đứng đầu với 55316 chứng chỉ chiếm 24,7%, tăng
16.121 chứng chỉ (+ 41%) so với năm 2008.
Nhật Bản xếp ở vị trị thứ 2 với 39556 chứng chỉ chiếm 17,7%, tăng 3983
chứng chỉ (+ 11%) so với năm 2008.
Tây Ban Nha đứng thứ 3 với 16527 chứng chỉ, tăng 84 chứng chỉ (+ 0,51%)
so với cùng thời điểm năm 2008.
Italy tăng 1620 chứng chỉ (+ 12,5%) đạt 14542 chứng chỉ.

Anh tăng 1457 chứng chỉ (+15,4%) đạt 10912 chứng chỉ.
Hàn Quốc tăng 710 chứng chỉ (+9,9%) đạt mức 7843 chứng chỉ.
So với năm 2008, Romania đã vượt lên đứng ở vị trí thứ 7 (vốn là vị trí của
Đức, năm 2009 đã bị tụt hạng xuống vị trí thứ 8:
- Romania có 6863 chứng chỉ tăng 2979 chứng chỉ (+76,7%).
- Đức tăng 147 chứng chỉ (+2,5 %) đến mức 5856 chứng chỉ.
Mỹ từ vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng của năm 2008 xuống vị trí thứ 9, tuy
thế số chứng chỉ ISO 14001 vẫn tăng 251 chứng chỉ (+5%).
Cộng hòa Sec thay vị trí Thụy Sĩ là thành viên mới xuất hiện trong bảng xếp
hạng 10 nước dẫn đầu về số chứng chỉ ISO 14001 năm 2009 đạt 4684 chứng chỉ.
Cũng theo Survey 2009, xuất hiện mới một số quốc gia được công nhận
chứng chỉ ISO 14001 như Congo, nước cộng hòa Democratic (Châu Phi/Tây Á),
Đảo Cayman(Anh) (thuộc Trung/Nam Mỹ) và Mongolia ( Far East)
Sự khác nhau về số lượng chứng chỉ ISO 14001 giữa các quốc gia trên thế
giới được giải thích là do sự khác nhau về mức độ phát triển, thói quen tiêu dùng
của người dân ở quốc gia đó. Ở các nước Châu Âu và các nước phát triển, cuộc
sống sung túc nên chất lượng hàng hóa và dịch vụ cung cấp thường được chú trọng
hơn. Sản phẩm, dịch vụ được người tiêu dùng lựa chọn không những phải có chất
lượng tốt mà còn phải an toàn đối với sức khỏe, thân thiện với môi trường. Do vậy
các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững phải thỏa mãn được nhu cầu
của người tiêu dùng nên số chứng chỉ ISO 14001 được chứng nhận thường nhiều
hơn so với các khu vực ít phát triển hoặc đang phát triển. Mặt khác các quốc gia bên
12

ngoài muốn thâm nhập hiệu quả vào thị trường các nước phát triển thì không thể
không tính đến những nét đặc trưng của thị trường. Vì vậy, các quốc gia có hoạt
động sản xuất, xuất khẩu hàng hóa lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, đều đạt được
số chứng chỉ ISO 14001 ở mức cao trên toàn thế giới.
Hình 1.4: Top 5 ngành đạt chứng chỉ ISO 14001


(Nguồn: ISO Survey 2008)
Theo ISO Survey 2008, ngành dịch vụ có số lượng chứng chỉ ISO 14001 cao
nhất (34%), các ngành thuộc nhóm dịch vụ như: xuất bản, công ty in ấn, cung cấp
thiết bị điện tử, cung cấp gas, cung cấp nước, kinh doanh nhà hàng khách sạn, thể
thao và truyền thông, môi giới tài chính, kinh doanh bất động sản, công nghệ thông
tin, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ khác, giáo dục, sức khỏe xã hội, các dịch vụ xã hội
khác. Hoạt động của nhóm ngành dịch vụ hầu như không trực tiếp sản xuất, không
yêu cầu phải xây dựng công trình xử lý ô nhiễm môi trường nên quá trình xây dựng
Dịch vụ
Công nghiệp luyện kim
Xây dựng
Điện tử và thiết bị
quang học
Kinh doanh thương mại;
Sản xuất xe tải, xe máy,
các phương tiện cá
nhân; vật dụng gia đình
13

Hệ thống QLMT theo ISO 14001 không phức tạp vì vậy số chứng chỉ ISO 14001
được cung cấp là cao nhất. Đứng ở vị trị thứ 2 là nhóm ngành công nghiệp luyện
kim, tiếp đến là xây dựng, điện tử và thiết bị quang học, cuối cùng là nhóm kinh
doanh thương mại, sản xuất xe máy và các phương tiện cá nhân.
1.3.2. Tại Việt Nam:
Việt Nam là thành viên thứ 65 của Tổ chức ISO, chứng chỉ ISO 14001:1996
được cấp lần đầu tiên vào năm 1999 (3 năm sau khi tiêu chuẩn ISO 14001:1996 ra
đời) và từ đó đến nay, số lượng tổ chức áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 không ngừng
tăng lên. Tính tới thời điểm tháng 12 năm 2008, Việt Nam có 469 đơn vị đã được
cấp chứng chỉ ISO 14001. [17]
Hình 1.5: Số chứng chỉ ISO 14001 đƣợc cấp tại Việt Nam


(Nguồn: Trung tâm Năng suất Việt Nam)
Thời gian đầu, tại Việt Nam ISO 14001 được áp dụng chủ yếu đối với các
công ty nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài đặc biệt là Nhật Bản. Nhật Bản
là quốc gia đầu tư vào Việt Nam rất sớm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư
14

nước ngoài vào Việt Nam. Với văn hóa bảo vệ môi trường và áp dụng ISO 14001
của công ty mẹ bên Nhật, các công ty con trong đó có công ty con đóng tại Việt
Nam phải xây dựng và áp dụng ISO 14001. Hiện có rất nhiều doanh nghiệp Nhật
Bản đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, có thể kể đến một số tập đoàn lớn
như: Honda, Toyota, Panasonic, Canon, Yamaha…đều đã áp dụng ISO. Bởi vậy,
các doanh nghiệp này cũng đã góp phần rất lớn trong việc xây dựng trào lưu áp
dụng ISO 14001 tại Việt Nam. [17]
Cùng với sự gia tăng số lượng các tổ chức/doanh nghiệp có nhân tố nước
ngoài áp dụng ISO 14001, các tổ chức trong nước cũng đã nhận thức được tầm quan
trọng trong công tác bảo vệ môi trường và đã có những chiến lược trong việc áp
dụng ISO 14001. Xu thế hội nhập trong khu vực và quốc tế ngày càng cao, do đó
nhận thức của các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực như an toàn chất lượng, tiếp
thu ý kiến xã hội, thực hiện luật pháp cũng không ngừng nâng cao. Bên cạnh đó,
yếu tố về môi trường cũng được quan tâm và chú trọng nhiều hơn. Hiện nay, chứng
chỉ ISO 14001 đã được cấp cho khá nhiều tổ chức với các loại hình sản xuất kinh
doanh và dịch vụ khá đa dạng như chế biến thực phẩm (mía đường, thủy sản, rượu
bia giải khát…), hóa chất (dầu khí, sơn, bảo vệ thực vật), vật liệu xây dựng, du lịch
– khách sạn Việt Nam chưa có một cuộc khảo sát chính thức về những tổ chức
được cấp chứng chỉ ISO 14001, vì vậy hiện chưa có dữ liệu về sự phân bố chứng
chỉ ISO 14001 theo ngành và khu vực địa lý. Tuy nhiên, so với số lượng khoảng
6000 doanh nghiệp đã được chứng nhận về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001
thì số lượng các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn về quản lý môi trường còn rất nhỏ
bé. Sau hơn 10 năm kể từ khi có mặt lần đầu tiên tại Việt Nam, một số khó khăn và

thuận lợi trong việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001 có thể được tổng quát như sau:
Thuận lợi:
Luật pháp về môi trường chặt chẽ hơn cả về nội dung lẫn hình thức, điều
chỉnh tương đối đầy đủ các yếu tố tạo thành môi trường. Các quy định pháp luật đã
chú trọng tới khía cạnh toàn cầu của vấn đề môi trường.
15

Các doanh nghiệp có cơ cấu ít phức tạp và sản phẩm ít đa dạng nên cần ít
thời gian và chi phí thấp khi thực hiện xây dựng ISO 14001.
Hiện nay nhiều doanh nghiệp đã đạt được chứng nhận ISO 9001. Khi đã
được chứng nhận ISO 9001, doanh nghiệp đã có sẵn một số thủ tục và nguồn lực
cần thiết để có thể đáp ứng các yêu cầu của ISO 14001. Bởi giữa tiêu chuẩn ISO
9001 và tiêu chuẩn ISO 14001 có một số điểm tương thích với nhau như:
- Phương pháp xây dựng đều gồm các bước Lập kế hoạch – Thực hiện –
Kiểm tra – Hành động khắc phục. Trong đó, nhấn mạnh đến việc không
ngừng cải tiến để hoàn thiện.
- Đáp ứng yêu cầu khách hàng trong và ngoài nước. Xâm nhập và mở rộng
thị trường ra thế giới.
- Xóa bỏ các rào cản trong thương mại.
- Cải thiện hiệu quả quản lý nội bộ.
- Dễ được các thị trường khó tính chấp nhận.
Sức ép từ các công ty đa quốc gia, nhiều tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào
Việt Nam yêu cầu các nhà cung cấp của mình phải đảm bảo vấn đề môi trường
trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và chứng chỉ ISO 14001 như sự đảm
bảo cho các yếu tố đó. Những hoạt động như vậy tạo ra một trào lưu giúp nhân rộng
mô hình áp dụng đối với các đối tượng doanh nghiệp Việt Nam.
Nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã nhận thức được vấn đề môi trường đang
ngày càng trở nên bức bách và doanh nghiệp cần áp dụng các biện pháp kiểm soát ô
nhiễm của cơ sở trong đó vấn đề áp dụng Hệ thống QLMT như một biện pháp hữu

hiệu mang tính lâu dài cho các tổ chức, doanh nghiệp. [17]
Khó khăn:
Thiếu nhận thức, kinh nghiệm và nguồn lực về tiêu chuẩn ISO 14001. Điều
này gây hạn chế lớn trong việc phát huy hiệu quả áp dụng của tiêu chuẩn này. Một
số khác lại tập trung vào xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9000 vốn đang là trào lưu như hiện nay.
16

Về phía doanh nghiệp, trình độ quản lý sản xuất và công nghệ sản xuất chưa
hiện đại, đồng bộ, còn mang nặng tính chất đối phó và thiên về xử lý tình thế, khắc
phục hậu quả hơn là ngăn chặn, phòng ngừa ngay từ đầu.
Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế trong việc hoạch định
đường lối phát triển và thiết lập chính sách môi trường còn mang tính hình thức,
nhiều cán bộ trong tổ chức chưa hiểu về chính sách môi trường của tổ chức mình.
Mục tiêu nêu ra không rõ ràng, không liên quan đến các vấn đề môi trường
nghiêm trọng mà tổ chức đang gặp phải, còn tách rời mục tiêu chung.
Hiệu quả công tác đánh giá nội bộ chưa cao: quá trình đánh giá còn mang
tính hình thức, các phát hiện đánh giá đôi khi chưa mang lại giá trị thực sự cho việc
cải tiến môi trường cho tổ chức. [17]
1.4. Giới thiệu công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex:
Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex tiền thân là công ty dầu nhờn được
thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 9/1994 trực thuộc Tổng công ty Xăng dầu
Việt Nam - Petrolimex. Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex là một trong những
công ty hàng đầu tại Việt Nam chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm dầu mỡ
nhờn đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. [15]
Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần Hoá dầu Petrolimex
Tên tiếng Anh: Petrolimex Petrochemical Joint Stock Company
Tên viết tắt: PLC.
Email: www.plc.com.vn
Địa chỉ trụ sở chính: Số 195 Khâm Thiên - Đống Đa - TP. Hà Nội

Điện thoại: 04- 3851 3205 Fax: 04- 3851 3207
1.4.1. Chức năng của công ty:
- Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm dầu mỡ nhờn.
- Phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, công nghệ cao, có vị trí
thuận lợi tại các trung tâm kinh tế lớn: Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh.
- Hợp tác cùng các đối tác trong và ngoài nước để đầu tư các dự án sản xuất
xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu. Xúc tiến các hoạt động đầu tư trực tiếp của công
17

ty sang các nước trong khu vực mà trước hết là Lào, Campuchia, Trung Quốc, Hồng
Kông trên cơ sở mối quan hệ về kinh doanh sẵn có của công ty nhiều năm nay.
- Chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh và các mặt hoạt động khác của đơn
vị và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch được công ty phê duyệt. Thực hiện
nghiêm túc chế độ hạch toán kinh tế nhằm sử dụng hợp lý lao động, tài sản, vật tư,
tiền vốn, bảo đảm hiệu quả sản xuất kinh doanh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân
sách Nhà nước.
1.4.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức công ty:












Hình 1.6: Bộ máy tổ chức công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex

 Trụ sở chính đóng tại Hà Nội:
Trụ sở chính của công ty gồm gần 100 cán bộ bao gồm hội đồng quản trị,
tổng giám đốc và nhân viên thuộc các phòng nghiệp vụ của công ty chịu trách
nhiệm về tài chính, pháp luật, xây dựng và quy hoạch các kế hoạch dài hạn, trung
hạn về sự phát triển của công ty, quản lý hoạt động về môi trường, an toàn sức
khỏe, công tác nhập khẩu nguyên liệu, phân phối sản phẩm dầu mỡ nhờn và đảm
bảo chất lượng hàng hóa. Tuy nhiên, một người có thể phụ trách một số nhiệm vụ.
Nhân viên tại trụ sở có nhiệm vụ chủ yếu liên quan đến các chính sách và cơ hội
kinh doanh của công ty.
Ban lãnh đạo công ty CP Hóa Dầu Petrolimex
P.TỔ
CHỨC
HÀNH
CHÍNH
P. TÀI
CHÍNH
KẾ
TOÁN

P. KỸ
THUẬT
P. ĐẢM
BẢO
CHẤT
LƯỢNG
P.CÔNG
NGHỆ
THÔNG
TIN
P. KINH

DOANH
NHÀ MÁY
DẦU NHỜN
THƯỢNG LÝ
P.ĐẢM
BẢO DẦU
NHỜN
KHO DẦU
NHỜN ĐỨC
GIANG
NHÀ MÁY
DẦU NHỜN
NHÀ BÈ

×